httpv://www.youtube.com/watch?v=THySeNfy1ws
Cánh đàn ông vũ phu nên nghe bài giảng này | Bài giảng đáng nghe của Lm. Phạm Tĩnh
httpv://www.youtube.com/watch?v=THySeNfy1ws
Cánh đàn ông vũ phu nên nghe bài giảng này | Bài giảng đáng nghe của Lm. Phạm Tĩnh
Diễm Vy
LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: Ngoclan@nguoi-viet.com.
Tối hôm đó, bệnh viện của tôi nhận một nhóm nạn nhân của một tai nạn xe hơi thảm khốc. Trên xe là bốn em học sinh đều ở lứa tuổi 17-18, cùng đi về với nhau sau sau bữa tiệc. Người lái xe 18 tuổi, say rượu và chạy xe quá tốc độ, lạc tay lái tông vào một chiếc xe tải đang đậu bên lề đường. Nhờ có thắt dây an toàn, người lái và em ngồi cạnh tuy bị thương nặng nhưng không nguy hiểm tính mạng. Riêng hai em ngồi sau, 1 nam 1 nữ bị thương rất nặng vì không thắt dây an toàn. Em trai bị chấn thương sọ não và chết ngay sau khi xe chở đến bệnh viện. Em gái hôn mê bất tỉnh phải mổ gấp, không biết có cứu được hay không?
Thật đáng buồn, em trai tử vong là một em Việt Nam, 17 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học và đang sắp rời nhà để vào một trường đại học danh tiếng. Các em còn lại đều người ngoại quốc.
Lúc đó tôi đang làm tại khu ICU (Intensive Care Unit). Bệnh nhân tôi được giao đêm đó là em gái 17 tuổi của tai nạn vừa kể trên. Một cô bé người ngoại quốc, đẹp hay không thì tôi không biết vì cả khuôn mặt lẫn cái đầu tóc vàng của em đều tím bầm, sưng to như trái dưa hấu vì những cú va chạm kinh khiếp. Em đang được mổ não khẩn cấp trong phòng mổ.
Tôi được (hay bị) kêu vào phòng họp gấp để nhận một nhiệm vụ quan trọng.
Sau khi được biết nhiệm vụ của mình là gì, tôi nhăn nhó phản đối, “Tại sao lại là tôi? Đây là nhiệm vụ của bác sĩ mà!”
“Tôi biết, nhưng người nhà của bệnh nhân không biết tiếng Mỹ rành lắm, cô đi theo thông dịch cho bác sĩ, và ráng van xin họ giúp chúng tôi,” bà y tá trưởng năn nỉ.
Sau một hồi bàn qua tính lại, tôi lê bước đi theo ông bác sĩ đến phòng chứa xác của em trai Việt Nam mới tử nạn, với nhiệm vụ là cùng bác sĩ, năn nỉ gia đình người chết hiến tặng những bộ phận còn tốt trong cơ thể của em cho bệnh viện.
Một em trai 17 tuổi đang khỏe mạnh nhưng chết vì tai nạn, là một ứng cử viên tuyệt vời để làm người hiến tặng, vì hầu hết các bộ phận trong cơ thể em còn rất khỏe, rất trẻ, rất thích hợp để cứu sống các bệnh nhân đang chờ đợi để được thay các bộ phận trong người. Đó là lý do bệnh viện hết sức cầu xin gia đình.
Thời gian đó, đối với người Việt mình, khái niệm hiến tặng bộ phận cơ thể còn rất mới mẻ. Nếu không là cho người thân trong gia đình, hầu như rất ít ai hiến tặng cho những người không quen biết. Huống hồ gì, chuyện cha mẹ đồng ý hiến tặng các bộ phận trong cơ thể của con thì hình như chưa hề xảy ra. Có cha mẹ nào mà nỡ lòng nào làm như thế? Mất con đã đau đớn lắm rồi…
Chúng tôi gặp cha mẹ nạn nhân trong phòng đợi, trong khi người con đang được chờ quyết định để rút tất cả ống support bên trong, tôi bắt đầu trình bày lý do. Quả như tôi lường trước, cho dù có van xin, nài nỉ, giải thích cách mấy, bác sĩ và tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu quầy quậy, ánh mắt oán ghét, và những lời xua đuổi.
Tôi lắp bắp xin lỗi rồi bước nhanh như chạy ra khỏi phòng.
Phòng ICU rất vắng lặng vì ở đây toàn những ca rất nặng. Những y tá cùng trực với tôi đêm đó ai cũng bận rộn với bệnh nhân của mình nên chỉ có một mình tôi ngồi tại nurse station. Thường thì ở ICU, mỗi y tá lãnh hai bệnh nhân trong một ca. Nhưng đêm nay tôi chỉ có một, vì một bệnh nhân mới chuyển sang phòng thường. Bệnh nhân còn lại là cô gái đang trong phòng mổ, nên tôi cũng khá rảnh rỗi, cho đến khi ca mổ xong.
Bỗng nhiên tôi thấy hơi nhức đầu nên cúi gục vào lòng bàn tay một chút cho đỡ mỏi mắt. Khi tôi ngẩng đầu lên thì vụt một cái, thoáng có một bóng người mặc áo trắng lướt thật nhanh qua mặt.
