TUỔI GIÀ…- Minh Tran

 Minh Tran

Khi về già, con cái sẽ ngày càng trở nên xa cách. Bởi vì khi cha mẹ ở độ tuổi 70, 80 cũng là lúc con cái bước vào độ tuổi trung niên. Tuổi tác ngày càng lớn, nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thì làm sao có thời gian ở bên cha mẹ mỗi ngày?

Cha mẹ già cũng từng trải qua giai đoạn này nên rất thấu hiểu, vì vậy, họ sẽ không phàn nàn mà sẵn sàng chịu đựng sự cô đơn một mình để đổi lấy hạnh phúc của con cái.

Khi cha mẹ về già có “ba nỗi sợ”. Suy cho cùng, cả đời khổ cực nuôi con, đến cuối cùng vẫn vì con cái!

Đầu tiên, sợ cuộc sống con cái không tốt, nhưng bản thân cũng không thể giúp gì được

Khi còn nhỏ, chúng ta luôn nghĩ rằng cha mẹ là người toàn năng. Cơm nước nấu sẵn, mùa đông cần quần áo ấm, đến kì phải đóng tiền học… họ sẽ làm mọi điều để cho con cuộc sống tốt nhất.

Cha mẹ cho bạn tất cả tình yêu của họ, nhưng họ chưa bao giờ cảm thấy đủ.
Tuy nhiên, khi cha mẹ đã già yếu, thực sự không có cách nào để giúp bạn. Họ chỉ có thể lo lắng và thường xuyên hỏi thăm tình hình của bạn. Đôi khi, họ cảm thấy bất lực khi biết khó khăn của con cái nhưng lại không thể làm được gì.

Khi tuổi trẻ gặp sóng gió, người lo lắng nhất chính là cha mẹ. Người thân, bạn bè bên cạnh không có mấy người tương trợ, nhưng bố mẹ nhìn thấy thì xót xa vô cùng, có thể làm được gì để giúp đỡ, họ đều không ngần ngại.

Thứ hai, sợ tình trạng ốm đau của bản thân sẽ kéo theo con cái sa sút

Nếu một ngày bạn nhận được tin bố mẹ ốm, thường là khi bệnh tình đã trở rất nặng. Không phải họ thường không mắc bệnh vặt mà bởi vì nếu đó là một bệnh nhẹ, họ sẽ không nói cho bạn biết.

Khi cha mẹ già yếu, bệnh tật ập đến, hầu hết họ đều có tâm lý một mình chịu đựng, tự chăm sóc lẫn nhau mà không để con cái lo lắng.

Đừng làm phiền con cái, đây là “chuyện chung” của các bậc cha mẹ. Đôi khi họ chỉ muốn ở một mình cũng không chuyển tới thành phố sống với con cái chính là vì sợ con phiền phức, sợ con bị ảnh hưởng. Loại “sợ” này thực chất là tình cha mẹ vô bờ bến.

Thứ ba, sợ ăn nói không cẩn thận trước mặt con cái.

Khi bạn thấy cha mẹ phải cẩn thận khi nói chuyện trước mặt bạn, họ thực sự đã già.

Người lớn tuổi có thể nói nhiều hơn, vừa nói xong đã quên, nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần một điều gì đó khiến chúng ta đôi khi thấy phiền. Khi bạn lớn tiếng “trách móc” cha mẹ, họ sẽ rất buồn nhưng sẽ không nói ra mà chỉ âm thầm tủi thân và rơi lệ.

Cha mẹ già rồi cũng giống như một đứa trẻ. Họ sợ hãi khi nhìn thấy khuôn mặt bạn giận dỗi; khi bạn cười, họ cười; nếu bạn giữ khuôn mặt căng thẳng, họ cũng cảm thấy khó chịu.

Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta càng trưởng thành thì càng học được cách vui vẻ, xởi lởi với người ngoài, nhưng lại cư xử cáu kỉnh, khó chịu khi về nhà. Cuộc sống dù có vất vả đến đâu cũng đừng đổ lỗi cho cha mẹ, đừng trách họ cho mình quá ít. Trong hàng trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu, đừng bao giờ oán trách người đã sinh ra mình mà hãy đối xử dịu dàng với họ.

Tuổi già là một cỗ máy không thể ngăn cản. Mọi người đều già đi, thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau không ngừng.

Cha mẹ già là tấm gương phản chiếu chính bạn trong tương lai. Cách bạn đối xử với cha mẹ bây giờ cũng chính là cách mà con cái sẽ đối xử với bạn sau này. Khi thấy con cái tiến về phía trước không có chỗ dựa, cha mẹ già không khỏi bận tâm, bởi ai cũng từng trải qua giai đoạn “năm tháng gió sương”, họ luôn thấu hiểu và thông cảm cho bạn.

Khi bạn thực sự hiểu được điều cha mẹ sợ hãi, bạn sẽ biết được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Một ngày nào đó, bạn sẽ không còn được nghe thấy tiếng cha mẹ gọi bạn về nhà ăn cơm, cũng không nhận được cuộc gọi thăm hỏi, nhắc nhở giữ sức khỏe từ cha mẹ nữa. Một ngày nào đó, bạn sẽ trở thành một đứa trẻ mồ côi, không còn bề trên chăm sóc, phải tự dựa vào chính mình. Nếu cha mẹ còn thì cuộc đời vẫn còn điểm tựa, nếu cha mẹ ra đi thì cuộc đời này sẽ không còn chốn quay về.
Vì vậy, dù khó khăn đến đâu cũng đừng làm khó cha mẹ, dù bận rộn đến đâu cũng phải báo hiếu cho cha mẹ, dù nghèo khó đến đâu cũng đừng để cha mẹ phải chịu khổ cực!

Minh Tran

From: KimBang Nguyen

MỞ TỪ BÊN TRONG-Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Này đây Ta đứng trước cửa và gõ!”.

“The Light of the World”, “Ánh Sáng Của Thế Giới” là tên một kiệt tác của Holman Hunt. Bức tranh cho thấy Chúa Giêsu, giữa đêm khuya, đầu đội mão của một vị Vua, tay xách một ngọn đèn. Ngài đứng trước một ngôi nhà, gõ cửa và chờ đợi. Điều đáng chú ý là cửa không có tay nắm ở phía ngoài; nó chỉ có thể ‘mở từ bên trong!’.

Kính thưa Anh Chị em,

Từ bài đọc Khải Huyền, chúng ta có một đoạn văn tuyệt vời, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy!”. Và Giakêu trong bài Tin Mừng đã làm được điều đó! Ông đã mở cửa trái tim cho Chúa Giêsu – ‘mở từ bên trong’ – và Ngài đã vào nhà ông, dùng bữa với ông.

Đây là một trong những hình ảnh đẹp nhất của Tân Ước, nó bao hàm một ước muốn sâu sắc rằng, Chúa Giêsu phải đến, trở thành một phần cuộc đời chúng ta; và không chỉ một phần, Ngài sẽ là chủ tâm hồn chúng ta. Nhưng việc cho phép Ngài đi vào hoàn toàn tuỳ thuộc chúng ta; tuỳ thuộc vào việc chúng ta có dám ‘leo lên cao’, hoán cải trái tim để chào đón Ngài không! Như thế, việc thay đổi một trái tim quả là một chiến thắng vẻ vang oai hùng nhất trong tất cả mọi chiến thắng. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Ai thắng, Ta sẽ cho ngự bên Ta trên ngai của Ta!”.

