Nguyễn Văn Oai không có tội.

From facebook:  Hoang Le Thanh‘s post.
Image may contain: 1 person, text
Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng.

Nguyễn Văn Oai không có tội.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai:

“Tại tòa tôi trình bày quan điểm anh Oai không có tội, nhưng tòa vẫn tuyên tổng hợp hai tội là 5 năm tù và còn nợ 4 năm quản chế của lần trước. Trước tòa anh Oai trình bày diễn biến mọi sự thực và cho rằng bản thân không phạm tội gì.

Tòa không nghe và họ tuyên phạt đến kịch khung theo Viện Kiểm Sát truy tố. Anh Oai nói sẽ kháng cáo và phiên tòa hôm nay không có thân nhân nào được vào dự cả”.

Nguồn: http://www.rfa.org/…/vietnam-jails-former-political-prisone…

LS. Nguyễn Thị Thúy – Viện trưởng gốc Việt đầu tiên tại đại học Hoa Kỳ

Thanh Trúc, phóng viên RFA

 
Đại Học Cộng Đồng Foothill College tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Đại Học Cộng Đồng Foothill College tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Hình do Luật sư Nguyễn Thị Thúy cung cấp
 
 

Foothill College là một trong những Đại Học Cộng Đồng  của tiểu bang California, liên tục 3 năm qua được báo Chronicle of Higher Education đánh giá là trường Đại Học Cộng Đồng uy tín và có chất lượng giáo dục cao.

Thành công của người Mỹ gốc Việt

Ngày 1 tháng Bảy vừa qua, Đại Học Cộng Đồng Foothill chính thức có một viện trưởng người Mỹ gốc Việt, bà Nguyễn Thị Thúy.

Luật sư Nguyễn Thị Thúy đã vượt qua ba ứng viên khác để trở thành viện trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại một trường đại học ở California nói riêng và trên toàn nước Mỹ nói chung.

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục, Hội Đồng Giáo Dục học khu Garden Grove, Nam California, chia sẻ:

Việc bổ nhiệm luật sư Nguyễn Thị Thúy vào chức vụ viện trưởng một viện đại học lớn như vậy phản ảnh khả năng đặc biệt của luật sư Thúy cũng như sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam nói chung về phương diện giáo dục.

Là một người tị nạn, một thuyền nhân, đến định cư tại Hoa Kỳ trong hoàn cảnh khó khăn như bao người Việt Nam nhưng  luật sư Thúy đã thành công từ những trường đại học lớn . Cô đã quay trở lại, dùng khả năng chuyên môn của mình để đấu tranh cho quyền lợi, không những của người Việt Nam mà cho những người thiểu số thấp cổ bé miệng. Nhờ sự hiểu biết như vậy luật sư Thúy mới được tin tưởng và được bổ nhiệm những chức vụ cố vấn cho trường đại học cũng như hiện nay là chức vụ viện trưởng như vậy.

Đặc biệt khi bổ nhiệm thì trường đại học cũng muốn luật sư Thúy có thể hướng dẫn sinh viên giáo sư ở đó vươn lên, đưa đại học này đến một đỉnh cao hơn trong lãnh vực giáo dục.

Từ Bắc California, tiến sĩ Judy Miner, hiệu trưởng tiền nhiệm của Foothill College trước khi luật sư Nguyễn Thị Thúy nhậm chức, cho biết việc tuyển chọn khởi sự từ năm 2015 và là một tiến trình không đơn giản:

Việc bổ nhiệm luật sư Nguyễn Thị Thúy vào chức vụ viện trưởng một viện đại học lớn như vậy phản ảnh khả năng đặc biệt của luật sư Thúy cũng như sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam nói chung về phương diện giáo dục. 
– Luật sư Nguyễn Quốc Lân 

Tiến trình tuyển chọn có sự tham dự của những ủy viên đại diện sinh viên các cấp, các học giả chuyên môn, các nhân viên hành chín hvà cả những người đại diện cộng đồng.

Điều tôi thấy được rõ nhất là sự hào hứng và đồng tình trong việc tuyển chọn luật sư Nguyễn, một trong ba finalists, vào chức vụ viện trưởng của Đại Học Cộng Đồng Foothill. Tôi quen  luật sư Nguyễn nhiều năm nay, với tôi cô ấy là người có đức, có tài lãnh đạo, một người tận tụy với công việc. Tôi thật hài lòng khi biết cô ấy nộp đơn vào chức vụ viện trưởng hầu có thể mang tài năng của mình phục vụ cho đại học cộng đồng như Foothill College.

Được hỏi về những điều bà kỳ vọng nơi viện trưởng tân cử Nguyễn Thị Thúy, tiến sĩ Judy Miner cho rằng cân bằng việc học và giảm bớt khoảng cách học vấn giữa các cộng đồng thiểu số, làm sao nâng số sinh viên gốc Châu Mỹ La Tinh, đang chiếm đa số trong học khu, lên cao hơn mức 23% hiện tại là  điều mà ban giám hiệu Đại Học Cộng Đồng Foothill tin rằng luật sư Nguyễn Thị Thùy có thể thực hiện được, chưa  kể mong đợi là từng đô la đầu tư mà trường chi ra phải mang lại kết quả tương xứng:

Tôi cũng hy vọng Foothill hấp dẫn người trẻ Việt Nam trong các cộng đồng Mỹ gốc Việt quanh đây khi trường có một viện trưởng tiêu biểu và gương mẫu như luật sư Thúy. Tôi đã tiếp xúc với khá nhiều người Mỹ gốc việt trong vùng, tôi thấy họ có vẻ phấn khởi khi Foothill có một vị nữ hiệu trưởng gốc Việt Nam mà theo tôi biết thì  trước giờ cả California và cả nước Mỹ chưa bao giờ có. Chúng tôi hãnh diện vì Thúy Nguyễn đã chọn trường chúng tôi và cho chúng tôi cơ hội tuyển chọn cô.

Muốn giúp cộng đồng thiểu số

MinerNguyen2016(web).jpg-400.jpg
Bà Nguyễn Thị Thúy (phải), viện trưởng tân cử Đại Học Cộng Đồng Foothill, và viện trưởng tiền nhiệm, tiến sĩ Judy Miner. Hình do LS Nguyễn Thị Thúy cung cấp. Bà Nguyễn Thị Thúy (phải), viện trưởng tân cử Đại Học Cộng Đồng Foothill, và viện trưởng tiền nhiệm, tiến sĩ Judy Miner. Hình do LS Nguyễn Thị Thúy cung cấp.

Foothill Community College là Đại Học Cộng Đồng nổi tiếng của vùng Silicon Valley, San Francisco, San Jose và Oakland Bay Area. Liên tục trong ba năm, trường Foothill được Chronicle of Higher Education, tờ báo uy tín về giáo dục ở địa phương, đánh giá cao về học trình cũng như chất lượng giảng dạy tốt, đặc biệt những chương trình học gọi là online classes.

Ngày 1 tháng Bảy cũng là ngày đầu tiên tôi nhận chức vụ viện trưởng của trường Đại Học Foothill. Là viện trưởng Mỹ gốc Việt đầu tiên nên đó cũng là niềm hân hạnh cho tôi với gia đình tôi. Đại Học Foothill là một trường được nhiều phần thưởng hạng nhất hạng nhì của nước Mỹ trong tất cả các Đại Học Cộng Đồng về mọi môn. Foothill có hơn 13.000 sinh viên, có hơn 300 nhân viên và thầy cô. Trong hơn 13.000 sinh viên mỗi năm thì khoảng 5% là sinh viên Mỹ gốc Việt.

Từ năm 3 tuổi, cô bé Nguyễn Thị Thúy cùng gia đình vượt biên và đến Mỹ năm 1978. Năm 14 tuổi, cô là học sinh xuất sắc của trung học Castlemont của thành phố Oakland. Tốt nghiệp thủ khoa từ Castlemont High, Nguyễn Thị Thúy vào đại học Yale chuyên ngành triết học, tiếp đến văn bằng  Luật tại UCLA Đại Học California ở Los Angeles.

Thoạt đầu, luật sư Thúy kể, là bà muốn trở thành bác sĩ, nhưng khi  dấn thân vào những sinh hoạt cộng đồng bà chợt nhận ra ngành Luật có lẽ thích hợp với cá tính của mình hơn:

Đặc biệt là đòi hỏi những quyền lợi cho những cộng đồng thiểu số. Nước Mỹ là một nước có cơ hội, trọng người tài,  ai cũng có thể có cơ hội học hành để tiến thân được hết.

Đặc biệt là đòi hỏi những quyền lợi cho những cộng đồng thiểu số. Nước Mỹ là một nước có cơ hội, trọng người tài,  ai cũng có thể có cơ hội học hành để tiến thân được hết. 
– Luật sư Nguyễn Thị Thúy 

Nhưng cái đẹp đó cũng đòi hỏi rất nhiều, trong đó cái đòi hỏi của những cộng đồng thiểu số có cơ hội để vươn lên. Tôi làm luật sư vì tôi muốn giúp cộng đồng thiểu số. Trong cả 13 năm làm việc thì tôi có nhiều vai trò, một trong những vai trò đặc biệt là làm luật sư chính gọi là General Counsel của một số cơ quan trong Đại Học Cộng Đồng. Và chức vụ mới đây là luật sư chính Interim General Counsel của hệ thống Đại Học Cộng Đồng tiểu bang California ở Sacramento.

Khi tôi làm luật sư cố vấn cho một cơ quan của Đại Học Cộng Đồng vùng Oakland thì tôi thấy chỉ khoảng chừng 20% luật sư tại Cali là người thiểu số mà tiểu bang lại hơn 60% là người thiểu số. Trong vai trò cố vấn luật tôi cảm thấy nên làm sao để khuyến khích chỉ dẫn học sinh thiểu số để các em muốn đi đường luật để làm luật sư. Vì đó mà tôi làm việc với State Bar, cơ quan cai quản các luật sư ở tiểu bang.

Trong thời gian đó, luật sư Nguyễn Thị Thúy đã tiếp xúc và làm việc với 6 trường luật ở California, trở thành người sáng lập và chủ tịch California L.A.W Pathway, một tổ chức vô vị lợi:

Thì trong chương trình có 29 trường Đại Học Cộng Đồng ở Cali, 6 trường undergrade và 6 trường luật ký một hợp đồng để giúp các học sinh đi vào đường luật.

Chiều dài hoạt động và bề dày kinh nghiệm như vậy khiến luật sư Nguyễn Thị Thúy dễ dàng trúng tuyển chức vụ viện trưởng Đại Học Cộng Đồng Foothill.

