6 giá trị Mỹ không mua được bằng tiền

6 giá trị Mỹ không mua được bằng tiền

  1. 1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ cho bà lão.

Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.

  1. 2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.

Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.

  1. 3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.

Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.

Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.

Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.

4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.

5-Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.

Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.

Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.

  1. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.

P/s...: Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng

From: Do Tan Hung & Nguyen Kim Bang

Đại biểu Quốc Hội CSVN đề xuất ‘tổng rà soát bằng cấp quan chức đảng viên’

 

Đại biểu Quốc Hội CSVN đề xuất ‘tổng rà soát bằng cấp quan chức đảng viên’
Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. (Hình: Dân Trí)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trang tin tức của đài truyền hình VTC1 cho hay ông Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực Ủy Ban Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội CSVN, nói “cần tổng rà soát bằng cấp của cán bộ, đảng viên.”

Hành động này diễn ra sau ít nhất hai vụ ồn ào gần đây liên quan đến tấm bằng của Bí Thư Thành Ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Bí Thư Tỉnh Ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển.

Fanpage của VTC1 trên Facebook viết: “Tình trạng cán bộ cấp cao kê khai bằng cấp thiếu trung thực, sử dụng bằng cấp giả để làm bàn đạp thăng tiến đang nổi lên như một vấn nạn nghiêm trọng, không chỉ là sự thiếu trung thực, mà là mối nguy hại đối với cả hệ thống. Theo đề nghị của ông Lưu Bình Nhưỡng, người vừa chuyển đơn tố giác của cử tri về việc bí thư Hải Dương sử dụng bằng cấp giả đến Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương thì đã đến lúc cần phải có cuộc tổng rà soát lại hệ thống văn bằng chứng chỉ của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đối với những cán bộ cấp cao bị tố giác.”

Nhà báo Đào Trung Thành bình luận: “Năm 2009, chiến lược cán bộ, công chức của Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ do Thành Ủy quản lý (vị trí giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; cấp trưởng, phó các doanh nghiệp Nhà Nước, chủ tịch, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận, huyện, thị xã) đạt trình độ tiến sĩ vào năm 2020. Sau đó bị dư luận cười cợt và phản đối nên Hà nội đã bỏ chỉ tiêu này. Tuy nhiên, nó cho thấy não trạng phổ biến của nhiều lãnh đạo đảng về trình độ của cán bộ.”

Nhà báo này phân tích: “[Việc] đòi cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp có bằng tiến sĩ rất buồn cười và không đúng về mặt tổ chức và quy chuẩn lãnh đạo. Các tố chất, tiêu chuẩn để trở thành lãnh đạo đa số là những kỹ năng mềm mà một người bình thường cần thành công trong cuộc sống chiếm đến 85% so với kỹ năng cứng là chuyên môn của người đó, chỉ 15%. Và ở mức độ lãnh đạo, thiết nghĩ tỷ lệ kỹ năng mềm còn cao hơn… Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn như thế nên để được đề bạt, nhiều bác đã phải cố gắng xoay sở học vị tiến sĩ bằng mọi giá, bằng giả có, bằng thật nhưng học giả cũng có. Nói chung kiếm bằng cho đủ chuẩn thay vì kiếm kiến thức. Và nó sinh ra rất nhiều hệ lụy khác. Tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ làm lãnh đạo của ta chắc phải cao nhất nhì thế giới và nội các của Việt Nam nếu so bằng cấp có lẽ là hoành tráng nhất thế giới!”

“Bằng giả hay bằng thật, học giả của quan chức Việt là chuyện dài, hài hước nhiều tập cho nên cũng chả có gì ầm ĩ. Vụ Nguyễn Xuân Anh tự nhiên bị báo chí phanh phui. Mọi người am hiểu đều biết rằng, quy trình đề bạt cán bộ qua nhiều tầng lớp và khá phức tạp. Một người thuộc diện Bộ Chính trị quản lý còn được thẩm tra kỹ lưỡng hơn. Qua biết bao nhiêu vòng tổ chức, thẩm tra, an ninh chính trị nội bộ mà đến bây giờ mới phát hiện Xuân Anh dùng bằng ‘không đúng quy định’ thì rất ngạc nhiên,” theo Facebook của ông Thành.