Tôi đảo mắt nhìn quanh.
Không có ai cả!
Tôi vẫn thường thấy lao đao như vậy lắm, có lẽ vì tôi bị chứng bịnh thiếu máu kinh niên. Tôi dụi mắt nhìn kỹ lại một lần nữa, lần này thì thật sự có một bóng áo trắng đang từ từ tiến lại gần tôi.
Tôi dợm đứng dậy để nhìn cho rõ thì thấy có một cậu thanh niên Á Châu rất trẻ, gương mặt xanh xao mệt mỏi đang đi lại phía tôi ngồi. Cậu đi nhẹ nhàng như lướt trên không vậy, xuất hiện trước mặt tôi mà không gây nên một tiếng động. Cậu nhìn tôi, đôi mắt nâu hiền và ngây thơ đến nao lòng. Có vẻ như cậu đang bị lạc đường. Chắc là cậu đi nuôi người nhà bệnh và lạc từ khoa khác sang.
Thấy cậu đứng yên lặng không nói gì, tôi hỏi bằng tiếng Mỹ, “Em cần gì, tôi có giúp được gì cho em không?”
Lạ thay, cậu trả lời bằng tiếng Việt, “Em đi kiếm đồ!”
Giọng của cậu nhỏ và thanh, nghe văng vẳng như từ một nơi xa xôi nào đó vọng về.
“Em bị mất cái gì à?”
“Em làm rớt cái ví trong xe. Trong đó có một món đồ rất quan trọng. Chị kiếm dùm em nghe chị. Nhớ nghe chị…”
Không đợi tôi trả lời, cậu quay lưng đi thật nhanh và khuất bóng sau góc quẹo.
Tự nhiên tôi cảm thấy lạnh buốt, cái lạnh từ trong xương lạnh ra. Tôi rùng mình. Lạ thật, Tháng Sáu Mùa Hè ở cái xứ sa mạc này nóng cả trăm độ. Cho dù máy lạnh có mở cũng chỉ vừa đủ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy lạnh cóng bằng cái lạnh của hiện tại.
Đầu óc tôi quay cuồng và tiếp tục nhức. Chắc mình sắp bịnh rồi, tôi tự nhủ. Sao tự nhiên lại cảm thấy lạnh và nhức đầu quá. Tôi đứng lên định đi theo cậu bé nhưng rồi lại choáng váng ngồi phịch xuống một chiếc ghế.
Vừa lúc đó, một cô bạn đồng nghiệp từ đâu đi tới. Nhìn thấy sắc mặt tôi, cô la lên, “Oh my God! Trời ơi sao cái mặt cô xanh lè xanh lét thấy ghê quá. Are you OK?”
“Tôi thấy lạnh quá, cô lấy dùm tôi một cái áo lạnh được không?”
Cô bạn nhanh chóng đi lấy cho tôi một cái áo labcoat mới được giặt ủi và hấp nóng. Tôi mặc áo vào, ngồi co ro mà thấy vẫn còn lạnh, mồ hôi rịn ra hai bên thái dương.
Tôi uống thêm hai viên Tylenol. Một lúc sau, tôi thấy từ từ dễ chịu, và lại nghĩ đến cậu bé hồi nãy. Cậu ta là ai, làm sao biết cậu ở đâu, đi kiếm cái xe gì, và cái ví gì nữa chứ?
Cả khu ICU này có 6 phòng. Hiện giờ đang có năm bệnh nhân, mỗi người nằm một phòng. Tôi coi lại danh sách bệnh nhân viết trên bảng treo trên tường. Không có bệnh nhân nào người Việt. Vậy cậu từ khoa nào đi sang đây?
Tôi đi lòng vòng với hy vọng gặp lại cậu bé, nhưng hỏi thăm những nhân viên quanh đó xem có ai gặp một cậu bé người Á châu không, ai cũng lắc đầu không biết.
Thất vọng, tôi trở về khoa đúng lúc bệnh nhân của tôi đã được giải phẫu xong và chuyển về phòng ICU. Bác sĩ bảo em được cứu sống nhưng đôi mắt sẽ bị mù vĩnh viễn vì chấn thương quá nặng. Chỉ có một hy vọng duy nhất là được thay đôi mắt khác em mới có thể thấy lại ánh sáng.
Ba mẹ em ngồi bên giường trong khi em vẫn đang nằm thiêm thiếp. Ông bà yên lặng chắp tay cầu nguyện. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi xuống bên cạnh và góp lời cầu nguyện trong lòng.
Người mẹ buồn rầu nói, “Tội nghiệp chúng quá. Rồi đây Jane sẽ ra sao khi tỉnh dậy và biết là người yêu của nó đã chết?”
“Người yêu của Jane là anh Việt Nam ngồi chung xe hả bà?” tôi hỏi.
“Đúng vậy, chúng nó yêu nhau lắm. High school sweethearts mà. Hai đứa đều học giỏi và có tương lai. Thế mà, chỉ qua một đêm, một đứa ra đi vĩnh viễn, một đứa trở nên mù lòa.” Bà sụt sịt khóc.
Tôi ngập ngừng, “Bác sĩ nói con bà còn có hy vọng thấy lại ánh sáng, nếu…”
“Vâng tôi biết! Nhưng ở đâu ra có cặp mắt để thay kia chứ? Nếu đó là cặp mắt của một người còn sống cho con tôi, tôi biết chắc chắn nó sẽ không chịu nhận. Nó là cô gái rất tốt, không bao giờ muốn làm khổ ai.”
“Nhưng nếu đó là cặp mắt của một người vừa mới mất thì hoàn toàn có thể dùng được, chỉ có điều…” tôi bỏ dở câu nói vì tôi biết chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Đừng bao giờ nên hỏi cha mẹ cậu bé Việt Nam thêm một lần nữa.
Như đọc được ý nghĩ của tôi, bà mẹ thở dài, “Cô y tá ạ, tôi biết nỗi đau của người mẹ mất con nó khủng khiếp như thế nào. Tôi không dám đòi hỏi gì thêm. Số phận con gái tôi bị mù thì tôi sẽ hết lòng chăm sóc cho nó. Con gái tôi có nghị lực lắm, tôi tin nó sẽ vượt qua…”
Xót xa nhưng cũng rất xúc động trước những lời nói của bà, tôi nhẹ nắm lấy tay bà. Vừa lúc đó, một ông cảnh sát đang rảo bước tới, trên tay cầm một bọc giấy. Ông hỏi tôi, “Người ta chỉ cho tôi là có một cô y tá người Việt ở đây. Cô nói được tiếng Việt chứ?”
“Dạ được. Ông cần gì không?”
“Tôi muốn nhờ cô đi với tôi đến gặp gia đình người tử nạn trong tai nạn xe chiều nay. Chiếc xe bị total lost. Trước khi xe tow kéo xe đi, chúng tôi kiểm tra trong xe và tìm thấy chiếc ví này rớt trong xe. Nó thuộc về người đã chết. Tôi muốn giao lại kỷ vật này cho thân nhân của cậu.”
Ví, xe, người tử nạn… những mảnh rời rạc của chiếc hình puzzle tự nhiên ráp nối lại với nhau một cách có trật tự. Tim tôi đập thình thịch và cổ họng tự dưng tắc nghẽn. Chân tôi bắt đầu run lập cập và tay thì nổi da gà. Sao giống y hệt những điều cậu bé kia vừa nói?
Không lẽ mình vừa gặp ma sao?
Tôi lắp bắp hỏi ông cảnh sát, “Ông có thể cho tôi xem qua chiếc ví được không?”
Ông ngần ngừ một chút rồi nói, “Cũng được, nhưng trong ví không có gì quý giá hết, chỉ có tấm bằng lái xe và một ít tiền mặt vậy thôi!”
Tôi tần ngần mở chiếc ví ra. Thật vậy, trong ví ngoài một ít tiền nhỏ chỉ có tấm bằng lái xe. Tôi tò mò nhìn vào tấm bằng lái và hoảng sợ làm rơi chiếc ví xuống đất. Trên tấm bằng là hình của cậu bé vừa đến gặp tôi ít phút trước đây. Với gương mặt gầy và cặp mắt nâu trong vắt thơ ngây như đang nhìn xoáy vào tôi, như muốn nói một điều gì.
Vậy ra cậu chính là người đã chết đó sao?
Một luồng khí lạnh chạy dọc theo sống lưng của tôi. Tôi thầm thì, nhắc lại lời của cậu bé khi nãy: “Trong ví này có một vật rất quan trọng…”
“Cô nói gì?”
Tôi lượm chiếc ví lên, mở ra xem lại và lật tới lật lui. Quả thật không có gì khác ngoài vài tờ giấy $10 và $5, cùng tấm bằng lái.
Tai tôi văng vẳng nghe tiếng của cậu bé, “chị nhớ giúp em nghe chị, nhớ nghe chị…”
Tấm bằng lái!
Tôi nhìn kỹ lại tấm bằng lái lần nữa. Đây rồi, vật quan trọng mà tôi cần tìm chính là tấm bằng lái này đây.
Trên bằng lái có tên, tuổi và hình chụp của cậu bé. Còn nữa, nằm ngay ngắn ở góc phải của tấm bằng là cái sticker nhỏ màu hồng, trên có dòng chữ “DONOR” màu đen in đậm nét.
Tim tôi đập thình thịch. Như vậy là, chính cậu đã run rủi cho sở cảnh sát tìm thấy chiếc ví rơi trong gầm xe trước khi xe bị kéo đi; chính cậu đã tìm đến tôi, và đưa đẩy cho ông cảnh sát gặp tôi để mọi người có thể biết được ý nguyện của cậu. Thì ra ngay từ khi mới có bằng lái, cậu đã quyết định là nếu có điều gì xảy ra cho mình, cậu sẽ sẵn sàng hiến tặng những bộ phận còn tốt trong người cho tất cả ai đang cần chúng nên đã tình nguyện ghi tên làm người DONOR. Có phải cậu đến tìm tôi vì biết tôi là người chăm sóc cho người bạn gái thương yêu của cậu đêm nay và muốn nhờ tôi tìm cách để trao tặng cho cô gái đôi mắt của cậu như một kỷ vật cuối cùng?
Tôi chỉ vào chữ “DONOR” và nhờ vị cảnh sát xác minh lại với DMV. Sau khi xác nhận là cậu bé Việt Nam chính thực đã ghi danh làm người “DONOR”, nhưng đồng thời vị cảnh sát cũng thông báo rằng theo luật pháp, vì cậu bé mất khi cậu chưa đủ 18 tuổi, nên quyết định cuối cùng, cho hay không, cũng vẫn là quyết định của cha mẹ.
Phái đoàn gồm các bác sĩ, cảnh sát cùng với tôi sau khi đưa chiếc ví lại cho cha mẹ cậu và thông báo về tất cả những sự việc trên cho họ. Trong khi chờ gia đình cậu bé bàn thảo với nhau, chúng tôi đều lui ra ngoài đứng chờ.
5 phút, 10 phút trôi qua. Một bầu không khí yên lặng đến nghẹt thở.
Rồi cha mẹ cậu bé cũng bước ra. Người mẹ ôm mặt khóc, trong khi người cha nghẹn ngào nói với chúng tôi: “Thôi thì con tôi nó đã muốn như vậy, chúng tôi xin nghe theo ý nguyện của cháu. Xin bệnh viện giúp cháu làm tròn tâm nguyện, hãy giúp đỡ tất cả những ai đang chờ được giúp.”
Tôi bật khóc vì quá xúc động. Tất cả những người có mặt lúc đó đều khóc và cảm ơn cha mẹ cậu bé đã làm quyết định đau đớn và khó khăn nhưng rất cao cả này. Cảm ơn ông bà, tôi thầm thì. Trên cao kia, tôi biết cậu bé đang nhìn xuống và mỉm cười.
Những ngày sau đó, có ít nhất là cả chục bệnh nhân đang chờ thay thận, gan, tim, v.v… đã được cứu sống nhờ được ghép những bộ phận trong cơ thể cậu bé. Cô bạn gái cũng đã nhận được cặp mắt của cậu. Trên gương mặt trắng bóc và mái tóc vàng hoe, đôi mắt nâu trong veo luôn tỏa những tia sáng ấm áp dịu dàng. Đôi mắt như biết nói những lời yêu thương đến mọi người. Cậu bé đã ra đi mãi mãi, nhưng tình yêu quảng đại của em vẫn tiếp tục tồn tại.
****
Ngay sau cái đêm “gặp ma” trong bệnh viện đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi về bàn với chồng, và vợ chồng tôi đã cùng đi đến quyết định là ra DMV để ghi tên tình nguyện làm người “DONOR.”
Nếu một mai có người nào phải ra đi trước, chúng tôi không muốn người thân mình ở lại phải suy nghĩ để làm những quyết định đau lòng thế cho mình.
Cát bụi rồi sẽ trở về với cát bụi. Thế thì tiếc làm chi các xác thân tạm bợ này! Nếu sau khi mình ra đi mà vẫn còn có ích cho người khác thì đó chính là một niềm an ủi và hạnh phúc vô biên cho mọi người chúng ta rồi. (Diễm Vy)
WASHINGTON 8-12 (NV) .- Công ty viễn thông Ericsson của Thụy Điển đồng ý nộp phạt hơn 1 tỉ đô la cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ để giải quyết cáo buộc là họ đã hối lộ quan chức một số nước gồm cả Việt Nam.
Theo hãng thông tấn Reuters thuật lại tin tức từ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, công ty Ericson đã hối lộ suốt một thời gian dài tại nhiều nước gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Djibouti. Số tiền bao gồm tiền phạt hơn $520 triệu đô la, cộng với $540 triệu đô la nộp cho Ủy Ban Chứng Khoán Hoa Kỳ (SEC) về những vấn đề liên quan.
“Một số nhân viên tại một số thị trường, trong đó có một số là giám đốc điều hành, không trung thực và không thực thi giám sát đầy đủ.” Ông Borje Ekholm, tổng giám đốc Ericsson nói trong cuộc họp báo hôm Thứ bảy. “Tôi coi những gì đã xảy ra là hoàn toàn không chấp nhận được…”
Ericsson đã dùng một đệ tam nhân làm bình phong để hối lộ cho quan chức các chính quyền một số nước để kinh doanh. Họ đã thuê mướn những công ty cố vấn lập ra quỹ đen, chuyển tiền cho một phe thứ ba, theo một trong những lời cáo buộc.
Một trong những công ty con của Ericsson là Ericsson Egypt Ltd, nhìn nhận tội vi phạm đạo luật FCPA trong một phiên tòa ở quận hạt phía nam New York.
“Xuyên qua quỹ đen, tiền hối lộ, quà cáp, công ty Ericsson đã điều hành kinh doanh theo nguyên tắc nói chuyện bằng tiền”. Công tố viên Geoffrey Berman của tòa án quận hạt phía nam New York viết trong một bản thông cáo báo chí.
Công ty Ericson cho hay họ xét lại chương trình chống tham nhũng của công ty và thi hành các biện pháp để cải thiện đạo đức kinh doanh cũng như tuân thủ các quy định.
Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, khi những công ty nội địa của Trung Quốc còn đang phát triển, Ericsson đã tốn hàng chục triệu đô la hối lộ quan chức nước này dưới nhiều hình thức khác nhau từ quà cáp, du lịch, giải trí. Thương vụ của Ericsson ở Trung Quốc ước tính gần 90 tỉ đô la.
Còn tại Việt Nam và Indonesia, công ty Ericsson cũng chi hàng triệu đô la hối lộ cho đám quan chức địa phương xuyên qua các công ty tư vấn hầu tranh được các mối thầu.
Cuối Tháng Tám vừa qua, hãng tin tài chính Bloomberg cho hay các mạng điện thoại di động lớn tại Việt Nam đều cho biết sẽ không sử dụng công nghệ hay thiết bị của Huawei để phát triển mạng 5G, vì sợ “không an toàn cho mạng quốc gia”. Những tháng vừa qua, người ta thấy nhiều tin tức Mỹ tố cáo Huawei cài chương trình phần mềm gián điệp vào thiết bị 5G, khuyến cáo các công ty không những ở Mỹ mà cả thế giới nên tránh.
Trước đó, hồi đầu Tháng Tư, hãng tin tài chính Nikkei của Nhật Bản ngày 4/4/2019 cho hay các công ty viễn thông Việt Nam đang tiến hành các công tác lựa chọn thiết bị mạng để chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ mạng 5G trong thời gian tới.
Theo nguồn tin này, Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) cho biết đã đầu tư ngân khoản phát triển đến 80% các thiết bị sử dụng cho mạng 5G. Đây là những thiết bị sẽ được dùng trong trạm thu phát sóng mạng 5G trong tương lai.
Viettel là công ty viễn thông lớn nhất của Việt Nam với khoảng 66 triệu thuê bao hoạt động, chiếm 50% thị phần cả nước. Hiện Viettel đang vận hành thử mạng 5G, đồng thời cũng cân nhắc khả năng sử dụng công nghệ của Nokia hay Ericsson (Thụy Điển).Việt Nam “phấn đấu” là nước đầu tiên ở Đông Nam Á phát mạng 5G, đưa mạng 5G vào khai thác thương mại từ năm 2020.
Theo truyền thông Việt Nam, hai công ty viễn thông lớn còn lại là Vinaphone và Mobiphone đều đang lần lượt tiến hành hợp tác với hãng Nokia của Phần Lan và Samsung của Hàn Quốc để phát triển mạng 5G.
Mới đây, công ty Ericsson phối hợp với công ty Cổ phần Viễn thông VTC vừa trúng gói thầu thuộc dự án trang bị hệ thống thiết bị vô tuyến để mở rộng và nâng cấp vùng phủ sóng khu vực Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai giai đoạn 2018 – 2019 với giá trúng thầu là hơn 18 triệu đô la và hơn 163 tỷ đồng Việt Nam.
Trước đó, Ericsson cũng từng trúng nhiều gói thầu khác ở Việt Nam như gói thầu mua sắm trang bị dự phòng cho hệ thống vô tuyến VNPT Net sử dụng trang bị kỹ thuật Ericsson năm 2018, gói thầu cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến thuộc dự án mua thiết bị xoá điểm đen mạng 4G tại các khu vực Sài Gòn và các tỉnh.
Nay lộ ra chuyện Ericsson thú nhận đã hối lộ cho đám quan chức nhà nước CSVN, người ta hiểu xưa nay giới đầu tư ngoại quốc muốn kinh doanh tại Việt Nam đều phải nói chuyện bằng tiền thì mới được việc.(TN)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Chỉ vì tạt nước rửa cá văng trúng tường nhà hàng xóm, dẫn đến cãi vả, đánh nhau và một người bị chém chết.
Theo báo Thanh Niên, vào khoảng 3 giờ 30 chiều Thứ Bảy, 7 Tháng Mười Hai, vợ của ông Nguyễn Hùng (44 tuổi, ngụ ở thị trấn Long Hải) rửa cá xong rồi tạt nước ra hẻm thì nước văng trúng tường nhà của ông Phạm Tiến Vĩnh (34 tuổi).
Sau đó, ông Vĩnh mang búa sang đập mạnh vào tường nhà ông Hùng. Cây búa văng trúng người ông Hùng trong lúc ông này đang nằm ngủ, dẫn đến việc hai ông này đánh nhau.
Tuy nhiên, vẫn theo tường thuật của báo Thanh Niên, ông Vĩnh đánh không lại ông Hùng nên đã gọi đồng bọn mang hung khí đến nhà truy sát, chém ông Hùng nhiều nhát khiến ông tử vong.
Sau khi gây án, ông Vĩnh cùng nhóm người này bỏ trốn.
Phòng Cảnh Sát Hình Sự Công An tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cùng Công An huyện Long Điền đang truy bắt nhóm người này. (N.L)
Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản sẵn sàng bỏ ra 100% kinh phí để làm sạch toàn bộ dòng sông Tô Lịch cho TP Hà Nội. Họ không đưa ra bất cứ điều kiện nào khi bỏ ra toàn bộ kinh phí, chỉ yêu cầu chính quyền TP Hà Nội đồng ý cho họ thực hiện dự án.
Thế nhưng, ông chủ tịch TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung kiên quyết không chấp nhận. Ông tuyên bố: Không có công nghệ nào có thể làm sạch dòng sông Tô Lịch. Và, ông thể hiện sự kiên quyết của mình qua phát biểu trước cử tri: “Không thể để chuyên gia Nhật vào đây làm trò cười cho cả thiên hạ”?!
Trong khi đó, để làm sạch dòng sông Tô Lịch, chính quyền Hà Nội phải đưa ra phương án là:
– Xây dựng trạm bơm lấy nước ở sông Hồng đưa về Hồ Tây với công suất máy cực lớn.
– Xây dựng đường ống có đường kính 1,2m nối từ trạm bơm sông Hồng đến hồ Tây với tổng chiều dài 1.960m
– Mỗi ngày đêm trạm bơm sẽ bơm 134.000m3 nước từ sông Hồng đưa vào hồ Tây, sau đó từ hồ Tây xả ra sông Tô Lịch để làm sạch (1 tháng bơm 26 ngày).
Dự tính ban đầu của đề án này là 150 tỷ đồng. Sau đó, thì trích ngân sách ra hằng tháng để trả lương nhân viên điều hành máy bơm, máy xả, bảo trì, nhiên liệu…
Tại sao người Nhật có nhã ý làm sạch dòng sông hoàn toàn miễn phí, mà chính quyền Hà Nội không chấp nhận? Nếu ông Chung không tin tưởng vào công nghệ của Nhật và không tin năng lực người Nhật làm được, thì chúng ta cũng đâu có mất gì? (Họ hoàn toàn miễn phí mà)! Tại sao Hà Nội phải chi ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng dự án, rồi sau đó phải trích ngân sách hằng ngày để chi phí vận hành?
Dễ hiểu thôi! Trích ngân sách ra làm thì các quan mới có % bỏ túi. Rồi các khoản đội vốn, kê khống, nâng giá… đều chạy vào túi của họ. Trong khi đó, người Nhật bỏ 100% vốn ra làm thì quan chức Hà Nội chỉ có bơ mỏ! Do vậy mà họ kiên quyết phản đối, không cho người Nhật thò tay vào dự án này.
Đấy! Những gì có lợi cho dân mà họ không ăn được thì không bao giờ họ chấp nhận. Những cán bộ cộng sản đều như thế cả! Họ giành nhau lãnh đạo là vì bản thân họ, gia đình họ, không bao giờ họ có chút suy nghĩ đến dân chứ đừng mong là vì dân mà họ phục vụ. Có những địa phương đường sá sình lầy, người dân chung tiền lại đổ bê tông thì chính quyền xuống bắt đập bỏ. Bởi vì đường lầy lội thì họ mới có cớ xin ngân sách, mà xin được ngân sách thì họ mới có bỏ túi. Bởi vậy, từ quan nhỏ đến quan to trong chế độ này đều là lũ lưu manh, mặt dày, khốn nạn như nhau cả.
Nguyễn Đức Chung là một ví dụ điển hình!
BÀ CON HÀ NỘI ĐÂU, HÃY CÙNG LÊN TIẾNG NHÉ…
*******
JEBO muốn đầu tư 100% chi phí xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, Hồ Tây
Thông báo của Tổ chức Xúc tiến thương mại-Môi trường Nhật Bản được truyền thông trong nước đăng tải vào cùng ngày.
Theo đó, JEBO trong thông báo cho biết sẽ đầu tư 100% chi phí xây dựng hệ thống xử lý ban đầu cho toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây bằng giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống xả bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Nếu thành công, JEBO sẽ cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý và vận hành.
Các chuyên gia Nhật Bản đánh giá trước khi có công nghệ Nano-Bioreactor, ở Việt Nam chỉ nghĩ đến việc nạo vét sông, hồ và đợi đến khi nào có đủ tiềm lực tài chính mới có thể hoàn thiện toàn bộ hệ thống cống bao, thu gom, tách nước thải từ nguồn để đưa về các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Và như cách của Việt Nam sẽ mất 50 đến 100 năm mới hoàn thiện được hệ thống này.
Trước đó 1 ngày, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội –ông Lê Văn Dục nhận xét phương pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch của chuyên gia Nhật Bản chưa thực sự hiệu quả và Hà Nội đang phải tìm phương án khác để giải quyết vấn đề này.
Đáp trả nhận định này của giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong cùng ngày, Chủ tịch của JEBO – Tiến sĩ Tadashi Yamamura đã lên tiếng phản bác ý kiến của Hà Nội và cho rằng lời đó là lời nhận định “vô căn cứ, không hiểu mục tiêu”.
Chủ tịch JEBO, trong thông báo còn nêu thắc mắc không hiểu căn cứ vào đâu mà ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội phát ngôn đánh giá rằng dự án thí điểm của JEBO thất bại?
Tiến sĩ Tadashi Yamamura đồng thời khẳng định đại diện của Chính quyền Hà Nội không thể phát ngôn một cách vô trách nhiệm về dự án tài trợ thí điểm này mà Hà Nội chưa mất một đồng chi phí nào.
Dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch được triển khai từ ngày 16/5. Theo kế hoạch ban đầu, đến giữa tháng 7, Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) công bố kết quả. Tuy nhiên, do sự cố xả nước hồ Tây bất ngờ ngày 9/7, toàn bộ kết quả thí điểm bị cuốn trôi. JVE phải triển khai lại và vừa kết thúc đợt thí điểm thứ 2 ngày 17/10. Toàn bộ hệ thống máy móc phục vụ thí điểm của đơn vị này cũng đã được tháo dỡ khỏi sông Tô Lịch.
HÌNH:
– Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà thị sát dự án tại hồ Tây. Courtesy of Zing.vn.
MẸ VÔ NHIỄM
Vô nhiễm là gì?
Một số học thuyết của Giáo hội Công giáo bị hiểu lầm là tín điều Vô nhiễm Nguyên tội. Nhiều người, kể cả nhiều người Công giáo, nghĩ rằng học thuyết đó nói đến việc thụ thai Đức Kitô qua tác động của Chúa Thánh Thần trong cung lòng Trinh nữ Maria. Sự kiện đó được mừng kính trong lễ Truyền tin (ngày 25-3, trước lễ Giáng sinh 9 tháng).
Vô nhiễm nó đến tình trạng Đức Mẹ không mắc Nguyên tội ngay từ lúc Đức Mẹ được thụ thai trong lòng người mẹ, thánh Anna. Chúng ta mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ vào ngày 8-9, 9 tháng trước ngày 8-12 (lễ Mẹ Vô nhiễm).
Linh mục John Hardon, S.J. (Dòng Tên), trong cuốn Từ điển Công giáo Hiện đại (Modern Catholic Dictionary), ngài nói: “Không phải các giáo phụ Hy Lạp hoặc Latinh dạy rõ ràng về Vô nhiễm Nguyên tội, mà các ngài bày tỏ điều đó một cách mặc nhiên.” Phải mất nhiều thế kỷ để Giáo hội Công giáo nhận biết đặc ân Vô Nhiễm Nguyên tội là tín điều, và mãi đến ngày 8-12-1854 Đức Giáo Hoàng Piô IX mới tuyên bố đó là tín điều.
Đức Giáo Hoàng Piô IX viết trong Hiến chế Ineffabilis Deus (Thiên Chúa bất khả ngộ): “Chúng tôi công bố và xác nhận rằng tín điều về Đức Maria, ngay lúc được thụ thai, nhờ đặc ân và đặc quyền của Thiên Chúa Toàn năng, vì công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại, được giữ không mắc Nguyên tội, là tín điều được Thiên Chúa mạc khải, và vì thế mỗi tín hữu phải luôn tin vững vàng.”
Linh mục Hardon viết thêm: “Đức Mẹ không mắc Nguyên tội là một tặng phẩm hoặc một đặc ân của Thiên Chúa, một ngoại trừ hoặc một đặc ân, điều mà không một thụ tạo nào có được.”
Khái niệm sai lầm về Vô nhiễm Nguyên tội
Một khái niệm sai lầm khác là ơn Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Maria cần thiết để bảo đảm rằng Nguyên tội không bị truyền qua Đức Kitô. Điều này không là một phần trong giáo huấn về Vô nhiễm Nguyên tội. Hơn nữa, ơn Vô nhiễm Nguyên tội thể hiện Ơn Cứu Độ của Đức Kitô hoạt động nơi Mẹ Maria khi đồng công cứu chuộc nhân loại, và trong sự tiên liệu của Thiên Chúa đối với sự chấp nhận Ý Chúa nơi Đức Mẹ.
Nói cách khác, Vô nhiễm Nguyên tội không là điều kiện tiên quyết trong công cuộc cứu độ của Đức Kitô mà là kết quả của Ơn Cứu Độ. Đó là cách giải thích cụ thể về Tình yêu Thiên Chúa dành cho Đức Maria, vì Đức Mẹ hiến dâng trọn vẹn, đầy đủ, không chút do dự khi tuân phục Thánh Ý Chúa.
Lịch sử
Lễ Vô nhiễm Nguyên tội có dạng cổ xưa nhất, trở lại từ thế kỷ VII, khi các Giáo hội Đông phương bắt đầu mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ. Nói cách khác, lễ này mừng Đức Mẹ được thụ thai trong lòng thánh Anna.
Tuy nhiên, lễ Sinh nhật Đức Mẹ không được hiểu như lễ Vô nhiễm Nguyên tội trong Giáo hội Công giáo ngày nay, dù Giáo hội Chính thống Đông phương vẫn mừng. Lễ này đến Tây phương có lẽ từ thế kỷ XI, lúc đó bắt đầu liên quan việc tranh luận về thần học. Cả Giáo hội Đông phương và Tây phương vẫn cho rằng Đức Mẹ không mắc Nguyên tội, nhưng có những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa.
Đối với giáo lý về Nguyên tội, một số người ở Tây phương bắt đầu tin rằng Đức Maria không thể vô tội nếu Đức Mẹ không được cứu thoát khỏi Nguyên tội vào lúc được thụ thai (như vậy làm cho việc thụ thai thành “vô nhiễm”). Tuy nhiên, một số thần học gia, kể cả thánh Thomas Aquinas, cho rằng Đức Maria không được cứu độ nếu Đức Mẹ không mắc tội – ít nhất là Nguyên tội.
Để trả lời cách phản đối của thánh Thomas Aquinas, như chân phước John Duns Scotus (qua đời năm 1308) đã bày tỏ, đó là Thiên Chúa đã thánh hóa Đức Mẹ ngay lúc Đức Mẹ thụ thai trong sự tiên liệu của Thiên Chúa về việc Đức Mẹ vui nhận mang thai Đức Kitô. Nói cách khác, Đức Mẹ cũng được cứu độ – ơn cứu độ của Đức Mẹ được hoàn tất ngay lúc Đức Mẹ thụ thai, còn các Kitô hữu là lúc lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.
Phát triển lễ ở Tây phương
Sau khi chân phước John Duns Scotus phản đối về Vô nhiễm Nguyên tội, lễ này phát triển khắp Tây phương, dù lễ này vẫn thường cử hành vào lễ Thụ thai của Thánh Anna (tức là Sinh nhật Đức Mẹ). Tuy nhiên, ngày 28-1-1476, Đức Giáo Hoàng Sixtô IV mở rộng lễ này cho toàn Giáo hội Tây phương, và năm 1483 ngài ra vạ tuyệt thông cho những người chống lại tín điều Vô nhiễm Nguyên tội. Khoảng giữa thế kỷ XVII, mọi sự chống đối tín điều này đều không còn trong Giáo hội Công giáo.
Trầm Thiên Thu
chuyển ngữ từ Catholicism.about.com
From:Langthangchieutim
Hàng nghìn người biểu tình từ mọi tầng lớp xã hội, phần lớn mặc đồ đen, chiều Chủ Nhật (8/12) đã tập trung tại Công viên Victoria chuẩn bị cho cuộc tuần hành hòa bình hướng tới trung tâm thành phố, dự kiến bắt đầu từ 3 giờ chiều (giờ địa phương). Cảnh sát đã bắt một số nhà hoạt động vào sáng 8/12 và tuyên bố sẽ xử lý biểu tình linh hoạt hơn, dùng cả biện pháp cứng rắn và mềm dẻo.
Reuters đã tiến hành phỏng vấn một số người tham gia biểu tình 8/12. Những người này chỉ xưng tên để tránh những hậu quả đáng tiếc không mong muốn.
Sakura, 27 tuổi, đến từ Nhật Bản: “Đây không chỉ là vấn đề của Hồng Kông. Đây là một vấn đề mang tính quốc tế. Hôm nay là Hồng Kông, ngày mai là Nhật Bản. Đó là lý do tại sao tôi đến đây từ Nhật Bản để ủng hộ cuộc biểu tình hôm nay. Tôi muốn bảo vệ Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông vì chúng tôi có kết nối gần gũi với nhau. Do đó, tôi cảm thấy giống như người Hồng Kông và ủng hộ Hồng Kông.”
June, bà mẹ 40 tuổi: “Tôi sẽ chiến đấu vì tự do cho tới chết vì tôi là người Hồng Kông. Hôm nay là về việc ủng hộ Hồng Kông, và cộng đồng quốc tế.”
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Iran đã đạt đến đỉnh điểm khi các đường phố của một số thành phố và thị trấn ở Iran tràn ngập những khẩu hiệu đòi lật đổ lãnh tụ Hồi giáo tối cao Ali Khamenei. Các lực lượng an ninh đã phải sử dụng đạn thật, làm hàng trăm người thiệt mạng nhưng vẫn không thể dập tắt biểu tình.
Do bị Mỹ cấm vận, lượng dầu mỏ xuất khẩu Iran giảm từ 2,45 triệu thùng/ngày xuống còn 0,26 triệu thùng/ngày, trong khi đó dầu mỏ chiếm đến 1/4 GDP và 3/4 thu nhập công của Iran, nên nền kinh tế Iran rơi vào đổ vỡ.
Và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hỗn loạn là quyết định tăng giá xăng lên trung bình 50% hồi tháng 11 vừa qua.
Báo Le Monde cho biết, hơn 160 người chết và 7.000 người bị bắt, phần lớn là sinh viên, nhà báo, nhà hoạt động xã hội…
Các nhà phân tích cho rằng chế độ thần quyền Tehran có thể sống sót sau làn sóng biểu tình này, nhưng tính chính danh có thể bị tổn hại nghiêm trọng, nên khó phục hồi để đối phó với các làn sóng biểu tình trong tương lai.
Hiện nay Tehran đang ra sức dập tắt biểu tình bằng bạo lực nhưng các nhà phân tích cho rằng, đó không phải là một giải pháp có thể giúp thể chế này trụ vững trước làn sóng tẩy chay của dân chúng.
Và đó cũng là hậu quả của chế độ thù địch nước Mỹ mà Tehran theo đuổi lâu nay, có thể ổn dưới thời Obama nhưng không thể vượt qua thời Trump.
(Trần Đình Thu).