Bắc Kinh đang lún dần

Bắc Kinh đang lún dần

Các nhà khoa học mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang chìm dần.

Quận Chaoyang tại Bắc Kinh được cho là điểm yếu nhất trước mối đe dọa từ sụt lún do khai thác nước ngầm. Ảnh: EPA

Việc khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm đã khiến địa chất của thành phố thủ đô Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng.

Qua các hình ảnh vệ tinh, giới khoa học đưa ra kết luận rằng hàng năm Bắc Kinh (đặc biệt là những quận trung tâm) đã lún sâu thêm 11 cm.

Điều này dẫn đến mối đe dọa tiềm tàng với hệ thống đường sá, gây nguy hiểm cho 20 triệu người dân Bắc Kinh.

Bắc Kinh và vùng lân cận có hàng chục nghìn giếng nước đang bị tận dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp 

Kết quả của công trình nghiên cứu do các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài thực hiện đã được đăng trên tạp chí Remote Sensing.

Chính quyền Bắc Kinh đang đầu tư 66 tỉ USD để mở hệ thống kênh đào nhằm đưa 44,8 tỉ mét khối nước đến thủ đô.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn khá sớm để khẳng định rằng kênh đào đắt đỏ này có thể hãm phanh được tình trạng lún sâu của Bắc Kinh hay không.

Nhiều thành phố trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự như Bắc Kinh.

Thủ đô Mexico City đang lún 28 cm/năm. Jakarta cũng đang lún với tốc độ tương tự. Bangkok lún sâu 12 cm mỗi năm.

Hà Linh (Theo Guardia)

Tranh cãi gia đình, bà mẹ Mỹ bắn chết hai con gái

Tranh cãi gia đình, bà mẹ Mỹ bắn chết hai con gái

Tin Tức TTX 26/06/2016

Một bi kịch liên quan tới súng mới đây lại gây rúng động tại Mỹ khi một bà mẹ ra tay nổ súng bắn chết hai con gái sau tranh cãi trong nội bộ gia đình.

GIA DINH 1

 

 

 

 

 

 

 

Lực lượng chức năng tại hiện trường vụ thảm sát.

Vụ việc xảy ra vào 5 giờ tối ngày 24/6 (giờ địa phương) tại một ngôi nhà ở ven khu ngoại ô Fulshear, thành phố Katy, bang Texas.

Cảnh sát trưởng Hạt Fort Bend cho biết lực lượng chức năng đang điều tra về động cơ đằng sau vụ thảm sát gia đình trên tuy nhiên dường như thảm họa ập đến khi tranh cãi giữa các thành viên đã đi đến đỉnh điểm.

Truyền thông địa phương đưa tin các nạn nhân được xác định là Taylor Sheats (22 tuổi) và Madison Sheats (17 tuổi) trong khi hung thủ là người mẹ Christy Sheats (42 tuổi).

Madison đã tử vong ngay tại hiện trường còn Taylor được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch nhưng sau đó cũng không qua khỏi.

Các điều tra viên cho biết người chồng Jason Sheats cũng ở nhà vào thời điểm xảy ra vụ việc và đã chạy đến hàng xóm đề cầu xin sự giúp đỡ. Hiện ông Jason không bị thương nhưng đang gặp phải chấn động tâm lý.

HAI NAN NHAN

 

 

 

 

 

 

Hai nạn nhân Taylor Sheats (phải) và Madison Sheats.

BA ME V A CON

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà mẹ Christy Sheats (phải) và con gái Madison Sheats.

Các nhân chứng cho biết họ đã thấy Jason, Taylor và Madison cùng chạy ra khỏi nhà. Hai cô con gái đều đã bị thương, Taylor gục ngay trên đường trong khi Christy tay vẫn lăm lăm cầm súng. Viên cảnh sát đến hiện trường vụ việc sớm nhất đã yêu cầu Christy hạ vũ khí tuy nhiên bà này đã phản kháng khiến cảnh sát buộc phải nổ súng. Christy sau đó đã tử vong.

Katy là thành phố với 14.000 cư dân, cách Houston 48 km về phía Tây. Hàng xóm của gia đình Sheats đã vô cùng hốt hoảng về vụ việc. Một người hàng xóm cho biết bà mẹ Christy là người phụ nữ tốt.

Trong khi đó, Austin Enke, cậu bé hàng xóm từng là bạn học của một trong hai cô con gái kể lại rằng chưa bao giờ thấy gia đình này có điều bất thường.

Theo tài khoản Facebook cá nhân, Christy là người được sở hữu súng và bà ủng hộ tu chính án thứ hai bảo vệ quyền mang vũ khí của người dân và lực lượng an ninh Mỹ.

Hà Linh

(Theo DM, ABC News, NBC News)

Việt Nam chi $400 triệu mỗi năm để ‘tự đầu độc’

Việt Nam chi $400 triệu mỗi năm để ‘tự đầu độc’
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Ba năm vừa qua, mỗi năm Việt Nam chi khoảng $400 triệu để nhập nguyên liệu và thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc. Số lượng thuốc “bảo vệ thực vật” nhập cảng đã tăng mười lần.

Phun thuốc “bảo vệ thực vật” nay là chuyện đương nhiên ở Việt Nam. (Hình: Đất Việt)

Thuốc “bảo vệ thực vật” là cách Việt Nam gọi các loại thuốc diệt trừ sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Tất cả những loại thuốc này đều là thuốc độc đối với con người và môi trường.

Trong một cuộc trao đổi với tờ Người Lao Động, ông Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam, khẳng định, con số 100 tấn nguyên liệu, hóa chất để chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” mà Việt Nam nhập cảng hàng năm từ Trung Quốc chỉ là “phần nổi của tảng băng.” Trong thực tế, lượng nguyên liệu, hóa chất và thuốc “bảo vệ thực vật” đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam qua con đường “cửu vạn” (lén lút chuyển vận qua biên giới) lớn hơn gấp nhiều lần.

Vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật” cũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc song những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.

Cho dù các quốc gia Châu Âu đã lắc đầu với các loại thuốc “bảo vệ thực vật” từ lâu, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giới hạn hoạt chất trong thuốc “bảo vệ thực vật” ở phạm vi từ 400 đến 600 loại thì tại Việt Nam, con số hoạt chất được phép sử dụng lên tới… 1,700 loại. Sự dễ dãi này khiến thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam “cực kỳ hiệu quả” vì chúng… cực độc!

Việc cho phép nhập cảng tràn lan, hỗ trợ sản xuất – kinh doanh thuốc “bảo vệ thực vật” tại Việt Nam đã khiến nông dân Việt Nam xem việc mua – sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” là chuyện đương nhiên để bảo vệ mùa màng. Rất ít người nghĩ tới việc sử dụng thuốc “bảo vệ thực vật” sẽ dẫn tới tình trạng đất, nước và nông sản nhiễm độc, môi trường ô nhiễm, sức khỏe của mình và nhiều thế hệ bị hủy hoại.

Trong vài năm gần đây, các chuyên gia nông nghiệp, môi trường, y tế liên tục cảnh báo về tác hại của việc cho nhập cảng tràn lan nguyên liệu, hóa chất để chế tạo các loại thuốc “bảo vệ thực vật,” dũng như thuốc “bảo vệ thực vật” từ Trung Quốc, nhưng những cảnh báo đó giống như các tiếng kêu trong hoang mạc.

Các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế từng thực hiện một số cuộc khảo sát và kết luận, tại Việt Nam có tới 80% thuốc “bảo vệ thực vật” được dùng không đúng cách, không cần thiết. Mỗi năm, có từ 150 đến 200 tấn thuốc “bảo vệ thực vật” dư thừa thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước nhưng từ viên chức tới nông dân chẳng có mấy người bận tâm.

Ông Trần Tuấn, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu-Đào Tạo Phát Triển Cộng Đồng vừa than với tờ Đất Việt rằng, “tam nông” ở Việt Nam hiện nay không phải là “nông nghiệp – nông thôn – nông dân” mà là “dân nghiện – đất nghiện – nước thoái hóa.” Ông Tuấn nhấn mạnh, nông dân Việt đã đánh mất sự tự chủ trong nghề nông, tự nguyện để bị sai khiến, bị bóc lột bởi ngành công nghiệp hóa chất của Trung Quốc. Họ không còn “xem trời, xem đất, xem mây” để đưa ra các quyết định liên quan tới canh tác mà trở thành phụ thuộc, để thiên hạ “bảo gì thì làm thế,” “cho gì thì dùng thế.” Nông dân trở thành “nghiện” vì bơ vơ giữa rừng thông tin bất định!

Theo ông Tuấn, chẳng riêng dân “nghiện” mà đất cũng “nghiện.” Đất không còn sự sống phong phú. Sau những nhát cuốc chẳng còn thấy giun! Khả năng sinh sôi, tái tạo tự nhiên cho đời sống giảm dần, đất đã chai và để có cây, có hoa, có trái thì phải có phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật.” Đất đã mất đi khả năng thiên phú là bà đỡ cho cỏ cây, hoa lá, côn trùng,… chung sống.

“Dân nghiện” rồi “đất nghiện” nên thu hoạch được bao nhiêu thì nông dân lại bỏ ra bấy nhiêu mua sắm phân bón công nghiệp, thuốc “bảo vệ thực vật,” bởi ngưng bón, ngừng phun thì sẽ chẳng còn gì.

Ông Tuấn nhắc thêm là “nước đang thoái hóa.” Cá, tôm, cua, ốc, ếch… từng như giản đơn và đương nhiên đã mất dần.

Tuy ông Tuấn bảo rằng, xây dựng nông thôn mới là phải chấm dứt tình trạng lệ thuộc của ngành nông nghiệp, của nông thôn, nông dân vào ngành công nghiệp hóa chất của ngoại quốc và điều này đường như hữu lý nhưng ai sẽ làm? (G.Đ)

 

Gia cảnh bi đát của người ôm con nhảy lầu bệnh viện tự tử

 Gia cảnh bi đát của người ôm con nhảy lầu bệnh viện tự tử

  Gia cảnh người đàn ông ôm con trai 28 tháng tuổi nhảy lầu ở Quảng Ngãi rất bi đát, cha bị bệnh tâm thần, em trai ăn lá ngón tử vong cách đây chưa lâu.

Chiều 23/6, chị Hồ Thị Sâm (23 tuổi, ngụ xã Trà Quân, huyện vùng cao Tây Trà) vượt đường xa gần 100 km đến Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi chờ đưa thi thể chồng và con trai 28 tháng tuổi về quê mai táng.

Ngồi thẫn thờ bên thi thể chồng cùng con trai, Sâm chết lặng chưa thể tin nỗi đau này là sự thật. Vợ chồng chị cùng hai con trai đổ bệnh đau đầu, sốt, ho nhiều, trong đó con trai đầu Hồ Công Phương ốm nặng kèm theo tiêu chảy triền miên.

“Lúc đầu chồng đưa con trai đến Bệnh viện đa khoa huyện chữa trị một tuần nhưng không khỏi. Chồng nghĩ ma rừng ám nên mời thầy về cúng giải độc, trừ tà. Tuy nhiên cả nhà ai cũng bị bệnh ngày càng nặng thêm, chồng phải chở con đến bệnh viện tỉnh cấp cứu, sau hai ngày thì xảy ra chuyện”, người mẹ trẻ đau đớn bộc bạch.

HO THI SAM

 

 

 

 

 

 

 

 

Chị Hồ Thi Sâm bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của chồng và con trai. Ảnh: Minh Hoàng.

Trao đổi với Zing.vn chiều 23/5, ông Hồ Văn Lâm – Chủ tịch UBND xã Trà Quân cho biết, vụ việc Hải ôm con trai nhảy lầu bệnh viện tự tử khiến dân làng thôn Trà Ong bàng hoàng.

“Lúc 5h sáng nay, 2 anh em còn trò chuyện qua điện thoại, nó bảo đưa con về nhà chứ không ở bệnh viện nữa. Ai ngờ sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi thì nó lại nghĩ quẩn như vậy”, vị chủ tịch xã nói. Quan hệ bà con thân thiết trong dòng họ lại ở sát nhà, hơn ai hết ông Lâm hiểu rõ gia cảnh bi đát của gia đình anh Hải.

Vị chủ tịch xã cho hay, Hải là anh trai đầu trong gia đình 6 anh em (4 trai, 2 gái) ở thôn Trà Ong, xã Trà Quân, huyện vùng cao Tây Trà. Gia cảnh nghèo khó, anh em Hải lần lượt nghỉ học sớm rồi lên rừng phát rẫy trồng lúa, hoa màu kiếm sống qua ngày.

Năm 2010, trong lần đi làm rẫy thuê, anh ta quen biết Sâm, sau đó đi đến kết hôn. Hai con trai của vợ chồng anh lần lượt chào đời trong hoàn cảnh khó khăn. Chúng thường xuyên đau ốm, ăn uống thiếu thốn nên cơ thể tong teo suy dinh dưỡng nặng. Hai năm trước, vợ chồng Hải tách hộ cha mẹ nhưng không có tiền xây nhà đành dựng tạm căn lều sát trụ sở Ủy ban xã Trà Quân.

“Dẫu cuộc sống nhiều khó khăn nhưng ngày nào anh cũng cần mẫn đi phụ hồ cho các công trình, vợ thì đi làm rẫy. Họ rất mực thương con, chưa thấy họ cãi nhau bao giờ”, bà Hồ Thị Ánh (ngụ thôn Trà Ong) thổ lộ.

