Ơn Trời, Ơn người

Ơn Trời, Ơn người

 Tác giả: Phùng Văn Phụng

Chuyện kể rằng:

Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du sơn thủy, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, tay đánh đàn, miệng ca hát không ngừng. Đức Khổng Tử hỏi:

“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”

Ông Vinh Khải Kỳ nói:

“Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn” (VietCatholic News Nov 2004)

 1) Kỹ niệm tuổi 75.

            Tháng 07 năm nay (2017), tôi vừa tròn 75 tuổi. Tôi không ngờ tôi sống đến tuổi này vì hồi nhỏ, lúc học lớp 9, tôi bị bịnh hoài, thường xuyên đi bác sĩ để trị bịnh sốt rét và suy nhược cơ thể.

Nhìn lại thời gian qua, có nhiều việc xảy ra trong đời tôi, tôi không thể nào biết trước được như:

+   Biến cố ngày 30 tháng 04 năm 1975: có ai nghĩ miền Nam thua trận, hàng triệu người đi tù. Tôi không ngờ tôi cũng bị đi tù từ tháng 06 năm 1975 đến tháng 2 năm 1983 mới được trả tự do. Tôi trình diện đi tù mới là chuyện hy hữu.

+  Ở trong tù đâu có ai hy vọng gì được thả ra vì ở Liên sô, ở Trung quốc thành phần chống đối bị đày đi Tây Bá lợi Á hay Tân Cương và đa số bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc.

+   Chuyện đi sang Mỹ định cư theo diện HO là một chuyện ngoài suy nghĩ, hiểu biết, tưởng tượng của gia đình tôi lúc đó. Bạn bè nói : “lo làm ăn không lo chỉ lo chuyện mò kim đáy biển” (chuyện đi Mỹ). Rồi còn cái nhà ở đường Phạm Thế Hiển tôi đang ở, đáng lẽ ra tôi phải ký giao cho cộng sản vì tôi thuộc diện “xuất cảnh phải giao nhà cho nhà nước quản lý”, vậy mà khi xuất cảnh, tôi không mất nhà, được giao lại cho em ruột.

+  Qua tới Mỹ rồi cũng đâu biết làm nghề gì để sống và Thiên Chúa đã đẩy đưa tôi quen một người bạn làm nghề bảo hiểm nhân thọ hơn 10 năm, mời tôi vô nghề này.

Tôi không ngờ tôi làm được cái nghề mà 10 người vô làm một thời gian, chừng vài tháng thì 9 người phải bỏ nghề.

Nhờ Trời thương, tôi trụ được nghề này từ năm 1994 cho đến ngày về hưu (2017).

Bây giờ, tôi mới cảm nghiệm được rằng tất cả các biến cố lớn, nhỏ trong đời tôi đều ngoài dự tính của tôi.

Với tuổi này rồi (75 tuổi) điều gì làm cho tôi thường xuyên suy nghĩ: Đó là “SỰ CHẾT”

Vì: Sự chết là tất yếu, ai ai cũng phải “trúng số độc đắc” một lần.

Và tôi đã lấy nhà thờ làm chỗ dựa, làm trung tâm đời sống của tôi. Tôi muốn làm môn đệ Đức Giê Su vì tôi muốn được bình an trong tâm hồn.

*Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống, ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. (Gioan 11: câu 26)

Hay :

* Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai an giấc nghìn thu. (1Cor 15: câu 19,20)

Và Cố Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận có viết về sự chết như sau:

“Chính sự chết cũng là một bổn phận cuối cùng mà con làm cách sẵn sàng và đầy yêu mến”.

 Sách “Đường Hy Vọng và Dẫn Giải” (câu 32 trang 25).

Tin tưởng vào Chúa Giê Su, Thầy Chí Thánh, tin tưởng vào đời sau vĩnh cửu thì có lẽ cũng cần tập quen dần “yêu mến sực chết”, để chuẩn bị cho lúc gặp bịnh hoạn nhiều, đau đớn nhiều, đó là lúc thực hành lời Chúa, yêu Chúa nhiều hơn, cũng là lúc thông phần với đau khổ của Chúa Kitô phục sinh.

Trước những biến cố xảy ra trong đời sống của tôi trong 75 năm qua, có vui, có buồn, có hạnh phúc, có đau khổ, có thuận lợi mà cũng gặp nhiều nghịch cảnh, khó khăn. Nhưng rốt cục lại, tôi học được một điều là “ Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.” (1 TX, 5 câu 18).

  • Kỹ niệm 50 năm lập gia đình.

50 năm là thời gian quá dài. Năm mươi năm gặp biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong đời sống của một gia đình và cho mỗi người vợ hay chồng.

Vợ chồng sống được với nhau lâu dài là phải nhờ ƠN CHÚA, chứ khả năng của con người không thể làm được. Tôi cũng không ngờ, không tưởng tượng được vợ chồng tôi sống với nhau được năm mươi năm.

Vì sao vậy?

  • Có thể một trong hai người chết vì bịnh hoạn hay tai nạn.
  • Có thể đã chia tay vì tâm tính khác biệt . Mỗi bên bước thêm bước nữa và có gia đình mới. Hay có thể ở trong một căn nhà mà ăn riêng, ở riêng, không thèm nói chuyện với nhau, coi nhau như người xa lạ. Đó là tình trạng ly thân.

Làm sao ở với nhau được 50 năm?

Làm sao không bất đồng ý kiến, làm sao không gây gỗ nhau. Không thèm nói chuyện với nhau một thời gian là bình thường. Tôi đã tham gia dự khóa căn bản của Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình vào năm 2000, do Cha Chu Quang Minh sáng lập, đã giúp tôi rất nhiều trong đời sống hôn nhân gia đình.

Các cuốn sách như : “Cảm Thông Để Vơi đau khổ”, “Vợ chồng căng thẳng làm sao hoà hợp”, “Biết mình để sống vui” của Cha Chu Quang Minh giúp tôi rất nhiều và nhờ đó, biết tranh cãi trong gia đình giữa vợ, chồng không có kẻ thắng, người thua.

Biết là một chuyện. Thực hành mới là khó. Làm sao áp dụng đoàn sủng của chương trình “yêu thương gần gũi bằng việc làm”. Thông thường, tự ái, “cái tôi” rất lớn, rất là quan trọng. Con người thường chỉ biết có mình “tôi” mà thôi vì kiêu ngạo là đầu mối mọi sự phá hoại hạnh phúc gia đình. Sự kiêu ngạo của con người là do tội tổ tông Adam và Ave (muốn bằng Trời) mà ra. Chuyện con người làm tháp Babel để lên tận trời.

