httpv://www.youtube.com/watch?v=-c95IMTaGLo
Đại hội thánh mẫu 2017 – Bài giảng quá hay và ý nghĩa các bạn nên nghe
httpv://www.youtube.com/watch?v=-c95IMTaGLo
Đại hội thánh mẫu 2017 – Bài giảng quá hay và ý nghĩa các bạn nên nghe
Thế Nào Là Lỗi Đức Bác Ái Kitô Giáo?
Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, viết: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13:13).
Sở dĩ ngài nhấn mạnh về Đức ái như vậy, vì căn cứ vào lời Giêsu đã truyền cho các môn đệ và mọi người chúng ta phải tuân giữ và thực hành hai giới răn quan trong nhất là mến Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi” và “yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12:30-31).
Thật vậy, yêu người khác như yêu chính mình, đó là đức ái Công giáo. Đó là đức mến mà Thánh Phaolô đề cao hơn cả đức tin và đức cậy. Điều này thật chí lý vì nếu chúng ta tin có Chúa, yêu mến Chúa và hy vọng có ngày được gặp Chúa nhãn tiền thì chúng ta phải thể hiện niềm tin và cậy trông đó bằng đức ái nồng nàn. Nói khác đi, đức ái là thước đo đức tin và đức cậy. Nhưng làm thế nào để chứng tỏ chúng ta thực sự tin và yêu mến Chúa?
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta bí quyết: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Jn 14:21).
“Có và giữ” nghĩa là biết những giới răn của Chúa và thực hành những giới luật đó để minh chứng niềm tin và lòng mến Chúa thực sự.
Như vậy, thực hành tốt hai điều răn quan trọng nhất của Chúa về yêu mến Người và yêu tha nhân là cách biểu lộ hùng hồn nhất về niềm tin và yêu mến Chúa thực sự.
Trong giới hạn bài này, tôi xin được trình bày đại cương về giới luật yêu mến tha nhân như yêu chính mình và những lỗi phạm đến điều răn quan trọng này.
Yêu mến người khác như yêu chính mình trước hết có nghĩa là mình ước muốn những gì tốt đẹp, hữu ích cho mình thì mình cũng phải mong muốn và làm những việc ấy cho người khác. Mình muốn được cơm no áo ấm, có những phương tiện vất chất tối thiểu cần thiết để sống xứng đáng cương vị làm người thì cũng phải mong muốn và giúp người khác có được những nhu cầu cần thiết đó. Mình muốn danh dự, tiếng tốt cho mình thì cũng có bổn phận phải tôn trong danh dự và tiếng tốt của người khác như vậy. Nói khác đi, nếu mình không muốn bị hiểu lầm bị vu cáo những điều xấu thì cũng không bao giờ được phép gây ngộ nhận cho ai hoặc vô tình hay cố y bêu xấu ai vì bất cứ lý do gì. Sau hết, mình muốn được thăng tiến về mặt trí thức và siêu nhiên, thì cũng phải quan tâm đúng mức đến lợi ích tinh thần và thiêng liêng của người khác. Có như vậy mới thực sự là yêu người như Chúa dạy.
Nói tóm lại, dùng thước bác ái để đo mình thế nào thì cũng phải dùng chính thước đó mà áp dụng cho người khác như vậy. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người đã không sống bác ái hoặc tệ hơn nữa là đã lỗi phạm nhân đức này cách nặng nề.
Cái tội lớn nhất của con người ngày nay ở khắp mọi nơi trên thế giới là tội dửng dưng (indifference) trước sự đau khổ của người khác. Đau khổ về thể lý như đói nghèo, tù đày, bị đánh đập, hành hạ thân xác… Đau khổ về tinh thần như bị khinh chê, kỳ thị, lăng mạ, sỉ nhục, bị bêu xấu trong công luận.Gây cho người khác những đau khổ này hoặc dửng dưng khi thấy người khác phải chịu những đau khổ đó đều lỗi phạm đức ái mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta phải tuân giữ để được vào Nước Trời, là Vương Quốc của công bình, thánh thiện, và yêu thương. Có người đã nại lý do muốn sửa lỗi của anh chị em để giúp họ cải tiến. Thiện chí này rất tốt và phù hợp với Phúc Âm nhưng phải thi hành đúng với tinh thần mà Chúa Giêsu đã dạy trong Phúc Âm Thánh Matthêu như sau:
“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi.
Nếu nó chịu nghe anh,thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào hai hoặc ba chứng nhân.Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế” (Mt 18:15- ).
Như vậy, chỉ vì động cơ bác ái thúc đầy mà ta muốn sửa lỗi người khác để giúp họ trở nên tốt hơn, chứ không vì một lý do nào khác.
Nghĩa là, phải đoan chắc rằng vì bác ái của Phúc Âm, vì thiện chí muốn giúp cho anh chị em mình nên hoàn thiện mà phải khôn ngoan sửa lỗi cho người khác để họ biết sống đẹp lòng Chúa.
Việc này hoàn toàn khác với mọi ý đồ muốn bêu xấu ai vì lầm lỗi nào đó. Người Việt Nam hay mắc một tội thông thường là tội “nói hành nói tỏi người khác”. Chuyện gì không hay không tốt về người khác thường được loan truyền mau lẹ trong cộng đồng, giữa những người quen biết nhau. Chi tiết của câu chuyện được rỉ tai cứ gia tăng thêm từ người này sang người khác. Cuối cùng chỉ có nạn nhận chịu mọi thiệt thòi, tai tiếng bất công. Như thế, loan truyền tin cho người khác biết chuyện không tốt của ai mà hậu quả làm mất danh dự, tiếng tốt của người ấy là chắc chắn lỗi đức bác ái Công giáo.
Lại nữa, công khai bêu xấu ai, hoặc lợi dụng truyền thông, báo chí để cố ý diễn dịch sai ý kiến của người khác hầu dành thắng lợi cho phe nhóm của mình cũng là lỗi đức ái Kitô Giáo. Nghĩa là, Không phải trách nhiệm của mình, nhưng chỉ vì muốn bêu xấu ai đó để thủ lợi cho phe nhóm mình nên đã tìm mọi cách để loan tin cho người khác biết chuyện kín hay xuyên tạc lời nói hoặc tư tưởng của người thứ ba là phạm tội cả về mặt pháp lý lẫn đạo đức Kitô Giáo. Tuyệt đối không có cơ sở luân lý, Kinh Thánh hay tín lý nào cho hành vi bêu xấu làm nhục người khác ở trong và ngoài Giáo Hội. Không ai có quyền tự dành cho mình trách nhiệm tố cáo để bôi nhọ người khác trước công luận xã hội dù núp dưới với bất cứ danh nghĩa nào. Phải tôn trọng danh dự, đời tư, tính mạng và tài sản của người khác như chính của mình. Đây là giới luật bác ái và công lý đòi buộc mọi công dân và giáo dân phải tuân giữ khi sống trong xã hội và Giáo Hội.
Tóm lại, bác ái không chỉ giới hạn trong việc cho người đói ăn, cho kẻ khát uống, kẻ rách rưới áo quần. Hơn thế nữa, Bác ái đòi hỏi phải yêu mến và tôn trọng người khác như chính mình, vì mọi người đều là hình ảnh của Chúa và là anh chị em với nhau.
Vậy nếu không yêu thương, tôn trọng được người anh em mà chúng ta trông thấy, gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống thì làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng chúng ta không nhìn thấy được trong cuộc sống ở đời này?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Anh chị Thụ Mai gởi
Nguyên Bề trên Tổng Quyền Dòng Biển Đức: Các Đan sỹ đừng sợ!
#GNsP (11.08.2017) – Hai vị đứng hàng đầu Dòng Biển Đức trên thế giới là cha Notker Wolf, nguyên Bề Trên Tổng Quyền (còn gọi là Thống phụ), và cha Luigi Tiana, Tổng Thư ký Dòng Biển Đức và là Phó Chủ Tịch Tu hội Subiaco Cassino (Italia) hôm 08.08.2017, đã đến thăm Đan viện Thiên An, viếng đồi Khổ Nạn và quan tâm một cách sâu sắc đến tình hình hành đạo của các Đan sỹ vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Các vị trực tiếp viếng thăm hai điểm nổi bật nhất của Đan viện Thiên An (ĐVTA) đã bị nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế gây khó khăn và xúc phạm suốt thời gian qua: Đồi Khổ Nạn và Đồi Đức Mẹ.