Hiện ông Hồ Văn Thiên (cha anh Hải) đang điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi. Hai năm trước, Ngoạn (em trai Hải) buồn đời đã vào rừng ăn lá ngón (lá độc cây rừng) tự tử chết bỏ lại 2 con thơ dại.

Trước đó, khoảng 7h cùng ngày, hàng trăm người nhà bệnh nhân cùng y, bác sĩ hoảng hốt chứng kiến Hải ôm con trai 28 tháng tuổi bất ngờ nhảy từ tầng 6 rơi xuống ban công tầng 3 Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.

Sau khi vụ việc xảy ra, đội ngũ y bác sĩ cấp tốc đưa anh Hải và cháu Phương vào phòng cấp cứu. Bé trai sau đó tử vong còn anh Hải được đưa vào Khoa Hồi sức tích cực – chống độc thở máy trong tình trạng hôn mê sâu, đến 13h30 thì cũng qua đời.

Theo các bác sĩ, chiều 21/6, anh Hải đưa con trai nhập viện và được chẩn đoán lỵ trực trùng, suy dinh dưỡng. Hai ngày qua, người đàn ông này chăm sóc con chu đáo, vui vẻ với mọi người.

Sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi liên lạc qua điện thoại và gia đình nạn nhân cho hay, tối qua Hải có điện về nói “ở đây có nhiều người đòi đánh, đòi chém tui sợ quá”.

Minh Hoàng

Tử Hình Khủng Bố Việt Cộng Trần Văn Đang tại Pháp Trường Cát Saigon ngày 22.6/1965

Tử Hình Khủng Bố Việt Cộng Trần Văn Đang tại Pháp Trường Cát Saigon ngày 22.6/1965

Posted in Nguyễn Văn ChứcĐZ-Liên kếtĐZ-Tài liệu

Mời quý vị đọc bài viết này của Luật Sư Nguyễn Văn Chức người được luật sư đoàn Sài Gòn chỉ định biện hộ (thày cãi) cho Trần Văn Đang đã kể lại sự vụ của y như dưới đây để biết thêm về “Anh hùng Nguyễn Văn Trổi” của việt cộng “anh hùng”như thế nào.

05 tháng 2/1968 : Một người lính VNCH đang lục soát tìm vũ khí dấu trong người của 1 ông già tình nghi là VC.

Chi tiết vụ án:

” Tôi về đến nhà, đã thấy chiếc xe mô tô đen của trung sĩ Ân đỗ trong sân. Ân giơ tay chào, đưa cho tôi một phong thư mầu vàng của tòa án Mặt Trận, và yêu cầu tôi đọc ngay. Phong thư đóng dấu ” tối mật “. Tôi xé ra. Bức thư bên trong chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ đánh máy, nhưng tôi đọc rất lâu. Tôi ký sổ biên nhận, rồi bước vào trong nhà.

Ân có chào tôi hay không, và chiếc mô tô rồ máy bỏ đi lúc nào, tôi cũng không để ý. Tôi đang bận nghĩ đến hắn…

Cách đây khoảng 3 tháng, luật sư đoàn Sài Gòn chỉ định tôi biện hộ cho hắn trước tòa án Mặt Trận Vùng Ba Chiến Thuật. Hắn là tên đặc công bị bắt trong khi đặt chất nổ trên đường Tự Do. Hắn bị truy tố về hai tội phản nghịch và mưu sát; hắn có thể bị tử hình. Sau khi xem xong hồ sơ, tôi vào nhà lao để gặp hắn. Đây là một thói quen nghề nghiệp, và cũng là một cái thú. Nói chuyện với tử tù, thường phạm hay chính trị, đôi khi hấp dẫn hơn đọc một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất.

Tôi ngồi trong phòng đợi, nhìn ra vạt sân nắng bên kia chấn song sắt, rồi chợt nhớ đến Nguyễn Văn Trỗi. Trước đây, Trỗi cũng đã ngồi nói chuyện với tôi trong căn phòng này. Trỗi khóc như một đứa con nít, thỉnh thoảng đưa hai tay lên vắt nước mũi rồi quẹt xuống gầm bàn. Trỗi còn trẻ, mới 26 tuổi, nhưng trông già như người 40.

Hắn trẻ hơn Trỗi. Khi nhân viên nhà lao dẫn hắn đến gặp luật sư, miệng hắn đang còn nhai nhóp nhép, hình như là khô mực. Người hắn sặc mùi dầu khuynh diệp. Hắn khép nép ngồi xuống một cái ghế trước mặt, rồi chăm chú nhìn tôi. Lúc đó tôi mới để ý đến cái đầu húi cua và khuôn mặt non nớt của hắn. Khác hẳn với tấm hình đăng trên các báo: tóc dài bù xù, và mặt nhăn nheo như mang đầy thẹo. Tôi mỉm cười hỏi: ” Em vừa húi tóc? “. Hắn gật. Tôi lại hỏi: ” Em là Trần Văn Đang? “. Hắn gật.

– Em có bí danh Sáu Nhỏ, Hai Gà, Năm Lựu Đạn, có phải vậy không? Hắn gật.

– Em bị bắt khi đặt chất nổ trên đường Tự Do, có phải vậy không? Hắn gật.

Tôi nói cho hắn biết: tôi là luật sư sẽ cãi cho hắn trước tòa, hôm nay tôi vào nhà lao gặp hắn để tìm hiểu thêm về tội trạng của hắn. Và tôi yêu cầu hắn kể lại tất cả sự việc từ đầu đến cuối, để giúp tôi phối kiểm lại hồ sơ.

Hắn nhìn tập hồ sơ trên bàn, rồi nhìn ra ngoài sân rất lâu, như đang suy nghĩ lung về một vấn đề. Tôi cũng nhìn hắn và chợt thấy hắn dễ thương. Hắn vẫn ngồi im. Tôi hỏi: ” Khi lấy cung, người ta có tra tấn và hăm dọa em không? “. Hắn mở to mắt nhìn tôi. Tôi lại dục: ” Em nên kể lại tất cả sự việc, từ lúc được móc nối cho đến khi bị bắt, bị hỏi cung. Em kể lại hay không, đó là quyền của em. Em cũng có thể từ chối không nhận tôi là luật sư của em và chọn một luật sư khác. Đó là quyền của em “.

Hình như tôi còn nói nhiều nữa. Tôi muốn đến gần hắn, tôi muốn được ” hân hạnh ” nói chuyện với hắn.

Hắn nhìn tôi, tỏ vẻ dè dặt. Tôi đợi một lúc khá lâu, rồi lại hỏi: ” Tất cả những điều em khai trong hồ sơ đều là sự thật, có phải vậy không? “. Hắn gật đầu một cách thản nhiên.

Bên ngoài vạt nắng đã thu hẹp lại ở góc tường bao quanh cái sân nhỏ. Tiếng người gọi đi thăm nuôi, tiếng quát tháo, tiếng chửi thề… đã bắt đầu thưa thớt. Tôi không đeo đồng hồ, và trong phòng cũng không có đồng hồ, nhưng tôi đoán lúc đó khoảng 4 giờ chiều, nghĩa là gần hết giờ thăm nuôi phạm nhân. Riêng tôi, vì là luật sư, tôi có thể nói chuyện với thân chủ cho đến 5 giờ chiều. Khổ một nỗi, thân chủ lại không muốn nói chuyện với luật sư. Tôi đành phải làm cái công việc bất đắc dĩ của nghề nghiệp, là tóm tắt hồ sơ và đọc những điểm quan trọng cho thân chủ nghe, để thân chủ hoặc xác nhận, hoặc phủ nhận.

Hồ sơ hắn dầy gần trăm trang đánh máy, gồm phúc trình của Công An và An Ninh Quân Đội. Cô thư ký của tôi đã chép độ 20 trang quan trọng nhất. Riêng tôi đã lận đận trọn một ngày ở tòa án Mặt Trận để đọc lại toàn bộ hồ sơ và ghi chú thêm. Lận đận như vậy, vì lương tâm nghề nghiệp, và cũng vì tò mò nghề nghiệp. Trong những vụ án chính trị lớn tại miền Nam, tôi từng tiêu hoang thì giờ tại tòa án, để đọc và suy nghĩ về những lời khai của các bị can. Nhờ đó, tôi đã biết được cái lý do sâu xa đã khiến văn hào Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự vận, một ngày trước khi tòa xử.

Tôi giở hồ sơ hắn ra và bắt đầu đọc:

Hắn sinh tại Gò Dầu Hạ, bố vô danh. Mười lăm tuổi, hắn mồ côi mẹ và được người chú mang lên làm công cho một tiệm sửa xe Vespa tại đường Trương Minh Giảng-Sài Gòn. Trong thời gian sống ở Sài Gòn hắn làm quen với một tên Tư. Tên này ” xây dựng ” hắn, và gửi hắn vào bưng học tập. Bốn tháng sau, hắn trở về Sài Gòn hoạt động trong tổ đặc công của tên Tư.

Một ngày trước khi bị bắt, hắn được tên Tư cho đi ăn uống tại một con hẻm đường Nguyễn Huệ. Sau bữa ăn, cả hai thả bộ ra đường Tự Do để quan sát địa điểm hành động. Đó là một cái ” bar ” Mỹ mà hắn đã từng đi ngang qua nhiều lần. Chiều hôm sau, một buổi chiều thứ Bẩy, tên Tư đem về hai cái bọc, mỗi cái đựng 10 kg thuốc nổ và bộ phận nổ chậm.

Tên Tư gài bộ phận nổ chậm, rồi đặt cái bọc thứ nhất trong thùng một chiếc Vespa mầu xanh. Cái bọc thứ hai được đặt trong thùng một chiếc Vespa mầu trắng. Rồi cả hai cùng đi tới địa điểm hành động. Lúc đó, đồng hồ nhà tên Tư chỉ đúng 5 giờ 15 phút. Hắn cưỡi chiếc xe Vespa mầu xanh, tên Tư cưỡi chiếc xe mầu trắng, hai xe cách nhau khoảng 200 thước.

Hắn có nhiệm vụ phá cái bar Mỹ đã quan sát chiều hôm trước. Còn tên Tư có nhiệm vụ phá cái bar khác gần khách sạn Eden Rock ở cuối đường Tự Do. Khoảng 15 phút sau, hắn tới cái bar Mỹ. Hắn ngừng xe lại, còn tên Tư tiếp tục đi về phía cuối đường Tự Do. Hắn xuống xe, nhấc chiếc Vespa lên lề đường, rồi dắt chiếc xe về phía cái bar Mỹ. Theo chỉ thị của tên Tư, hắn có nhiệm vụ đỗ chiếc xe Vespa trước cửa cái bar Mỹ rồi bỏ đi. Tên Tư cũng cho hắn biết: quả mìn sẽ nổ đúng 6 giờ. Hắn không đeo đồng hồ. Hắn biết chắc hắn còn nhiều thì giờ, ít nhất là 15 phút để thi hành phận sự. Hắn lấy chân đạp vào chiếc cần sắt của chiếc Vespa, kéo ngược chiếc Vespa lên và dựng chiếc Vespa ngay trước cửa bar. Hắn chưa kịp bỏ đi, thì người cảnh sát đứng bên kia đường thổi còi và ngoắc tay làm hiệu cho hắn phải dắt chiếc xe đi chỗ khác.

Hắn đâm ra lúng túng, và trong lúc hạ cần xe xuống, hắn làm đổ chiếc Vespa. Hắn hì hục dựng chiếc Vespa lên. Người cảnh sát bên kia đường lại thổi còi. Hắn đâm ra hốt hoảng. Chiếc Vespa trở nên quá nặng đối với hắn. Hắn sẽ phải dựng chiếc xe lên. Hắn sẽ phải dắt chiếc xe đi chỗ khác. Và hắn chợt nhớ tới quả mìn. Quả mìn sẽ nổ banh xác hắn.

Hắn không kịp nghĩ thêm gì nữa. Hắn rầm chạy. Hắn chạy ngược về phía tiệm sơn mài Thành Lễ. Mấy người cảnh sát bên kia đường rút súng, huýt còi đuổi theo. Và hắn đã bị bắt. Khoảng 20 phút sau, nhân viên cảnh sát lục soát chiếc xe Vespa và đã tìm thấy quả mìn. Theo phúc trình của cảnh sát, thì bộ phận nổ chậm bị hư, nếu không, quả mìn đã nổ vào lúc 5 giờ 50 phút, nghĩa là lúc hắn đang lúng túng với chiếc xe Vespa. Theo hồ sơ, hắn nhận hết tội, tại Công An cũng như tại An Ninh Quân Đội, và không một lần nào phản cung. Hắn có vợ và một đứa con trai 10 tháng.

Tôi đọc hồ sơ rất chậm, chờ đợi ở hắn một phản ứng, một cử chỉ, một lời nói. Nhưng tôi đã đọc hết dòng chót, mà hắn vẫn ngồi im, mặt cúi gầm xuống đất. Có lẽ hắn không nghe tôi đọc.