Về áp lực và  thử thách khi đảm nhận chức viện trưởng Foothill College,  luật sư Thúy nói:

Trước đó thì mình cố vấn những viện trưởng khác và có một thời gian tôi là giám đốc điều hành của Liên Đoàn Đại Học Cộng Đồng California, cơ quan đó đặc biệt giúp tranh đấu cho ngân khoản. Trong việc làm đó thì tôi được hiểu biết rất nhiều về những đòi hỏi của các trường học, các học sinh, các nhân viên  vân vân…

Nhưng bây giờ trong vai trò viện trưởng tôi có cơ hội giúp đỡ sinh viên một cách trực tiếp hơn. Nói về thử thách trong việc làm của một viện trưởng thì tất nhiên nó nhiều lắm. Chức vụ viện trưởng bao gồm mọi việc liên hệ tới trường, có thể chia làm hai là nội vụ và ngoại vụ.

Nội vụ, như tôi nói, có hơn 13.000  học sinh, có hơn 300 nhân viên, mình phải bảo đảm công tác, việc làm hoàn mỹ cho học sinh, nhiều cái chẳng hạn trường lớp, hệ thống PC, chọn lựa những môn học cho sinh viên có nhu cầu và khi các em ra trường có việc làm. Đó coi như là nội vụ của trường.

Còn ngoại vụ thì cũng nhiều lắm, ví dụ nói chuyện với báo chí như ngày hôm nay, kêu gọi những lãnh đạo trong cộng đồng, chú ý về ngân khoản hoặc cho tiền, sách cho các sinh viên. Ngoại vụ cũng là một trong những khó khăn trong việc làm của một viện trưởng.

Tiếng Việt còn thì nước còn…”

Untitled-1.jpg-400.jpg
Luật sư Nguyễn Thi Thúy (thứ tư từ trái) cùng các nhân viên của trường Foothill College. Hình do LS Nguyễn Thị Thúy cung cấp. Luật sư Nguyễn Thi Thúy (thứ tư từ trái) cùng các nhân viên của trường Foothill College. Hình do LS Nguyễn Thị Thúy cung cấp.

Đối với học sinh sinh viên Việt Nam, đã tốt nghiệp trung học ở Mỹ hoặc  mới từ Việt Nam sang, lựa chọn vào Community College  Đại Học Cộng Đồng nhiều phần là một quyết định  hợp lý do tiền học phí thấp. Luật sư Nguyễn Thị Thúy giải thích:

Và phần đông học sinh Mỹ gốc Việt được Financial Aid trợ cấp tài chính. Thứ nữa mình cứ nghĩ các em sẽ giỏi môn này môn kia nhưng thực sự các em cần học bổ túc, cần những giáo sư có thể dạy các em được. Nhiều sinh viên di dân nếu không vững tiếng Anh thì có thể đến với Đại Học Cộng Đồng, vì vậy Đại học Cộng Đồng có nhiều di dân từ mọi nước đến học. Đó là một trong những ví dụ để sinh viên người Mỹ gốc Việt có cơ hội tiến thân. Đặc biệt từ  Foothill College vẫn có cơ hội chuyển qua đại học Stanford hoặc UC Berkeley nếu các em muốn đi.

Tại Hoa Kỳ, thống kê mới đây nhất của Hội Đồng Giáo Dục Mỹ Châu cho thấy con số viện trưởng gốc Á tại các đại học 2 năm hoặc 4 năm chỉ vào khoảng 1,5% mà thôi, bà Nguyễn Thị Thúy là khuôn mặt phụ nữ Mỹ gốc Việt trong số hiếm hoi đó.

Điểm thú vị là năm 2000, cô sinh viên Luật Nguyễn Thị Thúy từng là đồng tác giả quyển sách Anh ngữ “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, “25 Chân Dung Mỹ Gốc Việt Trong 25 Năm”. Đây có thể được coi là một trong những quyền sách đầu tiên nói về sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ:

Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư thì báo chí phần đông đều nói về chiến tranh Việt Nam, cái đó cũng quan trọng nhưng   cũng nên nói về người Việt Nam ở Mỹ. Nên khi 25 năm tới thì tôi cảm thấy mình phải viết một quyền sách để nói về những đóng góp của cộng đồng Việt Nam cho nước Mỹ. Quyển sách đó phỏng vấn 25 người Mỹ gốc Việt, đặc biệt nói lên cái tiểu sử của người Việt Nam tại nước Mỹ. Tôi hân hạnh được 70 bạn trẻ cùng với tôi, lúc đó tôi còn học trường Luật, ra cuốn sách này. Hiện tại quyền sách đang ở Library Congress, Thư Viện Quốc Hội, ở Washington DC.

Biết một ngôn ngữ khác, đặc biệt ngôn ngữ của mình, là có nhiều cơ hội cho mình tiến thân.  
– Luật sư Nguyễn Thị Thúy 

Cô cũng là người nói tiếng Việt trôi chảy không thua tiếng Anh là ngôn ngữ cô học cũng như giao tiếp hàng ngày:

Đến Mỹ lúc 3 tuổi nhưng làm sao tôi biết tiếng Việt? Tác giả Phạm Quỳnh từng nói “Tiếng Việt còn thì nước còn, tiếng Việt mất thì nước mất, cái mất đó không sao vãn hồi lại được.”

Bố mẹ tôi thấy rất quan trọng cho tôi nói tiếng Việt, bố mẹ cho đi học trường Giáo lý Việt ngữ. Gia đình tôi cũng thích xem phim bộ Tàu với Đài Loan dịch ra tiếng Việt, những  phim đó lại bổ túc thêm vào tiếng Việt của tôi. Đặc biệt nữa là tôi thích nghe nhạc Việt. Nhạc Việt rất sâu sắc rất tình cảm. Tôi cứ chạy nhạc rồi viết những chữ xuống, coi như tập chính tả luôn.

Đó là lý do tại sao hôm nay  tôi có thể nói tiếng Việt đến cộng đồng Việt Nam. Biết  một ngôn ngữ khác, đặc biệt ngôn ngữ của mình, là có nhiều cơ hội cho mình tiến thân.

Đó là luật sư Nguyễn Thị Thúy, viện trưởng gốc Á đầu tiên của Đại Học Cộng Đồng Foothill, cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên  được chọn vào chức vụ hiệu trưởng một trường đại học trên toàn nước Mỹ.

Bác sĩ Việt kiều mổ miễn phí cho người nghèo

Bác sĩ Việt kiều mổ miễn phí cho người nghèo

Giáo Sư Rene D. Esser (tên Việt là Đàm Minh) hỏi thăm sức khỏe ông Đinh Văn Cao sau khi giải phẫu. (Hình: Báo Pháp Luật TP.HCM) 

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hơn 20 năm qua, một ông bác sĩ Việt kiều miệt mài qua lại giữa Pháp và Việt Nam, để làm lại cuộc đời cho hàng ngàn người bị dị tật với tâm niệm vì “tôi là người Việt Nam mà.”

Sáng 21 Tháng Bảy, nằm trên giường bệnh tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, ông Đinh Văn Cao (60 tuổi, ở Đồng Nai), chia sẻ với báo Pháp Luật TP.HCM: “Thiệt tình mà nói, tôi không biết dùng lời lẽ sao cho đúng để bày tỏ lòng quý mến đối với Giáo Sư Rene D. Esser.”

Ông kể, cách đây hơn một năm, ông bị tai nạn giao thông gãy chân trái, phải vào bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, mổ và bắt nẹp. Cách đây hơn tháng, ông quay lại để lấy nẹp ra, nhưng sau khi khám, bác sĩ thấy đầu gối chân trái bị thoái hóa, buộc phải phẫu thuật thay khớp gối.

“Thế nhưng khớp gối giả tại bệnh viện không còn nên bác sĩ bảo tôi về nhà chờ. Cách đây hai tuần, tôi được báo tin Giáo Sư Rene D. Esser sẽ phẫu thuật một số ca liên quan chấn thương chỉnh hình ngay tại bệnh viện, trong đó có tôi. Cách đây hai ngày, tôi được chính ông giáo sư Việt kiều Pháp cầm dao mổ lấy nẹp khỏi người và thay khớp gối. Vài ngày nữa tôi được xuất viện với chân trái lành lặn. Tôi vui như lượm được vàng vì may mắn đến quá bất ngờ,” ông Cao cho biết.

“Nếu không được ông Renne phẫu thuật, có lẽ tôi sắp thành người ‘thiên cổ’ rồi. Tôi mang ơn ông nhiều lắm,” ông Nguyễn Văn Dũng (92 tuổi, ở Sài Gòn) nói.

Ông Dũng kể, cách đây gần một năm, ông bị té và gãy khớp háng nên được đưa tới bệnh viện gần nhà. Mặc dù được bệnh viện này thay khớp háng nhưng ông vẫn không thể đi đứng, lại luôn bị cơn đau hành hạ. Ông đến bệnh viện này tái khám nhiều lần nhưng bác sĩ không dám phẫu thuật lần hai vì sợ không qua khỏi do tuổi già sức yếu.

Cách đây hơn tháng, do không chịu nổi cơn đau hành hạ nên ông được đưa tới bệnh viện Nhân Dân 115, Sài Gòn. “Sau khi khám, bác sĩ nói khớp háng giả của tôi bị bể và tụt vô bụng nên gây đau nhức. Bác sĩ nói ngày 20 Tháng Bảy, có ông bác sĩ giáo sư người Pháp sẽ mổ cho tôi. Đúng ngày, tôi được ông Rene D. Esser phẫu thuật lại khớp háng, tạo lại ổ khớp háng và đặt đúng vị trí nên giờ hết đau. Giáo sư còn nói chỉ vài ngày nữa là tôi có thể xuất viện, đi lại bình thường. Không chỉ tôi, nhiều người có bệnh lý xương, khớp đang nằm ở bệnh viện Nhân Dân 115 cũng được ông phẫu thuật miễn phí,” ông Dũng cho biết.

“Về lại Việt Nam khám và điều trị cho bà con, tôi nhận ra còn nhiều người bị bệnh lý xương, khớp quá. Đa số bà con lại nghèo, không có khả năng chữa trị,” Giáo Sư Rene D. Esser nói.

Ông nhớ lại: “Cách đây hơn năm, tôi biết được một thanh niên 19 tuổi ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, bị dị tật rất đáng thương. Cả hai bàn tay cong lại, dính chặt vào hai cánh tay ngay lúc nhỏ khiến mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ vào mẹ già lam lũ. Gia đình bệnh nhân lại quá khó khăn, không dám đi bệnh viện vì chẳng có tiền. Tình trạng này càng kéo dài thì cuộc sống hai mẹ con càng khốn đốn. Sau đó, tôi liên lạc và đề nghị gia đình đưa bệnh nhân tới bệnh viện Nhân Dân 115 để mổ miễn phí.”

