THI THỂ XÓT LẠI KHÔNG PHÂN HỦY CỦA CHÂN PHƯỚC TỬ VÌ ĐẠO 14 TUỔI NỔI TIẾNG VỚI CÂU TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN “CHÚA KITÔ VUA VẠN TUẾ ! ĐỨC MẸ GUADALUPE VẠN TUẾ”
Trên đường đến nơi hành quyết, bọn lính liên tục dùng con dao phay sắc bén đánh cậu một cách man rợ, cứ mỗi lần bị đánh cậu lại la lớn ” HOAN HÔ CHÚA KITÔ VUA ! “. Khi đến nghĩa trang, máu cậu chảy lênh láng, bọn lính tiếp tục lấy dao rạch sâu dưới 2 lòng bàn chân, sau đó bắt cậu đi trên muối và trên cả những con đường đầy đá nhọn, cậu khóc la thét trong đau đớn nhưng vẫn kiên quyết không chối bỏ đức tin của mình và chấp nhận chết để làm chứng Tình Yêu trọn vẹn vào Chúa Jesus Kitô. ” Mày chỉ cần nói to lên rằng: Khốn chết cho Kitô Vua thì chúng tao sẽ tha mạng cho mày ” bọn lính yêu cầu. Cậu liền từ chối và hô lớn ” CHÚA KITÔ VUA VẠN TUẾ ! ĐỨC MẸ GUADALUPE VẠN TUẾ ! ” Tên chỉ huy ra lệnh bọn lính dùng dao đâm cậu, nhưng cứ mỗi vết đâm, cậu càng hét lớn ” HOAN HÔ CHÚA KITÔ VUA ! “, tên chỉ huy giận điên lên liền rút súng bắn chết cậu ngay tại chỗ.
TẤM GƯƠNG TỬ ĐẠO NỔI BẬT ĐẶC BIỆT CỦA VỊ THIẾU NIÊN CHÂN PHƯỚC NHỎ TUỔI
Cậu thiếu niên tên là Sanchez del Rio sinh ngày 28/3/1913 người Mexico, chết tử đạo10/2/1928 dưới thời cấm đạo của chính quyền Tổng thống Plutarco Elias Calles – một ” Con Quỷ ” khát máu căm ghét đạo Công Giáo không giới hạn, ông ta đã giết các linh mục và đốt cháy nhiều Nhà Thờ cùng nhiều giáo dân. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cậu bé Sanchez đã có một tình yêu tuyệt vời và hăng say với Bí Tích Thánh Thể, và khuyến khích bạn bè của mình thêm lòng sùng mộ tận hiến Chúa và Đức Mẹ Guadalupe. Một hôm, cậu đã chứng kiến những tên vệ sĩ cất giấu một số con gà trống đắt tiền bên trong phòng thánh nhà thờ sau khi bị bắt nhốt tại đây, cậu liền nói: “Đây không phải là một sân nuôi gà vịt. Đây là một nơi dành cho Thiên Chúa !” Sau đó, cậu bắt giết hết số con gà này. Cậu đã bị bắt và là một trong số nhiều Tín Hữu chết cho Đức Tin trong cuộc tắm máu tàn sát Đạo Công Giáo năm 1927. Cậu đã được phong Chân Phước ngày 20/11/2005 bởi ĐTC Benedict XVI. Hiện nay thi thể còn lại của Sanchez Jose Luis được đặt tại nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu tại Sahuayo, Mexico.
Cho đến nay, tấm gương anh dũng của vị Chân Phước nhỏ tuổi vẫn là bài học chói ngời về Đức Tin giành cho thanh thiếu niên ngày nay. Thi thể còn lại của vị tử đạo không hề bị hủy hoại như một phần thưởng và món quà Thánh Thiêng từ Thiên Đàng ban tặng cho các Kito hữu cùng lời kêu gọi ” Hãy tiếp tục làm sáng Danh Thiên Chúa giữa trần thế này ” và cũng là một Bằng Chứng Sống Động cùng thông điệp cho toàn thế giới biết rằng “ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA THÌ KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC “
Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.
Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý…
Hôm trước đọc báo thấy Tập đoàn than khoáng sản (TKV ) nợ 100.000 tỷ đã thấy kinh, nay thấy Tập đoàn điện VN (EVN) nợ 486.981 tỷ, gấp gần năm lần (486,98%) TKV thì kinh quá.
1. Như vậy, chỉ riêng hai TĐNN (theo định hướng xã nghĩa) này nợ gần 600 ngàn tỷ đồng, xấp xỉ 30 tỷ đô la.
Đây không là nợ công thì là nợ gì? Nó đã được tính vào tổng nợ công hơn 250 tỷ đô chưa?
2. Ai rành về kinh tế tính giúp xem hiệu quả kinh doanh của EVN?
Theo tui thì lĩnh vực kinh doanh điện do EVN độc quyền, nhiều hạng mục đã hết khấu hao nhưng vẫn còn khai thác (như một số nhà máy Thủy điện và đường truyền tải… ) thì một người kinh doanh tồi cũng phải đạt lợi nhuận ròng bằng lãi suất trung bình vay ngân hàng thương mại, đúng không?
Ví dụ:
Lãi suất vay ngân hàng thương mại trung bình năm là 7,5% năm. Lợi tối thiểu trên tổng vốn của EVN, Vốn ( tổng tài sản) 692.216 x 7,5%= 48.455 tỷ Lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu, (692.216 – 486.981) x 7,5%= 205.235×7,5%= 15.392 tỷ
Nhưng lợi nhuận thực tế EVN (kiểm toán) năm 2016 = 5.164 tỷ/205.235 ty (vốn chủ sở hữu) = 2,5%, thấp hơn lãi vay ngân hàng 5%. Nếu tính trượt giá tiền đồng 4% năm thì EVN lỗ 1,5%.
TTO: “Theo kết quả kiểm toán do công ty Deloitte thực hiện, kết thúc năm tài chính 2016, tổng tài sản của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là trên 692.216 tỷ đồng, tăng trên 51.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Tuy nhiên, số nợ phải trả lên tới trên 486.981 tỷ, tăng trên 32.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 121.192 tỷ, nợ dài hạn lên đến khoảng 365.788 tỷ đồng (tăng trên 31.000 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước).
Trong khoản nợ dài hạn, khoản vay và nợ thuê tài chính là 360.928 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 327.514 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
EVN còn khoản nợ tiềm tàng khác
Cơ quan kiểm toán Deloitte cũng nhấn mạnh rằng EVN còn có một số khoản “nợ tiềm tàng” khác.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính 2016 liên quan đến các khoản nợ tiềm tàng này. Lý do là “giá trị của các nghĩa vụ nợ này không được xác định một cách đáng tin cậy”.
Điều đó có nghĩa là nếu được tính vào cả khoản nợ này thì số tiền nợ của EVN phải lớn hơn so với con số đã công bố ở trên.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất được công bố, EVN đã ghi nhận khoản lợi nhuận của năm 2016 là trên 5.164 tỷ đồng, tăng cao so với năm 2015 là 4.595 tỷ đồng.”