Blogger Tuấn Trần cho hay: “Việt Nam bây giờ đụng đến bất kỳ vấn đề gì cũng đều nát như tương cả… Có quá nhiều người sử dụng bằng cấp giả giúp tiến thân và có được nhiều vị trí chủ chốt. Đây thực sự là một bất công rất lớn cho những người học thật nhưng ‘thiếu nhanh nhạy’ hay không hiểu (hoặc không chịu hiểu) thời cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống chính quyền hoạt động thiểu hiệu quà và lãng phí đáng kể nguồn lực.”

Ông viết thêm: “Dù cả nước có đến 30,000 người có bằng tiến sĩ, khoảng 150,000 người có bằng thạc sĩ, và hơn 3 triệu người tốt nghiệp đại học nhưng phần đông quan chức địa phương đều đi lên từ các phong trào đoàn, phong trào hợp tác xã và có bằng cấp chuyên tu, tại chức. Di chứng thời chiến cũng như tư duy lúa nước vẫn còn ngự trị trong não bộ của nhiều lãnh đạo khi sử dụng con người dựa trên các tiêu chí ‘trưởng thành từ cơ sở,’ ‘kinh nghiệm thực tiễn’ hoặc cái gọi là ‘học thông qua làm việc.’”

“Có lẽ nhiều người quên mất một điểm cốt yếu đó là trong thời bình và đặc biệt là thời đại Internet, một người sẽ khó có thể có được những thứ mang tính tầm nhìn hay chiến lược nếu thiếu đi nền tảng cơ bản về học thức.”

Và rằng, “mọi cải cách chỉ cần hướng tới việc đặt mọi người vào đúng chỗ mà họ nên đứng, tự khắc đất nước này sẽ phú cường. Nhiều người thấu rồi, nhưng ai chịu hiểu!”

Cũng đề cập về vấn đề này, Luật Sư Trần Vũ Hải viết: “Phong trào thẩm định lại bằng cấp của những quan chức cao cấp đã được khởi động sau vụ các bằng thạc sĩ, tiến sĩ Mỹ của ông Nguyễn Xuân Anh bị chê ‘không đúng quy định’. Theo nhiều nguồn tin, nhiều quan Việt cấp to có bằng nước ngoài nhưng chỉ biết nói tiếng Kinh! Thật đúng là Kinh (hay King?).” (T.K)

Cảnh giác nước dừa ngon ngọt

 From facebook:  shared Biên Hòa – Đồng Nai‘s post.
 
Image may contain: one or more people, motorcycle, tree and outdoor

 
Biên Hòa – Đồng Nai added a photo and a video — in Biên Hòa.

 

⛔️ Cảnh giác nước dừa ngon ngọt

Thông tin do bạn “Huỳnh Giang” chia sẻ: Sáng bảnh mắt ngồi ngoài đường thấy xe ba gác bán dừa tươi đậu dưới lòng đường Nguyễn Thị Minh Khai, lạ một điều anh bán dừa cứ thập thò ngó trước ngó sau. Quan sát một hồi mới vỡ lẽ là kế bịch ống hút có một bịch nylon đen bọc một chai nước suối, trong chai nước suối là hóa chất, chai này cắm sẵn cái ống hút. Kết quả là ai mua dừa chặt sẵn sẽ được khuyến mãi hóa chất từ cái ống hút vào trái dừa. Ảnh làm điêu luyện hơn nghệ sĩ ảo thuật nên mua rần rần mà chẳng ai biết.Thấy bực quá phải đến mua một trái 12k và hỏi ảnh ở đâu đến bán, ảnh nói ảnh Bến Tre lên bán. Mình hỏi cái chai trong bọc đen đựng cái gì? Đưa đây, thì ảnh chối và tìm cách đổ bỏ phi tang..   

