Loại người đáng kinh tởm!

From facebook:   Phan Thị Hồng‘s post.
 
 
 
Image may contain: 1 person, eyeglasses
Image may contain: sky and outdoor
Phan Thị Hồng added 2 new photos — with Hoang Le Thanh.

 

Loại người đáng kinh tởm!

Loại người đáng kinh tởm nhất là: Đám trí thức, có học, thậm chí tự xưng là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, … Sống ở nước ngoài nhưng ra sức ca ngợi chế độ trong nước.

Nữ đạo diễn Song Chi
(Na Uy).

(Trích)

… Thực sự mà nói, tôi không thích nhưng tôi có thể hiểu được vì sao bọn công an, an ninh chìm nổi, dư luận viên, đám bồi bút văn nô cho tới quan chức trong nước ra sức bênh vực chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo ở VN và chống lại tất cả những ai muốn thay đổi chế độ.

Bởi vì đó là cuộc sống, là quyền lợi của họ, chế độ này đã cho họ quá nhiều thứ, họ phải ca tụng, bảo vệ, chưa kể họ sống trong nước, bị tuyên truyền nhồi sọ bao nhiêu năm mà lại không có đủ ngoại ngữ, kiến thức để tìm hiểu sự thật.

Tôi khó chịu, có thể nói là khinh hơn nhiều những loại người sau:

1. Sống ở nước ngoài lâu năm nhưng không tiếp thu, ảnh hưởng được bất cứ cái gì hay ho, tiến bộ trong xã hội của người ta, vẫn giữ nguyên những quan điểm bảo thủ, “đỏ rực” còn hơn bọn dư luận viên trong nước, vẫn ra sức bênh vực chế độ cộng sản, chống lại mọi sự thay đổi.

2. Sống ở nước người ta, được nước sở tại cưu mang nhưng lại cộng tác, làm việc cho nhà nước VN, làm gián điệp, tay sai cho cộng sản, làm dư luận viên cao cấp viết những bài viết làm ra vẻ khách quan nhưng thực chất là khéo léo tuyên truyền, định hướng theo đường lối, quan điểm của nhà cầm quyền VN.

Bọn này nguy hiểm hơn bọn dư luận viên trong nước là vì có ngoại ngữ, am hiểu tình hình xã hội, luật pháp nước sở tại, lại có bằng cấp, có “mác” Việt kiều nên nhiều người tin, tưởng rằng họ khách quan, mà không biết rằng đa phần cũng là dân cộng sản hoặc có gia đình thân nhân là cộng sản. Như đồng chí T. ở Đức hay đồng chí Beo H. ở Mỹ. Điểm dễ nhận ra là tuy ra sức khen nước sở tại nhưng cực kỳ căm ghét chế độ VNCH và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ cho VN. Đám này có khi chỉ là dư luận viên cao cấp, nhưng cũng có khi là gián điệp, nằm vùng, tai mắt của nhà cầm quyền VN gài vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

3. Những người từng sống ở miền Nam VN trước kia, nhưng lại thân Cộng, thuộc thành phần thứ ba, mà người miền Nam hay gọi là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” hay “đâm sau lưng các chiến sĩ”, sau này sống ở nước ngoài nhưng đầu óc vẫn không thay đổi. Thật lạ lùng là hồi xưa thì có thể nói là họ không hiểu gì về cộng sản nên “mê” cộng sản, quay sang phá hoại chế độ VNCH từ trong lòng phá ra, nhưng bây giờ sau nhiều năm, chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đã bộc lộ hết tất cả sự tồi tệ, bản chất dối trá, buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân, mà vẫn có những người thuộc thành phần này bênh vực.

Không ít người trong số này là trí thức, có học, thậm chí tự xưng là nhà thơ nhà văn nhà nghiên cứu nọ kia, sống ở nước người hưởng không khí tự do, dân chủ, hưởng đủ mọi quyền lợi, nhưng vẫn đi về VN, và nếu được gặp gỡ, bắt tay quan này quan kia hay được nhà nước VN chiếu cố cho in một quyền sách, cho ngồi trong Hội Việt kiều yêu nước, hạ cố hỏi ý kiến nọ kia…thì lấy làm vinh dự, hãnh diện, càng ra sức ngợi khen chế độ.

Loại này theo thiển ý của tôi là đáng khinh nhất!

Ảnh 1: Nữ đạo diễn Song Chi, người Huế, sống tại Na Uy.

Ảnh 2: Bên ngoài khuôn viên Đại Sứ Quán Việt Nam tại Đức chụp hôm 2/8/2017. Ảnh : AFP

Nguồn: Nhân chuyện “đồng chí” T. và những “đồng chí” giống như vậy. Tác giả Song Chi.

http://www.rfa.org/…/story-about-some-vietnamese-abroad-081…

Các bộ trong nội các Việt Nam: Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên

Các bộ trong nội các Việt Nam: Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên

Một trong những vụ công chức đánh bạc. Số scandal liên quan đến công chức tăng dần theo nỗ lực cải cách bộ máy hành chính. (Hình: News Zing)

HÀ NỘI (NV) – Theo kết quả một cuộc khảo sát về việc thực hiện cải cách bộ máy hành chính do Quốc Hội Việt Nam thực hiện thì lãnh đạo trong các bộ thuộc nội các Việt Nam nhiều hơn nhân viên.

Chẳng hạn tỉ lệ công chức giữ các chức vụ từ phó phòng trở lên tính trên nhân viên ở Bộ Công Thương là 3/4 (75%), ở Văn phòng Chính phủ và các bộ: Nội Vụ, Tài Chính,… là 3/4 (60%).

Lược thuật về cuộc khảo sát vừa kể, VN Economy cho biết thêm rằng Quốc Hội Việt Nam nhận định, tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ trong nội các Việt Nam vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian. Kiểu trong bộ có các tổng cục, cục, vụ, văn phòng, thanh tra rồi trong các tổng cục cũng có cục, vụ, văn phòng, trong cục, vụ, văn phòng có các chi cục, phòng, ban… tương đương vẫn rất phổ biến.

Mỗi vấn đề cần được xử lý thường qua bảy bước: Chuyên viên soạn thảo báo cáo, đề nghị. Phó phòng cho ý kiến. Trưởng phòng cho ý kiến. Vụ phó cho ý kiến. Vụ trưởng cho ý kiến. Thứ trưởng duyệt văn bản. Bộ trưởng ký. Nếu có tổng cục thì còn thêm hai bước, trình cả tổng cục phó lẫn tổng cục trưởng cho ý kiến trước khi trình thứ trưởng duyệt, bộ trưởng ký.

Cơ quan thực hiện cuộc khảo sát vừa kể không lập thống kê, so sánh xem tỉ lệ văn bản được duyệt không khả thi, phải thu hồi hoặc hủy bỏ là bao nhiêu. Trên thực tế, tình trạng này diễn ra thường xuyên.

Cần nhắc lại rằng, theo nhiều chuyên gia, một trong những lý do khiến nợ nần của Việt Nam tăng vọt, bội chi, kinh tế liên tục suy thoái là do chi phí nuôi hệ thống công quyền quá lớn.

Theo một thống kê được công bố hồi năm ngoái, tại Việt Nam số lượng người hưởng lương hoặc các khoản có tính chất như lương từ ngân sách là 11 triệu. Con số này bao gồm các công chức trong hệ thống quyền và những cá nhân đang làm việc cho các tổ chức chính trị (như: Ðảng CSVN, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam), các đoàn thể. Trung bình, 40 người dân Việt Nam (bất kể tuổi tác, kể cả trẻ sơ sinh) phải nuôi một công chức/viên chức.

Hồi còn là phó thủ tướng, đề cập đến đội ngũ công chức, viên chức Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc từng nhận định, chỉ có 30% đáp ứng được yêu cầu công việc. Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, cho rằng, 30% công chức chỉ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.” Khi còn làm bộ trưởng Thông Tin-Truyền Thông, ông Lê Doãn Hợp, bổ túc, 30% còn lại không chỉ không làm được việc mà còn nhũng nhiễu, đòi hối lộ.

Tuy là một vấn nạn thường trực và dù giới lãnh đạo Việt Nam nhiều lần thề “cải cách bộ máy, giảm lượng người hưởng lương từ ngân sách nhưng nhiều năm nay tổng chi thường xuyên của Việt Nam vẫn chiếm từ 68% đến 72% tổng ngân sách. Chi thường xuyên là cách gọi những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của hệ thống công quyền. Hồi Tháng Năm vừa qua, ông Vương Ðình Huệ, một trong các phó thủ tướng Việt Nam, bảo rằng, năm nay, tổng chi thường xuyên có giảm, sẽ đạt tỉ lệ khoảng… 67% tổng chi ngân sách.

Khi tổng chi thường xuyên vẫn ở mức như vừa kể thì sẽ tiếp tục phải cắt giảm nhiều thứ, đặc biệt là phúc lợi xã hội, đầu tư để phát triển, bội chi tất nhiên là không thể tránh và tất nhiên là phải tăng vay mượn.

Những tuyên bố, cam kết mạnh mẽ nhằm cải cách bộ máy, giảm chi thường xuyên của giới lãnh đạo Việt Nam vừa được minh họa bằng các con số rất ấn tượng từ cuộc khảo sát về việc thực hiện cải cách bộ máy hành chính do Quốc Hội Việt Nam thực hiện: Số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tăng thêm 28. Số đơn vị hành chính trực thuộc tổng cục tăng thêm 822. Chuyện nâng các vụ thành cục đang trở thành… xu thế mạnh mẽ, năm năm vừa qua hệ thống công quyền Việt Nam có thêm 29 cục và dẫn đầu xu thế này là các bộ thực thi pháp luật như công an, tư pháp! (G.Ð)

Cải tạo ngược

Cải tạo ngược

image
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC: TÔI LÀ MỘT TRONG NHỮNG PHÉP LẠ VỀ ĐỨC TIN…
Tôi đã từng làm trong Phòng Tôn giáo của Bộ Công an. Trong Phòng ấy người ta có “đối sách” về Đức Cha mà sau này là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ông bị chuyển đổi từ miền Nam ra với cái tội rất to là vì ông là cháu của Ngô Đình Diệm và trở về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục theo ý là lót ổ để lên Tổng Giám mục. Và ông cứ thế bị chuyển ra ngoài Bắc. Trong thời gian ông ấy bị cầm cố ở Hà Nội (có nghĩa là không ở tù) tức là được giữ trong mật viện. Có một đội trông ông ta nhưng tôi là một cán bộ cũng khá lâu năm, một sĩ qua khá lâu năm nên tôi đề nghị để tôi ra học tiếng Pháp với Cha, để luyện nói trên tinh thần là luyện tiếng Pháp chứ không phải để trông Cha. Cụ thể là như thế.
Mặc Lâm: Trong lúc tiếp xúc với Hồng Y, ông có cảm nhận ra sao về Ngài dưới cái nhìn của một sĩ quan công an và nhất là công an chống phản động như ông vừa cho biết ạ?

Sau khi học tiếng Pháp với Ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục chống phản động nên biết dễ phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các nhà thờ, nhà thờ trung tâm Đức Bà, nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội. Đúng đêm tôi rửa tội ở nhà thờ lớn thì Cha Ngân, bây giờ trở thành Giám mục, bảo với Cha Hùng, hiện nay đang học bên Ý hay bên Pháp gì đấy, mời tôi viết diễn giải một cái tin và tôi có viết bài “Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận” Bài này đã gởi qua Tòa Thánh và nằm trong hồ sơ và đã được Cha Sỹ đang ở Việt Nam xin đưa chữ ký vào những bản dịch khoảng 4,5 thứ tiếng. Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là mồ mả phát. Tôi là một trong những phép lạ về Đức tin.
Nhân chuyện nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, đọc lại tác phẩm của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
 
Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức nguyên là công an, từng học tiếng Pháp với Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (tranh trên) – Anh đã viết một chuyên luận về: “Hành trình đức tin qua cây cầu F.X Nguyễn Văn Thuận” để mô tả lại quá trình biến đổi tình cảm, tâm lý và đến với Chúa của anh. Tài liệu đó hiện đang được Bộ Phong Thánh ở Roma lưu giữ xem như một phép lạ đức tin.
image
Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức (áo tím) đồng hành tìm Chân lý với gia đình TS Cù Huy Hà Vũ
Được Hội đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng về Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân phúc cấp giáo phận. Ngày 2/7/2013 anh lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng. Sự việc này anh đã có bài tường thuật tại đây.
Đức cố Hồng Y sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống tù đày đã được Ngài kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ tại Paris năm 1997. Mời bạn đọc xem lại vài trích đoạn sau:
image
Hình Đức Cha 1967
Có lúc Chúa dùng giáo dân để dạy tôi cầu nguyện.
Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Ðại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi:
“Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!”

Ðức Mẹ còn sử dụng cả người cộng sản để nhắc tôi cầu nguyện.
Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:
Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.
Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:

“Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy“.

Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!”.
image
Đức Hồng y Thuận và Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II
Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc!” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm“.
Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.
Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết!“
Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt.
Tôi phải làm thế nào?
Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”.  Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v… 
Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời… Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.
Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”.
Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ”.

 

Một hôm một ông xếp hỏi tôi:
– Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo “Người Công giáo”?
– Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công giáo và cho cả nhà nước.
– Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy?
– Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.
– Ông có thể giúp được không?
– Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon (từ điển bỏ túi) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo hội…
 
Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành. Ai cũng muốn biết viện phụ là gì, thượng phụ là gì, Công giáo khác Anh giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo chỗ nào? Tài chánh của Tòa thánh từ đâu mà có? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện tu sĩ, giáo sĩ thế nào? Giáo hội phục vụ nhân loại thế nào? Tại sao Giáo hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.

 

Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:
– Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?
– Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?
– Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.
Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…).
image
 
Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe!
image

https://www.youtube.com/watch? v=33XotuYs-io 

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Người cha đẻ hành khúc “Lục Quân Việt Nam” đã ra người thiên cỗ.

Người cha đẻ hành khúc “Lục Quân Việt Nam” đã ra người thiên cỗ.

 Lê Dinh

Người cha đẻ của hành khúc:  Lục Quân Việt Nam vừa từ trần tại Melbourne, Úc Đại Lợi..

 (AP Photo/Godfrey)

Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa Hành Khúc 
http://www.youtube.com/watch?v=J98GSe8ms7I

Chúng tôi vừa nhận được tin buồn:Nhạc sĩ Văn Giảng tức Thông Đạt từ trần tại Melbourne, Úc Đại Lợi Ngày 9 Tháng Năm, 2013 Hưởng Thọ 89 tuổi. Tang Lễ được cử hành tại Chùa Quang Minh vào ngày 12 & 13-05-2013. Sẽ được hỏa táng vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Ba 14-05-2013

Dưới đây là bài viết của nhạc sĩ Lê Dinh về Tiểu Sử của nhạc sĩ Văn Giảng vài năm trước đây (xin trích) và 1 tấm hình 2 Ông Bà nhạc sĩ Lê Văn Khoa và Ông Bà Văn Giảng chụp chung với nhau trong chuyến viếng thăm Melbourne của ÔB Lê Văn Khoa (năm 2005) (hình do nhạc sĩ Lê Văn Khoa vừa gởi tặng VH)

Tiểu Sử Nhạc Sĩ Văn Giảng

Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
Đi đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi…
… Phá tan tành ầm ầm đoàn quân xông pha
Thét oai linh tung gươm giết tan quân thù
Đoàn hùng binh say sưa nhìn trong trời sương
Ta anh hùng đời đời lục quân Việt Nam…

Trên đây là lời ca 8 trường canh đầu của bài hành khúc “Lục Quân Việt Nam” của Văn Giảng mà mọi người Việt Nam, từ cậu học sinh đến anh tân binh ở quân trường cũng như tất cả quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đều biết. Bài hát được tác giả viết vào năm 1950 với cung Ré trưởng, khi được đồng ca bởi một số đông người, đem lại cho người nghe một cảm giác như hăng say cương quyết, như nung chí anh hùng:

Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Thừa hưởng năng khiếu thiên phú gia tộc về âm nhạc vì ông nội của Văn Giảng cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc rất giỏi cho nên Văn Giảng cũng có khiếu về âm nhạc từ lúc nhỏ và ngày còn bé, nghe người ta chơi một loại nhạc khí nào là ông có thể về mò mẫm tự học lấy và thành công trong việc xử dụng loại nhạc khí đó. Cũng như mọi người thích âm nhạc và quyết tâm chơi nhạc, loại đàn dễ học nhất cho mọi người là đàn mandoline, nhạc sĩ Văn Giảng cũng vậy, khi bắt đầu ông học đàn măng cầm và sau đó lần đến lãnh vực tây ban cầm. 

Có một người bạn lớn tuổi hơn ông biết đàn tây ban cầm, Văn Giảng muốn tầm sư học đạo, đến nhà ông này để nhờ chỉ dạy nhưng người này bắt ông phải trả công bằng một cây đàn guitare. Làm gì có tiền ở lứa tuổi còn nhỏ? Văn Giảng về nhà tìm tòi tự học lấy và chỉ một thời gian sau, ông vượt qua tài nghệ của ông “thầy hụt” kia và ông này phải nhờ Văn Giảng chỉ lại cho. Nhờ có biệt tài như vậy mà nhạc sĩ Văn Giảng có thể xử dụng rành rẽ nhiều nhạc khí cổ kim, trở thành một nhạc sĩ tài giỏi và đào tạo rất nhiều môn sinh có trình độ sau này.