Tôi muốn hỏi hắn về những điểm trong hồ sơ, nhất là về tên Tư nào đó. Nhưng nhân viên nhà lao đã bước vào cho tôi biết chỉ còn đúng 5 phút với hắn. Tôi nhìn ra ngoài, thở dài. Vạt sân đã hết nắng. Khi xốc hồ sơ bỏ vô cặp, tôi vô ý làm rớt tấm ảnh của thằng con trai tôi mới được 8 tháng. Tôi chợt nhớ ra: hắn cũng có một đứa con trai trạc tuổi đó. Tôi liền hỏi: ” Từ ngày em bị bắt, em đã gặp con chưa? “. Hắn nhìn tôi rất nhanh, đôi mắt vụt trở nên khẩn thiết. Tôi lại hỏi: ” Em có muốn gặp vợ con em không? “.

Hắn túm tím miệng, nuốt nước bọt cái ực, rồi nói một cách vội vàng: ” Ông có giúp tôi được không? “. Tôi gật. Lúc đó hắn mới cho tôi biết: theo lời khuyên của tên Tư, một tuần trước khi đặt chất nổ, hắn đã cho vợ con về sống với quê ngoại ở Mỏ Cày. Hắn hy vọng vợ hắn đọc báo đã biết tin hắn bị bắt và đã đem con lên Sài Gòn ở với người chú. Hắn cho tôi hai địa chỉ ở miệt Cầu Ông Lãnh, và xin tôi làm mọi cách để vợ con hắn vào thăm hắn trong tù. Hình như hắn muốn nói nhiều nữa, nhưng nhân viên nhà lao đã bước vào đem hắn đi. Hắn bỗng nắm chặt bàn tay tôi, cánh tay run run. Hắn nhìn tôi, và tôi thấy mắt hắn ướt.

Chiều hôm ấy, khi ra khỏi nhà lao, tôi lái xe thẳng đến khuôn viên nhà thờ Đức Bà, gửi xe cho một đứa bé, rồi thuê xích lô đạp về chợ Cầu Ông Lãnh. Tối mịt, tôi mới ra về. Tôi không tìm thấy vợ con hắn.

Trưa hôm sau, tôi viết hai lá thư, một cho người chú, một cho vợ hắn, báo tin ngày tòa xử và nhắn vợ hắn đến văn phòng tôi để làm thủ tục xin giấy đi thăm nuôi chồng. Ký xong bức thư, tôi vào nhà lao báo cho hắn biết về cuộc tìm kiếm của tôi. Nhưng tôi không được gặp hắn: hắn đã bị trả về An Ninh Quân Đội để bổ túc hồ sơ. Từ hôm đó đến ngày xử, tôi không có dịp gặp hắn nữa.

Hôm tòa xử, tôi đi rất sớm. Mới 8 giờ sáng tôi đã có mặt ở bến Bạch Đằng. Khi lái xe vào cổng tòa án Mặt Trận, tôi thấy một thiếu phụ ôm con ngồi nép ở lối đi, bên cạnh một cái lẵng mây. Không hiểu sao tôi nghĩ đó là vợ hắn. Tôi đỗ xe trong sân tòa án, rồi đi bộ ra cổng gặp người thiếu phụ. Tôi hỏi ngay: ” Chị là vợ anh Đang? “. Thiếu phụ gật. Tôi hỏi: ” Chị được tin hôm nào? “.

Thiếu phụ cho biết: khi đọc báo biết tin chồng bị bắt, chị muốn lên Sài Gòn ngay, nhưng vì đứa con đau nặng, nên ông bà già không cho đi. Cách đây bốn hôm, chị nhận được thư của người chú báo tin ngày tòa xử, vả lại đứa con cũng đã gần hết bịnh, nên ông bà già cho đi.

Tôi nhìn đứa bé nằm ngủ trong lòng mẹ. Da nó xanh mét. Thỉnh thoảng nó cựa mình rên khe khẽ, người mẹ lại vỗ nhẹ lên người nó để ru. Chị ta hỏi tôi: ” Thưa ông, liệu ảnh có việc gì không? “. Tôi không tìm được câu trả lời. Tôi nhìn đứa bé rồi hỏi: ” Cháu được mấy tháng? “. Chị ta trả lời: ” Con sanh cháu được 10 tháng thì ảnh bị bắt “.

Bỗng có tiếng còi hụ và tiếng người nhốn nháo. Tôi nhìn về phía đường Bạch Đằng. Một chiếc xe nhà binh đang trờ tới. Đó là xe chở tội nhân. Những người đứng dưới đường vội vàng dạt ra hai bên để cho xe quẹo vào cổng tòa án. Khi chiếc xe đi ngang qua, tôi nhìn thấy hắn, và người vợ cũng nhìn thấy chồng. Chị ta vội vã đứng lên, một tay xách chiếc lẵng mây, một tay ôm con, lễ mễ chạy vào trong sân tòa.

Đoàn tội nhân đã xuống khỏi xe, đứng xếp hàng giữa sân tòa. Hắn đứng ở hàng chót, ngơ ngác nhìn quanh như tìm kiếm. Vợ hắn gọi lớn: ” Anh hai, em và con đây nè “. Hắn quay mặt về phía tiếng gọi, và khi trông thấy vợ hắn, hắn giơ hai tay bị còng lên như muốn ôm ghì một hình bóng. Vợ hắn đứng cách xa hắn chỉ một khoảng sân nhỏ.

Chị ta bỏ chiếc lẵng mây xuống đất, ôm con xăm xăm chạy về phía hắn. Nhưng người lính đã ngăn chị ta lại, rồi ra lệnh cho đoàn tội nhân đi vào hành lang. Đây là một lối đi lộ thiên, nằm giữa hai bức tường của hai dãy nhà quay lưng vào nhau. Người ta dùng chỗ đó để tạm giữ tội nhân, trong khi chờ tòa gọi tội nhân ra trước vành móng ngựa.

Hắn ngồi hàng chót, nép vào chân tường. Tay hắn đã được mở còng. Vợ hắn lễ mễ ôm con lại gần. Người lính định cản lại, nhưng thấy tội nghiệp, nên đã để cho đi qua.

Tôi chỉ kịp trông thấy người đàn bà ngồi thụp xuống đất bên cạnh người chồng rồi khóc nức nở. Hắn không khóc, mở to mắt nhìn về trước mặt, một tay để lên vai vợ, một tay vuốt tóc con. Lúc sau người vợ lấy vạt áo lau nước mắt, rồi lấy ở trong lẵng ra một xị nước ngọt đựng trong túi nylon đưa cho chồng: ” Anh uống đi cho đã khát, em có mua cho anh ổ bánh mì thịt ở trong lẵng “.

Hắn rời tay khỏi vai vợ, đỡ lấy túi nước ngọt đưa lên môi, nhưng tay kia vẫn sờ trên mình đứa con, đôi mắt dịu hẳn xuống. Trong một lúc tình cờ, hắn ngẩng đầu lên. Hắn nhìn thấy tôi đứng bên kia tường. Tôi giơ tay làm hiệu chào hắn.

Chỉ còn độ một hai giờ nữa, tòa sẽ kêu đến vụ hắn. Tôi muốn nói chuyện với hắn. Nhưng tôi không nỡ làm bận rộn cuộc xum họp mà tôi linh cảm là cuộc xum họp lần chót. Tôi thở dài ái ngại, rồi bỏ đi ra phía sân tòa. Thời gian như chậm lại. Hắn, con hắn, vợ hắn, lởn vởn trong đầu tôi. Làm thế nào để cứu hắn khỏi chết? Làm thế nào để tòa án hiểu rằng: hắn, cũng như Nguyễn Văn Trỗi, cũng như bao thanh thiếu niên khác, chỉ là nạn nhân đáng thương của một hệ thống đểu cáng và vô nhân đạo nhất lịch sử loài người.

Mãi mười một giờ trưa, tòa mới kêu đến tên hắn. Hắn từ hành lang đi ra, bên cạnh hai người lính. Vợ hắn lễ mễ ôm con theo từ đằng xa, rồi ngồi xuống một chiếc ghế cuối phòng xử. Phòng xử hôm đó đông nghẹt dân chúng. Bên ngoài, trời oi ả như sắp có cơn dông.

Trước vành móng ngựa, hắn nhỏ bé và non nớt hơn cái hôm tôi gặp hắn trong nhà lao. Da hắn xanh mướt, và nét mặt thản nhiên. Tôi đến bên hắn, hắn quay lại nhìn tôi một thoáng rồi lại nhìn thẳng đàng trước mặt. Không khí nặng nề. Cả phòng xử im lặng. Ông chánh thẩm hỏi lý lịch, rồi truyền cho hắn trở về ghế bị can để nghe bản cáo trạng.

Tôi cũng từ vành móng ngựa đi theo xuống ngồi bên cạnh hắn. Hắn xích lại gần, như để tỏ lòng biết ơn. Viên lục sự bắt đầu đọc bản cáo trạng, tiếng ông ta vang lên đều đều. Cả tòa, từ ông chánh thẩm, ủy viên chính phủ, đến công chúng ngồi dưới, đều lắng tai nghe. Chỉ có hắn là không. Hắn nhìn đăm đăm đàng trước mặt, như đang suy nghĩ. Có lẽ hắn nghĩ tới vợ con hắn. Một lần, tôi chợt thấy hắn quay đầu lại nhìn xuống cuối phòng xử, như muốn tìm xem vợ con hắn ngồi ở đâu. Bỗng nhiên, mặt hắn biến sắc, tay hắn run run, đầu cúi rầm xuống.

Viên lục sự đã đọc xong bản cáo trạng. Hắn rời ghế bị can, rồi cùng tôi bước lên vành móng ngựa.

Ông chánh thẩm hỏi: ” Anh đã nghe bản cáo trạng. Anh bị cáo về tội phản nghịch và mưu sát. Anh có nhận tội không? “. Hắn gật đầu.

– Anh có thể kể lại cho tòa nghe tất cả sự việc từ đầu đến cuối không?

Hắn nhìn ông chánh thẩm, nhìn bồi thẩm đoàn, nhìn ủy viên chính phủ, nhìn tôi, rồi lắc đầu.

Ông chánh thẩm lại hỏi: ” Có phải anh đã đỗ chiếc Vespa trước cái bar Mỹ? “. Hắn gật.

– Anh có biết chiếc Vespa có chất nổ không?

Hắn gật.

– Anh đỗ chiếc Vespa trước cửa bar, để phá cái bar đó, có phải không?

Hắn gật.

– Tên Tư bao nhiêu tuổi, vóc dáng như thế nào?

Hắn đứng im không trả lời.

Ông chánh thẩm nhìn tôi, tôi nhìn ông ta. Một bên ở vào cái thế khó xử, một bên ở cái thế khó cãi. Đại tá Ủy viên Chính Phủ bỗng quát lớn: ” Tại sao bị can không trả lời? “. Hắn ngước mắt nhìn ủy viên chính phủ, rồi đứng im như pho tượng.

Khi tòa trao lời cho ủy viên chính Phủ chính thức đặt câu hỏi, thì ủy viên chính phủ nhún vai, như muốn nói với tòa rằng ông không có gì để hỏi một bị can chỉ biết gật với lắc đầu. Nhưng chỉ một vài giây sau, ông nói như hét: ” Thằng Tư, tên thật nó là gì. Địa chỉ nó ở đâu? “. Hắn lại nhìn ủy viên chính phủ rồi im lặng. Một lần nữa, ủy viên chính phủ lại nhún vai và làm cái cử chi quen thuộc để tòa hiểu rằng ông ta không còn gì để hỏi nữa.

Đến lượt tôi đặt câu hỏi. Tôi hỏi hắn: ” Khi bị lấy cung tại Công An và An Ninh Quân Đội, em có bị tra tấn hoặc bị hăm dọa không? “. Hắn lắc đầu. Tôi lại hỏi: ” Em có hối hận vì đã trót nghe lời dụ dỗ của tên Tư không? “. Hắn cúi gầm mặt xuống lắc đầu.

Tôi đã đưa ra hai cây sào để cứu hắn. Không ngờ hắn đã từ chối không nắm lấy và hình như còn thích thú để cho nước cuốn trôi đi. Nước mắt người vợ và tình thương con đã không làm hắn thay đổi. Một đời luật sư, tôi từng ngang dọc trong những vụ kiện lớn của chế độ, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy mình bất lực như hôm nay.

Ủy viên Chính Phủ đứng lên buộc tội. Trong 15 phút hùng biện, ông gay gắt lên án bị can. Ông nhấn mạnh đến trường hợp quả tang phạm pháp, đến bản chất của tội trạng (phản nghịch và mưu sát) và sự ngoan cố của bị can. Ông kết luận: ” Trong cuộc đấu tranh chống lại bọn cộng sản ” kẻ thù của dân tộc ” chúng ta cần phải nghiêm trị những bọn phá hoại, những tên cán bộ nằm vùng, những tên đặc công khủng bố giết người không gớm tay.

Nếu hôm đó quả mìn nổ, bao nhiêu dân chúng qua đường đã bị chết thảm, bao nhiêu người dân vô tội đã bị què cụt đui mù… “. Ông yêu cầu tòa lên án tử hình. Tòa trao lời cho tôi. Trách nhiệm của tôi quá lớn, và nhiệm vụ của tôi quá khó khăn. Tôi biện hộ cho một bị can phạm tội phản nghịch và mưu sát với trường hợp gia trọng. Bị can ấy nhận tội tại Công An, tại An Ninh Quân Đội, và trước tòa án.

