Không còn đường lùi, nhưng chưa biết tiến đi đâu

Nguyễn Anh Tuấn
2017-10-09
 
Nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Khả Phiêu, nói chuyện tại nhà riêng ở Hà Nội hôm 22/4/2009.

Nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Khả Phiêu, nói chuyện tại nhà riêng ở Hà Nội hôm 22/4/2009.

 AFP
 

Trước thềm Hội nghị Trung ương 6 bàn về đổi mới bộ máy chính trị, hàng loạt tờ báo đã đăng tải bài phỏng vấn của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, trong đó ông nhấn mạnh về tính cấp thiết của đổi mới bộ máy chính trị bằng cụm từ “không còn đường lùi”.

Tình thế lưỡng nan mà Đảng Cộng sản đang đối mặt đến từ chính công thức cầm quyền của họ vài thập niên gần đây. Để đảm bảo vị trí độc tôn của mình, trong bối cảnh lý tưởng đại đồng cộng sản đã hết sức sống, đảng chỉ còn biết dùng lợi ich vật chất để mua sự trung thành của nhiều người nhất có thể.

Hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương cũng vì thế mà phình ra không ngừng. Có thời điểm người ta tính được có tới 11 triệu người hưởng lương ngân sách. Chỉ cần nhẩm tính mỗi lao động hưởng lương ngân sách lại nuôi 2-3 người phụ thuộc sẽ thấy đảng đã xây dựng được một nền tảng ủng hộ làm bệ đỡ quyền lực rộng lớn đến mức nào trong lòng xã hội với một đám đông có cảm giác “đồng hội đồng thuyền” về lợi ích với đảng.

Và quả tình, dưới cái bóng của hệ thống chính trị khổng lồ này, mọi phản kháng ngay cả ở mức độ dân sự cũng rất dễ bị đè bẹp trong giai đoạn trứng nước, chỉ cần đảng hô câu hiệu lệnh quen thuộc “huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc”

Tuy nhiên, nuôi được bộ máy cồng kềnh này chẳng hề đơn giản. Lời giải của đảng đối với bài toán này cho tới nay gồm hai phần chính sau:

Một, dành một khoản chi lớn (gần 3/4 tổng chi ngân sách) chỉ để nuôi bộ máy – đồng nghĩa với việc phải bớt chi cho đầu tư phát triển, điện, đường, trường, trạm – tức những khoản chi nâng cao đời sống cho toàn xã hội. Nợ công vì thế mà phải chạm trần, tài nguyên bởi vậy mà phải cạn kiệt, để nuôi bộ máy cứ ngày một phình to suốt vài thập kỷ vừa qua.

Hai, dẫu có dành phần lớn tổng chi ngân sách để nuôi bộ máy nhưng vì nó quá lớn nên tính ra lương cho đầu người vẫn thấp, không đáp ứng được cuộc sống. Một cách tự nhiên đảng nhanh chóng đạt được đồng thuận nhắm mắt “mạnh ai nấy ăn” để bù đắp phần thiếu hụt. Nhưng ăn vào đâu? Còn đâu khác ngoài người dân và doanh nghiệp. Đây chính là gốc rễ của tình trạng tham nhũng có hệ thống ở Việt Nam, phơi bày trong đời sống hàng ngày của chúng ta, thông qua đủ loại tệ nạn, nào là “giấy phép con”, “thanh kiểm tra”, “mãi lộ”, “BOT”, “lạm thu”, “thư vận động đóng góp”, “chạy việc”, “chạy trường”…

Giá mà có thể duy trì giải pháp trên thì những người lãnh đạo đảng có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Tuy nhiên, nay thì nợ công đã chạm trần, tài nguyên khoảng sản cũng đã cạn kiệt, mô hình tăng trưởng lạc hậu vẫn chưa được chuyển đổi, lợi tức tạo ra không tương xứng với độ phình của bộ máy.

Tệ hơn, người dân và doanh nghiệp – nền tảng kinh tế của quốc gia – một khi không chịu nổi áp lực “kiếm chác” từ hệ thống chính trị khổng lồ này sẽ dần mất đi động lực; nhiều người tài năng và tự trọng thâm chí còn tìm cách ra đi. Kết quả là kinh tế đình đốn, nguồn thu ngân sách vì thế sẽ sụt giảm theo, khiến chỉ riêng việc nuôi bộ máy với mức độ như hiện tại đã khó, đừng nói tới việc trả lương cao hơn.

Thế thì đúng là như cựu TBT Phiêu nói, quả là không còn đường lùi, và giải pháp duy nhất là giảm biên chế. Nhưng bộ phận nào trong hệ thống chính trị bị nhắm tới đầu tiên? Hội nghị Trung ương 6 lựa chọn “các tổ chức sự nghiệp công lập”, có lẽ là vì đây là nhóm ít quyền lực nhất – đồng nghĩa là khả năng phản đối thấp nhất. Đây cũng là lý do mà cách đây vài tháng Bộ Giáo dục Đào tạo thăm dò việc bỏ biên chế giáo viên.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung giảm biên chế mỗi khu vực sự nghiệp thì chỉ là cách trì hoãn chứ không phải là giải pháp toàn diện cho vấn đề. Toàn bộ hệ thống cần phải được tinh gọn ở mức độ cao thì mới có thể giảm áp lực chi thường xuyên và bớt được phiền hà cho người dân, doanh nghiệp một cách căn cơ, từ đó mới khôi phục được động lực làm ăn, kinh tế mới phát triển để tăng được nguồn thu cho ngân sách.

Thế nhưng, một khi không còn trong tay hệ thống chính trị khổng lồ như hiện nay nữa, đảng có gì để trấn áp những phản kháng trong xã hội để đảm bảo quyền lực độc tôn của mình?

Chọn một thôi, không thể có cả hai đâu các ông.

Chính quyền bảo kê côn đồ hành hung người dân.

From facebook:  Quân Hoàng and Mike Dang shared Le Anh‘s post.

 
 2,189 Views
 
Le AnhFollow

 

Chính quyền bảo kê côn đồ hành hung người dân.

Tối, ngày 7 tháng 10,2017 côn đồ lại ngang nhiên xông vào nhà, đập phá tài sản của bà con giáo dân xứ Đông Kiều, Xã Yên Lý, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An.

Xin được nhắc lại, từ cuối tháng 8 côn đồ thường xuất hiện đập phá tài sản, đập phá tượng ảnh của người dân nơi đây. Những đợt khủng bố này vẫn không được nhà cầm quyền quan tâm xử lý vì thế côn đồ ngày càng lộng hành và tấn công người dân mạnh mẽ hơn.

Với sự lên tiếng của bà con giáo dân nhà cầm quyền đã cho công an, cơ động túc trực bảo vệ bà con từ ngày 20 tháng 9 đến nay. Nhưng sự hiện diện của công an chỉ là một tấm bình phong để côn đồ dễ dàng hành động, quậy phá, khủng bố tinh thần bà con hơn.

Người dân lầm tưởng có công an canh giữ nên yên tâm mà không phòng bị. Tại quán cà phê Sự Duyên và một số nhà dân lân cận đã bị côn đồ xông vào quán và vào nhà để đập phá tài sản của bà con.

Tại một nơi có chính quyền, có lực lượng giữ gìn an ninh trật tự mà côn đồ ngang nhiên khủng bố người dân thì người ta có thể kết luận, chính quyền tại đây chính là kẻ bảo kê cho côn an hành hung người dân.

CTM Media

Quách Văn Quý: Giang Miên Hằng không vui vì bị vạch trần vụ giết người thay tạng

Quách Văn Quý: Giang Miên Hằng không vui vì bị vạch trần vụ giết người thay tạng

Ông Quách Văn Quý trong video đăng ngày 4/10

Hủy bỏ cuộc đối thoại của doanh nhân Quách Văn Quý, ĐCSTQ đang gây sức ép khắp nơi

Sáng ngày 4/10, người dẫn chương trình của hoạt động đối thoại, nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề Bill Gertz đưa tin trên tờ “The Washington Free Beacon”, và dẫn lời người phát ngôn David Tell của Viện nghiên cứu Hudson nói, hoạt động này bị hủy bỏ do kế hoạch chưa được vẹn toàn, ông David Tell cũng thừa nhận họ bị áp lực từ phía Trung Quốc.

Ông David Tell xác nhận, trang web của Viện cũng từng bị hacker tấn công, và cuộc tấn công có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bài báo cho biết, Đơn vị 61398 là đơn vị nổi tiếng của quân đội Trung Quốc, căn cứ ở Tân khu Phổ Đông, thành phố Thượng Hải, là một đội hacker, trong đó có 5 thành viên bị cáo buộc từng tấn công vào mạng intenet của các doanh nghiệp Mỹ hồi năm 2014.

Bắc Kinh có người không vui”, ông David Tell cho biết, viện của ông cũng nhận được rất nhiều email đến từ Trung Quốc.

Bản tin còn nói, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nhiều lần gọi điện phàn nàn với Viện nghiên cứu Hudson, uy hiếp sẽ từ chối tất cả những nhân viên nào muốn đến thăm Trung Quốc.

Điều trùng hợp là, hoạt động “Đối thoại Quách Văn Quý” diễn ra cùng ngày với “Đối thoại thực thi pháp luật và an ninh mạng” giữa chính quyền Trung Quốc và Mỹ.

Quách Văn Quý vạch trần bí mật thay thận khiến Giang Miên Hằng không vui

Đối với sự kiện diễn giảng của ông Quách Văn Quý bị hủy bỏ, hôm 4/10, ông Quách có nói trong đoạn video phát trực tiếp trên intenet lên án kịch liệt “Kẻ cướp nước cuối cùng đã ra tay rồi.” “Toàn bộ Washington được nói là thiên hạ của nhà họ Giang, có thể nhà họ Giang cũng đã ra tay rồi!”, “Giang Miên Hằng sử dụng thế lực ngầm của nhà họ Giang tại Mỹ để chinh phục Viện Hudson”.

Ông Quách kể lại, có người Mỹ nói với ông, “nguyên nhân quan trọng khiến buổi diễn giảng bị hủy bỏ chính là vì ông đã vạch trần sự thật ông Giang Miên Hằng thay thận, khiến ông này không vui.” Ngoài ra, người này còn cho biết, việc ông Quách tiết lộ những người liên quan đến việc thay thận của ông Giang Miên Hằng đã mất tích cùng chuyến bay MH370 của Hãng Hàng không malaysia cũng khiến ông ta không thoải mái. Họ còn nói, “Việc Giang Miên Hằng thay thận là việc riêng của cá nhân”, ý là không nên tiết lộ ra ngoài.