Đứng trước cảnh tang thương của Tượng Chịu Nạn bị đập vỡ từng mảnh vụn, cây Thánh giá bị bẻ cong và hạ xuống, mái che tượng Đức Mẹ dang dở vì bị cấm lợp cho xong, hai vị khách phương xa (mà cũng là người nhà) đã chạnh lòng, chia sẻ nỗi đau và khích lệ các Đan sỹ tiếp tục “đừng sợ”, một khi đã can đảm làm chứng cho Giáo Hội, đã mạnh mẽ bảo vệ biểu tượng thiêng thánh và đã tỏ ra phong thái người tu hành qua vụ việc ở Đồi Khổ Nạn.
Các ngài cũng hoan nghênh các Đan sỹ đã, đang và sẽ làm chứng cho công lý và sự thật, quyết tâm bảo vệ tài sản của ĐVTA mà cũng là tài sản của Giáo Hội.
Vị nguyên Bề Trên Tổng Quyền bày tỏ rằng các ngài cùng mọi Đan sỹ Biển Đức toàn thế giới sẵn sàng bảo vệ ĐVTA, các Đan viện Biển Đức tại Việt Nam cũng như Giáo Hội Việt Nam, vì đây là nhiệm vụ và trọng trách của các ngài.
Vào sáng ngày 10.08.2017, trong thánh lễ tại ĐVTA mừng kính Thánh Laurensô, phó tế tử đạo, nguyên Thống phụ Notker Wolf nhấn mạnh với đại ý rằng: các Đan sỹ cần hy sinh bảo vệ niềm tin và tài sản của Giáo Hội theo gương Thánh Laurensô. Vị phó tế thời danh này đã quyết tâm không giao tài sản của Giáo hội do ngài quản lý cho nhà cầm quyền đế quốc Rô-ma thời Hoàng đế Valerianus, trái lại đã đem phân phát cho những người nghèo và còn gọi họ chính là tài sản của Giáo hội. Đi ngược với mệnh lệnh của hoàng đế, Thánh Laurensô đã phải chịu mọi cực hình, bị thiêu sống ở Rôma trên một chiếc giường sắt và mất ngày 10 tháng 8 năm 258. Ngài được xem như một trong những vị tử đạo thời danh nhất của Giáo hội mấy thế kỷ đầu (lễ kính chứ không phải lễ nhớ).
Được biết, các vị đứng đầu Dòng Thánh Biển Đức đã theo dõi sát sao các diễn biến của ĐVTA trong thời gian vừa qua, nhất là sự kiện nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế xúc phạm và hành hung các Đan sỹ ĐVTA, mạ lỵ và đập vỡ Thánh Tượng, tháo dỡ và bẻ cong cây Thánh Giá… vào những ngày 28-29.06.2017.
Cách đây gần một tháng, vào ngày 19.07.2017, Vị Đại diện Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli cũng đã bày tỏ sự hiệp thông sâu xa của ngài với các Đan sỹ Biển Đức Việt Nam vốn đang tiếp tục đau buồn về việc nhà cầm quyền vô thần xúc phạm đến quyền tự do Tôn giáo của người dân, đặc biệt của giới tu hành, qua những hành vi bạo lực và gian trá đủ kiểu đối với các Đan sỹ ĐVTA không có khả năng để tự bảo vệ và phương tiện để tự bênh vực.
Huyền Trang, GNsP
http://www.tinmungchonguoingheo.com/…/nguyen-be-tren-tong-…/
Hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam trong các phái bộ ngoại giao ở nước ngoài như thế nào?
Nhân viên an ninh trong vỏ bọc ngoại giao
Ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ ngoại giao Việt Nam từng làm việc trong các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nói với chúng tôi về vị trí của nhân viên an ninh Việt Nam bên trong các tòa đại sứ:
“Thông thường thì các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài bao giờ cũng có một nhân viên an ninh của Bộ Công an chuyển sang, núp dưới danh nghĩa có hàm ngoại giao, thường giữ chức Bí thư thứ nhất, thường làm nhiệm vụ báo chí, cũng như là làm cái nhiệm vụ quản lý cộng đồng người Việt, tức là cái gọi là “người Việt yêu nước”, hay là những tổ chức mà Việt Nam gọi là phản động chống lại chính quyền. Ở các sứ quán đều có một suất như vậy, và lần lượt người phía an ninh đưa người sang Bộ ngoại giao, làm thủ tục như một cán bộ ngoại giao, đi như một cán bộ ngoại giao.”
Ông Hùng cho rằng việc có mặt một nhân viên an ninh trong sứ quán cũng là một thông lệ trong ngành ngoại giao trên thế giới, miễn là nhân viên đó hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.
Vào năm 2014, ông Đặng Xương Hùng nộp đơn cho chính phủ Thụy sĩ xin tị nạn chính trị, và ông sống ở đất nước này cho đến nay.
Cũng có thể đó là một chuyên án đặc biệt chỉ có Bộ Công an biết, hoặc là một cái chuỗi thông tin chỉ đi qua một số người thôi, đi thẳng đến nơi hành động.
-Ông Đặng Xương Hùng.
Ông Hùng cho biết là các nhân viên an ninh có hai nguồn thu nhập, thứ nhất là từ các chi phí visa của các cơ quan lãnh sự Việt Nam, vì những người này thường phụ trách cả việc cấp phát visa vào Việt Nam, và nguồn thu nhập thứ hai của họ là từ Bộ Công an:
“Họ có một khoản tài chính do chính phía Bộ Công an cấp cho những nghiệp vụ của họ, và tiền đó không phải là của Bộ ngoại giao, của Bộ Tài chính cấp cho Bộ Ngoại giao, mà đó là tiền của phía Bộ Công an gọi là chi phí nghiệp vụ. Tôi cũng thường nghe họ nói đó là một chi phí đặc biệt dùng cho những hoạt động ví dụ như mua chuộc, cho những người nào có thông tin tốt cho phía an ninh Việt Nam.”
Sau khi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức được tiết lộ, một viên chức của sứ quan Việt Nam phụ trách báo chí là ông Nguyễn Đức Thoa bị phía Đức yêu cầu rời khỏi đất Đức, vì được cho rằng dinh líu tới vụ bắt cóc. Theo ông Hùng thì ông Thoa có hàm Đại tá công an.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi là liệu các viên chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam có biết tới kế hoạch bắt cóc hay không, ông Hùng nói:
“Theo tôi thì 50/50, cũng không loại trừ khả năng là các ông ấy không biết. Cũng có thể đó là một chuyên án đặc biệt chỉ có Bộ Công an biết, hoặc là một cái chuỗi thông tin chỉ đi qua một số người thôi, đi thẳng đến nơi hành động.”
An ninh Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại
Theo ông Đặng Xương Hùng thì ảnh hưởng của các hoạt động của an ninh Việt Nam trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại mạnh nhất là tại các quốc gia Đông Âu theo cộng sản trước năm 1989, nơi có một cộng đồng đông đảo những du học sinh, hay người xuất khẩu lao động ra đi từ nước Việt Nam cộng sản, còn ở các quốc gia phương Tây như Mỹ, Canada, Tây Âu,… thì yếu hơn nhiều. Chính vì lý do đó, theo ông Hùng, việc chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đã được thực hiện qua ngã Cộng hòa Séc, một nước cộng sản Đông Âu trước kia. Thông tin ông Thanh được đưa qua Cộng hòa Séc để mang về Việt Nam được luật sư của ông Thanh là ông Victor Pfaff nói với hãng tin Reuters vào hôm 3 tháng Tám, 2017.
Sáng 10 tháng Tám, giờ châu Âu, tờ báo Spiegel của Đức loan tải rằng có một nhân viên người Việt của sở di trú Đức bị tình nghi có liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thoibao, bằng Việt ngữ tại thủ đô Berlin cho chúng tôi biết:
“Thông tin trên tờ Spiegel đã tiết lộ rằng có một người tên là T. hiện làm nhân viên cho Sở Di trú Đức, có điều kiện vào các ngân hàng dữ liệu, xem dữ liệu của toàn bộ những người tị nạn, kể cả người Việt Nam. Họ nghi ngờ rằng phải chăng những thông tin đó được ông này đưa ra ngoài và có thể là để cho người ta biết địa chỉ lưu trú của ông Trịnh Xuân Thanh đăng ký ở Đức, để mật vụ Việt Nam có thể ập đến bắt.”
Cũng ông Lê Trung Khoa cho chúng tôi biết rằng Sở Di trú Đức cho ông biết rằng người đàn ông tên T. mà tờ Spiegel nêu tên, vừa bị cho nghỉ việc trong ngày 10 tháng Tám, vì nghi vấn tiết lộ bí mật.
Chúng tôi chưa có một nguồn tin khác để xác định việc này. Khi gọi điện tới tòa Đại sứ Việt Nam tại Đức thì được trả lời rằng tòa Đại sứ không có thông tin gì cả.
Rất nhiều hội đoàn ở đây có liên quan đến Sở Di trú ngạc nhiên là tại sao nhiều người Việt Nam ở đây biết thông tin nội bộ của họ.
-Nhà báo Lê Trung Khoa.
Theo ông Lê Trung Khoa, sự việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người Việt tại Đức:
“Rất nhiều hội đoàn ở đây có liên quan đến Sở Di trú ngạc nhiên là tại sao nhiều người Việt Nam ở đây biết thông tin nội bộ của họ. Qua việc này có lẽ họ lờ mờ hiểu ra rằng có một bàn tay ở bên trong, đưa thông tin ra, làm bất lợi cho những hội đoàn có đăng ký ở Đức.”
Trở lại quan hệ giữa Bộ ngoại giao Việt Nam và các nhân viên an ninh Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng cho rằng vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức, chứng tỏ rằng Bộ Ngoại giao đã không có tiếng nói mạnh như cơ quan an ninh của Việt Nam. Nhưng mặt khác ông Hùng cũng cho rằng ảnh hưởng của cơ quan an ninh Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung ngày càng giảm, vì hình ảnh cai trị của đảng cộng sản trong nước đã sụt giảm.
Cho đến giờ này thì trước cáo buộc bắt giữ người bất hợp pháp của chính phủ Đức, Việt Nam chỉ có ra tuyên bố lấy làm tiếc, nói rằng ông Thanh đã về nước đầu thú, nhưng không công nhận cũng như phủ nhận hành động bắt cóc.
Tin cuối cùng chúng tôi nhận được từ báo Spiegel là cơ quan Công tố của Đức tình nghi rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cầm giữ trong Sứ quán Việt Nam trước khi được đưa đi.
·
Hôm nay (10 tháng Tám 2017), Viện Công tố Liên bang nhận đảm nhiệm việc điều tra vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người phụ nữ đi cùng, trước đây do Viện Công tố Berlin phụ trách.
Hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).
Thông cáo Viện Công tố LB Đức
Theo các nhận định cho đến nay, vào ngày Chủ nhật 23 tháng Bảy 2017 giữa đường phố tại Berlin, hai người đó đã bị lôi lên một chiếc xe vận chuyển. Tại nước mình, ông Trịnh bị cáo buộc đã biển thủ một số tiền trên trăm triệu khi đứng đầu một công ty nhà nước, và sau đó trốn ra nước ngoài. Các cơ quan Đức đã tiếp nhận đề nghị dẫn độ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chưa ra quyết định. Phía Việt Nam dường như đã đặc biệt quan tâm đến việc dẫn độ ông Trịnh. Nay đề nghị dẫn độ đó đã được rút lại.
Theo các điều tra cho đến nay, hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).
Tòa án Đức thông báo sẽ truy tố thêm tội danh “hoạt động tình báo” đối với nhiều người Việt tại Đức, đang dính đến vụ án Trịnh Xuân Thanh.
Hiện nay ông Hồ Ngọc Thắng đang bị an ninh Đức thẩm vấn.
Theo tin tình báo Đức, ông Thắng là người có thể đọc hồ sơ xin tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh và biết rỏ Thanh đang cư trú ở chổ nào tại Đức.
Ba ngày trước khi ông Trịnh Xuân Thanh có cuộc hẹn được BAMF phỏng vấn quan trọng về hồ sơ tỵ nạn, thì ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt. Xin chú ý : BAMF là nơi ông Hồ Ngọc Thắng đang làm việc.
Ai biết và báo cho Hà Nội các thông tin này? Ngoài ông Hồ Ngọc Thắng biết ông Thanh đang ở đâu, có còn ai khác?
Như vậy, hàng trăm tài liệu, hồ sơ xin tỵ nạn của người Việt tại Đức, cũng đều có khả năng lưu trữ MẬT ở Hà Nội.
Dĩ nhiên, không bất ngờ khi cảnh sát Đức khám máy tính ông Thắng, và phía Tòa án vừa thông báo sẽ truy tố thêm tội danh “hoạt động tình báo” đối với nhiều người Việt tại Đức, đang dính đến vụ án này.
Liệu ông Hồ Ngọc Thắng có nằm ngoài danh sách “hoạt động tình báo” ?.
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 19 thường niên năm A 13/8/2017
“Chiều nội trú bâng khuâng”
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết.”
(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – Bâng khuâng chiều nội trú)
(Mt 19: 12)
Trần Ngọc Mười Hai
Phải nói thẳng ra đây rằng, bần đạo bầy tôi đây cũng từng là sinh viên trường nội trú rất nhiều năm, thế nhưng có năm nào lại thấy bâng khuâng hoặc bâng quơ cái nỗi niềm nào đâu chứ?
Và, cũng phải nói thẳng/nói thật ra rằng: tuy bần đạo bầy tôi đây thuộc loại “văn dzốt vũ dzát” không có tâm hồn thi-tứ nhưng đôi lúc cũng thấy nhiều yêu thương qua ánh mắt êm đềm, như ca-từ rộn ràng ở dưới:.
“Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa quấn quít giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau
Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa tí tách thì thầm trên ngói
Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói
Rất nồng nàn ngọt tiếng: YÊU EM”.
(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – bđd)
Cứ hát hoài và hát mãi những câu như “Rất nồng-nàn ngọt tiếng “Yêu Em”vào những “chiều nội trú bâng khuâng” cũng là điều ít thấy những không phải là không có xảy ra. Có những điều cả trong đạo, lẫn ngoài đời dù ít thấy nhưng vẫn xẩy ra rất “hết xẩy” như chuyện bà con mình sẽ bàn ở dưới.
Thế nhưng, trước khi bàn chuyện khô khan, đứng đắn, xin mời bạn/mời ta ta nghe tiếng ca-từ
“Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng.”
(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – bđd)
Và, hôm nay đây, lại xin mạn phép quí bạn đọc để bạn và tôi ta lại bàn thêm về những chuyện đã từng bàn và tán, nhưng chưa hết, là chuyện các “mục tử rất linh” là linh-mục và hôn-nhân, như sau:
“Mới đây, trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ ý-kiến của ngài về vấn đề các linh mục có gia đình được đưa lên làm đầu đề các bài viết phổ biến rộng khắp trên thế giới, thì câu đáp trả của ngài rõ ràng là không đồng giọng với lối suy-nghĩ của các vị tiền-nhiệm.
Trong cuộc phỏng vấn với nhật-báo “Die Zeit” ở Đức được đăng tải vào đầu tháng Ba năm 2017, Đức Phanxicô được hỏi là: nếu các ứng viên linh mục lại phải lòng đi yêu và lấy người mình yêu làm vợ như yếu tố giải quyết ơn kêu gọi làm linh mục đang giảm dần, thì sao?
Ngài cũng được hỏi là: nếu các vị gọi là “viri probati” (tức nam-nhân đạo đức)được phép trở thành linh mục, thì sao? Đức Phanxicô hôm ấy trả lời rằng: “Khi ấy, ta phải nghiên-cứu xem chuyện “viri probati” có thể thành hiện thực được hay không. Sau đó, ta cũng cần định-vị xem các vị ấy có thể lãnh-nhận công-tác nào cho xứng, như thể ở các cộng đoàn miền sâu miền xa chẳng hạn.
