Cựu Thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam về vụ diệt chủng Campuchia

Cựu Thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam về vụ diệt chủng Campuchia


Hai cựu thủ lãnh chóp bu của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống là Nuon Chea (trái), và Khieu Samphan, lắng nghe phán quyết tù chung thân của tòa tối cao ở Pnom Penh ngày 23/11/2016. Ảnh của AP do Tòa án đặc biệt công bố.
Hai cựu thủ lãnh chóp bu của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống là Nuon Chea (trái), và Khieu Samphan, lắng nghe phán quyết tù chung thân của tòa tối cao ở Pnom Penh ngày 23/11/2016. Ảnh của AP do Tòa án đặc biệt công bố.

Cựu Chủ tịch nước Khieu Samphan, năm nay 85 tuổi, đọc bản tuyên bố cuối cùng của ông hôm thứ Sáu 23/6 trước tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ ở Campuchia được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.

Ông Khieu Samphan bị cáo buộc đã phạm các tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.

Ông nói: “Tôi triệt để bác bỏ từ ngữ “sát nhân”. Ông nói “cái ý tưởng về cuộc diệt chủng ở Campuchia” đã được Việt Nam bịa đặt ra để biện minh cho cuộc xâm lăng Campuchia.”

Ông Nuon Chea, 90 tuổi, cánh tay phải của Pol Pot, cũng dối mặt với cùng cáo trạng. Ông không có mặt tại tòa hôm thứ Sáu vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, ông theo dõi diễn tiến phiên tòa từ một xà lim.

Hai nhân vật này là những quan chức cao cấp nhất của chế độ Khmer Đỏ hãy còn sống .

Cả hai đều giữ lập trường cho rằng Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc giết hại gần 2 triệu người Campuchia bằng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả bỏ đói, tra tấn, lao động tới chết trong các trại lao động cải tạo. Nhiều người khác bị đánh đập tới chết trong những vụ hành quyết tập thể được biết đến sau này dưới tên gọi “những cánh đồng chết.”

Hiện chưa rõ bao giờ thì tòa án đặc biệt mới ra phán quyết trong vụ án này.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt

Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt

2017-06-23
Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Cựu tù nhân lương tâm, Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

RFA photo
 
 Cựu tù nhân lương tâm, giảng viên Phạm Minh Hoàng, người bị nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch, vừa bị một nhóm người mặc sắc phục ập vào nhà tại phường 4, quận 10, TP HCM bắt đi tối ngày 23 tháng 6.

Vợ của ông, bà Kiều Oanh xác nhận với Đài Á Châu Tự Do tin này vào khoảng 6 giờ 45 chiều ngày 23 tháng 6:

“Cách đây khoảng 20 phút, công an khu vực tới nhà tôi, gõ cửa và nói là kiểm tra nhân khẩu định kỳ. Khi chúng tôi mở cửa cho anh ta, vài giây sau, không biết từ đâu công an xuất hiện xông ập vào nhà tôi. Họ có một người mang máy quay phim nhưng tôi không cho người này vào, tôi nói là mặc sắc phục thường tôi không cho vào và tôi đuổi ra. Họ nói là mời chồng tôi lên trụ sở công an phường để làm việc. Chúng tôi không đồng ý, chúng tôi nói rằng đâu có cái luật lệ nào mà các anh đến nhà người ta, mời và bắt người ta đi liền như vậy?”

Theo lời bà Kiều Oanh, những người mặc sắc phục bắt ông Hoàng ký vào biên bản nếu không đi, nhưng ông Hoàng từ chối và gọi điện thoại cho luật sư của ông. Tuy nhiên, những cuộc gọi không thành công vì bà Oanh cho biết xe phá sóng được mang đến khu vực nơi ở của gia đình bà.

Bà cho biết ông Phạm Minh Hoàng từ chối không lên trụ sở công an phường và phía công an đã đọc biên bản trục xuất ông Hoàng.

Nội dung của biên bản trục xuất nói rằng ngày mai sẽ trục xuất ông Hoàng từ đồn công an. Bà Kiều Oanh cho biết đã yêu cầu được xem văn bản trục xuất đó, tuy nhiên phía công an từ chối.

“Mình không biết đồn công an nào và ở nơi đâu. Xong rồi họ lôi anh Hoàng đi. Tôi muốn quay phim cũng không được, họ dồn tôi và anh Hoàng tận cuối nhà. Khi lôi anh Hoàng ra ngoài rồi thì họ khoá trái cửa lại, nhốt tôi và con tôi trong nhà.”

Theo lời bà Kiều Oanh, ngay sau đó bà đã gọi điện thoại cho ông Tổng lãnh sự Pháp ở Sài Gòn. Vì không nói được Pháp ngữ nên qua tiếng Anh, bà Kiều Oanh chỉ thông báo được rằng công an đã bắt chồng của bà và sẽ trục xuất chồng bà vào ngày mai tại đồn công an.

Vừa qua ông Phạm Minh Hoàng cho biết được phía Tổng lãnh sự Pháp thông báo về quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông do chủ tịch Trần Đại Quang ký ngày 17 tháng 5.

Sau đó ông Hoàng chính thức nhận được bản sao; ông làm đơn khiếu nại về quyết định đó; cũng như ra thông báo từ bỏ quốc tịch Pháp mà ông có.

Blogger Mao Kobayashi qua đời ở tuổi 34 vì ung thư

Blogger Mao Kobayashi qua đời ở tuổi 34 vì ung thư

Mao Kobayashi và Ebizo Ichikawa
Bản quyền hình ảnh   MAO KOBAYASHI
Mao Kobayashi cùng chồng là diễn viên Ebizo Ichikawa và các con

Ngôi sao truyền hình người Nhật nổi tiếng vì blog về bệnh ung thư của chính mình, cô Mao Kobayashi, đã qua đời vì bệnh này hôm thứ Năm ở Tokyo, thọ 34 tuổi.

Được giới thiệu trong Mùa 100 Phụ nữ của BBC năm 2016, Mao Kobayashi bị chẩn đoán ung thư năm 2014 và quyết định viết về bệnh này.

Chồng cô, diễn viên kịch kabuki Ebizo Ichikawa, nói trên blog riêng rằng ngày vợ qua đời là ngày anh ‘khóc nhiều nhất trong đời’.

BBC Tiếng Việt giới thiệu lại một số đoạn trong bài đã đăng hôm 21/11/2016 về người phụ nữ này, qua lời kể của chính cô:

“Hai năm trước, khi tôi 32 tuổi, tôi bị chẩn đoán bị ung thư vú. Con gái tôi mới ba tuổi, con trai thì một tuổi. Tôi nghĩ: “Mọi việc sẽ đâu vào đấy vì tôi sẽ trở lại như trước sau khi tôi được điều trị và chữa lành bệnh.”

Nhưng mọi việc không dễ dàng như thế và giờ đây tôi vẫn còn bệnh ung thư trong người.

Tôi dấu bệnh trong suốt thời gian dài. Vì công việc của tôi đòi hỏi xuất hiện trên TV, tôi sợ mọi người biết tôi bị bệnh hay thấy yếu điểm của tôi. Tôi tìm cách tránh bị nhận ra khi tôi trên đường đến khám bác sĩ ở bệnh viện và tôi ngừng giao tiếp với mọi người để không bị phát hiện ra.

Nhưng dù tôi muốn quay trở lại sống như trước khi đổ bệnh, tôi đang dần dần lùi vào bóng tối, và ngày càng xa cách với con người mà tôi muốn trở thành. Sau 20 tháng sống như vậy, bác sĩ điều trị nói với tôi một câu làm cho tôi thay đổi suy nghĩ.

Mao Kobayashi
Bản quyền hình ảnh   MAO KOBAYASHI
Mao Kobayashi lúc còn làm việc ở đài truyền hình Nhật

“Đừng núp sau bệnh ung thư”, bác sĩ nói, và lúc đó tôi nhận ra đúng là tôi đã sống như vậy. Tôi đã lấy ung thư làm cái cớ để không còn sống nữa.

Nhưng tôi đã tự trách bản thân và nghĩ mình là “kẻ thất bại” vì không sống bình thường như trước khi bị phát hiện bệnh. Tôi đã núp sau nỗi đau của mình.

Cho đến thời điểm đó, tôi bị ám ảnh là mình phải đảm nhiệm mọi mặt của cuộc sống gia đình, như mẹ tôi vẫn luôn làm. Nhưng khi tôi đổ bệnh, tôi không làm được gì, chứ đừng nói đến làm hệt mọi việc, và cuối cùng, khi tôi phải vào viện, tôi phải xa các con.

Khi tôi buộc phải bỏ hết nỗi ám ảnh trở thành người mẹ hoàn hảo – điều thường làm tôi dằn vặt cả về thể xác và tâm hồn – tôi nhận ra rằng điều đó không đáng những gì tôi phải hy sinh.

Gia đình tôi – dù tôi không nấu ăn được cho họ hay đưa đón con ở nhà trẻ – vẫn chấp nhận tôi, tin vào tôi và yêu thương tôi như một người mẹ và người vợ, như trước giờ họ vẫn luôn như vậy.

Vì vậy tôi quyết định bước ra ánh sáng và viết một blog về cuộc chiến của tôi với bệnh ung thư, và khi tôi làm điều đó, nhiều người đã cảm thông với tôi và cầu nguyện cho tôi.

Và họ kể với tôi, qua những lời bình luận, về kinh nghiệm sống của họ, về việc họ đã chống chọi và vượt qua khó khăn của mình thế nào. Thì ra cái thế giới mà tôi từng sợ hãi lại thật là ấm áp và đầy tình thương yêu. Giờ đây tôi đã kết nối với hơn một triệu độc giả.

Nếu tôi qua đời ngay lúc này, mọi người sẽ nghĩ gì? “Tội nghiệp, cô ấy mới có 34 tuổi”? “Thật là tiếc, cô ấy để lại hai con nhỏ”?

Tôi không muốn mọi người nghĩ về tôi như thế, vì bệnh tật của tôi không phải là điều định nghĩa cuộc sống của tôi.

Cuộc sống của tôi phong phú và nhiều màu sắc – tôi đã thực hiện được nhiều ước mơ, có khi phải vất vả chống chọi với đời, và tôi đã gặp tình yêu của đời mình. Tôi đã may mắn được trời cho hai đứa con. Gia đình tôi yêu tôi và tôi rất yêu họ.

Tôi đã quyết định không để phí quỹ thời gian còn lại bị chi phối bởi bệnh tật. Tôi sẽ trở thành người tôi muốn.”

Bệnh Mất trí nhớ: Alzheimer & Dementia

 Bệnh Mất trí nhớ: Alzheimer & Dementia

Có 2 loại bệnh mất trí nhớ: Alzheimer, Dementia

 

 

 

 

 

 

 

Loại nặng là Alzheimer. Hoàn toàn mất hẳn trí nhớ, như trường hợp Tổng Thống Reagan (kéo dài 10 năm mới chết).

 

 

 

 

 

 

Loại nhẹ gọi là Dementia  lúc nhớ lúc quên, như trường hợp nhà Bác Học Albert Einstein.

Cho tới bây giờ khoa học cũng vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa hay chữa trị. Chỉ biết khi trời kêu ai nấy dạ.

Các bác sĩ thì khuyên bắt đầu óc làm việc chút chút mỗi ngày, cũng là một cách tập thể dục cho cái đầu (não) của mình vậy thôi.

Đọc sách, viết bài, viết thư… cũng là một cách tập thể dục đầu. Tức là bắt cái não của mình không được “nhàn cư vi bất thiện” rảnh quá rồi nghĩ chuyện linh tinh than mây khóc gió.

Hoặc như Mỹ nói “use it or lose it”

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.

Không ảnh hưởng tới physical, vì chỉ có não không còn làm việc, chứ tim gan phèo phổi vẫn bình thường. Bệnh nhân vẫn có thể sống rất lâu, nếu không muốn nói là thọ.

Không tổn thương về thể chất (của bệnh nhân), nhưng tổn thương rất nặng về tinh thần cho người chăm sóc.

Biết bao câu chuyện não lòng khi có người thân bị bệnh mất trí. Nhất là khi người ấy lại là ông bà cha mẹ của mình.

Trong các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ nhẹ Dementia (lúc khởi đầu) có một triệu chứng đã làm tổn thương tới tình cảm gia đình. Đó là người bệnh lúc nào cũng nghi ngờ bị mất cắp tiền bạc hay nữ trang của mình.

Họ có thể nói (y như thật) người này người kia đã lấy cắp của họ. Nếu chỉ có một người chăm sóc người bệnh (ông bà cha mẹ), thì ráng giữ bình tĩnh bỏ ngoài tai, coi như không chấp. Nhưng khổ nỗi vì cuộc sống khó khăn, rất nhiều người ở VN, sau khi lập gia đình vẫn phải ở chung theo kiểu ngũ đại đồng đường. Cháu dâu con dâu, cháu rể con rể là người không cùng máu mủ hay bị hàm oan.

Có một điều không hiểu nổi, đó là họ có thể không nhận được tất cả mọi người. Nhưng bà mẹ chồng vẫn biết đây là thằng con yêu quí của mình. Bà đợi con đi làm về, để than thở bị bỏ đói cả ngày. Còn ai ở nhà cả ngày với bà, ngoài người vợ của mình, tức là con dâu của bà. Oan Thị Kính làm sao giải bày, nuốt bồ hòn làm ngọt. Nếu gặp người chồng vũ phu không có từ tâm hiểu biết, thì chuyện gì sẽ xảy ra?


 

 

 

 

 

Từ đó xảy ra biết bao thảm cảnh gia đình, từ xô xát cãi vã, có khi đưa đến chia tay.

Ngoại trừ đổ thừa bị mất đồ, không nhớ đã ăn cơm hay chưa. Những người bị Alzheimer, dù không còn minh mẫn, nhưng họ vẫn có thể nhận ra những người vô cùng đặc biệt với họ. Bà Nancy bảo rằng ông Tổng Thống Reagan quên hết tất cả mọi người, chỉ còn nhớ duy nhất một mình bà. Ít ra cũng còn có một người để cho ông nghe lời.

Căn bệnh mất trí còn nguy hiểm hơn cả bệnh điên. Vì bệnh điên tuy vậy vẫn có thuốc chữa hay chế ngự. Khi người điên nổi cơn người ta cho uống thuốc, cơn điên sẽ bị chế ngự. Sau đó người ta cho chạy điện vô não. Sau một thời gian thì não của người bệnh trở lại bình thường. Đó là do não bị xáo trộn vì một nguyên nhân gì đó, chứ không có hư hại. Trái lại ở bệnh Alzheimer và bệnh Dementia não đã bị thoái hóa, bị hư hại. Đó là lý do tại sao chưa có cách phòng ngừa và chữa trị.