“Ca mổ thành công, sau vài tuần bệnh nhân đã có thể tự cầm muỗng ăn cơm. Vài tháng sau bệnh nhân đã có thể cầm, nắm và làm việc nặng. Đến nay đã là lao động chính, chăm lo cho mẹ già,” ông Rene vui vẻ nói.

Ông cho hay: “Hiện tôi sống ở Pháp, mỗi năm về Việt Nam bốn lần, mỗi lần ở lại 2-3 tuần để phẫu thuật miễn phí những bệnh lý xương, khớp cho bệnh nhân nghèo. Bệnh nhân có thể liên lạc trước với các bệnh viện hoặc với tôi. Khi về Việt Nam, tôi sẽ trực tiếp khám và điều trị.”

Nói về tình cảm của mình dành cho bệnh nhân nghèo Việt Nam, ông chia sẻ: “Tôi là người Việt Nam thì phải chăm lo sức khỏe cho đồng bào mình. Đó còn là trách nhiệm của một người Việt Nam đối với dân tộc.”

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, Giáo Sư Rene D. Esser có cha, mẹ đều là người Việt Nam, ông sinh ra ở Hà Nội năm 1950 (tên Việt Nam cha mẹ đặt cho là Đàm Minh), sau đó sang Pháp định cư. Hiện ông phụ trách khoa Ngoại bệnh viện Polyclinique du Ternois – Cộng Hòa Pháp.

Hơn 20 năm trước, ông về Việt Nam cộng tác giúp Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn xây dựng phòng mổ ngoại khoa và mổ những ca đầu tiên tại quê hương Việt Nam. Từ đó đến nay ông đã hợp tác với nhiều bệnh viện trên cả nước. Trong 20 năm qua, ông đã về Việt Nam, trực tiếp mổ miễn phí nhiều ca khó, phức tạp về xương, khớp, trả lại cuộc sống bình thường cho hàng ngàn người.

Ông Nguyễn Đình Phú, phó giám đốc bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết: “Nếu nói ‘Trời sinh ra Giáo Sư Rene D. Esser để cứu người’ thì cũng không sai. Tự bỏ chi phí về Việt Nam, giáo sư đã phẫu thuật miễn phí hàng ngàn trường hợp dị tật tay chân, bệnh lý xương khớp. Không ít ca bệnh ‘thập tử nhất sinh,’ nhiều bệnh viện bó tay nhưng giáo sư đã điều trị thành công. Không chỉ vậy, giáo sư còn truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu cho bác sĩ trẻ Việt Nam để sau này phục vụ cho bệnh nhân.” (Tr.N)

Chân Dung Một H.O. — “Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng”


Chân Dung Một H.O. — “Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng”
 

LTS. – Anh Chị Em cựu tù nhân chính trị sang định cư tại Hoa Kỳ theo các danh sách H.O. từ năm 1990 đến nay, người đầu tiên lâu nhất là gần mười lăm năm, người trễ nhất cũng đã đến đây được sáu bảy năm. Gia đình, công việc coi như đều đã ổn định, nhưng số phận đã đem mỗi con người đi theo những con đường khác nhau. Sang đây, tùy cuộc đời đưa đẩy, có người đi học lại có cấp bằng để gia nhập vào đời sống Mỹ một cách dễ dàng, có người chịu làm nghề tay chân để sống qua ngày, không ít bạn xoay sang các ngành nghề thương mãi, cũng có người xuống tóc xuất gia ngày đêm kinh kệ…Sau bao nhiêu năm lao tù, đói khát, nhọc nhằn, sang đến đây, sức tàn lực kiệt, đã có rất nhiều người hiện đang đang nằm trong nursing home hay đã qua đời. Chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp, sẽ tìm hiểu và vẽ lại chân dung đa dạng của những người anh em mà chúng ta tạm gọi là những người H.O.

 Đây là một tấm gương sáng không những chỉ cho những người đồng hoàn cảnh với Ông, mà cả đối với lớp trẻ, con cháu.

Nguyễn Ngọc Sẳng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thuở nhỏ ông theo học trường làng, vào trung học mới về được trường Quận, cấp hai mới lên Saigon theo học tại trường Chu Văn An. Năm 1962, mới đậu xong tú tài phần 1, phận nhà nghèo, không thể tiếp tục đi học, ông thi vào trường Sư Phạm Saigon khóa hai năm, về dạy trường tiểu học ở Vũng Tàu, rồi lấy vợ tại đây. Ba năm sau, 1967, Nguyễn Ngọc Sẳng bị động viên khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường ông đổi về phục vụ tại Tiêu Khu Long Khánh và giữ chức vụ Trung Đội Trưởng thuộc Đại Đội 624 tại Chi Khu Định Quán, Long Khánh. Năm 1969, Nguyễn Ngọc Sẳng cầm lệnh giải ngũ về lại quê vợ, đỗ xong Tú Tài phần 2 và được bổ nhiệm dạy học tại trường Trung Học Thắng Nhì.

Nhờ tinh thần hiếu học và cần cù, sáu năm sau, Nguyễn Ngọc Sẳng đã tốt nghiệp Cử Nhân Văn Chương tại Đại Học Văn Khoa Saigon, và từ một giáo viên tiểu học, ông đã được nhập ngạch giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp, bổ nhiệm về dạy tại trường Trung Học Thị Xã Vũng Tàu. Chỉ ở trong quân đội hai năm, nhưng chế độ Cộng Sản xem chuyện biệt phái về ngành giáo dục của một sĩ quan là một trọng tội, do đó trung úy Nguyễn Ngọc Sẳng đã bị tập trung cải tạo đúng 5 năm rưỡi qua các trại Vũng Tàu, Long Khánh và Hàm Tân ở trại Z.30C.

Năm 1981, Nguyễn Ngọc Sẳng được ra tù và về sống tại quê vợ và cũng là nơi ông đã dạy học trong nhiều năm. Trong thời gian ấy, vùng biển Vũng Tàu cũng là nơi người ta chọn để vượt biên nhiều nhất, tuy vậy gia đình ông nhà giáo Sẳng quá nghèo, không kiếm đâu ra vài chỉ vàng để đóng góp với chủ tàu. Nghề nghiệp nuôi sống của một người đi tù “cải tạo” mới về ít vốn liếng như ông là đi bán vé số dạo trong các quán giải khát và ăn nhậu trên bãi biển Vũng Tàu trong gần hai năm trời, nghề mà ông không khỏi ngượng ngập khi phải gặp không ít những khuôn mặt quen thuộc tại địa phương hay buồn phiền khi cầm trên tay nắm vé số trong những chiều mưa ế ẩm.

Nghề bán vé số không khá, nhất là khi phải nài nỉ khách mua và phải đi lang thang suốt ngày. Sau đó, ông nhận một việc làm tưới cây kiểng cho một Hotel, nhưng chỉ trong một tuần đã bị chủ đuổi vì bắt gặp ông ngồi nhâm nhi bên ly cà phê, mặc đầu chưa tới giờ làm việc. Thấy ông có chút sức khỏe, một chủ khách sạn ở bãi sau đề nghị ông về làm cho họ với một số tiền hằng ngày ổn định hơn.

Công việc hằng ngày của ông là xách nước ngọt cho khách tắm biển tại các phòng tắm trên bãi của nhà hàng. Mỗi ngày, “ông thầy” Nguyễn Ngọc Sẳng phải xách hơn 150 thùng nước ngọt cho khách hàng từ chỗ nước máy ra các phòng tắm trên bãi, và vì ở ngoài bãi suốt ngày, da ông đen nhẽm, đám môn sinh Vũng Tàu cũng khó nhìn ra ông.

Tuy công việc khá cực nhọc, nhưng bù lại, với tiền công mỗi ngày ông mua được 6, 7 kg gạo, đủ ăn và chi dùng cho gia đình. Làm việc như thế ròng rã suốt hai năm cho tới một ngày nọ, ông may mắn gặp được một người phụ huynh học sinh có lòng tốt, thấy ông thầy giáo cũ quá vất vả, muôn giúp đỡ ông. Vị này có quen một người vừa trúng số độc đắc, đang mở một cửa hàng xe đạp, giới thiệu cho ông Sẳng về đó làm kế toán cho cửa hàng. Cuộc đời ông từ đó khá thêm một bậc, được ở trong bóng mát, đỡ phải vất vả lăn lộn ngoài bãi biển.

Dần dà ông dành dụm được tí vốn, và nhờ sự giúp đỡ của người chủ cũ, Nguyễn Ngọc Sẳng đã mở được một cửa hàng xe đạp nhỏ. Nhờ sinh vào thời buổi “toàn dân đi xe đạp”, gia đình ông cũng kiếm được chút tiền, vừa lúc chương trình H.O. tới, ông có đủ tiền để lên Saigon dịch vụ xuất cảnh, muốn đi sớm phải có “chỉ” và được xếp vào danh sách H.O.4. Tháng 11-1990, gia đình ông giáo Sẳng đã tới được đất Mỹ, thuộc diện “mồ côi”, do một nhà thờ bảo lãnh, về định cư tại thành phố Tucson, tiểu bang Arizona.

Cũng như các cựu tù nhân chính trị mới sang Mỹ, ông phải làm nhiều nghề để sinh tồn...Thoạt đầu, ông theo một người bạn làm nghề cắt cỏ, trong khi không có tay nghề, công việc của ông là cào lá, hốt cỏ, rác cho vào bao đem đi. Năm sau ông xin được một chân làm assembly trong một hãng nhỏ, sau đó hãng đem công việc sang Mễ, ông lại đổi nghề. Lần này ông làm công việc là đóng bao bì cho cho một hiệu sản xuất dụng cụ học sinh. Trong sáu năm cuối cùng, Nguyễn Ngọc Sẳng làm janitor quét dọn cho nhà thương Tucson Medical Center vào ban đêm.

Điều đáng nói là từ lúc sang Hoa kỳ, ban ngày đi làm kiếm sống, nhưng ban đêm ông lại tới trường để theo học các lớp ESL vì ông vốn là giáo sư dạy Việt Văn vốn liếng tiếng Anh không có bao nhiêu. Ròng rã như thế, trong 7 năm, vừa đi làm vừa đi học, Nguyễn Ngọc Sẳng lấy xong văn bằng Master of Education vào năm 1998 và từ đấy ông mới chính thức có công việc tại Khu Học Chánh Tucson. Có lẽ cá nhân ông Nguyễn Ngọc Sẳng chưa bao giờ cho mình là già, và tuy đã có viêc làm ổn định, ông vẫn còn đi học… Cuối năm 2004 vừa qua, vào ngày 18 tháng 12, ông giáo Nguyễn Ngọc Sẳng, mới ngày nào sang Mỹ ban đêm còn ngồi trong các lớp ESL, đã vinh dự nhận văn bằng Ph.D. của University of Arizona.

