BÀI VIẾT CỦA ĐẠI SỨ ANH QUỐC TẠI VIỆT NAM, NHÂN BIẾN CỐ 39 NẠN NHÂN CHẾT LẠNH TRONG CONTAINER TẠI ANH QUỐC

Image may contain: outdoor

Lm Trần Chính Trực is with Trần Chính Trực at Lm Jos Trần Chính Trực.

BÀI VIẾT CỦA ĐẠI SỨ ANH QUỐC TẠI VIỆT NAM, NHÂN BIẾN CỐ 39 NẠN NHÂN CHẾT LẠNH TRONG CONTAINER TẠI ANH QUỐC

(TÔI NHẬN THẤY BÀI NÀY CÓ GIÁ TRỊ, CÁC BẠN NÊN ĐỌC)

Các bạn ạ, di cư vì mục đích kinh tế và tìm kiếm cơ hội tốt đẹp hơn là một nhu cầu chính đáng đối với bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào. Nước Anh luôn chào đón những người đến Anh hợp pháp, có đầy đủ sự hiểu biết và đánh giá thận trọng. Những kẻ giúp bạn sang Anh bằng “cửa sau cộng với lời hứa về một công việc hấp dẫn đang chờ đón chỉ là muốn lấy tiền của bạn. Đừng đánh cược tương lai của mình. Chúng không phải là bạn. Chúng là đối tượng phạm tội.”

Toàn văn bài viết và cả những cảnh báo của ông về những công việc một người nhận được khi nhập cảnh chui vào Anh

Việt Nam là đối tác chiến lược của Anh trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, quốc phòng,… Trong thời gian làm nhiệm kỳ Đại sứ tại đây, tại các cuộc họp với Luân Đôn, tôi được báo cáo về rất nhiều hoạt động tích cực, các số liệu kinh tế khả quan, các chuyến thăm chính thức thành công và các hoạt động hợp tác đầy triển vọng. Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức mà chúng tôi phải đối mặt và những vấn đề khiến tôi lo lắng. Một trong số đó là vấn đề mua bán người và di cư trái phép.

Người Việt Nam vẫn đang bị mua bán sang Anh để làm các công việc nguy hiểm, trái pháp luật, phục vụ lợi ích của các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, không có nhiều người Việt Nam biết đến thực trạng này.

Vì vậy, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn về một thực trạng mua bán người rất khác đang xảy ra với người Việt ở bên kia bán cầu.

📍Từ những chuyến vượt biên nguy hiểm tính mạng đến “nô lệ” trồng cần sa

Nói đến mua bán người, có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến Trung Quốc hay các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trên thực tế, người Việt Nam không chỉ bị mua bán đến các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam mà còn tới các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí còn tới châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh.

Ở nước Anh, chúng tôi sử dụng khái niệm “Nô lệ thời hiện đại” với hàm ý bao gồm mua bán người vì nạn nhân bị mua bán thường bị ép làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước có số người nghi là nạn nhân của mua bán người và nô lê hiện đại cao nhất tại Anh, chỉ xếp sau Albania.

Khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kì vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình. Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Những người này tìm đến những người quen, họ hàng, bạn bè mà nghe đâu đã từng đưa trót lọt ai đó đến Anh để nhờ giúp đỡ. Họ bỏ ra một khoản tiền rất lớn có khi lên đến 600-700 triệu đồng, phần nhiều có được là do thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, tàu thuyền hay vay nặng lãi để trả cho những kẻ môi giới và những kẻ tổ chức đưa người trái phép qua biên giới.

Như vậy, ngay từ đầu cuộc hành trình của mình từ Việt Nam, họ đã chọn di cư bất hợp pháp và giao phó số phận của mình vào tay bọn tội phạm.

Trên danh nghĩa “giúp đỡ” làm giả giấy tờ, làm giả hồ sơ hay giúp vượt biên trái phép, những kẻ này thu lợi rất lớn từ các nạn nhân. Theo thông tin chúng tôi có được, chi phí cho hành trình do những băng nhóm tội phạm đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh dao động từ 30.000 USD đến 50.000 USD.