Bị can ấy từ đầu đến cuối không lúc nào phản cung. Bị can ấy từ chối không trả lời tòa án, không trả lời ủy viên chính phủ, không trả lời luật sư. Bị can ấy im lặng tuyệt đối, như để bảo mật cái tổ đặc công giết người của hắn, theo một mệnh lệnh… Giọng tôi trầm trầm. Tôi nói, hình như không phải cho tòa nghe, mà cho chính tôi nghe. Tôi nói, để cố trả lời cho những câu hỏi mà chính tôi đang thắc mắc.

Tại sao hắn không có một lời để tự bào chữa? Tại sao hắn đã nhận tội một cách thản nhiên, và không một lần nào phản cung, trong hồ sơ cũng như trước tòa án? Hắn là một tên đặc công bị bắt quả tang trong khi đặt chất nổ, chắc chắn hắn đã bị tra tấn của công an trong khi lấy cung. Tại sao hắn không nói điều ấy ra trước tòa? Và tên Tư? Tên Tư là ai? Tại sao hắn lại im lặng không chịu cung khai về tên Tư? Tại sao hắn lại từ chối không trả lời những câu hỏi có lợi cho hắn?

Không ai muốn chết. Không ai muốn bị hành hình. Không ai muốn bị đập chết như một con chó ở góc tường, như những nhân vật trong tiểu thuyết Kafka. Huống chi, hắn mới 21 tuổi, có vợ, có con, và thương vợ thương con. Thế thì tại sao hắn lại im lặng? Chỉ có một câu trả lời. Hắn bị quyến rũ phạm tội ác, và sau khi bị bắt, hắn vẫn bị theo rõi. Hắn sợ vợ con hắn bị trả thù, hắn đã phải im lặng, tuyệt đối im lặng.

Biết đâu trong phòng xử hôm nay, lại không có tên Tư nào đó đang ngồi theo rõi hắn. Hướng về phía ông Ủy viên Chính Phủ, tôi nói như tâm sự: ” Tôi đồng ý với ông là chúng ta, những người quốc gia, phải thẳng tay trừng trị, nếu cần, phải giết những tên đặc công gian manh, những tên cán bộ khát máu, những tên đặc công giết người không gớm tay. Nhưng trong hiện vụ, tôi không nghĩ bị can là một tên cộng sản gian manh, một tên cán bộ khát máu, một tên giết người không gớm tay. Và đây là điểm cực kỳ quan trọng: quả mìn hôm ấy đã không nổ “.

Kết luận, tôi yêu cầu tòa khoan hồng. Bị can mới hai mươi mốt tuổi, chưa hề can án, có vợ còn trẻ và con còn nhỏ, vì vậy đáng được hưởng sự khoan hồng của luật pháp.

Sau lời biện hộ của tôi, tòa hỏi hắn: ” Luật sư đã biện hộ cho anh rồi. Anh có quyền nói lời chót. Anh muốn nói gì không? “. Hắn lắc đầu. Tòa ngưng xử, bước vào phòng để nghị án.

Khoảng một giờ sau, tòa trở lại tuyên án: tử hình. Lập tức, hắn bị còng tay mang đi. Lúc đó, đã quá trưa, những đám mây đen từ đâu kéo về bao kín cả một góc trời đã mất ánh sáng. Dân chúng kéo nhau ra về. Tôi xách cặp đi ra xe như người mất hồn. Khi lái xe qua cổng tòa án, tôi thấy vợ hắn ôm con ngồi khóc. Tôi về văn phòng, viết đơn xin ân xá cho hắn. Đây chỉ là thủ tục tòa án, nhưng tôi đã làm với tất cả sự cẩn trọng của một lễ nghi tôn giáo. Tôi muốn cứu hắn khỏi chết. Vì nhân đạo. Vì nghề nghiệp. Và cũng vì trường hợp cá biệt của hắn.

Hắn khác Nguyễn Văn Trỗi. Nguyễn Văn Trỗi khóc lóc van xin trước tòa, và sau khi bị tòa lên án tử hình, Trỗi đã hô lớn ” Hồ Chí Minh muôn năm “. Hô xong lại khóc, lại van xin. Còn hắn, hắn nín thinh. Không khóc lóc, không van xin, không hô khẩu hiệu.

Hắn khác Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Hữu Thọ huênh hoang và cao ngạo trước tòa. Hắn chịu đựng, nhẫn nhục, đến độ gần như khắc kỷ. Tôi nghĩ đến con chó sói trong bài thơ ” La Mort du Loup ” của thi hào Vigny.

Ba tháng đã trôi qua. Bức thư của tòa án Mặt Trận mà trung sĩ Ân đưa cho tôi chiều hôm nay chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ đánh máy: ” Trân trọng báo để luật sư tường: đơn xin ân xá của Trần Văn Đang đã bị bác. Ngày mai, hồi 5 giờ sáng, bản án tử hình sẽ được thi hành. Nếu luật sư muốn hiện diện nơi hành quyết, thì xin có mặt tại khám Chí Hòa vào lúc 4 giờ sáng. Trân trọng “.

Suốt đêm, tôi trằn trọc không ngủ, đầu óc lởn vởn khuôn mặt của hắn, và hình ảnh của hắn ngồi trong hành lang tòa án, một tay để lên vai vợ, một tay sờ lên mình đứa con. Chưa đầy 3 giờ sáng, tôi đã thức dậy, đi vào khám Chí Hòa. Tôi bước vào phòng đợi, đã thấy một nhà sư gầy gò mặc nâu sòng đang ngồi lần chuỗi hạt.

Viên quản đốc nhà lao cho tôi biết: nhà sư đã đến trước tôi cả nửa giờ. Lát sau, một linh mục béo tốt bước vào, trong bộ quân phục thiếu tá tuyên úy. Bốn giờ ba mươi phút, ủy viên chính phủ đến. Rồi đoàn người, gồm viên quản đốc nhà lao, ủy viên chính phủ, luật sư, và hai vị tuyên úy, lặng lẽ đi vào một căn phòng rộng. Thường nhật, đây là chỗ điểm danh tội nhân. Hắn đã ngồi đó từ bao giờ, bên cạnh cái bọc quần áo. Ánh sáng vàng bệch của ngọn đèn cáu bụi trên trần nhà phả xuống bốn bức tường trắng xóa.

Tôi chợt có ý nghĩ kỳ lạ là đang bước vào căn nhà xác của bệnh viện. Đoàn người tiến lại gần hắn. Hắn đứng dậy, đôi mắt như dò hỏi. Một phút im lặng, dài như một ngày. Đại tá ủy viên chính phủ trịnh trọng nói với hắn: ” Anh hãy cam đảm lên, và nghe tôi đọc “.

Rồi ông lớn tiếng đọc bản án tử hình và bản quyết định bác đơn xin ân xá của hắn. Hắn cúi đầu nhìn xuống sàn nhà, đôi mắt mở to. Người hắn run lên. Nhưng chỉ giây lát, hắn lấy lại bình tĩnh. Hắn hỏi: ” Bao giờ người ta xử tôi? “. Viên quản đốc nhà lao để tay lên vai hắn: ” Ngay sáng hôm nay, trước khi mặt trời mọc “. Rồi ông thân mật nói với hắn: ” Bây giờ em muốn ăn uống gì không, khám đường sẽ chu tất cho em ? “. Hắn lắc đầu.

Lúc đó, không ai bảo ai, mỗi người nói với hắn một vài câu an ủi. Không khí trở nên thân mật và âu yếm như trong một cuộc tiễn đưa. Riêng tôi chỉ nhìn hắn, tôi muốn nói chuyện riêng với hắn; đó là quyền của tôi, quyền của luật sư biện hộ. Ủy viên chính phủ đồng ý, và cho tôi biết: tôi có 5 phút. Rồi đoàn người bước ra khỏi phòng, để một mình tôi với hắn. Người cuối cùng đã bước ra khỏi phòng. Hắn nắm lấy tay tôi, và nhìn tôi rất lâu, đôi mắt ướt sũng. Tôi hỏi: ” Em có muốn nói nhắn với vợ em điều gì không? “.

Hắn suy nghĩ giây lát, rồi nói: ” Em bị chúng nó lừa. Luật sư có gặp vợ em, thì bảo đừng ở dưới vườn nữa, và nuôi lấy con “. Tôi hỏi: ” Em chết, có điều gì oán hận không? “. Hắn không trả lời. Tôi an ủi hắn: ” Người ta, ai cũng phải chết một lần, đời sau mới là quan hệ. Em theo đạo nào? “. Tôi là người Công giáo. Tôi ước ao hắn dành một vài phút để nghĩ đến Thượng Đế và tình thương bao la của Người.

Nhưng ủy viên chính phủ đã bước vào nói nhỏ: ” Luật sư hết giờ rồi “. Rồi ông thân mật hỏi hắn: ” Ở đây có hai vị tuyên úy em muốn nói chuyện với ai? “. Hắn nhìn nhà sư mặc áo tu hành, hắn nhìn vị linh mục mặc quân phục thiếu tá, rồi xin được nói chuyện với nhà sư.

Tôi cúi đầu theo ủy viên chính phủ và vị linh mục đi ra một góc phòng. Nhìn về phía hắn, tôi thấy nhà sư cúi đầu tụng kinh, và hắn cũng cúi đầu như lắng tai nghe kinh. Khoảng khắc, nhà sư ngẩng đầu lên, đặt tay lên vai hắn, trong một cử chỉ vỗ về bao dung. Lúc đó, đồng hồ trên tường chỉ đúng 5 giờ sáng, giờ khởi hành. Người ta xúm lại chung quanh hắn, mỗi người nói với hắn một câu chân tình.

Hắn như chợt nhớ ra, xin phép được thay quần áo. Một cảnh sát viên chạy lại cầm cái bọc quần áo đưa cho hắn. Hắn mở bọc, lấy ra một chiếc sơ mi cụt mầu xám, và một chiếc quần vải dragon đen đã bạc mầu.

Thay xong quần áo, hắn xin một điếu thuốc. Viên quản đốc nhà lao mỉm cười, rút trong túi ra một bao thuốc lá Ách Chuồn. Ông ta trịnh trọng lấy ra một điếu, dộng dộng trên ngón tay cái, rồi đưa cho hắn. Hắn ngậm điếu thuốc, và được viên quản đốc châm lửa. Lúc đó, nhân viên an ninh đến. Hắn ngoan ngoãn đưa hai tay chụm ra đằng trước để người ta còng.

Rồi đoàn người lặng lẽ đi ra. Hắn đi đầu, thản nhiên bước qua từng đợt cửa, thỉnh thoảng dùng hai tay còng đưa điếu thuốc lên môi. Khi đoàn người ra tới sân nhà lao, điếu thuốc gần lụi, và hắn buông rơi xuống đất. Hắn bước lên chiếc xe bít bùng, đầu hơi cúi xuống. Cửa xe đóng sập lại. Tôi lên xe riêng, lái thật nhanh ra khỏi nhà lao.

Chiếc xe của tôi lầm lũi đi trong đêm, ánh đèn pha chiếu dài cả con đường Hòa Hưng, rồi đường Lê Văn Duyệt. Thành phố Sài Gòn đang trở mình thức giấc, một vài gánh hàng đi nép bên lề đường. Và đó đây, có tiếng động cơ quen thuộc của những chiếc xe Lam dậy sớm.

Tới bùng binh chợ Bến Thành, tôi đã thấy một đám đông bu quanh vùng ánh sáng của pháp trường cát. Những phóng viên ngoại quốc chạy nhốn nháo, với máy ảnh và máy quay phim. Cảnh sát chận xe tôi lại. Khi nhìn thấy chiếc áo đen của tôi, họ dẹp đám đông cho xe tôi tiến vào. Tôi đỗ xe sát chân tường Nha Hỏa Xa, cách pháp trường cát độ 30 thước. Những ngọn đèn pha cực mạnh đã được đặt tại đó chiều hôm trước. Tất cả đều chiếu vào pháp trường cát, tạo nên một vùng ánh sáng rợn người. Một chiếc cọc đen đứng cô đơn, đằng sau là những bao cát chất thành vòng cung. Cách đó 3 thước, là chiếc quan tài đậy nắp, trên nắp có một tấm vải trắng. Xa nữa là chiếc xe chữa lửa.

Tôi đứng trong vòng ánh sáng chưa được 10 phút thì nghe tiếng còi hụ. Người ta chạy nhốn nháo. Tôi háy mắt nhìn về phía tiếng còi hụ, thì thấy đoàn xe chở tội nhân đang tiến tới. Chiếc xe bít bùng đỗ lại bên lề đường. Lát sau hắn bước xuống khỏi xe. Tôi vội choàng lên người chiếc áo đen, chạy ra với hắn. Hắn và tôi đi đầu, theo sau là đoàn áp giải. Hắn bước đều đều, mặt cúi xuống đất. Dân chúng bu nghẹt chung quanh, chỉ chừa một lối đi được ngăn giữ bằng hàng rào an ninh. Bây giờ chúng tôi đã bước vào vùng ánh sáng.