Không những chỉ trong lãnh vực âm nhạc mà thôi, nhạc sĩ Văn Giảng còn nổi bật trong lãnh vực văn hóa, mọi thứ, mọi việc ông đều tự học như vừa làm giáo sư âm nhạc ở Huế, ông vừa tự học để rồi sau đó lặn lội vào Saigon thi lấy bằng tú tài và bằng cử nhân. 

Ông tốt nghiệp Anh văn ở Hội Việt Mỹ và trúng tuyển cuộc thi tuyển sinh viên nghiên cứu về âm nhạc ở ngoại quốc, được xuất dương du học tại trường Âm nhạc lớn của Hoa Kỳ ở Hawaii và Bloomington. Ở Hoa Kỳ, Văn Giảng đã tốt nghiệp với lời khen của Ban Giám khảo và được cấp thêm học bổng để nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó ông trở về nước và được đề cử làm Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.

HÌNH VỢ CHỒNG NHẠC SĨ VĂN GIẢNG, CHỤP NĂM 1949

Phần đông những sáng tác của nhạc sĩ Văn Giảng thuộc loại hùng ca như “Thúc Quân” (1949), “Lục Quân Việt Nam” (1950), “Đêm Mê Linh” (1951), “Quân Hành Ca” (1951), “Qua Đèo” (1952), “Nhảy Lửa” (1953) v.v… nhưng ít người được biết nhạc sĩ Văn Giảng còn có một biệt hiệu khác là “Thông Đạt” với ca khúc bất hủ “Ai Về Sông Tương” mà mọi người trong giới học sinh, sinh viên và ở lứa tuổi 40 trở lên đều biết:

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
Tâm hồn mơ bóng em luôn
Mong vài lời em ngập hương…

Bài ca này được tác giả viết vào năm 1949 với cung La trưởng, uyển chuyển tha thướt trong phần lời lãng mạn, trữ tình, là một bản nhạc gối đầu giường, nằm lòng của thanh thiếu niên nam nữ trong những thập niên 50 – 60.

Về ca khúc này, có một câu chuyện khá thú vị như sau: Trong những thập niên 1940, 1950, ở Huế ai ai cũng biết ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà Xuất bản Tinh Hoa Huế (xin đừng lẫn lộn với nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ở Saigon do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo làm giám đốc) in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít oi của thời đó. 

Là nhạc sĩ, đương nhiên Văn Giảng chơi thân với ông Tăng Duyệt vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản Tinh Hoa Huế của ông Tăng Duyệt ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông Tăng Duyệt có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng. 
Nghe vậy hay vậy, không cần phải trả lời. Nhạc sĩ Văn Giảng về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài “Ai Về Sông Tương”, không ghi tên tác giả là Văn Giảng như mọi khi mà đề tên tác giả là Thông Đạt, một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc Việt Nam thời đó. Bản “Ai Về Sông Tương” được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế và Saigon và cả nước đều nghe “Ai Về Sông Tương” của Thông Đạt trong thời gian sau đó:

… Thu nay về vương áng thê lương
Vắng người duyên dáng tôi thương
Mối tình tôi vẫn cô đơn
Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
Mơ hoài hình bóng không quên
Hương tình mộng say dịu êm…

Sau nhiều lần được nghe bài “Ai Về Sông Tương” quá hay trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài “Ai Về Sông Tương” là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm này nhưng Văn Giảng tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai! 

Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, tác giả bài “Mùa Thi” (Thi ơi là thi, sinh mi làm chi, “bay” nghẹn ngào, “bám”, ồn áo, buồn vui vì mi) và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà Văn Giảng chơi và thấy bản thảo bài “Ai Về Sông Tương” với tuồng chữ và lối chép nhạc của nhạc sĩ Văn Giảng trong xấp nhạc trên bàn viết nên nói cho ông Tăng Duyệt biết. Ông này mới lái xe ngay tới nhà Văn Giảng và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một ca khúc với thể điệu “Blues” tha thướt trong tay để mà ngân nga cho đỡ thương đỡ nhớ những khi trái tim rung động vì một bóng hình nào đó. 

Nhạc phẩm “Ai Về Sông Tương” đã chiếm kỷ lục tái bản thời đó với 6 lần in thêm trong tháng đầu tiên và được thính giả Đài Phát thanh Pháp Á chọn là bài nhạc hay nhất trong năm 1949. Qua bút hiệu Thông Đạt, chúng ta còn được thưởng thức những sáng tác sau đây: “Đôi Mắt Huyền”, “Hoa Cài Mái Tóc”, “Tình Em Biển Rộng Sông Dài”, “Xin Đừng Chờ Em Nữa” v.v…

Ngoài hai bút hiệu trên, Văn Giảng – Thông Đạt còn một bút hiệu thứ ba để sáng tác những bài Phật giáo. Đó là bút hiệu Nguyên Thông được dùng để ghi trên những nhạc phẩm như “Từ Đàm Quê Hương Tôi”, “Mừng Đản Sanh”, “Ca Tỳ La Vệ”, “Vô Thường”, “Hoa Cài Áo Lam” v.v…

Trong thời gian làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học và trường Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học, nhạc sĩ Văn Giảng có sáng tác và ấn hành một tập nhạc dành cho thiếu nhi mang tên :”Hát Mà Học” gồm có 10 ca khúc: Đến Trường, Chơi Ná, Chê Trò Xấu Nết, Mèo Chuột, Tham Mồi, Gương Sáng Lê Lai, Quang Trung Hùng Ca, Trăng Trung Thu, Chúc Xuân và Tạm Biệt.

Cũng trong lãnh vực âm nhạc, nhờ xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, Văn Giảng thích tìm tòi và nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1956, ông đã tìm ra phương pháp ký âm cho nhạc sĩ cổ truyền có thể nhìn bài bản mà trình tấu chung với nhạc sĩ tân nhạc và từ đó, ông thành lập ban cổ kim hòa điệu “Việt Thanh”, một ban nhạc đầu tiên trong nước dưới hình thức tân cổ hòa điệu với những nhạc khí tranh, tỳ, nhị huyền, nhị hồ, đàn nguyệt… hoà tấu chung với dương cầm, tây ban cầm, đại hồ cầm… 

Trong phạm vi này, ông đã hoàn thành tác phẩm độc đáo “Ai Đưa Con Sáo Sang Sông”, một bản đại hòa tấu, thời lượng 60 phút, trình diễn bởi các nhạc sĩ cổ truyền. Ông cũng đã soạn nhiều sách giáo khoa về âm nhạc, hoàn thành quyển “Kỹ Thuật Hoà Âm” dày 350 trang được dùng làm tài liệu dạy âm nhạc ở các trường.

Sau Tết Mậu Thân 1968, cảm thấy sinh sống ở Huế bất an – ông Tăng Duyệt, bạn thân của ông, đã chết trong biến cố này – nhạc sĩ Văn Giảng vào Saigon lập nghiệp từ năm 1969 và ông nhanh chóng hòa hợp với nhịp sống âm nhạc của thủ đô, soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia – Sóng Nhạc, dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình.

Cũng trong thời gian này, một số nhạc phẩm tình cảm với bút hiệu Thông Đạt của ông được thành hình và tung ra thị trường. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn Hóa Giáo Dục đề cử làm Trưởng Phòng Học Vụ Nha Mỹ Thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Saigon, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật. 

Năm 1970, ông được huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (âm nhạc loại A) với sáng tác phẩm “Ngũ Tấu Khúc” (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka (Nhật Bản).

Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng kẹt lại Việt Nam cho đến năm 1981 mới vượt biên đến đảo Natuna (Nam Dương) và sau đó được chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, Văn Giảng sáng tác được một số bài nói lên thân phận lạc loài của người dân mất nước mà bài đầu tiên là “Natuna người tình đầu” cùng một số 70 ca khúc khác.

Ngày 20/5/1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn v.v…

Ở đây, ông cũng đã sáng tác thêm nhiều tình khúc như: 12 tình khúc (Tập I), 12 Tình Khúc (Tập II) v.v… Những ai thiết tha với tân nhạc, muốn đi sâu, tìm hiểu hơn về sáng tác và hòa âm hoặc muốn trau dồi việc xử dụng các nhạc khí kim cổ, thiết nghĩ không gì bằng tìm các sách giáo khoa của nhạc sĩ Văn Giảng để đi đến nơi đến chốn. Văn Giảng hiện cư ngụ ở thành phố Footscray, bang Victoria (Úc Châu), điện thoại: (03) 9689-9623.

Ngoài một gia sản âm nhạc đồ sộ, từ những hành khúc hùng dũng đến những cung bậc uyển chuyển lả lướt của những bài tình ca qua những điệu nhạc vui tươi yêu đời dành cho thiếu nhi và những ca khúc uy nghiêm về Phật giáo, nhạc sĩ Văn Giảng còn đóng góp trong việc phổ biến âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại với một số lượng đáng kể về sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, chẳng những dành cho thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại mà cho cả người ngoại quốc muốn học hỏi và tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam.

Một con người giản dị, khiêm nhường, không thích phô trương với một gia tài âm nhạc to lớn như thế của mình ẩn náu nơi một góc trời Đông sau ngày mất nước quả thật là một người đáng kính nể, đáng tôn thượng trong làng âm nhạc Việt Nam.

Lê Dinh

From: KimBang Nguyen

NURSING HOME Ở MỸ .

NURSING HOME Ở MỸ .  

Cổ nhân có câu: “sinh, lão, bệnh, tử”. Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi“thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về “Viện Dưỡng Lão” (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL và anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các Viện dưỡng lão, và cũng đã là “Giám Đốc Y Tế” (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia xẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày.  Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ… nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người “trẻ” nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào “độc lập”.

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường.  Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24.  Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là “locked facilty”, cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết!  Từ đó có locked facilty.  Đôi khi cũng có những bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

 NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL  

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2-Ăn uống
3-Theo dõi thuốc men
4-Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…
5-24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6-Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt.  Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

 AI TRẢ TIỀN CHO VDL? 

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1-Medicare
2-Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3-Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4-Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do quỹ liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương… cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do quỹ liên bang và tiểu bang. Quỹ này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Center for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát.  Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa!  Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần.  Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này.  Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL.  Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL.  Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là “không muốn vào VDL”.  Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái “bất hiếu”, bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới.  Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay.  Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này?  Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì “cũng tốt thôi”.

       NHỮNG “BỆNH” CÓ THỂ DO VDL GÂY RA

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không am tường phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào!  Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen “nước mắm, thịt kho”…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL,  kết quả là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a-      Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b-      Drug interference (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c-      Dị ứng với thuốc (allergic reaction):Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác “ngon miệng” (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

 VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? 

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1– Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người “bán thời gian” (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?

a-      Làm sao để lựa chọn VDL:

–  Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)

  Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

  Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

  Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

  Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b-      Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

–          Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

–          Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…

–          Nên làm một cuốn sổ “thông tin” (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…

–          Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…

–          Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

–          Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

–          Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

  • Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt.Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống … để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”).
  • Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo
nguon: http://vietlifes tyles.com/vien -duong-lao/

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Nghĩ về dân trí và nhận thức luật pháp

J.B Nguyễn Hữu Vinh
 

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức.

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức.

AFP photo
 
 
 

Vụ việc Trịnh Xuân Thanh (TXT) bị bắt cóc đưa về Việt Nam theo khẳng định cùng với sự giận dữ và những biện pháp ngoại giao nặng nề của Bộ ngoại giao CHLB Đức đã là một chủ đề nóng trên mạng Internet cũng như toàn xã hội Việt Nam trong và ngoài nước gần chục ngày qua.

Ngoài việc trục xuất trưởng đại diện tình báo Việt Nam trong vòng 48 tiếng, bản Tuyên bố của Bộ Ngoại giao CHLB Đức cũng ghi rõ: “Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác trên bình diện chính trị, kinh tế và chính sách hợp tác phát triển.” Còn Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel: “Chúng ta không thể trở lại tình trạng bình thường, làm như là không có chuyện gì xảy ra”.

Quan sát sự việc dưới góc độ xã hội và luật pháp qua bản chất sự việc, người ta mới nhận ra nhiều điều qua sự việc này về mánh lới tuyên truyền bịp bợm, về nhận thức của người dân…

Thậm chí không chỉ là những người mà nhà nước thường gọi là “dân trí thấp”.

Tự thú hay bắt cóc?

Trước hết, điều người ta thắc mắc đầu tiên về vụ việc này là có thật TXT đã bị bắt cóc như tuyên bố của Bộ Ngoại giao CHLB Đức? Hay TXT đã về nước đầu thú như những thông tin của nhà nước Việt Nam chính thức đưa tin?

Qua những gì được thể hiện, chỉ cần sự chững chạc trong giận dữ và hành xử của phía CHLB Đức, cũng như sự lấn bấn, lúng túng và thiếu minh bạch của nhà nước Việt Nam, người dân ít quan tâm nhất cũng tự đặt ra cho mình những câu hỏi để qua đó có thể tự trả lời mà rút cho mình đâu là sự thật:

– TXT bị Việt Nam tuyên bố truy nã quốc tế tại sao người ta tìm mãi trong danh sách Interpol có rất nhiều người Việt lại không có cái tên TXT?

– Trong lệnh truy nã của Việt Nam, tờ nào cũng có ghi: “Bất cứ ai cũng có quyền bắt TXT đến giao nộp cho cơ quan công an…” Trước đó, Việt Nam tuyên bố TXT đã đến một nước Châu  Âu. Vậy TXT từ châu Âu về đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bằng con đường nào để không bị bắt ngay tại biên giới, tại cửa khẩu khi nhập cảnh hoặc trên đường? Hay TXT có phép xuất quỷ nhập thần và đã thi thố cái tài đó trong trường hợp này?

– Tại sao, TXT bị truy nã khi ở nước ngoài đã gây sự chú ý của toàn xã hội, từ TBT Đảng cho đến bà đánh dậm dưới ao, thế mà ngang nhiên về nước rồi đến cơ quan Công an đầu thú mà Bộ trưởng Công an không hề hay biết?

– Vì sao chính phủ CHLB Đức giận dữ đến mức đó? Phải chăng là không có việc TXT bị bắt cóc trên đất Đức, chỉ vì CHLB Đức thích giận giữ và làm căng thẳng quan hệ hai nước mà thôi?

– Tại sao chính phủ CHLB Đức, một nhà nước dân chủ, pháp quyền lại bao che cho TXT là người bị Đảng CSVN kỷ luật và cáo buộc tham nhũng? Phải chăng, nhà nước này đang bao che cho tham nhũng và tội phạm?

– TXT có phải là tội phạm hay chưa? Tại sao TXT lại có thể xin tỵ nạn ở CHLB Đức?

– Tại sao TXT về VN đầu thú có đơn, đưa lên truyền hình rằng tôi tự thú… Vậy mà khi CHLB Đức tố cáo mạnh mẽ, đuổi đại diện cơ quan tình báo VN tại ĐSQVN tại Berlin về đồng thời mạnh mẽ cảnh báo nhiều hậu quả khác mà Việt Nam lại nhu nhược, hèn nhát đến mức chỉ cho người phát ngôn lên truyền hình nhỏ nhẹ “Tôi lấy làm tiếc… ” – nghĩa là cô gái này lấy làm tiếc còn VN thì chưa ý kiến gì?

Chỉ cần trả lời những câu hỏi trên, thiết nghĩ người dân thường cũng biết được sự thật có đúng như hệ thống tuyên truyền Việt Nam đã và đang tung hứng.

Dân trí và nhận thức luật pháp

Chúng tôi đã có bài viết: Qua vụ Trinh Xuân Thanh: Nghĩ về một thói quen hành xử, ở đó chúng tôi đã chỉ những hành động côn đồ xuất khẩu ra quốc tế này chỉ là bước tiếp theo của những hành động vốn đã thành thói quen hành xử trong nước xưa nay.

Ở đó chúng tôi cũng đã đặt vấn đề liệu TXT có phải là quan chức tham nhũng duy nhất ở Việt Nam và việc bắt cóc TXT có phải chỉ nhằm mục đích cho “cuộc chiến chống tham nhũng”?

Ngoài việc dùng truyền thông nhằm lấp liếm đi hành động của nhà cầm quyền tự ý bắt cóc người trên lãnh thổ của CHLB Đức làm người Đức giận dữ, thì đám báo chí và Dư luận viên (Một dạng an ninh và tay chân của công an) đã to mồm kêu gào: Nhà nước Đức thiếu thiện chí, bảo kê tham nhũng, rửa tiền… và dù bằng cách nào, thì miễn là bắt được TXT về chịu tội tham nhũng là được…

Thậm chí, cho đến khi những dòng chữ này viết ra, thì ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa có một phiên tòa nào được mở để kết luận TXT là có tội, cho dù đó là một phiên tòa đểu kiểu như phiên tòa cách đây đúng 6 năm, ngày 2/8/2011 tại Hà Nội xử Cù Huy Hà Vũ đi nữa. Tại phiên tòa đó, người ta bất chấp sự thật, bất chấp lý lẽ, luật lệ để tuyên án Cù Huy Hà Vũ có tội và kết án 7 năm tù giam. Cũng tại phiên tòa đó, Ls Trần Đình Triển đã chứng kiến sự bất nhân và những trò đểu của hệ thống tòa án cộng sản.

Thế nhưng, ngay cả phiên tòa đểu như vậy, hiện vẫn chưa có để kết tội TXT, thì không rõ căn cứ vào đâu mà các Tiến sĩ luật, luật sư… cùng đồng lòng với đám Dư luận viên kết tội khơi khơi TXT là tội phạm, là rửa tiền, là cố ý làm trái… mà tất cả những điều đó, chỉ căn cứ vào lời của Đảng và báo chí nhà nước. Để rồi đi đến kết luận: “Tôi cho rằng đó là ý kiến thiếu thận trọng, vội vàng, chưa quán triệt nguyên tắc các Công ước quốc tế mà VN và CHLB Đức đã tham gia ký kết…”

Vậy phải chăng, ở đây, các ông Tiến sĩ và luật sư ở đây đồng ý rằng chỉ cần Đảng muốn và dùng báo chí của đảng thì đã đủ để thay Tòa án?

Thế là, lẽ ra đối tượng bị ném đá là TXT vì những “thành tích làm bay hơi hàng ngàn tỷ đồng của dân” thì lại diễn ra một quá trình tranh luận khác, đó là “ném đá” những người bảo vệ việc bắt cóc của một “Nhà nước pháp quyền XHCN trên đất nước khác”.

Mục đích biện minh cho phương tiện?

Xưa nay, trong chế độ Cộng sản việc đạt bằng được mục đích đặt ra là một điều luôn được ưu tiên, dù mục đích đó là gì và việc đạt mục đích đó bằng những biện pháp nào. Khi đạt được mục đích, thì mọi việc được coi là thắng lợi.

Chẳng hạn, để thực hiện lệnh từ quan thầy Quốc tế Cộng sản từ Nga, Tàu, những năm 50 của thế kỷ trước, nhằm triệt tiêu tầng lớp tinh hoa, giàu có của dân tộc để tiện lợi cho việc tiến hành cuộc Cách mạng vô sản, việc tập hợp quần chúng làm những cuộc lên đồng tập thể, cướp bóc có tổ chức trong toàn xã hội như những tập duyệt cho đám Công – Nông liên minh, Quốc tế Cộng sản đã đặt ra mục đích Cải Cách ruộng đất.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc Cải cách ruộng đất, gây nên một tội ác đẫm máu với dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng phải có động tác “tự phê bình, lau nước mắt” trước hàng chục, hàng trăm ngàn người dân bị oan khuất và mất mạng vì cuộc CCRĐ này. Sau này để giảm bớt tội lỗi của mình với dân tộc chính những người CSVN đã tự biện minh rằng: Khi đó, đảng ta bị áp lực từ ĐCS Trung Quốc và Liên Xô trong Quốc tế cộng sản… Thế nhưng, chính những lời lẽ đó đã hạ bệ uy tín ĐCS, luôn luôn có những lời lẽ rêu rao rằng “Đảng ta đã luôn có đường lối độc lập, tự chủ và sáng tạo”…

Dàn Dư luận viên của đảng trước hết là chối bỏ việc TXT bị bắt cóc bằng những lập luận: Bằng chứng đâu, TXT về nước là tự nguyện, là do hối lỗi, là để hưởng lượng khoan hồng của đảng nhà nước… thôi thì đủ mọi lời lẽ biện minh.

Thế nhưng, khi cộng đồng quốc tế và mạng xã hội làm sáng tỏ vụ bắt cóc, thì dàn DLV giở bài cùn rằng: Miễn là bắt được TXT về trị tội, còn bắt cách nào thì… thoải mái.

Khi đạt được mục đích, thì mọi phương tiện, cách làm đều được nhà nước chấp nhận. Chính tư duy này đã và đang được bằng mọi cách áp đặt lên suy nghĩ của người Việt Nam trong xã hội ngày nay.

Các Luật sư, tiến sĩ… về luật, những người mà lẽ ra với sự hiểu biết của mình sẽ phân tích cho xã hội những vấn đề đen, trắng, đúng, sai trong từng vụ việc dưới khía cạnh luật pháp và hành xử thượng tôn luật pháp. Điều đó cũng chính là giúp cho đảng CS, cho nhà nước như họ muốn, để đảng, nhà nước biết mà sửa sai cái thói côn đồ để tự biến mình thành côn đồ quốc tế.

Thì qua vụ án này, ngược lại có những người trong số họ lại là những người hành xử với tư duy độc tài và phe nhóm, cũng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của đám phe nhóm đang đánh nhau theo kiểu “lựa theo chiều gió” mà người ta chưa hiểu họ đang mong đợi điều gì? Phần còn lại, những Ls hiểu biết lại ngại va chạm, ngại ảnh hưởng đến mình, đồng nghiệp mình… mà im lặng?

Lẽ nào họ không biết phân tích luật pháp và nhìn nhận vấn đề trên cơ sở luật pháp rằng: Nhà nước Đức đã không phản đối vì việc VN bắt TXT ra tòa để luận tội. Nhưng nhà nước CHLB Đức đã không đồng ý và phản ứng dữ dội bởi chủ quyền của họ bị xâm phạm khi nhà nước VN tổ chức bắt cóc người trên đất nước họ mà không được sự đồng ý của họ, dù người đó là ai.

Phải chăng, việc nhà nước Đức phản ứng dữ dội vì chủ quyền bị xâm phạm lại đã trở thành chuyện lạ ở Việt Nam, khi mới mấy hôm thôi, nhà nước VN đã  lặng lẽ cất ván, rút dù buộc nhà thầu khoan thăm do dầu khí tại Bãi Tư Chính, trong thềm lục địa Việt Nam, chỉ vì anh bạn vàng của Đảng mới hắng giọng?

Và điều đáng buồn ở đây, là tư duy “Mục đích biện minh cho phương tiện” người Cộng sản đã thành công trong việc xây dựng một nền tư pháp độc tài không chỉ với đám dư luận viên hoặc những người dân dân trí thấp mà ngay trong cả những tầng lớp luật sư, trí thức được coi hoặc tự nhận là hiểu biết.

Với tư duy và nhận thức như vậy, thì một nhà nước pháp quyền còn là một mơ ước xa vời với Việt Nam.

Hà Nội, Ngày 10/8/2017

Nhiều người nghèo miền Tây bị lừa ‘đi Mỹ lao động’

Nhiều người nghèo miền Tây bị lừa ‘đi Mỹ lao động’

Các nạn nhân trình bày vụ việc. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

SÓC TRĂNG, Việt Nam (NV) – Hàng chục người dân nghèo ở Sóc Trăng, Bạc Liêu đã gửi đơn cầu cứu đến chính quyền địa phương vì bị lừa chiếm đoạt tiền đi “xuất khẩu lao động ở Mỹ.”

Theo báo Thanh Niên, qua xác minh của Sở Lao Động-Thương Binh-Xã Hội tỉnh Sóc Trăng cho thấy, nhóm lừa đảo nhắm đến người nghèo Khmer, không hiểu rõ các quy định của nhà nước rồi vẽ ra viễn cảnh “đi lao động ở Mỹ có thu nhập cao, thủ tục nhanh chóng, đi lại dễ dàng.”

 

Nói với báo Thanh Niên, ông Sơn Sô Đa (39 tuổi) và vợ là bà Triệu Thị Thông (38 tuổi, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề) cho biết gia đình chỉ có một công đất ruộng, cuộc sống khó khăn, hai con đang ăn học nên mong muốn có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống.

Cuối năm 2016, một người tên Lâm Lên (33 tuổi, ở cùng xã) tìm đến nhà ông Đa, nói có quen với một người đang làm việc tại Mỹ. Người này muốn giúp người dân địa phương tìm việc làm ở Mỹ với thu nhập khoảng $1,000/tháng, được chủ bao ăn ở.

Vợ chồng ông Sơn Sô Đa và bà Triệu Thị Thông. (Hình: Báo Thanh Niên)

Tin lời, vợ chồng ông Đa cầm cố đất ruộng được một lượng vàng và vay thêm ngân hàng 5 triệu đồng, rồi đem mua được $3,000 đưa hết cho ông Lên để “lo giấy tờ” đi lao động  kiếm tiền trả nợ, nuôi con. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, ông Lên chiếm đoạt rồi bỏ trốn khỏi địa phương. Lúc này, vợ chồng ông Đa mới biết mình bị lừa.

“Lúc đầu, Lên bảo vợ chồng tôi đưa $1,000 để lo thủ tục cho hai người, nửa tháng sau, Lên nói đưa thêm $2,000 để hoàn tất giấy tờ. Gia đình đi vay mượn tiền đưa cho Lên, nhưng đến khi hỏi thăm tình hình thì Lên đã trốn khỏi địa phương. Hiện gia đình phải ôm nợ ngân hàng, chỉ có một công đất đã đem cầm cố rồi, nay phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày,” bà Thông nói.

Ông Thái Văn Bằng, trưởng công an xã Đại Ân 2, cho biết ngoài vợ chồng ông Đa, còn có 15  người khác ở địa phương đã gửi đơn đến công an xã tố cáo việc lừa đảo của ông Lên.

Ông Lên đã bỏ trốn khỏi địa phương. (Hình: Báo Thanh Niên)

Theo ông Bằng, qua xác minh cho thấy, cuối năm 2016, một số người gồm ông Sơn Minh Hòa, bà Trần Thị Ngọc, bà Triệu Vên (đều ở xã Đại Ân 2) hiện đang sống và làm việc ở Mỹ, đã vận động, lôi kéo người dân địa phương làm hồ sơ sang Mỹ lao động.

Nếu đồng ý xuất cảnh thì họ giới thiệu gặp ông Lên để người này hướng dẫn làm hồ sơ. Quá trình làm hồ sơ, ông Lên yêu cầu mỗi người phải nộp từ $1,500 đến $5,000 và hứa sẽ nhờ vợ chồng bà Trần Thị Ngọc bảo lãnh sang Mỹ lao động với mức lương cao.

Với thủ đoạn trên, từ Tháng Mười, 2016, đến nay, nhóm người trên “làm hồ sơ” cho 106 trường hợp ở các huyện Mỹ Tú, Long Phú, Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, và một số nơi ở tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, có 30 trường hợp đã đưa tiền cho Lên tổng cộng $57,000. Tuy nhiên, đến nay không có người nào được xuất cảnh, còn ông Lên thì bỏ trốn biệt tăm.

Ngoài ra, qua xác minh ở một số địa phương ven biển của tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, tổng số người bị ông Lên lừa đảo lên đến hàng chục trường hợp.

Ngày 8 Tháng Tám, ông Nguyễn Minh Ngọc, phó giám đốc công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Qua xác minh ban đầu, công an xác định đối tượng chủ mưu, xúi giục, lừa đảo người dân đi lao động ở Mỹ hưởng lương cao là Trần Thị Ngọc, quê xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, hiện sống và làm việc tại Mỹ.” (Tr.N)

Củ cà rốt

Củ cà rốt

Huy Phương/Người Việt

Nguoi-viet.com

Trên thế giới, lực lượng quân đội nào, với vũ khí, quân cụ trong tay cũng có khả năng làm đảo chính, lật đổ chính quyền. Có trường hợp vì chính phủ độc tài, tham nhũng, cũng có khi vì phe cánh hay có bàn tay bên ngoài của các quốc gia khác.

Việt Nam Cộng Hòa cũng đã có hai cuộc đảo chánh do quân đội cầm đầu năm 1960 (bất thành) và năm 1963, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Với truyền thống can thiệp vào nền chính trị, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ba lần làm đảo chính vào những năm 1960, 1971 và 1980. Năm 1987, quân đội Thổ không làm đảo chánh, nhưng lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của các đảng phái Hồi Giáo trong nước, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng İsmail Hakkı Karadayı đã áp lực với chính quyền đóng cửa các trường học tôn giáo, cấm sinh viên đại học đeo mạng che mặt. Thủ Tướng Necmettin Erbakan bị các tướng lĩnh ép phải từ chức, một chính phủ lâm thời được lập ra, và quân đội cuối cùng cầm quyền vào năm 1998.

Thái Lan đã có tất cả 11 lần quân đội làm đảo chánh vào những năm 1932, 1933, 1946, 1951, 1957, 1971, 1976, 1977, 1991, 2006, 2014.

Một cuộc đảo chính Xô Viết năm 1991, được gọi là Cuộc Nổi Dậy Tháng Tám hay cuộc Đảo Chính Tháng Tám, một nhóm các thành viên của chính phủ Xô Viết đã hạ bệ trong một thời gian ngắn vị Tổng Bí Thư Liên Xô Mikhail Gorbachev và tìm cách nắm quyền kiểm soát đất nước.

Tháng Tám, 1982, Không Quân Kenya (Phi Châu) nổi dậy chống Tổng Thống Daniel arap Moi. Năm 2009, Tổng Thống Yahya Jammeh của Gambia bị quân đội đảo chánh. Năm 2015 Tướng Godefroid Niyombare của Burundi, làm đảo chánh chống Tổng Thống Pierre Nkurunziza, nhưng bất thành.

Chính phủ nào cũng đề phòng, cảnh giác những chuyện đảo chánh từ phía quân đội, nhất là trong những xứ độc tài. Để đề phòng hậu hoạn, chỉ trong vòng bốn năm, từ ngày ông Kim Jong-un của Bắc Hàn lên nắm quyền, đã có hơn 70 quan chức cấp cao bị xử tử, ngay cả các đại thần mà cha ông phó thác con côi như Jang Song-thaek, Ri Yong-ho và nay là Hyon Yong-chol. Theo tin Bắc Hàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hyon Yong-chol đã bị xử tử với một khẩu súng phòng không bắn gần, vì lý do mơ hồ là “không phục tùng lãnh đạo và ngủ gật trong buổi họp.” Thực sự là Kim Jong-un luôn luôn lo sợ các tướng lãnh làm đảo chánh. Có thời gian, mỗi tuần Kim Jong-un đem ra xử trảm một tướng.

Độc tài không thua kém Bắc Hàn, lại nô dịch Trung Cộng một cách quá đáng, mất lòng dân, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng mang tâm trạng lo sợ bị làm đảo chánh, nhưng các cấp chỉ huy lực lượng vũ trang quân đội và công an đều là những người của đảng, xuất thân từ trung ương đảng như Nguyễn Minh Tiến, Tư Lệnh Quân Khu 1; Lê Xuân Dũng, Tư Lệnh Quân Khu 2; Vũ Hải Sản, Tư Lệnh Quân Khu 3; Võ Minh Lương, Tư Lệnh Quân Khu 7…

Thay vì thanh trừng nội bộ như Bắc Hàn, CSVN khôn ngoan hơn, lấy lòng tướng lãnh “quân đội nhân dân,” bằng miếng mồi ngon, có mùi thơm của đô la. Bộ Quốc Phòng, cơ quan bảo vệ đất nước cho đúng hai tiếng “quốc phòng” lại quản lý hơn 100 doanh nghiệp lớn nhỏ, trong đó có nhiều tổng công ty quân đội (tương đương các Quân Đoàn/Binh Chủng hay tương đương một Quân Khu/Quân Chủng (tập đoàn Viettel), Quân Đoàn/Binh Chủng (các tổng công ty), hoặc Sư Đoàn (các công ty). Một ví dụ là Thượng Tướng Lê Hữu Đức, một trong bảy thứ trưởng hiện thời của Bộ Quốc Phòng, Tư Lệnh Quân Chủng Phòng Không-Không Quân, là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, đại biểu Quốc Hội, nhưng lại là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội (MBB), có một lô lốc tướng lãnh quân đội dưới quyền…

Trong 21 tập đoàn, tổng công ty được thống kê, có chín tướng quân đội giữ chức chủ tịch hay tổng giám đốc, bao gồm: một thượng tướng, sáu thiếu tướng và hai chuẩn đô đốc. Ở nhiều tổng công ty, chức vụ chủ tịch, tổng giám đốc có quân nhân mang cấp bậc đại tá nắm giữ. Có một sĩ quan cấp tá làm tổng giám đốc tổng công ty 789, đó là Trung Tá Nguyễn Công Hiếu. Tổng Công Ty 789 đã được chuyển làm công ty thành viên của Tổng Công Ty Thành An. Thiếu Tướng Nguyễn Quốc Dũng kiêm nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng Công Ty Thành An cũng như Tổng Công Ty 789.

Một trường hợp tương tự khác là Tổng Công Ty Xăng Dầu Quân Đội là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Vạn Xuân. Hai tổng công ty này có chung chủ tịch là Thiếu Tướng Đào Ngọc Thạch.

Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội có một tổng giám đốc và bảy phó tổng giám đốc. Ba người trong đó có cấp bậc thiếu tướng. Các vị trí còn lại do ba đại tá và hai thượng tá nắm giữ.

Chủ tịch Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn là Chuẩn Đô Đốc Phạm Hoài Nam. Một tổng giám đốc là Chuẩn Đô Đốc Nguyễn Đăng Nghiêm.

Giữ chức vụ chủ tịch kiêm tổng giám đốc tại Tổng Công Ty Trực Thăng Việt Nam (VNH) là Thiếu Tướng Hà Tiến Dũng. Bốn phó tổng giám đốc tại VNH là Đại Tá Vi Công Hùng, Đại Tá Trần Đình Nam, Đại Tá Lê Trọng Đông, Thượng Tá Kiều Đặng Hùng.

Trong phạm vi của trang bài này, chúng tôi không thể liệt ra đây hết “phương danh” các vị tướng lãnh đội nón kết, đeo lon tướng, đi xe bảng đỏ, không còn lo việc chống giặc, giữ an ninh cho bờ cõi mà có nhiệm vụ làm… tiền. Theo con số của Bộ Quốc Phòng, hiện nay có 80,000 “ông nón cối” đang làm kinh tế, cầm trong tay nghìn tỷ trên thương trường!
Chúng ta thường hiểu “chức năng” là “nhiệm vụ.”

Chức năng của tim là bơm để đẩy máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Chức năng của lực lượng công an là bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đương nhiên chức năng của quân đội, bất kỳ của quốc gia nào cũng là bảo vệ quốc gia, bảo vệ quần chúng, chống sự xâm lược từ các quốc gia khác.

Nhưng gần đây, bộ trưởng Quốc Phòng, vì nhu cầu bảo vệ và kinh tài cho đảng lại uốn lưỡi cho rằng: “Tham gia sản xuất xây dựng kinh tế là một chức năng của quân đội! Quân đội làm kinh tế là củng cố tiềm lực quốc phòng, nâng cao vị thế quốc gia!”

Quân đội lãnh lương từ tiền thuế của dân hôm nay lại đi làm rừng, làm ngân hàng, bốc dỡ hàng hóa, những lối đi buôn, thay vì thao dượt, bảo vệ biên giới, đất biển cho tổ quốc, bảo vệ an ninh cho đồng bào tránh khỏi nanh vuốt của ngoại bang, bảo vệ ngư dân ngay trên vùng biển của quốc gia.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch cũng cho rằng “Có những vùng khó khăn chỉ có quân đội mới đứng chân làm được. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, doanh nghiệp quân đội không ngừng đổi mới, sáng tạo, chiếm thị trường trong nước, nước ngoài và trở thành đối tác kinh tế uy tín.” Lời văn nghe sang sảng trước hàng quân nhưng rõ ràng là lời ngụy biện vô cùng nguy hiểm cho dân tộc.

Tóm tắt việc cho quân đội làm kinh tế, theo Vũ Đông Hà (trang Danlambao) tổn hại cho đất nước:

-Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc nay đã trở thành đội quân bạc nhược, lấy chủ trương “bám ghế – kiếm tiền,” làm suy yếu việc phòng thủ quốc gia.

-Tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp quân đội với doanh nghiệp dân sự.

Nhân danh phục vụ mục tiêu quốc phòng, tài nguyên quốc gia đã bị các tập đoàn tướng tá Cộng Sản thu tóm để làm giàu mà không cần thuê và lại được hưởng những ưu đãi rất nhiều trong việc đóng thuế.

-Tướng tá được thăng chức tùy tiện dựa theo kết quả kiếm tiền cho đảng, thay vì bằng khả năng chiến trận.

-Hiện nay nhiều công trình, dự án đều lệ thuộc nguồn vốn và nguyên liệu của Trung Cộng, nên tất cả tướng tá đại gia đều lệ thuộc Bắc Kinh, đầu hàng kẻ thù vô điều kiện, xem dân là thù, lấy thù làm bạn.

Theo nguyên tắc không có một vụ chia chác quyền lực và đồng tiền nào làm thỏa mãn được mọi người, “Quân Đội Nhân Dân” hiện nay đang bị phân hóa, xé nát trầm trọng vì tranh nhau miếng ăn. Phe không ăn bất mãn, phe có ăn lo kiếm ăn, không ai quan tâm dến chuyện “rèn cán, chỉnh quân” trở thành một đội quân yếu và hèn.

Không ăn được thì đập phá, phe “trâu cột” không có miếng ăn lên tiếng đòi hỏi: “Quân đội không nên làm kinh tế.” Phe “trâu ăn” là tướng lãnh quân đội đang có đặc quyền làm kinh tế, tuyên bố sẽ ra tay làm đảo chánh nếu bị Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cấm làm kinh tế? Rồi đây, đất nước có thể xẩy ra binh biến, không phải vị giặc vào nhà, mà vì gà tranh nhau vì thóc, lúa.

Trong khi Kim Jong-un non nớt dùng hạ sách với “cây gậy” xử trảm công khai các tướng lãnh nghi ngờ chống lại mình, thì đảng CSVN cao thủ hơn, cho tướng lãnh củ “cà rốt” để nắm quyền lực, khiến họ phải trung thành tuyệt đối, nhưng rồi đây tình trạng đất nước sẽ ra sao khi giặc tới biên giới?

Ngày xưa thời kháng chiến, mỗi cán bộ chỉ có một đôi đũa và cái chén nhôm giắt lưng, nói chuyện yêu nước dễ. Bây giờ quyền cao chức trọng hàng muôn, ngày đêm nghĩ cách kiếm tiền, giữ tiền, đến lúc “ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng” thì đã quá muộn.

Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát

 

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965.

Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972.

Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa.

Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại “như một nén hương chiêu niệm chung.”

Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.

Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế – nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam – có thể ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế, rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như cái chết trong tù của ông – bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí thức văn nghệ sĩ khác – của nhà cầm quyền Hà Nội. Chí Hòa, Sài Gòn – Một ngày cuối Tháng Tư 1979


Gia đình Thủ Tướng Phan Huy Quát

Hôm nay đến lượt bốn phòng 5-6-7-8-, gác 1, khu ED được đi tắm, giặt. Mọi người đều rộn rạo, hối hả chuẩn bị, cười hô hố. Cứ ba ngày rưỡi mới được xối nước trên thân thể hôi hám, ngứa ngáy và vò vội quần áo đã tích trữ kha khá mồ hôi, đất ghét, thì trước cái hạnh phúc nhỏ nhoi chỉ được phép hưởng hai lần mỗi tuần, ai mà không “vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi” dù, trên lý thuyết, thời gian tắm được quy định 30 phút cứ bị cán bộ ăn bớt, chỉ còn vỏn vẹn 15 phút.

Cả bốn phòng đã lần lượt ra hành lang ngồi xổm sắp hàng đợi cán bộ gác đến điểm số. Lần đó, viện cớ bị cảm, tôi xin phép ở lại trong buồng. Tôi có mục đích riêng.

Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng xối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!

Buồng 5 chúng tôi ở đầu dãy, sát với đầu cầu thang, nơi đây đặt một cái bàn và một cái ghế cho cán bộ gác. Chỗ tôi nằm sát hàng song sắt. Tôi đứng dậy, nhìn về phía đầu cầu thang chỉ cách chừng ba thước rồi quay người, đảo mắt suốt dọc hành lang. Không có bóng cán bộ. Căn phòng vơi đi 58 người như rộng ra. Hơi nồng của 60 mạng tù tích tụ từ suốt ngày và đêm trước tự giải phóng dần dần đem lại một cảm giác thoáng khí hơn.

Căn phòng chỉ còn lại hai người không đi tắm là tôi và một người nữa đang nằm ở hàng giữa, sát tường, trên diện tích vỏn vẹn có 60 phân tức 2/3 của một chiếc chiếu hẹp. Ðó là khoảng không gian đã được chia rất đều cho 60 tù nhân mà Việt Cộng đã cải cho cái danh từ mỹ miều là “trại viên” Người đồng phòng này nằm, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay gập lại trên bụng, hai bàn chân chắp vào nhau, mắt nhắm, vẻ mặt bình thản. Ông bị bệnh đã hơn một tuần, không thuốc men. Nước da mặt đã chuyển sang màu tai tái càng nổi bật với màu trắng của chòm râu và mái tóc. Bệnh nhân nằm im, không cựa quậy, thân hình như đã quen đóng khung trong không gian 60 phân của chiếc chiếu. Ông là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng là Tổng trưởng nhiều lần, chức vụ cuối cùng và cao nhất trong hoạt động chính quyền của ông là chức Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Xuân 1965. Năm 1979 ông đã trên 70 tuổi.

Tôi đảo mắt một lần nữa suốt dọc hành lang, dõng tai nghe ngóng. Vẫn không một bóng người, không một tiếng động khả nghi nào trên tầng gác vắng lặng. Tôi bước vội tới chiếu của Bác Sĩ Quát rồi ngồi sát bên. Bệnh nhân vẫn nằm im, mắt nhắm, không một phản ứng nào chứng tỏ ông cảm giác thấy có người bên cạnh. Hơi thở yếu. Bộ đồ ngủ của ông bận có cũ nhiều nhưng không bị xô lệch. Ðôi ống quần được kéo thẳng tới cổ chân. Ðôi tà áo được khép gọn, ôm kín thân trên. Cánh tay áo trùm tới tận cổ tay. Chẳng phải vì cuộc sống tạm bợ trong tù rất nhiều hạn chế khắc nghiệt cộng thêm lâm bệnh nặng đã hơn một tuần – một trường hợp bất cứ ai cũng có thể buông thả, mặc cho thân phận nổi trôi và có thể kém đi nhiều, ít cảnh giác về cách phục sức và tư thế – mà Bác Sĩ Quát thiếu chững chạc. Và từ cái chững chạc này như toát lên một cái gì có vẻ nghịch lý đến độ vừa đau đớn vừa dũng mãnh giữa thân phận con người và hoàn cảnh.

Tôi khẽ lên tiếng: “Anh Quát! Anh Quát!”

Không một phản ứng của bệnh nhân. Tôi lắc nhẹ cánh tay bệnh nhân, hơi cao giọng: “Anh Quát! Anh Quát!” Vẫn không một phản ứng, tôi đưa ngón tay trỏ qua mũi bệnh nhân. Hơi thở quá yếu. Dưới sân, tiếng xối nước bắt đầu thưa dần. Thời gian tắm giặt sắp hết. Tôi không muốn mục đích khai bệnh giả của tôi bị lộ là cố ý ở lại buồng để đích thân nói ít điều cho là cần thiết với Bác Sĩ Quát và cả với tôi nữa.

Buồng 5 chúng tôi vẫn được Việt Cộng coi là một buồng “phản động” nhất trong số bốn buồng của lầu 1, khu ED vì chứa một cựu Thủ tướng, 3 cựu Tổng trưởng, nhiều sĩ quan cấp tá, một số ít dân sự “đầu chai đá, khó cải tạo, phần tử rất xấu, mất dậy.” Một buồng “ngụy nặng” nên được Việt Cộng tận tình “chiếu cố” trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn phải kể tới một vài tên “ăng ten” tức chỉ điểm được cài trong buồng. Tóm lại, chúng tôi đều bị theo dõi rất sát, rất chặt. Tôi phải làm gấp. Tôi lắc mạnh hơn cánh tay bệnh nhân, cao giọng thêm: “Anh Quát! Anh Quát!”

Bệnh nhân vẫn lặng im. Phải làm thật gấp. Tôi xoay nghiêng mình, tỳ tay xuống chiếu, ghé miệng sát tai Bác Sĩ Quát, cố nói thật rành rẽ: “Anh Quát! Anh Quát! Nhận ra tôi không?” Lần này đôi mi bệnh nhân hơi động đậy rồi dướng lên, hé mở. Tôi thoáng thấy lòng trắng mắt vàng khè. Chẳng cần phải học ngành y mới biết bệnh gan của Bác Sĩ Quát coi mới nặng. Bệnh nhân vắn tắt thều thào: “Anh Tú!” Tôi hơi yên tâm. Miệng lại sát tai Bác Sĩ Quát, tôi nói: “Anh mệt lắm phải không?” Ðầu bệnh nhân hơi gật gật. Không hiểu lúc đó linh cảm nào xui khiến, tôi cố rót vào tai Bác Sĩ Quát, giọng hơi nghẹn: “Anh có nhắn gì về gia đình không?” Bệnh nhân cố gắng lắc đầu, mắt vẫn nhắm. Dưới sân không còn tiếng xối nước nữa. Có tiếng các buồng trưởng dục anh em tập hợp để điểm số lại trước khi lên buồng. Chỉ còn độ hơn một phút. May lắm thì hai phút. Tôi dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát: “Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh? Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!” Ðôi môi bệnh nhân như mấp máy.

Tôi vội nhổm lên, ghé sát tai tôi vào miệng bệnh nhân. Một hơi thở khò khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến chín phần mười: “Thôi! Anh Tú ạ.” Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã bắt đầu từ chân cầu thang. Tôi chưa chịu buông: “Nói đi! Anh Quát! Nói đi!” Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi hắt vội ra lần chót! “Thôi! Thôi! Bỏ đi!” Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã tới quá nửa cầu thang. Tôi vội nhổm dậy, bước nhanh về chiếu mình, nằm thẳng cẳng, vắt tay lên trán.

Ngoài hành lang, các bạn tù hối hả, xôn xao phơi quần áo mới giặt. Vài tiếng kỳ kèo nhau về chỗ dây phơi. Rồi như một đội quân đã chọc được phòng tuyến địch, họ ùa vào phòng, đứng lố nhố nghẹt lối đi quá nhỏ giữa ba hàng chiếu. Căn phòng như bị co hẹp lại. Tiếng cười đùa thưa dần khi tất cả đã về được chiếu mình. Khói thuốc lá bắt đầu tỏa. Ðây đó tiếng rít của vài bình thuốc lào nổi lên sòng sọc. Bây giờ thì mọi người, sau trận tắm thỏa thuê, đã ngả lưng trên chiếu. Cả phòng lặng tiếng.

Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường: “Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?”

Bác Sĩ Hồ Văn Châm, cựu Tổng trưởng Thông tin, Chiêu hồi và Cựu chiến sĩ, có phần chiếu liền bên Bác Sĩ Quát. Ông Châm quay về phía Bác Sĩ Quát, tư thế nằm vẫn y như trước. Cảnh lộn xộn, ồn ào, ầm ĩ vừa qua của căn phòng không làm Bác Sĩ Quát động đậy chút nào. Cái gì đã như làm tê liệt bộ phận giây thần kinh điều khiển nguồn năng ý chí con người đến nỗi Bác Sĩ Quát không phản ứng gì, hay không còn muốn phản ứng gì dù chỉ là một phác họa – trước cảnh huống bên ngoài? Một hình ảnh buồn thảm lóe lên trong tưởng tượng; nếu không phải là mùa oi bức thì một tấm nền mỏng đắp lên người dong dỏng và gầy guộc của Bác Sĩ Quát thừa đủ để đóng vai trò một tấm khăn liệm.

Bác Sĩ Châm hướng về phía tôi, lắc đầu. Tôi lên tiếng với buồng trưởng: “Anh Phương! Báo cáo cán bộ xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá chứ!” Phương là hạ sĩ quan binh chủng nhẩy dù, tuổi khoảng 30. Tuy còn trẻ, tóc Phương đã trắng xóa, có lẽ vì “xấu máu.” Anh em bèn dán cho cái nhãn hiệu “Phương đầu bạc.” Phương lặng thinh, coi bộ ngần ngại. Nói cho ngay suốt hơn một tuần lễ Bác Sĩ Quát lâm bệnh Phương đã mấy lần báo cáo xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá, nhưng đều bị từ chối. Tôi quay về phía Bác Sĩ Châm: “Anh Châm! Nói cho Phương biết bệnh trạng của Bác Sĩ Quát đi!” Ông Châm bèn bảo: “Anh Phương! Báo cáo cán bộ ngay đi!” Phương không đáp, lộ rõ vẻ ngần ngại. Trong phòng bỗng nhao nhao nhiều giọng thúc giục, gay gắt: “Báo cáo đi! Chờ gì nữa? Bệnh như vậy mà không đi báo cáo, còn chờ gì nữa? Chờ người ta chết à?” Căn phòng đang im ắng, sống động hẳn lên.

Nhiều bạn đang nằm, nhóm người nhìn về phía Phương. Ðang cởi trần, Phương uể oải đứng dậy, bận áo, ra khỏi phòng, đi về phía đầu cầu thang. Một lát khá lâu, cán bộ gác tới, có Phương theo sau. Anh chàng cán bộ, mặt hơi khinh khỉnh, từ bên ngoài song sắt cộc lốc hỏi vọng: “Ðâu?” Bác Sĩ Châm nhích người qua một bên, chỉ vào Bác Sĩ Quát: “Ðây, cán bộ!” Nhìn một lát, cán bộ quay lưng, Phương lẳng lặng về chiếu mình. Những anh em khác lại đặt mình nằm. Căn phòng chìm trong im lặng hoàn toàn như thể hồi hộp chờ đợi một phán quyết sinh tử của trại.

Chừng 20 hay 30 phút sau, có tiếng lao xao ở đầu cầu thang. Hai bạn tù được làm ở bệnh xá, đem một băng ca tới cùng với cán bộ gác và một cán bộ khác, chắc là ở bệnh xá. Căn phòng lại náo động. Mọi người đều ngồi dậy hoặc đứng lên phần chiếu của mình.

Phương “đầu bạc” dẫn hai anh mang băng ca đến chỗ Bác Sĩ Quát. Bệnh nhân như mê man, tự mình không ngồi dậy được. Bốn anh em khỏe mạnh trong phòng xúm nhau nâng bệnh nhân đặt trên băng ca. Trong lúc đó Bác Sĩ Châm vội nhét vào một túi nhỏ vài đồ cần thiết cho Bác Sĩ Quát: Kem và bàn chải đánh răng, vài đồ lót, thêm một bộ đồ ngủ, đũa, muỗng, chén… Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng. Dưới sân, một tiếng kêu lớn! “Lấy cơm!” Căn phòng trở lại cuộc sống đơn điệu hàng ngày của một trại tù. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi.

Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau: “Bác Sĩ Quát chết rồi!” Cả phòng nhao nhao: “Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá vậy?” Một anh đáp: “Nghe nói, hồi trưa hôm qua thì phải.”

Chỉ một lát cáo phó miệng của các bạn tù đi lấy cơm đã lan truyền khắp khu ED. Bữa cơm trưa hôm đó ít ồn ào hơn thường lệ. Có ai trong phòng thốt một câu: “Bệnh như vậy, suốt hơn một tuần xin đi bệnh xá, không cho. Ðợi gần chết mới cho thì còn gì!” Một điếu văn ngắn, gọn, hàm xúc cho một bạn tù đã nằm xuống. Một lời ngắn, gọn, hàm xúc lên án chế độ bất nhân, ác nghiệt của Cộng Sản. Căn phòng gần như lặng đi.

Không bao lâu sau bữa cơm, cán bộ gác tới, bảo buồng trưởng thu dọn đồ của Bác Sĩ Quát. Trước khi quay lưng, hắn còn nói với: “Nhớ làm bản kê khai, nghe không!” Ðối với tù nhân, đó là lời công nhận chính thức cái chết của bất cứ “trại viên” nào. Lần này, là cái chết của một vị cựu thủ tướng.

Manh chiếu của Bác Sĩ Quát đã được gỡ đi theo giỏ đồ còn lại của ông xuống văn phòng khu. Chỗ nằm cũ của ông trơ ra phần sân xi măng đã xỉn đen thời gian, mồ hôi, đau khổ và uất ức dồn nén của hàng hàng lớp lớp thế hệ tù chính trị mà ông đã là một trong biết bao người kế tiếp bất tận. Trí tưởng tượng của ta có mặc sức tung hoành sáng tác biết bao nhiêu chuyện về trại tù và thân phận tù nhân dưới chế độ Cộng Sản, thì mảnh không gian xi măng đen kia thầm lặng mà hùng hồn nói lên còn hơn thế nữa. Những ngày kế tiếp, cái chết tức tưởi mang nhiều vẻ không rõ ràng của Bác Sĩ Quát còn là đề tài bàn tán của nhiều người trong phòng được tóm gọn trong hai chữ “nghi vấn.” Nhiều người cho rằng nếu được đi bệnh viện sớm hơn, hoặc nếu không, mà được phép biên thư về nhà để thân nhân kịp thời gửi thuốc thì có thể Bác Sĩ Quát đâu ra đến nông nỗi đó.

Năm 1979 vẫn còn nằm trong thời kỳ mà Việt Cộng gọi là “rất căng.” Cuộc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nếu xuôi xẻ về mặt quân sự, thì về mặt dân tình và chính trị lại chẳng xuôi xẻ chút nào. Nhiều nơi đã nổi lên những phong trào chống đối vũ trang làm cho Việt Cộng vô cùng lo lắng trong việc ước lượng tầm cỡ của mỗi phong trào để liệu cơ đối phó. Ngay tại Sài gòn, năm 1976, vụ Vinh Sơn xẩy ra chưa đầy một năm sau “đại thắng Mùa Xuân” của Việt Cộng đã làm chúng thất điên bát đảo và mặc dù những người chủ trương và lãnh đạo vụ Vinh Sơn cùng với một số chiến hữu đã bị Việt Cộng thẳng tay đàn áp và thanh toán, dư âm và ảnh hưởng của vụ ấy vẫn còn kéo dài mãi tới 1979 và sau nữa. Lại thêm cuộc chiến với Trung Cộng Mùa Xuân 1979 ở miền Bắc và cuộc chiến với Căm Bốt ở miền Nam khởi sự từ 1978. Do đó Việt Cộng càng siết chặt kỷ luật đối với tù chính trị. Tuy không có bằng chứng rõ ràng, nhiều người trong phòng có cảm giác “ăng ten,” tức chỉ điểm viên, đã được tăng cường.

Cuộc sống tiếp tục trong bầu không khí càng ngày càng ngột ngạt. Việt Cộng “dư” lý lẽ để đối xử với tù nhân tàn nhẫn hơn, bất nhân hơn. Bác Sĩ Quát đã lâm bệnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Con trai út của ông là Phan Huy Anh bị bắt cùng với ông ngày 16 Tháng Tám 1975 không được ở chung cùng buồng, mà bị giam ở buồng 6 sát bên. Hai cha con chỉ trông thấy nhau những lần đi tắm, tức hai lần một tuần. Khi tắm cũng không được liên hệ với nhau. Huy Anh dù có muốn giúp bố giặt quần áo hay một vài việc vặt vãnh cũng không bao giờ được phép. Còn nói chuyện với nhau thì tuyệt đối cấm. Nếu bị bắt quả tang hay có người tố cáo, hai cha con sẽ bị cúp viết thư về nhà với hậu quả kèm theo là bị cúp thăm nuôi. Ấy là chưa kể có thể bị kỷ luật đưa đi biệt giam. Việc thăm nuôi của gia đình cũng tách rời, riêng biệt: không bao giờ hai cha con được thăm nuôi, gặp gỡ thân nhân cùng một lúc, cùng một ngày. Hai cha con sống sát buồng nhau mà còn hơn hai kẻ lạ. Hai kẻ lạ còn có thể xin phép trao đổi với nhau chút quà, nói với nhau dăm ba câu. Bác Sĩ Quát và Huy Anh luôn luôn bị từ chối và bị theo dõi kỹ. Khi được tin bố lâm bệnh, Huy Anh nhiều lần xin phép qua thăm và đem thuốc cũng không được. Chỉ tới phiên đi lãnh cơm, Huy Anh mới được bước ra khỏi buồng. Những lúc đó tôi thoáng bắt gặp ánh mắt buồn bã của Huy Anh kín đáo nhìn qua song sắt tới chỗ bố đang nằm lịm. Tôi còn nhớ hai ngày trước khi Bác Sĩ Quát được đưa đi bệnh xá, cán bộ gác mới cho phép Huy Anh đem thuốc cho bố, sau không biết bao nhiêu lần năn nỉ. Huy Anh chỉ được phép đứng ngoài cửa nhìn vọng vào. Thuốc thì do buồng trưởng nhận đưa cho Bác Sĩ Quát. Thuốc đến quá muộn, dù chỉ là thứ thuốc thông thường trị bệnh gan. Lần “nhìn thăm” thầm lặng được phép công khai đó dài không quá hai phút. Và đó cũng là lần chót Huy Anh được chính thức nhìn bố qua chiều dài gần 8 thước của căn buồng dưới đôi mắt cú vọ của cán bộ gác ngồi phía đầu cầu thang giám sát.

Hôm Bác Sĩ Quát được khênh đi bệnh xá, Huy Anh cũng không được phép ra khỏi buồng dù chỉ để nói ít câu thăm hỏi và nhìn bố nằm thoi thóp trên chiếc băng ca. Một ngày sau khi Bác Sĩ Quát chết, Huy Anh được trại cho phép về thọ tang bố. Nhiều người trong chúng tôi hi vọng sẽ có tin thêm về tang lễ và nhất là về cái chết quá đột ngột của Bác Sĩ Quát khi Huy Anh trở lại trại. Thói quen giấu diếm, bưng bít đã trở thành một thứ siêu vi trùng trong máu của Việt Cộng, thế nên khi Huy Anh trở về, chúng tôi chẳng biết tin gì thêm ngoài việc tang lễ đã xong xuôi. Sau này có tin là Huy Anh sẽ được thả nếu “thật tâm cải tạo tốt.” Có nghĩa là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến cái chết, đến tang lễ của bố, đến bất cứ những gì Huy Anh đã nhìn được, nghe được ở xã hội Sài Gòn bên ngoài trong thời gian được về nhà.

Phải thừa nhận Việt Cộng rất “siêu” về thủ đoạn dọa nạt, nhất là đối với những ai đang bị gọng kìm của chúng siết chặt. Dù Bác Sĩ Quát đã chết, không còn là một mối lo chính trị đối với Việt Cộng, do vậy không còn cần thiết giữ Huy Anh làm con tin để đe dọa, đầy đọa tinh thần ông bố nữa, cũng phải đợi đến cuối năm 1979, Huy Anh mới được thả.

Trong thập niên 1940, Bác Sĩ Phan Huy Quát đã được nhiều người ở Hà Nội biết tiếng là một lương y. Bệnh nhân của ông, cả Việt lẫn Pháp, rất tín nhiệm ông vì tư cách đứng đắn và lương tâm nghề nghiệp rất cao của ông. Ngay cả một số người Pháp đã chọn ông làm bác sĩ gia đình của họ, một trường hợp rất hiếm trong y giới người Việt thời ấy. Một đề tài nghiên cứu y học của ông có liên quan đến bệnh đau mắt của Hoàng Ðế Bảo Ðại thời đó đã được tặng giải thưởng đặc biệt của Hoàng Ðế. Cuộc đời chính trị của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 Tháng Ba 1949. Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Ðại lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Từ giữa năm 1953 trở đi, tình hình cuộc chiến với Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam ngày càng tồi tệ. Thất trận của Pháp ngày 07 Tháng Năm 1954 ở Ðiện Biên Phủ mở màn cho Hội Nghị Genève về Ðông Dương với hậu quả là Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 do Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 Tháng Bảy 1954.

Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.

Bác Sĩ Quát trở lại nghề cũ, mở một phòng mạch ở Dakao gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Suốt chín năm ông Diệm cầm quyền, Bác Sĩ Quát không tham chính: ông khó có thể thuận với Tổng Thống Diệm về lề lối làm việc quá quan liêu, hống hách và độc đoán của gia đình họ Ngô. Thêm nữa ông là một thành viên trong nhóm Caravelle đã công khai đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện tự do, dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 01 Tháng Mười Một 1963 do một số tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo chấm dứt chế độ Ngô Ðình Diệm theo liền cái chết bi thảm của vị tổng thống và hai em ông là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn. Ðại Tướng Dương Văn Minh và Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ cầm quyền mới được ba tháng thì bị Tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng II chiến thuật, chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64. Bác Sĩ Quát được mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964 rồi lại trở về phòng mạch.

Cuộc đời chính trị của ông đạt tuyệt đỉnh danh vọng khi, vào giữa Tháng Hai năm 1965, ông được Tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông lui về, trực tiếp điều khiển phòng thí nghiệm y khoa của ông ở đường Hai Bà Trưng. Hoạt động chính trị của ông thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư 1975.

Nhưng ngày kết liễu nền Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm đã quen và chỉ quen hoạt động chính trị theo lối “chính quy,” trong “đường lối chính quy.” Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt động bí mật, mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ khác, một thứ thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Ðiều này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ dàng.

Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát không đáp “lời mời” ra trình diện của Việt Cộng được phổ biến trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí của chúng cho tất cả “ngụy quân, ngụy quyền”. Liền sau khi cộng quân ào ạt tuôn vào Saigon từ hai hướng Bắc và Nam ngày 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền Vương và bắt đầu cuộc đời “du mục” trong Saigon, quyết không để cho Việt Cộng bắt. Cứ đôi ba ngày các con ông thay phiên nhau dẫn ông đi thay đổi chỗ trú ngụ. Sau gần ba tháng trốn tránh như thế, ông có dấu hiệu mệt mỏi. Các con ông khuyên ông trốn “trụ” hẳn một nơi. Ông nhượng bộ, về nhà trưởng nữ trong một hẻm khuất ở quận Phú Nhuận.

Những ai đã sống ở Saigon sau ngày 30 Tháng Tư 1975 chắc khó quên cái không khí ồn ào, nhộn nhạo, hỗn tạp bao trùm khắp nơi, khắp chốn của cái thành phố hơn ba triệu người này hầu như ngày nào cũng hối hả tuôn ra đầy nghẹt đường phố. Vẻ mừng rỡ bề ngoài vì chiến tranh đã chấm dứt không che đậy nổi nhiều nỗi lo âu âm ỉ bên trong: Kẻ chiến thắng sẽ định đoạt số phận của Saigon như thế nào? Thái độ nào tốt nhất để đối phó với kẻ chiến thắng đang huênh hoang, ngạo mạn? Tùy hoàn cảnh và cương vị riêng của mỗi cá nhân, người thì chọn lối âm thần sống ẩn, người thì mặc, muốn ra sao thì ra, cứ sống “tự nhiên cái đã”. Nhưng đại đa số thì tính chuyện trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Mỹ đã vĩnh viễn phủi tay. Một số khác thì tính chuyện tiếp tục tranh đấu chống Cộng. Ðã manh nha những sự thăm dò, móc nối nhau, tìm ngõ ngách trong hai lãnh vực chính yếu: thứ nhất vượt biên, thứ nhì chống Cộng.

Hai lãnh vực này tưởng là hoàn toàn riêng biệt, trái lại, thường xoắn vào nhau khá chặt, bởi lẽ nhiều khi tìm đường vượt biển lại dẫn đến mối chống Cộng, tìm đường chống Cộng lại dẫn tới mối vượt biên. Bất cứ ai chọn dấn thân vào một trong hai lãnh vực này đều bị lôi cuốn vào cái vòng luẩn quẩn lưỡng nguyên bi hài kịch đó. Bác Sĩ Quát không ngờ sẽ rơi vào chính cảnh huống ấy. Trong thâm tâm, ông không muốn bỏ chạy: ông vốn nặng tình quê hương. Nhưng gia đình ông 14 người, mặc nhiên là một áp lực tinh thần, thầm lặng đấy, nhưng đáng kể, buộc ông không thể không nghĩ đến sự an toàn cho vợ, con, dâu, rể và các cháu nội ngoại, nghĩa là phải nghĩ đến chuyện vượt biên. Ngoài tình quê hương ông cũng nặng tình gia đình không kém.

Thực ra, khoảng một tuần trước ngày 30 Tháng Tư 1975 lịch sử, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ra lệnh cho ông Ðại sứ của mình ở Saigon nhân danh chính phủ mời Bác Sĩ Quát qua Ðài Bắc trú ngụ nếu như phía Mỹ chưa lo liệu cho bác sĩ. Lúc đó Bác Sĩ Quát chưa quyết tâm ra đi nên chỉ cảm ơn và nói sẽ liên lạc sau. Về phía Mỹ, khi hay tin Bác Sĩ Quát còn ở Saigon, ngày 28 Tháng Tư 1975 đã liên lạc với ông, hứa đưa hai ông bà qua Mỹ. Bác Sĩ Quát trả lời không thể nhận sự giúp đỡ quý hóa ấy nếu tất cả gia đình ông gồm 14 người không được cùng đi. Phía Mỹ ngần ngại, nhưng rồi cũng thuận ý muốn của Bác Sĩ Quát và cho ông một điểm hẹn. Ðiểm hẹn này sau bị lộ. Thêm nữa ngày 29 Tháng Tư 1975, tình hình căng thẳng tột độ, chính phủ Dương Văn Minh ra tối hậu thư buộc Mỹ phải triệt thoái toàn bộ nhân viên D.A.O. tức bộ phận tùy viên Quốc Phòng của Mỹ trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Liên lạc giữa phía Mỹ và Bác Sĩ Quát bị tắc nghẽn. Chuyến trực thăng cuối cùng chở người Việt tị nạn không có Bác Sĩ Quát và gia đình.

Như đã nói, ông nặng tình gia đình, không muốn gia đình bị khổ trong vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn. Ðồng thời ông cũng không muốn làm “kẻ bỏ chạy” vì ông cũng rất nặng tình quê hương, đất nước. Ông muốn, nếu đi thì cả nhà cùng đi. Nếu ở lại thì cả nhà cùng ở lại. Nhưng sau hai lần lỡ dịp di tản gia đình, Bác Sĩ Quát ý thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê hương, đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã chọn.

Ông bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông gia nhập tổ chức và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên. Còn về đề nghị gia nhập tổ chức, ông nói sẽ có quyết định sau khi gặp người đại diện có thẩm quyền của tổ chức. Ðôi bên đồng thuận. Gia đình Bác Sĩ Quát gồm bà Quát, các con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí Hòa, Saigon. Bà Quát, tuy tuổi đã cao và mắc bệnh đau tim, vẫn bị biệt giam, điều kiện sinh hoạt rất khắc nghiệt. Do con, cháu bà năn nỉ mãi, Việt Cộng cho phép một cháu ngoại gái của bà mới 12 tuổi qua ở biệt giam để chăm sóc bà. Ðược mấy tháng, vì tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, bà Quát được đưa ra ở phòng tập thể với các con cháu. Ðược hơn một năm, có lẽ vì xét thấy gia đình bà Quát đại đa số là giới nữ và khai thác cũng không thêm được gì, Việt Cộng bèn thả hết. Riêng người con rể còn bị giữ lại, đưa đi trại cải tạo Hàm Tân, gần mười năm sau mới được thả.

Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau, theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát biết mình bị lừa. Ông và Huy Anh được giải về Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, đường Võ Tánh, Saigon. Hôm đó là ngày 16 Tháng Tám 1975, khởi đầu cuộc thử thách chót trong đời vị cựu Thủ tướng. Một cuộc thử thách không giống bất cứ một thử thách nào ông đã đương đầu trước kia. Một cuộc thử thách mà chủ đích của Việt Cộng nhằm hạ nhục con người chỉ chấm dứt sau khi vị cựu Thủ tướng đã vận tất cả năng lượng vật chất và tinh thần ném hết vào cuộc đấu tranh cuối cùng của ông, lần này mới thực là mặt đối mặt với quân thù với không biết bao nhiêu căng thẳng, gay go về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh riêng lẻ mà ông chưa từng có một ý niệm và không bao giờ ngờ có ngày phải tiến hành trong đơn độc, đã kết thúc vào trưa ngày 27 Tháng Tư 1979, đúng ba hôm trước ngày Kỷ niệm Saigon thất thủ.

Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng. Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)

Gần một tháng trước Tết Mậu Ngọ tôi bị chuyển về phòng 1, gác 1, khu BC. Ba phòng 2, 3, 4 bỏ trống. Chỉ riêng phòng 1 có “khách hàng”. Bác Sĩ Quát và tôi gặp lại nhau ở đó. Trong mấy ngày Tết, kỷ luật nới lỏng, mọi người được đi lại thăm bạn bè ở các phòng khác, gác khác trong cùng một khu. Bác Sĩ Quát và tôi không ra khỏi gác 1. Chúng tôi thường đi bộ dọc hành lang trống vắng vẻ, Bác Sĩ Quát bắt nhịp đi theo tiếng chống nạng của tôi lúc đó chân bị tê liệt. Mấy ngày Tết quả là một dịp hiếm có để có thể nói với nhau nhiều chuyện, khỏi sợ bị để ý hay soi mói quá đáng. “Ăng ten” cũng phải ăn Tết chứ! Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi nghe cuộc “phiêu lưu” của ông và gia đình. Tôi có hỏi ông về thời gian ông bị giữ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát, đường Võ Tánh. Ông kể:

“Chúng bắt tôi viết bản tự khai tất cả những gì tôi làm khi tôi giữ chức Thủ tướng. Bản viết của tôi không dài quá một trang tôi viết vắn tắt là trong thời gian tôi ở cương vị Thủ tướng, tôi lãnh đạo việc nước, tôi chỉ đạo cuộc chiến chống Cộng. Tất cả mọi cấp, từ cấp thấp nhất, đến cao nhất gần gũi với Thủ tướng ở mọi ngành quân, dân, chính đều làm việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của tôi. Một mình tôi trách nhiệm. Chúng không bằng lòng, bắt tôi viết lại. Tôi viết y như trước. Cù cưa như vậy đến hơn một tháng, gần hai tháng. Chúng bèn chuyển sang thẩm vấn. Hỏi câu nào tôi trả lới vắn tắt: Tôi trách nhiệm. Chúng đủ trò áp lực như anh biết đấy. Sau đó, để bớt căng thẳng, tôi nhận viết. Vả lại, thú thực lúc đó nhịp tim đập của tôi loạn xạ đã nhiều ngày, và tôi không có thuốc trợ tim. Tôi cảm thấy chóng mệt. Tôi cứ từ từ viết được hơn 70 trang, trong đó tôi nêu một số nhận định về thời cuộc, đưa ra một số đề nghị kiến thiết quốc gia. Trên trang nhất, tôi đề tên người nhận văn bản của tôi là Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chúng bắt tôi xóa, chỉ được viết là bản tự khai. Tôi không chịu. Sau cùng chúng cũng nhận tập viết của tôi.”

Tôi hỏi Bác Sĩ Quát:

– Anh có tin là chúng chuyển tập viết của anh tới Nguyễn Hữu Thọ không?

– Tôi ngờ lắm. Ông đáp. Nhưng không sao. Tôi mượn cớ đề tên Nguyễn Hữu Thọ để ngầm bảo chúng rằng tôi không biết tới Hà Nội trong khi tất cả chúng ta đều rõ là Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội và Hà Nội thừa biết điều đó hơn ai hết.

Tôi bật cười, Bác Sĩ Quát cũng cười theo. Chúng tôi hiểu nhau. Trong buồng có một vài bạn tù đứng đắn, chúng tôi có thể nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, không nghi ngại. Tôi nhớ một lần, vẫn trong dịp Tết Mậu Ngọ, chúng tôi năm người đứng nói chuyện gần ở một góc hành lang, câu chuyện loanh quanh thế nào mà dẫn đến việc một bạn tù hỏi Bác Sĩ Quát về một vài cộng sự viên thân cận nhất của ông mà ông thật tâm tác thành cho: “Có thật hay không, tiếng đồn có người đá ngầm anh khi có dấu hiệu anh trên đà xuống dốc?” Bác Sĩ Quát mỉm cười, trả lời, giọng bình thản: “Tôi đã có nhiều dịp gần cụ Trần Trọng Kim khi sinh thời cụ. Tôi nhớ mãi một lời cụ dậy: sống ở đời phải cho nó chững. Tôi thường kể lại cho các con, cháu trong nhà nghe lời của cụ Trần, kẻo uổng.” Câu nói của Bác Sĩ Quát không trả lời thẳng vào câu hỏi của anh bạn. Nhưng có vẻ như mấy bạn biết thưởng thức câu trả lời đó vì họ cười ha hả.

Sau Tết, chúng tôi bị chuyển sang phòng 5, gác 1, khu ED. Ðược vài hôm, phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu bực tức, nóng nẩy. Riêng tôi cũng không để lộ cho tên Liên rõ là tôi biết chuyện của hắn. Cuộc sống ở Chí Hòa đơn điệu, buồn tẻ, ngột ngạt.

Ngày này sang ngày khác, mọi người như chết đi trên 2/3 manh chiếu của mình. Không bao giờ tôi nghe thấy Bác Sĩ Quát thốt lên dù chỉ nửa lời than van về số phận của mình hay của gia đình về sự mất mát tài sản mà Việt Cộng đã tịch thu toàn bộ chỉ để lại cho ông hai bàn tay trắng. Ông sống lặng lẽ, trầm ngâm, kín đáo. Nhiều lần, cán bộ Việt cộng cố ý công khai làm nhục ông trước mặt mọi người. Ông giữ im lặng, cái im lặng kẻ cả. Không ai nhận thấy ở ông một vẻ gì kiêu kỳ, của một người đã từng giữ những chức vụ cao sang trong chính quyền cũ.

Ông biết hòa mình một cách đúng mức. Với anh em cùng cảnh ngộ và cái đúng mức không gượng ép ấy tự nhiên bảo vệ tư thế riêng của ông bằng một khoảng cách mà chẳng ai dám nghĩ muốn vượt qua. Ngay đối với tên Liên mà nhiều yếu tố trong vụ Biên Hòa đủ để được xứng đáng nhãn hiệu “tên phản bội, tên lừa bịp”, ông vẫn giữ được cách lịch sự bao dung buộc kẻ kia tự mình phải có thái độ ăn năn, kính cẩn đối với ông. Thế nên tôi rất hiểu tâm địa ông khi ông thều thào: “Thôi! Bỏ đi!” để trả lời câu hỏi dồn ông về tên Liên bên chiếu bệnh. Ông biết vì ông mà vợ, con, cháu ông đang dũng cảm chịu khổ, chịu nhục, chịu thiếu thốn ở khu phụ nữ. Ông biết một cháu nội gái của ông, con gái đầu lòng của Huy Anh, mới ba tháng đã “được” Việt cộng bỏ tù vì bố mẹ và đang thiếu sữa.

Ông biết chừng nào Việt Cộng chưa bẻ gãy được ý chí đối kháng thầm lặng của ông thì gia đình ông, đa số là phụ nữ và con nít vần là những con tin hữu hiệu trong tay Việt Cộng dùng làm lợi khí đe dọa, đầy đọa tinh thần ông, nghiền nát những gì là nhân tính trong ông, buộc ông phải thốt lên một lời quỵ lụy quy hàng, Nhưng ông đã đứng được đầu gió. Vì ông đã cứng.

Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát có ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó quan trọng vào bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ tổ quốc, là ông đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận nền độc lập. Do lòng trí kiên nhẫn, thái độ khéo léo, mềm dẻo nhưng không thiếu cương quyết trong thương thảo rất khó khăn, nhiều khi đến độ rất căng thẳng với phái đoàn Pháp mà một số thành viên lại là thầy học cũ của ông ở Ðại học Y khoa Hà Nội. Ông đã thuyết phục được phía Pháp trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình, mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác được giảng dậy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách rất xứng đáng là “Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát.” Tên tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh, thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ văn minh và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc.

Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?

Một phòng lẻ loi dành cho lính gác ở ngoài vòng rào trại giam Chí Hòa đã được quét dọn khá tươm tất. Giữa phòng, một tấm ván gỗ khổ hẹp đặt trên đôi mẻ. Trên tấm ván một hình người nằm ngửa, chân duỗi thẳng, hằn rõ dưới tấm mền mỏng phủ kín từ đầu xuống chân.

Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.

Tang gia được chính quyền Việt Cộng hứa cho phép quàn thi hài Bác Sĩ Quát tại chùa Xá Lợi. Ðến phút chót Việt Cộng bội hứa như chúng vẫn có thói quen đó đã trở thành quán tính. Chúng buộc tang gia phải chôn cất ngay ngày hôm sau tức là ngày 28 Tháng Tư 1979. Tìm hiểu ra mới biết ngày 28 là ngày ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới Saigon: cho đem thi hài Bác Sĩ Quát về quàn tại Chùa Xá Lợi có thể gây ra nhiều phiền phức, rối ren không lường được. Quái thật! Một chế độ luôn luôn tự vỗ ngực lớn tiếng huênh hoang ta đây “Anh hùng nhất mực” và “ra ngõ là gặp anh hùng” lại sợ đủ thứ!

Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!

Sợ từ cái xác chết sợ đi, nên bắt chôn ngay sợ xác chết “thần giao cách cảm” với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì rầy rà to.

Ðám tang bị hối thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến thuộc. Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là “nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng”.

Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.

Nếu tôi biết hát, tôi sẽ cất giọng ca vừa đủ nghe tù khúc:

“Anh nằm đây,
Bạn bè anh cũng nằm đây…”
 

Gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất.

THEO ĐỨC MẸ LÊN TRỜI

THEO ĐỨC MẸ LÊN TRỜI

GM GB. Bùi Tuần

Sắp đến lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời.  Lên Trời là lên thiên đàng.  Mẹ Maria lên trời là một sự kiện đầy hân hoan.  Sự kiện vui mừng này gợi lên trong chúng ta khát vọng chính chúng ta cũng được lên trời. 

Nhưng, để theo Đức Mẹ lên trời, ta không thể tự mình lên được.  Ta phải tuân theo chỉ dẫn của Mẹ.  Chỉ dẫn của Mẹ rất đơn sơ:  Hãy sống vâng phục thánh ý Chúa (Lc 1,18).  Thánh ý Chúa về ta là thế nào?  Tôi thiết nghĩ:  Trong một nơi đặt truyền giáo là ưu tiên như tại đây, thì thánh ý Chúa về ta là lời Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ Người, trước khi Người về trời: “Các con hãy là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem… cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).

Lời truyền dạy đó phải được coi là rất cần hiện nay.  Nó phải được áp dụng một cách sống động.   Nghĩa là đối với mỗi người chúng ta, ai cũng phải làm chứng về Chúa tại nơi mình đang sống, trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống mình.  Làm chứng cho Chúa tại nơi mình sống phải được coi như một nhiệm vụ sống còn.  Vì thế tôi thường nghĩ: “Làm chứng cho Chúa” tại đây lúc này là con đường tôi phải đi, để được lên trời với Đức Mẹ.

Với ý nghĩ đó, tôi xin phép chia sẻ vài suy tư, để xét mình, nhân dịp mừng lễ Mẹ lên trời.

Làm chứng cho Chúa

 Làm chứng cho Chúa là làm chứng cho Chúa Giêsu.  Chúa Giêsu phán: “Các con hãy là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).  Làm chứng cho Chúa Giêsu là làm chứng Người là Đấng Cứu thế.  Người cứu độ nhân loại bằng chịu khổ hình và sống lại.  Phúc Âm ghi rõ nội dung làm chứng: “Bấy giờ Người mở trí cho các môn đệ hiểu Kinh Thánh, và bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.  Chính các con là chứng nhân của những điều này” (Lc 24,45-48).

Chắc chắn chúng ta có làm chứng cho Chúa Giêsu theo chứng từ trên đây.  Làm chứng như thế cũng đã là việc tốt.  Nhưng điều tốt hơn, mà mục vụ và truyền giáo mong muốn nơi ta, là chúng ta làm chứng Chúa Giêsu đã và đang cứu độ ta, trong chính cuộc sống cụ thể của ta, một cuộc sống có vô vàn phức tạp.  Hơn nữa, ta cũng làm chứng rằng: chính ta cũng đã và đang cộng tác với Chúa Giêsu trong việc cứu độ những người xung quanh, cả đồng bào ta.

Hôm nay, nếu tôi và nhiều người khác biết sám hối, bỏ được tội lỗi, trở về đàng lành, giải quyết được nhiều vấn đề, thì chính là nhờ ơn cứu độ của Chúa, Đấng đã chịu nạn và phục sinh cho tôi và cho mọi người.  Tin Mừng qui chiếu vào hiện tại, vào hôm nay, vào cuộc sống và vấn đề của chúng ta.  Tôi có kinh nghiệm như vậy.  Những bước đường làm chứng một cách cụ thể như thế sẽ không dễ dàng.  Nhưng chúng ta sẽ thực hiện được nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần

 Khi sai các tông đồ đi làm chứng, Chúa Giêsu đã hứa: “Các con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần” (Cv 1,8).

Kinh nghiệm cho tôi hiểu lời đó thế này: Chúa Giêsu cứu độ thường đến với ta qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần.  Sức mạnh ấy được thể hiện nhiều cách, nhất là ơn đổi mới tâm hồn.

Chẳng hạn, trước đây có những người dễ chạy theo những thú vui hưởng thụ thế gian, thì nay họ trở thành dửng dưng với những thứ đó, để hăng say chìm đắm trong sự bình an của ơn Chúa hiện diện.  Trước đây, có những tính tình rất tự phụ tự mãn, coi như đã xi măng-hoá rất vững trong chất kiêu căng, nhưng nay họ trở thành khiêm tốn nhã nhặn, từ các suy nghĩ, đến các cử chỉ thái độ và lời nói.  Các đổi mới như thế thường rất sâu xa, nhưng lại rất âm thầm.  Nơi từng cá nhân, nơi cả một tập thể.  Tôi coi những đổi mới như thế là sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Nhiều khi, nhìn thấy những sự lạ lùng mà Chúa Thánh Thần đã và đang thực hiện tại đây trong các tâm hồn giữa những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, tôi có cảm tưởng công việc Ngôi Lời nhập thể vẫn đang tiếp tục.  Rất lặng lẽ, rất ẩn dật, nhưng Chúa Thánh Thần đang đưa ơn cứu độ vào lịch sử từng người và từng địa phương.

Chính tôi đã cảm nghiệm được sự kiện đó. Chúa hiện diện trong đời tôi, nhất là trong những giai đoạn tăm tối nhất. Người hiện diện để ủi an, để nâng đỡ, để soi sáng, để thứ tha, để chia sẻ, để cải hoá, để thanh luyện.

Từ kinh nghiệm bản thân, tôi có thể tiên đoán được sự chuyển biến tốt của lịch sử đang diễn ra âm thầm, qua những đổi mới các tâm hồn, do sức mạnh của Chúa Thánh Thần.  Tôi càng có lý để tin điều đó, khi nghĩ đến sự Đức Mẹ đang đồng hành với chúng ta trên đường truyền giáo.

Nhờ Mẹ Maria cầu bầu

 Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Đức Mẹ cho thánh Gioan: “Này là mẹ con” (Ga 19,26).  Tôi coi lời trối quí giá đó cũng dành cho mọi người sẽ được sai đi làm chứng cho Chúa.  Xin tạm bỏ qua lý thuyết cắt nghĩa lời đó.  Tôi chỉ xin dựa vào kinh nghiệm.  Kinh nghiệm làm chứng điều này:  Đức Mẹ giữ một địa vị rất quan trọng trong việc chúng tôi làm chứng cho Chúa.

Nhiều người biết Đức Mẹ trước khi biết Chúa.  Nhiều nơi cầu nguyện với Đức Mẹ trước khi cầu nguyện với Chúa.  Đức Mẹ là nơi ẩn náu của những ai tội lỗi, là nguồn an ủi cho những ai lo buồn.   Đặc biệt, Đức Mẹ là hy vọng của những ai bé nhỏ, mọn hèn.

Riêng với những người làm chứng cho Chúa, Đức Mẹ dạy cho họ cách riêng tinh thần khiêm tốn, khó nghèo.  Bởi vì, để làm chứng cho Đấng cứu thế là Đấng rất khiêm tốn, khó nghèo, người ta không thể phản chứng bằng đời sống của mình trái ngược với khó nghèo khiêm tốn.

Hơn nữa, Chúa chỉ ban ơn biết làm chứng về Chúa cho những ai có tinh thần khiêm tốn.  Như lời Chúa Giêsu đã nói với Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn.  Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Lc 10,21).  Người sống bé mọn với Chúa, luôn là người sống bé mọn với Đức Mẹ và với Hội Thánh của Chúa.

Trên đây là một thoáng nhìn về con đường tôi theo Mẹ lên trời.  Tôi thấy rõ tôi không đi một mình.  Chúng tôi đi với nhau, trong tình hiệp thông và phấn đấu, luôn tìm vâng phục thánh ý Chúa, để làm chứng cho Đấng Cứu độ.  Người là Tin Mừng cho mọi người.  Loan báo Tin Mừng, sống Tin Mừng là con đường Mẹ đã đi để lên trời.  Con cái Mẹ cũng theo Mẹ mà đi trên con đường đó, để về trời.

GM GB. Bùi Tuần

From: Langthangchieutim

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp: “Công ty Formosa, một tổ chức ma mãnh”

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp: “Công ty Formosa, một tổ chức ma mãnh”

Thanh Trúc

RFA


  Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt.

 Courtesy of Pham Quang Long FB

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc  miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

Trở về từ Đài Loan, Đức Giám Mục đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết:

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có  ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi  rất vui mừng về chuyến đi đó.

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ  làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không  phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu “Hành Tinh Đen”.
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp

Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia  trực tiếp hưởng khói  của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.

Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm  giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.

Thanh Trúc: Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa  nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh  Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra  danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề  là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân  số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.

Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016  thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là  vấn để đặt ra.

Thanh Trúc: Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không?

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ  làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không  phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu “Hành Tinh Đen”. Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy  rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều  kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.

Thanh Trúc: Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này?

Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của  xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.

Hơn nữa  thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường  nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa  Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không  phải ta  thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về  phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài  nói chuyện này.

Ai Làm Được Điều Dưới Đây, Người Đó Sẽ Có Cả Thế Giới

  Đắc Nhân Tâm – Phần I

Chương 3 : Ai Làm Được Điều Dưới Đây, Người Đó Sẽ Có Cả Thế Giới

Tôi thường đi câu cá vào mùa hè. Tôi rất thích ăn kem và trái cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu, tôi không nghĩ đến món khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá. Tôi không móc kem hoặc trái cây vào lưỡi câu mà là một con giun hay một con châu chấu, treo mồi trước mặt con cá và nói: “Này, cá, có phải mày thích cái này không?”.

Ứng xử với con người cũng vậy.

Đây là điều mà Lloyd George, vị thủ tướng vĩ đại của Anh trong Thế chiến Thứ I, đã làm. Khi có người hỏi làm thế nào ông giữ vững được quyền lực trong khi nhiều nhà lãnh đạo thời chiến ở các nước khác thường bị lãng quên, ông đáp sở dĩ ông làm được điều đó là nhờ một điều duy nhất: Học được cách móc mồi vào lưỡi câu phù hợp với từng loại cá.

Có thể nói, cách duy nhất để gây ảnh hưởng đến người khác là nói về những điều họ mong muốn và hướng dẫn họ làm thế nào để đạt được điều đó.

*Nếu muốn cậu con trai tuổi mới lớn của mình không hút thuốc lá thì hãy nói về những điều mà nó muốn nghe, ví dụ như khả năng nó sẽ không tìm được bạn gái do hơi thở không thơm tho hay không giành được giải trong trận bóng đá sắp tới do sức khoẻ kém vì hút thuốc lá!

Có một thực tế đã được khoa học kiểm chứng là ngay cả các con vật cũng muốn được đối xử như thế. Chuyện kể rằng một hôm, hai cha con triết gia Ralph Waldo Emerson muốn đưa một con bê vào chuồng. Nhưng họ phạm phải một lỗi thông thường là chỉ nghĩ tới điều mình muốn. Thế là merson và con trai, kẻ đẩy, người lôi con bê. Nhưng con bê cũng chỉ làm theo những gì nó muốn: cứ đứng dang chân ra và kiên quyết không nhúc nhích. Cô gái giúp việc cho gia đình Emerson nhìn thấy tình cảnh đó. Cô không biết làm thơ  hay viết tiểu luận, nhưng cô hiểu tâm lý loài vật hơn nhà triết học Emerson. Cô đưa ngón tay vào mồm con bê cho nó mút như bú mẹ, rồi từ từ vỗ về nó vào chuồng.

*Từ ngày bạn chào đời, mọi hành động bạn thực hiện đều là vì bạn muốn một điều gì đó. Tại sao bạn lại đóng góp tiền cho các hội từ thiên? Bởi vì bạn muốn góp phần chia sẻ giúp đỡ những người bị thương tật hay bất hạnh hơn bạn. Và vì bạn thực sự muốn làm một điều tốt, vô tư và thánh thiện vì tình thương yêu.

Nếu như lòng mong muốn cảm giác này không mạnh hơn niềm khao khát có nhiều tiền, bạn sẽ không bao giờ làm từ thiện được. Dĩ nhiên, bạn có thể đóng góp bởi vì bạn cảm thấy xấu hổ nếu từ chối, hay bời vì một người quen yêu cầu bạn làm thế. Dù theo kiểu nào thì cũng có một điều chắc chắn: Bạn đóng góp bởi vì bạn mong muốn có được một điều gì đó.

*Harry A. Overstreet, trong tác phẩm Ảnh hưởng Hành vi Con người (Influencing Human Behavior), đã viết: “Mọi hành vi đều nảy sinh từ chỗ chúng ta căn bản muốn điều gì. Lời khuyên hay nhất dành cho những ai muốn thuyết phục người khác, dù là trong kinh doanh, trong gia đình, trường học, hay chính trường, đó là: Trước hết, hãy khơi gợi ở người mình muốn ảnh hưởng một ý muốn thiết tha. Ai làm được như thế sẽ có cả thế giới theo mình và sẽ không bao giờ bị cô độc.

* Carnegie, một người Scotland nghèo khổ, chỉ có bốn năm ngồi ghế nhà trường, nhưng đã sớm học được ở trường đời cách duy nhất có thể gâyảnh hưởng đến hành vi của người khác. Đó là: Nói theo cách người khác muốn nghe. Ông đã bắt đầu công việc với hai xu mỗi giờ để sau này có thể đóng góp 365 triệu đô-la cho các tổ chức từ thiện. Hai cháu trai của Carnegie đang học ở Yale luôn cho rằng chúng bận đến nỗi quên viết thư về nhà. Chúng chẳng mảy may chú ý đến những bức thư tha thiết của mẹ, khiến mẹ chúng lo lắng đến phát ốm. Carnegie đánh cuộc một trăm đô-la rằng ông có thể làm cho hai đứa cháu trả lời ngay lập tức mà thậm chí không cần phải yêu cầu một lời nào. Ông viết cho hai cháu một bức thư thăm hỏi, cuối thư nói rằng ông có gửi cho mỗi đứa một tờ năm đô-la. Nhưng ông giả vờ quên không bỏ tiền vào phong bì. Và đúng như ông tiên đoán. Thư trả lời đến ngay lập tức: “Chú Andrew thân mến…”. Tôi đoán chắc là bạn có thể tự mình đoán ra phần còn lại của bức thư.

* ví dụ khác về cách thuyết phục là câu chuyện của Stan Novak ở Cleveland, Ohio. Buổi chiều nọ, Stan đi làm về và thấy đứa con trai út tên Tim đang gào khóc trong phòng khách. Cậu bé không muốn đến trường mẫu giáo vào ngày mai. Thay vì phản ứng như bình thường là đuổi thằng bé ra khỏi phòng và buộc nó hứa phải đi học, Stan bình tỉnh ngồi xuống và suy nghĩ: “Nếu mình là Tim, tại sao mình lại tức tối chuyện đến trường mẫu giáo? Chắc là vì ở trường chẳng có gì hay mà bố mẹ lại không cho mình được ở nhà chơi”. Thế là sau đó, hai vợ chồng anh lập ra một danh sách mọi trò chơi thú vị mà Tim sẽ được tham gia ở trường mẫu giáo như vẽ tự do bằng đầu ngón tay, múa hát, chơi với những người bạn mới.

Thế rồi, họ thực hiện các trò chơi đó ngay trước mặt thằng bé. Thấy hấp dẫn, anh trai của Tim là Bob nhập cuộc trước. Chẳng mấy chóc, Tim cũng tham gia. “Ồ, không đâu! Con phải đến trường mẫu giáo trước để học cách vẽ bằng mười đầu ngón tay”. Với tất cả sự hăng hái, người cha đọc toàn bộ danh sách những trò vui chơi ở trường theo cách mà cậu bé hiểu được, kể cho cậu nghe mọi điều thú vị ở trường mẫu giáo. Sáng hôm sau, Stan ngỡ ngàng khi thấy Tim đang ngồi ngủ say trên chiếc ghế ở phong khách vì đã thức dậy từ rất sớm để đợi bố đưa đến trường. Tim nói với cha: “Bởi vì con không muốn đến trường muộn”. Sự hăng hái của cha mẹ và anh trai đã làm nảy sinh ở Tim sự khao khát đến trường, trong khi bao nhiêu lời khuyên bảo hay doạ nạt đều vô ích.

* lần sau, bạn muốn thuyết phục ai đó làm việc gì thì trước khi làm điều đó, bạn hãy tự hỏi mình: “Tôi có thể làm gì để người đó tự nguyện làm điều này?”.
Tôi thường thuê theo mùa một khán phòng lớn tại một khách sạn ở New York (khoảng 20 buổi tối mỗi mùa) để tổ chức các cuộc diễn thuyết. Gần đến ngày khai mạc, người quản lý khách sạn đột ngột báo tin rằng tiền thuê đợt này tăng gấp ba lần so với trước. Lúc đó, toàn bộ thư mời đã được gửi đi.

Dĩ nhiên, tôi không muốn trả thêm tiền, nhưng nói với khách sạn về những điều tôi muốn thì có ích lợi gì? Họ chỉ quan tâm đến điều họ muốn. Hai ngày sau tôi quyết định đến gặp người quản lý và nói:

Tôi rất bất ngờ khi nhận được bức thư của ông nhưng tôi không hề trách ông. Nếu ở vào cương vị của ông, có lẽ tôi cũng làm tương tự. Trách nhiệm của người quản lý khách sạn là phải đạt được lợi nhuận bằng mọi cách. Nếu ông không làm thế, ông sẽ bị đuổi việc. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Vậy bây giờ, chúng ta hãy cùng thử phân tích những cái được và những cái mất có thể xảy ra nếu ông tăng tiền thuê đợt này nhé!

Sau đó, tôi lấy ra một tờ giấy, vạch một đường ở giữa, bên này ghi “Được” và bên kia là “Mất”. Dưới mục “Được” tôi mở ngoặc và viết dòng chữ “nếu khán phòng còn trống”. Sau đó tôi tiếp tục: “Ông sẽ được thuận lợi là có phòng cho thuê khiêu vũ hay tổ chức sự kiện. Đây là một thuận lợi to lớn đem đến cho ông nhiều tiền hơn so với cho thuê phòng làm hội nghị. Nếu như tôi chiếm khán phòng suốt 20 đêm trong thời gian cao điểm trong mùa thì chắc chắn ông sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi”. “Bên cạnh đó, cũng có một vài điều bất lợi. Trước hết, ông chẳng tăng được thu nhập từ tôi, trái lại còn bị mất đi, vì nếu phải trả số tiền thuê cao như vậy tôi đành phải tổ chức hội nghị ở một nơi khác. Lại còn một thiệt hại nữa cho ông.

Những bài diễn thuyết của tôi sẽ thu hút nhiều người thuộc giới thượng lưu và trí thức đên khách sạn này. Đây sẽ là lời quảng cáo rất tốt cho khách sạn của ông. Nếu ông trả năm ngàn đô-la để quảng cáo trên báo, ông vẫn không thể thu hút được nhiều khách hàng chất lượng như thế đến khách sạn của ông. Như vậy nếu không có những bài diễn thuyết của tôi thì khách sạn bị thiệt  thòi nhiều”. Vừa nói, tôi vừa viết hai điều ấy dưới mục “Mất” và trao tờ giấy cho ông quản lý, rồi bảo:“Mong ông suy xét kỹ những điều lợi hại này rồi cho tôi quyết định cuối cùng”. Hôm sau, tôi nhận được bức thư bảo rằng tiền thuê của tôi chỉ tăng 50% chứ không phải là 300%. Thực sự, có được việc giảm giá này không phải do tôi nói về điều mình mong muốn mà chỉ nói về điều ông quản lý khách sạn muốn và cách đạt được điều mong muốn đó như thế nào.

Henry Ford nói: “Nếu như có một bí quyết nào để thành công, thì đó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của chính mình”. Đây là lời khuyên kinh điển nhất từ xưa đến nay trong nghệ thuật đối nhân xử thế.

Một chân lý đơn giản và hiển nhiên mà bất kỳ ai cũng biết. Thế nhưng, 90% con người trên trái đất này lại quên dùng nó trong suốt 90% thời gian sống của mình.

Hãy xem những bức thư được chuyển đến bàn viết của bạn vào sáng mai, bạn sẽ thấy hầu hết đều vi phạm nguyên tắc quan trọng ấy.

Chúng ta sẽ cùng thử đọc và phân tích bức thư của giám đốc bộ phận truyền thông của một công ty quảng cáo có chi nhánh trên toàn quốc gửi cho những người quản lý các trạm phát thanh địa phương

(trong ngoặc đơn là phản ứng giả định của chúng ta khi đọc từng đoạn).

Kính gửi ông John Blank

Blankville, Indiana

Ông Blank thân mến!

Công ty ——- luôn mong muốn duy trì vị trí đứng đầu ngành quảng cáo ở lĩnh vực truyền thanh.

(Ai cần biết công ty ông muốn gì? Tôi lo việc của tôi còn chưa xong. Ngân hàng đòi tịch thu nhà tôi để xiết nợ, sâu bọ đang ăn trụi đám rau quả, chứng khoán hôm qua lại sụt giá. Tôi lại vừa bị mất 85% giá trị cổ phiếu sáng nay, không dược mời đến cuộc khiêu vũ tại nhà John tối qua. Bác sĩ bảo tôi bị cao huyết áp, bị suy sụp thần kinh và tóc có gàu. Đã quá đủ rồi, vậy mà sáng nay còn bị thằng nhóc nào đó ở New York gửi thư ba hoa về cái điều mà công ty nó muốn. Thật bực mình! Chỉ cần hắn hiểu bức thư này làm mất thiện cảm như thế nào, chắc hắn phải rút khỏi ngành quảng cáo mà về chăn vịt cho rồi!)

Các chương trình thông báo, quảng cáo quốc gia đều do công ty chúng tôi đảm nhiệm. Việc triển khai nhanh chóng, đúng thời hạn đã giúp cho chúng tôi liên tục đứng ở vị trí đầu ngành trong nhiều năm qua.(Công ty ông lớn mạnh, giàu có, đứng đầu à? Thế thì sao? Dù công ty ông có lớn như Tập đoàn General Motors hay General Electric hoặc Bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ hay bằng tất cả cộng lại thì cũng thế thôi. Nếu ông có được một chút thông minh hẳn ông phải hiểu rằng tôi quan tâm đến việc tôi quan trọng như thế nào, chứ không phải ông quan trọng như thế nào. Chuyện thành công to lớn của ông chỉ làm cho tôi bực bội vì cảm thấy mình bé nhỏ và chẳng có giá trị gì.)

Chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về tình hình của các đài phát thanh.(Ông muốn ư! Ông có phải là con bò không hả? Tôi không hề quan tâm gì đến điều ông muốn hay điều tổng thống Mỹ muốn. Để tôi bảo ông một lần cho xong rằng tôi chỉ quan tâm tới điều tôi muốn mà thôi, thế mà ông chưa hề nói một lời về điều đó trong bức thư ngu xuẩn của ông.)

Hãy cung cấp cho công ty chúng tôi lịch phát thanh hàng tuần của đài ông – càng chi tiết càng tiện lợi cho việc lựa chọn, sắp xếp các chương trình quảng cáo vào thời điểm thuận lợi nhất. (Thông tin quan trọng ư! Ông điên rồi. Ông khoe khoang, kẻ cả và khiến tôi cảm thấy mình vô nghĩa, rồi sau đó lại dám yêu cầu đưa cho ông “thông tin quan trọng”, thậm chí còn không nói “xin làm ơn” khi yêu cầu điều đó nữa chứ. Thật không thể tưởng tượng được!)

Nhận được thư này, mong ông gửi ngay cho chúng tôi lịch phát thanh gần nhất của đài ông, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả  đôi bên.  (Thật là ngu xuẩn! Ông gửi cho tôi một bức thư rẻ tiền, nói nhăng nói cuội, thế mà lại dám yêu cầu tôi “gửi ngay” cho ông, trong lúc tôi đang bực bội về giấy nợ và về huyết áp của mình. Và ai cho ông cái quyền ra lệnh cho tôi?… Ông nói điều này  sẽ “mang lại lợi ích cho cả đôi bên”, nhưng ông chưa cho tôi thấy là tôi sẽ có lợi ở điểm nào.)

Thân mến,                    

                                                   John Doe 

                                                  Giám đốc Truyền thông                                                                         

Tái bút : Bài viết thú vị dưới đây là từ tạp chí Blankville, hẳn ông sẽ muốn phát thanh nó ở đài của mình. (Cuối cùng, tới phần tái bút ông mới đề cập điều gì đó liên quan đến vấn đề của tôi. Tại sao ông lại không bắt đầu bức thư bằng điều này? Nhưng nó dùng để làm gì, ông cũng không hề nói rõ! Dân quảng cáo nào cũng đều nói nhảm như ông sao? Ông cần chi lịch phát thanh gần đây nhất của tôi, cái ông cần là một chút chất xám để nhét vào cái đầu bã đậu của ông!)

Dưới đây là một bức thư khác do người đứng đầu trạm cuối của một công ty vận tải lớn gửi cho Edward Vermylen, một học viên của tôi. Bức thư đã gây ấn tượng gì cho người nhận? Bạn hãy đọc nó và chúng ta sẽ cùng phân tích.

Kính gửi: Ông Edward Vermylen

Công ty A. Zerega’ Sons

28 Front St.

Brooklyn, N.Y. 11201

Thưa Ông,

Công việc tại trạm nhận hàng gửi ra nước ngoài theo đường sắt của chúng tôi đã bị cản trở vì hàng hoá chuyển đến quá trễ vào cuối buổi chiều. 

Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tại trạm và trong một vài trường hợp chúng tôi đã không kịp giao hàng. Ngày 10 tháng 11 chúng tôi đã nhận được của công ty ông một lô hàng gồm 510 kiện vào lúc 4 giờ 20 chiều. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của ông để khắc phúc tình trạng chậm trễ ngoài ý muốn này. Xin ông cho biết rằng ông có thể chuyển một phần hàng hoá cho chúng tôi vào buổi sáng thay vì dồn tất cả vào buổi chiều, để tránh rơi vào trường hợp tương tự trong tương lai? Điều thuận lợi về phía ông trong cách thu xếp này là hàng hoá của ông sẽ được bốc dỡ nhanh chóng và chúng tôi bảo đảm sẽ gửi đi ngay sau đó.                                                                                                                                                                            Thân mến         

                                                             J—- B—-

Sau khi đọc bức thư này, ông Vermylen, người phụ trách bán hàng cho công ty Zerega’ Sons gửi nó cho tôi với lời bình luận sau đây:

Bức thư này đã phản tác dụng. Đầu thư họ kể lể nhưng khó khăn của họ mà chúng tôi nói chung chẳng cần quan tâm. Mãi đến cuối thư mới nói rằng nếu như cùng hợp tác, hàng hoá của chúng tôi sẽ được chuyển nhanh chóng. 

Nói khác đi, điều chúng tôi quan tâm nhất lại được nhắc đến cuối cùng, toàn bộ kết quả của bức thư gây nên sự phản đối hơn là hợp tác.”

Bây giờ chúng ta cùng xem thử liệu có thể viết lại hay cải thiện bức thư này không. Chúng ta đừng phí thì giờ nói về những vấn đề của mình nữa. Như Henry Ford khuyên: “Hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như góc độ của chính mình”.

Đây là bức thư đã được viết lại. Có thể chưa phải là tốt nhất, nhưng cũng đáng khen ngợi:

Kính gửi: Ông Edward Vermylen
Công ty Zerega’ Sons
Số 28 Đường Front
Brooklyn, N.Y.11201 

Ông Vermylen thân mến!

Công ty của ông đã từng là một trong những khách hàng thân thiết của chúng tôi suốt mười bốn năm qua. Chúng tôi rất cám ơn những đơn đặt hàng của ông và muốn đem đến cho ông một dịch vụ giao nhận nhanh chóng, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng tôi chưa phục vụ ông nhanh chóng như mong muốn vì các xe tải của ông chuyển cho chúng tôi những lô hàng lớn rất muộn vào cuối buổi chiều, cụ thể là lô hàng vào ngày 10 tháng 11. Lý do là vì nhiều khách hàng khác cũng chuyển hàng đến vào cùng thời gian như trên nên rất dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Hậu quả là các xe tải của ông buộc phải xếp hàng chờ tại cảng, đôi khi ngay cả việc chuyển hàng cho ông cũng bị hoãn lại. Điều này quả thật sẽ đem lại những kết quả không tốt nhưng không phải là không giải quyết được. Nếu có thể, xin ông vui lòng chuyển hàng đến chúng tôi vào sáng sớm. Như thế các xe tải của ông sẽ không phải chờ, hàng của ông sẽ được dỡ xuống ngay lập tức. Đồng thời, công nhân của chúng tôi cũng sẽ được về nhà sớm hơn vào buổi tối để thường thức món mì ống tuyệt vời do công ty ông sản xuất. 

Cuối cùng, cho dù hàng của ông đến lúc nào đi nữa, chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hết sừc mình để phục vụ ông nhanh chóng.

Chúng tôi biết là ông rất bận. Xin đừng mất thời gian trả lời bức thư này.

                                                                                                                                               Thân mến                                                                             J—-B—– -Trưởng Trạm                                           

Barbara Anderson, nhân viên của một ngân hàng ở New York, muốn chuyển công tác đến Phoenix, Arizona để tiện chăm sóc sức khoẻ cho cậu con trai. Sử dụng những nguyên tắc đã học trong khoá huấn luyện của chúng tôi, bà viết bức thư này cho mười hai ngân hàng ở Phoenix:

“Thưa quý ngài!

Kinh nghiệm mười năm trong ngành ngân hàng của tôi sẽ là một đóng góp hữu ích cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngân hàng của quý ngài.

Với nhiều khả năng khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng tại Trust Bank New York, tôi đã được đề bạt chức vụ hiện nay là Giám đốc Chi nhánh. Tôi có nhiều hiểu biết thấu đáo trong mọi lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả những giao dịch tiền gửi, tín dụng, cho vay và quản lý. 

Tôi sẽ chuyển đến Phoenix vào tháng 5 và tin chắc rằng mình có thể góp phần vào sự lớn mạnh và tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng quý ngài. Tôi sẽ ở Phoenix vào ngày 3 tháng 4 và sẽ rất cảm kích nếu các ngài dành cho tôi cơ hội được chứng minh khả năng thực tế có thể giúp ngân hàng của quý ngài đạt được những kết quả như thế nào.
                                                                                                                                                 Thân mến,                                                                            Barbara L. Anderson

Các bạn đoán thử xem bà Anderson có nhận được thư trả lời sau bức thư này không? Mười một ngân hàng đã mời bà đến phỏng vấn và bà nhận được thư mời làm việc của tất cả  mười một ngân hàng này. Lý do đơn giản là vì bà Anderson không hề đề cập đến điều bà muốn mà chỉ nói về những điều bà có thể giúp cho các ngân hàng, tập trung vào điều họ muốn chứ không phải là điều bà muốn.

* trăm ngàn người bán hàng đang cất bước trên lề đường hôm nay, mệt mỏi và thất vọng với mức lương thấp. Tại sao thế? Bởi vì họ bao giờ cũng nghĩ đến điều họ muốn mà không nhận ra điều khách hàng muốn. Chúng ta bao giờ cũng chỉ quan tâm  tới việc giải quyết những vấn đề của mình mà thôi. Và nếu như những người bán hàng có thể chỉ  cho chúng ta thấy việc phục vụ của họ hay hàng hoá của họ sẽ giúp giải quyết những vấn đề của chúng ta như thế nào, họ sẽ không cần phải bán cho chúng ta. Chúng ta sẽ tự mua. Khách hàng muốn cảm thấy mình đang mua chứ không phải được bán.

 

Thế mà nhiều người bán hàng lại bỏ phí cả cuộc đời đi bán sản phẩm của mình mà không tìm hiểu ý muốn của người mua. Tôi đã có nhiều năm sống ở Forest Hills, một cộng đồng như những gia đình sống khá biệt lập giửa trung tâm New York. Một hôm, khi đang rảo bước đến nơi làm việc, tôi tình cờ gặp một người kinh doanh bất động sản có thâm niên trong khu vực này. Ông ta rất thạo Forest Hills nên tôi thuận miệng hỏi xem ngôi nhà trát thạch cao của tôi được làm với rui kim loại hay gạch rỗng. Ông bảo không biết và tư vấn với tôi điều mà tôi đã biết, đó là nên hỏi điều đó ở hội kiến trúc Forest Hills. Hôm sau, tôi nhận được một bức thư của ông ta. Ông có cho tôi thông tin mà tôi muốn không? Không, ông ta yêu cầu tôi cho phép tư vấn bảo hiểm. Rõ ràng ông không hề quan tâm tới việc giúp tôi. Ông chỉ quan tâm tới việc giúp cho chính ông mà thôi.

Thế giới này đầy những người muốn vơ vét và kiếm chác cho mình, cho nên cá nhân hiếm hoi nào muốn phục vụ người khác một cách vô tư sẽ có được một ưu thế to lớn: Họ sẽ rất ít bị cạnh tranh!

*Owen D. Young, một luật gia nổi tiếng và là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh lớn nhất nước Mỹ đã từng phát biểu: “Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai”.

Nếu như sau khi đọc quyển sách này, bạn chỉ thực hành được một điều, đó là bao giờ cũng nghĩ theo quan điểm của người khác và nhìn sự việc từ góc độ của họ, chỉ cần điều duy nhất này thôi cũng đủ tạo nên cột móc vô cùng quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn.

Biết nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác và biết khơi gợi ở họ mong muốn tha thiết thực hiện điều mình mong chờ hoàn toàn không phải là lợi dụng người để mưu cầu quyền lợi cho mình và gây thiệt hại đến quyền lợi của họ. Cả hai bên đều phải có được quyền lợi như nhau.

* E. Whidden thuộc Warwick, đảo Rhode, là người bán hàng cho hãng xãng dầu Shell. Mike muốn trở thành người bán hàng số một trong khu vực, nhưng một trạm xăng dầu trong danh sách phục vụ của anh lại là một trở ngại cho ước muốn ấy. Trạm do một ông già bảo thủ quản lý và không sao thúc đẩy ông ta thay đổi tình trạng của trạm được. Trạm xăng trông tồi tàn đến nỗi chẳng ai thèm ghé ngang, nhưng người quản lý không chịu nghe lời thuyết phục của Mike để nâng cao hình ảnh của trạm.

Sau khi thúc giục, trò chuyện, tâm sự nhiều lần mà chẳng có kết quả gì, Mike quyết định mời người quản lý đến thăm trạm Shell gần nhất ở trong vùng. Ông quản lý bị sóc với ấn tượng mạnh mẽ về trạm Shell đó đến nỗi khi Mike đến lần sau, trạm xăng đã được ông quét dọn sạch sẽ và doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này đã giúp Mike đạt được vị trí số một trong vùng. Tất cả những lý lẽ thuyết phục đều không đem đến kết quả gì nhưng bằng cách khôi gợi lòng ham muốn mãnh liệt ở người quản lý thông qua hình ảnh của một trạm xăng hiện tại, chuyện nghiệp, Mike đã đạt được mục đích của mình. Cả người quản lý và Mike đều có lợi.

Trường hợp ngược lại, một học viên, trước khi tham dự khoá huấn luyện “Thuyết trình hiệu quả” của tôi, muốn thuyết phục mọi người chơi bóng rổ vào thời gian rảnh rỗi đã nói như thế này: “Tôi muốn các bạn chơi bóng rổ. Tôi thích chơi bóng rổ nhưng mấy lần gần đây ra sân tập đều không đủ người chơi. Một bửa tối cách đây mới vài hôm, chỉ có vài ba người chúng tôi chơi bóng với nhau và tôi bị bầm một mắt. Tôi muốn tối mai tất cả các bạn xuống sân. Tôi muốn chơi bóng rổ!”. Anh ta có nói chút gì về điều bạn muốn không? Không! Và bạn cũng chẳng thấy hào hứng với những gì anh ta muốn. Bạn cũng không muốn bị bầm một con mắt. Trong khi đó, có bao nhiêu điều anh ta có thể nói để khơi gợi ở bạn lòng ham thích tập luyện thể thao. Nào là chơi thể thao làm đầu óc thoải mái, sảng khoái, vui vẻ và có thêm nhiều người bạn…

Xin được lần nữa nhắc lại lời khuyên khôn ngoan của giáo sư Overstreet: Trước hết hãy khơi gợi ở người khác một ham muốn mãnh liệtAi làm được điều đó sẽ có cả thế giới, bằng không họ sẽ cô độc một mình.

*Một học viên của tôi rất bực mình về cậu con trai nhỏ. Thằng bé suy dinh dưỡng và lại biếng ăn. Cha mẹ nó dùng đủ mọi biện pháp mà không đạt được kết quả gì. Suốt ngày, họ cằn nhằn mãi với thằng bé nhưng cậu như: “Mẹ muốn con ăn cái này và cái kia nữa!”, “Cha muốn con lớn lên thành một người cường tráng, khoẻ mạnh như hiệp sĩ…”.Thằng bé không hề quan tâm đến những lời nói đó, nó cũng chẳng muốn trở thành hiệp sĩ. Thật là phi lý khi đòi hỏi một đứa trẻ ba tuổi có cách suy nghĩ như một người cha ba mươi tuổi.

Cuối cùng người cha cũng nhận ra điều này. Anh ta tự hỏi: “Thằng bé muốn gì nhỉ? Làm sao có thể kết hợp điều mình muốn với điều nó muốn?”. Mọi việc bỗng trở nên dễ dàng hơn khi anh bắt đầu nghĩ về điều đó. Cậu con trai có một chiếc xe ba bánh mà cậu thích đạp đi chơi trên hè phố Brooklyn. Cách đó vài căn nhà có một đứa bé lớn hơn thường giành xe của con anh. Những lúc như thế cậu bé thường mếu máo và chạy đi mách mẹ. Người mẹ phải can thiệp và sự việc này cứ tái diễn hàng ngày.

Vậy cậu bé muốn gì? Không cần phải là một thám tử tài ba như Sherlock Holmes mới có thể tìm ra điều đó. Lòng tự hào bị tổn thương, những xúc cảm mạnh mẽ nhất trong nó đều thúc giục nó phải trả đũa, phải nện cho tên đáng ghét kia một cú vào giữa mũi. Người cha chỉ cần nói rằng nếu nó chịu ăn những gì cha mẹ bảo thì một ngày nào đó, nó sẽ đủ sức khoẻ và không bị thằng bé to lớn kia ăn hiếp nữa. Thế là việc ăn uống của thằng bé chẳng gặp vấn đề gì khó khăn nữa.

*Một chuyện khác: có một cậu bé hay đái dầm trên giường. Cậu ngủ với bà nội. Buổi sáng bà thường đánh thức cậu dậy, sờ vào nệm và nói: “Johnny, xem kìa, tối hôm qua cháu lại làm điều gì thế nhỉ?”. Cậu bé thường đáp: “Không phải, không phải của cháu đâu. Của bà đấy”. Dù có la rầy, đét vào mông hay nhắc nhở liên tục rằng cha mẹ không muốn con làm như thế, giường ngủ chú bé vẫn bị ướt mỗi đêm. Thế là cha mẹ cậu tự hỏi: “Chúng ta phải làm thế nào để thằng bé thôi đái dầm trên giường?”. Cậu bé muốn điều gì? Trước hết nó muốn mặc quần áo ngủ giống như cha nó chứ không phải mặc chiếc áo ngủ giống như bà nó. Vì bà nội đã chán chuyện thằng cháu cứ đái dầm ban đêm nên bà rất sẳn lòng mua cho cậu nhóc một bộ quần áo ngủ nếu như nó chịu sửa đổi. Thứ hai, cậu bé muốn có một cái giường của chính mình. Bà nội và bố mẹ cũng không phản đối.

Mẹ nó đưa nó đến cửa hàng bách hoá, đưa mắt ra hiệu với cô bán hàng và nói: “Chàng trai trẻ này muốn mua vài thứ ở đây đấy”. Cô bán hàng tỏ vẻ quan trọng bằng cách hỏi: “Chàng trai trẻ! Cậu muốn mua gì nào?”. Cậu bé nhón chân cho có vẻ cao thêm và nói: “Em muốn mua một cái giường cho riêng em”. Bà mẹ ra hiệu cho cô bán hàng giới thiệu với cậu cái giường mà bà muốn mua cho cậu. Còn cậu nhóc thì cứ hí hửng tin rằng đó là cái giường mà chính nó đã chọn mua. Hôm sau, chiếc giường được đưa đến. Và đêm đó khi người cha vừa về đến nhà, cậu bé chạy ra cửa reo lên: “Cha ơi! Cha lên mà xem cái giường con mới mua!”. Người cha nhìn chiếc giường, rồi hỏi cậu bé “Con sẽ không đái dầm lên giường của con nữa, phải không nào?”. Cậu bé trả lời ngay lập tức: “Ồ, không đâu, không đâu! Con sẽ không bao giờ làm ướt cái giường của con”. Thằng bé đã giữ lời hứa vì lòng tự hào của nó. Đây là cái giường của nó. Chỉ một mình nó mua thôi. Nó lại mặc quần  áo ngủ như một người lớn. Cậu bé muốn hành động như một người lớn và đã thực sự làm được như thế!

*Một người cha khác, K. T. Duchsman, kỹ sư vô tuyến điện, cũng là một học viện của tôi, không thể thuyết phục cô cháu gái ba tuổi chịu ăn sáng. La rầy, doạ nạt hay van nài, dỗ dành đủ mọi kiểu đều vô hiệu. Cha mẹ của bé tự hỏi: “Chúng ta phải làm như thế nào để nó chịu ăn sáng?”.

Cô bé muốn bắt chước mẹ để cảm thấy mình lớn và trưởng thành. Thế là một buổi sáng nọ, họ đưa cô bé lên một chiếc ghế cao và để bé tự nấu mì ăn sáng. Vào đúng giờ phút quan trọng – cô bé đang nấu mì, người cha bước vào nhà bếp. Vừa trông thấy cha, cô nhỏ đã reo lên: “Cha xem này, con đang tự nấu mì đấy”.

Sáng hôm ấy cô bé đã tự nguyện ăn hai tô mì mà không cần ai nhắc nhở. Cô bé đã thể hiện được mình trong việc tự tay nấu mì.

William Winter từng nhận xét: “Tự thể hiện mình là nhu cầu cơ bản của con người”. Chúng ta có thể ứng dụng yêu tố tâm lý này vào kinh doanh. Mỗi khi bạn có được một ý tưởng đặc biệt, bạn nên gợi cho người khác ý tưởng đó và để họ biến nó thành hiện thực. Lúc đó họ sẽ xem ý tưởng ấy là của họ, họ sẽ yêu thích nó và dóc sức thực hiện bằng mọi giá.

* Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta không làm một điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha ở một con người?

Nguyên tắc 3 : Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm