Kinh tế tư nhân có từ thượng cổ đến nay?!

From facebook: Trần Bang
Kinh tế tư nhân có từ thượng cổ đến nay?!

Ông cố nội trọng, ông nội trọng, bố trọng cũng sống được để đẻ ra trọng là nhờ kinh tế tư nhân, nói thế “có biện chứng” không ?

Khi ĐCS ” giải phóng HN “, từ 1954 miền Bắc tiến lên cả ngày xếp hàng ( CNXH), sau 30-4-1975 ” giải phóng SG” thì cả nước tiến lên xếp hàng cả ngày (XHCN)… ” nhờ” có làm ăn lớn XHCN đã làm cả nước đói dã họng, phải ăn bo bo cầm hơi, ĐCS lại nói người dân “phải tự cứu lấy mình trước khi trời cứu” năm 1986- 1992!

Năm 73 tuổi, đầu thế kỷ 21, trọng mới nhận ra tầm quan trọng của Kinh tế tư nhân, vốn là cội nguồn đã nuôi cả trăm đời nhà trọng, nuôi ông cố nội trọng, bố trọng và chính trọng?

Cái trọng phải mất ” 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta (ĐCSVN) về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng.”, thì bất cứ người nông dân VN có suy tư (không lười nhác, không ỷ lại, không há miệng chờ sung, không có ý gian tham) đếu đã biết từ ngàn năm trước!

Kinh tế tư nhân mới đẻ ra Dân tộc, nuôi dưỡng bản sắc Dân tộc, nuôi dưỡng họ hành hang hốc nhà trọng bao đời chứ không phải Mác Lê Mao, “nói thế có biện chứng” không?

Trọng mang cả cuộc đời đi tôn thờ CNCS mác lê mao, kẻ thù của kinh tế tư nhân,” tư hữu ( bản chất kinh tế tư nhân)”, thì nói trọng là kẻ vô ơn, bạc phước “có biện chứng” không?

(Nhân FB bác Mac Văn Trang viết LÃO AM …)

Linh muc Nguyễn Viết Chung

Linh muc Nguyễn Viết Chung

(Trong bài Đức Tin Là Một Hồng Ân)

Tác giả : Phùng văn Phụng

Một ngày vào năm 1973, các báo ở Sài gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của Jean Cassaigne, một người Pháp, nguyên là Giám Mục Sài gòn nhưng lại qua đời tại một trại phong ở Di Linh, một nơi đèo heo hút gió trên đường từ Sài gòn đi Đà Lạt. Nguyễn Viết Chung đọc tiểu sử của vị cố Giám Mục trên báo và không hiểu do đâu anh lại mong muốn được nên giống ngài ở chỗ phục vụ người cùng khổ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh chẳng biết gì về Đạo Công giáo, thế mà Đức Cha Cassaigne lại là thần tượng của anh.

Năm 1974. Chung học Y Khoa Đại Học Sài gòn. Tại đây anh gặp người công giáo đầu tiên trong đời ễ dàng đối với Nguyễn Viết Chung anh phải làm thêm nhiều việc nặng nhọc kể cả đạp xích lô để kiếm tiền ăn học và phụ giúp gia đình.

Năm 1984, bác sĩ Chung khi đó 29 tuổi, xin được bổ nhiệm lên trại phong Di Linh để thực hiện giấc mơ lớn nhất của đời anh. Nhưng theo đúng thủ tục hành chánh thì anh phải trình diện và chịu sự điều động của Sở Y tế Lâm Đồng. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:

– Anh có điên không hay là anh bị cùi?

– Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi.Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.

Từ ngày 01-7-1986 anh về làm việc tại phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai cho tới năm 1989. Từ năm 1990-1992 đổi về làm tại phòng xét nghiệm của bịnh viện da liễu Sài gòn. Ở đây anh xin học thêm chuyên khoa da liễu, vì anh không bao giờ anh quên mộng ước của mình.

Năm 1993 Bác sĩ Chung tình nguyện lên công tác tại trại Phong Bến Sắn, Bình Dương. Tại đây, anh làm việc hăng say như để đạt được tâm nguyện của mình giống như Đức Giám Mục Cassaigne trong việc phục vụ bịnh phong cùi. Anh hết sức tận tụy không nề hà. Nhưng dù như thế anh vẫn thấy mình thua xa các nữ tu nữ tử Bác ái trong việc yêu thương phục vụ người bịnh. Các nữ tu luôn nhẫn nại lắng nghe phục vụ người bịnh hết lòng, không bao giờ làm họ buồn tủi. Tinh thần hy sinh, quảng đại đó khiến cho anh cảm phục. Anh cho rằng muốn có được tinh thần yêu thương người nghèo khổ như thế, anh phải trở thành một người giống như các nữ tu. Anh chưa phải là người công giáo, nên anh không thể hiểu được tinh thần làm việc của các Sơ. Anh cũng muốn được phục vụ với tinh thần giống như các Sơ.

Ngày 28-8-1993 bác sĩ Chung đến gặp Cha Hoàng văn Đoàn, dòng tên, tại Bình Dương xin học giáo lý tân tòng. Ngày 15 tháng 5 năm 1994 bác sĩ Chung được cha chính xứ Bến Sắn, Linh mục Trần Thế Thuận làm lễ rửa tội cho anh tại nhà nguyện trại phong Bến Sắn. Nhưng bác sĩ Chung không hài lòng khi chưa được trở nên giống các Sơ để có thể yêu thương phục vụ người nghèo. Ở tuổi tứ tuần theo đuổi ơn gọi tu sĩ là một điều quá khó khăn.

Ngày 15.9.1994 bác sĩ Chung trở thành tập sinh lớn tuổi nhất của dòng Vinh Sơn nam số 40 đường Trần Phú, Đà Lạt. Ngày lễ truyền tin 25.3.2003 Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.

Ngày 3.4.2003, Linh Mục Nguyễn Viết Chung quay về trại phong Bến sắn dâng Thánh lễ tạ ơn trong sự hân hoan của các bịnh nhân phong với sự hiện diện của cha sở Bến sắn, người mà 9 năm trước đây đã làm lễ rửa tội cho cha. Vẫn thái độ khiêm nhường, yêu thương và cung kính với các người bịnh vẫn xưng mình là “con” khi nói chuyện với các bịnh nhân lớn tuổi.

Tháng 3 năm 2009 tôi có về Sài gòn có dẫn người cháu đến thăm Linh mục Nguyễn Viết Chung, cha dong dỏng cao, hơi ốm, nói năng nhỏ nhẹ: “ “con” cũng chỉ là cái máng để hứng lấy tình yêu thương của mọi người để mang đến cho những người kém may mắn”.

Nhà văn Hương Vĩnh có viết: “Ba vị đã tác động mạnh mẽ trên ơn gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lichetenberger và Dì hai Loan ( phục vụ trại phong Bến Sắn 17 năm, chết vì bịnh ung thư ở tại trại này). Cả ba cùng có mẫu số chung – như lời cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói.

Trong bài “Nguyễn Viết Chung và tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ” cố Giáo sư Trần Duy Nhiên đã viết trong đoạn kết của bài này như sau:

“Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian. Nguyễn Viết Chung biết chắt lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan.. đấy là chưa kể đến nhiều người khác trong đó có thân mẫu của mình một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi Cha Lichtenberger vì tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa. Và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bịnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Viêt Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bịnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chiụ đóng đinh trong những con người bất hạnh. Và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.”

Phùng văn Phụng

Linh mục Bác sĩ Augustinô Nguyễn Viết Chung

Linh mục Bác sĩ Augustinô Nguyễn Viết Chung

Ban Biên Tập CGVN

Trọng kính Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị,

Với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa, BBT CGVN chúng con thành kính tưởng nhớ một vị linh mục khả kính khả ái của GHVN, và xin được phân ưu cùng Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn, CM và các Sơ Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn.

Chúng con kính gởi trong file kèm là Cáo Phó của TGM KonTum cùng với bài viết của Nhà Văn Hượng Vĩnh.

Xin chân thành cám ơn.

BBT CGVN

 

 

 

 

 

 

Linh mục AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG, CM

Sinh ngày: 07.09.1955

Rửa tội và Thêm Sức ngày 15 tháng 05 năm 1994

Nhập dòng: 01.10.1994

Vào Nhà Tập: 01.10.1996

Quyết Tâm (Khấn lần đầu): 01.10.1997

Khấn trọn: 25.08.2001

Phó Tế: 25.06.2002

Linh mục: 25.03.2003

đang phục vụ tại Giáo Xứ Đăk Tân, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

Được Chúa gọi về vào lúc 18 giờ 18 phút, ngày 10.05. 2017,

Tại Nhà Sài Gòn (Tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn – Phụ Tỉnh Việt Nam)

Số 479/15 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. HCM

Hưởng thọ: 62 tuổi.

Nghi thức Nhập Quan lúc 17 giờ 00, ngày 11.05.2017

Tại Nhà Sài Gòn, 179/15 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. HCM

Viếng linh cữu tại Hội Trường nhà xứ Giáo xứ Phát Diệm (Tp. HCM)

Thánh lễ An Táng sẽ được cử hành lúc 8 giờ 00, Thứ Bảy ngày 13.05.2017

Tại Nhà thờ Giáo xứ Phát Diệm (Tp. HCM)

Hỏa táng tại Nhà Hỏa Táng Bình Hưng Hòa (Tp. HCM).

NGUYỄN VIẾT CHUNG VÀ TIẾNG GỌI CỦA CHÂN THIỆN MỸ

 

NGUYỄN VIẾT CHUNG VÀ TIẾNG GỌI CỦA CHÂN THIỆN MỸ

 

cố GS. Trần duy Nhiên 

 

Một con người lặng lẽ.

Tháng 04 năm 2002, linh mục Nguyễn Ngọc Sơn phối hợp với Viện Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức một khóa huấn luyện cho những người thiện chí xung phong chăm sóc người nghiện ma túy. Tôi để ý đến một người trung niên khắc khổ, lặng lẽ theo dõi chăm chú và cặm cụi ghi chép những bài học về lý thuyết và chữa trị theo phương pháp cổ truyền do các bác sĩ đông y của Viện Y Học giảng dạy. Tôi hỏi một nữ tu trong ban tổ chức xem người ấy là ai. Câu trả lời làm tôi ngỡ ngàng: Đó là bác sĩ tây y Nguyễn Viết Chung, một chuyên viên về ký sinh trùng và da liễu.

Hai tháng sau, cũng tại Viện Y Học Dân Tộc, cha Sơn tổ chức một khóa cai nghiện mang tên là Khóa Phục Sinh. Các bác sĩ của Viện phụ trách phần chữa trị thể lý. Các linh mục, tu sĩ và một vài giáo dân đến giúp phần củng cố tâm linh. Một hôm, tôi đến dự giờ cầu nguyện buổi tối do một nữ giáo dân hướng dẫn. Sau phần trình bày lý thuyết, vị ấy yêu cầu những ai thấy cần được đặt tay cầu nguyện thì hãy bước lên. Bác sĩ Chung cũng là một người theo giúp khóa ấy. Ông bước đến đầu tiên, quì xuống trước mặt người giáo dân kia, xin đặt tay cầu nguyện cho mình. Cử chỉ khiêm nhường này làm cho nữ tu phụ trách nhóm cai nghiện cảm động nói với tôi: Thầy Chung là phó tế sắp được thụ phong trong một ngày gần đây.

Cuối năm 2002, tôi được dòng Vinh Sơn mời đến dạy tiếng Pháp cho một số thầy chuẩn bị đi học thần học ở nước ngoài. Tại đây tôi gặp lại thầy phó tế bác sĩ Chung. Thế rồi qua những chia sẻ khiêm tốn nhưng đầy chân tình, tôi biết được chiều kích cao vời của một con người mờ nhạt, thậm chí điên rồ, nếu ta nhìn với cặp mắt của xã hội ngày nay. Sau đây là hành trình của một tâm hồn qua những chặng đường hiếm thấy.