Số các cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện H.O. nhận văn bằng Ph.D. không nhiều, hầu hết đều đã có vốn liếng Anh Ngữ từ trước, Nguyễn Ngọc Sẳng là một trường hợp đặc biệt. Phải nói là ông đã nổ lực nhiều lần hơn những người đồng hoàn cảnh để vươn lên. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Sẳng là “The Role of Cultural Factors Affecting the Academic Achievement of Vietnamese Immigrant/Refugee Students in the United States” (Những Yếu Tố Văn Hóa Ảnh Hưởng Đến Sự Thành Công Trong Học Vấn của Học Sinh Di Dân/ Tỵ Nạn Việt Nam trên đất Mỹ).

Mọi sự chưa bao giờ là chậm. Nguyễn Ngọc Sẳng đỗ bằng Ph.D. lúc ông đã 62 tuổi cũng chưa phải là già. Xin chào mừng người bạn tù H.O.4.

 Huy Phương 

www.vietthuc.org

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”

 Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
Tác phẩm Trại súc vật (Ảnh qua Pinterest)

Trại súc vật bắt đầu bằng việc một bầy súc vật không chịu nổi sự “bóc lột” của con người mà vùng lên làm cách mạng tạo phản, cuối cùng đã đuổi được con người và thành lập một “Trại súc vật” do mình làm chủ.

Nhưng không lâu sau đó, con heo lãnh tụ, kẻ dẫn đầu bầy động vật tiến hành “cách mạng”, lại được hưởng đặc quyền, một mình hưởng thụ sữa bò và táo. Khi các loài động vật khác, những kẻ từng ôm giữ ý niệm “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau” mà tham gia cách mạng, nghi ngờ con heo lãnh tụ, con heo phụ trách tuyên truyền đã giải thích rằng:

Chúng tôi ăn những thứ này mục đích duy nhất là phải giữ gìn sức khỏe cho chúng tôi. Toàn bộ việc quản lý và tổ chức công việc trong khu vườn đều dựa vào chúng tôi. Chúng tôi vì hạnh phúc của mọi người mà ngày đêm tận tâm tận lực. Do đó, điều này là vì các bạn, chúng tôi mới uống sữa bò và mới ăn táo. Các bạn có biết không, lỡ khi loài heo chúng ta mất chức, vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Jones sẽ cuốn bụi mà quay trở lại! Đúng vậy Jones sẽ cuốn bụi mà quay trở lại! Quả thực, các đồng chí! Jones vốn là ông chủ của khu vườn, cũng là kẻ thống trị của ‘xã hội cũ’.

Một vài loài động vật cá biệt mơ hồ nhớ rằng khi Jones còn ở đây, tình hình cuộc sống của các loài động vật hầu như không kém hơn so với hiện tại. Nhưng theo sự tuyên truyền ngày qua ngày, nỗi sợ hãi Jones sẽ cuốn bụi mà quay trở lại đã ăn sâu vào đầu những loài động vật như một phản xạ có điều kiện. Vậy là lũ động vật không còn lời nào để nói về đặc quyền của heo. Rất nhanh, đặc quyền của heo càng ngày càng nhiều…

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
Lũ động vật nghe tuyên truyền. (Ảnh qua Pinterest)

Mặt khác, làm thế nào để đề phòng việc Jones lại cuốn bụi quay trở lại, đặc biệt là sự câu kết giữa kẻ đồ tể và Jones, phá hoại trang trại mà lũ động vật vận hành, đã trở thành một nội dung quan trọng trong cuộc sống thường nhật của các loài động vật. Đối mặt với “đại sự hàng đầu”như vậy, những bất mãn và ý kiến bất đồng khác đã trở thành chuyện vặt vãnh không quan trọng. Hơn nữa, luôn luôn “đề cao cảnh giác”“chuẩn bị chiến đấu” đã trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất vượt qua mọi điều trong cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, dưới sự điều động của con heo lãnh tụ, lũ động vật làm việc ngày càng chăm chỉ hơn, hứa hẹn cho một “cuộc sống tương lai dễ chịu”.

Cá biệt trong lũ động vật, có một con ngựa cần cù chăm chỉ, làm việc cho đến khi gục ngã. Thế là con heo lãnh tụ cử một chiếc xe kéo tới, nói là để đưa ngựa tới bệnh viện an dưỡng. Tuy nhiên, con lừa biết đọc lại phát hiện ra rằng đó là chiếc xe của một tay giết thịt. Vậy là con heo tuyên truyền phải vào cuộc, nói rằng chiếc xe đó đã được mua lại từ tay kẻ đồ tể, và rằng con ngựa sẽ được an dưỡng thích đáng.

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
Con ngựa làm việc đến gục ngã. (Ảnh qua Pinterest)

Một thời gian sau, con heo tuyên truyền công bố rằng con ngựa đã ra đi hạnh phúc trong bệnh viện, và lũ heo tổ chức một ngày lễ để tôn vinh con ngựa, cùng trại súc vật vinh quang, và khuyến khích các con vật khác noi gương con ngựa…

Nhưng sự thật là con ngựa đã bị bán cho kẻ đồ tể, để lũ heo có tiền mua rượu whisky.

Nhiều năm sau đó, trại súc vật ngày càng hoạt động tốt hơn, và thu được nguồn lợi nhiều hơn. Nhưng những gì được hứa hẹn như đèn điện, hệ thống sưởi, nước uống đều bị quên lãng. Con heo lãnh tụ đã khiến lũ động vật tin rằng sống một cuộc sống giản dị là điều hạnh phúc nhất. Những con heo bắt đầu bắt chước lối sống của người, đi bằng hai chân, mang theo roi da, mặc quần áo. Lý niệm “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau” được thay thế bằng lý niệm “tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau, nhưng một số thì bình đẳng hơn những con khác”.

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
“Tất cả các loài động vật đều bình đẳng như nhau, nhưng một số thì bình đẳng hơn những con khác” (Ảnh qua cageyfilms.com)

Khi con heo lãnh tụ mở một bữa tiệc và mời những người nông dân ở địa phương tới, lũ động vật trong trại nhìn từ heo sang người, và chợt nhận ra rằng, chúng không còn phân biệt được heo và người nữa…

Mặc dù Trại súc vật vẫn còn thể hiện rõ những luyến tiếc về quan niệm bình đẳng xã hội không tưởng của tác giả, nhưng quả thật George Orwell đã thành công trong việc khắc họa bản chất triết học đấu tranh của kẻ thống trị chuyên chế một cách giàu hình tượng và sâu sắc.

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
“Thế lực thù địch” vô hình… (Ảnh qua illustrators.ru)

Thông qua hình tượng kẻ địch vô hình được tạo ra và lưu giữ mọi thời khắc trong đầu óc lũ động vật, thông qua việc cường điệu sự nguy hiểm của kẻ địch mọi lúc, cường điệu tính tất yếu của việc “đoàn kết nhất trí”, kẻ thống trị đã khiến lũ động vật phải “tạm thời nhẫn nhịn” tất cả sự bạo ngược. Lũ động vật ngây thơ tin rằng hành vi bạo lực này xuất phát từ một nguyện vọng bình đẳng tốt đẹp, và cuối cùng sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người.

Nhưng tất nhiên, người ta có nam có nữ, có giàu có nghèo, có sướng có khổ, có ngọt bùi có đắng cay, có chăm chỉ có lười biếng, có giỏi có kém, có cảm nhận khác nhau, có tính cách khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, vậy thì cuộc sống mới thật là phong phú và có hương vị. Cái gọi là nguyện vọng bình đẳng không tưởng bên trong nguồn tài nguyên có hạn là trái đất này, và thứ học thuyết đấu tranh luẩn quẩn kia, đều chỉ là ngụy biện mà thôi…

Blogger Thuận Nhân

” DÂN NGU DỄ DẠY , DÂN ĐÓI DỄ SAI”.

From facebook:  Thuong Phan shared Nguyễn Quốc Thống‘s post.
Image may contain: 1 person, text
Nguyễn Quốc Thống

 Từ sau năm 1954 chế độ cộng sản đã xiềng xích người dân miền bắc một cách độc tài,khắc nghiệt.

Ngăn sông cấm chợ,tịch thu và quản lý tất cả từ nhà máy của tư nhân,đến ruộng đất.
Hàng tháng cộng sản bố thí cho mỗi người dân vài cân gạo,vài lạng thịt ăn để sống,để cày bừa nuôi cộng sản,để mang sinh mạng đi cướp miền nam xây quyền lực cho cộng sản.

Bọn dân ngu vì đã sống suốt hơn 20 năm nghèo đói,thiếu học và sau khi cướp được miền nam trù phú,giàu có,thế nên CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ QUỐC DOANH,ngăn sông cấm chợ bị xoá bỏ nên chúng được có miếng ăn tốt hơn,thế cho nên bọn dân ngu cứ tưởng rằng nhờ ơn hồ,nhờ ơn đảng chúng có được miếng ăn.
Chứ chúng không hiểu rằng ông cha của chúng đã bị cộng sản cai trị như một con vật bị xiềng xích,
cộng sản cho ăn thì mới được ăn,chỉ được nói những gì cộng sản cho nói.

Nhà văn Dương Thu Hương nói quá đúng,bởi vì bà là nạn nhân của chế độ cai trị độc tài,khắc nghiệt của cộng sản miền bắc.

” DÂN NGU DỄ DẠY ,  DÂN ĐÓI DỄ SAI”.

Dân Việt Nam ‘phải è cổ’ vì thuế nặng

Dân Việt Nam ‘phải è cổ’ vì thuế nặng

Mạng xã hội xôn xao khi báo chí Việt Nam dẫn lời Thứ Trưởng Tài Chính Vũ Thị Mai nói: “Tăng thuế VAT không ảnh hưởng tới người nghèo.” (Hình: Báo Pháp Luật TP.HCM)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Luật Sư Trần Vũ Hải dẫn một link bài về việc chính quyền Hà Nội sửa năm luật thuế, nhưng theo ông, “thực chất chủ yếu để thêm thuế, tăng thuế.”

Ông Hải cũng bình luận: “Trong khi (người ta) không thấy bàn gì về việc giảm bớt các khoản chi vô bổ, lãng phí hay không kiểm soát được, thậm chí mất công bằng! Nói tóm lại, (nhà nước) thiếu tiền ngân sách và trả nợ công, nên dân và doanh nghiệp phải è cổ ra nhé, kêu ca cũng chỉ cho có vẻ ‘dân chủ’ thôi!”

