Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Bloomington, MN
Khi đến bắt cóc anh Phạm Minh Hoàng, bọn công an nói rằng anh Hoàng không còn quốc tịch Việt Nam nên cư trú ở Việt Nam là bất hợp pháp, do đó phải bị trục xuất.
Với lý lẽ đó, bao nhiêu người Trung Quốc không có quốc tịch Việt Nam vẫn đang sinh sống, làm ăn và lập gia đình ở Việt Nam sao không bị xem là cư trú bất hợp pháp và chưa thấy bị trục xuất?
Có hai loại luật pháp, một loại luật pháp côn đồ và một loại luật pháp hèn hạ chăng?
*****
Giả định rằng quyết định của Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam đối với công dân Phạm Minh Hoàng là hợp pháp, thì việc thực thi nó lẽ ra và xứng đáng được tiến hành một cách chính danh và hợp pháp.
Điều đáng tiếc là nhà cầm quyền lại chọn giải pháp côn đồ và lưu manh, đó là lừa phỉnh để xông vào nhà, rồi giở thủ đoạn bắt cóc, không cho đương sự thời gian chuẩn bị, rồi lén lút trục xuất khỏi nước.
Một nhà nước đàng hoàng đứng đầu bởi một vị Chủ tịch nước đàng hoàng, chắc chắn không chọn cách hành động chẳng khác nào ném phân vào mặt nguyên thủ của nó như thế, bởi côn đồ và lưu manh chỉ nói lên bản chất bất lương và đốn mạt, chứ không chính danh và hợp pháp, của một quyết định hành pháp tối cao như vậy.
FB Ls. Lê Công Định
( FB Giang Tran Thanh tổng hợp )
Tình trạng hiện nay của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và gia đình là đang bị theo dõi và đứng trước nguy cơ bị tấn công, chịu thương tích hay sát hại.
Đó là cảnh báo được tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra vào ngày 22 tháng 6 với kêu gọi có hành động khẩn cấp gửi kháng nghị về trường hợp vừa nêu đến các cấp lãnh đạo nhà cầm quyền Hà Nội trước ngày 3 tháng 8 năm nay.
Trong kháng nghị, Ân Xá Quốc tế kêu gọi ngay lập tức dừng mọi sách nhiễu đối với luật sư Lê Quốc Quân và gia đình ông ta; tôn trọng mọi quyền tự do đi lại, hội họp, bày tỏ ý kiến theo những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tiến hành một cuộc điều tra độc lập và hữu hiệu về những đe dọa đối với bản thân luật sư Lê Quốc Quân và gia đình ông.
Sau khi bị các thành phần an ninh mặc thường phục đe dọa vào tuần qua, luật sư Lê Quốc Quân có thông báo trên tài khoản cá nhân mạng xã hội facebook của ông về thực tế đó, cũng như tình hình chung đối với những nhà hoạt động như ông tại Việt Nam:
“Những diễn tiến về đàn áp và bắt bớ hay những vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đối với các nhà bất đồng chính kiến kể từ sau đại hội 12. Tôi có thể nói là tình trạng đang tăng lên hằng chục nhà hoạt động đã bị bắt và nhiều việc hành hung rồi thậm chí cá nhân tôi vừa trải qua chuyện đe dọa hành hung rất côn đồ và đối với tôi điều này chưa bao giờ xảy ra tôi khẳng định tình hình có vẻ ngày càng căng thẳng và bắt bớ ngày càng gia tăng”
Ngay trong các Ủy Viên Bộ Chính Trị cũ và mới, đã có những người lên tiếng phê phán phản đối các sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo liên quan đến đường lối và chính sách của Đảng.
Đó là Trần Xuân Bách, Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Văn An, từng lên tiếng chống lại chế độ độc đảng phản dân chủ; chỉ ra sai lầm nghiêm trọng trong ”vụ án siêu nghiêm trọng biến Tổng Cục II thành tổ chức tay sai bành trướng,” cấu kết với tình báo Hoa Nam; phê phán Bộ Chính Trị cai trị kiểu độc đoán như một ông vua tập thể.
Khá nhiều cán bộ cao cấp là trí thức đã lên tiếng bác bỏ các luận điểm trong các văn kiện dự thảo trình các Đại Hội Đảng VII, VIII cho đến XI, XII gần đây, không thể chấp nhận những học thuyết giáo điều cổ lỗ như học thuyết Mác-Lênin già cỗi lạc hậu và chủ nghĩa xã hội viển vông. Như ông Bùi Quang Vinh, từng là Bộ Trưởng Kế Hoạch – Đầu Tư, khi được hỏi về cơ chế «kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,» đã cả quyết «làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.» Cả một phong trào ”thoát Đảng” được thực hiện từ trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu có tư duy độc lập, trọng lẽ phải và chân lý.