Bản quyền hình ảnhFB HONG-MINH QUEN QUEN HOANGGiáo sư Ngô Bảo Châu đọc diễn từ tại Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hôm 20/6
Một giảng viên ở Hà Nội nói với BBC rằng bà tin “Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng để ý chuyện ông đang bị bôi nhọ” và rằng bà khâm phục “một trí thức thành danh ở nước ngoài vẫn tha thiết với những vấn đề xã hội của Việt Nam”.
Mạng xã hội tại Việt Nam đang lan truyền những bài ‘Tiếc cho nhân tài Ngô Bảo Châu; Ngô Bảo Châu – một con trâu biết làm toán’ hay ‘Ngô Bảo Châu – một con chó phản chủ…’
Một bài trong số này đăng trên blog có đoạn viết: “Ngô Bảo Châu tiếp tục cổ súy cho các hành động sai trái chống phá đất nước của những tên phản động như Lê Công Định, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Mẹ Nấm…”
Cuối tháng trước, Giáo sư Châu là một trong 15 nhà khoa học của nhiều quốc gia được bầu làm viện sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
Hồi tháng 12/2016, ông quyết định hiến toàn bộ tiền thưởng giải Fields năm 2010 để tài trợ cho Tạp chí Pi dành cho các học sinh, sinh viên yêu toán.
Trên trang cá nhân có nhiều lượt theo dõi, gần đây ông chia sẻ link ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).
Tháng 6/2017, đề cập về tập thơ Thành Phố Dịu Dàng bị thu hồi, Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “Đã vào thiên niên kỷ thứ ba lâu rồi mà ở đâu đó trên quả đất này vẫn có ai đó muốn kiểm soát thơ, cho rằng thơ không được chủ quan, thơ phải hợp lý. Có phải họ nuối tiếc một cái gì đó mà đáng ra nên vĩnh viễn cho yên nghỉ với thiên niên kỷ trước hay không?”
‘Dũng cảm và dấn thân’
Hôm 12/7, bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học nói với BBC từ Hà Nội: “Tôi tin Giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng để ý chuyện ông đang bị bôi nhọ đâu.”
Chắc ông thừa hiểu xã hội Việt Nam giống như căn nhà đóng cửa lâu năm, mới mở cửa đón làn gió mới, nên có thể một số người bên trong có phản ứng không phù hợp.”
“Tôi cũng không cho rằng chuyện ông bị bôi nhọ liên quan đến chính quyền, vì không có tin nào như vậy trên báo chính thống.”
“Theo như tôi thấy, có thể nguyên do của việc này là vì ông có những quan điểm trái với sự giáo điều về tôn sùng Hồ Chí Minh hay phản đối việc bắt giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.”
“Ông Châu là một trí thức chân chính, nói theo kiểu ngày xưa là “uy vũ bất năng khuất (người cương trực không chịu khuất phục kẻ có quyền thế).”
Bản quyền hình ảnhFB CHAU NGOGS Châu (đeo kính) thường xuyên về Việt Nam làm việc và thăm thân
“Trí thức người Việt thành danh ở nước ngoài thì nhiều, nhưng người tha thiết quay về đóng góp cả về nghề nghiệp và về những vấn đề xã hội của Việt Nam như Giáo sư Châu là rất hiếm hoi,” bà Nguyễn Hoàng Ánh, nói. “Tôi cho đó là sự dũng cảm và dấn thân.”
Ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình Sách Hóa Nông Thôn nói với BBC: “Theo tôi, việc một số trang mạng hạ bệ giáo sư Ngô Bảo Châu thì không thể gọi nó là chiến dịch và không đáng bận tâm.”
“Điều đáng nghĩ là những phát ngôn rất đỗi hiển nhiên mà người có tri thức nào cũng có khái quát và phóng ngôn lại thu hút số đông quan tâm và cả đám đông chống đối.”
“Điều này, một phần phản ánh tính yếu của đám đông, họ xả ẩn ức về thực trạng xã hội qua quan điểm của một cá nhân, và một đám đông khác không chấp nhận quan điểm trái chiều. Xã hội có đám đông chỉ dừng ở xả ẩn ức qua và bằng ngôn từ thì thiếu sức mạnh nội thân để đấu tranh chống lại cái xấu và kiến tạo văn minh quốc gia.”
“Hạ bệ một trí thức cụ thể nào đó là chỉ số xấu. Nhưng sự hạ bệ kinh khủng nhất và kéo lùi sự phát triển của xã hội là sự hạ bệ tri thức của đám đông.”
“Sự hạ bệ đó được thể hiện qua những người lớn khẳng định ‘trẻ em không đọc sách’, nhà trường không giúp trẻ em đọc sách, và xã hội vẫn để hơn 14 triệu trẻ em chưa được nghe và đọc sách. Vậy, để một ngày đẹp trời, những phát ngôn hiển nhiên của một trí thức nào đó không bị chụp mũ, thì cần một đám đông trân quý tri thức bằng cách chia sẻ nó rộng rãi.”
Cùng thời điểm, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: “Đừng nghĩ truyền thông Việt Nam đã “dựng” Ngô Bảo Châu lên như dựng vài thần tượng khác.”
“Chính truyền thông và một vài chính trị gia đã khai thác sự ngưỡng mộ của dân chúng trước tài năng toán học xuất chúng của ông để đánh bóng hình ảnh cho họ.”
“Chắc giờ đây có người nhận ra Ngô Bảo Châu là một học giả tầm cỡ quốc tế chứ không phải là “một con cừu” nội địa. Nhưng, quý vị nên nhớ, danh tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu là có thật chứ không phải là một sản phẩm của truyền thông để quý vị có thể sử dụng truyền thông, ngay cả chính thống, mà hạ bệ.”
Trước đó, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp, viết: “Thật ra, những điều Giáo sư Ngô Bảo Châu nói ra, từ bô xít cho đến Mẹ Nấm… mới chỉ ở mức nhẹ, chẳng có gì là ghê gớm hay bí mật, ai có khả năng tự tìm thông tin và suy luận đúng đắn cũng nhận thấy được.”
“Tuy nhiên, trong thời đại Internet này, chính sách ngu dân có thể làm chậm lại sự tiến bộ của xã hội, nhưng cuối cùng thì làm sao có thể ngăn cản nổi nhu cầu văn minh hoá, tự do hoá về tư tưởng của cả trăm triệu người dân.”
Giáo sư Ngô Bảo Châu vào hè năm ngoái gỡ một bình luận gây tranh cãi của mình trên Facebook.
Vào hôm 19/05/2016, trên Facebook cá nhân của mình, Giáo sư Châu viết: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.”
Bình luận này nhận được trên dưới 20.000 người “thích”, hàng trăm bình luận và cả ngàn lượt chia sẻ nhưng đã được gỡ bỏ sau khoảng hai giờ kể từ khi đăng.
Ông Trịnh Vĩnh Bình tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại – Ảnh: N.L/ báo TN
Sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, ông Trịnh Vĩnh Bình đã cùng với hàng triệu đồng bào liều mình bỏ nước đi tị nạn. Năm 1976, gia đình ông được bảo trợ qua định cư ở Hà Lan. Với sáng kiến công nghệ hóa việc chế biến chả giò một món ăn khoái khẩu của người Việt Nam, và cũng được nhiều người ngoại quốc ưa chuộng, chỉ trong vòng không đầy mười năm sau, gia đình ông Trịnh đã trở thành triệu phú.