Diễn tả tâm tình quyết nghiên-cứu vấn-đề cho phép những người đã có gia đình được phép trở-thành linh-mục cũng đã là một đáp trả khá đột biến cho đề tài từng được bàn cãi suốt hai Thượng Hội Đồng Giám Mục do Đức Bênêđíchtô 16 lẫn Đức Gioan Phaolô đệ Nhị góp ý rồi.
Trong kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 2005 về đề tài Tiệc Thánh, khi ấy có bàn đến chuyện phong chức cho các nam-nhân vốn có đặc trưng về đạo đức/chức năng theo cách Giáo hội có thể cung cấp linh mục cho các khu vực mà người Công giáo bị hạn chế tham-dự thánh lễ và các Bí tích vì đường xá xa xôi hiểm trở, chẳng hạn.
Đức Bênêđíchtô 16 có lần nói rằng: “Sống bậc linh-mục độc-thân là chuyện khó hiểu ngày hôm nay, bởi vì sự việc lập gia đình và luật buộc phải sinh con đẻ cái lâu nay thay đổi rất rõ.” Đức Giáo Hoàng giải thích tiếp: “Từ lâu, việc lập gia đình là phải sinh con từng được coi như chuyện con người trở thành bất tử ngang qua sự việc có con cháu nối dõi tông đường, mà thôi.
Việc từ bỏ/dứt-đoạn hôn nhân và gia đình vì thế được người đời hiểu theo nghĩa này: tôi từ bỏ những gì mà người đời thường nói, không phải chỉ là chuyện bình thường nhưng còn là việc quan trọng nhất. Luật độc-thân là kỷ-luật ở Giáo-hội, nhưng cội rễ của nó được tìm thấy trong Phúc Âm khi Đức Giêsu nói với các đồ đệ của Ngài về khả năng sống đời độc-thân là vì Vương Quốc Nước Trời.
Phúc Âm thánh Mátthêu đoạn 19 câu 12 từng quả quyết:
“Quả vậy, có những người không kết hôn
vì từ khi lọt lòng mẹ,
họ đã không có khả năng;
có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn;
lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời.
Ai hiểu được thì hiểu”…
Về phần Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài cũng trả lời cho câu hỏi có nên cho phép các người trẻ tuổi suy nghĩ về đời linh mục được phép lấy vợ như một “động cơ” đi theo cùng một giòng tư tưởng như thế. Trả lời cho phóng viên báo Die Zeit, ngài có nói: Tình nguyện sống đời độc-thân, vẫn được bàn luận theo bối-cảnh này, đặc biệt là ở nơi nào có vấn đề thiếu linh-mục. Tuy nhiên, sống độc-thân tự-nguyện không là giải pháp tìm đến…
Trong sách ngài viết bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 2010 khi còn là Hồng-y Jorge Mario Bergoglio, Đức Phanxicô công-nhận rằng ngài ủng hộ khuynh-hướng duy-trì đời linh-mục độc thân vì “đó là vấn đề kỷ-luật, chứ không phải niềm tin.”
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị cũng từng tỏ bày hệt như thế. Trong cuộc hội-kiến tổng-thể ngày 17 tháng 7 năm 1993, ngài có nói: trong khi bậc độc-thân “không thuộc bản-chất của đời sống linh-mục”, chính Đức Giêsu đã coi đây là lý-tưởng của sự sống.
Cũng hệt thế, hồi còn là Hồng y Ratzinger, Đức Bênêđíchtô từng bảo rằng: luật buộc sống độc-thân “không là tín-điều”, mà chỉ là “hình-thức sống” có dính dự đến niềm tin của các linh mục và không là lĩnh vực đặt trên chính bản chất của các vị ấy.
Theo tôi, thì: sở dĩ chuyện này kích động con người hôm nay tìm cách chống lại đời sống độc thân, là vì họ thấy nhiều linh mục trong lòng không thực sự đồng ý thuận với nó và có thể họ sống đời độc thân một cách giả hình, tồi tệ, không hoàn toàn đúng nghĩa của nó, hoặc chỉ sống độc thân theo cách vặn vẹo, khổ sở. Đó là điều mà mọi người đều thấy thế và nói như thế.”
Khi tất cả đều được nói ra và thực hiện rồi, theo Đức Phanxicô thì việc còn lại ta nên mở ra mà cứu xét khả năng trải rộng cho các linh mục đã lấy vợ chẳng phải là chuyện cách mạng gì hết, nhưng là tiếp tục bàn những chuyện đã kéo dài nhiều thập niên qua và ra như thể nhiều người vẫn còn làm như thế, mãi về sau.” (Xem Junno Arocho Estevez, Priests and marriage: Pope’s response not so new, The Catholic Weekly.com.au)
Chuyện linh mục Công giáo Đạo mình có nên lập gia đình không, vẫn là chuyện dài không bao giờ cạn ý. Thế nên, nay ta chuyển qua đề-tài khác cũng nổi cộm không ít. Đó, là chuyện liên quan đến phụ-nữ, vai trò của nữ-phụ trong Giáo-hội, tinh-thần phục vụ thấy rõ nơi phụ-nữ, chuyện “tập-thể-tính” trong Giáo-hội, là những chuyện không thể không chú ý tới.
Nhưng trước hết, tưởng cũng nên đưa ra một vài tin tức ở nhà Đạo, như sau:
“Cần tăng cường vai trò tư vấn của phụ nữ tại giáo triều Vatican –
Hồng y Anders Arborelius nói: “Chúng ta đã có một hội đồng hồng y, thế thì tại sao lại không có một hội đồng phụ nữ tư vấn cho Đức Thánh Cha.
Hồng y Anders Arborelius – hồng y đầu tiên tại Bắc Âu – sau khi được ĐGH Phanxicô tấn phong vào ngày 28 tháng sáu 2017, đã công khai cổ xúy vai trò tư vấn của phụ nữ trong giáo hội cũng như tại Vatican.
Báo Osservatore Romano bằng tiếng Ý đưa tin là giám mục Stockholm mong muốn phụ nữ cần phải có thêm vai trò trong guồng máy giáo hội. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho cơ sở National Catholic Register (NCR), hồng y Arborelius tuyên bố: “Vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng trong xã hội, trong sinh hoạt kinh tế, thế nhưng đôi khi chúng ta khá tụt hậu”.
Được khuyến khích với những tấm gương như của Mẹ Teresa Thành Calcutta hay của bà Chiara Lubich, hồng y Arborelius nghĩ rằng vai trò tư vấn này cần phải được công khai hóa. Ngài nói : “Chúng ta đã có một hội đồng hồng y, thế thì tại sao lại không có một hội đồng phụ nữ tư vấn cho Đức Thánh Cha”.
Hồng y Arborelius nhắc lại là vào tháng 8 năm 2016, một ủy ban được ĐGH thành lập để nghiên cứu việc cho phép phụ nữ được làm phó tế. Hồng y nói thêm rằng điều cần thiết là tìm ra những cách thức mà qua đó phụ nữ có thể truyền rao Tin mừng ở những cấp bậc khác nhau – có thể trong vai trò phó tế hay qua những công tác đặc sủng nào đó.” (Nguồn: Zenit, Vũ Nhuận chuyển ngữ)
Thế đó là chuyện về phụ nữ nói chung và chuyện nữ-phụ trong Đạo. Tiếp đến, cũng nên nói thêm về những chuyện hơi tế-nhị như chuyện “tập-thể-tính” trong Giáo-hội từng được các nghị-phụ Công Đồng Vatican 2 bàn nhiều. Trong các đề-tài về “tập-thể-tính” trong Giáo hội được đề cập ở nhiều bài viết. Có bài khá độc-đáo, tỏ bày ý-kiến biệt-lập như bài của đấng bậc vị vọng ở Hoà Lan hôm trước, cũng từng viết:
“Trong lúc Công Đồng Triđentinô có qui-chiếu về vấn-đề này, thì tài-liệu Công Đồng Vatican 2 chứng-minh cho thấy Công Đồng không đả-động gì đến công-cuộc thừa tác vốn là thể-chế đích-thực, do Đức Kitô lập. Chính Công Đồng Triđentinô từng sử-dụng thành-ngữ “sự việc do thần-thiêng sắp xếp”, hay nói khác đi, thì: các vị đã tiến-hoá theo cung-cách lịch-sử, do hành-xử của Thiên-Chúa mà ra.