Ông Quách Văn Quý hỏi vặn lại người này từng câu: “Việc thay tạng, ông muốn xác nhận thì ông đi mà tìm Giang Miên Hằng! Hỏi xem mấy lần thay thận của Giang Miên Hằng là lấy thận từ ai? Người cho thận còn sống hay không?”

“Tại sao có người nhà của bác sĩ giúp Giang Miên Hằng thay thận lại chết trong chuyến bay của hãng hàng không Malaysia?”

“Ông ta sao lại gọi là chuyện riêng của cá nhân? Bởi ông ta giết người nên không gọi là chuyện riêng cá nhân được nữa!”

Ngày 1/9, trong video phát trực tiếp trên mạng, Quách Văn Quý lần đầu tiên vạch trần bí mật nhắm vào gia tộc Giang Trạch Dân, nhà họ Giang không chỉ tham ô lượng lớn tiền của, mà còn dính líu đến giết người cướp lấy nội tạng. Ông Quách Văn Quý cáo buộc tầng lớp quyền quý trong Đảng Cộng sản Trung Quốc “mổ sống người lấy nội tạng, giết người theo nhu cầu”. Ông còn vạch trần ông Giang Miên Hằng có 3 lần thay thận từ năm 2004 đến 2008, và đã giết chết 5 người; còn ông Mạnh Kiến Trụ đã giết tù nhân để lấy thận thay cho mẹ mình.  

“Kế hoạch Lam Kim Hoàng” đã xâm nhập vào Mỹ

Chuyến đi Washington lần này đã khiến ông Quách Văn Quý phát hiện “Kế hoạch Lam Kim Hoàng đã xâm nhập triệt để vào Mỹ”. “Kế hoạch Lam Kim Hoàng” là chỉ chính quyền Trung Quốc tiến hành các thủ đoạn khống chế đối với quan chức và thương nhân ở nước ngoài. Lam chính là khống chế về internet, bằng việc mua chuộc các kênh truyền thông, rồi từ đó đạt được mục đích tẩy não toàn diện; Kim, chính là dùng tiền để mua chuộc, dùng lợi ích phi pháp để mua chuộc; Hoàng, chính là sử dụng sắc tình để mua chuộc, lợi dụng cờ bạc, sắc tình để nắm chứng cứ rồi tiến hành dọa dẫm khống chế.

Sau khi buổi diễn giảng của Quách Văn Quý bị hủy bỏ, cần phải nhìn thấy được bản chất. Ông Quách tức tối nói với vị người Mỹ đã tiết lộ nội tình cho ông rằng “cần vạch trần chính là ông Tập Cận Bình”, bởi chính ông Tập là người đã ra lệnh cho dừng buổi diễn giảng, “người đang gây khó ông chính là Tập Cận Bình, không có ông Tập hạ lệnh thì cũng chẳng có ai gây khó khăn cho ông cả.” Ngoài ra, ông Quách còn cho rằng người Mỹ đã bị “kẻ cướp nước mua chuộc”.

Theo báo The Epoch Times, ở Mỹ có một thế lực giúp đỡ người từng đứng đầu ĐCSTQ Giang Trạch Dân và quân sư của ông Giang là Tăng Khánh Hồng chống lại ông Tập Cận Bình.

Năm 2015, trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã phát động dư luận công kích vào Tăng Khánh Hồng. Cùng thời gian đó, thời báo New York Times đăng một bài phỏng vấn đặc biệt đối với người nổi tiếng hiểu về Trung Quốc, bài báo khen ngợi “đường lối khai sáng” của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, đồng thời cũng nói ông Tập Cận Bình đã xa rời đường lối của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Người nổi tiếng này chính là giáo sư David Shambaugh tại Washington.

Ngày 6/3/2015, ông David Shambaugh còn đăng một bài có tựa đề “Trung Quốc đang đi đến sụp đổ” trên tờ The Wall Street Journal rằng, không ngoại trừ khả năng ông Tập Cận Bình bị phế truất trong cuộc đấu tranh quyền lực hoặc chính biến trong nội bộ ĐCSTQ.

Khi đó The Epoch Times cũng đưa tin nói, mặc dù ông Tập Cận Bình nắm quyền, nhưng bộ phận quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ đã bị thế lực của ông Giang Trạch Dân mua chuộc vẫn đang khởi tác dụng, họ vẫn đứng về phe ông Giang Trạch Dân, cố ý làm khó ông Tập Cận Bình. Do đó mà chuyến thăm Mỹ năm 2015 của ông Tập gặp phải nhiều khó khăn.

Ngày 22 – 25/9/2015, nhận lời mời của tổng thống Mỹ Obama, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp quốc gia tới Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã có chuẩn bị, đưa ra những vấn đề mà ông Tập Cận Bình không ngờ tới, phía Trung Quốc trong tư thế tiến thoái lưỡng nan. Khi đó ông Tập Cận Bình nói với ông Obama, ông cần thời gian hai năm để nắm quyền trong quân đội, từ đó mới có thể tiến hành tái cơ cấu quyền lực cấp cao một cách ổn định.

Trí Đạt

Một phó phòng của Bộ Khoa Học-Công Nghệ trộm cắp ở Nhật

Một phó phòng của Bộ Khoa Học-Công Nghệ trộm cắp ở Nhật
Biển “đe” người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật được viết bằng tiếng Việt. (Hình: Báo điện tử VietNamNet)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một phó phòng thuộc Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân (Bộ Khoa Học- Công Nghệ) đi công tác tại Nhật đã ra tay trộm cắp khi đi mua sắm tại siêu thị và bị cảnh sát địa phương “mời làm việc.”

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân (Bộ Khoa Học Và Công Nghệ) cho biết một cán bộ cấp phó phòng của cục này khi đi công tác tại Nhật gặp “sự cố” khi đi mua sắm tại siêu thị và được mời đến làm việc tại cơ quan cảnh sát địa phương.

Báo này cho hay, có thông tin về việc ông TQH, hiện là phó phòng một đơn vị của cục, đang bị giữ lại tại Nhật vì nghi vấn liên quan đến trộm cắp ở một siêu thị của nước này.

Ông Nguyễn Tuấn Khải, cục trưởng Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân, nói: “Chúng tôi đang phối hợp với bên Nhật để làm rõ. Cho đến nay vẫn đang trong quá trình thu thập để làm rõ thông tin.”

Ông cũng cho hay, hiện tại ông TQH chưa về nước và cục cũng chưa nhận được thông tin trực tiếp từ phía cán bộ này. Được biết, ông TQH sang Nhật để tham dự một hội thảo. (Tr.N)

Ông người Mỹ, bà người Việt, và đứa con lai trùng phùng sau 48 năm

Ông người Mỹ, bà người Việt, và đứa con lai trùng phùng sau 48 năm

Ngọc Lan/Người Việt

Từ trái, bà Huỳnh Thị Chút, ông Gary Wittig và người con chung của họ, chị Nguyễn Thị Kim Nga, trùng phùng tại Georgia sau 48 năm. (Hình: Quế Nguyễn cung cấp)

RIVERDALE, Georgia (NV) – “Khi Nga báo cho biết là đã gặp lại cha, tôi mừng lắm, vì không bao giờ tôi dám nghĩ đến điều này. Nhưng mà quả đất xoay tròn quá.” Đó là cảm nghĩ của bà Huỳnh Thị Chút, người phụ nữ 75 tuổi, lần đầu tiên ngồi máy bay, mà lại bay cả nửa vòng trái đất để đến Riverdale, Georgia, hội ngộ cùng ông Gary Wittig, cha của con gái bà, sau khi bặt tin từ năm 1969.

Con gái bà Chút, chị Nguyễn Thị Kim Nga, cũng chỉ mới tìm lại được cha ruột của mình, ông Gary Wittig, một người Mỹ từng làm việc ở Việt Nam, sau 17 năm sang Mỹ định cư ở tiểu bang Nebraska.

Câu chuyện được kể lại sau gần một nửa thế kỷ, không chỉ chứa đầy niềm vui của ngày trùng phùng, mà hơn những điều thông thường đó, là tấm lòng, là nghĩa cử cao thượng, của hai người đàn ông đứng bên cạnh hai người phụ nữ này trong suốt mấy mươi năm qua, nhằm giúp họ đạt được ước nguyện của mình.

Câu chuyện của nàng lao công nghèo, người yêu Mỹ, và ông chồng Việt

Bà Chút từ Mepu, Bình Thuận, đặt chân đến thành phố Riverdale hôm Thứ Ba, 3 Tháng Mười, nói với Người Việt qua điện thoại, “Đây là lần đầu tiên tôi gặp lại ông Gary sau 48 năm. Nhưng gặp là nhận ra liền, dù ngày trước ổng còn rất trẻ.”

Câu chuyện theo dòng hồi ức của người phụ nữ đã đi qua gần hết đời mình trong nghèo khó, lam lũ, vẽ lên bức tranh chung của nhiều phụ nữ Việt “đi làm sở Mỹ” ở miền Nam Việt Nam vào thời chiến tranh Việt Nam.

“Tôi lúc đó có chồng và một đứa con trai. Khi tôi lấy chồng là cha mẹ tôi coi như bỏ luôn, không biết tới luôn. Rồi tôi đi làm lao công, dọn dẹp cho hãng Mỹ ở ‘Kem’ (Camp) Tiên Sa, Đà Nẵng. Ở đó có một bãi đậu xe lớn lắm. Tôi rửa xe ở đó. Ông Gary lái xe tới cho tôi rửa. Sau tôi mới biết ông cũng làm việc cho hãng đó,” bà kể bằng giọng “miền ngoài” đặc sệt.

“Không biết đây có phải là duyên nợ trời đất gì không,” bà tiếp tục câu chuyện. “Vì hồi đó đi làm mà thấy Mỹ là sợ lắm, vậy mà sao tôi lại thương ông, dù tôi với ông có nói chuyện được gì nhiều với nhau đâu.”