Chăm sóc cho người bệnh lãng trí là một điều vô cùng khó khăn.

Một con vật bình thường như con chó con mèo, dù không nói được, nhưng chúng vẫn nhận ra và nghe lời người nuôi dưỡng nó. Bởi vì chúng vẫn còn bộ não. Trong khi người bị lãng trí, chúng ta sẽ cảm thấy đau lòng khi một cụ già bị nhốt trong chuồng, hay bị xích tay xích chân.

Những hình ảnh đó không thể dùng cho con người. Nhưng chúng ta phải làm sao, khi người bị lãng trí gây ra đủ thứ vấn nạn, làm đảo lộn cuộc sống của những người trong nhà. Giữa đạo đức và hạnh phúc, chúng ta sẽ chọn bên nào.

Chỉ có thánh hay bồ tát mới giữ cho mình khỏi nổi cơn điên khi bị buộc tội oan ức. Cũng chỉ có thánh mới giữ cho mình được bình tĩnh, khi mỗi ngày thấy đủ thứ xáo trộn xảy ra trong căn nhà của mình.

Ông bà cha mẹ là những người ta phải tương kính theo đạo làm con.

Nhưng khi làm sao giữ được vẹn toàn, khi ông bà cha mẹ bị mất trí. Một bệnh nhân trong thân xác của người trưởng thượng. Có nhiều cô con dâu đã phải gào lên nói dối như cuội, khi nói về bà mẹ chồng. Hoặc khi không còn bình tĩnh họ có thể buộc tội điên điên khùng khùng. Thật tình họ không muốn mang tiếng hỗn láo, chẳng qua cơn giun xéo mãi cũng quằn! Khó có ai giữ cho mình sống trọn đạo làm con.

Bản thân tôi có cha mẹ bị Dementia, nghĩa là những gì các cụ nói cần phải xét lại, thế mà cũng vẫn bị lừa đều đều. Lần nào cũng vì sốt ruột khi nghe bố gọi với giọng thều thào “có gì ăn không, bố đói quá”. Lúc ông đang ở trong rehab gần nhà, cổ tay luôn luôn đeo một cái vòng có ghi số điện thoại của tôi, để bất kỳ có chuyện gì xảy ra, ai cũng có thể gọi ngay cho con cháu.

Hôm đó bố tôi ra dấu cho có người giúp. Đầu tiên một giọng nữ gọi, bảo ông muốn nói chuyện với cô. Nghe bố nói muốn ăn cháo (kiểu VN), dạ dạ thưa thưa, cuống quýt đi hâm cháo. Chưa được 10 phút, lại nghe điện thoại gọi, lần này là giọng nam, lại dạ dạ thưa thưa con mang vào ngay. Chạy hộc tốc tới (rehab chỉ cách nhà có 10 phút), tôi chưng hửng, vì bố tôi đang ngồi trước mặt mâm cơm của nhà thương, còn y nguyên.

Không hiểu tại sao người bị lãng trí, lại “thông minh” đến thế. Không biết tiếng Anh, nhưng bố tôi biết ngoắc một cô y tá nhờ gọi dùm. Sau đó lại nhờ một người y tá khác (đàn ông) gọi tiếp. Nói chuyện bằng tiếng Việt nên họ không hiểu mình nói gì. Từ đó có kinh nghiệm, tôi không quýnh quáng, mà hỏi lại caregiver. Tuy vậy cũng vẫn chạy vào thăm, nếu không ông cụ sẽ giận hờn bỏ ăn. 

Người ta nói khi già, người ta sẽ trở thành con nít (chướng). Họ sẽ bướng bỉnh khó chiều, nếu thành con nít ngoan thì đâu có chuyện gì xảy ra.

Một triệu chứng kinh khủng cho người chăm sóc người bị mất trí, đó là họ không còn phân biệt được đúng sai, họ có thể ăn ngay phân của họ, nghĩa là chúng ta không thể rời mắt khỏi họ.

Điều này đã làm đau lòng con cái vô cùng.

Có nhiều gia đình khi đi làm, họ phải khoá cầu dao điện, nếu nấu bằng bếp điện. Vì các cụ già khi muốn ăn bánh mì, họ đút luôn cả ổ bánh vào lò nướng, vẫn còn giấy gói và dây thun cột. Có người còn tinh nghịch đốt cả thảm lót nhà.

Nói chung là khi trong nhà có người bị bệnh mất trí, thì ngay cả người chăm sóc cũng mệt nhoài, vì mắt phải luôn luôn ngó chừng. Đôi khi ngay cả người lành cũng không ngờ được những phản ứng bất thường của bệnh nhân.

Bà Nancy vợ của Tổng Thống Reagan chăm sóc ông bị bệnh Alzheimer (nặng) suốt 10 năm trời. Không thể dùng một chữ nào khác hơn chữ “ độc ác” để diễn tả bệnh này. Thông minh hóm hỉnh, tài giỏi, ăn mặc luôn luôn lịch sự. Tất cả không còn nữa, bà Nancy chẳng còn cho ai nhìn thấy ông trong bộ dạng thê thảm thiểu não, quần áo xộc xệch, bộ mặt ngây ngô, không còn ra hình dáng của một chính khách được ngưỡng mộ ngày nào. Thôi thì hãy để mọi người coi như ông đã chết.

Biết bao câu chuyện đau lòng của người thân, khi có ông bà cha mẹ bị bệnh mất trí nhớ. Dù cho bạn có thông minh như nhà Bác Học Albert Einstein cũng vẫn mắc bệnh như thường. Dù cho bạn có học cao hay giàu có đến đâu, bạn cũng vẫn nghẹn ngào khi thấy người thân yêu của mình tàn tạ hay có những hành động làm đau nhói con tim. Điều này có thể hiểu được tại sao có nhiều người bình thường đã đem nhốt người bệnh vào những cái cũi như cũi chó. Họ quá nghèo khổ, phải lo bươn chải cho miếng cơm manh áo. 


 

 

 

 

 

 

Họ phải làm liều, dù thật sự trong lòng họ không muốn. Gặp thời thế thế thời phải thế. Cái khó bó cái khôn. Ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Một cô gái thượng (ở VN) bị xích trong rừng vì mất trí cả mấy năm trời, cho tới khi được một Linh Mục giải cứu mang về nhà thờ.

Không thể nào kể siết về những hoàn cảnh thương tâm của những người bị căn bệnh độc ác này. Hành hạ bệnh nhân thì ít (vì họ không còn nhận thức), nhưng hành hạ gia đình người bệnh thì nhiều.

Cách đây 20 năm, có một thanh niên ở phía Đông Bắc Mỹ, đã bỏ cha già bị bệnh mất trí vào lò sưởi đốt. Vì anh ta là con một, lương không trả nổi cho nursing home (hạng bét 200dollar/ ngày).

Người không mất trí chăm sóc cho người bệnh, cũng mất trí luôn, đó là trường hợp của anh này. Những khó khăn đã dồn họ đến chân tường tuyệt vọng.


 

 

 

 

 

Chúng tôi đã nhiều lần dặn dò con cháu, nếu bố mẹ bị bệnh lãng trí, cứ mạnh dạn đưa vào nursing home, đừng lo phiền áy náy. Vì lúc này bố mẹ chỉ còn kéo dài cuộc sống trong vô thức. Không còn biểu lộ được tình cảm với con cháu. Trái lại khi cho ở chung, những biểu hiện của căn bệnh sẽ làm mất cả tình thân. Chẳng thà để bố mẹ hành hạ quấy phá người dưng. Khi bố mẹ còn tỉnh táo dặn dò con cháu, đó là ý nguyện của bố mẹ, các con không có lỗi gì cả. Tất cả mọi người trong gia đình bố mẹ đều yêu quý vô vàn. Hãy có từ tâm đừng nghĩ xấu nghĩ ác, rồi nguyền rủa người khác. Bởi vì tục ngữ có câu chẳng ai nắm tay được từ sáng đến tối. Một ngày nào đó rồi chúng ta cũng sẽ già, như lời Phật dạy. Sinh trụ hoại diệt, hoàng hôn tàn để nhường chỗ cho bình minh ló dạng.

Các con tôi cũng rưng rưng nước mắt. Cũng như ngày xưa chúng tôi cũng đau xé lòng khi thấy cha mẹ mình lú lẫn, bỏ cả đồ dơ vào miệng. Hay ngơ ngác đi lạc ngoài đường.


 

 

 

 

 

 

Người ta không sợ chết, mà chỉ sợ bệnh. Quan niệm bên Phật giáo, cho rằng bệnh tật là cái nghiệp của chúng sinh. Không tôn giáo nào cho phép tự tử. Phật bảo rằng khi tự tử có nghĩa là chưa trả hết nghiệp. Đời sau cũng phải trả tiếp. Luật pháp cũng không cho phép người ta xin chấm dứt sự sống. Bạn thấy điều này có đúng không? Kéo dài cuộc sống trong vô thức, không còn tận hưởng được mọi vui thú của cuộc đời, thì có còn ích lợi gì cho xã hội và cho chính người bị bệnh.

Nếu bạn cổ vũ cho ý tưởng đó, bạn sẽ bị lên án. Vì xã hội không chấp nhận mạng con người như một món đồ vật, để có thể vứt bỏ dễ dàng.

Bạn có biết con số bệnh viện dành cho người mental behavior nhiều gấp mấy con số bệnh viện chữa những bệnh khác. Và người ta đã tránh dùng những chữ điên crazy, hạ giá nhân phẩm. Chỉ dùng chữ những chung chung mental behavior.

From: Do Tan Hung

Giáo Xứ Thái Hà ác ghê

 Giáo Xứ Thái Hà ác ghê

Ông Bút (Danlambao) – Đề tài trên tôi “mượn” của Hồ Chí Minh, trong bài viết: Địa chủ ác ghê, đăng trên báo Nhân Dân, ngày 21tháng 7 năm 1953. Sau chữ ác ghê, HCM không bỏ dấu than (!) tôi cũng sao y, chỉ đổi địa chủ thành Giáo Xứ Thái Hà, thôi.

HCM bị đảng CSVN bêu lên làm danh nhân văn hóa, vì có thành tích mượn đểu, hay cầm nhầm sản phẩm của người khác, do đó tôi mượn của Hồ tý đỉnh, không có gì thiệt thòi, coi như chó tha đi, mèo tha lại, ấy mà…

Giáo Xứ Thái Hà ác ghê:

Báo An Ninh Thủ Đô của đảng đăng, nguyên văn:

“Bị góp ý hát nhỏ tiếng, đám thanh niên từ nhà thờ Thái Hà lao ra đánh hàng xóm

20:20 15/06/2017 1 Nguyễn Long – Quang Trường 

Chia sẻ 

ANTD.VN – Do cả gia đình bị ảnh hưởng bởi tiếng kèn trống quá lớn từ đội văn nghệ đang tập trong sân Đền thánh Giê-ra-đô (thuộc Nhà thờ Thái Hà), ông Vũ Như Ngạn bèn sang góp ý. Tuy nhiên thay vì tiếp thu ý kiến, nhóm thanh niên đang ca hát quay ra tấn công người hàng xóm bầm tím mặt mày. 

Khoảng 19h ngày 14-6-2017, CAP Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội tiếp nhận trình báo của ông Vũ Như Ngạn (60 tuổi), trú tại số 10 ngách 180A/3 phố Nguyễn Lương Bằng về việc ông bị một nhóm thanh niên tấn công. Sự việc xảy ra khi gia đình ông Ngạn không thể chịu nổi những tiếng kèn, trống dội thình thình ra từ trong khu Đền thánh Giê-ra-đô, nên đã sang tận nơi góp ý. 

Ông Ngạn trình báo cơ quan chức năng việc bị đánh 

Khi sang đến nơi, ông Ngạn không thấy vị chức sắc nào để phản ánh nên đã đề nghị trực tiếp nhóm thanh niên chơi nhạc nhỏ lại. Tuy nhiên, những thanh niên này tuyên bố, đây là sân của nhà thờ, vì thế họ muốn chơi nhạc thế nào là quyền của họ và không ai có quyền cấm đoán. 

Bức xúc trước sự quá đáng này, ông Ngạn tiếp tục yêu cầu mọi người nên có sự tôn trọng hàng xóm thì bị nhóm thanh niên bẻ quặt tay ra sau lưng và lôi xềnh xệch ra ngoài. Qua khỏi cổng, ông Ngạn bị đám thanh niên xô ngã dúi vào đống gạch đá tập kết ở lòng đường rồi bỏ vào trong tiếp tục cuộc vui.” (hết trích)

Đọc tin này trên báo CS, mức nghi ngờ cao độ, hơn nữa Thanh Niên Công Giáo, không phải côn đồ, nên khó nổi nóng, khi được bậc cha, chú như ông Ngạn đề nghị, “chơi nhạc nhỏ lại”, lời đề nghị quá đúng đắn, làm sao xảy ra hậu quả đặc biệt như vậy? Thông thường nhạc trong phạm vi nhà xứ, có nội dung Thánh ca, đa số nhạc trầm, không phải nhạc ở phòng trà, hoặc sân khấu văn nghệ cộng đồng và nhạc Thánh ca, không thể gọi là “chơi nhạc” hoặc “tiếp tục cuộc vui” như báo của đảng CS loan tin.

Giả sử ông Ngạn, có tức tối vì tiếng ồn, ông nạt nộ, lớn tiếng: “Chúng mày chơi nhạc nhỏ lại”, Thanh Niên Cộng Giáo, cũng khó lòng nổi giận, để: “bẻ quặt tay ra sau lưng, lôi xềnh xệch ra ngoài, sau đó xô ngã sấp mặt xuống đống gạch”

Thời xưa, xã hội phong kiến, có Chí Phèo ăn vạ Bá Kiếng, Chí Phèo rạch mặt, đập đá lên đầu, Chí Phèo la khan cổ, la trong đơn điệu, đến nỗi xóm làng, nghe tiếng la của Chí Phèo đã phát chán, không thèm để ý. Ngày nay thời đại Hồ Chí Phèo, có khác. Ông Vũ Như Ngạn, trước khi qua “góp ý” Công An phường ngồi chờ sẵn, biên bản viết sẵn, giấy nhập viên khám thương viết sẵn, giấy chứng thương viết sẵn, tất cả đều chu đáo, chỉ chờ ông Ngạn qua nhà thờ, trở về mọi thứ đều tươm tất đâu vào đấy, “nhà báo đồng hành cùng nhân dân” cũng chờ sẵn, để tung tin lên trang nhất, đời ông Ngạn hiển hách, 60 năm cuộc đời, được lên báo đảng, ngon ghê.