Làm sao biết khiêm nhường, nhịn nhục, sức con người không làm được nhưng với ơn Chúa thì con người có thể làm được. Vợ chồng sống với nhau là ƠN GỌI, ơn gọi thành lập gia đình, sinh con đẻ cái cho xã hội. Cho nên: “ Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly.(Mt 19:6)”, chứ không phải như con chuồn chuồn khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

Vợ chồng chịu đựng được lẫn nhau, tất cả đều nhờ Ơn Chúa, nhờ đức khiêm nhường mà ra.

Chúa nói: Hãy bắt chước ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. “Lòng tự cao dẫn đến suy sụp, đức khiêm tốn đem lại vinh quang” (Cn 18,12).

Kết: Chúa Giê Su vô tội bị đánh đập, chịu mọi sự đau đớn, bị đóng đinh, chịu cực hình là vì yêu thương con người chúng ta, để cứu rỗi linh hồn chúng ta. Chúng ta có bao giờ chịu đau đớn như Chúa đâu. Như vậy bất cứ sự đau buồn, đau khổ, đau đớn nào, chúng ta hãy dâng lên Chúa để thông phần, chia xẻ với sự đau khổ của Chúa.

Chỉ có Chúa giúp ta chịu đựng được mọi đau khổ về tinh thần cũng như đau đớn về thể xác. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô 2, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã chịu đựng bịnh tật về cuối đời là gương sáng cho ta bắt chước. Sự chịu đựng đau đớn, đau khổ một mình ta không làm được, nhưng có Chúa, Thầy chí Thánh, cùng đồng hành ta có thể chịu đựng được.

Vì nhờ đó, ta được thông phần đau khổ với Chúa chịu đóng đinh, mới được hưởng phúc vinh quang nước Trời trong hiện tại và tương lai sau khi mất.

Phùng Văn Phụng

Tháng 05/ 2017

Xem thêm: Đức khiêm nhường:

http://gpbuichu.org/news/Suy-tu/Duc-Khiem-Nhuong-3374.html

Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận Với Giới Trẻ Việt Nam

From facebook:   Giáo Xứ Trung Thành – Giáo phận Thái Bình‘s live video.

httpv://www.youtube.com/watch?v=rYdGBRgg6M4&feature=youtu.be

  15,846 Views

Giáo Xứ Trung Thành – Giáo phận Thái Bình is live now.

2 hrs ·

Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận Với Giới Trẻ Việt Nam
Xem full HD tại: https://youtu.be/rYdGBRgg6M4

Nhân dịp Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được nâng lên bậc Đáng Kính, chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh của Đức Hồng Y với Giới trẻ Việt Nam.

Hãy xem, cầu nguyện và đừng quên share cho mọi người được biết đến Đức Hồng Y nhé!
————————————

Trong Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, đặc biệt từ năm 1983, tiến trình phong thánh cho một tín hữu phải trải qua nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn có một danh xưng khác nhau:
1. Tôi Tớ Chúa (Servant of God)
2. Đấng Đáng Kính (Venerable)
3. Chân Phước, trước đây còn được gọi là Á Thánh (Blessed)
4. Thánh (Saint)
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện có bốn vị đang thuộc một trong các giai đoạn kể trên:
1. Chân Phước Andrê Phú Yên, Thày Giảng thuộc Dòng Tên (Jesuit Catechist), vị Tử Đạo đầu tiên ở Việt Nam (Protomartyr of VN), 1624-1644.
2. Tôi Tớ Chúa Phanxicô Trương Bửu Diệp, Linh Mục, Địa Phận Cần Thơ, 1897-1946.
3. Tôi Tớ Chúa “Marcel” Joakim Nguyễn Tân Văn, Tu Sĩ, Dòng Chúa Cứu Thế (Redemptorist – C.Cs.R.), 1928-1959.
4. Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Hồng Y, 1928-2002.

Việt Nam áp chót xếp hạng “Quốc gia đáng sống” của LHQ

Việt Nam áp chót xếp hạng “Quốc gia đáng sống” của LHQ

Việt Nam áp chót xếp hạng Quốc gia đáng sống của LHQ

Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á.

Trong khi danh hiệu “Quốc gia đáng sống nhất” thuộc về Ireland. Đây là bảng đánh giá của Liên Hiệp Quốc.

Bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là “đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng”.

Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Vòng lẩn quẩn

Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Vòng lẩn quẩn

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-05-08
 

Một cậu bé đánh giày bên ngoài một dự án phát triển nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2015.

Một cậu bé đánh giày bên ngoài một dự án phát triển nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2015.

AFP photo
 
 

Một trọng tâm trong chủ điểm kinh tế được đưa ra bàn tại Hội nghị trung ương 5, Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5 là ‘tháo gỡ vướng mắc về thể chể kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà kinh tế quốc doanh chủ đạo.

Tư duy cũ

Cổng thông tin điện tử trích dẫn bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi khai mạc Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5, đề cập việc “sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.” với lý do doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước.

Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết đây cũng lại là một vấn đề đã bàn thảo rất nhiều lần trong các nghị quyết Trung ương, nhưng cuối cùng vẫn “dậm chân tại chỗ”. Ông đặt ra câu hỏi là Hiến pháp Việt Nam có qui định nền kinh tế nhà nước ở vai trò nòng cốt, chủ đạo hay không?

“Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”

Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả.
– Tiến sĩ Ngô Trí Long

Khái niệm kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng được định nghĩa trong nội dung dự thảo Báo cáo chính trị đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 2015. Trong đó, vai trò chủ đạo của nhà nước đối với doanh Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS trong lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu tự do sau đó có đưa ra nhận xét rằng ông không thấy sự thay đổi nào, “giới thủ cựu bên đảng vẫn giữ nguyên như cũ.” và lý do quan trọng để nền tư duy đó vẫn là nền tảng của kinh tế Việt Nam là vì “họ sợ những cái thực sự không đáng sợ và không đủ tự tin.”

Ông phân tích rõ hơn:

“Cũng có một điểm mà họ có lý là họ muốn vẫn muốn ôm các doanh nghiệp nhà nước để họ có thể đạo diễn những con số làm sao để cho nó phù hợp với kế hoạch và thành tích của  họ. Tôi nói ví dụ nền kinh tế đặt ra 5,8% nhưng chỉ đạt 5,7 thôi thì họ có thể lệnh cho Petro Việt nam thêm triệu tấn, Vinacomin khai thác thêm nửa triệu tấn than xuất đi, như thế thì nó tăng lên mức đẹp cả kế hoạch nữa. Như thế thì người ta ghi vào thành tích của người ta. Về khía cạnh thực dụng thì họ có lý thực dụng của họ như vậy. Với một nền kinh tế nói chung thì đó là một cách làm tai hại.”

Khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được đưa ra lần đầu tiên từ thập niên 1990. Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long, tất cả những vấn đề này vốn đã được bàn luận rất nhiều lần. Tại Hội nghị Trung ương 5 năm nay, một lần nữa được nhắc đến trong chương trình làm việc toàn khoá của Ban chấp hành Trung ương do Hội đồng lý luận Trung ương đưa ra.

“Nhưng mà thực tế thì những người làm đó thì người ta cũng chưa qua, chưa thực sự hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Cho nên bây giờ, những người bản thân chưa tiếp cận, chưa kinh qua cái đó mà lại đưa ra những lý lẽ thì tôi thấy khó mà đi vào cuộc sống.”

Theo ông Ngô Trí Long, hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới có sự phân biệt rõ ràng giữa kinh tế thị trường, xã hội hoặc kinh tế thị trường thuần tuý. Riêng đối với Việt Nam lại có sự bao gộp kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, cũng theo ông, khó mà đi vào thực tế khi câu hỏi “định hướng xã hội chủ nghĩa là gì trong nền kinh tế thị trường?” được mang ra bàn cãi nhiều lần và chưa có câu trả lời thoả đáng.

“Phải chăng đó là mô hình riêng của Việt Nam mà thế giới đã đi rồi. bây giờ bản thân anh không học và kế thừa, vận dụng cho Việt Nam tốt hơn mà cố gắng tìm ra nét đặc biệt, đặc thù thì tôi nghĩ rằng khó có khả năng nền kinh tế phát triển có hiệu quả được.”

Vòng lẩn quẩn

Chúng tôi đặt vấn đề với Tiến sĩ Ngô Trí Long dựa trên các báo cáo thua lỗ, hoạt động kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong năm 2016, nếu tìm cách nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước thì liệu nền kinh tế Việt Nam có hy vọng khởi sắc hay không? Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà kinh tế Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam đang chạy quanh hơn thập kỷ nay để đi tìm một nét đặc thù, một nét riêng nào đó.

Cái đấy chính là quanh quẩn cố níu kéo cố bám lấy định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế giới đã định hình rất rõ kinh tế thị trường thuần tuý hay kinh tế thị trường xã hội.
– Tiến sĩ Ngô Trí Long

“Cái đấy chính là quanh quẩn cố níu kéo cố bám lấy định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế giới đã định hình rất rõ kinh tế thị trường thuần tuý hay kinh tế thị trường xã hội. Nói chung đất nước nào mục tiêu cũng làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ngay Bắc Âu là mô hình như thế mà những bất công người ta phải xoá bỏ. ngay thời ông Phan Văn Khải đi Bắc Âu, ông nói điều đó thì người ta nói rằng chúng tôi đang thực hiện đấy chứ đâu?”

Ông ví von một hình ảnh vui rằng “chẳng lẽ chúng ta đang cố tìm ra một loại bánh xe nào đó hình bầu dục hay hình vuông?”

Trong bài phát biểu khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông có nhắc đến vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn.

Vấn đề này được Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra khi được hỏi về những điều Việt Nam cần phải làm để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

“Việt nam hiện nay đang đẩy mạnh việc khởi nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Để doanh nghiệp tư nhân có thể sinh và có dưỡng thì phải giảm những chi phí về tham nhũng quyền hà của bộ máy nhà nước.”

Còn theo ý kiến của Tiến sĩ Ngô Trí Long, ông cho rằng cần phải cải tổ tư duy, suy nghĩ làm sao để đi vào thực chất, đi vào cuộc sống và bản chất của vấn đề.

LỜI TỰ THUẬT CỦA TU SĨ ANANDA

LỜI TỰ THUẬT CỦA TU SĨ ANANDA

Tôi là một trong những tu sĩ Phật giáo kỳ cựu trong nước thuộc ngành Phật Sinhala.  Tôi còn là thành viên của Hội đồng tu sĩ Phật Giáo.  Một cách vắn tắt có thể nói tôi là một trong những tu sĩ được những Phật tử ngoan đạo sống trong những vùng chung quanh “kính thờ.”

Nhưng một điều đáng buồn là tôi không nhận được sự an bình thật sự qua cách sống và luôn dõi tìm một lối thoát, dĩ nhiên một lối thoát hiểu theo nghĩa giải thoát thiêng liêng.  Tôi không muốn từ bỏ chiếc áo cà sa, nhất là tôi rất yêu chuộng giáo huấn Dhamma của Đức Phật Tổ, nhưng một hạnh phúc trong an bình thật sự tôi vẫn chưa nhận được.  Tôi biết rằng niềm hạnh phúc này hiện hữu và con người có thể đạt được nó, nếu chịu khó tìm tòi.  Nhưng coi sự tịch diệt như là cứu cánh tối hậu, hay tiêu diệt đi mọi ước muốn trần thế trong con người đều không phải là những điều có thể tạo cho tôi sự an bình thiêng liêng.

Như là một việc đã được sắp xếp từ bao giờ.  Vào khoảng năm 1961, tôi gặp một Linh mục Công giáo, không phải vì chiếc áo dòng ông đang mặc hấp dẫn tôi, nhưng có lẽ vì cái nhân cách đặc biệt thoát ra từ con người ông, và tấm lòng nhân ái vị tha của ông đối với mọi người.  Tôi không ngần ngại làm quen với ông.  Theo tôi nhận xét, ông có thể là người đã tìm thấy hạnh phúc thật thể hiện rõ ràng qua cách sống.

Ông bạn mới này của tôi dường như hiểu biết rất nhiều về giáo thuyết nhà Phật.  Thế mà trái lại, kiến thức của tôi về Công giáo gần như không có.  Những gì tôi biết chỉ là những điều tôi đã được nghe do những người Phật tử phán đoán, giải thích, phê bình chủ quan về Công giáo.  Tôi biết rằng đó chỉ là những thành kiến sai lầm về Giáo hội này.

Do sự chủ quan khi nhìn vào những ngôi nhà thờ xây cất theo Tây phương và lối sống Âu hóa của các Linh mục, tôi vẫn còn ngần ngại trong việc tìm hiểu thêm về Kitô giáo.  Tôi cho rằng một tôn giáo không hoà mình được với phong hoá và lề thói địa phương thì làm sao có thể loan truyền được chân lý cho dân tộc đó, và vì vậy làm sao có thể đáp ứng được sự giải thoát thật sự tôi đang kiếm tìm.