Theo lời bà Chút, bà quen ông Gary Wittig được một năm. Ông biết bà mang dòng máu của ông trong người, ông chở bà đi bệnh viện khám thai, biết được bà sẽ sanh con gái và cả ngày giờ sanh đứa bé.

Bà Chút nói thêm, “Trước khi về Mỹ, ông Lary có đưa tôi hình và thẻ có số quân của ông. Nhưng đến khi thấy Mỹ rút đi hết trong một đêm tối, tôi sợ quá, không bao giờ nghĩ có ngày gặp lại, nên tôi đốt hết. Mất liên lạc luôn từ đó.”

Khi ông Gary trở về quê hương thì bên kia bờ đại dương, bà Chút cũng sanh em bé. Đó là năm 1969.

Như bao phụ nữ sanh “con lai” khác, bà Chút bị tai tiếng nhiều, nhưng bà “không buồn, vì bụng làm dạ chịu.”

“Thương là thương ông chồng Việt của tôi, ông chưa bao giờ oán trách, ghen tuông gì hết,” bà nói.

Bà nhớ lại, “Ông chồng dẫn tôi đi sanh mà không mang theo đồ chi hết. Khi bà mụ bồng đứa con ra, ông nhìn và nói liền ‘Ô choa, Mỹ con! Mỹ con!’ rồi ông cởi cái áo đang mặc quấn cho nó. Đến sáng ông về nhà nấu cháo cho tôi và mang quần áo em bé vô. Lúc về nhà, ông cũng là người bồng con bé đi trước, tôi đi theo sau.”

“Tên con bé cũng là do ông đặt. Ông nói nó là con Mỹ thì đặt tên nó là Nga chứ không có tên gì khác hết, Nguyễn Thị Kim Nga,” bà cho biết.

Nếu đời sống người dân bình thường vốn đã quá cơ cực sau Tháng Tư, 1975, thì đời sống của những gia đình có con lai lại khốn đốn hơn nhiều lần.

“Lúc đó khổ lắm, tiền không có ăn, áo không có mặc, mà nuôi đến ba, bốn đứa con, khổ quá là khổ. Mà vì khổ nên quẫn có lúc ông đánh con, nhưng không phải vì ghét mà đánh đâu,” bà khẳng định.

Cũng theo lời bà, khi nghe nói Nga có thể làm giấy tờ đi Mỹ, thì chính ông chồng “dẫn mẹ con tôi đến chỗ xã làm giấy tờ.”

“Nhưng khi xuống tới thì họ nói chỉ có tôi và Nga đi được chứ chồng tôi không đi được. Khi đó ông nói với tôi một câu mà tôi nhớ thương hoài, ‘Thôi, đi về đi bà, về làm ăn với tôi. Khi nào tôi chết rồi mẹ con bà muốn đi mô thì đi.’ Rồi năm sau thì ông mất,” người phụ nữ lam lũ bồi hồi.

Ngày quen nhau họ chỉ ở độ tuổi ngoài 20. Gần nửa thế kỷ gặp lại, tóc đã trắng mái đầu. (Hình: Quế Nguyễn cung cấp)

Người con gái lai và con đường đến quê cha bằng sự kiên trì của chồng

“Hồi nhỏ, anh tôi không biết tôi con lai, nhưng ba ghẻ thì chắc biết, nên cũng có lúc bị đòn. Rồi đi học bị bạn bè chọc ‘con lai 12 lỗ đít’ cho nên vừa bất mãn mà nhà cũng nghèo quá nên chỉ học được lớp 1, lớp 2 là bỏ học luôn,” chị Nga cười nhớ lại.

Cuộc đời của người con gái lai cứ thế trôi đi trong cảnh nghèo không thể nghèo hơn, “cứ đi làm mướn, đi làm ruộng, gặt, cấy, cho người ta cho đến lớn.”

Rồi “phong trào con lai” bùng lên, nhiều người từ Kiên Giang, An Giang cũng ra tận quê Bình Thuận của chị kiếm con lai “mua” để được đi Mỹ.

“Tôi nhớ lúc đó họ nói đưa cho má một cây vàng trước, rồi chừng nào làm giấy tờ đi được thì đưa thêm một cây. Tôi không chịu. Sau đó tôi để cho họ làm không lấy tiền nhưng phải cho má tôi đi, họ làm giấy tờ ghép hộ gì tùm lum hết. Nhưng rồi đi phỏng vấn rớt, rồi lại làm lại, kéo dài cả bốn năm như vậy nên tôi nói thôi không có muốn đi Mỹ nữa,” chị Nga kể.

Rồi chị quen anh Quế, chồng hiện tại của chị, tình yêu càng khiến chị không muốn rời bỏ mảnh đất đang sống, dù cơ cực, nhọc nhằn.

Chị cười nhớ chuyện xưa, “Lúc đó má nói ‘mày muốn sướng thì kiếm đường mà đi Mỹ, còn muốn cực thì cứ ưng thằng Quế.’ Nhưng rồi do sự quyết định của mình nên thôi không muốn đi Mỹ, ở lại cưới nhau năm 1994.”

Điều may mắn cho chị Nga, như má chị nhận xét, là “Thằng rể tôi nghèo nhưng lòng hắn tốt. Hắn làm mọi thứ để mẹ con tôi được thỏa nguyện. Tôi gặp được ông chồng tốt. Con gái tôi cũng có người chồng tốt, như vậy thì tôi thấy cuộc đời mình thỏa mãn rồi.”

Theo lời chị Nga, “hai vợ chồng phải vất vả bon chen kiếm sống bằng cách đi rẫy, đi núi cưa cây cưa củi bán. Tằn tiện, tích cóp đến cuối năm mới có dư được 5 phân vàng, nhưng cứ có tiền là ông chồng nói để đi vô Sài Gòn kiếm đường làm giấy cho đi Mỹ. Ông cứ làm hết năm này qua năm khác. Lúc đó tôi khóc hoài, nói không có đi đâu hết, nói làm khó khăn, kiếm không ra tiền ăn mà cứ có đồng nào cũng đi Sài Gòn. Nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Cuối cùng Chúa cũng cho ông làm được, để rồi hai vợ chồng và đứa con trai lớn được đi Mỹ năm 2000.”

Anh Quế Nguyễn, hiện sống cùng vợ con tại thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, kể thêm, “Ai cũng biết ở Việt Nam rất khổ cực, mà bà xã lại là con lai, không đi được thấy cũng thiệt thòi cho bà nên tôi phải hết sức tìm đường đi. Làm được đồng nào tôi lại lặn lội lên Sài Gòn, tôi dòm tôi ngó, đi hỏi hết người này đến người khác, mà đi tới luật sư nào họ cũng đuổi về vì họ nói đi tìm mà không có hình bóng, giấy tờ gì hết thì như tìm kim đáy bể thôi.”

Lặn lội suốt sáu năm như thế, cho đến một lần anh Quế “gặp may.”

Anh nhớ lại, “Một lần tôi với bà xã sau khi để dành được mấy phân vàng quyết định dắt con vô Sài Gòn, may sao nhờ ‘ông tổng lãnh sự quán’ ở đường Pasteur nhìn thấy bà xã tôi thì ông nói bà xã tôi lai Mỹ. Thế là ông giúp làm giấy cho đi. Cuối cùng thì hai vợ chồng và con tôi được sang Mỹ vào ngày 17 Tháng Mười, 2000.”

Đặt chân đến vùng đất không có một ai thân thích, chị Nga cho rằng mình “may mắn” khi xin được việc làm liền ở một hãng bánh của người Mexico, rồi “làm miết từ đó cho đến Tháng Sáu vừa rồi họ đóng hãng thì tôi mới thất nghiệp ở nhà.” Anh Quế cũng sau vài năm làm ở hãng bánh cùng chị, đã xin được việc làm trong trường học từ hơn 10 năm qua.

Ngoài đứa con trai lớn sanh ở Việt Nam, anh chị còn có thêm một con gái 14 tuổi và một con trai 12 tuổi được sanh tại Mỹ.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Nga, anh Quế Nguyễn cùng ba người con. (Hình: Quế Nguyễn cung cấp)

“Ráng tìm cha cho có người thân nương tựa”

“Trong đời sống lúc vui, lúc buồn tôi đều có trong đầu câu hỏi sao mình sinh ra không biết cha là ai? Tại sao mình không có tình thương của cha?” chị Nga tâm sự bằng chất giọng thật thà, chất phác của người không có quá nhiều cơ hội để nói về những nỗi niềm của mình.

Thêm vào đó là lời nhắn gửi của má chị “con thử đi kiếm coi có tìm được cha không, để còn có người thân nương tựa, vì ở đây mình không có ai là bà con hết.”

Thôi thúc ước muốn được biết cha mình là ai, còn hay mất, nhưng “mình lại không biết gì hết, không biết chữ, không biết viết, cái gì cũng phải nhờ chồng.”

Anh Quế, chồng chị Nga cũng giãi bày, “Tôi biết ước mơ của vợ tôi là tìm được tung tích của người cha có từ mấy chục năm qua. Nhưng mà mình không biết cách nào để tìm hết.”

Nhưng rồi họ lại gặp may.

“Một chị bạn quen tên Minh, cũng là con lai, cũng đi tìm cha. Nhưng tìm rồi mới biết cha đã mất vì tai nạn từ hồi còn ở Việt Nam. Rồi chị hướng dẫn, giúp đỡ tụi tôi tìm. Mọi chuyện chị giúp hết, bắt đầu từ Tháng Mười Hai, 2016, đến Tháng Tư thì tìm được,” chị Nga cho biết.

Theo lời vợ chồng chị Nga, chị Minh chính là người đã tìm được tung tích của ông Gary, liên lạc với ông và gia đình ông, sắp xếp cho mọi người được gặp lại nhau.

Về phần ông Gary, do sức khỏe, nói chuyện khó khăn, nên chị Christine Kimmey, cháu ruột ông Gary, là người thay ông kể chuyện với Người Việt.

Chị cho biết, “Chú Gary đến Việt Nam hai lần, tôi không nhớ chính xác lần đầu là năm nào nhưng lần thứ hai là năm 1967, chú được đưa đến trại Tiên Sa ở Đà Nẵng. Chú làm việc với Seabee’s, đơn vị MCB-8 (Mobile Construction Company-8). Công việc của chú lúc đó là lái xe chạy vòng quanh trại để sửa chữa bảo trì.”