Ông cũng đưa ra lời kêu gọi: “Mạng xã hội cần lên tiếng mạnh mẽ những sắc thuế và cách quản lý thuế vô lý, cản trở phát triển và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp bất lợi đến những người nghèo, người thu nhập thấp, những doanh nghiệp nhỏ! Và cách chi tiêu vô tội vạ cho bộ máy tầng tầng lớp lớp, quan liêu và hiệu quả thấp, thậm chí nhiều ‘đầy tớ’ lấy bắt nạt dân và doanh nghiệp làm ‘lẽ sống.’”

Cũng liên quan đến việc chính quyền tăng thu nhắm vào doanh nghiệp, nhà báo Vũ Kim Hạnh, cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, viết hôm 16 Tháng Chín: “Chiều qua, mình đi Phan Thiết dự cuộc họp của một hội đồng tư vấn kinh tế. Tại cuộc họp, mình có nhắc và nhiều người cũng bày tỏ âu lo về việc nhà nước sắp tăng thu của doanh nghiệp nhiều khoản tiền: Bảo hiểm xã hội thu đủ theo thu nhập thật từ năm 2018, phí công đoàn 2%…, (việc này) đang khiến các chủ doanh nghiệp thực sự lo sốt vó. Và lại nghĩ đến cách mạng công nghiệp 4.0 mà hiệu ứng đầu tiên là nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng dàn robot thay công nhân.”

Cùng thời điểm, báo điện tử VNExpress dẫn lời Luật Sư Trương Thanh Đức, công ty Luật Basico, cho rằng thu nhập từ tiết kiệm mà tới vài trăm triệu đồng nên gọi là đầu tư và phải nộp thuế thu nhập.

Theo ông Đức, cần phải quy định thêm việc đánh thuế đối với tiền gửi nói chung, tiền gửi tiết kiệm nói riêng tại các tổ chức tín dụng khi vượt một mức nhất định. Ông Đức nói: “Nếu thu nhập từ lãi tiết kiệm cao hơn hai lần mức thuế khởi điểm (tính theo năm) của thu nhập cá nhân tính thuế,” báo này tường thuật.

Hiện nay tại Việt Nam, mức thuế khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là 108 triệu đồng (khoảng $4,752)/năm. Như vậy, theo đề xuất của Luật Sư Đức, nếu cá nhân có khoản lãi từ tiền gửi tiết kiệm hơn 200 triệu đồng ($8,800), thì “cần phải vào diện nộp thuế.”

“Lâu nay chúng ta đã quá yêu chiều ngành ngân hàng. Nhiều người thu nhập từ tiết kiệm ngân hàng tới 200 triệu đồng thì như vậy phải gọi là đầu tư rồi,” VNExpress dẫn lời ông Đức.

Luật Sư Phạm Công Út ở Sài Gòn bình luận ngắn: “Một luật sư đồng nghiệp (của tôi) đề nghị đánh thuế cả tiền lãi gửi tiết kiệm trong dân. Tôi cho rằng đây là giải pháp rất tệ và dễ bị xã hội lên án cái ý tưởng mang tính… vơ vét này.”

Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty Địa Ốc Đất Lành, đặt vấn đề: “Không biết ngân khố quốc gia đang vấn đề gì nhưng thấy mấy anh ở Bộ Tài Chính đua nhau lập ý tưởng tăng thuế bằng mọi cách mới thấy tính bất thường của nó. Mới đầu là ý tưởng tăng thuế VAT lên mức cao nhất là 12% đã làm nhiều người suy nghĩ về cái ngân khố quốc gia thực sự có vấn đề. Nay, có thêm ý tưởng đánh thuế VAT 10% khi chuyển nhượng đất đai gây hệ lụy rất lớn đối với thị trường bất động sản về thanh khoản hoặc thậm chí (gây ra tình trạng) đóng băng nếu ý tưởng trở thành hiện thực, giá nhà đất ngay lập tức tăng lên 10%.”

Tháng trước, mạng xã hội xôn xao khi báo chí Việt Nam dẫn lời Thứ Trưởng Tài Chính Vũ Thị Mai nói: “Tăng thuế VAT không ảnh hưởng tới người nghèo.”

Báo điện tử VNExpress tường thuật lời bà Mai rằng Bộ Tài Chính đánh giá tác động lên người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp khi thay đổi thuế suất VAT là “không nhiều.”

Nhà báo Hà Phan ở Sài Gòn nói nửa đùa nửa thật trên mạng xã hội: “Sau đề nghị đánh thuế lãi tiết kiệm, tôi đề nghị thêm một số loại thuế sau: Thuế đi nhà nghỉ để bảo vệ hạnh phúc gia đình và đạo đức xã hội; thuế làm việc riêng trong giờ hành chính để đảm bảo giờ làm việc của các cơ quan tổ chức; thuế thuốc để các bệnh viện đỡ quá tải, dân tình ý thức không được ốm đau; thuế ngủ quạt để tiết kiệm điện và giảm ô nhiễm môi trường”

“Thuế đi xe đạp để giảm kẹt xe; thuế mặc quần áo để tiết kiệm chi tiêu; thuế dùng điện thoại di động để hạn chế lướt Facebook, chém gió; thuế đi đường để đỡ tắc nghẽn; thuế thu từ người thu nhập thấp để họ cố gắng làm giàu; thuế cơm để giảm bớt ăn, tránh béo phì; trước mắt thu ngay thuế phát ngôn để giảm bớt phát ngôn bậy ạ!” ông viết. (T.K.)

Công dân chính trực có thể né tránh chính trị?

From facebook: Trần Bang
 

Công dân chính trực có thể né tránh chính trị?

Kinh tế đất nước không chịu ( tự do) phát triển là do chính trị.
Quốc gia bị kẻ thù truyền kiếp gặm dần từng phần chủ quyền đất rừng, biển đảo mà chỉ hèn nhát phản ứng yếu ớt lấy lệ là do chính trị.

Đạo lý xã hội suy đồi, dối trá, tham nhũng, độc ác, cơ hội lũng đoạn lên ngôi là do chính trị.
Đời sống người dân bất an trước các tệ nạn đầy rẫy rình rập là do chính trị.

Tự do nhân quyền của người dân bị xâm phạm trắng trợn là do chính trị.

Môi trường đất, nước, không khí…. bị ô nhiễm nặng nề, thực phẩm độc hại tràn lan là do chính trị.

Nhóm lợi ích vài ngàn người ngốn hết tài nguyên, nguồn lực, quyền lực của 95 triệu người dân VN là do chính trị.

Nền giáo dục cải cách liên miên chỉ ngốn tiền dân, người dân có khả năng vẫn phải cho con em đi tị nạn giáo dục, bằng cấp không được thế giới văn minh công nhận là do chính trị.
Công dân có năng lực tìm mọi cách chạy khỏi đất nước là do chính trị.

Người bệnh có tiền phải chạy ra nước ngoài chữa bệnh là do chính trị.
Chết do ung thư, tai nạn giao thông nhiều hàng đầu thế giới là do chính trị.

Cử nhân, kỹ sư… đua nhau đút lót để thành người nhà nước ( để chầu rìa nhặt miếng ăn béo bở rơi rụng và đợi cơ hội ra nhập nhóm lợi ích ( được quy hoạch, được thăng tiến nhờ hậu duệ, tiền tệ, quan hệ … ) tham tàn là do chính trị.

Đồng tiền bị mất giá sau 40 năm ở hàng chục vạn lần ( năm chữ số, 1₫ năm 1977 bằng khoảng 35.000₫ năm 2017, tính đổi tiền 1985 10₫ cũ= 1₫ mới, tiền mất giá sau 40 năm : 1₫ = 350.000₫ ) là do chính trị.
Con người mất lòng tin vào con người là do chính trị.

Ra chợ, vào siêu thị không còn tin vào hàng hoá thực phẩm… đành liều với câu ” không ăn thì chết ngay, ăn thì chờ ung thư, bệnh hoạn phát ra lúc nào thì biết lúc đó” là do chính trị.

Người tài năng, đức độ, chính trực nhiệt tâm phụng sự đất nước thì phải câm lặng nhẫn nhục đến hết đời hoặc thành ” thế lực thù địch”, hoặc phải đi khỏi đất nước là do chính trị.

“Con người là động vật chính trị”, nhưng công khai nói lên quan điểm chính trị, hoặc thực hiện quyền chính trị dân sự độc lập thì bị coi như kẻ thù của an ninh, bị hình sự hoá, bị tù đầy, bị trục xuất… 
Mất quyền tự do chính trị, con người chỉ như nô lệ, như công cụ, như những con cừu, bị chăn dắt bởi một nhóm người nắm quyền lực là do chính trị.

Nội dung, ý nghĩa của ngôn ngữ của cả một dân tộc bị đánh tráo, bị đảo lộn, bị lường gạt…, lịch sử bị thiến hoạn, bị bóp méo, bị xuyên tạc một chiều là do chính trị.

Quốc gia bị các nước văn minh, nhân bản không còn tin tưởng và tôn trọng là do chính trị ( vụ TXT bị bắt cóc ở Đức, vụ TVB kiện VN ở Toà ICC là ví dụ )

Ra đường là gặp BOT, con sâu gặm tiền (CSGT) là do chính trị.

Hàng ngàn vạn dân oan, tù oan, mất đất mất nhà là do chính trị.

Công lý là thằng hề là do chính trị.

Cái gì, làm gì, đụng đâu cũng phải ” chạy” là do chính trị.

Ăn cả mộ phần liệt sỹ, thương binh giả, nạn nhân chất độc da cam giả …. do chính trị.

Công thần, địa vị, kiêu ngạo cộng sản là do chính trị.

Quốc gia thành con bài, thành con mồi, thành công cụ, thành khu tự trị tự nguyện cho các thế lực bành trướng độc ác nham hiểm Bắc Kinh; biến 95 triệu dân thành nô lệ, làm con mồi cho học thuyết ảo tưởng, dối trá, bạo lực và phi nhân bản cũng là do chính trị.

Tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do xuất bản, tự do học thuật không có ( tất cả đều do nhóm quyền lực ( nhân danh nhà nước ) quản lý, khống chế ) cũng do chính trị.

Phát minh, sáng chế, năng suất lao động, giáo dục thì đứng cuối bảng; những tham nhũng, gian dối, lừa đảo, ăn cắp, bạo lực, rượu chè, cờ bạc, làm điếm, ung thư, ô nhiễm, tai nạn giao thông thì đứng nhóm đầu bảng trên thế giới cũng do chính trị.
….

Định nghĩa ” Quốc gia là một cộng đồng chính trị, là tập hợp tất cả ( 95 triệu ) công dân tự do, bình đẳng trước pháp luật (mà trên hết là Hiến pháp tam quyền phân lập… để người dân có thể kiểm soát, khống chế những kẻ được dân giao quyền có thời hạn…, do toàn dân phúc quyết) ” không còn đúng nữa cũng là do chính trị.
….

