Vì đâu nên nỗi. LŨ Ở TRONG LÒNG

From facebook:  Ho Quang Vinh shared Quốc Ấn Mai‘s post.
Vì đâu nên nỗi.
 
Image may contain: outdoor
No automatic alt text available.
Image may contain: 2 people, people standing, tree and outdoor

Quốc Ấn Mai added 3 new photos.Follow

 

LŨ Ở TRONG LÒNG

Gần 80 người chết, còn nhiều người mất tích và vô số tài sản thiệt hại cho tới lúc này, chỉ trong một đợt lũ vài ngày. Mưa lũ về và những tang thương giống như một sự “mặc định” đều đặn hàng năm. Bài viết này không muốn nói về sự tang thương do mưa lũ mang lại mà là những “cơn lũ” khác vẫn đều đặn xảy ra mấy mươi năm nay.

Cơn lũ đầu tiên mang tên phá rừng. Tôi viết về phá rừng chục năm nay và nhận ra rằng ham muốn phá rừng sẽ không dừng lại. Nhưng món đồ gỗ đẹp đẽ và bằng gỗ xịn thể hiện đẳng cấp là nhu cầu có thực của một số người. Có cầu, ắt có cung. Và đầu nậu gỗ hay lâm tặc xuất hiện như một tất yếu. Và kiểm lâm của nước ta thì…

“Cơn lũ” đầu tư cao su một thời đã tạo ra những cánh rừng “không phải rừng”. Các tầng cây trở nên đơn điệu hơn với cao su và cỏ. Chúng cũng hút nước và giữ đất, giữ nước nhưng chắc chắn là kém hơn rừng nguyên sinh rất rất nhiều. Và nơi nào có “rừng” cao su hiện ra thì gần như hồ sơ gốc của nơi đó từng là rừng thật.

Cơn lũ tiếp theo là đầu tư thủy điện. “Làm thủy điện đầu tiên là làm gỗ. Sau đó là làm đường. Và cuối cùng mới làm điện.”- là khẳng định của một đại gia thủy điện (nay đã thoái vốn) tâm sự. Đừng ngạc nhiên nếu có những công trình thủy điện muốn (hoặc đã) được đặt giữa tim rừng. Sẽ có những “Con đường đâm thẳng tim rừng” (tên bài viết của tôi trên Sài Gòn Tiếp Thị năm 2012) xuất hiện.

Cơn lũ thứ tư mang tên quy trình xả lũ. Không người dân nào chạy nhanh hơn sức nước đổ về cả. Nhà cửa, tài sản, thú nuôi,… dĩ nhiên càng không. Và điệp khúc đúng quy trình vẫn được lặp lại hàng năm. Và những người dân mất mát tài sản hay thậm chí mất mạng vì xả lũ vẫn xuất hiện hàng năm.

Nhưng tất cả những điều ấy sẽ không xuất hiện nếu không có những “cơn lũ” cấp giấy phép hợp thức hóa phá rừng!

Và những “cơn lũ” vừa nêu tạo ra những cơn lũ khác: Cơn lũ di dân, cơn lũ (nghĩa đen) hàng năm, cơn lũ các đoàn cứu trợ, cơn lũ chi phí y tế và các gánh nặng xã hội, an ninh trật tự và quốc phòng,.v.v.. Nguồn lực đất nước vì thế mà suy yếu.

Và những nỗi đau lòng xót dạ cứ như lũ về…

Đều đặn, như sự im lặng của đám đông vô cảm và xu phụ quyền lực!

(Trong lòng bạn có cơn lũ nào không?)

Chú thích: Ảnh Google               

Cá bè lại chết, dân bức xúc đổ cá ra quốc lộ

From facebook:   Van Pham
 Nhân dân 4 Tỉnh miền Trung & cả Vũng Tàu giờ có thú tiêu khiển mới ” Dắt Cá Đi Dạo Phố”.!!!! kakakakkkkkk

Cá bè lại chết, dân bức xúc đổ cá ra quốc lộ

Quốc lộ 51 sau gần 3 tiếng đồng hồ bị ùn ứ do các hộ dân nuôi cá bè trên sông Chà Và đem cá đổ đường, đến 11g45 ngày 13-10 trật tự đoạn qua ngã ba Long Sơn (Vũng Tàu) mới được lập lại.

Image may contain: one or more people, people walking, people standing and outdoor
 

Mưa lũ trong 3 ngày, miền Bắc tang thương 46 người chết, 33 người mất tích, 30 người bị thương.

From facebook:   Trần Bang added 5 new photos. 

Mưa lũ trong 3 ngày, miền Bắc tang thương 46 người chết, 33 người mất tích, 30 người bị thương.

TTO: Trong số 46 người chết Hòa Bình có 19 người, Thanh Hóa 8 người, Nghệ An 6 người, Sơn La 6 người, Yên Bái 6 người, Quảng Trị 1 người.

Trong số 33 người mất tích Hòa Bình có 14, Yên Bái 12 người, Thanh Hóa 3 người, Sơn La 2 người, Nghệ An 1 người, Hà Nam 1 người.

Bên cạnh đó có 30 người bị thương ở: Yên Bái 10 người, Hòa Bình 8 người, Thái Bình 3 người, Nam Định 3 người, Sơn La 3 người, Hà Nam 2 người, Thanh Hóa 1 người.

Về tài sản, mưa lũ làm sập 317 nhà; hư hỏng, tốc mái 1.216 nhà; ngập 33.348 nhà; hư hại 83.862 ha hoa màu, thủy sản; sập 26 cầu ; chết 44.877 gia súc, gia cầm.

Các địa phương, cơ quan liên quan đã huy động 14.211 bộ đội, dân quân, lực lượng khác và 303 phương tiện khắc phục hậu quả. Kết quả đã di dời được 11.534 hộ, cứu được 10 người bị cô lập, gia cố được 1.200m đê, vận chuyển được 17 tấn gạo.

Về vụ 2 cán bộ của đồn Biên phòng Yên Khương, Thanh Hóa bị lũ cuốn trôi, mất tích lúc 18h45 ngày 10-10, trong ngày 12-10 lực lượng cứu nạn đã huy động 290 người tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.

P/s ảnh Copy trên FB, báo TP, TTO

Image may contain: text
Image may contain: sky, outdoor and nature
Image may contain: sky, outdoor, nature and water
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: food
 

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến: Berlin Wall và những bức tường lòng

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến: Berlin Wall và những bức tường lòng

 

Du khách đi qua một đoạn của bức tường Berlin cũ ở thủ đô Đức. (Hình minh họa: Sean Gallup/Getty Images)

Khi còn bị bức tường Berlin phân chia, dân Ðức hay kể câu chuyện giễu sau:

“Có một con chó chui tường từ Ðông sang Tây. Thấy khách lạ nên lũ chó bên Tây Ðức xúm xít lại, tíu tít hỏi thăm:

– Bên ấy có hội bảo vệ súc vật không?

– Có chứ.

– Có bác sĩ thú y không?

– Có luôn.

– Có thẩm mỹ viện và nghĩa trang dành riêng cho chó không?

– Có tuốt.

– Thế thì việc gì đằng ấy phải vất vả chui tường sang đây?

– Tại vì bên ấy chúng cấm không cho… sủa!”

Tháng Chín, 1989, bức tường Berlin bị đập đổ. Dân Ðông Ðức được giải phóng. Từ đây, người được quyền ăn nói tự do, và chó có quyền… được sủa.

Ngày 3 Tháng Mười, nước Đức thống nhất được 27 năm. Ngày ấy người dân Đông Đức chẳng hề đao to búa lớn, chẳng đòi lật đổ hay đa đảng, họ chỉ hô to: Chúng tôi là nhân dân! (Wir sind das Volk) và lịch sử đã sang trang.- Nguyễn Thọ

Sự thống nhất nước Ðức về thể chế, cũng như về nhân tâm, tuy không phải là một tiến trình toàn hảo nhưng có thể được coi như là ổn thỏa – ngoại trừ đối với một số người. Họ là những di dân đến từ Việt Nam, theo như tường thuật của Alisa Roth – qua bài báo “Bức Tường Ô Nhục Vẫn Ngăn Chia Người Việt,” như sau:

“Người Việt vẫn đang là nhóm Á Châu lớn nhất tại thành phố Berlin. Những nguời được mệnh danh là người Việt miền Tây là những người miền Nam Việt Nam, hầu hết là thuyền nhân mà trong những năm tiếp theo chiến thắng 1975 của Cộng Sản, họ đã đổ đến những vùng bây giờ là Tây Ðức.

Còn nguời Việt miền Ðông là những nguời đến Ðông Ðức vào thập niên 1960 và 1970 cùng với các công nhân xuất khẩu từ những quốc gia Cộng Sản đang phát triển tới làm việc trong các nhà máy.

“…Cái cộng đồng nhỏ bé này hãy còn duy trì sự chia cắt với hai thế giới, hai phương trời cách biệt. Những ý thức hệ – từng xé nát nước Ðức và nước Việt Nam ra làm đôi – hiện vẫn còn luân lưu mạnh mẽ tại nơi đây…”

Nó “mạnh mẽ” tới độ khiến một người dân bản xứ phải thốt lên rằng: “Bức tường Berlin nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây còn cao hơn cả bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức.” (“Berlin’s Divide Lingers For Vietnamese Expatriates Capital’s East – West Gap Reflects Cold War Past,” San Jose Mercury News, 12 Jul. 2002:A1/ Việt Mercury 12 Jul. 2002: 1 + 69. Trans. Nguyễn Bá Trạc.)