Tuy nhiên, tôi vẫn không bỏ qua những cơ hội để có thể bàn luận và chất vấn Cha X trong tình thân hữu tôi đã có được với Cha, nhất là để thử nghiệm những điểm đối kháng chống lại các Thày tu Công giáo.   Đối với tôi, các Linh mục Công giáo chỉ là những người đánh cá ra khơi với chiếc bụng lép xẹp, dụ dỗ những con cá ngây thơ bằng miếng mồi giả tạo.

Nhưng chỉ ngay sau đó thôi, tôi thấy rằng mình sai lầm, vì tôi khám phá ra rằng ông Linh mục này không hề mảy may có ý định khuyến dụ tôi về với tôn giáo ông đang theo.  Trái lại, trong sự ngạc nhiên của tôi, ông Linh mục này lại còn bày tỏ ao ước được thử sống lối sống của các tu sĩ Phật giáo nữa.  Ông cho biết, ông chấp nhận một số những nguyên tắc của Phật giáo và ông đã từng áp dụng phương thế Dhammapada để tĩnh tâm.  Ông lại còn là người theo chủ trương ahimsa (không dùng bạo lực) với các sinh vật thụ tạo nữa.

Khi đã thân hơn với ông, tôi cho ông biết về những điều tôi đã nghe phê bình về Giáo hội Kitô giáo.  Tôi tưởng ông sẽ nổi giận, lên tiếng bênh vực cho giáo hội.  Nhưng trái lại, với một thái độ hết sức bình thản ông nói rằng ông không hề trách oán những người đã phê bình Giáo Hội Công giáo.  Có thể có những sai quấy trong Giáo hội, nhưng tất cả nhờ vào sự soi sáng thiêng liêng của Chúa, Giáo hội đã không đi lạc lối và tan rã.

Khi đề cập đến những khuyết điểm của Giáo hội hay chính là những khuyết điểm của những con người trong Giáo Hội, ông nhấn mạnh đến sự hiện diện của ơn Chúa.  Khi bắt đầu thi hành những phương thế sống, người ta nghĩ rằng họ đang làm những việc lành tốt, nhưng khi kết thúc nó có thể đưa đến những thiệt hại nào đó.  Chính sự hiện diện của quân đội Bồ đào Nha tại Sri Lanka đã là trở ngại cho những nhà truyền giáo trong công việc rao giảng Tin Mừng tại quốc gia này.  Thật là một điều tự nhiên, người ta phán xét về một tôn giáo qua sự tiếp xúc bề ngoài với những người theo tôn giáo ấy.  Điều này tôi có kinh nghiệm trong đời sống: Phái Dhamma cực lực chống lại giai cấp quí tộc, nhưng phái Sangha lại chấp nhận và tán thành giai cấp này.

Ông bạn Linh mục của tôi không phải chỉ sửa đổi lại những nhận thức sai lầm của tôi về Giáo hội Công giáo, nhưng dần dần đã giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về giáo huấn của Giáo hội và cách sống đạo.   Ông không nói bằng lời, nhưng nói bằng chính đời sống của ông.  Ông biểu tỏ một hạnh phúc thật sự khi được sống trong đời sống nhiệm nhặt của tu viện.  Ông cho biết rằng chính đời sống khổ hạnh của nhà Chúa là yếu tố rất cần thiết cho Giáo Hội Công giáo tại Sri Lanka.  Ông muốn Kitô giáo hòa nhập vào lối sống địa phương để Tin Mừng của Chúa Kitô có thể được thể hiện và chấp nhận dễ dàng hơn cho những người đã sẵn có một lề lối sống đạo, biết tôn trọng luân lý.  Tôi nghĩ rằng đây có thể được coi là một cách thế thật tốt thể hiện vai trò chứng nhân của Chúa Kitô trong một xã hội Phật giáo.

Một ngày nọ, tôi có dịp hỏi ông về “niềm hạnh phúc thật.”  Ông cho rằng đây là do Ơn Chúa.  Chợt nhận thấy tôi không hiểu danh từ “Ơn Chúa”, ông vội giải thích thêm: “Để hiểu về nguồn ơn thiêng liêng này, người ta cần cảm nhận được nó trước đã”.

“Cảm nhận và nhận chân được chân lý một sự vật” là một cứu cánh của con người.  Từ thuở thiếu thời, tôi đã được Phật Tổ khích lệ để kiếm tìm, nhưng hôm nay đây sự khích lệ đó đã đổi chiều khiến tôi hướng về Kitô giáo.

Sau buổi nói chuyện, ông trao cho tôi cuốn Kristu Anusaraya, Bản dịch của Sinhala, tác phẩm Gương Chúa Giêsu của Thomas à Kempis.  Tôi đọc cuốn sách này thật kỹ và nhận ra rằng nó đã giúp tôi tiến được một bước thật xa, xa hơn bước tiến tôi đã có được trong suốt những năm tĩnh tâm trong nhà Chùa.  Tác giả diễn giải sự hy sinh với một nhãn quan cao hơn.  Đặt căn bản vào Sách Phúc Âm, tác giả cho thấy tình yêu của Thiên Chúa là động lực chính của sự hy sinh.

Tôi nhận ra rằng, người Kitô hữu quan niệm Thiên Chúa là tối thượng so với tất cả thụ tạo, và tình yêu vĩ đại nhất của con người so với tình yêu thiêng liêng của Thiên Chúa chỉ là một hạt bụi vì Ngài là Đấng Sáng tạo.  Như thế, khi người Kitô hữu hy sinh, họ không hy sinh vì phần rỗi cá nhân họ mà họ hy sinh cho tình yêu của Người-Yêu-Thương-Họ.  Điều này khiến tôi an lòng.  Sự an lòng này, tôi nghĩ phải chăng là Ơn Chúa?  Vâng, chính là Ơn Chúa trong tôi.

Rồi, ông bạn dìu tôi vào Tân Ước, nhưng tiếc rằng Sách Tân Ước chưa được dịch toàn bộ sang tiếng Sinhala, mà vốn liếng Anh ngữ của tôi lại quá nghèo nàn.  Học thêm Anh ngữ, tôi đọc sách của các tác giả Kitô giáo.  Ngay cả trong những bài thơ cũng đầy dẫy những hình ảnh về Thiên Chúa: Nào là Thiên Chúa Ba Ngôi, Sự Giáng Sinh của Con Một Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thiên Đàng-Địa Ngục v.v…  Đầu tiên, những ngôn từ này làm tôi chán ngán, ông bạn Linh mục khuyến khích tôi, những lời giải thích chấm dứt bằng hai chữ “mầu nhiệm”  khiến tôi như Phaolô nhưng gặp chướng ngại vật cản bước trên “Đường đến Damascus” gặp Chúa.  Tôi may mắn lại được tác phẩm “Lead, Kindly Light” của Đức Hồng Y Newman nâng đỡ.

Một Phật tử không ưa những mầu nhiệm, hơn nữa “mầu nhiệm” tiếng Sinhala là “abirahasa” không có nghĩa giống chữ “mầu nhiệm” của Giáo hội Công giáo, nó chỉ có nghĩa là “một bí mật tuyệt đối”.

Tuy nhiên, với sự giải thích rõ ràng của ông bạn Công giáo, tôi dần dần vượt qua được những khó khăn này.  Ông giải thích rằng cho đến bây giờ, đối với các nhà khoa học với kỹ thuật tân kỳ hiện đại, cơ thể con người vẫn còn là một bí nhiệm.  Đó là nói về phần thân xác, vậy thì phần tinh thần của con người còn phải vượt xa trí óc của nhân loại đến như thế nào?

Con đường tôi tìm hiểu về Đức Tin Kitô giáo như thế đó.  Không phải là một Đức Tin mù quáng, mà là một Đức Tin với tất cả sự hiểu biết, lý luận.  Hơn nữa, nó còn giải đáp thỏa đáng trong quan niệm tự nhiên về con người.  Nhờ đó, tôi nhận biết được bản tính nhân loại trong con người của Đấng Cứu Thế.

Điều làm tôi khâm phục nhất trong Giáo Hội đó là sự lo lắng của những người Kitô hữu đối với tha nhân: Những người ốm đau, những kẻ bần cùng, những người tội lỗi…  Tôi quyết định đi theo Chúa để thực hiện giới răn “yêu người như yêu chính bản thân mình.”

Rồi tôi nhận thấy đời sống tôi thay đổi, không còn bị giam trong bốn bức tường chật hẹp nữa, tôi hít thở bầu không khí tự do.  Tôi nhìn thấy một ngôi sao từ trên cao đang chờ dẫn đường cho tôi đến một chân trời hạnh phúc vĩnh cửu.  Tôi suy niệm mỗi ngày bằng Sách Phúc Âm và cuốn “Gương Chúa Giêsu.”

Năm 1963, tôi đậu kỳ thi nhập học và theo học tại Đại học.  Anh văn của tôi khá hơn khiến tôi đã có thể đọc được Sách Phúc Âm và các sách khác về Kitô giáo bằng Anh ngữ.

Một cuốn sách giá trị tôi được đọc trong khoảng thời gian này đó là cuốn sách ghi lại Công Đồng Vaticanô thứ Hai.  Cho đến lúc đó tôi mới thật sự thấy rằng việc tôn giáo phải thay đổi hợp với thời đại là quan trọng, đặc biệt cho các thế hệ trẻ ngày nay.

Công việc học dù bận rộn, nhưng cũng không khiến tôi chấm dứt việc tìm hiểu thêm về Giáo Hội.   Tôi học rất chăm và được các giáo sư khen ngợi.   Tôi thấy đời sống sao ý vị quá, đặc biệt khi trong đời sống đó ta biết phục vụ mọi người qua việc hy sinh chính con người mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi không còn ý định trở lại tu viện nữa.  Không phải vì tôi có thể tìm được một công việc tốt hay lý do nào khác, nhưng lý do chính để tôi cởi bỏ chiếc áo cà-sa, đó là tôi đã tìm ra Chúa Kitô.  Người là Thiên Chúa và là Thày tôi.  Người đã đến tìm tôi, chỉ cho tôi con đường cứu rỗi với hạnh phúc vĩnh cửu…  Tôi biết, quyết định của tôi sẽ đưa đến việc tôi phải đối diện với những khó khăn khi đi tìm việc làm.

Tôi không có khả năng để diễn đạt hết những cảm xúc của tôi trong quá trình trở lại với Chúa.  Bao nhiêu những khó khăn vất vả, nhưng tôi không thể chờ đợi được nữa rồi.  Ý Chúa là như thế.  Tôi học hỏi về Giáo lý, về cách sống đạo và sẵn sàng.

Tìm được sự bình an là kết quả đầu tiên của con đường tôn giáo.  Chắc chắn tôi sẽ có được sự bình an này khi tôi được nhận vào Giáo Hội.  Nếu tôi phải tóm tắt lại một cách ngắn gọn những gì Giáo hội có thể đã cho tôi khi tôi trở thành con cái Chúa thì tôi chỉ nói được đó là “Đời Sống”.  Tôi muốn nói một đời sống mới, được soi sáng và hướng dẫn do ân sủng thiêng liêng.

Ananda

Langthangchieutim gởi

SỐ MỆNH

 
 
From facebook:  Nguyen Thi Kim Hong
SỐ MỆNH

Trời mấy hôm nay thật lạ ; nóng gay gắt như muốn thiêu đốt hết vạn vật chung quanh , một vài cơn mưa vẫn không làm dịu đi cái nóng. Tháng Tư là vậy , mùa sắp vào hè từ xưa đến giờ vẫn mang đến cho tôi nỗi nhớ , nỗi chờ mong khi bắt đầu yêu người .

Mười tám tuổi , cái tuổi thật đẹp của người con gái , chưa chín chắn nghĩ suy điều gì đang chờ phía trước ; mạnh dạn bỏ hai chân vào đời sống hôn nhân . Bỏ lại nỗi tiếc nuối , thương thầm của một ai đó ; bỏ lại tà áo dài thướt tha cuốn chân ai ; bỏ ánh mắt trông theo hay bàn tay nắm vội ; bỏ lời thơ ngọt ngào mà ai đó lén ép vào trang vở …ôi , một thời áo trắng mộng mơ , vụt khỏi tầm tay khi mùa Xuân vừa mới qua đi ; khi chưa kịp mất hương thơm nồng , quyện trên mái tóc dài lã lơi …

Nhớ mãi ngày ấy , ngày cuối cùng giã từ thời con gái , bước chân về nhà chồng mà vẫn chưa hết lo sợ , ngu ngơ quá !!! , nước mắt rơi không biết do đâu , do cám cảnh đời khổ đau từ bé , nay sắp bước vào thế giới mới ; thế giới mà ở đó chỉ có 1 người duy nhất , đưa bờ vai cho tôi tựa . Hay khóc vì thương thân mình , một lần nữa đối diện với cam go ; của xã hội đang bước vào nếp sống mới !