Giakêu đã thắng, ông được đồng bàn với Chúa Giêsu! Giakêu đã ‘hé mở’ lòng mình và Chúa Giêsu ùa vào! Ông can đảm đánh mất sĩ diện, coi thường danh dự, quên cả tuổi tác khi ‘leo lên cao’ như một em bé hòng xem rõ Chúa Giêsu. Sở dĩ ông làm được điều đó bởi ông gặp được ánh mắt nhân từ và lời yêu thương của Ngài, “Này Giakêu, xuống mau đi!”. Gặp được Ngài, ông đã tìm thấy nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng. Ông không còn “hâm hẩm, không nóng, không lạnh”; nhưng thể hiện sự ăn năn sâu thẳm bằng quyết định trao một nửa tài sản cho người nghèo và đền bù gấp bốn cho mỗi hành vi biển lận. Thay đổi của trái tim đã dẫn ông đến thay đổi cuộc đời.

Anh Chị em,

“Này Giakêu, xuống mau đi!”. “Ánh mắt của Thiên Chúa không nhìn vào quá khứ lầm lỗi, nhưng nhìn vào những gì chúng ta có thể trở thành. Và nếu đôi khi cảm thấy mình “thấp bé”, chúng ta không đủ sức đương đầu với những thách đố và càng không thuộc về Tin Mừng, sa lầy trong các vấn đề và tội lỗi, thì Chúa Giêsu luôn nhìn chúng ta bằng tình yêu. Như với Giakêu, Ngài đến, gọi tên và nếu chúng ta mở cửa, Ngài sẽ ùa vào. Vấn đề là chúng ta có ‘mở từ bên trong’ cho Ngài không! Vậy chúng ta bất lực và cam chịu, hay chính xác là khi cảm thấy chán nản, chúng ta tìm Ngài? Và sau đó, chúng ta có ánh mắt nào hướng về những ai đã sai lầm và đang đấu tranh để đứng dậy từ đống tro tàn của những sai lầm của họ? Đó có phải là ánh mắt từ trên cao, phán xét, khinh thường, loại trừ? Hãy nhớ, việc nhìn xuống ai đó chỉ để giúp họ đứng lên là chính đáng: không gì hơn thế! Kitô hữu phải có cái nhìn của Chúa Kitô, Đấng ôm ấp từ bên dưới, tìm kiếm những ai lạc lối với lòng trắc ẩn. Đây phải là cái nhìn của Giáo Hội – luôn luôn – cái nhìn của Chúa Kitô, không phải là cái nhìn lên án!” – Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con một trái tim hoán cải, biết mở ra. Từ đó, con nhìn những anh chị em lạc lối không với ánh mắt phán xét từ trên cao, nhưng ‘ôm ấp từ bên dưới!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

***********************************************

Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên, Năm Chẵn

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 Khi ấy, Đức Giê-su vào Giê-ri-khô, đi ngang qua thành phố ấy. 2 Ở đó có một người tên là Da-kêu ; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. 3 Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. 4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. 5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” 6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. 7 Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” 8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” 9 Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. 10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.” 


 

THIỆN BÁO – Nguyễn Ngọc Yến -Truyen ngan

Nguyễn Ngọc Yến 

Câu chuyện của tôi thật 100%, xảy ra cách đây 24 năm.

Giữa thời buổi khó khăn, nhà cửa và vàng lên giá với tốc độ không ngờ được thì hai vợ chồng tôi tách khỏi gia đình chồng dẫn dắt hai đứa con thơ đi mua nhà. Sau khi dọn vào nhà mới một tuần, khoảng 5h chiều vợ chồng tôi ngồi bên cửa sổ bàn tính ngân sách gia đình.

-“Chúng ta còn nợ chị Hai… Vậy thì chúng ta sẽ dành trọn lương anh trả nợ dần với lãi 3% một tháng, còn lương em thì lo chi tiêu trong gia đình và lo cho con cái học hành”.

Đến 9h tối, bỗng dưng chúng tôi nghe tiếng gõ cửa. Tôi vội vàng mở cửa cho cô hàng xóm cạnh nhà vào chơi. Sau khi chào hỏi làm quen, cô mở lời:

-“Chị Yến, lúc chiều vợ chồng tôi nghe lén được là anh chị vay của người ta một số tiền với mức lãi suất là 3%. Tôi với anh Năm bàn tính rồi đem qua cho anh chị mượn số tiền này trả lại cho người ta. Chứ làm cô giáo như chị lại nuôi hai con nhỏ làm sao mà trả lãi cho đủ. Chị cứ yên tâm, bao giờ trả cũng được. Tôi không túng thiếu gì và cũng không lấy lãi.”

Vợ chồng tôi cực kỳ ngạc nhiên về việc này, vì người hàng xóm mới mẻ này có biết gì về chúng tôi đâu? Thế nên chúng tôi nhất định từ chối nhiều lần về số tiền mà cô hàng xóm tốt bụng đã đem đến tận nhà cho chúng tôi mượn. Tôi đem số tiền qua nhà trả lại, cô ấy lại đem qua. Làm như thế hơn 3 lần. Chúng tôi đành lòng nhận.

Chúng tôi ở cạnh nhà nhau. Vợ chồng tôi đi làm suốt ngày thì gần như hai đứa con tôi được cả nhà cô ấy chăm sóc rất chu đáo, mặc dù tôi luôn khóa cửa nhưng gia đình vẫn đưa bánh trái thức ăn qua cửa sổ.

Chúng tôi ngại lắm, nên nhiều lúc từ chối vì tôi hiểu được “Bánh sáp đi thì bánh quy lại”, nhưng chúng tôi đang tiết kiệm để trả nợ thì làm sao mà có thể chi tiêu rộng rãi như gia đình hàng xóm được. Tôi thẳng thắn bày tỏ nỗi lòng của mình thì anh hàng xóm nói:

– Chị ơi, sống ở đời mà, người này giúp qua, thì người kia giúp lại. Tính toán so đo làm gì. Chị biết không, ngày xưa, ba tôi đi Việt Minh bị Pháp bắn chết ở cầu sắt Tân An, Long An, không cho lấy xác. Mẹ tôi dắt tôi lúc ấy mới 5 tuổi đầu, đứng xin xác ba tôi đem về chôn, nhưng mẹ không biết nói tiếng Pháp. Đành đứng đó khóc. Bỗng dưng có một người lạ đến xin dùm, rồi còn lấy tàu chở xác ba tôi về quê chôn cất đàng hoàng nữa. Chị xem, bây giờ tôi muốn đền ơn cũng không biết ông ấy ở đâu mà đền ơn cho được. Chỉ biết ông ấy là chủ tàu “Sông Hương” thôi. Mà ngày nay làm gì còn chiếc tàu Sông Hương đó ở Long An.”

Tôi nghe ông hàng xóm kể mà “đầu mọc ốc và tay nổi da gà”. Thế mới biết trời đất sắp xếp thật lạ lùng.

Bạn có tin không? Ông chủ tàu Sông Hương ngày đó chính là người cha đã đẻ và nuôi dậy tôi lớn khôn. Cha tôi lúc làm việc phước đức đó, chắc chắn không nghĩ rằng con của người được cha chôn cất đó lại SẼ ĐỐI XỬ TỐT với con mình.

 Nguyễn Ngọc Yến 

From: NguyenNThu

TÌNH YÊU VƯỢT QUÁ CÁI CHẾT – Rev. Ron Rolheiser, OMI

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Gilbert K. Chesterton từng nói, Kitô giáo là nền dân chủ duy nhất mà người chết cũng được bỏ phiếu.  Tôi xin chia sẻ hai câu chuyện về khía cạnh này.