Ông Ngạn không những được đảng, “chính quyền” quan tâm hỗ trợ, còn nhiều “nhân chứng khách quan biểu lộ đồng tình”, như:

Ông Nguyễn Văn Tâm, ngõ 178, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Ông Phùng Văn Minh, Tổ dân phố số 1, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Ông Đặng Xuân Thu, Tổ trưởng Tổ dân phố 2, phường Quang Trung, quận Đống Đa

3 ông nói trên cũng được lên hình trên báo đảng, 3 ông này phiền hà cha xứ bắt loa giảng đạo, sang tận nhà dân, dân nghe chịu không thấu!?

Hầu hết các giáo xứ, trong Nam, ngoài Bắc, chung quanh nhà thờ, đều là nhà của giáo dân, hiếm khi người khác đạo ở trong phạm vi gần nhà thờ, có thể giáo xứ Thái Hà trải qua 3 lần bị đảng CS cướp cơ sở nhà xứ.

Lần thứ nhất vào năm 1959, lần thứ 2 năm 1972, lần thứ 3 năm 1973 và đảng CS đã trộn, cấy người từ những lần cướp thành công này.

Chưa thấy những người có trách nhiệm, của giáo xứ Thái Hà lên tiếng về sự việc.

Có phải vì tiếng trống, tiếng nhạc, hay vì 30/4?

Giáo Xứ Thái Hà, có từ năm 1929, đến nay gần một thế kỷ. Tại sao đến bây giờ mới có 4 “nhân dân” phản ảnh, khó chịu vì điệu nhạc Thánh Ca, vì lời giảng của cha xứ?

Có thể từ một bài giảng của cha Gioan Nam Phong, giảng vào dịp 30/4/2017, theo cha Gioan, ngày 30/4 không phải là ngày giải phóng, vì từ một nước nghèo hơn, lạc hậu hơn, đi giải phóng một nước tiên tiến, giàu có hơn mình, là điều nghịch lý. Ngày thống nhất đất nước, cũng không đúng, đã 42 năm lòng người cứ mãi ly tán, vì ngày này, vì cuộc chiến phi nghĩa đã khiến gần nửa triệu thanh niên miền Bắc chết vô ích, chưa kể hàng triệu người khác tàn phế, thương tích do chiến tranh xâm lược gây nên. Mới đây Kim Jun Ủn bắc Triều Tiên, đòi giải phóng Đại Hàn, đó là ông ta làm trò cười cho thế giới.

Cha Gioan Nam Phong, còn trích đọc một bài viết: Đất nước hình chữ thập, của một giáo dân tân tòng, bài có nội dung lên án đảng CSVN đã bị lệ thuộc Tàu, đất nước phải chịu nhiều hệ lụy do giặc Tàu gây nên, khởi đầu từ đỉnh cao Bắc Việt:

Trích: “Cái “đầu” miền Bắc chẳng phải cũng đang đội một chiếc mão gai thật to, thật sắc nhọn là bọn giặc Tàu? Chúng làm cho đầu não ra như tê liệt. Chúng ngầm khuynh đảo, kiểm soát mọi lĩnh vực của đất nước này, bởi có không ít kẻ quyền cao chức trọng đã quỳ gối quy phục chúng!” ngưng trích.

Chắc hẳn đảng CSVN, nghe lời cha Nam Phong kỷ hơn ai hết, họ thấm thía từng lời giảng và cũng chính họ thấy lời giảng và bài viết “đất nước hình chữ thập” quá xác đáng. 

Quý vị vào youtube mở: bài giảng “Công lý và hòa bình, ngày tang thương” để nghe âm thanh trầm ấm, nhẹ nhàng, khó vượt qua phạm vi Thánh Đường, thoát ra ngoài để tạo tiếng ồn, đến khó chịu cho người có nhà ở gần bên. Chỉ vì bài giảng, bài viết quá hay, thiên hạ chuyền nhau nghe và đọc khắp thế giới, sau đó mới quay về 4 căn nhà của các ông:

Vũ Như Ngạn, Nguyễn Văn Tâm, Phùng Văn Minh, Đặng Xuân Thu.

Tất cả như quả bom nổ giữa bộ chính trị, nên họ có những phản ứng nhất định, phản ứng đi “đúng quy trình”, như Hồ Chí Minh, từng làm hồi cải cách ruộng đất, viết bài bịa đặt, rồi lên án tội ác của địa chủ, sau đó đem họ ra hành hình.

Ngày nay truyền thông tiến bộ, người dân không còn ai lạ với trò đê tiện của CS, nên chiêu trò của Hồ Chí Minh, không còn hiệu nghiệm nữa, chỉ còn mỗi cách đưa ra tòa, bí mật “cưỡng chế thi hành án”, cùng lắm người dân phẩn uất, họ trùm quần lên đầu, hay ném dép vào mặt chánh án, thì chế độ ác nhân vẫn còn tồn tại vài ba năm nữa.

Ông Bút

danlambaovn.blogspot.com

BIẾT SỢ

  BIẾT SỢ

Có những người quá nhát sợ.  Gặp con dán hay con chuột cũng co rúm người, mặt cắt không còn giọt máu.  Có những người, trái lại, chẳng biết sợ là gì.  Coi mạng sống nhẹ như tơ.  Lên xe là phóng như bay.  Liều lĩnh thường thiệt mạng.  Nhút nhát quá đâm hỏng việc.  Một đàng bất cập, một đàng thái quá.  Vì thế vấn đề không phải là sợ hay không sợ.  Vấn đề là phải biết phân định.  Biết những gì nên sợ và những gì không nên sợ.  Hôm nay Chúa Giêsu giúp ta phân định để biết sợ và không biết sợ.

Trước hết, Người dạy ta biết phân định giá trị.  Sự sống là quí giá ta phải trân trọng.  Mất sự sống là mất tất cả.  Tuy nhiên sự sống có nhiều cấp độ.  Có sự sống thân xác nhưng cũng có sự sống linh hồn.  Có sự sống đời này nhưng không có sự sống đời sau.  Sự sống đời này là chóng qua.  Sự sống đời sau vĩnh cửu.  Sự sống thân xác mau tàn.  Sự sống linh hồn bất diệt.  Ta phải yêu quí cả hai sự sống.  Nhưng khi không thể giữ gìn vẹn toàn cả hai thì phải biết chọn sự sống cao quí, vĩnh cửu, đó là linh hồn, là sự sống đời sau.

Người cũng dạy ta phân định thời cơ.  Thời cơ chỉ đến một lần.  Lỡ thời sẽ không bao giờ tìm lại được nữa.  Lỡ thời có thể hỏng cả cuộc đời.  Có thời cơ để rao giảng Lời Chúa.  Hiện nay, Lời Chúa bị che giấu, chỉ thì thầm bên tai, còn nhiều người chưa biết.  Ta được cơ hội đóng góp phần mình vào việc rao truyền Lời Chúa.  Nhưng sẽ đến ngày mọi sự kín đáo sẽ tỏ lộ.  Lời Chúa sẽ được mọi người nhận biết.  Bấy giờ cơ hội sẽ hết.  Có thời cơ tuyên xưng danh Chúa.  Khi còn ở trần gian, giữa những người chưa biết Chúa, giữa những thế lực thù địch, trong cơn gian nan, chính là cơ hội cho ta tuyên xưng danh Chúa.  Khi cuộc đời trần gian chấm dứt, cơ hội đó sẽ không còn.

Và sau cùng là phân định nguyên lý.  Thiên Chúa là chủ mọi loài.  Thiên Chúa nắm quyền sinh tử.  Thiên Chúa an bài mọi sự.  Con người chỉ là quản lý của Chúa trong một thời gian, trong một vài lĩnh vực.  Khi thời gian chấm dứt, chính Thiên Chúa xét xử và thưởng công, trừng phạt.

Khi đã có những phân định rõ ràng ta sẽ biết sợ và biết không sợ.

Biết sợ Chúa là Chủ tể mọi loài, mọi sự.  Không những làm chủ thân xác mà còn làm chủ cả linh hồn.  Không những làm chủ đời này mà còn làm chủ cả cuộc đời sau.

Biết sợ mất linh hồn.  Linh hồn là món quà cao quí nhất Thiên Chúa tặng cho con người.  Sự sống của linh hồn là sự sống Thiên Chúa ban, hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa.  Mất linh hồn là mất tất cả.  Như Chúa Giêsu vẫn nhắc nhở: “Được lời lãi cả thế gian mà phải mất linh hồn thì nào được ích gì?”

Biết sợ lỡ thời cơ.  Hãy biết làm việc khi còn ban ngày, khi trời còn sáng, khi ta còn sống.  Thời cơ chỉ đến một lần, nếu ta không tận dụng sẽ lỡ cả một đời.  Như những cô trinh nữ khờ dại chỉ còn đứng ngoài cửa Thiên đàng mà than khóc.  Như người đầy tớ lười biếng chôn giấu nén bạc phải khóc lóc nghiến răng.

Khi đã biết sợ như thế, ta sẽ không sợ người đời, vì người đời chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn.  Ta sẽ không sợ mất mạng sống, vì sự sống thân xác nay còn mai mất, chẳng tồn tại lâu dài.  Ta sẽ không sợ khổ hình hành hạ thân xác, vì khổ hình rồi cũng sẽ qua.

 Nói không sợ cũng không đúng hẳn.  Đau đớn khổ cực ai mà không sợ.  Nhưng như Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu, dù sợ vẫn cứ bước vào cuộc khổ nạn, Người môn đệ vẫn can đảm tuyên xưng danh Chúa, vẫn kiên trì rao giảng Lời Chúa, chấp nhận tất cả những khó khăn hiểm nguy đe doạ, rình rập, chấp nhận những đau đớn thua thiệt chóng qua đời này, với niềm tin vững chắc rằng chính Thiên Chúa là Cha nhân lành an bài mọi sự, Người sẽ ban thưởng cho ta phần thưởng không gì so sánh được, đó là hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Amen.

 ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Langthangchieutim gởi

VIẾT LỜI AI ĐIẾU, LÊ PHÚ KHẢI VÉN TẤM MÀN NHUNG BÍ HIỂM…

 
 
From facebook:   Thư Hiên Vũ
Tôi hân hạnh giới thiệu với các bạn bài viết nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam của tác giả Thái Văn. Bài điểm sách Lời Ai Điếu của Lê Phú Khải dài, tôi xin trích vài đoạn để các bạn làm quen trước khi gặp toàn văn. Bài này là do một bạn đọc đáng tin cậy chuyển cho tôi, không ghi nguồn, tôi xin phép đưa lên đây với lời cáo lỗi cùng tác giả.

VIẾT LỜI AI ĐIẾU, LÊ PHÚ KHẢI VÉN TẤM MÀN NHUNG BÍ HIỂM…

Thái Văn

“…Cũng có người nhận xét, Lời ai điếu là cuốn hồi ký của những phác thảo chân dung chính khách cộm cán trên chính trường từ khi Chủ nghĩa Cộng sản thắng thế trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Khi giành được thắng lợi, những người Cộng sản cai trị đất nước theo cách riêng của mình. Thành phần lãnh đạo được chọn lọc rất kỹ qua sự sàng lọc khắt khe của Ban Tổ chức Trung ương mà thành phần giai cấp là tiêu chí quan trọng nhất. Cho nền, hầu hết những nhà lãnh đạo đều là những kẻ vô học và cơ hội, thậm chí coa nguồn gốc lưu manh trong các băng đảng tội pham, bị tù tội, được các đảng viên Cộng sản “giác ngộ”. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lộng quyền, tham nhũng, tha hóa nhân cách. Tuy nhiên, với người Cộng sản, lừa bịp, dối trá lại là “nghệ thuật” lãnh đạo. Họ thường dùng tấm màn đỏ che giấu sự nhếch nhác, hủ bại nhằm giữ thể diện trước nhân dân và cộng đồng thế giới. Lê Phú Khải làm ngược lại. Ông tìm mọi cách tháo gỡ tấm màn lòe loẹt ấy, phơi bày trước bàn dân thiên hạ mặt thật của những kẻ đạo đức giả, vừa ngu dốt vừa kiêu ngạo, lúc nào cũng coi mình là trung tâm vũ trụ.

Chân dung đầu tiên mà tác giả khắc họa là Trần Quốc Hoàn. Ngày nay, một số người lầm lẫn vẫn coi Trần Quốc Hoàn là “nhà cách mạng”, nhưng bộ mặt thật của ngài ủy viên Bộ Chính trị, đứng đầu ngành công an suốt 28 năm liền thì không phải ai cũng biết nếu không có tướng Lê Hữu Qua nhiều lần kể cho cháu mình nghe về chuyện “thâm cung bí sử”. Tác giả viết: “Gộp những gì tướng Qua nhắc đến thì đây là một ông quan liêu nặng, dốt nát nhưng hay khoe mẽ, ích kỷ và dối trá, thích cấp dưới tâng bốc mình, ghét người trung thực, đặc biệt là trí thức. Ông đã loại bỏ trí thức ra khỏi guồng máy công an. Vợ ông là một người tham lam vô độ, cái gì vơ được là vơ… Chưa bao giờ tôi thấy tướng Qua gọi tên hay chức vụ bộ trưởng đối với Trần Quốc Hoàn. Ông gọi vị bộ trưởng này bằng tên H lưu manh”. Ở một đoạn khác, Lê Phú Khải nhắc lại lời tướng Qua: “Tên H lưu manh này chỉ biết hắn thôi. Sau ngày giải phóng Thủ đô, hắn chiếm ngay ngôi biệt thự này. Tất cả cán bộ cao cấp khác, hắn bắt ở trong cơ quan với lý do bảo vệ cán bộ”. Trong khi ấy, tướng Lê Hữu Qua, người hùng của chế độ, từng lại xe đưa cụ Hồ thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tàu Tưởng, được cử đi bảo vệ cho Phạm Văn Đồng ở Hội nghị Genève năm 1954, chỉ bởi trực tính mà bị cho về hưu sớm. Tác giả kể về ông chú mình: “Cả một đời ngang dọc, đánh đông dẹp bắc chiến tích đầy mình mà đến cuối đời chú tôi vẫn phải ở trong căn nhà “như cái chuồng chó” ấy thật là bất công. Bây giờ, mỗi khi vô một căn nhà, chủ nhân chỉ là viên sỹ quan cấp tá thôi nhưng nhà họ nguy nga như một lâu đài. Tôi mới ngẫm ra rằng, như một nhà hiền triết đã nói: Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.
Tướng Qua còn nói về thói ích kỷ, sự dối trá và nhất là sợ chết của Trần Quốc Hoàn. Dưới gầm bàn làm việc, ông ta cho xây căn hầm: “Chỉ cần bấm nút một cái là cả bàn giấy của H thụt xuống hầm sâu. Căn hầm có thể tránh được bom nguyên tử. Bên phố Yết Kiêu gần đấy, dưới đất là cả một căn hầm rộng mênh mông. Tên H rất sợ chết, chỉ lo bảo toàn tính mạng cho riêng hắn”.

Bộ trưởng như thế, đương nhiên các thứ trưởng và đám thuộc hạ phải được chọn theo ê kíp. Cục trưởng Hoàng Mai và Lê Quốc Thân chính là sản phẩm của vị bộ trưởng có thời kỳ cầm cờ đám ma và hành nghề lưu manh trên đường phố Hà Nội. Vẫn theo lời kể tướng Qua, phe cánh của Cảnh Con (biệt danh của Trần Quốc Hoàn) thường xuyên gây áp lực đến mức hàng loạt cán bộ cao cấp bị đẩy khỏi ngành: “Ở ngành an ninh Việt Nam, sau khi Lê Giản chuyển sang ngành Tư pháp – Tòa án, lần lượt các vị “lão tướng trung thần” như Nguyễn Tạo, Lê Tuấn Thức đều ra đi. Ông Nguyễn Tạo sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp, Lê Tuấn Thức sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng cục Lâm nghiệp… vì không thể ở lại ngành dưới triều đại của Trần Quốc Hoàn”.
Trần Quốc Hoàn là nhân vật nổi tiếng với những thành tích bất hảo ngay từ thời kỳ đầu lãnh đạo ngành công an, là nhân vật chính trong kế hoạch thủ tiêu người tình của ông Hồ Chí Minh, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không hiểu vì lý do gì lại im lặng. Về vụ thảm án này, Lê Phú Khải viết: “Được biết về vụ án cô Nông Thị Xuân năm 1957. Trước đó Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm cô Nông Thị Xuân ở số nhà 66 phố Hàng Bông Nhuộm rồi lập mưu giết hại cô như thế nào?

Trong cuốn Đêm giữa ban ngày nhà văn Vũ Thư Hiên cũng viết trên giấy trắng mực đen vụ án kinh tởm ấy. Vũ Thư Hiên còn nói rõ trong Đêm giữa ban ngày là, cán bộ từ cấp vụ trở lên ở Bộ Công An đều biết vụ án này. Vì thế, tướng Qua mới luôn gọi Trần Quốc Hoàn là “thằng H lưu manh” khi nói chuyện với tôi. Còn nhà văn XĐ quê ở Nghệ An thì nói với tôi rằng, nếu giết hết được cả làng tôi thì thằng Hoàn nó cũng giết, vì cả làng đều biết nó là thằng ăn cắp ở chợ làng trước kia!”.
Từ những câu chuyện mang bóng dáng “một nửa sự thật” không ghi trong chính sử ông trùm công an Cộng sản, tác giả liên hệ đến những phát ngôn ấn tượng của nhà văn Dương Thu Hương: “Cần có cách mạng để quét đi những rác rưởi, và cần có tự do để quét đi những rác rưởi mà một cuộc cách mạng đã sinh ra! Chỉ tiếc là, rác rưởi mà một cuộc cách mạng vô sản đã sinh ra lại nhiều hơn cả rác rưởi mà nó định quét đi, vì thế mà tướng Trần Độ đã viết trong Nhật ký rồng rắn của mình rằng: Tôi đi làm cách mạng để xóa đi một xã hội xấu xa, nhưng xã hội hiện nay lại xấu bằng và xấu hơn cái xã hội mà chúng tôi đã xóa đi!”.

Một nhân vật cao cấp khác được tướng Qua nhắc đến là Phạm Văn Đồng, người có thâm niên 32 năm làm Thủ tướng Chính phủ “nhưng không làm gì” như bài vè dân gian thời ấy giễu nhại. Nghe Lê Phú Khải kể lại những chi tiết dưới đây, khiến ai cũng phải giật mình, bởi một chính khách vô tích sự như vậy đứng đầu nội các, mà guồng máy xã hội vẫn hoạt động bình thường thật là sự lạ: “Dưới mắt tướng Qua thì Phạm Văn Đồng là con người chủ quan, bốc đồng và rất vô tích sự. Ông kể: vừa mới giải phóng thủ đô, tôi phải bảo vệ cuộc họp quan trọng của đại diện Cộng Hòa Pháp với chính phủ ta. Tôi phải đích thân lái xe đến chỗ Sainteny để chở hắn sang họp với Phạm Văn Đồng… Cuộc họp kết thúc, Sainteny chưa bước ra khỏi phòng họp thì đã thấy tiếng cười lớn Ha! Ha! Ha! của Phạm Văn Đồng rồi tất cả cười theo. Thấy thế Sainteny quay ngoắt lại, có vẻ rất ngạc nhiên và khó chịu. Sau khi đưa Sainteny về rồi, tôi quay lại hỏi ông Lê Thanh Nghị… ông Nghị cười nói: Sainteny sau cùng có đề nghị ta, nếu chính phủ Việt Nam có cần giúp đỡ, bồi hoàn chiến tranh của chính phủ Pháp thì xin các ông cứ đề đạt, tôi sẽ là người tích cực trong công việc này… Nghe Sainteny nói, anh Đồng không trả lời, khi y quay ra thì anh Đồng nói: Mới đánh cho thua vãi cứt mà đã lên mặt! Rồi anh ấy cười lớn, mọi người cười theo!”. Kể xong câu chuyện trên, tướng Qua hạ một câu: “Phạm Văn Đồng là thế đó, chỉ làm hại đất nước”.

Tuy nhiên những chuyện trên mới chỉ là một phần sự thật. Còn một sự thật động trời nữa là, quốc dân đồng bào không thể ngờ, vị Thủ tướng “đáng kính” của mình là tay nghiện thuốc phiện và chơi gái có hạng. Ở các nước tư bản “giãy chết”, các chính khách vướng vào vụ scandal động trời như vậy, cầm chắc là phải hầu tòa hay chí ít ra cũng phải từ chức về “đuổi gà cho vợ”, nhưng ở ta, đây cũng là “bí mật quốc gia”, luôn được giấu kín như mèo giấu… của! Chuyện này cũng do tướng Qua kể, tác giả ghi lại: “Lần này thì chính ông ta gọi tôi lên để trình bày về cái vụ thế giới nó chỉ trích ta về nhân quyền trong vụ bắt tù nhân là tướng lĩnh sỹ quan Sài Gòn đi cải tạo vô kỳ hạn sau 1975. Với tư cách Cục trưởng Cục Trại giam, tôi phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để còn biết đường mà trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí Phương Tây. Tôi chuẩn bị khá kỹ tài liệu để báo cáo. Gặp tôi, ông ta không thèm hỏi han một câu nào, chỉ ra hiệu, anh nói đi! Tôi vừa báo cáo được vài câu thì đã thấy ông ta ngủ gật. Tôi phải vờ đặt cái tay xuống bàn thật mạnh để ông ta tỉnh dậy. Tôi lại báo cáo, ông ta lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói, anh báo cáo lại đi tôi nghe chưa rõ. Tôi đứng dậy và nói thẳng vào mặt ông ta, anh có nghe đâu mà rõ… sau đó tôi quay gót về luôn. Ông ta cũng không nói gì cả. Chắc là để ngủ tiếp! Sau này tôi được nghe nhà báo TĐ ở báo Nhân Dân kể, Phạm Văn Đồng chuyên hút thuốc phiện và chơi đĩ do Lê Đức Thọ cung cấp, vì thế hai cái môi thâm sì. Và Lê Đức Thọ bảo sao thì phải nghe vậy, không thì cắt nguồn thuốc phiện và gái! Tôi tin lời anh TĐ vì suy ra, người hút thuốc phiện hay ngủ gật, và điều tướng Qua nói là hoàn toàn đúng về cái sự ngủ gật của ông Thủ tướng lâu năm này. Chả có thế mà đã thành bài vè trong dân gian:
Hoan hô ông Phạm Văn Đồng
Tuy là Thủ tướng nhưng không làm gì!”

Viết về chân dung Phạm Văn Đồng, Lê Phú Khải có nhắc đến chuyện, trong một cuộc hội thảo khoa học năm 1978 về kế hoạch khai hoang 50 vạn héc ta, một đại biểu phụ nữ Nam Bộ đã dũng cảm phản biện rất dữ dội chiến dịch phiêu lưu này, phớt lờ ba lần rung chuông của Phạm Văn Đồng khiến ông ta mất mặt. Sau cái gọi là “giải phóng” năm 1975, Phạm Văn Đồng đi đâu cũng tiền hô hậu ủng đăng đàn chém gió bên cạnh bọn “trí thức công nông” xu nịnh bốc ông ta lên tận mây xanh.
Nhân một lần đi theo chuyến máy bay chở cá giống vào Nam cùng mấy chuyên viên kỹ thuật của Bộ Thủy sản, Lê Phú Khải suy ngẫm về nền công nghiệp nước nhà: “Cái máy bay như thế mà đã vứt vào nghĩa địa vì nó được bay hết giờ quy định của hãng chế tạo ra nó. Phương Tây là như thế. Tôi nghĩ, 100 năm nữa chưa chắc nước ta đã làm nổi một chiếc máy bay từ A tới Z như cái DC tôi vừa đi. Tôi chưa thấy ai bốc phét như ông Phạm Văn Đồng “đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi, mười lăm, hai mươi năm nữa!”. Một đất nước được lãnh đạo bởi những con người hoang tưởng và lố bịch như thế thì đất nước sẽ đi về đâu? Nhân dân sẽ sống thế nào? Còn đám trí thức kia thì chỉ ngậm miệng ăn tiền mà thôi”.

Nếu Phạm Văn Đồng chỉ là viên thư lại, vô tích sự, thì Lê Duẩn đích thị là vị hoàng đế điều hành đất nước với sự trợ giúp đắc lực của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ. Qua ngòi bút phóng khoáng của Lê Phú Khải, Lê Duẩn xuất hiện như một nhà độc tài, vô học, cuồng tín và cực kỳ hoang tưởng. Với hàng loạt chính sách phiêu lưu, duy ý chí, từ sau năm 1975, ông ta đã đưa đất nước vào những đợt khủng hoảng triền miên, kinh tế suy thoái, nạn đói hoành hành khiến hàng triệu người phải bỏ đất nước ra đi, tạo nên hiện tượng thuyền nhân (boat people) như một vết nhơ hằn vào lịch sử. Cho dù Lời ai điếu chỉ là một vài nét chấm phá nhưng chân dung tác giả “Quyền làm chủ tập thể” vẫn sừng sững “thi gan cùng tuế nguyệt” chẳng khác gì một “tượng đài nghìn tỷ”, biểu tượng cho sự hổ nhục trong tâm thức dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay ở “Lời nói đầu” Lê Phú Khải đã đưa đến cho người đọc một thông tin gây sốc: “Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban Thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và Chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:
– Trồng những cây gì thế kia?
Bí thư Tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:
-Thưa Tổng Bí thư, đó là rừng tràm ạ.
Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:
-Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa?
Trước cơn giận dữ của TBT vì sao tỉnh lại không trồng lúa ở Đồng Tháp Mười mà lại trồng tràm… thì mọi người chỉ còn biết chết lặng mà thôi. Ai dám cãi lại? Ai dám cả gan giải thích cho đồng chí TBT rằng, đất Đồng Tháp Mười là đất phèn nặng, chỉ trồng tràm là hợp nhất mà thôi… Khi TBT Lê Duẩn đi rồi, tôi nghe rõ tiếng than của Bí thư Tỉnh ủy Chín Hải:
-Ông Ba (tức Lê Duẩn) quay cờ rồi (!)”.

Sự kiêu ngạo của nhà lãnh đạo quốc gia thiếu một nền học vấn cơ bản, xuất thân từ nghề bẻ ghi xe lửa được phản ánh khá rõ qua tác phẩm “Quyền làm chủ tập thể” và kế hoạch hoang đường “sắp xếp lại giang sơn” với 500 pháo đài XHCN, khiến giáo sư Tạ Quang Bửu phải thốt lên: “Tôi là một nhà toán học, tiếp xúc nhiều với khái niệm trừu tượng, nhưng tôi chưa thấy cái gì trừu tượng bằng khái niệm làm chủ tập thể”. Nói về việc sáp nhập các tỉnh, các huyện thành đơn vị hành chính lớn của Lê Duẩn gây bao phiền toái cho dân, tác giả nhận xét: “Có xe hơi mà chúng tôi đi từ Lạng Sơn sang Cao Bằng để gặp lãnh đạo Cao Lạng phải toát mồ hôi hột thì nhân dân, cán bộ trong tỉnh miền núi này đi lại vất vả biết nhường nào. Chỉ sau một giấc ngủ, các nhà lãnh đạo trong thể chế toàn trị độc tài hứng chí lên là có thể sáp nhập các tỉnh trong cả nước một cách vô lối và điên rồ như thế…”.
Các kế hoạch “hoành tráng” đổ vỡ, đời sống bế tắc, xã hội uể oải bởi chính sách cai trị quái đản của những người Cộng sản mất hết lương tri, khiến dân gian lưu truyền nhiều giai thoại độc đáo về ông Đảng trưởng coi trời bằng vung để xả nỗi bực tức. Một trong những tiếu lâm truyền kỳ ấy là, có anh chàng mò đến số 6 Hoàng Diệu xin gặp Tổng Bí thư. “Bảo vệ hỏi: anh quan hệ với TBT như thế nào? Anh chàng kia trả lời: Bạn học cũ! Anh ta liền bị còng tay ngay vì đồng chí Lê Duẩn có đi học bao giờ đâu mà có bạn học!”.
Đời tư Lê Duẩn cực kỳ phức tạp, và quan hệ tình ái của ông ta cũng khá lăng nhăng, vô trách nhiệm như hầu hết các ông lớn Cộng sản khác. Trong mục “Nguyễn Hà Phan, bi hay hài”, Lê Phú Khải viết lại những gì được nghe từ người em họ Lê Thị Tuyết, Phó Ban Tài chính Trung ương Đảng đã kể: “Khi bà vợ hai của Lê Duẩn báo sẽ ra Bắc, thì lập tức cô phải điều bác sỹ đến khám sức khỏe cho bà cả. Rồi theo kịch bản, bác sỹ la lối lên “sức khỏe chị Cả kém lắm rồi, phải đi Tam Đảo nghỉ ngơi!”. Khi bác sỹ đến khám, có cả hai nữ công an mặc quân phục, đeo súng bên hông rất oai để “bảo vệ” chị Cả đi Tam Đảo an dưỡng… Thấy mình oai quá, chị Cả đi liền. Thế là tối đó, đưa Tổng Bí thư lên biệt thư ở Hồ Tây, chị Hai từ Sài Gòn ra, xuống sân bay là đưa thẳng đến biệt thự! Có lần cô còn tố cáo với vợ tôi: Lê Duẩn tàn độc lắm, có lần ngủ với cô y tá được cử đến để đấm bóp cho ông ta. Sau khi ngủ với cô y tá này, ông ta ra hiệu phải… Cô Tuyết nói nguyên văn với vợ tôi: – Em là phụ nữ, có chồng có con, lại theo đạo Phật, không bao giờ em làm điều thất đức”.
Nhân cách Lê Duẩn không chỉ như vậy, ông ta còn là thủ phạm gây ra sự biến Mậu Thân tắm máu đồng đội. Tác giả cuốn hồi ký nhận xét: “Tết Mậu Thân là tội ác trời không dung, đất không tha. Biết là lộ, là thua rồi vẫn cứ lùa quân đi vào chỗ chết. Nhiều chiến binh ở Nam Bộ còn sống sót trong Tết Mậu Thân đã kể với tôi, quân ta đi đánh thì máy bay do thám của địch bay trên đầu, địch biết hết nên đánh đợt hai đi 100, về chỉ còn 1, 2…”.