Nói như thế, nghe đã phũ phàng nhưng (vẫn) chưa… hết ý! Trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng – ấn bản 2001, Paris, nơi trang 70 – tác giả còn trích dẫn nhận xét của một người ngoại quốc khác về dân Việt – như sau: “Ils ne s’aiment pas.” (Chúng nó không ưa nhau đâu).

Cha nội Parisien nào đó nói bậy bạ vậy mà… trúng phóc. Những phương tiện truyền thông và giao thông của thời hiện đại quả có làm cho trái đất nhỏ lại, và khiến cho loài người gần gũi với nhau hơn. Nhưng riêng với với dân Việt thì không. Nhất định là không.

Người ngoài có vẻ “hơi” ngạc nhiên về thái độ “rất kém thân thiện” của dân Việt đối với nhau, trên bước đường lưu lạc. Họ sẽ ngạc nhiên chết (mẹ) luôn nếu biết rằng những “bức tường ô nhục” tương tự hiển hiện khắp chốn, kể cả ở Việt Nam, chứ chả riêng chi ở Berlin.

Dù đất nước đã “thống nhất” từ lâu, dân chúng giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam (rõ ràng) vẫn chưa gần nhau mấy. Đôi lúc, họ ăn ở cư xử với nhau cứ y như những kẻ phải sống trong một cuộc hôn nhân… cưỡng bách vậy.

Theo “truyền thống,” người Việt hay chia phe và họ thường nhìn nhau qua những “lỗ châu mai” từ những “pháo đài” của… phe mình. Họ hay gọi nhau là “tụi này” hay “tụi nọ” (tụi Công Giáo, tụi Phật Giáo, tụi Nam Kỳ, tụi Bắc Kỳ, tụi Trung Kỳ…). Gần đây, có thêm một “tụi mới” nữa – tụi… Bắc Cộng!

Và đó mới chỉ là những chuyện nhỏ, ở miền xuôi. Ở miền ngược, miền núi, hay còn gọi là miền cao, miền sơn cước (hoặc cao nguyên) thì còn nhiều chuyện… kỳ cục dữ nữa. Nơi đây, một phần dân tộc Việt vẫn chưa được nhìn nhận là người thường hay người Thượng. Họ bị coi là… “tụi mọi” và bị chính đồng bào mình (toa rập với cường quyền) cướp đoạt hết đất đai canh tác.

Nghèo đói quá hoá “sảng” chăng? Khổ cực quá, cùng quẫn quá, bị chèn ép quá nên đâm ra gấu ó, cấu xé lẫn nhau chăng? Không hẳn đã thế đâu.

Tại nước Ðức, ngay giữa một thành phố tự do và phú túc, “bức tường  Berlin nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây (vẫn) còn cao hơn bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức” mà. Hơn nữa, như đã thưa, những bức tường lòng (ô nhục) tương tự hiển hiện ở khắp nơi chứ đâu có riêng chi ở Berlin.

Nơi đâu có người Việt quần tụ là tức khắc nẩy sinh những chuyện đố kỵ, chia cách, phân hoá, và đánh phá lẫn nhau túi bụi. Mỗi cộng đồng vẫn thường cần đến hơn một ban đại diện (dù tất cả những ban đại diện “dường như” không đại diện được cho bất cứ ai và cũng không mấy ai – thực sự- cần người đại diện).

Tương tự, mỗi hội đoàn đều có tới hai hay ba ông (bà) chủ tịch, dù cả hội đoàn đều không mấy ai biết rõ là họ hội họp lại với nhau để làm gì. Mọi tổ chức (không chóng thì chầy) nếu không vỡ tan tành thì cũng bể thành vài mảnh!

Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, loài cừu không trở nên bầy đàn được. Cái khó của những cộng đồng người Việt hải ngoại là họ có dư loại chó này. Ðã thế, phần lớn, đều là… chó dại!

“Sự kiện vô vàn phi lý, cực độ vô nghĩa, và bất lợi không lường này, đang diễn tiến kết thành hiện tượng phân hoá hỗn loạn, phân liệt khắc nghiệt, chia rẽ trầm trọng giữa những cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng người Việt” (Phan Nhật Nam, “Lời Khẩn Thiết Nhằm Chấm Dứt Hiện Tượng Phân Hoá”). Cũng theo tác giả bài báo vừa dẫn thì Cục Tình Báo Hải Ngoại, trực thuộc Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng phân hoá tiêu cực kể trên.

Những nhân viên của Cục Tình Báo Hải Ngoại e không tài ba đến thế. Chợ chiều rồi. Chúng nó (nếu có) cũng chỉ lo đánh quả mà thôi và chuẩn bị để chạy thôi.

Thủ phạm không đến từ bên ngoài. Chúng phục sẵn trong “thâm tâm” của tất cả chúng ta.

Khi còn nhỏ, tôi nhớ là đã đọc ở đâu đó – qua lời kể của Schopenhauer – một câu chuyện ngụ ngôn mà nội dung (đại khái) như sau:

Có một mùa Ðông lạnh đến độ muốn tồn tại muôn loài đều phải xích lại thật gần nhau để truyền cho nhau hơi ấm. Chỉ riêng có loài nhím vì lông quá nhiều, quá nhọn và không cách nào thu lại được nên đành… chờ chết!

Dân Việt đang trải qua một mùa Ðông khắc nghiệt. Nếu chúng ta không vượt qua được những bức tường lòng hiện hữu, không xếp lại được những lông nhọn tua tủa tự mỗi người, và mọi phe nhóm đều nhất định “tử thủ” trong pháo đài của riêng mình thì (e) khó mà qua khỏi được cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là mùa Ðông sẽ kéo dài vô tận mà vì đất nước (cũng như lòng người) sẽ bầm dập, te tua, và tan nát, tanh bành – sau đó.

Ngày ấy em như hoa sen

HẠNH PHÚC LANG THANG – Ngọc Lan

httpv://www.youtube.com/watch?v=6iz45Qtuli4

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 28 thường niên năm A 15/10/2017

 

“Ngày ấy em như hoa sen”
Mang nhiều giáng hiền những khi chiều lên,
Ngày ấy em như sương trong,
Nép trên bông hồng, mượt trên cánh nhung.”
(Trần Ngọc Sơn – Hạnh Phúc Lang Thang)

 (1 P 2: 19-212)

 “Em như hoa sen ngày ấy”, ư? Nói thế có quá đáng không? Bởi, hoa sen chỉ đẹp ở chốn bùn lầy nước đọng mà thôi. Còn em đây, đâu đến thế? Thôi thì, bạn và tôi ta cứ hát những ca-từ như bên dưới có lẽ lại hay hơn:

 “Ngày ấy em như cung tơ,
Cho đời thẫn thờ, cho tôi dệt mơ
Đường khuya tay đan ngón tay,
Ước cho đời ước mơ dài.

Nhưng năm tháng vô tình,
Mà lòng người cũng vô tình,
Rồi mộng úa thay màu xanh,
Người yêu xa bến mộng,
Đò xưa đã sang sông,
Dòng đời trôi mênh mông,
Dáng xưa nay xa rồi,
Đường khuya mưa rơi rơi,
Phố xưa quên một người,
Bàn chân gieo đơn côi,
Gió mang theo cơn lạnh
Về rót lệ trên môi.”

(Trần Ngọc Sơn – bđd)

Vâng. Có lẽ là như thế. “Nhưng năm tháng vô tình, Mà lòng người cũng vô tình, Rồi mộng úa thay màu xanh…” Ôi thôi, đời là thế. Đấy này, lòng người là như vậy. Như thế và như vậy, cũng chỉ là tình người ở đời, mỗi thế thôi.

Vâng. Tình đời là như thế. Cũng vẫn là vần thơ “Bàn chân gieo đơn côi”. “Gió mang theo cơn lạnh, về rót lệ trên môi.”

 

Vâng. Người đời là như vậy. Vẫn cứ “Yêu em say mê”, Nhưng “tình ái không xanh như thơ”, hệt như ca-từ còn diễn tả, ở bên dưới:

“Ngày ấy yêu em say mê,
Tôi nào nghĩ gì đến câu từ ly
Tình ái không xanh như thơ,
Đến chung hơi thở, rồi trôi rất xa.

Hạnh phúc lang thang như mây,
Cho hồn héo gầy, khi ta còn đây,
Từng đêm qua trong giấc mơ,
Vẫn mong chờ có em về.”

(Trần Ngọc Sơn – bđd)

Vâng. Thế đó là âm nhac. Thế nhưng, cuộc đời thường nhật có giống như thế không? Chí ít, là sau khi bạn và tôi phát-giác ra điều gì đó ở trong người? Phát giác rồi mới thấy rằng “cuộc sống bây giờ là hai mặt của một vấn-đề”, như tác-giả “tự truyện” ở bên dưới kể lại cho người đọc nghe những điều như sau:  

 Đừng nghĩ bạn còn cả cuộc đời để sống’

Mắc ung thư giai đoạn cuối, Scott Riddle đau xót vì không thể chứng kiến ba con lớn lên, và không biết cuộc đời phía trước sẽ thế nào. 

 Scott Riddle là nhân viên 35 tuổi của Google ở Sydney, ông bố của ba đứa con, tám tháng tuổi, ba và năm tuổi.