Trong một hội nghị tôi tham dự, một nhà tâm lý đã chia sẻ câu chuyện như sau: Một phụ nữ trong tâm trạng khá sầu thảm đến văn phòng ông.  Bà bất an vì cuộc nói chuyện với chồng ngay trước khi ông mất.  Bà kể, hai vợ chồng bà hạnh phúc suốt 30 năm, không hề có cãi nhau to tiếng giữa họ.  Rồi đến một ngày nọ, họ cãi nhau về một chuyện vặt vãnh (bà còn không nhớ đó là chuyện gì).  Cuộc cãi vã kết thúc trong giận dữ, ông chồng đùng đùng bỏ đi làm, rồi chết vì trụy tim ngày hôm đó, khi họ chưa có cơ hội nói chuyện lại với nhau.

Thật quá bất hạnh!  Ba mươi năm không có chuyện gì nghiêm trọng, thế mà bây giờ, những lời cuối cùng họ lại nói với nhau những lời giận dữ.  Ban đầu, nhà tâm lý học bông đùa bảo đảm với bà, lỗi là ở người chồng quá cố, ông đã chọn chết ở thời điểm khó xử như vậy, để bà sống trong mặc cảm tội lỗi!

Ông hỏi bà, “nếu bây giờ chồng bà ở đây, bà sẽ nói gì với ông?”  Bà trả lời, bà sẽ xin lỗi và sẽ nói với ông chuyện hôm đó chẳng là gì so với bao nhiêu năm họ ở bên nhau, bao tình yêu họ đã dành cho nhau.  Ông cam đoan với bà, chồng bà đang sống trong sự hiệp thông các thánh và đang ở bên họ lúc này.  Rồi ông nói thêm, “sao bà không ngồi đây mà nói với ông những lời bà vừa nói, rằng tình yêu chung thủy của hai người với nhau lấn át hoàn toàn cuộc nói chuyện cuối cùng này.  Thật sự, hãy cùng nhau cười với chuyện oái oăm này.”

Câu chuyện thứ hai.  Gần đây, tôi gặp một gia đình mà người cha gia đình đã tự tử cách đây 20 năm.  Qua thời gian, họ có được bình an với chuyện này, nhưng cũng như các gia đình có người thân mất vì tự tử, vẫn còn một chút đau lòng trong lòng họ.  Họ đã tha thứ cho người cha, đã tha thứ cho bản thân mình vì những gì không làm được, và tha thứ cho Thiên Chúa vì sự bất công khi Chúa để cho cái chết xảy ra như thế này.  Nhưng họ vẫn còn một điều gì đó chưa xong, một điều gì đó họ cảm nhận nhưng không xác định được (dù 20 năm đã trôi qua, dù mọi tha thứ, dù đã thông hiểu về việc tự tử).  Tôi cũng không thể xác định được nó, chỉ có thể gợi ý một phương thuốc mà thôi.

Tôi gợi ý họ nên có một buổi nghi thức tôn vinh tình yêu dành cho người cha, tôn vinh món quà là chính cuộc sống của ông, và chuộc lại cách ra đi bất hạnh của ông.  Tôi gợi ý: Hãy chọn một ngày, có thể là sinh nhật ông, hoặc ngày giỗ của ông.  Cả nhà tụ họp lại và tổ chức một lễ mừng vui vẻ, với bong bóng, rượu ngon, với tinh thần thoải mái.  Hãy chia sẻ những câu chuyện về ông, nêu bật những câu chuyện vui vẻ của ông, vui cười, phấn khởi, những câu chuyện khi ông tạo bầu khí sinh lực đặc biệt cho mọi người.  Hãy mừng những chuyện đó với đồ ăn ngon, rượu ngon, tiếng cười và tình yêu.  Ông vẫn ở với các bạn.  Các bạn vẫn ở trong sự thông hiệp sự sống với ông.  Ông đang vui vẻ.  Hãy mừng điều đó cùng ông.  Hãy cất đi gánh nặng 20 năm.  Thiếu đi dạng lễ mừng này chính là điều không nói ra được giữa các bạn và người cha. 

Những câu chuyện như thế này có thể hấp dẫn và mơ mộng, nhưng chúng có nền tảng vững chắc, được xác định trong giáo lý Kitô giáo, có căn nguyên nơi đức tin dạy rằng chúng ta đang hiệp thông với nhau trong Nhiệm thể Chúa Kitô.  Là tín hữu Kitô, chúng ta tin mình đang hiệp thông với nhau trong một thân thể sống (một thân thể chứ không phải là một tổ chức) và sự hiệp thông trong một thân thể này bao hàm toàn thể chúng ta, cả người sống lẫn người chết.  Chúng ta có thể giao tiếp với nhau, xin lỗi nhau, bù đắp cho nhau và mừng cuộc sống cũng như sinh lực của nhau, kể cả khi có người trong chúng ta đã qua đời.  Là tín hữu Kitô, chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho người chết.  Không ngạc nhiên khi có Kitô hữu khó chịu về điều này, phản đối rằng Thiên Chúa đâu cần chúng ta nhắc để yêu thương và tha thứ.  Họ nói đúng, nhưng xét đến cùng, đó đâu phải là lý do chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã mất.  Cho dù cách thức cầu nguyện mà chúng ta thường dùng là xin Chúa thương xót, nhưng mục đích thực sự của lời cầu nguyện cho người đã qua đời là để chúng ta giữ liên hệ với họ, thông hiệp sự sống với họ.  Mục đích thực sự trong lời cầu nguyện và các nghi lễ của chúng ta dành cho người đã qua đời là để chúng ta tiếp tục ở trong thông hiệp sự sống có chủ ý hơn với họ, để hoàn thành những việc còn dang dở, để xin lỗi, để tha thứ, để xin tha thứ, để vẫn quan tâm đến bầu khí mà họ truyền vào địa cầu này khi họ còn sống, và để thỉnh thoảng nâng ly mừng họ.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim


 

Vợ xin số diện thoại bạn, chồng ghen tuông đâm chết người tại quán ăn ở Sài Gòn

Ba’o Nguoi-Viet

November 18, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Thấy vợ nói chuyện, xin số điện thoại của bạn học đang ngồi ăn uống ở bàn bên cạnh trong quán tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Sài Gòn, ông chồng quê Cần Thơ đã nổi cơn ghen kiếm chuyện rồi cầm dao đâm chết người.

Hôm 18 Tháng Mười Một, Công An Huyện Nhà Bè đã bắt giữ nghi can Nguyễn Văn Vĩ, 30 tuổi, quê Cần Thơ, để điều tra về tội “giết người.”

Hiện trường xảy ra án mạng trong quán ăn tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên)

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, trước đó tối 16 Tháng Mười Một, ông NHT, 41 tuổi, ở huyện Nhà Bè, cùng một số người bạn tới quán ăn tại xã Nhơn Đức để ăn uống.

Cùng lúc này, ông Vĩ và vợ tới dự tiệc tại quán và ngồi bàn cạnh bàn ông T.

Tại đây, vợ ông Vĩ nhận ra người ngồi cùng bàn với ông T. là bạn học cũ. Khi tan tiệc, cô này sang bàn ông T. để trao đổi số điện thoại liên lạc với bạn.

Thấy vợ đi sang bàn bên cạnh nên ông Vĩ bực tức chửi bới. Khi ông T. phản ứng lại thì hai bên xảy ra mâu thuẫn cự cãi lớn tiếng. Được mọi người can ngăn, ông Vĩ chở vợ về nhà.

Tưởng mọi việc chỉ có vậy, nào ngờ khi mọi người đang tính tiền chuẩn bị ra về thì ông Vĩ quay trở lại, trên tay cầm theo con dao xông vào quán. Dù được mọi người can ngăn nhưng ông Vĩ hung hăng, lao đến bàn nhậu, tấn công đâm vào ngực ông T. khiến nạn nhân gục tại chỗ.

Người dân đã hỗ trợ đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng vết thương hở, sâu ở ngực trái, mất nhiều máu và đã chết sau đó.

Nhận được tin báo, công an đến khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng và bắt giữ nghi can.