Có thể nói có đến hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên trên thực tế đã bỏ sinh họat Đảng vì thất vọng và mất lòng tin. Số đông phải ở lại chỉ vì không có sự lựa chọn, vì tiền lương, miếng ăn, còn họ nghĩ khác, làm khác, không còn dính với lãnh đạo.
Trong mấy chục tổ chức xã hội dân sự độc lập tự lập hiện nay, như trong Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập, Quỹ Phan Châu Trinh… và trong hàng triệu Blogger cùng Facebooker tự do, có không ít Đảng Viên Cộng Sản đã thực tế quên Đảng, bỏ Đảng để tự mình dành quyền suy nghĩ và ăn nói theo ý mình, không a dua, nói theo ý Đảng khi Đảng đã hoàn toàn lẩm cẩm, đối lập với nhân dân.
Rõ ràng lòng Đảng và ý dân đã buông tay nhau, rời bỏ nhau, đối lập nhau, trên thực tế là một cuộc ly thân và ly dị không sao hòa giải được. ”Thoát Trung,” ”Thoát Đảng” là mệnh lệnh của giai đọan mới, của thời đại, của lịch sử.
Có thể hình dung sự phân hóa trên đại thể là: số Đảng Viên có cả thảy 3 triệu, trong đó các nhóm quyền lực chia nhau chức vụ và đặc quyền đặc lợi từ cấp Trung Ương, qua cấp tỉnh – thành, huyện – quận, xuống đến cấp xã chỉ có chừng 30 ngàn người. Ở cấp Trung Ương ước chừng có 2 ngàn, mỗi tỉnh thành có từ 200 đến 500, mỗi quận huyện có chừng 100 và mỗi xã có chừng vài chục Đảng Viên cường hào. Như vậy số Đảng Viên cốt cán thật sự trung thành với Đảng vì chạy theo quyền lực và chạy theo tư lợi chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số Đảng Viên. Đây mới thật sự là những Đảng viên ”trung thành,” nhất nhất tuân theo Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng.
Còn 99% đảng viên còn lại, gồm 2 triệu 97 vạn, chỉ là những đảng viên thường, không quyền lực, không đặc lợi, chỉ như công dân bạch đinh, bị cai trị, bị áp bức, bị bóc lột.
Họ bị lợi dụng làm bệ đỡ, làm chiếc thang, làm bù nhìn, làm cây cảnh, có khi làm con tin, giúp cho 10 vạn kia tồn tại, múa may, để hợp pháp hóa một tổ chức tiếm quyền, cướp chính quyền của nhân dân rồi giữ chịt cho riêng mình suốt hơn 70 năm nay.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn hóa Nguyễn Khắc Mai lên tiếng yêu cầu Đảng Cộng Sản phải đổi mới tận gốc mô hình cai trị một cách có hệ thống, chuyển sang kỷ nguyên dân chủ thật sự, đi với thời đại văn minh, theo truyền thống tự lực, tự chủ, tự cường và nền văn hóa Minh Triết của dân tộc Việt.
Không phải ngẫu nhiên mà Hiệu Trưởng trường Đại Học Kinh Tế, Giáo Sư, Đảng Viên kỳ cựu, Đào Công Tiến, công khai yêu cầu Đảng thay kỷ niệm 30/4/1975 hàng năm bằng Lễ Tưởng Niệm chung các nạn nhân 30 năm chiến tranh 1945-1975 nhằm góp phần hoàn thành hòa giải và hòa hợp dân tộc, đảng Cộng Sản phải sám hối tạ tội với dân về những sai lầm có hệ thống buộc nhân dân phải trả giá quá đắt về người, của cải, thời gian trong 42 năm qua.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong vụ xung đột giữa đội cảnh sát cơ động của ngành Công An với nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nhân dân đã đứng lên chống trả thế lực bạo quyền, khi Thành Ủy Cộng Sản, Huyện Ủy Cộng Sản, về hùa với công ty Viettel do các tướng lĩnh tham nhũng cầm đầu để cướp đất của dân. Vùng đất này từ xa xưa giao cho quân đội để làm sân bay nhỏ nhưng sau đó việc xây bị hủy bỏ, vẫn không được trả về cho dân địa phương.
Một điểm rất có ý nghĩa là các đảng viên cựu chiến binh đã ngả hẳn về phía nhân dân, giữ vai trò chỉ đạo trong cuộc đấu tranh dũng cảm này. Các đảng viên ở các chi bộ trong đảng bộ xã, các đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản, hội viên Hội Phụ Nữ do Đảng dựng lên đều đứng về phía nhân dân ruột thịt. Có gì tiêu biểu hơn là cụ Lê Đình Kình, một cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân, 82 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, Đảng viên kỳ cựu, đã trở thành người lãnh đạo cuộc nổi dậy chống cường quyền hung bạo. Tin của BBC trích lời cháu cụ Kình, rằng «cụ bị vỡ xương đùi. Không có bằng chứng để biết chính xác làm sao cụ bị gãy xương, nhưng từ sau khi công an bắt đi thì cụ phải điều trị trong viện.» Sự phân hóa của Đảng ở cơ sở thật bi đát, rõ ràng.
Đảng chỉ còn sống thật sự trong 1% đảng viên có quyền lực. Họ cố giữ 99% đảng viên còn lại trong Đảng chỉ để làm bù nhìn, làm con tin, cho họ giữ cái vỏ bề ngoài, cái danh hão để che lấp sự tan vỡ sâu rộng của Đảng từ trong lòng nó trên quy mô rộng khắp.
Hình ảnh rạn nứt, chia rẽ, rách nát, tả tơi của Đảng Cộng Sản đã đến độ tột đỉnh. Từ đàn áp họ buộc phải đàm phán tay đôi với nhân dân, nhưng họ còn dở nhiều mưu đồ thâm hiểm.
Sự tan vỡ của Đảng là tất yếu, do chân lý ”nhân dân khi thức tỉnh là vô địch.”
Cũng như sự tan vỡ của Đảng đàn anh – Đảng Cộng Sản Liên Xô, vững mạnh gấp bội Đảng Cộng Sản Việt Nam đàn em, cách đây chỉ 26 năm.
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho chứa hàng nằm trong khu vực cảng Sài Gòn, quận 4, thiêu hủy nhiều tài sản và khiến người dân xung quanh thức trắng đêm lo lắng.
Theo truyền thông Việt Nam, vào khoảng 11 giờ tối 22 Tháng Sáu, tại khu nhà kho thuộc công ty kho vận miền Nam ở quận 4, ngay sát Cảng Sài Gòn, đã xảy ra hỏa hoạn. Phát hiện vụ cháy, lực lượng tại chỗ đã dùng nước và bình cháy tại chỗ dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa nhanh chóng lan nhanh, cùng nhiều tiếng nổ lớn và bốc cháy dữ dội.
HẢI DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Ngày 23 Tháng Sáu, công an huyện Phù Cừ cho biết vừa bắt quả tang ông Nguyễn Quốc Bằng (45 tuổi, pháp hiệu Thích Thanh Thuần), trụ trì chùa Phủ Long, thôn Tiên Động, xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện, về hành vi tàng trữ chất ma túy.
Tại cơ quan công an, ông Bằng khai nhận tang vật công an thu giữ trên người mình là ma túy đá, theo báo Tuổi Trẻ.
Trước đó ít ngày, ông Bằng đã bị công an huyện Thanh Miện triệu tập để làm rõ việc quả chuông cổ nặng 100 kg trên 100 năm tuổi của chùa Phủ Long, nơi ông trụ trì, bỗng dưng biến mất.
Theo đó, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 13 Tháng Sáu, một Phật tử tới chùa Phủ Long, còn gọi chùa Trại, hành hương, thì phát hiện chuông chùa cổ 100 năm tuổi của chùa đã biến mất. Ngay lập tức, người này đã hô hoán và báo tin cho chính quyền xã.
Tại cơ quan điều tra, ông Bằng khai nhận đã bán chiếc chuông chùa cổ với giá 9 triệu đồng cho một người chuyên hành nghề bói toán tên Đinh Bá Dũng (30 tuổi, trú xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) để lấy tiền trả nợ và tiêu xài.
Trong quá trình công an huyện Thanh Miện đang củng cố hồ sơ, ông Bằng lại bị công an huyện Phù Cừ bắt quả tang việc tàng trữ ma túy.
Theo ông Nguyễn Gia Long, chủ tịch xã Tiền Phong, đến nay ông Bằng không còn được làm trụ trì chùa Phủ Long nữa. (Tr.N)
SANTA ANA, California (NV) – Do lỗi của phòng giảo nghiệm Sở Cảnh Sát Orange County, một cư dân Wildomar nhận xác “con trai” mình, làm lễ an táng đàng hoàng, rồi mai táng, nhưng 11 ngày sau mới biết con mình còn sống và không biết người mình chôn là ai.
Theo nhật báo The Orange County Register, ông Frank J. Kerrigan, 82 tuổi, không thể tin được những gì ông nghe qua điện thoại.
“Con trai ông còn sống,” ông Bill Shinker, một người bạn lâu năm của gia đình, báo cho ông Kerrigan biết.
Ông Shinker cũng chính là người khiêng quan tài tại “đám tang Frank M. Kerrigan,” con trai ông Frank J. Kerrigan.
“Ông Bill Shikinker để con trai tôi nói chuyện với tôi qua điện thoại,” ông Kerrigan kể. “Và con trai tôi nói: ‘Chào ba.’”
Câu chuyện bắt đầu từ Fountain Valley, khi cảnh sát phát hiện một người vô gia cư chết trong một bụi rậm phía sau tiệm điện thoại Verizon.
Ngày 6 Tháng Năm, Sở Cảnh Sát Riverside County gọi điện thoại cho ông Frank J. Kerrigan, yêu cầu ông liên lạc phòng giảo nghiệm Orange County.
Sau khi gọi điện thoại, ông được cho biết người con trai của ông, 57 tuổi, bị tâm thần, sống vô gia cư, được tìm thấy “chết” trong bụi rậm.
Ông hỏi phòng giảo nghiệm là ông có thể đến để xác nhận xác con hay không, một phụ nữ của phòng giảo nghiệm nói không cần, vì người quá cố đã được xác định danh tính bằng vân tay.
“Khi một ai đó nói con trai tôi chết, và họ xác định qua vân tay, tôi tin họ,” ông Kerrigan kể.
Trong khi đó, bà Carole Meikle, 56 tuổi, em trai của ông Frank M. Kerrigan, cư dân Silverado, cũng được biết anh trai của bà qua đời.
Bà vội vã đến bụi cây đằng sau tiệm Verizon, được nhân viên giảo nghiệm chỉ vào nơi anh bà “chết một cách an bình.”
Bà Meikle nói: “Cảnh tượng khá là kinh hoàng. Tôi thấy máu và những cái mền dơ dáy.”
Thế rồi, bà để tấm hình anh trai bà, một ngọn đèn cầy, hoa, và một tràng hạt tại bụi cây, với ý định tưởng niệm người anh trai.
Tại nhà quàn Chapman Funeral Home, Orange, ông Kerrigan được nhìn “con trai” lần cuối trong quan tài, nhưng ông quá buồn bã, không thể nhìn kỹ hơn, và vẫn tin rằng đó chính là con trai mình, đã chết.
“Tôi nhìn một chút, đụng vào tóc của anh,” ông Kerrigan nhớ lại. “Tôi không biết con tôi chết nhìn như thế nào.”
Ông Kerrigan nhận một số vật dụng của người quá cố, do phòng giảo nghiệm trao, trong đó có một cái bóp không có thẻ căn cước bên trong, nhưng không có cái đồng hồ đeo tay ngày xưa con trai ông được thưởng, cùng với những cây viết mà con ông ưa thích.
Ngày 12 Tháng Năm, gia đình tổ chức đám tang tại nhà thờ Holy Family Catholic Cathedral ở Orange, chi phí tốn kém $20,000, em trai của “người quá cố” đọc điếu văn, có bà con bay từ Las Vegas và tiểu bang Washington về dự.
“Đó là một đám tang rất đẹp,” ông Kerrigan nói.
Sau đó, người quá cố được chôn cất tại nghĩa trang Holy Sepulchre ở Orange, cách mộ vợ của ông Frank M. Kerrigan chừng 30 mét.
Ông Doug Easton, một luật sư ở Costa Mesa, do gia đình ông Kerrigan thuê, nói rằng các giới chức giảo nghiệm cho biết họ kiểm chứng vân tay người quá cố qua một hồ sơ của giới chức công lực, nhưng lại không giống với con trai ông Kerrigan. Sau đó, họ dùng một tấm hình của ông Frank M. Kerrigan trên bằng lái xe, so sánh với người chết trong bụi rậm, và xác định danh tánh người quá cố.
Ông Easton cho biết gia đình sẽ kiện phòng giảo nghiệm với lý do dân quyền của ông Frank M. Kerrigan bị vi phạm khi họ không cố gắng xác định đàng hoàng danh tánh người quá cố có phải là của ông hay không, chỉ vì ông là người sống vô gia cư.
Ông Lane Lagaret, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Orange County, từ chối giải thích vì sự việc đang được điều tra.
Trong khi đó, một người lạ mặt nào đó được chôn vào chỗ được để dành cho anh trai bà Meikle, mà bà không biết.
“Chúng tôi tưởng chúng tôi chôn anh tôi,” bà Meikle nói. “Nào ngờ lại là người khác, được an táng và chôn cất một cách đẹp đẽ.” (Đ.D.)
Đáp xuống sân bay Charles de Gaulle, Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông “buồn nhưng chấp nhận sự thật vì không còn chọn lựa nào khác.”