Công Đồng Triđentinô đã chỉnh-sửa thành-ngữ “do thể-chế thần-thiêng mà có”, và chỉ thích chọn cụm-từ “do bậc thần-thánh sắp xếp”. Trong khi đó, Công Đồng Vatican 2 lại chọn thành-ngữ thứ ba, là: “ab antique”, tức: có tự thời xưa/cũ, là bởi vì hệ-cấp Giáo-hội phát-âm rõ-ràng như thế, cốt ăn khớp với luật-lệ ngoài đời mang tính xã-hội-học, mà thôi.
Không còn nghi-ngờ gì, xem như thế: đã có nối-kết với Đức Kitô lịch-sử, rồi. Nhà chú-giải Tin Mừng nổi tiếng là ông Descamps đã biện-bạch rằng: khái-niệm về Nhóm Mười Hai đã nối kết với Đức Kitô từ thời trước. Giáo-hội của ta là Israel mới. Thành ra, trong Tập-đoàn Mười Hai vị đây, đã thấy thừa-tác-vụ của ông Phêrô trong nhóm. Và, sự-thể xảy ra ở Tân-Ước, cốt ý bảo rằng: thủ-lãnh Giáo-hội của ta là vị Trưởng Tràng của Nhóm này.
Nhưng, làm sao thừa-tác-vụ của ông Phêrô lại trở nên hiện-thực? Phải chăng, đấy là một loại Tam-đầu-chế, như đã xảy ra thời sau này? Hoặc, Nhóm của ông là một tập-đoàn? Hoặc, Thượng Hội-đồng Giám mục chăng? Đấy, chính là vấn-đề lịch-sử, dễ đổi thay.
Công Đồng Vatican 2 nói nhiều về “tập-thể-tính” của Tập-đoàn các đấng-bậc, như: Ông Phêrô và Mười Một vị còn lại đã cùng nhau quản-cai Giáo-hội, vào thời đó. Hệt như tác-giả Botte từng xác-chứng, “tập-thể-tính” là khái-niệm thuộc thời các Giáo-phụ. Tỉ như, văn-bản mang tên là “Nota esplicativa previa” của Vatican 2 đã tìm cách làm giảm-thiểu thẩm-quyền “tập-thể-tính” của các đấng bậc, khi quyết rằng: Đức Giáo Hoàng cũng có thể hành-xử mà không cần đến ý-kiến của tập-đoàn Hồng-y, Giám-mục.
Thời quân-chủ tuyệt-đối, mọi người đều am-hiểu chuyện này. Nhưng hôm nay, thời dân-chủ/đa-nguyên này, ta không thể làm như thế được. Quyền-lực rất ư là cần-thiết, nhưng ta không thể chấp-nhận chủ-nghĩa độc-đoán, được. Ta có thể thực-thi quyền-bính theo cách của dân-chủ/nghị-sự, nhưng không được phép chống lại kẻ tin. Ta cũng nên nghe ý-kiến của dân đen mọi người, ở dưới trướng.
Cả khi Đức Kitô thực sự không trực-tiếp cắt đặt Giáo-hội cách nào đi nữa, bởi Ngài tin rằng tận-thế đã gần kề, nên khi ấy Ngài không tin vào chuỗi dài lịch-sử xảy ra đúng thời/đúng lúc, thật chính-xác. Thật ra thì, sau khi Ngài quá vãng, người người mới tuyên-xưng ý-nghĩa tổng-thể và dứt-khoát của thông-điệp và cách sống của Đức Giêsu như thế thôi.
Loại hình-ảnh mà Giáo-hội tiên-khởi có về chính mình ngay từ đầu, là có ý bảo: làm dân con của Chúa vào thời cuối, khi mọi người ở Do-thái cuối cùng rồi cũng đoàn-kết/hiệp-nhất cùng một niềm tin vào Đức Giêsu và vào tín-thư của Tin Mừng.
Thành ra, Đức Giêsu đơn-giản là Ngài để lại một cao-trào cộng-đoàn kẻ tin vốn biết mình là dân con của Chúa, tức: nếu có tập-họp theo tính cánh-chung, trước nhất là do Thiên-Chúa của Israel lập ra; và từ đó, mới lan sang hết mọi người.
Nói cách khác, Giáo-hội là cao-trào giải-thoát mang tính cánh-chung, có mục-tiêu cưu-mang tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đưa họ vào với hiệp-thông duy-nhất, trong hài-hoà/giản-đơn, có sự bình-an ở lại với họ, chen lẫn mọi người, một thứ an-bình/hài-hoà được tỏ bày cả với môi-trường sinh-thái, nữa.
Thế nên, Giáo-hội-luận là môn-học xuất tự tầm nhìn cánh-chung hoặc từ thông-điệp cánh-chung của Đức Giêsu, mà ra.
Toàn-bộ thể-chế lịch-sử, là thừa-tác-vụ cốt bảo-quản sự tự-do con cái Chúa. Hệ-cấp Giáo-hội, chỉ để phục-vụ dân con Chúa, mà thôi. Hệ-cấp Giáo-hội gồm các Giám-mục, linh-mục và phó-tế có nhiệm-vụ thấy được rằng thông-điệp Đức Giêsu ban truyền, vẫn duy-trì tính vẹn-toàn của Tập-đoàn Giáo-hội, nhưng tuyệt nhiên không gây hại cho toàn-thể tín-hữu của Ngài.
Ta cần tôn-trọng luật-lệ của Giáo-hội, tức: luật Hội-thánh, nhưng khi có ai đó chứng-tỏ rằng tiêu-chuẩn luật-lệ đây không được kẻ tin chấp-nhận, vì họ bị coi là những kẻ vô-tâm/vô tính, thì khi đó luật-lệ phải đổi thay. Ngược lại, nếu họ quyết sống vì sự tốt lành của kẻ tin, thì họ cũng sẽ được chấp-nhận, thôi.
Cấu-trúc của thể-chế Giáo-hội đang làm mất đi tính thần-bí/kín-mật, cả khi thể-chế lịch-sử là cần thiết, có như thế mới mong duy-trì được sự tự-do của Giáo-hội, tự-do bên trong Giáo-hội. Và, khi Giáo-hội tự nguyện phục-vụ người khác, thì Giáo-hội rất đáng tin-cậy và rất được hoan-nghênh, thật thiện-cảm…” (X. Lm Edward Schillebeeckx, Công cuộc thừa tác trong Giáo hội, Thần-học-gia toại-nguyện Chương 8, nxb Hồng Đức 2017)
Kể chuyện “Linh mục và hôn nhân”, chuyện “vai trò phụ nữ” và rồi “công-cuộc thừa tác trong Giáo hội”, là những chuyện cần nhiều giấy bút để kể cho hết và cho nhiều, rất khôn nguôi. Thay vào đó, thiết tưởng ta cũng nên để mắt đến các truyện kể đây đó khá súc tích, để nhớ đến người và đến mình, rồi sẽ sống cho mãn nguyện.
Truyện kể hôm nay, mỗi thế này:
“Truyện rằng:
Mới đây, tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) có một sự việc gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng đất nước này, khiến nhiều người cảm thấy vô cùng bất bình. Một người phụ nữ ăn mặc sang trọng như một quý bà đã ngang nhiên xúc phạm một người ăn xin nghèo khổ bằng một trò đùa vô văn hóa.
Khi người ăn xin nghèo lại gần xin bà ta chút tiền lẻ, bà ta ngay lập tức thách thức. Người phụ nữ này đưa ra yêu cầu bắt người ăn xin gọi chú chó cưng trên tay bà ta bằng cha 10 lần thì bà ta sẽ cho anh ta 100 đồng (tương đương với hơn 300 nghìn). Người dân xung quanh tỏ ra vô cùng bất bình với yêu cầu vô nhân tính và đầy sự xúc phạm con người của quý bà sang trọng này, nhưng không ai dám lên tiếng mà chỉ xôn xao bàn tán.
Nhưng ngoài dự đoán, người ăn xin liền lập tức tạo dáng giống một con chó và liên tục gọi “cha” đúng 10 lần. Không còn cách nào khác, quý bà bèn phải rút tiền đưa cho người ăn xin trong sự tức tối, hậm hực. Có ai ngờ, vừa cầm những đồng tiền này, người ăn xin bèn cúi lạy người đàn bà này và liên tục nói: “cảm ơn mẹ! Cảm ơn mẹ”.