Tại cơ quan công an, bước đầu nghi can Nguyễn Văn Vỹ khai do ra ghen tuông dẫn đến việc hai bên xảy ra cãi vã và rồi xảy ra án mạng như trên. (Tr.N)


 

Chặng Đàng Thứ 2 – Chúa Giêsu vác Thánh Giá-Cha Vương

Một ngày bình yên tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần nhé. Mời bạn tiếp tục đồng hành với Chúa lên đồi Canvê để cầu nguyện cho các linh hồn.

Cha Vương

Thứ 2: 18/11/2024

Chặng Đàng Thứ 2 (Do ĐGH Benedict XVI biên soạn)- Chúa Giêsu vác Thánh Giá

LỜI CHÚA: Trích Tin Mừng theo Thánh Matthêu (Mt 27:27-31).

Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giê-su vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do-thái!” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.

SUY NGẮM: Chúa Giêsu bị lên án như một ông vua lừa đảo, đã bị sỉ nhục, nhưng chính sự sỉ nhục nhất đã để lộ ra sự thật đau thương. Từ những con người vĩ đại trong thế giới này, đã bao lần biểu trưng quyền lực là một sỉ nhục đến chân lý, đến công lý và đến nhân phẩm con người! Đã bao lần những phù hoa và lời nói cao quý của họ chẳng có là gì ngoại trừ phô trương lên những điều giả dối, một sự bắt chước một bổn phận bắt buộc để phục vụ lợi ích chung! Đó là vì Chúa Giêsu đã bị chế nhạo và đội triều thiên đau khổ mà Người là Vua chân chính. Vương trượng Ngài là vương trượng công minh (x Tv 45:7).

Hoàng tử công chính trong thế gian này đang chịu đau khổ: Chúa Giêsu là Vua thật, không trị vì bằng bạo hành, nhưng bằng tình yêu chịu đau khổ vì chúng ta và với chúng ta. Người vác lấy Thập Giá, thánh giá chúng ta, gánh nặng của con người, gánh nặng của thế giới. Và rồi Ngưòi đi trước chúng ta và chỉ cho chúng ta con đường dẫn đến sự sống chân thật.

LỜI NGUYỆN: Lạy Chúa, Chúa đã sẵn lòng chịu đựng để bị chế nhạo và khinh bỉ. Xin giúp chúng con đừng tự liên kết với những ai coi thường đến người bị khinh khi và đau khổ. Xin giúp chúng con nhận thấy gương mặt của Chúa nơi người hèn mọn và nơi người bị xã hội ruồng bỏ. Ước gì chúng con không bao giờ đánh mất tâm hồn khi đương đầu trước những xúc phạm nó chế giễu sự vâng lời của chúng con tới ý muốn của Chúa trong thế gian này. Chúa đã vác chính cây Thập Giá của Chúa và Chúa yêu cầu chúng con bước theo con đường này (x Mt 10:38).

Xin giúp chúng con vác lấy Thập Giá và không xa lánh nó. Ước chi chúng con không bao giờ than phiền hay trở nên thối chí vì những thử thách trong cuộc đời. Xin giúp chúng con dõi bước theo con đường tình yêu trong sự quy phục để tìm thấy niềm vui thật.

Lạy Chúa, vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa,  xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy. Amen.

From: Do Dzung

*************************

THÁNH GIÁ NÀO CHO CON – Ca sĩ: Ngọc Lan

Tổng Bí Thư Tô Lâm than thở: giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới

Theo báo lề phải

Bên cạnh kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật sự chuyển biến về chất, chưa đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay.

Một số hạn chế của giáo dục, đào tạo kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm, như: thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường. Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo.

Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi, mù chữ, tái mù chữ ở vùng sâu, vùng xa rất trăn trở. Đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới, một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hóa các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng hoa chúc mừng Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
 

Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

 Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, tăng tri thức, kỹ năng, phẩm chất của người học, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng thực học, chống bệnh thành tích. Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu.

 Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt top 100 trường hàng đầu trên thế giới.

Thứ hai, về một số công việc cần làm ngay: (i) Có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (

 Bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết mà Đảng đã đề ra.

Có cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo. Dựa vào dân, huy động sức dân, tổ chức nhân dân cùng làm giáo dục với chi phí thấp nhất và hiệu quả tối đa…

Vấn nạn của Giáo Dục XHCN theo lời ông Tô Lâm

TS. Libing Wang, Giám đốc bộ phận đổi mới giáo dục và phát triển kỹ năng, Ủy ban Giáo dục UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: Việt Nam chưa được quốc tế công nhận văn bằng là do chưa tham gia Công ước năm 1983 về công nhận học thuật và văn bằng giáo dục đại học ở Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, gọi tắt là Công ước Tokyo 2011. 

“Nếu tham gia Công ước, tôi nghĩ trước mắt các bạn có nhiều thách thức, nhưng chủ yếu là thách thức về mặt kỹ thuật. Để được công nhận văn bằng đòi hỏi rất nhiều về năng lực chuyên môn, chuẩn đầu ra… Làm thế nào để thực hiện được khung trình độ quốc gia của Việt Nam và làm thế nào khung trình độ quốc gia của Việt Nam tương thích với khung tham chiếu về trình độ của khu vực”. 

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh- tỉnh Quảng Trị được biết hiện nay có khoảng 191.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong cả nước không có việc làm.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ …hiện nay có khoảng 300 nghìn sinh viên ra trường hàng năm. Theo thống kê từ các trường đại học, khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm, như vậy mỗi một năm đã thất nghiệp 60 nghìn em, chỉ cần 5 năm là 300 nghìn, đây là một con số rất lớn. 

 

 

Báo chí cho biết tấm bằng tú tài của ông Chân Quang rò rỉ trên mạng xã hội từ vài tháng trước chính thức được xác nhận là “đồ giả.”

Trường ĐH Luật Hà Nội nói về bằng tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang

Công bố của Sở Giáo Dục ở Sài Gòn bỗng nhiên đẩy trường Đại Học Luật Hà Nội vào thế kẹt vì ông Chân Quang nộp bằng tú tài nêu trên để lấy tiếp bằng cử nhân ngành Luật, “văn bằng hai hệ vừa học vừa làm.” Tiếp đó, ông này làm nghiên cứu sinh ngành Luật Hiến Pháp-Hành Chính tại Đại học Luật Hà Nội rồi bảo vệ luận án “với điểm cao gần như tuyệt đối.”

 

 Theo nhiều đại biểu Quốc Hội, tình trạng bằng giả nhức nhối đến mức bọn tội phạm ngang nhiên quảng bá trên mạng xã hội. BĐ Phương Vân viết: “Bản thân tôi, thỉnh thoảng vẫn nhận được những tin nhắn điện thoại mời chào làm bằng đại học, cao đẳng, giấy phép lái xe… Có lần, tôi tò mò lên mạng xã hội Facebook thì phát hiện nhiều nhóm nhận làm các loại bằng cấp, chứng chỉ”.

Trong số bằng cấp, chứng chỉ giả thu được, công an phát hiện nhiều bằng bác sĩ y khoa, ảnh của báo Thanh Niên.

Ông Tô Lam nhìn nhận vấn đề thắng hay bại là ở giáo dục chứ không phải là lý thuyết Cộng Sản hay chủ nghĩa Xã Hội giáo điều và vô bổ:

  • “dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em“. Chúng ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; chúng ta chỉ có thể thực hiện thành công tâm nguyện của Người khi và chỉ khi chúng ta hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo. 