Ông Hoàng bị trục xuất khỏi Việt Nam ngay trong đêm 24/6, trên chuyến bay hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến Paris của Vietnam Airlines.
Giáo sư Hoàng, người mang song tịch Việt Nam và Pháp, nói rằng ông được Đại Sứ quán Pháp thông báo tin bị trục xuất vào đầu tháng 6/2017.
Tháng 3/2016, vị giáo sư từng là giảng viên môn Toán học ứng dụng tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã bị câu lưu tại TP Hồ Chí Minh do tổ chức lớp học về lịch sử các cuộc đấu tranh ở Việt Nam và về Hiến pháp.
Hôm 25/6, trong số những người ra đón ông Hoàng tại sân bay ở Paris có Đặng Xuân Diệu, cựu tù nhân lương tâm, người bị Việt Nam “cho đi chữa bệnh” hồi tháng 1/2017.
Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt qua điện thoại từ sân bay Charles de Gaulle, Pháp, ông Phạm Minh Hoàng nói: “Có ba nhân viên an ninh đi theo tôi từ Tân Sơn Nhất đến tận sân bay ở Paris.”
“Khi về Pháp, trong người tôi không có hộ chiếu Việt Nam hay Pháp, mà chỉ có một tờ giấy mà an ninh Việt Nam gọi là “giấy quá cảnh.”
Cảm giác bây giờ của tôi là rất buồn nhưng chấp nhận sự thật vì biết mình không còn chọn lựa nào khác.”
“Giờ thì những nỗ lực đấu tranh của tôi cũng như của mọi người trên mạng, của luật sư và của các tổ chức đã không thành.”
“Nhưng tôi biết rằng con đường của mình còn dài, ở nơi nào thì tôi cũng có thể đấu tranh cho nhân quyền và dân tộc.”
Ông cũng kể thêm: “Đêm 23/6, tôi đang ở nhà riêng, mặc quần đùi, áo lá thì bị an ninh lôi ra khỏi nhà như một con vật và tống lên xe chuyển đến một trại giam ở tỉnh Long An.”
“Sau đó, người của Tổng lãnh sự quán Pháp đến gặp tôi và thông báo rằng những nỗ lực pháp lý của họ đã không thành trong việc ngăn quyết định trục xuất đối với tôi.”
“Họ nói trước sau thì tôi cũng phải lên máy bay về Pháp.”
“Trong trại giam, an ninh cũng đe dọa sẽ có những biện pháp gây ảnh hưởng đến đời sống của vợ con tôi ở Việt Nam.”
Giáo sư nói thêm rằng trước mắt, ông sẽ về nhà chị, em ruột đang sống ở Paris.
Đề cập về mối liên hệ với đảng Việt Tân, ông Phạm Minh Hoàng nói với BBC: “Tôi bị kết án là theo Việt Tân, là thành viên của một tổ chức bị ghép tội khủng bố.”
“Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm gì chứ không phải mình là ai.”
Trước đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người được ông Hoàng nhờ trợ giúp pháp lý trong vụ này, nói với BBC rằng “quyết định tước quốc tịch đối với ông Phạm Minh Hoàng là vi luật.”
Hôm 15/6/2017, trả lời truyền thông quốc tế về trường hợp của ông Hoàng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, nói: “Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.”
Thông cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi hôm 25/6 cho biết: “Với việc tước đoạt quyền công dân của ông Phạm Minh Hoàng và buộc ông phải lên máy bay sang Pháp, Hà Nội có hành vi vi phạm công khai và đáng bị lên án trên toàn thế giới.”
“Với Việt Nam, hành động chưa có tiền lệ và gây sốc này vượt qua lằn ranh đỏ về quyền tự do ngôn luận, quyền quốc tịch, và thực thi các quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản.”
“Không ai có thể chấp nhận việc Việt Nam có thể tước quốc tịch công dân nước họ đối với những người biểu lộ quan điểm chính trị không theo ý của đảng Cộng sản cầm quyền.”
Lời nhắn của Bác Sĩ Y Khoa
Từ khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.
Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình.
Nguyến tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.
Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.
Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.
Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.
Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.
Chúc cộng đồng người Việt sức khỏe và hạnh phúc.
Ghi chú: Trang nhà của BS Hồ Hải đã đóng vì BS nầy đã bị chính quyền CS bắt giam cả năm nay rồi
http://bshohai.blogspot.com/ 2016/02/vai-don g-gui-en-cong- ong-viet-nhan-n gay.html
From: Do Tan Hung
Nguồn : Đại Kỹ Nguyên
tuongnangtien
Tôi cho rằng tình trạng khu phố 4, phường Tân Kiểng, quận 7 nơi tôi cư ngụ là sự thu nhỏ hiện trạng của cả nước. Đảng độc quyền, thoái hoá tham nhũng, đàn áp những người trung thực.
Hồi ký Tống Văn Công – Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Càng già, tôi càng bê tha và càng hay la cà/ đàn đúm. Qua tuổi sáu mươi, ngồi điểm lại mới thấy là số bè bạn thân/sơ dám tới cả ngàn. Đông hết biết luôn!
Đã vậy, gặp ai tui cũng rủ rê nhậu nhẹt tưng bừng và nài nỉ anh em uống cho tới xỉn luôn để … thắt chặt thêm tình bằng hữu. Bởi thế, sau khi chia tay là tôi không còn nhớ ai vô ai nữa – trừ hai người: Trần Ngọc Thành và Tống Văn Công.
Cả hai cha nội này đều là đảng viên cộng sản, và đều đã bỏ đảng chạy lấy người. Ra tới nước ngoài rồi thì ông Trần Ngọc Thành lại hay bồi hồi nhớ về quê cũ. Cứ cạn xong mấy ly đầy, rồi đầy mấy ly cạn, và cạn thêm mấy ly đầy nữa là thế nào vị Đại Diện Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do cũng cất giọng ca bài “Đi Đâu Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh”!
Tống Văn Công thì không mặn mà lắm với chuyện rượu chè, ca hát cũng không luôn. Bên bàn rượu, ông cựu đảng viên (năm mươi sáu tuổi đảng) chỉ hay nhỏ nhẹ và rỉ rả kể lại chuyện đời để cho đám kẻ hậu sinh – lóc nhóc cỡ tui – được mở mang trí tuệ:
Biết tôi đang làm thủ tục nghỉ hưu, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải góp ý: “Anh nên bàn với anh em báo Lao Động cho tiếp tục sinh hoạt Đảng ở chi bộ cơ quan, với điều kiện không dự những buổi họp bàn công việc. Nếu chuyển về địa phương, anh sẽ mất rất nhiều thời gian hội họp.” Lúc này Tổng bí thư Đỗ Mười đang kêu gọi hướng về cơ sở, xân dựng cơ sở vững mạnh. Tôi nghĩ, mình nên cũng sinh hoạt với cơ sở Đảng ở địa phương để biết rõ “sức khoẻ” của Đảng, của chế độ…
Mấy ngày sau đồng chí Út Kỳ đảng viên trong chi bộ (nguyên phó chủ tịch huyện Nhà Bè) mời tôi đến nhà chơi. Trò chuyện với anh tôi mới biết tất cả những đồng chí lão thành cách mạng ở chi bộ này đều được chia đất. Họ so kè với nhau, bới móc nhau, anh này bảo anh nọ được miếng đất rộng hơn mình. Anh nọ bảo anh kia lấn đất của mình.
Có hai cặp ở sát nhau, tranh chấp ranh đất, đến nỗi coi nhau như kẻ tử thù. Nhiều lần họ đưa nhau ra chi bộ yêu cầu phân xử. Anh Út Kỷ mời tôi lại nhà để kéo tôi về phe anh, giành một phiếu trong cuộc họp chi bộ sắp tới.
Để nghe cả hai phía tôi ghé thăm anh Lê Duyên Hải, đảng viên, nhà bên cạnh Út Kỷ. Tôi không cần gợi chuyện, Lê Duyên Hải đã dắt tôi ra đầu nhà xem bức tường đầu hồi bị nứt một đường dài. Anh cho biết, do bên Út Kỷ đào móng gần sát, gây chấn động mạnh làm nứt.
Anh đã yêu cầu Út Kỷ cho thợ sửa vết nứt, nhưng bị từ chối với lý lẽ: Móng nhà của Út Kỷ đào bên đất Út Kỷ, vậy tại sao Út Kỷ phải chịu trách nhiện về tường nhà Lê Duyên Hải bị nứt?! Nghe chuyện tranh chấp đôi co giữa hai đảng viên cộng sản sao mà giống như hai đứa trẻ lên ba! (Tống Văn Công. Đến Già Mới Chợt Tỉnh. Westminster, CA: Người Việt, 2016).
Ôi! Tưởng gì chớ mấy chuyện “tranh chấp đôi co” như mấy đứa “trẻ lên ba” kiểu này thì tui vẫn được nghe hoài. Hồi năm trước, một người cầm bút khác, blogger Nguyễn Anh Tuấn cũng ghi lại một vụ gần tương tự (nhưng hào hứng hơn nhiều) ở Đà Nẵng:
– 29/8/2014: Bí thư Trần Thọ đính chính thông tin mới được đưa ra cách đó chưa đầy một tuần bởi Phó Bí thư Xuân Anh về chuyện có phá hay không chợ Cồn, chợ Hàn: Xuân Anh bảo giữ, Trần Thọ bảo phải phá. Hành động làm mất mặt trên báo chí này khá xa lạ với truyền thống tổ chức của các cấp ủy đảng theo đó luôn phải giữ sự nhất trí đồng lòng về chủ trương, chính sách giữa các cấp ủy viên trước công chúng.