Trong một bài tổng hợp của tác giả Huỳnh Bá Hải post trên mạng vừa qua, người ta được biết, khoảng giữa thập niên 80, trước tình trạng khó khăn về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam miễn cưỡng phải mở cửa kêu gọi quốc tế đầu tư, trong đó bao hàm cả người Việt tị nạn ở hải ngoại. Vì tâm tình lúc nào cũng hướng về quê hương và cũng vì tin tưởng nơi thiện chí của nhà cầm quyền Hà Nội, ông Trịnh Vĩnh Bình đã đem tiền về Việt Nam làm ăn. Vì cần có đất để mở cơ xưởng, ông nhờ thân nhân đứng tên giúp vì theo luật rừng của chế độ, cho đến nay đất đai vẫn thuộc “sở hữu toàn dân” một định nghĩa mơ hồ để không cho tư nhân làm chủ và trên thực tế tất cả điền sản công tư đều do đảng và nhà nước thủ đắc.
Nhờ sự cần mẫn và biết áp dụng những phương thức kinh doanh khoa học, tân tiến trong thế giới tự do, chỉ trong vòng một thập niên sau, công việc làm ăn của gia đình ông đã đạt được thành công lớn. Ông làm chủ một tài sản tổng cộng khoảng 30 triệu Mỷ kim, gồm hệ thống cơ xưởng, bất động sản với hàng trăm mẫu đất và hàng chục dinh cơ. Động lòng tham, giới hữu quyền để lộ nguyên hình của những kẻ lưu manh, chuyên nghề cướp của hại người lương thiện. Chúng chỉ thị cho Công an Bà Rịa, Vũng Tàu thiết lập vi bằng gian dối để khởi tố bị can và tạm giam ông Bình với tội danh “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” cùng với tội “đưa hối lộ”.
Năm 1998, ông Bình bị tòa sơ thẩm kết án 13 năm tù ở với hai tội danh kể trên. Ông kháng án và một năm sau, tòa Phúc Thẩm giảm án hai năm, tức còn 11 năm, mặc dù luật sư của ông đã chứng minh tội “vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai” không có điểm nào trong luật lệ về việc nhờ người thân đứng tên giùm là có tội. Riêng tội “đưa hối lộ”, những quan chức đảng tố giác ông Bình đưa hối lộ trước đó để có bằng cớ truy tố ông, nhưng khi ra tòa vì e ngại có thể bị ‘phản đòn’ nên đã chối là không hề nhận hối lộ.
Dù vậy, ngoài 11 năm tù ở, toàn bộ tài sản của ông Bình đã bị Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu tịch thu, nói là nhập vào công quỹ đảng, trong khi thực tế là để chia nhau bỏ túi.
Trước tình trạng oan khốc ấy, ông Bình vận dụng mọi phương thế, kể cả tiền bạc, để ra tù trước thời hạn. Tiếp theo đó là những ngày tháng lẩn trốn đầy gian lao, nguy hiểm vì đương sự bị công an, mật vụ lần mò tìm tòi tông tích nhằm thủ tiêu diệt khẩu. Sau khi tìm được manh mối vượt biên qua Campuchia, ông Trịnh trở lại quốc gia định cư là Hà Lan. Từ đấy ông âm thầm tham vấn với các luật sư nhằm thiết lập hồ sơ với ý định làm sáng tỏ nội vụ.
Năm 2005 ông nạp đơn kiện đảng và nhà nước CSVN tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Stockholm, Thụy điển, đòi bồi thường 100 triệu Mỹ kim. Trong đơn kiện, ông Bình viện dẫn các quy ước của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, để tiến hành khởi kiện và ông chứng minh bản án hình sự kết tội ông tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu tài sản của ông. Và như vậy họ đã vi phạm thỏa thuận tại Hiệp định nêu trên và phải bồi thường đền bù thiệt hại cho ông. Phiên tòa quốc tế khi ấy dự định sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển).
Vẫn theo bài viết của ông Huỳnh Bá Hải thì phía Việt Nam vì biết trước sẽ thua kiện nên quyết định chọn giải pháp điều đình bên ngoài phiên tòa. Tháng 9 năm 2005, việc hòa giải đạt được kết quả với những cam kết sau đây:
Thứ nhất: Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:
1.- Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu MK là tiền chi phí đi kiện. Ngân khoản này phía VN phải thanh toán nội trong năm 2005.
2.- Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.
3.- Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.
Thứ hai: Phía ông Trịnh Vĩnh Bình chỉ có nghĩa vụ duy nhất là giữ kín cam kết mật nói trên không được tiết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào với hậu ý “bất thành văn” là giữ thể diện cho chế độ và cũng để tránh tạo tiền lệ không hay cho Hà Nội.
Bản Cam kết hòa giải này có sự chứng kiến của Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm và Văn phòng Thừa Phát Lại xác lập vi bằng.
Trong suốt những năm qua, dư luận trong và ngoải nước không hề nghe biết về chuyện cam kết cũng như tiến trình việc thi hành cam kết giữa đôi bên ra sao. Cho tới những ngày gần đây, nhờ rò rỉ thông tin trên các trang mạng, mọi việc vỡ lở và người ta lại có thêm một bằng chứng cụ thể cho thấy thái độ lọc lừa, gian giối cố hữu của đảng và nhà nước cộng sản. Và đấy cũng là lý do tháng giêng năm 2015, một lần nữa ông Bình lại thiết lập hồ sơ kiện nhà cầm quyền CSVN. Lần này ông chọn Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye, Hà Lan.
Hồ sơ vụ kiện ghi nhận:
* Phía ông Trịnh Vĩnh Bình hoàn toàn tuân thủ cam kết không tiết lộ bất cứ điều gì cho các cơ quan truyền thông về chuyện Hà Nội xin hòa giải.
* Phía Việt Nam, theo ghi nhận của báo điện tử Thanh Niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được tự do về nước. Về số tiền 15 triệu MK bồi thường cho ông Bình cũng đã xong, dù chậm trễ vì mãi đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi từ năm 2005 đến 2014. Riêng các bất động sản là 02 xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất, đoàn xe vận tải 12 chiếc, căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú- Vũng Tàu và nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác .v.v… phía bị cáo là Hà Nội chưa hề thực hiện lời cam kết hoàn trả cho bên nguyên. Theo dư luận bàn tán thì có thể các quan chức tham nhũng đã trót tẩu tán để chia nhau bỏ túi rồi.
Do sự bội ước trên đây, tháng giêng năm ngoái, ông Bình quyết định khởi kiện. Một trùng hợp hy hữu mang nhiều ý nghĩa là Tòa án Quốc Tế đã chính thức gửi lệnh thông báo vụ kiện này đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hôm 30-4-2015, trùng với ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm miền nam mà bên nguyên là một người tị nạn Việt Nam hiện mang quốc tịch Hà Lan.
Nội dung hồ sơ kiện của ông Trịnh đòi chính phủ Việt Nam và các cá nhân, cơ quan liên hệ trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa/Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ Mỹ kim vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.
Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovski. Đó là Hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ. Điểm thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này từng tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khodorkovski. Theo nhận định của các giới am tường về luật lệ quốc tế thì trong vụ kiện lần thứ hai này, cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan và với án lệ có sẵn, khả năng phía Việt Nam thua kiện rất cao.