Hoàn cảnh và ước mơ.

Khi nói về cuộc di cư năm 1954, người ta nghĩ đến gần một triệu tín hữu công giáo đành rời quê cha đất tổ để đi vào Nam với hai bàn tay trắng hầu tìm một nơi có thể tự do biểu lộ đức tin của mình. Thanh niên Nguyễn Viết Chương vào Nam không vì lý do ấy. Anh không phải là Kitô hữu, và tôn giáo không bao giờ là một vấn đề đối với anh. Như mọi người thuộc giai cấp nông dân thất học và nghèo xơ nghèo xác trong làng mình, anh Chương chỉ có một cái đạo duy nhất, ấy là ‘đạo làm người’ theo truyền thống Việt Nam. Nếu ai hỏi anh theo đạo nào, anh bảo rằng anh theo đạo ông bà, mà không thắc mắc xem ‘đạo ông bà’ có nghĩa là gì một cách cụ thể: đấy có thể là đạo mà ông bà đã theo và truyền lại, hoặc đấy cũng có thể là đạo thờ cúng ông bà tổ tiên. Năm 26 tuổi, nhân biến cố 1954, anh Chương rời thôn Ngô Xá, huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định, dẫn vợ con đi theo bà cô vào Nam với hy vọng tìm một con đường thoát ra cảnh nghèo túng, cái túng thiếu cơ cực khiến cho chị Chương phải mất đi đứa con thứ hai và thứ ba khi chúng mới chào đời. Anh cảm thấy hài lòng khi được nhận làm một bình nhì trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dù bị chuyển lên vùng cao nguyên để đóng quân tại Trạm Hành, nơi vòng đai Dalat, cách trung tâm thị trấn 12 cây số. Năm 1955, người con thứ tư ra đời tại đây. Anh đặt cho con một cái tên gần giống như tên mình: Nguyễn Viết Chung.

Chung không còn nhớ gì về miền núi nơi mình sinh ra, vì năm 1960 cha cậu đã chuyển về Saigon để phục vụ trong một đơn vị không tác chiến. Khi vừa có trí khôn, cậu bé Chung phải đối diện ngay với thảm cảnh của một gia đình nghèo. Đồng lương của một quân nhân cấp hạ sĩ chỉ vừa đủ cho hai vợ chồng và bốn đứa con sống lây lất qua ngày chứ không thể nào có một cuộc sống cho ra sống. Bà Chương là một người phụ nữ bình dân mù chữ, hằng ngày chỉ biết thắp nhang lên bàn thờ van vái ơn trên phù hộ cho chồng cho con. Ông Chương là một người sống rất đúng với đạo đức truyền thống và tôn trọng các phẩm chất trung nghĩa lễ trí tín. Tuy nhiên cái nghèo đã khiến ông trở nên một người cộc cằn, vì thế không ít lần ông đã trút những trận lôi đình xuống vợ con mình. Hình ảnh về ‘mái ấm gia đình’ còn lưu lại trong ký ức tuổi thơ của Chung là nỗi sợ đến khiếp đảm khi phải đứng trong xó nhà chứng kiến cảnh mẹ mình trở thành nạn nhân cho các cơn thịnh nộ của cha. Từ thuở còn là học sinh tiểu học, Chung mơ hồ nghĩ rằng mình sẽ không lập gia đình, vì gia đình đối với cậu là một cái gì khủng khiếp. Cậu sợ gia đình, sợ phải tạo thêm một gia đình bất hạnh.

Sống trong hoàn cảnh này, trí óc non nớt của cậu nảy sinh một ước mơ kèm theo một quyết tâm: phải học cho thật giỏi để cứu gia đình thoát khỏi cảnh nghèo. Thế là cậu cắm cúi học tập trong những trường công lập hạng 2 ở Saigon. Niên khóa 1970-1971, cậu là một học sinh xuất sắc lớp đệ tứ trường Trung Học Cộng Đồng Quận 6. Sau khi thi đậu trung học đệ nhất cấp, cậu quyết định học ngay lớp đệ nhị mà không theo học đệ tam. Cậu phải làm học bạ giả và ra trường tư mà học. Tuy nhảy lớp nhưng Chung vẫn học giỏi ở lớp đệ nhị và đệ nhất. Cậu đậu tú tài toàn phần năm 1973.

“Khi nhìn lại quá khứ, tôi thấy chương trình của Chúa thật huyền diệu. Nhờ học nhảy lớp đệ tam mà tôi không bị nhập ngũ theo lệnh tổng động viên 1973, sau ‘Mùa Hè Đỏ Lửa’. Nhờ những cơn thịnh nộ của cha mà đến năm 39 tuổi tôi vẫn còn độc thân để tự do đáp lại tiếng gọi triệt để của Thiên Chúa”.

Tiếng gọi của cái Mỹ.

Với bằng tú tài trong tay, con đường tương lai bắt đầu hé mở cho cậu thanh niên 18 tuổi Nguyễn Viết Chung. Một ngày mùa hè năm 1973, cậu tình cờ đọc bản tin trên tờ Chính Luận: một giám mục người Pháp vừa qua đời tại trại cùi Di Linh. Vị giám mục ấy là Jean Cassaigne, mà người công giáo gọi với cái tên quen thuộc là Đức Cha Sanh. Ở trang trong, tờ Chính Luận thuật lại vắn gọn cuộc đời của vị giám mục tuyệt vời ấy. Từ thập niên 40, khi được gửi sang Việt Nam, linh mục trẻ Cassaigne chọn một vùng truyền giáo miền núi của dân tộc ít người, khu Djiring hẻo lánh (hiện nay là thị trấn Di Linh) cách xa trung tâm Dalat 80 cây số. Qua những lần viếng thăm mục vụ, cha nhận thấy rằng những ‘người cùi’ thường bị loại ra khỏi làng để sống dở chết dở trong những cánh rừng lân cận, vì thế cha đã thành lập một ngôi làng cho họ và mời các Nữ Tử Bác Ái lên chăm sóc. Làng phung Kala ở Djiring suốt đời sẽ ở trong trái tim cha. Khi giáo phận Việt Nam tách khỏi Cao Miên, cha Cassaigne được tấn phong giám mục tiên khởi địa phận Sàigòn. Năm 1960, khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập, ngài trao tòa giám mục Sàigòn lại cho Đức Cha Simon Hòa Hiền rồi trở về sống với anh em của mình là những người phung hủi ở làng Kala. Ngài yêu thương người phung đến độ chia sẻ mọi sự với họ, và để yêu thương đến cùng, ngài chia sẻ cả bệnh tật của họ để chết dần chết mòn trong thân thể đớn đau của một người đã nhiễm bệnh phong.

Đọc tiểu sử cố giám mục Cassaigne, Chung không để ý đến chức vị của ngài, mà chỉ thấy tấm lòng mênh mông của một mẫu người tuyệt đẹp. Tuổi 18 là tuổi say mê các thần tượng và gửi gắm vào đấy những ước mơ thầm kín chực chấp cánh bay cao. Cái Đẹp trong cuộc sống đức cha Sanh đã biến ngài thành thần tượng của anh. Những thanh niên khác mơ đến tiền tài danh vọng để tìm ra hạnh phúc, còn Chung thì mong tìm hạnh phúc bằng cách sống một cuộc sống có ý nghĩa và chết đi cho những người bất hạnh theo gương của thần tượng mình. Anh quyết định thi vào y khoa: đấy là một nghề có thu nhập cao giúp anh có thể đưa gia đình ra khỏi cảnh túng thiếu, nhưng đồng thời cũng là phương tiện để anh chăm sóc người cùi noi bước đức cha Sanh.

Tiếng gọi của cái Thiện.

Sau một năm SPCN (Sciences Physiques, Chimiques et Naturelles = Lý Hóa Vạn Vật), Chung thấy ước mơ của mình trở thành viển vông. Việc thi vào y khoa nằm ngoài tầm tay của những người thuộc giai cấp cùng đinh như anh. Anh thấy rõ điều này khi nạp đơn thi tuyển. Hầu hết các sinh viên thi vào y khoa đều là con cháu của các bậc có chức có quyền hay của các doanh nhân giàu sụ. Đa số đã tốt nghiệp từ một trường trung học Pháp hay một trường công lập nổi danh. Xuất thân từ một gia đình mà người cha là trung sĩ nhất, với kiến thức học được từ một trường tư thục vô danh, Chung thấy mình toan làm chuyện đội đá vá trời. Gia đình anh nghĩ rằng anh chạy theo một mục tiêu vượt quá sức mình nên khuyên anh bỏ ý định thi vào y khoa. Thế nhưng anh vẫn kiên trì học ngày học đêm mà trong lòng cứ lo sợ miên man. Nhìn thấy mẹ ngày ngày cầu khẩn những người đã khuất phù hộ cho gia đình, anh bỗng tin vào những điều huyền diệu. Anh lên Lăng Ông Bà Chiểu, thắp nhang khấn vái với cụ Lê Văn Duyệt. Anh thầm mặc cả với cụ: “Xin giúp con đậu vào y khoa. Để đáp lại, con hứa, sau khi trở thành bác sĩ, sẽ phục vụ cho người cùi”. Thế rồi anh đậu vào y khoa ngay lần đầu tiên đi thi, năm 1974. Đối với nhiều người khác, thứ hạng 181/213 hẳn không có gì đáng nói, nhưng đối với bản thân anh và đối với gia đình, đấy là một ảo tưởng đã biến thành sự thật một cách thần kỳ.

Ngày 04-11-1974, Chung nhập học tại Đại Học Y Khoa, lúc bấy giờ còn mang tên là Trung Tâm Giáo Dục Y khoa Sàigon. Trong những ngày đầu ngỡ ngàng, anh bị thu hút ngay bởi một người Bỉ, giáo sư Marcel Lichtenberger, dạy môn Mô Phôi Học (histologie et embryologie). Ngoài kiến thức uyên bác, giáo sư Lichtenberger còn tỏa ra tư cách của một người thầy khiêm tốn và tận tụy, cứ như thể ông muốn dạy cho học trò mình một cái gì đó vượt lên hẳn những kiến thức y khoa. Chung tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc của mình khi tất cả sinh viên năm thứ nhất, dù công giáo hay không, đều được mời dự một thánh lễ gọi là Maccabée tại nhà thờ Jeanne d’Arc, để cầu nguyện hay tỏ lòng nhớ ơn những người hiến xác cho sinh viên thực tập giải phẫu. Chung hiểu được vì sao giáo sư Lichtenberger luôn toát ra một cái gì thanh thoát: linh mục cử hành thánh lễ ngày hôm ấy chính là vị giáo sư khả kính của mình. Mãi sau này Chung mới biết rằng vị giáo sư ấy là một linh mục từng phục vụ ở Trung Hoa rất nhiều năm và gần gũi với những người bệnh mà không ai cứu chữa. Mang con tim nhạy cảm trước các nỗi bất hạnh, linh mục Lichtenberger, với kiến thức y khoa của một y công, đã phải mổ hàng trăm ca mà không có một bằng cấp nào; để rồi năm 44 tuổi, ngài mới về Bỉ học cho hết chương trình bác sĩ trong vòng 4 năm, thay vì 8 năm như mọi sinh viên y khoa khác. Tấm lòng của vị linh mục đã buộc ngài trở thành một bác sĩ thực thụ năm 48 tuổi. Chung chưa hề biết đến điều đó khi ngồi trên ghế đại học y khoa, nhưng nhìn thấy cha Lichtenberger trong áo lễ màu tím xuất thần cầu nguyện trên bàn thờ, Chung cảm nhận rằng thần tượng thứ hai của mình cũng đã đặt nền móng cho cuộc đời ông trên cùng một cội nguồn như thần tượng thứ nhất. Từ cái Mỹ mà anh đọc qua cuộc đời Đức Cha Cassaigne, chàng sinh viên Chung đã nghe được tiếng gọi của cái Thiện xuất phát từ tâm hồn của vị thầy tốt lành này.