Tỷ số 1-0
– 17/7/2015: Chưa đầy 3 tháng trước Đại hội, báo Tuổi trẻ đăng bài cáo buộc chính quyền Đà Nẵng cấp đất trái quy định cho con gái Trần Thọ, với các thông tin chi tiết đến từng bộ hồ sơ đất đai một. Chiều cùng ngày, Thành ủy họp nóng để Trần Thọ giải trình. Trong khi các thành ủy viên khác từ Chủ tịch UBND, GĐ Công an, Chủ tịch Mặt Trận…ra sức bảo vệ đồng chí Bí thư, thì Xuân Anh nhận định với chiều hướng khác hẳn:
“Đây là bài học cho lãnh đạo chủ chốt của thành phố. Nó ảnh hưởng xã hội ghê gớm lắm. Nếu chuyện xảy ra với người đạp xích lô, xe thồ, dân bình thường là chuyện khác, nhưng đây là con của lãnh đạo thành phố, anh Thọ lại là Bí thư”
Tỷ số 1-1
– 4/11/2015: Chỉ khoảng 2 tuần sau khi Đại hội kết thúc với việc Xuân Anh đắc cử Bí thư, báo Một Thế giới đưa tin Trần Thọ – nay đã là cựu Bí thư nhưng vẫn là Chủ tịch HDND – bố trí cho lái xe riêng tham gia đoàn đi xúc tiến du lịch ở một loạt nước. Vẫn như Tuổi trẻ, Một Thế giới cho biết thông tin này đến từ dư luận xôn xao, song các đồng chí thường vụ mới đã rất nhanh chóng đưa bình luận, đơn cử như Phó Bí Công Trí: “Cử lái xe của ông Trần Thọ đi nước ngoài là ‘sai rõ ràng rồi.”
Tỷ số 1-2
– 31/12/2015: Hai tháng sau khi nhậm chức Bí thư, Xuân Anh lần đầu tiên đối mặt với chất vấn liên quan đến đất đai. Hóa ra thông tin 12 lô đất gần sân bay Nước Mặn được một người nghèo ở đất quý hương Hòa Vang thu mua giúp Trung Quốc chỉ đúng có một nửa. Không có Trung Quốc nào ở đây cả. Và người nghèo Hòa Vang này hóa ra là anh Cang, từng ra Hà Nội tá túc nhà thân mẫu, thân phụ của Xuân Anh: cựu Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi. Đáp lại chất vấn, Xuân Anh bỏ lửng, không thừa nhận nhưng cũng chẳng phủ nhận :
“Còn cá nhân tôi thì tôi không rõ việc này, tôi cũng không biết mấy chục lô đất đó có phải của gia đình tôi hay không.”
Tỷ số 2-2
Không biết vụ tranh chấp giữa hai ông đảng viên lão thành Út Kỷ và Lê Duyên Hải ở chi bộ (cũ) của Tống Văn Công đã giải quyết xong chưa, chớ còn chuyện ăn thua đủ của mấy “đứa trẻ lên ba” ở Đà Nẵng thì vẫn còn căng lắm. Tuy Trần Thọ đã nghỉ hưu nhưng Xuân Anh lại có ngay một địch thủ mới, chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ, truyền nhân của cựu bí thư.
Nhân sự tuy có khác nhưng mục tiêu và đối tượng của những trận đấu đá “quyết liệt” thì y vẫn như cũ: quyền lực, đất đai, tài sản, cổ phần, xe cộ, nhà cửa, gái gú … Phương tiện và luận điệu tranh chấp của cả hai ông (cùng hai phe) cũng thế, cũng giống như “hai đứa bé lên ba” thôi.
Ủa, vậy chớ người lớn đâu hết trơn rồi? Mấy anh ở trên, các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở Trung Ương, sao không thấy ai can thiệp vậy cà?
T.T Nguyễn Xuân Phúc là nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ, người vẫn thường được được mô tả là “sâu sát” nhưng riêng vụ này thì ổng ngó lơ. Lý do, theo một “mật thư” hiện đang được lưu truyền trên mạng thì chính T.T. lại là tác giả của tất cả những chuyện “lình xình” vừa kể:
Vụ việc lình xình giữa đồng chí Xuân Anh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng và đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng là do đồng chí Bảy Phúc gây ra. Đồng chí Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ làm việc gắn bó, đoàn kết với nhau, làm được nhiều việc cho Đà Nẵng, cho đến khi đồng chí Bảy Phúc lên làm Thủ tướng thì mâu thuẫn.