Lời Bàn của Kẻ Đi Tìm:

Thực là may cho tương lai dân tộc khi bắt đầu có ít người Cộng Sản biết nghĩ như ông Bá Thanh, Văn Kiệt,… và Tô Lâm. Hy vọng họ sẽ bừng tỉnh Đảng CS  khỏi cái hôn ám của XH CN giáo điều và giải phóng cho dân tộc Việt Nam, cho dân có cơ hội vươn lên cùng các dân nước văn minh trên thế giới tiến vào lãnh vực Khoa Học và Kỹ Thuật.

Đã hết thời Cộng Sản coi trí thức là cục phân, may thay, (Dù câu “Trí thức là cục phân” thường được gán cho lãnh tụ Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông, nhưng cách dùng từ này được Vladimir Lenin viết ra trong văn bản từ trước đó, đặc biệt là trong thư gởi Gorky, 1919.)

Bài Chia sẻ cuối cùng – Lòng Biết Ơn

Kẻ đi tìm

Bài Chia sẻ của Thầy phó tế Nguyễn sĩ Bạch với cô Teresa Phương, bạn đời của Thày vào hôm thứ Hai, 11-11-2024 không ngờ lại là bài cuối cùng, vì đến ngày 13-11-2024, cô bị tai biến não và qua đời vào ngày 17-11-2024.

Bài chia sẻ về lòng biết ơn thật là ý nghĩa vì đây sẽ là hoàn cảnh chia lìa trong khi ta vẫn một lòng tín thác và biết ơn sự quan phòng tốt đẹp nhất của Chúa dành cho cô Phương và cho Thầy cũng  như cho mỗi một người trong chúng ta, cũng như những đệ tử của Thầy Cô.

Vô cùng biết ơn Chúa vì chẳng bao lâu sau cuộc đời chóng qua này, chúng con hy vọng cũng được gặp lại Cô ở đó, biết bao tay bắt mặt mừng. Thiên Đàng của Chúa đã thực sự bắt đầu ngay từ trên dương thế khi chúng con yêu Chúa và yêu thương anh em mình và yêu nhau!

(Psalm 100) Enter His Gates with Thanksgiving and unto His Courts with ...

 

LÒNG BIẾT ƠN MỜ CỬA VÀO ƠN CỨU ĐỘ

Ông bà anh chị em thân mến, sáng hôm nay chúng ta cùng nhau suy niệm ba điều trong câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành 10 người phong cùi để có thể xác quyết phần thưởng cứu độ mỗi chúng ta sẽ nhận được qua lời Chúa trong bài Tin Mừng của thánh Luca vừa nghe.

CHÚA CHA LUÔN YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI.

Homily for the Memorial of Saint Scholastica, Virgin – Life on the ...

Thứ nhất, Chúa là Cha luôn yêu thương con người, không phân biệt một ai cả. Bài Tin Mừng cho thấy Chúa yêu thương cả 10 người phong cùi dù khác chủng tộc, dù khác tôn giáo. Họ gồm 9 người Do Thái cùng đồng hương với nhau, trong khi chỉ 1 người Samaritan, thuộc dân ngoại.

Chúa yêu thương họ, vì cả 10 người phong cùi vừa thân xác đau đớn đã đành nhưng còn xót thương vì cả 10 người -theo luật ô uế –phải đau khổ tinh thần khi sống cách biệt tương quan yêu thương với gia đình, người thân yêu, xóm làng, bạn hữu, xã hội.

Ai đã từng sống xa cách chờ đợi ngày đoàn tụ với gia đình trên đất nước này hẳn đã hiểu nỗi đau khổ của họ. Chúa Giêsu chắc đã cảm nhận cái đau, cái khổ đó khi vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng : “Lạy thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi !” Chúa hẳn phải bị xúc động mạnh lắm nên không thấy Ngài thể hiện nghi thức mà Ngài thường làm trước khi chữa lành như đặt ngón tay lên tai người vừa ngọng vừa điếc, như lấy nước miếng trộn với bùi rồi lấy tay xoa lên mắt người mù mà chúng ta từng nghe trong thánh kinh, nhưng Ngài bảo họ ngay: “Hãy đi trình diện với các tư tế.”  Ngài đã chữa lành ngay trước khi họ đến nơi trình diện với các tư tế. Tình Chúa thương con người chúng ta là thế đó, luôn đi trước –kể cả rất nhiều lúc chưa kêu lớn tiếng van xin thì đã được đầy ơn rồi.

 

ĐỨC TIN THỂ HIỆN BẰNG LÒNG BIẾT ƠN

 

 

 

Thứ hai, với niềm xác tín Chúa luôn yêu thương con người, dù ở hoàn cảnh nào, đức tin của chúng ta luôn cần phải biểu lộ bằng việc làm. Việc làm ở đây rất cụ thể đó là bày tỏ lòng biết ơn. Vì tin vào lời Chúa Giêsu nên cả 10 người đi ngay đến gặp các tư tế nhưng 9 người lại không trở lại để tò lòng biết ơn,  Rất nhiều lần chúng ta cũng như 9 người phong hủi, như những người con cho rằng cha mẹ đương nhiên phải săn sóc con cái, nên ít khi hoặn không trở lại bày tỏ lòng biết ơn. Đức tin có đó, nhưng lại là một đức tin lắm lúc không có việc làm. Trong khi đó, 1 người Samaritan dân ngoại được sạch như 9 người Do Thái kia, để tỏ lòng biết ơn bằng 5 hành động: anh liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. Nghĩa là đức tin của anh được biểu lộ bằng việc làm: đó là anh lớn tiếng tôn vinh, đó là anh sấp mình dưới chân Đức Giêsu, đó là anh tạ ơn toàn con người của anh.

Với lòng biết ơn trọn cả niềm tin, anh không những chỉ được khỏi bệnh phong cùi trên thân xác, được trở về sống với gia đình và láng giềng, nhưng trên hết mọi mơ ước của phận người, đó là phần thưởng tâm hồn được chữa trị. Chúa Giêsu âu yếm nói với anh: “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” Kể cũng đáng buồn cho 9 người Do Thái phong hủi kia đã quên tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa, Đấng mà họ tin, trong khi một người Samaritan được coi là vô tôn giáo lại chẳng màng về gia đình, bạn hữu để cho biết mình đã sạch nhưng vội trở lại tìm Chúa Giêsu để sấp mình tạ ơn.

 

VIỆC LÀM CỦA ĐỨC TIN: BIẾT ƠN TRONG MỌI BIẾN CỐ CỦA CUỘC ĐỜI

Being Thankful – Even in Times of Sorrow – Bible Baptist Church

Bible verses for comfort in times of sorrow - Live and Learn Journey

Điều thứ ba để suy niệm, dó là phần thưởng của một đức tin biết ơn. Hôm nay là ngày 13 trong tháng, ngày chúng ta tưởng nhớ Mẹ hiện ra ở Fatima cũng là dịp tưởng nhớ đến đức tin biết ơn Thiên Chúa của Mẹ, hầu noi gương Mẹ. Niềm biết ơn Thiên Chúa của Mẹ rất thâm sâu: Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Mẹ tin và tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa bằng sống suốt cả một đời, biết ơn trong mọi vui có mừng có – sầu có bi thảm có ,- với chỉ hai chữ xin vâng trong mọi cảnh huống. Phần thưởng đức tin và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa là Mẹ đã được cả xác lẫn hồn về trời, là Nữ Vương của các thần thánh. 

 

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa | Magnificat - YouTube

 

Free Visuals: Feeding of the Five Thousand Jesus uses five loaves and ...