Đặc biệt vì hiện nay không bị ràng buộc bởi cam kết giữ im lặng, ông Trịnh hứa sẽ dùng 90% số tiền nhận được từ vụ kiện, trừ chi phí cho vụ án, để dùng vào các công tác từ thiện, hoạt động nhân đạo, hỗ trợ (bao gồm tư vấn và tiền bạc) giúp các nạn nhân lấy lại công lý hoặc, tiếp tay các dân oan thấp cổ bé miệng bị Hà Nội cướp trắng đất đai, sản nghiệp kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường.
Nguồn tin cho hay, ông Bình được Tòa án Quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, có thể vì sợ ông sẽ bị ám toán. Vì thế mới đây ông tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý được sáng tỏ.
Được biết trong những ngày tới các cơ quan truyền thông Hà Lan và EURO-zone sẽ thông báo tình tiết vụ kiện hy hữu này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo người Việt ở hải ngoại cân nhắc trước khi quyết định về Việt Nam đầu tư làm ăn. Cũng có tin cho biết nhà cầm quyền Hà Nội đã thuê một tổ hợp LS nổi tiếng của Pháp để bào chữa trong vụ bị ông Trịnh kiện trước Tòa án Quốc tế La Haye.
Vụ kiện này chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều pha sôi nổi. Trong tình trạng đảng và nhà nước CSVN đang bị tứ bề thọ địch: vì chuyện đấu đá nội bộ; vỉ dịch tham nhũng đã đến mức báo động đỏ; vì tình trạng kinh tế/xã hội xuống dốc; vì phải đối phó với phong trào chống đối của quần chúng đã lên tới cao điểm do hệ quả giây chuyền của thảm họa cá chết mà tập đoàn Formosa cấu kết với các nhóm lợi ích trong guồng máy cầm quyền gây ra…..; vụ kiện do ông Trịnh Vĩnh Bình khởi tố lần này trước tòa án quốc tế chắc chắn sẽ khiến chế độ phải đối mặt với không ít khó khăn về nhiều phương diện, kể cả những xáo trộn về mặt chính trị.
Điều cần ghi nhận: trong vụ kiện của ông Trịnh, phía bị cáo không phải là cá nhân hay một đoàn thể, tổ hợp, mà là một chính phủ, một chế độ -chế độ mệnh danh Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam- . Điều này có nhiều khả năng trở thành tiền lệ cho những nạn nhân thảm họa cá chết ở Hà Tĩnh không những có quyền đưa Formosa và các phe phái liên hệ ra tòa –không phải chỉ giới hạn ở tòa địa phương mà là tòa án quốc tế- và hơn thế còn có thể đặt gánh nặng trách nhiệm liên đới cho guồng máy cầm quyền Hà Nội.
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi tạm gác ra một bên mọi yếu tố khác.
Mục tiêu người viết tập chú vào trường hợp hi hữu của ông Trịnh để xét về khả năng thắng thế của vụ kiện tổ hợp gang thép Formosa, sau khi đạt thắng lợi trong bước đầu dồn Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh phải nhận đơn khiếu kiện một lần của 506 nạn nhân dưới sự hướng dẫn của Lm Đặng Hữu Nam buổi trưa 27-9-2016 vừa qua. Thắng lợi này sẽ dẫn tới bước thứ hai: nâng cấp vụ kiện thế kỷ này ra Tóa án Quốc tế.
Lần đầu, quyền khiếu kiện mặc nhiên thành hiện thực
* Một tiền lệ mới vừa được mở ra
Khi dư luận mới bàn tán về vấn đề các nạn nhân vụ cá chết ở Vũng Áng sẽ kiện thủ phạm vụ xả thải độc chất gây hủy hoại môi trường sinh thái, có người bi quan cho rằng chuyện này khó có thể xảy ra. Người ta nêu ra khá nhiều trở ngại. Từ nguyên tắc tố tụng tới những khía cạnh phức tạp về phương diện luật pháp. Trước và trên hết là vì hệ thống cai trị độc tài, độc đảng của Hà Nội, trong đó cả ba cơ chế hành pháp, lập pháp và tư pháp đều do Bộ Chính Trị cộng đảng nắm giữ. Vì tâm lý sợ đám đông, thích xé lẻ, rào cản thứ nhất họ đặt ra là tòa án chỉ chấp nhận kiện cá nhân, dứt khoát không nhận kiện tập thể.
Có điều xu thế, cảnh ngộ và ý thức người dân ngày nay đã đổi khác.
Trong bài viết trình bày diễn tiến và sự thành công trong bước đầu khởi kiện Formosa của các nạn nhân giáo xứ Phú Yên, người viết đã nhắc lại quan điểm của LS Lê Quốc Quân trong cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự do. Theo ông, đây là một bước tiến mới, tạo tiền lệ phá vỡ lối mòn bóp nghẹt quyền tự do khiếu kiện do Hà Nội quen áp đặt lên người dân hơn nửa thế kỷ qua. Theo LS Lê Quốc Quân, tuy vẫn bị gò bó trong phạm vi cá nhân, nhưng với con số nhiều trăm người đi kiện một lần, nhất là không ai khác, chính đại diện chế độ tại địa phương, nơi xảy ra thảm nạn hủy hoại môi trường sinh thái, đã phải chấp nhận đơn khiếu kiện của 506 nạn nhân, là một thành công lớn.
*Thế nhân dân trước nỗi khốn cùng của kẻ bị nạn
Trước những tiếng kêu gào thảm thiết của các nạn nhân, đồng bào trong và ngoài nước đã có những phản ứng cụ thể. Để chuẩn bị, báo chí và các cơ quan truyền thông trên mạng, những tuyên ngôn của giới trí thức, các tổ chức xã hội dân sự, các tôn giáo nhất loạt lên tiếng tích cực yểm trơ. Điều cần nhấn mạnh là những nỗ lực này không chỉ giới hạn trong việc gom góp tiền bạc trợ giúp cấp thời hàng trăm ngàn gia đình ngư phủ bốn tỉnh miền Trung đang lâm cảnh đói cơm, thiếu áo, con cái phải bỏ học hiện nay. Quan trọng hơn, đông đảo đồng bào quốc nội và tập thể người Việt tị nạn ở nước ngoài còn có những quyết định trợ giúp về mặt pháp lý cho các nạn nhân trong ý định khởi tố những kẻ ác đã gây hiểm họa phá hoại môi trường biển ra trước pháp luật.
Trong những cuộc biểu tình với sự tham dự của hàng chục ngàn người bộc phát ở các tỉnh xảy ra hiểm họa cá chết hàng loạt, nhất là cuộc tuần hành của ba, bốn chục ngàn giáo dân ở Tam Tòa, người ta đọc được những biểu ngữ và nghe được những lời hô nói lên tất cả tâm tình và sự phẫn nộ đòi hỏi công lý phải được thực thi của đồng bào đối trước hoàn cảnh đau thương của các nạn nhân. Nội dung những biểu ngữ và khẩu hiệu quy vào ba điểm: (a) Quyết liệt đòi truy tố tổ hợp Formosa và những kẻ đồng lõa ra trước pháp luật. (b) Buộc Formosa phải bồi thường xứng đáng, đồng thời trả lại môi trường trong lành của biển cho ngư dân. (c) Trục xuất vĩnh viễn tổ hợp này khỏi lảnh thổ Việt Nam. Hôm 30-8-2016, 21 tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập ở quốc nội đã công bố một Tâm Thư khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong, ngoài nước tích cực đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cả triệu nạn nhân hủy hoại môi trường do kẻ ác gây ra.
