Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya, Bangkok

Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya, Bangkok

Nhìn thấy được sự thật phủ phàng mà lòng quặn đau….



 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc bản tin “18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm” trong đó trích lời phát biểu của Jeremey Douglas, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tôi chợt nhớ đến phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đa.ng hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayutthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan đầu thập niên 1990…

 

 

 

 

 

 

 

Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người.

Đêm đó tôi viết bài thơ Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya.

Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya ngày đó bây giờ không còn nữa… Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình.

 

 

 

 

 

 

 

Mấy chục năm sau, chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống. Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân Việt khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái Việt khác đang nằm. Sau 40 năm “độc lập, tự do, hạnh phúc” hàng ngàn con gái Việt Nam vẫn nối gót nhau đi làm thân gái khách.

Dưới đây là bài thơ khá dài Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya. Nhạc sĩ Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc và ca sĩ Đình Nguyên trình bày trong Đêm Thơ Nhạc Mẹ và Quê Hương tại Toronto.

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM TRÊN ÐẠI LỘ SRI AYUTTHAYA

Người con gái Việt Nam
Trên đại lộ Sri Ayutthaya, Bangkok
Em đứng đó một mình ôm mặt khóc
Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn
Mái tóc thu buồn
Mái tóc héo hon
Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ
Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ
Trôi lang thang như những bọt bèo
Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em
Nên xứ người em làm thân gái khách

Tuổi của em như sao mai mới mọc
Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng
Tuổi bắt đầu của một mùa xuân
Có hoa bướm tung tăng
Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng
Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học
Học làm người phụ nữ Việt Nam
Học chuyện thêu thùa may vá trông con
Học cả chuyện yêu đương
Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết

Bỗng dưng hôm nay em mất hết
Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời
Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi
Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu
Nhớ con hẻm vào nhà em
Dường như lúc nào cũng tối
Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm
Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông
Tin của chị từ phương nào biền biệt
Còn ở đấy cả một trời thương tiếc
Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay

Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay
Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè
Nhớ những con lạch nhỏ
Ðầy những rong rêu rác rưới
Cống rãnh gập ghềnh
Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em
Sẽ không thể nào đen như thế mãi

Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái
Có làm em nhớ thuở lên năm
Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam
Em cố gắng năm lần bảy lượt
Nhưng cuối cùng dù sao em nói được
Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng
Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông
Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm
Ánh lửa ngày xưa
Cho ngày mai tươi sáng
Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời

Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayutthaya
Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận

Lịch sử Việt Nam
Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
Có những lúc cả giòng sông thấm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt Nam
Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau nầy không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết thế nào là quốc nhục

Ðêm nay anh viết nốt bài thơ
Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được
Thơ của anh
Tâm sự của một người anh nhu nhược
Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
Lơ láo giữa chợ đời
Vết thương nặng trong tim
Anh vẫn ung dung như người khách lạ
Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu
Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất

Giấc mộng ngày xưa
Dù anh không còn muốn nhắc
Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
Anh đang khóc một mình
Hay đang khóc trong thơ
Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
Hạt bụi đó chính là đời em đã mất. 

Trần Trung Đạo

Tỉnh thức và cầu nguyện

Tỉnh thức và cầu nguyện

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Chúa sẽ đến nhưng ta không chắc gặp được Người. Vì Người đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa ta phải tỉnh thức.

Tỉnh thức có nghĩa là đừng mê ngủ. Chúa thường hay đến vào ban đêm nghĩa là vào lúc ta không ngờ. Đời sống có những bóng đêm ru ta ngủ say mê khiến ta không gặp được Người. Có những bóng đêm của tội lỗi giam cầm hồn ta trong giấc ngủ bạc nhược khiến ta không còn đủ sức thoát ra. Tội lỗi lôi kéo tội lỗi. Tội lỗi chồng chất giống như những tảng đá gìm ta xuống vực sâu vô tận. Có những bóng đêm của danh vọng ru hồn ta ngủ quên trên vinh quang chói lọi. Vinh quang giống như ngọn đèn đốt cháy biết bao đời thiêu thân. Có những bóng đêm của xác thịt cuốn hồn ta vào giấc mộng lạc thú. Lạc thú giống như chiếc lưới rất mềm mại, rất nhẹ nhàng, nhưng rất hiểm độc. Linh hồn đã sa vào khó có thể thoát ra. Có những bóng đêm của thói ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình. Ích kỷ giống như một hang sâu, càng đi vào càng thấy tối tăm. Có những bóng đêm của tiền tài bao phủ ta trong giấc mộng giàu sang phú quí. Chìm đắm trong giấc mộng, ta sẽ chẳng nghe được bước chân Chúa đi qua.

Tỉnh thức cũng có nghĩa là tỉnh táo phân định. Chúa đến rất âm thầm và rất bé nhỏ. Người không đến với cờ quạt trống phách tưng bừng, nhưng đến trong âm thầm lặng lẽ. Người không đến trong uy nghi lẫm liệt của những vị vương đế, nhưng Người đến trong hiền lành khiêm nhường như một người phục vụ. Người không mặc gấm vóc lụa là, nhưng đơn sơ trong y phục dân dã. Người không đến như vị quan toà nghiêm khắc, nhưng như một người cha nhân hậu, một người bạn dễ thương dễ mến. Người đang đến qua những con người hiền lành bé nhỏ quanh ta. Người đang đến trong những con người khốn khổ túng cùng. Người đang đến qua những khuôn mặt xanh xao hốc hác. Người đang đến trong những tấm thân gầy guộc. Người lẫn vào giữa đám đông vô danh. Người chìm mất trong số những kẻ bị loại ra ngoài lề xã hội. Người ẩn mình giữa đám người ăn xin đang lê bước khắp các nẻo đường cát bụi. Người đang rét run với cặp mắt ngơ ngác thất thần ở giữa những nạn nhân bão lụt. Phải tỉnh táo lắm mới nhận ra Người. Phải tỉnh thức lắm mới gặp được Người.