Ba tuần trước, anh nhận được tin mình bị ung thư ruột già giai đoạn cuối.

 

Anh đã chia sẻ câu chuyện của mình trên trang cá nhân và không ngờ có hơn 70.000 người đọc.

Scott đưa ra thông điệp, khiến nhiều người phải suy ngẫm: “Bạn đừng nghĩ rằng mình còn có cả cuộc đời để sống”.

 Dưới đây là trích lược những chia sẻ của Scott Riddle:

“Chỉ ba tuần trước, mọi thứ vẫn tuyệt vờicho đến khi tôi nhận thấy thinh thoảng máu chảy bất thường và có một số thay đổi về thói quen đường ruột. Bác sĩ  còn không nghĩ đó là ung thư và nói chỉ cần khám nội soi. Nhưng tôi đã làm thêm một số xét nghiệm. Khi biết mình đang mắc ung thư ruột già giai đoạn cuối, tôi cảm giác như một con sóng đang ập tới.

 Trong sáu tháng tới, tôi sẽ tiến hành hóa trị và có hai cuộc giải phẫu, cắt bỏ phần ruột và loại bỏ hai khối u từ gan.

Điều này đối với một người chưa bao giờ bị bệnh nặng là một nỗi ám ảnh cực kỳ lớn.

 Cuộc sống có thể thay đổi chỉ sau một đêm.

 Đột nhiên, tôi không thể chắc chắn có thể tham gia sinh nhật thứ năm của con trai, và có lẽ cũng sẽ chẳng tham dự được ngày kết hôn của con gái lớn.

 Tôi có lẽ sẽ không biết những gì con tôi muốn thay đổi. Tôi cũng đang phải vật lộn với những suy nghĩ tôi sẽ trông thế nào trong tương lai, cuộc sống sự nghiệp.

 Nếu tôi có thể sống sót qua việc này, chắc tôi khó có thể trở về thế giới cũ của mình, vì quan điểm sống của tôi đã thay đổi cơ bản. 

 Cuộc sống bây giờ là hai mặt của một vấn đề.

 Một mặt tôi phải lạc quan, phải tin rằng mình có thể đánh bại căn bệnh ung thư này. Mặc khác tôi cần chuẩn bị cho một kịch bản khi phẫu thuật không thành công, và tôi sẽ được cho biết: tôi còn bao nhiêu thời gian để sống.

 

Là chồng và cha của ba đứa trẻ, kịch bản đó rõ ràng đáng sợ, nhưng là một thực tế tôi cần chuẩn bị. 

 Tôi có nhiều thông điệp muốn gửi tới mọi người, từ câu chuyện của tôi, từ tầm quan trọng của những chuyến thăm khám bác sĩ định kỳ.

 Hãy đặt những vấn đề thực dụng sang một bên, dừng ngay ý nghĩ bạn còn có cả cuộc đời, để làm bất cứ việc gì bạn muốn.

 Và dĩ nhiên bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng những điều tồi tệ sẽ xảy ra với bạn. Nhưng hãy để tôi nói với bạn: mọi điều có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nó có thể lấy đi tất cả mọi thứ. 

 

Vì thế, bạn hãy luôn nhớ những điều đó trong tâm. Và xin vui lòng, ngừng phàn nàn về những điều nhỏ nhặt” (Đề nghị, trích từ bài viết ở trên mạng)

Và, đề nghị trên vẫn luôn là những cảm-nhận, ta có được sau những giây phút suy-tư về đời mình và đời người. Đề-nghị này, thật đúng để ta áp-dụng từng ngày/giờ, chí ít là khi có những tư-duy này/khác vẫn thấy xảy đến với mọi người trong Đạo, như sau:

“Nhìn vào nhà Đạo, ai cũng thấy dân con Đạo Chúa hôm nay có cả hai hình thức sống là nói và làm. Nhiều lúc, ta chỉ nói và nói, chứ không làm. Lại có lúc, ta vẫn làm nhưng chẳng nói, dù một lời. Điều này làm mọi người nhớ đến nhân vật trong phim dài nhiều tập có đầu đề “Cha Phó Xứ Đạo Dibley” luôn bắt đầu câu nói của ngài bằng những tiếng “Không! không! và không!” để rồi sau đó kết thúc bằng chữ “Có”. Có làm thực. Có hợp tác.

 Và đôi lúc nghĩ lại thấy mình từng nói “Có! có! Nhất định sẽ làm”, nhưng cuối cùng vẫn thành: Không! Không làm. Và cũng chẳng làm điều mình từng nói từng hứa, giống nhiều người trong ta.

 Đi vào thực tế, giống câu truyện ở nhà thờ xảy ra vào cuối thánh lễ, các vị chủ tế có thói quen ra đứng ở cuối nhà thờ rồi nói năng/chào hỏi hết mọi người. Có lần nọ, vị linh mục chủ tế hỏi một giáo dân: tuần sau có đi lễ không đó? Rất nhiều người cứ trơn tru trả lời: “Dạ thưa cha, có chứ!” Thưa thì thưa “có”, nhưng các tuần sau đó lại khó mà thấy mặt vì nhiều lý do. Chính đó, là hiện trạng của người đi Đạo ở trời Tây, hôm nay.

 Hôm nay đây, có thể cũng có người lúc đầu tình thật không dám nói, nhưng sau đó suy đi nghĩ lại, vẫn cứ đến. Có người coi đây là chuyện linh mục không nên hỏi, vì ai mà dám thưa.

 Các nghiên cứu khảo sát hôm nay nhiều khi cho thấy: thế hệ trẻ hôm nay, và cả người cao niên cũng thế, cứ tính chuyện lời lãi mỗi khi được hỏi, ở nhà thờ hay ngoài ngõ, về bất cứ chuyện gì cần lấy ý kiến. Nói chung, nhiều người chỉ muốn dính dự vào các cuộc khảo sát với phỏng vấn khi biết mình chắc chắn có lợi, nếu trả lời.

 Nói thế nghĩa là: những người này chỉ muốn làm người dưng, trên trời rơi xuống. Chẳng muốn dính vào chuyện gì, dù thuộc vấn đề trong Đạo.

 Quần chúng hôm nay ra như lạc lõng ở đâu đó. Chẳng muốn ai ngó ngàng hỏi han mình điều gì, dù là ý kiến riêng tư. Kín đáo. Hoặc ép buộc. Khi xưa, ở phương Tây, các linh mục còn có thói quen đến từng nhà thăm viếng, hỏi han về cuộc sống của mỗi người. Ngày nay, làm thế tức vi phạm đời tư, rất nguy hiểm và dễ bị ra toà.

 Nhiều năm trước, mỗi khi có đề tài cần hỏi han/góp ý hay tranh luận ở giáo xứ, còn có người chủ trương phóng khoáng, bảo thủ hoặc trung lập. Ngày nay, lại thấy những người như thế đi đâu mất tuốt; hoặc, họ vẫn có đó nhưng chẳng thiết tha gì chuyện bàn-luận hay tranh đấu cho sự sống còn của Hội thánh.

 Nói chung, người đạo hạnh hôm nay không còn muốn dính dự vào chuyện chung của Hội thánh. Nhiều vị vẫn lành thánh, chuyên chăm chuyện lễ lạy, đạo hạnh. Nhưng không còn thiết tha chuyện tham gia nhóm hội đoàn thể có sinh hoạt tập thể, năng nổ tích cực. Mà chỉ muốn rút vào vỏ sò, sống riêng rẽ, cho khoẻ.

 

Nhiều vị lại nhận ra rằng: thế giới nhà đạo mình đang sống, nay khác trước rất nhiều. Khác, với thế giới của người phàm thực tế luôn trong sáng, đầy dẫy những thông tin có đủ mọi chọn lựa. Thế nên, ai cũng sống hết mình với mọi người. Ngay tại sở làm, mọi người đều hăng say lãnh trách nhiệm. Vẫn làm vì chuyện chung. Nhưng trong Hội thánh, nhiều người đã bắt đầu ít nói. Không còn “cà kê dê ngỗng” như khi trước, dù về chuyện hội đoàn.

 Bởi thế nên, khi linh mục chủ tế hỏi: “Anh/chị tính sao? Có ý-định tham dự chầu Thánh Thể thứ sáu này chứ?” Câu trả lời thường là: “Không dám đâu! Tụi này bận lắm. Chẳng kiếm đâu ra giờ, để đi chầu!”

 Nếu hỏi: “Anh/chị tính sao? Có định tham gia biểu tình phản đối đôi ba chuyện chính phủ làm không?” Câu trả lời, chắc cũng thế. Giống như người hành tinh vừa chợt ghé bến. Không chuyện trò, cũng không trao đổi. Chẳng bước đi về nhiều phía.

 Ngày hôm nay, các câu Chúa hỏi hoặc nói ở Tin Mừng cũng đại loại như thế: “Các ông nghĩ sao?” Hỏi như thế, không có nghĩa Chúa yêu cầu ta bắt chước những người chỉ biết nói chứ không làm, hoặc chỉ làm chứ không nói. Chúa không có ý khen ngợi hai loại người nói trên. Ngài cũng chẳng giải thích tại sao Ngài không làm thế, hoặc Ngài vẫn làm như thế. Ngài chẳng nói hoặc có nói về bất cứ sự gì. Ngài không đi vào chi tiết để cho mọi người biết tại sao Ngài có lập trường như vậy.