Trong khi ấy, hầu hết các cộng đồng người Việt tị nạn trên khắp thế giới, từ Âu châu, Úc châu tới Bắc Mỹ đã có những cuộc xuống đường, những đêm thắp nến cầu nguyện liên tục, bày tỏ tình liên đới, hiệp thông với đồng bảo trong nước.
* Những yếu tố cơ hữu
Ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ, nhất loạt của đồng bào trong, ngoài nước tạo nên thế nhân dân đàng sau vụ án, những chứng cứ cụ thể về tội ác cố ý của tổ hợp Formosa, với sự đồng lõa của đảng và nhà nước CSVN trong mưu toan xả thải những chất cực độc xuống lòng biển Vũng Áng, không chỉ gây nên thảm họa biển chết, cá chết và cả người chết mà còn di lụy cho nhiếu thế hệ kế tiếp, là yếu tố quan trọng và vững chắc để hỗ trợ cho vụ kiện. Đây là một yếu tố nằm trong quyền dân sự của các nạn nhân, không chỉ riêng cho những gia đình ngư dân trực tiếp hiện nay mà còn bao gồm cả các thế hệ công dân trẻ mai ngày nếu không kịp thời khắc phục sự lây lan của chất thải.
Nhấn mạnh tầm mức rộng lớn về hậu quả vụ hủy hoại môi trương biển Vũng Áng và những yếu tố cơ bản thuộc quyền dân sự trước luật pháp, Tâm Thư của các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập viết:
“Formosa đã gây thiệt hại cho hàng triệu con người làm những nghề liên quan đến biển: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, dịch vụ tàu thuyền ngư nghiệp, du lịch sinh thái duyên hải. So với hơn 60 tỷ đôla mà công ty British Petroleum đã phải trả cho các nạn nhân vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010, số tiền bồi thường 500 triệu đôla (=11 ngàn tỷ đồng VN) của Formosa hoàn toàn nực cười, chẳng thấm vào đâu, kiểu bố thí cho nạn nhân, khiến người dân cảm thấy bị lăng nhục. Ngay cả quốc tế, như Quỹ Ethecon tại Đức (công tố của Formosa) và chính phủ Đài Loan (quê hương của Formosa) cũng phê phán rằng như thế là vô cùng ít ỏi.
Đang khi đó, chính phủ VN tự tiện đoạt quyền của các nạn nhân để đón nhận số tiền ấy và chi dùng, phân phối nó cách tùy tiện. Trong thực tế, việc hỗ trợ ngư dân (chưa nói đến các ngành nghề khác) đã chẳng tới đâu (trung bình vài chục ký gạo mỗi người và vài triệu đồng mỗi hộ). Việc nhà nước thu mua hải sản đánh bắt xa bờ cũng chỉ là hứa cuội. Vô số người dân 4 tỉnh miền Trung phải tha phương cầu thực. Hôm 10-08-2016 lại có tin động trời cho hay: Formosa được Tổng cục Thuế dự kiến miễn thuế và hoàn thuế với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng (chủ yếu do bị thiệt hại từ sự cố biểu tình ngày 13-5-2014 lúc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa VN). Điều này khiến dư luận càng thêm công phẫn và các nạn nhân càng thêm ngao ngán.”
Chính những lời tố cáo cùng những phát giác sau đây của 21 tổ chứ XHDS độc lập ở quốc nội đã cung ứng những dữ kiện cụ thể, vững chắc, đầy tính thuyết phục về phương diện luật pháp hỗ trợ cho các nạn nhân khi thiết lập hồ sơ khiếu kiện trước Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh hôm 27-9 vừa qua:
“Với việc đặt ống xả thải ngầm dưới biển, để xảy ra sự cố mất điện nhiều ngày, đẩy vào đại dương hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khối nước thải sinh hóa, giết chết tôm cá hàng loạt từ tầng mặt xuống đáy sâu, tiêu diệt các rặng san hô thuộc 4 tỉnh miền Trung, Formosa quả đã phạm tội ác đối với môi trường. Từ đó gây nạn đói, cảnh thất nghiệp, nhiễm độc thức ăn, tổn hại sức khỏe cho dân Việt trong hiện tại lẫn tương lai, thành thử phải bị truy tố. Chính Quỹ Ethecon cũng cho rằng: “Những kẻ chịu trách nhiệm của Formosa phải bị đưa ra tòa và xét xử thích đáng. Tội ác về môi trường phải được điều tra triệt để, từ phía tập đoàn cũng như từ phía chính phủ… một sự bồi thường công minh và tương xứng phải được bảo đảm, cũng như sự trừng phạt thích đáng những kẻ chịu trách nhiệm, phải được thực thi”. (Thông cáo báo chí ngày 16-08-2016)
Chi tiết sau đây trong Tâm Thư kể trên, hỗ trợ cấp thời cho vụ kiện sơ khởi lúc này của 506 bà con Phú Yên và hàng ngàn, hàng vạn nạn nhân trong tương lai nhằm vào tổ hợp Formosa giới hạn trong hệ thống tư pháp địa phương. Xa hơn nó còn tăng thêm khả năng đẩy vụ kiện này lên tầm vóc quốc tế. Đầu tiên nó vạch trần những vướng mắc mờ ám của nhà cầm quyền Hà Nội đối với tập đoàn Formosa khiến một mặt họ bao che cho hành vi phạm pháp của thủ phạm. Mặt khác, họ còn cúi mặt từ chối đề nghị của nhiều chính phủ tiên tiến muốn tiếp tay trong việc thử nghiệm để tìm ra các loại độc chất trong nước biển, trong các loại tôm cá chết, nhất là người chết!
“… Chính Quỹ bảo vệ Biển của Đức trong Thông cáo báo chí ngày 26-07-2016 đã cho biết chuyên gia của họ (được mời riêng tư chỉ để góp ý cho báo cáo soạn sẵn của Viện Hàn lâm Khoa học VN) không được phép lấy mẫu chất độc để nghiên cứu. Mới đây, ngày 22-08-2016, tại Quảng Trị, bộ Tài nguyên Môi trường đã tổ chức hội nghị công bố rằng sau khi quan trắc môi trường, nay bộ xác nhận biển 4 tỉnh Miền Trung đang tự làm sạch, nước biển đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi trồng thủy sản!?!”
Về điểm này người ta chưa quên trường hợp giới truyền thông Đài Loan đã gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng an ninh địa phương gây ra khi các nhà báo của họ tới Vũng Áng tác nghiệp để tìm hiểu về hành vi gây hại môi trường biển với mục tiêu thực hiện một loạt phóng sự về chuyện này như họ từng làm để tố giác tội ác của Formosa trong quá khứ. Quan trọng hơn nữa là trường hợp bà Tô Thị Phần, một Dân Biểu Đài Loan và cũng là một nhà đấu tranh bảo vệ môi trường nổi tiếng tại đảo quốc này bị an ninh Hà Nội cản trở khi xuống phi trường Nội Bài không cho bà lên máy bay đi tiếp tới Vũng Áng để tự mình mở cuộc điều tra về hành vi xả thải độc tố xuống biển của tổ hợp Formosa. Sau đó bà phải tìm mọi cách dùng đường bộ, nhưng khi tới nơi lại bị bọn công an mặc thường phục ngăn chặn không cho bà tự do hành động.