Hắn bỗng ngửng đầu lên, và đứng khựng lại. Người lính đằng sau lấy tay đẩy nhẹ vào lưng hắn, hắn lại tiếp tục bước đi. Tôi đoán chiếc quan tài và chiếc khăn liệm đã làm hắn khựng lại. Hình ảnh trung thực của chiến tranh không được tìm thấy ở chiến trường ” da ngựa bọc thây “, mà được tìm thấy trong các bệnh viện, nơi đó có những hình hài cụt chân cụt tay, những đống thịt bầy nhầy, những hố mắt sâu thẳm, những cuốn băng bê bết máu, và những tiếng rên rỉ đau đớn. Và hình ảnh trung thực của cái chết vẫn là chiếc quan tài, tấm khăn liệm và những người thân yêu tiễn đưa.

Bây guờ, hắn và tôi đã bước vào trong vòng những bao cát. Người ta mở còng, rồi giữ ghì lấy hai cánh tay hắn, đẩy hắn dựa lưng vào chiếc cọc sắt. Hai cổ chân hắn bị cột chặt vào thân cọc, hai cánh tay hắn bị kéo ngược ra đằng sau, cột ngược vào một cái cọc ngang. Chiếc cọc ngang này hơi cao, hắn phải kiễng chân lên. Hắn nhăn mặt kêu đau. Tôi nói với viên sĩ quan: ” Đằng nào tội nhân cũng sắp chết, ông nên cho hạ thấp chiếc cọc ngang xuống, kẻo máu bị ngừng ở nơi nách, tội nghiệp “. Viên sĩ quan gật đầu, hạ thấp chiếc cọc ngang xuống.

Hắn nhìn tôi, và lần đầu tiên hắn nói: ” Cám ơn luật sư “. Lúc đó, đội hành quyết đã sắp hàng chỉnh tề, chỉ còn đợi sĩ quan Quân Trấn Trưởng của Quân khu Sài Gòn đến là khởi sự. Một phút, hai phút, rồi ba phút… Cả pháp trường im lặng, trong sự đợi chờ và trong ánh sáng chói chang.

Chỉ còn mình tôi đứng bên cạnh hắn. Hắn bỗng trăn trối: ” Em đã bị chúng nó lừa. Luật sư nhớ bảo vợ em đừng ở dưới vườn, đừng nghe theo chúng nó và gắng nuôi con “. Tôi gật đầu. Hắn nấc lên: ” Con ơi, Cảnh ơi, Cảnh ơi “. Tiếng nấc của hắn làm tôi mủi lòng.

Tôi để tay lên vai hắn, định an ủi, nhưng cổ họng bị tắc nghẽn. Tôi chợt nghĩ đến linh hồn hắn. Tôi thì thầm bên tai hắn: ” Em hãy ăn năn hối cải, và cầu xin Chúa giúp em chết lành. Em chết, nhớ phù hộ cho vợ con em “. Hắn lại nấc lên: ” Con ơi, con ơi, Cảnh ơi, Cảnh ơi “. Lúc đó, có tiếng còi hụ. Quân Trấn Trưởng đến. Đội hành quyết đứng nghiêm.

Người ta bịt mắt hắn. Hắn vẫn nấc, vẫn gọi tên con. Có tiếng lên đạn đàng sau lưng tôi. Ủy viên chính phủ nói lớn: ” Xin ông luật sư đứng tránh xa ra một bên “. Tôi đi giật lùi ngang về phía bên trái, mắt không rời hắn. Miệng hắn vẫn lắp bắp gọi tên con. Một tiếng hô. Một loịat đạn nổ. Đầu hắn ngoẹo xuống, gục về bên trái. Máu từ trong người hắn chảy róc xuống đùi, xuống chân, rồi bò ngoằn ngoèo trên lề đường.

Viên đội trưởng hành quyết tiến lại, nắm tóc kéo ngược đầu hắn về phía sau, dí khẩu súng lục vào màng tang bên trái của hắn, bắn phát súng ân huệ. Một tiếng ” đẹt ” khô khan. Người ta vội vàng liệm xác hắn, và chiếc vòi nước của chiếc xe chữa lửa vội vã phụt sạch những vết máu trên lề đường. Phương Đông, chân trời đã bắt đầu hừng đỏ.

Tối hôm đó, đài phát thanh Hà Nội mặc niệm hắn, hết lời ca tụng cái chết anh hùng của hắn. Đài phát thanh Hà Nội nói rõ ràng: từ lúc bị trói vào cọc cho đến lúc bị hành quyết, hắn đã noi gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, không ngớt đả đảo Mỹ Ngụy và hô to khẩu hiệu ” Hồ Chí Minh muôn năm “.

Nguyễn Văn Chức

Chú thích (của luật sư Nguyễn Văn Chức):

Dưới đây là những chi tiết liên quan đến vụ Trần Văn Đang. Bị can sinh năm 1942 tại Vĩnh Long, bị bắt ngày 30 tháng 3 năm 1965 trong khi đặt chất nổ, bị đem ra tòa án Mặt Trận hai tuần sau, và bị bắn tại pháp trường cát bùng binh chợ Bến Thành sáng ngày 21 tháng 6 năm 1965.

Chánh thẩm xử án là đại tá Phan Đình Thứ (tức Lam Sơn), linh mục tuyên úy Công giáo tên Thông, nhà sư tuyên úy Phật giáo là đại đức Sĩ. Quân Trấn Trưởng là đại tá Giám.

Nguyễn Văn Trỗi bị bắt ngày 9 tháng 5 năm 1964, trong lúc đặt bom ở gầm cầu Công Lý, chờ ám sát phái đoàn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mc Namara. Y bị toà án Vùng 3 Chiến Thuật xử tử hình. Trước toà, y khóc lóc, chửi bọn xúi y đi ôm bom là bọn ” chó đẻ “, và xin toà tha tội. Khi toà tuyên án tử hình, y hô to Hồ Chí Minh muôn năm. Hô xong y lại khóc và xin toà tha.

****Năm 1993, tôi (luật sư Nguyễn Văn Chức) có đọc cuốn ” Chung Một Bóng Cờ ” do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia (Hà Nội) ấn hành, gồm những bài viết của Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng… Cuốn sách đã dành một trang để nói về cái chết của Anh Hùng Trần Văn Đang. Xin trích một vài dòng cuối: ” Sáng ngày 21 tháng 6 năm 1965 lúc 5 giờ 52 phút, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đem anh ra xử bắn tại pháp trường cát, với hy vọng có thể khủng bố được tinh thần nhân dân Sài Gòn. Nhưng chúng đã lầm. Trước đông đảo đồng bào và phóng viên trong và ngoài nước đang tụ tập dọc đường Hàm Nghi và chợ Bến Thành, vừa bước xuống xe, Trần Văn Đang dõng dạc nói lớn: Hỡi đồng bào chợ Bến Thành, hỡi đồng bào Sài Gòn thân yêu, tôi là Trần Văn Đang đây, chiến sĩ giải phóng, tôi đánh Mỹ để giải phóng dân tộc… Đả đảo đế quốc Mỹ… đả đảo tập đoàn tay sai bán nước. Ngay sau khi súng đã nổ, anh vẫn không ngừng hô to Hồ chủ tịch muôn năm, đả đảo đế quốc Mỹ ” (trích trong Chung Một Bóng Cờ, trang 886-887).

https://www.youtube.com/watch?v=KsE2pyIq-XM

Tử Hình Khủng Bố Việt Cộng Trần Văn Đang tại Pháp Trường Cát Saigon ngày 22/6/1965

TRUYỆN NGẮN : Nếu có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em!

 From: Facebook Nguyễn Xuân Thu

TRUYỆN NGẮN : Nếu có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em!
( Bạn sẻ khóc khi đọc câu chuyện này….)

Anh một chàng sinh viên nghèo. Làm thêm vất vả để kiếm thêm tiền trang trải học phí. Em tiểu thư cành vàng lá ngọc con nhà giàu có khá giả, gia đình có tới mấy osin. Lần đầu tiên về quê đến cây tỏi tây và cây hành em cũng không phân biệt được

Anh gặp em lần đầu tiên trong ngày khai giảng. Em đứng đó vui cười với đám bạn, mải mê làm đổ cốc coca lên váy trắng. Ngượng ngùng anh đưa em áo khoác che vết loang . Giây phút ấy em mãi không quên anh .

Bốn năm học đại học, em muốn giúp anh nhiều lắm, muốn cuộc sống anh đỡ vất vả vì phải vừa học vừa làm. Đưa tiền anh đâu có nhận, anh nói anh không làm được cho em thì thôi…

Tốt nghiệp, đáng lẽ chia tay, chỉ là tình yêu thời đại học thôi mà. Nhưng em đã quyết định theo anh. Gia đình em phản đối quyết liệt, nhưng em vẫn chọn cho mình người đàn ông của cả cuộc đời

Nên vợ nên chồng, về quê sống trong căn nhà tồi tàn của anh. Rồi em mang thai, nhiều khi trái gió trở trời người đau ê ẩm. Anh thương em, đông cũng như hè đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ

Thế rồi trong một tai nạn xe, anh liệt đôi chân. Nằm một chỗ ở nhà, tất cả mọi việc đều trông cậy vào em. Bố mẹ em thương đến đón em về nhưng em từ chối. Chữa bệnh cho anh em bán hết mọi thứ trong nhà, cuối cùng cũng hết. Bố mẹ em thấy con khổ lại cho tiền.

Cứ thế cuộc sống nghèo ở một vùng quê, em làm giáo viên, anh nằm nhà viết sách. Em đã trút bỏ hình ảnh lá ngọc cành vàng năm nào để trở thành người vợ đảm. Đi chợ mặc cả, quần áo bình thường, cân đo đong đếm còn tốt hơn những người phụ nữ khác

Bác sĩ bảo chồng bà không còn đi được nữa, nhưng em không tin, hàng ngày vẫn bóp chân cho anh , hi vọng một phép màu sẽ đến. Ngày ấy em nghe có một bác sĩ châm cứu giỏi. Em đèo xe 50km đưa anh đi châm cứu hai ngày một lần không kể ngày nắng ngày mưa ngày lạnh ngày nóng

Anh nhìn em khóc: Nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em nữa, em quá khổ vì anh

Một năm sau phép màu đến thật, chân anh hồi phục cũng là lúc anh nhận được giải thưởng quốc tế từ những cuốn sách anh viết. Không ai nghĩ sẽ có ngày hôm nay

Rồi họ mời sang Pháp thuyết trình ba năm, anh do dự, em nói: phải đi, cơ hội không đến hai lần.

Nhìn lại quãng đời, em đâu còn trẻ đẹp như xưa…Chồng, con, vất vả, thân hình gầy gò ốm yếu. Pháp là đất nước của tình yêu, nhiều người nói anh đi sẽ không trở lại. Em chỉ mỉm cười đáp lại: em và anh đã trải qua bao nhiêu sóng gió, vì một việc thế này em ko sợ mất anh.

Ba năm sau anh về, không báo trước, muốn dành cho em một sự bất ngờ. Nhưng vừa xuống xe anh đã thấy em đứng đó. Anh hỏi sao biết anh về mà ra đón, em trả lời: Em chờ ở đây mỗi ngày, chỉ cần là xe từ sân bay về là em không bỏ qua chuyến nào.

Anh chỉ khóc mà nói: nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em, tình yêu của em làm anh đau lắm đau lắm, tình yêu của em quá nhiều khổ đau…

Em đáp trả lời anh: tình yêu luôn luôn là khổ đau cay đắng. Tình yêu như một bông hoa sen, hoa sen đẹp nhưng nó có cái nhụy sen, hạt sen rất đắng. Nếu còn có kiếp sau, em sẽ vẫn muốn được yêu anh —

Sưu tầm

NEU CO KIEP SAU

 

Buổi điểm danh cuối cùng

Buổi điểm danh cuối cùng
Nguoi-viet.com
Tạp ghi Huy Phương

Ngày mới bước chân đến Mỹ, với tuổi mới trên 50, lo chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, tham gia niềm vui của con cháu mình và con cháu bạn bè, tháng nào chúng tôi cũng phải tham dự một hai tiệc cưới. Bây giờ suýt soát tuổi 80, sắp lên chức “cố,” cả năm không còn khăn áo chỉnh tề, lên xe “phó hội” ký tên vào sổ vàng, tươi cười đóng hụi chết, mà áo trắng, cà vạt đen, mặt mày buồn thảm đi viếng tang cũng khá nhiều.

(Hình minh họa: David McNew/Getty Images)

Bạn bè, đơn vị cũ, một thời chinh chiến hay là long nhong thời thơ ấu, ông thì nằm trong nhà hưu dưỡng đã hơn năm, ông thì đi gậy chống, walker hay ngồi xe lăn, ông thì đã thành tro bụi chứa trong cái hũ có khắc tên để trên chùa, hay ra nằm ngoài nghĩa địa với bia mộ đề tên!

Bây giờ không còn vào nhà hộ sinh để thăm cháu ra đời, hay chúc mừng hôn lễ của ai nữa, mà toàn đi nhà dưỡng lão, bệnh viện hay tang nghi quán!

Có người bạn mới gặp ở quán cà phê, tươi vui, yêu đời, vài hôm sau vừa nghe tin đột quỵ. Sau một vài tuần ở bệnh viện và trung tâm phục hồi trở về, bây giờ không còn nói được, tay chân lẩy bẩy, gặp nhau, ứa nước mắt, mà không khóc, sợ bạn buồn nản chí.