Việc nhập cư bất hợp pháp vào Anh có thể bằng giấy tờ giả trên một chuyến bay thẳng, hoặc thông dụng hơn là một đoạn đường gian khổ nhiều rủi ro và kéo dài qua nhiều nước châu Âu. Hầu hết trong số họ, bất chấp nguy hiểm tìm đường sang Anh với một hy vọng là chỉ sau một năm làm việc ở đây, họ có thể chuộc được các sổ đỏ đã cầm cố hoặc trả hết nợ nần vay mượn cho chuyến đi và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” sẽ đến với gia đình.

📍Rất tiếc, sự thật khác xa hơn thế rất nhiều.

Tôi có cơ hội được nghe kể lại câu chuyện của một người nhập cư vào Anh bất hợp phát. Đó là một hành trình ác mộng từ Việt Nam qua Trung Quốc rồi cả tháng trời lang thang trong lạnh giá ở Nga, Ba Lan, Đức, Pháp và cuối cùng là trốn trong thùng xe tải vượt biên giới từ Pháp sang Anh. Anh nói mình là một trong số những người may mắn sống sót. Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, về kinh tế, đã có trường hợp người nhập cư bất hợp pháp gặp tai nạn lúc bị truy đuổi. Có không ít trường hợp bị chết do quá lạnh, bị thiếu ô xy trong thùng xe và chẳng bao giờ đặt chân đến “miền đất hứa”.

Khi đến Anh, điều gì đón chờ họ – những người vừa trải qua chặng đường dài nhiều gian khổ và nguy hiểm để mong tìm cho mình cơ hội đổi đời? Với nỗi sợ hãi của người nhập cư trái phép, mang theo gánh nặng trả nợ và gánh vác những niềm hi vọng của người thân ở Việt Nam, họ chấp nhận làm bất kỳ công việc gì có thể để có tiền và chỗ trú ẩn. Không có giấy tờ hợp lệ, họ làm việc trốn tránh. Giới chủ hay các băng nhóm, lợi dụng sự yếu thế và nỗi lo sợ bị chính quyền phát hiện của họ, trả cho họ đồng lương rẻ mạt và ép họ làm việc nhiều giờ, biết chắc chắn rằng sẽ không ai dám kêu ca hay tố giác. Cứ như thế, người Việt tại Anh bị bóc lột và trở thành nô lệ trong thời hiện đại lúc nào không hay.

Và khi đến cả những công việc tạm thời với tiền công rẻ mạt như làm móng tay, trông trẻ, phụ bếp, dọn khách sạn cũng trở nên rất khó khăn, với áp lực là gánh nợ trên vai, số đông những người nhập cư bất hợp pháp chấp nhận đi trồng cần sa để kiếm tiền trả nợ. Họ cũng đã biết trồng cần sa là bất hợp pháp và mạo hiểm nhưng chỉ khi thật sự bắt tay vào công việc, họ mới thấm thía cảm giác cô đơn, ngột ngạt và tù túng cũng như nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh có thể bị cướp, bị đánh đập, bị bắt và bị trục xuất.

Để tránh bị lộ, những căn nhà dùng để trồng cây thường bịt kín các cửa sổ để không có ánh sáng cũng như mùi phát tán ra ngoài. Những người có nhiệm vụ chăm sóc cây thường bị buộc sống ở trong nhà, bị giam lỏng, kiểm soát và bị bóc lột sức lao động không khác gì những nô lệ. Theo nghiên cứu, do sống trong môi trường nhiệt độ cao, không có không khí, tiếp xúc với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích,… người trồng cây cần sa trong nhà kín chịu nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến thần kinh và đến đường hô hấp.

📍Nhập cư trái phép và mua bán người: Hãy hiểu và tránh xa nó!

Các bạn ạ, di cư vì mục đích kinh tế và tìm kiếm cơ hội tốt đẹp hơn là một nhu cầu chính đáng đối với bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào. Nước Anh luôn chào đón những người đến Anh hợp pháp, có đầy đủ sự hiểu biết và đánh giá thận trọng. Những kẻ giúp bạn sang Anh bằng “cửa sau cộng với lời hứa về một công việc hấp dẫn đang chờ đón chỉ là muốn lấy tiền của bạn. Đừng đánh cược tương lai của mình. Chúng không phải là bạn. Chúng là đối tượng phạm tội.

Ở Anh, chúng sẽ lợi dụng sự yếu thế của người nhập cư bất hợp pháp để ép bạn làm những công việc phi pháp nhằm kiếm lợi nhuận cao trên rủi ro và nguy hiểm của bạn. Đó là hành vi mua bán người. Mua bán người Việt Nam tại Anh gần hơn bạn nghĩ. Đừng để bản thân và gia đình rơi vào bàn tay của kẻ buôn người.

📍Hãy hiểu rủi ro và tránh xa nó!

Bài viết được dịch từ chia sẻ của ông Gareth Ward – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?

26-10-2019

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến Pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi rõ “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Con người làm gốc

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận mọi người đều có quyền và có bổn phận như nhau, không ai được sử dụng người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu cá nhân hay đảng phái.

Người miền Nam tin rằng giới lãnh đạo cũng là con người nên đều mắc phải những sai lầm, vì thế cần xây dựng một thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, với luật pháp chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận sự khác biệt giữa người và người, ngăn cấm việc kỳ thị giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, sắc tộc, trình độ học vấn hay kỳ thị dựa trên lý lịch, trên chính kiến, mọi người đều có cơ hội bình đẳng.

Mọi chiến lược, chính sách, chủ trương, hành động quốc gia đều phải phù hợp với nhân sinh quan về con người, với mục đích phục vụ con người, quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của con người.

Ngoài việc xây dựng thành công nền giáo dục nhân bản, mọi sinh hoạt tôn giáo, sắc tộc, hướng đạo, văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, dân sự đều được đối xử một cách công bằng không thiên vị.

Chính quyền miền Nam nhìn nhận và bảo vệ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình những người theo cộng sản vẫn được đối xử một cách công bằng như mọi công dân khác, được pháp luật bảo vệ, được quyền bầu cử, quyền gia nhập quân đội bảo vệ đất nước, quyền tham gia chính trị, được làm ăn buôn bán, con em họ được đến trường như mọi trẻ em khác tại miền Nam.

Từ năm 1962, chương trình Hồi chánh giúp trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông súng quay về tạo dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc.

Dân tộc làm nền

Tinh thần dân tộc được hình thành và phát triển theo giòng lịch sử, tạo tình đoàn kết, gắn bó dân tộc và phát triển quốc gia.

Trong thời bình thúc đẩy người dân đóng góp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, nâng cao dân trí. Vào thời chiến giúp toàn dân đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm.

Việt Nam Cộng Hòa luôn đề cao các giá trị lịch sử dân tộc, độc lập, tự chủ, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn hóa. Ngay từ tấm bé trẻ em miền Nam được dạy yêu nước thương nòi.

Người miền Nam luôn tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, sắc tộc, địa phương và đất nước.

Chính phủ miền Nam chủ trương bảo tồn và phát huy những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, để không bị mất đi hay bị đồng hóa với văn hóa nước ngoài.

Người miền Nam giữ gìn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến, học hỏi, gạn lọc điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.

Việt Nam Cộng Hòa đặt Tổ quốc trên hết, đặt dân tộc và đất nước trên cá nhân, trên giai cấp, trên đảng phái và trên cả thể chế chính trị.

Tự do để tiến bộ

Việt Nam Cộng Hòa lấy triết lý khai phóng làm rường cột thăng tiến, mọi người được tự do mở rộng tầm nhìn, tự do trau dồi năng khiếu, tự do ngôn luận, tự do quyết định cho chính mình, tự do tìm ra sự thật, ra điều hay, lẽ phải, tìm đến chân, thiện, mỹ.

Ngay từ nhỏ trẻ em miền Nam đã được giáo dục tự do, được khuyến khích mở rộng tầm nhìn tiếp nhận những tư tưởng và kiến thức tân tiến trên thế giới.

Nhờ vậy xã hội miền Nam đào tạo được những công dân tự do, sẵn sàng nhận trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, biết xây dựng kinh tế, phát triển xã hội, đón nhận văn minh thế giới và tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại.

Miền Nam đã xây dựng một hiến pháp và một thể chế dân chủ tam quyền phân lập rõ ràng.

Nền Cộng Hòa tại miền Nam có thể được xem là một nền dân chủ hiến định và pháp trị tiên tiến vào bậc nhất trong khu vực Á châu thời ấy.