Tâm Thư viết tiếp:
“Công luận cho rằng chỉ quan trắc môi trường, nghĩa là chỉ theo dõi chứ chưa có hoạt động thanh tẩy thì không thể nào vùng biển đó tự sạch được trong thời gian mấy tháng. Khi vịnh Minamata ở tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) bị nhiễm thủy ngân, phenol và cyanur vào nửa đầu thế kỷ XX, chính phủ Nhật phải mất 40 năm ra sức nạo vét lòng biển với gần 50 tỷ yen mới dám tuyên bố đã làm sạch biển.” (Đọc chương kế)
– Những việc cần làm
Trước hết, cần nói ngay để tránh ngộ nhận. Tất cả những gì được trình bày ở đây là do sự thôi thúc từ ý thức công dân và trách nhiệm của người cầm bút trước sự tồn vong của đất nước, cụ thể là tình trạng đau thương thống khổ của đồng bào nạn nhân thảm họa cá chết, người chết ở bốn tỉnh miền Trung. Cá nhân người viết tự biết mình không đủ kiến thức chuyên môn về phương diện pháp lý, nhất là công pháp quốc tế. Do đó, bài viết này chỉ là những gợi ý sơ khởi nhân đọc những tài liệu liên quan tới trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình, một người tị nạn định cư ở Hà Lan kiện đảng và nhà nước CSVN để đòi bồi thường cho những thiệt hại mà gia đình ông phải gánh chịu.
Trong hoàn cảnh hiện nay, vì thấy trước những trở ngại chưa thể vượt qua trong vấn đề vận động phương tiện để đưa kẻ ác ra tòa quốc tế, bước đầu các nạn nhân bốn tỉnh miền Trung chỉ giới hạn vụ kiện trong phạm vi địa phương. Tuy vậy, dư luận trong và ngoài nước đều tỏ ý mong mỏi vụ kiện sẽ sớm được đưa ra tòa án quốc tế. Trong lời kêu gọi khẩn thiết gửi đồng bào của LM Đặng Hữu Nam trước và sau ngày 26 & 27-9-2016 khi hướng dẫn đồng bào nạn nhân nạp hồ sơ kiện Formosa ở thị xã Kỳ Anh, ông cũng không loại bỏ việc nâng cấp vụ kiện này ra ngoài phạm vi tòa án trong nước. (Phải chăng vì cùng chia sè dự kiến này của LM Nam, ĐC Nguyễn Thái Hợp hồi trung tuần tháng 5-2017 đã cùng một phái đoàn gồm các chuyên gia và giáo sĩ, trong số có LM Trần Đình Lai -quản xứ Đông Yên, Hà Tĩnh- qua Na Uy, Bỉ và Genève, Thụy sĩ nhằm vận động dư luận quốc tế quan tâm tới biến cố hủy hoại trầm trọng môi trường biển của Formosa?)
– Đôi điều góp ý
Theo thiển ý có mấy chuyện cấp bách sau đây cần thực hiện:
* Trước hết, cần đẩy mạnh cuộc vận động các giới đồng bào trong ngoài nước –kể cả những cá nhân, tổ chức trên thế giới- đóng góp tài chánh cho quỹ yểm trợ pháp lý trong vụ kiện thế kỷ này. Căn cứ vào những khoản chi phí linh tinh mà LM Đặng Hữu Nam phải lo để có thể hoàn tất việc đưa đón 600 nạn nhân trên đoạn đường mấy trăm cây số đi nạp hồ sơ khiếu kiện ở thị xã Kỳ Anh hôm rồi đủ để mọi người hình dung ra những ngân khoản to lớn cần có, nếu mai ngày phải nhờ tới sự can thiệp của hệ thống pháp lý quốc tế.
* Thứ hai, sưu tầm những chứng tích, tài liệu liên quan tới tất cả những vụ xâm phạm môi trường sinh thái –cách riêng môi trường biển- trên thế giới dẫn tới những thảm họa tương tự mà các ngư dân Việt Nam đang phải đối diện, bao gồm trường hợp công ty hóa chất Chisso gây ra ở vịnh Minamata, Nhật Bản thế kỷ trước. Đây là những chứng liệu cụ thể, cần thiết để đưa vào hồ sơ pháp lý vu kiện về thảm họa môi trường biển hiện nay.
* Thứ ba, vận động để mời gọi sự tiếp tay của những luật sư thiện chí trong ngoài nước am tường luật lệ quốc tế, có nhiều kinh nghiệm để giúp nghiên cứu sâu xa những khía cạnh có thể áp dụng trong vụ kiện tổ hợp gang thép Formosa ra tòa quốc tế.
* Thứ tư, dựa vào lời ông Trịnh Vĩnh Bình hứa nếu thắng kiện lần này sẽ hỗ trợ các nạn nhân gặp khó khăn về tiền bạc trong các vụ tranh tụng với đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, người viết nêu câu hỏi: liệu trong vụ kiện Formosa và những kẻ đồng lõa đã gây hệ quả tại hại trầm trọng cho môi trưởng biển Vũng Áng, bên nguyên có nên tiếp xúc với ông Trịnh để tìm sự giúp đỡ không?
Bài viết trích từ chương 33 của tác giả, chưa xuất bản
La Hồng dịch – Một trong những blogger chính trị có ảnh hưởng nhất của Việt Nam, được Melania Trump trao tặng giải thưởng can đảm, đối diện với một thập kỷ sau song sắt nhà tù vì hoạt động “phản động”.
“Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy”.
Đó là lời nói của một trong những blogger có ảnh hưởng nhất Việt Nam – được biết với bút danh trên mạng, Mẹ Nấm – vài phút trước khi cô bị tuyên một bản án gây sốc, mười năm tù. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói lời này với người mẹ 61 tuổi của mình, khi đó đang xem trực tiếp phiên tòa qua màn hình ở phòng bên cạnh vì bà không được phép vào phòng xử án.
Blogger người Việt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết với tên Mẹ Nấm,
tại tòa án thành phố Nha Trang. Ảnh: Vietnam News Agency/EPA
Người phụ nữ 37 tuổi bị buộc tội nói xấu chế độ cộng sản Việt Nam trên mạng và trong các bài phỏng vấn với truyền thông nước ngoài.
“Tôi vỗ tay, mặc kệ trong phòng có 20 nhân viên an ninh nhìn tôi với ánh mắt giận dữ, tôi cứ không sợ; tôi vẫn vững vàng và tự hào về con mình”, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói.
Bị bắt vào tháng Mười, trong khi đang cố đi thăm một nhà bất đồng chính kiến khác đang ở trong tù, Quỳnh, 37 tuổi, đã trải qua chín tháng sau song sắt trong những điều kiện tồi tệ, theo lời luật sư của cô.
Ông Võ An Đôn cho biết, cô chỉ được cấp cho mỗi bữa ăn cá nục và canh mồng tơi trong bảy tháng đầu tiên, và bị từ chối dùng cả băng vệ sinh và đồ lót.
Sau khi Quỳnh bị bắt vào ngày 10 tháng Mười, mẹ cô không nghe tin tức gì về nơi ở và tình hình sức khỏe của cô cho đến buổi gặp gỡ ngắn ngủi tại nhà lao trước phiên tòa ngày 29 tháng Sáu vì tội chống nhà nước.
Những tháng ở trong tù đã làm tổn hại con gái tôi, bà Lan nói với Guardian trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại tại nhà bà ở thành phố biển Nha Trang. Quỳnh xuất hiện xanh xao trong buổi gặp đó, bà cho biết.
“Tôi nói: “Con ơi, giờ mẹ tin rằng con vẫn sống”. Nhưng nó trông yếu ớt với làn da tái nhợt”, bà nói.
Việt Nam đang bị tai tiếng vì những giới hạn về quyền tự do biểu đạt, nhưng việc giam giữ Mẹ Nấm và kết án tù dài bất thường đã cất lên hồi chuông báo động trong cộng đồng viết blog trong nước vốn tránh được sự kiểm duyệt của các phương tiện in ấn thuộc sự điều khiển của nhà nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng kêu gọi phải thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm.
Trong khi Quỳnh bị nhà nước dán nhãn là phản động đối với hành vi viết blog chống chính quyền, bạn bè và gia đình cô bảo vệ cô như một người hùng đấu tranh cho quyền tự do biểu đạt trong một quốc gia mà khi nhà bất đồng chính kiến chống lại chế độ độc đảng thì bị xem là phạm luật.
“Con tôi làm điều bình thường ở cái xã hội bất bình thường nên phải trả giá bằng tù đày, bằng các đòn thù”, bà Lan nói.
Quỳnh nổi tiếng trong giới viết blog Việt Nam vào cuối những năm 2000 vì công việc làm báo độc lập gan lì của cô. Là một thành viên sáng lập Mạng lưới Blogger Việt Nam, cô tha thiết đặc biệt đến các vấn đề môi trường, công an bạo hành và tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc kiểm soát biển Đông.
Bà Lan cho biết con gái bà bắt đầu thức tỉnh về mặt chính trị sau khi học ngoại ngữ ở trường đại học.
Khi khám phá thế giới trực tuyến đa nguyên, Quỳnh đã hỏi mẹ những câu hỏi khó.
“Nó hỏi tôi: ‘Mẹ, mẹ có biết điều này hoặc điều kia [về chính phủ] không?’. Tôi nói tôi có biết, nó chất vấn tôi: ‘Tại sao mẹ không nói với con?’”, bà Lan nhớ lại.
“Tôi đã nói với nó rằng tôi biết, nhưng trong xã hội mà chúng ta đang sống, đó không phải là xã hội mà con có thể lên tiếng, và họ sẽ trả thù con”.
Quỳnh đã trở thành một nhân vật nổi tiếng vượt ra khỏi Việt Nam, và có những nỗ lực đấu tranh trong xã hội dân sự Việt Nam để tổ chức các tranh luận chính trị trên Facebook. Chính phủ tức giận phong trào này đến nỗi họ kêu gọi tất cả công ty ở Việt Nam ngừng quảng cáo trên YouTube và Facebook.
Quỳnh đã nỗ lực đấu tranh trong xã hội dân sự Việt Nam
để tổ chức các tranh luận chính trị trên Facebook. Ảnh: Tracey Nearmy/AAP
Vào tháng Ba, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump, đã trao tặng Quỳnh Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm, mà Việt Nam nói là “không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước”.
Bạn bè Quỳnh miêu tả cô là người bộc trực và nóng tính đúng với lời cô nói.
“Cô ấy luôn nói ra suy nghĩ của mình, vì vậy điều đó là không tốt cho cô ấy khi cô ấy gây ra rắc rối với một cá tính như vậy, nhưng cô là người luôn làm những gì mình nói”, Trịnh Kim Tiến, nhà hoạt động 27 tuổi sống ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Các bài viết cuối cùng của Quỳnh trên Facebook, phương tiện viết bài trực tuyến ưa thích của cô trước khi bị bắt, là một chuỗi bài đăng lại các bài báo của những nhà hoạt động khác và đó là những công kích nhà nước một cách ngắn gọn, đầy chất nghệ thuật và sâu cay.
“Loại xã hội gì mà những người chịu trách nhiệm với địa vị [cao] của mình, các quan chức lại coi công dân là ngu hơn lợn?”, bà viết vào ngày 29 tháng Chín.
Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á, đặt trụ sở ở New York, phát biểu sự tham gia của Quỳnh vào cuộc biểu tình chống lại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh thuộc sở hữu Đài Loan ở Bắc Trung bộ Việt Nam, nối kết với thảm họa làm chết cá năm 2016, là giọt nước tràn ly đối với nhà chức trách.
“Gắn kết nổi bật của Mẹ Nấm với phong trào chống Formosa, mà chính phủ ngày càng xem như một thách thức về mặt an ninh với chính quyền của mình, khiến cô ấy trở thành ứng viên lý tưởng cho một bản án nặng nề được tạo ra để loại trừ cô ấy và đe dọa những người khác”, ông Robertson nói.
Những người biểu tình vì môi trường yêu cầu
doanh nghiệp Đài Loan Formosa rời khỏi Việt Nam.
Ảnh: Bennett Murray gửi cho The Guradian.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết có khoảng 110 tù nhân chính trị được biết đến ở Việt Nam, mặc dù quốc gia này phủ nhận mọi vụ bắt giữ. Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày diễn ra phiên tòa, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng “tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị nghiêm trị theo pháp luật Việt Nam”.
Phạm Thanh Nghiên, một người bạn của Quỳnh đã từng ngồi tù từ năm 2008 đến 2012 vì viết blog, nói rằng cô đã khóc khi bản án được đưa ra.
“Dù tôi không ngạc nhiên vì theo chế độ này cô ấy đã phạm nhiều tội… Tôi thấy run chân run tay”, cô nói.
“Chúng tôi là bạn, chúng tôi cũng là phụ nữ, và tôi cảm thấy đồng cảm với những đứa con của cô ấy, với gia đình cô”.
Mẹ của Quỳnh, bà Lan, hiện gánh trách nhiệm nuôi hai đứa cháu của mình trong khi mẹ chúng ở trong tù. Trừ phi nhà nước ân xá cho Quỳnh, những đứa trẻ này sẽ lớn lên không có cha mẹ.
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam
00:13/06:59
Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.
Khởi kiện lần đầu
Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự:
“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi!”
Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết:
– Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa
– Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình
– Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình
– Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư
Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình :
– Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)
– Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông
Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. – Trịnh Vĩnh Bình
Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ:
“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực? Vì tôi nghĩ: Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước.”
Khởi kiện lần hai
Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm:
“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là: tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân: nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu châu chở đồ sành sứ của Trung quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói: phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp.”
Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu.Courtesy of Trịnh Vĩnh Bình
Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói:
“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!”
Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.
Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :
– Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)
– Vi phạm Nhân quyền: nhốt người oan sai
Luật quốc tế
Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói:
“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi.”
Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau:
“Phía luật sư họ kết luận thế này: Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế.”
Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói:
Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2! – Trịnh Vĩnh Bình
“Điểm này là điểm đương nhiên! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.
Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.
Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện.”
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.
SỰ TÀN BẠO CỦA MỘT CHẾ ĐỘ MÀ VẪN CÓ NHỮNG KẺ BỢ ĐỠ, ỦNG HỘ, TIẾP TAY ĐỂ CHÚNG CÀNG NGÀY CÀNG ÁC HƠN CẦM THÚ.
ĐỐI SỬ TÀN ĐỘC VỚI CHÍNH ĐỒNG BÀO MÌNH CHỈ VÌ HỌ DÁM LÊN TIẾNG NÓI SỰ THẬT VÀ QUÁ YÊU NƯỚC.. NB Trương Duy Nhất :
Khi từ trại B14 của Bộ Công an (Tổng cục an ninh) chuyển vào trại Hoà Sơn (Đà Nẵng), tôi đã phát hoảng. Chẳng những không cho mặc quần lót, còn không được đem giấy vệ sinh vào phòng. Tôi hỏi “vậy vệ sinh xong lấy gì chùi?”, “tay, dội nước lấy tay quẹt thôi”. “Gớm thế, tay vậy sao ăn?”. Thằng tù “chim lợn” (án hình sự) cùng phòng ở “kèm” tôi thản nhiên cười, chỉ vào cục xà phòng móp sọp gắn vách tường “quẹt tay vào đấy rửa, xong!”.
Kinh tởm.
Chưa kể những ngày hè, nó cúp nước một phát thì còn hơn… chuồng lợn!
Đấy là án chính trị, tôi cũng có ít “tên tuổi”, nên bọn trại kiêng nể. Các phòng án hình sự, còn súc vật hơn cả súc vật.
Nhắc vậy, để chia sẻ và thương Quỳnh hơn, cũng như những phụ nữ khác đang chịu cảnh tù đày. Cũng chỉ dám kể, nhắc sơ hai chuyện không được mặc quần lót và không giấy vệ sinh. Chứ thêm nhiều chuyện nữa có người lại bảo “đến mức ấy sao vẫn sống được?”. Vâng, vẫn sống và phải sống. Không gì có thể khuất phục Quỳnh, tôi, và những bạn tù bất khuất của tôi. Tù đày, chỉ làm chúng tôi mạnh lên chứ không khiến chúng tôi sợ hãi!
NHÂN CHUYỆN “KHÔNG ĐỒ LÓT KHÔNG BĂNG VỆ SINH” CỦA QUỲNH
Chuyện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “7 tháng trong trại giam không đồ lót, không băng vệ sinh” chẳng những ngập tràn mạng, mà nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới cũng đã lên tiếng.
Thông tin này, từ chính Quỳnh báo cho luật sư. Tất nhiên có giám sát chặt chẽ của lực lượng quản giáo, và cả cán bộ điều tra. Quỳnh không thể xạo, dựng chuyện vu khống trước mặt họ.
Nếu không thật, tại sao đến giờ công an Khánh Hoà vẫn im lặng?
Có thể ai đó nghi ngờ. Cũng đúng thôi. Bởi khó ai có thể tưởng tượng nổi tới mức phi nhân tính vậy. Có thể do họ chưa bị bắt giam. Hoặc cũng có thể họ bị bắt giam rồi nhưng may mắn hơn Quỳnh gặp một nơi giam giữ nào đấy “nhân đức” hơn.
Tôi, thuộc trong cái số không có được sự “may mắn” đó, nên tôi tin Quỳnh.
Khi từ trại B14 của Bộ Công an (Tổng cục an ninh) chuyển vào trại Hoà Sơn (Đà Nẵng), tôi đã phát hoảng. Chẳng những không cho mặc quần lót, còn không được đem giấy vệ sinh vào phòng. Tôi hỏi “vậy vệ sinh xong lấy gì chùi?”, “tay, dội nước lấy tay quẹt thôi”. “Gớm thế, tay vậy sao ăn?”. Thằng tù “chim lợn” (án hình sự) cùng phòng ở “kèm” tôi thản nhiên cười, chỉ vào cục xà phòng móp sọp gắn vách tường “quẹt tay vào đấy rửa, xong!”.
Kinh tởm.
Chưa kể những ngày hè, nó cúp nước một phát thì còn hơn… chuồng lợn!
Đấy là án chính trị, tôi cũng có ít “tên tuổi”, nên bọn trại kiêng nể. Các phòng án hình sự, còn súc vật hơn cả súc vật.
Nhắc vậy, để chia sẻ và thương Quỳnh hơn, cũng như những phụ nữ khác đang chịu cảnh tù đày. Cũng chỉ dám kể, nhắc sơ hai chuyện không được mặc quần lót và không giấy vệ sinh. Chứ thêm nhiều chuyện nữa có người lại bảo “đến mức ấy sao vẫn sống được?”. Vâng, vẫn sống và phải sống. Không gì có thể khuất phục Quỳnh, tôi, và những bạn tù bất khuất của tôi. Tù đày, chỉ làm chúng tôi mạnh lên chứ không khiến chúng tôi sợ hãi!
Chuyện vắn – Chuyện dài: Giới cầm quyền Thừa Thiên Huế cố ý giết các Đan sĩ Đan viện Thiên An, ngày 11.07.2017
Nhiều nhóm an ninh, công an và côn đồ đã rượt đuổi, đánh đập thô bạo các Đan sĩ Đan viên Thiên An, nhiều thầy phải chạy trốn trước sự truy đuổi hung hãn của nhóm an ninh… Những người này đã tự tiện xông vào nội vi Đan viện và mang theo các hung khí như: gậy gộc, tuýp sắt, gậy ba khúc – công cụ chuyên dụng của công an… mục đích cố ý hành hung giết các Đan sĩ Đan viện Thiên An.
Nhiều Đan sĩ bị thương tích nặng, sức khỏe suy sụp.
Xin mời quý vị dõi theo tường thuật của Đan sĩ Gioanbaotixita Trương Vĩnh Hậu, là nạn nhân bị nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế đánh bất tỉnh vào ngày 29.06.2017.
Phải chăng vì tham nhũng, định ăn chặn cả tiền cứu thủy thủ nên đã dẫn đến bị chúng chặt đầu oan uổng !
Sau khi có loạt bài “Cuộc sống các Thủy thủ Vn trong tay du kích Abu sayyaf” sau đó lại bị gỡ vì đã hé lộ một chi tiết khủng khiếp : – Số tiền chuộc bọn khủng bố đòi thực ra chỉ là khoảng 10 tỷ cho cả 6 thủy thủ !
Trong khi đó những gia đình các nạn nhân lại khẳng định rằng ở nhà “Những người không tiện nói ra ở đây, nhưng ai cũng biết chúng nó là ai” lại yêu cầu mỗi gia đình nộp 100 tỷ !
Có lẽ chính việc gợi ý “làm tiền”, sự cò mồi, làm giá, giằng co qua lại, không dứt khoát nên đã khiến bọn khủng bố hy vọng rồi lại mất hy vọng dẫn đến hậu quả đau lòng, vì như ai cũng biết ngay sau khi biết là bắt nhầm tầu Vn, không phải tầu Tây chúng đã ngay lập tức thả 9 thủy thủ mà không đòi bất cứ một đồng tiền chuộc nào.