Trong nhà hưu dưỡng, đi thăm một người bạn khác, gặp một người bạn biến chứng tiểu đường, mắt đã mù, nằm ở đây đã bốn năm, còn nhớ tiếng nói của bạn mà mừng, nhưng không còn trông thấy nhau nữa. Rồi có người mang ống dẫn tiểu, có người mang tã, có người sống nhờ thức ăn chuyền thẳng vào bao tử, mà phải sống không chối từ, không thể dễ dàng chọn cái chết dù muốn chết.

Tôi cũng biết có trường hợp, anh nằm đây đã trên 10 năm, sau lần “tai biến.” Anh mở lớn đôi mắt nhìn tôi, anh nhớ tôi hay không, tôi không rõ, đôi mắt đờ đẫn, mệt mỏi, đầy những chịu đựng. Lần nào vào thăm anh, tôi cũng thấy chị ngồi đó, theo anh suốt một cuộc hành trình dài lâu, mà vẫn như đi một mình. Nhan sắc chị đã tàn phai, thân gầy như xác ve, sức tàn, lực kiệt. Chỉ sợ một ngày nào đó, chị ra đi, bỏ anh lại cho ai? Rồi một ngày, nghe tin anh mất, buồn, nhưng mừng cho chị, từ nay được giải thoát.

Nhưng chỉ ít lâu sau thôi, nghe tin chị cũng theo anh. Chút dầu còn lại trong cây đèn nhỏ đã cạn!

Tuần rồi vào bệnh viện thăm một thằng bạn thời niên thiếu, cái thuở bạn bè mùa Hè nào cũng rong chơi, tinh nghịch mà vô tư, có đêm ngủ lại nhà nhau, mà bây giờ nó nằm đó, hôn mê. Cũng một thời hạnh phúc, cũng một thời đau khổ, cũng vật vã trong chiến tranh, cũng tủi nhục trong tù đày, giờ này đâu còn gì vui buồn mang theo nữa. Thôi ra đi bình yên!

Những người lính cũ dự định tổ chức họp khóa, thời còn sung mãn, một năm một lần, bây giờ ba năm chưa muốn gọi nhau. Ngày trước tập họp vài ba trăm có dư, nay là vài ba chục cũng khó kiếm. Trong điện thoại, ở xa, có bạn nói thều thào không ra hơi, có anh điếc ù phải đeo máy, có người kêu than đau chân đi không nổi, thì làm sao mà họp khóa, điểm danh với anh em được. Ở gần thì đau mắt, không lái xe được, cũng có nhớ bạn thương bè, nhưng sức đã tàn, lực đã kiệt, cũng chẳng còn vui thú gì những lúc gặp gỡ anh em. Thôi đành một tiếng “xin lỗi” là xong!

Trước đó, thăm một anh bạn cùng khóa nhà binh, tuy già yếu, đau ốm trên giường bệnh, nhưng thấy còn lạc quan vui tươi: “Thế nào tháng sau, họp khóa, tôi cũng đến! Lâu quá không gặp anh em!” Lời hứa vui vẻ ấy không ngờ không bao giờ thực hiện được. Chúng tôi “họp khóa” năm ba thằng với anh tại nhà quàn trong ngày tiễn đưa. Rõ ràng là anh có hẹn với chúng tôi là anh sẽ đến, nhưng ở một nơi khác.

Hôm nay họp khóa, chị đã trở thành bà quả phụ, nhận bó hoa từ anh em, nhắc lại như một lời chia buồn. Lần “điểm danh” này, vắng mặt quá nhiều anh em, trong đó có anh. Vắng mặt có lý do – Miễn tố!

Quân số hôm nay đã hao hụt nhiều, phần lớn bất khiển dụng, hoặc được xếp loại 2, nhưng không bao giờ được bổ sung!

Chắc các bạn còn nhớ giờ điểm danh cuối cùng, hay là buổi chào cờ cuối cùng trong đơn vị vào cái Tháng Tư nghiệt ngã của đất nước, rồi anh em, mỗi người một nơi. Có anh em may mắn trôi giạt, sống sót đến xứ người, có người thất thân lâm cảnh tù đày. Đã có bao người chết trong trại tù hung hãn, bao nhiêu người chìm sâu xuống đáy biển oan khiên.

Bây giờ quê người lận đận, mà vẫn có đồng đội, rỗi công đi tìm người thất tán, tái cấu trúc, hay tái bố trí, gọi là đồng môn cùng quân trường, là khóa học, là binh chủng, là đơn vị! Họ gặp nhau, già yếu hơn xưa, tóc đã bạc phơ, câu chuyện ngày cũ, nhớ nhớ, quên quên. Họ gặp nhau mà nước mắt lưng tròng. Nhưng những lần tập họp thưa thớt dần, xa dần, mệt mỏi dần trong ngày tháng phai tàn.

Không phải là một lời nói bi quan, đây có thể là lần điểm danh cuối cùng. Ở tuổi ngoài bảy mươi, cuộc đời còn lại chỉ có thể tính bằng giờ. Nhiều đồng đội đã bỏ anh em đi xa, nhiều người đã không đến. Con số người mất cũng lớn bằng người còn. Răng, tóc, trí nhớ cùng với bạn bè đã bỏ chúng ta ra đi biền biệt.

Tướng MacArthur đã để lại một câu nói để đời: “Old soldiers never die; they just fade away” (Người lính già không chết; họ chỉ phai nhạt dần đi).

Tôi thích và yêu kính những người lính chết trận. Tôi không thích những người lính sống cũng như chết, sống như cái bóng ma. Phải có sự khác biệt của một người lính hy sinh trên chiến địa ngày xưa và một người lính cũ chết trong nhà dưỡng lão. Không thể coi họ như nhau.

Sống mà phai nhạt dần, cho đến một ngày nào đó, không ai còn nhớ đến mình nữa, thì cuộc đời này buồn biết mấy!

Mà thôi, chuyện gì rồi cũng qua, cái gì rồi cũng đến!

Bài học dân chủ từ Miến Điện

Bài học dân chủ từ Miến Điện

LS Nguyễn Văn Thân

Việt Nam cũng có một số điểm tương đồng với Miến Điện. Từ sau 1975, Việt Nam vẫn chìm đắm trong một thể chế độc quyền, độc đảng. Không có bầu cử dân chủ cũng như tự do báo chí độc lập do tư nhân làm chủ. Như Miến Điện, kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Nhưng khác với Miến Điện, phong trào dân chủ Việt Nam không có lãnh đạo và tổ chức. Hay nói một cách khác, Đảng Cộng sản Việt Nam khác với chính quyền quân phiệt Miến Điện đã không cho phép bất cứ tổ chức dân chủ nào có cơ hội sinh sôi nảy nở.

Chỗ khác quan trọng nhất, là Việt Nam trong hơn 60 năm CS cầm quyền đã tạo ra một giai cấp ăn trên ngồi trốc mà ta có thể hình dung như một “ngọa long” ăn đến thủng nồi trôi rế mọi tài sản, tài nguyên của đất nước. Một ngọa long đúng nghĩa, vừa không thoát ly được khởi điểm xuất thân của nó nên chỉ trang sức bằng sắc dỏm cho thêm vây thêm vẩy chứ không bao giờ có thể hóa rồng, vừa bám chắc lấy chiếc ghế trên đôi chân bại liệt, rồi cứ ngồi đấy mà hút màu mỡ từ những tài nguyên do tổ tiên gióng nòi để lại, do dân chúng tích lũy, và từ những đồng tiền vay mượn của nước ngoài. Mặt khác thì cứ sinh con đẻ cái không ngừng, con nào con ấy vừa đẻ ra đã giỏi bám tiếp vào những chiếc ghế của cha anh để suốt đời được ”ngọa” và chén thỏa thích.

Cái chết của giải đất hình chữ S chính là ở đấy.

Bauxite Việt Nam

Cuộc bầu cử ngày 8/11/2015 vừa qua đánh dấu một bước tiến ngoạn mục của phong trào dân chủ tại Miến Điện. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ( National League for Democracy) do bà Aung San Suu Kyi chiến thắng rực rỡ tại cả ba cấp của Quốc hội và chiếm 238/298 ghế ở Hạ viện, 110/133 tại Thượng viện và 401/522 tại Nghị viện bang và các vùng. Trong khi đó, Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang (Union Solidarity and Development Party) do quân đội hậu thuẫn chỉ có lần lượt 28, 12 và 61 ghế. Các đảng nhỏ khác chia nhau 32, 11 và 60 ghế còn lại. Có nghĩa là Đảng của bà Suu Kyi sẽ nắm quyền không chỉ tại Quốc hội và Chính phủ Trung ương mà còn ở Nghị viện và chính quyền các bang và khu vực trong một thể chế đa nguyên và đa đảng mở ra một tương lai sáng sủa cho đất nước có 55 triệu dân sau hơn nửa thế kỷ đắm chìm trong chế độ độc tài quân phiệt.

Miến Điện có 153 sắc tộc khác nhau chia thành 8 nhóm chính. Bamar chiếm đa số với khoảng 68%. Tiếp theo là Shan (9%) và Kayin (7%). Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh sau ba cuộc chiến tranh Anh – Miến từ 1824 đến 1885. Lúc đầu, Anh coi Miến Điện như là một tỉnh của Ấn Độ. Tới ngày 1/4/1937 thì Anh mới chính thức đặt Miến Điện thành một thuộc địa riêng biệt và bổ nhiệm Ba Maw làm Thủ tướng đầu tiên. Nhưng Ba Maw phản đối việc Anh ép buộc Miến Điện tham gia vào Đệ hhị Thế chiến và bị bắt giữ. Nhật Bản chính thức gia nhập vào cuộc chiến năm 1940.  Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi thành lập Quân đội Miến Điện bắt đầu với 30 binh sĩ chống thực dân Anh để giành độc lập vào năm 1941 dưới sự giúp đỡ của Nhật.

Miến Điện mau chóng trở thành bãi chiến trường và bị tàn phá thảm khốc sau khi Nhật đưa quân vào đánh với quân Anh. Chỉ trong vài tháng thì quân Anh tan rã. Quân Nhật tiến chiếm thủ đô Rangoon và tái bổ nhiệm Ba Maw lãnh đạo Hành pháp Miến Điện vào tháng 8 năm 1942. Cuối năm 1944, quân đội đồng minh Anh và Mỹ bắt đầu phản công và tới tháng 7 năm 1945 thì đánh bại quân Nhật. Quân đội Miến Điện tham chiến bên cạnh Nhật từ năm 1942 đến 1944 nhưng sau đó quay sang hợp tác với quân đồng minh đánh lại Nhật.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Aung San thương lượng Thỏa thuận Panglong với các lãnh tụ của các sắc tộc để bảo đảm Miến Điện sẽ giành được độc lập trong tư thế của một quốc gia thống nhất. Aung San trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Hành pháp lâm thời vào năm 1947. Nhưng tới tháng 7 năm đó, Aung San cùng với một số thành viên Nội các của ông bị phe đối lập ám sát.

Miến Điện chính thức trở thành một nước cộng hòa độc lập vào ngày 4/1/1948. Sao Shwe Taik là Tổng thống và U Nu là Thủ tướng đầu tiên của Cộng hoà Miến. Quốc hội lưỡng viện được thành lập và bầu cử đa đảng được tổ chức vào các năm 1951, 1952, 1956 và 1960.

Vào ngày 2/3/1962, Tướng Ne Win dẫn đầu cuộc đảo chính và quân đội lên nắm chính quyền. Từ năm 1962 đến 1974, quân đội cai trị quốc gia qua Hội đồng Cách mạng dưới sự lãnh đạo của các tướng lãnh. Tất cả doanh nghiệp bị quốc hữu hóa để thực hiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội theo cách của Miến Điện. Quân đội ban hành Hiến pháp mới của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện vào năm 1974 và thành lập Đảng Chương trình Xã hội Miến Điện (Burma Socialist Programme Party). Như các thể chế chủ nghĩa xã hội khác gồm có Việt Nam, Đảng này độc quyền cai trị Miến Điện dẫn đến hậu quả là Miến Điện trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nếu như vào năm 1962, GDP bình quân mỗi đầu người của Miến Điện là 670 Mỹ kim hàng năm cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba Nam Dương thì tới năm 2010, GDP của Miến Điện chỉ có 741 Mỹ kim cho mỗi đầu người, còn thấp hơn cả Lào và Cao Miên trong khối ASEAN.

Sinh viên đóng vai trò quan trọng trong lịch sử dân chủ hóa của Miến Điện. Vào ngày 7/7/1962, sinh viên tổ chức biểu tình tại Đại học Rangoon nhưng bị đàn áp và 15 sinh viên bị cảnh sát bắn chết. Các cuộc biểu tình của sinh viên trong những năm 1975, 1976 và 1977 đều bị đàn áp dã man. Vào ngày 8/8/1988, sinh viên Đại học Rangoon mở màn cho cuộc Nổi dậy 8888 bằng hàng loạt các cuộc biểu tình, xuống đường phản đối chế độ quân phiệt. Vào ngày 22/8/1988, hơn 100,000 người gồm có các nhà sư xuống đường biểu tình tại thành phố Mandalay và 50,000 tại Sittwe. Vào ngày 26/8/1988, Aung San Suu Kyi – mới trở về Miến Điện từ Anh Quốc để thăm mẹ đang bệnh nặng – bước vào vòng chiến khi bà xuất hiện và phát biểu trước nửa triệu người dân tại Chùa Shwedagon. Định mệnh an bài là con gái của Aung San vị anh hùng dân tộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc sẽ tiếp nối di sản của cha để dẫn dắt Miến Điện thoát khỏi chế độ độc đảng, quân phiệt.

