Thủ phạm của đại họa BOT Cai Lậy là bộ trưởng giao thông CSVN

 

Thủ phạm của đại họa BOT Cai Lậy là bộ trưởng giao thông CSVN

Bộ Trưởng Giao Thông CSVN Nguyễn Văn Thể. (Hình: TinTM)

TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải CSVN, ông Nguyễn Văn Thể, là đầu mối “gợi ý” cho tỉnh Tiền Giang đồng ý đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A, thay vì trên đường tránh, đang gây đại họa cho chế độ vì bị người dân chống đối kịch liệt.

Ngay sau khi ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị dừng thu phí tại BOT Cai Lậy, một số báo tại Việt Nam thấy có chỗ dựa, nhảy vào viết một só bài phân tích, đề nghị cách giải quyết cái cục xương gà BOT Cai Lậy đang mắc ngang cổ họng của các ông bà “lợi ích nhóm.”

Người ta không rõ đây là sáng kiến của các tờ báo lề phải hay có một chỉ thị “ở trên” bật đèn xanh cho cả dàn báo chí chính thống khua chiêng gõ trống cho một lối thoát an toàn theo kiểu ông thủ tướng “chính phủ kiến tạo” đã biết nghe theo ý kiến quần chúng.

Báo Tuổi Trẻ cùng một ngày 4 Tháng Mười Hai, 2017, có bài “Tuổi Trẻ đề xuất dời BOT Cai Lậy vào đường tránh!” thì còn có bài viết quy trách nhiệm cho bộ trưởng Giao Thông Vận Tải “Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ: Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai!”

Tờ Thanh Niên thì có bài “Phải di dời trạm BOT Cai Lậy” trong khi tờ Pháp Luật thành Hồ viết kiểu hô khẩu hiệu “BOT Cai Lậy: Phải dời ngay!”

Còn tờ VietNamNet có bài với tựa đề “Trạm thu phí BOT Cai Lậy: Dũng cảm nhận sai để sửa sai.”

Đáng để ý nhất, bài viết “Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ: Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai!” của tờ Tuổi Trẻ trưng dẫn một số tài liệu, văn bản do ông Bộ Trưởng GTVT Nguyễn Văn Thế khi còn là thứ trưởng Bộ GTVT, từ “gợi ý” cho nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang chấp nhận đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A, rồi sau đó ký quyết định hợp thức hóa vấn đề.

“Năm 2013, ông Nguyễn Văn Thể – khi đó là thứ trưởng Bộ GT-VT – đã gửi văn bản ‘gợi ý’ đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1, tức nằm ngoài tuyến tránh, đề nghị tỉnh Tiền Giang thống nhất để hợp thức hóa thủ tục. Ông cũng là người ký quyết định phê duyệt dự án này. Các tài liệu, hồ sơ dự án cho thấy tỉnh Tiền Giang làm theo trong tình thế đã rồi,” báo Tuổi Trẻ viết.

Đồ họa của báo Tuổi Trẻ đoạn BOT Cai Lậy. (Hình: Ðồ họa của Tuổi Trẻ)

Tờ Tuổi Trẻ viết tiếp rằng: “Theo tài liệu chúng tôi có được, vào ngày 28 Tháng Mười, 2013, ông Nguyễn Văn Thể – thứ trưởng Bộ GT-VT – ký cùng lúc ba công văn hỏa tốc gửi HĐND, UBND và đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tiền Giang về việc ‘thống nhất vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư xây dựng quốc lộ đoạn tránh qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT.’ Tại văn bản này, Bộ GT-VT cho biết đã nghiên cứu một số vị trí và đề nghị thẳng với tỉnh ‘có ý kiến thống nhất vị trí đặt trạm thu phí tại km1999+900 trên quốc lộ 1.’ Vị trí này hoàn toàn nằm ngoài tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị trấn (nay là thị xã) Cai Lậy.”

Ngay sau đó “ngày 4 Tháng Mười Một, 2013, HĐND, UBND đã có văn bản phản hồi, thống nhất đặt trạm thu phí tại km1999+900 theo gợi ý của Bộ GT-VT. Hai ngày sau, đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tiền Giang cũng có văn bản phản hồi thống nhất. Đến ngày 19 Tháng Mười Hai, 2013, ông Thể ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn km1987+560 đến km2014, tỉnh Tiền Giang theo hợp đồng BOT.”

Dự án BOT Cai Lậy có trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1A, không phải tuyến tránh, là một dự án “chỉ định thầu” giống như tất cả hơn 80 dự án BOT khác trên cả nước.

Cho phép “chỉ định thầu” là một cách để các quan chức Bộ GTVT chọn một nhà thầu là “sân sau” của ai đó, hoặc người nhà của ai đó, thông thường được gọi là “lợi ích nhóm” với những số tiền “lại quả” phải “xứng đáng” với giá trị của dự án.

Riêng dự án BOT Cai Lậy, tìm hiểu thử xem chủ đầu tư dự án này 2 ngàn tỉ đồng là ai thì có thể hình dung ra được phần nào vấn đề.

Theo bản tin VTC ngày 4 Tháng Mười Hai, 2017, “ông chủ” thực sự của BOT Cai Lậy (Tiền Giang) không phải là người sở hữu lượng cổ phần lớn nhất mà có thể là một doanh nhân trẻ sinh năm 1992,” tức là mới 25 tuổi. “Đơn vị sở hữu tới 65% dự án BOT Cai Lậy là công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái. Với tỷ lệ góp vốn lên tới 65%, Bắc Ái được coi là ‘ông chủ’ của trạm thu phí BOT Cai Lậy.”

VTC cho hay: “Ngày 10 Tháng Ba, 2017, công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái đã tiến hành thay đổi chức danh quan trọng nhất của lãnh đạo công ty. Cụ thể, ông Nguyễn Tiến An đã thay ông Lê Tiến Thắng làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Bắc Ái. Ông Nguyễn Tiến An là một doanh nhân trẻ, sinh ngày 5 Tháng Giêng 1992. Ông An có hộ khẩu thường trú tại Khu 3, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sau khi thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Tiến An chính thức là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Bắc Ái tính đến thời điểm hiện tại.”