Chúa Giêsu, Con của Mẹ và Chúa của chúng ta cũng để lại cho chúng ta mẫu gương của đức tin và lòng biết ơn Thiên Chúa là Cha của Ngài trong mọi biến cố suốt 33 năm. Ngay khi ở tại thế, Chúa Giêsu đã nhiều lần tỏ lòng biết ơn Chúa Cha. Ngài đã tạ ơn Chúa Cha mỗi khi chữa lành bệnh nhân, tạ ơn Chúa Cha cả khi chỉ có 5 chiếc bánh và hai con cá khi bẻ ra nuôi sống hằng ngàn dân chúng, tạ ơn Chúa Cha khi cho Lazarô bạn mình sống lại, tạ ơn Chúa Cha khi mở mắt cho người mù…Hoàn toàn và tuyệt đối tin tưởng vào Chúa Cha khi giao phó sứ vụ cứu độ chúng ta qua mang thân phận kiếp phàm nhân, qua khổ nạn, qua cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã cảm tạ Chúa Cha bằng hiến tế chính mình làm của lễ dâng lên Chúa Cha để cứu độ chúng ta. Nhờ tỏ lòng biết ơn Chúa Cha bằng hiến dâng mình và máu, linh hồn và thiên tính của mình, danh thánh của Giêsu là tước hiệu được tôn kính cả trên trời và dưới thế.

Ông bà anh chị em thân mến, tôi tin chắc chúng ta luôn tạ ơn Chúa từ khi thức dậy cho đến khi lên giường ngủ hằng ngày. Tạ ơn Chúa cả lúc được dư đầy cũng như lúc gặp khó khăn, thập giá trong đời. Lòng biết ơn và đức tin là hai mặt của một đồng tiền. Phần thưởng nhận lãnh ƠN CỨU ĐỘ của người Kitô hữu, do đó luôn đòi hỏi thực hành lòng tạ ơn như dấu chỉ hùng hồn của đức tin trong mọi biến cố của cuộc đời.

Hướng dẫn cách tính nhân lực điều dưỡng trên giường bệnh trên giường ...

          40 năm trước đây, khi phụ trách đoàn thanh niên công giáo giáo xứ Đức Mẹ Lavang nơi đây, có một hội viên kể rằng, trên giường bệnh, ba của anh hai tay vừa ôm bụng phía bên trái vì bị ung thư ruột vừa cầu nguyện lớn tiếng rằng: lạy Chúa, ôi đau quá Chúa ơi nhưng con cảm tạ Chúa đã thương con, sao Chúa chỉ cho con đau bên trái mà không cho con đau bên phải luôn. Thế là hai tay vừa chuyển qua ôm bụng bên phải vừa kêu to, ôi Chúa đã nhậm lời con, đau lắm nhưng con cảm tạ Chúa đã nghe lời con xin.

Salvation - Providence Baptist Church

          Ông bà anh chị em, trong thánh lễ, ở phần Kinh Tiền Tụng IV, cùng với Giáo Hội, linh mục chủ tế cầu nguyện rằng: Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì nhưng lời chúng con ca tụng, chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con” Như thế, Giáo Hội xác quyết việc chúng ta cảm tạ Chúa là một hồng ân Chúa ban sẽ mang lại phần thưởng cứu độ. Người phong hủi Samari đã chứng minh cho chúng ta điều đó – đã nhận lãnh phần thưởng cứu độ – vì Chúa Giêsu đã nói với anh rằng: “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”

Văn hóa “ơn đảng ơn bác”, văn hóa “sợ hãi” chính quyền – Tác Giả: Nguyễn Văn Khánh

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Văn Khánh

17/11/2024

Chế độ độc tài cộng sản tuyên truyền người dân Việt Nam phải ơn đảng, ơn bác Hồ !

Chế độ làm như vậy theo kiểu phong kiến, coi người dân như nô lệ, phận kiếp người như nằm hết trong tay họ, không có họ thì không có đất nước dân tộc Việt Nam ?

Sau khi cướp được chính quyền thân Nhật năm 1945, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối thì bộ máy tuyên truyền bắt đầu mở hết công suất từ bộ giáo dục, Ban Tuyên giáo trung ương đến địa phương, bộ Văn hóa thông tin, hội Nhà văn nhà báo, nhạc sỹ sáng tác đều ca ngợi công lao của đảng cộng sản với dân tộc Việt Nam, tất cả mọi người phải tin rằng Đảng Cộng sản là sinh ra nước Việt Nam, con người Việt Nam nên phải ơn bác, ơn đảng. không được nghĩ sai về đảng cộng sản, như thế trái với văn hóa khổng giáo, nhờ vậy người dân Việt Nam rất sợ từ “phản động”, “thế lực chống phá”, kể cả những người được ra nước ngoài học tập thời bao cấp, khi vẫn còn hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô trước năm 1991.

Văn hóa khổng giáo cực kỳ nguy hiểm, làm con người khó thay đổi về dân chủ, kể cả những người có học ở nước ngoài,

Thời bao cấp những học sinh được chính quyền cộng sản cho đi học nước ngoài Châu Âu dù học xong ở Ba Lan, Séc, Đức… vẫn mang tâm lý ơn đảng ơn bác mới được sang học nước ngoài, họ không biết rằng đây là quyền phải có. mặc dù họ có phản kháng chế độ độc tài nhưng rất yếu ớt rồi tắt lịm vì sợ mình ăn cháo đái bát, vong ơn bội nghĩa, là phản động, họ bị chính quyền trong nước đe dọa và thôi không dám ủng hộ dân chủ tự do cho người Việt Nam nữa, cúi đầu trước kẻ cai trị kể cả sinh sống ở nước ngoài.

Văn hóa khổng giáo ăn sâu vào con người Việt Nam trở thành khôn lỏi, không dám lên tiếng trước bất công xã hội, trở thành sợ hãi trước kẻ cai trị bất lương có sức mạnh của cường quyền.

Văn hóa sợ hãi là đặc trưng của văn hóa nho giáo trước vua quan cai trị, ý vua là ý trời, vua nói gì cũng đúng, không được cãi lại tức là phản biện, lúc đó là phạm thượng, nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì bắt giữ bỏ tù, hoặc bị giết chết.

Thế kỷ 21 nhưng văn hóa sợ hãi chính quyền cộng sản vẫn tồn tại ở trong nước đã đành, nhưng ở nước ngoài người Việt Nam vẫn sợ hãi thật sự có vấn đề về hiểu biết chính trị xã hội, họ thật sự thiếu kiến thức trầm trọng, họ chọn thái độ né tránh, ở ẩn. Mỗi cá nhân sợ hãi những quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền lập ra một hội độc lập được pháp luật cho phép, họ không dám lên tiếng tại sao đảng cộng sản được thành lập, thì các đảng khác cũng được thành lập, bình đẳng ở đâu khi đảng cộng sản không cho thành lập ? Cả một trăm triệu người dân có một đảng được tồn tại thì làm sao có tự do tư tưởng, có quyền con người ?

Chính sự đàn áp, bỏ tù của chính quyền đảng cộng sản làm cho văn hóa sợ hãi lan tỏa trong xã hội Việt Nam lan sang cả nước ngoài nơi có khoảng sáu triệu người sinh sống, làm cho họ sợ vì chính quyền làm khó khi họ về thăm quê hương, đây là vũ khí quan trọng của chế độ cai trị chiếm đóng đất nước gần tám mươi năm ( 1945 – 2024).

Phải nói thật sự nếu không có đảng cướp cộng sản thì dân tộc Việt Nam tránh khỏi nội chiến 30 năm( 1945 – 1975), chết khoảng 6 triệu người dân Việt Nam, bị thương hàng triệu, di chứng sau chiến tranh 50 năm sau vẫn còn nguyên.

Mặt khác nếu chính quyền thân Nhật Trần Trọng Kim không mất chính quyền thì sẽ theo khuôn mẫu Nhật Bản, như thế theo chế độ dân chủ đại nghị có vua Bảo Đại và thủ tướng, Nước đại Việt không thua kém về quyền con người và phát triển kinh tế như Nhật Bản hiện nay.