Vào ngày 18/9/1988, Tướng Saw Maung đảo chánh, phế bỏ Hiến pháp 1974 và thành lập Hội đồng Phục hồi trật tự và luật pháp Nhà nước (State Law and Order Restoration Council). Hội đồng này ban hành thiết quân luật và ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người biểu tình. Ước lượng có từ 3,000 tới 10,000 người bị giết khi cuộc Nổi dậy bị dập tắt vào ngày 21/9/1988.

Trong bối cảnh chính trị và an ninh hỗn loạn, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được thành lập vào ngày 27/9/1988. Aung San Suu Kyi được bầu làm Tổng thư ký nhưng sau đó bị án quản thúc vào tháng 7 năm 1989. Hội đồng Phục hồi trật tự và luật pháp Nhà nước đổi tên nước thành Liên bang Miến Điện (bỏ Chủ nghĩa xã hội) vào năm 1989 và tổ chức bầu cử tự do vào tháng 5 năm 1990. Đây là cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hơn 30 năm. Vì án quản thúc, Suu Kyi không thể ra ngoài mà phải vận động tranh cử ngay trong nhà.

Trái với dự đoán của các tướng lãnh, kết quả là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ thắng 392/492 ghế (80%). Nhưng chính quyền quân phiệt không chịu trao quyền lực và hủy bỏ kết quả bầu cử. Chẳng những thế, một số đông thành viên của Liên đoàn vừa mới đắc cử cũng bị bắt bỏ tù.

Miến Điện gia nhập ASEAN vào năm 1997. Vào ngày 30/8/2003, Tướng Khin Nyunt công bố lộ trình dân chủ 7 bước gồm có: (1) triệu hồi Quốc hội đã bị đình chỉ từ 1996; (2) triệu tập Hội nghị Quốc gia để thảo luận về hệ thống dân chủ; (3) soạn thảo Hiến pháp dân chủ mới dựa trên đề nghị của Hội nghị; (4) tổ chức trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mớ; (5) tổ chức bầu cử tự do và công bằng theo Hiến pháp mới; (6) triệu tập Quốc hội mới sai khi có kết quả bấu cử và (7) Quốc hội mới đề cử Chính phủ lãnh đạo quốc gia theo thể chế dân chủ mới. Những điểm nêu ra trong lộ trình này đều có vẻ hợp lý nhưng không có thời hạn nào được đặt ra cả. Do đó, nhiêu người vẫn nghi ngờ về sự thành tâm của các tướng lãnh.

Năm 2007, chính quyền quyết định tăng giá dầu và xăng mà nhà nước độc quyền cung cấp lên tới 100% làm cho đời sống của thường dân vốn đã khó khăn càng thêm khốn khổ. Hàng ngàn nhà sư xuống đường biểu tình phản đối. Hiện tượng này còn được gọi là cuộc Cách mạng Cà sa. Hưởng ứng lới kêu gọi của các nhà sư, hơn 100,000 người cùng với 2,000 nhà sư xuống đường tuần hành qua thành phố Rangoon trong tháng 9 năm 2007. Chính quyền phản ứng bằng cách nổ súng bắn chết hàng chục người và bắt giam hàng trăm người tham dự cuộc tuần hành.

Nạn nhân tai do chế độ độc đảng quân phiệt gây ra chưa đủ mà Miến Điện còn phải đối phó với thiên tai. Cơn bão Nargis vào tháng 5 năm 2008 cướp đi sinh mạng của 130,000 người và hủy diệt nhà cửa của hơn một triệu dân. Tổng số thiệt hại lên tới 10 tỷ Mỹ kim. Đã vậy mà chính quyền còn ngăn cản các tổ chức từ thiện quốc tế nóng lòng đến Miến Điện để cứu trợ vì không muốn cho thế giới bên ngoài thấy cuộc sống khốn khổ của người dân Miến Điện.

Chính quyền tổ chức trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp 2008 dẫn đến cuộc bầu cử vào ngày 7/11/2010. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tẩy chay cuộc bầu cử này vì phần đông thành viên của họ vẫn còn đang bị giam giữ trong tù. Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang do quân đội lập ra thắng 80% số phiếu nhưng bị Liên Hiệp Quốc và một số quốc gia phương Tây lên án cho rằng đây là một cuộc bầu cử gian lận. Sau cuộc bầu cử này, Quốc hội được triệu tập và đề cử Thein Sein làm Tổng thống.

Aung San Suu Kyi được trả tự do vào ngày 13/11/2010 và họp mặt với Tổng thống Thein Sein trong một tiếng đồng hồ vào ngày 18/8/2011. Sau đó, Thein Sein tiến hành chính sách cải cách dân chủ hóa gồm có trả tự do cho một số tù nhân lương tâm, cho phép thành lập công đoàn độc lập và tự do báo chí.

Đầu tháng 10 năm 2011, Tổng thống Thei Sein bất ngờ tuyên bố đình chỉ dự án thủy điện Myitsone có giá trị khoảng 3.6 tỷ Mỹ kim, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Sự kiện này có thể được coi là một quyết định “thoát Trung” dứt khoát của Miến Điện vì sau bao nhiêu năm bị thế giới cô lập, Miến Điện đã ngày càng lệ thuộc vào Bắc Kinh. Trung Quốc hầu như độc quyền khai thác gỗ quý và khoáng sản và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất chiếm khoảng 70% thị trường đầu tư nước ngoài.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton viếng thăm Miến Điện vào tháng 12 năm 2011. Vào ngày 1/4/2012, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tham gia vào cuộc bầu cử bổ túc và thắng 43/45 ghế. Vào ngày 19/11/2012, Tổng thống Obama thực hành chuyến viếng thăm lịch sử tới Miến Điện.

Con đường đi đến dân chủ thành công của Miến Điện đầy dẫy gian nan và được thấm bằng máu của các thế hệ trẻ gồm có sinh viên và các vị lãnh đạo tinh thần nhà sư Phật Giáo. Tuy vẫn còn một vài hệ lụy nhưng tiến trình cải cách của Miến Điện theo xu thế dân chủ hoá là không thể đảo ngược. Có khoảng hai triệu người Miến sinh sống tại hải ngoại. Một số đông sẽ quay về để góp phần xây dựng đất nước. Theo báo cáo của McKinsey Global Institute 2013, GDP của Miến Điện ước lượng có thể tăng gấp bốn lần vào năm 2030 nhờ vào cải cách dân chủ hóa.

Thein Sein đã xuống tóc đi tu chỉ vài ngay sau khi ông mãn nhiệm chức vụ Tổng thống. Tên ông sẽ gắn liền với lịch sử dân chủ của dân tộc Miến Điện. Nhưng phong trào dân chủ Miến Điện có đủ hai yếu tố cần thiết là lãnh đạo và tổ chức. Bà Aung San Suu Kyi là biểu tượng dân chủ và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã tạo điều kiện cho phong trào có thể tận dụng thời cơ đưa đất nước vượt qua vũng lầy tăm tối của thể chế độc quyền, độc đảng.

Việt Nam cũng có một số điểm tương đồng với Miến Điện. Từ sau 1975, Việt Nam vẫn chìm đắm trong một thể chế độc quyền, độc đảng. Không có bầu cử dân chủ cũng như tự do báo chí độc lập do tư nhân làm chủ. Như Miến Điện, kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Nhưng khác với Miến Điện, phong trào dân chủ Việt Nam không có lãnh đạo và tổ chức. Hay nói một cách khác, Đảng Cộng sản Việt Nam khác với chính quyền quân phiệt Miến Điện đã không cho phép bất cứ tổ chức dân chủ nào có cơ hội sinh sôi nảy nở.

Có lẽ con đường dân chủ hóa để thoát Trung của Việt Nam vẫn còn khá xa vời!

N.V.T.

Né tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì sẽ nhận lấy cả nhục nhã và chiến tranh

Né tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, thì sẽ nhận lấy cả nhục nhã và chiến tranh

FB Luân Lê

NỖI SỢ HÃI

25-6-2016

H1Có lẽ đây là lúc đất nước xảy ra nhiều thảm họa nhất từ trước cho đến nay. Biển độc, sông cạn, không khí ô nhiễm và vùng biển đảo bị chiếm trắng trợn. Không những cá chết hàng loạt mà cả con người cũng đã hy sinh ngay trên chính lãnh hải của mình.

Tôi có thể đặt tên cho tình trạng lúc này là nỗi bất hạnh của đất nước. Nhưng theo một nghĩa nào đó, bất hạnh là một loại tài sản, như cách giáo sư trẻ Phan Việt hiện ở Mỹ đã viết. Và nếu biết coi đó là một loại tài sản để dành nó cho những phát kiến thì loại tài sản này mới có ý nghĩa và giá trị, bằng không nó sẽ nhấn chìm và giết chết những kẻ ngu dốt, nhu nhược và hèn yếu.

Nợ công tăng phi mã và ngân sách quốc gia lâm vào tình trạng xấu nhất trong vòng 20 năm qua, có lẽ tệ hại nhất là cảnh vỡ nợ nền kinh tế thời ông Tố Hữu làm ủy viên Bộ chính trị, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng những năm thập niên 1980s – vì nhà thơ đi làm kinh tế là vậy, nó đã để lại hậu quả là nền kinh tế kiệt quệ, tan hoang, tiền in ra như giấy vụn vì mất giá thảm hại.

Đến nay, dân ta cũng lại quá ngây thơ, khi nhà nước tăng giá vàng lên gấp rưỡi hiện tại thì lập tức nhà nhà đổ xô đi bán vàng để “kiếm lời” vì thấy được hời quá. Nhưng đúng là tư duy ăn sổi ở thì với cái nhìn ngắn hạn, nhỏ mọn nó đã ngấm sâu vào máu của những người Việt. Bởi ở trong hoàn cảnh nào đi nữa, dù vàng vẫn chỉ là một loại tiền, nhưng nó có tính năng dự/lưu trữ – một tính năng đặc biệt mà tiền giấy không có. Nếu tiền mất giá, giống như Zambabuwe với 27 tỷ đơn vị tiền của họ chỉ mua được cái bánh mỳ hay như Venezuela mới đây tầng lớp trung lưu cũng phải bới rác để tìm thực phẩm mà đút vào mồm, bởi lúc đó tiền không còn giá trị nữa, dù có cả một núi tiền đang sở hữu, thì vàng vẫn có thể cất giữ và ổn định được. Bạn có thể lấy vàng để đổi ra ngoại tệ và tìm một cuộc tẩu thoát với đồng tiền nước ngoài nơi mà bạn muốn đến nếu có vỡ nợ hay sụp đổ nền kinh tế quốc dân, hoặc cứ tích trữ đợi đến khi nền kinh tế ổn định trở lại, thì vàng vẫn luôn có giá trị sử dụng.

Thực ra, ở đất nước này, không chỉ có người dân là sợ nhiều thứ, mà đặc biệt là sợ công an, chính quyền và sợ cả sự quy chụp cho những hành động trái chiều, bất đồng chính kiến – mà nhờ nó các nước mới văn minh và phát triển đi lên. Nay kể cả chính quyền cũng lo sợ vì có quá nhiều biến động dồn dập xảy ra cùng một lúc, họ cũng đã lo lắng và sốt sắng với người dân, với tình cảnh đất nước. Họ cũng lo ngại trước cảnh bành trướng của Trung Quốc mà chưa biết phải giải quyết ra sao, họ cũng đang khủng hoảng với chính nội tại của mình về tình trạng tham nhũng và cường quyền, chạy chức, mua bán quyền lực. Họ cũng sợ dân chúng bức xúc quá mà gây ra những xáo trộn nào đó, nên thành ra họ trở nên lo ngoài, sợ trong cùng lúc.

Nhưng thực ra, như ông Franklin Roossevelt đã nói: ở nơi đó, ngoài nỗi sợ hãi ra thì chẳng có gì ngoài nỗi sợ hãi. Và tôi cũng mượn thêm ý của ông Winston Churchill để nói rằng, một chính quyền mà né tránh xung đột (mâu thuẫn xã hội, quốc tế) bằng cách sợ hãi và e dè, thì rồi dân tộc ấy sẽ phải lãnh lấy cả hai thứ đó, cả hậu quả xấu/tiêu cực của xung đột và cả sự sợ hãi chồng lấn lên tiếp nữa, không bao giờ dừng lại.

Đúng là thế, chẳng có gì ngoài nỗi sợ hãi làm chúng ta sợ hãi và trở nên bế tắc. Vì thế mà Malaysia, Indonesia hay Philippines luôn sẵn sàng cho một hành động tương xứng mang tính cứng rắn để đáp trả những hành động trắng trợn, vô pháp của kẻ khác xâm hại đến họ. Ấn Độ cũng có lựa chọn rõ ràng cho mình về một, một số đồng minh cũng như từ chối tham gia con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc để ngăn chặn mưu đồ hiện diện mang tính kiểm soát của Bắc Kinh trên vùng Ấn Độ Dương của họ.

Nỗi sợ hãi chính là cách làm cho kẻ khác trở nên quyền lực và mạnh mẽ hơn. Nỗi sợ hãi khiến con người ta dễ thỏa hiệp hoặc dễ bị mua chuộc hơn. Và nỗi sợ hãi cũng khiến con người ta trở nên vô hại hơn.

Bởi vậy, chỉ khi gạt bỏ được nỗi sợ hãi, con người ta mới tìm ra cách để đứng vững trước những biến cố, dù có lớn đến mấy, vì với tâm thế luôn sẵn sàng và đã có phòng bị dự trù, chúng ta sẽ không bao giờ trở nên tầm thường trước nghịch cảnh.

Cũng giống như vậy, Mỹ trỗi dậy lớn mạnh và trở thành cường quốc số một thế giới sau sự cố quần đảo Hawaii năm 1941 cũng xuất phát từ sự muốn được an toàn và đứng ngoài lề cuộc thế chiến 2 bằng cách thỏa hiệp với Nhật Bản thiết lập hòa bình cho vùng biển Thái Bình Dương để rồi nhận lại hậu quả cay đắng như lời ông Winston Churchill đã cảnh báo trước đó: Né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì rồi sẽ lãnh đủ cả hai, cả nhục nhã và chiến tranh.

VIỆT NAM TỨ BỀ THỌ ĐỊCH – NẾU KHÔNG LIÊN MINH VỚI MỸ SẼ MẤT NƯỚC VỀ TAY TRUNG QUỐC TRONG NAY MAI

 VIỆT NAM TỨ BỀ THỌ ĐỊCH – NẾU KHÔNG LIÊN MINH VỚI MỸ SẼ MẤT NƯỚC VỀ TAY TRUNG QUỐC TRONG NAY MAI

FB Trần Mạnh Hảo

25-6-2016

Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.

Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămphuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp ( ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…

Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.

Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.

Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên – Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.

Như vậy , chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam : “ làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.

Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.

Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.

Rằng đúng như lời ông Lê Duẩn ( kẻ chống Trung Quốc triệt để nhất) đã nói đại ý : Trung Quốc không chỉ là kẻ thù truyền kiếp của cha ông ta trong quá khứ mà còn là kẻ thù nguy hiểm nhất mãi mãi về sau vì nó không bao giờ bỏ mộng chiếm Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á…

Nhìn vào những diễn biến gần đây trên Biển Đông và trong nước, không cần nhậy cảm cũng có thể biết Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam trong nay mai, hòng chiếm tất cả các đảo Trường Sa của Việt Nam, cấm Việt Nam và thế giới bay vào vùng trời lưỡi bò của chúng vẽ ra, trong thời cơ thuận lợi Mỹ đang bận bầu cử tổng thống.
Ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã mang hàng chục vạn quân bất ngờ đánh vào dọc tuyến biên giới phía Bắc nước ta nhưng bạn vàng Liên Xô ( ngầm ký kết liên minh quân sự với Việt Nam) vẫn bình chân như vại, không hề làm động tác giả động binh trên biên giới Xô – Trung.

Trong thời gian cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ấy, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài báo chống Trung Quốc, vạch ra cơ man tội ác của bọn xâm lược phương Bắc với nước ta được in trên các báo : Nhân Dân, Quân Đội nhân dân, Công an nhân dân, Tiền Phong, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng…

Rằng chính Trung Quốc đã phá hỏng cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp gần như phải hàng thì Trung Quốc ép ta ký hiệp định đình chiến Geneve, đến nỗi ngoại trưởng Phạm Văn Đồng phải vừa khóc vừa ký…Như vậy Việt Nam đâu phải quốc gia độc lập ? Độc lập sao được khi ta đã thắng giặc Pháp sau Điện Biên Phủ, Pháp sắp đầu hàng, lại phải khóc nghe lệnh Trung Quốc ký hiệp định Geneve chia đôi đất nước ?

Rằng trước ngày 30-4-1975, khi Sài Gòn bị Cộng quân bao vây tứ phía, Trung Quốc vẫn nhờ sứ quán Pháp móc nối với ông Dương Văn Minh, hứa nếu ông Minh lên tiếng yêu cầu, Trung Quốc sẽ cho triệu quân đổ bộ vào Sài Gòn cứu Việt Nam cộng hòa, đánh tan năm cánh quân Việt cộng đang bao vây đô thành…

Trung Quốc rất sợ Việt Nam thống nhất, chúng muốn bắt Bắc Việt làm lính đánh thuê cho chúng mãi mãi như lời Mao Trạch Đông : “ chúng ta sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Ông Lê Duẫn cũng từng nói toẹt ra : “Chúng ta đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc”.

Chiến lược ngoại giao của đảng CS VN từ những năm 50 của thế kỷ trước dựa hẳn vào Liên Xô Trung Quốc, tự mình chui vào cái rọ của chúng, được chúng nuôi bằng quá nhiều tiền, dùng tiền để sai khiến, đưa máu Việt Nam ra làm phương tiện cho mục đích bá quyền của hai đế quốc Xô-Trung đã hoàn toàn thất bại.

Trung Quốc ngay từ thời “Trung Hoa Dân quốc” trước năm 1949 của Tưởng Giới Thạch đã vẽ bản đồ lưỡi bò, toan tính chiếm hết Biển Đông của mấy nước Đông Nam Á : Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaisia…

Năm 1949, Mao Trạch Đông chiến thắng Tưởng Giới Thạch, tiếp nhận bản đồ lưỡi bò của Tưởng, nhất quyết chiếm Biển Đông. Bọn Hán tặc mới này biết rằng nếu vẫn để Mỹ đứng chân ở miền Nam Việt Nam thì mãi mãi chúng không dám xía vào vùng biển mà chúng gọi là lưỡi bò này.

Phải tìm cách đuổi Mỹ đi nên Mao đã chọn Việt Nam làm con bài, chọn xương máu Việt Nam để thực thi ý đồ chiến lược của chúng là chiếm Việt Nam và chiếm toàn bộ Đông Nam Á, bằng cách bày ra trò “giải phóng miền Nam” để Việt Nam làm tiên phong trên bàn cờ bá quyền của chúng. Chúng viện trợ hết cỡ cho Việt Nam, bốc các ông lãnh đạo CS VN là anh hùng thời đại, dám đánh Mỹ cứu mình và cứu thế giới. Do đó Tố Hữu mới làm thơ như sau : “ Ta vì ta ba chục triệu người / Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”, “Vui sướng bao nhiêu trên tuyến đầu diệt Mỹ”…

Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc này Mỹ đã chơi con bài Trung Quốc để bao vây Liên Xô; vì Mỹ đã thua con bài Trung Quốc là Việt Nam : đánh mãi không thắng !

Không thực hiện được việc chia đôi đất nước Việt Nam vĩnh viễn, Trung Quốc vô cùng căm thù ban lãnh đạo Việt Nam dám thống nhất đất nước, bèn dùng bọn tay sai Pôn Pốt, Iêng xa ri , sai bọn ác ôn Cămpuchia này mở cuộc chiến tranh đánh vào sườn Tây Nam đất nước gây bao tang thương chết chóc cho nhân dân Việt Nam.

Trung Quốc dìm Việt Nam trong biển máu chiến tranh với Khơ me đỏ, để năm 1979 chúng tổng tấn công, đánh toàn diện biên giới phía Bắc gây ra núi xương sông máu cho nhân dân Việt Nam. May mà cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Việt Nam chống cự mãnh liệt, khiến Trung Quốc của Đặng Tiểu bình bị thiệt hại quá mức nên chúng phải rút.

Năm 1990, thấy tình hình cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Việt Nam bí mật “hàng” Trung Quốc bằng hiệp ước Thành Đô mờ ám…Trung Quốc chỉ dùng vũ khí có tên là chủ nghĩa cộng sản mà không cần dùng xương máu đã thâu tóm được Việt Nam trong cái thòng lọng có tên là “ bốn tốt và mười sáu chữ vàng”…

Năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của Việt nam ( là một đảo lớn trên quần đảo Trường Sa của VN)…Đoạn, Trung Quốc liên tục chiếm các đảo đá ngầm bồi đắp đất làm các đảo nhân tạo trên vùng biển của Việt Nam, đưa máy bay và vũ khí ra các đảo mới chiếm tuyên bố sẽ mở vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Đông, khóa hẳn đường ra biển của Việt Nam. Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Cộng và Trung cộng hiện nay chỉ bằng lỗ miệng, còn thực chất vẫn là chiến tranh ngầm, chiến tranh không tuyên bố…

Giờ đây, việc Trung Quốc sắp mở vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông sẽ là lời tuyên chiến với Việt Nam.

Việt Nam không liên kết với Mỹ, sẽ mất nước trong nay mai. Nếu không có Mỹ liên tục đưa tàu đến Biển Đông để tuần tiễu, Việt Nam đã bị bạn vàng Thành Đô là bọn xâm lược Trung Quốc chiếm lâu rồi.

Sài Gòn ngày 25-6-2016

T.M.H.

Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan

Báo VN đưa tin phóng sự của Đài Loan

BBC

Cá chết ở miền Trung Việt Nam đang là chủ đề nóng trên báo chí và tại Quốc hội Đài Loan

Hai báo Việt Nam đưa tin về phóng sự cá chết của truyền hình Đài Loan trong lúc một nhà hoạt động nói với BBC “lẽ ra chủ động truyền thông trong vụ này phải là báo Việt Nam”.

Hôm 26/6, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cùng đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam – Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.

“Trước việc cá chết hàng loạt, người dân địa phương đã nghi ngờ có liên quan tới Formosa.

Tất cả những người được PTS phỏng vấn đều khẳng định cá chết là do Formosa xả nước thải trực tiếp ra biển.

Tôi có cảm nhận rất rõ về khả năng kiểm soát báo chí nhà nước của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông.

nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn

PTS cũng nhận định, lý do tảo đỏ được đưa ra là khó chấp nhận và thuyết phục”, Tuổi Trẻ tường thuật.

“Phóng sự của PTS cũng nhắc đến tuyên bố gây sốc “chọn cá hay chọn thép” của đại diện lãnh đạo Formosa khiến dư luận Việt Nam bất bình, phẫn nộ”.

Báo Thanh Niên cùng ngày viết:

“Người xem cũng không thể không thấy nhói lòng trước những hình ảnh tay ngư dân bị lở ngứa bởi chất nhớt màu vàng bám dính vào lưới, biển vắng tanh không ai dám tắm hay những lời ngậm ngùi từ bạn lặn của người thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày”.

‘Cải trang thành người địa phương’

Hôm 26/6, trả lời BBC từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người đã có hơn một tháng điều tra độc lập tại Hà Tĩnh và là một trong các nhân vật được truyền hình Đài Loan phỏng vấn, nói:

“Các báo Việt Nam đã bỏ qua hai chi tiết nổi bật trong phóng sự. Một là chuyện 155 học sinh ở Kỳ Lợi không được phép đến trường vì bố mẹ các em không đồng ý với phương án giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa của chính quyền”.

“Hai là những mô tả về việc bố ráp của lực lượng an ninh địa phương, việc bắt giữ các nhà hoạt động về đưa tin trong vùng cũng như việc chính phủ đàn áp biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội”.

Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: ‘Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn

Ông Tuấn cho biết thêm: “Tôi vui vì góp phần giúp đoàn làm phim Đài Loan tác nghiệp, mang được tiếng nói của ngư dân và cư dân miền Trung đến với công chúng Đài Loan. Buồn là vì lẽ ra phần chủ động về truyền thông trong vụ việc này phải thuộc về báo chí Việt Nam, vốn có nhiều lợi thế hơn về thực địa”.

“Dù tôi đã cảnh báo việc tác nghiệp ở Vũng Áng trong thời điểm đó có thể khiến các nhà báo Đài Loan gặp phải rủi ro, kể cả khả năng bị bắt, song cuối cùng họ vẫn quyết định đến Việt Nam thực hiện phóng sự”.

“Trong quá trình tác nghiệp, họ đã phải cải trang thành người địa phương, đi làm tin trong cảnh phập phồng lo sợ, bị các nhân viên an ninh mặc thường phục theo sát và chỉ có thể thoát nạn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của người dân địa phương”.

“Thật sự tôi tin là những nhà báo Việt Nam cũng có tinh thần dấn thân, trình độ tác nghiệp cũng không thua kém đồng nghiệp Đài Loan, song sản phẩm của họ khó mà đến được với công chúng một cách chính thức, vì bị kiểm duyệt và tự kiểm duyệt”, nhà hoạt động nói với BBC.

“Một nhà báo Đài Loan nói với tôi lúc ở Hà Tĩnh: ‘Tôi cũng biết tự do báo chí ở Việt Nam không được tôn trọng, giống Trung Quốc. Nhưng không hề nghĩ tình hình lại tệ đến thế, tới mức mà việc làm tin có thể khiến nhà báo bị đánh đập, bắt giữ’.

“Nếu như trước ngày 29/4, các nhà báo tràn ngập ở Kỳ Anh, khai thác mọi khía cạnh của vụ việc, phỏng vấn rất nhiều ngư dân và cư dân địa phương; thì sau ngày đó, Kỳ Anh vắng hẳn bóng nhà báo, đến nổi nhiều người dân phải hỏi tôi là sao nhà báo đi đâu hết rồi”.

“Tôi nghĩ đây là một trở ngại chính khiến báo chí Việt Nam sẽ còn tụt hậu so với báo chí các nước. Và đây cũng là một thiệt thòi lớn cho những nhà báo chân chính ở Việt Nam”.