“Thời gian đó cũng là lúc chú Gary gặp cô Chút đang làm công việc rửa xe cho đơn vị đó,” chị Christine nói thêm.

Chị kể, “Tôi nhớ một lần vào năm 1980, khi đó tôi 14 tuổi, dì Linda, vợ chú Gary, nói cho tôi và em gái tôi biết là chú Gary có một đứa con ở Việt Nam. Tôi không biết tại sao dì muốn chúng tôi biết điều đó. Tôi nghĩ có thể đó là một chuyện lạ. Dì Linda mất năm 2006. Dì Linda và chú Gary không có con.”

“Và rồi chuyện này không bao giờ được nhắc đến nữa. Nhưng tôi lại luôn ghi nhớ điều đó trong đầu bởi vì đó là một đứa bé. Chuyện gì đã xảy ra. Dù vậy, chưa bao giờ tôi hỏi chú Gary về điều này. Cho đến một ngày, tôi nhận được tin nhắn trên Facebook của một thám tử chuyên về DNA hỏi tôi có quan hệ họ hàng với ai từng tham chiến ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm 1968, 1969 không. Họ nói họ đang giúp một người tìm lại cha đẻ,” chị Christine tiếp tục câu chuyện.

Theo lời cháu ông Gary, mới hai tuần trước khi chị nhận được tin nhắn đó, chị và em gái chị đã có cuộc trò chuyện về gia tộc, và chị có nhắc, “Đừng quên là chú Gary còn một đứa con ở Việt Nam. Em tôi nghe vậy thì nói nó đã hoàn toàn quên béng những gì mà dì Linda đã kể cho chúng tôi nghe từ mấy chục năm về trước.”

“Theo những gì tôi hiểu, tôi nghe, thì người mẹ đó muốn quay trở lại với chú Gary thì cũng không thể vì những ràng buộc của gia đình. Chú Gary cũng không thể mang người phụ nữ đó theo về Mỹ ở thời điểm đó được. Tôi không biết đã có bao giờ chú muốn tìm kiếm lại đứa con của chú chưa, nhưng tôi biết chắc rằng chú luôn nghĩ về đứa con ấy suốt những năm tháng qua. Chú nói điều đó mới đây thôi,” chị Christine chia sẻ bằng tâm tình của người trong gia tộc.

“Lần đầu tiên tôi được gặp cha mình là ngày 15 Tháng Tư, cuộc hội ngộ diễn ra trong bốn ngày. Mừng lắm, cha con đều khóc, vì nào giờ mình cứ ao ước tình thương của cha mà,” người con gái kể bằng giọng xúc động.

Lần thứ hai, gia đình chị Nga lại từ Ohoma bay sang Atlanta thăm cha đúng vào ngày Father’s Day.

“Muốn làm bất ngờ cho ông, nên cả nhà đi qua mà không cho ông biết trước. Đến khi ổng mở cửa thấy vợ chồng con cái mình đứng ở ngoài cửa, ông mừng ông khóc, vì hồi nào giờ ông đâu có con, nên giờ ngay ngày Lễ Cha tụi tôi muốn làm cho ba vui,” chị Nga lại cười sau câu chuyện kể.

Ông Lary, qua điện thoại cũng cố gắng nói với Người Việt bằng giọng yếu ớt, khó nhọc, “Tôi rất rất vui khi được gặp lại con tôi sau mấy mươi năm. Giờ chúng tôi đã là một gia đình. Tôi không ngờ tôi có người con gái xinh đẹp như vậy.”

Ngay thời điểm này, chị Nga đã bay sang chăm sóc cha mình từ hơn ba tuần qua, sau lần ông bị té ngã phải vào bệnh viện.

Má chị cũng từ Việt Nam sang trùng phùng cùng “người yêu” như cách nói của bà.

Bà nói, “Tôi không nghĩ, mà chắc ông Gary cũng không nghĩ có ngày gặp lại như thế này.”

“Giờ gặp lại vui thì rất vui nhưng cũng thấy có chút gì tiếc vì mình tìm ra ông trễ quá. Phải chi gặp lại lúc ông còn khỏe mạnh để có thể chuyện trò, còn giờ ông bệnh, nằm một chỗ, nói nhiều là ông quạu vì ông mệt. Tiếc là tiếc như vậy. Nhưng mà cũng thỏa nguyện vọng rồi,” bà lại cười.

Chị Christine nói, “Đây là một câu chuyện quá là cảm động. Tôi muốn câu chuyện này được nhiều người biết đến, để có thể góp thêm cảm hứng cho những người con lai vẫn đang trong hành trình đi tìm kiếm cha của mình.”

Tôi không biết còn bao nhiêu người con lai nữa vẫn đang khắc khoải trong lòng niềm mơ ước được biết về tung tích của người đã góp phần hình thành nên hình hài của họ.

Tôi cũng không biết còn bao nhiêu người cha nữa còn đang sống, và chờ mong một ngày có đứa con gốc Việt bất ngờ đứng trước mặt mình gọi tiếng “Cha ơi!”

Nhưng, câu chuyện hội ngộ với sự có mặt đầy đủ của những người trong cuộc vừa diễn ra, là một trong những câu chuyện hay nhất mà tôi từng nghe liên quan đến một “hiện tượng có lãng mạn mà cũng có không ít sự đau đớn” trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử quê hương mình.

—-

Liên lạc tác giả: [email protected]

“Chạy” chức Đại biểu Quốc hội: Lời khai bị từ chối

“Chạy” chức Đại biểu Quốc hội: Lời khai bị từ chối

Cát Linh, RFA
2017-10-06
 

Bị cáo Châu Thị Thu Nga

Bị cáo Châu Thị Thu Nga

 Courtesy: tuoitre.vn
 

Trong phiên xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 13, từ năm 2011 đến năm 2016, nói trước tòa án Hà Nội rằng bà đã dùng số tiền trị giá 1 triệu 500 ngàn đô la Mỹ để được làm Đại Biểu Quốc Hội.

Tuy nhiên Tòa án không cho bà Nga khai việc này vì cho rằng điều đó không có liên quan đến nội dung vụ án đang được điều tra.

Vi phạm luật tố tụng

Phiên xử sơ thẩm dự kiến kéo dài trong 20 ngày, bắt đầu từ ngày 2 tháng 10 năm 2017. Vào ngày 5 tháng 10, trước toà án tại Hà Nội, luật sư Hoàng Văn Hướng, người bào chữa cho bị cáo Châu Thị Thu Nga, có câu hỏi thẩm vấn cho thân chủ của ông, đề cập đến khoản tiền 1,5 triệu USD (khoảng 30 tỉ đồng) mà bà Nga đã khai là dùng để “chạy” vào vị trí đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên Tòa án không cho bà Nga khai việc này vì cho rằng điều đó không có liên quan đến nội dung vụ án đang được điều tra.

Một ngày sau khi diễn ra phiên xử, trả lời RFA, Luật sư Hoàng Văn Hướng, cho biết toà không cho phép thân chủ của ông thực hiện lời khai là không đúng nguyên tắc đánh giá chứng cứ khách quan và toàn diện của qui trình tố tụng.

“Tất cả những tài liệu được thu thập trong hồ sơ vụ án để buộc tội hoặc gỡ tội thì đều phải đưa ra trước toà để đánh giá. Những nhiệm vụ của tôi là đặt câu hỏi và đánh giá vấn đề này. Trong hồ sơ có thể hiện bà đã khai như thế. Đến phần này thì hội đồng xét xử không cho hỏi nữa, với lý do ngay trong bản cáo trạng thì đã có 1 phần nêu là nội dung này kèm với 157 tỷ sẽ được tách ra giải quyết bằng 1 vụ án khác. Sẽ mở 1 vụ án khác.”

Trong hồ sơ có thể hiện bà đã khai như thế. Đến phần này thì hội đồng xét xử không cho hỏi nữa, với lý do ngay trong bản cáo trạng thì đã có 1 phần nêu là nội dung này kèm với 157 tỷ sẽ được tách ra giải quyết bằng 1 vụ án khác. Sẽ mở 1 vụ án khác. – LS Hoàng Văn Hướng

Một nhận định khác trong việc Hội đồng xét xử từ chối không cho bà Châu Thị Thu Nga thực hiện lời khai được Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hơn 14 năm, cho biết ông hoan nghênh những bị can, bị cáo chịu khai như thế.

“Nhưng có khi chủ toạ can, nói là đừng khai vì nó nhạy cảm, phức tạp…Nhiều vụ án người ta sẵn sàng khai, vì người ta vô đây người ta cho là cửa tử rồi, tại sao không khai? Tại sao lại để chết một mình? Cho nên có chứng cứ hay không có chứng cứ thì cơ quan điều tra có trách nhiệm phải chứng minh, đó là một nguồn chứng cứ được cung cấp, thì phải nghe, tại sao lại không cho người ta khai?

Không cho người ta khai là vi phạm tố tụng, vi phạm pháp luật.”

Báo Tuổi Trẻ Online cũng có một bài bình luận về sự việc này, trích dẫn ý kiến của Thạc sĩ Trần Thanh Thảo, giảng viên khoa Luật hình sự Trường đại học Luật TP.HCM cho biết “Việc không cho bị cáo Châu Thị Thu Nga khai về khoản tiền 1,5 triệu USD là không đúng quy định pháp luật.”

Trong vai trò là luật sư bào chữa cho bà Châu Thị Thu Nga, Luật sư Hoàng Văn Hướng một lần nữa cho biết bản cáo trạng có ghi những lời khai của bà Nga, kể cả việc dùng số tiền trị giá 1 triệu 500 ngàn đô la Mỹ để được làm Đại Biểu Quốc Hội là chưa khách quan và chưa đúng.

Ông nói thêm về mức độ được tham gia trong tiến trình tố tụng với tư cách người bào chữa cho bà Châu Thị Thu Nga:

“Trong gần 3 năm điều tra, truy tố và đến nay là xét xử bà Nga, thì hoàn toàn trong quá trình ấy, chúng tôi là luật sư nhưng không được tham gia vào quá trình điều tra kể cả xét hỏi.”

Không cho người ta khai là vi phạm tố tụng, vi phạm pháp luật. – LS Trần Quốc Thuận

Cần phải xem xét lại

Vấn đề được tranh luận sôi nổi tại phiên xử bà Châu Thị Thu Nga trong hai ngày qua, là nội dung của lời khai bị từ chối của bị cáo.

Nói về điều này, luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết dư luận hiện đang rất quan tâm vấn đề, và bản thân ông cho rằng nó không phù hợp và không đúng.

“Bởi vì việc chạy vào Đại biểu Quốc hội thì nó không thuyết phục được chúng tôi vì việc vào được đại biểu quốc hội hay không là quyền quyết định của cử tri bằng các lá phiếu ở các đơn vị bầu cử.

Cũng không có 1 thế lực nào, 1 ông nào, 1 người nào có quyền lực có thể đưa vào Đại biểu Quốc hội được. Việc đăng ký, ứng cử Đại biểu Quốc hội là công khai. Thứ 2 nữa, bầu là do hàng triệu cử tri bầu chứ không phải do 1, 2 người quyết định được.”

Do đó, theo luật sư Hoàng Văn Hướng, lời khai của bị can Châu Thị Thu Nga là 1 chứng cứ chưa thuyết phục ở thời điểm này, và cần phải được xem xét lại.

Ngược lại, một ý kiến khác từ Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng việc chạy chức, chạy quyền, chạy danh, thậm chí chạy tuổi, vốn dĩ là một điều không mới lạ ở Việt Nam. Bình luận về sự việc của bà Châu Thị Thu Nga đang làm xôn xao dư luận, theo cách nhìn của ông, ông cho biết.

“Ở Việt Nam, khi bầu cử người ta hay nói là Đảng cử dân bầu. Câu đó khá phổ biến. Người ta nói chưa bầu đã biết trúng cử. Cho nên thường địa phương sắp xếp sẵn những người dự kiến trúng cử và những đối thủ địa bàn. Thường người ta nói những cuộc bầu cử tốn kém hình thức không cần thiết. Người ta muốn có 1 cuộc bầu cử rộng rãi dân chủ hơn, tranh luận sôi nổi hơn.

Cho nên vì vậy mới có chuyện ‘chạy’. Nếu cuộc bầu cử mà để cho dân tự chọn thì chạy để làm gì?”

Khi đã là Đại biểu Quốc hội, trong những cuộc họp, vào giờ giải lao thì quyền tiếp cận với tất cả các người lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước này. Như thế, người ta có thể “chạy” một vài dự án hay một vài câu chuyện thì…lấy lại “vốn” rất nhanh. Bỏ ra thì phải thu hồi vốn chứ. – LS Trần Quốc Thuận

Chia sẻ thêm về từ “chạy”, Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng lẽ ra chạy là chạy về phía hàng vạn người dân với những chủ trương, chính sách phù hợp để người dân đồng lòng bỏ phiếu cho mình.

Đại biểu Quốc hội: Bất khả xâm phạm

Phân tích thêm về sự việc “chạy chức Đại biểu Quốc hội” đang được bàn tán trong dư luận, Luật sư Trần Quốc Thuận đưa ra một nhận xét về vị trí được gọi là Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam.

“Nếu vào một chức danh, mà nhất là Đại biểu Quốc hội thì bất khả xâm phạm. Đã là Đại biểu Quốc hội thì trước nhất nó có cái danh vọng rất lớn, theo luật thì gọi là bất khả xâm phạm.

Khi đã là Đại biểu Quốc hội, trong những cuộc họp, vào giờ giải lao thì quyền tiếp cận với tất cả các người lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước này.

Như thế, người ta có thể “chạy” một vài dự án hay một vài câu chuyện thì…lấy lại “vốn” rất nhanh. Bỏ ra thì phải thu hồi vốn chứ.”

Bà Châu Thị Thu Nga năm nay 52 tuổi, là một doanh nhân ngành bất động sản ở Hà Nội và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 13, từ năm 2011 đến năm 2016.

Dự định phiên tòa xử vụ án của bà Châu Thị Thu Nga sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng 10.

Những oan hồn của cuộc chiến

Những oan hồn của cuộc chiến
Sau khi đăng bài viết “Những oan hồn của cuộc chiến” của nhà báo Bùi Tín gửi, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của nhà văn Nguyên Ngọc, cho rằng, trong bài viết, có một đoạn nhà văn Bùi Tín “bịa đặt”.

Chúng tôi đã chuyển thông tin đó cho nhà văn Bùi Tín và cũng đã nhận được phản hồi của ông. Cuối bài viết này là thông tin cập nhật nội dung trao đổi ý kiến giữa nhà văn Nguyên Ngọc và nhà báo Bùi Tín.

 Xin các nhân chứng sống của cuộc chiến, những người đã từng đi B, cũng như các gia đình tử sĩ có con em bỏ mạng trong cuộc chiến, hãy đóng góp ý kiến, giúp làm rõ sự thật này.

_____

Blog VOA

Bùi Tín

5-10-2017

Lính Mỹ truy bắt Việt Cộng tại Đà Nẵng, tháng Tư 1965. Nguồn: AP

Bộ phim Chiến tranh Việt Nam của các đạo diễn Hoa Kỳ gây nên nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau của người Việt trong và ngoài nước.

Đó là điều tất yếu vì cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm, liên quan đến nhiều nước, với những động cơ khác nhau, không thể làm thỏa mãn mọi người.

Đây là một dịp bổ ích và lý thú để công luận có thể được dịp phát biểu thêm, soi tỏ thêm nhiều điều mới mẻ, những góc tối của cuộc chiến, từ đó có thể bổ xung cho nhau nhiều hiểu biết mới để soi tỏ thêm quá khứ, hiện tại và tương lai của các bên tham chiến trong mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.

Một số nhà báo, làm phim truyền hình người Việt, người Pháp, Hoa Kỳ, Đức… phỏng vấn tôi nhân dịp này. Tôi đã phát biểu ý kiến của mình.

Với tư cách là một nhân chứng sống, từng tham dự cuộc chiến từ ngày đầu đến ngày cuối, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, ở chiến trường Cam-bốt cũng như ở Lào, tôi có nhiều suy nghĩ, kỷ niệm về cuộc chiến tranh, nay có dịp để nói lên những điều quan trọng bị khỏa lấp mà bộ phim hoành tráng của các nhà làm phim Hoa Kỳ không đề cập đến.

Nhiều bạn hỏi tôi, nếu tôi tham gia một bộ phim khác về Chiến tranh Việt Nam, tôi sẽ nói lên những điều gì? Tôi có khá nhiều điều cần phát biểu về cuộc chiến, khi tưởng nhớ, ngẫm nghĩ lại về cuộc chiến. Qua bài báo này trước hết, tôi muốn nói đến những oan hồn của cuộc chiến.

Tôi có một số người thân, ông chú, các anh chị em họ Bùi vốn là đảng viên Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã bị Việt Minh chụp mũ cho là Việt gian, bị bắt giam sau Cách mạng tháng Tám. Tiêu biểu là ông Bùi Nhữ Uyên chú ruột tôi từng theo cụ Nguyễn Thượng Hiền, người cùng làng sang Nhật Bản vận động cho phong trào Đông Du và sau đó về Trung Quốc, tham gia Việt Nam Quang Phục hội của Cụ Phan Bội Châu. Chú tôi bị bắt năm 1946, bố tôi (Bùi Bằng Đoàn) lúc đó là trong Ban Thường trực Quốc hội can thiệp với ông Hồ chí Minh, ông Hồ lệnh cho chính quyền tỉnh Hà Đông thả ngay chú tôi, nhưng đúng vào đêm lệnh thả đến nhà giam ở Vân Đình thì chú tôi mất vì «đau bụng» khẩn cấp. Bạn tù cùng giam cho rằng chú tôi bị trại giam đầu độc.

Những oan hồn tôi không thể quên. Việt Minh từ hồi đó coi tất cả các đảng yêu nước chống Pháp là Việt gian, như Quốc Dân đảng, Đại Việt, Việt Nam Quang Phục hội, Việt Nam Cách mạng đồng minh, đệ tứ (Trostkyt)… Họ phê phán rất mạnh cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, coi là sai lầm thân Tàu, chuộng Pháp.

Tôi còn nhớ trước năm 1940 – 1941 số đảng viên Quốc dân đảng rất đông, vượt con số đảng viên đảng CS Đông dương ở các nhà giam, ở Côn Đảo. Rất nhiều giáo viên tiểu học các xã, huyện, trí thức nông thôn tham gia phong trào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Rất nhiều trung nông, phú nông, cả địa chủ nhỏ có học tham gia đảng này, về sau bị Cải cách ruộng đất kiểu Mao vu cáo là địa chủ ác bá, là việt gian, bị sát hại gần hết, theo thống kê khi sửa sai con số oan hồn này lên đến hơn 15.000.

Ngoài số nói trên cần kể đến oan hồn của các nhà yêu nước Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm – lãnh đạo nhóm Troskyt, tướng Nguyễn Bình và nhà sử học Trần Huy Liệu – nguyên là đảng viên Quốc dân đảng, cụ Đặng Văn Hướng – nguyên Bộ trưởng không bộ do ông Hồ phong chức và cụ Nguyễn Khắc Niêm, thân sinh ông Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước ở Pháp – 2 cụ đều bị tàn sát trong Cải cách ruộng đất.

Cũng cần ghi thêm trong danh sách các oan hồn những cán bộ cộng sản có ít nhiều thức tỉnh đã bị thải loại, ra rìa, như tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Vịnh, các đại tá Đỗ Đức Kiên, Lê Trọng Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Hoàng Minh Chính… trong vụ án «xét lại», Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán… trong vụ Nhân văn Giai phẩm, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Nguyên Giáp… từng có tư duy độc lập chống lại một số chủ trương chính sách của đảng.

Các đồng đội của tôi vào Nam chiến đấu theo lời nguyện «sinh Bắc tử Nam để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc», chết vài chục vạn, hơn 300.000 tử sĩ hiện chưa tìm ra thi hài mộ chí, cũng là những oan hồn, nỗi đau lòng uất hận của hàng vài triệu bố mẹ, anh chị em ruột thịt. Đó là những oan hồn vì khi chiến đấu, tự nguyện hy sinh, các đồng đội của tôi đều mang theo hy vọng rồi gia đình mình, bố mẹ anh chị em mình, đồng bào mình sẽ được hưởng độc lập tự do, an bình, phồn vinh hạnh phúc. Những hy vọng thiêng liêng ấy đến nay vẫn còn xa vời. Ngược lại đất nước còn bị ách Bắc thuộc từ sau mật đàm Thành Đô năm 1990, tự do tư tưởng, ngôn luận còn bị cấm đoán, trừng phạt, an ninh của nhân dân, nông dân, trí thức, nhà kinh doanh tự do bị đe dọa, các chiến sỹ yêu nước, đòi tự do cho nhân dân bị tù đầy, chênh lệch giàu nghèo tồi tệ hơn thời phong kiến, thực dân, đảng cộng sản biến thành lực lượng kìm hãm đà tiến bộ, phát triển của đất nước, mắc nợ hàng triệu oan hồn đã hy sinh do những lời đường mật giả dối.

Tôi có nhiều anh em, cháu, – con các bà chị ruột và chị họ vào Nam chiến đấu và hy sinh ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, Bình Định nay vẫn chưa tìm ra thi hài, mộ chí. Đã đến lúc phải nói thẳng ra là gia đình và các cháu đã bị lừa. Họ đưa ra Luật nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền về vinh quang trai thời loạn là sinh Bắc tử Nam, cưỡng bức các cháu bỏ học cầm súng, bắt ký các bản tình nguyện nhập ngũ, buộc bố mẹ phải ký tên «vinh dự hiến con cho Tổ quốc», trong khi con cháu các quan lớn hầu hết đều được xuất ngoại học tập ở Liên Xô, Trung Quốc , Ba lan, Đông Đức, Tiệp… Một sự bất công khổng lồ. Bố mẹ các cháu tôi lo nghĩ tiếc thương con, ban đêm xụt xùi khóc, nhưng vẫn phải tỏ ra vui vẻ khi tiễn con vào Nam. Các cháu đều miễn cưỡng ký giấy «tình nguyện vào Nam chiến đấu, đâu cần xin có mặt» theo ý nguyện (cưỡng bức) của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cả một khoa học bịp bợm thành hệ thống.

Tôi đã từng nhiều lần vào Nam cùng các đơn vị, vào Bình Trị Thiên, rồi vào Tây Nguyên – Kon Tum, Gia Lai, vào Bình Định, Buôn Ma Thuột, Bình Long, Sài Gòn… có những điều ít ai biết, đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác. Đây là một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh không có thư từ của người cầm súng, đằng đẵng từ khi lên đường, cho đến khi trở về, lành lặn hay bị thương nặng nhẹ, hay thành người tàn tật suốt đời. Hoặc có khi tử trận, nhưng giấy báo tử để chậm vài năm là thường, vì chiến tranh khốc liệt, tử sỹ nhiều, đơn vị giải thể, tiêu tùng hết, nhiều đơn vị sát nhập vào nhau, sổ sách mất, cháy, chỉ huy thuyên chuyển liên miên, không có nền nếp chính quy, kiểu du kích, đại khái, lem nhem.

Cho đến chuyện quản lý tù binh Mỹ chặt chẽ, có sổ sách hàng ngày mà cuối cùng vẫn mất tích, không lý giải được, lên đến hơn 100 người, đủ biết công việc quản lý của quân đội thời chiến luộm thuộm ra sao.

Ở các nước văn minh, với quân đội hiện đại, họ rất quan tâm đến việc thông tin, thư từ gia đình quân nhân được chuyển nhanh nhất, chu đáo nhất đến tay chiến sĩ ngoài mặt trận. Đây là trách nhiệm, đền đáp thiết thực có ý nghĩa nhất những hy sinh của gia đình và các quân nhân. Ở Việt Nam, đảng Cộng sản cho việc cố tình bặt tin là biện pháp cưỡng bức để các chiến sĩ không còn suy nghĩ thao thức mong chờ thư đi từ lại, một lòng một dạ hy sinh chiến đấu cho những mục tiêu riêng của đảng. Đây là món rất độc của chiến tranh tâm lý. Vì nếu tự do thư từ, thông tin, các chiến sĩ sẽ kể về những trận đánh thiêu thân, cả đơn vị chết quá nửa như sau tết Mậu Thân thì hậu phương sẽ bị chấn động, rất nguy hiểm để kêu gọi tiếp những đợt «sinh Bắc tử Nam», mà phần lớn sẽ không trở về.

Ngoài hàng mấy chục vạn oan hồn trên đây, tôi không thể không nhắc đến vài vạn người chưa chết nhưng bị những oan khiên dằn vặt không kém các oan hồn kể trên. Họ rất đáng thương, nhưng xã hội đã lãng quên họ.

Đó là chừng 20.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân (theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quân lực Bộ Tổng tham mưu) vào Nam bị chiêu hồi bởi Việt nam Cộng hòa, sau chiến tranh trở về gia đình ở miền Bắc, đã bị hỏi tội, bỏ tù, cải tạo, trả thù, bôi xấu, hạ nhục, hành hạ ra sao, bị gia đình xỉ vả, láng giềng khinh miệt, không sao ngẩng mặt lên được. Theo tôi biết, rất đông anh em đó ở Hà Nội, Hà đông, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh… Một số bảo mạng, cầu an, không chịu được gian khổ, căng thẳng, nhưng không ít có ý nghĩ lành mạnh, không đang tâm bắn vào anh em trong một cuộc huynh đệ tương tàn phi lý vô đạo nên đã chịu chiêu hồi, hy vọng khi chiến tranh kết thúc, không ai nỡ trị tội mình. Đã có nhà văn nào nói lên thảm cảnh của số anh em bị chiêu hồi rồi trở về quê quán này để tiếp tục bị oan khiên, kêu trời không thấu này. Đã có tổ chức xã hội nào cúi xuống nâng đỡ các số phận đen đủi này, tất cả chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi lý vô đạo do đảng Cộng sản gây nên vì những mục tiêu và cuồng vọng riêng.

Nếu tôi tham gia dựng lên những bộ phim về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tôi sẽ nói đến bản chất của chiến tranh, qua những mặt tối, những góc tối bị che dấu, bị che lấp, nhưng oan hồn, những nỗi oan trái chưa được biết, để có thể nói lên hết mặt trái của cuộc chiến tranh không anh hùng, chẳng oanh liệt, một cuộc nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đáng hổ thẹn, đáng sám hối. Tít bộ phim có thể là «Những oan hồn – hay mặt trái của chiến tranh», hay «Một cuộc chiến đầy dối trá», cũng có thể là «Cuộc chiến của những người nô lệ», vì đảng Cộng sản tự nguyện làm nô lệ cho học thuyết Mác – Lênin, rồi qua đó bắt nhân dân, quân đội làm nô lệ cho những tham vọng riêng của đảng, để cho đất nước lạc hậu, tàn lụi đổ nát, bất công như hiện nay.

Ông Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Sài Gòn, một đảng viên cộng sản kỳ cựu rất có lý khi đề nghị mỗi ngày kỷ niệm 30/4 là một cuộc Sám hối và xin lỗi của đảng Cộng sản đã chủ động gây nên những tổn thất về sinh mạng, tài sản, thời gian của dân tộc đến mức quá sức chịu đựng của nhân dân, để lịch sử có thể sang trang, đất nước có một chế độ chính trị dân chủ, độc lập thật sự, lãnh thổ toàn vẹn, có nhân quyền, phát triển phồn vinh cho toàn xã hội.

____

Cập nhật lúc 11h20 ngày 5-10-2017: Chúng tôi có nhận được email của nhà văn Nguyên Ngọc, nội dung như sau:

Kính gửi Ban biên tập Tiếng Dân,

Tôi vừa đọc trên Tiếng Dân hôm nay bài ”Những oan hồn của cuộc chiến” của ông Bùi Tín, thấy có đoạn trong file kèm đây là hoàn toàn sai, bịa đặt:

“Có những điều ít ai biết, đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác. Đây là một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh không có thư từ của người cầm súng, đằng đẵng từ khi lên đường, cho đến khi trở về, lành lặn hay bị thương nặng nhẹ, hay thành người tàn tật suốt đời”.

Trong chiến tranh chống Mỹ, tôi đã ở chiến trường miền Nam 13 năm, biết rõ hoàn toàn không có sự cấm đoán ”độc ác” nào với việc liên lạc thư từ giữa những người chiến đấu ở miền Nam và người thân ở miền Bắc. Tất nhiên là liên lạc có khó khăn, do chiến sự, nhưng tuyết đối không có chuyện cấm đoán, thậm chí trái lại còn được khuyến khích. Rất dễ hiểu: để người cầm súng yên tâm chiến đấu. Cũng dễ hiểu những thư từ đó không được tiết lộ những bí mật quân sự mà mọi người lính đều biết.

Không biết ông Bùi Tín bịa ra chi tiết này để làm gì, sẽ chỉ khiến cho những điều khác do ông nói ra có thể đúng sẽ trở nên khó tin. Khách quan, trung thực, đứng đắn bao giờ cũng cần thiết.

Nguyên Ngọc

_____

Cập nhật lúc 22h09 ngày 5-10-2017: Chúng tôi có nhận được email hồi âm của nhà văn Bùi Tín, nội dung như sau:

“Thân gửi cô Ngọc Thu và anh Nguyên Ngọc,  

Rất cám ơn cô NT đã đăng bài và cho biết ý kiến của anh Nguyên Ngọc.

Tôi hơi bất ngờ vì tôi nghĩ anh Nguyên Ngọc cũng rõ cái tình cảnh không có thư từ liên lạc công khai, chính thức qua bưu điện Nam – Bắc ra sao.  Sự bặt tin là phổ biến. Tôi đã sống với cả đại đội ở chiến trường miền Nam hàng tháng, đều là như thế. Anh em chỉ có thể gửi thư tay cho cán bộ, anh em bị thương trở ra miền Bắc đưa tay hộ. Hầu như 100% là thế.

Sao anh NN lại nói là thư từ được gửi bình thường?! Xin hỏi các anh em đi B mà xem. Các gia đình tử sỹ thì rõ.

Tôi có kinh nghiệm bản thân, 3 lần đi B – vào Nam là như thế.  Đi 8 tháng, 1 năm rưỡi mà bặt tin. Vợ trẻ, con gái 6 tuổi, con trai 2 tuổi mà bằng bẵng 8 tháng không một tin nào. Gửi ai được? đành chịu.  Tôi còn nhớ ghé qua Bộ Chỉ huy Quân khu 5 gặp anh Nguyên Ngọc, các bạn đi bắn con rộc – con vượn bao tử cho ăn cháo rộc. Còn nhớ mãi.

Tôi hiểu do chiến tranh, di chuyển, đơn vị cơ động, giải thể, sát nhập, giải tán … nên báo tử chậm một cách phổ biến. Cục Chính sách của Tổng cục Chính trị cho biết chậm trung bình là 18 tháng! Nhiều tử sỹ được anh em bạn từ miền Nam ra báo, sau mới được Bộ Quốc phòng báo chính thức.

Cháu Hưng 19 tuổi và cháu Hiệp 23 tuổi của tôi con 2 bà chị hy sinh ở Quảng Ngãi, Bình định đến nay vẫn không tìm ra mộ, thi hài. Cháu Hiệp học rất giỏi, là lớp trưởng. 2 cháu đi không có một lá thư, hy sinh không có một vật gì để lại.

Tôi thấy tất cả là sự thật.  Xin làm một cuộc điều tra xã hội học công khai khách quan thì sẽ rõ.

Tôi nghi đây là một chính sách thâm độc khôn ngoan, do thiếu tình người. Mang tính cưỡng bức tinh vi.

Tôi luôn định cho mình sự trung thực trên hết, và cả cái quyền tự do phán xét có trách nhiệm.

Tôi rất quý anh Nguyên Ngọc về tính ngay thẳng, và sự gắn bó với lý tưởng Phan chu Trinh.

Có gì xin anh trao đổi thêm.

Quý mến,

Bùi Tín   

Cô Ngọc thu có thể đăng lời nói lại trên đây. Cám ơn“.

_____

Cập nhật lúc 11h10′ ngày 6-10-2017: Chúng tôi có nhận được thư của nhà văn Nguyên Ngọc, nội dung như sau:

Thưa anh Bùi Tín,

Tôi vừa nhận được thư anh. Vì đã có quen biết anh, nên nói thật chuyện này khiến tôi buồn.

Ngay trong thư vừa gửi, anh đã tự mâu thuẫn. Đoạn trên anh vừa nói: “Tôi hiểu do chiến tranh, di chuyển, đơn vị cơ động, giải thể, sát nhập, giải tán … nên báo tử chậm một cách phổ biến”. Chỉ mấy dòng dưới anh đã viết ngược lại: “Tôi nghi đây là một chính sách thâm độc khôn ngoan, do thiếu tình người. Mang tính cưỡng bức tinh vi”. Lần này anh bảo anh “nghi”, còn lần trước, trong bài đăng trên Tiếng Dân, anh khẳng định và kết tội rất dứt khoát: “… đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác”, và bảo đó là “một điều ít ai biết” nay anh phát hiện, tố cáo “một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam …” Sự phát hiện này quả thật rất ấn tượng đối với người chưa biết!

Anh đã ở Tổng cục Chính trị, rồi ở báo Quân đội Nhân dân và cả báo Nhân dân khá lâu, tôi tin anh biết rõ không có một chủ trương hay chính sách như vậy. Thư từ chậm, có khi hằng năm, mấy năm, là do, như chính anh biết và nói “chiến tranh, di chuyển, đơn vị cơ động, giải thể, sát nhập, giải tán”, sao anh lại bịa ra chuyện chủ trương, chính sách độc ác?

Tôi cũng nghĩ chắc chắn anh biết ta không phải là Mỹ, không hiện đại như họ, tổ chức liên lạc của ta khó hơn họ gấp trăm lần. Sao lại quy cái đó thành “cưỡng bức tinh vi”? Thật buồn!

Tôi ở quân khu 5 mười ba năm, tôi biết ở quân khu còn có cả một bộ phận quân bưu để lo việc thư từ cho cán bộ chiến sĩ. Cũng xin chú ý: nếu quả có một chủ trương cắt liên lạc một cách tuyệt đối giữa người đã vào chiến trường với người thân ở Bắc, thì đương nhiên người ta cũng sẽ kiểm soát chặt và ngăn cấm cả việc gửi thư tay. Mà việc này, thì anh biết quá rõ, không ai kiểm soát và ngăn cấm cả, còn được hoan nghênh, khuyến khích … Đây là lô gích rất thông thường, sao anh lại bịa chuyện khác?

Tôi luôn nghĩ việc phản đối, chống lại những sai trái, to lớn và quan trọng hơn nhiều, của đảng và nhà cầm quyền là đúng và cần thiết. Nhưng phải đường hoàng, đứng đắn, không bịa đặt để cố bôi nhọ thêm, chỉ có thể phản tác dụng.

Đôi lời xin nói lại. Mong anh hiểu.

Nguyên Ngọc

____

Cập nhật lúc 12h13′ ngày 6-10-2017: Ý kiến của nhà văn Nhật Tiến, như sau:

Kính anh Bùi Tín,

Theo đề nghị của anh, tôi xin đóng góp một chút dữ kiện. Hồi còn sinh thời, trước năm 1975, Nhật Tuấn em trai tôi cũng đã đi B và lặn lội vài năm trên đường Trường Sơn. Sau 1975, khi Nhật Tuấn vào Sài Gòn, anh em chúng tôi có dịp hàn huyên nhiều chuyện. Khi đề cập đến chuyện nhà, Tuấn có than rằng nhiều năm xa Bố (sống ở Hà Nội), vậy mà không bao giờ có dịp viết thư hỏi thăm vì trong cuộc chiến làm gì có chuyện thư từ qua lại. Ngay cả khi đồng đội có người bỏ xác trên chiến trường cũng không có chuyện thư từ báo tin về cho gia đình hay nữa. Như vậy có ai cho rằng “anh bịa đặt xấu xa” theo tôi là không đúng. Riêng tôi, vẫn theo dõi các bài anh viết, tôi rất cảm phục sự trung thực và tấm lòng của anh đối với đất nước.

Nhật Tiến

____

Ý kiến của ông Nguyễn Quốc Khải:

Cám ơn anh Bùi Tín.
 
Một số phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam do quân đội Hoa Kỳ phổ biến mà tôi được xem cho thấy bộ đội miền Bắc không có phương tiện chuyên chở trong vùng rừng núi. Cho nên sau nhiều trận giao tranh, trước khi vôi vã rút lui, họ chỉ có thời giờ vội vã chôn vùi bộ đội tử thương trong nhửng mồ chôn tập thể trong rừng núi. Vì vậy chuyện mất xác là chuyện bình thường. Miến Bắc cố tình dấu con số thương vong. 
 
Bộ Đội Việt Nam có nhiều binh tử trận và mất tích ở Campuchia, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy hết. Do đó mà trong những lần các nhà lãnh đạo cao cấp của VN gặp lãnh đạo Campuchia đều thảo luận về ba vấn đề then chốt là (1)Tranh chấp biên giới; (2) Người gốc Việt sống ở Campuchia; và (3) binh sĩ Việt mất tích tại Campuchia theo các bài tường thuật của báo Việt Nam gần đây. Việt Nam chiếm đóng Campuchia từ 1978-1889. Trong 10 năm đã không hoàn tất được việc tìm kiếm này. Do đó, VN liên tục kêu gọi Campuchia giúp đỡ.
 
Thành ra, những lời anh kể phản ảnh đúng sự thật. 
 
Nhân tiện xin gửi các anh chị hai bài báo mới. Bài tiếng Anh có nội dung như bài tiếng Việt nhưng phải cô đọng lại vì số chữ có giới hạn, nhắm vào độc giả Mỹ. Có thể một số anh chị đã có bài này rồi thì xin bỏ qua.
 
Nguyễn Quốc Khải

____

Cập nhật lúc 19h30′ ngày 6-10-2017: Chúng tôi có nhận được email của nhà báo Bùi Tín, nội dung như sau:

Cám ơn anh Nhật Tiến đã chân thành góp ý. Tôi xin gửi anh Nguyên Ngọc và cô Ngọc Thu báo Tiếng Dân, để hiểu thêm tình hình. Báo Tiếng Dân hôm nay đăng tin bà cụ ở Hà Tĩnh có con hy sinh, sau mấy chục năm mới có giấy báo tử của Bộ Quốc phòng!

Anh Nguyên Ngọc nói các trạm Giao Liên hồi ấy nhận đưa thư của cán bộ chiến sỹ ra Bắc là điều tôi không hề thấy , dù đã qua mấy chục Trạm giao liên. Không có 1 trạm nào nhận chuyển thư riêng, chỉ chuyển công văn. Nên chỉ có thể gửi thư tay, mà hiếm lắm, vì người vào Nam thì đông, người ra Bắc thì quá hiếm. Tôi nghi và nghĩ rằng đây là một sự cố tình tinh vi.

Tôi biết, tự tin là tôi không xấu tính, bịa đặt vu cáo ai như anh Nguyên Ngọc nhận xét. Biết mà không nói, không dám nói là không nên, là có tội với dân, với nước, với đồng đội.

Tôi đi B 3 lần; đều bặt tin tuyệt đối. Tôi nhớ vợ, 2 con, 7 chị, 1 em ruột, 1con gái lên 6, 1 con trai lên 2, mong tin nhà khắc khỏai mà đành chịu. Tôi về nhà gầy ốm 52 cân chỉ còn 39 cân, vợ tôi khóc than buồn khổ, nhưng may mà còn sống. Không như 2 cháu tôi, ra đi cho đến hy sinh là biệt tăm tích.

đây là một góc khuất của cuộc chiến mọi người cần biết, ngẫm nghĩ cho cuộc đấu tranh hiện tại.

Kính thư

Bùi Tín

Dân nói bị chính quyền lừa lấy đất

Dân nói bị chính quyền lừa lấy đất

RFA
2017-10-06
EmailÝ kiến của BạnChia sẻIn trang nàyNgười dân giăng băng rôn đòi chính quyền xử lý vụ việc.

Người dân giăng băng rôn đòi chính quyền xử lý vụ việc.

 RFA
 

Người dân tại  ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết chính quyền địa phương đòi cưỡng chế đất của dân trong khi chính quyền đã làm sai quy trình và không thực hiện đúng cam kết.  Phóng viên RFA tìm hiểu sự việc qua những người trong cuộc.

Nhiều uẩn khúc trong quy hoạch

Họ là người dân sinh sống lâu đời tại địa phương và đất của họ được cấp phép sử dụng hợp pháp. Nhưng kể từ khi các dự án khu công nghiệp Hố Nai bắt đầu triển khai, chính quyền địa phương đưa ra các phương án giải tỏa và đền bù với hứa hẹn tái định cư tại chỗ cho dân. Tuy nhiên, sau khi dân tin cam kết của chính quyền và nhận tiền bồi thường thì họ bị đứa đến một nơi thật xa, không như thỏa thuận.

Bà Lan, một người sỡ hữu đất ở khu vực này cho biết:

“Tôi sinh sống ở đây từ năm 1970, đất cát là do bố mẹ tôi để lại. Đến năm 2001 thì ba cấp chính quyền ở đây họ thông báo đất ở đây có quy hoạch theo quyết định 450. Đến năm 2003 thì gọi chúng tôi nhận tiền. Thì chúng tôi đi nhận tiền rồi. Khi nhận tiền người ta nói là tại đây, từ cái ngã tư đó tới đây là 5 hecta này làm đất tái định cư cho bà con ở đây, là không phải đi đâu xa, tái định cư tại chỗ. Sau khi nhận tiền xong, thì họ đưa tiền nhà trọ một tháng 6 trăm. Hết 6 tháng tôi chẳng thấy đất tái định cư đâu cả. Sau đó cứ tiếp tục nói dối chúng tôi là 6 tháng nữa có. Tái định cư ngay nhà quý vị. Họ đưa đầy đủ sơ đồ vườn cây xanh, dãy nhà liền kề. Chúng tôi chờ đợi mãi tới năm 2009 là các cấp chính quyền đây lại thông báo với tôi đi nhận tái định cư ở vị trí khác, ở ấp Bắc Hòa.”

Thì tôi tìm được một cái văn bản tại văn thư lưu trữ tỉnh Đồng Nai, khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 1 chỉ có 100 hecta. So với quyết định ban đầu thì nó chệnh nhau 129 hecta rồi.
-Bà Lan, dân địa phương

Bị thất hứa, người dân đi khiếu kiện và phát hiện ra nhiều uẩn khúc trong quy hoạch.

“Nói chung khu này, ba cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn luôn nói với chúng tôi rằng các ông các bà quy hoạch theo quyết định 450 của thủ tướng chính phủ. Là 229 mẫu, nhưng thực sự theo tôi tìm hiểu khiếu kiện trong 17 năm. Thì tôi tìm được một cái văn bản tại văn thư lưu trữ tỉnh Đồng Nai, khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 1 chỉ có 100 hecta. So với quyết định ban đầu thì nó chệnh nhau 129 hecta rồi.

Tôi cứ đi khiếu kiện hoài, cứ lên sở Tài Nguyên Môi Trường, Tỉnh Đồng Nai rồi đi các nơi các sở. Đơn khiếu kiện của tôi tính ra cũng mấy kí lô rồi. Cứ hỏi đi tìm hiểu quyết đinh thu hồi đất, đi  tìm hiểu bản đồ quyết định 450, sau này lòi ra quyết định 278 chỉ có 191 mẫu thành lập khu công nghiệp.

Hội đồng nhân dân huyện Trảng Bom có văn bản tiếp xúc cử tri là văn bản 1684 trong văn bản có một đoạn trích như thế này. Phần đất 39 mẫu này không phải đất Phú Sơn, phần đó chúng tôi cho một số công ty làm xe máy, công ty gì đó thuê trước rồi.”

Chính quyền trả lời rằng 39 hecta này đã được cho các công ty thuê từ lâu, và bây giờ ép buộc người dân nhận bồi thường và chuyển đến nơi khác sống. Cụ thể trong văn bản số 9781 này, có ghi rõ: ‘nền đất tái định cư tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom’. Không phải là tái định cư tại chỗ.

Một người dân cũng có đất đai bị nằm trong diện giải tỏa cho biết thêm thông tin về vụ việc này.

Khi người dân đòi quyết định thu hồi cho cá nhân mỗi một hộ thì không có. Rồi họ trích ra cái điều, một cái văn bản của 306 của bộ Tài Nguyên Môi Trường  là có văn bản hướng dẫn luật năm 93 là khi nhà nước thu hồi đất sẽ không có quyết định thu hồi cho từng cá nhân, hộ gia đình. Nhưng phải có cái thu hồi của tỉnh là quyết định thu hồi tổng thể. Nhưng hiện tại bây giờ chính quyền không đưa ra được cái quyết định tổng thể của tỉnh. 278 là quyết định thành lập khu công nghiệp, với diện tích bằng đó. Sau đó là quyết định 450 cho thuê đất.”

Khủng bố tinh thần

Đúng ra trình tự thủ tục anh phải có quyết định thu hồi đất. Ở đây không có. Ụp một cái quyết định cưỡng chế.
-Dân địa phương

Dù không đưa ra được quyết định thu hồi đất như thắc mắc của người dân; chính quyền lại khiến dân thêm bức xúc khi bàn hành một số văn bản phạt cảnh cáo những hộ dân không chịu giao đất.

“Tới năm 2005 thì đưa ra một quyết định cảnh cáo phạt cảnh cáo về hành vi không chấp hành quyết định thu hồi đất để giao đất cho nhà đầu tư và dân kiện lại, thì chủ tịch UBND huyện lại rút lại quyết định cảnh cáo đó. Không hiểu tại sao chính quyền đưa ra quyết định cho 9 hộ, quyết định ký ngày 11 tháng 9 năm 2017 mà  tới ngày 18 tháng 9 dân mới được nhận là quyết định cưỡng chế 9 hộ chưa nhận tiền bồi thường. Chứ không phải tôi đã nhận tiền, tôi ký vào văn bản bàn giao đất mà tôi không giao đất mà cưỡng chế tôi. Đúng ra trình tự thủ tục anh phải có quyết định thu hồi đất. Ở đây không có. Ụp một cái quyết định cưỡng chế. Dân đối thoại lần cuối rồi ngay chiều hôm nay thông báo là tạm ngưng cưỡng chế chờ văn bản chờ văn phòng tỉnh ra thông báo hoặc chỉ đạo mới. Tôi nghĩ đó là một hình thức rất khủng bố tinh thần.”

Vụ việc tại ấp Phú Sơn như vừa nêu cũng tương tự vô số trường hợp khác tại các địa phương trên cả nước. Tình trạng người dân bị chính quyền địa phương thu hồi đất một cách bất minh để giao cho doanh nghiệp và hưởng lợi gây phẩn nộ trong dân chúng; buộc họ phải khiếu kiện đến tận các cơ quan trung ương.

độc tài cs thì nhà tù luôn luôn quá tải.

Không có một chế độ độc tài nào cai trị, tàn bạo nhất là độc tài cs thì nhà tù luôn luôn quá tải. Ai trả lời giúp tại sao không ???

 
Image may contain: 1 person, smiling, plant
Image may contain: 6 people, people smiling, people standing
Image may contain: one or more people
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, smiling, outdoor and nature
+2

Lê Nguyễn Hương Trà added 6 new photos.

 

Công an tỉnh Hòa Bình vừa bắt khẩn cấp thầy giáo Đào Quang Thực (1960) với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 BLHS.

Thầy Thực là giáo viên trường Tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) vừa có quyết định nghỉ hưu trước tuổi hồi tháng 7.2017, vẫn chưa được lãnh chế độ. Việc thầy bị bắt khá bất ngờ với các nhà hoạt động, vì không ai biết gì về Đào Quang Thực!

Theo gia đình cho hay, đang ăn giữa bữa trưa ngày 5.10 thì CA ập vào đọc lệnh bắt và khám xét nhà đến 17h00, sau đó còng tay đưa thầy đi. Kết quả sau khi khám nhà là 3 tờ giấy viết tay, trong đó có một đơn xin vào đảng Tân Thời. Tui có tìm hiểu và google nhưng không có tên đảng nào như vậy (!?). Ngoài ra CA còn thu giữ 1 mũ sắt helmet chống đạn, cây súng hai nòng treo trên tường và bộ đồ rằn ri mà thầy hay chụp post FB (hình dưới).

Tại FB thầy Thực ©https://www.facebook.com/profile.php?id=100009757982946, hầu như không viết gì ngoài chia sẻ danh ngôn của các nhà tư tưởng, học giả nổi tiếng và một số hình ảnh trong các đợt cá chết 4 tỉnh miền Trung. Theo một vài đồng nghiệp thầy Đào Quang Thực, thì trong khoảng một năm trở lại đây các biểu hiện của thầy hơi… tưng tưng!

Tại một comment, thầy Thực viết: “Những người nằm xó bếp không dám thở to, không dám nói bằng tiếng đạo nghĩa mà chỉ biết khom lưng, quỳ gối. Lúc nào cũng sợ, mặt mình bẩn không lau thì đợi ai lau cho.”

– Gia tăng việc bắt bớ, chỉ tính từ đầu 2017 đến nay, các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến bị nhà cầm quyền bắt nhiều hơn các án chính trị trong cả 5 năm nhiệm kỳ của cựu TT Nguyễn Tấn Dũng cộng lại!

Làm báo thì nên đưa tin cho chính xác nhé.

From facebook: Ngoc Vu‘s post.

Ngoc Vu is feeling tiếng NHỤC càng vang xa…. xa mãi.Follow

 

Làm báo thì nên đưa tin cho chính xác nhé.

Phó phòng ăn cắp ở Nhật thì phải ghi rõ là ăn cắp, chứ lại ghi là : gặp sự cố là như thế nào ? Nhật Bản là Đất Nước vô cùng văn minh và lịch sự,nếu ko làm gì sai trái thì họ vô cùng mến khách. Làm gì có chuyện họ mời về đồn công an làm việc ?
Bà mịa … đội quần vì nhục mà….. ..Đi đâu cũng để lại tiếng xấu tiếng nhục cả… ở trong nước quen thói ăn cắp của Dân rồi, nên có đi đâu thì bản chất vẫn ko thay đổi.
Nhục nhã ê chề chưa ???

Thông tin từ Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN), một cán bộ của Cục này ‘gặp sự cố’ khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật Bản.
 
VIETNAMNET.VN