Mọi người xung quanh cảm thấy vô cùng hả dạ, thích thú với sự thông minh của người ăn xin này. Còn về phía người đàn bà sang trọng vì quá bẽ mặt ngay lập tức rời đi. Việc cố tình hạ thấp người khác để nâng mình lên của quý bà sang trọng đã bị người đàn ông ăn xin trừng trị bằng cách “gậy ông đập lưng ông”.
Truyện kể ở đây, hôm nay, không phải để minh-hoạ cho vấn đề bạn và tôi, ta đang đặt ra cho mình và cho người, rất nhiêu khê, lề mề kéo dài suốt. Nhưng chỉ để chứng tỏ một điều rằng: trong đời người, có rất nhiều nhuyện cứ thế kéo dài mãi, khôn nguôi. Bạn và tôi, ta gọi đó là chuyện dài ở huyện như chuyện linh mục có vợ hoặc phụ nữ làm cha, cũng ta bà rất nhiều thứ chẳng thứ nào ra ngô ra khoai, để chấm dứt.
Nay, để tạm thời kết thúc câu chuyện còn lở dở, nay mời bạn mời tôi ta cứ hát lên những ca từ “bâng khuâng” rất “chiều nội trú” ở trên mà rằng:
“Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng.”
(Nguyễn Trung Cang/Hoài Mỹ – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Thật tình mình chẳng dám nói
mình có “bâng khuâng” hay không
suốt những tháng ngày có các “chiều nội trú”?
Nhưng vẫn tự cho rằng:
Đấy chỉ là những chiều
Có gió giăng mây, rất trú nội
Của các linh mục khi nghĩ
Về đời linh mục độc thân
Cũng bâng khuâng không ít?…
KHI BẠN CÔ ĐƠN, CHÚA Ở VỚI BẠN
Rick Warren
“Khi ta binh vực mình lần thứ nhứt, chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đều lìa bỏ ta. Nguyền xin điều đó đừng đổ tội về họ! Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta và thêm sức cho ta, hầu cho tin lành bởi ta được rao truyền đầy dẫy, để hết thảy dân ngoại đều nghe; ta lại đã được cứu khỏi hàm sư tử.” (II Ti-mô-thê 4:16-17).
Khi bạn cô đơn, Chúa ở đâu? Chúa vẫn ở nơi Ngài luôn ở: ngay bên cạnh bạn. Chúa đang ở cùng bạn ngay cả khi bạn không cảm nhận được. Kinh Thánh lập đi lập lại rằng nếu bạn có quan hệ Chua, thì Đức Chúa Trời luôn luôn ở cùng bạn. Chúa phán, “Ta ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:20). Chúa luôn ở cùng bạn. Bạn không bao giờ thật sự cô đơn.
Vài năm trước đây, Kay và tôi đi máy bay qua Hồng Kông để tổ chức một buổi huấn luyện cho các giáo sĩ của chúng tôi. Khoảng giữa chừng chuyến bay 17 tiếng đồng hồ, chúng tôi đi qua một cơn bão khủng khiếp. Chúng tôi bị ném lên nhồi xuống. Máy bay bị nghiêng đi, và mọi người bắt đầu lo lắng. Họ rõ ràng bị hoàn cảnh làm cho bối rối. Một phi hành đoàn hỏi qua hệ thống phóng thanh, “Có mục sư nào trên máy bay này không?” Tôi giơ tay lên. Họ đến với tôi và nói, “Mọi người đều khá lo ngại vì chuyến bay. Ông có thể làm một điều thuộc linh gì không?” Tôi bèn lấy tiềng dâng!
Không, không thật như vậy đâu. Nhưng những người trong chuyến bay đó cần biết rằng Chúa đang ở cùng chúng ta. Là tín đồ, đó là một lời hứa chúng ta có thể bám víu vào trong những lúc sợ hãi và cô đơn. Điều đó không những là một niềm an ủi, nó còn cho chúng ta cơ hội để biết Chúa thêm.
Cô đơn là lúc để biết Chúa càng hơn. Trong mùa cô đơn của mình, bạn cần nhận biết sự hiện diện của Chúa.
Amy Grant đã thường hát một bài có lời như thế này, “Tôi yêu thích một ngày cô đơn, nó đuổi con đến với Ngài.” Cầu nguyện là một thuốc giải rất công hiệu cho cô đơn. Chúa có 24 giờ phục vụ thường trực. Bạn có thể nói chuyện với Chúa bất cứ lúc nào, ở đâu, nơi nào, và Ngài hiểu được cảm xúc của bạn khi bạn nói, “Chúa ơi, con cô đơn, nó đau lắm! Tim con đang nứt ra. Con khổ sở. Con thấy trống vắng. Chúa ơi, giúp con.” Bạn có thể nói chuyện với Chúa bất cứ lúc nào.
Đa-vít nói trong Thi-Thiên, “Con có thể bay đi đâu xa khỏi sự hiện diện của Chúa?” Không có nơi nào. Bạn sẽ không bao giờ ở một nơi mà Chúa không có ở đó. Nếu bạn đã tin nhận Chúa, Ngài ở với bạn trong lòng bạn. Hãy chọn tập trung lại vào điều đó khi bạn cảm thấy cô đơn.
Suy Gẫm/Thảo Luận:
– Bạn đã kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong quá khứ như thế nào? Điều đó ảnh hưởng trên bạn như thế nào?
– Làm thế nào để bạn biết Chúa nhiều hơn?
– Bạn phải tin điều gì để sự cầu nguyện có tác dụng cho sự cô đơn của bạn?
Rick Warren
CON TƯỞNG
Lm. Gioan B. Phan Kế Sự
Bài hát “Con tưởng rằng con vững tin…” của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy quả là suy niệm thật thích hợp cho chủ đề Lời Chúa của tuần 19 thường niên năm A. Câu chuyện “Chúa đi trên mặt biển” và sự kiện “chìm nghỉm” của Phêrô đã nói lên thực tại thân phận con người khi phải đối diện với những sức ép của mãnh lực thiên nhiên, thế lực trần gian và cả chính sự yếu đuối tự thân của mỗi người. “Con tưởng rằng con vững tin, khi đời sống toàn những hoa hồng.” Nhiều khi, chúng ta tưởng rằng mình đã đủ lớn, lớn cả thể xác, lớn cả chức vị nhưng thực ra chúng ta cũng chỉ là một tạo vật thật tầm thường, bé nhỏ và yếu đuối giữa biển đời mênh mông, đầy bão tố.
Sức ép của những cơn gió ngược đến từ thiên nhiên. Những đợt sóng dữ, dồn dập vỗ tứ bề, con thuyền thì chòng chành sắp chìm, bầu trời phủ một màu đen tối, chẳng thấy đâu là bến bờ. Tất cả làm nên sức mạnh của thiên nhiên khiến cho con người phải hoảng sợ và mất hết phương hướng, mặc cho những kinh nghiệm từng trải của đời ngư phủ. Sức ép về tâm lý đã làm cho các môn đệ cảm thấy chới với, mệt mỏi và buông xuôi, hoảng hốt bảo nhau “Ma đấy!” Mất hết niềm tin!
Sức ép của những cơn gió ngược đến từ con người. Những cơn bão tố đến từ quyền lực, trù dập, phe cánh xem ra thời nào cũng tràn ngập xã hội và cả ngay trong lòng giáo hội, làm mất “lửa tông đồ” và gây tác hại mất cả niềm tin. Biết đâu là chân lý, còn đâu là tình anh em huynh đệ hay chỉ là chập chùng thử thách và đêm tối. Chẳng còn ai có nhuệ khí mà chống chèo, chẳng còn ai nhiệt tâm phục vụ, trước những cơn bão quyền lực, hay cái tôi nội bộ làm thui chột tính chiến đấu. Hoảng hốt và sợ hãi là tâm trạng chung của các tông đồ ngày xưa và cả ngày nay trước sức ép ngược gió đến từ con người! Mất hết niềm tin!
Sức ép của những cơn gió ngược đến từ chính bản thân: Bệnh tật, yếu đuối và cả những cơn “cám dỗ ngọt ngào” của xác thịt, quyền lực, tình cảm đang làm cho mọi người ngày càng mất hết phương hướng giữa chợ đời đầy dẫy những cạm bẫy. Giá trị của con người đang bị đảo lộn bởi những thách thức của nếp sống văn minh hưởng thụ, bởi trào lưu chạy theo thành tích bề ngoài, “yêu cuồng sống vội, đầy thác loạn.” Con người cứ luôn phải đối diện với những “cơn sóng ngược” khi sống niềm tin của mình. Mất hết niềm tin!
Không có Chúa trên thuyền cùng đồng hành, các môn đệ một mình đương đầu với những cơn sóng dữ. Cảm giác bị bỏ rơi và cô độc, lẻ loi sẽ mãi là những cơ hội làm cho các tông đồ cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi và đánh mất hết phương hướng. Con người đang dần dần tự đánh mất hết niềm tin vào những giá trị tôn giáo và chỉ cần những thử thách nho nhỏ, những khó khăn hay những đòi hỏi hy sinh, con người sẽ bị chao đảo, và chìm nghỉm trong vực thẳm của đam mê dục vọng.
“Sao con lại hoài nghi.” Chúa đang tra hỏi từng người chúng ta về sự tín thác, tin cậy vào Ngài. Trong mọi nơi mọi lúc, Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn ở bên cạnh, đồng hành với kiếp người, bởi Ngài hiểu rất rõ thân phận con người thật mong manh và yếu hèn của chúng ta. Chúa đã từng trấn an Phêrô “cứ yên tâm, Thầy đây, đừng sợ” nhưng rồi “ông vẫn sợ.”
“Sao con lại hoài nghi.” Đó chính là thực tại của con người chúng ta hôm nay khi mà trước mắt bầy ra biết bao cơn “cám dỗ ngọt ngào” khiến chúng ta không còn vững tin vào Chúa. Tiền bạc, dục vọng, quyền lực đang ngày càng làm lu mờ con mắt đức tin của chúng ta.
“Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chết mất.” Mang thân phận con người với sự giới hạn vì “gió ngược”, niềm tin của chúng con dễ tròng trành giữa biển đời với biết bao thử thách. Xin Chúa hãy là “núi đá” là “điểm tựa” để chúng con cậy trông và tín thác. “Thưa Thầy, xin cứu con với” …..“Vì lạy Chúa, Chúa biết con yếu đuối và đổi thay.
Con đang cần đến Chúa từng phút giây, khi an vui cũng như khi sầu đầy….” Amen!
Lm. Gioan B. Phan Kế Sự
From Langthangchieutim
Tâm Thư Khẩn Cấp Về Tình Hình Tổ Quốc Lâm Nguy
Kính thưa đồng bào và các nhóm XHDS yêu nước
Kính thưa quý vị chức sắc yêu nước, Dân chủ, Cấp tiến trong Đảng, Quốc hội, Chính quyền, Quân đội…
Kính thưa quý vị
Tổ quốc ta đang thực sự lâm nguy!
Kẻ thù Bành trướng BK đang ngang nhiên đe dọa tấn công quân sự, ngăn cấm VN không được khai thác dầu khí tại mỏ Rồng đỏ , bãi Tư Chính và nhiều nơi khác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Như vậy là họ đang dấn tới bước tột cùng sẽ thống trị Đất nước và Dân tộc VN ta như Tân cương, Tây tạng.
Trong tình thế nước sôi lửa bỏng này, lẽ ra Đảng CS, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam … phải khẩn cấp ra lời kêu gọi toàn Dân đoàn kết đứng lên cứu nước và bản thân Đảng , Nhà nước. . . phải ngay tức khắc từ bỏ “đường lối đối ngoại 3 không” tự trói tay chân mình, nhanh chóng tìm cách ký hiệp ước liên minh, đồng minh với Mỹ là nước có chung lợi ích chiến lược với VN ở Biển Đông, và đặc biệt là phải sớm thiết lập nền chính trị Dân chủ đa nguyên, nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”, nền kính tế thị trường đích thực và một xã hội XHDS tự do phát triển.
Chỉ có làm như thế thì VN mới có thể nhanh chóng giàu mạnh, tự bảo vệ được “ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” với sự trợ giúp của Mỹ và các nước Dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới.
Thế nhưng, thật hết sức lạ thường, phe “bảo thủ 4 kiên định” do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu lại đang có chủ trương tiếp tục nhẫn nhịn, vâng lệnh kẻ thù; đối với Nhân dân thì họ ép buộc Dân đứng ngoài rìa cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược với chiêu bài “để Đảng, Nhà nước lo” mà kỳ thực họ đang chỉ thị cho Quân đội, công an . . . âm thầm, ráo riết chuẩn bị “ ngăn chặn biểu tình, chống bạo đông, bạo loạn” ( Theo thông tin lộ ra từ phường đội P13, quận Bình Thạnh, TP-HCM . . . ).
Như vậy là đã quá rõ : Phe nhóm đang cầm quyền, đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị đối phó với Dân hơn lo chống giặc ! Thử hỏi như thế có phải họ đang tiếp tay cho kẻ thù ?
Trước tình hình như kể trên, tôi có đôi lời xin bộc bạch tỏ tường:
– Đồng bào và các nhóm XHDS yêu nước hãy kiên nhẫn chờ đợi xem Đảng, Nhà nước ta sẽ “ tự lo” cái vụ bị BK đuổi cổ, cấm không được khai thác dầu khí ngay trong thềm lục địa thuộc chủ quyền của VN sẽ như thế nào ? !
Ta không nên vội nóng lòng xuống đường biểu tình rời rạc, manh động, thiếu tổ chức lãnh đạo, thiếu kết hợp nhau tạo thành số đông rộng mạnh ngàn người, vạn người.
Biểu tình chống BK xâm lược bày tỏ ý chí, nguyện vọng, tình cảm với nhóm cầm quyền nhu nhược, đang muốn dựa dẫm kẻ thù để tiếp tục duy trì độc quyền cai trị thì chỉ uổng công vô ích thôi !
Chúng ta hãy tiếp tục chuẩn bị lực lượng XHDS chờ đợi thời cơ “nhất hô bá ứng” cùng với lực lượng Dân chủ, Yêu nước, Cấp tiến trong Đảng, Chính quyền, Quân đội, Công an . . . hiện đang trong quá trình “tự diễn biến, chuyển hóa hòa bình” theo xu thế tiến bộ “Tổ quốc trên hết”.
Trước mắt, chúng ta hãy cùng nhau phát huy thế mạnh đấu tranh trên mặt trận truyền thông, không ngừng tố cáo kẻ thù BK xâm lược, không ngừng vạch mặt kẻ thù Việt gian tay sai bán nước. Trên đường phố, trước mắt chúng ta hãy thực hiện “ im lặng đáng sợ trong sự tích tụ bùng nổ khó lường”.
– Đối với quý vị đang là chức sắc trong hệ thống Đảng, Chính quyền, Quốc hội, Quân đội, Công an . . . tôi xin thưa : Hầu hết quý vị trong đó có chúng tôi, chúng ta đi theo, chiến đấu dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng CSVN là đều vì lý tưởng “Dân, Nước trên hết”.
Vì vậy, mặc dù nay quý vị còn đang vướng bận cái “ vòng tục lụy danh phận” và cái vòng kim cô “ Đảng trị” mà thực chất “Đảng trị” chỉ là “phe nhóm rất thiểu số” nhưng lại giành được quyền cai trị 90 triệu Dân trong đó có gần 4 triệu đảng viên bằng độc tài, bạo lực, thủ đoạn chính trị và bằng ôm chân, dựa dẫm cái ô bảo hộ của Thiên triều Đại Hán. Nhưng dù sao trước họa mất nước đang cận kề, tôi vẫn tin tình yêu Nước thương Dân của quý vị sẽ phải thức dậy bởi chính tội ác của kẻ thù đánh thức lương tri của quý vị.
Đây không phải là niềm mơ ước! Tôi tin đây sẽ là hiện thực đã được lịch sử chứng minh. Ngày xưa, khi Đất nước, Dân tộc bị kẻ thù phương Bắc xâm lược và bọn Việt gian tay sai bán nước như Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc cõng rắn cắn gà nhà thì ngày ấy đã xuất hiện các vị anh hung cứu nước như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi , Quang Trung . . .