Nền tảng triết lý Việt Nam Cộng Hòa

Tổng hợp 3 tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc tạo thành triết lý xây dựng Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh và chỉ trong vòng 20 năm đã xây dựng được nền tảng vững chắc.

Một quốc gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển tự do, và một nền dân chủ hiến định, pháp trị với tam quyền phân lập rõ ràng.

Một xã hội dân sự với nhiều hội đoàn dân sự, gồm các tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn, hướng đạo, đồng hương, tương trợ, từ thiện, nghiên cứu, các câu lạc bộ, đã được hình thành tại miền Nam.

Đặc biệt, nền giáo dục dựa trên nhân bản, khai phóng và dân tộc, đã đào tạo được những thế hệ công dân tốt cho miền Nam, cho Việt Nam và cho nhân loại.

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa

Con người làm gốc, dân tộc làm nền, tự do để tiến bộ đã trở thành nền tảng văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, được bảo tồn và được truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.

Văn hóa thể hiện qua cách sống cách suy nghĩ. Người Việt Nam Cộng Hòa sống, suy nghĩ và hướng về tương lai hoàn toàn khác với người cộng sản.

Sau 20 năm chia cắt lấy thời điểm 30/4/1975 làm mốc, miền Bắc đã trở thành một bản sao của cộng sản Trung Hoa.

Xem lại phim ảnh cách ăn mặc, cách phục sức, cách sống, cách giáo dục, xem lại sách báo, lại văn thơ, lại âm nhạc, lại tranh ảnh miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.

Ở hải ngoại, 44 năm qua người Việt Nam Cộng Hòa vừa bảo vệ cộng đồng, bảo tồn văn hóa, vừa hỗ trợ quốc nội đấu tranh cho tự do và vẹn toàn lãnh thổ.

Ở những nơi đông người Việt sinh sống nhiều hội đoàn dân sự được thành lập, có trường dạy tiếng Việt, có sách giáo khoa soạn theo chương trình trước 1975, có tổ chức những buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc, tổ chức Tết, Tết Trung Thu cho trẻ em.

Mỗi gia đình đều cố gắng gìn giữ tiếng Việt cho con em, duy trì những sinh hoạt gia đình và cộng đồng, vừa giảng giải cho con em truyền thống dân tộc, vừa nhắc nhở con em lý do phải bỏ nước ra đi.

Nhiều ban nhạc, ban kịch, ban cải lương, câu lạc bộ văn học nghệ thuật và cả điện ảnh cũng được hình thành ở khắp nơi.

Truyền thanh, truyền hình và báo chí là những phương tiện phục vụ cộng đồng có mặt ở mọi nơi.

Nhiều nơi còn xây dựng đền thờ Quốc Tổ, đền thờ và tượng đài các anh hùng dân tộc, viện bảo tàng, chùa, nhà thờ, võ đường, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Phục hồi Việt Nam

Ở trong nước, người Việt Nam Cộng Hòa vẫn âm thầm gìn giữ và truyền bá cho thế hệ tiếp nối nền văn hóa nhân bản, khai phóng và dân tộc, mong một ngày phục hồi đất nước.

Sức sống của văn hóa Việt Nam Cộng Hòa vô cùng mãnh liệt, mặc dù bị nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm âm nhạc, văn học, nghệ thuật, cách sống tại Việt Nam ngày nay được phục hồi mạnh mẽ.

Phong trào thoát Trung là nỗ lực đẩy lùi tì vết văn hóa Trung Hoa còn tồn đọng tại Việt Nam.

Nhiều người cộng sản miền Nam trong tiềm thức vẫn chưa quên một xã hội miền Nam đầy nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Trước Quốc Hội cộng sản, 12/9/2018, bà chủ tịch Nguyễn thị kim Ngân phải thừa nhận kiến thức về sử ký và địa lý nước nhà, bà học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nay vẫn nhớ không quên điều gì.

Bà Ngân biểu lộ lòng luyến tiếc vì giờ đây trẻ em học hành khổ sở, nhưng sử ký và địa lý nước nhà hầu hết đều không biết.

Triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc ngày nay được nhiều người miền Bắc biết đến, nhất là giới trẻ Việt Nam những người đang tìm kiếm một con đường thay cho con đường cộng sản bị nhân loại đào thải.

Tự do và dân chủ chỉ là điều kiện cần, mục đích và triết lý sống của dân tộc là điều kiện đủ để phục hồi Việt Nam.

Mục đích và triết lý sống giúp mỗi dân tộc biết đang ở đâu, đang làm gì, đang sống như thế nào, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối thượng trong hoàn cảnh và khả năng có được.

Mục đích, triết lý và văn hóa xây dựng xã hội thời Việt Nam Cộng Hòa đã thích hợp và thành công ở miền Nam, cũng sẽ thích hợp với cả nước.

Nguyễn Quang Duy, gửi từ Melbourne, Úc Đại Lợi

Ngày 1 Hành Hương Âu Châu

Tâm Dân added 8 new photos — with Vuong Nguyen and 5 others.

Điểm hẹn: Roma….

Nơi viếng đầu tiên là Đền Thánh Phaolo ba dòng suối.

Vào năm 64 AC, dưới thời hoàng đế Nero, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi hầu như toàn bộ thành Rome. Tin đồn cho là chính Nero ra lệnh phóng hỏa để ông xây dựng một thành phố khác tráng lệ huy hoàng hơn. Để xoa dịu dân chúng, ông đã qui tội cho những người theo Chúa Giêsu đốt thành Rome và từ đó cuộc bách hại trở nên khốc liệt. Trong bối cảnh trên, thánh Phaolô lúc đó đang bị canh giử ở Rome, bị chém đầu vào khoảng năm 67 tại Aquae Salviae

Nơi thánh nhân chịu tử đạo là nhà thờ St Paul at the Three Fountains (Thánh Phaolô Ba Dòng Suối), nằm trong khuôn viên Tu viện Ba Dòng Suối (Tre Fontane Abbey).

Theo truyền thuyết được thánh Gregorio Cả chấp nhận, thủ cấp thánh Phaolô sau khi bị chém lìa đã nẩy lên 3 lần trên mặt đất và nơi đó phát sinh 3 dòng suối nhưng vào năm 1950 đã bị lấp vì bị ô nhiểm. Trong hình trụ cột là nơi thánh Phaolô bị chém đầu được rào quanh bằng khung sắt. Bên trái là nơi dòng suối phát sinh khi thủ cấp rời khỏi cổ.

Sau đó viếng Đền thờ Thánh Phaolo ngoại thành nơi chôn cất thánh nhân.
Sau khi thánh Phaolô chịu tử đạo, các môn đệ an táng thánh nhân và dựng nên một đài tưởng niệm tại ngôi mộ này, cách nơi hành quyết khoảng 3 km.

Ðền Thờ dài 136 mét, rộng 65 mét, và cao 29.7 mét. Thánh đường có 5 gian. Phía trước có một sân vuông.150 cột đá nguyên khối bao bọc khu sân vuông bên ngoài. Bên trong nhà thờ chia làm 5 gian do 4 hàng cột cẩm thạch – mỗi hàng có 20 cột.Trên các hàng cột có chân dung 266 vị Giáo Hoàng, Mộ thánh Phaolô được đặt dưới bàn thờ phụ ngay giửa nhà thờ cùng sợi dây xích đã xích chung thánh Phaolô và người lính canh giử ngài tại Roma được trưng bày gần đó.

Mộ thánh Phaolô được khai quật năm 2006 và các xét nghiệm khoa học kết luận rằng xác trong quan tài là một người đã sống vào thế kỷ I – trùng hợp với niềm tin của giáo hội thánh Phaolô chịu tử đạo vào khoảng năm 65-67.

Đau thương tang tóc muôn phần VÌ ĐÂU?

Image may contain: 1 person
Image may contain: 2 people
Image may contain: 6 people, text
Bui Thi Minh Hang is feeling pained with Hang Minh Bui.