Hơn 40 năm , sau bao nhiêu thăng trầm , lo toan trong cuộc sống ; điều đã làm cho tôi đứng được cho đến hôm nay , đó là nghị lực ! Có những lúc tôi như chìm sâu tận cùng xuống đáy vực , sống như một kiếp trâu bò . Nhưng trong lòng tôi luôn nung nấu một khát vọng vươn lên , tôi đã từng phải trốn chạy , xa lánh bạn bè vì không muốn mọi người nhìn mình với ánh mắt rẻ khinh , tôi đã từng nhủ lòng rằng ; sau cơn mưa trời lại sáng ! , rồi cho đến khi tôi có trong tay những gì mình mơ ước , tôi lại cố hết sức giữ gìn , sợ nó vụt mất khỏi tầm tay .

Hình như đó là số mệnh , tôi nghĩ mỗi người sinh ra đời , là đã có một số mệnh . Gặp ai , yêu ai , sống với ai đều là số mệnh ; cho dù mình có cố ngoi ra khỏi , vận số vẫn cứ đeo bám mình . Và tôi đã sống cả đời mình , cho cái mệnh số không may mắn ấy….

Tân Phú 30.04.2017

KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG TỰ CẮT ĐẦU MÌNH ĐẾN GẦN ĐỨT LÌA RA NHƯ THẾ.

Linh Võ shared Le Anh‘s post

lũ dốt nát mà đi mị dân, tác dụng ngược

 
Image may contain: 1 person, text

Le Anh  

Đại tá Phạm Văn Ngân: “Theo camera quay lại, lúc điều tra viên ra khỏi phòng thẩm vấn, đối tượng Tấn đã lục tìm con dao rọc giấy cất trong tập riêng của cán bộ điều tra. Sau đó đối tượng này dùng tay trái nắm lấy dao rọc giấy cắt cổ mình 3 lần, sau đó chuyển con dao sang tay phải cắt thêm nhiều lần cho đến khi kiệt sức và tử vong”.
———————–
* FBer Thach Vu:

“Vô cùng đơn giản. Công an có đoạn phim trong tay, hãy trình ra công luận hoặc tối thiểu hãy để cho gia đình cùng với luật sư đại diện coi.

Còn nếu không dám trưng ra thì chỉ là chuyện cố gắng lấp liếm bàn tay SÁT NHÂN trắng trợn của công an, VÌ KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG TỰ CẮT ĐẦU MÌNH ĐẾN GẦN ĐỨT LÌA RA NHƯ THẾ”.

*FBer Chinh Minh:

“Nguyên tắc / qui định là khi hỏi cung bị can bao giờ cũng phải có 2 điều tra viên:

1. Đặt câu hỏi đối với bị can ( theo dõi diễn biến tâm lý bị can ).

2. Người nghi biên bản hỏi cung ( đã có mẫu sẵn biên bản – nên không cần có dao rọc giấy mang theo ).

Hiện nay hỏi cung án an ninh quốc gia buộc phải có thêm bộ phận kỹ thuật ghi hình ảnh và âm thanh trong buổi cung.

Vậy điều tra viên đi lấy nước và thuốc cho anh Tấn thì sẽ còn nhiều người khác còn lại buồng cung.

Vì lẽ đó tôi không chấp nhận cách giải thích để trốn tránh hành vi giết người này.

Lời giải thích này chỉ cho những người không hiểu luật và chưa bao giờ bị điều tra , còn những người đã đi qua rồi thì thấy nó dối trá”.

Trụ điện gãy đè cô giáo và con trai tử vong

From facebook:   Tinh Vo‘s post.
 

Tinh VoFollow

·Ăn không từ một thứ gì, cuối cùng người dân vô tội chịu hậu quả.

Nếu chúng ta cứ im lặng thì tai hoạ ập xuống không chừa một ai.

Trường hợp hai mẹ con cô giáo này là một minh chứng rõ nhất.

Cô giáo Phụng trên đường chở con trai đi học thì bị trụ điện bất ngờ gãy đổ đè lên xe máy. Cô Phụng tử vong tại chỗ. Cháu Huy tử vong sau đó tại bệnh viện.
BAOMOI.COM
 

Tượng Lênin cuối cùng ở Odessa đã bị chặt đầu

From facebook:  Trần Bang added 2 new photos.
Tượng Lênin cuối cùng ở Odessa đã bị chặt đầu, và hơn 1300 tượng ở Ucraina đã bị phá hủy trước đó.

“Người ta không biết lý do nhà chức trách địa phương đã không dọn tượng đài theo qui định của Luật xóa bỏ dấu vết cộng sản ở Ukraina. Bên cạnh đó, trang web nhấn mạnh, tượng Lenin từ làng Zachishia thuộc “loại khá hiếm — đội mũ lưỡi trai.”

Trước đó, Giám đốc Viện Ký ức Ukraina Vladimir Vyatrovich đã thông báo rằng, hơn 1.300 tượng Lenin được tháo dỡ ở Ukraina trong phong trào xóa dấu vết cộng sản.”

Năm 2014 ở VN xôn xao vụ dự án xây tượng đài 1400 tỷ đồng ở Sơn La, nhờ báo chí, phây búc mà phải hoãn lại.
Việc đó báo hại cho tỉnh nhà ( Sơn La) mất một nguồn thu lớn từ % cho quan, giảm thành tích đầu tư, giảm doanh thu từ công nghiệp xây dựng của tỉnh, giảm mấy chục phần trăm GDP của tỉnh.
Đặc biệt là trẻ em đồng bào dân tộc Tây Bắc bị thiệt thòi, vì không được… nhìn tượng để chống đói, chống rét, chống thất học…

https://vn.sputniknews.com/…/201705063294513-tuong-lenin-c…/

Image may contain: cloud and outdoor
Image may contain: 1 person, text
 

Việt Nam: Đất nước của bạo lực và phẫn nộ

Việt Nam: Đất nước của bạo lực và phẫn nộ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-05-05

Người lính Việt Nam Cộng Hòa sáng 30/4/1975.

Người lính Việt Nam Cộng Hòa sáng 30/4/1975.

AFP photo
 

Cảm xúc ngày 30 tháng 4

Tuần vừa qua đánh dấu 42 năm cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Xấp xỉ nửa thế kỷ nhưng dường như ký ức của hàng triệu người Việt từng trải nghiệm qua cuộc chiến mãi không bao giờ nhạt nhòa về những tháng ngày lịch sử đó. Tâm tình này được một thính giả đã nghẹn ngào nói trong nước mắt rằng “Cứ vào ngày 30 tháng 4 hàng năm, nỗi ám ảnh giống như một vết thương không thể lành vì hễ mỗi khi trái giỏ trở trời lại bị nhức nhối”.

Ngày 30 tháng 4 năm 2017 cũng là thời điểm đánh dấu 42 năm nhiều người con đất Việt phải chọn cuộc sống xa xứ trong thân phận tị nạn và không ít người trong số này chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do đã hơn 4 thập niên mà họ vẫn sống với nỗi ám ảnh về chiến tranh và họ bắt gặp chính mình qua các nhân vật trong tuyển tập truyện ngắn “The Refugees” (Những người tị nạn) của tác giả Nguyễn Thanh Việt, người đoạt giải thưởng Pulitzer danh giá với tác phẩm “The Sympathizer” (Cảm tình viên). Nhân dịp này, các cựu chiến binh miền Bắc cũng chia sẻ với RFA về cảm xúc hồi tưởng giây phút đất nước thống nhất hồi 42 năm về trước, nhưng giờ đây đa số họ lại ngậm ngùi với hiện tình đất nước, như cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn cho rằng “Rất buồn bởi đó là bi kịch lớn của dân tộc”. Và thế hệ thanh niên Việt Nam ở trong nước, nhiều bạn trẻ sinh trưởng sau chiến tranh nói là nhờ vào internet mà các bạn biết được sự thật của lịch sử, tuy nhiên không thể phủ nhận đó là ngày thống nhất đất nước và không cảm thấy hoang mang khi mỗi sáng thức dậy nhìn thấy sự chết chóc.

Không chết vì súng đạn

42 năm thống nhất đất nước, người dân Việt Nam không mất mạng, thương vong vì súng đạn. Nhưng những số liệu thống kê hàng năm cho thấy số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, vì bệnh ung thư đáng báo động. Một tình trạng dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm là rất nhiều công dân nếu bị bắt đưa đến đồn công an làm việc chết một cách bất minh mà giải thích được cơ quan chức năng đưa ra là đương sự tự tử trong trại tạm giam.

Ông Đinh La Thăng còn không được bảo vệ thì làm gì tới lượt người dân, mà lại là những người nói lên sự thật, một thế lực ‘phản động’ trong mắt của nhà cầm quyền”.hội sẽ loạn.

Vụ việc mới nhất xảy đến với nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn, người bị bắt đến đồn Công an tỉnh Vĩnh Long để điều tra do có hành vi “phát tán tài liệu chống phá nhà nước”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn được công an thông báo người thân đã cắt cổ tụ sát chết chỉ vỏn vẹn trong vòng chưa đầy nửa ngày tại đồn công an.

Mặc dù trong những năm qua hiện tượng người chết trong đồn công gây nên sự phản đối mạnh mẽ trong dư luận vì hầu như dân chúng không ai tin vào nguyên nhân chết là do tự tử, theo như thông báo của công an. Hình ảnh nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn nhắm mắt im lìm trong cỗ quan tài với vết cắt quanh cổ được lan truyền trên các trang mạng xã hội cùng với âm vang phẫn nộ tột cùng của cư dân mạng. Rất nhiều thính giả RFA đặt câu hỏi với giới chức lãnh đạo Hà Nội rằng “Xã hội Việt Nam hiện nay tại sao người dân lại thích chết ở đồn công an nhiều vậy? Tại sao họ không chọn nơi khác để chết?” Thính giả Thái Lai cũng nêu lên thắc mắc “Dù có phát tán tài liệu phản động thì bị tù chứ có bị tử hình đâu, mà một người dám chống Đảng thì tại sao lại tự sát?” Thính giả Quang Vinh khẳng định “Công an tỉnh Vĩnh Long bịa đặt một cách ngu xuẩn vì chẳng có lý do gì mà mới hỏi cung đã tự sát.”

Những cái chết khuất tất tại đồn công an mà dư luận cho rằng họ chết vì bị công an tra tấn và dùng nhục hình và gia đình của nạn nhân đi kêu oan, cầu cứu chính quyền xem xét thì chỉ nhận được sự im lặng như trường hợp đau lòng của bà mẹ nghèo Nguyễn Thị Ái, đã hỏi “cô ăn cơm chiều chưa” trong nước mắt như thể đang hỏi đứa con duy nhất của mình khi Hòa Ái gọi điện thoại hỏi thăm có tin tức hồi đáp nào của cơ quan công quyền liên quan đến cái chết của anh Phạm Ngọc Nhung.

Trong tuần qua, số liệu bao nhiêu người dân bỏ mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, bao nhiêu người chết trên đường vượt biển, bao nhiêu người nằm lại vĩnh viễn nơi trại tù cải tạo, bao nhiêu người đói khổ trong thời bao cấp lần lượt được thu thập, liệt kê và công bố. Thế nhưng, chiến tranh kết thúc 42 năm, người dân trong nước lại bấn loạn sợ hãi vì không biết khi nào tới lượt mình qua vụ việc nhóm côn đồ hành hung 3 phụ nữ tại quận 2, Sài Gòn hồi ngày mùng 2 tháng Năm.

4c825958-f4ba-4618-aef7-d8bb4d1d27cd-400.jpg
Cảnh sát mặc thường phục đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 02 tháng 6 năm 2013. AFP photo

“Đánh đập người rồi tung lên mạng. Thực là phi pháp trắng trợn, dã man, bêu xấu bộ mặt xã hội lên khắp toàn cầu. Đám người hành hung đó đã xem thường luật pháp không ra gì. Nếu chính quyền mặc nhiên không lên tiếng và làm rõ vụ việc thì có ngày toàn bộ xã hội Việt Nam sẽ biến thành chiến trường, nơi ẩu đả, xâu xé, thanh toán, cướp bóc, đánh đập và giết người vô tội vạ. Tình trạng nầy rất khẩn trương và bạo động đã đến thời kỳ nguy ngập, vô kỷ cương, vô trật tự và vô pháp luật khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam”.

“Đây là một trong những hành vi khủng bố…chà đạp nhân phẩm và đe dọa tính mạng công dân …gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình an của xã hội. Đề nghị pháp luật cũng như công luận phải vào cuộc đưa nhóm côn đồ này ra trước vành móng ngựa”.

“Phải trừng trị thích đáng những kẻ xâm phạm gia cư bất hợp pháp, vô cớ đánh người. Nếu làm không nghiêm thì xã hội sẽ loạn”.

Phải trừng trị thích đáng những kẻ xâm phạm gia cư bất hợp pháp, vô cớ đánh người. Nếu làm không nghiêm thì xã hội sẽ loạn.

“Nếu nhà cầm quyền mà không xử lý nghiêm minh vụ côn đồ tấn công và chà đạp nhân phẩm công dân mới xảy ra ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh thì chính nhà cầm quyền là kẻ chủ mưu, đứng sau lưng nhóm côn đồ để trấn áp những tiếng nói phản biện của người dân”.

“Theo tôi đây là công cụ của công an. Ai sẽ bảo vệ và định tội những kẻ này? Bằng chứng là công an quận 2 ép nạn nhân ký đơn bãi nại. Vụ này rồi cũng chìm xuồng thôi vì đúng quy trình để cảnh cáo, dằn mặt các nhà hoạt động xã hội và dân chủ-nhân quyền”.

“Luật pháp cần được tôn trọng. Người dân cần được bảo vệ. Nếu không, mọi thứ sẽ sụp đổ mà không thể nào cứu vãn”.

“Ông Đinh La Thăng còn không được bảo vệ thì làm gì tới lượt người dân, mà lại là những người nói lên sự thật, một thế lực ‘phản động’ trong mắt của nhà cầm quyền”.

Cất lên tiếng nói ôn hòa vì một xã hội tiến bộ và văn minh, nhưng những người lên tiếng như thế lại là đối tượng bị côn đồ và an ninh mặc thường phục công khai sách nhiễu, hành hung, dọa giết và không ít người chịu cảnh tù đày. Rất nhiều công dân Việt Nam tuân thủ luật pháp, luôn thực thi khẩu hiệu mà Nhà nước đưa ra ‘Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật’, nhưng họ lại bị dồn vào thế đối đầu khi có xảy ra sự không đồng thuận giữa chính quyền với người dân, như vụ việc cưỡng chiếm đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Dân chúng nơi đây bị buộc phải hành xử một cách không theo qui định của luật pháp qua việc bắt cán bộ, công an, cảnh sát cơ động làm con tin.

Với vụ việc ở xã Đồng Tâm và vụ việc ở quận 2, nhiều thính giả từ trong nước nói với RFA rằng thời buổi bây giờ, người tốt là “thế lực thù địch” đối với chính quyền, còn côn đồ ra tay đánh đập người khác vì cho rằng họ là “phản động” lại là công dân yêu nước. Một thính giả gửi email về đài, viết là “42 năm Việt Nam được thống nhất bằng vũ khí, đạn dược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng không biết bao giờ Chính phủ Hà Nội thống nhất được lòng dân trong cuộc chiến niềm tin đang ngày càng vỡ nát?”

Biểu tình Venezuela: Phụ nữ phản đối Maduro

Biểu tình Venezuela: Phụ nữ phản đối Maduro

  • 7 tháng 5 2017
Bản quyền hình ảnhREUTERS
Những người phụ nữ mặc màu trắng biểu tình lên án cái họ cho là sự đàn áp của lực lượng an ninh

Hàng trăm người phụ nữ đã tuần hành tại thủ đô Venezuela, Caracas, tiếp tục làn sóng biểu tình chống lại sự cai trị của Tổng thống Nicolas Maduro.

Những người phụ nữ, mặc màu trắng và được dẫn đầu bởi các nghị sĩ phe đối lập, lên án cái họ cho là sự đàn áp của lực lượng an ninh.

Hoa Kỳ cũng bày tỏ quan ngại về cái mà đại sứ Liên Hiệp Quốc Nikki Haley gọi là “một sự trấn áp bạo lực”.

Ít nhất 36 người chết và hàng trăm người bị thương trong các tuần diễn ra các cuộc biểu tình.

Trong một thông cáo, bà Haley tố cáo ông Maduro “coi thường nhân quyên cốt yếu của người dân của ông ta,” và bà nói điều này “chỉ làm khủng hoảng chính trị và kinh tế của quốc gia ngày càng tăng cao.”

cuộc biểu tìnhBản quyền hình ảnhREUTERS
Các nghị sĩ phe đối lập dẫn đầu các cuộc biểu tình này

Trong khi đó Nhà Trắng nói cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông HR McMaster đã gặp Julio Borges, chủ tịch của Quốc hội quốc gia kiểm soát bởi phe đối lập hôm 5/5.

Họ thảo luận về sự cấp thiết về việc chính phủ Venezuela thả tự do cho các tù nhân chính trị và tổ chức các cuộc bầu cử tự do và dân chủ, thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer nói.

Trước đó một thanh niên đã bị bắn chết trong tình trạng bạo lực tại thành phố Valencia. Tại Caracas một xe cảnh sát trang bị vũ khí đã cố tình đâm vào dòng người biểu tình.

“Chế độ độc tài đang sống trong những ngày tháng cuối cùng của nó và Maduro biết rõ điều này,” cựu nghị sĩ Maria Corina Machado nói với AFP tại buổi tuần hành phụ nữ.

Một xe cảnh sát
Bản quyền hình ảnhLICLAURARANGEL
Một xe cảnh sát trang bị vũ khí đã chủ đích đâm vào dòng người biểu tình

“Đó là lí do tại sao lại có những mức độ đàn áp chưa từng thấy.”

Những người tuần hành nổi giận về cái họ cho là kế hoạch của ông Maduro để đưa hết quyền lực về trong tay mình.

Họ đặc biệt nổi giận với một nghị định gần đây cho phép tạo dựng một nhóm đại biểu 500 người để sửa đổi hiến pháp, một quyết định chắc chắn sẽ bị phớt lờ bởi Quốc Hội.

Trong sự hỗn loạn, nhiều thanh niên đã trộm cắp tại nhiều cửa hàng trong các thành phố bị ảnh hưởng nặng bởi khủng hoảng kinh tế.

Phóng viên của AFP tại thành phố phía tây bắc Valencia nói nó trông giống như một khu vực thảm họa thiên tai.

Các buổi tuần hành biểu tĩnh
Bản quyền hình ảnhREUTERS
Các buổi tuần hành biểu tình gần như diễn ra hàng ngày trong một tháng trở lại đây

Trong khi đó một video đăng tải trên mạng xã hội chủ đích cho thấy một bức tượng nhỏ của Hugo Chavez bị kéo đổ tại một thành phố phía tây Rosario de Perija.

Ông Maduro là người kế nhiệm ông Chavez, người đã tiến hành nhiều chính sách bảo trợ xã hội trước khi qua đời năm 2013.

Từ khi đó, giá dầu xuất khẩu của Venezuela giảm làm cắt giảm ngân sách của chính phủ và dẫn đến tình trạng khan hiếm thực phẩm, sữa dinh dưỡng, dược phẩm, và các hàng hóa thiết yếu khác.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tình trạng lạm phát tại Venezuela sẽ tăng đến hơn 700% trong năm nay.

Cuộc bầu cử tổng thống theo lịch trình sẽ diễn ra vào cuối năm sau.