Như thế thì đảng cộng sản không thể được dân tộc Việt Nam ơn huệ mà phạm tội ác đáng loại bỏ.

Tất nhiên người có tội với dân tộc là nhóm thiếu số chóp bu, còn lại 5 triệu đảng viên nghe theo một cách mê muội, thiếu kiến thức thì cũng như người dân Việt Nam bình thường theo môi trường ngu dân thì phải thế.

Xây dựng văn hóa dân chủ từ việc không sợ hãi một cách có kiến thức, học cách thái độ và trình độ phản biện đứng lên bảo vệ công lý, sự thật, quyền lợi của mỗi công dân, một mình lên tiếng không có sức mạnh, hãy tập hợp thành tổ chức lên tiếng thì chính quyền hoặc lãnh đạo cộng sản phải xuống nước, không dám làm sai, mỗi một người lên tiếng, nhiều người lên tiếng tao thành văn hóa không sợ hãi lan tỏa trong xã hội trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài nơi có sứ quán cộng sản.

Chế độ độc tài toàn trị cộng sản xây dựng văn hóa ơn đảng, ơn bác phù hợp với văn hóa khổng giáo( nho giáo), tức là con người phải ơn vua chúa hơn cả bậc sinh thành ra mình, tức là chống lại sự phản biện của dân chúng trước bất công xã hội, dù vua chúa có sai cũng phải im lặng, bây giờ chế độ cộng sản cũng như vậy khác tên gọi : Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, thủ tướng,bộ trưởng …tương tự như Vua, tể tướng, quan lớn triều đình của chế độ phong kiến.

Đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền trong xã hội, trong nền giáo dục rằng, nhờ công của đảng thì mới được như ngày hôm nay !

Công nhận điều đó nhưng so với các nước láng giềng thì hơn họ về thu nhập bình quân đầu người chưa ? Giáo dục, y tế, quyền con người hơn chưa ? Có tự do báo chí không, tự do ngôn luận không ? Vv..và vv.

Rồi phải nghĩ rằng không có đảng cộng sản lãnh đạo thì Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp và Nhật Bản ?

Điều này sai hoàn toàn, trên thực tế Đế Quốc Việt Nam được chính quyền thủ tướng Trần Trọng Kim tuyên bố độc lập ngày 11.3.1945, sau đó chính quyền cộng sản cướp chính quyền của ông Thủ tướng Trần Trọng Kim, không phải từ Đế Quốc Nhật Bản.

Cũng như vậy, chính quyền cộng sản cướp chính quyền từ tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, hoàn toàn không phải từ Mỹ !

Do vậy nếu không có đảng cộng sản thì Việt Nam có độc lập với chế độ dân chủ đa nguyên theo mô hình Nhật Bản từ 11.3.1945 rồi, lịch sử ghi rõ ràng minh bạch, không phải nội chiến 30 năm xương chất thành núi, máu chảy thành sông .

Như vậy nhân dân Việt Nam không phải ơn đảng ơn bác mới có nước Việt Nam.

Chẳng qua chế độ độc tài lợi dụng người dân Việt Nam thiếu hiểu biết, xây dựng một văn hóa ơn huệ thông qua các hoạt động tuyên truyền rầm rộ thông qua các bài hát công ơn của đảng bác tránh chống đối của người dân trước bất công xã hội, oan sai tham nhũng tràn lan, tạo ra tâm lý không có đảng thì làm gì có cơm no áo ấm, nhà cửa xe cộ, được sang nước ngoài sinh sống học tập nên người…

Nên nhớ người dân nuôi cả bộ máy chính quyền nhà nước cộng sản từ trung ương đến địa phương bằng hàng trăm thứ thuế rồi chi lương nuôi toàn bộ hệ thống chính trị đảng cộng sản, nên sòng phẳng với nhau, không có ai cho không ai mà phải ơn huệ.

Văn hóa dân chủ là văn minh, sòng phẳng, “cảm ơn, xin lỗi” là câu nói cửa miệng của mỗi con người khi ra xã hội, khi đến với chính quyền không phải tâm thế xin cho mà trách nhiệm họ phải thực hiện công việc cho người dân, xây dựng một văn hóa dân chủ tức là không sợ hãi trước bất công xã hội, trước chính quyền cộng sản, dám lên tiếng đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình là một bước tiến tới xã hội dân chủ đa nguyên, xây dựng một kỷ nguyên thứ hai vươn mình theo xu hướng phát triển thế giới không thể đảo ngược.

Muốn xây dựng văn hóa dân chủ văn minh bắt buộc phải xóa bỏ văn hóa “ơn đảng ơn bác”, và thói quen sợ hãi chính quyền khi mình làm đúng.

15.11.2024


 

Sống Chậm Lại Một Chút-Lm. Anmai, CSsR

Người Giồng Trôm

Sống chậm lại, chớ vội vàng,

Đời đâu chỉ có những toan tính thường.

Ngước lên nhìn mây trôi ngang,

Để thấy trời xanh, lòng bớt đoạn trường.

Chậm một chút, nghe tim đập,

Tiếng yêu thương gọi, đã lâu nào hay.

Ngồi xuống đây, giữa tháng ngày,

Cảm ơn hiện tại, dẫu là đắng cay.

Chậm lại để thấy hoa đang nở,

Tiếng gió rì rào qua tán cây.

Chậm lại để nhớ bao kỷ niệm,

Mà ta từng lãng quên vì bận quay.

Sống chậm để biết mình là ai,

Đi đâu, tìm gì trong ngày mai.

Hạnh phúc chẳng phải là đích đến,

Mà là từng bước nhỏ ta bước dài.

Hãy chậm lại, giữ chút bình yên,

Gác mọi muộn phiền, thả tâm triền miên.

Bởi đời đâu chỉ là bon chen,

Mà còn là yêu, là thương, là tha thiết.

Lm. Anmai, CSsR


 

Nhà báo Phạm Đoan Trang được Văn Bút Hoa Kỳ vinh danh tại Hội luận Ngày Nhà văn Bị Cầm Tù

Ba’o Dat Viet

November 17, 2024

Nhân Ngày Nhà văn Bị Cầm Tù (15/11), PEN America đã tổ chức một hội luận đặc biệt nhằm tôn vinh các nhà văn và nhà báo trên thế giới bị giam cầm vì bảo vệ tự do ngôn luận. Năm nay, sự kiện tập trung vào trường hợp của Phạm Đoan Trang, nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng đang thụ án chín năm tù tại Việt Nam. Bà vừa được trao Giải thưởng Tự do Viết PEN/Barbey năm 2024 để ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận.

Theo thông cáo báo chí từ PEN America, trường hợp của bà Phạm Đoan Trang được chọn để làm nổi bật cam kết mạnh mẽ của bà đối với quyền tự do ngôn luận bất chấp sự đàn áp khắc nghiệt.

Ông Mike Abramowitz, Giám đốc PEN America, nhấn mạnh:

“Bà Trang là biểu tượng của lòng can đảm và ý chí kiên cường trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, nơi mà tiếng nói độc lập phải đối mặt với sự đàn áp không ngừng nghỉ”.

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị Công an Việt Nam bắt giữ vào năm 2020 và bị kết án chín năm tù vào năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Trước khi bị bắt, bà từng là phóng viên cho nhiều tờ báo lớn tại Việt Nam và là tác giả của các cuốn sách bị cấm như Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù.

Hội luận của PEN America năm nay có sự tham gia của hai diễn giả gốc Việt nổi bật là Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật Khoa Tạp Chí, và Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).

Ông Trịnh Hữu Long chia sẻ:

“Phạm Đoan Trang không chỉ là một nhà báo dũng cảm, mà còn là người tiên phong phá bỏ các rào cản trong việc đưa tin về bất công xã hội và nhân quyền tại Việt Nam. Bà đã biết trước những rủi ro nhưng vẫn kiên định theo đuổi lý tưởng của mình”.