Tỉnh thức không có nghĩa là cứ ngồi đó mà chờ đợi. Tỉnh thức là bắt tay vào hành động. Chúa như ông chủ đi vắng. Người cho ta được toàn quyền khi Người vắng nhà. Người giao trách nhiệm cho ta trông coi gia đình ta, giáo xứ ta, địa phương ta, đất nước ta và cả thế giới nơi ta đang sống. Ta được tự do hành động. Ta có trách nhiệm làm cho gia đình, xứ đạo, địa phương, đất nước, và cả thế giới được phát triển về mọi mặt. Vì thế, tỉnh thức là nhìn thấy những nhu cầu của anh em, và đáp ứng những nhu cầu đó. Tỉnh thức là nhìn thấy ý Chúa trong những trào lưu thời đại. Tỉnh thức là nhận biết Chúa hành động trong những tâm hồn thiện chí thuộc các niềm tin, mầu da, quan điểm khác nhau để biết cộng tác trong việc xây dựng xã hội. Tỉnh thức là dấn thân hy sinh phục vụ anh em trong quên mình.

Ngay từ đầu mùa Vọng, Chúa mời gọi ta hãy tỉnh thức. Hãy bước ra khỏi giấc ngủ miệt mài, lười biếng. Hãy đoạn tuyệt với những giấc mộng phù hoa. Hãy thôi đuổi theo những đam mê dục vọng. Hãy nói không với những đồng tiền bất chính.

Hãy tỉnh táo phân định để nhận ra dung mạo thực sự của Đức Kitô. Đừng chạy theo những khuôn mặt mang dáng vẻ cao sang quyền quý. Đừng chạy theo những khuôn mặt nặng về quyền lực. Đừng chạy theo những lời hứa hẹn giàu sang. Dung mạo đích thực của Đức Kitô là nghèo hèn, là khiêm nhường, là bé nhỏ.

Hãy tỉnh thức để làm việc không ngừng, để quên mình, hi sinh phục vụ cho lợi ích của đồng loại.

Như thế, tỉnh thức không phải là việc dễ dàng. Tự sức ta sẽ khó mà tỉnh thức. Nên ta phải tha thiết cầu nguyện xin ơn Chúa trợ giúp. Có ơn Chúa thúc đẩy, ta mới có thể dứt bỏ con đường tội lỗi xưa cũ. Có ơn Chúa soi sáng, ta mới đủ tỉnh táo nhận ra dung mạo đích thực của Đức Giêsu. Có ơn Chúa trợ giúp, ta mới đủ hăng hái ra đi phục vụ trong quên mình.

Lạy Chúa, xin giữ hồn con tỉnh thức để con nhận biết Chúa đang đến với con trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1)     Tỉnh thức là đừng mê ngủ. Hãy kể ra những bóng tối khiến ta mê ngủ?

2)     Tỉnh thức là tỉnh táo phân định. Làm thế nào để nhận ra khi Chúa đến?

3)     Tỉnh thức là phải hành động. Muốn tỉnh thức, bạn phải làm những gì?

4)     Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để tỉnh thức

Stop “bác Hồ”!

Stop “bác Hồ”!

 

 

 

 

 

Sự cố Cai Lậy những ngày qua, cho tôi nhiều cảm hứng. Tiếng hú của còi xe tạo cho tôi nhiều niềm vui và hứng khởi, hơn là nghe các bác tài hát những câu “bác Hồ”.

Stop những “cảm hứng Hồ Chí Minh” đi. Thắng – thua do chính các bạn, ở chính lòng dũng cảm và mưu lược của các bạn. Cuộc chiến với những BOT Cai Lậy hôm nay, không cần “bác Hồ”. Đừng tư duy “bác Hồ” nữa. Đừng có gào thét Hồ Chí Minh nữa. Vô ích!

Thật tình. Nhìn/nghe dân tình lao ra đường vui mừng kiểu “Hồ Chí Minh muôn năm” đêm qua, tôi thấy cứ… ngường ngượng, tưng tức.

Metro Bến Thành-Suối Tiên chưa chạy đã ‘đội vốn’ $1.32 tỷ

 

 Metro Bến Thành-Suối Tiên chưa chạy đã ‘đội vốn’ $1.32 tỷ

Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa biết bao giờ sẽ đưa vào vận hành. (Hình: Báo Thanh Niên)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Theo báo Thanh Niên hôm 3 Tháng Mười Hai, Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cùng Bộ Tài Chính, Bộ Giao Thông-Vận Tải và thành phố Sài Gòn “nhận trách nhiệm” về việc để dự án đường sắt đô thị metro số 1 (tuyến Bến Thành-Suối Tiên) đội vốn 30,000 tỷ đồng ($1.32 tỷ).

Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cho rằng trong vụ này, thành phố Sài Gòn đã “hiểu khác” về công văn của thủ tướng, “chưa phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính, các cơ quan hữu quan xác định rõ giá trị phần vốn kế hoạch mà trung ương cấp phát trong tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt.”

 

Tờ báo cũng nêu các nguyên nhân gây đội vốn khác là Bộ Giao Thông-Vận Tải, Bộ Tài Chính “chưa phối hợp chặt chẽ với thành phố Sài Gòn” trong các khâu liên quan. Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư “tự nhận trách nhiệm về việc chưa phát hiện kịp thời vấn đề ở dự án này để báo cáo chính phủ và quốc hội.”

Báo Thanh Niên cũng cho hay, chính phủ ủy quyền cho Bộ Giao Thông-Vận Tải báo cáo Quốc Hội trong kỳ họp vào Tháng Năm năm 2018 về việc điều chỉnh dự án để phê duyệt tổng mức đầu tư làm căn cứ tiếp tục triển khai dự án. Trong trường hợp cần thiết, chính phủ cho phép thành phố Sài Gòn tạm ứng vốn từ nguồn vay lại để chi trả cho hạng mục xây lắp.

Dự án metro số 1 có tổng vốn $2.49 tỷ được khởi công vào Tháng Tám năm 2012. Dài gần 20 km, tuyến metro đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức của Sài Gòn và thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang, trưởng Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị thành phố Sài Gòn được báo Người Lao Động hồi Tháng Mười dẫn lời: “Hàng năm Ủy Ban Nhân Dân thành phố đều báo cáo với Bộ Giao Thông-Vận Tải và bộ này thừa ủy quyền của thủ tướng, thay mặt chính phủ báo cáo quốc hội về dự án. Chúng tôi xin khẳng định rằng đây là dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng giao thông, hết sức quan trọng với sự phát triển của thành phố. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị chứ không phải thiếu trách nhiệm.”

Trước đó, hồi Tháng Chín, báo Tiền Phong cho biết ngoài tuyến Bến Thành-Suối Tiên đội vốn như trên, dự án metro số 2 (tuyến Bến Thành-Tham Lương) cũng đội vốn từ mức ban đầu $1.37 tỷ lên tới $2.17 tỷ. Bài báo dẫn lời quan chức giải thích việc đội vốn tỷ đô la do “đơn vị tư vấn trong nước thiếu kinh nghiệm, chưa cập nhật được giá cả.”

Trong bối cảnh chưa có quan chức nào phải từ chức do sai phạm để hai dự án metro đội vốn hàng tỷ đô la, báo Đất Việt cho biết thành phố Sài Gòn lại đang xin $2.2 tỷ làm dự án metro 3a (tuyến Bến Thành-Tân Kiên). Dự án có chiều dài 19.8 km, trong đó 9.7 km đi ngầm, 10.1 km đi trên cao. (T.K.)   

Facebook mở trung tâm London, tuyển 800 người

Facebook mở trung tâm London, tuyển 800 người

BBC

Bản quyền hình ảnhPAImage captionFacebook sắp mở một trung tâm công nghệ tại London, Anh Quốc

Tập đoàn Facebook vừa tuyên bố họ sẽ mở một bộ phận mới ở London và tuyển thêm 800 người trong năm 2018, bất chấp lo ngại về Brexit.

Đến cuối năm 2018, có 2300 người sẽ làm việc cho công ty mạng xã hội này ở Anh Quốc.

Cơ sở ở phía Tây London sẽ là trung tâm công nghệ lớn thứ nhì chỉ nhỏ hơn trung tâm tại Mỹ của Facebook, công ty đã có mặt ở Anh được 10 năm.

Bà Nicola Mendelsohn, Phó chủ tịch của Facebook chuyên trách châu Âu, Trung Đông và châu Á nói công ty này “cam kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào Anh Quốc”.

Bà nói “môi trường kinh doanh và công nghệ thiết kế tuyệt vời của Anh” là lý do khiến đây là nơi lý tưởng cho các công ty trong ngành này.

Tòa nhà bảy tầng tại Rathbone Place, gần Oxford Circus, trung tâm London, do Frank Gehry thiết kế, sẽ là trụ sở London của Facebook.

Kiến trúc sư Gehry đã rất nổi tiếng với công trình bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha.

Julian David từ techUK, tổ chức đại diện cho 950 công ty công nghệ tại Anh, hoan nghênh tin về quyết định đầu tư của Facebook vào London, bất chấp những điều chưa rõ về kinh tế Anh do quá trình rời EU (Brexit).

Bộ trưởng Tài chính Anh, Philip Hammond cũng nói quyết định của Facebook “chứng tỏ niềm tin vào Anh Quốc”.

Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm B – 3-12-2017

Mác-cô 13:33-37

33 “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến.34 Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức.35 Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng.36 Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ.37 Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!”

(Trích Phúc âm Mác-cô bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ từ http://www.chungnhanducKitô.net/kinhthanh/tan%20uoc.htm)

Gợi ý cầu nguyện:

  1. Hôm nay Chúa nhật I Mùa Vọng, ngày đầu của một năm phụng vụ mới.  Tôi có thể nói với chính tôi và mọi người mà tôi sẽ gặp hôm nay: Chúc Mừng Năm Mới!  Trong không khí của ngày đầu năm này lời Chúa hôm nay lại vang vọng một lời mời “tỉnh thức!”  Lời này lập đi lập lại đến 4 lần chỉ trong một đoạn văn rất ngắn, 5 câu, chứng tỏ Chúa Giêsu rất nghiêm túc nói về chuyện tỉnh thức.  Tôi cần phải tỉnh thức trước những gì Chúa giao phó, trước khi Ngài đi xa, vào cuộc thương khó.  Một lời mời gọi có tính quyết liệt và cấp bách.  Tôi muốn bắt đầu tiến trình thức tỉnh ngay trong giờ cầu nguyện này. 
  2. Ngày đầu năm người ta thường nghĩ đến những quyết tâm mới, như giảm cân, tập thể dục, làm việc điều độ, trừ một thói xấu…Tôi có quyết tâm nào cho đời sống tâm linh của tôi trong năm mới này?  Có thể là cầu nguyện đều đặn hơn?  Có thể là bớt nói xấu người vắng mặt?  Có thể là tập suy nghĩ tích cực về mọi người?  Có thể là tập chăm sóc chính mình hơn?  Tôi muốn chọn ra một quyết tâm và xin Chúa chúc lành cho quyết tâm đó để tôi có thể thực hành trong cả năm mới này.

Phạm Đức Hạnh, SJ

Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế

 

“Dối trời, lừa dân, đủ muôn ngàn kế”

1-12-2017

Đúng như suy nghĩ của tôi là nếu chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) không nhận tội thì phiên tòa phúc thẩm sẽ giữ y án 10 năm tù. Phiên tòa chóng vánh đã xong. Chị Quỳnh đã giữ nguyên khí tiết của mình và các vị quan tòa cũng “kiên định lập trường”.

Đàn áp cả luật sư và thân chủ

Cũng cần nhắc lại là luật sư Võ An Đôn, một trong bốn luật sư bào chữa cho chị Quỳnh đã bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật vắng mặt một cách vội vã vào Chủ Nhật 26/11 vừa qua.

Ở phiên tòa xử chị Quỳnh, mẹ chị là cô Tuyết Lan, hai con là bé Nấm và bé Gấu không được tham dự. Còn ở phiên xử kỷ luật luật sư Võ An Đôn, ông cũng không được thông báo. Có lẽ trong lịch sử xét xử những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, đây là vụ án đầu tiên mà cả thân chủ và luật sư đều bị bức hại.

Thật ra thì trong các vụ xét xử những người bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ trước đây, các luật sư dự định bào chữa cho các bị cáo theo hướng vô tội đều bị an ninh làm áp lực phải rút lui. Tôi được biết có những luật sư nhận được tin nhắn dọa giết, dọa đánh,… Có luật sư trên đường từ phiên tòa về thì bị tông xe gây thương tích rất nặng. Còn luật sư Võ An Đôn là một người kiên định lại nổi tiếng trên Facebook nên lực lượng an ninh buộc phải tìm cách “kỷ luật” để loại ông ra.

Lòng “nhân đạo” của lãnh đạo đảng cộng sản

Còn trong vụ xét xử anh Nguyễn Văn Hóa, người đã ghi hình các cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa xả thải độc hại ra biển, trên website của tòa án ghi là ngày 28/11 sẽ xét xử, nhưng ngày 27/11 thì anh Hóa cũng đã bị xử một cách vội vã, không luật sư, không người thân chứng kiến. Bản án dành cho anh là bảy năm tù, ba năm quản chế.

Những kẻ tội phạm thực sự, là những người đã vi phạm luật hình sự Việt Nam về đầu độc môi trường, là các lãnh đạo Formosa vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Còn những người dân phản đối giới tư bản nước ngoài là Formosa như chị Quỳnh thì nhận mười năm tù, anh Hóa nhận bảy năm tù.

Phải công nhận là lực lượng an ninh ở Việt Nam rất thông minh, làm đủ cách để các phiên tòa “công khai” về lý thuyết nhưng “kín cổng cao tường” trên thực tế. Nếu trí thông minh của các anh chị được sử dụng vào việc chống tham nhũng, chống gián điệp nước ngoài (tướng Trương Giang Long đã công khai có hàng trăm gián điệp Trung Quốc trong bộ máy nhà nước Việt Nam), chống các công ty xả thải độc hại ra môi trường Việt Nam,… thì người dân Việt Nam sẽ thấy các anh chị là người … Việt Nam.

Bản án mười năm cho một bà mẹ đơn thân như chị Quỳnh khiến tôi nhớ lại “lòng nhân từ” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!”

Ngoài “nhân đạo” với “đồng chí”, lãnh đạo đảng cộng sản còn “nhân đạo” với cả giới tư bản nước ngoài xả thải ra môi trường, giết chết lần mòn người Việt Nam, còn với đồng bào thì cứ nhìn vào các phiên tòa là rõ.

Nói dối là bản chất của chuyên chế

Mặc dù trên Facebook đầy hình ảnh người thân của chị Quỳnh không được dự phiên tòa, thậm chí còn bị an ninh đánh vì phản đối phiên tòa bất công, đoàn ngoại giao các nước như Hoa Kỳ, châu Âu đều phản đối phiên tòa và kêu gọi lãnh đạo Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện cho chị Quỳnh, tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Về phiên phúc thẩm xét xử blogger Mẹ Nấm vừa kết thúc sáng nay, tôi cho rằng phiên tòa đã diễn ra công khai, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam”.

Tức là cả một bộ máy nhà nước nói dối mà không hề ngượng ngùng trước cộng đồng quốc tế và người dân trong nước.

Cũng như vậy với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Đức có đầy đủ bằng chứng nhà cầm quyền Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh một cách bất hợp pháp trên lãnh thổ Đức. Thế nhưng nhà cầm quyền vẫn chối và cho rằng Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước. Hậu quả là chính phủ Đức cắt đứt quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Và đối với người dân trong nước thì vụ việc đang nóng là Đồng Tâm. Phó bí thư tỉnh ùy Hà Nội, tướng công an Nguyễn Đức Chung vừa hứa với dân là không truy tố dân, thanh tra lại dự án Miếu Môn, nhưng cuối cùng vẫn khởi tố vụ án và kêu gọi dân đầu thú, còn việc thanh tra lại dự án thì “mèo lại hoàn mèo”, mặc cho dân Đồng Tâm phản ứng quyết liệt về chuyện nói dối trắng trợn với dân.

Như thế, đối với cộng đồng quốc tế và người dân trong nước, những sự kiện xảy ra chỉ trong vài tháng vừa qua đã đủ để chứng minh lãnh đạo đảng cộng sản, nhà nước Việt Nam là những người không đáng tin cậy, không trung thực.

Những người không chính trực có xứng đáng lãnh đạo quốc gia hay không? Có người dân nào sau khi biết những sự việc trên sẽ bỏ phiếu cho các lãnh đạo đó không? Câu trả lời xin dành cho các bạn dư luận viên, các bạn an ninh mạng đang đọc bài viết này của tôi.

Tôi cũng biết rằng nhiều người còn đang bị nhồi sọ trong lực lượng dư luận viên, an ninh, cờ đỏ,… sẽ thức tỉnh sau khi thấy được sự thật trần trụi này. Cuối cùng thì hành động và sự thật nói lên tất cả chứ không phải là tuyên truyền. Thêm một người thức tỉnh thì sức mạnh của nhà cầm quyền lại yếu đi.

Còn các lãnh đạo đảng cộng sản nhận thức rất rõ là họ đã sai, đã phạm tội với người dân nên họ không dám để các phiên tòa được xử công khai, không dám để các luật sư được đối chất, tranh luận với viện kiểm sát và thẩm phán. Họ không khờ như những người họ đã và đang nhồi sọ. Họ muốn xử án thật nặng những người như chị Quỳnh hay anh Hóa để không còn ai dám lên tiếng phản đối bất công xã hội ở Việt Nam nữa.

Không sợ hãi

Cũng trong ngày 30/11, cùng ngày với phiên xử chị Quỳnh, hàng trăm tài xế đã biểu tình phản đối trạm thu phí BOT Cai Lậy thu phí sai vị trí. Cảnh sát cơ động để đe dọa và đàn áp dân đã xuất hiện. Đã có một số tài xế đang bị tạm giữ. Những hình ảnh này xuất hiện công khai và tràn ngập ngay trên các báo chính thống của “đảng ta”.

Trước đó, công an và quan chức đã nhiều lần tuyên bố sẽ xử lý hình sự các tài xế trả tiền lẻ khi qua trạm thu phí. Lực lượng cảnh sát cơ động cũng đã biểu dương lực lượng. Nhưng người dân, tài xế vẫn không sợ hãi khi lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải, cho công bằng xã hội, dù họ biết sẽ trả giá bằng tù tội.

Vậy thì hỡi những lãnh đạo đảng cộng sản, các ông bà nên bớt ảo tưởng vào sức mạnh của dùi cui và song sắt nhà tù. Bản thân các ông bà cũng biết đảng của các ông bà không còn chính nghĩa, hành động không còn hợp đạo lý và pháp lý nữa. Thế thì chuyện chế độ sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đừng đợi đến lúc “sụt toang đê vỡ”

Các ông bà hãy đọc lại Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi có trong sách giáo khoa để coi có học được gì không?

“…Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Cơn gió to trút sạch lá khô,

Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ…”

Những năm tháng sắp tới của đất nước này sẽ không chỉ là “gió to” mà là giông bão khi những bất công, bức xúc xã hội lan rộng. Còn con “đê” chế độ thì “tổ kiến” tham nhũng đã làm mục ruỗng từ bên trong lâu rồi.

Như thế, các lãnh đạo đảng cộng sản nên chủ động “tự diễn biến, tự chuyển hóa” để xây dựng một chế độ chính trị đảm bảo quyền làm chủ bình đẳng của người dân trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản hiến pháp toàn dân. Cùng là người Việt Nam với nhau thì người dân Việt Nam vẫn có thể “nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình” với đồng bào (không phải đồng chí) là các quan chức cộng sản.

Còn nếu các lãnh đạo đảng cộng sản nấn ná chờ đến lúc “trút sạch lá khô” hay “sụt toang đê vỡ” thì e rằng đã quá muộn.

© Copyright Tiếng Dân

Khi lưng dân trở thành… lưng cọp

Khi lưng dân trở thành… lưng cọp

Trân Văn

4-12-2017

BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017. Ảnh: Báo TT

Trạm thu phí cho dự án BOT đường tránh Cai Lậy chỉ mới hoạt động trở lại được bốn ngày nhưng đã phải “xả” (tạm ngưng thu phí) khoảng… 40 lần.

Diễn biến bốn ngày vừa qua cho thấy, cả Công ty Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (chủ đầu tư dự án BOT đường tránh Cai Lậy) lẫn hệ thống công quyền đều sai trong lượng định về dân.

 

Ba tháng rưỡi chuẩn bị cho việc thu phí trở lại, bao gồm cả việc dọn riêng một khoảnh để đối phó với những tài xế trả phí bằng tiền lẻ, rồi trong ngày đầu tiên (30 tháng 11) điều động đủ loại cảnh sát, kể cả cảnh sát cơ động – chuyên dùng để trấn áp bạo động,… đã thành công dã tràng.

Những video clip, bài tường thuật của cả mạng xã hội lẫn báo giới cho thấy, dân hết ngu và không còn… thuần như hệ thống công quyền vẫn… tưởng.

Giữa rừng cảnh sát trang bị tới tận răng, giới tài xế bình thản trả tiền lẻ và đòi 100 đồng tiền thối, ôn tồn nhắc nhở cảnh sát rằng quan hệ giữa họ và chủ đầu tư dự án BOT đường tránh Cai Lậy là “giao dịch dân sự”, không có chỗ cho cảnh sát can dự.

Từ 1 tháng 12, các loại cảnh sát đã phải rút khỏi hiện trường, không phải để tránh tai tiếng, bởi nếu ngại tai tiếng thì đã chẳng có chuyện rải hàng trăm cảnh sát sát khí đằng đằng khắp khu vực mà Công ty Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang đặt trạm thu phí. Các loại cảnh sát được rút khỏi hiện trường vì thái độ của dân chúng cho thấy, đàn áp là dại, nó giống như kích nổ một trái bom mà hệ thống công quyền không thể đo được mức độ tác động tới cỡ nào, phạm vi tác động lan đến đâu.

Giống như trước đây – những khi hệ thống công quyền cảm thấy bất tiện khi dùng cảnh sát, du đãng xuất đầu lộ diện. Tối 2 tháng 12, du đãng bắt đầu dằn mặt một số tài xế gây khó khăn cho hoạt động của Trạm thu phí Cai Lậy nhưng khác với trước đây, dân chúng không thúc thủ và báo giới không làm ngơ. “Tai mắt nhân dân” nhanh chóng giúp xác định lai lịch du đãng và đã có những tài xế tìm tới tận nhà của hai du đãng, một ngụ tại xã Phú Nhuận, một ngụ tại xã Bình Phú của huyện Cai Lậy để hỏi thăm. Từ khi tham gia hăm dọa tài xế, hình ảnh được bày ra trên mạng xã hội, cả hai đều không về nhà… Theo báo điện tử VietNamNet thì giới tài xế đã xác định được, gần đây, có một người (họ đã xác định được lai lịch nhưng không công bố), chuyên liên lạc với một số băng du đãng ở Cai Lậy để thuê những băng du đãng này hăm dọa tài xế.

Lần này, tham gia vào việc phản đối việc đặt Trạm thu phí cho dự án BOT đường tránh Cai Lậy trên quốc lộ 1 không còn chỉ là những cá nhân kiếm sống bằng nghề lái xe. Trong bốn ngày vừa qua, Trạm thu phí Cai Lậy phải “xả” còn vì sự phản kháng của những người lái “xe nhà”. Đáng lưu ý là theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, mỗi khi Trạm thu phí Cai Lậy phải “xả”, dân chúng địa phương vây quanh trạm lại reo lên tán thưởng, dùng điện thoại đề chụp, quay và thông báo cho thiên hạ qua Internet. Còn theo tờ Người Lao Động thì Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động trở lại được bốn ngày thì đó là bốn ngày dân chúng địa phương túc trực 24/24 để cùng giới tài xế phản đối. Một người đàn ông bảo với tờ Người Lao Động rằng mỗi lần Trạm thu phí Cai Lậy “xả” là ông “thấy vui như trúng số”. Một phụ nữ là chủ quán giải khát nằm sát Trạm thu phí Cai Lậy bảo rằng, nếu trạm này tồn tại, bà có lợi lớn vì giới tài xế ngừng lại uống nước, mua sắm nhưng giống như mọi người, bà mong nó biến mất. Bốn ngày vừa qua, người phụ nữ này không bán nước, bà và con trai mang nước ra tặng những tài xế đang kiên nhẫn nhích từng chút trên quốc lộ 1 để đẩy Trạm thu phí Cai Lậy đến chỗ thất thủ.

***

Tại sao hệ thống công quyền Việt Nam không chấp nhận giải pháp mà cả dân chúng lẫn các chuyên gia, báo giới liên tục lặp đi, lặp lại: Đưa Trạm thu phí Cai Lậy ra khỏi quốc lộ 1, buộc Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang phải đặt trạm này đúng vị trí – đường tránh Cai Lậy?

Tuy giải pháp này hợp tình, hợp lý và sẽ giúp ổn định tình hình ngay lập tức nhưng hệ thống công quyền Việt Nam không còn cơ hội lựa chọn vì họ đã phê duyệt dự án BOT đường tránh Cai Lậy với trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1. Thay đổi vị trị đặt trạm thu phí là vi phạm hợp đồng đã ký với Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang và tất nhiên là phải chịu toàn bộ trách nhiệm về gói đầu tư trị giá 1.386 tỉ, trong đó có 85% là tiền Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang đi vay.

Sự nguy hiểm không chỉ ngừng lại ở đó. Thoái bộ đối với trường hợp Trạm thu phí Cai Lậy sẽ tạo ra tiền lệ, có thể dẫn tới sự sụp đổ của hàng loạt dự án cầu đường đầu tư theo hình thức BOT mà hệ thống công quyền Việt Nam đã phê duyệt. Theo một báo cáo mà chính phủ Việt Nam trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 8 thì tính đến cuối năm ngoái, chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đang nợ hệ thống ngân hàng khoảng 84.000 tỉ đồng. Khoản tiền khổng lồ ấy vốn là tiền dân chúng gửi ngân hàng theo hình thức ngắn hạn và được hệ thống ngân hàng cho chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vay dài hạn. Nếu việc thu phí của các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông không ổn định, hệ thống ngân hàng sẽ sụp.

Hệ thống công quyền và chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông từng bắt tay nhau cưỡi lên lưng dân chúng, thành ra mới có chuyện, thay vì dùng hình thức BOT để phát triển thêm hệ thống hạ tầng giao thông thì lại chọn nhiều công lộ, giao cho các “nhà đầu tư” sửa chữa chút đỉnh rồi thu phí. Hoặc gạt bỏ tất cả các qui định hiện hành nhằm giúp “nhà đầu tư” có cơ hội thu phí cao hơn và lâu hơn. Hay cho các “nhà đầu tư” thực hiện dự án BOT ở một nơi rồi đặt trạm thu phí ở một nơi khác, ép tất cả các phương tiện phải trả phí, bất kể có sử dụng những công trình được đầu tư theo hình thức BOT hay không. Các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông trở thành cơ hội, giúp nhiều “nhà đầu tư” không có bột vẫn gột nên hồ.

Dường như hệ thống công quyền và chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông chỉ quên một điều: Con giun xéo mãi cũng quằn! Và chỉ tính sai có một chuyện là giai đoạn dân chúng khom lưng cúi đầu chấm dứt sớm hơn dự kiến.

Lưng dân dường như đang thành… lưng cọp. Cưỡi tiếp khó kham nhưng tụt xuống không dễ.

Đâu phải tự nhiên mà hệ thống công quyền Việt Nam gạt những kết luận kiểm tra, thanh tra các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông của Kiểm toán, Thanh tra và cả chính phủ sang một bên, không rờ tới ai mà cũng chẳng đụng đến dự án BOT cầu đường nào? Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng CSVN biết đâu người ta lại tìm ra tư thế an toàn dù lưng dân đã thành… lưng cọp?   

Xin đừng vội mừng khi thấy Nguyễn Xuân Phúc cho lệnh tạm dừng thu phí tại BOT Cai Lậy !

From:    Chuong Tieng shared a link.
 

*** Xin đừng vội mừng khi thấy Nguyễn Xuân Phúc cho lệnh tạm dừng thu phí tại BOT Cai Lậy !

– Thứ 1 đây là chỉ là lệnh TẠM DỪNG , không phải là lệnh DI DỜI trạmsang tuyến đúng . Sau 30 ngày thì trạm sẽ lại mở lại . Không có gì thay đổi !

– Thứ 2 cùng lúc với lệnh tạm dừng thu phí thì cũng có lệnh cho công an vào cuộc điều tra , để bắt bớ quy tội những người mà công an cho là ” cầm đầu ” , ” xúi giục ” , ” gây rối ” .

Vậy xả trạm 30 ngày 1 mặt làm dịu lòng dân , mặt khác không có chuyện hàng ngày xảy ra để mạng xã hội đưa tin , người ta sẽ quên đi hoặc sẽ lo đưa các thông tin khác , tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công an cô lập , theo dõi , bắt bớ các tài xế .

Nếu các bạn theo dõi chặt chẽ thông tin mấy ngày nay , thì sẽ thấy đội ngũ dư luận viên đã được tung ra , đưa các loại thông tin giả mạo nhằm chụp mũ quy tội , hoặc làm bộ phẫn nộ xúi giục bạo động , để có lý do đàn áp bắt bớ các tài xế . Bên cạnh đó thì chúng liên tục gọi điện thoại khủng bố các anh em có đăng bài hay livestream trên FB , khiến cho họ sợ hãi , nhằm đánh đòn tâm lý , để khi bị công an bắt hay mời về đồn thì dễ mất tinh thần mà khai báo bất lợi hay nhận tội oan uổng .

Trong thời gian các tài xế đấu tranh xả trạm , từng người đi qua nếu có thái độ phản kháng đều đã bị an ninh chụp hình , lưu số xe . Nay công an sẽ điều tra những người này , chụp cho họ cái mũ ” cầm đầu xúi giục ” này nọ để kết án .

Sau khi bắt bớ , khủng bố , trấn áp được 1 số các tài xế , công an hy vọng rằng số còn lại sẽ sợ hãi và không dám phản đối gì nữa khi trạm mở lại . Lần trước trạm đã xả 30 ngày , nhưng vừa mở lại lại phải xả liên tục 12 lần nữa . Lần này chúng sẽ không để cho tình trạng tương tự có thể tiếp diễn .

Đây là lúc anh em Bạn Hữu cần đoàn kết chặt chẽ hơn , giúp đỡ nhau hơn , tránh trường hợp bị công an cô lập khủng bố riêng lẻ . Mọi người cũng cố gắng đưa thông tin lên mạng nếu bản thân bị công an mời hay bắt lên đồn làm việc , để mọi người chia sẻ ủng hộ giúp đỡ . Anh em cũng nên tìm đến các luật sư để được tư vấn pháp lý về quyền lợi của mình trong trường hợp bị công an vu khống kết tội .

Mặt khác , các anh em tài xế nên tiếp tục đấu tranh tại các trạm BOT khác như Ninh An , để tiếp tục cho truyền thông và người dân thấy rằng BOT Cai Lậy không phải là 1 trường hợp riêng lẻ , mà còn có rất nhiều các trạm khác đặt sai quy định . Đây là lỗi hệ thống , không thể chỉ xả trạm ít lâu , đổ tội lên đầu vài tài xế rồi bịt miệng người dân cho chìm xuồng được !!

Mọi người trên FB cũng nên tích cực theo dõi và chia sẻ thông tin của các anh em . Một người vì mọi người . Mọi người vì một người . Đừng để ai bị cô lập lẻ loi nhé !

TTO – Thông tin này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai…
TUOITRE.VN
 

Con đường các em học sinh đi học ở xã Vụ Bổn – huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.

From:  Khanh Nguyen‘s post.
 
 
 
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: 1 person, sitting, outdoor and nature
Image may contain: one or more people, outdoor and nature
Khanh Nguyen added 3 new photos.Follow

 

Con đường các em học sinh đi học ở xã Vụ Bổn – huyện Krông Pắk, Đắk Lắk.

Hình ảnh mới nhận được sáng nay.

Nhìn các em HS lấm lem bùn đất, đi học mà vất vả khổ sở thế này càng căm ghét lũ người thích xây quảng trường với tượng đài, bọn tham nhũng làm mục ruỗng đất nước,người dân đói nghèo.

Thương các em bé quá!

Hình: Page Nguoi Tay Nguyen. 
Khanh Lam Nguyen

BBC viết về BOT Cai Lậy

From facebook:  Trần Bang added 3 new photos.
 

BBC viết về BOT Cai Lậy

‘Bất công’
Trả lời BBC hôm 4/12, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp ở TPHCM, nói: “Các phản ứng của người dân đối với Trạm BOT Cai Lậy nói riêng và một số trạm BOT khác trong thời gian vừa qua đều có chung một nguyên nhân đó là sự bất công và có chung một hệ quả là ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến túi tiền của người dân.”

“Do đó, để giải quyết triệt để các “ồn ào” tại trạm BOT Cai Lậy cũng như các trạm BOT khác thì cần có một giải pháp có thể đem đến sự công bằng và hợp lý cho người dân.”

“Đối với BOT Cai Lậy, nguyên nhân khiến người dân bức xúc là do vị trí đặt trạm BOT không hợp lý dẫn đến việc bất công là người dân không sử dụng tuyến tránh vẫn phải trả phí cho tuyến tránh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại nền tảng để một xã hội phát triển bền vững: lẽ công bằng. Nhà nước cũng như chủ đầu tư không thể bắt người dân đóng phí cho những thứ mà họ không hề sử dụng.”

‘Hợp đồng dịch vụ’
Ông Sơn phân tích: “Nếu chủ đầu tư cho rằng ngoài việc đầu tư tuyến tránh, họ còn đầu tư để tăng cường mặt đường với chiều dài 26 km trên Quốc lộ 1 nên họ có quyền đặt trạm BOT trên Quốc lộ 1 thì cũng không công bằng. Bởi người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm rồi thì tại sao phải bắt người dân đóng thêm phí để “làm đẹp” mặt đường trong khi đây là nghĩa vụ đương nhiên của nhà nước.”
Để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư.

Luật sư Phùng Thanh Sơn
“Hoặc giả sử cho rằng người dân có nghĩa vụ trả phí cho phần gia cố mặt đường quốc lộ 1 cho chủ đầu tư BOT đi chăng nữa thì việc bắt người dân đóng phí cho cả phần tuyến tránh thì cũng là bất công. Bởi bản chất giao dịch giữa người dân và chủ đầu tư là hợp đồng dịch vụ. Mà theo quy định của pháp luật, người dân sử dụng dịch vụ đến đâu thì trả tiền đến đó.”

“Do đó, để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư. Trong trường hợp buộc phải cho chủ đầu tư thu phí cho “dự án” tăng cường mặt đường, để công bằng cho người dân thì phải buộc chủ đầu tư đặt hai trạm BOT.”

“Một trạm BOT ở tuyến tránh để thu phí cho dự án xây dựng tuyến tránh và một trạm BOT ở quốc lộ 1 để thu cho “dự án” tăng cường mặt đường quốc lộ 1. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xem xét ấn định mức phí và thời hạn thu phí tương ứng với số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra cho từng dự án. Nếu người dân nào muốn đi nhanh thì đi tuyến tránh và chịu phí cao hơn. Những người dân đã đóng phí cầu đường hàng năm thì được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi hoàn lại số phí BOT đã trả cho “dự án” gia cố mặt đường.”

Trích từ http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42212946

No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Image may contain: text

NGHỆ AN: LẠI BIỂU TÌNH Ở CẦU BẾN THỦY CHỐNG TRẠM THU PHÍ CƯỚP GIẬT

Thuong Phan and 5 others shared JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.
 
Image may contain: outdoor
Image may contain: car and outdoor
Image may contain: 2 people, crowd and outdoor
JB Nguyễn Hữu Vinh added 3 photos and a video.Follow

 

NGHỆ AN: LẠI BIỂU TÌNH Ở CẦU BẾN THỦY CHỐNG TRẠM THU PHÍ CƯỚP GIẬT

Sáng nay, người dân Nghệ An, Hà Tĩnh lại tiếp tục đến Trạm thu phí Cầu Bến Thủy để tập trung biểu tình phản đối việc thu phí qua cầu dù họ không đi trên công trình BOT do Tổng Cty Cienco 4 đầu tư.
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, người dân liên tục phản đối việc thu phí bất hợp lý tại Cầu Bến Thủy 1 mà chúng tôi đã nói trong stt ngày hôm qua.
Tuy nhiên, đến nay, nhà cầm quyền Nghệ An vẫn chỉ là huy động công an và nhiều lực lượng để giải tán và bảo vệ cho bên đầu tư cứ vậy chặn đường trấn tiền của người dân.
Thậm chí, họ còn đe dọa “xử lý những người gây rối loạn giao thông” – Một hình thức luật rừng. Kẻ trấn lột được bảo vệ bằng chính lực lượng được nuôi bởi tiền của của nạn nhân!
Người dân cho biết, họ sẽ còn tiếp tục đấu tranh bằng hình thức biểu tình cho đến khi Trạm thu phí này được dỡ bỏ.

Thiết nghĩ, hầu hết mọi người dân không chỉ vùng Nghi Xuân, Tp Vinh hay Hà Tĩnh mới chịu hệ quả của việc thu phí vô lý ở đây, mà hầu hết mọi người đi qua đều bị trấn lột tương tự.

Do vậy, việc này không phải chỉ riêng trách nhiệm đấu tranh của những người dân ở đó, mà mọi người khắp nơi cần phải ủng hộ họ. Không làm được điều nhỏ, ắt sẽ chẳng bao giờ làm được chuyện gì lớn.