Lê Đức Thọ là nhân vật gian hùng số một của triều đình Cộng sản Việt Nam. Nếu Lê Duẩn là Vua, thì trên thực tế Sáu Búa (biệt danh của Lê Đức Thọ) là Tể tướng chứ không phải Phạm Văn Đồng. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thời kỳ ấy là chức vụ siêu quyền lực. Lê Đức Thọ sử dụng hệ thống mật vụ kiểu KGB giám sát nhất cử nhất động tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng… Đó là một xã hội bị bóp nghẹt dưới sức nặng của chính sách hộ khẩu, chính sách tem phiếu và mạng lưới công an, đặc tình (chỉ điểm) khiến người dân chẳng khác gì những tội đồ trong một trại tập trung khổng lồ. Sáu Thọ như một phù thủy cao tay ấn điều khiển đám âm binh, trong đó có Tổng cục 2, chế tạo ra nhiều vụ án tưởng tượng để thanh toán phe đối lập trong Đảng.

Ngay từ khi ký hiệp định Genève, Lê Đức Thọ cũng như Lê Duẩn đã tỏ ra ghen tức vầng hào quang Điện Biên của tướng Giáp, đến khi hai nhân vật này nắm trọn quyền lực trong tay thì số phận Vainqueur de Dien Bien Phu (người chiến thắng ở Điện Biên Phủ) như báo chí Phương Tây gọi là vô cùng cay nghiệt. Cũng về nhân vật đầy mưu mô xảo quyệt này, tác giả viết: “Theo cách phân loại con người qua ba tiêu chí: thông minh, lương thiện và Cộng sản, mà ông Hà Sĩ Phu nói đến, thì, nếu thông minh mà Cộng sản thì gian hùng như Lê Đức Thọ, nếu lương thiện mà Cộng sản thì bầm dập, nếu thông minh và lương thiện thì không theo Cộng sản”.
Bàn tay sắt của Sáu Búa cùng với công cụ chuyên chính do Trần Quốc Hoàn nắm giữ đã tiến hành bắt giữ hàng loạt cán bộ trung, cao cấp trong vụ án gọi là “Xét lại chống Đảng năm 1967”. Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Sophie Quinn-Judge đã viết trên tờ Journal of Cool War History (Lịch sử chiến tranh lạnh), tháng 11 năm 2005, thì vụ án này có 300 người bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp, tất cả bị giam giữ lâu và không xét xử gì cả, rồi thả dần.

Theo nhận xét của Nguyễn Kiến Giang, một nạn nhân trong chiến dịch thanh trừng này kể lại, thì Lê Đức Thọ, ngay từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước đã có ý định lật đổ Lê Duẩn. Ông kể lại: “Lê Duẩn lên Tổng Bí thư, ông Trường Chinh bảo tôi sang gặp anh Ba Duẩn để xin anh ấy các bài viết, các phát biểu… đem về in thành sách… Ông Duẩn rất cởi mở, đưa tôi một ôm tài liệu, bảo muốn làm gì thì làm… Tôi đọc kỹ thấy ông Duẩn không hiểu gì về chủ nghĩa Marx cả, chỉ có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa… Khi trao đổi với Lê Đức Thọ khi ông vào thăm tôi ở trong tù, tôi có nói ý đó. Thọ bảo tôi viết lại thành tài liệu đưa Thọ. Thọ về rồi, tôi suy nghĩ kỹ. Thọ nham hiểm lắm, muốn lợi dụng tôi để lập hồ sơ về Lê Duẩn, khi cần thì sử dụng. Đó là cách Thọ thường làm. Thì ra Thọ đã có ý lật Lê Duẩn từ đó. Nghĩ thế nên tôi không mắc lừa, không viết gì phê phán Lê Duẩn là dân tộc chủ nghĩa cả!”.

Còn một chuyện khá khôi hài nhưng lại là hiện thực về sự đa nghi đúng chất Tào Tháo của “Ông cố vấn” từng được Giải Nobel hòa bình, vẫn do cô em Lê Thị Tuyết kể với tác giả cuốn hồi ký: “Có lần cô Tuyết kể trực tiếp cho tôi nghe, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông đã rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ này: Thủ trưởng của câu tiết kiệm quá, chăn rách cả mền, lòi cả bông ra thế này mới chịu đem đổi. Cậu ta cười nói: Tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi… nên chăn mới rách bươm ra như thế. Tối qua, bông nó xổ ra, bay tứ tung làm ông ấy ho suốt đêm nên sáng nay mới bảo tôi đem đổi!”.
Trong đời mình, Lê Đức Thọ đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác với dân tộc, hãm hại không biết bao nhiêu người lương thiện, vì thế, sau khi ông ta chết, gia đình các nạn nhân vẫn không quên trả thù bằng cách hàng tuần bí mật đổ phân tươi lên phần mộ. Cuối cùng, gia đình Sáu Búa phải dời mộ từ Mai Dịch về quê.

Là một trí thức có tư tưởng cấp tiến, Lê Phú Khải nhận rõ bản chất của cái gọi là “báo chí cách mạng”. Trước khi bàn sâu về nền báo chí của nhà nước độc tài toàn trị, tác giả kể một chuyện vui nghe như tiếu lâm hiện đại thời bao cấp: “Không hiểu vì lý do gì hay sơ xuất mà trong khi mỗi nhân viên phục vụ ở Quốc hội được phát một phiếu mua hàng, còn ba nhà báo mới được một, nên phải bốc thăm để loại nhau. Một đồng nghiệp của tôi ở TTXVN mới phán một câu xanh rờn: Thì ra ba thằng bồi bút mới bằng một con bồi bàn!”.
Nghĩ về thân phận nhà báo, Lê Phú Khải viết: “Ở nước ta báo chí chỉ có một thang bậc giá trị là chức vụ hành chính. Và thực chất, các nhà báo của chúng ta là những ông công chức trong cơ quan nhà nước. Họ chỉ có thể tiến thân bằng con đường quan chức báo chí. Vì thế, có thể nói nước ta chưa có báo chí, chưa có “nhà báo” đúng nghĩa vì chỉ có báo quốc doanh. Thậm chí, có nơi chẳng “doanh” gì cả. Họ lấy tiền công quỹ ra để in báo rồi biếu không cũng chẳng ai đọc. Một phóng viên dù tài giỏi đến đâu nếu không có một chức sắc gì trong cơ quan, thì cũng chỉ là nhân viên hạng… chót!”. Cũng bởi đã lăn lộn với nghề báo chí minh họa, hiểu được bản chất của hệ thống tuyên truyền nên tác giả khẳng định, nhà nước có hơn 800 tờ báo, tạp chí và cả trăm đài phát thanh truyền hình nhưng chỉ có một Tổng Biên tập là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, vì “đảng ta” dứt khoát không chấp nhận báo chí và xuất bản tư nhân. Thế mới có chuyện cười ra nước mắt: “khi chiến sự ở Iraq nổ ra, một tờ báo ở TP HCM năng nổ cử phóng viên thạo tiếng Anh đi Iraq viết tin, bài… thì lập tức bị cấp trên phê phán là chưa báo cáo xin phép!”. Trong khi đó, nữ “phù thủy” Lê Bình, Giám đốc chương trình “Chuyển động 24 giờ”, lại cùng ê kíp cánh hẩu, ngụy tạo bộ phim về chiến sự ở Syria mà nội dung hoàn toàn ăn cắp của các đồng nghiệp người Nga, thì lại được công chiếu trên VTV1!?

Là trí thức có nền học vấn đại học nghiêm túc, có tầm văn hóa dày dặn, lại có chú ruột là tướng công an nhưng Lê Phú Khải không vào đảng, không ham chức tước mà chỉ chỉ muốn làm một nhà báo đúng nghĩa, tự do rong ruổi khắp những dặm dài đất nước. Từ biên chế ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả dám “Nam tiến” làm một phóng viên tỉnh lẻ Đồng Bằng Sông Cửu Long, chứng tỏ bản lĩnh đáng nể của kẻ sĩ Hà Thành cùng với đặc tính thích phiêu lưu mạo hiểm của người làm báo có nhân cách. Và cũng chính bởi cuộc “thiên di” bất đắc dĩ theo tinh thần “tự cứu mình trước khi trời cứu” này, Lê Phú Khải đã thành danh. Ông lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm vùng châu thổ sông Cửu Long, dấn thân vào cuộc nhân sinh đầy cam go, kết giao với nhiều bạn bè, hòa đồng được văn hóa Bắc Kỳ với tính cách hào sảng của các Anh Hai Nam Bộ. Và cũng do cơ may ấy, ông viết được hàng chục đầu sách có giá trị về vùng đất phương Nam trù phú, về văn hóa đặc thù Miệt Vườn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước.

Định cư ở vùng sông nước Nam Bộ, với tư cách là người làm báo ưa phản biện, Lê Phú Khải luôn hy vọng góp một chút công sức vào sự phát triển của đất nước, đồng thời tác động ít nhiều đến bộ óc trì trệ của những nhà lãnh đạo quốc gia bảo thủ, vô cảm và quan liêu. Nhưng rồi ông hoàn toàn thất vọng khi mà những nghịch lý cứ phơi bày ra trước mắt: “Thật là chua chát! Cho đến nay khi Việt Nam đã xuất khẩu gạo vào hàng nhất nhì thế giới, nhưng càng xuất nông dân ĐBSCL càng nghèo và các nhóm lợi ích càng giàu. Người làm ra hạt lúa thì nghèo, kẻ đi buôn gạo được lấy tiền ngân hàng lãi suất thấp đi buôn, buôn độc quyền thì phè phỡn. Tham nhũng thành quốc nạn, lãnh thổ bị gặm dần bởi anh bạn 16 chữ vàng, đất nước đứng bên bờ vực thẳm. Đó là kết quả của đại hội VI, chỉ cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị, dẫn đến một nền kinh tế của bọn mafia. Tôi chỉ còn một con đường là cầm bút viết cho báo “lề trái”, viết cho mạng Internet tự do”.
Nghĩ lại cuộc tranh chấp ruộng đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long những năm tám mươi, Lê Phú Khải chỉ ra nguyên nhân sâu xa của nó nhưng nhà cầm quyền có thói quen ăn sẵn chỉ giải quyết phần ngọn: “Chính sách hợp tác hóa của Đảng là nguyên nhân của tội ác này. Và nói thật công bằng, giới báo chí cũng phải chịu trách nhiệm về tội ác này vì đã cổ vũ cho phong trào “hợp tác hóa”. Trong những tội ác mà báo chí đã gây ra, có tôi, kẻ viết những dòng chữ này cũng nhúng tay vào tội ác đó. Chính tôi đã viết không biết bao nhiêu tin, bài cho đài cho báo để cổ vũ cho hợp tác hóa vì sự ngu dốt, ngộ nhận của mình”. Tuy nhiên, việc tự “thú tội” với việc thay đổi cách viết để “phục thiện” là cả một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, bởi vì: “… báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng chỉ để ca ngợi, để minh họa đường lối của Đảng, để “đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”. Báo chí không cần dự báo, không được “bôi đen” chính sách của Đảng và không cần đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng”.

…Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để ra đến 50 trang viết về chân dung ba nhà cách mạng nổi tiếng một thời, được nhân dân và quân đội kính trọng, biết ơn, nhưng lại bị đối xử là “thế lực thù địch”. Đó là ba ông họ Võ: Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt (Phan Văn Hòa) và Võ Viết Thanh. Võ Nguyên Giáp bị Tổng cục 2 lập hồ sơ, vu cho là con nuôi Chánh Mật thám Đông Dương. Tướng Võ Viết Thanh không chịu xét xử vụ án ngụy tạo “Sáu Sứ Năm Châu” do Lê Đức Thọ sắp đặt để dằn mặt tướng Giáp, bị mất chức với lý do bố mẹ đã “khai báo” khi bị địch bắt. Còn Võ Văn Kiệt sau chuyến ra Hà Nội, về Sài Gòn, thì qua đời…
Có thể nói, những cán bộ Cộng sản muốn làm người tốt là rất khó. Cả một guồng máy dối trá, lừa lọc và tàn độc cai trị đất như các băng đảng tội phạm. Chúng luôn tìm cách hãm hại người lương thiện, coi đất nước là tài sản riêng của một nhóm đặc quyền đặc lợi, vì thế, lúc này, vấn đề dân chủ vẫn còn là một cái gì quá xa vời…
Lời ai điếu của Lê Phú Khải thực chất là tiếng nói lương tâm của một nhà báo có bản lĩnh và nhiệt huyết sau một đời cầm bút khi đã hiểu quá rõ bản chất chế độ độc tài toàn trị. Ông dũng cảm xé toạc tấm màn nhung che đậy những thứ gọi là “bí mật quốc gia”, phơi bày sự thật khủng khiếp vương triều Cộng sản cai trị đất nước mấy chục năm qua. Chính họ là nguyên nhân đưa đất nước vào tình cảnh thảm hại của ngày hôm nay…”

Làng Bần, ngày báo chí “cách mạng” Việt Nam (21.6.2017)

T. V.

 
 
 

Điều 19 Bộ luật hình sự – ‘Bất cập, thù nghịch và những mối lo an ninh’

Điều 19 Bộ luật hình sự – ‘Bất cập, thù nghịch và những mối lo an ninh’

Lan Hương, phóng viên   RFA
2017-06-21

Quốc hội Việt Nam chiều ngày 20 tháng 6 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, trong đó có Điều 19 (không tố giác tội phạm) bị giới luật sư phản đối mạnh mẽ.

“Sự thụt lùi của nền tư pháp”

Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự quy đinh rõ như sau:

Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Nay lại tròng thêm vào cổ luật sư trách nhiệm tố tụng thân chủ nữa, tôi cho đây là một điều rất bất lợi và một bước thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam vốn đã có nhiều bất cập.
-LS Ngô Ngọc Trai

Nói với đài RFA, luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng khoản 3 điều 19 quy định luật sư phải tố giác thân chủ mà Quốc hội vừa thông qua là một sự xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động hành nghề của luật sư bào chữa và là một sự thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam:

Luật sư bào chữa ở Việt Nam lâu nay đã phải chịu rất nhiều khó khăn, trở ngại từ các quy định bất cập và từ sự thiếu thiện chí của các cơ quan ban ngành tố tụng rồi. Đến nay lại tròng thêm vào cổ luật sư trách nhiệm tố tụng thân chủ nữa, tôi cho đây là một điều rất bất lợi và một bước thụt lùi của nền tư pháp Việt Nam vốn đã có nhiều bất cập. Tôi cho rằng đây là một điều hết sức đáng tiếc và đáng chê trách, chê trách các vị đại biểu Quốc hội đã thông qua một quy định như vậy.

Trong khi đó luật sư Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư Phú Yên cho rằng điều 19 này sẽ gây ra những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của người luật sư. Ông giải thích:

Điều này hoàn toàn trái với lương tâm, đạo đức của một người luật sư. Bởi vì luật sư có nghĩa vụ bảo vệ thân chủ của mình. Đồng thời bị can, bị cáo rất tin tưởng ở luật sư mới trình bày rõ nội dung vụ việc. Mình có nghĩa vụ bào chữa, giảm nhẹ tội cho họ nhưng giờ lại đi ngược lại tố cáo họ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và sẽ làm mai một nghề luật sư của Việt Nam.

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, đặc biệt là khoản 3 điều 19 được trình lên quốc hội vào hối cuối tháng 5 vừa qua và đã gây ra rất nhiều phản ứng gay gắt từ giới luật sư. Họ dẫn chứng rằng nếu luật sư có trách nhiệm tố giác tội phạm thì lại trái với quy định của công ước quốc tế, vì luật sư phải bảo vệ quyền riêng tư và những bí mật của các thân chủ của mình.

Quốc hội trước khi thông qua điều luật này, nói rằng đã tham khảo ý kiến giới luật sư và những nhà làm luật cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giớ như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha. Một số đại biểu cho rằng ở nước ngoài trong những trường hợp nhất định, luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia

Chúng tôi đã liên lạc với Giáo sư Tạ Văn Tài, hiện là giảng viên luật trường đại học Havard, Hoa Kỳ về quy định những trường hợp luật sư phải tố cáo thân chủ và được ông cho biết:

000_Hkg10109894-622.jpg
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa. AFP

Bên Mỹ họ cũng cho phép luật sư được giữ kín về tội luật sư biện hộ nhưng nếu là tội dự định tương lai, tức là đang dự mưu xâm hại an ninh quốc gia thì có thể tố cáo ra được. Luật Mỹ cũng nói rõ tội gì mình đang biện hộ thì không được nói ra, đó là quyền tôn trọng bảo mật thông tin giữa luật sư và thân chủ.

Luật sư Ngô Ngọc Trai đồng tình với nhận định của Giáo sư Tạ Văn Tài, ông bổ sung thêm rằng ở nước ngoài luật sư có quyền được tiết lộ còn ở Việt Nam là nghĩa vụ:

Nước ngoài họ quy định bình thường luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật của thân chủ nhưng người ta trao quyền cho luật sư được miễn trừ trách nghiệm nghĩa vụ này, tức là có quyền tiết lộ thông tin của thân chủ nếu biết được là thân chủ chuẩn bị phạm vào tội rất nghiêm trọng. Họ quy định luật sư có quyền như vậy, nhưng Việt Nam lại quy định thành nghĩa vụ thay vì là quyền, mà không chỉ là nghĩa vụ đơn thuần mà còn có thể bị xử lý hình sự nếu không tố giác tội phạm nữa.

Thù nghịch với giới luật sư?

Điều luật 19 vừa được thông qua chỉ nhắm trực tiếp đến hai tội danh xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Luật sư Ngô Ngọc Trai chỉ ra những bất cập trong các tội danh được quy định tại điều luật này:

Theo luật Việt Nam danh mục các tội về xâm phạm an ninh quốc gia rất rộng. Nhiều hành vi không có nội hàm rõ ràng. Ở nước ngoài các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia tôi hiểu là những hành động như đặt bom khủng bố, giết người hàng loạt, hay chất độc hóa học… Nhưng Việt Nam nhiều khi là sự lên tiếng phản ánh những bất cập, sai trái của hệ thống pháp luật, cũng như sai trái của các ban ngành cũng bị quy là chống nhà nước và xâm phạm an ninh quốc gia.

Việt Nam hiện có 3 điều quy định tội phạm xâm hại an ninh quốc gia bị quốc tế chỉ trích nặng nề đó là điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích quốc gia, điều 88 tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, và điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Cộng đồng quốc tế chỉ trích rằng đây là những điều luật mơ hồ, rất dễ quy tội cho những người lên tiếng bất đồng quan điểm chính trị và vi phạm quyền tự do ngôn luận của con người.

Dù luật quyết định như vậy nhưng riêng tôi dù biết thân chủ phạm tội gì nhưng vì đạo đức tôi thà vi phạm luật chứ không tố cáo thân chủ của mình.
-LS Võ An Đôn

Những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền hay môi trường của Việt Nam hiện đang bị bắt giam hầu như đều bị quy vào một trong 3 điều này.

Một bất cập khác theo luật sư Ngô Ngọc Trai gây ra sự bất bình lớn trong giới luật sư đó là điều luật này đụng chạm đến mảng hoạt động chính của luật sư ở Việt Nam đó là tội danh đặc biệt nghiêm trọng. Ông giải thích sở dĩ đây là mảng hoạt động chính là vì dân Việt Nam còn nghèo nên họ không đủ khả năng để thuê luật sư cho những tội nhẹ, mà chỉ khi phải đối diện với án chung thân hoặc tử hình họ mới nhờ đến luật sư hoặc được chỉ định luật sư.

Còn theo luật sư Võ An Đôn, điều luật này nhằm gây khó khăn cho giới luật sư nhân quyền vốn đã từng bị Việt Nam “không ưa”, luôn tìm cách o ép:

Những luật sư nhân quyền chuyên đi làm những án điều 79, 88, 258 và những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia trước đây gặp rất nhiều áp lực. Những năm trước đây khi Internet và Facebook chưa phát triển những luật sư tham gia các án này đều bị tìm mọi cách loại ra khỏi giới luật sư. Bây giờ nhờ mạng xã hội phát triển, chính quyền không dám mạnh tay như trước đây nữa nhưng vẫn gây khó khăn và hiện nay giới luật sư đến 13.000 hay 14.000 người nhưng những luật sư nhân quyền được dăm ba người đếm trên đầu ngón tay.

Bản thân luật sư Võ An Đôn cũng từng bị Sở tư pháp và Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên nhiều lần kỷ luật với hình thức nặng và dọa thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư khi ông tham gia bào chữa vụ 5 công an dùng nhục hình đánh chết dân ở Phú Yên năm 2015.

Trong khi đó Giáo sư Tạ Văn Tài thì cho rằng điều luật này là một cách để gây khó cho những người bị quy vào các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, cho thấy Việt Nam ngày càng thắt chặt hơn các vấn đề liên quan đến an ninh.

Trước thông tin điều 19 được thông qua, luật sư Ngô Ngọc Trai nói rằng trước mắt ông sẽ vẫn phải làm theo luật này bởi vì đây là quyết định của Quốc hội, nhưng dần dần qua từng vụ việc giới luật sư sẽ chỉ ra những bất cập để nền tư pháp Việt Nam được tiến bộ hơn. Tuy nhiên, luật sư Võ An Đôn lại nói rằng bản thân ông sẽ không thực hiện điều luật trái lương tâm này:

Dù luật quyết định như vậy nhưng riêng tôi dù biết thân chủ phạm tội gì nhưng vì đạo đức tôi thà vi phạm luật chứ không tố cáo thân chủ của mình

Luật sư Võ An Đôn cho biết luật sư không tố giác thân chủ theo điều luật này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng ông không biết cụ thể hình phạt là gì.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội thông qua với 88,39% đại biểu tán thành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP

CẦU NGUYỆN CHUYÊN NGHIỆP

Đức Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận thuật trong chứng từ: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết.  Một ngày ngài vào Nhà Nguyện cầu nguyện đến bảy lần và nhất là cầu nguyện ban đêm.  Vì Đức Giáo Hoàng là bạn của tôi.  Nên hồi còn làm Linh Mục, Giám Mục, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi.  Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở Nhà Nguyện.  Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền Nhà Nguyện bằng gỗ cho ngài nằm!”  Đức Hồng Y Thuận nhận xét: “Đức Giáo Hoàng cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ.  Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm.”

Đức Hồng Y Fx. Thuận kể thêm: “Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999.  Đức Thánh Cha tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ Châu” (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26.1.1999, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động.  Gặp xong, khi về nhà, Đức Thánh Cha nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh: “Mệt quá hè!  Thôi đi ngủ!”  Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe Đức Thánh Cha nói: “Thôi đi ngủ!” Tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người ra rồi…  Tôi thì sợ không biết Đức Thánh Cha có thức dậy nổi không, nhưng ngài lại dặn dò tôi: “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào Nhà Nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”

Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa!  Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng Đức Thánh Cha, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi: Anh có thấy Đức Thánh Cha chưa? – Dạ có! – Anh thấy lúc nào? – Thưa con thấy Đức Giáo Hoàng lúc 12 giờ đêm…  Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp: Vậy ngài đi đâu? – Thưa đi Nhà Thờ?  Tôi kinh ngạc hỏi lại: Ngài đi Nhà Thờ lúc 12 giờ đêm? – Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm. – Vậy ngài có về phòng không? – Dạ không!  Ngài có dặn con rằng: Sáng mai, nếu Đức Sứ Thần Tòa Thánh đến tìm cha, thì nói ngài vô Nhà Thờ, cha đợi ngài đồng tế!  Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với Đức Hồng Y Thuận: Mình mệt như vậy, mà Đức Giáo Hoàng thì thức cả đêm!  Lại vào Nhà Thờ ở với Chúa cả đêm.  Và Đức Hồng Y Thuận kết luận: Đối với Đức Thánh Cha, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường… (Chứng từ của Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận).

Tin Mừng theo Thánh Luca, “Đức Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng.”  Cần kiên nhẫn cầu nguyện, tận tình như bà goá nọ, cứ mãi nài van ông thẩm phán thiếu lòng thương xót, minh oan cho bà.  Tuy Thiên Chúa luôn tràn đầy Lòng Thương Xót, nhưng tín hữu cầu nguyện cần đúng đắn nhận thức thân phận thụ tạo, tự hạ, luôn bền chí, chuyên tâm, kiên cường, trong Tin Cậy Mến.

Thành tín cầu nguyện

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sấp mình cầu nguyện là tấm gương hạ mình sáng chói cho tất cả Kitô hữu noi theo.  Tự hạ với lòng tin chân thành, nồng nhiệt, lời cầu nguyện mới xứng đáng dâng lên Thiên Chúa, chứ không phải chỉ khuya môi múa mép, hay tuân thủ nghi thức bên ngoài.  Nếu không, thì thật đáng buồn, khiến Đức Giêsu lại phải trách: “Ngôn Sứ Isaia thật đã nói rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7, 6 ).

Thành tín là chìa khoá mở vào phòng cầu nguyện, là điều kiện tiên quyết để dâng lên Chúa tất cả tâm tình biết ơn, cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen biết bao hồng ân Chúa, ban tặng cho tất cả mọi loài thụ tạo trong từng giây phút cuộc đời. Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được (Mt 21, 22).

Thánh Giacôbê Tông Đồ luôn khuyên nhủ tín hữu xác tín mà cầu nguyện: “Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống” (Gc 1, 6). 

Kính mến cầu nguyện

“Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 6 và 16), nên cầu nguyện còn là cuộc gặp gỡ nóng bỏng lòng mến của người con với Cha nhân từ.  Ngài không bao giờ từ chối điều gì có lợi ích cho phần rỗi con cái.  “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư?  Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao?  Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư?  Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người.” (Lc 11, 11-13).

Kính mến Chúa qua việc lắng nghe, vâng phục tuân giữ Lời Chúa thực thi Thánh Ý.  “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14, 23).  Lời Đức Giêsu hằng mời gọi luôn tỉnh thức và cầu nguyên, hầu được cứu rỗi.  “Hãy tỉnh thức luôn, cầu nguyện xin cho sức tránh thoát mọi điều sắp xảy đến, và được đứng vững trước mặt Con người”. (Lc 21, 36).

Trông cậy cầu nguyện

Cứ bền tâm vững chí, hoàn toàn phó thác, cậy trông vào quyền năng vô biên của Chúa, người Kitô hữu sẽ không phải chịu thất vọng, không bao giờ về tay trắng.  Cứ kiên trì vững cậy.“Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.  Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. (Lc 11, 9-10).

Đức Giêsu đã công khai hứa ban cho những ai nhân danh Người mà kêu xin, thì Người sẽ ban cho để Danh Chúa được cả sáng: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.  Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.” (Ga 14, 13-14).

Dẫu chịu khốn khó, thử thách liên tục, vẫn cứ mãi kiên trì cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, như thánh Phaolô khuyên nhủ tín hữu Roma hãy trung kiên: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12, 12).

“Chúa dạy đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng việc chính là gặp gỡ, nói chuyện giữa Cha và con: “Khi con cầu nguyện, đừng lo phải nói gì!  Hãy vào phòng đóng cửa, cầu nguyện với Cha của con cách kín đáo, và Cha con thấy mọi sự, sẽ nghe lời con.”  Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử” (Đường Hy Vọng, số 127).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con lửa mến nồng nhiệt, niềm tin chân thành, lòng cậy vững bền, để chứng con luôn khao khát tìm đến với Chúa tâm sự, qua cầu nguyện liên lỉ suốt đời.  Khấn xin Mẹ dạy chúng con siêng năng cầu nguyện, để chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, quyết tâm thực hành Thánh Ý, cũng như dâng lên Chúa tất cả niềm vui, nỗi buồn, thành công, lẫn thất bại, để được Chúa yêu thương an ủi, che chở và cứu độ.  Amen!

 AM. TRẦN BÌNH AN

Langthangchieutim gởi

8 câu chuyện cho thấy tình hình nguy kịch của xã hội Trung Quốc

Mời xem 8 câu chuyện này có câu chuyện nào giống với xã hội Việt Nam cộng sản hôm nay.

  •   *     *      *

8 câu chuyện cho thấy tình hình nguy kịch của xã hội Trung Quốc

1. Cô gái bị xe đâm cầu xin lái xe đừng cán chết mình

Cô gái dưới gầm xe liên tục kêu đau và xin "đừng cán chết tôi".
Cô gái dưới gầm xe liên tục kêu đau và xin “đừng cán chết tôi”.

Một vụ tai nạn xe xảy ra tại xã Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam, cô gái bị xe đâm trúng mắc kẹt dưới bánh xe, cô liên tiếp kêu đau và khẩn cầu “đừng cán chết tôi”. Câu nói “đừng cán chết tôi” của cô gái cho thấy một sự khủng hoảng niềm tin đối với xã hội đáng để người ta phải suy nghĩ. Xã hội thiếu mất sự chân thành, mức độ tin tưởng giữa người với người bị hạ thấp, quan hệ với nhau trở nên lạnh lùng… Dường như con người ngày càng bước vào một ‘xã hội không quen biết nhau’.

2. Con trai chết đuối, bạn học gọi 56 cuộc để báo tin nhưng gia đình người bị nạn cho rằng là lừa đảo

Một thanh niên họ Trì tại Vũ Hán vị đuối nước tử vong, bạn học gọi liên tiếp 56 cuộc điện thoại để báo tin cho người cha quê ở Phúc Kiến và người thân, nhưng họ đều không tin và cho rằng người gọi điện là kẻ lừa đảo. Cuối cùng người bạn gọi điện cho anh trai thanh niên họ Trì này, nói rõ ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên họ người thân thích thì người này mới bán tín bán nghi, sau đó gọi điện cho em gái đang ở Vũ Hán, bảo cô này đến xem cụ thể thế nào. Sau khi đích thân xác nhận sự thực, người thân mới tin và gào khóc.

3. Nghề ăn xin kiếm được nhiều tiền, sự đồng cảm ngày càng không đáng giá

Tại Trùng Khánh có một người ăn xin họ Diêu, trước đây thường hành nghề một mình tại khu tàu điện ngầm. Về sau người này cùng vợ, mỗi người dẫn một đứa con, giả vờ chân bị tàn phế không đi lại được để lừa sự cảm thông của hành khách, cứ như thế 3, 4 năm trôi qua. Người ăn xin họ Diêu này nói, mỗi ngày kiếm được 500 tệ ( khoảng 1,6 triệu đồng) là anh ta kết thúc công việc. Anh ta mua 2 căn nhà tại Nam Kinh, dùng cách vừa ăn xin vừa đi du lịch đến các nơi như Hồng Kông, Ma Cao để mua sữa bột cho con. Cư dân mạng Trung Quốc than rằng: “Làm sao chịu nổi đả kích này đây!”

4. Sửa ngày sản xuất sữa bò

Sở Công thương tỉnh Chiết Giang thông báo, gần 3.000 hộp sữa gần hết hạn của hãng Mengniu bị thay đổi ngày sản xuất và đem ra bán. Công ty Mengniu cho biết: “Chuyện này là do giám đốc chi nhánh của công ty tại thị xã Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang thông đồng với người khác, Mengniu hiện đang phối hợp với Sở Công thương, Bộ Công an để điều tra vụ án này”, đồng thời cam kết thu hồi và đổi lại những hộp sữa trong vụ án này. Một lần nữa sữa bò lại làm tổn thương trái tim người Trung Quốc.

5. Vận động viên bị thương rớt lại phía sau, CCTV đã có chuẩn bị từ trước

Vận động viên La Vũ
Vận động viên Lưu Vũ

Vận động viên Lưu Vũ của Trung Quốc bị thương trong Olympic Luân Đôn, chân vừa nhảy vừa rời khỏi trường thi đấu. Một lần nữa vở kịch anh hùng lại được diễn, Đài Truyền hình Trung ương CCTV nghẹn ngào giải thích làm khán giả không khỏi xúc động. Tuy nhiên vết thương của Lưu Vũ đã được CCTV biết trước. Có trang báo đưa tin về việc này nói: “Lưu Vũ biết, CCTV biết, lãnh đạo biết, chỉ có khán giả ngốc nghếch chờ đợi kỳ tích”. Cư dân mạng thì nói: “Ngay cả Lưu Vũ cũng bị lợi dụng để lừa gạt thu hút khán giả, chúng ta còn có thể tin gì nữa đây?”

6. Quyên góp nạn lũ ở Bắc Kinh bị hàng ngàn cư dân mạng chửi rủa

Sau trận mưa lớn ngày 21/7/2012, chính quyền thành phố Bắc Kinh phát đi thông tin trên Weibo kêu mọi người quyên góp, nhưng cư dân mạng lại không tin, và có hàng ngàn câu trả lời “quyên cái em mày” (một thuật ngữ của dân mạng Trung Quốc ý chỉ không tin tưởng vào công việc từ thiện nào đó). Trong cuộc họp báo sau đó, Phó hội trưởng Hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc Triệu Bạch Cáp nói ông không hiểu “quyên cái em mày” là có ý gì, nhưng bất cứ tình cảm nào của người dân đều là động lực quan trọng để Hội Chữ thập Đỏ thay đổi cách làm việc hiệu quả hơn.

 

7. Người già ngã không ai đỡ, người nước ngoài nhìn thấy vừa khóc vừa mắng

Một người lớn tuổi bị ngã trên đường Hoài Hải, thành phố Thượng Hải, đầu bị va đập khiến chảy nhiều máu. Người xung quanh gọi điện thoại cấp cứu nhưng không có ai dám đỡ dậy. Một phụ nữ nước ngoài đi qua, nhìn thấy tình cảnh đáng thương liền lớn tiếng mắng người xung quanh lạnh nhạt, đồng thời người phụ nữ này còn lấy tiền của mình ra với ý muốn trả tiền thuốc thang viện phí. Sau đó cảnh sát đến hiện trường và gọi cấp cứu lần nữa, cuối cùng cụ già cũng được đưa đi viện.

8. Giày da biến thành sữa chua, nỗi khiếp sợ vẫn còn

Mấy năm nay, chức năng của giày da luôn được mở rộng, trở thành “Bách biến tinh quân” trong giới thực phẩm, dược phẩm ở Trung Quốc. Từ đó, giày da không những được người ta đi dưới chân, mà còn được sửa sang tô vẽ, và lên bàn ăn của con người. Nó có thể là sữa chua, có thể là thạch rau câu, có thể là viên thuốc con nhộng. Cư dân mạng còn nhiệt tình chế giễu “Bách biến tinh quân” giày da: “Muốn ăn thạch rau câu, hãy liếm giày da; muốn ăn sữa chua, hãy liếm giày da; bị cảm cúm muốn uống thuốc, hãy liếm giày da”.

Giới trẻ Trung Quốc sinh ra và lớn lên trong một môi trường như thế, toàn bộ xã hội đều bị bao trùm bởi làn khói mù không tin tưởng nhau. Người ta bị rơi tuột vào hố sâu của khủng hoảng niềm tin, muốn được an toàn, nhưng không biết đặt vào đâu. Trong luồng không khí lạnh lẽo ấy, rất nhiều người đã đặt câu hỏi là vì sao. Cũng có người nói, nghèo đến cực điểm còn có thể phất cờ nổi dậy, chứ đạo đức xã hội biến mất rồi thì cơ hội để vực dậy cũng không còn có nữa.

Đạo đức tiêu vong còn nguy hiểm hơn cả bần cùng

Trung Quốc hiện nay, ở góc độ “sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy”, đó là một xã hội phồn hoa ẩn chứa nguy cơ bốn bề. Vật chất dù phồn vinh, nhưng thế giới tinh thần lại vô cùng hoang phế hư không. Con người sống trong thời đại buông thả, coi tiền bạc là trên hết, phương diện luân lý đạo đức có quá nhiều thay đổi so với thời “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” còn thịnh vượng, thay vào đó giờ đây chỉ còn có tự tư, giả tạo, thờ ơ, hủ bại, v.v…

1. Khủng hoảng tín ngưỡng

Không ít người dân Trung Quốc không còn có lý tưởng, không có tín ngưỡng, chỉ biết oán trời trách đất, nhưng bản thân lại không muốn trả giá bằng bất cứ thứ gì, hàng ngày ăn không ngồi rồi chỉ biết chìm đắm trong hưởng lạc của cuộc sống, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân cực đoan lan tràn.

2. Đạo đức dần biến mất

Con người bây giờ vì thăng quan mà a dua nịnh hót, vì tư lợi mà không từ thủ đoạn, đối mặt với cái ác mà im lặng không nói gì, thấy nỗi bất hạnh của người khác mà vui mừng trong lòng, thấy người khác sức yếu thế cô mà hống hách ức hiếp. Dưới sự thúc đẩy của kim tiền, sự cuồng nhiệt, đạo đức, hiền tài, liêm khiết đều bị vứt xó, ‘nhân nghĩa lễ trí tín’ bị vứt bỏ, các hiện tượng xã hội đáng lên án liên tiếp xuất hiện như ngược đãi cha mẹ, vứt bỏ con cái, hút hút ma túy, cờ bạc, bán dâm, v.v. Hàng ngày chúng ta đều có thể thấy các tin tức như giết người, trộm cướp, tham ô, hối lộ, mua bán ma túy… Rất nhiều người đã mất hoàn toàn nhân cách cơ bản của con người như: lòng tự tôn, dũng cảm, thiện lương. Người Trung Quốc xưa kia vốn không biết đến cửa chống trộm là gì thì nay nó được lắp đặt khắp nhà, nhưng chống cũng không thể chống hết được, chi phí cho việc phòng chống trộm trên toàn Trung Quốc là con số thiên văn không thể ước lượng.

 

3. Giả dối tự tư

Toàn xã hội ngập tràn giả dối: thuốc lá giả, rượu giả, thuốc giả, tình giả, ý giả, lời giả dối, văn bằng giả, văn hóa giả, con số giả, thành tích giả, thông tin giả, tin tức giả, ngay cả ảnh cũng có thể giả, lãnh đạo xuống cấp dưới kiểm tra, chuẩn bị đến chỗ nào thì chỗ đó sẽ được sắp đặt trước để giả giàu có và phát triển…

Công trình nghiệm thu chất lượng, đưa tiền nhiều thì đánh giá tác động môi trường sẽ trong ngưỡng cho phép, đưa tiền ít thì chưa đạt ngưỡng, thật chỉ biết chạy theo lợi ích mà không thèm đếm xỉa gì tới luân lý. Nhiều người trong mắt chỉ có tiền, chỉ tìm con đường có tiền mà đi. Ngay cả thanh niên cũng nhiễm độc hại, học sinh lựa chọn ngành học cũng vì sau này có thể kiếm được nhiều tiền. Các ngành học như triết học, lịch sử, địa lý thì chẳng ai ngó ngàng tới. Một số người cũng được coi là có “văn hóa”, nhưng là thứ văn hóa phù phiếm như “văn hóa” đồ ăn nhanh, “văn hóa” sắc tình, “văn hóa” giết người, “văn hóa” rác rưởi. Trên xe bus công cộng dán đầy những hình ảnh mang tính bạo lực giết người, lại còn quảng cáo khắp nơi. Có nhiều người “nghèo” đến nỗi chỉ còn sót lại tiền, họ trở thành robot chuyên kiếm tiền, vì tiền mà có thể giết người phóng hỏa. Trước đây, tại nông thôn, mỗi khi mở hội họp, mọi người đều tranh nhau đến, còn bây giờ thì phải cho tiền để người ta đến. Ngay cả phóng viên muốn chụp ảnh một con trâu, cũng phải trả tiền cho chủ nhân của con trâu đó. Cư dân mạng than thở: “Xã hội này còn điều gì có thể làm cảm động lòng người đây?

4. Đạo đức xã hội bị lãng quên

Tâm kính trọng trời đất của người Trung Quốc xưa hiện nay không còn nữa, luân lý ngược với lẽ thường, lòng người biến đổi thành hiểm ác. Nhiều người trong môi trường công cộng lạ lẫm đã cố ý phá hoại quy tắc chung. Ai cũng chiếm đoạt tài nguyên một cách điên cuồng, làm môi trường trở nên xấu xí, lẽ nào giọt nước cuối cùng lại không phải là nước mắt của con người sao?

5. Giải trí phù phiếm chiếm cứ không gian phát triển chân thiện mỹ

Mở tivi lên, phần lớn là các chương trình vô bổ, nhí nhố, bạo lực, tuyên truyền… Trong đó những thứ làm người xem cảm động, đề cao tình người và mang tính giáo dục quá ít. Các kênh truyền thông cũng chạy theo tiền, chỉ cần thu hút được ánh mắt theo dõi của khán giả thì việc gì họ cũng dám làm.

Căn nhà dù bạc tỷ, nhưng chỉ một ngọn lửa là có thể thiêu rụi thành tro bụi, điện thoại dù hấp dẫn cũng chỉ mang lại cảm giác hạnh phúc trong khoảng một tháng, xe thì được một năm, nhà có thể là 10 năm, nếu chỉ có vật chất thôi thì không thể mang lại hạnh phúc lâu dài và bền vững. Người Trung Quốc nếu muốn thay đổi và xóa bỏ những vấn đề của xã hội, cần phải coi trọng tác dụng giáo dục của văn hóa, dùng văn hóa để nuôi dưỡng chân thiện mỹ của con người, nuôi dưỡng hành vi và tập quán văn minh, coi trọng đạo đức, thì mới có cơ may còn cứu vãn được tương lai của dân tộc.

Trí Đạt

Xem thêm:

Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa

Bố tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa

Hải Lê

Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.

Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv…

Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.

Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.

Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.

Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.

Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.

Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.

Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.

Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.

Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.

“Này Tammy”

Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”

“Bố thương con nhiều.”

“Con cũng thế. I Love You!”

Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)

Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v…

Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.

Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.

Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”

Ngày lễ cha, Father’s Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.

Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.

Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.

Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.

Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”

Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72… với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh… Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.

Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.

Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời.

Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”

Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.

Lúc liệm xác, tôi bỏ theo khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thắm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.


Hải Lê

Dân chủ là mua bảo hiểm

Dân chủ là mua bảo hiểm

 

Ngô Nhân Dụng

“Những ai đang chuẩn bị tâm tư, trí não bàn chuyện thiết lập tự do dân chủ ở nước Việt Nam nên chú ý đến câu hỏi quan trọng này: Làm cách nào giới hạn quyền hành của người cầm quyền, kể cả những người do dân tự do bầu lên?

Khi chúng ta mua được thứ bảo hiểm đó rồi thì có thể yên tâm hơn. Chính trị một quốc gia có thể đầy những chuyện bất ngờ, như Macron, Trump hoặc Brexit cho thấy, nhưng người dân vẫn yên tâm. Vì chế độ của họ đã mua bảo hiểm rồi!

Nói như Winston Churchill, Chế độ Dân chủ là thể chế (chọn người cầm quyền) dở nhất. Nó chỉ đỡ tai hại hơn tất cả những thể chế khác đã đem thử trên trái đất này” – Ngô Nhân Dụng.

Ở Việt Nam giờ đây, dân Việt đang dốc toàn tâm toàn ý vào việc nhanh chóng hất lão già khú đế ra khỏi 90 triệu cái vai đã mỏi nhừ bởi lão ngự lên đó từ suốt mấy chục năm nay, lên rồi cứ nghênh ngang không chịu xuống, khiến đẻ ra không biết bao nhiêu điều tồi tệ, làm cho sức vóc dân mỏi mòn đến cạn kiệt, lê lết tấm thân tàn từ thế kỷ XX sang đến thế kỷ XXI đã được 17 năm rồi mà nhìn con đường phía trước của nhân loại vẫn còn xa tít tắp, mỏi gối chồn chân e cũng không sao theo kịp.

Không chỉ thế, lão già càng già càng giở quẻ, trước kia còn che giấu thói phàm ăn của lão, còn nay thì công khai “ăn không chừa thứ gì”, ăn chưa thỏa thì chẹn ngay họng 90 triệu thằng dân khênh lão ở dưới, thằng nào có vẻ béo bở nhất cứ việc cướp lấy mà ăn, mặc cho lũ chúng đứa nào đói rã họng cứ đói, đứa nào chết cứ chết, đứa nào dám đấu khẩu thì đã có cả một đội quân đầu gấu lưu manh tay sai của lão dần cho nhừ tử và lôi vào nhà giam – ấy gọi là “đúng quy trình”.

Cho nên những gì học giả Ngô Nhân Dụng lưu ý, dân chúng chúng tôi xin ghi nhớ, nhưng xin coi đó là mục tiêu phấn đấu của chặng đường thứ hai – chặng đường xây dựng những điều luật hệ trọng nhằm củng cố thể chế dân chủ sau khi đã loại bỏ được thể chế độc tài và đặt được lớp gạch tự do dân chủ làm nền tảng cố kết đầu tiên cho một đất nước Việt Nam hiện đang trong tình trạng phân rã về mọi mặt.

Trước khi tìm ra một cơ chế hữu hiệu “ngăn cản kẻ thắng cử trở thành bạo chúa” hãy khẩn trương nghĩ đến một cơ chế có hiệu lực “sờ gáy kẻ bạo chúa đương quyền”. Nhiệm vụ phía trước của cả dân tộc Việt Nam vẫn còn rất nặng.

Bauxite Việt Nam

Một điều học được qua những cuộc bỏ phiếu toàn quốc ở Anh, Mỹ, Pháp trong một năm qua là người ta rất khó đoán trước kết quả. Khó đoán trúng được cử tri sẽ bầu cho đảng nào (Pháp), ứng cử viên nào (Mỹ), hoặc đường lối nào cho quốc gia (Anh). Những chuyên viên nghiên cứu dư luận cũng thất bại. Bởi vì, mặc dầu vẫn nắm vững những phương pháp rất khoa học, nhưng vì thái độ và hành động của các cử tri thay đổi bất ngờ nên các giả thuyết họ đặt ra về tâm lý con người có lúc hoàn toàn sai. Có những cử tri luôn trung thành với một đảng bỗng chán không thèm đi bầu cho ai cả. Có những người chẳng thiết tha đến chuyện bầu cử bỗng nổi nóng quyết tâm đi bỏ phiếu cho một người mình thích!

Năm ngoái, bên Anh, vụ “Brexit” làm mọi người choáng váng. Khi Thủ tướng David Cameron mời dân Anh bỏ phiếu hỏi có muốn tách khỏi Liên hiệp Châu Âu (EU) hay không, ông tin rằng đa số dân sẽ nói “Không” như chủ trương của cả hai đảng lớn nhất. Không ngờ, sau cùng phe “Tách” chiếm đa số. Năm nay, bà Thủ tướng Theresa May lại tổ chức bầu Nghị viện sớm (đến ba năm nữa mới cần bầu lại). Bà tính thắng lớn để có thế mạnh khi thương thuyết vụ Brexit với Chính phủ các nước khác trong EU. Kết quả, Đảng Bảo thủ đang chiếm đa số vững vàng ở Nghị viện giờ tụt xuống dưới một nửa, thay vì mạnh hơn thì Chính phủ bà sẽ yếu hơn.

Cuối năm, Tổng thống Donald Trump đắc cử khiến giới chính trị trong cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ kinh ngạc. Trước đó một năm không ai tin ông Trump có chút hy vọng nào. Họ báo động ông ta không thích hợp (fit) với vai trò Tổng thống; mà cũng không ai biết chắc đường lối, chính sách của ông sẽ ra sao.

Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron và phong trào En Marche của ông thắng cử cũng là chuyện vô tiền khoáng hậu. Cả hai Đảng Cộng hòa và Xã hội vẫn thay nhau cầm quyền mấy chục năm, cả hai đều rớt đài thảm hại. Một ứng cử viên chưa đầy 40 tuổi với một tập hợp chính trị mới ra đời mấy tháng trời đã làm đảo lộn trật tự cũ.

Kết quả những cuộc bỏ phiếu trên làm nổi bật một điểm nổi bật của xã hội dân chủ; là tính chất bất định (uncertainty), khó tiên đoán. Các chế độ độc tài khác hẳn. Trước khi dân bỏ phiếu người ta đã biết ai sẽ thắng, biết đến cả tỷ số thắng bao nhiêu!

Tâm lý con người thường không thích sống trong bất định. Đó là lý do các hãng bảo hiểm đã ra đời và sống mạnh! Sau khi mua nhà, mua xe, ta đi mua bảo hiểm ngay, cho đỡ lo lắng. Suốt đời chúng ta lúc nào cũng phải lo chuyện bảo hiểm! Kim Trọng và Thúy Kiều sau khi thề ước đã trao đổi ngay một số vật quý làm tin, cũng là một hình thức bảo hiểm!

Vậy tại sao loài người vẫn muốn xây dựng xã hội có dân chủ tự do, chấp nhận tình trạng đầy bất trắc trong cuộc sống thay đổi thường xuyên như vậy?

Nói cách khác, khi tính thiết lập chế độ dân chủ, giống như khi xây một cái nhà mới, chúng ta mua bảo hiểm ở đâu để tránh những rủi ro mà tính bất định có thể gây ra?

Có một cách giải đáp sẵn sàng, là nêu lên nguyên tắc: “Toàn dân chọn người nắm quyền, ai chiếm đa số phiếu thì thắng, qua những cuộc bỏ phiếu tự do, có định kỳ”. Dùng những quy tắc bảo đảm, khi nào đa số dân chọn lầm người lãnh đạo (lầm lẫn là một quyền hiến định của mọi công dân), hậu quả tai hại sẽ bị giới hạn, vì sau ít năm dân sẽ nghĩ lại khi họ bỏ phiếu. Như Pericles ở Athens nói, vào khoảng năm 430 BC, “tuy chỉ một số người nhỏ nắm quyền đề ra các chính sách, tất cả chúng ta có thể phán đoán các chính sách của họ”.

Nhưng các quy tắc trên có đủ làm “bảo hiểm” cho những rủi ro của chế độ dân chủ hay không? Có hai mối rủi ro cần phải tránh: Thứ nhất, làm cách nào để nếu dân chọn lầm người lãnh đạo, người đó sẽ không làm hại quá đáng trong bốn, năm năm cầm quyền (sáu năm ở Mexico, bảy năm ở Nga)? Thứ hai, làm cách nào ngăn cản không cho họ tự biến thành độc tài chuyên chế như Hitler đã làm ở Đức, Marcos ở Phillipines (cả hai đều không cướp chính quyền, họ được dân bầu trong những cuộc bỏ phiếu đúng Hiến pháp).

Theo kinh nghiệm thì những quy tắc như bầu cử tự do, có định kỳ, vẫn chưa bảo đảm đầy đủ cho chế độ dân chủ.

Theo Karl Popper, tác giả The Open Society and its Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù, 1945) thể chế dân chủ còn thiếu sót khi không nêu đúng những câu hỏi hệ trọng nhất.

Khi chuẩn bị thiết lập thể chế dân chủ, người ta thường đặt những câu hỏi nào?

Thông thường nhất là những câu hỏi có tính chất định nghĩa, như “Ai làm chủ quyền hành?” Câu trả lời hiển nhiên là: “Tất cả mọi người dân”. Nhưng làm cách nào toàn dân có thể cùng nắm quyền như khi các công dân ở Athens họp nhau? Trả lời: Họ bỏ phiếu chọn những đại biểu, mà triết gia Plato ngây thơ đặt tiêu chuẩn, “phải là những người tốt nhất”. Ai biết người thế nào là “tốt nhất?” Mỗi người mỗi ý, ai cũng có quyền chọn như nhau.

Dân thành phố Athens có lúc muốn những cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do và công bằng, đã chọn người cầm quyền bằng các bốc thăm! Mọi công dân ai cũng có hy vọng đắc cử, công bằng tuyệt đối!

Dù cho dân chúng tự do chọn người nắm quyền, theo tiêu chuẩn mà họ quyết định, chúng ta cũng chưa mua đủ bảo hiểm cho hai loại rủi ro đã nêu trên đây. Một người được đa số dân bầu, có thể làm bậy suốt nhiệm kỳ. Họ vẫn có thể học theo Napoléon, lái cả chế độ gọi là dân chủ thành đế chế mà dân chúng vẫn hoan hỉ, theo ông kéo nhau đi chết vinh quang!

Câu hỏi thích đáng nhất khi thiết lập dân chủ, như Karl Popper đề nghị là: Cơ cấu chế độ làm cách nào ngăn cản các bạo chúa?

Đây là một câu hỏi rất thực tế, không xứng đáng được các triết gia bàn luận, như khi hỏi: Gốc của quyền hành bắt nguồn từ đâu ra? Nói cách khác: Trên lý thuyết, anh nhân danh cái gì mà đòi nắm đầu nắm cổ người khác? Lịch sử đã thử trả lời nhiều cách: Thiên mệnh, Thượng Đế, truyền thống, lịch sử, giới vô sản, hoặc nhân dân,… Những câu trả lời này giờ không còn ai tin nữa. Nhưng câu hỏi “ai nắm quyền?” vẫn được truyền tụng, vì trên lý thuyết đó là vấn đề quan trọng nhất.

Lối đặt câu hỏi thực tế trên, không phải Karl Popper tự nghĩ ra. Vốn người nước Áo, sống ở New Zealand, nhưng ông rút kinh nghiệm lịch sử chính trị nước Anh. Từ khi ký kết bản Đại Hiến chương giữa nhà vua và giới quý tộc (Magna Carta, 15 tháng Sáu, 1215), chế độ chính trị ở Anh đã tiến dần dần, mỗi bước tiến lại đặt thêm những giới hạn trên quyền hành của nhà vua. Trải qua nhiều thế kỷ, sau cùng ông hay bà vua chỉ còn là một biểu tượng; đến lượt quyền hành của những vị Thủ tướng bị giới hạn. Tất cả chỉ theo tập tục, nước Anh không cần viết Hiến pháp.

Cho nên, Karl Popper cho rằng điều quan trọng nhất khi chuẩn bị thiết lập dân chủ là đặt giới hạn trên quyền hành. Bản Hiến pháp lâu đời nhất thế giới, phát hành ở Mỹ, rất ngắn ngủi. Điều được quan tâm nhất trong đó là đặt những giới hạn quyền hành của vị Tổng thống. Họ đặt ra hai viện Quốc hội và một Tối cao Pháp viện độc lập để làm công việc này. Để bảo đảm khi một phe nhóm nắm được cả ba bánh xe của guồng máy chính quyền cũng không có thể độc tài chuyên chế, Hiến pháp Mỹ đề cao quyền của các tiểu bang, làm giới hạn cho quyền của Chính phủ liên bang. Muốn ăn chắc hơn, họ đặt ra những thủ tục rất nhiêu khê, khó khăn, cho việc thay đổi Hiến pháp. Một ông Napoléon hay ông Hitler khó làm ăn ở nước Mỹ.

Những ai đang chuẩn bị tâm tư, trí não bàn chuyện thiết lập tự do dân chủ ở nước Việt Nam nên chú ý đến câu hỏi quan trọng này: Làm cách nào giới hạn quyền hành của người cầm quyền, kể cả những người do dân tự do bầu lên?

Khi chúng ta mua được thứ bảo hiểm đó rồi thì có thể yên tâm hơn. Chính trị một quốc gia có thể đầy những chuyện bất ngờ, như Macron, Trump hoặc Brexit cho thấy, nhưng người dân vẫn yên tâm. Vì chế độ của họ đã mua bảo hiểm rồi!

Nói như Winston Churchill, Chế độ Dân chủ là thể chế (chọn người cần quyền) dở nhất. Nó chỉ đỡ tai hại hơn tất cả những thể chế khác đã đem thử trên trái đất này. Churchill không nhận ông nghĩ ra ý kiến đó. Ông nói, trước Viện Dân biểu ngày 11 tháng Mười Một, 1947, rằng có người đã nói như vậy. Đời sống đầy rủi ro. Chế độ Dân chủ được coi là “đỡ hại nhất” có lẽ khi mua đủ bảo hiểm, tránh được nhiều rủi ro nhất!

N.N.D.

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/binh-luan/dan-chu-la-mua-bao-hiem/