Trong đoạn video được chiếu tại hội luận, bà Phạm Đoan Trang từng nói:

“Làm báo mà không theo định hướng, vượt ra ngoài khuôn khổ là có hậu quả. Trở thành nhà hoạt động thì hậu quả càng lớn hơn nữa”.

Bà Trần Quỳnh Vi thì gọi bà Trang là “người tự do nhất Việt Nam” dù đang bị giam giữ:

“Trang đã giải phóng tâm trí mình và mong muốn mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu rằng tự do là điều cần đấu tranh để bảo vệ”.

Các diễn giả tại hội luận cũng lên án tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ đối với các nhà báo, blogger và người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Họ cảnh báo rằng tình trạng bất ổn chính trị trong nước có thể khiến môi trường hoạt động tự do ngôn luận trở nên khó khăn hơn.

Bà Trần Quỳnh Vi nhấn mạnh:

“Năm 2024, Việt Nam có Chủ tịch nước thứ tư chỉ trong thời gian ngắn. Trong một hệ thống chính trị bất ổn, tôi không chắc mọi thứ sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn đối với những người viết lách, nhưng tôi hy vọng chính phủ hiểu rằng quyền tự do ngôn luận là một giá trị được bảo vệ trên phạm vi quốc tế”.

Ông Dinaw Mengestu, nhà văn và Phó Chủ tịch PEN America, cũng khẳng định tầm quan trọng của sự kiện này:

“Đây là cách chúng tôi gửi thông điệp rằng các nhà văn bị cầm tù trên thế giới không bao giờ cô đơn. Chúng tôi sát cánh cùng họ”.

Trước khi bị bắt, Phạm Đoan Trang đã có một sự nghiệp đầy ấn tượng với nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, bao gồm:

Giải Người Phụ nữ Can đảm (2022) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Giải Tự do Truyền thông (2022) của Anh và Canada.

Giải Homo Homini (2017) của People In Need, Cộng hòa Séc.

Giải Tự do Báo chí Quốc tế (2019) của Phóng viên Không Biên Giới (RSF).

Giải thưởng Martin Ennals (2022).

Tại đêm gala trao giải PEN/Barbey 2024 ở New York, PEN America gọi bà là “một nhà văn, nhà hoạt động tiêu biểu trong cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam”.

Thông qua hội luận, PEN America và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã một lần nữa kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang và các nhà văn, nhà báo đang bị giam cầm trên khắp thế giới.

Sự kiện không chỉ tôn vinh lòng dũng cảm của bà Trang mà còn nhắc nhở cộng đồng quốc tế về trách nhiệm bảo vệ những giá trị tự do cơ bản.

CON ĐƯỜNG SÁNG – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Anh muốn tôi làm gì cho anh?”.

“Người chọn nơi bắt đầu của một con đường, sẽ chọn nơi nó dẫn đến!” –  Harry Fosdick.

Kính thưa Anh Chị em,

Với vị trí và bối cảnh của câu chuyện “Người Mù” hôm nay, Luca hẳn có ý khi đặt nó nằm giữa hai câu chuyện khác, cả hai đều nói về những người giàu có. Để từ đó, với Luca, có thể nói, ai gặp được Chúa Giêsu – nơi bắt đầu của một con đường – người ấy chọn nơi nó dẫn đến – ‘Con Đường Sáng!’.

Câu chuyện thứ nhất về một người đàn ông sùng đạo, không chấp nhận điều kiện của Chúa Giêsu là ông phải chia sẻ của cải cho người nghèo trước khi trở thành môn đệ của Ngài. Câu chuyện còn lại là về một người đàn ông được cho là không sùng đạo – Giakêu – nhưng sau khi gặp Chúa Giêsu, ông cho người nghèo phần lớn của cải. Trong số những người này, ai thực sự mù và ai thực sự gặp Chúa Giêsu, ‘Con Đường Sáng!’.

Mở đầu, Luca cho biết Chúa Giêsu đang tiến vào Giêricô; và ngang qua Giêricô, Ngài sẽ lên Giêrusalem. Trong hành trình đó, Ngài sẽ tỏ mình cho Giakêu – một người giàu mù loà. Và câu chuyện tiếp tục với một anh mù ăn xin bên vệ đường và đúng là ‘con đường’ lên Giêrusalem. Khi anh nghe thấy Chúa Giêsu đang đi ngang qua, anh kêu lớn, “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!”. Gọi Chúa Giêsu là “Con vua Đavít”, anh ám chỉ vai trò Thiên Sai của Ngài. Mọi người bảo anh im đi. Một kẻ ăn xin vô dụng như anh không có quyền làm phiền Thầy. Nhưng người đàn ông đó phớt lờ và tiếp tục kêu lên. Chúa Giêsu dừng lại. Nếu anh không tiếp tục kêu van, Chúa Giêsu có thể đã không nghe thấy anh và có thể đã biến mất mãi mãi khỏi cuộc đời anh. Điều đó xảy ra với chúng ta thường xuyên như thế nào?

Chúa Giêsu ra lệnh đưa anh đến với Ngài. Một lần nữa, chúng ta luôn luôn biết đến Chúa Giêsu thông qua những người khác – và đôi khi thông qua tôi, và chỉ thông qua tôi – mà những người khác biết Ngài. Tôi có thể là mối liên kết duy nhất mà một người có với Chúa Giêsu – một điều đáng suy gẫm! Mặt khác, tôi có thể là người duy nhất cản trở ai đó tiếp cận Chúa Giêsu và Con Đường của Ngài. Điều gì sẽ xảy ra với những ai được gọi là “cớ vấp ngã” – chướng ngại vật – cản trở người khác đến với Ngài?

Anh Chị em,

“Anh muốn tôi làm gì cho anh?”. Đó cũng là câu hỏi Chúa Giêsu ‘nặc nặc’ hỏi bạn và tôi. Câu trả lời của chúng ta có thay đổi theo năm tháng? Hãy suy ngẫm về những gì tôi thực sự muốn từ Ngài và van xin Ngài. “Xin cho tôi nhìn thấy!”. Theo nghĩa rộng hơn, mỗi người chúng ta đều cần nhìn thấy. Chính thị lực kém ngăn chúng ta biết Chúa Giêsu và thấy ‘nơi’ Ngài muốn chúng ta đến. Khó có thể đưa ra một yêu cầu nào tốt hơn! Và “Hãy nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh!”. Người mù đã làm gì khi anh nhìn thấy? Anh đã trở thành một người theo Chúa Giêsu, anh tôn vinh Thiên Chúa. Không còn mù, không còn là một người ăn xin, không còn bên đường, nhưng anh đi trên con đường với Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu – ‘Con Đường Sáng’ – đường lên Giêrusalem và ‘tất cả những gì nó có ý nghĩa’. Và đó là bằng chứng tuyệt đối nhất về tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tôi, ‘muốn cho tôi’; dành cho bạn, ‘muốn cho bạn!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin dủ lòng thương con, xin chữa bằng được chứng mù mãn tính của con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: KimBang Nguyen

***********************************

Thứ Hai Tuần XXXIII – Mùa Thường Niên

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

35 Khi Đức Giê-su gần đến Giê-ri-khô, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. 36 Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì. 37 Họ báo cho anh biết là Đức Giê-su Na-da-rét đang đi qua đó. 38 Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” 39 Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” 40 Đức Giê-su dừng lại, truyền dẫn anh ta đến. Khi anh đã đến gần, Người hỏi: 41 “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh ta đáp: “Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được.” 42 Đức Giê-su nói: “Anh nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” 43 Lập tức, anh ta nhìn thấy được và theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa.