MƯỢN TAY CON RỂ ĐỂ HÙ TÀI XẾ QUA TRẠM BOT BIÊN HÒA?

From facebook:   Trần Bang
 

MƯỢN TAY CON RỂ ĐỂ HÙ TÀI XẾ QUA TRẠM BOT BIÊN HÒA?

Tuấn Nguyễn

#sgb Thượng tá Võ Đình Thường – Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai, người ký “giấy mời” các tài xế “xài bạc lẻ” qua trạm BOT Biên Hòa, chính là con rể của ông chủ công ty mẹ của đơn vị đầu tư trạm BOT Biên Hòa.

Ngày 19-10, anh N.H.T.L. nhận giấy mời của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67, Công an tỉnh Đồng Nai) lên làm việc. Giấy mời do thượng tá Võ Đình Thường, phó trưởng phòng PC67 ký ngày 13-10.

Theo nội dung trên giấy mời, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện một số ôtô “có hành vi gây cản trở giao thông tại trạm thu phí Quốc lộ 1A (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Có khoảng 20 tài xế đã nhận giấy mời có chữ ký của thượng tá Võ Đình Thường.

( Copy FB Sài Gòn Báo )

No automatic alt text available.

“Loạt ảnh tẩy não toàn dân tại Đại hội 19: “Người chết cũng không bỏ sót”

From facebook:   Trần Bang added 6 new photos.

Nhà tang (quàn người chết), nhà ga, nhà trẻ, nhà trường, nhà tù, nhà chùa, nhà thương, nhà chó … khắp lục địa TQ cùng phải xem tv, hoan hô đại hội 19 ĐCSTQ.

Đây có là lý do cá mập cắn cáp quang đoạn qua Hồng Kông, để dân TQ, VN khó vào mạng Internet, để dân tập trung xem TV từ Tuyên giáo CS Bắc Kinh ?

“Loạt ảnh tẩy não toàn dân tại Đại hội 19: “Người chết cũng không bỏ sót”

Song song với Đại hội 19 được khai mạc, Trung Quốc cũng bắt đầu mô thức tẩy não toàn dân.

Trong buổi sáng ngày 18/10, tức ngày khai mạc Đại hội 19, Trung Quốc đã cưỡng chế toàn dân tại Đại Lục tập thể xem trực tiếp Đại hội 19. Toàn Trung Quốc có đến 99% các kênh truyền hình đều đồng bộ phát trực tiếp lễ khai mạc, trên thì có các đơn vị cơ quan, dưới thì có trường học, mẫu giáo các nơi, không bỏ qua đối tượng nào.

Trong thời gian diễn ra lễ khai mạc, các cơ quan, đơn vị lớn nhỏ cũng liên tiếp đăng lên Weibo để khoe quan chức lớn nhỏ đang tổ chức cùng nhau xem tivi, “chăm chỉ” học tập báo cáo công tác của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Các bức ảnh trên mạng cho thấy, bệnh nhân nằm trên giường nghỉ ngơi, phạm nhân bị giam giữ, người trong tôn giáo, sinh viên, học sinh tiểu học, trung học, thậm chí các bạn nhỏ ở trường mẫu giáo cũng đều ngồi xếp hàng để xem trực tiếp Đại hội 19. Những nơi công cộng như ga tàu, cũng đều phát trực tiếp đại hội trên màn hình lớn để người đi đường xem.

Phát chương trình Đại hội 19 cho trẻ mẫu giáo xem

Bảng hiển thị chương trình phát sóng của các kênh truyền hình khác nhau ở Trung Quốc vào dịp Đại hội 19

Phát chương trình Đại hội 19 cho trẻ mẫu giáo xem

Phát chương trình Đại hội 19 trong nhà tù Trung Quốc

Chó cũng xem chương trình Đại hội 19

Phát chương trình Đại hội 19 cho trẻ mẫu giáo xem

Tù nhân xem chương trình Đại hội 19

Phát chương trình Đại hội 19 cho nhà sư xem

Phát chương trình Đại hội 19 cho trẻ mẫu giáo xem

Phát chương trình Đại hội 19 cho bệnh nhân xem

Phát chương trình Đại hội 19 cho nhà sư xem
Dư luận trên internet cũng phối hợp với “giai điệu chính”, trên Weibo cũng xuất hiện nhiều chủ đề liên quan tới Đại hội 19. Tuy nhiên bản tin của Đài VOA cho biết, phần lớn những chủ đề này lại không cho phép để lại bình luận, tổng số các chủ để có hơn 1 tỷ lượt xem, nhưng những bình luận qua kiểm duyệt và được để lại chỉ có mấy trăm, và toàn bộ bình luận này đều là bình luận khen ngợi.
Trên đường phố, còn xuất hiện rất nhiều biểu ngữ tẩy não, ngay cả trên xe đạp cũng treo những thông tin chính trị. Điều làm người ta khó hiểu là, nhà tang lễ Tấn Nghi Quán ở Lan Châu cũng treo biểu ngữ “Chào mừng Đại hội 19”, có cư dân mạng đùa cợt “ngay cả người chết cũng không tha”, “so với Bắc Hàn còn Bắc Hàn hơn”.

Nguồn : trithucvn.net

Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people
Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person, dog and indoor
Image may contain: text
 
Nguyễn Đức Trung
Nguyễn Đức Trung Phong kiến, quân chủ ,đôc đoán và chuyên chế..

SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO

SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO

 ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên

Từ 82 năm nay, ngày Chúa Nhật giữa tháng 10 dương lịch được chọn làm Ngày thế giới truyền giáo.  Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng thường công bố một sứ điệp kêu gọi cộng đoàn Công giáo thế giới hãy suy tư và hành động để tham gia sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.  Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô đã nêu rõ tính cách thánh thiêng của sứ mạng truyền giáo, vì đây “là một ân sủng, một ơn gọi xứng hợp và căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội” (trích Tông Huấn Loan báo Tin Mừng số 14).  Truyền giáo chính là lệnh truyền của Đấng Cứu Thế với các môn đệ trước khi Người về trời.  Công cuộc truyền giáo càng trở nên cấp bách hơn nữa trong thời đại hôm nay, khi con người càng ngày càng tỏ ra dửng dưng đối với tôn giáo và những giá trị tâm linh.

Nhờ Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên con cái của Thiên Chúa.  Bí tích này cũng mời gọi chúng ta trở nên môn đệ và tông đồ của Đức Giêsu, qua những cố gắng của bản thân trong cuộc sống mỗi ngày.

Trở nên môn đệ là muốn sống đời nội tâm, thực thi Lời Chúa và gắn bó với Người, tức là nên thánh.

Trở nên tông đồ là mong làm cho nhiều người hiểu biết Chúa và đi theo làm môn đệ Người, tức là truyền giáo.

Môn đệ và tông đồ, hai sứ mạng này có tương quan mật thiết với nhau đến nỗi trở thành một ơn gọi duy nhất.  Không thể làm tông đồ nếu trước đó không trở nên môn đệ; cũng không thể là môn đệ đích thực nếu không thao thức làm việc tông đồ.

Truyền giáo là gì?

 Chúng ta thường xuyên nghe nói về từ này.  Nguyên gốc của từ này là một danh từ tiếng La-tinh Missio, động từ là Mittere.  Từ này có nhiều nghĩa, và một trong những nghĩa thường được hiểu là gửi đi, sai phái đi để làm một công tác quan trọng.  Đức Giêsu chính là Đấng được Đức Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ con người và tạo vật.  Chính Đức Giêsu cũng sai các môn đệ ra đi, lên đường để cộng tác với Người trong sứ mạng cao cả này.

Truyền giáo trước hết là “ra đi” khỏi chính con người của mình: Chúng ta ai cũng có khuynh hướng ích kỷ, khép kín và coi mình là trung tâm.  Chúng ta thường lấy mình làm tiêu chuẩn để phán đoán người khác.  Ai không có lối suy nghĩ giống chúng ta thì bị phê bình chỉ trích.  “Ra đi” khỏi cái tôi của mình, tức là chấp nhận người khác cùng với ý kiến lập trường của họ, là quảng đại bao dung khi bị xúc phạm.  Truyền giáo chính là thoát ra khỏi vỏ bọc ích kỷ để hòa đồng với anh chị em mình, tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận những hy sinh vì ích chung.  Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Đức Giêsu kêu gọi, đã bỏ mọi sự mà theo Người.  Các ông từ bỏ những dự tính nghề nghiệp, từ bỏ môi trường gia đình, làng xóm.  Các ông không hề băn khoăn lo lắng cho ngày mai, nhưng sẵn sàng bước theo Thày, vì các ông tin rằng theo Thày sẽ không phải thiệt thòi thất vọng.

Truyền giáo còn là “ra đi” khỏi những định kiến: Cuộc sống này được dệt lên bởi những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ.  Bước ra khỏi những định kiến để đón nhận tha nhân trong tình huynh đệ hài hòa, không phân biệt lập trường chính trị, tôn giáo hay quan điểm xã hội.  Một cộng đoàn đức tin gò bó trong quan niệm khắt khe không thể truyền giáo có hiệu quả.  Một Giáo Hội dửng dưng với những giá trị trần thế, hoặc khép mình trước những biến cố vui buồn của cuộc sống xã hội chung quanh, sẽ là một Giáo Hội ảm đạm u sầu thay vì hân hoan hy vọng.  Một cộng đoàn không dấn thân phục vụ con người sẽ trở nên một thứ ao tù không lối thoát và thiếu sinh khí.

Nhờ hai yếu tố nêu trên, chúng ta tiến tới một điểm cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, truyền giáo chính là kể lại cuộc đời của Đức Giêsu.  Câu chuyện về Đức Giêsu đã được kể từ 2000 năm nay mà không lỗi thời.  Lời giảng của Đức Giêsu đã được loan báo từ 20 thế kỷ mà vẫn không mất tính thời sự.  Cuộc đời Đức Giêsu đã và đang được kể lại một cách phong phú không những chỉ qua sách vở, mà còn qua chính cuộc đời của các tín hữu.  Xuyên qua con người của họ, người ta đọc thấy chính cuộc đời của Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng đã cảm thông với người đau khổ, đã chữa lành người bệnh tật, đã phục sinh người chết, đã chúc lành và đã chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn trong ngày cưới.  Như vậy, truyền giáo chính là sống như Đức Giêsu đã sống, yêu như Đức Giêsu đã yêu.  Truyền giáo là có trái tim như trái tim của Chúa, có đôi mắt như đôi mắt của Chúa.  Trái tim để yêu và đôi mắt để trao gửi tình thân thiện.

Như thế, truyền giáo không buộc phải làm điều gì to tát ồn ào, mà khởi đi từ những gì rất âm thầm bình dị trong cuộc sống.  Chính những hành động bình dị đó có thể mang lại những hiệu quả lớn lao, khi chúng ta thực hiện với thao thức truyền giáo.

ĐGM Giuse Vũ Văn Thiên

From Langthangchieutim

BAO NHIÊU NÉN NHANG CHO NHỮNG CÁNH RỪNG ĐÃ MẤT?

 
 
Christina Le added 3 new photos — with Lisa Vu and Người Đem Tin.
 

BAO NHIÊU NÉN NHANG CHO NHỮNG CÁNH RỪNG ĐÃ MẤT?

“Rừng là vàng, chặt một cây cũng phải thắp nhang lạy” (Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Chẳng biết, chúng ta phải thắp bao nhiêu nén nhang để lạy cho những cánh rừng đã mất?

Cùng với phong trào thuỷ điện, “sáng kiến” đổi rừng nghèo trồng cao su nhiệm kỳ “đồng chí X” là một chủ trương phá rừng tàn khốc. Chưa nhiệm kỳ nào, chính phủ phá rừng tàn khốc như thời của X.

Tôi nhớ, trên hết thảy các diễn đàn ngày đó, người ta hùng hồn tuyên bố “cao su cũng là rừng”.

Cao su, không chỉ Tây Nguyên, không chỉ miền Đông Nam Bộ. Các tỉnh miền Trung bão lũ cũng cao su. Cao su tấn công cả những mảng rừng Tây Bắc.

Cựu uỷ viên trung ương, nguyên Bí thư tỉnh uỷ ĐăK LăK Y Luyện Niêk Đăm từng đau đớn thốt lên “Dốt, thiếu hiểu biết. Cao su không phải là rừng. Cà phê cũng thế. Rừng có con suối róc rách, có chim muông, có hồn cốt. Ấy mới gọi là rừng”.
Không chỉ cướp mất chim muông, hồn cốt của núi rừng. Giờ đây là sinh mạng con người.

Chỉ vài trận mưa là núi lở lũ trôi. Lũ lụt không chỉ miền Trung, nhà ngập xác trôi ở những nơi tưởng như không bao giờ nghe đến lũ.

Có ai không lặng người trước những hình ảnh này? Xác lợn như xác người. Và xác người, cũng lềnh bềnh như… xác lợn. 

Ai thắp nhang đây? Bao nhiêu nén nhang cho những xác người này? Và bao nhiêu người biết giật mình hoảng hốt chắp tay lạy cát, như ông cựu Bí thư Hội An Nguyễn Sự?

(Trương Duy Nhất)

Từ Thức: CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ Thức: CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.

TÔI, TÔI, TÔI

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có ‘’ nhà nghiên cứu ‘’. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.

Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo ?

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực: tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.

TÔI LÀ CHÂN LÝ

Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ: không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay ? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng : ông nội này mất gốc rồi.

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo , chụp mũ.

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người ‘’ mang dép râu mà đi vào vũ trụ ‘’ có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.

Trong y học,  égocentrisme là một cái bệnh, pathologie. Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité).

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN

Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra đèn điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ ‘’ tự sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở ‘’période rose ‘’ (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có ‘’période bleue’’, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với ‘’période bleue ‘’ sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại: Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời: tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn: vua biết mặt, chúa biết tên,  chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta  là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.

NGƯỜI VÀ TA

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.

Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.

Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thế giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven.

Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót. 

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.

Từ Thức

( Paris, tháng 10. 2017 )

HỘI VĂN BÚT ANH QUỐC LÊN TIẾNG YÊU CẦU NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI “NGƯNG NGAY ĐÀN ÁP”

From facebook:Hoa Kim Ngo shared Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm‘s post.
 
Image may contain: 2 people, text
Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm is with Oai Jb Nguyễn Văn and 7 others.

 

HỘI VĂN BÚT ANH QUỐC LÊN TIẾNG YÊU CẦU NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI “NGƯNG NGAY ĐÀN ÁP”

Trang web của Hội Văn Bút Anh Quốc (English PEN) hôm nay đã đăng tải bản thông cáo báo chí yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội phải chấm dứt cuộc đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ đang diễn ra tại Việt Nam.

Bản thông cáo báo chí của liên minh 10 tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam đồng ký tên cho biết: “Việt Nam đang phải đối diện với một cuộc đàn áp chính trị rộng lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến nay, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ hay lưu đày ít nhất 25 nhà hoạt động và blogger ôn hòa.”

Đặt dưới chiêu bài “an ninh quốc gia” những hành động của nhà nước Việt Nam thực chất chỉ nhằm “đàn áp và bịt miệng những tiếng nói phản kháng.”

Liên minh các tổ chức nhân quyền kêu gọi mọi người cùng nỗ lực:

– Tạo sự quan tâm sâu rộng để lên án việc đàn áp hiện nay tại Việt Nam

– Hỗ trợ tài chánh, pháp lý và tinh thần cho các nhà hoạt động đang bị bắt giữ và cho gia đình họ

– Dùng các biện pháp và luật lệ hiện hành nhằm gia tăng các áp lực quốc tế lên nhà cầm quyền Hà Nội, đòi hỏi phải trả tự do cho mọi tù nhân chính trị.

Danh sách tham gia liên minh các tổ chức nhân quyền này gồm các tổ chức tại Việt Nam và quốc tế như Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Anh Em Dân Chủ, Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt, Defend The Defenders, English PEN, Lawyers for Laywers, Lawyers’ Rights Watch Canada, Reporters Without Borders, Phong Trào Lao Động Việt và Đảng Việt Tân.

#StopTheCrackdownVN

—–
Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm

Link English PEN: https://www.englishpen.org/c…/stop-the-crackdown-in-vietnam/
Toàn văn bản tiếng Việt: http://www.viettan.org/Ngung-Ngay-Đan-Ap-tai-Viet-Nam.html

KHI HÀNH KHÁCH ViỆT CỘNG ĐI MÁY BAY MỸ .

From facebook:   Tai Nguyen shared Nhi Nguyễn‘s post.
 
Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: 1 person, sitting and indoor
Image may contain: airplane, sky and outdoor
No automatic alt text available.
Nhi Nguyễn added 4 new photos.Follow

 

KHI HÀNH KHÁCH ViỆT CỘNG ĐI MÁY BAY MỸ .

( Bài học cho những kẻ dựa hơi đảng quen thói hà hiếp dân đen tại Vn )

Chuyến bay từ Long Beach- San Francisco có một đoàn khách du lịch Việt cộng khoảng 10 người, họ ăn mặc rất đẹp (quần áo, giày dép, túi xách tay toàn đồ hiệu đắt tiền…)

Khi check-in hành lý do hành lý xách tay quá quy định (over 15 bs= 7 kgs) nên không được phép mang lên máy bay. Khi lên máy bay họ yêu cầu tiếp viên : ” Can you keep my suitcase for me?”, họ chỉ lên overhead locker. Cô tiếp viên người Á Đông nói: “You have to do it by yourself” và điềm tĩnh đứng nhìn họ tự làm.

Họ lẩm bẩm chửi rủa bằng tiếng Việt : “Bọn cà chớn…tiếp viên gì mà mất dạy, vô lễ… Ở Việt Nam mà như vậy …tao tát cho vãi cái… Lờ…!!!”. Cô tiếp viên im lặng chờ họ làm xong, yêu cầu họ ngồi xuống, cài dây an toàn lại và quay về vị trí để máy bay cất cánh.

Khi máy bay vừa bay ở độ thăng bằng, cô tiếp viên đi xuống cùng 1 người tiếp viên nam (khoảng 50 tuổi , trưởng toán tiếp viên) và nói chuyện với những người hành khách Việt.

Cô ta giới thiệu bằng tiếng Việt : Tôi là người Mỹ gốc Việt, hồi nãy các anh chị lên máy bay có thái độ cư xử và ăn nói khiếm nhã thô tục, vì vậy tôi yêu cầu trưởng toán xuống đây để giải quyết vấn đề với quý vị :

1./ Chúng tôi chỉ giúp đỡ những người cần được giúp đỡ.
2./ Chúng tôi không cho phép bất cứ người nào coi thường nghề nghiệp của chúng tôi.
3./ Chúng tôi yêu cầu quý vị phải xin lỗi về lời nói của quý vị.

30 giây im lặng, một người trong số họ lên tiếng đính chính: “Tôi tưởng khách hàng là “THƯỢNG ĐẾ” và tiếp viên phải phục vụ “THƯỢNG ĐẾ” vì chúng tôi đã bỏ tiền ra mua vé máy bay nên chúng tôi có quyền…”.

Sau khi nghe cô tiếp viên dịch lại, người trưởng toán tiếp viên nói:

“Quý vị không phải THƯỢNG ĐẾ hay NỮ HOÀNG (King or Queen). Quý vị là hành khách.

Quý vị phải bỏ tiền ra để mua vé để được chúng tôi vận chuyển. Chúng tôi cần hành khách, nhưng là hành khách tốt, không cần hành khách xấu, và quý vị phải tuân theo luật lệ và quy định của chúng tôi.

Vì vậy chúng tôi sẽ từ chối quý vị trên những chuyến bay của chúng tôi. Nếu quý vị đã mua vé cho những chuyến bay sau, chúng tôi sẽ hoàn trả lại tiền.

Quý vị liên lạc với văn phòng hãng để lấy lại tiền và yêu cầu quý vị ký vào giấy tờ từ chối vận chuyển, đồng thời chúng tôi sẽ gửi thông báo và gửi tất cả các thông tin của quý vị đến tất cả các hãng hàng không của Hoa Kỳ”.

15 phút sau, tất cả 10 người đều phải ký vào biên bản.
Tất cả các hành khách chung quanh đều nhìn họ và lắc đầu khinh bỉ.

Riêng tôi cảm thấy xót xa và buồn cho họ. Tuy không còn là tiếp viên của E-VN nhưng tôi vẫn rất buồn và mất ngủ nhiều đêm chỉ vì câu hỏi :

“Các bạn của tôi ơi ! Bao giờ các bạn mới có đủ can đảm, mạnh dạn và tự tin để đối đáp và cư xử như cô tiếp viên người Mỹ gốc Việt này ? “

– Tác giả : Nhà văn , nhà phê bình văn học nghệ thuật Bùi Bảo Trúc ( Hoa Kỳ )

Cần phải định nghĩa lại, thế nào là an ninh quốc gia ?

From facebook:   Trần Bang shared Thu Ngoc Dinh‘s post.
 

Cần phải định nghĩa lại, thế nào là an ninh quốc gia ?
Các yếu tố cấu thành tội phạm lật đổ chính quyền là gì?

Một cháu bé đứng cạnh một chiếc xe tải thô cũ, bẩn thỉu (không phải của nó) và nói “ ôi cái xe xấu xí, gớm ghiếc quá”. Ông chủ xe tải nghe thấy và vu cho cháu bé “ có âm mưu lật đổ “ chiếc xe của ông ta có đúng không? 
Cháu bé có lật được chiếc xe tải chục tấn dù là xe thô cũ bẩn.. không ?

 
Image may contain: 1 person, closeup
Thu Ngoc DinhFollow 

 

Công an Hà Tĩnh lại bắt người! Người phụ nữ này có gì trong tay mà lật đổ chính quyền, để bị bắt vì tội: “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”?

Bản tin TTXVN: Bắt khẩn cấp Trần Thị Xuân về hành vi nhằm lật đổ chính quyền

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Trần Thị Xuân, sinh năm 1976, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh, việc tổ chức và thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Trần Thị Xuân đảm bảo đúng trình tự, quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đang hoàn tất thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Trần Thị Xuân để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định của pháp luật./.

https://www.vietnamplus.vn/bat-khan-cap-tran-thi…/471310.vnp

Ảnh: Trần Thị Xuân, báo Hà Tĩnh

CHÂN DUNG “CON BÒ” LUCA

CHÂN DUNG “CON BÒ” LUCA

  Trầm Thiên Thu

Ngày 18 tháng 10, Giáo hội kính nhớ Thánh sử Luca.  Ngài là một lương y của Chúa, một sử gia và một họa sĩ.  Biểu tượng của ngài là Con Bò.  Tên Luca viết theo tiếng Hy Lạp cổ là Λουκᾶς hoặc Loukás.

Thánh Luca viết một phần chính của Tân ước, đó là sách Phúc Âm thứ ba và sách Công vụ Tông đồ.  Trong 2 cuốn này, ngài cho thấy song song giữa cuộc đời Chúa Kitô và cuộc sống của Giáo hội.  Ngài là người duy nhất không phải là Do Thái trong số các tác giả Tin mừng.  Truyền thống cho biết ngài là dân bản xứ Antiôkia, thuộc Syria, theo văn hóa cổ Hy Lạp.  Thánh Phaolô gọi ngài là “thầy thuốc yêu quý của tôi” (Cl 4:14).

Thánh Luca xuất hiện trong sách Công vụ Tông đồ trong hành trình thứ hai của Thánh Phaolô, lưu lại Philippi vài năm cho đến khi Thánh Phaolô trở về sau hành trình thứ ba, đi cùng Thánh Phaolô tới Giêrusalem và vẫn ở bên cạnh nhau cho tới khi Thánh Phaolô bị tù ở Caesarea.  Trong 2 năm đó, Thánh Luca có thời gian tìm hiểu thông tin và phỏng vấn những người biết Chúa Giêsu.  Ngài theo thánh Phaolô trên chặng đường nguy hiểm tới Rôma, như Thánh Phaolô xác nhận: “Chỉ còn một mình anh Luca ở với tôi” (2 Tm 4:11). Thánh Luca còn được nhắc tới trong Plm 1:24 và Cl 4:14, còn trong 2 Cr 8:18 có thể là Luca hoặc Banaba: “Cùng với anh Titô, chúng tôi cử một người anh em rao giảng Tin Mừng nổi tiếng trong khắp các Hội Thánh.”

Thánh Luca là một trong bốn tác giả sách Tin Mừng, một trong ba Tin Mừng nhất lãm hoặc kinh điển.  Phúc âm theo Thánh Luca có thể được viết trong những năm 70 tới 85.  Trong Tân ước, Thánh Luca được nhắc tới thoáng qua vài lần, được Thánh Phaolô gọi là “thầy thuốc” trong thư gởi giáo đoàn Côlôsê, ngài là đệ tử của Thánh Phaolô.  Các Kitô hữu thời sơ khai coi ngài là thánh tử đạo, nhưng cũng có những tài liệu nói khác nhau.

Giáo hội Công giáo Rôma tôn kính Thánh Luca là thánh sử, các tôn giáo lớn khác tôn kính ngài là thánh bổn mạng của các họa sĩ, các thầy thuốc, các bác sĩ phẫu thuật, các sinh viên và các đồ tể.

Có chứng cớ cho thấy Thánh Luca ở thành phố Troas, thành này được kể trong vụ hủy hoại thành Troy cổ.  Đóng vai đệ tam nhân (ngôi thứ ba số ít), Thánh Luca viết trong sách Công vụ về Thánh Phaolô và các chuyến đi của ngài tới khi họ tới thành Troas, rồi ngài chuyển sang ngôi thứ nhất số nhiều: Chúng tôi.

Dựa vào cách diễn tả chính xác về các thành phố và các hòn đảo, nhà khảo cổ Sir William Ramsay viết: “Thánh Luca là một sử gia hàng đầu, không chỉ bởi các câu nói của ngài về các sự kiện đáng tin… Nên đặt ngài ngang hàng với các sử gia nổi tiếng khác.”  Giáo sư khoa cổ điển tại đại học Auckland là E. M. Blaiklock đã viết: “Đối với chi tiết chính xác, sách Công vụ là tài liệu đáng tin… Khoa khảo cổ đã làm sáng tỏ sự thật.”  Học giả Colin Hemer, khoa Tân ước, đã đưa ra nhiều cách hiểu bản chất lịch sử và sự chính xác của các bản văn do Thánh Luca viết.

Truyền thống Kitô giáo nói rằng Thánh Luca là họa sĩ đầu tiên đã vẽ các hình ảnh thánh.  Ngài cũng được coi là người đã vẽ hình Đức Mẹ bồng Chúa Con trên vải thô ở Constantinople, nhưng nay đã thất lạc.  Số hình ảnh thánh được coi là do Thánh Họa sĩ Luca vẽ lên tới 600 bức trong thời Trung cổ, kể cả họa phẩm “Black Madonna of Częstochowa” (Đức Mẹ Séc da đen) và họa phẩm “Our Lady of Vladimir” (Đức Mẹ Vladimir).  Ngài cũng được coi là tác giả họa phẩm chân dung hai Thánh Phêrô và Phaolô, và đã minh họa sách Phúc Âm bằng các bức tiểu họa.

Truyền thống cũng cho biết rằng Thánh Luca đã vẽ cách hình ảnh Đức Mẹ và Chúa Giêsu rất phổ biến, nhất là trong Chính thống giáo Đông phương.  Truyền thống còn đồng ý rằng các Kitô hữu của Thánh Thomas ở Ấn Độ vẫn giữ một trong các biểu tượng Theotokos mà Thánh Luca đã vẽ, và được chính Thánh Thomas đem tới Ấn Độ.

Bạo quân George của Serbia đã mua hài cốt của Thánh Luca từ vua Murad II của Ottaman với giá 30.000 đồng tiền vàng.  Sau khi Ottaman chiếm Bosnia, cháu gái của George là Mary đã đem hài cốt Thánh Luca đi từ Serbia như của hồi môn, rồi bán cho Cộng hòa Venetia của Ý.

Thánh Luca sống độc thân và qua đời ở tuổi 84 tại Boeotia.  Thi hài ngài được chuyển tới Constantinople năm 357.  Ngày nay, thánh tích của Thánh Luca được “phân chia” và được lưu giữ ở 3 nơi: Phần thân ở Tu viện Santa Giustina tại Padua, phần đầu ở Thánh đường St. Vitus tại Prague (tức là thành phố Praha, Cộng hòa Séc), và phần xương sườn ở ngôi mộ của ngài tại thành phố Thebes (Hy Lạp).

Lạy Thánh Luca, xin nguyện giúp cầu thay.  Ngài là lương y, xin chữa bệnh linh hồn chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu

 

HÃY THONG THẢ SỐNG

 HÃY THONG THẢ SỐNG

  “Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.”

 Hãy thong thả Sống

Trần Mộng Tú

 Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.

 Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau.

Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ.

Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.

 Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật ! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế.

 Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết”, dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.

 Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình.

 Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời.

Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết.

 Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc.

 Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.

 Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống”.

 Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.

 Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.

 Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học.

 Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi.

 Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời.

Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.

 Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa.

Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình.

 Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ).

 Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: “Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. “

 Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.

 Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết.

 Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.

 Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời.

Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li.

Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói:“Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.”

Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không?

Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.

 Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào.

Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.

 Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ.

Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết.

Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.

 Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh.

Gan, ruột, bao tử v.v, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.

 Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già.

 Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.

 Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống.

Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng.

 Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.

 Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa.

 Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

 Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)

 Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.

 Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

 Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết(*)

 Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

 Trần Mộng Tú

Anh chị Thụ & Mai gởi

Thêm nạn nhân thứ 12 chết tại đồn công an trong năm 2017

From facebook:   Sophia Nguyen‘s post.
 
 
Image may contain: 1 person, sitting and text
Sophia Nguyen is with Bích Thủy Nguyễn and 2 others.

 

Thêm nạn nhân thứ 12 chết tại đồn công an trong năm 2017

October 16, 2017

NGHỆ AN (NV) – Lại vừa có thêm một nạn nhân chết bất thường tại nhà giam của công an CSVN trong Tháng Mười, nâng tổng số nạn nhân năm nay lên ít nhất 12 người.

Hoàng Văn Ka, 32 tuổi, chết bất thường ở tại trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An hôm 15 Tháng Mười 2017 mà nhiều báo tại Việt Nam dựa theo các nguồn tin của công an địa phương để loan tin.

Báo Infonet nói rằng vào buổi chiều ngày 15 Tháng Mười, Hoàng Văn Ka “bất ngờ lên cơn co giật, sùi bọt mép. Sau khi phát hiện sự việc, các cán bộ trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng đưa người này đến bệnh viện hữu nghị đa khoa (BVHNĐK) Nghệ An để cấp cứu, đồng thời thông báo cho gia đình. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng nạn nhân được xác định tử vong trước khi tới bệnh viện.”

Theo tờ Pháp Luật Online, chiều tối ngày 15 Tháng Mười, “Gia đình phạm nhân tập trung tại nhà xác bệnh viện tỉnh yêu cầu được vào xem thi thể nhưng không được đáp ứng. Sau đó, hàng chục người nhà của Hoàng Van Ka đã có mặt đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của Ka.”

Trước đó, ngày 21 Tháng Chín năm 2017, tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án Hoàng Văn Ka (cư dân xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) 10 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em.” Sự việc xảy ra khi Ka đang bị tạm giam chờ thi hành án tại trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An.

Theo Pháp Luật Online, sáng ngày 16 Tháng Mười, phía người thân gia đình Ka (ở xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) yêu cầu được vào nhà tang lễ bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An để… “xem thi thể.” Công an từ chối, lấy cớ “đang chờ công tác khám nghiệm, nếu có sự tác động lên tử thi sẽ làm sai lệch kết quả.”

Sau đó, “người thân yêu cầu phía công an cung cấp bệnh án của Ka rồi mới đồng ý khám nghiệm. Đại diện cơ quan CSĐT và VKSND tỉnh Nghệ An phải nỗ lực giải thích là phía bệnh viện có bệnh án riêng, đồng thời đề nghị gia đình người thân hợp tác. Khi có kết quả khám nghiệm sẽ trả lời nguyên nhân chết cho gia đình.”

Vẫn theo Pháp Luật Online, phía trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An cũng cung cấp hồ sơ thời gian qua Ka “bị sỏi thận và được điều trị được cấp thuốc đầy đủ.”

Các nhà giam CSVN không hề được săn sóc y tế “đầy đủ” cho tù nhân bao giờ, theo nhiều người tù lương tâm từng tố cáo sau khi hết hạn tù ra ngoài. Nếu bị sỏi thận và trong trường hợp cần thì được giải phẫu, Hoàng Văn Ka không đến nỗi thiệt mạng.

Người ta không thấy có tin tức nào cho hay thân nhân có được chứng kiến pháp y giảo nghiệm thi thể Hoàng Văn Ka hay không. Pháp y là của công an luôn luôn viết những điều gian dối, có lợi cho công an dù thi thể nạn nhân có các dấu tích bị nhục hình từ nứt sọ, dập phổi dập tim, vỡ bàng quang, vỡ gan, gãy xương chân tay, những vết bầm tím đầy trên thân thể.

Hoàng Văn Ka là nạn nhân thứ 12 kể từ đầu năm 2017 đến nay. Nạn nhân thứ 11 là Võ Tấn Minh chết bất thường ngày 8 Tháng Chín, 2017 tại nhà tạm giữ công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.

Lúc đầu thì công an tung tin Võ Tấn Minh chết vì “đánh nhau” với các tù nhân khác nhưng sau thấy không thể chối được nên đành khởi tố “5 cán bộ, chiến sĩ thuộc đội Cảnh Sát Bảo Vệ và Hỗ Trợ Tư Pháp nhà tạm giữ công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm để làm rõ sai phạm” trước các dấu tích nhục hình trên người nạn nhân.

Phần lớn các nạn nhân chết bất thường tại nhà tạm giam của công an bị vu cho là “tự tử,” một cách giản dị nhất để thoát tội giết người.

Bộ Công An CSVN từng ra chỉ thị cấm công an điều tra các nơi không được tra tấn, dùng nhục hình với các nghi can sau khi đã ký cam kết vào công ước quốc tế về chống tra tấn hồi Tháng Mười Một 2013. Tuy nhiên, hàng năm người ta vẫn thấy hàng chục người dân chết bất thường với các dấu tích tra tấn nhục hình. (TN)

Share this :
https://www.nguoi-viet.com/…/nan-nhan-thu-12-chet-tai-don-…/