Thuế tài sản sẽ được áp dụng tại Việt Nam?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-08-15
 
 

Hà Nội đang tiến hành xây mới khoảng 1400 khu chung cư cũ được xây hồi thập niên 60-80 thế kỷ 20 . Ảnh chụp ngày 12/08/2016.

 

Hà Nội đang tiến hành xây mới khoảng 1400 khu chung cư cũ được xây hồi thập niên 60-80 thế kỷ 20 . Ảnh chụp ngày 12/08/2016.

 Photo: AFP
 
 Bộ Tài Chính vừa hoàn thiện báo cáo chuyên đề về chính sách thuế đối với bất động sản với sự khẳng định cần thiết nghiên cứu và xây dựng Luật thuế tài sản tại Việt Nam.

Luật thuế tài sản là cần thiết?

Theo Bộ Tài Chính thì Việt Nam cần có Luật thuế tài sản vì chính sách thuế liên quan đến tài sản hiện nay chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước vì số tiền thu về từ thuế sử dụng đất chỉ chiếm khoảng 0, 03% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách.

Bộ Bài Chính khẳng định Luật thuế tài sản không chỉ giúp tăng cho nguồn thu ngân sách Nhà nước mà còn góp phần bình ổn thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ và sử dụng bất động sản lãng phí.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Dự thảo Luật thuế tài sản mà Bộ Tài Chính đưa ra cần được thông qua và thực hiện vì theo quan điểm cá nhân của bà là Việt Nam đã rất muộn màng trong việc đánh thuế ở lãnh vực này. Bà Phạm Chí Lan nói với RFA:

Thực ra vấn đề này cũng đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế từ cách đây mấy năm rồi, lúc thị trường bất động sản rộ lên và xu hướng đầu cơ bất động sản rất cao, nhất là bất động sản hoặc khả năng tham gia bất động sản rơi rất nhiều vào tay các nhóm lợi ích, thì cũng có đề xuất Việt Nam cần đánh thuế bất động sản. Thế nhưng suốt mấy năm vẫn không vận động nỗi để đưa ra được những ý tưởng về thuế đó
-TS. Phạm Chi Lan

“Tôi nghĩ bây giờ mới đưa ra luật thế về bất động sản như vậy là trễ đối với Việt Nam. Thực ra vấn đề này cũng đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế đề xuất từ cách đây mấy năm rồi, lúc thị trường bất động sản rộ lên và xu hướng đầu cơ bất động sản rất cao, nhất là bất động sản hoặc khả năng tham gia bất động sản rơi rất nhiều vào tay các nhóm lợi ích, thì cũng có đề xuất Việt Nam cần đánh thuế bất động sản. Thế nhưng suốt mấy năm vẫn không vận động nỗi để đưa ra được những ý tưởng về thuế đó.”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh Luật thuế bất động sản sẽ có thể điều chỉnh lại giá cả của thị trường bất động sản được thực tế hơn trong bối cảnh đang tồn tại nhiều nơi thổi giá lên rất cao và tạo ra sự thừa ế trong bất động sản nên gây ra lãng phí rất lớn cho tài sản của xã hội, khi biết bao nhiêu ngôi nhà mọc lên mà không có người ở.

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất 3 xu hướng đánh thuế đầu cơ bất động sản; bao gồm đánh thuế tài sản đối với nhà-đất, đánh thuế đối với người có nhiều nhà và đất (từ tài sản thứ hai trở lên) và đánh thuế cao đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà-đất ngay sau khi mua trong thời điểm xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt bong bóng.

Đồng quan điểm trong việc đánh thuế bất động sản, Báo mạng Infonet.vn dẫn ý kiến của Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường rằng việc đánh thuế như thế sẽ có khả năng chống đầu cơ tích trữ trong bất động sản và nguồn tiền đầu tư vào bất động sản sẽ được chuyển sang thành nguồn vốn trong lãnh vực sản xuất và sẽ tạo ra động lực phát triển cho quốc gia. Giáo sư Đặng Hùng Võ tin tưởng rằng việc đánh thuế bất động sản không chỉ giúp cho thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn mà còn giúp đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện Nhà nước thực hiện tốt việc đánh thuế này.

Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, thuộc Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cho rằng việc đánh thuế bất động sản sẽ không có tác động ảnh hưởng lớn trong việc chuyển hướng đầu tư và nếu như không kiểm soát được đối với trường hợp đánh thuế ngôi nhà thứ hai trở lên thì cũng không có tác dụng.

20449011_768137533365229_3835490693881049865_o.jpg
Ảnh minh họa. Courtesy: Thinh Nguyen

Hiệu quả ra sao?

Vấn đề được giới chuyên gia nêu ra là Chính phủ cần làm gì để thiết kế và áp dụng được sắc thuế đối với bất động sản một cách hiệu quả?

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) lên tiếng rằng khi áp dụng sắc thuế này thì phải thận trọng và tính toán nhiều yếu tố, Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhấn mạnh cần cân nhắc chứ không phải muốn đánh thuế bao nhiêu cũng được và Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho là việc thiết kế luật như thế nào thì rất cần hỏi ý kiến rộng rãi trong xã hội vì điều đó sẽ giúp cho nhà nước có được một sắc thuế hợp lý để đánh thuế đúng đối tượng và phù hợp đối với đông đảo người dân, mà người dân có quyền đã được Hiến pháp khẳng định về quyền nhà ở của người dân.

Ngân sách trung ương đang trong cơn ‘quẩn cực’, có thể năm nay vẫn bội chi tiếp tục từ 5, 5-6% GDP nhưng nguồn thu ngày càng giảm. Và nếu với tiến độ thu như thế này, từ đầu năm 2017 cho đến nay thì năm nay có thể hụt thu lên đến 11% so với dự toán đầu năm. Đây là con số rất cao. Do vậy, chính quyền đang tìm mọi cách để thu thuế của dân
-TS. Phạm Chí Dũng

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan còn cho rằng dù việc xây dựng Dự luật thuế tài sản rất công phu và phức tạp nhưng cần thiết phải tiến hành nhanh chóng. Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc Jones Lang Lasalle Việt Nam, ông Stephen Wyatt thì ít nhất tới năm 2020, Việt Nam mới có thể áp dụng sắc thuế này do còn nhiều hạn chế về dữ liệu thống kê và thiếu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Trả lời câu hỏi của RFA liên quan thắc mắc của rất nhiều người quan tâm đến thông tin về Luật thuế tài sản, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đưa ra lập luận rằng Chính phủ sẽ sớm áp dụng vì mục đích cuối cùng là thu thuế để bù đắp ngân sách:

“Ngân sách trung ương đang trong cơn ‘quẩn cực’, có thể năm nay vẫn bội chi tiếp tục từ 5, 5-6% GDP nhưng nguồn thu ngày càng giảm. Và nếu với tiến độ thu như thế này, từ đầu năm 2017 cho đến nay thì năm nay có thể hụt thu lên đến 11% so với dự toán đầu năm. Đây là con số rất cao. Do vậy, chính quyền đang phải tìm mọi cách để thu thuế của dân, hay nói một cách nôm na là người dân nói ‘đè đầu dân để thu thuế’ hay thậm chí người dân còn nói là ‘chính quyền tìm cách móc túi của dân’.”

Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc với số đông người dân ở trong nước và được cho biết họ lo lắng rằng không sớm thì muộn họ cũng phải đón nhận thêm một sắc luật thuế mới là Luật thuế tài sản và chúng tôi còn được biết thêm một số những người tương đối khá giả, mà sở hữu hơn một căn nhà, hiện nay đã vội vã tìm cách sang tên chủ sở hữu để phòng lách luật, không phải trả thuế vào khi Luật thuế tài sản ra đời.

Pakistan cử hành quốc táng cho một nữ tu Công Giáo

   Pakistan cử hành quốc táng cho một nữ tu Công Giáo

Đặng Tự Do

Vietcatholic.net 13.8.2017 

Trong một diễn biến vô tiền khoáng hậu, Tổng thống Mamnoon Hussein và Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi của Pakistan, nơi tuyệt đại đa số dân theo Hồi Giáo, đã công bố Pakistan sẽ tổ chức quốc táng cho nữ tu Ruth Pfau, người Đức là Y Khoa bác sĩ vừa qua đời ngày 10 tháng 8, thọ 87 tuổi. Đám tang của chị sẽ được cử hành tại nhà thờ chính tòa Karachi.

Thông cáo của văn phòng thủ tướng Pakistan đã ví chị Ruth Pfau như là Mẹ Teresa của Pakistan, một người “đã được sinh ra ở Đức, nhưng trái tim bà luôn ở với chúng ta ở Pakistan này.” Trong khi đó, thông cáo của Tổng thống Mamnoon Hussein nói rằng “Nữ tu Bác sĩ Pfau đã đặt một dấu chấm hết cho bệnh phong ở Pakistan. Ơn đức này là không thể nào quên được. Bà đã rời quê hương mình và biến Pakistan thành nhà của mình để phục vụ nhân loại. Nước Pakistan bày tỏ lòng kính trọng đối với bác sĩ Pfau, và bày tỏ niềm hy vọng rằng truyền thống phục vụ nhân loại tuyệt vời của bà sẽ được tiếp tục.”

Chị Ruth Pfau sinh ngày 9.9.1929, tại Leipzig trong một gia đình có 6 người con. Trong chiến tranh thế giới lần thứ Hai, nhà cửa của chị bị dội bom, sau đó gia đình lại phải sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức vài năm trước khi vượt biên tìm tự do thành công sang Tây Đức.

Trong thập niên 1950, chị theo học ngành y khoa tại Đại Học Mainz và tốt nghiệp y khoa bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học, trước một tương lai rạng rỡ sáng ngời, chị từ bỏ mọi sự và gia nhập Dòng Nữ Tử Trái Tim Đức Mẹ và được gởi sang Ấn Độ. Tuy nhiên, do những trục trặc về visa vào Ấn, chị phải dừng chân tại Karachi, Pakistan.

Trong một cuốn hồi ký, chị Ruth Pfau cho biết vào năm 1960, lúc mới 31 tuổi, chị quyết định dâng hiến đời mình cho việc chăm sóc các bệnh nhân phong cùi tại Pakistan sau khi chứng kiến một thanh niên phải bò bằng chân và tay vào phòng cấp cứu. Trong xã hội Pakistan, những bệnh nhân phong cùi thường bị gia đình, và xã hội bỏ mặc và xa lánh.

Chị Ruth Pfau đã đích thân chăm sóc cho người phong cùi, và mở các trường đào tạo các bác sỹ, và thành lập các trung tâm điều trị. Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố căn bệnh được kiểm soát hoàn toàn ở Pakistan. Theo thống kê mới nhất, số người bị bệnh phong tại quốc gia này đã giảm xuống chỉ còn 531 bệnh nhân.

From: KimBằngNguyễn gởi

MARIA, THẦY DẠY ĐỨC TIN

MARIA, THẦY DẠY ĐỨC TIN

Trong một đan viện nọ, có hai tu sỹ ngồi đàm đạo để cùng giúp nhau thăng tiến về đời sống thiêng liêng.  Họ mở Kinh Thánh ra và cùng nhau chia sẻ.  Đoạn Kinh Thánh được đọc lên, trích trong Tin mừng Luca chương 15, nói về dụ ngôn đứa con hoang đàng.  Câu chuyên khá dài với nhiều tình tiết.  Gấp sách lại, cả hai thinh lặng cầu nguyện và trao đổi.  Một đan sĩ lên tiếng: “Tôi không hiểu tại sao thằng bé này lại bỏ nhà đi hoang.  Nó có một gia đình khá đầy đủ về vật chất.  Hơn nữa, nó còn có một ông bố yêu thương nó hết lòng.  Vậy tại sao nó lại thoát ly gia đình?”  Suy nghĩ một lát, vị đan sĩ kia lên tiếng: “Đứa bé này bỏ nhà đi bụi, vì trong ngôi nhà ấy vẫn vắng bóng một người mẹ.”

May mắn, chúng ta có một người Mẹ tuyệt vời là chính Đức Maria.  Người vừa là hiền mẫu, vừa là Thầy dạy đức tin và cũng là đấng phù trợ chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin trần thế.  Mừng lễ Mẹ lên trời hôm nay, Giáo hội cũng nhắc nhớ chúng ta hướng về người mẹ thiêng liêng và tuyệt diệu này. 

Đồng thời, chúng ta cũng nhìn về Đức Maria như là khuôn mẫu đức tin để noi theo.

 Ý nghĩa mầu nhiệm Mẹ lên trời hồn xác

 Năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII đã công bố tín điều này.  Đây là tín lý thuộc đức tin mang tính thần khải và Công giáo.  Giáo hội xác tín chân lý ấy dựa vào nhiều lý chứng.

Trước hết, bởi vì Mẹ là thụ tạo vượt trổi, đã được Chúa giữ gìn khỏi lây nhiễm tội lỗi.  Tội tổ tông không để lại âm hưởng gì nơi Mẹ, đồng thời Thiên Chúa cũng gìn giữ mẹ luôn mãi vẹn tuyền.  Ngay từ ban đầu, Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên Ngài phó trao cho Mẹ những đặc sủng tương thích với sứ vụ cao cả này.  Thân xác Mẹ cho dù có phải nếm trải sự chết giống như Đức Giêsu, nhưng thân xác vẹn tuyền đó không thể  bị hủy hoại.  Vì vậy Giáo hội xác tín rằng sau khi chết, Mẹ đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác.

Thứ đến, cuộc đời của Mẹ đã gắn kết chặt chẽ với Đức Giêsu.  Đức Giêsu đã phục sinh và lên trời.  Mẹ cũng vậy.  Phần thưởng nước trời dành cho Mẹ như một hệ quả tất yếu của sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Giêsu.

Đọc lại Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy ngay từ những trang đầu tiên, Kinh Thánh đã nói đến sự chiến thắng của người nữ trên con rắn.  Người nữ đạp dập đầu con rắn và con rắn rình cắn gót chân bà.  Người phụ nữ này là hình tượng chỉ về Hội thánh, về Đức Maria, về những con người sống hiệp thông chặt chẽ với Đức Giêsu trong nhiệm cục cứu độ.  Cũng tương tự, người nữ trong sách Khải Huyền đã chiến thắng con rồng đỏ, cũng ám thị về Đức Maria và về toàn thể Giáo hội.

Giáo hội công bố tín điều này để mời gọi chúng ta hướng về Mẹ như khuôn mẫu đức tin.  Mẹ chính là Thầy dạy Đức tin cho chúng ta.

Thầy dạy đức tin

Sau khi Chúa về trời, Kinh Thánh nói rất ít về Mẹ.  Tin mừng Gioan chỉ tóm gọn trong một câu ngắn: “Từ lúc ấy, môn đệ đem Mẹ về nhà mình (Ga 19,27).  Sách Tông đồ Công vụ chỉ duy nhất một lần nói về sự hiện diện của Đức Maria giữa các tông đồ khi cầu nguyện tại Giêrusalem trong dịp lễ Ngũ Tuần.  Sau đó, Chúa Thánh Thần đậu xuống trên các tông đồ và trên Đức Mẹ (Cv. 1,12).   Như vậy, sau biến cố Phục sinh, Mẹ đã hoàn toàn rút vào trong thinh lặng để suy niệm và cầu nguyện.  Thái độ đức tin này cũng được Thánh Luca tóm kết bằng một câu đơn giản: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc. 2,19).  Vì vậy, qua phụng vụ hôm nay, Giáo hội cũng mời gọi chúng ta hướng về Mẹ như là Thầy dạy đức tin của mọi tín hữu.

“Phúc cho bà là kẻ đã tin” (Lc. 1,45).  Đây là lời được mặc khải qua miệng bà Elizabeth.  Trước khi chúng ta chiêm ngắm các nhân đức và những đặc phúc nơi Mẹ, chúng ta hãy nhìn về Mẹ như là Thầy dạy đức tin của chúng ta.

Cuộc hành trình đức tin của Mẹ được dàn trải trong suốt cả cuộc sống, từ biến cố truyền tin đến cao điểm là phút giây hiệp thông trọn vẹn với Đức Giêsu dưới chân Thập giá.  Thái độ đức tin đó được thể hiện bằng cách Mẹ luôn tìm kiếm và quy thuận thánh ý Thiên Chúa.  Có lần, khi Chúa Giêsu đang giảng giữa đám đông, Đức Maria chợt đến.  Người ta báo cho Chúa biết là “bà cố” đang đến.  Người trả lời: “Ai là mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành (Mc 3,31-35).  Đức Giêsu gián tiếp đề cao thái độ đức tin nơi Mẹ.  Tính cách làm Mẹ của Ngài hệ tại ở việc biết nghe lời Thiên Chúa và đem ra thi hành.

Mẹ được đem về trời cả hồn lẫn xác là dấu chứng của một cuộc vinh thắng, và đó chính là cuộc chiến thắng trong đức tin.  Trong thư Rôma, thánh Phaolô so sánh Ađam với Đức Kitô (xem chương 5).  Ađam gieo sự tội vào trần gian vì bất tuân, còn Đức Kitô đưa sự giải án tuyên công đến cho con người qua vâng phục.  Cũng như Evà đã liên đới với Ađam trong tội nguyên tổ, thì Đức Maria được sánh ví như Evà mới, đã hiệp thông trọn vẹn với Đức Giêsu để đem ơn cứu độ đến cho con người.  Nhiều thần học gia còn gọi Mẹ là Đấng “Đồng công Cứu chuộc” (Corredemptorist).  Sách Giáo lý Công giáo cũng mời gọi chúng ta hướng nhìn về Mẹ như là Biểu tượng Cánh chung (Eschatological Icon) cho toàn Giáo hội trong cuộc lữ hành trần thế (Giáo lý Công giáo số 972).  Những điều này nói về Mẹ như là khuôn mẫu và Thầy dạy đức tin cho chúng ta.

Ở Đức, trong một vở kịch diễn lại Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, diễn viên trình diễn cảnh Giuđa sau khi phản bội đã ra đi tự vẫn.  Trước khi chết, anh ta thét lên: “Khốn thân tôi, tôi biết chạy đến với ai bây giờ ?”  Nghe vậy, một đứa trẻ ở gần đó nói với mẹ: “Mẹ ơi, sao anh ta không chạy đến với Đức Maria.”

“Trên đời này, không có một kỳ quan nào cao cả và vĩ đại cho bằng trái tim của người mẹ.”  Cũng vậy, chúng ta có Đức Maria là Hiền Mẫu, là Thầy dạy đức tin và cũng là nơi nương náu an toàn nhất trong cuộc lữ hành trần thế hôm nay.

Lm G.B. Trần Văn Hào SDB

Chỉ cần bạn hứa với tôi

Chỉ cần bạn hứa với tôi 

Một người phụ nữ mù bắt taxi tới một tòa nhà. Lúc đến nơi, đồng hồ hiển thị số tiền là 100 ngàn đồng. Tài xế taxi dẫn cô vào chỗ an toàn rồi nói: “Tôi không thu tiền của cô, bởi vì so với cô thì việc kiếm tiền của tôi chắc là dễ dàng hơn”.

Vừa đúng lúc này, từ trong khu cư xá, người đàn ông có dáng vẻ của một ông chủ đi ra. Ông cũng lên chiếc xe taxi đó rồi đi. Trên đường, hai người đàn ông vui vẻ chuyện trò cùng nhau. Khi xuống xe, đồng hồ hiển thị số tiền là 100 ngàn đồng nhưng người đàn ông lấy ra số tiền 200 ngàn và nói: “Tiền này bao gồm cả số tiền của người phụ nữ lúc nãy. Tôi cũng không phải vĩ đại gì, nhưng chắc là việc kiếm tiền cũng dễ dàng hơn cậu một chút, hy vọng cậu có thể tiếp tục làm việc tốt!”.

Một câu chuyện về lòng tốt khác đáng để mọi người đọc qua:

Vào đêm bão tuyết ở Texas, nước Mỹ, chàng trai tên Kress đi ô tô và bị mắc kẹt tại khu bão tuyết. Anh ta vô cùng lo lắng, nhưng đúng lúc ấy, một người đàn ông đi qua thấy được tình cảnh này, liền không nói năng gì mà dùng ngựa của mình kéo ô tô của Kress về thị trấn nhỏ. Sau đó, Kress cảm kích và lấy ra rất nhiều tiền đưa cho người đàn ông này để tỏ lòng biết ơn. Song, ông ta nói: “Tôi giúp cậu không cần báo đáp, tôi chỉ mong cậu hứa với tôi một điều, lúc gặp người khác khó khăn phải hết lòng giúp đỡ họ”.

Vì thế sau này, Kress luôn chủ động giúp đỡ rất nhiều người. Hơn nữa mỗi lần giúp ai đó, anh ta lại nhắc lại câu mà người đàn ông đó đã nói với mình. Nhiều năm sau, khi Kress đột nhiên bị mắc kẹt trong trận lũ quét trên hòn đảo, một nam thanh niên đã liều mình cứu sống anh. Lúc Kress cảm ơn thanh niên kia, không ngờ cậu ta cũng nói một câu giống y như câu mà Kress đã nói vô số lần: “Tôi giúp ông không cần báo đáp nhưng muốn ông hứa…”.

Kress cảm thấy thật ấm áp và thầm nghĩ: “Hóa ra, mình đã tặng tình yêu thương cho nhiều người và cuối cùng nó đã thông qua cậu thanh niên này mà trả lại. Những việc tốt mà mình đã làm trong cuộc đời, cuối cùng mình cũng sẽ được nhận lại mọi thứ”.

Nếu bạn có may mắn đọc được lời hứa này, xin vui lòng chuyển tiếp tới bạn bè và người thân của mình. Tôi tin rằng có rất nhiều người cần sự giúp đỡ của chúng ta và chính nghĩa sẽ được lan truyền, bởi vì suy cho cùng việc tốt, việc thiện mà mọi người làm ở hiện tại cũng vì tương lai của bản thân.

“Làm việc tốt không cần báo đáp, chỉ cần bạn hứa với tôi rằng nếu gặp người khác khó khăn hãy hết lòng giúp đỡ họ”.

S.T.

Chính phủ Nhật Bản : Trục xuất 13000 người Việt tại Nhật về nước giữa chừng: Nguyên nhân xác định do….

Chính phủ Nhật Bản : Trục xuất 13000 người Việt tại Nhật về nước giữa chừng: Nguyên nhân xác định do….

Lao động Nhật Bản phải về nước giữa chừng, nguyên nhân do đâu ?
Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất tính tới thời điểm hiện tại, thu nhập khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật bản vượt trội hơn hẳn so với các thị trường khác. Bước đầu tham gia chương trình tất cả lao động được kiểm soát đặc…
Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất tính tới thời điểm hiện tại, thu nhập khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật bản vượt trội hơn hẳn so với các thị trường khác. Bước đầu tham gia chương trình tất cả lao động được kiểm soát đặc biệt chặt chẽ, đào tạo định hướng kỹ lưỡng, hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phải về nước giữa chừng khi chưa hết hạn hợp đồng lao động, và người lao động bị về nước giữa chừng vì rất nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số lý do chính khiến người lao động đi xuất khẩu tại Nhật Bản phải về nước sớm
1. Vấn đề về sức khỏe
Có nhiều trường hợp người lao động có sức khỏe không tốt nhưng cố gắng dấu diếm để qua mắt công ty và chủ xí nghiệp để được đi xuất khẩu lao động, sau khi nhập cảnh khám lại không đạt và phải về nước giữa chừng
10 điều người lao động Việt cần làm khi đến Nhật Bản
2. Công việc không phù hợp
Một số công việc mà người lao động không tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ: sợ độ cao đi xây dựng, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy hải sản đi đơn chế biến, mù màu ở một số công việc,… Những lao động này họ gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính cá nhân họ cũng không biết mình gặp vấn đề đóLao động Nhật Bản phải về nước giữa chừng, nguyên nhân do đâu ? nguyen-nhan-lao-dong-ve-nuoc-giua-chung3. Trộm cắp vặt bị trục xuất về nướcLao động Nhật Bản phải về nước giữa chừng, nguyên nhân do đâu ? nguyen-nhan-lao-dong-ve-nuoc-giua-chung2
Nhật Bản là một nước phát triển, họ rất văn minh và trung thực vì vậy tình trạng trộm cắp vặt gần như là không có. Bởi thế mà họ thường không chú trọng nhiều đến việc bảo vệ tài sản cá nhân. Trong tình huống quá dễ dàng thuận lợi như vậy một số người lao động Việt Nam hay “tiện tay” và gây đến hậu quả không lường trước được
4. Gây mất trật tự cộng đồngLao động Nhật Bản phải về nước giữa chừng, nguyên nhân do đâu ? nguyen-nhan-lao-dong-ve-nuoc-giua-chung35. Đình công trong xí nghiệpLao động Nhật Bản phải về nước giữa chừng, nguyên nhân do đâu ? nguyen-nhan-lao-dong-ve-nuoc-giua-chung34jpg
Nhiều người lao động mặc dù được đảm bảo hợp đồng khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với mức lương hiện tại, công việc hiện tại (thường so sánh với người Nhật cùng vị trí hoặc những người làm lâu). Những người này rủ rê, lôi kéo người khác trong công ty đình công, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của xí nghiệp.
6. Thu nhập không đảm bảo
Nhiều bạn trẻ khi có định hướng sang Nhật Bản làm việc có quan niệm sẽ kiếm rất nhiều tiền (có những người nghĩ rằng có thể kiếm năm bảy chục triệu mỗi tháng) nên việc sau khi nhập cảnh và mức thu nhập không đảm bảo được con số đó. Họ chán nản, muốn bỏ về cũng là điều không tránh khỏi, và khi không có tâm lý làm việc thì việc buộc phải về nước giữa chừng là điều tất nhiên.

Lao động Việt có thể xin visa đi Nhật tăng thêm 10 năm thay vì 5 năm như trước
Ngoài những lý do trên đây, người lao động có thể gặp nhiều tình huống khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hiếm gặp. Việc người lao động phải về nước giữa chừng là điều không bên nào muốn gặp phải: -Người lao động mất thời gian, vốn liếng bỏ ra. – Công ty phái cử phải đền bù cho xí nghiệp, mất đối tác tiếp nhận, hoàn trả phần nào cho người lao động, mất uy tín trong nước. – Xí nghiệp tiếp nhận bị ảnh hưởng về kinh doanh sản xuất, mất thời gian dài để kiếm nhân sự bù vào chỗ trống.

 

Hàng triệu người Hồi giáo xuống đường nghe Tin Lành

Hàng triệu người Hồi giáo xuống đường nghe Tin Lành

 Oneway.vn – Giữa thời buổi mà đây đó lực lượng Hồi giáo cực đoan liên tục khủng bố, tiêu diệt, bức hại người vô tội, Cơ đốc nhân và cả người Hồi giáo yêu chuộng hoà bình… thì không ít nhà truyền giáo vẫn dũng cảm dấn thân vào chốn hiểm nguy.
Giáo sĩ Marilyn Hickey

Vị giáo sĩ lừng lẫy Marilyn Hickey tin rằng nơi nguy hiểm cũng chính là những vùng đất màu mỡ để gieo hạt giống tình yêu Thiên Thượng.

Vị giáo sĩ kể về chuyến đi của mình tới Karachi, Pakistan: “Tôi yêu người Hồi giáo và họ cũng yêu tôi” – bà chia sẻ “Tôi không thể tưởng tượng lại có tới cả triệu người Hồi giáo trong một buổi truyền giảng!”.

Nhưng điều lại lùng ấy đã xảy ra. Một triệu người Hồi giáo lấp đầy đường phố Karachi để nghe cụ bà 85 tuổi giảng Tin Lành. “Mọi người có thể không biết tên bạn, nhưng Chúa Jesus biết hết” – bà Hickey nói với đám đông.

“Họ vỗ tay phấn khởi. Đúng vậy! Ngài biết tên bạn, biết nơi bạn ở, biết bạn là ai. Thi Thiên 139 cho biết Ngài có kế hoạch và sứ mệnh cho cuộc đời bạn. Ngài đã đưa chúng ta đến với nhau” – bà kể lại.
“Tôi nhớ đến 40 quốc gia và cầu nguyện cho họ mỗi ngày trong suốt 4 năm hoặc hơn nữa, và Đức Chúa Trời đã đưa tôi đến những nơi đó” – bà chia sẻ.
“Tôi nghĩ chúng ta không nên chỉ ngồi xem tin tức, nhưng hãy bước đi để thay đổi những tin tức đó” – bà thêm.

Giáo sĩ Marilyn Hickey trong buổi truyền giáo tại Pakistan
(Nguồn: dinnerwithmuhammad)

Vinh quang thuộc về Chúa, nhờ ơn phước Ngài, các buổi truyền giáo của bà Hickey đã xảy ra ​​vô số phép lạ.

“Kinh Koran nói Chúa Jesus đến để chữa lành, vì vậy khi bạn làm chứng và kêu gọi, họ sẽ đến để nhận sự chữa lành” – bà Hickey nói – “Đừng hỏi tôi tại sao họ gọi tôi là mẹ. Một số người Hồi giáo gọi tôi là mẹ của đất nước Pakistan”.
“Nhưng đó là ân điển Chúa chứ không phải từ tôi. Tôi nói Chúa Jesus đã chết vì tội lỗi của chúng ta, Ngài đã sống lại từ kẻ chết, và nếu bạn ăn năn, tin nhận Ngài, thì Ngài sẽ đến trong trái tim bạn. Đó không chỉ là lời an ủi, nhưng là thông điệp chữa lành cho tinh thần, linh hồn và cả thân thể” – bà bổ sung.

Chuyến đi đến vùng đất Hồi giáo lần này của bà Hickey ấn tượng đến nỗi thu hút sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khắp thế giới.

Tòa trọng tài Quốc tế tại Paris, Pháp, sẽ khởi đầu phiên xử đặc biệt

From facebook: Trần Bang shared VOA Tiếng Việt‘s video.

Ngày 21 tháng Tám, 2017, Tòa trọng tài Quốc tế tại Paris, Pháp, sẽ khởi đầu phiên xử đặc biệt: Nguyên đơn là nhà đầu tư Hà Lan gốc Việt, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, kiện bị đơn là Nhà nước Việt Nam. Số tiền ông Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường là “tối thiểu 1,25 tỷ đôla.”

VOA Việt Ngữ phỏng vấn những người trong cuộc, những người “biết chuyện,” những người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vụ xử hoặc những hệ lụy của phiên xử, viết thành loạt bài đăng tải nhiều kỳ. Mời độc giả cùng theo dõi. Xem thêm: http://bit.ly/2hUUT6E

-1:56

208,793 Views

VOA Tiếng Việt

Ngày 21 tháng Tám, 2017, Tòa trọng tài Quốc tế tại Paris, Pháp, sẽ khởi đầu phiên xử đặc biệt: Nguyên đơn là nhà đầu tư Hà Lan gốc Việt, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, kiện bị đơn là Nhà nước Việt Nam. Số tiền ông Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường là “tối thiểu 1,25 tỷ đôla.”

VOA Việt Ngữ phỏng vấn những người trong cuộc, những người “biết chuyện,” những người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vụ xử hoặc những hệ lụy của phiên xử, viết thành loạt bài đăng tải nhiều kỳ. Mời độc giả cùng theo dõi: voatiengviet.com/trinhvinhbinh

(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link vn510.com hoặc vn73.com để vượt tường lửa)

69,000 người Việt được đi xuất cảng lao động trong 7 tháng đầu năm 2017

 69,000 người Việt được đi xuất cảng lao động trong 7 tháng đầu năm 2017

69,000 người Việt được đi xuất cảng lao động trong 7 tháng đầu năm 2017
Ảnh: Lao Động Việt

Thông tin từ Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội CSVN cho thấy, trong bảy tháng đầu năm nay đã có khoảng 69,000 người Việt đi làm việc ở ngoại quốc, đạt mức 66% theo kế hoạch hàng năm.