Ngày nay, vào thời điểm tổ quốc đang lâm nguy như hiện nay, nhìn bài học lịch sử cách mang cận đại: Từ Nam Phi đến Miến Điện, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungarie, Đông Đức, Liên Xô. . . cách mạng Dân tộc, Dân chủ đều thành công bởi vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, nhưng đồng thời vai trò “tự diễn biến chuyển hóa hòa bình ” theo xu hướng tiến bộ cách mạng diễn ra từ bên trong giới lãnh đạo chóp bu Đảng, Chính phủ, Quân đội, Công an đều luôn là vai trò đột phá.
Vì vậy, với những gì đã và đang diễn ra như kể trên, tôi tin và mong quý vị: Sớm quyết định đứng về phía Nhân dân và thế giới văn minh, tiến bộ để góp phần chống “ thù trong, giặc ngoài” cứu nước thắng lợi.
Hiễm họa đã cận kề, nhưng đây cũng chính là thời cơ quyết định số phận của Dân tộc, Đất nước và của chính chúng ta!
Kha Lương Ngãi
( Nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, SG ngày 4-8-2017)
P/s ảnh cũ, chụp CLB LHĐ và người dân SG tưởng niệm Liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc VN (1979 – 1989), tại chân tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Q1, SG ngày 17-2-2015. Ông Kha Lương Ngãi (áo sáng, đứng đầu hàng, bên trái) ảnh 2.
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Dù đã thuê tới 3 công ty để thu gom rác và chế biến rác thải trên vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, nhưng rác vẫn cứ xuất hiện từ bờ biển cho tới các vùng xa ngoài vịnh. Ðặc biệt, vùng ven bờ ngay trung tâm thành phố Hạ Long luôn tràn ngập rác.
Theo phản ánh của báo Lao Ðộng, ngày 9 Tháng Tám, tại khu vực giáp ranh với quần đảo Cát Bà của Hải Phòng, rác là các mảnh phao xốp nổi trắng cả một vùng. Trong khi đó, dọc tuyến ven bờ, mặt nước vịnh chưa bao giờ hết rác. Ðặc biệt vào những ngày mưa, nước triều cường, rác vây kín nhiều khu vực, nhưng đợi cả ngày cũng không có đơn vị nào đến thu gom, xử lý, mặc cho đây lại là tuyến đường du lịch, với lượng khách trong và ngoài nước qua lại nhộn nhịp.
Nói với báo Lao Ðộng, đại diện Ban Quản Lý các dịch vụ công ích, đơn vị được ủy ban thành phố Hạ Long giao ký hợp đồng với các công ty thu gom rác thải trên vịnh Hạ Long cho biết, bình quân mỗi ngày ba công ty được thuê dọn rác vớt được khoảng 2 tấn rác.
Trong đó, riêng dải ven biển dài khoảng 5 cây số, từ bến phà cũ đến Cột 8, mỗi ngày, công ty Phúc Thành, một trong ba đơn vị được giao việc vớt được khoảng 1 tấn rác. Tính từ đầu năm 2017 tới nay, riêng công ty này vớt được hơn 537 tấn rác.
Tương tự, tại một số điểm du lịch trên vịnh Hạ Long, từ đầu năm tới nay, công ty cây xanh công viên Quảng Ninh vớt được trên 640 tấn. Mỗi ngày có 3 tàu của công ty chở đầy rác chạy từ biển vào bờ giao cho đơn vị khác đem vào nhà máy xử lý rác thải.
Thế nhưng, ông Phạm Văn Ðạt, trưởng phòng tư vấn, giám sát thuộc Ban Quản Lý các dịch vụ công ích Hạ Long thừa nhận, lượng rác còn sót lại trên vịnh Hạ Long còn rất lớn, khó có thể định lượng, bởi chỉ cần chạy tàu từ đất liền ra tới các điểm du lịch cách bờ hàng chục cây số, thì đâu cũng thấy rác. “Nhiều khi chạy xe qua, phát hiện nhiều rác lại phải gọi điện cho công ty ký hợp đồng thu gom rác đến xử lý,” ông Ðạt nói.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Tuấn Anh, công ty cây xanh công viên Quảng Ninh nhận định, rác chắc chắn vẫn cứ tiếp tục tràn ngập vịnh Hạ Long, bởi các giải pháp căn cơ để vịnh hết rác là quản lý hiệu quả nguồn rác thải ven bờ và ý thức của người dân, du khách “rất xa vời.”
Thà giao tổng thể một vùng rộng lớn, hoặc cả vịnh cho một đơn vị thì dễ làm, đằng này với cách làm hiện nay: tính từ trong bờ ra ngoài biển khoảng 2 cây số giao cho ông A, nhưng vị trí xa hơn nữa lại giao cho ông B, trong khi triều cường lên xuống liên tục, lúc xuống thì rác từ bờ trôi ra ngoài, lúc lên thì rác lại từ ngoài dạt vào bờ, có dọn hoài cũng vậy. (Tr.N)
Ngày này năm xưa.
Ngày 8 tháng 8 năm 1945 Đế quốc Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi chủ quyền trên xứ Nam Kỳ
Trong phiên họp đầu t…iên của nội các, luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng Ngoại giao, người cao tuổi nhất, được bầu làm nội các phó tổng trưởng (phó thủ tướng). Chính phủ đổi Bắc Kỳ thành Bắc Bộ, Trung Kỳ thành Trung Bộ, Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sáp nhập vào trung ương.
Trần Trọng Kim cử Trần Văn Chương ra Hà Nội thương lượng với tướng Yuichi Tsuchihashi, tổng tư lệnh quân đội Nhật, kiêm toàn quyền Đông Dương, về sáp nhập Bắc Bộ vào Việt Nam. Phía Nhật không trở ngại. Ngày 2-5-1945 vua Bảo Đại cử Phan Kế Toại, xuất thân trường Hậu bổ Hà Nội và trường Thuộc địa Paris là trường chuyên đào tạo quan chức thuộc địa Pháp, nguyên tổng đốc Bắc Ninh, làm khâm sai Bắc Bộ. Phan Kế Toại chính thức nhận chức tại phủ thống sứ cũ, nay được gọi là Bắc Bộ phủ, ngày 5-5-1945.
Ngày 13-7-1945, đích thân Trần Trọng Kim ra Hà Nội thương thuyết. Toàn quyền Nhật Bản Yuichi Tsuchihashi chịu trả ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, vốn là nhượng địa của Việt Nam cho Pháp từ năm 1888.
Chính phủ bổ nhiệm Trần Văn Lai làm đốc lý (thị trưởng) Hà Nội, Vũ Trọng Khánh làm đốc lý Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm đốc lý Đà Nẵng. (David G. Marr, Vietnam 1945, the Quest for Power, University of California Press, 1995, tt. 132-133.)
Nam Kỳ (cũ) nay là Nam Bộ vốn là thuộc địa của Pháp, theo quy chế riêng. Vì vậy, lúc đầu người Nhật trì hoãn việc trả Nam Bộ, nhưng sau người Nhật chịu giao Nam Bộ lại cho Việt Nam từ ngày 8-8-1945. (David G. Marr, sđd. tr. 135.)
Ngày 14-8-1945, vua Bảo Đại ký dụ bổ nhiệm Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai Nam Bộ.
Nói về quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và nhà cầm quyền Nhật lúc ấy, Trần Trọng Kim dẫn lời Cựu hoàng Bảo Đại ở Hương Cảng trả lời một phóng viên một tờ báo bên Pháp “Người Nhật thấy chúng tôi ương ngạnh quá, tỏ ý tiếc đã để chúng tôi làm việc” (Chương 4, tr 87).
“Lúc đầu người Nhật có ý muốn đòi khi chính phủ Việt Nam có việc gì làm quan hệ, phải hỏi trước viên cố vấn, có thuận mới được làm. Tôi bác đi, viện lẽ việc nội trị là việc chúng tôi lẽ nào phải xin phép rồi mới được làm”(tr 87).
Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ hoạt động từ tháng 4-1945 đến tháng 8-1945, nhưng đã đặt nền móng căn bản cho nền hành chánh tương lai Việt Nam, một trong những việc làm quan trọng nhất là thu hồi và thống nhất lãnh thổ.
Ảnh: Trần Trọng Kim (1883-1953), Thủ tướng của Chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945)