Đồng chí Bảy Phúc gây sức ép đồng chí Xuân Anh, đồng chí Huỳnh Đức Thơ phải nhất nhất nghe theo mọi sự chỉ đạo của đồng chí ấy, biến Đà Nẵng là sân sau của Thủ tướng ….
Cho dù sự thực có đúng như vậy chăng nữa thì vẫn còn Đảng chớ bộ. Đồng Chí T.B.T Nguyễn Phú Trọng (nhân vật được mô tả là “vô cùng liêm khiết”) đâu có thể để cho những đảng viên dưới quyền làm ăn bậy bạ và bầy hầy tới cỡ này?
Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy. TBT cũng có những nỗi khó khăn (tế nhị) riêng, như chính ông đã từng tâm sự: đánh tham nhũng thì sợ vỡ bình vì ta tự đánh ta mà! Toàn đảng, rõ ràng, chưa đứa nào lên bốn cả. Ấy thế mà những đứa trẻ lên ba này đã khiến cho đảng viên lão thành Tống Văn Công phải phải bỏ đảng (và vài triệu người Việt khác thì bỏ của) để chạy lấy người.
Vụ bỏ chạy tập thể này đã kéo dài vài thập niên, và được tiến sĩ Nguyễn Phương Mai mô tả (hết sức lịch sự) là một cuộc “tị nạn niềm tin.” Cả một dân tộc đặt niềm tin vào những đứa bé (hư hỏng) lên ba mà vận nước không lao đao thì mới là chuyện lạ. Lạ hơn nữa là dù hai phần ba thế kỷ đã trôi qua, những đứa bé lên ba ở Việt Nam vẫn cứ ngang nhiên độc quyền quản lý xứ sở này mà không hề phải đối mặt với bất cứ một sự phản kháng nào – đáng kể!
Clip dưới có ghi âm khi bắt cóc để trục xuất Thầy Phạm Hoàng tối 23-6-2017…
Công an bắt và sẽ trục xuất thầy giáo Phạm Minh Hoàng về Pháp
#GNsP (23.06.2017) – Tối ngày 23.06.2017, công an địa phương vào tư gia thầy giáo Phạm Minh Hoàng kiểm tra hộ khẩu, đọc quyết định trục xuất và lôi thầy ra khỏi nhà đưa về đồn công an.
Ngay sau đó, công an đã khóa cửa nhốt vợ thầy Hoàng trong nhà.
Vào ngày 17.05.2017, Tổng lãnh sự Pháp thông báo cho gia đình ông biết về quyết định tước quốc tịch VN của ông do Chủ tịch Trần Đại Quang ký. Ngay sau đó, ông Hoàng làm đơn khiếu nại về quyết định này cũng như ra quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp.
Thầy giáo Phạm Minh Hoàng luôn trăn trở các vấn nạn xã hội, luôn thao thức nền giáo dục nước nhà xuống dốc không phanh, mỏi mòn về phương pháp học tập của học sinh-sinh viên dưới thời xã nghĩa như cái máy copy – thiếu sự sáng tạo, ham học hỏi…
Người thầy gần 60 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp-Việt, mạnh bạo giã từ sự nghiệp giảng dạy môn toán học tại Pháp, trở về Việt Nam ước mong cống hiến cho các em học sinh phương pháp học và nghiên cứu cách khoa học, để trở thành những công dân tốt về tri thức, cùng chung tay giúp đất nước thoát nghèo.
Thầy từng lên án và phản đối dự án khai thác Bôxít ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã vu cáo cho thầy vào tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự và thụ án hơn 17 tháng tù giam khi thầy tham gia đảng Việt Tân – có lập trường chính trị khác với đảng cộng sản.
42 năm trước, nhờ “giải phóng”, niềm hạnh phúc trong gia đình Việt Nam bị xé ra từng mảnh vụn, có người tử trận trong loạn lạc, có người chết giữa biển khơi, có người trở nên vô tri vô giác do hậu quả của chiến tranh, sự ly tán…
42 năm sau, tinh vi hơn, nhà cầm quyền tước đoạt quyền làm người VN vốn dĩ nơi thầy Phạm Minh Hoàng. Họ nhẫn tâm ly tán gia đình nhỏ bé của thầy, sẽ trục xuất thầy về Pháp. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của nhà cầm quyền chỉ là giả hiệu! Xót xa!
Pv.GNsP