Ba thị trường nhận lực lượng lao động lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng qua bao gồm Đài Loan, Trung Cộng nhận được gần 33,900 công nhân Việt Nam; Nhật Bản hơn 27,700; và Nam Hàn khoảng 3,200 người.

Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội CSVN cho biết, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều người Việt Nam được đưa vào các thị trường lao động quen thuộc hoặc mới, bao gồm Thái Lan, Úc, Đức và Nhật Bản.

Việt Nam có kế hoạch đưa 105,000 người đi làm việc ở ngoại quốc trong năm nay, giảm từ  con số 126,300 người vào năm ngoái.  Cũng theo tin từ Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội đã có hơn 500,000 người Việt Nam đang làm việc ở ngoại quốc với tư cách là công nhân, mỗi năm chuyển về nhà 1,7-2 tỷ đô la Mỹ. Hầu hết trong số họ là những người làm việc chân tay, hoặc   chỉ được đào tạo ngắn hạn.

Việc hủy hoại môi trường biển do Formosa gây ra, cộng với việc nhiều công ty trong nước đóng cửa, phá sản, đã tạo ra một số lượng lớn người dân Việt thất nghiệp. Xuất cảng lao động đang trở thành một cửa cứu sinh cho nền kinh tế, xã hội  của Việt Nam hiện nay.

Phong Ly / SBTN

Lòng Nhân Ái có hậu ngay ở đời này

Lòng Nhân Ái có hậu ngay ở đời này

Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.

Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.

Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi.”

Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.

Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.

Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.

*Câu chuyện thứ hai liên quan tới vị danh tướng Dwight Eisenhower. Ông là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây.

Vào thời xa xưa đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng của ông vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt. Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này. Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công lực tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.

Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường. Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông không hề quan tâm đến chức phận của ông và không hề tỏ thái độ gì trước hai kẻ đang gặp nạn này. Ông chỉ theo bản tính lương thiện vốn sẵn có của ông là luôn luôn muốn giúp đỡ người hoạn nạn mà thôi. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.

Không ngờ chính sự chuyển hướng đi thình lình ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào cái tâm lương thiện, cái lòng từ bi đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát này. Quả là tự cứu mình bằng cách giúp người khác.

*Câu chuyện thứ ba kể về một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly. Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.

Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.

Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: “Tôi nợ cô bao nhiêu?” Cô gái trả lời: “Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công.” Cậu cảm động nói: “Tôi thành thực biết ơn cô.

Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình.

Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.

Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.

Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn. 

Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.

Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: “Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Và người ký tên là: “Bác Sỹ Howard Kelly.”

*Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892.Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.

Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: “Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi.” Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…

Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: “Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: “Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?” Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.

Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.” 

*Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!).

Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng (We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)  

S.T.

Việt Nam cần thay đổi gì?

From facebook:   Hoang Le Thanh‘s post.
 
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 1 person, indoor
Hoang Le Thanh added 2 new photos 

 

Việt Nam cần thay đổi gì?

Trúc Giang (VNTB).

Thay một ông tổng bí thư? Thay một chủ tịch Nước, một chủ tịch Quốc hội hay một Thủ tướng?

Câu trả lời khá bất ngờ của ông Nguyễn Phú Hoà, phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương:

– “Thay đổi nền kinh tế giáo điều, bằng nền kinh tế thực sự là thị trường tự do, không định hướng nhiệm vụ chính trị”.

Ảnh 1: Ông Nguyễn Phú Hoà, phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Ảnh 2: Hội trường “Diễn đàn xuất khẩu 2017”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) tổ chức vào chiều ngày 8/8/2017 tại khách sạn Rex, Sài Gòn.

Cái bất ngờ ở đây là ông Nguyễn Phú Hòa tuy được mời lên phát biểu với tư cách đại diện Cục Xuất nhập khẩu, nhưng đan xen trong phát biểu, có nhiều đoạn ông nói rõ rằng đây là quan điểm cá nhân.

Báo chí Nhà nước đã không đưa tin chi tiết về những ý kiến công khai và khá sốc của ông Nguyễn Phú Hòa tại “Diễn đàn xuất khẩu 2017”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) tổ chức vào chiều ngày 8/8/2017 tại khách sạn Rex, Sài Gòn.

Tiếp tục niềm tin giáo điều là tiếp tục lao xuống vực thẳm

“Mọi chính sách, mọi bài phát biểu đều trở nên vô nghĩa nếu như không giúp ích cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Vì các doanh nghiệp không chỉ đang gánh vác trọng trách trả lương, nuôi sống hàng triệu gia đình người Việt Nam, mà quan trọng hơn, các anh các chị đang nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng của dân tộc Việt Nam, ngẩng cao đầu, sánh vài cùng bè bạn năm châu thông qua các thương hiệu xuất khẩu”.

Ông Nguyễn Phú Hòa đã… đánh bài ngửa như vậy khi ông vừa bước lên bục phát biểu theo lời mời của ban tổ chức.

Cú vổ mặt tiếp theo là ông Nguyễn Phú Hòa nhấn mạnh ngay rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức đang nổi lên một số bất đồng. Ông nói (trích băng ghi âm):

– “Kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những diễn biến khó lường, khi thị trường Châu Âu với sự ra đi quyết liệt của nước Anh đã đặt ra nhiều cầu hỏi về sự điều chỉnh chiến lược của Liên minh Châu Âu, chưa kể hiện nay quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức đang nổi lên một số bất đồng”.

Ông Nguyễn Phú Hòa nói rằng Việt Nam cần nhìn thẳng vào thực tế nước Mỹ với tổng thống đắc cử Donald Trumph đã quay lưng với thương mại tự do, ông Trumph đã thẳng thừng bác bỏ TPP và nêu quan điểm rõ rệt về bảo hộ thị trường, sản xuất trong nước.

Phía Trung Quốc thì đang tái cơ cấu, tập trung vào thị trường nội địa, và có những chiến lược hết sức mạnh mẽ để cạnh tranh với Nhật, Hàn Quốc, và cả với Mỹ trong lĩnh vực chất lượng và năng suất. Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc ganh đua với Mỹ trong việc tạo ra siêu máy tính, hay trí thông minh nhân tạo.

Còn nước Nhật đang lặng lẽ trở thành quốc gia mà ở đó robot từng bước làm việc bên cạnh con người. Năng lực sản xuất của Nhật sắp tới sẽ gia tăng theo cấp số nhân!

Hàn Quốc đi vào năng lực thiết kế, sáng tạo, định ra xu hướng và tạo dựng thế lực dẫn đầu ở nhiều chuỗi sản xuất.

– “Còn Việt Nam thì vẫn mang tài nguyên ra để bán, và sẵn sàng bán bất kỳ thứ gì mà chúng ta có… Chỉ cần bước chân ra khỏi hội trường này, chúng ta sẽ chứng kiến thành phố không còn lối đi, hàng hoá tắt nghẽn trên đường ra cảng, người người xếp hàng để rồi trễ chuyến bay, cây xanh bị triệt hạ, biển đang dần ô nhiễm, con cái học thêm phờ phạc cả người, và hiếm có doanh nghiệp nào là không biết nghiệp vụ lót tay, … Và

” Tất yếu một bộ phận người dân Việt Nam đã bỏ ra 3 tỷ USD mua nhà xứ khác… mà thật ra là mua lại môi trường sống và cơ hội để con cái phát triển!

Nhìn sang Trung Quốc, giờ đây, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình đang chạy đua để thay đổi, họ đang thực hiện ước mơ về những thành phố sinh thái hoàn toàn, và làm trong sạch bộ máy theo cách của họ, từ đó nâng tầm thương hiệu Quốc gia và hàng hoá Trung Quốc. Còn chúng ta?”. Ông Nguyễn Phú Hòa dường như phát biểu trong tâm thế không tiết chế được cảm xúc.

*

Thể chế thay đổi và cần những con người thích hợp thể chế đó

Ông Nguyễn Phú Hòa cho rằng (trích băng):

– “Điều đáng quan ngại nhất, là cả xã hội Việt Nam đang sống trong sự hoài nghi cực độ, từ nguồn gốc hàng hoá, chất lượng sản phẩm cho đến lòng tin giảm sút vào thể chế. Nói không quá, Việt Nam đang trong hoàn cảnh: thập diện mai phục, đang thách thức ghê gớm sự phát triển của dân tộc, đất nước. Chúng ta có thể thuê chuyên gia, hoặc nhờ Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ Tướng viết nên những kế sách thật trúng. Nhưng ai sẽ là người thực hiện kế sách đó? điều kiện để thực hiện? Một kế sách cần cả một xã hội để vận hành. Đây là câu chuyện thể chế và con người thực hiện thể chế!”.

Thể chế cần thay đổi ấy là gì, và những con người thích hợp cho thể chế cần kíp thay đổi ấy là ai?

Những vấn đề này ông Nguyễn Phú Hòa đã kịp tiết chế cảm xúc, và rất khéo ngay sau đó ông đề xuất – vẫn với tư cách cá nhân, rằng:

– “Để giữ chế độ, phát triển đất nước chọn cách tiếp tục trả lương thấp nhưng nuôi được nhiều biên chế. Đó là một bất cập. Vì chính một bộ phận không nhỏ trong số đó lại làm hại chế độ, mất lòng tin của dân vào chế độ, cản trở sự phát triển, vô hiệu hoá các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nên mạnh dạn, giảm sâu tổng biên chế các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị bấu víu vào bầu sữa ngân sách, tăng lương lên gấp 3 lần, và đặt ra các chế độ đãi ngộ lớn sau khi về hưu, đặt ra trách nhiệm bị giám sát và năng lực hoàn thành trách nhiệm. Tập trung biên chế ở những nơi phục vụ trực tiếp nhân dân. Các đơn vị khác cần có cơ chế hoạt động như những đơn vị sự nghiệp, ít nhân sự, nguồn lực được khai thác từ ưu đãi bước đầu về đất đai, thực hiện xã hội hoá. Ví dụ: có thể được giao một số mặt bằng cho thuê, lấy tiền hoạt động, đồng thời phải xã hội hoá các hoạt động phục vụ xã hội thiết thực, từ đó có thu để phát triển.

Hoàn thiện, ủng hộ năng lực giám sát, phản biện chính sách của Mặt trận Tổ Quốc, và đặc biệt là các cơ quan báo chí, theo những nguyên tắc dựa trên bằng chứng và năng lực chứng minh, phản biện. Đề xuất cá nhân tôi, Mặt trận nên là cơ quan thống lĩnh báo chí. Các cơ quan khác của Chính phủ làm công tác giám sát hoạt động báo chí đúng pháp luật. Tất cả mục đích chỉ để tạo ra năng lực phản biện, giám sát khách quan giúp đất nước phát triển”.

Thẳng thắn phản biện, cần chấm dứt chụp mũ những tiếng nói phản biện bằng các điều luật hình sự, biết lắng nghe và thay đổi vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là những điều mà nhiều người có mặt tại “Diễn đàn xuất khẩu 2017” cho rằng ông Nguyễn Phú Hòa đã rất khéo léo đặt ra, và ông rất khôn ngoan trước khi kết thúc phát biểu của mình bằng “ve vuốt” rất ư… tuyên giáo: “Kính thưa quý vị, để giúp doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, và nền kinh tế Việt Nam nói chung, toàn thể doanh nghiệp, và nhân dân cần đồng lòng, thẳng thắn, phản biện và đoàn kết ủng hộ Đảng, Chính phủ để tạo ra xung lực vượt qua khó khăn và như thế may ra chúng ta theo kịp sự bứt phá nhanh chóng của thời đại. Toàn bộ bài phát biểu là quan điểm cá nhân tham gia thảo luận. Kính mong đoàn kết, và đồng lòng”.

Trúc Giang.

VNTB gửi BVN

Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/49927

NGUYỄN HỮU CẦU – NGƯỜI TÙ THẾ KỶ VÀ BẢN CÁO TRẠNG “HÙNG HẾT HỒN” NHẤT THẾ KỶ

From facebook:   Văn Lang‘s post.
 
Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
Văn Lang

 

NGUYỄN HỮU CẦU – NGƯỜI TÙ THẾ KỶ
VÀ BẢN CÁO TRẠNG “HÙNG HẾT HỒN” NHẤT THẾ KỶ

Đại uý Quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu bị bắt vào tháng 4/’75 khi vùng I thất thủ. Xong khoá “học tập cải tạo” 5 năm, hắn về quê ở Rạch Giá.

Trong khí thế cách mạng còn đang hừng hực năm 1982, hắn dám cả gan đứng ra tố cáo cán bộ địa phương ta tham nhũng và hãm hiếp nữ thuyền nhân. Cuối cùng hắn đã bị công an ta bắt với cáo buộc tội “phởn động” bằng vật chứng là những bài thơ và ca khúc do hắn sáng tác.