Những công dân chân chính còn né tránh, không dám động đến chữ ” chính trị” đến khi nào?
Hay dân tộc này phải chịu qua ngàn năm Bắc (TQ Cộng sản) thuộc lần hai mới tỉnh ngộ?

Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc

Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc

Nguyễn Hòa Bình (tổng hợp)

 

Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc…

Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.

Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.

Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.

Sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.

Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.

Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.

Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam chính là Tướng Lee.

Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.


Nội chiến Hoa Kỳ

Ông Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.

Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.

Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng.

Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.

Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ Hoa Kỳ.


Lincoln và tướng McClellan (1862)

Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.

Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận liệt. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến.


Nội chiến Hoa Kỳ với 2 màu cờ

Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.

Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.

Bài học phải bắt đầu từ câu chuyện đầu hàng.

Ðúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại một ngôi nhà mà Tướng Lee đã đến ký văn bản đầu hàng ngày 9 tháng 4-1865.

Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.


Tượng vị tướng Robert E Lee

Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.

Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.

Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.

Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.

Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.

Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.

Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.


Phe bại trận có cờ hình gạch chéo

Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.

Thực vậy, 140 năm sau, cô Mary quản thủ viện bảo tàng đầu hàng đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.

Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.

Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.

Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 19, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.

Chiến thắng của miền Bắc đặt dấu chấm hết cho Liên minh miền Nam cũng như chế độ nô lệ Hoa Kỳ, và làm tăng cường vai trò của chính phủ liên bang. Các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế và chủng tộc của cuộc Nội chiến đã có vai trò quyết định trong việc định hình Thời kỳ Tái thiết, kéo dài đến năm 1877.

Sau bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ của Lincoln, khoảng 190 nghìn dân nô lệ tình nguyện tòng quân, quân số của miền Bắc lên gấp bội. Trong khi đó miền nam không dám cho nô lệ nhập ngũ vì sợ đi ngược lại chính sách nô lệ của mình. Quân da đen miền Bắc chiến đấu anh dũng trong nhiều trận then chốt của cuộc nội chiến. Ngoài ra còn có dân di cư từ châu Âu cũng gia nhập quân miền Bắc. Khoảng 23.4% quân miền Bắc có gốc Đức, với gần 216 nghìn sanh tại Đức.

Bài học nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.

Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.

Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.


Nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.

Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.

Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.

Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.

Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.


The Confederate Memorial, Arlington

Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết.”

Ðó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận tại Hoa Kỳ.

Bảo tàng viện “Ðầu hàng” và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington. Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người văn minh.

Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.

Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập, các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém nhau mặt đối mặt.

Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn. Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng.


Tổng thống Obama đến viếng nghĩa trang chung cả thắng và thua

Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch. Nước Mỹ ngày nay còn hùng mạnh bởi vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.

Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”

Ðó là những bài học mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da nấu thịt và sau đó là hành sử của người chiến thắng biết tôn trọng giá trị của kẻ thù đã đem lại cho thế hệ nối tiếp.

Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam


Trong bức ảnh chụp ngày 28/4/1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào một ngôi làng tình nghi do Việt Cộng kiểm soát gần tp Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam. Phim tài liệu10 tập của đạo diễn Ken Burns về cuộc chiến sẽ bắt đầu được công chiếu ngày 17/9/2017 trên đài PBS. (AP Photo/Eddie Adams)

Trong bức ảnh chụp ngày 28/4/1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào một ngôi làng tình nghi do Việt Cộng kiểm soát gần tp Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam. Phim tài liệu10 tập của đạo diễn Ken Burns về cuộc chiến sẽ bắt đầu được công chiếu ngày 17/9/2017 trên đài PBS. (AP Photo/Eddie Adams)

Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.

Trong cử tọa ngồi hầu như chật kín cả hội trường, người ta ghi nhận sự hiện diện của nhiều giới chức trong quân đội và chính phủ, các cựu chiến binh, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà lập pháp và nhân viên quốc hội, cũng như truyền thông báo chí. Mở đầu sự kiện, đạo diễn Ken Burns đã gây hào hứng lập tức khi ông mời các cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam có mặt trong cử tọa hãy đứng dậy. Nhiều người đàn ông tóc điểm sương đứng lên. Hội trường òa vỡ với những tiếng vỗ tay không dứt. Ngay sau đó nhà đạo diễn mời những người từng tham gia phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam đứng lên, một số người đã ôm chầm các cựu chiến binh, những người mà họ từng nguyền rủa và ruồng bỏ trong cao trào phản chiến. Cử tọa lại òa vỡ với nhiều tràng vỗ tay vang dội.

Đạo diễn Ken Burns tiết lộ rằng khi bắt đầu cuộc hành trình chông gai để thực hiện dự án này, những người đầu tiên mà hai đạo diễn tìm đến là Thượng nghị sĩ McCain, và ông Kerry, lúc đó cũng là một Thượng nghị sĩ.

“Chúng tôi nói chúng tôi cần sự giúp đỡ của hai ông, nhưng chúng tôi sẽ không phỏng vấn, mặc dù câu chuyện của hai người được kể lại trong phim, tự nó đã đầy kịch tính. Chúng tôi cho rằng vì hai ông còn là những nhân vật của công chúng, như ông Kissinger, như Jane Fonda, Daniel Ellesberg, chúng tôi tránh phỏng vấn họ mà chọn những người khác. Nhưng tôi tin rằng Lynn và tôi đã không thể hoàn thành bộ phim này mà không có sự giúp đỡ của hai ông.”

Những clip mà đạo diễn Burns chọn cho công chiếu để giới thiệu bộ phim thực hiện cùng với đạo diễn Lynn Novick, nêu bật những sự chia rẽ sâu sắc và tình trạng hoang mang trong xã hội Mỹ trong và sau cuộc chiến. Những hình ảnh, đoạn phim tài liệu sống động của thời chiến chen lẫn với các cuộc phỏng vấn thực hiện hồi gần đây hơn với tất cả những người thuộc mọi bên trong cuộc xung đột, gợi lại những kinh hoàng trên chiến trường Việt Nam, sự phẫn nộ tột độ thể hiện trong các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, về hậu quả bi thương của cuộc chiến, chiến tranh đầu tiên của người Mỹ không kết thúc trong chiến thắng. Kết thúc là đoạn clip khá dài về những sự xúc động mà Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam gợi lên cho mãi tới ngày hôm nay, phơi bày những vết thương sâu đậm vẫn chưa lành hẳn, gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh kết thúc.

Nên rút ra bài học nào từ chiến tranh Việt Nam? Thượng nghị sĩ John McCain:

“Tôi nghĩ đây là thời điểm đúng lúc để kể lại Chiến tranh Việt Nam, sau một cuộc xung đột, phải có một thời gian để những cảm xúc dịu bớt, nhường chỗ cho một cái nhìn khách quan hơn, và như thế chúng ta mới nắm được câu chuyện nó thực sự xảy ra như thế nào. Tôi tin nó đúng lúc đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới đang xáo trộn như bây giờ. Có thể chúng ta sẽ nhìn lại cuộc xung đột tại Việt Nam để bảo đảm chúng ta không lặp lại những sai lầm đã phạm trong cuộc chiến đó. Bài học rút ra là, chúng ta phải đảm bảo các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự phải thành thực với công chúng, và tránh thi hành lệnh nhập ngũ chỉ nhắm vào các thành phần có thu nhập thấp.”

Ông McCain, cựu tù binh chiến tranh từng bị giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò, tiết lộ ông thường xuyên tới thăm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, nơi ghi khắc tên tuổi của 58,000 binh sĩ Mỹ đã nằm xuống trên chiến trường Việt Nam. Ông cho biết là thường đến vào sáng sớm hoặc giấc chiều tối, chỉ để bắt tay và trò chuyện với những cựu chiến binh và tưởng nhớ các đồng đội đã ra đi.

“Những người trẻ tuổi này phải hy sinh mạng sống bởi vì lãnh đạo thiếu tài năng và bị hủ hóa – Chúng ta cần các nhà lãnh đạo có khả năng lãnh đạo, giúp vạch ra một lộ trình dẫn tới chiến thắng để chúng ta không bao giờ còn phải hy sinh tính mạng của các quân nhân vào một cuộc chiến không có lối thoát.”

Cựu Ngoại Trưởng John Kerry, một chiến binh từng được trao nhiều huân chương, kể cả Chiến Thương Bội Tinh, thì nêu bật tầm quan trọng của các nỗ lực ngoại giao.

“Bài học mà chúng ta rút ra thật đáng giá. Chúng ta phải biết chúng ta đang làm gì, phải thành thực với dân chúng, chiến tranh phải là giải pháp cuối cùng sau khi đã khai thác triệt để giải pháp ngoại giao. Tất cả những điều đó đều đúng cho chiến tranh Việt Nam và đúng cho tất cả mọi sự lựa chọn mà bây giờ chúng ta đang đối mặt.”

Ông Kerry nói nếu có một điều gì có thể giúp hàn gắn những sự chia rẽ trong xã hội Mỹ, khiến những người theo phong trào phản chiến có thể ôm lấy các cựu chiến binh đã cầm súng chiến đấu tại Việt Nam, thì đó là phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick.

Một cựu chiến binh cũng từng được trao Chiến thương Bội tinh như ông Kerry, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ca ngợi những nỗ lực của ông McCain và Kerry trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông nói phim The Vietnam War sẽ có ảnh hưởng sâu rộng không những ở Hoa Kỳ mà còn ở cả Việt Nam.

“Tôi chưa xem hết phim, nhưng đã xem khá nhiều. Tôi tin rằng nó đại diện cho và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể tới xã hội của chúng ta và cả Việt Nam nữa. Bộ phim này là bộ phim hấp dẫn, có tính thuyết phục nhất, đầy đủ nhất, trung thực nhất khi kể lại câu chuyện về chiến tranh Việt Nam.”

Ông Hagel nói tuy xem phim khơi lại những vết thương cũ, nhưng là điều có ích, nhất là cho các thế hệ lãnh đạo tương lai của nước Mỹ.

“Vâng, xem phim rất là đau lòng, nhưng rất quan trọng cho các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Mỹ phải hiểu được những hậu quả của chiến tranh và những hậu quả của các quyết định của chúng ta. Có thể chúng ta không bảo đảm được là tất cả các quyết định đều đúng nhưng bộ phim này sẽ mang lại cho chúng ta một kích thước khác.”

Một chi tiết có lẽ sẽ gây rất nhiều chú ý đối với khán giả Việt Nam là biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, khi nhiều thường dân bị cộng sản Bắc Việt thảm sát, có người bị chôn sống, đã được nhắc đến trong phim. Đây có lẽ là phim tài liệu có tầm cỡ đầu tiên của Mỹ nhắc đến vụ thảm sát ở Huế.

Bà Duong Vân Mai Elliott, tác giả cuốn “The Sacred Willow” về 4 thế hệ của một gia đình Việt Nam, được các nhà làm phim yêu cầu cộng tác và xuất hiện nhiều lần trong phim. Bà có gia đình ở cả hai bên chiến tuyến, nói bà kinh ngạc khi thấy đạo diễn Ken Burns nhắc đến biến cố Tết Mậu Thân.

“Tôi xem tôi rất là sửng sốt, tôi cũng nói với ông (đạo diễn Burns) đây là lần đầu tiên mà một người ngoài Bắc đã tham chiến, công nhận vụ thảm sát ở Huế xảy ra năm Mậu Thân 1968. Tôi rất là ngạc nhiên. Nếu mà ông ấy phỏng vấn như thế này cách đây mười mấy năm thì chưa chắc họ đã dám nói như vậy, nhưng mà lúc ông phỏng vấn thì tôi thấy họ nói trung thực lắm.”

Thẩm phán Phan Quang Tuệ, từng phục vụ tại Tòa án Di trú San Francisco nay đã về hưu, cũng xuất hiện trong phim. Ông nhận xét:

“Nhìn qua những bộ phim đã có, tôi thấy không có phim nào có thể trung thực hơn, và tôi không nghĩ là tương lai sẽ có một cuộn phim nào khác nữa vì cho tới khi phim này ra thì đã 42 năm sau cuộc chiến. Hai, ba thế hệ đã lớn lên, cuộn phim này ghi lại trung thực lịch sử, không phải của cuộc chiến mà qua cái lịch sử cuộc chiến đó, lịch sử Việt Nam, Nam cũng như Bắc. Tôi thấy điều cần làm là phải phổ biến rộng rãi phim này ở Việt Nam.”

Chiến tranh Việt Nam, hơn 4 thập niên sau, vẫn là một chủ đề hóc búa cho một phim tài liệu, và chắc chắn trong những ngày tới, “The Vietnam War” sẽ còn gây rất nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ, tại Việt Nam và trong các cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi.

Phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick sẽ lần lượt được công chiếu trên đài PBS, bắt đầu từ ngày Chủ nhật 17 tháng 9.

Dùng côn đồ trị dân!!!

Dùng côn đồ trị dân!!!

 
Tự do Ngôn luận – Trong số các nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền hiện nay tại Việt Nam, có lẽ linh mục Nguyễn Duy Tân, quản xứ Thọ Hòa, giáo phận Xuân Lộc là một khuôn mặt độc đáo. Độc đáo ở chỗ ông thường xuyên làm những video clip, nói về nhiều vấn đề xã hội và chế độ một cách bộc trực và thẳng thắn, cung cách có lúc trang nghiêm nhưng đa phần là khôi hài, với giọng lưỡi luôn mềm mỏng. 
 
Chẳng hạn trong 1 bài giảng Mùa Chay năm ngoái (của phụng vụ Công giáo), ông dựa vào cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu: chịu đóng đinh, chịu chết và ngày thứ ba sống lại vinh quang… để suy tưởng về quá trình tất nhiên dẫn tới việc tự giải thể của chế độ cộng sản: khổ đau, tù đày, chết chóc nhưng cuối cùng là một Việt Nam tự do. Dịp các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ủy lạo hơn 5000 thương binh VNCH nhân lễ Giáng sinh 2016, ông cũng tới để chia sẻ với những thân phận khổ đau, bất hạnh này niềm hy vọng về viễn cảnh lạc quan tương tự (nghĩa là tiên báo CS sắp sụp đổ!). Chính vì thế ông đã bị mời “làm việc” ngày áp Tết Đinh Dậu 2017. Hôm ấy, trước khi tới phòng PA92, vị linh mục xứ Thọ Hòa đã tự mình thực hiện một video clip gởi tới đồng bào và tới cả giới công an. Ông kể câu chuyện tiếu lâm về một cuộc thi tuyển “Ai trung thành với đảng nhất”. Rốt cuộc kẻ chiếm giải là người cầm hình con gà nhưng quả quyết đó là con vịt, chỉ vì đảng, nhà nước và tổng bí thư đã phán như vậy. Nhân tiện ông nói thêm, cũng với giọng lưỡi dịu dàng: “Vừa rồi tôi thấy bác Tô Lâm, rồi bác Trọng chỉ thích bắt đàn bà có con nít. Như Mẹ Nấm có hai con, bé Nấm với thằng Gấu. Chị Thúy Nga có thằng Tài với thằng Phú. Hai chị đều có con mọn… Cứ lựa đàn bà có con mọn bắt đi tù thì tôi cũng không thích. Rồi bắt Mẹ Nấm bỏ tù 7, 8 chục ngày không cho gặp Luật sư và cũng không cho gia đình vào thăm gặp. Như vậy thì tôi cũng không thích đâu nhá”. Ngày 17-04-2017, ông bị Sở Thông tin & truyền thông phạt 20 triệu vì hành vi “thiết lập, sử dụng trang thông tin cá nhân thông qua dịch vụ mạng xã hội Facebook để cung cấp, lưu trữ, truyền đưa những thông tin chống nhà nước”. Ông liền lên mạng xin mỗi người 1000 đồng và tuyên bố sẽ dùng xe tải chở 20 ngàn tờ tiền mệnh giá đó đi nộp. Lần nọ, một an ninh chìm đột nhập vào nhà xứ để theo dõi ông. Phát hiện tên này, ông vội vàng chạy ra nhưng không phải để chất vấn hay đánh đuổi mà là để mời y vào nhà uống bia nói chuyện. Tên này chạy trối chết như bị ma đuổi.
 
Chính vì thế linh mục Tân đã trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền. Họ cho đám dư luận viên, loại côn đồ vô học và mù quáng tuân lệnh để kiếm sống, viết nhiều bài vở, làm nhiều video clip vu khống thóa mạ ông với những lời lẽ tục tĩu sống sượng. Công an địa phương sách nhiễu ông đủ kiểu, đòi ông lên đồn hạch hỏi cả mấy chục lần. Thậm chí, vào cuối tháng 04-2017, khi ông ra Nghệ An thăm linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên cùng giáo hữu của vị này, nạn nhân thảm họa Formosa, sau đó đi biểu tình với họ, phó chủ tịch UBND Nghệ An đã ngang nhiên ra công văn cấm cản ông vì “trong những buổi giảng lễ, linh mục Nguyễn Duy Tân đã có những lời lẽ xuyên tạc, vu cáo đường lối, chính sách của đảng, cổ vũ các hoạt động tuần hành, biểu tình, gây phức tạp về an ninh trật tự trong thời gian qua”.
 
Nhưng đỉnh điểm của thái độ thù ghét có lẽ là sự kiện sáng ngày 04-09 vừa qua. Hôm ấy, một nhóm nam nữ, đa phần trẻ tuổi, đi trên một chiếc xe 52 chỗ, đã tự tiện xâm nhập nhà xứ Thọ Hòa, mang theo nhiều cờ đỏ như một kiểu biện minh cho tính “chính danh”. Chúng vừa đi vừa truyền thông trực tiếp lên mạng, một kiểu bộc lộ thói ngang nhiên bất cần đời. Và lập tức ai nấy nhận ra ngay chúng thuộc nhóm côn đồ từng đột nhập một khu chung cư tại quận 2 Sài Gòn ngày 02-05-2017 để hành hung tàn bạo chị Lê Mỹ Hạnh, một phụ nữ hoạt động cho nhân quyền cùng hai người bạn, với lý do họ là “bọn phản động cờ vàng”! Lần ấy tên cầm đầu Phan Sơn Hùng cũng đưa lên mạng toàn bộ video clip chúng quay về vụ hành hung, như một thành tích đáng nể. Bọn côn đồ này cũng đã đến trước cổng Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ngày 17-07-2017, bắt loa phản đối việc nhà Dòng đang khám sức khỏe và chữa bệnh cho các thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tàn nhẫn lăng mạ những chiến binh ngã ngựa đã từ hơn 42 năm trước. Việc làm của chúng -dĩ nhiên không phải tự phát mà là theo lệnh từ trên- cho thấy đến nay, cộng sản vẫn tiếp tục lòng căm hận, coi bên quốc gia là kẻ thù, dù luôn ra rả sự hòa giải. Sau đó công luận đã yêu cầu nhà cầm quyền phải xử lý bọn côn đồ ấy theo pháp luật, thế nhưng chúng vẫn nhởn nhơ, an toàn.
 
Nay chúng đến nhà xứ Thọ Hòa giữa lúc vắng vẻ, mang theo băng-rôn biểu ngữ thật lớn, đòi nghiêm trị linh mục Tân trước luật pháp “vì tội lợi dụng tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc, xúc phạm lãnh tụ, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc”, phản đối ông “tuyên truyền kích động đòi lật đổ nhà nước CHXHCNVN”. Dùng loa thùng công suất lớn, chúng đến trước cửa sổ phòng vị quản xứ, dối trá tự xưng là những giáo dân Công giáo, vô lễ xấc xược đòi ông phải ra “đối thoại” với chúng về “chủ tịch Hồ Chí Minh” mà theo chúng là bị ông nói xấu vì đã có lần được ông phong tặng tước hiệu “danh nhân văn hóa thế giới”, vượt quyền UNESCO! Chúng cũng đòi ông trả lời vì sao đã yêu cầu mở cuộc trưng cầu dân ý để nhân dân có dịp lật đổ đảng CS! Chúng còn dọa sẽ có “biện pháp xử lý” nếu ông không chấp hành. Hóa ra chỉ là một âm mưu đấu tố vị linh mục! Trước thái độ vô giáo dục, bất lễ nghĩa này, ông đã chỉ gọi giáo hữu Thọ Hòa đến.
 
Họ đã vây lấy đám quấy rối lộng hành này, yêu cầu chúng cư xử cho phải phép. Họ cũng bất ngờ và kinh hoảng phát hiện vài đứa trong bọn có mang theo vũ khí. Chúng liền bỏ chạy, vất súng vào nhà hàng xóm hay xuống mương, nhưng có mấy tên bị bắt trói lại. Giáo dân tịch thu được một khấu súng ngắn và một roi điện. Cùng lúc, nhà cầm quyền địa phương và công an khu vực cũng đến. An ninh chìm cũng xâm nhập dày đặc và nhiều ngả đường đến Giáo xứ bị chặn lại. Với ý định giải vây đồng bọn, người nhà nước đòi đem đám côn đồ về đồn gọi là để điều tra. Nhưng dưới sự điều khiển của linh mục Tân từ trong căn phòng của mình, các giáo dân, với thái độ bình tĩnh, ôn hòa nhưng cương quyết, buộc mỗi một trong bọn (tất cả 13 tên, chưa kể số đã chạy trốn) phải ngồi xuống viết giấy khai báo tên tuổi, giải thích hành vi rồi mới được giao cho nhà cầm quyền.
 
Toàn bộ những sự việc xảy ra cho linh mục Tân như nói trên một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền CS đang sử dụng lại phương thức đấu tố thời Cải cách Ruộng đất. Điển hình là vụ đấu tố khiếm diện 2 linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục bởihơn 2.000 người dân được thuê mướn và kích động thuộc xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ngày 06-05-2017. Hôm ấy cũng cờ đỏ rợp trời, cũng tiếng la vang dậy, với những bộ mặt đằng đằng sát khí. Sau đó là những đám tiểu yêu vừa đi vừa hét: “Giết giết bọn linh mục phản động”. Một dạng Hồng Vệ binh kiểu Việt Nam! Việc hành hung vị quản xứ Thọ Hòa cũng chứng tỏ nhà cầm quyền tiếp tục dùng đám lưu manh côn đồ -có sự hỗ trợ của công an đủ loại- để hành xử thô bạo với bất cứ người dân nào dám đòi hỏi công lý, kể cả những nhà tu hành. Điển hình là vụ lực lượng có chức năng đánh đập và nhả đạn vào giáo dân giáo họ Văn Thai (thuộc giáo xứ Song Ngọc của linh mục Nguyễn Đình Thục) khiến hơn 40 người bị thương vào ngày 28-05-2017. Hai hôm sau, lúc 23g tối, côn đồ cảnh sát lại ném đá vào nhà của nhiều giáo dân cũng cùng giáo họ, xâm nhập gia cư lôi tượng thánh và cả bàn thờ ra bên ngoài đập phá. Trắng trợn hơn nữa là vụ 200 công an phối hợp với côn đồ phá hủy Thánh giá và hành hung các tu sĩ đan viện Thiên An (nằm trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế) ngày 28-06-2017.
 
Những hành vi côn đồ trên đây đều nằm trong loạt động thái chống lại nhân dân, chống lại các tôn giáo, đặc biệt là Công giáo của nhà cầm quyền Cộng sản kể từ khi có thảm họa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh (tháng 4-2016) vốn đã làm dấy lên phong trào phản kháng của cả nước, nhất là của Giáo phận Vinh, nạn nhân chính của thảm họa. Trước những hành vi chính đáng của Giáo phẩm, Giáo sĩ và Giáo dân Công giáo nói riêng và đồng bào nói chung nhằm đòi lại môi trường sống trong lành, đòi truy tố tên tội phạm Formosa lẫn các đồng phạm như Võ Kim Cự, đòi chính phủ công bố toàn thể sự thật đại nạn và cấp tốc hành động cứu biển; song song đó là yêu cầu nhà nước tôn trọng các nhân quyền cơ bản vốn càng lúc càng bị chà đạp, có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ lãnh thổ trước mưu đồ xâm lăng của Tàu cộng vốn càng lúc càng lộ liễu, đám lãnh đạo ở Ba Đình đã chỉ đáp trả bằng việc vu khống thóa mạ, trấn áp biểu tình, ngăn cản khiếu kiện, triệt hạ thánh thất, bắt bớ những ai tích cực trong việc đấu tranh cho những vấn đề sinh tử cơ bản đó của Dân tộc.
 
Rõ ràng là Cộng sản đã và đang tuyên chiến với các Giáo hội qua những hành vi bất nhân và vô luật nói trên, nhờ tay lực lượng công an “còn đảng còn mình” đầy tàn nhẫn và lực lượng côn đồ “có đảng có tiền” đầy mù quáng; đã và đang tuyên chiến với phong trào dân chủ qua việc sách nhiễu hành hung đủ kiểu cũng nhờ hai lực lượng kể trên, qua việc bắt bớ hàng loạt và kết án nặng nề những công dân thiện chí và yêu nước. Biết là những hành vi bất nhân và vô luật này chẳng giúp giải quyết mọi vấn đề nhức nhối của Đất nước, nhưng Cộng sản vẫn cứ làm một cách mù quáng và say máu, chỉ vì muốn duy trì được ngày nào hay ngày ấy sự tồn tại của chế độ.
 
Mới đây, hôm 11-9, Bộ Nội vụ CS đã trao quyết định về việc bổ nhiệm đại tá Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng An ninh Tây Bắc, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, giữ chức vụ trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Ông này từng là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị và trước đó, là Phó giám đốc Công an Nghệ An, cơ quan đã có vô số hành vi sắt máu với thường dân, nhất là giáo dân suốt hai năm qua, sau khi Formosa gây đại nạn cho hàng triệu con người và đang gây hiểm họa tiềm ẩn cho toàn thể đất nước qua những chất động đã đi vào các loại hải sản.
 
Trước nguy cơ nhà cầm quyền dùng lực lượng côn đồ và cả luật lệ côn đồ (vì được biên soạn bất chấp lợi ích của dân) để trị dân, chỉ còn một cách là toàn dân phải đứng dậy. Đặc biệt là các lãnh đạo tinh thần cần biết dẫn dắt tín hữu, vận dụng sức mạnh của quần chúng tôn giáo để khôi phục công lý trong ôn hòa nhưng quyết liệt. Bởi lẽ từ bi bác ái của Đức Phật, Đức Chúa đều đòi hỏi tín đồ vừa phải cứu vớt những người Cộng sản khỏi ý thức sai lầm và hành động bất công, dù phải gánh chịu những đòn thù của họ; vừa phải đem sức mạnh tinh thần của đạo mà giải thoát Dân tộc khỏi chế độ độc tài toàn trị và chủ nghĩa vô thần duy vật.
 
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 275 (15-09-2017)
 
Ban Biên Tập

BÃO NGẦM…

From facebook:  Lê hồng Song added 4 new photos.
 BÃO NGẦM…

Đọc tới lời khai của Nguyễn Xuân Sơn rằng Doanh nghiệp khổ lắm, được vinh hạnh tặng quà cho lãnh đạo là mừng lắm rồi, quà không tương xứng thì coi không được, tôi hơi rùng mình vì…nó khá là thật.

Từ phiên tòa xử cái ngân hàng nhỏ này đã tênh hênh ra cách “làm ăn” thông thường qua các món quà biết điều, chẳng biết đã tạm được coi là tương xứng chưa, mà công lại tới hàng trăm tỉ: 500 triệu mừng sinh nhật bố của sếp và 300 triệu mua bộ đồ chơi goft tặng sếp. Có những doanh nhân như Sơn, cứ than khổ nhưng với sẵn tiền (chùa) của bá tánh, của cô hồn, cứ “bung lụa” như vứt rác, như tung của “thùm lùm”, múa kiểu nào, bung kiểu nào cũng được, 

Nhưng đời lại có rất nhiều những doanh nhân không có “điều kiện” như vậy, vì tiền là tiền của họ. Rồi họ làm sao? Tôi vừa chứng kiến câu chuyện của họ mà chừng như khó tin. Một doanh nhân trung niên kinh doanh lúa gạo ở một tỉnh cực nam hớt hải chạy đến phòng chờ sân bay mà nét mặt còn phảng phất kinh hoàng rất khó diễn tả, tôi mới gặp chiều muộn thứ sáu vừa rồi. Anh kể. Em phải làm một màn kich để thóat thân đó chị. Rằng, sáng nay sau 4 ngày chầu chực để lấy kết quả kiểm định mẫu hàng ở trung tâm của Bộ Y Tế, em được anh nhân viên thường “giúp” em trả lời, đã trình rồi, chắc ký rồi, chờ đưa ra thôi, mà này, sẵn cuối tuần, tối nay anh em đi thư giãn nhé rồi tôi lo tiếp cho. Anh doanh nghiệp “nạn nhân” tươi cười, hay quá, lâu lâu mới được zui với các anh, hẹn gặp tối nay nhé rồi vui vẻ quay ra, và sau đó một lát, nhờ người bạn nhắn vào máy “con mày cấp cứu, vợ mày khóc quá, mày về ngay”. Xong anh fwd tin nhắn cho người nhân viên vừa hẹn hò và ôm cả máy chạy tới vừa trình cái tin nhắn vừa mếu máo, chết rồi, thế này em phải về. Có chết cũng phải lết về, nhà chỉ có hai mẹ con nó ở nhà, không có ai. Anh nín thở một nhịp, kể tiếp, và nói xong là em “tẩu thoát” ngay, ra Nội Bài ngồi chờ bay chẳng mua vé trước. Vì em có kinh nghiệm rồi chị ơi, tối nay nhậu một chầu, mai 2 trận, ngày mốt đi hầu mấy ổng đánh goft, tổng cộng, lần đó em bị dính rồi, không dưới 100 triệu. Chịu trời không thấu, thôi thà em bay về rồi đầu tuần bay ra.

Chị coi có khổ như con chó không?.

Sáng nay, hai doanh nhân bạn tôi nhắn tin từ gĩã đi định cư. Một đi Canada, một đi Úc. Hôm qua, gặp giám đốc của hai công ty lớn mạnh nổi tiếng, các anh báo tin, tưởng là tin vui nhưng nghe giọng ráo hoảnh, không vui không buồn, tụi tôi vừa nói với nhau chuyện lắp gần xong dàn robot, thay tất cả công nhân. Chứ tình hình này chịu không thấu. Chăm lo đời sống cho công nhân không đủ cũng tội, nhưng tiền bảo hiểm sắp tăng mạnh, thuế tăng, phí tăng, giá cả đầu vào mọi thứ đều vù vù nữa. Tôi bật ra ý nghĩ, cùng tắc biến 4.0?

Tôi tính nhẩm, hơn 2.000 gia đình mất việc. Tính già hóa non, người có quyền muốn thu nhiều, doanh nghiệp cũng phải tính đường sống, hoặc họ “tẩu thoát” tạm thời, hoặc họ thay thế thợ, và tiếp tục xoay sở mọi bề, cả phương án…ra đi.

Bão lớn bên Texas mà sao tôi cứ thấy bão xoáy chung quanh mình, chung quanh bạn bè doanh nghiệp của mình. Có điều bão Texas thì có tin tức tivi báo chí, còn bão nhũng nhiễu và mọi gánh nặng chi phí thì…êm ru, mỗi doanh nhân đang phải tự bơi, tự tìm cách tồn tại. Bạn bè PV ti vi cứ hỏi tôi, theo bà, tình hình này, doanh nghiệp làm gì để tăng sức cạnh tranh khi hội nhập? Trời, còn câu nào khó hơn không, hỏi như cắt cổ, cắt ruột người ta, trả lời sao?

Image may contain: 7 people, text
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.