 Dù, lập trường đó có là bê trễ, biếng nhác. Dù, đó có là kế hoạch, hoặc một cảnh tình nào đó khó đoán. Dù, đó là chuyện đáng quên hoặc chẳng lý gì về công kia việc nọ, cần tôn trọng. Điều Ngài hỏi chỉ là: “Các ông nghĩ sao?” mà thôi.

 Liên tưởng đến chuyện này, có thể là ta nghĩ mình đang đi vào loại hình nào đó của cuộc sống trong Hội thánh, vào một thời rất khác thường trong lịch sử. Một Hội thánh từng đòi rất ít ở dân con đi Đạo, một đòi hỏi về thời gian và thiện chí. Một Hội thánh không đòi hỏi những gì ngoại lệ, nơi con người. Một thánh hội từng học cách biết tôn kính hết mọi người. Tôn và kính, chuyện riêng tư của dân con đi Đạo. Học hỏi và trân trọng việc phục vụ dân con hơn là sắp xếp để họ phục vụ Thánh Hội, mà thôi.

 Phục vụ dân con, còn có nghĩa: không dùng bạo động để dính dự vào cuộc sống đích thực của dân con đi Đạo. Phục vụ, còn có nghĩa: tôn trọng phẩm cách tư riêng của mỗi người. Chính đó là nền tảng của việc yêu thương lẫn nhau. Nền tảng, của việc trở nên cộng đoàn dân con sống với nhau rất thân thương. Nền và tảng, để dân con sống lập trường hăng say mà nhận lãnh Thánh Thể Tình Yêu, ngày của Chúa.

 Đó, là những người con đang sống khác biệt. Sống rất đẹp, ở thế giới cuộc đời, rất thực. Một đời người, luôn tham gia giùm giúp hết mọi người. Trong đời…” (X. Lm Kevin O’Shea, Lời Chúa Sẻ San Chúa Nhật 26 thường niên năm A, nxb Tôn Giáo 2013, tr. 203-206)

Cuộc sống con người ở đời thường hay trong Đạo luôn có hai mặt. Có thể là như thế. Và, cũng có thể không là như vậy. “Có thể hay không thể” về nhiều việc, vẫn là hai mặt và/hoặc nhiều mặt của nhà Đạo trên thực tế. Một thực-tế, trải dài nhiều thế-kỷ qua các giai-đoạn thăng/trầm, trong lịch-sử.

Cuộc sống thăng trầm trong Đạo/ngoài đời vẫn là và sẽ là một thực tế để đời, khiến ta suy nghĩ suốt cuộc đời. Suy tư bằng nhiều cách thức rất đa dạng. Suy tư qua tâm niệm, hoặc hát hò, đọc truyện kể để nhớ mãi mà sống. Sống hân hoan, tiến tới bất kể sự việc xấu/tốt xảy đến với mình và với người, trong đời.

Trong suy tư như thế, nay đề-nghị bạn và tôi, ta cứ hiên-ngang hướng về phía trước mà tiến bước và rồi lại sẽ vui tươi cất tiếng hát vang những ca-từ đang hát dở ở trên, rằng:

“Ngày ấy em như hoa sen”
Mang nhiều giáng hiền những khi chiều lên,
Ngày ấy em như sương trong,
Nép trên bông hồng, mượt trên cánh nhung.

 Ngày ấy em như cung tơ,
Cho đời thẫn thờ, cho tôi dệt mơ
Đường khuya tay đan ngón tay,
Ước cho đời ước mơ dài.

Nhưng năm tháng vô tình,
Mà lòng người cũng vô tình,
Rồi mộng úa thay màu xanh,
Người yêu xa bến mộng,
Đò xưa đã sang sông,
Dòng đời trôi mênh mông,
Dáng xưa nay xa rồi,
Đường khuya mưa rơi rơi,
Phố xưa quên một người,
Bàn chân gieo đơn côi,
Gió mang theo cơn lạnh
Về rót lệ trên môi.”

(Trần Ngọc Sơn – bđd)

“Bàn chân gieo đơn côi”, “Gió mang theo cơn lạnh về rót lệ trên môi”, vẫn là những lời hát của người người ở đời. Hát thế rồi, nay xin khép lại câu chuyện phiếm Đạo/đời, để rồi cứ thế mạnh-dạn lên mà sống những ngày còn lại trong đời, đầy hứa hẹn.

Hứa hẹn rồi, nay đề nghị bạn/đề nghị tôi, ta trở về với vườn ngự uyển dẫy đầy giòng chảy tâm-tư làm đoạn kết những bảo rằng:

Thật vậy,

chấp nhận những nỗi khổ phải chịu một cách bất công

vì lòng tôn kính Thiên Chúa,

thì đó là một ân huệ.

Vì nếu có tội mà anh em bị đánh đập và đành chịu,

thì nào có vẻ vang gì?

Nếu làm việc lành và phải khổ

mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng,

thì đó là ơn Thiên Chúa ban.

Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế.”

(1 P 2: 19-212)

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn mong chờ sống cuộc đời  

đẹp như bao giờ.

Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng?

Suy Tư Tin Mừng tuần 2thường niên năm A 15/10/2017

Tin Mừng (Mt 22: 1-14)

Một hôm, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: ‘Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!’ Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm nong trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết. Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. Rồi nhà vua bảo đầy tớ: ‘Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.’ Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

“Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: ‘Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?’ Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: ‘Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít’.”

& & &

 

“Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng?”

“với những mâm cau phủ lụa điều?”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

            Xe cưới ngời hoa trắng, nào thấy ai bước vào. Mâm cau phủ lụa điều, người dự nào thấy vui. Không vào dự, là nỗi niềm của dân con ngưòi Do thái đuợc kể ở trình thuật, rất hôm nay.

            Trình thuật, nay thánh sử kể một loạt 4 dụ ngôn: có truyện của hai người con hành xử rất khác biệt. Có, tá điền quái ác giết cả Chủ Vườn. Nay, đến tiệc cưới được mời cũng không người đến dự. Dụ ngôn nào, cũng biểu tỏ một bài học bóng bảy về luân lý. Và, dụ ngôn cũng biểu lộ phong thái phóng khoáng của Chủ Tiệc. Bởi thế nên, ta đừng hiểu ý/lời ở truyện kể theo nghĩa rất đen. Nhất là khi Vua quan sai quân hầu quở trách đám thực khách, xong rồi còn tống họ vào chốn tối tăm khóc lóc vì trang-phục mình mặc không đúng qui cách.

            Hãy nên xét kỹ dụng ý mà người kể muốn con dân hiểu rõ khi đọc truyện. Truyện dụ ngôn, còn trưng “lời mời” Chủ tiệc cho gửi đi rất sớm để người được mời kịp mà nhận lời đến dự theo đúng ‘nguyên tắc’ mà người Do thái vẫn có. Nguyên tắc đây, là thói quen lịch thiệp mà Chủ tiệc muốn khích lệ mọi người hãy nhanh chóng nhận lời mời. Nhận lời, mà xử thế hệt như thể người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa như đã hẹn.

            Nhận lời mời ở đây, là hành động cần thực hiện nhất thứ là khi Chủ tiệc lại là Vua quan quyền thế chốn gian trần muốn dân con mình vui hưởng an lạc. Nhận lời mời, không chỉ cổ võ người được mời tìm chốn an vui mừng lễ. Nhưng, còn để diễn bày lệnh truyền từ Chủ tiệc. Bởi thế nên, dân con nào từ chối lời mời của vua quan Chủ yến tiệc chắc chắn là hành động có ý bạo phản. Như thế, hậu quả sẽ nghiêm trọng.

            Cũng may là ở dụ ngôn, người được mời chỉ là phó thường dân hiền hoà vẫn cư xử theo qui cách của xã hội thời bấy giờ. Họ, là đám dân dã luôn thực hiện công tác xã hội theo qui cách chân phương, hiền lành. Tuy nhiên, ở trình thuật, người khước từ lời mời đến dự tiệc không giải thích lý do tại sao mình từ chối. Lại cũng chẳng đưa ra lời cáo lỗi nào, như khuôn phép mà người lịch sự vẫn hay làm.

            Làm như thế, là bởi vì: họ vốn là những người suốt ngày “bận rộn” với đủ thứ công việc, không thể dự đến dự tiệc như lòng mong muốn. Có thể là, họ bận vui chơi. Bận trông nom con cái, bận dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng; hoặc trả biên lai tiền điện/nước, cắt cỏ, bởi thế nên không coi chuyện dự tiệc là việc ưu tiên “cần làm ngay”. Thời buổi này, người người thường lấy lý do sinh kế, hoặc chăm sóc gia đình để thoái thác mọi lời mời. Cũng may, trình thuật không coi việc nhận lời ở đây chuyện “cần làm” ngay tức thì.

            Tuy nhiên, Vua quan lại coi việc khước từ lời mời dự tiệc là hành xử khiếm lễ, nên đã sai quân hầu đi khắp chốn mời cho hết mọi người tốt/xấu, để thay thế. Giới thẩm quyền người Do thái xưa không cho phép những ai có vấn đề tâm thần hoặc tật bệnh đến hội đường. Cả những kẻ lôi thôi quần áo không chỉnh, cũng như đám người hôi hám, bẩn dơ được phép xuất hiện chốn liên hoan, tế tự. Bởi vào thời đó, làm gì đã có chương trình thanh lọc, rà soát, dõi theo như bây giờ!

            Đọc đến đây, hẳn có người sẽ đưa ra thắc mắc về ý của người viết trình thuật là gì?

Quả là, trình thuật muốn đem đến cho người đọc một số các điểm chính mà tác giả muốn nói đến. Đó, là lược sử quá trình ơn cứu độ gửi đến với dân con mọi người. Vua quan là chính Chúa. Người được mời là dân Do thái. Sứ giả là các ngôn sứ. Người Con là Đức Giêsu. “Thành bị phá huỷ” là Đền thờ Giêrusalem bị sụp đổ -hồi năm 70 khi thánh Mátthêu viết trình thuật này. Mọi chi tiết trong trình thuật là vấn đề tranh cãi khá nghiêm trọng trong cộng đoàn Mátthêu vào thời đó. Lúc mọi người đều thấy bối rối không biết rằng kế hoạch cứu độ của Chúa thực sự diễn tiến như thế nào.

            Đoạn cuối trình thuật tiếp tục câu truyện dụ ngôn về trang-phục mặc ở tiệc cưới. Có vị đến dự lại chẳng ăn vận cho phải phép. Dụ ngôn không nói những người đến dự có được ban phát “áo xống” này hay không. Chủ Tiệc có cung cấp cho họ không. Chắc là không! Thiên Chúa là Chủ tiệc có khi nào lại ấn định luật lệ về “áo xống” như thế?

            Về với thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côlôsê trong đó có đoạn ghi: “Theo tư cách là thánh được Thiên Chúa chọn và yêu mến, anh em hãy mặc lấy lòng lân mẫn, chạnh thương, đức nhân hậu, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng…” (Cô 3: 12).

            Mỗi lần nói đến tín hữu đã được thanh tẩy, thánh Phaolô vẫn cứ bảo: Hãy mặc lấy Đức Kitô, như thứ trang-phục cần thiết. Xem như thế, đây chính là thứ trang-phục cần mặc ở tiệc cưới.

            Trang phục, là thái độ sống trong đời. Là, cung cách người tín hữu Đức Kitô cần có để sống đích thực là con cái Chúa. Cũng có thể, đây là ý chính mà lược sử ơn cứu độ muốn nói đến. Ơn cứu độ, là ơn sản sinh ra con người sống như thế. Dù, họ đến từ đâu. Dù, họ có thuộc về Hội thánh nào, hoặc nhóm hội/đoàn thể nào, cũng thế.

            Cuối trình thuật, thánh Mátthêu còn đưa ra cho người đọc một chân lý hiển nhiên được thánh nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít.” (22: 14) Ở bản 70 Hy Lạp, đây là câu thơ hạp vận: nhiều người được gọi (kletoi), nhưng được chọn lại ít(ekletoi). Danh từ thần học của ta có cụm từ “chiết trung”. Người có tính “chiết trung” là người không phù hợp với mẫu mực đời sống ở quanh mình. Là, người mặc lấy cho mình thái độ sống từ nhiều nơi khác.

            Thánh Phaolô nói với những người hồi hướng trở về với cộng đoàn Hội thánh rằng họ là những người thực sự được chọn, nên phải sống đúng thực với quà tặng “nhưng-không” đặc biệt ấy. Thánh Mátthêu viết theo cung cách khác. Thánh nhân yêu cầu người đọc thực hiện lối sống đảm bảo họ là dân được chọn và được tặng ban đường lối sống khác biệt. Thánh nhân khích lệ người đọc tỏ ra mình khác biệt, vì được gọi theo cung cách mình là người của Chúa. Thánh nhân không tìm cách khiến họ lo sợ qua con số thống kê hoặc tỷ lệ những người được cứu. Thánh nhân hoàn toàn lạc quan về chuyện này.

            Vấn đề là nay ta tự hỏi: ta làm gì được với dụ ngôn và chân lý ấy. Lệnh truyền: “Hãy đi ra các ngã đường…” (Mt 22: 9) làm người đọc nhớ đến câu nói của thánh Phaolô, khi thánh nhân rời Tiểu Á qua ngõ nhỏ đi Châu Âu. Thị trấn đầu tiên thánh nhân đặt chân tới, là thị trấn Philiphê, một “ngã đường” trên chính lộ được mọi người biết.

            Thánh Phaolô cũng được gửi đi tới đó. Thoạt khi vừa đặt chân lên nơi đó, thánh Phaolô biết ngay là dân chúng nay chán ngấy cuộc sống dưới trướng của đế quốc La Mã. Và, họ cũng muốn về với Giavê Chúa của người Do thái, nhưng lại không muốn dấn bước trở thành người như họ. Thành thử, ta gọi họ là những người ‘rất chung chung’ luôn kiếm tìm. Những người rất “chiết trung”, được ghi nhận. Và, thánh Phaolô kêu mời họ để đưa về với tiệc Lời Chúa cũng là tiệc Thánh Thể.

            Vấn đề là: ngày nay đâu là giao lộ để ta đi? Ai là người rất “chiết trung” của ta?

            Thiết tưởng, họ vẫn là người luôn ưa chuộng lòng hào hiệp/chính trực hơn tôn giáo lớp lang, qui củ. Họ nhận ra rằng: sự xấu tự nó cũng bén rễ sâu như lòng hào hiệp. Và, họ cũng là người thấy được rằng chính lòng hào hiệp sẽ phá đổ được sự xấu để tiến tới. Họ, còn là người nhận thức biết rằng hư vô, lố bịch và cả đến cái chết cũng không là yếu tố nói lên được lời cuối cùng cho bất cứ một ai. Là người nhận ra hương vị của hạnh phúc, nhưng họ lại đánh mất hạnh phúc làm nơi nương náu.

            Những người như họ cũng biết chiêm ngưỡng/thán phục sự tốt đẹp lành thánh mà vui hưởng. Họ vẫn mong chờ mọi sự tốt đẹp đến với mình và khao khát đạt điều tốt đẹp như thế. Là, người kiếm tìm đất sống tốt đẹp mà không có sự khuynh loát, chiếm đoạt. Nơi, mà mọi người có tự do trở thành người tốt lành, biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người.

            Tuyệt diệu thay, khi ta và mọi người đều nhân danh Chúa mà ra giao lộ để kiếm tìm mọi người và mọi sự tốt lành. Kiếm và tìm, để rồi sẽ đưa những người chiết trung mà mình vừa gặp mặt, được về với cộng đoàn tình thương, rất tốt lành, chuyên chăm lo, giùm giúp. Nếu được thế, cộng đoàn dân Chúa sẽ là Tiệc Cưới tuyệt diệu. Tiệc Thánh Thể đích thực, đúng ý của Chủ Tiệc vẫn mong đợi mọi người dự.

Trong tâm tình đó, cũng đề nghị mọi người ngâm tiếp vần thơ còn để ngỏ. Ngâm rằng:

“Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay,

Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy.

Tôi uống cả em và uống cả

một trời quan tái, uống cho say.”

(Nguyễn Bính – Một Trời Quan Tái)

Trời Quan Tái, là cõi trời mở ngỏ với mọi người. Trời Quan Tái, nay là cộng đoàn Nước Trời ở nơi đó ta vẫn sống mà uống cho say tình thương yêu tuyệt diệu, tốt lành. Rất Thánh Thể.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

              Mai Tá lược dịch. 

Việt Nam quyết đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị


Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thảo luận việc đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị.

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thảo luận việc đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị.

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 hôm 11/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trích lời nói bộ máy chính trị “còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo.”

Tuy nhiên, ông Trọng thừa nhận rằng đổi mới, sắp xếp hệ thống chính trị tinh gọn “rất phức tạp và nhạy cảm.”

Hội nghị nói sẽ quyết định “kết thúc” hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao, và sắp xếp lại Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khoẻ cán bộ.

Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy nói tinh gọn hệ thống chính trị là điều cần thiết bởi vì sẽ tiết kiệm được ngân sách.

“Tôi hoan nghênh họ. Nếu mà họ tinh giảm biên chế hoặc thu gọn các tổ chức, các bộ phận thì đỡ lạm tiền thuế của nhân dân, vì trên thế giới, chẳng có nước nào mà bắt nhân nhân đóng thuế để lấy tiền nuôi Đảng cả.”

Việt Nam gánh nợ công nuôi Đảng ủy

Ngoài ra, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam còn cho biết sẽ “cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời chủ tịch Hội đồng nhân dân, và thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã” ở những nơi có đủ điều kiện.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân của tỉnh Cà Mau, cũng là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, nói với đài VOV rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy có thể giảm được 50% biên chế.

Ông Quang Hữu Minh, một người quan tâm đến giới chính trị Hà Nội nói với VOA rằng sẽ có nhiều điểm lợi nếu Đảng quyết định tinh gọn bộ máy, hay nhất thể hóa các vị trí lãnh đạo trùng lấp:

“Trước nhất là khắc phục trình trạng lãng phí tiền thuế của dân. Các sự trùng lắp về ban bệ của Đảng cũng giảm đi. Thứ hai là tập trung về một người lãnh đạo nên hình thành cơ chế quy trách nhiệm rõ hơn – giảm việc đổ thừa qua lại giữa bí thư và chủ tịch. Nhất thể hóa cũng giúp dễ dàng đổi mới chính trị hơn, vì độc tài cá nhân dù sao cũng dễ thay đổi hơn độc tài tập thể. Đó là 3 cái lợi mà nhất thể hóa có thể mang lại tức thì.”

