MỘT NỀN GIÁO DỤC THẤT BẠI! Bất công với nghề Y hiện nay.

From facebook: Chuong Tieng shared YteViec‘s post.

 
Image may contain: 1 person
YteViec

MỘT NỀN GIÁO DỤC THẤT BẠI! Bất công với nghề Y hiện nay.

1. Không có quốc gia nào mà thí sinh thi 30 điểm/3 môn lại rớt đại học cả. Trên đời này rất rất khó có sự hoàn thiện đến mức đó cả. Thậm chí đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối 30 điểm/ 3 môn vẫn rớt. Chỉ tuyển những thí sinh trên 30 điểm nghĩa là những thí sinh đó trên sự hoàn thiện tuyệt đối à.

2. Không có quốc gia nào mà nghề cốt lõi nhất cho một đất nước, gốc rễ nền tảng nhất là giáo dục thì ngành sư phạm lấy đầu vào thấp nhất 12,5 điểm để sau này thành giáo viên.

3. Không có quốc gia nào phát triển mà các ngành nền tảng, tạo ra sản phẩm, tạo giá trị vững chắc như nông nghiệp, kỹ thuật…. bị coi rẻ đến mức chỉ dành thí sinh điểm thấp. Thậm chí thí sinh không thèm quan tâm nữa.

4. Không quốc gia nào mà những ngành “khổ cực nhất, phục vụ nhân dân” như công an lại lấy trên sự tuyệt đối. Thí sinh thi 30 môn đạt tuyệt đối 30 điểm là rớt. ???? Chả hiểu sao bọn trẻ lại bon chen vào ngành này!!!

5. Không quốc gia nào mà ngành chăm sóc sức khoẻ, liên quan tính mạng con người nơi lấy 29,5 điểm, có nơi chỉ cần xét học bạ hay đủ điểm sàng là sau 5,6 năm thành Bác sĩ, dược sĩ hết.

6. Không quốc gia nào, nông nghiệp là thế mạnh đất nước mà chả học sinh nào muốn vào học, nếu có là những thí sinh điểm thấp hết đường mới vào ngành đó học.

7. Không có quốc gia nào điểm chuân đầu vào 29.25 mà thi 29.35 lại rớt.

8. Nếu chỉ tính riêng ngành Bs đa khoa, trường đại học y dược tphcm, có 404 em đỗ mức 29,25 điểm thì chỉ có 26 thí sinh trúng tuyển mà không có điểm cộng và ưu tiên còn lại 378 thí sinh trúng tuyển là nhờ đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên. Vậy các em giỏi thật mà không thuộc đối tượng ưu tiên thì phải gác lại giấc mơ đại học nhé! Không quốc gia nào có được điều này!!!
ÔI GIÁO DỤC!

Sưu Tầm.

Ai bỏ qua thủ phạm “giết người hàng loạt”?

Võ Thị Hảo

 

Một gia đình dân tộc Hmông sau cơn lũ quét ở huyện miền núi Mù Cang Chải phía bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp hôm 4/8/2017.

Một gia đình dân tộc Hmông sau cơn lũ quét ở huyện miền núi Mù Cang Chải phía bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp hôm 4/8/2017.

 AFP photo
 
 

Điệp khúc “bom nước”:

“Trong đêm ấy, khi anh Giàng A Hù (39 tuổi) phát hiện lũ quét đã đưa vợ và con chạy thoát thân. Thế nhưng nghĩ đến đàn lợn 15 con- tài sản lớn nhất và duy nhất của gia đình có thế bị đất đá đè chết, anh vội quay lại mở của cho đàn lợn chạy ra ngoài. Cùng lúc này, lũ ống và các tảng đá sập xuống khiến anh Hù nằm lại mãi trong lòng đất. Khi cả dòng họ đang tất tưởi đi tìm thi thể anh Giàng A Hù thì bàng hoàng phát hiện, 4 người cháu cũng bị lũ cuốn khi đang ngủ ở chòi chăn trâu cách nhà gần 5 km. ..

Chị Mùa Thị Sua đã 2 ngày nay khóc ngất lên ngất xuống, không ăn không ngủ chờ tin tức các con. …Rạng sáng 3 tháng 8, lũ kinh hoàng chưa từng có trong 30 năm qua đã ào về và cuốn trôi cả 4 đứa trẻ tội nghiệp…

Anh Lê Doãn Dũng (35 tuổi) trong chưa đầy một phút đã bị mất cả vợ và hai con nhỏ, cả ngôi nhà 5 năm cực nhọc đủ bề mới dựng được. Chính bản thân anh cũng bị thương và bất tỉnh khi bị một tảng đá đè lên chân. Khi tỉnh lại, anh chỉ còn biết gào thét vì nỗi đau không gì tả nổi này và không hiểu anh sẽ sống ra sao. (theo http://kenh14.vn/lu-quet-khien-14-nguoi-chet-va-mat-tich-o-yen-bai-trong-chop-mat-toi-mat-ca-vo-va-hai-con-2017080416323973).

Ông Lê Trọng Khang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cho biết, “khoảng 5 giờ 30 phút ngày 3/8, lũ từ núi Kim Nọi bất ngờ đổ về dọc theo khe suối hướng thẳng vào thị trấn. Theo đó, những tảng đá rất to từ trên núi Kim Nội, bình thường cả trăm người đẩy cũng không di chuyển nổi nhưng lũ đã cuốn phăng đi. Chỉ vài phút sau, hàng chục nóc nhà đã bị lũ nhấn chìm…”.

Những dòng trên đây chỉ mô tả được một phần rất nhỏ tang tóc không gì tả xiết của người dân ở Mù Cang Chải, một thị trấn lâu đời xinh đẹp nổi tiếng của người dân tộc Mông, đã bị cơn lũ khủng khiếp tràn về chỉ trong vòng vài phút, với sức mạnh đến mức cuốn trôi cả những tảng đá “cả trăm người đẩy không nổi” và xóa sạch, vùi lấp thị trấn này dưới hơn một mét bùn và đất đá.

Trận lũ tràn về lúc trời chưa sáng, như một kẻ trộm. Những trận lũ quét và lũ ống kinh hoàng giết người VN luôn lặp lại điệp khúc giống nhau và thường là về ban đêm hoặc lúc rạng sáng – những năm trước thì được chứng minh rằng do thủy điện xả trộm lũ để người dân và công luận không biết tội lỗi của họ.

Và không ai tin rằng những  trận lũ đó  là thiên tai. Một trận mưa lớn nếu có tạo nên trận lũ cũng không thể tạo thành một quả bom nước với sức công phá “tận thế”  như vậy.

Điệp khúc lũ ống lũ quét bom nước giết người năm nay lại vẫn lặp lại, chỉ mới trong mấy ngày đầu tháng 8.2017 đã xẩy ra trên diện rộng, ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Đâu cũng tang thương.

Và cái kịch bản bom nước do xả lũ thủy điện, gây nhân tai đổ tội cho thiên  tai, đã quá quen thuộc, gây bao thảm cảnh không lời nào tả xiết cho dân VN ở các vùng hạ lưu các đập thủy điện.

Số lượng người chết và thiệt hại qua các năm tăng vọt.

Báo chí và nhà chức trách đang lờ đi thủ phạm

000_RB8QX-400.jpg
Lũ quét ở Mù Cang Chải, phía Bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp ngày 4 tháng 8 năm 2017. AFP photo

Dù chưa đầy đủ, đã có một số thống kê để qua đó người ta không thể nhầm lẫn khi đánh giá tình hình và thủ phạm.

Theo Tổng cục Thủy lợi, (http://www.tongcucthuyloi.gov.vn/Tin-tuc-Su-kien/catid/79/item/3147/tong…), thì năm 2015, chỉ trong chưa đầy một tháng,(từ 24.07.2015 – 4.08.2015), thiệt hại do lũ lụt gây ra tại Bắc bộ và Trung bộ là: ít nhất 38 người chết, chưa kể người mất tích và bị thương, thiệt hại khoảng 3.000 tỉ đồng. Hơn 1, 2 vạn  khách hàng ở 27 tỉnh miền Bắc VN mất điện… và đây chưa phải là số liệu cuối cùng.

Năm 2016, thiệt hại do “thiên tai” gây ra lên đến gần 40.000 tỉ đồng, trong đó có tới 215 người chết do lũ quét, sạt lở đất…và 431 người bị thương. Bão lũ, lũ quét làm 5.431 ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi, 364.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại, tốc mái, 828.661 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại, hàng triệu mét khối đất đá trên công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, 110 km đề kẻ, 938km kênh mương..

Thiệt hại ngày càng nặng nề hơn, tỉ lệ với số lượng các đập thủy điện và sự vô trách nhiệm của nhà chức trách  cũng như sự bao che cho những kẻ giết người hàng loạt. Năm 2017, chỉ mấy ngày đầu mùa mưa, từ 1đến 6 tháng 8, lũ lụt tại các tỉnh phía Bắc đã làm ít nhất 68 người thương vong và mất tích, chưa kể bị thương, thiệt hại ít nhất 940 tỉ đồng.(theo bnews.vn, bài “Mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc, 68 người thương vong và mất tích”)

Đáng chú ý, mưa lũ đã làm sạt lở hơn 25.000 m3 đường quốc lộ (Điện Biên 13.442 m3 trên Quốc lộ 12, Quốc lộ 279B, Quốc lộ 279C, Quốc lộ 4H; Yên Bái: 7.314 m3 trên Quốc lộ 32; Sơn La: 2.385 m3, Cao Bằng 2.000 m3).

Sạt lở 117.706 m3 đường tỉnh và huyện (Lai Châu 9.000 m3 trên một số tuyến đường giao thông huyện Nậm Nhùn, Mường Tè; Điện Biên 14.636m3 trên ĐT150, ĐT142, ĐT143; Yên Bái 42.500 m3 đường tỉnh lộ bị sạt lở gây ách tắc giao thông; Sơn La 50.570 m3 trên ĐT109 và một số tuyến đường cấp huyện.