THỰC THI Ý CHÚA

THỰC THI Ý CHÚA

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con.  Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!”  Nó thưa lại rằng: “Con không đi.”  Nhưng sau nó hối hận và đi làm.  Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy.  Nó thưa lại rằng: “Thưa cha, vâng, con đi.  Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?”  Họ đáp: “Người con thứ nhất.”  Chúa Giêsu bảo họ: “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông.  Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài.  Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài” (Mt 21:28-32)

****************************** **

Qua đoạn Tin Mừng trên chúng ta thấy Thiên Chúa đã trao ban cho con người sự tự do.  Và với sự tự do này, con người có thể bước theo Chúa nhưng cũng có thể quay lưng chống lại Ngài.  Con người có thể vâng theo thánh ý Chúa nhưng cũng có thể từ khước đường nẻo của Ngài.  Thế nhưng điều quan trọng hơn đó là Thiên Chúa sẽ xử sự với chúng ta tuỳ theo việc chúng ta có hay không thực thi thánh ý Ngài, chứ không tuỳ thuộc vào lời nói của chúng ta.

Trong hai người con, người được coi là đã thực thi ý định của cha không phải là người đã mau mắn trả lời vâng trước lệnh truyền của cha, nhưng trong hành động thì lại không làm.  Mà chính là người tuy đã trả lời không, nhưng trong thực tế lại đi làm điều người cha truyền dạy.

Trong xã hội thời Chúa Giêsu cũng như thời nay, vẫn có những hạng người tỏ ra ngoan đạo, công chính, siêng năng với các việc đạo đức, kinh hạt, nhà thờ nhà thánh.  Lời nói thì đầy vẻ thuần phục đối với các giáo huấn của Chúa, nhưng trong hành động lại chẳng có chút vẻ gì là ưng thuận đối với điều Chúa truyền dạy. Những người bề ngoài xem ra dễ bảo, nhưng thực chất lại là người khó dạy.  Họ đã có thể đánh lừa được dư luận vì cái mau mắn bên ngoài của họ.

Trong xã hội thời Chúa Giêsu, những người này tượng trưng nơi hàng tư tế, đầu mục, nhóm biệt phái và thông luật.  Tuy đánh lừa được dư luận, nhưng thực ra, họ đã đánh mất chỗ của họ trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.  Thế vào chỗ của họ lại là những người thu thuế, những gái điếm, những người mà ai cũng biết là đang vi phạm ý Chúa, được bày tỏ trong lề luật và trong giới răn của Ngài.  Họ là những người qua lối sống của mình, đã nói không trước lệnh truyền của Chúa.  Nhưng một lúc nào đó, những người này đã nhận ra sự sai trái của mình, đã biết hối cải và đi làm điều Chúa truyền dạy.  Họ là những người được giáo huấn và những việc làm của Ngài lay động, làm thức tỉnh, thay đổi hẳn cuộc sống của họ.  Họ là người đàn bà xứ Samaria gặp Chúa bên giếng nước; là ông Giakêu được Chúa viếng thăm; là bà Maria xức dầu cho Chúa; là tên trộm cướp bị đóng đinh bên cạnh Chúa; là tất cả những kẻ tội lỗi biết hối cải.  Vấn đề chính yếu là làm theo ý Chúa.

Thế nhưng, người ta lại thường hay tự mãn với một nhãn hiệu, một dấu chỉ bên ngoài nào đó.  Chẳng hạn tự hào là người công giáo ngoan đạo, chúng ta khó mà nghĩ đến việc trở lại, mở rộng cửa tâm hồn đón nhận cái mới, cái bất ngờ, cái chưa được nghe biết bao giờ.

Dụ ngôn cho chúng ta thấy trở ngại lớn nhất trên đường vào Nước Trời không phải là tội lỗi mà là sự ngủ mê giữa những tiêu chuẩn đạo đức được chúng ta dựng nên, sự sợ hãi phải đặt lại vấn đề những cái mà chúng ta đã xác tín.  Tuy nhiên, có đặt lại vấn đề như thế, chúng ta mới nhận biết được thánh ý Chúa và mới đi đúng con đường Chúa muốn chúng ta đi.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết can đảm đặt lại vấn đề với chính mình, nhìn lại cách mình đang sống đạo để xem Chúa đang ở đâu trong đời sống chúng con.  Xin mở mắt tâm hồn để chúng con nhìn ra thánh ý Chúa và giúp chúng con hiểu rằng lắng nghe lời Chúa không chưa đủ, mà còn phải sống theo thánh ý Chúa muốn.  Amen.

 Sưu tầm

From langthangchieutim

10 triết lý nhân sinh nhất định phải đọc một lần để thay đổi vận mệnh bản thân

10 triết lý nhân sinh nhất định phải đọc một lần để thay đổi vận mệnh bản thân

Đời người ngắn ngủi, nào ai biết được ngày mai. Mọi chuyện trong cõi nhân sinh thoảng qua như gió thổi, mây bay, như đá mòn nước chảy.

Làm sao giữ được yên bình của tâm hồn để vươn tới sự tự do vĩnh hằng của sinh mệnh?

Xử thế ở đời chính là biết tiến biết lùi, biết trước biết sau, không làm tổn hại người, mà lại giữ được khí tiết của mình. Nếu không ngại, bạn hãy thử đọc những điều dưới đây, có lẽ sẽ có ích cho mình.

  1. Nói chuyện phải dùng đầu óc, cẩn trọng từng lời nói, nói ít quá thì không ai hiểu, nhiều quá thì gây khó chịu. Đừng nên nghĩ gì nói nấy, thấy gì bàn nấy, phiền toái là từ miệng mà vào, từ lời vô ý mà đến. Không nói lời thị phi, lời gây chia rẽ, cũng đừng quá suồng sã, kể lể hết sự tình. Người thông minh thì lời nói ít mà hàm chứa, kẻ quân tử cũng lại nói ít làm nhiều, dùng hành động mà chứng tỏ bản lĩnh.
  1. Gặp chuyện chớ nên vội vàng động thủ, dù có đáp án rồi cũng phải bình tâm chờ đợi, chớ kết luận ngay. Một người, một việc là không thể đánh giá từ một góc nhìn. Phán xét vội vàng có thể sẽ dẫn đến thảm họa.
  2. Ở đời, hãy biết hóa giải chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ xem như không có gì. Hãy cố gắng xử lý mọi chuyện một cách đơn giản nhất, tuyệt đối đừng chuyện bé xé ra to, vẽ rắn thêm chân, nghi hoặc, nổi nóng, không giữ bình tĩnh mà hại người, hại cả chính mình.
  3. Người quân tử thì luôn độ lượng, khoan dung, không để trong lòng những chuyện tầm thường. Kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, chọc giận kẻ tiểu nhân cũng chính là chuốc lấy phiền phức. Cho nên ở đời, gần gũi người quân tử, xa lánh kẻ tiểu nhân chính là đạo lý làm người tối thượng vậy.
  4. Hãy trân quý những người yêu thương mình. Họ trao gửi tình cảm cho bạn là có nguyên do, bởi vậy đừng hỏi tại sao. Hãy mở lòng đón nhận, lấy yêu thương gấp đôi để đáp lại họ. Cũng đừng bao giờ lừa gạt tình cảm người khác bởi phụ tình thì tình phụ, phúc đức rồi cũng tiêu tan. Ở đời, tìm được tri kỷ là không dễ. Tìm được rồi nhưng biết trân quý ra sao lại càng khó nữa.
  5. Cẩn thận với những lời khen, dù là sau lưng hay trước mặt. Người khen bạn sau lưng chính là thật lòng, hãy trân trọng nhưng đừng vì thế mà trở nên tự mãn. Người khen bạn trước mặt rất có thể là xu nịnh, bợ đỡ, nói lời chót lưỡi đầu môi, vốn không đáng coi trọng. Hãy bỏ ngoài tai những lời khen và lắng nghe, cân nhắc những lời chê bai, chỉ trích. Có khi một lời chê bai còn khiến bạn tiến bộ, đề cao hơn cả trăm lời khen thừa.
  6. Ân huệ nhỏ tích góp nhiều sẽ thành món nợ lớn. Nhận ân thì phải báo ân. Người xưa nói, chịu ơn một giọt, báo ơn một dòng là bởi thế. Kẻ vô ơn thì cũng chẳng lương thiện, chẳng thể thành người. Người biết đền ơn mới chính là quân tử, là kẻ trượng nghĩa.
  7. Người ta mải mê truy cầu hạnh phúc mà không biết hạnh phúc thực ra chính ở trong tâm. Hòa ái thì có được yên bình, độ lượng thì được nhiều người yêu mến, lương thiện đến đâu cũng có được phúc báo nhãn tiền. Đạo lý đơn giản chỉ là như vậy. Nơi quán trọ trần gian, trăm năm là hữu hạn, một sớm mai ngó ra ngoài cửa đã thấy bốn mùa trôi ngang tầm mắt, xuân qua hè tới, thu tàn đông về, ngày tháng chẳng còn lại bao nhiêu. Vậy thì cớ gì không sống cho ra sống, làm người cho ra người?
  8. Duyên phận không phải là ngẫu nhiên. Bạn gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Trao gửi thiện lương thì gặp người lương thiện. Chuyên hành ác nghiệp thì phải chịu ác duyên. Kỳ thực duyên phận chính là một loại lựa chọn. Người đi ngang nhau, chỉ khẽ chạm vai cũng là cái duyên được tích tồn từ bao đời kiếp. Nếu đã là duyên thì phải biết tùy theo duyên mà sống, chớ cưỡng cầu những thứ vốn không thuộc về mình.
  9. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình là người quan trọng. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, “người ta là hoa đất”, ai cũng đều quan trọng như nhau. Đừng ỷ tài, cậy vào một vài hiểu biết nhỏ bé nơi tri thức nhân loại. Cuộc đời này rộng lắm, vũ trụ này lại càng to lớn lắm, có nhiều điều ngay cả tri thức tối tân nhất của con người cũng chẳng thể chạm tới, chẳng thể giải khai.                                                                           From anh chi Thu & Mai

SAU 42 NĂM ..CHÚNG VẪN MÙ..??

SAU 42 NĂM ..CHÚNG VẪN MÙ..??

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược phim The Vietnam War.

TS.Nguyễn Ngọc Sẵng
Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.

Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ.

Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?

Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản:

(1) mục tiêu tham chiến của các bên,
(2) Sự tổn thất mà họ trả giá.
(3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.

A)  Mục Tiêu Tham Chiến

  1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011 tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.
  2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc”, nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
  3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 
  4.  B)  Những Tổn Thất Của Các Bên                                                                             1) Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.                                                                                                                                                             2 ) Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người… Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.                                                                   3) Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     
  5.  C)   Ai Thắng? Ai Thua?                                                                                                                    1) Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kềm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.                                                          2 )  Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.                        3)Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.

                                                              Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.

Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời “bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi”.

Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền cũ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản cũ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vẫn chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v…, nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết? Trong trận Tết Mậu Thân, người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v…, Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v…, trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào.

Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.

Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969, nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật “Truy tầm, tiêu diệt” mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoreland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.

Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết, hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.

Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách “phủi tay” của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ “truyền thuyết” Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.

Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.

Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc.

Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.

TS.Nguyễn Ngọc Sẵng

From : Viet Nu Dinh 

VN truy tố cựu lãnh đạo & nhân viên ngân hàng tư túi 264 triệu đôla

VN truy tố cựu lãnh đạo & nhân viên ngân hàng tư túi 264 triệu đôla


Bà Hứa Thị Phấn và ông Hà Văn Thắm (Ảnh chụp từ VOV)

Bà Hứa Thị Phấn và ông Hà Văn Thắm (Ảnh chụp từ VOV)

Hãng tin Reuters hôm 27/9 loan tin trong một tuyên bố trên mạng, Bộ Công an cho biết đã khởi tố bà Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cấp cao của Ngân hàng Đại Tín (TRUSTBank) với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”

Ngân hàng Đại Tín là tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, và cựu Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này đã bị tuyên án 30 năm tù về việc rút ngân quỹ trái phép.

Bà Phấn và 9 nhân viên và trợ lý đã bị cấm rời khỏi tư gia. Công an cũng đã bắt giữ bốn nhân viên khác, trong khi một người đã bị bắt trước đó.

Báo Dân trí cho biết ngoài việc khởi tố 14 bị can, cơ quan điều tra đã thay đổi tội danh với 4 bị can. Theo đó, bà Hứa Thị Phấn đã nhận quyết định điều tra bổ sung thay đổi tội danh đã khởi tố trước đó là tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bà Hứa Thị Phấn bị khởi tố do liên quan đến vụ tham nhũng của các thành viên của tập đoàn ngân hàng Đại Dương (Ocean Group), mà ông Hà Văn Thắm là người sáng lập và 50 quan chức khác đang chờ xét xử, dự kiến trong tháng này.

Đầu tháng 9, Việt Nam cáo buộc cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình với tội danh “thiếu trách nhiệm” trong khi Bộ Công an thụ lý điều tra vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt tại Ngân hàng Xây dựng và một số đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Ngành ngân hàng của Việt Nam là một phần quan trọng trong cuộc chống tham nhũng ở cấp cao, nơi xảy ra hàng chục vụ lãnh đạo ngân hàng bị xét xử vì nhận hối lộ và quản lý kém.

Việt Nam bắt giữ một người hoạt động xã hội theo điều 88

RFA
2017-09-27
 
Hình Nguyễn Viết Dũng

Hình Nguyễn Viết Dũng

 Courtesy facebook Dung Phi Ho
 

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An hôm 27 tháng 9 ra thông cáo báo chí về việc bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng, một người hoạt động xã hội, về hành vi ‘Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam’ theo điều 88 – Bộ luật Hình sự.

Vào tối ngày 27 tháng 9, bố của Nguyễn Viết Dũng là ông Nguyễn Viết Hùng cho đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua điện thoại từ nhà của mình ở tỉnh Nghệ An:

Cũng biết được thông tin của bạn bè báo cho. Họ báo là Dũng bị bắt vào lúc 12 giờ 10 phút ngày 27 tháng 9 ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, gần giáo xứ Song Ngọc. Lúc bị bắt thì gia đinh cũng không biết được tin nhưng do áp lực bạn bè nên bây giờ công an ra thông cáo bắt Dũng theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Hùng cho biết ông phản đối việc bắt giữ Nguyễn Viết Dũng của công an vì ông cho rằng không minh bạch

Nguyễn Viết Dũng năm nay 31 tuổi là người được cộng đồng mạng biết đến với cái tên Dũng Phi Hổ, nổi tiếng trên mạng sau khi chụp hình mặc quân phục rằn ri của chế độ Sài Gòn và treo cờ vàng ba sọc của chính quyền Sài Gòn trước kia.

Vào tháng 4 năm 2015, Nguyễn Viết Dũng đã lập Đảng Cộng Hòa và Hội những người yêu quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Viết Dũng cũng là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc, chỉ trích chính quyền.

Nguyễn Viết Dũng bị bắt lần đầu tiên hôm 12 tháng 4 năm 2015 vì tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội, và bị khởi tố theo điều 245 về tội Gây rối trật tự công cộng.

Phiên tòa xét xử Nguyễn Viết Dũng ở Hà Nội hôm 14 tháng 12 năm 2015 đã tuyên án Dũng Phi Hổ 15 tháng tù. Nguyễn Viết Dũng được trả từ do hôm 13 tháng 4 năm 2016.

Chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ và kết án ít nhất 11 nhà hoạt động xã hội vì các hoạt động ôn hòa chỉ trích chính quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) gọi năm 2017 là năm tồi tệ nhất cho nhân quyền Việt Nam.

Nguyên Tác Giao Tiếp Tốt

Muốn ăn nói cư xử khéo léo, hãy thuộc nằm lòng những nguyên tắc sau!

Nhớ ngay những quy tắc cần thiết này để trở thành một người giao tiếp tốt trong cuộc sống!

 

  1.  Sửa tật nói năng bạt mạng. Nên ăn nói từ tốn, nhã nhặn.
2. Người ta nhắn tin nhất định phải trả lời, dù không muốn nói chuyện hay không biết nói gì cũng nên dùng biểu tượng hay dấu câu để diễn đạt khéo léo. Không trả lời tin nhắn không phải là cao giá lạnh lùng, mà là thiếu văn hóa.
3. Đừng vội vàng “trông mặt mà bắt hình dong”             

  4.  Dùng ‘cảm ơn bạn’ thay cho ‘cảm ơn’. Chỉ khác 1 chữ nhưng thành khẩn hơn rất rất nhiều.                 

5. Đừng nói bí mậtcho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng.                   

6. Những lời không nói được trước mặt người ta, thì cũng đừng nói sau lưng họ.

  1. Một cô gái luôn cười tươi vui vẻ lúc nào cũng đáng yêuhơn một cô gái mặt như đưa đám cả ngày.
    8. Chưa được họ cho phép thì đừng tự ý xem điện thoại của họ.
    9. Một cô gái được các chàng trai yêu thích cũng chẳng nói lên được điều gì, nhưng một cô gái được rất nhiều bạn gái khen ngợi thì thật sự lợi hại.
    10. Khi người khác ngủ thì biết im lặng.                                                                                   11.  Có chuyện gì thì phải nói ra, đừng chờ người ta tự hiểu,vì người ta không phải là bạn, không biết bạn nghĩ gì. Càng chờ sẽ càng thất vọng, đau lòng mà thôi, nhất là trong chuyện tình cảm.
    12. Quan hệ giữa người với người làquan hệ bình đẳng, đừng nghĩ đến chuyện dựa dẫm hay lợi dụng bất cứ kẻ nào.
    13. Khi người ta hỏi bạn “làm sao thế” thì đại đa số chỉ vì thỏa mãn sự hiếu kỳ, không phải muốn giúp đỡ bạn đâu.
    14. Khi người khác nói họ thích gì đó, hy vọng bạn đừng phản bác, vì chúng tôi đều thật lòng thích điều chúng tôi nói đến, nhưng bạn lại nói điều đó không tốtthế nào, xấu xí thế nào… sự thẳng thắn đó của bạn, là sự ích kỷ.                                                                 15.  Đừng nói đùa quá đàvới người không quen, mà kể cả quen thân cũng không nên.
    16. Trước mặt người bạn ghét, đừng tỏ ra mình ghét họ, cũng đừng nói xấu họ với những người quen của họ.
    17. Nói thế nào nhỉ, phá vỡ sự hào hứng, vui vẻ của người khác là hành động rất mất lịch sự.
    18. Không phải ai cũng thích đùa.                                                                                               19 .Có nhiều người thích giả ngu, nhưng đừng vì thế mà nghĩ họ ngu thật.
    20.Từ chối cũng phải kiên quyết. Chuyện gì cũng cần bày tỏ rõ ràng quan điểm.
    21. Hãy cư xử lịch sự với các nhân viên ngành dịch vụ.
    22. Người ta có thể tự giễu bản thânnhưng bạn tuyệt đối đừng phụ họa.                        23.  Nghe nhiều nói ít.
    24. Dù là bạn bè thân thiết, cũng đừng luôn trêu chọc sự béo phì hay xấu xí của người khác.
    25. Đừng có gặp ai cũng kể khổ,trên đời này có rất ít người biết thông cảm cho người khác, đa phần chỉ nghe như chuyện cười rồi lan truyền khắp nơi, đa phần chỉ nghe một chút là chán ốm rồi.

Sưu tầm

From: hnkimnga & Thu Mai

Người sống lâu bị nhục nhiều!!!

From facebook:  Honolulu Nguyen‘s post.
 

Honolulu Nguyen

 

Bài cũ nhưng đọc đi đọc lại vẫn thấy hay.

Một bài viết hay dành cho tuổi già của Hoàng Hải Thuỷ. Đọc xong thấy buồn man mác…….!

Người sống lâu bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”

Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: 
Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Người ta qua 60 tuổi được kể là già….?

Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ. Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.” Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm.” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng được, không làm được.

Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này.

Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói:
“Ðọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta.”
Ông cầm tay tôi:
“Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc.”
Ðêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.
image
Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao. Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.

Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.

o O o

Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Ðông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Ðông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương. Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.

Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào. Ðó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.

Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.
Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại toà, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội.

Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa:
“Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa.”

Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên toà án không dùng đến bồi thẩm đoàn, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù.

Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng. Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay.
Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời.

Ông Sanders nói với những viên chức điều tra:
“Ðây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.”
Ông nói: – “Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể..”
Vợ tôi nói: “Anh làm được mà. Em biết anh làm được.”
Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được.
Ông kể: – “Vợ tôi nói: “Bắn đi anh. Cho em đươc chết.”
Tôi nói lời cuối với vợ tôi:
“Em sẽ không cảm thấy đau.”
Và:
“Anh yêu em. Vĩnh biệt em”
Tôi nổ súng.”

Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói: – “Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.”

Steve Sandes, anh con, nghẹn ngào kể: – “Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy… Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi, bố tôi là người tôi cảm phục nhất.”

Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run:
“Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi.. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.”

Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói toà nên xử án treo.

Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói: – “Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được toà giảm nhẹ mức án.”

Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo. Tù treo không bị cảnh sát kiểm soát.

o O o

Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi. Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ.

Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói: – “Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm.”

Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Ðộc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó.

Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ, Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Ðộc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Ðộc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Ðộc Bản.

Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gặp Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết: – “Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Ðến lúc phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.”

Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.
Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói: – “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau?? Thù hận gì dữ dội đến thế? Những người ấy thật khổ.
Bát đại khổ não ghi “8 Nỗi Khổ Lớn” của con người:

Sinh, Lão, Bệnh, Tử: 4 Khổ ai cũng phải chịu.
Muốn có mà không có: Khổ 5
Có mà không giữ được: Khổ 6..
Yêu nhau mà không được cùng sống: Khổ 7.
Ghét nhau mà phải sống gần nhau: Khổ 8.
Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Ðó là những người không yêu ai cả.
Nhiều người Việt phải chịu cả 8 Khổ; đó những người thù ghét bọn Việt Cộng mà cứ phải sống với bọn Việt Cộng.

o O o
Mùa thu mây trắng xây thành.

Tình Em mây ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh?

Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng, trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ.

Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ:
Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.
Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây.
Ðầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều.
Nhớ Em, Anh nhắn một điều: “Yêu Em.”

Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ:

“Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,

Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.”

o O o

12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạ Virginia, chờ Ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra.

Trong ICU – Ai Si Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói: – “Xin Thiên Chúa tha tội cho em.”

Tôi nói: – “Em có tội gì. Mà Em có tội gì, thì Thiên Chúa cũng tha cho Em rồi.”

Nàng chỉ bị dập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại.
Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.

Tôi hầu nàng ngày đêm. Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Ðức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Ðức Mẹ cho nàng đi được từ giuờng ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được.

Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng: Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm.. Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi.
Một tháng sau nàng đi được.
o O o

Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Ðêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ: – “Tiếng thở này tắt là…”

Tôi cầu xin: – “Xin Đức Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.”
Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi.
Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.

Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: – “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: – “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”

Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi: – “Ðau lắm không?”
Ðau thì tôi biết bạn tôi đau, nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào. Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói: – “Ðứt ruột, nát gan.”

Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi: – “Tôi nói với bà nhà tôi: Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.”

Năm sau ông đi trước bà. Ðứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói.

Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Ðể bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mắt ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.

o O o

Người đời chỉ nói “Good bye.”
“See You next week, next time” là cùng.
Ðôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Ðôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương:
Em yêu, đã đến cuối đường: “Good bye.
See You next Life./.

Hoàng Hải Thủy