Nguyễn Tiến An mới 25 tuổi, lại ở tỉnh Vĩnh Phúc, chủ một dự án đầu tư ở tuốt miền Nam, có thật là chủ thật sự hay chỉ là cái bình phong cho ai đó, nhóm lợi ích nào đó? Số tiền hàng trăm tỉ đồng làm sao đương sự có được ở cái tuổi đó?

Mấy ngày trước, người ta thấy ông thủ tướng ra lệnh không để “lợi ích nhóm” chi phối các dự án BOT vẫn được coi là “chủ trương đứng đắn” của nhà nước, nếu có một cuộc điều tra công khai minh bạch và đến nơi đến chốn, sẽ thấy tất cả đều là “đại án” như ý kiến của Luật Sư Trần Quốc Thuận nói trong một cuộc thảo luận bàn tròn của đài BBC. (TN)

Giám đốc Sở Giao Thông ở Sài Gòn: ‘Đường hỏng do không có xe chạy’

Giám đốc Sở Giao Thông ở Sài Gòn: ‘Đường hỏng do không có xe chạy’

Ông Bùi Xuân Cường tại kỳ họp thứ 6 Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn sáng 5 Tháng Mười Hai. (Hình: Người Lao Động)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Lý do theo giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải ở Sài Gòn là đường không có xe chạy, nhựa không nổi lên dẫn đến hư hỏng.

Sáng 5 Tháng Mười Hai, tại kỳ họp thứ 6 Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn khóa IX, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm, trưởng ban Thời Sự báo Người Lao Động, phản ánh hàng loạt công trình giao thông của thành phố vừa cho xe chạy đã xuống cấp trầm trọng, bong tróc…

Bà Trâm dẫn chứng các đường như Trần Văn Giàu, đường dẫn vào cao tốc Sài Gòn-Trung Lương hư hỏng dù thời gian đưa vào sử dụng chưa lâu.

“Đường hỏng là do trình độ thi công của nhà thầu, giám sát lỏng lẻo hay bị ‘rút ruột’ công trình trong quá trình thi công?” báo Thanh Niên dẫn lời chất vấn của bà Trâm.

Theo báo Người Lao Động, trả lời đại biểu, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải, thừa nhận phẩm chất công trình giao thông ở cửa ngõ thành phố kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển “đang có hiện tượng xuống cấp.”

Ông Cường cho biết những đường này mới nhưng được xây dựng trên nền đất yếu. Đường dẫn vào cao tốc Sài Gòn-Trung Lương là dự án do Bộ Giao Thông Vận Tải thực hiện. Do yêu cầu về tiến độ và quan điểm thiết kế nên dự án này chấp nhận thực hiện trên nền đất yếu, nếu sử dụng bị lún thì sẽ sửa chữa.

Nguyên nhân khác được ông Cường đưa ra là, ngay từ đầu những đường này không được thảm nhựa mà chỉ láng nhựa. Khi khai thác, lưu lượng xe tăng cao thì đường lún. Ngoài ra, các công trình thoát nước không đồng bộ gây ngập úng cũng dẫn đến hỏng đường.

Cá biệt, theo ông Cường, những đường không được sử dụng cũng đứng trước nguy cơ hư hỏng cao. Cụ thể như đường Trần Văn Giàu được thiết kế để kết nối với cầu nhưng do giải tỏa mặt bằng chậm nên đoạn đường này không cho xe chạy.

“Đường đã hoàn thành nhưng không có xe chạy, nhựa không nổi lên dẫn đến hư hỏng,” ông Cường nói và cho biết “hiện chưa phát hiện chuyện rút ruột công trình ở các dự án này.”

Theo báo Thanh Niên, liên quan đến tình trạng phẩm chất tuyến đường dẫn lên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đại diện Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 4 thuộc Sở Giao Thông Vận Tải ở Sài Gòn cho biết sau một thời gian khai thác, đường dẫn này bị lún, nứt… và đã nhiều lần sửa chữa bằng nguồn vốn duy tu bảo dưỡng và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, để sửa chữa toàn tuyến hiệu quả, nguồn vốn có thể lên 200 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng (hơn $8.8 triệu đến $13.2 triệu). (Tr.N)

Nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn liên tiếp là do đường QL1A) quá xấu .

 
 
Image may contain: outdoor
Bình Định Quê Tôi

 

Tai; chân dóc Đèo Nhông – huyện Phù Mỹ)
Vào lúc 17h ngày 3/12/2017) một chiếc xe bị lật chưa kịp kéo lên, thì vào lúc sáng hôm nay, ngày 4/12/2017) lại thêm một chiếc nữa lại phải nằm xuống chỗ này!!
Nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn liên tiếp là do đường QL1A) quá xấu .
Nguồn: Nguyễn Thành Tiền.

Chưa nơi nào nhiều trạm thu phí BOT như ở Việt Nam!

Ngua O Chu
Kỷ lục gu nét rồi còn gì ! Hoan hô !!!
(Dân trí) – “Tôi cũng đi khắp nơi trên thế giới, tôi không thấy chỗ nào cũng trạm thu phí BOT như ở Việt Nam. Trạm thu phí của họ cũng rất thấp, chứ không phải nhiều như ở Việt Nam”, Chuyên gia kinh tế, GS.TS Võ Đại Lược quan ngại.
 
DANTRI.COM.VN
 
 

Dư luận viên (Phạm Đình Trọng)

From:   Tony Ton‘s post.
 

Dư luận viên

Phạm Đình Trọng

1. Đàn áp người dân yêu nước biểu tình lên án Tàu Cộng xâm lược cướp biển cướp đảo của ta, chống phá người dân làm lễ tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu Cộng xâm lược, nhà nước cộng sản Việt Nam còn tập hợp những người trẻ tuổi ngộ độc ảo thuyết cộng sản, trang bị cho họ chiếc áo đỏ lòm màu máu và lá cờ lênh láng màu máu, đẩy họ ra đối mặt với người dân, gây sự, xung đột với tình cảm yêu nước thương nòi thiêng liêng của người dân, biến họ thành những kẻ vô loài hung hăng điên cuồng khiêu khích, ngăn cản, chống phá cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm của lòng yêu nước, chống phá chính giống nòi của họ, bôi bẩn lên trang sử vàng oanh liệt của cha ông mà họ vừa học ở nhà trường.

Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nướng nhiều thế hệ trẻ Việt Nam trên ngọn lửa chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, nay lại biến nhiều người trẻ thành những kẻ lạc loài, những đứa con hoang của giống nòi Việt Nam. Biên chế những kẻ lạc loài đó trong tổ chức có tên là Dư Luận Viên, những người cộng sản cầm quyền đã rút ruột tiền thuế nghèo của dân trợ cấp cho những hoạt động gây rối của đám dư luận viên khá đông đúc và hôn mê sâu học thuyết máu đấu tranh giai cấp.

Đội ngũ dư luận viên hôn mê học thuyết máu đấu tranh giai cấp như những kẻ ngáo đá điên cuồng chống phá cuộc xuống đường, chống phá lễ tưởng niệm của lòng yêu nước thì mọi người đều dễ dàng nhận ra và nhiều người còn biết rõ mặt, rõ tên những dư luận viên đầu trò. Những Trần Nhật Quang, Hoàng Nhật Lệ, Đỗ Anh Minh…, toàn những cái tên đẹp như ánh sáng và những gương mặt trẻ ngời ngời như tia nắng ban mai mà tâm hồn bị đầu độc, bị bưng bít trở nên tối tăm như đêm dài nô lệ.

Nhưng còn có những dư luận viên không xuất trận bầy đàn, không xuất hiện ở quảng trường, đường phố, không mang áo máu, cờ máu thì không phải ai cũng nhận ra.

2. Chức bự, quyền to nhưng não bé, nghĩ cạn, lại muốn phô trương quyền uy với thiên hạ, ông cục trưởng cục nghệ thuật biểu diễn của bộ lớn mang tên Văn hóa liền ban lệnh cấm năm nhạc phẩm ra đời ở miền Nam trước năm 1975 đã được người tiền nhiệm của ông cho phép sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Bài hát là sản phẩm của tâm hồn, tình cảm, là sáng tạo nghệ thuật. Sức sống, sức lan tỏa của tác phẩm nghệ thuật chỉ phụ thuộc vào chất lượng nghệ thuật của nó và sự cảm thụ, đồng cảm của công chúng. Câu ca dao về con cò, con vạc, bài dân ca bèo dạt mây trôi chẳng cần quyền uy nào cho phép, chẳng cần quyền lực nào bảo lãnh vẫn sống bền bỉ trong hồn người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác và nó sẽ tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Một bạo chúa, một quyền lực độc tài nào muốn giết chết câu ca dao về con cò, con vạc trong tâm hồn người Việt Nam, muốn cấm bài dân ca về những thân phận, những cuộc tình bèo dạt mây trôi cũng không thể giết được, không thể cấm được.

Dùng quyền lực hành chính cho phép sự tồn tại của một bài hát đã là sự vô lối. Càng vô lối hơn khi dùng quyền lực hành chính cấm đoán một sản phẩm của tâm hồn, tình cảm.

Sự vô lối, vô văn hóa của ông cục trưởng ở bộ mang tên Văn hóa gây kinh ngạc và phẫn nộ cho đông đảo người dân. Cả những người không hề biết những bài hát bị cấm giai điệu như thế nào, lời ca ra sao cũng bất bình. Vì hát hay không hát những bài hát đó là lí tưởng thẩm mĩ của họ, là quyền của trái tim họ, quyền của tâm hồn họ chứ không phải quyền của ông cục trưởng, ông bộ trưởng.

Dù vô lối nhưng lệnh cấm năm bài hát của ông cục trưởng là quyền uy của nhà nước cộng sản. Bảo vệ lệnh cấm vô lối của ông cục trưởng là bảo vệ quyền uy nhà nước cộng sản. Cả bộ máy truyền thông nhà nước cộng sản vội vã vào cuộc và những cái tên vẫn thường xuất hiện trên mặt báo lề đảng, những khuôn mặt vẫn thường xuất hiện trên truyền hình nhà nước cộng sản với danh xưng nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lí luận phê bình âm nhạc như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, “nhà lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. lại có bài trên báo lề đảng, lại có mặt trên truyền hình nhà nước cộng sản.

Trước đây họ xuất hiện trên mặt báo, trên màn hình televisions, mỗi người một giọng tạo thành dàn hợp xướng tụng ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tụng ca cuộc chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, tụng ca con người mang lí tưởng cộng sản và tụng ca thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Nay họ đồng loạt ỉ ôi phê phán, gay gắt lên án năm bài hát vừa bị cấm.

Không mặc áo máu, không mang cờ máu nhưng những người như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà “lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. chính là những dư luận viên của nhà nước cộng sản ở lãnh địa văn hóa tư tưởng.

3. Mấy hôm nay người dân quan tâm đến đời sống văn hóa đất nước lại xôn xao bất bình về một sự việc do một cụ già 83 tuổi có khuôn mặt rất lão nông gây ra. Khuôn mặt lão nông vốn xuất thân trong gia đình có người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp là thời trai trẻ của khuôn mặt lão nông hôm nay. Tuổi trẻ đó được tổ chức đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chín năm đưa sang nước Tàu cộng sản học tiếng Tàu, học văn hóa Tàu.