Nhưng nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy không mấy tin tưởng vào hiệu lực hay hiệu quả của nỗ lực này.

“Tinh gọn theo như họ nói là để hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ có hiệu lực vì riêng bản thân Đảng tồn tại cũng không có ý nghĩa gì, không mang lại lợi ích gì cho đất nước. Nhân dân chỉ có còng lưng đóng thuế nuôi họ thôi. Tôi chưa thấy hiệu quả nào cả và không tin như vậy.”

Trang Asia Times vào tháng rồi nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam với bốn triệu đảng viên đang là một gánh nặng rất lớn đối với ngân sách quốc gia. Tạp chí này nêu đề xuất của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS) là Việt Nam nên giảm quy mô của chính phủ và sáp nhập các ủy ban trung ương Đảng vào các bộ tương ứng trong chính phủ.

Báo CafeF.vn trích lời tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nói để thực hiện thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, “chắc chắn phải có sự hy sinh, có quyết tâm lớn.”

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Cú Đá Lệch Pha

Ảnh của tuongnangtien

Dân chủ không phải là sản phẩm độc quyền của phương Tây dù nó bắt đầu ở phương Tây. Cũng như internet – không phải được phát minh ở phương Đông nhưng vẫn rất được chúng ta hoan nghênh và đang làm thay đổi xã hội phương Đông.

Trương Huy San

Sáng ngày 3 tháng 10 năm 2017, ông Lê Tấn Thịnh (trưởng công an xã Quảng Điền, huyện Krông Na, tỉnh Đắk Lắk) đã làm náo loạn một khu chợ chồm hổm bằng nhiều cú đá hung bạo vào thúng mẹt rau cải, tôm cá … của bạn hàng ở địa phương này.

Những ông quan be bé “múa gậy vườn hoang” là chuyện thường ngày xẩy ra ở xã nên những sự kiện tương tự không mấy khi khiến cho bất cứ ai phải bận tâm:

     – Trưởng công an xã dở trò côn đồ ném đá vào dân

     – Trưởng Công an xã dùng súng đánh người 

     – Bắt quả tang quan xã trộm cá của dân nghèo

     – Gà cấp cho người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã

     – Trưởng công an xã bắt người trái luật giữa đêm khuya

Riêng vụ ông Lê Tấn Thịnh biểu diễn quyền cước (giữa chợ) thì dư luận có hơi ồn ào chút đỉnh, sau khi báo chí đăng tải những lời tạ lỗi hết sức dễ thương (và cũng dễ nghe) của đương sự:

Sinh trưởng, và sinh hoạt tại vùng xa/vùng sâu nên một ông công an xã – ở Krông Na, Đắk Lắk – không “lường trước” được hình ảnh tả xung hữu đột (rất khó coi) của mình lại được lan truyền mau chóng khắp nơi …là điều rất nên thông cảm. Ngay ở dưới miền xuôi, cách đây chưa lâu, ông Vương Bình Thạnh (Chủ Tịch UBND Tỉnh An Giang) cũng bị “một vố không lường” gần tương tự.

Ngày 15 tháng 11 năm 2015, báo Vnexpress đi tin: “Nữ giáo viên chê chủ tịch tỉnh trên Facebook bị phạt 5 triệu đồng. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang vừa xử phạt bà Lê Thị Thùy Trang – tổ trưởng môn Ngữ văn, trường THPT Long Xuyên, TP Long Xuyên – và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Điện lực An Giang) mỗi người 5 triệu đồng.

Động thái này được đưa ra sau khi Sở cho rằng 2 người có hành vi truyền đưa lưu trữ sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín danh dự người khác theo Điều 66/NĐCP trong lĩnh vực Bưu chính tần số viễn thông công nghệ thông tin và tần số vô tuyến.”

Tuy nhiên, chỉ năm bẩy ngày sau, báo chí trong nước lại đồng loạt loan tin khác hẳn về sự việc này:

Cũng như ông Lê Tấn Thịnh, ông Vương Bình Thạnh – nói nào ngay – chỉ là nạn nhân của buổi giao thời. Cái thời mà kỹ thuật tin học đổi thay nhanh chóng “không lường” khiến cho nhiều kẻ đã bị rơi vào tình cảnh hụt hẫng, hay lố bịch.

Nhà xã hội học William F. Ogburn gọi đây là chuyện lệch pha văn hóa, “cultural lag.” According to Ogburn, cultural lag is a common societal phenomenon due to the tendency of material culture to evolve and change rapidly and voluminously while non-material culture tends to resist change and remain fixed for a far longer period of time.” (Theo Ogburn, sự lệch pha văn hóa là một hiện tượng xã hội phổ biến do khuynh hướng văn hóa vật chất tiếp tục tiến hóa và thay đổi rất nhanh, rất lớn, trong khi văn hóa phi vật thể có xu có xu thế chống đối lại những biến đổi và vẫn còn nguyên vẹn trong một thời gian dài hơn rất nhiều. Trans. Bùi Xuân Bách).

Đặt trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại, vấn đề được nhà báo Benjamin Ngô diễn đạt một cách bình dị, và dễ hiểu hơn:

“Ngày trước, khi mạng xã hội chưa phổ biến, điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế, ở một số địa phương, cơ quan công quyền có thể phát hành văn bản trái luật, một số quan chức có thể phát ngôn tùy tiện mà không lo bị người dân phản ứng. Bây giờ tình thế đã khác xưa nhiều, người dân đã hiểu biết và nắm luật hơn nhưng vẫn còn đó một bộ phận quan chức thiếu tôn trọng và hiểu rõ vai trò của báo chí, truyền thông mạng xã hội.”

Quan chức vốn là giới người luôn luôn chậm lụt, đã đành. Ngay cả thành phần “tinh hoa” (những đại gia của đất nước)  lắm vị – xem ra – cũng không được lanh lợi hay tiến bộ gì cho lắm. Xin đan cử một thí dụ nhân việc Vinschool bất ngờ tăng học phí, và phản ứng của phụ huynh học sinh, cũng như của giám đốc tập đoàn Vingroup.

Trước sự kiện này báo Cali Today, số ra ngày 4 tháng 10 năm 2017, vừa có bài viết (“Thời Vượng Xưng Vương”) với nhiều tình tiết đáng buồn:

“Chỉ một vài ngày kể từ khi làn sóng phản đối nổi lên, hàng chục phụ huynh liền bị PC50 (Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) của công an thành phố Hà Nội ‘mời’ lên làm việc. Lối hành xử này của công an chẳng những dập tắt được làn sóng phản đối, mà nó như dầu đổ vào lửa, lại càng làm bùng lên nỗi bất bình của người dân.

Những phụ huynh có con đang học tại Vinschool cho rằng, Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã dùng tiền của mình để mua chuộc công an, sai khiến lực lượng này trấn áp các phụ huynh để dập tắt làn sóng phản đối việc Vinschool tăng học phí, nhằm không để ảnh hưởng đến hình ảnh của tập đoàn.

Hình ảnh của tờ giấy mời đã được lan truyền trên Internet với tốc độ chóng mặt, cùng với đó là những lời bình lên án lực lượng công an Hà Nội và trường học Vinschool, cũng như Tập đoàn Vingroup. Trước sự việc trên, đại tá CSVN Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50 của công an Hà Nội đã phải lên tiếng thanh minh. Ông Sơn khẳng định: ‘Không có chuyện cơ quan công an mời phụ huynh có ý kiến phản đối việc tăng học phí của trường Vinschool lên làm việc.’

Theo ông Sơn, việc mời các phụ huynh là để làm rõ một số người sử dụng việc phản đối tăng học phí để nói xấu cá nhân Phạm Nhật Vượng…”

Nguồn ảnh: Soha

Đại Tá Công An Lê Hồng Sơn và Đại Gia Phạm Nhật Vượng hẳn đã quên vụ “nói xấu” ông Chủ Tịch An Giang mới đây, và “nỗi khổ sở” đương sự khi bị ném đá tơi bời trên FB.

Sau những cú đá lệch pha giữa chợ Krông Na (Đắk Lắk) ông trưởng công xã Lê Tấn Thịnh đã tỏ thái độ rất “ăn năn” và vô cùng cầu thị:

Những cú đá vào túi tiền của phụ huynh học sinh của trường Vinschool, cùng việc mời công an PC 50 vào cuộc, cũng thế. Cũng “hơi quá” và cũng lệch pha thấy mẹ luôn. Trước sau gì thì ông Phạm Nhật Vượng cũng phải xin lỗi và “mong người dân bỏ qua” vì “chưa lường trước sự việc” thôi.

Thôi thì chuyện gì rồi qua qua nhưng cái mặt nạ “nhân nghĩa, phi lợi nhuận, không lợi nhuận” thì chắc chắn sẽ không thể nhặt lên và đeo vào được nữa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chuyện nhỏ, nào có hề chi. Chứ có vị đại gia nào ở VN hiện nay mà không thuộc loại mặt dầy, mày dạn. Xứ sở này là nơi “không có nhân cách người ta vẫn sống, thậm chí còn sống béo tốt hơn” nữa là đằng khác.

Nghi can Đoàn Thị Hương đã thực tập tại phi trường hai ngày trước

Nghi can Đoàn Thị Hương đã thực tập tại phi trường hai ngày trước

Nghi can Đoàn Thị Hương được hộ tống đến sở hóa chất tại Petaling Jaya, ngoại ô Kuala Lumpur hôm 9 Tháng Mười trong tiến trình xác định chứng cứ của vụ sát hại Kim Jong Nam hồi Tháng Hai, 2017. (Hình: Mohd Rasfan/AFP/Getty Images)

KUALA LUMPUR, Malaysia (NV) – Đoàn Thị Hương, nghi can sát hại anh trai của nhà độc tài Bắc Hàn, đã thực tập bôi hóa chất lên mặt người khác tại phi trường Kuala Lumpur trước khi hành động thật hai ngày sau đó.

Trong phiên xử ngày 10 Tháng Mười, một nhân chứng của công tố khai trước tòa rằng một nghi can đã “làm một cái gì đó” vào một số người tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur trước khi hành động thật lên mặt Kim Jong Nam, dẫn đến cái chết đau đớn đột ngột cho ông này hôm 13 Tháng Hai.

Wan Azirul Nizam Che Wan Aziz, điều tra viên của Sở Điều Tra Hình Sự khai về hành động của nghi can Đoàn Thị Hương ngày 11 Tháng Hai căn cứ trên hình ảnh ghi lại từ hệ thống an ninh phi trường, theo hãng thông tấn Benar News.

“Đoàn Thị Hương từ phía sau tiến đến một số người lựa chọn ngẫu nhiên rồi quẹt một cái gì đó một cách nhẹ nhàng trên mặt người ta. Khi người ta quay lại, cô ta ra vẻ xin lỗi bằng cách cúi đầu và đưa hai bàn tay ra trước mặt họ rồi lui lại hai ba bước trước khi từ từ rời đi chỗ khác,” điều tra viên nhân chứng khai tại tòa.

Nhân chứng thứ chín của công tố nói một đoạn video của hệ thống an ninh phi trường ghi nhận vào ngày xảy ra vụ sát hại, có vẻ như Đoàn Thị Hương “làm cùng một thứ hành động” lên mặt Kim Jong Nam nhưng trong cách thô bạo “giống như tấn công…”

Cũng trong phiên xử hôm 10 Tháng Mười, ông Raja Subramaniam, một chuyên viên về võ khí hóa học khai rằng một lượng nhỏ độc chất thần kinh VX đã được tìm thấy trên mặt ông Kim Jong Nam sau khi ông qua đời trong đau đớn tại phi trường Kuala Lumpur. Lượng chất độc VX tập trung ở mắt của ông Kim Jong Nam chừng 0.03 mg trên 1 kg trọng lượng cơ thể nhưng VX đi vào cơ thể qua mắt nhanh hơn qua da.

Dù chỉ là một lượng rất nhỏ nhưng cũng nhiều đến 1.4 lần một liều có thể làm chết người. Độc chất thần kinh VX cũng được tìm thấy trên cổ áo và tay áo của ông Kim Jong Nam, và có thể ông ta đã lấy tay áo chùi mặt sau khi bị tấn công.

Trả lời câu hỏi, “Vì sao độc chất VX được tìm thấy trên móng tay của bị cáo Đoàn Thị Hương nhưng lại không có trên móng tay Aisyah,” ông Raja cho rằng, có thể cô Hương đã rửa tay không sạch. Được biết, VX có thể được tẩy sạch hoàn toàn nếu rửa và kỳ cọ lòng bàn tay trong vòng 15 phút kể từ khi tiếp xúc.

Cái chết của Kim Jong Nam, 45 tuổi, gây chấn động dư luận thế giới khi cuộc điều tra ban đầu cho hay ông là anh trai của nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un, sống lưu vong ở Macao suốt nhiều năm qua, đặc biệt từ khi người em lên nắm quyền lực tại Bắc Hàn, một nước độc tài sắt máu nhất thế giới hiện nay, khi ông bố đột ngột qua đời.

Điều tra từ video an ninh phi trường, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương trong khi bốn người Bắc Hàn đi cùng với hai cô đã đi khỏi Malaysia trên chuyến bay cùng ngày. Theo tin tức những người này quá cảnh một số quốc gia khác trước khi về tới Bắc Hàn. Một số người Bắc Hàn khác tình nghi tham gia vụ sát hại đã được chính phủ Malaysia cho phép về nước để đổi lại, Bắc Hàn cho một số người Malaysia từ Bắc Hàn về nước.

Khi ra tòa, Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương được mặc áo giáp chống đạn với sự bảo vệ chặt chẽ của một lực lượng cảnh sát đông đảo. Cả hai phụ nữ là những nghi can duy nhất bị đưa ra tòa trong một vụ ám sát do cơ quan tình báo Bắc Hàn đứng ra thi hành. Cuộc điều tra nói rằng Kim Jong Un đã lập kế hoạch giết anh trai từ năm năm trước đó.

Khai với cảnh sát, Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương nói họ tham dự một trò chơi khăm với một nhóm bạn rồi phóng hình ảnh lên Internet và không biết cái khăn trùm lên mặt Kim Jong Nam có tẩm thuốc độc chết người. Các cô cũng chưa từng gặp Kim Jong Nam trước đó.

Thẩm phán chủ tọa phiên xử từ chối lời đề nghị của luật sư các bị cáo xác định danh tính bốn nghi can người Bắc Hàn đi cùng Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương và cũng đã đào tẩu vì cùng nằm trong bản cáo trạng.

“Một phiên tòa công bằng phải gồm cả quyền được biết. Cáo buộc tội trạng phải rõ ràng, không thể mơ hồ,” Luật Sư Gooi Soon Seng, người bảo vệ cho cô Aisyah, nói với tòa. (TN)

8 đặc điểm của tiểu nhân, nếu đúng 2 điểm thì hãy tránh xa người này

Thuc Tran is with Bang Uong and Phuong Nguyen.
TỪ THẦY Bang Uong

***************************

Bang Uong

8 đặc điểm của tiểu nhân, nếu đúng 2 điểm thì hãy tránh xa người này

Khôi Tạ

Trong đời, phân biệt được chính – tà, quân tử – tiểu nhân xem ra là chuyện không dễ dàng. Tuy vậy, đây đó vẫn có những tiêu chuẩn nhất định giúp chúng ta nhận rõ được 2 loại người này.
Ngụy Hi, một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều Thanh, từng nói: “Ta không hiểu như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” của người ấy là sẽ biết. Ta không hiểu được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết”.

Có thể chịu thiệt quả không phải là một việc dễ dàng. Cần phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng to lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Người quân tử cũng phải là người chịu nhẫn nhục, co được giãn được, tức là biết ứng phó thích hợp với tình huống cụ thể. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” xét làm yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Có những lúc bạn vô ý nói ra hay làm một điều gì đó, xong chuyện cũng chẳng giữ lại trong tâm. Nhưng người khác lại cứ chấp nhất hoài một lời nói ấy. Thực ra, đây chính là hành động của những kẻ tiểu nhân. Vậy làm thế nào để phát hiện những người như thế quanh mình?
Tiểu nhân là từ dùng để chỉ những người có nhân cách thấp kém, nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo. Ở bất cứ đâu cũng đều có thể bắt gặp những kiểu người như thế.

Ở cạnh người tiểu nhân, chỉ một chút thiếu thận trọng, chúng ta sẽ bị phải rước lấy nhiều phiền toái. Thế nên, học cách nhìn rõ được người tiểu nhân là việc rất cần thiết cho dù bạn ở môi trường nào đi nữa. Trong cách ăn nói, hành động của họ, thường có những nét đặc trưng rõ rệt như sau:

1. Thích nịnh nọt người khác
Khi đứng trước mặt chúng ta, họ ra vẻ rất nhiệt tình, từng lời nói “ngọt như mía lùi” khiến cho ai nấy cũng dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác. Có những lời không nên nói, có những sự việc không nên làm nhưng bạn đã làm, đã nói trước mặt họ, vì bạn coi họ là người có thể tin cậy, nói sao biết vậy. Nhưng chỉ cần quay lưng đi một cái, sự việc đã đến tai người khác, đẩy bạn vào trạng thái bất lợi.

2. Thích ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia
Trước mặt bạn, kẻ tiểu nhân sẽ nói bạn hay, chê người kia dở nhưng trước mặt người kia, bạn là kẻ chẳng ra gì. Kẻ tiểu nhân thường tìm cách lấy lòng tất cả nhưng lại ngấm ngầm chia cắt tình bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn khó có thể hàn gắn. Hơn nữa, miệng lưỡi những kẻ tiểu nhân thường rất khéo léo, cho dù bị phát hiện, họ cũng biết cách thoái thác, phủi sạch trách nhiệm.

3. Gió chiều nào xoay chiều đó
Ở cơ quan, biết được lãnh đạo thích ai, kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi người đó. Với những người lãnh đạo không ưa thích, kẻ tiểu nhân sẽ ngày ngày tìm cách đả kích. Trong mắt họ, ai có ưu thế thì đeo bám, ai thất thế thì xa lánh. Với những người không có giá trị lợi dụng, họ chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc gần gũi, kết thân.

4. Thích thể hiện
Trước mặt lãnh đạo, những kẻ tiểu nhân luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình nhưng khi cấp trên vừa đi khỏi, đâu lại vào đó. Trong công việc, họ nói và làm trước sau không như một. Kiểu người này vô cùng giỏi trong việc kể công. Nếu công việc của người khác có một chút sơ suất, họ sẽ lập tức gọi điện thoại cho cấp trên và coi đó là “thành tích” của bản thân.

5. Sở trường đổ vấy trách nhiệm cho người khác 
Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn. Kiểu người này rất “mồm mép”, có thể đổi trắng thay đen, có thể khiến mọi người nhầm lẫn mà lan truyền đi những thông tin sai sự thật.
Thậm chí có những lúc “chân tướng” vì thế mà bị giấu nhẹm đi và cho dù được phát hiện khi việc đã rồi, mức độ ảnh hưởng của nó cũng đã không còn nữa.

6. Thích bịa đặt dựng chuyện
Những kẻ tiểu nhân làm như vậy vì nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là để mua vui. Có những kẻ bịa đặt, dựng chuyện để mưu lợi cá nhân, gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ, nâng cao bản thân.

7. Thường bồi thêm nhát dao chí mạng cho người đang gặp hoạn nạn 
Trong cơ quan, đơn vị có đồng nghiệp mắc sai lầm hoặc thất bại trước một nhiệm vụ nào đó, bị cấp trên phê bình. Những kẻ tiểu nhân sẽ sẵn sàng bồi thêm một hai nhát dao chí mạng khiến “nạn nhân” càng lúc càng rơi vào “vòng nguy hiểm”.

8. Sẵn sàng giẫm lên vai người khác để leo lên trên 
Bạn khổ nhọc lao động, làm việc, trong khi đó những kẻ tiểu nhân chỉ đứng một chỗ, đợi sẵn để hái quả ngọt. Bạn trồng cây, kẻ tiểu nhân ngồi dưới hóng mát, lợi dụng con đường sẵn có mà bạn khổ sở vạch ra, đến lúc thành công, họ vội đứng lên nhận công và sẵn sàng gạt phắt bạn ra ngoài. Nếu thất bại, trách nhiệm tất nhiên sẽ thuộc về bạn.
Nếu trong số những người bạn chơi hoặc quen biết, có người sở hữu từ 2 trong số 8 đặc điểm nói trên, hãy giữ khoảng cách với họ, đảm bảo cho mình một “vùng an toàn” tối thiểu.

Lũ dồn dập ở miền Bắc Việt Nam, gần 30 người chết và mất tích

Lũ dồn dập ở miền Bắc Việt Nam, gần 30 người chết và mất tích

 

Cầu Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái bị sập hai nhịp. (Hình: Báo VNExpress)

VIỆT NAM (NV) – Tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, hiện đã có 15 người chết, 13 người mất tích, hàng trăm cầu đường, hàng ngàn gia súc gia cầm bị cuốn trôi thiệt hại cả ngàn tỷ đồng.

Hai ngày nay, miền Bắc Việt Nam do tác động của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh và đới gió Đông đã gây mưa lớn, có nơi tới 400 mm, hồ thủy điện Hòa Bình phải mở 8 cửa xả đáy, nhiều nhất từ Tháng Tám, 1996 đến nay.

 

Theo báo Lao Động, chiều ngày 11 Tháng Mười tại tỉnh Yên Bái, do có mưa to đến rất to khiến mực nước từ các suối dâng lên nhanh, chảy xiết dữ dội. Hiện lũ sông Thao lên nhanh, dự báo trong 12 giờ tới, mực nước sông Thao có khả năng vượt báo động 3 đến 0.8 mét, sông suối nhỏ có thể xuất hiện lũ ống, lũ quét.

Trước đó, trưa cùng ngày, sau tiếng động lớn, một mố cầu và hai nhịp cầu Ngòi Thia nằm trên quốc lộ 32, thuộc thị xã Nghĩa Lộ, bị dòng lũ đỏ ngầu cuốn sập. Nhiều người bị lũ cuốn trôi, trong đó có một phóng viên của thông tấn xã Việt Nam.

Dòng nước lũ khiến nhiều người và trâu bò bị cuốn trôi. (Hình: Báo Lao Động)

Toàn thị xã có 24 tổ dân phố, thôn, bản bị ngập khiến 2 người bị thương; 300 nóc nhà bị ngập, trong đó 15 nhà ngập hoàn toàn, 6 nhà bị cuốn trôi, 1 nhà văn hóa bị sập. Tại bản Hát, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, do ảnh hưởng của lũ cũng đã khiến 6 người bị cuốn trôi mất tích. Đường từ thị xã Nghĩa Lộ lên huyện Trạm Tấu bị chia cắt hoàn toàn.

Báo điện tử VNExpress, dẫn tin từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam cho biết, sáng ngày 11 Tháng Mười, lực lượng chức năng đã sử dụng dây thừng cứu sống sáu công nhân làm việc tại thủy điện Nậm Đông 3, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, khi bị nước lũ ầm ầm đổ xuống.

Cùng lúc, ông Nguyễn Văn Quang, chủ tịch tỉnh Hòa Bình đã ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai, huy động tất cả lực lượng vào phòng chống lũ lụt. Chỉ trong 36 tiếng từ tối ngày 9  đến sáng 11 Tháng Mười, mưa xối xả làm sạt lở nhiều quả đồi ở huyện Mai Châu, Đà Bắc. Nước sông suối dâng nhanh, tràn vào nhà dân hai bên, nhấn chìm nhiều tuyến đường.

Ông Nguyễn Văn Sơn, trưởng Phòng Nông Nghiệp huyện Đà Bắc cho biết, tính đến chiều cùng ngày, riêng huyện này đã có 7 người chết vì mưa lũ. Nhiều đường quốc lộ hay tỉnh lộ ngập sâu 1-2 mét, sạt lở gây tắc đường.

Người dân đứng xem thủy điện Hòa Bình xả lũ hôm nay 11 Tháng Mười. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Riêng tỉnh Sơn La, báo Lao Động cho biết, mưa lũ hai ngày qua làm 5 người chết, 3 người bị mất tích, 64 nhà dân bị hư hỏng. Nhiều diện tích lúa bị ngập.

Bộ Công Thương cho biết, trước tình hình mưa lũ ồ ạt diễn ra trên diện rộng, hiện 31 hồ chứa thủy điện đã đồng loạt xả lũ. Trong đó, khu vực phía Bắc có 27 hồ chứa, khu vực Bắc Trung Bộ có 4 hồ chứa tiến hành xả lũ. Theo tin báo Tuổi Trẻ cho biết.

Về hồ chứa thủy lợi, theo Tổng Cục Thủy Lợi, hiện có gần 3,000 hồ khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã đầy nước, trong đó có 160 hồ lớn đã đầy và khoảng 20% hồ nhỏ có biểu hiện tràn.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp cho biết Bắc Bộ và Trung Bộ đang chịu ảnh hưởng của đợt mưa lũ lớn, bất thường. “Lịch sử 10 năm qua chưa bao giờ có mưa lũ dồn dập như hiện nay. Lần đầu tiên cơ quan chức năng phải vận hành quy trình cùng lúc mở 8 cửa xả đáy ở thủy điện Hòa Bình,” ông Cường nói. (Tr.N)

Báo động hiện tượng ‘hội cờ đỏ’ khủng bố giáo dân Nghệ An

10 tháng 10, 2017

Báo động hiện tượng ‘hội cờ đỏ’ khủng bố giáo dân Nghệ An

Báo động hiện tượng ‘hội cờ đỏ’ khủng bố giáo dân Nghệ An(Ảnh: FB Thanh Niên Công Giáo)

Trang mạng xã hội Thanh Niên Công Giáo vừa lên tiếng báo động về phong trào thành lập những tổ chức gọi là “hội cờ đỏ” tại tỉnh Nghệ An, gồm những thành phần côn đồ và quá khích đi phá hoại tài sản của giáo dân Công giáo.

Theo đó, hai “hội cờ đỏ” đã được thành lập tại hai địa phương là xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu và xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu.

Nhà cầm quyền CSVN vốn không chấp nhận cho người dân lập hội với những mục đích ý nghĩa, nhưng lại khuyến khích những thành phần côn đồ này ngang nhiên tụ tập với những hoạt động mê tín, như rước bài vị Hồ Chí Minh trên xe hoa, tụ tập thành đám đông đi đến các nơi sử dụng bạo lực đe dọa, nhũng nhiễu và công khai đập phá tải sản của người Công Giáo.

Theo Facebook Thanh Niên Công giáo, hai “hội cờ đỏ” vừa kể được thành lập từ khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9. Những hoạt động nổi bật nhất của “hội cờ đỏ” xã Diễn Mỹ gồm đợt tấn công hồi đầu tháng 9 và đợt tấn công mới đây, vào ngày 7 tháng 10.

Vào ngày 1 tháng 9, côn đồ “hội cờ đỏ” xông vào chợ Đình đập phá. Đến đêm hôm đó, bọn chúng tiếp tục xông vào nhà giáo dân đập vỡ các tượng Đức Mẹ và tượng các thánh.

Vào ngày 7 tháng 10, côn đồ “hội cờ đỏ” lại kéo tới một quán cà phê của một giáo dân, đập phá bàn ghế, tivi, tủ lạnh. Tại đây, một lần nữa, bọn côn đồ “hội cờ đỏ” nhắm vào biểu tượng tôn giáo khi đập phá tượng và ảnh Thánh Giuse.

(Ảnh: FB Thanh Niên Công Giáo)

Huy Lam / SBTN