145 công trình thủy lợi bị hư hỏng (Yên Bái 141 công trình, Sơn La 3 công trình, Điện Biên 1 công trình); 2.072m kè bờ suối (Sơn La 2.000m, Điện Biên 72) bị thiệt hại…(Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, ngày 7/8/2016).

Phản đối đổi mạng dân lấy điện:

Nguồn lợi do thủy điện mang lại, không thể bù lại dù chỉ một phần nhỏ những thiệt hại này.  Đó là chưa kể sự vô giá, không gì so sánh nổi của mạng người, đã bị coi rẻ đến thế dưới quyền lợi của những nhóm lợi ích làm thủy điện để thu lợi riêng.

Một vài trận mưa lớn có thể làm sạt lở, hủy diệt chừng ấy km hạ tầng kiên cố không? Câu trả lời đã quá rõ ràng.

Hàng ngàn năm nay ở VN thường xuyên có mưa lũ. Thời chưa có các hồ chứa thủy điện khổng lồ, mưa có khi cả tháng trời nhưng rất hiểm khi có lũ ống lũ quét. Không ai ngây thơ tới mức tin rằng thiên tai đã gây ra những trận lũ có thể quăng quật cả những tảng đá lớn và những ngôi nhà.

Không! Đương nhiên không. Thực tế đã chứng minh, chỉ có “bom nước” thủy điện, từ những bàn tay giết người máu lạnh mới có thể tạo ra những tàn phá kinh hoàng tựa ngày tận thế như vậy.

000_RB8R1-400.jpg
Những người dân tộc Hmông với những ngôi nhà bị sập do lũ quét ở huyện Mù Cang Chải, phía bắc tỉnh Yên Bái. Ảnh chụp hôm 4/8/2017.AFP photo

Dư luận đã không còn nước mắt thương khóc các nạn nhân. Vì nạn nhân là vô số . Những con số thống kê sơ sài kể xiết sao được mạng dân!

Các nạn nhân nếu thoát chết thì cũng quá khốn khổ, bị cướp hết cả  tài sản, nhà cửa ruộng nương, đói cơm rách áo, màn trời chiếu đất, đến đường đi cũng không còn, nói gì chuyện sống! “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” cũng không nổi, vì quá nhiều “lá rách” gây ra bởi liên tục nhân tai và dân cũng kiệt sức rồi.

Khóc chẳng giúp ích được gì. Điều quan trọng nhất, cần thể hiện lương tâm con người với nhau là phải tìm ra, chỉ rõ kẻ gây ra nhân tai. Nhất định phải có kẻ nhấn nút quả bom nước ở thượng nguồn thì mới tạo ra lũ quét và lũ ống kinh hoàng như vậy.

Thủ phạm luôn rõ ràng, vì trái bom nước nào treo trên đầu người VN cũng rất khổng lồ và dòng lũ xả cuồn cuộn có thể đẩy trôi cả nhũng ngôi nhà và tảng đá không thể tự nuốt chửng tiếng réo sôi trào.

Có thể còn ngồi yên trước tình trạng lũ quét, lũ ống hung tàn như ngày tận thế tàn hại dân VN ở những vùng hạ lưu của các đập thủy điện được xây dựng tràn lan theo một quy hoạch chỉ theo đuổi máu tham lợi nhuận của các doanh nghiệp sân sau của một số quan chức và bất cần quan tâm đến cái chết, cảnh tang tóc vô biên của dân VN hay không?

Nhưng điều lạ là từ mấy năm nay, đặc biệt là từ năm 2017, báo chí cũng như các nhà chức trách, nhà khoa học… chỉ đưa tin rất ít  về thiệt hại, chỉ nói tại thiên tai, và lờ đi thủ phạm thực sự, nhất là trong năm 2016, 2017. Nhiều báo coi như không có chuyện lũ lụt, tiếp tục chạy theo chuyện mông  ngực của các cô “hở bạo”, hàng hiệu, cướp giết hiếp để câu khách. Người chết tức tưởi dưới bản tay thủ phạm bị lờ đi.

Đó là những việc làm vô lương của nhiều cơ quan truyền thông và nhà chức trách. Càng cho qua đi thì những vụ giết người hàng loạt càng xẩy ra.

Những năm trước đây, công luận, trong đó có một số tờ báo có lương tâm đã chỉ ra kẻ nhấn nút bom nước thủy điện giết hại dân miền Trung. Vậy mà chính quyền đã bao che cho những kẻ đó. Hết năm này đến năm khác, không ai bị mất chức, bị truy tố, bị đền bù thiệt hại thỏa đáng cho dân. Báo chí cũng không theo đuổi đến nơi đến chốn những vấn đề mà mình đưa ra, lãng quên thì cũng là làm ngơ cho thủ phạm tiếp tục hoành hành.

Chính vì thế, chồng chất những người chết oan dưới bàn tay của những doanh nghiệp cấu kết  với quan chức để hưởng lợi ích tối đa từ thủy điện. Để bán được điện nhiều nhất, chúng tích nước tối đa, cao hơn mức an toàn cho phép, vì thế chỉ cần có một trận mưa là nước đã đe dọa vỡ đập và chúng xả nước bast kể mạng dân để giữ đập. Vì tiền, chúng đã xây những con đập và hệ thống vận hành kém chất lượng như công luận từng tố cáo. Chúng đã cướp đoạt tài nguyên đất nước để bán thu lợi riêng dưới danh nghiã sản xuất ra điện cho quốc dân.

Vì sao? Ai đã cấm đoán báo chí đưa ra những phóng sự điều tra chỉ đích danh thủ phạm và theo đuổi vụ việc cho đến khi những kẻ giết người hàng loạt ấy phải ra trước vành móng ngựa? Những phóng sự điều tra này hoàn toàn dễ dàng thực hiện đối với bất kỳ phóng viên và tờ báo nào, vì chứng cứ quá rõ ràng. Những số liệu thống kê cũng thể hiện rất rõ.

Ai đã cấm báo chí? Phải chăng nếu họ đưa tin và phóng sự chỉ đích danh thủ phạm, bản thân họ sẽ bị nhà cầm quyền quy kết vào tội “bôi nhọ, tuyên truyền, nói xấu đảng và chính phủ, tự diễn biến hòa bình, bị kẻ xấu kích động, thậm chí là tội phản động”..?

Nếu quả thực báo chí bị cấm, và nếu ban Tuyên giáo hoặc kẻ cầm quyền nào làm điều cấm đó, chính họ đã đồng lõa với nhóm lợi ích từ thủy điện để hưởng lợi từ máu của nhân dân thì họ mới có thể ra tay tàn nhẫn như vậy.

Còn nếu không phải báo chí bị cấm đoán, mà báo chí chủ động làm ngơ chỉ đích danh thủ phạm, theo đuổi thông tin vụ việc đến cùng để thay đổi hoàn cảnh sống và cứu mạng người VN, thì chính báo chí cũng chỉ là những kẻ vô lương khi đã luôn dùng những loại tin tức hời hợt, chạy theo mông và ngực “hở bạo” và những kẻ cướp giết hiếp để kiếm miếng cơm trên nỗi nhục nhã nghề nghiệp và nỗi đau khổ của nhân dân.

Mọi người hãy đấu tranh vì mạng sống của nhau. Mọi tờ báo, mọi công dân, hãy lên tiếng, bền bỉ và kiên trì.

Cần chỉ rõ thủ phạm. Cần theo đuổi đến cùng thủ phạm. Kẻ cấm đoán báo chí đưa tin là tội ác và phải bị đưa ra trước vành móng ngựa cùng những kẻ máu lạnh xả lũ giết người hàng loạt.

Vì mạng người là vô giá. Vậy mà đã hàng loạt người, và sẽ còn hàng loạt người nữa, ngay đây thôi, và sau này, sẽ chết hoặc dở sống dở chết vì những thủ phạm này nếu chúng ta tiếp tục im lặng.

Bởi vì, người VN không thể hèn hạ và tàn nhẫn đến mức đổi mạng người lấy điện hay bất cứ thứ gì!.

ĐẠI SỨ HOA KỲ NIKKI HALEY Ở LHQ

  •  
     
    From facebook:   Trần Bang shared Bong Lau‘s post.
     

    ĐẠI SỨ HOA KỲ NIKKI HALEY Ở LHQ

    Lâu lắm rồi mới thấy một Đại Sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc thông minh và cứng rắn như vậy.

    Hôm thứ Bảy cả Nga và Trung Cộng đều bỏ phiếu thuận với toàn thể các thành viên trong Hội Đồng Bảo An LHQ để áp đặt luật cấm vận Bắc Hàn. Thành quả này rất khó xảy ra vì Nga và Trung Cộng luôn luôn cản mũi kỳ đà Hoa Kỳ. Nhất là Trung Cộng hay bao che Bắc Hàn vì nguồn lợi nhuận làm ăn buôn bán.

    Khi được hỏi chắc phải giằng co đấu trí ghê lắm mới kéo Nga và Trung Cộng về phía Hoa Kỳ. Đại Sứ Nikki Haley không kể lể dài dòng mà trả lời ngắn gọn: Yes.

    Bà Đại Sứ không giống các nhà ngoại giao Hoa Kỳ chuyên nghiệp khác về phong thái ẻo lả quanh co mập mờ nửa vời. Bà có lối trình bày rõ ràng mạch lạc đi ngay vào vấn đề.

    Ngày 5 tháng 4 vừa qua trong phiên họp khoáng đại LHQ, Đại Sứ Nikki Haley lên án cuộc tấn bằng vũ khí hoá học của chính quyền Syria nhắm vào thường dân. Bà quay đầu nhìn về chỗ ngồi đại diện của chính quyền Nga và chầm chậm hỏi từng chữ: “Có bao nhiêu trẻ thơ phải chết nữa trước khi Nga mới quan tâm?”.

    Hai ngày sau Hoa Kỳ phóng 59 hoả tiễn Tomahawks vào Syria. Nhiều hoả tiễn chạm nổ ở phi trường có quân Nga trú phòng.

    Đại Sứ Nikki Haley để lộ rõ thái độ cứng rắn không thân thiện với chính quyền Nga và Trung Cộng, không giống thái độ thân thiện của TT Trump dành cho Nga và Hoa Lục. Điều này nói lên sự độc lập mạnh mẽ của bà đối với người đã tuyển chọn bà vào chức vụ quan trọng này.

    Trước khi nhậm chức Đại Sứ Hoa Kỳ ở LHQ nhiều người nghi ngờ về kiến thức đối ngoại của bà vì không phải là một nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp và chưa bao giờ bà làm việc trong môi trường chính trị quốc tế căng thẳng như vậy. Nhưng có nghe Đại Sứ Nikki Haley thuyết trình hùng hồn trôi chảy về các vấn đề khủng bố ở Trung Đông, nhân quyền, cứu trợ nạn đói ở Phi châu v.v. mới thấy trí tuệ của bà hơn người.

    Bà Nikki Haley từng là cựu Dân Biểu rồi Thống Đốc của tiểu bang South Carolina. Học lực của bà khiêm tốn với văn bằng cử nhân ngành kế toán. Bà thuộc về thế hệ thứ 2 trong một gia đình di dân từ Ấn Độ.

    Nếu công việc ở LHQ trôi chảy tốt đẹp. Các phân tích gia tiên đoán Đại Sứ Nikki Haley sẽ được đề cử vào chức Ngoại Trưởng Hoa Kỳ trong tương lai. Và từ đó bà có thể ra tranh cử để trở thành một nữ Tổng Thống Hoa Kỳ gốc Ấn Độ.

    Cám ơn cánh tay mở rộng của Hoa Kỳ để những người có tài vươn lên.

    https://www.youtube.com/watch?v=Tvl69W8B9Hs

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Ông Nguyễn Văn Bình. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Dường như đèn xanh đã sáng và cuộc tấn công đã bắt đầu nhắm vào ông Nguyễn Văn Bình, cựu Thống đốc Ngân hàng (2011 – 2016), giờ là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN.

Trong hai ngày 7 và 8, tờ Tuổi Trẻ liên tục giới thiệu ý kiến của hàng loạt cá nhân, đại diện cho nhiều giới, kể cả công an, phân tích và đề nghị phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân đã gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng.

Việc tập hợp, giới thiệu ý kiến đó diễn ra sau khi ông Trầm Bê bị bắt.

Trầm Bê? Có nhiều “Trầm Bê”!

Trầm Bê, 58 tuổi, một doanh nhân người Việt gốc Hoa, vẫn được xem như ông trùm trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Ông ta là một trong ba người sáng lập bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hồi đầu thập niên 2000. Là chủ công ty độc quyền cung cấp dịch vụ chiếu xạ cho nông sản xuất cảng ở Việt Nam từ 2002 đến 2009. Tuy nhiên điểm nổi bật, khiến ông Bê trở thành một nhân vật đặc biệt là khả năng lũng đoạn hệ thống ngân hàng.

Năm 2004, ông Trầm Bê đột nhiên trở thành người kiểm soát Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vì nắm trong tay một lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này. Vào thời điểm đó, Southern Bank là một ngân hàng thương mại nhỏ nhưng triển vọng phát triển rất lớn, lợi nhuận hàng năm hàng trăm tỉ.

Năm 2012, song song với thông tin từ Kiểm toán Nhà nước loan báo là Southern Bank lâm nguy vì tỉ lệ nợ xấu (nợ khó thu hồi cả vốn lẫn lãi) lên tới 45,6% là sự kiện ông Trầm Bê và ba thành viên khác của Southern Bank trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Ngoài việc nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của Sacombank, lý do ông Bê và ba thành viên của Southern Bank có thể bước vào Sacombank là vì sự ủng hộ của một số cổ đông lớn. Đến nay, nhân dạng, danh tính của những cổ đông này vẫn chỉ là phỏng đoán.

Bởi Southern Bank nằm trong nhóm ngân hàng yếu kém phải “tái cơ cấu”, năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cho phép Southern Bank “sáp nhập” với Sacombank. Lúc đó, Southern Bank đang ôm khối nợ xấu gần 24.000 tỉ. Sacombank thì là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất và hiệu quả hoạt động thuộc loại tốt nhất Việt Nam nhưng lại bị Southern Bank nuốt gọn vì ông Trầm Bê và nhóm ủng hộ ông nắm lượng cổ phần đủ khả năng chi phối Sacombank.

Quyết định cho phép sáp nhập khiến Sacombank phải ôm toàn bộ nợ xấu của Southern Bank. Nuốt xong Sacombank, Southern Bank tự xóa tên. Sacombank “mới” bắt đầu tuột dốc…

Ông Trầm Bê không phải là hiện tượng cá biệt. Đầu thập niên 2010, trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng ở Việt Nam đột nhiên xuất hiện một số “đại gia” – những cá nhân đột nhiên có trong tay hàng ngàn tỉ đồng, vừa khuynh loát lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, vừa chi phối lĩnh vực bất động sản. Vài năm sau, các “đại án ngân hàng” rộ lên giống như thập niên 1990 nhưng qui mô của thiệt hại kinh khủng hơn. Nếu năm 2012, hệ thống tư pháp Việt Nam xác định thiệt hại do ông Nguyễn Đức Kiên (một trong những người sáng lập Ngân hàng Á châu – ACB) gây ra khoảng 950 tỉ thì đến 2016, hệ thống này loan báo thiệt hại do ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại Dương – Ocean Bank) gây ra là 2.000 tỉ đồng, thiệt hại do ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) gây ra là 9.500 tỉ đồng. Khi bắt ông Trầm Bê, công an Việt Nam giải thích là vì ông Bê phải chịu trách nhiệm về việc cho ông Danh vay 1.800 tỉ sai qui định, còn Sacombank cho biết, ông này đang nợ Sacombank 43.000 tỉ kèm lời trấn an là trong ba năm sẽ thu hồi hết số nợ ấy…

Một điểm đáng chú ý khác là trong các “đại án” liên quan tới lĩnh vực tín dụng – ngân hàng, rất nhiều người, kể cả báo giới tỏ ra không “tâm phục, khẩu phục”. Chuyện bất phục không phải do các “đại gia” vô tội mà vì các tình tiết cho thấy, họ trở thành “đại gia” vì có thể vận dụng rất nhuần nhuyễn các qui định hết sức khó hiểu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi điều hành thị trường vàng, thị trường tín dụng.

Những qui định đó khiến năm 2012, tạp chí Global Finance đưa ông Bình vào danh sách những thống đốc ngân hàng quốc gia kém nhất thế giới. Nó cũng là cơ sở để trườc Tòa, ông Kiên, ông Thắm, ông Danh,… và nhiều viên chức, nhân viên ngân hàng khác cũng như các luật sư của họ khăng khăng khẳng định tất cả bị oan!

Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Đến tháng 6 vừa qua, một năm sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng thôi làm Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Bình thôi làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chính phủ Việt Nam thú thật, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và 90% là tiền của dân! Đó cũng là lý do chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi).

Chưa hài tên nhưng bắt đầu chỉ mặt

Nhiều tờ báo đã bắt đầu cuộc tấn công vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua hàng loạt các thắc mắc về trách nhiệm trong việc ban hành những qui định mà về bản chất là hỗ trợ một số cá nhân lũng đoạn thị trường vàng, thị trường tín dụng và làm thị trường bất động sản đóng băng, khiến kinh tế Việt Nam suy thoái chưa có điểm dừng.

Trong cuộc tấn công vừa kể, tờ Tuổi Trẻ tỏ ra rõ ràng và kiên trì nhất. Tờ báo này đã thu thập, giới thiệu ý kiến của nhiều người nhằm lý giải tại sao “đại gia” và “lao lý” lại song hành với nhau. Chẳng hạn một thượng tá tên là Vũ Như Hà, Trưởng phòng Điều tra tội phạm tham nhũng và kinh tế của công an Sài Gòn khẳng định: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc phát sinh tội phạm ngân hàng chính là chính sách chế độ quản lý hoạt động ngân hàng còn thiếu, một số văn bản chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu chặt chẽ tạo ra kẽ hở cho hoạt động tội phạm. Theo viên thượng tá này, đó là lý do, nếu muốn, một số cổ đông, nhóm cổ đông có cổ phần trong nhiều ngân hàng dễ dàng thao túng thị trường tài chính và thao túng ngân hàng.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam thì nhận định, không thể đổ hết lỗi cho doanh nhân mà phải xem lại hệ thống hiện nay. Theo ông Dũng, hệ thống pháp luật, thể chế bất cập sẽ đẻ ra tình trạng “hợp lý nhưng không hợp pháp” và ngược lại. Ông Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nêu ra một ý khác, hàng loạt những sự kiện gần đây cho thấy “tinh thần quyết liệt” từ lãnh đạo cao nhất của Đảng, chính phủ, vì thế “cần tiếp tục quyết liệt, truy tận gốc các vụ án, chống thân hữu”. Tuổi Trẻ còn dẫn ý kiến một doanh nhân yêu cầu ẩn danh, bảo rằng, “nếu không truy đến cùng, sự méo mó và vòng lao lý có thể đến với nhiều doanh nhân khác”.

Có lẽ cần nhắc lại rằng, Ngân hàng Nhà nước từng là một trong những lĩnh vực bất khả xâm phạm.

Tháng 4 năm 2013, tờ Thanh Niên công bố bài điều tra, tố cáo, cách thức điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước rõ ràng đã giúp một số cá nhân “rửa” vàng có nguồn gốc bất minh, lũng đoạn thị trường vàng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả nền kinh tế lẫn người tiêu dùng. Dẫu “Rửa vàng bằng cơ chế” (thu thập số liệu những thương vụ mua bán vàng của Việt Nam trong các tài liệu của ngoại quốc, đối chiếu với chính sách quản lý thị trường vàng, nêu thắc mắc, có phải Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách để hợp thức hóa vàng buôn lậu, hỗ trợ độc quyền kinh doanh vàng hay không) đăng tải ngày 24 tháng 4 năm 2013 được công chúng tán thưởng và đề nghị điều tra thêm. Ngay trong ngày hôm đó, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản cho Bộ Công an Việt Nam, yêu cầu khởi tố tác giả, đồng thời yêu cầu Bộ Thông tin – Truyền thông, “xử lý nghiêm khắc Ban Biên tập tờ Thanh Niên. Ngày hôm sau, Ban Biên tập tờ Thanh Niên đục bỏ “Rửa vàng bằng cơ chế”, xin lỗi Ngân hàng Nhà nước, thề sẽ kỷ luật tác giả do “dịch và hiểu chưa đúng về các thuật ngữ” thành ra “nhầm lẫn, sai sót khi phân tích về giao dịch vàng trong nước”!

Gió dường như đã đổi chiều. Khi truyền thông chính thống có xu hướng đó, khó có thể loại trừ tình huống, vào một ngày xấu trời nào đó, công an Việt Nam chính thức xác nhận, nội dung những thư tố cáo ông Bình là… “có cơ sở”. Ông Bình – nhân vật mà theo tin đồn đã được ông Nguyễn Tấn Dũng gửi vào Bộ Chính trị Đảng CSVN sẽ sớm bước ra khỏi đó giống như ông Đinh La Thăng. (G.Đ)

Mặc Dầu Mọi Nỗi Khó Khăn Hiện Tại, Chúng Con Tin Chắc Trái Tim Mẹ Sẽ Thắng!

Mặc Dầu Mọi Nỗi Khó Khăn Hiện Tại, Chúng Con Tin Chắc Trái Tim Mẹ Sẽ Thắng!

  • Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

… Câu chuyện do Linh Mục Thừa Sai kể lại.

Tôi giảng Tuần Đại Phúc nơi một xứ đạo. Nơi đây có một bệnh nhân bị mất hẳn tiếng nói. Vào cuối Tuần Đại Phúc, một trong các người con của ông xin tôi đến ban bí tích giải tội cho cha mình. Bệnh nhân này từ hơn ba tháng qua bị câm do hậu quả trầm trọng của chứng tắc huyết phổi.

Tôi mau mắn đến nhà bệnh nhân. Bước vào phòng người bệnh tôi nói ngay:

– Ông an tâm. Tôi sẽ đặt câu hỏi. Ông chỉ cần gật đầu ra hiệu Có hay lắc đầu ra hiệu Không.

Trước đó người con đã trình bày cho tôi biết tình trạng sống đạo của thân phụ như thế nào. Nhưng rồi, bất ngờ biết bao khi bệnh nhân bỗng cất tiếng nói cách rõ ràng. Thấy tôi không dấu được nỗi ngạc nhiên, ông liền giải thích cho tôi hiểu:

– Thưa Cha, ngay từ năm lên 10 tuổi, con lấy thói quen đọc mỗi ngày 3 Kinh Kính Mừng vào ban sáng và ban tối. Đến năm 14 tuổi con ngưng mọi việc thực hành đạo, nhưng không bỏ rơi thói quen lành thánh này. Thêm vào đó, con không bỏ qua ngày nào mà không van xin Đức Mẹ MARIA đừng để con chết mà không được xưng tội.

Nói xong, bệnh nhân sốt sắng xưng thú mọi lỗi lầm. Xưng tội xong, ông trở lại tình trạng câm nín như trước. Ông êm ái trút hơi thở cuối cùng lúc nửa đêm cùng ngày hôm đó.

… Câu chuyện thứ hai cũng chứng minh lòng nhân lành bao la của Đức Mẹ MARIA luôn đáp lời con cái nài van trong cơn khốn khổ.

Một người đàn bà nghèo mất chồng từ một năm qua. Người chồng tốt lành đã làm việc khó nhọc, để dành tiền mua được căn nhà nhỏ cùng với miếng đất nhỏ bao quanh căn nhà, từ một người bà con.

Thế nhưng sau khi ông chết, người bà con này tìm cách gây khó dễ để lấy lại căn nhà đã bán. Ông đến hăm dọa bà góa nghèo: “Chị phải trả tiền nhà, nếu không thì phải dọn ra khỏi nhà!” Người đàn bà đáng thương cố gắng tìm cho ra tờ giấy trả tiền nhà nhưng không biết chồng mình đã để ở đâu.

Trong cơn âu lo sầu khổ bà ngước mắt cầu nguyện với trọn lòng tin tưởng nơi Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA:

– Lạy Mẹ Nhân Lành, nếu Mẹ không giúp con tìm ra tờ giấy trả tiền nhà thì trong vòng hai ngày nữa con sẽ trở thành kẻ không nhà không cửa và cũng mất luôn mảnh đất nhỏ bao quanh nhà.

Vừa cầu nguyện bà vừa khóc. Nước mắt chảy xuống tràn trề. Đứa con gái duy nhất buồn bã nhìn mẹ khóc và như muốn nói với hiền mẫu:

– Đức Bà sẽ cứu giúp chúng ta, mẹ à!

Trong bóng tối của căn phòng bỗng xuất hiện một con đom đóm. Con bé tìm cách bắt cho được con đom đóm nhưng nó lại trốn sau cái rương dựng sát vào tường. Con bé nói với mẹ:

– Mẹ à, mẹ giúp con đẩy cái rương này ra, vì con muốn bắt con đom đóm!

Cô bé cứ nài nĩ mãi cho đến khi mẹ bằng lòng giúp. Bà mẹ kéo cái rương cũ ra thì bỗng trông thấy rơi xuống một cuộn giấy. Cuộn giấy được cẩn thận xếp và buộc lại với sợi dây bằng chỉ.

Bà mở ra và đọc. Bà ngạc nhiên biết bao khi khám phá ra đây là tờ giấy trả tiền nhà tiền đất với chữ ký nhận tiền hẳn hoi của người bà con.

Trong cơn vui mừng không kể xiết, bà hôn tờ giấy trả tiền nhà, ôm hôn đứa con gái nhỏ và hớn hở reo lên:

– Ôi lạy Mẹ MARIA, con xin cám ơn Mẹ biết là chừng nào! Mẹ đã ra tay cứu giúp chúng con!

… Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.

Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.

Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.

Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.

Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.

Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.

Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.

(“La Mia Messa”, 1 Aprile 2013 – 30 Giugno 2013, Anno VII, vol.II, Casa Mariana Editrice, trang 213-214/202-203)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt,

 25/5/2013

Anh chị Thụ & Mai gởi

LỪA ĐẢO

From facebook:   Trần Jos‘s post.

LỪA ĐẢO

Ông Đinh Thế Huynh bị bệnh nặng phải qua Nhật chữa. Trước đó ông Phùng Quang Thanh thì đi Pháp, ông Nguyễn Bá Thanh thì bỏ cả tiền triệu đô la qua tận nước Mỹ để nhờ họ cứu mạng. Nghe nói hai ông Chung và Thưởng vừa rồi lâm bệnh cũng đi Nhật và Pháp điều trị.
Trước đó nữa, ông Võ Văn Kiệt thì đi Singapore, ông Nguyễn Minh Triết đi Pháp rồi đi Sing chữa bệnh.

Đó là hàng lãnh đạo đảng cao cấp được biết đến nhiều. Còn hàng cán bộ đảng trung trung khi bị bệnh, len lén đi các nước tư bản chữa trị nhiều lắm, nên ít ai biết đến.
Trong khi đó các bác tuyên bố hoặc cho báo chí tuyên truyền Trung cộng là bạn tốt 4 chữ vàng, Cuba vừa là bạn tốt vừa có nền y tế phát triển tột bậc, Nga hết cộng sản rồi nhưng vẫn còn là đối tác tin cậy.

Toàn chỗ bạn tốt, tin cậy, ưu việt, nhưng gặp lúc đau ốm hiểm nghèo các bác lại không dám qua mấy chỗ đó gởi thân mà vác xác qua trao vào tay cho bọn tư bản chăm sóc dù tốn đến tiền triệu đô la. Có bác được chi bằng tiền ngân sách, có bác tự bỏ tiền túi ra chi. Không biết tiền đâu mà các bác có lắm thế?

Nhưng điều đáng nói ở đây là các bác trắng trợn lừa người dân. các bác biết mấy nước cộng sản hoặc đã từng kinh qua cộng sản thân thiết ấy cũng giống như Việt Nam, trình độ y tế chẳng ra gì, dịch vụ tệ hại, lương tâm nghề nghiệp yếu kém, tình người thiếu vắng, nhưng các bác cứ hô lên là tốt đẹp để tuyên truyền cái định hướng XHCN là ưu việt. Các bác biết tỏng do cái gì làm ra sự tệ hại đó vì các bác đang nằm trong chăn cùng với các nước ấy. Cái gì làm cho nền y tế của Nga, của Trung cộng vĩ đại lại thua kém xa lắc nền y tế của một nước bé tí xíu là Singapore, đừng nói là so với Mỹ, Nhật, Châu Âu, các bác biết hết.

Biết nhưng vẫn cố tình duy trì một nền y tế XHCN cho dân đen chịu đựng còn các bác và con cháu các bác thì thụ hưởng các dịch vụ y tế đỉnh cao của nhân loại không cộng sản.
Tương tự như vậy, các bác xây dựng nên một nền giáo dục gọi là XHCN ưu việt cho con cháu dân đen thụ hưởng, còn phần lớn con cháu các bác thì đẩy hết qua các nước tư bản thù địch để bị nhồi sọ.

Lừa đảo!

FB : Huỳnh Ngọc Chênh .

Hồ thủy điện thành hồ củi sau lũ quét ở Yên Bái

Hồ thủy điện thành hồ củi sau lũ quét ở Yên Bái

Mặt hồ rộng mênh mông, nước đục ngầu. Có những đoạn rộng tới nửa cây số tràn ngập củi, rác. Theo ước tính người dân, củi có thể vớt cả tháng cũng không hết. (Hình: Báo điện tử Zing)

YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – Hơn 4 cây số chiều dài của hồ tích nước thủy điện Mồ Dề, (xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) biến thành hồ gỗ, củi. Bất chấp nguy hiểm, hàng trăm người dân rủ nhau đi vớt về xài hoặc bán.

Trận lũ ống lịch sử sáng 3 Tháng Tám đã biến hồ chứa nước thủy điện Mồ Dề thành hồ đầy củi với hàng ngàn khối gỗ đủ các kích cỡ theo dòng nước bị cuốn trôi dồn vào đây.

Theo báo điện tử VietNamNet, mặt hồ rộng mênh mông, có những đoạn rộng tới nửa cây số tràn ngập gỗ, rác chất thành một lớp dày đặc. Ngoài những gia đình tìm kiếm người thân đang mất tích, thì nhiều người dân tranh thủ vớt những khúc gỗ mà dòng lũ cuốn từ rừng xuống.

Báo điện tử Zing cho hay, từ sáng 4 Tháng Tám, hàng trăm người ở các xã Chế Cu Nha, Mồ Dề… thi nhau vớt. Họ sử dụng nhiều cách khác nhau. Những người đàn ông sẽ chèo bè ra xa hoặc nếu gần có thể bơi, dùng phao. Họ luôn mang theo một sợi dây để buộc củi cho mẹ, vợ kéo vào bờ. Còn trẻ em thì dùng những chiếc sào có móc kéo gỗ từ ngoài vào… Khi được hỏi, những người vớt gỗ ở đây đều nói là mang về làm củi đốt, nhưng tại khu vực này đã xuất hiện một số người đi thu mua gỗ.

Ông Mùa A Quả, ở xã Mồ Dề, cho biết khi có mưa lớn, gỗ từ rừng bị cuốn về, người dân vẫn tranh thủ đi mót. Song chưa năm nào như năm nay, lượng gỗ bị cuốn về đây với khối lượng cực lớn. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, bất cứ người nào cũng có thể vớt được hàng khối.

Ông Hờ A Chinh đi vớt từ 8 giờ sáng, đến gần trưa ông và gia đình vớt được một xe tải đem về đun nấu. “Chúng tôi thuê xe tải, mỗi chuyến 400,000 đồng để chở về nhà,” ông nói.

Dù chính quyền đã cảnh báo nguy hiểm, nhưng người dân vẫn ra hồ vớt gỗ, dầm mình trong dòng lũ để cố gắng vớt “lộc trời” khiến nhiều người không khỏi rùng mình. (Tr.N)   

LHQ cảnh báo Venezuela ‘sử dụng vũ lực quá mức

LHQ cảnh báo Venezuela ‘sử dụng vũ lực quá mức

BBC

Nhân chứng nói lực lượng an ninh Venezuela bắn đạn chì ở cự ly gần vào người biểu tình
Bản quyền hình ảnh   AFP
Nhân chứng nói lực lượng an ninh Venezuela bắn đạn chì ở cự ly gần vào người biểu tình

Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cảnh báo “việc sử dụng vũ lực quá mức một cách rộng rãi và có hệ thống” với người biểu tình ở Venezuela.

Cơ quan này cũng lên tiếng về các vi phạm nhân quyền khác, trong đó có “khám nhà thô bạo, tra tấn và đối xử tàn tệ”.

Các lực lượng an ninh Venezuela được cho là chịu trách nhiệm về ít nhất 46 người chết trong các vụ bạo lực có liên quan đến biểu tình.

Câu chuyện cảm động của chàng trai Mỹ khiến ai đọc cũng cần suy ngẫm và làm theo

Câu chuyện cảm động của chàng trai Mỹ khiến ai đọc cũng cần suy ngẫm và làm theo

  Trong cuộc sống, không ai không mong mình có cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì mấy ai làm được. Bạn hãy đọc câu chuyện dưới đây về một chàng trai Mỹ, có thể tự rút ra bài học cho mình.

Câu chuyện cảm động này có thể nhiều người sẽ cảm thấy quen thuộc. Ai chưa từng một lần nhặt được của rơi? Tuy nhiên, ít ai biết được tầm ý nghĩa của một hành động, dù rất nhỏ.

Tommy làm thuê cho gia đình ông George đã nhiều năm. Anh rất được ông chủ coi trọng bởi vì anh là người thật thà, chăm chỉ và luôn chu toàn mọi việc. Một ngày nọ, ông chủ bảo Tommy đi về phía Nam của Texas để thu tiền nợ quý đầu năm.

Tommy rời nhà vào buổi sáng và thu được 100.000 đô la tiền nợ. Anh hào hứng vì đã hoàn thành xuất sắc công việc mà ông chủ giao phó và bỏ tất cả tiền vào chiếc túi nhỏ bên mình. Trên đường trở về, vì đói và khát nên Tommy đã ghé vào một quán ăn bên đường dùng bữa trưa rồi nhanh chóng bắt chuyến xe buýt quen thuộc để trở về giao tiền cho ông chủ.

Túi tiền bị mất

Về đến nhà, Tommy nhận ra chiếc túi da nhỏ bên người cùng tất cả số tiền đã biến mất. Ông chủ rất tức giận và nghi ngờ Tommy đã nói dối về việc đánh mất tiền để chiếm dụng 100.000 đô la cho riêng mình. Ông chủ la mắng Tommy và đe dọa rằng nếu anh không thể trả lại số tiền đó vào ngày hôm sau, ông sẽ trình báo với cảnh sát. Bị oan uổng nhưng lại không thể biện minh cho bản thân, Tommy chán nản, thất vọng và chỉ biết gục đầu khóc thật to.

Cùng khu phố của họ có một cậu thanh niên tên là Jeffery. Anh cũng làm kinh doanh nhiều năm và mặc dù nỗ lực, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, sáng tạo nhưng Jeffery thường xuyên gặp thất bại trong công việc.

Mệt mỏi với những kế hoạch không thành, Jeffery quyết định đóng cửa cửa hàng kinh doanh và trở về quê nhà trông nom trang trại cùng cha mẹ. Và điều trùng hợp ngẫu nhiên chính là khi Tommy có mặt trong quán ăn ven đường, Jeffery cũng đã ở đó trong khi chờ đợi chuyến xe để trở về quê.

Người đàn ông chính trực tìm thấy được túi tiền

Sau khi Tommy đứng lên và rời khỏi quán, Jeffery đã thấy chiếc túi nhỏ của anh. Jeffery để ý thấy bên trong có rất nhiều tiền và trong thoáng chốc anh nảy ra ý định muốn có số tiền đó.

Jeffery nhanh chóng di chuyển tới chỗ chiếc túi da và vui sướng khi biết rằng mình đang nắm giữ trong tay 100.000 đô la. Nỗi buồn vì thất bại trong kinh doanh và tâm trạng ủ rũ kéo dài suốt nhiều ngày tháng của anh bỗng chốc tan biến. Anh mơ về viễn cảnh tươi đẹp cùng những kế hoạch, dự định mới với số tiền lớn này. Tuy nhiên, vào lúc anh quyết định bỏ tiền vào trong túi của mình, những suy nghĩ khác nhau giằng xe trong tâm anh.

Jeffery thầm nghĩ:

“Nếu mình giữ lại số tiền này, cuộc sống của mình khi trở về quê sẽ dễ dàng và vui sướng biết bao. Mình sẽ dùng nó để mua thêm một số giống vật nuôi, mở rộng kinh doanh trang trại của cha mẹ.

Nhưng rất có thể chủ nhân của túi tiền này sẽ bị oan ức suốt đời, bị mất chức vị hay thậm chí có thể mất mạng chỉ bởi vì họ đã đánh mất túi tiền. Hành động tham lam của mình có thể sẽ khiến một gia đình hạnh phúc trở nên tan vỡ, hoặc khiến một người chắt chiu tích góp cả đời bỗng chốc về tay không. Nếu như vậy thì mình sẽ gây ra tội lỗi quá lớn rồi. Nghèo khó hay giàu sang đều có nguyên nhân, mình nên thuận theo an bài của số phận. Vì thế mình nên đợi ở đây cho đến khi chủ nhân của số tiền này quay trở lại. Số tiền này nhất định phải trở về với chủ nhân của nó”.

Trời tối dần và người vào quán ăn càng lúc càng tấp nập. Jeffery cố gắng quan sát từng người, nhưng không ai có vẻ lo lắng vì mất đi túi tiền lớn cả. Mặc dù Jeffery đói sôi bụng nhưng anh lại chẳng có tiền để mua thức ăn, tuy nhiên anh vẫn cố chờ đợi để tìm cho ra chủ nhân túi tiền trong dòng người ra vào quán.

Jeffery ngồi đợi cho tới khi khách trong quán bắt đầu thưa dần và cửa hàng chuẩn bị đóng cửa. Đột nhiên, Jeffery nhìn thấy một người thanh niên khác trạc tuổi anh bước vào quán, nét mặt thể hiện rõ sự lo lắng, căng thẳng và đau khổ.

Đó chính là Tommy. Tommy đã xin ông chủ cho đi tìm túi tiền nhưng sợ Tommy bỏ trốn nên cử thêm hai người đi theo giám sát anh.

Túi tiền được trả lại

Jeffery quan sát rất kỹ rồi đi lại bên người thanh niên và hỏi: “Anh đánh mất thứ gì sao?”. Tommy tường thuật lại sự việc cho Jeffery và nói rằng nếu không tìm thấy số tiền ấy, anh không biết cuộc đời mình sẽ ra sao. Jeffery mỉm cười đáp lại: “Cuối cùng anh cũng đến rồi. Tôi đã đợi anh mãi”.

Nhận lại túi tiền, Tommy ôm chặt lấy Jeffery và nghẹn ngào: “Tôi vô cùng biết ơn anh, Jeffery ạ. Nếu không phải một người chính trực như anh tìm được túi tiền và kiên nhẫn ngồi đây chờ đợi, tôi đã thực sự đi đến bước đường cùng và dự định tìm cho mình một cái chết. Anh đã cứu cuộc đời của tôi và tránh cho người thân của tôi khỏi những lụy phiền. Anh quả thực đã làm một việc vô cùng vĩ đại”.

Tommy đề nghị đưa lại cho Jeffery 1/5 giá trị số tiền tìm được nhưng Jeffery đã một mực từ chối. Tommy rút xuống còn 1/10 nhưng Jeffery vẫn cương quyết không nhận. Cho tới khi Tommy nói: “Vậy anh hãy cầm 20 đô la này để mua đồ ăn”, Jeffery vẫn lắc đầu và tỏ ý Tommy hãy mang đầy đủ số tiền trả lại cho ông chủ.

Cuối cùng, Tommy nói: “Vậy sáng mai tôi mời anh dùng bữa có được không?” và Jeffery đã đồng ý.

 

 

 

 

 

 

Một hành động tốt, hai người được cứu

Sáng hôm sau, Jeffery mang theo tâm trạng vô cùng phấn khởi tới điểm hẹn của hai người. Khi Tommy có ý định định mời Jeffery ăn sáng trong một nhà hàng sang trọng, anh ngay lập tức ngăn lại và nói:

Tôi rất biết ơn anh Tommy. Hôm qua tôi định bắt xe về quê, nhưng vì đợi anh nên tôi đã lỡ mất chuyến xe ấy. Sáng nay, tôi nghe tin chuyến xe đã gặp tai nạn và rất nhiều hành khách đã bị thương. Anh mới là người đã cứu mạng tôi và làm một việc vĩ đại”.

Hành động chính trực của Jeffery đã cứu mạng cả hai người. Khi ông chủ của Tommy nghe được câu chuyện đã vô cùng ngưỡng mộ sự thành thật của Jeffery và trò chuyện với anh một hồi lâu. Sau đó ông giữ Jeffery ở lại làm kế toán tại cửa hàng của mình, ông cần một người chính trực. Sau nhiều năm làm việc và học hỏi kinh nghiệm từ ông chủ, cuối cùng Jeffery đã thành công với công việc kinh doanh riêng của mình và trở thành một doanh nhân thành đạt trong xã hội.

***
Trong cuộc đời ngắn ngủi, con người ai cũng muốn có được nhiều lợi ích vật chất để sống tốt. Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được đạo lý “Lấy đủ làm vui”, vì thế mà luôn vận dụng các loại thủ đoạn để giành lợi cho riêng mình. 

Họ không biết rằng, phàm là những thứ dùng thủ đoạn, cưỡng cầu để có được đều mang theo nghiệp chướng rất lớn.

Ngược lại, con người nếu biết sống tốt, tích đức hành thiện, có phúc báo thì tự nhiên sẽ được mọi thứ.

Người xưa vẫn dạy rằng một người cần sống lương thiện:

-làm điều tốt mà không cần suy tính

-mang ơn mà không bao giờ quên. 

Nếu có thể làm được như vậy

-chính là đang tích phúc báo

– đó mới là cái lợi vĩnh hằng.

S.T.

Gian dối mụ mị không bao giờ là nền tảng của xã hội tốt

Gian dối mụ mị không bao giờ là nền tảng của xã hội tốt

 
Nguyên Thạch (Danlambao)  Một thể chế lấy sự gian xảo làm nền tảng cho xã hội là một thể chế không bao giờ được tồn tại lâu bền, đó là một trong những nguyên tắc căn bản nhất để vận hành đất nước. Sự trí trá, lừa dối của thể chế chính trị chỉ lừa được một số người vào một thời gian nhất định chứ không lừa được toàn dân trong dòng thời gian mãi được.
Bối cảnh lịch sử của Việt Nam vào thời kỳ thực dân Pháp, đế quốc Nhật là những giai đoạn thuận lợi cho bất cứ cuộc cách mạng nào đứng lên giành Độc lập và chủ quyền cho dân tộc, điều đó có nghĩa là không nhất thiết phải là đảng cộng sản Việt Nam mới làm được. Đơn cử những thí dụ điển hình như Mã Lai, Indonesia, Brunei, Mayanmar, Ấn độ… đều hưởng độc lập mà không phải gây chiến với thực dân. Riêng dân tộc Việt Nam, 6 năm trước đó, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ và đảng cộng sản đã hy sinh hơn 800 ngàn sinh mạng (có hồ sơ ghi hơn 3 triệu) để đánh Pháp giành độc lập. Có lẽ mình không biết kiên nhẫn như Mã Lai hay Indonesia?. Lý do khiến các đế quốc thực dân xưa phải trả lại sự độc lập cho các nước thuộc địa là nhờ vào Tuyên bố về trao trả Độc Lập cho các nước và dân tộc thuộc địa, 1960. Được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (1) Ấn Độ cũng đã được Anh trả lại độc lập cho tiểu lục địa này vào năm 1947. Riêng ở Bắc Mỹ thì căn cứ theo Hòa ước Véc-xai (9 – 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. (2). Tất cả những quốc gia thuộc địa nêu trên đã giành lại được nền độc lập mà không phải cần đến đảng cộng sản.
Đảng Cướp sạch Vẹm Nô luôn tự đề cao và lấy đó làm hào quang cho mình bằng cách kể công rằng “nhờ ĐCS mà dân tộc Việt Nam mới giành lại được độc lập”, họ không chịu nghĩ rằng “Không mợ thì chợ vẫn đông, vắng mợ thì chợ cũng chẳng ở không buổi nào”.
Họ cứ khăng khăng rằng chỉ có ĐCS mới đủ lực, đủ tài mà không chịu nhìn nhận ra rằng không có họ thì các đảng phái quốc gia khác cũng vẫn có thể đánh Pháp, đuổi Nhật và mang lại cho đất nước nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Bản, phát triển và hưng thịnh.
 
Trước đây tại sao TPHCM được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông. Nói Singapore là số 1 của khu vực. Hơn 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu đã nhìn về Sài Gòn và mơ ước liệu sau này Singapore có được như Sài Gòn không? Thực chất là khi tách ra khỏi Malaysia thì Singapore mới chỉ là một cái làng chài. Do đó, tôi cho rằng khi đã là số 1 thì phải là toàn diện, tổng thể.“(3)
Bằng chứng hiển nhiên là dưới 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa đã tự lực cánh sinh, một mặt phải đối đầu với kẻ thù xâm lăng từ phương Bắc, một mặt phải lo vận hành cho xã hội được tự do, bảo đảm được Dân Chủ Nhân Quyền song hành với phát triển kỹ nghệ mà ngay cả Thủ tướng Lý Quang Diệu vào thời đó từng mơ ước Singapore cũng được như Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông. Thế mà chỉ hơn 5 thập kỷ sau Singapore đã vượt xa CSVN đến những 197 năm!. Nam Hàn cũng mong ước được như VNCH trong kỹ nghệ sản xuất xe hơi mà La Dalat là công nghệ điển hình. Thế mà hiện nay Đại Hàn là một trong những quốc gia với nền kỹ nghệ tiên tiến, xe hơi, công nghệ điện tử của họ đã chiếm lĩnh được thị trường của cả thế giới và có uy tín, họ đã bỏ xa VN, và CSVN muốn được như Nam Hàn hôm nay thì cũng phải mất cả trăm năm. Thậm tệ hơn nữa, ngay cả Lào và Campuchia là những xứ không thể nào so được với VNCH mà nay CSVN cũng phải chạy theo đít ngửi khói.
 
Ô tô 5.000 USD khiến dân Việt phát thèm
Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô hãy thôi láo lếu huyênh hoang tự sướng cho rằng “Đảng CSVN đã tài tình đánh đuổi được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng đám Ngụy quyền tay sai, đem lại Độc lập, hạnh phúc cho cả dân tộc”. Dân Việt khẳng khái rằng: Nếu ĐCS không giành lại nền Độc Lập thì các đảng phái chính trị khác cũng vẫn làm được và chắc chắn sẽ làm tốt hơn lũ VẸM Nô là sẽ đưa dân tộc đến bến bờ Tự Do, Dân Chủ, phát triển và hưng thịnh với đầy đủ Tam Quyền Phân Lập cùng Tự Do Ngôn Luận và khác biệt hơn cả là không bao giờ chịu đầu hàng bọn Trung cộng. Bằng chứng là trước đây, vào năm 1974, mặc dù dưới sự phản bội, bán đứng VNCH của đồng minh Hoa Kỳ, mặc dầu Đệ Thất hạm đội lúc bấy giờ đang có mặt ở Thái Bình Dương quay lưng làm ngơ nhưng Hải quân VNCH vẫn anh dũng nã đạn vào mặt của kẻ thù dẫu dư biết mình sẽ thua cuộc vì vũ khí yếu kém. Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến sĩ HQ/VNCH đã hiên ngang ngã xuống cho Tổ Quốc, họ mới thật sự là những đứa con sẵn sàng xả thân hy sinh cho đất nước, chứ không như QĐ/CSVN cúi mặt đầu hàng giặc dưới sự chỉ đạo của đảng Vẹm Nô như vụ 64 chiến sĩ công binh đã bị Trung cộng sát hại ở Gạc Ma một cách tức tưởi.
Đã đến lúc dân tôi phải nói thẳng, nói thật… Thời gian hơn 70 năm ròng rã, dân miền Bắc đã bị dụ, bị lừa, hơn 42 năm miền Nam bị cướp giật và trấn lột, cả nước đã bị mắc đại nạn trần ai. Ngày hôm nay chúng tôi chả ngại ngùng gì mà nói rằng: ĐCSVN chỉ là một Đảng Cướp Sạch Vẹm Nô mà Hồ Chí Minh là tên dẫn đầu đã mang lại một thứ chủ nghĩa xui tận mạng, khiến dân tình khổ sở tang thương trong cuộc chiến đẫm máu huynh đệ tương tàn, hòa bình trong chia lìa đau đớn, hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi, hàng trăm ngàn sanh linh phải bị chôn vùi dưới lòng sâu của biển cả, hàng chục triệu người phải sống trong tủi hổ, trai lao nô, gái đĩ xứ người cho thiên hạ khinh khi, đất nước phải lâm vào cảnh nô lệ ngoại bang Tàu cộng. Giá mà từ trước không có sự xuất hiện của đám đầu trâu, mặt ngựa, óc bò này thì đất nước và dân tộc Việt Nam đâu đến nỗi phải sống chung với lũ đầu trộm đuôi cướp gian manh điếm đàng, phải khổ sở ô nhục như thế này. Hỡi các cụ Phan, cụ Ngô, sự vắng bóng của các bậc anh minh để rồi đất nước phải bị chìm ngập trong màn đen dầy đặc. Hỡi trời cao có thấu!.
 
Ơi Thượng Đế
Bước vào thế kỷ của văn minh
Nhân loại an vui hưởng thanh bình
Chung vai xây dựng nền dân chủ
Xã hội công minh lý lẫn tình.
Tan tác Quê Hương
Đất nước ta
Bốn hai năm trôi vẫn cứ là
Tiến lên xã hội theo cộng sản
Siêu việt, thiên tài!
Một đảng ma!.
Mây đen năm ấy, phủ núi sông
Nước mắt hòa theo ngọn cờ hồng
Bốn hai năm dài, đời nghiệt ngã
Dân tộc hận đau… ngập nỗi lòng.
Đất nước nghiêng chao, chào thống nhất
qui về một mối, cảnh tang thương
Một lũ ma vương bầy quỉ dữ
Khối dân chung gánh chuỗi đoạn trường.
Đường đi mò mẫm trong u ám
Mây mù che khuất nẻo tương lai
Lũ về cuốn cả niềm hy vọng
Tiếng nấc Quê Hương suốt canh dài…
Người hỡi về đâu?
Ta về đâu?
Con nước dòng trôi vẫn đục mầu
Về đâu cũng chỉ dòng nghiệt ngã!
Thượng đế nghe chăng?
Tiếng kinh cầu.
*
Ơi Thượng Đế!
Tôi ở bên này, trông ngóng Quê Hương
Quê Hương tang thương muôn ngàn tuyệt vọng
Đâu một lối đi?
Đâu nẻo trở về?
Chập chùng ngàn khơi bên kia bạc trắng
Trĩu áng mây đen
Vạt nắng lạc loài
Chiều trông biển Thái trùng dương mù thẳm
Em ở bên nhà còn nắng ấm không
Nghe xót xa lòng, môi trầm muối mặn
Vọng ngóng chờ nhau nối một nhịp cầu
Đường trần bể dâu
Tìm đâu một hướng
Mẹ đã già nua
Sức yếu hơi tàn
Sáng ra biển, lời xa mẹ hát
Một đảng vong nô
Một lũ bội tình
Cúi gục đầu nhận chữ nhục vinh
Thân run khóc, khóc tình đất mẹ…
Quê hương ơi, hôm nay tôi sẽ
Bước chung đường dẫu đường buồn tẻ cô đơn
Nung nấu con tim
Nuôi chí căm hờn
Noi gương Quốc Tổ giang sơn gìn giữ
Không là con hoang
Quay lưng lìa xứ
Bỏ mặc Quê Hương nhục nhã ê chề
Bao nhiêu năm dài
Một lũ u mê
Ảo vọng thênh thang
Lạc cõi đi về.
Một đám kền kền, một bầy quạ đỏ
Chúng biến quê hương, thành xó điêu tàn
Xương gầy bọc da, một đàn em bé
Mười bốn bán dâm thành kẻ không hồn
Đời đầy hố chôn oan khiên nghiệt ngã
Lê bóng ma trơi, vất vưởng không nhà
Còn mãi nơi đâu? Ơi ngài Thượng Đế!
Cứu giúp dân tôi trong cuộc sống này
Mau cứu quê tôi thoát cảnh đọa đày…

7/8/2017

_____________________________________
Ghi chú:

Đừng để phải chết chùm!

Viết từ Sài Gòn

 
Các kho chứa dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất phía sau khu nhà ổ chuột của người dân Quảng Ngãi.

Các kho chứa dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất phía sau khu nhà ổ chuột của người dân Quảng Ngãi.

 AFP photo
 

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.

Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đầy 5 năm!

Rồi thêm chuyện cấm người ta chơi đàn ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm, bắt chẹt người đi làm giấy khai tử để nhận tiền phong bì. Quan chức, từ thời ông Nông Đức Mạnh phơi bày đời sống như một ông hoàng đến nay có thêm hàng trăm quan chức cấp tỉnh, cấp huyện chẳng cần giấu diếm sự giàu có xa hoa, sống chễm chệ, phè phỡn, sung túc trên nỗi khổ, trên nợ công, trên cái đói vì thiên tai, nhân họa do chính các ông gây ra…

Và gần đây nhất, có lẽ, cái được lớn nhất của người dân là được mở ,mắt nhìn giới lãnh đạo Cộng sản ra lệnh cho công an, quân đội chuẩn bị vào cuộc để chiến đấu với dân nếu như nhân dân biểu tình yêu cầu nhà nước phải có thái độ rõ ràng, minh bạch và dứt khoát trước sự lấn lướt của Trung Cộng trong khu vực thuộc quyền khai thác tài nguyên biển Việt Nam, cụ thể là lô 136 – 03, nơi công ty Repsol đang khai thác dầu theo hợp đồng với Việt Nam mà nếu Việt Nam chịu lùi bước trước Trung Quốc, đơn phương rút hợp đồng thì không những mất hàng núi tiền đền bù mà còn mất cả chủ quyền quốc gia.

Điều này khiến cho người ta đặt ra một câu hỏi và một giả định: Liệu đây có phải là nước cờ của kẻ bán nước? Và đây có phải là thương vụ xông ống cháo cho đảng Cộng sản Việt Nam, một thương vụ mà ít nhất trong lúc này là giữ được cái túi mang tên “ngân sách nhà nước” không bị trống rỗng? Liệu có khi nào các ông, các bà chấp nhận bán đứng chủ quyền quốc gia cho Trung Quốc với giá hàng trăm tỉ Mỹ kim để rồi chấp nhận đền bù cho Repsol vài tỉ Mỹ kim, số tiền còn lại tha hồ bỏ túi, tha hồ phân bổ ngân sách nhà nước để rồi sau đó tính tiếp?

Bởi hơn bao giờ hết, đảng Cộng sản Việt Nam đang ngồi trên lưng cọp, tuy bên ngoài vẫn giao du, quan hệ với các nước, thậm chí vẫn bỏ ra vài chục triệu Mỹ kim để hỗ trợ cho Lào, Campuchia (mà mới nhìn thì có vẻ như đây là cách để giữ chân các quốc gia này bớt lún sâu vào vũng lầy Trung Cộng. Nhưng thực tế, khi đặt câu hỏi liệu với tình hình nợ nần, ngân khố báo động như đang thấy thì lấy đâu ra tiền để hỗ trợ cho quốc gia khác?) nhưng thực tế bên trong thì đã mọt ruỗng, hoại thư giai đoạn cuối bởi các chính sách vĩ mô lựa chọn từ đầu.

Thử đặt câu hỏi: Liệu đảng Cộng sản tồn tại được bao nhiêu ngày nếu như họ liên tục trong hai tháng không có tiền để trả lương cho bộ máy cồng kềnh gồm hơn hàng chục triệu con người lãnh lương nhà nước, từ đương chức, đương nhiệm cho đến về hưu và những gia đình chính sách, đó là chưa muốn kể đến các hội đoàn, trực thuộc đảng? Sở dĩ xảy ra chuyện này là do chính sách tuyển dụng mập mờ, đưa những con người thừa gian manh từ bằng cấp cho đến biển thủ nhưng lại thiếu năng lực để tạo ra lợi tức trong công việc. Và bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng vô tội vạ, dựa trên lý lịch đỏ là chính đã dẫn đến cả một hệ thống nhà nước từ trung ương xuống địa phương giống hệt như một bầy giun bâu bám đông đúc trong một cơ thể ốm yếu có cái tên là Việt Nam. Cái con vật mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam này chỉ cần thiếu ăn vài giờ thì phải lăn ra chết vì giun hút sạch máu.

Bán lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu cho thuê lâu dài để rồi người Trung Quốc được quyền xây riêng những biệt khu của họ với mọi quyền lợi, quyền hạn chẳng khác nào một lãnh sự quán của họ trên đất Việt Nam, để rồi sau cùng là bán lãnh hải bằng một kịch bản nhún nhường, lép vế nhưng thực tế là bán để cứu ngân sách, để cứu đảng. Đó có phải là giải pháp cấp thời của đảng Cộng sản Việt Nam?

000_Hkg10091119-400.jpg
Một vựa thu mua ve chai của người dân nghèo Hà Nội. AFP photo

Bởi hiện tại, mối nguy lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng là những tướng lĩnh quân đội có tài thì hoặc là họ đã bị loại ra khỏi vòng quyền lực, hoặc là họ không coi đảng ra gì, đứng riêng một cõi để làm kinh tế, để tạo lập vương quốc quyền lực và tiền bạc. Và không chừng, họ là những kẻ đảo chính đầu tiên khi thấy cần thiết có sự thay đổi. Còn những kẻ bất tài trong hệ thống quân đội thì rất trung thành với đảng nhưng thực ra, sự trung thành này là kiểu trung thành của một phép ăn chia, còn lợi nhuận thì còn trung thành, hết lợi nhuận, hết trung thành, quay ra đối nghịch.

Thử hỏi, với một cơ thể chứa toàn mối nguy như vậy, liệu đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tồn tại như thế nào nếu như ngân sách trống rỗng? Và các động thái huy động vốn từ người dân, huy động vàng trong dân hoặc bán trái phiếu đều xoay quanh vấn đề ngân sách chop thấy điều gì? Bây giờ, đùng một cái Nguyễn Phú trọng mang số tiền hàng triệu Mỹ kim sang tài trợ cho Campuchia, rồi sắp tới đây lại bỏ ra hàng tỉ Mỹ kim đền bù hợp đồng cho Repsol. Đó là chưa muốn nhắc đến hàng chục tỉ Mỹ kim mà ông Phúc đã dắt các doanh nhân Việt Nam sang ký hợp đồng với Mỹ trong vài tháng trước.

Trong khi đó, Việt Nam không có bất kì thứ gì để bán kiếm tiền ngoài đất đai và tài nguyên. Các doanh nhân sừng sỏ xứ Việt, nói cho sang vậy thôi chứ thực lực của họ cũng chỉ xoay quanh đất đai, tài nguyên  và quyền lực nhóm, họ không có đù khả năng sáng tạo hay sáng chế một con ốc cho ra hồn. Điều này khác xa với doanh nhân tư bản có thể không có những thương vụ hàng trăm tỉ sau một chữ kí nhưng họ lại bán được những phần mềm, những con ốc, những cái ca nhựa, hay những vỏ lon với giá vài xu, và bán hàng triệu cái, hàng tỉ cái trên thế giới. Sự giàu có của phương Tây dựa trên tính sáng tạo và thiết thực, sự giàu có của Việt Nam dựa trên mánh khóe và hoang tưởng, đó là sự khác biệt rất rõ.

Với tiềm lực kinh tế như vậy, với năng lực quản lý và làm kinh tế như đã thấy suốt nửa thế kỉ qua, Việt Nam chỉ có bán và bán, và khi không còn thứ gì để bán nữa, người ta xoay sang bán nước, đó là hệ quả tất yếu của những kẻ chỉ biết bán để ăn. Điều này chẳng khác nào một chủ nhà có nhiều của cải ông bà để lại, đến thời anh ta chỉ có bán và ăn. Bán mãi rồi cũng hết, bán nốt căn nhà, không còn nhà để bán ăn nữa thì chuyển sang bán vợ đợ con. Cái mô hình BDA (bán ăn dần) có vẻ như người Cộng sản đã đến lúc xoay sang bán căn nhà của họ. Bởi nếu không bán thì chết đói, anh em nồi da xáo thịt.

Nhưng thiết nghĩ, tại sao ngay lúc đói nhất, lúc sắp bán căn nhà, người ta không vùng dậy và lao động như một con người để kiếm hạt gạo mà sống, mà thay đổi cuộc sống? Chuyện này đâu có khó. Nó cũng giống như người Cộng sản lúc này, lẽ ra họ phải bình tĩnh hơn và bỏ thói quen làm liều để tránh tình trạng chết chùm. Mà muốn tránh tình trạng hiện tại hoàn toàn không khó. Muốn biết nó không khó như thế nào thì hãy quay lại với nhân dân và hãy để chính những trí thức đích thực họ chỉ cho cách tồn tại. Bởi chó chết thì mèo cũng nhăng răng, họ cũng chẳng dại gì để đất nước bị mất dần vào tay kẻ khác để rồi cùng cảnh chết chùm!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do

Tài xế taxi trong cuộc tranh đấu ở Nam Hàn là ai?

Tài xế taxi trong cuộc tranh đấu ở Nam Hàn là ai?

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Tổng Thống Moon Jae-in thắp nhang tưởng niệm 37 năm cuộc nổi dậy tranh đấu dân chủ tại thành phố Gwangju, Nam Hàn. (Hình: Kim Min-hee/Getty Images)

“A taxi driver” là cuốn phim mới được phát hành ở Nam Hàn hôm Thứ Tư, 2 Tháng Tám, được trình chiếu ở 1,446 rạp với gần 700,000 vé đã bán được. Bộ phim này sẽ xuất hiện trên các màn ảnh Bắc Mỹ từ ngày 11 Tháng Tám, tại Úc và New Zealand ngày 24 Tháng Tám, và tại các nước Châu Á trong Tháng Chín.

Cuốn phim nói về câu chuyện của ký giả người Ðức Jurgen Hinzpeter năm 1980 đến làm phóng sự về cuộc tranh đấu dân chủ của dân chúng thành phố Gwangju bị chính quyền đàn áp tàn bạo. Những hình ảnh và bài viết của Hinzpeter bí mật chuyển ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thế giới hiểu được thực trạng của chế độ độc tài quân phiệt và trợ lực thúc đẩy phong trào tranh đấu của dân chúng Nam Hàn tiếp tục tiến tới kết quả cuối cùng là cuộc bầu cử tự do dân chủ năm 1987.

Những năm sau đó, ký giả Jurgen Hinzpeter được giải thưởng của hiệp hội nhà báo Nam Hàn và nhiều tổ chức dân sự khác. Ông qua đời năm ngoái ở tuổi 78. Thành phố Gwangju, 1.5 triệu cư dân, ở miền Nam Nam Hàn đặt bia tưởng niệm ông.

Tướng Pak Chung-hee, tổng thống thứ ba của Nam Hàn từ 1963, bị ám sát Tháng Mười, 1979. Hai tháng sau, bằng một cuộc đảo chính quân sự, Trung Tướng Chun Doo-hwan nắm quyền lãnh đạo Nam Hàn, viện lý do chống sự xâm nhập từ Bắc Hàn, cho thi hành quân luật và ngăn cản phong trào tranh đấu dân chủ.

Ngày 18 Tháng Năm 1980, sinh viên và dân chúng Kwangju biểu tình chiếm tòa thị chính phản đối, ông Chun Doo-hwan ra lệnh thẳng tay đàn áp. Quân đội, lực lượng đặc biệt có chiến xa và trực thăng võ trang yểm trợ đánh chiếm lại tòa thị chính.

Cuộc biểu tình biến thành nổi dậy bạo loạn, chiếm các đồn cảnh sát và lấy vũ khí giao tranh với quân đội. Sau hơn một tuần lễ, phong trào tranh đấu dân chủ tan rã, hàng trăm sinh viên bị bắt. Theo thông báo chính thức, gần 200 người chết kể cả 20 binh sĩ, nhưng theo các ước lượng khác có khoảng 600 người thiệt mạng. Tướng Chun Doo-wan sau đó trở thành tổng thống nhưng chỉ làm một nhiệm kỳ 7 năm và không tái tranh cử.

Nhận biết tin tức có biến động ở Gwangju, ký giả Hinzpeter lúc đó là phóng viên thường trú ở Tokyo cho đài truyền hình Ðức ARD, cùng chuyên viên âm thanh Henning Rumohr bay sang Seoul. Nhờ có người trung gian sắp xếp trước, hai phóng viên Ðức được một người lái taxi tên Kim Sa-bok đón tại phi cảng quốc tế Kimpo và đưa xuống miền Nam.

Theo lời ký giả Hinzpeter kể lại sau này, thì toàn thể vùng Gwangju bị phong tỏa chặt chẽ, binh sĩ trấn đóng trên tất cả những đường vào thành phố, người ngoại quốc cũng như dân Nam Hàn đều bị cấm và rất nguy hiểm cho những ai tìm cách vượt qua. Ông nói là chưa từng gặp sự khó khăn như vậy ở đâu kể cả khi làm việc ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Phóng viên Nam Hàn bị kiểm soát nghiêm ngặt không thể làm việc, chỉ có rất ít phóng viên ngoại quốc cố gắng len lỏi đến làm phóng sự quay phim, chụp hình,

Tài xế taxi Kim Sa-bok hiểu rõ những rủi ro ấy nhưng đã nỗ lực trợ giúp đưa Hinzpeter vào thành phố Gwangju. Khi gặp trạm kiểm soát không cho đi, ông Kim lái xe theo đường nhỏ vào các làng để đi vòng qua. Ký giả Hinzpeter nói rằng khi gặp một trạm kiểm soát cuối cùng trước khi đến Gwangju, ông phải đặt chuyện giải thích với các binh sĩ rằng ông cần phải tìm người sếp của mình bị kẹt ở đây để đưa ra.

Hinzpeter trở thành ký giả đầu tiên vào được thành phố và có thể quay phim, chụp hình, gặp hỏi chuyện gia đình những nạn nhân bên cạnh các quan tài ở bệnh viện. Nhưng tiếp theo thì việc chuyển tin và tài liệu về không phải là dễ dàng. Các đường dây liên lạc điện thoại đều bị cắt và nếu muốn tìm một máy điện thoại công cộng còn dùng được, phải đi bộ nhiều dặm đến các làng kế cận.

Ký giả Hinzpeter cho những khúc phim đã dùng vào trong vỏ bọc cũ làm như chưa sử dụng và xếp vào trong một hộp bao bằng giấy mạ vàng có quấn băng xanh giống như một món quà cưới. Bằng cách ấy ông đã có thể đem được tài liệu ra khỏi Gwangju và trạm kiểm soát an ninh ở phi cảng Kimpo để đưa về Tokyo ngày 22 Tháng Năm. Ngay sau đó, Hinzpeter bay trở lại Seoul và tiếp tục tìm cách len lỏi vào Gwangju với sự hướng dẫn của Kim Sa-bok để quay phim làm phóng sự quân đội đang tấn công các cơ sở dân sự ở thành phố.

Chính quyền Nam Hàn lúc đó giải thích rằng họ dẹp bạo loạn do Cộng Sản sách động và quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ dân chúng. Nhưng những phóng sự của Hinzpeter chứng tỏ cho thế giới và người Nam Hàn thấy rằng lời tuyên truyền ấy là giả trá.

Trong nhiều năm, ký giả Hinzpeter, với sự giúp đỡ của nhiều người dân Nam Hàn, kể cả Park Un-kyoung, nhà sản xuất bộ phim “A Taxi Driver” sau này, không thể nào tìm ra người lái taxi mang tên Kim Sa-bok. Dù cho câu chuyện đã trở thành phổ biến trong dư luận từ thời gian bộ phim được làm, từ Tháng Sáu đến Tháng Mười, 2016, không có ai tự đứng ra xác nhận mình là Kim Sa-bok và đối tượng này dường như mãi mãi là một người anh hùng vô danh trong lịch sử cuộc tranh đấu dân chủ ở Nam Hàn.