Đây là lời buộc tội vô cùng đanh thép và hùng hết hồn trong bản cáo trạng 1982 của ta:

“Tên Nguyễn Hữu Cầu đã cấu kết với tên Anan và tên Ca Diếp. Mua dầu cho Anan và Ca Diếp để vượt biên. Hiện tại thì Anan đã vượt biên còn Ca Diếp thì đang trốn tại Khánh Hòa, khi nào bắt được sẽ xử lý sau”.

“Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài ‘Giọt nước mắt Chúa’, với nội dung ca ngợi đế quốc Mỹ và còn mơ tưởng sự quay trở lại của đế quốc Mỹ, cầu ‘bơ thừa, sữa cặn’. 
Bài ‘Giọt nước mắt Chúa’ có nội dung như sau:

“Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng. 
Nước Cha trị đến. 
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. 
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày 
và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. 
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ 
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ. 
Amen!”

Nguyễn Hữu Cầu đã coi đế quốc Mỹ như là Cha trên Trời”.

Với tội ác tày trời này, tên “phởn động” Nguyễn Hữu Cầu bị kết án tử hình ở phiên sơ thẩm, rồi giảm xuống chung thân ở phúc thẩm. 
Trước sức mạnh nghiêm minh, chính trực và công bằng của luật pháp ta, tên “phởn động” nguỵ quân Nguyễn Hữu Cầu đã phải ngoan ngoãn thọ án từ 1982.

Tháng 3 năn 2014 hắn được phóng thích nhờ được hưởng chính sách độ lượng, khoan hồng vô cùng nhân bản của đảng ta.

Tổng cộng hai lần, tên “phởn động” này phải trả giá bằng 37 năm tù.

Loại người đáng kinh tởm!

From facebook:   Phan Thị Hồng‘s post.
 
 
 
Image may contain: 1 person, eyeglasses
Image may contain: sky and outdoor
Phan Thị Hồng added 2 new photos — with Hoang Le Thanh.

 

Loại người đáng kinh tởm!

Loại người đáng kinh tởm nhất là: Đám trí thức, có học, thậm chí tự xưng là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, … Sống ở nước ngoài nhưng ra sức ca ngợi chế độ trong nước.

Nữ đạo diễn Song Chi
(Na Uy).

(Trích)

… Thực sự mà nói, tôi không thích nhưng tôi có thể hiểu được vì sao bọn công an, an ninh chìm nổi, dư luận viên, đám bồi bút văn nô cho tới quan chức trong nước ra sức bênh vực chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo ở VN và chống lại tất cả những ai muốn thay đổi chế độ.

Bởi vì đó là cuộc sống, là quyền lợi của họ, chế độ này đã cho họ quá nhiều thứ, họ phải ca tụng, bảo vệ, chưa kể họ sống trong nước, bị tuyên truyền nhồi sọ bao nhiêu năm mà lại không có đủ ngoại ngữ, kiến thức để tìm hiểu sự thật.

Tôi khó chịu, có thể nói là khinh hơn nhiều những loại người sau:

1. Sống ở nước ngoài lâu năm nhưng không tiếp thu, ảnh hưởng được bất cứ cái gì hay ho, tiến bộ trong xã hội của người ta, vẫn giữ nguyên những quan điểm bảo thủ, “đỏ rực” còn hơn bọn dư luận viên trong nước, vẫn ra sức bênh vực chế độ cộng sản, chống lại mọi sự thay đổi.

2. Sống ở nước người ta, được nước sở tại cưu mang nhưng lại cộng tác, làm việc cho nhà nước VN, làm gián điệp, tay sai cho cộng sản, làm dư luận viên cao cấp viết những bài viết làm ra vẻ khách quan nhưng thực chất là khéo léo tuyên truyền, định hướng theo đường lối, quan điểm của nhà cầm quyền VN.

Bọn này nguy hiểm hơn bọn dư luận viên trong nước là vì có ngoại ngữ, am hiểu tình hình xã hội, luật pháp nước sở tại, lại có bằng cấp, có “mác” Việt kiều nên nhiều người tin, tưởng rằng họ khách quan, mà không biết rằng đa phần cũng là dân cộng sản hoặc có gia đình thân nhân là cộng sản. Như đồng chí T. ở Đức hay đồng chí Beo H. ở Mỹ. Điểm dễ nhận ra là tuy ra sức khen nước sở tại nhưng cực kỳ căm ghét chế độ VNCH và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ cho VN. Đám này có khi chỉ là dư luận viên cao cấp, nhưng cũng có khi là gián điệp, nằm vùng, tai mắt của nhà cầm quyền VN gài vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

3. Những người từng sống ở miền Nam VN trước kia, nhưng lại thân Cộng, thuộc thành phần thứ ba, mà người miền Nam hay gọi là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” hay “đâm sau lưng các chiến sĩ”, sau này sống ở nước ngoài nhưng đầu óc vẫn không thay đổi. Thật lạ lùng là hồi xưa thì có thể nói là họ không hiểu gì về cộng sản nên “mê” cộng sản, quay sang phá hoại chế độ VNCH từ trong lòng phá ra, nhưng bây giờ sau nhiều năm, chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đã bộc lộ hết tất cả sự tồi tệ, bản chất dối trá, buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân, mà vẫn có những người thuộc thành phần này bênh vực.

Không ít người trong số này là trí thức, có học, thậm chí tự xưng là nhà thơ nhà văn nhà nghiên cứu nọ kia, sống ở nước người hưởng không khí tự do, dân chủ, hưởng đủ mọi quyền lợi, nhưng vẫn đi về VN, và nếu được gặp gỡ, bắt tay quan này quan kia hay được nhà nước VN chiếu cố cho in một quyền sách, cho ngồi trong Hội Việt kiều yêu nước, hạ cố hỏi ý kiến nọ kia…thì lấy làm vinh dự, hãnh diện, càng ra sức ngợi khen chế độ.

Loại này theo thiển ý của tôi là đáng khinh nhất!

Ảnh 1: Nữ đạo diễn Song Chi, người Huế, sống tại Na Uy.

Ảnh 2: Bên ngoài khuôn viên Đại Sứ Quán Việt Nam tại Đức chụp hôm 2/8/2017. Ảnh : AFP

Nguồn: Nhân chuyện “đồng chí” T. và những “đồng chí” giống như vậy. Tác giả Song Chi.

http://www.rfa.org/…/story-about-some-vietnamese-abroad-081…