Cái Thiện ấy rất gần mà cũng rất xa đối với anh. Có lần giáo sư Lichtenberger yêu cầu sinh viên điền vào tờ khai báo lý lịch trong đó có một ô ghi: nguyện vọng tương lai của anh (chị). Chung điền vào mọi ô khác một cách nhanh chóng rồi ngồi mãi trước ô ‘nguyện vọng tương lai’ mà không biết phải viết làm sao. Đối với các bạn khác thì không có gì phải suy nghĩ. Khi bước vào y khoa, họ đã có những hoài bão rõ ràng cho ngày mai rồi: trở thành một bác sĩ giỏi, theo học cao hơn ở nước ngoài, có một nơi làm việc xứng đáng, tìm cơ hội để thăng tiến trong nghiệp vụ và trong xã hội con người… Khi hết giờ, Chung nộp tờ khai mà ô nguyện vọng vẫn còn để trống. “Tôi xấu hổ không dám thổ lộ cho giáo sư Lichtenberger biết rằng nguyện vọng tương lai của mình là làm sao trở nên giống như giáo sư”.

Những tháng ngày ray rứt.

Con đường học vấn tưởng chừng đã êm ả thì biến cố 1975 đến đảo lộn mọi sự. Trường Y Khoa là một trong những trường mở cửa lại sớm nhất sau ngày 30 tháng 04, tuy nhiên đối với Chung, điều kiện tài chính ít ỏi để học tập đã biến mất. Cha anh là một trung sĩ nhất trong chế độ cũ nên không phải đi học tập, nhưng người anh cả từng là trung úy thì đang ở trong trại tập trung cải tạo. Chung không thể nào đang tâm nhìn cha hằng ngày đạp chiếc xích lô vắng khách để nuôi nấng năm đứa con đang lớn như thổi ở nhà. Anh thấy mình vừa có bổn phận phải chia sẻ gánh nặng với cha vừa phải tiếp tục đi học. Hàng đêm, anh thay cha đạp xích lô từ 7 giờ đến 11 giờ khuya. Sau một thời gian, anh không còn sức lực để vừa đi học ban ngày vừa đạp xích lô ban đêm, nên đành phải chấp nhận để cha và em trai mình tìm kế sinh nhai cho cả nhà, còn anh thì theo học để mong tìm một lối ra cho gia đình vào những năm về sau. Ý thức sự thiếu hụt của mọi người, Chung không đòi hỏi một điều gì cả. Đêm đêm, anh xin vào trực bệnh viện mong có cơ hội thực tập qua các trường hợp cấp cứu. Có những đêm phải thức trắng rồi sáng hôm sau không có một đồng dính túi để điểm tâm, anh vào lớp học mà mắt cứ hoa lên vì buồn ngủ và vì đói.

“Phải trung thành với ý nguyện ban đầu, bằng bất cứ giá nào” … Với quyết tâm ấy, chàng thanh niên Chung mỗi năm lên một lớp cho đến 1978. Bước vào năm thứ năm, mọi sinh viên phải theo một chuyên khoa. Các sinh viên trình lên một bản gồm 3 nguyện vọng. Nhớ ơn người mẹ đã cơ cực qua 9 lần sinh con, mà mỗi lần là một biến cố thập tử nhất sinh, Chung chọn ngành ‘sản khoa’ ở nguyện vọng 1. Trong niên khóa ấy, giáo sư Đạt, một bác sĩ chuyên về nội thần kinh, đã làm cho anh thích thú môn học này, vì thế anh ghi ‘nội thần kinh’ ở nguyện vọng 2. Còn nguyện vọng 3, anh đành ghi ‘da liễu’ để có thể trả lời với cụ Lê Văn Duyệt rằng mình không thất hứa. Ngày nghe tuyên bố về chuyên khoa của mình, Chung hụt hẫng. Anh bị phân vào chuyên khoa ‘ký sinh trùng sốt rét’. Anh chẳng vào được khoa nào trong ba nguyện vọng anh ghi. Suốt hai năm còn lại tại trường Y Khoa, anh sống với tâm trạng đằn vặt của một người thất tín thất trung. Anh tự trách: “Vì mình không trung thành với lời hứa phục vụ người cùi, nên đấng bề trên chuyển mình sang khoa ký sinh trùng để xử phạt về tội bội tín!”

Trả món nợ lương tâm…

Anh ra trường năm 1980 và được phân công đến Phân Viện Sốt Rét TPHCM. Quá chán nản với công tác này, anh bỏ nhiệm sở mà về gia đình hành nghề chui, với tư cách là một bác sĩ đến từng gia đình bệnh nhân để chữa trị. Ít ra, anh cũng thực hiện được một trong hai điều mình tự hứa trước kia. Tuy không có phòng mạch như bao nhiêu bác sĩ khác, nhưng được cái là anh dễ mến, mát tay và nhận thù lao tương đối hạ, nên thu nhập cũng tạm đủ để giúp gia đình thoát khỏi cảnh túng thiếu trường kỳ. Cha anh ngưng đạp xích lô. Các em anh có phương tiện học hành hay thực hiện những mong ước của mình. Thế nhưng tự đáy lòng, tiếng trách móc của lương tâm không ngừng dày xéo anh: “Mày là một tên thất trung thất tín!”

Năm 1984, sau khi cưới vợ gả chồng cho các em, cũng như giúp họ ổn định cuộc sống, Chung quyết định trả cho xong món nợ lương tâm bằng cách bỏ lại mọi sự mà đi chăm sóc cho bệnh nhân cùi. Ý nghĩ đầu tiên là phải phục vụ tại Di Linh, nơi mà thần tượng thứ nhất của anh đã thành lập, đã sống, đã chết và hiện nay mộ phần ngài vẫn còn nằm tại đấy, trơ gan cùng tuế nguyệt như một chứng tích tình yêu. Anh lên trại phong Di Linh xin nữ tu phụ trách cho phép anh làm việc ở đấy. Các nữ tu rất trân trọng ý định của anh nhưng không thể đáp ứng yêu cầu, vì Trại Phong lúc bấy giờ đã trở thành một cơ sở của Nhà Nước mà các nữ tu không có quyền tuyển dụng nhân viên. Anh trở về Trường Y Khoa xin chuyển lên Di Linh. Về mặt hành chánh, nhà trường không thể bổ nhiệm anh vào trại phong mà chỉ có thể chuyển anh lên Sở Y Tế Lâm Đồng. Cầm giấy tờ trong tay, anh trình diện với vị trưởng phòng tổ chức Sở Y Tế và nói lên nguyện vọng được về Trại Phong Di Linh. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:

Anh có điên không? Hay là anh bị cùi?

Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi. Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.

Anh sẽ nhận việc tại trạm sốt rét, vì chuyên khoa của anh là ‘ký sinh trùng sốt rét’ chứ không phải là ‘da liễu’.

Tôi lên đây vì muốn phục vụ tại trại phong Di Linh. Nếu bà không cho phép thì tôi về lại TP Hồ Chí Minh chứ không làm việc ở bất cứ nơi nào khác.

Về lại Saigon, anh tìm cách thực hiện lời hứa cho bằng được. Không thể nào phục vụ người phong nếu thiếu chuyên khoa da liễu, nên anh xin làm một nơi gần Saigon để có cơ hội bổ túc về chuyên khoa. Ngày 01-07-1986, anh bắt đầu nhận việc tại Trạm Sốt Rét Đồng Nai, trong khi chờ đợi cơ hội. Sau 3 năm làm việc tại đấy, cơ hội đã đưa anh đến Bệnh Viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh. Tại đấy, anh vừa phục vụ vừa học chuyên khoa với điều kiện sau này phải chăm sóc người phong của Thành Phố, nghĩa là làm việc tại trại phong Bến Sắn.

Tiếng gọi của cái Chân.

Năm 1992, anh xuống Bến Sắn để nhận nhiệm sở mới. Thế là mãn nguyện. Ước mơ tuổi thanh niên đã trở thành hiện thực. Từ sáng thứ hai đến trưa thứ sáu, anh làm việc tại trại phong Bến Sắn để bước cùng nhịp với các thần tượng hầu trung thành với lời hứa của mình. Từ tối thứ sáu đến chiều chủ nhật, anh về Saigon làm bác sĩ tại gia để tìm một ít thu nhập cho cha mẹ sống qua tuần. Cuộc đời anh dường như đã tới đích, anh không còn ước mơ gì nữa.

Thế nhưng anh lại phải đối diện với những vấn đề mới của cuộc sống. Tại trại phong, anh thấy mình sống ở giữa hai nhóm người hoàn toàn trái ngược trong thái độ hành xử. Nhóm thứ nhất gồm những người thiện chí, mà đa số là các Nữ Tử Bác Ái, chỉ sống tất cả cho bệnh nhân; nhóm thứ hai gồm một số người nghĩ đến tư lợi của mình nhiều hơn là lợi ích người bệnh. Với tư cách là trưởng phòng y vụ, bác sĩ Chung được nhóm thứ hai săn đón để lôi kéo về phe mình, nhưng anh lại bị cuốn hút bởi nhóm thứ nhất, vì qua họ anh hầu như chạm được cái Chân tiềm tàng nơi những người mà anh từng đặt làm khuôn mẫu cho cuộc đời mình: Giám mục Cassaigne và linh mục Lichtenberger. Chính các nữ tu này đã khiến cuộc đời anh dứt khoát rẽ qua một bước ngoặt triệt để.

“Tôi còn nhớ sự kiện sau đây. Có lần hai anh em người Pháp đều là linh mục đưa một bác sĩ cũng quốc tịch Pháp đến cưa chân cho một số bệnh nhân tại trại phong Bến Sắn. Vết thương của một người bị nhiễm trùng, nên anh đã lớn tiếng với tôi: “Ông dùng tôi làm con vật thí nghiệm!”. Tôi quá tức giận nên đã nặng lời với anh. Một xơ cao niên chứng kiến cảnh này mà không nói một lời nào. Vài ngày sau, khi mọi chuyện đã êm, xơ nhẹ nhàng bảo tôi:

Bác sĩ Chung à, bệnh nhân đau chứ bác sĩ có đau đâu! Anh ấy bị cưa chân chứ bác sĩ có bị cưa chân đâu! Những gì bác sĩ làm cho bệnh nhân, bác sĩ đừng cho là nhiều rồi. Những điều bác sĩ làm cho họ không đền bù được nỗi đau cả đời của họ đâu!

Tôi bỗng thấy nơi xơ cao niên ấy một sức mạnh tinh thần họa hiếm. Ai đã giúp cho xơ có được lòng quảng đại thanh thản như thế? Chắc là Chúa của xơ. Nếu Chúa của xơ có thể ban cho xơ một sức mạnh như thế, thì Ngài cũng phải là Chúa của tôi!” 

Ý nghĩ rằng Chúa của các Nữ Tử Bác Ái cũng có thể là Chúa của mình vừa làm cho anh vui, vừa làm anh e ngại. Lời dặn dò của mẹ, từ thuở anh còn là một cậu bé tiểu học cư ngụ trong xóm đạo, cứ văng vẳng bên tai: “Chung không được đi đạo nhé. Người công giáo kỳ cục lắm, cứ dụ người ta theo đạo. Đạo ai nấy giữ chứ!”.