Nhiều con Bò cho rằng :
– “Ai bảo trốn bỏ quê hương chui vào contener để phải chết” ?
Nhưng không 1 con Bò nào giải thích được VÌ SAO HỌ PHẢI RA ĐI! Dân Mỹ – Úc – Anh ….có chui vào contener để TRỐN SANG VIỆT NAM Không hả những con Bò ?
Mà sự thật lại chính là Bầy Bò Mafia đỏ cộng sản mới luôn tìm đủ mọi cách để có thẻ xanh – Mua nhà – Cho con du học – Kết hôn ….. Miễn sao có QUỐC TỊCH ( Để từ giã cái thân phận “làm người” ở cái xứ An Nam này )
Bởi thế đừng trách người Dân phải bằng mọi giá ra đi khi “Nước mất nhà tan “ Biển Chết – Rừng hết …
XIN ĐỂ TANG KHÓC THƯƠNG CHO NHỮNG PHẬN NGƯỜI DÂN VIỆT ….
Và nghiến răng căm hờn -nguyền rủa những kẻ bất lương đang CAI TRỊ Dân Tộc đau thương này!
Người dưng còn biết xót thương
Mà sao Máu đỏ da vàng chẳng vương
Đắng lòng phận mỏng cánh chuồn
Sống chung một cõi với phường buôn Dân
Đành lòng chấp nhận Quên Thân
Tìm đường “tẩu thoát” khỏi nơi sinh thành
Hỡi ôi giấc mộng tan tành
Đau thương tang tóc muôn phần VÌ ĐÂU?

Như cánh chim tha hương

Tại sao phải trốn chạy???

Người Việt hôm nay đang gắng sức để trốn chạy khỏi nước mình. Trốn chạy dù lưu vong. Trốn chạy để hy vọng. Không chỉ với kẻ đi mà còn với vô vàn người ở lại.

1. Tháng Chạp trời Hà Nội mù sương. Sớm 9h, mưa phùn lất phất, hạt bay liêu xiêu trong gió. Những chấm người vội vã di động trong cái lạnh trên mặt đất thẫm màu vì ướt. Chưa đầy một tháng nữa sẽ là Tết, cái ngày dễ khiến người ta phiền lòng vì những chúc tụng, những bữa cơm rời rạc và đầy tràn. Nó nhắn tin: “Em đặt vé máy bay rồi. Tết năm nay em ăn Tết ở nhà!“. Nó hớn hở như khoe quà. Đôi khi mọi người mơ hồ không rõ nó đã đi bao năm. “8 năm, em đi từ 2011“, nó nhớ rành rọt. Những ngày rời nhà trọ, lội trong tuyết, tất bật phụ bếp rồi nấu hàng trăm suất ăn cho tới khi kiệt sức dạy nó biết đếm thời gian. Nó vẫn đang đếm thời gian, đếm xuôi cho tới ngày về Tết, và đếm ngược cho đến ngày… ly hôn.

Về pháp lý, nó đã 2 lần vợ. Lần đầu để đi. Lần hai để kiếm tiền trả nợ cho “ván bạc” ban đầu.

Thằng nhỏ giờ đã đang mang quốc tịch khác.

Nhưng những năm tuổi xuân của nó, tuổi 20 mãi nằm trong những bối rối không nói được thành lời. Đôi khi nó tin việc cố gắng là cần thiết. Bố mẹ toan tính, vay nợ, sắp đặt cho kết hôn giả đều là vì sửa soạn cho tương lai của nó. Tương lai của nó cũng là tương lai của cả nhà. Rồi biết đâu cả đời con nó, cháu nó. Rời nước mà đi, chuyện đó nào có ai nghĩ khó. Nhưng đôi khi, những đêm 2h sáng không thể ngủ, những hồ nghi và cơn mù mịt dằn vặt nó trong thống khổ. Tỵ nạn sinh kế hay tỵ nạn ước mơ? Ước mơ để sống của nó đang bó khung trong tháng ngày xa lạ. Cuộc sống vốn đâu đơn thuần chỉ có ăn và mặc.

Ở cố hương của nó bây giờ, đi tìm xứ khác định cư đã trở thành câu chuyện thời thượng. Những ai đã đánh tiếng đi, vô tình chạm mặt người khác sẽ được đón bằng lời hỏi thăm: “Bao giờ đi?“. Đi được là mừng. Rồi người ta chép miệng nghĩ bao giờ mình mới có “cửa”. Dù đi ở đây chính là lưu vong, là rời bỏ nơi họ chôn nhau cắt rốn!

2. Năm 2018 kết thúc bằng ồn ào “quốc thể” quanh việc 152 người Việt mua tour du lịch để bỏ trốn tại Đài Loan. Năm 2019 bắt đầu bằng những tấm hình người Việt chui trong giường hộp, tủ lạnh trốn ở lại Đài Loan để tìm sinh kế. Từ gần 1 triệu người sau năm 1954 đến hàng triệu người sau năm 1975, người Việt đã hoảng hốt di tản, tỵ nạn từ Bắc vào Nam, tỵ nạn ra nước ngoài. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong.

Không ai nghĩ sau ngày “đổi mới”, người Việt còn ra đi khốc liệt hơn thế. Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2017, 2.727.398 người Việt Nam đã di cư ra nước ngoài [1]. Trong 28 năm qua, mỗi năm có trên 97,4 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài, bình quân mỗi tháng có hơn 8.000 người Việt ra đi. Mà dễ hình dung hơn, cứ mỗi giờ, 11 người Việt rời khỏi Việt Nam.

 

M.TRITHUCVN.NET
Theo IOM, từ 1990 tới 2017, hơn 2,7 triệu người đã di cư ra nước ngoài, bình quân mỗi tháng có hơn 8.000 người Việt ra đi. Cứ mỗi giờ, 11 người Việt ra đi.

THƯ GỬI MẸ của một bộ đội “Sinh Bắc tử Nam”

THƯ GỬI MẸ của một bộ đội “Sinh Bắc tử Nam”

Tác giả: Trần Văn Tăng

Có một anh bộ đội nghe tuyên truyền rằng

“Miền Nam bị Mỹ ngụy bóc lột, kiềm kẹp, đói khổ, lầm than!”

Anh xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước hiên ngang

Khi vào Miền Trung mới vỡ lẽ

Anh thấy lớp học tưng bừng những đàn trẻ

Chợ búa đông vui, đồng lúa xanh màu

Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?

Anh nhớ mẹ, nhớ nhà sáng tác bài thơ chưa kịp gửi

Thình lình thần chết đã tới

Thơ của anh trong túi đã bị chiến sĩ quốc gia

Phát hiện và phổ biến gần xa

Ai được đọc cũng thương cho chàng thi sĩ đa tài vắn số

Mời các bạn đọc một lần bài  thơ đó

Để chia xẻ cùng người quá cố nỗi niềm riêng

Tình quê hương đất nước của một thanh niên

Bị lợi dụng bởi tay sai của Cộng sản Quốc tế

“Từ buổi con lên đường xa mẹ

Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung

Non xanh nước biếc chập chùng

Sớm nắng biển chiều mưa rừng gian khổ

Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở

Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy

Mấy tháng trời đêm nghỉ ngày đi

Giày vết gót, áo sờn vai thấm lạnh

Những chiều Trường sơn núi rừng cô quạnh

Mẹ hiền ơi, con chợt nhớ quê mình

Khói lam chiều giàn mướp lá lên xanh

Con bướm nhỏ, mái đình xưa nhớ quá

Vào nơi đây tuy đất trời xa lạ

Nhưng miền Nam cũng cùng một quê hương

Vẫn bóng dừa xanh vẫn những con đường hương thơm lúa ngạt ngào

Vẫn khói lam chiều, con trâu về chuồng,tiếng tiêu gợi nhớ

Đã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?

Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu

Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ

Đang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca

Và trong vườn cây lá trỗ hoa

Đàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật

Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất

Sao người ta bắt con phải đốt xóm, phá cầu

Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau

Đã nhiều lần tay con run rẩy

 khi gài mìn để rồi sau bỗng thấy

Xác người tung, máu đổ chan hòa

Máu của ai? Máu của bà con ta

Của những người như con, như mẹ

 Để bao đêm mắt con tràn lệ

Ác mộng về con trằn trọc thâu canh

Xin cảm ơn anh bộ đội vô danh

Qua bài thơ anh đã nói cho nhân dân miền Bắc

Những sự thật mà Cộng sản đã cấm nghiêm ngặt

Ai có biết cũng không được nói ra

Giải phóng Miền Nam thật sự là

Một trò bịp để đặt ách Cộng sản độc tài lên cả nước.

Tác giả: Trần Văn Tăng