Cùng với việc viện trợ súng đạn cho những người cộng sản Việt Nam đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, viện trợ cho hiện tại, nước Tàu Cộng sản còn viện trợ cả văn hóa Tàu Cộng, cả chữ nghĩa Tàu Cộng cho con em những người cầm súng Tàu Cộng chiến đấu chống Pháp nữa, viện trợ cả cho tương lai. Ngày nay với học hàm phó giáo sư, với vốn liếng chữ nghĩa có được trên chặng đường ngàn dặm xa nước đi nhận viện trợ văn hóa, cụ phó giáo sư 83 tuổi đề xuất việc “cải tiến” chữ viết đương đại của người Việt. Làm cho chữ Việt “cải tiến” xa lạ với chính người Việt. Làm cho thế hệ người Việt của tương lai học thứ chữ Việt “cải tiến” phải đoạn tuyệt với chữ viết của thế hệ cha anh, đoạn tuyệt với kho tàng văn hóa đồ sộ của của chữ Việt truyền thống để lại. Làm cho ngữ âm của thứ chữ viết “cải tiến” đơn điệu, thô thiển và xa lạ với ngữ âm tiếng Việt vốn vô cùng phong phú, uyển chuyển, tinh tế và có sức bao dung chấp nhận, nâng niu ngữ âm của mọi miền đất nước. Ngữ âm của thứ chữ Việt “cải tiến” xa lạ với ngữ âm tiếng Việt nhưng lại khá gần gũi, đồng điệu với ngữ âm tiếng Tàu!

Bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi không phải chỉ là khúc cảm thán của con người về thiên nhiên, về cuộc đời trôi nổi vô định. Bèo Dạt Mây Trôi là nỗi niềm, là thân phận những thảo dân vô danh nhỏ bé, mỏng manh trước thiên tai, giặc giã, trước bạo quyền hà khắc, trước biến thiên lịch sử. Bèo Dạt Mây Trôi tuy buồn man mác nhưng có sức sống mãnh liệt vì đó là hồn dân dã Việt Nam. Không thể vì nỗi buồn man mác đó mà phải cải biên, cải tiến, cải tổ, cải táng để bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi cũng có giai điệu hùng tráng như bài Quốc Tế Ca vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian.

Chữ Việt truyền thống tồn tại mấy trăm năm đã mang hồn vía của người Việt, là tài sản của mọi người Việt. Đó là tài sản của những nhà khoa học ở những tháp ngà chữ nghĩa. Nhưng đó cũng là tài sản của bác xe ôm ngồi chờ khách trong nắng bụi vỉa hè mở tờ báo ra đọc. Không thể vì chi tiết nhỏ chưa thật toàn bích, chưa thật hoàn thiện của chữ Việt mà đè ngửa nó ra giải phẫu thẩm mĩ, cắt bỏ chỗ nọ, thêm thắt chỗ kia, biến chữ Việt truyền thống đã mang hồn vía người Việt thành thứ chữ Việt dao kéo, lai căng, đầu Ngô, mình Sở, vô hồn.

Chữ viết đã mang hồn của người Việt bị “cải tiến” thành thứ chữ Việt vô hồn làm sao những người mang hồn Việt có thể thờ ơ, bình thản im lặng. Những đợt sóng lừng của sự bất bình ào ạt dâng lên chặn đứng bàn tay cầm dao bầu chọc tiết heo lăm le muốn giải phẫu thẩm mĩ chữ Việt, biến chữ Việt thấm đẫm hồn Việt thành thứ chữ Việt chết khô, vô hồn.

4. Nhưng cần bình tĩnh để nhận ra người đề xuất “cải tiến” chữ Việt có phải chỉ là một kẻ đốt đền hay là một người lính lĩnh ấn tiên phong đi mở một mũi xung kích mới đánh vào tâm linh, hồn cốt người Việt, đánh vào đời sống văn hóa tinh thần đất Việt, sau lần nổ phát súng thăm dò: Đưa chương trình giáo dục chữ Tàu và văn hóa Tàu vào bậc tiểu học.

Trước sự bất bình, phẫn nộ của người dân về ý đồ giết chết hồn Việt Nam trong chữ viết của người Việt Nam, kênh truyền hình chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam liền mau mắn cho xuất trận một dư luận viên quen thuộc có học vị tiến sĩ văn chương ra chống trả làn sóng phẫn nộ, bảo vệ người lĩnh ấn tiên phong đi mở mũi xung kích mới đánh vào một mảng hồn Việt.

Dư luận viên quen thuộc vì dù là nữ dư luận viên mà cả thanh và sắc đều là dấu trừ, lại đã luống tuổi, là tiến sĩ văn chương, tiến sĩ của văn hay chữ tốt mà nói năng cũng thiếu vắng ý đẹp lời hay nhưng lại xuất hiện khá thường xuyên trên kênh văn hóa nghệ thuật truyền hình nhà nước.

Nữ chiến binh dư luận viên này thường bắn thẳng những loạt đạn ngôn từ chát chúa như người lính trên chốt tiền tiêu quất những loạt AK quyết liệt. Mới cách đây chưa lâu, với giọng khàn khàn, rè rè, nữ chiến binh dư luận viên luống tuổi này đã quất loạt đạn ngôn từ thẳng căng vào những facebooker khi bà cay nghiệt và hồ đồ kết tội: Năm mươi phần trăm facebooker là những kẻ vô công rồi nghề!

Vì sao bà tiến sĩ dư luận viên lại hằn học nã đạn ngôn từ vào facebooker như vậy? Trước đây công việc cứu trợ những thân phận hẩm hiu, thiệt thòi đều do các tổ chức nhà nước đảm nhiệm. Dân ta vốn giàu lòng yêu nước thương nòi. Trong những tai họa của đất nước, người dân mở lòng đổ của ra cứu trợ rất lớn. Nhưng chiến dịch cứu trợ chỉ rầm rộ, ồn ào, thừa thãi ngôn từ về sự đùm bọc chia sẻ trên hệ thống truyền thông nhà nước. Còn của cải vất chất của những tấm lòng từ thiện đến với những người khổ hạnh là một ẩn số không thể nào biết được. Đồng tiền xóa đói giảm nghèo từ ngân sách quốc gia, có sự giám sát của cả bộ máy nhà nước còn đổ thẳng vào nhà quan tham. Đồng tiền cứu trợ của dân đi theo con đường nhà nước làm sao thoát được những quan tham đó. Những tấm lòng trắc ẩn trong dân đành phải trực tiếp tự đứng ra làm từ thiện.

Một tiến sĩ truyền thông hết năm này sang năm khác lặng lẽ, bền bỉ mang quần áo, sách bút, gạo tiền đến những bản làng xơ xác trên núi cao heo hút để những đứa trẻ quần áo tả tơi phong phanh trong gió rét, bữa cơm hàng ngày chỉ có lỏng chỏng vài hạt ngô chưa ăn đã hết từ nay có được manh áo ấm và có được bữa “cơm có thịt”. Tin tưởng ở những nhân cách, những con người cụ thể, người dân đã hồ hởi giao cho một nhà báo trẻ hàng chục ngàn tỉ đồng để anh trực tiếp mang đồng tiền thơm thảo tình người đó đến trao tận tay người dân vùng bão lũ miền Trung.

Nhưng việc làm từ thiện cao cả, kịp thời, hiệu quả và vô tư đó đã bị một chương trình truyền hình 60 phút của đài truyền hình nhà nước cộng sản cật vấn, nghi ngờ, dè bỉu “làm từ thiện với động cơ gì”. Trả lời sự cật vấn, dè bỉu xấc xược đó, facebookers đã lên tiếng. Lập tức, nữ chiến binh dư luận viên thiện chiến, có ý chí chiến đấu cao liền được kênh truyền hình kia đưa ra nghênh chiến và nữ chiến binh dư luận viên đã nghiến răng xả băng đạn ngôn từ vào facebooker: hạng vô công rồi nghề!

Lần này nữ chiến binh dư luận viên lạnh lùng ngạo mạn: Việc cải tiếng chữ viết là việc của các nhà khoa học, không phải việc của đám quần chúng không biết gì!

5. Đài truyền hình nhà nước cộng sản Việt Nam mau mắn đưa dư luận viên gạo cội ra bênh vực người đề xuất “cải tiến” chữ Việt đã xác nhận rằng ý đồ “cải tiến” chữ Việt nhằm làm cho chữ Việt xa lạ với người Việt, xa lạ với cội nguồn văn hóa Việt Nam không phải chỉ là ý đồ riêng của cụ phó giáo sư 83 tuổi.

Điểm mặt vài dư luận viên để xót xa nhận ra rằng với nhà nước cộng sản Việt Nam, tiến sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ cũng chỉ là những dư luận viên, công cụ tuyên truyền, công cụ đàn áp dân của nhà nước cộng sản. Nhà nước như vậy không thể có những trí thức, những nghệ sĩ đích thực, chân chính.

Mở ra là thất thủ

Lê hồng Song
Trạm thu phí BOT Cai Lậy sau một thời gian tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại thu phí vào ngày 30/11, nhưng ngay sau đó vấp phải sự phản đối của người dân và một cuộc giằng co với chiến lược rõ ràng giữa một bên là người dân phản đối điều vô lý, một bên là doanh nghiệp có sự giúp đỡ của công an và chính quyền,lợi ích nhóm..

Mở ra là thất thủ

Nhiều người cho rằng bản thân trạm BOT Cai Lậy “sinh ra đã là một sai lầm” nên không có gì ngạc nhiên khi trạm này cứ mở ra là thất thủ.

Hơn ai hết, chỉ có người dân đi qua đây mới thấy bức xúc khi những nhà đầu tư vẫn hàng ngày lấy tiền của họ trên con đường mà họ đã phải đóng thuế để xây dựng.

Người dân không phản đối sao được khi chủ chủ đầu tư chỉ phải bỏ 300 tỷ đồng để tu sửa đoạn đường quốc lộ 1 và hơn 1.000 tỷ đồng để làm tuyến tránh qua thị xã Cai Lậy – sau đó đặt trạm thu phí.

Dân lại tiếp tục phản đối, lý do đơn giản trạm thu phí này đặt sai vị trí nên mới xảy ra những rắc rối như thời gian vừa qua.

Những cuộc phản đối này đã tạo thành một cuộc “khủng hoảng tiền lẻ”, gây ra ùn tắc kéo dài.

Nhiều lần Ban quản lý đã phải xả trạm. Dân thắng tạm thời.

Nhưng độ “lì” của ban quản lý vẫn còn rất cứng. Sau 3 tháng xả trạm, nhiều giải pháp để xử lý vấn đề đưa ra.

Tuy nhiên, thay vì xử lý dứt điểm vấn đề tồn đọng, giải pháp được đưa ra chủ yếu vẫn là xử lý tiền lẻ.

Sau khi người ta tính toán nhiều, tính đi tính lại rồi thu phí, kết cục là lại tiếp tục thất thủ.

Cơ quan chức năng lại tiếp tục đưa ra giải pháp khác là… đáp ứng 100 đồng theo yêu cầu của tài xế.

Cuộc khủng hoảng 100 đồng liệu có giải quyết được vấn đề nếu BOT Cai Lậy chỉ làm theo yêu cầu của tài xế ?

Rõ ràng không. Cách làm như vậy chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa.

Cuộc đối đầu không hề có dấu hiệu ngừng lại khi không ai dám chắc dân sẽ lại nghĩ ra “phương án” khác nhau để đối phó.

Bởi từ thực tế, cái gốc của vấn đề vẫn là việc BOT Cai Lậy đặt không hợp lý.

Việc đơn vị xử lý cũng đang vấp phải nghi ngại thiếu khách quan khi vấn đề của BOT lại được giao cho Bộ Giao thông vận tải xử lý việc này.

Đây là điều được cho là thiếu khách quan khi cho ông “bố xử lý ông con”.

Điều này khác hoàn toàn so với BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, nơi mà Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước vào cuộc. Sự vào cuộc của các cơ quan này đã đem lại những kết quả rõ ràng.

Tại BOT Cai Lậy, các phương án mà Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư đưa ra tiếp tục vấp phải sự phản đối của những người đi qua trạm thu phí này.

Cần phải nhắc lại câu chuyên BOT Cai Lậy, cũng như gần 100 trạm BOT trên cả nước, đang gặp phải rất nhiều vấn đề về tính minh bạch và nó phức tạp hơn một bài toán kinh tế.

Người ta đã nhìn nhận sự việc bằng cách nhìn khác. Họ giảm mức phí đến 30%, giảm phí dịch vụ cho người dân địa phương.

Những tính toán ấy tưởng chừng như sẽ hợp lý. Bởi nó hợp với logic của kinh tế: đưa giá về điểm cân bằng để mức dịch vụ được chấp nhận.

Tuy nhiên, đáng tiếc đó chỉ là việc tính toán theo lý thuyết sách vở.

Cái gốc của BOT Cai Lậy không được giải quyết. Điều đó dẫn đến việc các tài xế sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế của mình để phản ứng lại trạm. Họ sẵn sàng hi sinh phần nhiều lợi ích kinh tế của mình để không phải trả phí trong ấm ức.

Các tài xế họ thừa hiểu những việc làm của họ đang ảnh hưởng đến chính nồi cơm của gia đình họ khi họ đang phải làm những việc ở ngoài đường, ngoài chợ mà không đem lại lợi ích thiết thực nào cho chính họ.

Làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm tại các dự án BOT

Bởi ngay sau đó cuộc khủng hoảng 100 đồng lại xảy ra. Kết quả của cuộc khủng hoảng ấy là BOT liên tục xả trạm.

“Cuộc đấu” dường như đang ở lúc đỉnh điểm khi ban quản lý trạm sẵn sàng làm đến cùng là xin tiền trong kho để trả cho tài xế.

Nhân dân phản đối, tài xế phản đối, các chuyên gia cũng chỉ ra những điểm không hợp lý của không chỉ riêng BOT Cai Lậy mà còn rất nhiều BOT trên cả nước.

Trước tình trạng hàng loạt trạm thu giá BOT giao thông gây bức xúc trong dư luận, ngày 21/10 vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 437 nêu rõ:

Đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi chiều 1/12, Bộ Giao thông vận tải một lần nữa khẳng định lập trường của mình là quyết không dời trạm mà chỉ giảm phí.

Nếu trạm BOT Cai Lậy vẫn nằm nguyên ở đó chắc chắn sự bức xúc không phải chỉ có người dân địa phương, mà sẽ lan ra cả những tài xế liên tỉnh khác.

Những phương án xử lý này có lẽ không bao giờ giải quyết tận gốc vấn đề.

(GDVN) – Những hình ảnh và lời bình của truyền thông quốc tế rõ ràng đã làm tổn hại đến nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo, minh bạch của Thủ tướng.
GIAODUC.NET.VN
 

Hơn bao giờ hết xã hội Việt Nam đang phân hóa nghiêm trọng

From :  Thuong Phan shared Lê Công Định‘s post.
 
 
Image may contain: text

Lê Công ĐịnhFollow

 

Cơ quan chấp pháp trong chế độ toàn trị cộng sản một lần nữa chứng minh rằng nhiệm vụ của nó đơn thuần chỉ chăm chăm vạch lá tìm sâu trong thành phần bị trị để trừng phạt, nhưng lại phớt lờ nguyên nhân “gây rối” cơ bản và sâu xa chính là các quyết định hành chính sai lầm của giới cai trị và, quan trọng hơn, hành động trục lợi của các nhóm lợi ích.

Hơn bao giờ hết xã hội Việt Nam đang phân hóa nghiêm trọng, khiến mâu thuẫn giữa lợi ích của giai cấp thống trị và nguyện vọng của tầng lớp bị trị đang lên đến cực điểm, đúng những gì mà cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản khát máu là Lenin từng mô tả trong học thuyết cách mạng của ông.

Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya, Bangkok

Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya, Bangkok

Nhìn thấy được sự thật phủ phàng mà lòng quặn đau….



 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc bản tin “18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm” trong đó trích lời phát biểu của Jeremey Douglas, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tôi chợt nhớ đến phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đa.ng hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayutthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan đầu thập niên 1990…

 

 

 

 

 

 

 

Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổi. Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của mẹ. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê người.

Đêm đó tôi viết bài thơ Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya.

Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya ngày đó bây giờ không còn nữa… Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình.

 

 

 

 

 

 

 

Mấy chục năm sau, chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống. Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân Việt khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái Việt khác đang nằm. Sau 40 năm “độc lập, tự do, hạnh phúc” hàng ngàn con gái Việt Nam vẫn nối gót nhau đi làm thân gái khách.

Dưới đây là bài thơ khá dài Người Con Gái Việt Nam Trên Đại Lộ Ayutthaya. Nhạc sĩ Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc và ca sĩ Đình Nguyên trình bày trong Đêm Thơ Nhạc Mẹ và Quê Hương tại Toronto.

NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM TRÊN ÐẠI LỘ SRI AYUTTHAYA

Người con gái Việt Nam
Trên đại lộ Sri Ayutthaya, Bangkok
Em đứng đó một mình ôm mặt khóc
Như chợt nhớ ra đây không phải Sài Gòn
Mái tóc thu buồn
Mái tóc héo hon
Bay phơ phất giữa phố phường xa lạ
Mười sáu tuổi kiếp giang hồ chung chạ
Trôi lang thang như những bọt bèo
Ðất nước nghèo không giữ nổi chân em
Nên xứ người em làm thân gái khách

Tuổi của em như sao mai mới mọc
Ðẹp vô tư như những cánh lan rừng
Tuổi bắt đầu của một mùa xuân
Có hoa bướm tung tăng
Có một chút tình yêu nhẹ nhàng thơ mộng
Lẽ ra ngày này em đang ngồi trong lớp học
Học làm người phụ nữ Việt Nam
Học chuyện thêu thùa may vá trông con
Học cả chuyện yêu đương
Ðẹp như trăng khi tròn khi khuyết

Bỗng dưng hôm nay em mất hết
Mất cả tuổi thơ mất cả cuộc đời
Bangkok chiều nay mưa lất phất rơi
Có làm em nhớ Sài Gòn mưa tháng sáu
Nhớ con hẻm vào nhà em
Dường như lúc nào cũng tối
Nhớ mẹ già đôi mắt dõi mù tăm
Nhớ đám em thơ đang đứng mỏi mòn trông
Tin của chị từ phương nào biền biệt
Còn ở đấy cả một trời thương tiếc
Như ngàn năm mây trắng vẫn còn bay

Nhìn sông Chao Phraya nước đục chiều nay
Có làm em nhớ đến sông Nhà Bè
Nhớ những con lạch nhỏ
Ðầy những rong rêu rác rưới
Cống rãnh gập ghềnh
Nước vẫn một màu đen nhưng là nước của em
Sẽ không thể nào đen như thế mãi

Khi cố bập bẹ vài ba tiếng Thái
Có làm em nhớ thuở lên năm
Ba bảo em đánh vần hai chữ Việt Nam
Em cố gắng năm lần bảy lượt
Nhưng cuối cùng dù sao em nói được
Mẹ thưởng em bằng những chiếc hôn nồng
Ba mỉm cười hy vọng chảy mênh mông
Ánh lửa tương lai đã bắt đầu nhen nhúm
Ánh lửa ngày xưa
Cho ngày mai tươi sáng
Ðã tàn đi theo giông bão cuộc đời

Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayutthaya
Ðang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận

Lịch sử Việt Nam
Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
Có những lúc cả giòng sông thấm máu
Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
Có những cô gái Việt Nam
Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch
Nỗi đau nầy không phải của riêng em
Mà của mọi người còn một chút lương tâm
Và còn biết thế nào là quốc nhục

Ðêm nay anh viết nốt bài thơ
Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được
Thơ của anh
Tâm sự của một người anh nhu nhược
Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
Lơ láo giữa chợ đời
Vết thương nặng trong tim
Anh vẫn ung dung như người khách lạ
Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu
Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất

Giấc mộng ngày xưa
Dù anh không còn muốn nhắc
Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
Anh đang khóc một mình
Hay đang khóc trong thơ
Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
Hạt bụi đó chính là đời em đã mất. 

Trần Trung Đạo

Tỉnh thức và cầu nguyện

Tỉnh thức và cầu nguyện

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Chúa sẽ đến nhưng ta không chắc gặp được Người. Vì Người đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa ta phải tỉnh thức.

Tỉnh thức có nghĩa là đừng mê ngủ. Chúa thường hay đến vào ban đêm nghĩa là vào lúc ta không ngờ. Đời sống có những bóng đêm ru ta ngủ say mê khiến ta không gặp được Người. Có những bóng đêm của tội lỗi giam cầm hồn ta trong giấc ngủ bạc nhược khiến ta không còn đủ sức thoát ra. Tội lỗi lôi kéo tội lỗi. Tội lỗi chồng chất giống như những tảng đá gìm ta xuống vực sâu vô tận. Có những bóng đêm của danh vọng ru hồn ta ngủ quên trên vinh quang chói lọi. Vinh quang giống như ngọn đèn đốt cháy biết bao đời thiêu thân. Có những bóng đêm của xác thịt cuốn hồn ta vào giấc mộng lạc thú. Lạc thú giống như chiếc lưới rất mềm mại, rất nhẹ nhàng, nhưng rất hiểm độc. Linh hồn đã sa vào khó có thể thoát ra. Có những bóng đêm của thói ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình. Ích kỷ giống như một hang sâu, càng đi vào càng thấy tối tăm. Có những bóng đêm của tiền tài bao phủ ta trong giấc mộng giàu sang phú quí. Chìm đắm trong giấc mộng, ta sẽ chẳng nghe được bước chân Chúa đi qua.

Tỉnh thức cũng có nghĩa là tỉnh táo phân định. Chúa đến rất âm thầm và rất bé nhỏ. Người không đến với cờ quạt trống phách tưng bừng, nhưng đến trong âm thầm lặng lẽ. Người không đến trong uy nghi lẫm liệt của những vị vương đế, nhưng Người đến trong hiền lành khiêm nhường như một người phục vụ. Người không mặc gấm vóc lụa là, nhưng đơn sơ trong y phục dân dã. Người không đến như vị quan toà nghiêm khắc, nhưng như một người cha nhân hậu, một người bạn dễ thương dễ mến. Người đang đến qua những con người hiền lành bé nhỏ quanh ta. Người đang đến trong những con người khốn khổ túng cùng. Người đang đến qua những khuôn mặt xanh xao hốc hác. Người đang đến trong những tấm thân gầy guộc. Người lẫn vào giữa đám đông vô danh. Người chìm mất trong số những kẻ bị loại ra ngoài lề xã hội. Người ẩn mình giữa đám người ăn xin đang lê bước khắp các nẻo đường cát bụi. Người đang rét run với cặp mắt ngơ ngác thất thần ở giữa những nạn nhân bão lụt. Phải tỉnh táo lắm mới nhận ra Người. Phải tỉnh thức lắm mới gặp được Người.

Tỉnh thức không có nghĩa là cứ ngồi đó mà chờ đợi. Tỉnh thức là bắt tay vào hành động. Chúa như ông chủ đi vắng. Người cho ta được toàn quyền khi Người vắng nhà. Người giao trách nhiệm cho ta trông coi gia đình ta, giáo xứ ta, địa phương ta, đất nước ta và cả thế giới nơi ta đang sống. Ta được tự do hành động. Ta có trách nhiệm làm cho gia đình, xứ đạo, địa phương, đất nước, và cả thế giới được phát triển về mọi mặt. Vì thế, tỉnh thức là nhìn thấy những nhu cầu của anh em, và đáp ứng những nhu cầu đó. Tỉnh thức là nhìn thấy ý Chúa trong những trào lưu thời đại. Tỉnh thức là nhận biết Chúa hành động trong những tâm hồn thiện chí thuộc các niềm tin, mầu da, quan điểm khác nhau để biết cộng tác trong việc xây dựng xã hội. Tỉnh thức là dấn thân hy sinh phục vụ anh em trong quên mình.

Ngay từ đầu mùa Vọng, Chúa mời gọi ta hãy tỉnh thức. Hãy bước ra khỏi giấc ngủ miệt mài, lười biếng. Hãy đoạn tuyệt với những giấc mộng phù hoa. Hãy thôi đuổi theo những đam mê dục vọng. Hãy nói không với những đồng tiền bất chính.

Hãy tỉnh táo phân định để nhận ra dung mạo thực sự của Đức Kitô. Đừng chạy theo những khuôn mặt mang dáng vẻ cao sang quyền quý. Đừng chạy theo những khuôn mặt nặng về quyền lực. Đừng chạy theo những lời hứa hẹn giàu sang. Dung mạo đích thực của Đức Kitô là nghèo hèn, là khiêm nhường, là bé nhỏ.

Hãy tỉnh thức để làm việc không ngừng, để quên mình, hi sinh phục vụ cho lợi ích của đồng loại.

Như thế, tỉnh thức không phải là việc dễ dàng. Tự sức ta sẽ khó mà tỉnh thức. Nên ta phải tha thiết cầu nguyện xin ơn Chúa trợ giúp. Có ơn Chúa thúc đẩy, ta mới có thể dứt bỏ con đường tội lỗi xưa cũ. Có ơn Chúa soi sáng, ta mới đủ tỉnh táo nhận ra dung mạo đích thực của Đức Giêsu. Có ơn Chúa trợ giúp, ta mới đủ hăng hái ra đi phục vụ trong quên mình.

Lạy Chúa, xin giữ hồn con tỉnh thức để con nhận biết Chúa đang đến với con trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1)     Tỉnh thức là đừng mê ngủ. Hãy kể ra những bóng tối khiến ta mê ngủ?

2)     Tỉnh thức là tỉnh táo phân định. Làm thế nào để nhận ra khi Chúa đến?

3)     Tỉnh thức là phải hành động. Muốn tỉnh thức, bạn phải làm những gì?

4)     Mùa Vọng này, bạn quyết tâm làm gì để tỉnh thức

Stop “bác Hồ”!

Stop “bác Hồ”!

 

 

 

 

 

Sự cố Cai Lậy những ngày qua, cho tôi nhiều cảm hứng. Tiếng hú của còi xe tạo cho tôi nhiều niềm vui và hứng khởi, hơn là nghe các bác tài hát những câu “bác Hồ”.

Stop những “cảm hứng Hồ Chí Minh” đi. Thắng – thua do chính các bạn, ở chính lòng dũng cảm và mưu lược của các bạn. Cuộc chiến với những BOT Cai Lậy hôm nay, không cần “bác Hồ”. Đừng tư duy “bác Hồ” nữa. Đừng có gào thét Hồ Chí Minh nữa. Vô ích!

Thật tình. Nhìn/nghe dân tình lao ra đường vui mừng kiểu “Hồ Chí Minh muôn năm” đêm qua, tôi thấy cứ… ngường ngượng, tưng tức.

Metro Bến Thành-Suối Tiên chưa chạy đã ‘đội vốn’ $1.32 tỷ

 

 Metro Bến Thành-Suối Tiên chưa chạy đã ‘đội vốn’ $1.32 tỷ

Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa biết bao giờ sẽ đưa vào vận hành. (Hình: Báo Thanh Niên)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Theo báo Thanh Niên hôm 3 Tháng Mười Hai, Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cùng Bộ Tài Chính, Bộ Giao Thông-Vận Tải và thành phố Sài Gòn “nhận trách nhiệm” về việc để dự án đường sắt đô thị metro số 1 (tuyến Bến Thành-Suối Tiên) đội vốn 30,000 tỷ đồng ($1.32 tỷ).

Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cho rằng trong vụ này, thành phố Sài Gòn đã “hiểu khác” về công văn của thủ tướng, “chưa phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính, các cơ quan hữu quan xác định rõ giá trị phần vốn kế hoạch mà trung ương cấp phát trong tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt.”

 

Tờ báo cũng nêu các nguyên nhân gây đội vốn khác là Bộ Giao Thông-Vận Tải, Bộ Tài Chính “chưa phối hợp chặt chẽ với thành phố Sài Gòn” trong các khâu liên quan. Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư “tự nhận trách nhiệm về việc chưa phát hiện kịp thời vấn đề ở dự án này để báo cáo chính phủ và quốc hội.”

Báo Thanh Niên cũng cho hay, chính phủ ủy quyền cho Bộ Giao Thông-Vận Tải báo cáo Quốc Hội trong kỳ họp vào Tháng Năm năm 2018 về việc điều chỉnh dự án để phê duyệt tổng mức đầu tư làm căn cứ tiếp tục triển khai dự án. Trong trường hợp cần thiết, chính phủ cho phép thành phố Sài Gòn tạm ứng vốn từ nguồn vay lại để chi trả cho hạng mục xây lắp.

Dự án metro số 1 có tổng vốn $2.49 tỷ được khởi công vào Tháng Tám năm 2012. Dài gần 20 km, tuyến metro đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức của Sài Gòn và thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang, trưởng Ban Quản Lý Đường Sắt Đô Thị thành phố Sài Gòn được báo Người Lao Động hồi Tháng Mười dẫn lời: “Hàng năm Ủy Ban Nhân Dân thành phố đều báo cáo với Bộ Giao Thông-Vận Tải và bộ này thừa ủy quyền của thủ tướng, thay mặt chính phủ báo cáo quốc hội về dự án. Chúng tôi xin khẳng định rằng đây là dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng giao thông, hết sức quan trọng với sự phát triển của thành phố. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị chứ không phải thiếu trách nhiệm.”

Trước đó, hồi Tháng Chín, báo Tiền Phong cho biết ngoài tuyến Bến Thành-Suối Tiên đội vốn như trên, dự án metro số 2 (tuyến Bến Thành-Tham Lương) cũng đội vốn từ mức ban đầu $1.37 tỷ lên tới $2.17 tỷ. Bài báo dẫn lời quan chức giải thích việc đội vốn tỷ đô la do “đơn vị tư vấn trong nước thiếu kinh nghiệm, chưa cập nhật được giá cả.”

Trong bối cảnh chưa có quan chức nào phải từ chức do sai phạm để hai dự án metro đội vốn hàng tỷ đô la, báo Đất Việt cho biết thành phố Sài Gòn lại đang xin $2.2 tỷ làm dự án metro 3a (tuyến Bến Thành-Tân Kiên). Dự án có chiều dài 19.8 km, trong đó 9.7 km đi ngầm, 10.1 km đi trên cao. (T.K.)