Quả là những người công giáo ở đây thật kỳ cục. Nhất là nữ tu công giáo. Nhưng kỳ cục không phải vì họ dụ dỗ anh theo đạo, mà vì họ sống trên đời nhưng không bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Một trong các nữ tu mà anh có cơ may cộng tác một thời gian ngắn là xơ Maria Phạm Thị Ngọc Loan, được mọi người trong trại gọi với cái tên thân thương là Dì Hai. Khi bác sĩ Chung về trại phong, Dì Hai đang ở đấy với hai tư cách: Phó Giám Đốc trại phong và Xơ Phục Vụ (soeur servante = dì bề trên) cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái Bến Sắn. Anh nghe kể lại rằng Dì Hai về đây năm 1976, lúc mà chế độ chăm sóc các bệnh nhân phong hầu như không có gì, trong khi những nhân viên mới đổi tới lấy hết cái này đến cái nọ trong trại về làm của riêng. Dì đã phải đứng ra bảo vệ cho bệnh nhân và cỡi chiếc gắn máy tồi tàn chạy bằng xăng pha dầu lửa về thành phố Hồ Chí Minh mỗi tuần nhiều lần hầu tìm nguồn lương thực cho họ, đồng thời kêu gọi và đưa về Bến Sắn những bệnh nhân bỏ trại lên sống vất va vất vưởng trên vỉa hè Sàigòn. Tim của Dì đập theo từng nhịp của con tim bệnh nhân trong vòng 17 năm trường, để rồi ngưng lại khi người ta phát hiện quá muộn bệnh ung thư trong hình hài của Dì. Dì sợ rằng cho biết sớm thì nhà dòng sẽ cấm dì tiếp tục phục vụ bệnh nhân phong: Dì đã hy sinh mạng sống mình cho họ, theo nghĩa đen.

“Hôm ấy chúng tôi sắp đi công tác từ TP Hồ Chí Minh. Biết rằng Dì Hai đang ở vào những giờ phút cuối đời, tôi ghé lại 36 Tú Xương để chào từ biệt. Tôi nói:

Dì Hai à, chút xíu nữa đây, con với bác sĩ Quang và chị Bích Vân sẽ lên trại phong Di Linh mổ mắt cho bệnh nhân trên ấy.

Nghe tôi nói, đôi môi héo hắt của Dì Hai thoáng nở một nụ cười. Tôi bước ra ngoài chờ xe. Xe chậm đến. Nghĩ rằng đây có lẽ là lần cuối cùng còn gặp mặt Dì Hai, nên tôi luyến tiếc trở lại một vài phút cạnh Dì. Nghe tiếng chân tôi vào, Dì Hai hé mở mắt, nhìn thấy tôi, mấp máy đôi môi để nói lên một điều gì. Xơ chăm sóc ghé tai vào miệng Dì lắng nghe, rồi lặp lại cho tôi: “Chung – Dì Hai hỏi – tại sao chưa đi?” Thế đấy! Đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, Dì Hai vẫn không nghĩ gì đến mình, mà chỉ nghĩ đến bệnh nhân. Không chỉ là bệnh nhân tại Bến Sắn mà còn cả bệnh nhân tại Di Linh nữa!”

Một bước ngoặt triệt để.Chung! Tại sao chưa đi?

Vâng, đã đến lúc bác sĩ Chung quyết định đi đạo, đi theo con đường mà Dì Hai Loan đã từng đi. Sau đám tang của Dì Hai, anh đến gặp Dì Camille Hạnh, giám tỉnh dòng Nữ Tử Bác Ái, và trình lên ý nguyện đi tu để sống trọn vẹn cho bệnh nhân giống như các dì. Dì Hạnh thông cảm từ thâm sâu mong ước của anh, vì dì cũng từng là một người chịu phép rửa vào tuổi trưởng thành trước khi dâng hiến trọn đời mình cho Chúa với tư cách nữ tu. Trong thời gian này, cha bề trên tổng quyền Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn đang có mặt tại Saigon (Thánh Vinh Sơn Phaolô cũng là vị sáng lập dòng Nữ Tử Bác Ái), nên Dì Hạnh đã đứng ra bảo lãnh và xin ngài nhận anh vào dòng Truyền Giáo. Cha tổng quyền chấp thuận nhưng bảo rằng chỉ nhận vào dòng sau khi anh học đạo và chịu bí tích thánh tẩy. Lúc bấy giờ anh chưa có khái niệm gì rõ ràng về Thiên Chúa. Điều duy nhất anh biết: Ngài phải là cội nguổn của Chân Thiện Mỹ, bởi vì Ngài là Thiên Chúa của những con người sống cuộc đời chân thật, tốt lành và tuyệt đẹp. Vì thế, anh không do dự mảy may: Chúa của Đức Cha Cassaigne, của Cha Lichtenberger, của Dì Hai Loan, sẽ là Chúa của anh. Chỉ còn một vướng mắc nhỏ: cha mẹ anh nghĩ sao? Anh trình với song thân và hai vị bảo:

“Con đã lớn nên toàn quyền chọn con đường có ý nghĩa nhất cho đời mình; các em con cũng đã lớn, chúng có thể chăm sóc cha mẹ, con đừng lo.”

Ngày 28-08-1993, hai mươi năm sau bài báo của Chính Luận, bác sĩ Chung đến dòng Tên tại Bình Dương gặp cha Hoàng Văn Đạt xin học giáo lý tân tòng. Cha vui mừng báo anh hay rằng ngày hôm ấy Giáo Hội mừng lễ thánh Âu Tinh, một người đã chịu phép rửa khi đang là một giáo sư lỗi lạc tại Rôma, để rồi trở thành một linh mục và một giám mục thánh thiện và uyên bác tại Hippone, một thành phố Châu Phi. Để đánh dấu cho bước ngoặt đáng ghi nhớ này, anh chọn thánh Âu Tinh làm quan thầy mình. Âu Tinh Nguyễn Viết Chung lãnh nhận bí tích thanh tẩy từ tay cha chính xứ Bến Sắn, linh mục Trần Thế Thuận, ngày 15-05-1994, tại nhà nguyện Trại Phong Bến Sắn.

Ngày 15-09-1994, anh trở lên Đalat, nhưng lần này không phải đến Sở Y Tế xin phục vụ người phong, mà đến 40 Trần Phú, trụ sở dòng Truyền Giáo Vinh Sơn, để khởi sự tập luyện cuộc sống quên mình trọn vẹn. Muốn thời gian tìm hiểu không gây trở ngại cho tương lai của bác sĩ Chung, nếu ơn gọi linh mục không phải là con đường Chúa dành cho anh, bề trên Tu Hội Truyền Giáo tại Việt Nam đề nghị anh làm quen với nếp sống tu trì tại Túc Trưng. Suốt một năm ròng, mỗi tháng bác sĩ Chung làm việc 3 tuần liên tục ở Bến Sắn, và dành trọn tuần thứ tư để sống tại nhà dòng Túc Trưng. Trong thời gian thử thách này, anh đã chu toàn đúng mức hai vai trò trái ngược của mình: Bác sĩ trưởng tại Trại Phong và em út trong cộng đoàn Vinh Sơn. Sau một năm, bề trên thấy rằng đã đến lúc anh bỏ vai trưởng để chỉ còn sống trong vai út. Anh xin nghỉ việc tại Trại Phong Bến Sắn và chính thức gia nhập Tu Hội Truyền Giáo ngày 01-06-1995.

Thời gian nhà tập hẳn không dễ dàng gì cho một người đã công thành danh toại rồi một sớm một chiều trở nên ‘lính mới’ phải vâng phục mọi người, trong số đó có những thầy bằng nửa số tuổi của anh. Thế nhưng bác sĩ Chung biểu hiện tư cách của một con người đã thực sự tự hủy theo gương Chúa Kitô. Các thầy cùng thời với anh chân thành thổ lộ: “Anh Chung luôn là một mẫu gương khiêm nhường cho tất cả chúng em.” 

Nhà dòng cho phép tu sĩ Chung học dồn chương trình triết học trong vòng một năm, để rồi khởi sự 4 năm thần học kể từ năm 1997. Ngày 25-03-2003, Giáo Hội trao thừa tác vụ linh mục cho thầy Âu Tinh Nguyễn Viết Chung, qua lễ đặt tay của Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp TP Hồ Chí Minh.

Hành trình của một cuộc đời.

Hành trình của một cậu bé sợ hãi trong xó nhà đã kết thúc nơi bàn thánh. Một người khởi hành trong cái nghèo khó bị áp đặt, đi cả một vòng đời, rồi đến đích trong sự khó nghèo tự nguyện. Một người đi từ nỗi bất hạnh vì phải nghèo đến niềm hạnh phúc được sống nghèo. Một người suốt đời mang trong mình tiếng gọi: Phải trung thành! Và nhờ lòng trung thành ấy mà linh mục Nguyễn Viết Chung nhận được Tin Mừng Cứu Độ, không phải qua những lời rao giảng, mà qua hành động cụ thể của những con người, để rồi từng buớc nghe được cái Mỹ, thấy được cái Thiện, chạm được cái Chân xuất phát từ Chúa Kitô, Đấng Tình Yêu muôn đời tận hiến.

“Nếu tôi có một lời để nhắn nhủ với người trẻ hôm nay, thì tôi chỉ nói với họ điều này: Khi bạn phải sống trong hoàn cảnh của một người nghèo, bạn cần nỗ lực ban đầu để vượt qua, nhưng hãy nhớ rằng mình luôn có những vấp váp. Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”

“…Tôi còn nhớ hôm cha tổng quyền chấp thuận cho tôi nhập dòng Vinh Sơn là ngày thứ bảy. Qua hôm sau, ngày chúa nhật, các cha Dòng Camillo mở diễn đàn kêu gọi các thanh niên dâng hiến đời mình với tư cách là bác sĩ linh mục. Đây là đặc sủng của dòng ấy, và lời kêu gọi này rất phù hợp với tôi. Thế nhưng tôi đã trốn không tham dự, vì muốn trung thành với Tu Hội Vinh Sơn. Tôi đã biết thế nào là giá phải trả cho sự bất trung rồi.”

Con đường của bác sĩ Chung tưởng chừng như kết thúc tại cung thánh khi lãnh nhận chức linh mục. Tuy nhiên, từ nơi ấy lại khởi đầu cho một hành trình mới. Bác sĩ Chung trở lại với những bệnh nhân Aids ở Mai Hòa, với những người nghiện ma túy ở nhiều tổ chức và trung tâm khác nhau… Nhưng lần này, qua việc chữa trị thân xác, linh mục Chung còn đem lại cho họ bình an tâm hồn, một niềm bình an xuất phát từ Thiên Chúa của những người mình ngưỡng mộ và cảm phục, mà giờ đây đã trở thành Thiên Chúa của chính mình. Với chức linh mục, bác sĩ Chung làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa không chỉ bằng nghiệp vụ và tác vụ, mà còn bằng cả đời sống của bản thân mình.

Nhìn lại con đường đã qua, bác sĩ Chung thường xuyên lặp lại phương châm mình đã chọn cho ngày thụ phong:

“Tạ ơn Chúa, Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”

Và nhìn vào ngày mai, linh mục Chung không ngừng trung thành cam kết:

“Điều khấn hứa cùng Ngài, con xin giữ trọn.” 

Con đường Chúa đã dẫn đi…

Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian, Nguyễn Viết Chung biết chắt lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan… đấy là chưa kể đến nhiều người khác, trong đó có thân mẫu của mình, một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy, có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác Sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi, cha Lichtenberger bị tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa; và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bệnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành một bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, Nguyễn Viết Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi vì muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bệnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chịu đóng đinh trong những con người bất hạnh, và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành linh mục của Chúa vào tuổi 48. Một linh mục trở thành bác sĩ đã là đèn soi cho một bác sĩ trở thành linh mục. Hành trình trái ngược của hai linh mục bác sĩ này bộc lộ cho chúng ta một chân lý. Ai đến với Thiên Chúa một cách chân thật và trung thành thì rồi sẽ liên đới với những con người bất hạnh. Và ai liên đới với người cùng khổ một cách chân thật và trung thành thì rồi sẽ gặp được Thiên Chúa từ nơi thâm sâu của lòng mình.

Theo http://www.ubmvgiadinh.org/

 

 Vị linh mục của bệnh nhân phong cùi

Triết Giang
 27.03.2012 15:23

 

 

Những bệnh nhân phong ở Việt Nam thật may mắn vì có những người bạn gắn bó cả cuộc đời của mình với bệnh nhân như giám mục Jean Cassaigne (1895-1973), như nữ tu Mai Thị Mậu và nay lại có thêm một linh mục nữa. Đó là cha Augustino Nguyễn Viết Chung.
 

Linh mục Nguyễn Viết Chung sinh năm 1955 trong một gia đình nghèo quê gốc ỏ làng Ngũ Xá, Ý Yên, Nam Định và di cư vào Nam năm 1954 và không theo Công giáo. Sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần năm 1973 thì có một sự kiện ảnh hưởng lớn đến tương lai của cậu tú Chung đó là giám mục Jean Cassaigne qua đời. Báo chí lúc đó đã dành rất nhiều lời ca ngợi cho một vị giám mục người Pháp nhưng đã tình nguyện gắn bó đời minh cho đến hơi thở cuối cùng với các bệnh nhân phong ở Di Linh ( Lâm Đồng). Cậu thấy ngưỡng mộ và muốn noi gương vị giám mục của người cùi. Cậu muốn thi vào ngành y khoa vì vậy khi tốt nghiệp trung học đệ nhất, cậu bỏ qua đệ tam mà vào ngay đệ nhị. Nhờ vậy mà cậu thoát được lệnh tổng động viên năm 1973 và trở thành sinh viên ngành y năm 1974 . Trong thời gian học y, có một giáo sư người Bỉ là bác sĩ Lichtenberger dạy về Mô phôi học rất say sưa và nhiệt huyết với sinh viên. Cậu thường tìm cách tiếp xúc với thày để học thêm và biết thêm giáo sư này cũng là linh mục dòng Tên. Cậu và các sinh viên vẫn rủ nhau đến dự lễ do giáo sư Lichtenberg chủ sự dù không phải là người Công giáo. Một câu hỏi cậu đặt ra là có phải tôn giáo mà giám mục J. Cassaigne và linh mục Lichtenberg theo làm nên nhiệt huyết của các vị này? Theo nhiệt huyết đó, khác với nhiều sinh viên y khoa đều muốn chọn chuyên ngành sạch sẽ, dễ kiếm tiền như chuyên khoa mắt, tai mũi họng, nội, ngoại… Chung chọn khoa sản và ký sinh trùng . Kết quả Chung vào chuyên ngành ký sinh trùng học.

Những năm học y khoa, cậu Chung phải đạp xích lô để kiếm sống và còn phụ giúp gia đình. Sau khi tốt nghiệp năm 1980, bác sĩ Chung đi làm ngay và công việc khá tốt, thu nhập khá nên có điều kiện lo cho các em ăn học hơn. Thế nhưng, tấm gương của giám mục J. Cassaigne vẫn thôi thúc bác sĩ đến với những bệnh nhân phong. Năm 1984, khi đó bác sĩ Chung 29 tuổi đã mang hồ sơ lên Sở y tế Lâm Đồng để xin đến phục vụ ở trại phong Di Linh. Bà trưởng phòng tổ chức Sở y tế Lâm Đồng rất ngạc nhiên vì một bác sĩ đang có công việc ở Thành phố Hồ Chí Minh lại xin lên rừng. Bà hỏi:

–   Anh bị phong cùi hay bị điên?

Bác sĩ Chung đáp:

–   Nếu tôi bị phong cùi thì bà đã trông thấy, còn điên hay không thì chưa biết nhưng tôi chỉ muốn phục vụ những người bị bệnh phong cùi.

 Sở y tế Lâm Đồng đồng không chấp chấp nhận nguyện vọng của bác sĩ Chung. Bác sĩ lên thẳng trại phong Di Linh nhưng các nữ tu cũng không thể giúp được vì trại đã thuộc cơ sở Nhà nước quản lý và việc điều động nhân sự vẫn thuộc Sở y tế Lâm Đồng. Anh quay về làm việc tại Trung tâm phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai. Tại đây, bác sĩ Chung vẫn không ngừng học hỏi thêm về da liễu nên năm 1993 bác sĩ lại tình nguyện đến công tác tại trại phong Bến Sắn ( huyện Tân Uyên, Bình Dương) . Trại này được thành lập năm 1959 do các nữ tu thừa sai Bác ái Vinh sơn quản lý và năm 1976 thì Nhà nước quản lý. Trại có hơn 800 bệnh nhân. Bệnh nhân ở đây nhiều người đã bị gia đình ruồng bỏ. Một bé gái 12 tuổi khi phát bệnh, đang ở với anh chị đã bị đuổi khỏi nhà nên phải vào trại. Nhiều bệnh nhân thèm khát gặp gỡ người thân. Một cụ già hơn 40 năm ở trại không con cháu vào thăm, nằm mơ thấy con cháu đến thăm, cụ lao ra cửa để gặp, va đầu vào song sắt nên đã tử vong sau đó ít ngày. Bác sĩ Chung lao vào việc phục vụ, chữa trị cho các bệnh nhân với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và thầm theo gương của giám mục J. Cassaigne. Phục vụ bệnh nhân ở đây cũng có một số nữ tu của tu hội Bác ái Vinh sơn. Họ chăm sóc bệnh nhân như những người ruột thịt và bác sĩ Chung luôn tự hỏi: Vì sao mình đã cố gắng hết sức mà không thể tận tình và chu đáo như họ, không vui vẻ như họ dù công việc hết sức vất vả, nặng nhọc và nguy hiểm. Có lần, một bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ chân. Anh ta la lối và chửi rủa các bác sĩ, nữ tu phục vụ rất nặng lời. Bác sĩ Chung nổi cáu mắng lại. Còn các nữ tu thì vẫn nhẹ nhàng khuyên bảo bệnh nhân. Một nữ tu kéo bác sĩ ra ngoài nói:

–   Cắt chân, bệnh nhân đau chứ bác sĩ có đau đâu mà sao bác sĩ lại nổi nóng thế?

Sau này nghĩ lại, bác sĩ Chung dò hỏi các nữ tu:

–   Làm sao các chị phục vụ được bệnh nhân với tinh thần tận tuỵ, yêu thương như thế?

Các nữ tu bảo: Chúa dạy chúng tôi làm thế.

Vậy là bác sĩ Chung quyết tìm hiểu xem Chúa của các nữ tu là ai. Bác sĩ Chung tìm gặp linh mục Hoàng Văn Đoàn ( dòng Tên) ở Bình Dương để tìm hiểu về đạo Công giáo và đến ngày 28-8-1993 được linh mục chính xứ Bến Sắn Trần Thế Thuận làm lễ khai tâm để gia nhập đạo Công giáo với tên thánh là Augustino.

Gia đình bác sĩ nhiều người không tán thành vì cho rằng anh bị tâm thần. Bố anh mắng anh không biết nhục với bạn bè, chúng nó bây giờ đều có nhà lầu và ô tô ở Sài Gòn còn anh vẫn đi xe đạp. Chỉ có mẹ anh dù bị mù loà vẫn thương con nên bảo: thôi, đạo mẹ mẹ giữ, đạo con, con theo. Anh cam kết:

–   Xin mẹ cứ yên tâm mà giữ đạo của mẹ, con không dám khuyên mẹ theo đạo của con đâu.

Theo đạo chưa đủ. Bác sĩ Chung còn muốn dấn thân nhiều hơn cho các bệhh nhân phong nên sau một thời gian suy nghĩ, ngày 15-9-1994, anh đã xin vào dòng Vinh sơn khi bước vào tuổi 40. Ngày 25-3-2003, tại đền thờ Đức Mẹ hằng cứu giúp, Đức giám mục Vũ Duy Thống- giám mục phụ tá giáo phận thành phố Hồ Chí Minh đã truyền chức linh mục cho thày Ausg. Nguyễn Viết Chung. Ngay sau đó, tân linh mục đã về dâng lễ mở tay tại trại phong Bến Sắn . Các bệnh nhân đã vây quanh vị tân linh mục để chúc mừng tân chức nhưng cũng là mừng cho chính họ vì có thêm một linh mục gắn bó với họ.

Do điều động của Bề trên nhà dòng nên năm 2010, linh mục Nguyễn Viết Chung được bài sai về trụ sở chính của dòng ở Nguyễn Kiệm, thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng công việc của nhà dòng vẫn không ngăn được tinh thần phục vụ các bệnh nhân hiểm nghèo của linh mục Augustino. Cha dành thời gian vừa đi làm lễ ở nhà tình thường Bình Lợi để có điều kiện thăm hỏi các cụ già ở đây. Cha cũng sắp xếp lịch hai buổi là thứ ba, thứ sáu đến khám bệnh và chữa trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS ở phòng khám bệnh nhà thờ Phú Trung cùng với nhóm Tiếng Vọng rồi còn giành thời gian đi thăm bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối ở Trung tâm Mai Hoà. Chỉ cần thấy bóng xe máy của cha ở cổng là lũ trẻ trong Trung tâm chạy ào ra ríu rít: Cha Chung, bố Chung.

Giữa năm 2010, cha Chung nhận được điện thoại của một giáo dân người Sê đê:

–   Cha ơi, có một đứa trẻ bị bệnh sắp mù, Cha có giúp được không?

–   Giúp chứ sao không.

–   Nhưng em đó không phải là người Công giáo.

–   Vẫn giúp, đem xuống Sài Gòn đi, Cha đón.

Thế là Cha chạy vạy bác sĩ quen, tìm kiếm kinh phí đưa bé A Phan đi phẫu thuật. Căn bệnh của em rất phức tạp vì phát hiện muộn. Ba tháng sau, em xin gia nhập đạo và cha Chung rất xúc động khi rửa tội cho em vào ngày 12-8-2010 với tên thánh là Phao lô. Một tháng sau bé A Phan qua đời trong bệnh viện nhưng tấm lòng của cha Chung đã làm cho gia đình em cảm động. 15 gia đình dòng họ của em đã xin học giáo lý Công giáo để gia nhập đạo.

Cha Chung đã truyền giáo không phải bằng lời giảng thuyết mà bằng lòng thương yêu người bệnh nghèo khổ.

Triết Giang

Tác giả:  Gs. Trần Duy Nhiên

Một người nhập viện cấp cứu sau hai ngày bị tạm giam

Một người nhập viện cấp cứu sau hai ngày bị tạm giam

10/05/2017 

Tuoitre.vn

TTO – Chiều 10-5, lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã nắm được thông tin một đối tượng bị tạm giam nhưng phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và đã yêu cầu các đơn vị tường trình vụ việc.

 Một người nhập viện cấp cứu sau hai ngày bị tạm giam
Anh Vũ Văn Chiến được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk – Ảnh: B.D

Chiều cùng ngày, sau khi Vũ Văn Chiến (trú tại xã Cư Pơng, Krông Búk, Đắk Lắk) được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, rất đông người nhà của anh Chiến đã có mặt và bày tỏ sự bức xúc, yêu cầu công an phải làm rõ sự việc.

Người không quan tâm đến chính trị

From facebook:  Phan Thị Hồng added 5 new photos — with Hoa Kim Ngo and 15 others.
Người không quan tâm đến chính trị

Khi bạn im lặng, thờ ơ trước những bất công, có nghĩa là bạn đã ra mặt ủng hộ những thế lực bạo quyền, đàn áp dân lành, bạn đã tiếp tay và ủng hộ một chế độ̣ bạo ngược.

Hôm nay bạn không quan tâm đến chuyện bất công của xã hội, coi đó không phải là việc của mình, thì rất có thể ngày mai bạn sẽ trở thành nạn nhân của cái chế độ mà bạn tôn thờ.

Mới đây bạn @Phạm Thái Dương đã viết STT trên trang nhà của bạn ấy, bạn đã chế giễu, xúc phạm và mỉa mai những người đấu tranh đòi nhân quyền.

Bạn @Phạm Thái Dương đã ví những người đấu tranh là đồ chó với sự hả dạ, sung sướng tận cùng, thì hôm nay chính bạn ấy bị côn đồ và những người mặt quân phục CA đánh vỡ mồm.

Bạn cứ tin tưởng vào nhà cai trị độc tài, hôm nay bạn chỉ bị đánh vỡ mồm, ngày kia bạn sẽ bị đánh vỡ mặt hoặc mời vô đồn công an để được tự tử.

Nếu bạn không được nhân dân bảo vệ, thì không một chính quyền hay nhà nước nào có thể bảo vệ được bạn và gia đình bạn!

Đây chỉ là một ví dụ cảnh báo những bạn đã không quan tâm đến chính trị mà còn mỉa mai, dè bĩu những người đã đấu tranh cho chính mình và gia đình mình, cho toàn xã hội kể cả những người là đảng viên cộng sản.

Có nhiều đề tài cần đề cập và hoàn toàn không cố ý viết về trường hợp của bạn Phạm Thái Dương.

Ảnh 1: Bạn @Phạm Thái Dương bị bọn côn đồ đánh trong đó có cả những người công an mặt quân phục.

Các hình ảnh đều copy từ trang nhà và bài đăng của chính bạn @Phạm Thái Dương

https://m.facebook.com/story.php…

Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: one or more people and text
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person, text and outdoor
Image may contain: one or more people, people sitting and text
 
 

Những ngày ấy, mỗi người

Những ngày ấy, mỗi người

RFA

Ảnh của tuankhanh

30/4/1975 là biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con người.

Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn… có vô vàn những câu chuyện chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy… để tránh Việt Cộng. Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy – kể cả sau đó, những người tôi biết – hay không quen – đang như thế nào, làm gì?

Gia đình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể rằng khi ngày 30/4 ập đến, chương trình biểu diễn tại Nhật của đoàn Hoàng Thi Thơ vẫn chưa chấm dứt, vì vậy ông bị kẹt ở lại, sau đó định cư ở Mỹ. Nhưng con và cháu ông thì lại có cơ hội chứng kiến nhiều điều mà đến mấy năm sau vẫn chưa thể kể cho nhau nghe, vì không thể có thư từ liên lạc, rồi đến khi có, cũng không dám kể gì cho nhau, vì thư luôn bị kiểm duyệt.

Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là Hoàng Mỵ Thi Thoa và Hoàng Thi Thanh bất ngờ nhìn thấy một đám đông lính Bắc Việt và những thành phần “băng đỏ” đứng trước ngôi nhà của mình tại quận 1, đập cửa, quát tháo. Hai em nhỏ vị thành niên này cùng người cậu của mình bị buộc phải ra khỏi nhà ngay lập tức vì đang ở trong “nhà của tên có tội với nhân dân Hoàng Thi Thơ, nên đã bị chính quyền cách mạng trưng thu”.

Tất cả mọi người được sự khoan hồng nên có được 5 phút để trở vào ngôi nhà của mình, lấy 2 bộ quần áo cho mỗi người và ra đi, không kịp đốt nén hương từ giã ông bà. Dĩ nhiên, ngay cả việc đi lấy quần áo cũng có người cầm súng theo kiểm soát vì sợ hai em nhỏ này cất giấu hay tẩu tán tài sản.

Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gạt nước mắt ra khỏi nhà của mình, đi cùng một người cậu về Gò Vấp, tới một căn nhà khác của ông Hoàng Thi Thơ. Nơi đó, một người em họ của ông Thơ xuất thần trở thành người của cách mạng, chiếm nhà và chỉ mặt Hoàng Vinh, người cháu của ông Thơ nói là đi cho mau, tha không bắt lại vì “khoan hồng”, dù là người nhà của Hoàng Thi Thơ, là thành phần “truỵ lạc”.

Với Phương, người nhạc sĩ của đôi song ca Lê Uyên Phương lừng danh, thì ông hoàn toàn rơi vào một cú sốc khác thường. Việc chứng kiến một Sài Gòn hỗn loạn và đổ nát, những con đường vất vưởng xác người cùng với loa phóng thanh ra rả về khái niệm “giải phóng” khiến ông bước sang một giai đoạn khác.

Những cảm hứng về nhạc tình, hiện sinh và mộng mơ bị chôn vùi theo mất mát của Sài Gòn. Lê Uyên Phương yêu đương dịu dàng ngày nào giờ đây hình thành hai tập ca khúc Con người, một sinh vật nhân tạo (1973-1975). Mỗi ngày ông ngồi ở cafe vỉa hè, đi bộ dọc theo những con đường phơ phất lá me xanh quen thuộc nhưng giờ đầy các họng súng AK, và tự mình chiêm nghiệm về một thời đại của những kẻ cùng tiếng nói nhưng khác mạch sống.

Cũng như nhiều nhạc sĩ khác bị cú sốc thời cuộc và chuyển khuynh hướng sáng tác tình ca sang hiện thực ca như Phạm Duy (Tỵ nạn ca), Ngô Thuỵ Miên (Em còn nhớ mùa xuân, Biết bao giờ trở lại), Anh Bằng (Nổi lửa đấu tranh, Saigon Kỷ Niệm), Lam Phương (Chiều Tây Đô), Trầm Tử Thiêng (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, Một ngày Việt Nam)… Phương là một nhạc sĩ khá đặc biệt khi ông dành rất nhiều thời gian viết về những chuyển động quanh mình, về một thế giới mở và tang thương của hàng triệu người Việt, qua tập ca khúc Trại tỵ nạn và các thành phố lớn.

Những ngày ấy, mỗi người, mang vội theo những điều thương mến nhất, bỏ lại tài sản, bỏ lại quê hương… gạt nước mắt chạy đi về vô vọng. Ca sĩ Khánh Ly chạy đến chiếc tàu đi di tản, hành lý quan trọng nhất mà bà mang theo là hai vali đầy những lá thư tình trong đời bà – những lá thư không chỉ là tình yêu mà chứa cả khung trời thơ mộng và bình yên của miền Nam Việt Nam đã mất.

Nhiều văn nghệ sĩ táo tác như bầy kiến bị phá tổ, chạy đến nhà nhau để hỏi thăm tin tức từng ngày về số phận của mình, số phận của thành phố mình đang sống. Họ thì thào với nhau về những biến động khó hiểu từng ngày như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca vừa bị bắt… Rồi ai đó bị thẩm vấn, và ai đó đã lặng lẽ xuống tàu giờ không còn nghe tin tức.

Thương gia đình, không nỡ bỏ xuống tàu vượt biên, nhạc sĩ Y Vân tiễn một người bạn thân lên đường. Nhưng đó lại là một chuyến tàu vĩnh biệt. Và đó là điều khiến ông trầm uất suốt nhiều năm liền, một ký ức sâu thẳm sau 1975.

Trong một lần nói chuyện với các anh chị đã qua thời khắc 1975, tôi nói đùa rằng một ngày nào đó nên lập một giải thưởng vô địch về người vượt biển nhiều nhất, vì tôi đã từng biết một chị người Công giáo ở khu Hoà Hưng đã tìm cách đi vượt biên 25 lần nhưng đều thất bại. Im lặng nhìn tôi trong tíc tắc, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nhà văn Võ Quốc Linh, nói “đây, người vượt biển 26 lần”. Rồi chỉ vào mình, anh Tuấn nói “còn mình, là 27 lần”.

Vài năm sau 1975, khi nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa ngành sư phạm ở Nha Trang, khi bạn bè rủ nhau vui mừng lên bục nhận bằng, thì hiệu trưởng đến bên, ghé tai buồn rầu nói với anh Tuấn “con đừng lên nhận bằng. Công an đã đến tịch thu bằng vì nói gia đình con có vấn đề về lý lịch và có người đi vượt biên”.

Nhiều năm sau, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn lang thang khắp các bờ biển miền Nam để tìm đường ra khỏi nước. Niềm tuyệt vọng và khát vọng tự do là sức mạnh lớn nhất giữ anh sống sót qua các trại tù khắc nghiệt nhất.

Ở trại tù nhốt người vượt biển tại Phú Yên, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn bị một cai tù tàn ác luôn tìm cách đẩy anh vào lao khổ, thậm chí dù biết anh là giáo viên, vẫn bắt anh làm công việc mỗi ngày phải hốt phân, gánh đi đổ cho cả trại. Đó là thời gian như địa ngục. Thân thể của ông có tắm bao nhiêu lần cũng không hết mùi hôi, những vết thương nhỏ nhất cứ lở loét chứ không thể lành.

Chuyến đi thứ 27, cuối cùng, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đến được Úc. Anh xin nhận thêm công việc tiếp nhận và giúp đỡ và người tỵ nạn mới đến, như trả ơn cho những ngày tháng tự do của mình.

Một đêm nọ, nghe tin có một chuyến tàu vượt biên vừa đến. Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ra nơi tiếp nhận. Khi đang đi lướt qua những người vừa cập bến, anh bất chợt nhìn thấy một gương mặt quen thuộc mà anh khó có thể quên trong đời: đó chính là viên công an cai tù đã hành hạ anh. Sững người nhìn viên cai tù ấy, ngược lại, nhân vật đó cũng bối rối quay mặt đi, né cái nhìn của anh Tuấn.

Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ôm đầu suy nghĩ suốt nhiều giờ, rồi chọn cách gặp riêng nhân vật cán bộ cai tù đó để hỏi thẳng rằng hắn muốn gì khi đến đây. Chỉ cần một lời tố cáo, cán bộ đó có thể bị trục xuất về Việt Nam, hoặc sẽ bị chính quyền sở tại bắt giữ và đưa ra toà vì tội từng tra tấn và hành hạ tù nhân.

Sợ hãi và tuyệt vọng, viên cán bộ thú thật là hắn đã lỡ yêu một người phụ nữ đã có gia đình là “Mỹ Nguỵ” nên không còn cách nào khác là từ bỏ tất cả, cùng người yêu vượt biển, mà không ngờ có kết cục như hôm nay.

Khi kể cho tôi nghe chuyện này, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ngừng giây lát, rồi nói rằng “không biết bây giờ tay đó sống ở đâu đó, trên nước Úc này”. Anh đã im lặng và điền hồ sơ cho viên cán bộ cộng sản đó cùng người yêu của hắn tỵ nạn ở Úc. Vết thương chưa bao giờ của anh, một người bị hành hạ trong trại giam cũng như bị xô đẩy ra khỏi đất nước mình, cũng đã thanh thản chữa lành với lòng tha thứ.

Thật nhiều điều để ghi lại, từ hàng triệu người sống sót sau biến cố tháng 4/1975. Cứ vào thời điểm này, nhà nước Việt Nam gọi là đại lễ và tổ chức ăn mừng. Còn hàng triệu người Việt khác thì vào tưởng niệm, như buộc phải coi lại cuốn phim bi kịch chung cũng như những đoạn phim cay nghiệt của riêng mình.

Những ngày ấy, mỗi người. Những cuốn phim một chủ đề nhưng có muôn vạn phiên bản ray rứt đến nhiều đời sau.

Và trong một ngày ăn mừng “đại lễ” của nhà nước Việt Nam, tôi chợt nhớ đến viên cán bộ cai tù vô danh ấy. Tôi tự hỏi, ông ta sẽ đứng đâu giữa lằn ranh ngày 30/4 mỗi năm ấy?

Ủy viên bộ chính trị và gã giang hồ vặt

Ủy viên bộ chính trị và gã giang hồ vặt

Kính Hòa, phóng viên RFA
 
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng tại TPHCM hôm 13/1/2017.

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng tại TPHCM hôm 13/1/2017.

AFP photo
 

Hai nhân vật nổi lên hàng đầu trong những bài viết của các blogger trong tuần qua là ông Đinh La Thăng, đương kim ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, người thứ hai là Phan Sơn Hùng hành nghề tự do.

Ông Thăng nổi lên vì đảng của ông công khai ra quyết định kỷ luật ông do những sai phạm khi ông quản lý kinh tế trước đây.

Phan Sơn Hùng nổi lên nhờ một video anh ta quay cảnh đồng bọn của anh ta đánh đập ba người phụ nữ và tự tung lên mạng, xem như một chiến công trừng trị bọn phản động, từ thường hay đượ cơ quan tuyên giáo của đảng gán cho những người bất đồng chính kiến.

Một trong ba nạn nhân là chị Lê Mỹ Hạnh, một người hoạt động xã hội vì môi trường.

Chuyện ông Thăng

Tác giả Bùi Quang Vơm từ nước ngoài có bài phân tích cho rằng ông Thăng bị kỷ luật là nằm trong một chiến dịch của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm tấn công cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người vốn bị dư luận chỉ trích là liên quan quá nhiều đến các vụ tham nhũng. Và theo tác giả thì ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công. Tuy nhiên tác giả viết tiếp:

Ông vẫn giữ một đức tin không lay chuyển rằng, tham nhũng có nguồn gốc đạo đức, và chỉ cần cải tạo đạo đức là thủ tiêu được tham nhũng. Đạo đức là sản phẩm của giáo dục, trong khi tham nhũng là thuộc tính bản năng. Bằng giáo dục đạo đức, tham nhũng có thể giảm, nhưng chỉ buông lỏng giáo dục, tham nhũng bùng phát trở lại. Tham nhũng thực chất là ăn cắp.

Cách thức này là cách gieo rắc lòng hận thù, cổ súy bạo lực trước hàng triệu người nếu không phải là hàng tỷ người trên khắp hành tinh.
– Blogger Hiệu Minh

Ông Bùi Quang Vơm cho rằng chỉ có thể chống tham nhũng bằng kiểm soát quyền lực bằng thể chế tam quyền phân lập mà thôi.

Một tác giả khác là ông Lê Trọng Hiệp, viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng ông Đinh La Thăng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của hệ thống xã hội chính trị hiện nay giống như nhiều ông khác mà thôi. Tác giả so ông Thăng với hai ông Nguyễn Thiện Nhân, và Nguyễn Bá Thanh.

Nói tới sản phẩm thì phải nói tới tính “hàng loạt”, do đó chúng ta cần nhìn ra những mẫu số chung.

Hơn một năm qua “Bí thư Đinh La Thăng” đã nổi lên như một hiện tượng với những “phát ngôn gây sốc”, “tác phong sâu sát với quần chúng” và “hành động quyết liệt” tại Sài Gòn, tuy nhiên ông Đinh không phải là “hiện tượng” riêng lẻ.

Cũng nổi lên với phong cách này từng có Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Bá Thanh. Ông Nhân nay đã chìm, chỉ ngồi chơi xơi… nghị quyết, ông Thanh chết một cái chết thê thảm. Còn ông Thăng thì đang lo âu, không biết “mai này đời sẽ ra sao”.

Ba người, mỗi người mỗi vẻ nhưng như là sản phẩm của cùng một hệ thống chính trị nên vẫn có những nét chung.

Theo tác giả thì cả ba ông có 3 điểm chung, thứ nhất là có bằng tiến sĩ, thứ hai là đều làm việc mang tính phong trào, thứ ba là những ý tưởng chính trị mang tính dân túy.

Ông Thăng thì nổi tiếng với những lời hô hào, sa thải cán bộ dưới quyền, ông Nhân cũng nổi tiếng về những câu nói không với tiêu cực khi ông ra làm bộ trưởng bộ giáo dục, còn ông Thanh thì từng hô hào bắt nhốt hết tham nhũng.

Lê Trọng Hiệp phân tích rằng bằng tiến sĩ là do tính sính bằng cấp của các cán bộ, càng ít học và thiếu tự tin thì càng thích bằng cấp. Tính phong trào là vì hệ thống bị mất định hướng nên phải làm những chuyện vô ích lòe loạt. Còn tính dân túy là khai thác sự bất an, mê tín và tham lam của công chúng, để nói cho họ sướng tai.

Sự an toàn cá nhân giữa một xã hội trật tự là điều mà luật pháp luôn duy trì và cơ quan công quyền phải bảo vệ.
– Luật sư Lê Công Định

Cũng cho là ông Trọng đã thắng ông Dũng cựu thủ tướng, trên bàn cờ chính trị, nhưng blogger Nguyễn Anh Tuấn lại giải thích là ông Trọng đã rút kinh nghiệm ở một kỳ họp trung ương trước đây, ông Dũng đã thắng thế nhờ chi phối được hơn 100 vị ủy viên trung ương, mặc dù bộ chính trị ở mức cao hơn đã quyết định kỷ luật ông Dũng. Bây giờ ông Trọng đã thay đổi luật chơi, không cho các ủy viên trung ương quyết định nữa nên phe ông Dũng thua, mà cụ thể là ông Thăng bị kỷ luật.

Nhưng Nguyễn Anh Tuấn kết luận rằng những mưu mẹo như vậy chẳng ích lợi gì cho quốc kế dân sinh cả.

Nhưng cũng có những cây viết tỏ ra có cảm tình với ông Thăng ông Dũng.

Tác giả Trần Hồng Tâm cho rằng ông Thăng là một người có cá tính, mà đảng vốn không dung nạp những người có cá tính nên ông Thăng phải thất bại.

Tác giả Duy Đức viết trên trang Bà Đầm Xòe rằng kỷ luật ông Thăng hiện nay không phải dễ vì ông chiếm được cảm tình của nhiều người.

Cũng trên trang Bà Đầm Xòe, tác giả ký tên Sông Hồng lại từ chuyện ông Thăng, ông Dũng, và ông Trọng ngược chiều thời gian cả chục năm về trước đến với cuộc đối đầu giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang, mà tác giả gọi là anh em thù hận. Sông Hồng cho rằng ông Dũng không trả thù ai, còn lời tự thán của ông Trọng thì không thỏa đáng:

Ông Trọng lẩy Kiều: “Nghĩ mình phận mỏng cách chuồn. Khuôn xanh có biết vuông tròn hay chăng?” Phận ông không mỏng, mà ngược lại rất dầy và sự thực thì đất không vuông mà trời cũng chẳng tròn.

Chuyện giang hồ vặt Phan Sơn Hùng

sonhung-400.jpg
Phan Sơn Hùng, nghi can có liên quan đến vụ hành hung hội đồng 3 phụ nữ. Hình: facebook

Giang hồ vặt là tên blogger Phạm Lê Vương Các đặt cho Phan Sơn Hùng, người tung video đánh đập ba người phủ nữ lên mạng. Vương Các viết là tay giang hồ vặt này đã khiêu khích giới chính trị, và làm cho cộng đồng tức giận vì hành vi của mình, vì vậy nếu sắp tới đây Hùng có đi tù thì là may mắn cho Hùng vì sẽ tránh được những cơn giận dữ.

Nhưng dưới con mắt của luật sư Lê Công Định thì Phan Sơn Hùng phải bị pháp luật trừng phạt:

Trách nhiệm của nhà cầm quyền là phải giữ gìn trật tự xã hội và an toàn cá nhân. Không ai, kể cả nhà nước, được quyền viện bất kỳ lẽ nào biện minh cho hành động tấn công dân thường một cách tự do mà không bị pháp luật trừng trị.

Sự an toàn cá nhân giữa một xã hội trật tự là điều mà luật pháp luôn duy trì và cơ quan công quyền phải bảo vệ. Người dân nộp thuế để nhà nước bảo đảm điều đó, chẳng những không dung túng mà còn phải trừng trị mọi hành vi côn đồ như vậy. Đó chính là khế ước xã hội mặc nhiên.

Quan điểm này được rất đông blogger, công dân mạng xã hội đồng tình.

Blogger Hiệu Minh viết rằng Cho dù hành động trừng phạt trên dưới danh nghĩa nào thì việc đưa clip có hình ảnh tội ác, đánh đập dã man phụ nữ lên facebook là một việc không thể chấp nhận được. Cách thức này là cách gieo rắc lòng hận thù, cổ súy bạo lực trước hàng triệu người nếu không phải là hàng tỷ người trên khắp hành tinh.

Tuy nhiên người ta nghi ngờ là kẻ thách thức luật pháp sẽ không bị trừng trị. Blogger Đoan Trang đặt câu hỏi tại sao khi bị công an mời làm việc Với một số người, đến cái máy nghe nhạc còn bị cướp, trong khi Phan Hùng vào đồn công an vẫn livestream được, lại được bảo vệ như yếu nhân?

Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. Công lý phải được thực thi.
– Luật sư Lê Công Định

Sự nghi ngờ nằm ở những câu chuyện tương tự đã từng xảy ra đối những người hoạt động xã hội như chị Lê Mỹ Hạnh trước đây. Blogger Nguyễn Anh Tuấn phân tích những vụ như thế thường xảy ra làm ba bước, đầu tiên là nạn nhân bị hành hung, sau đó công an và truyền thông sẽ tạo nên những chứng cớ giả, và cuối cùng là nạn nhân sẽ trở thành kẻ có lỗi.

Có vẻ như đã có xu hướng xem nạn nhân là kẻ có lỗi trên không gian mạng khi có không ít người ủng hộ Phan Sơn Hùng. Những người này cho rằng chị Lê Mỹ Hạnh từng bôi xấu đảng cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Trọng Hiền nhìn đám đông ủng hộ đó là một sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam, anh viết một cách chua xót:

Tỏ vẻ thương người, tỏ vẻ hào hiệp, tỏ ra anh hùng nhưng cuối cùng sẵn sàng nhân danh những điều anh ta cho là cao đẹp, đúng đắn, để hãm hại, tấn công người khác quan điểm. Đám đông bên ngoài có cùng suy nghĩ ủng hộ anh ta.
Chúc mừng nền giáo dục VN.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nhận xét rằng Chính quyền nên biết xấu hổ khi có loại người du côn vô học hành xử lưu manh vi phạm luật pháp để ra vẻ bảo vệ chính quyền!

Kết

Xin trích dẫn hai ý kiến kết luận về hai câu chuyện ông Thăng và Phan Sơn Hùng.

Luật sư Lê Công Định kêu gọi mọi người ký tên tố cáo Phan Sơn Hùng ra pháp luật và viết rằng Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế. Công lý phải được thực thi.

Tác giả Bùi Quang Vơm kết luận chuyện ông Thăng rằng:

Ông Thăng, ông Dũng và những gì trái lòng người không thể không bị phán xử. Cái phải đến đã đến và sẽ còn đến.

Nhưng một cái tất đến khác, cái tất đến lớn hơn, là một nền dân chủ đích thực cho dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến và thực sự đang đến. Bởi đơn giản là cái độc Đảng chuyên chế và cái sở hữu toàn dân là những cái không hợp quy luật tự nhiên và trái lòng người, sẽ tự nó biến mất.

Ai biết cuốn sách đầu tiên in chữ Quốc ngữ là cuốn sách nào?

From facebook:  Trần Bang added 4 new photos.
Ai biết cuốn sách đầu tiên in chữ Quốc ngữ là cuốn sách nào?

Tác giả của nó là ai?

Sách được in năm nào, được in ở đâu?

Tác giả mất năm nào, hiện mộ của ông được đặt ở đâu?

-Hôm nay lang thang trên mạng lại “vớ được” cuốn sách Tiếng Việt cổ nhất đó ! ( Đúng ra chỉ là ảnh của cuốn sách đó).

Cuốn sách Tiếng Việt cổ nhất đó là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), in tại Vatican năm 1651, của Linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ).

Đánh giá về ý nghĩa lớn lao cuốn sách chữ Quốc ngữ (Tiếng Việt) đầu tiên với nền văn minh của Việt Nam, trang Wikipedia viết:

Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam.

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc Lộ khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La ra đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời cha Đắc Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau.

Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự La Tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi cha Đắc Lộ đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La Tinh rồi.

Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Alexandre de Rhodes đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ.

Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ Quốc ngữ này vậy.”

Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của Alexandre de Rhodes, nguyệt san MISSI, do các cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, đã dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng.
Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với tựa đề: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

Nếu nói người Việt Nam trọng nhân nghĩa, uống nước nhớ nguồn thì bất cứ ai đọc, viết bằng chữ Quốc ngữ ( tiếng Việt ) đều phải nhớ ơn các Linh mục truyền Giáo từ châu Âu tới VN từ thế kỷ 16, và đặc biệt là ghi ơn Cha Đắc Lộ!

Thông tin và Ảnh 2, 4 nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

Ảnh 1 Cuốn sách; ảnh 3, một số người Việt Nam hâm mộ, nhớ ơn Cha ĐẮC LỘ đã đến thăm Mộ Ngài tại Iran, copy từ trang: http://www.ngo-quyen.org/…/sau-351-nam-moi-gap-ngoi-mo-nguo…

No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, hat and beard
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
No automatic alt text available.
 

Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu

Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu

Ảnh của nguyenhuuvinh

RFA

Ngày 7.5.2017 và các ngày  gần đây, nhà cầm quyền Nghệ An đã tăng cường những động tác hết sức ngu dại trên tư cách những người cầm quyền.

Họ đã kích động sự hằn thù tôn giáo bằng nhiều cách, bằng báo, đài, công văn… và đỉnh điểm là huy động đám tay chân bao gồm Mặt Trận, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh… là những cánh tay nối dài của đảng CS – hô hét người dân, học sinh xuống đường phản đối linh mục Đặng Hữu Nam – người đã đồng hành cùng người dân trong cơn  bị bức tử từ thảm họa biển miền Trung do Formosa gây ra và thủ phạm này được nhà cầm quyền bao che.

Những sai lầm của nhà cầm quyền

Với hành động này, nhà cầm quyền đã phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng trên vị thế cầm quyền. Có thể trong cơn quẫn trí và hoảng loạn khi sự thật được phơi bày trước thiên hạ, bản chất bị bóc trần và bộ mặt nham nhở không thể che giấu, nhà cầm quyền đã không lường trước được hậu quả của việc họ làm: “Giơ chân đạp mũi nhọn”.

Trước hết, “Biểu Tình” là việc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hết sức sợ hãi. Bởi họ biết được sức mạnh của nó. Chính họ đã sử dụng biểu tình trong cuộc chiến cưỡng chiếm Nam Việt Nam bằng những cuộc biểu tình của sinh viên, thanh niên, học sinh… và thậm chí cả của những đoàn phụ nữ cởi truồng, bằng thân nhân người dân bị chết bởi bom rơi, đạn lạc… Tất cả được huy động, nhằm lật đổ một nhà nước được Liên hợp quốc công nhận và được chính CSVN công nhận tại Hiệp nghị Genever đã ký.

Vì vậy, họ đã sợ hãi khi sự phản ứng của người dân với chế độ độc tài ngày càng tăng cao và phong trào biểu tình đã được nhen nhóm, phát triển.

Vì thế, nhà cầm quyền Việt Nam đã hết sức lúng túng và dẫm chân vò đầu   bứt tóc không ít lần khi người dân đòi quyền biểu tình – một quyền được Hiến pháp quy định.

Thế nhưng, chính họ đã lần khân và trốn tránh việc để người dân thực hiện quyền của mình bằng luật. Hết năm nay qua năm khác, đã hơn 70 năm, luật về biểu tình vẫn là món nợ khó đòi của người dân mà con nợ là một nhà cầm quyền độc tài lỳ lợm.

Điều đó thì đã rõ, nó nói lên sự sợ hãi của chính họ trước đám đông sức mạnh của người dân.

Thế nhưng, qua những cuộc tổ chức cho các Hội, học sinh và nông dân… nhà cầm quyền Nghệ An dù không muốn vẫn phải công nhận một điều: Biểu tình ở đây là hết sức bình thường, là quyền của mỗi người dân.

Thứ đến, trong việc cầm quyền, để dân cường, nước thịnh và xã hội bình an thì việc đoàn kết xã hội là hết sức cần thiết. Việc chia rẽ tôn giáo, xúc phạm tôn giáo và gây xung đột tôn giáo, niềm tin… là việc mà bất cứ nhà cầm quyền nào cũng nhận được hậu quả hết sức thảm khốc và khó có lối thoát.

Những ví dụ ở các nước như  xung đột giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia, giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar… Các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Trung Quốc diễn ra rất căng thẳng, phức tạp và nguy hiểm, nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng, xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương với người Hán và chính quyền địa phương… là những ví dụ mà nhà cầm quyền nào có đầu óc cũng cần soi chiếu để rút kinh nghiệm.

Có lẽ năm trước, Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an mới mạnh miệng tuyên bố “Ở Việt Nam không xảy ra xung đột tôn giáo”, và nhà cầm quyền Nghệ An thấy thiếu món này nên tiên phong tạo ra?

Điều tiếp theo, là qua cách làm này của nhà cầm quyền – tái hiện lại những cuộc đấu tố thời Cải cách ruộng đất rừng rú – chỉ làm rõ hơn bản chất vô luân, vô pháp và vô lương tâm, đạo đức của họ.

Đây là cú vả vào mồm của những kẻ cầm quyền tại Việt Nam luôn hô hào rằng Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Bởi nếu là nhà nước pháp quyền, thì ai có tội sẽ bị pháp luật trừng trị theo các điều luật. Việc đấu tố, thóa mạ, kết tội người khác là hành vi phạm tội và tổ chức phạm tội tập thể. Những điều này đã được pháp luật quy định rõ ràng.

Nếu những hành động bất chấp luật pháp được nhà cầm quyền ngang nhiên sử dụng, thì việc đưa xã hội vào khuôn khổ là việc chỉ có trong mơ. Và nhà cầm quyền Nghệ An vẫn cứ tư duy dựa vào súng đạn, bắn giết để tồn tại, thì họ đã tự bịt mắt, nút tai mình lại trước lòng dân và những tiếng kêu thét cũng như hành động của người dân thời gian qua.

Hãy nhìn những hình ảnh Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội để hiểu rằng không phải khi nào cứ có súng đạn cũng có quyền lực.

Một điều nữa là việc nhà cầm quyền Nghệ An phải dùng đến đám dân chúng mà họ cho rằng đó là những kẻ thiếu hiểu biết và “nhẹ dạ cả tin” rồi kích động họ đi hò hét đấu tố một linh mục còn chỉ ra một điều khác. Đó là sự bất lực của hệ thống cầm quyền hiện nay.

Trước một sự thật rõ mười mươi mà cả thế giới đều biết: Formosa đã được nhà nước cộng sản Việt Nam rước vào nhà, đã gây thảm họa biển Miền Trung gây chết chóc hiện tại và tiêu diệt giống nòi trong tương lai, đẩy người dân vào bước đường cùng. Trong khi nhà cầm quyền ăn tiền thuế của dân nuôi lại đi bao che, dung dưỡng nó và trở mặt đàn áp nhân dân.

Chính vì sự khuất tất và trái đạo lý, nhà cầm quyền đã không đủ chính nghĩa để “quang minh, chính đại” khi xử lý việc Linh mục Đặng Hữu Nam đã “cả gan” đứng về phía người dân đau khổ, tố cáo và khởi kiện kẻ thủ ác.

 Những sai lầm đó không chỉ do sự ngu dốt mà bởi bản tính bạo lực mà ra.

Hiện tượng lạ

Cũng trong ngày 7/5/2017, khi nhà cầm quyền Quỳnh Lưu phát tiền cho đám dân chúng ngu dại để lên “cơn dại tập thể” đấu tố linh mục Đăng Hữu Nam – người đang đấu tranh cho chính những người dân này – một “hiện tượng lạ” được báo Tuổi trẻ đăng tin: Mặt trời bị một vầng sáng lạ bao quanh. Nhiều người nhìn thấy, nhưng rõ nhất là ở Quỳnh Lưu.

Hiện tượng này, theo cách giải  thích của các nhà khoa học, thì do yếu tố nọ kia… Nói chung, nó cũng bình thường như “tảo nở hoa” hoặc “thủy triều đỏ” của Thứ trưởng Nguyễn Tuấn Nhân giải thích vụ đầu độc của Formosa.

Song  với những người có niềm tin và sự hiểu biết, người ta liên tưởng đến một chi tiết trong Kinh Thánh.

Đó là cũng đã có một cuộc “Đấu tố” và hành hình một người công chính, một người cha tinh thần hơn 2000 năm trước trên đồi Golgotha, Chúa Giesu đã chịu đóng đinh vào Thập giá, để cứu chuộc nhân loại.

Ở đó, Kinh Thánh nêu rõ: “Từ giờ thứ sáu [trưa] đến giờ thứ chín [ba giờ chiều], khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt” (Matthew 27,45). Màn trong nhà thờ đã xé ra làm hai.

Một nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét, “Hoặc là Đấng Tối cao đau đớn vào thời điểm ấy, hoặc Ngài đồng cảm với ai đó đang gánh chịu nỗi thống khổ ấy”.

Như vậy, khi Chúa Giesu bị phỉ nhổ, chửi bới và lăng mạ và đem đi giết thì trời đất động địa, núi non đá vỡ ra tan tác… cả vũ trụ đau đớn và uất giận trước hành động của bọn vô luân giết người công chính.

Và giờ đây, ở Quỳnh Lưu, cũng có thể rằng khi bọn vô lại, vô luân, vô lương tâm và vô pháp đang hùa nhau đấu tố người công chính, thì hành động khốn nạn, đáng nguyền rủa ấy cũng đã làm trời đất nổi giận chăng?

Chẳng ai cấm được người dân suy diễn theo ý của mình.

Và cũng như hơn 2000 năm trước, khi bị đấu tố bằng sự cuồng loạn và lên đồng tập thể, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã vẫn yêu thương chính những người đang đấu tố ngài. Những bàn nước, bịch sữa nhằm đón tiếp những người do nhà nước phát tiền đi biểu tình chống ngài đã nói lên điều đó.

Những người dân Gx Phú Yên đã thực hiện “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp” – Kinh Hòa bình, Thánh Phanxico Axidi.

Với những diễn biến này, người ta thấy thêm một cuộc khổ nạn của Đức Kito tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Và ở đó lại văng vẳng tiếng kêu: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” – Phúc âm Luca 23:34

Hà Nội, ngày 9/5/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh