Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói ‘trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền’

Vụ 39 người Việt chết: Người Việt hải ngoại nói ‘trách nhiệm hoàn toàn ở chính quyền’

Chân dung Bùi Thị Nhung trên bàn thờ gia đình tại Nghệ An hôm 27/10/2019. Thân nhân cho rằng Nhung là một trong 39 người đã tử nạn trong container lạnh trên đường vào Anh.

Dù đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, tuyên bố của cảnh sát hạt Essex ngày 1/11 rằng họ nay tin 39 nạn nhân chết trong xe tải là công dân Việt Nam vẫn làm dư luận Việt Nam bàng hoàng.

Những gia đình Việt Nam có con em mất tích trước đó còn nuôi chút hy vọng, giờ đã phải đối diện với thực tế nghiệt ngã nhất.

Vỡ mộng lao động ở xứ người

Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành

Lời kể của phụ nữ Việt ‘mua vé xe tải’ vào Anh

Tử thi của 39 nạn nhân bị khám phá chết ngạt trong thùng xe tải ở Essex trên đường nhập lậu vào Anh làm rúng động thế giới suốt hơn một tuần qua.

Ngay cả lúc chưa có thông báo chính thức hôm 1/11, nhiều gia đình người Việt ở vùng Nghệ An đã cả quyết là người thân mình chắc chắn nằm trong danh sách những nạn nhân xấu số, thậm chí lo cả tang lễ cho thân nhân.

Báo chí, nhất là mạng xã hội, ngay từ những ngày đầu tiên, tràn ngập hình ảnh những khuôn mặt trẻ được gia đình cho biết là đã biệt vô âm tín sau khi gọi điện thông báo với thân nhân là đang trên đường vào Anh.

Biến cố này ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước một cách sâu sắc. BBC News Tiếng Việt tiếp xúc với một số người Việt hải ngoại để tìm hiểu cảm nhận và suy nghĩ của họ.

Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đi trên chuyến xe định mệnh đó
Bản quyền hình ảnh Getty Images
  Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đã tử nạn trên chuyến xe định mệnh

Sửng sốt, đau xót, cảm thương, và bị ám ảnh là cảm nhận chung của nhiều người trả lời phỏng vấn.

Nhưng bên cạnh những cảm xúc trĩu nặng này người được phỏng vấn bày tỏ sự trách móc, thậm chí phẫn nộ về bối cảnh xã hội mà họ cho là đã thúc đẩy những người trẻ tuổi phải liều mạng ra đi.

Họ cũng quy trách nhiệm của tình trạng hàng loạt người trẻ Việt Nam ùn ùn kéo nhau ra nước ngoài tìm cơ hội bằng mọi giá cho chính quyền Hà Nội.

Chuyên gia địa ốc An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, một cựu ký giả hiện cư ngụ tại Garden Grove, California, cho biết hết sức xúc động khi nghe tin:

”Họ vì miếng cơm manh áo mà phải mạo hiểm ra đi rồi bỏ xác nơi xứ người, còn gì thê thảm bằng?”

An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên: ''Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người?"
Bản quyền hình ảnh An Nguyễn

 An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên: ”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người?”

Bà cựu ký giả thời VNCH đặt câu hỏi:

”Chính quyền phải lo cho dân, sao để cho dân đói? Dân không đói thì đâu có mạo hiểm mạng sống của mình để tha hương cầu thực?”

Ông Peter-Lê Ngọc, nhà ở Waterlooville, cách London gần hai tiếng lái xe, sống tại Anh đã hơn 40 năm, nhận định:

”Sự kiện đau buồn này làm cho thế giới đặt câu hỏi về khả năng quản lý đất nước, lo cho dân của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như việc kiểm soát biên giới của các nước Âu châu lục địa và Vương quốc Anh.”

Từ Irvine, Luật sư Trần Thái Văn, một cựu dân biểu tiểu bang California, chia sẻ:

”Thật kinh hoàng và tội nghiệp, họ hầu hết là những người rất trẻ đầy sức sống và ‎ý chí tạo dựng một cuộc đời mới, nhiều nạn nhân đã lập gia đình, để lại vợ con nhỏ và thân nhân trong hoàn cảnh thật ngã nghiệt.”

Ông nói thêm:

”Nhưng về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”

Peter-Lê Ngọc: ''Đằng sau những con số tăng trưởng GDP lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách đi khỏi.''
Bản quyền hình ảnh Peter Le-Ngoc
Peter-Lê Ngọc: ”Đằng sau những con số tăng trưởng GDP lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách đi khỏi.”

Nghèo chỉ là một phần câu chuyện

Trong khi nhiều người kết luận đơn giản là sở dĩ một số người trẻ phải liều chết ra đi là vì họ quá đói nghèo không thể kiếm sống ở quê nhà.

Câu trả lời, với Luật sư Nguyễn Quốc Lân, có phức tạp hơn . Ông nói:

”Khó có thể biết được họ ra đi vì lý do kinh tế hay chính trị trừ khi người ta có cơ hội phỏng vấn hay tìm hiểu rõ mỗi trường hợp khác nhau. Việc người dân bỏ quê hương ra đi, đến làm ăn tại một quốc gia khác giàu có hơn là một hiện tượng thông thường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên hiện tượng này có phần cao hơn nhiều tại Việt Nam.”

LS Trần Thái Văn: ''Về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.''
Bản quyền hình ảnh Trần Thái Văn
 LS Trần Thái Văn: ”Về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”

Bà Nancy Bùi, đại diện “Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa”, cư ngụ ở Texas, cho rằng ngoài việc tìm kế mưu sinh, thậm chí tạo dựng sự nghiệp, giới trẻ Việt Nam còn ra đi vì cảm thấy ở quê nhà không có cơ hội tiến thân:

”Chẳng có gì sai khi một người muốn mưu cầu một đời sống tốt đẹp hơn cho họ và cho gia đình bằng chính sức lực của họ. Nhưng các em bỏ đi còn vì mất niềm tin vào cái xã hội bất công, khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền. Người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”

Will Nguyễn biểu đồng tình với nhận xét này:

”Tôi nghĩ lý do kinh tế và mất niềm tin là hai mặt của cùng một đồng tiền: thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương của mình. Và khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”

Will Nguyễn, người tốt nghiệp đại học ngành chính sách công, từng bị Việt Nam bỏ tù vì tham dự cuộc biểu tình chống hai Luật Đặc khu và An ninh Mạng vào tháng 6/2018, còn vạch ra rằng ngay cả những người giàu có, thế lực cũng tìm cách bỏ đi:

”Năm nay đã có nhiều câu chuyện về những công dân Việt Nam ra nước ngoài và bỏ trốn. Các nhóm du lịch đến Đài Loan, những người theo phái đoàn của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc rồi trốn ở lại. Và bây giờ thì sự kiện này tại Anh Quốc, tôi sẽ trích Shakespeare trong vở Hamlet: ”Có cái gì đó bị thối rữa ở…Việt Nam.”

''Khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền, thì người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.''
Bản quyền hình ảnh Nancy Bùi

Nancy Bùi: ”Khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền, thì người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”

Bà Nancy Bùi kể lại tâm trạng những người trẻ Việt Nam sống ở Đài Loan mà bà có dịp tiếp xúc. Họ là những cô dâu qua Đài Loan lấy chồng, hoặc đi xuất khẩu lao động, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp:

”Các em nói rằng dù ở đây mình có bị thiệt thòi so với người bản xứ, nhưng còn tốt gấp nhiều chục lần so với ở Việt Nam và ở đây không khí tự do nó khiến các em như được hồi sinh, không phải lấm la lấp lét vì sợ công an hoặc những kẻ chỉ điểm báo cáo.”

”Ở Việt Nam, bất công thì nhiều, nhưng mình làm gì nói gì cũng có thể ghép vào tội chống phá nhà nước rồi bị bắt bớ, đánh đập, vào tù và nếu đã vào tù thì coi như tàn cuộc đời. Do đó, dù có bị Đài Loan bắt bớ hay bị trả về các em vẫn sẽ tiếp tục tìm đường đi. Có chết cũng phải đi!”
Nghệ An, Hà Tĩnh giờ đã khác xưa

Được hỏi về việc đa số những người được cho là nạn nhân đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh, bà Lâm Kiều Lam, hiện sống ở New York, bình luận:

”Nhiều người cho rằng vụ xả thải của Formosa khiến cho cá chết hàng loạt, đã dẫn đến hậu quả ngư dân không thể tiếp tục sống bằng nghề chài lưới.”

”Tình trạng thất nghiệp nghèo túng kéo dài khiến họ phải tha phương cầu thực. Trước đây tôi nghe kể về chuyện nhiều thanh niên ngoài đó vào Sài Gòn tìm việc và khó tìm, bị từ chối, vì hồ sơ khám sức khỏe ghi họ bị nhiễm chì. Tôi đoán còn một nguyên nhân khác nữa là ở các miền ngoài đó hầu hết nghèo và nông thôn, người dân ít học với khát vọng thoát nghèo dễ bị bọn đưa người đi lậu mồi chài dụ dỗ sa vào đường dây của họ.’

Will Nguyễn phân tích:

”Vì Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo ở Việt Nam, nền tảng kinh tế tương đối yếu. Một hệ thống giáo dục không đủ tiêu chuẩn, và thiếu đào tạo kỹ năng sẽ tạo ra tình trạng người dân không thể tìm thấy, cũng như không được trang bị để làm việc trong các công việc tốt hơn. Với những người này, chuyển đến các thành phố lớn hơn chỉ có nghĩa là họ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn cho các công việc lương cao hơn. Cửa ngỏ kinh tế dành cho những người này thường đưa vào ngõ cụt. Với rất ít cơ hội để cải thiện đời sống. Không có gì ngạc nhiên khi họ thấy hay mơ một tương lai tươi sáng hơn ở nước ngoài.”

Bà Nancy Bùi tâm sự:

”Với những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường Formosa ở Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung, thì nhu cầu phải đi ra nước ngoài để tìm con đường sống hầu như là sinh lộ duy nhất của họ.”

”Trước khi thảm họa Formosa xảy ra, cũng có một số đi lao động nước ngoài nhưng con số không nhiều như bây giờ. Đời sống ở vùng biển dù cực khổ nhưng biển đã nuôi sống họ và gia đình họ từ bao nhiêu thế hệ. Không khí của những làng chài lưới lúc ấy vui tươi tràn đầy sinh khí.”

”Nhưng sau thảm họa, nhiều người dân ở đây mất trắng cơ nghiệp. Họ phải bán tàu với giá rẻ mạt, nếu là chủ cửa tiệm buôn bán hải sản, cửa hàng bán các vật dụng làm biển thì họ phải đóng cửa tiệm, đi tìm công ăn việc làm tại các tỉnh miền Nam, có nhiều người phải lưu lạc sang tận Lào, Kampuchia, hoặc khá hơn tìm cách đi lao động nước ngoài.”

”Những đồng tiền của người lao động nước ngoài gửi về có thể đã giúp một số gia đình xây được nhà cửa khang trang hay sang trọng, nhưng giờ đây đến vùng Nghệ An Hà Tĩnh không còn thấy khung cảnh đầm ấm ngày xưa.” Bà Nancy Bùi nói thêm.
Trách nhiệm trên vai chính quyền

Dù không ‎cùng đồng ý rằng nghèo đói là l‎ý duy nhất khiến nhiều người trẻ Việt Nam phải bất chấp nguy hiểm kéo nhau ra nước ngoài, người trả lời phỏng vấn đều cho rằng chính quyền Việt Nam phải nhận trách nhiệm về cái chết bi thảm của 39 người Việt, được cho là hầu hết đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh.

Kiều Mỹ Duyên đặt vấn đề:

”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người? Nếu không có tổ chức buôn người thì làm sao có người phải chết trong container? Việc này đã xảy ra lâu rồi, sao chính quyền không trừng trị nặng nề những tổ chức này, chính quyền bất lực hay ngó lơ để cho những tổ chức này lộng hành trục lợi, xem mạng sống con người như cỏ rác?”

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, hành nghề luật tại Garden Grove, có cùng suy nghĩ:

LS Nguyễn Quốc Lân:

Bản quyền hình ảnh LS Nguyễn Quốc Lân
LS Nguyễn Quốc Lân: ”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi.”

”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi. Bỏ đi ít hay nhiều hay liều lĩnh thế nào tùy thuộc ở mức độ bi đát tại quê hương mình. Sự việc rất có thể có nhiều người Việt Nam trong số 39 nạn nhân này là điều rất đáng thương tâm, nhưng điều đó cũng phản ảnh mức độ liều lĩnh và hoàn cảnh bi đát của những nạn nhân.”

Ông Peter Le-Ngoc phát biểu:

‘Nếu có điều lạc quan nào trong biến cố này, thì đó là cả thế giới giờ phải thức tỉnh trước thực tế chính phủ Việt Nam đang không phục vụ người dân một cách hữu hiệu. Đằng sau những con số tăng trưởng GDP trông lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách rời khỏi Việt Nam.”

Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 là 7.1%, với tổng số GDP 241 tỷ đôla. Trong số này, kiều hối gửi về Việt Nam cùng năm là 16 tỷ đôla, tức 6.6%, một con số không nhỏ.
Vấn đề nan giải

Nạn buôn người hay đưa lậu người qua biên giới các nước là vấn nạn thế giới, và chắc chắn là một vấn nạn không dễ giải quyết.

Theo nghiên cứu được công bố tháng 6/2018 của Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2,5 triệu người đã đưa lậu buôn lậu qua biên giới trong năm 2016, trong hoạt động trị giá khoảng 5,5 tỷ đến 7 tỷ đôla trong năm 2016.

Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm gần các khu vực xung đột tạo ra làn sóng người tị nạn, hoặc những nơi người dân không có công ăn việc làm tạo được cho họ mức sống tối thiểu hay điều kiện tiến thân.

Sau thảm trạng Formosa năm 2016, chính quyền Việt Nam đã tìm cách giải quyết nạn thất nghiệp lan tràn tại các tỉnh miền Trung bằng cách đẩy mạnh hơn những chương trình xuất khẩu lao động để giúp người dân ra nước ngoài tìm việc.

Will Nguyễn: ''Khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác phải hoàn toàn chịu nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?''
Bản quyền hình ảnh Will Nguyễn

Will Nguyễn: ”Khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”

Theo trang dangcongsan.vn, trong năm 2017, Hà Tĩnh có 8.567 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài (cao nhất từ trước tới nay, và đứng thứ 4 cả nước, sau Nghệ An, Hải Dương, Thanh Hóa).

Tuy nhiên, theo bà Nancy Bùi, đa số những người đi lao động nước ngoài thực sự không tận dụng được cơ hội này, vì họ bị bóc lột thậm tệ với chi phí môi giới rất nặng, trong khi đó công việc được giới thiệu chưa chắc đã ổn định, hoặc phải làm việc với điều kiện không thể chịu nổi.

”Họ phải trả trung bình $7,500 đô la để được giới thiệu một họp đồng lao động 3 năm. Số tiền này hầu hết là tiền vay mượn ngân hàng và phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn. Nếu không may, bị mất việc vì hãng đóng cửa, không có tiền trả cho ngân hàng, nhiều gia đình phải bị mất nhà cửa nên các em phải tìm cách ở lại làm bất kỳ việc gì để tìm cách cứu gia đình. Trong trường hợp may mắn nhất khi công việc ổn định (điều có thể hiếm), họ sẽ phải làm việc, dành dụm trung bình khoảng một năm rưỡi mới trả hết nợ. Còn lại một năm rưỡi ký cóp để gửi tiền về gia đình làm vốn.” Bà Nancy Bùi nói.

Thực tế luôn luôn khắc nghiệt hơn những gì được k‎ý kết trên giấy tờ, và tình trạng bị môi giới bóc lột dẫn đến việc nhiều người quyết định ở lại làm việc lậu và ở lậu sau khi hết hợp đồng, hoặc mạo hiểm hơn, tìm đường qua những nước tốt hơn, chẳng hạn như Anh.

Được hỏi về phản ứng của chính phủ Việt Nam trước sự kiện bi thảm này, bà Lâm Kiều Lam bình luận:

”Việc nhà nước Việt Nam nhanh chóng lên tiếng yêu cầu điều tra vụ đưa lậu người, là việc đương nhiên phải làm. Nhưng điều tra, bắt bớ xong thì sao, bởi có ngăn chặn mãi hay dứt được nạn này không? Giúp người dân phương tiện mưu sinh, cho họ học nghề, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, thì, họ sẽ trở thành lớp người hữu ích đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Đó mới là giải pháp đường dài.”

LS Nguyễn Quốc Lân nói:

”Ở những quốc gia quan tâm đến việc này, chính phủ thường chú tâm đến những khía cạnh như ban hành và thi hành luật phạt nặng những tổ chức đưa người xuất ngoại trái phép, cảnh báo để ngăn ngừa những trường hợp liều lĩnh, hoặc có thể cung cấp những thông tin hay phương tiện cần thiết để giúp giảm thiểu những rủi ro nếu có. Tại Việt Nam hiện nay hầu như không có những nỗ lực này.”

Và Will Nguyễn nhận định:

”Hiện tượng người người kéo nhau ra nước ngoài để tìm kế mưu sinh là biểu hiện của một vấn đề lớn hơn cần phải giải quyết: Tại sao người dân Việt Nam thiếu niềm tin và không muốn đầu tư vào quê hương đất nước của mình. Ông Phúc và chính quyền của ông phải suy gẫm thật kỹ, soi mình trong gương để xem lại những chính sách công đã được ban hành. Tôi cũng muốn thuyết phục họ nên cải tổ chính trị, nhưng sẽ không nín thở để chờ đợi. Cô Phạm Thị Trà My cũng đã không nín thở được.”

Việt Nam, qua lời phát biểu của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng:

”Lên án mạnh mẽ các hành vi mua, bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua, bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.”

BBC tiếp tục tường thuật câu chuyện và phản ánh các ý kiến khác nhau về chủ đề người nhập cư vào Anh và vụ án 39 người chết trong xe tải ở Essex.

*********

HÌNH:
– Chân dung Bùi Thị Nhung trên bàn thờ gia đình tại Nghệ An hôm 27/10/2019. Thân nhân cho rằng Nhung là một trong 39 người đã tử nạn trong container lạnh trên đường vào Anh.
– Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đã tử nạn trên chuyến xe định mệnh
– An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên: ”Tôi phẫn uất vì không hiểu chính quyền đâu tại sao không trừng trị những kẻ buôn người?”
– Peter-Lê Ngọc: ”Đằng sau những con số tăng trưởng GDP lành mạnh là một xã hội trống rỗng trong đó cả người giầu lẫn kẻ nghèo, có học thức và ít học, tất cả đều tìm cách đi khỏi.”
– LS Trần Thái Văn: ”Về mặt xã hội, cái chết bi thảm của những người trẻ này phản ảnh phần nào tình hình kinh tế và xã hội tại Việt Nam.”
– Nancy Bùi: ”Khi mà mọi cơ hội đều dành cho các con ông, cháu cha, những đảng viên đang nắm quyền, thì người dân thường muốn ngoi lên hầu như không còn cách nào hơn là phải liều thân.”
– LS Nguyễn Quốc Lân: ”Ngày nào chính phủ còn không biết lo cho dân, ngày đó sẽ còn có nhiều người bỏ nước ra đi.”
– Will Nguyễn: ”Khi người dân cảm thấy nước ngoài có nhiều cơ hội tiến thân hơn là trong nước thì còn ai khác hoàn toàn phải nhận trách nhiệm ngoài chính phủ và chính sách của chính phủ?”
– Bàn thờ cô Phạm Thị Trà My tại nhà ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh – ảnh chụp ngày 27/10.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50258867

NGHỀ ĐỔ LỖI!

Hoang Le Thanh and Nguyen Ngoc Anh shared a post.
No photo description available.
No photo description available.

Ngô Trường AnFollow

NGHỀ ĐỔ LỖI!

Vâng! Cuối cùng rồi đảng và nhà nước đã tìm ra nguyên nhân của 39 người chết trên xe container ở Anh. Và đảng cũng khẳng định, nước Anh là nước phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tấn thảm kịch này. Xin trích báo Tuổi Trẻ:

“- Trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch không phải do phía chính phủ có người dân di cư lậu xuất phát.

– Trách nhiệm này cũng không phải do bọn buôn người, không phải do gia đình các nạn nhân và thậm chí cũng không phải do các cá nhân đó.

– Vấn đề chính ở đây là, do chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu của các nước giàu”.

À, như vậy là do chính sách nhập cư của nước Anh quá chặt chẽ, nên 39 người kia mới chết? Nếu nước Anh mở cửa khẩu cho nước ngoài tự do lái xe chạy vô lãnh thổ của mình, như, VN cho TQ tự do lái xe chạy sâu vô đến Thủ Đô, thì 39 người kia làm sao mà chết được chứ?

Báo Nhân Dân cơ quan trung ương của đảng cộng sản VN cũng lên tiếng: “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho nhà nước VN”! Đấy, thấy chưa! VN không chịu trách nhiệm về cái chết của 39 người đó, thì nước Anh phải chịu chớ ai vô đây nữa?

Qua vụ này tôi muốn nhắn nhủ đến mấy cô phụ nữ xinh đẹp là, nhà mấy cô bất kể ban ngày hay ban đêm cũng không được đóng cổng, hoặc đóng cửa. Nếu tôi thích cô nào, mà nhà đó đóng cửa thì phải chịu trách nhiệm, nếu tôi trèo tường mà rủi ro rớt xuống đất tắt thở.

Nhớ đó nghe!

HÃY HỌC CÁCH IM LẶNG

HÃY HỌC CÁCH IM LẶNG

“Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng, kém cỏi thường được lan tỏa bằng âm thanh.”

HỌ – NHỮNG NGƯỜI LẠ

 Những người xa lạ đến và chết trên đất nước họ, họ im lặng làm chức trách của mình.

 Người Trung Quốc chỉ trích họ, họ im lặng làm việc của mình

 Chiếc xe container quan tài đá lướt qua trước mặt họ, họ cúi đầu mặc niệm.

 Đứng trước nỗi đau không phải do họ gây nên, họ nói: Chúng tôi xin lỗi !

 Trước những nạn nhân không thấy mặt, không quen biết, chẳng cùng huyết thống hoặc đồng bào; họ khóc và thắp nến cầu nguyện thành kính.

 Không công bố danh tính nạn nhân. Họ không công bố Quốc tịch, nhưng từ xa xôi họ cử người đến tận miền quê Việt Nam để đấu nối thông tin, và hỏi gia đình nạn nhân cần được giúp đỡ điều gì?

 Dù 39 người vào đất nước họ là bất hợp pháp, họ vẫn kêu gọi gia đình các nạn nhân được nhập cảnh vào đất nước mình.

 Họ chưa nói về di cư, nhập cư. Họ chưa nói về Hộ chiếu. Họ chưa nói về trồng cần xa hay buôn lậu. Họ chưa chỉ trích, chưa ta thán, chưa nói về đúng sai. Họ chỉ im lặng làm theo mệnh lệnh của lương tri và trái tim mình.

 Họ là người Anh. Người Anh có một câu ngạn ngữ rằng: ♥️ “Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào”…♥️

 Sự im lặng ấy nhân văn gấp vạn lần những lời rao giảng về đạo đức đầy trí trá của bọn ngoa ngôn.

Nguồn: Nguyễn Tiến Tường

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2558518067599887&id=100003251555957

Image may contain: one or more people, people standing and text

ĐÂY THỰC SỰ MỚI LÀ ĐẤT NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN

Image may contain: 7 people, people sitting

Oanh BùiFollow

Fb Tuan Nguyen :

ĐÂY THỰC SỰ MỚI LÀ ĐẤT NƯỚC DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN

Người đàn ông đeo kính ngồi ở giữa trong ảnh là Sauli Niinisto – tổng thống Phần Lan.
Hôm 6-10 vừa rồi, ông đến hội chợ sách ở thành phố Turku. Ông đến một mình, không thấy vệ sĩ, để nghe một cuộc nói chuyện về bình đẳng tổ chức tại hội sách.

Vào đến nơi hơi trễ, toàn bộ ghế ngồi không còn, ông ngồi bệt xuống bậc tam cấp lối đi giữa mọi người, tay cầm sách và nghe.

Không ai để ý ông cả. Đến khi bức ảnh này lên mạng thì mọi người mới biết. Còn thêm tấm ảnh khác nữa: ông đi mua sách như mọi người, mua một chồng sách ôm không xuể. Nhiều người bình luận hình ảnh này chỉ có ở Phần Lan.

Phần Lan cũng là quốc gia phát triển bậc nhất dựa trên nền tảng văn hóa, văn hóa đi trước, kinh tế theo sau.

Phần Lan một quốc gia bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2, phải nhận trợ cấp của Unicef, không sở hữu nguồn tài nguyên phong phú nào ngoài gỗ, quặng đồng và thủy điện, Phần Lan đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nước này giàu vì GDP đầu người lên tới hơn 45.000 USD (2017), tuổi thọ trung bình cao, (78 tuổi với nam giới và 84 tuổi với nữ giới), tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới, phúc lợi xã hội tốt, hệ thống cảnh sát và ngân hàng đáng tin cậy bậc nhất. Nước này có 4 đảng phái, nhưng các đảng phái này không cạnh tranh loại trừ lẫn nhau mà cùng thành lập ra các liên minh để thảo luận về mọi chính sách trong xã hội.

Người Phần Lan có niềm tin “với tất cả thành viên trong xã hội, tin tưởng hàng xóm, tin tưởng những người hoạch định chính sách, tin tưởng Chính phủ”, đồng thời “đóng thuế vào ngân sách trên tinh thần tự nguyện và vui vẻ”.

Ilkka Taipale, một giáo sư Phần Lan đã cùng cộng sự làm thí nghiệm vứt 100 ví tiền trên phố thì tới 95% số đó được người dân nộp cho sở cảnh sát. Hay theo một cuộc thử nghiệm về tính trung thực toàn cầu, cứ 12 chiếc ví bị cố tình bỏ quên ở thủ đô Helsinki thì có 11 chiếc được trả lại cho chủ nhân.

Từ một nước kém phát triển, bị chiến tranh tàn phá, Phần Lan vươn lên giàu có bậc nhất thế giới, để lại bài học cho mọi quốc gia: Không quốc gia nào mãi mãi nghèo.

Theo: Tapchihoaky com

5 điều hối tiếc nhất trong cuộc đời mỗi người

5 điều hối tiếc nhất trong cuộc đời mỗi người

điều hối tiếc nhất

Giá như tôi đã dành thời gian cho gia đình; giá như tôi đã gặp gỡ bạn bè thường xuyên hơn… Đó là một trong những điều mà người ta thường cảm thấy tiếc nuối khi thời gian không còn nhiều.

Bronnie Ware sinh sống ở Australia. Cô làm công việc là chăm sóc những bệnh nhân thường chỉ còn sống được trong thời gian ngắn. Đa số những bệnh nhân của cô đều không thể vận động, nên công việc chính của cô là chăm sóc và lắng nghe những tâm sự của họ. Trong suốt 8 năm làm công việc này, cô đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và nhận ra đa số họ có những “điểm chung” về những điều nuối tiếc trong cuộc đời của họ. Cô cũng đã xuất bản cuốn sách “The Top Five Regrets of the Dying” tạm dịch Top 5 điều hối tiếc trong cuộc đời. Với mong muốn những chia sẻ này sẽ giúp cho những người đang sống có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Cuốn sách đã bán được hàng triệu bản trên toàn thế giới.

Cùng xem lại những điều người ta thường cảm thấy hối tiếc nhất trong cuộc sống là gì nhé.

  1. Tôi muốn sống cho chính mình nhiều hơn.

Tôi ước mình có đủ dũng khí để sống cuộc đời thực sự như mình muốn, không phải cuộc đời mọi người mong muốn ở tôi. Điều này có vẻ là điều mà nhiều người cảm thấy hối tiếc nhất. Trong sách, Ware kể rằng nhiều bệnh nhân của cô không cảm thấy thỏa mãn ngay cả khi họ đã đạt được một nửa số giấc mơ họ muốn trong cuộc đời và điều này khiến họ hối tiếc ghê gớm trước khi lìa xa cõi đời. Họ vẫn còn cả một danh sách những điều họ muốn thực hiện, nhưng họ đã không còn kịp thời gian và biết rằng những ước mơ vẫn còn dang dở.

Bạn có đang sống cuộc sống mà bạn đã ước mơ? Đơn giản là làm một công việc mà bạn cảm thấy yêu thích? Đừng chết với những giấc mơ vẫn còn trong trái tim bạn. Hãy sống theo cách bạn muốn ngay bây giờ và đừng chờ đợi sự cho phép của bất kỳ ai.

  1. Tôi cảm thấy hối tiếc vì đã làm việc quá nhiều.

Thông thường, người ta làm việc nhiều hơn với mong muốn mang lại cho gia đình cuộc sống tốt hơn, nhưng lại còn rất ít thời gian để chăm sóc cho gia đình, và đến cuối đời họ cảm thấy hối tiếc về điều đó. Tất nhiên cũng sẽ có trường hợp “Tôi ước là tôi đã chăm chỉ hơn”. Tuy nhiên vấn đề ở đây chính là sự cân bằng giữa công việc và phần còn lại của cuộc sống.

Ware cho biết sự hối hận này đứng ở vị trí thứ hai, dựa trên tần suất cô nghe mọi người nói về điều này. Tất cả chúng ta đều làm việc quá cực nhọc trong cuộc đời mình nhưng tại sao và rốt cuộc chúng ta đang sống vì điều gì? Chúng ta muốn đạt được một số mục tiêu, một số thành tựu, một cuộc sống đủ đầy. Tuy nhiên, tất cả điều này thực sự có ý nghĩa gì? Hãy nhớ rằng: “Người ta làm việc để sống, không phải sống để làm việc”.

  1. Tôi ước mình đã không kìm nén cảm xúc của bản thân.

Đây là điều hối tiếc đứng thứ 3 trong danh sách của Ware. Nó liên quan đến cách bộc lộ “cái tôi”, bày tỏ cảm xúc, tính cách và nội tâm của mỗi người. Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường che giấu cảm xúc thật của mình. Và rồi họ hối tiếc vì đã không đủ can đảm để thể hiện điều đó.

Những bệnh nhân của Ware kể rằng, họ không muốn gây bất hòa với ai, vì vậy họ cố gắng kìm nén cảm xúc của mình dù trong tâm không thoải mái. Điều này khiến họ nảy sinh tâm oán giận. Lâu dài, sự oán giận không được tiêu đi mà càng thêm tích tụ bởi những hiểu lầm và phán xét.

  1. Tôi ước tôi đã giữ liên lạc với bạn bè.

Nhiều người vào cuối cuộc đời hối hận vì mất liên lạc với bạn bè. Họ đã bỏ lỡ tình bạn và họ ước đã nỗ lực nhiều hơn để giữ liên lạc với bạn bè. Hiện tại chúng ta có thể coi bạn bè là chuyện đương nhiên và không quan tâm tới. Nhưng hãy nhớ, họ sẽ không luôn luôn ở quanh bạn. Nếu bạn bỏ lỡ một người bạn, hãy cố gắng liên lạc lại với họ qua Facebook, email hoặc một số hình thức liên lạc khác. Họ có thể cũng nhớ bạn và rất vui mừng khi nhận tin từ bạn.

Vì sao chúng ta cần bạn bè? Bởi chính họ sẽ giúp chúng ta đi trọn cuộc đời và gắn bó với chúng ta qua những thăng trầm. Cuộc sống có thể đưa bạn theo các hướng khác nhau, nhưng nó không nên làm cho bạn xa cách họ. Hãy nhấc điện thoại lên và trò chuyện với họ; bạn sẽ không bao giờ hối hận vì đã mở rộng vòng tay.

  1. Tôi ước tôi đã sống hạnh phúc hơn.

Điều này có vẻ thật ngạc nhiên, có người sẽ nói, làm sao tôi có thể sống hạnh phúc khi cuộc sống quá buồn chán, thời tiết thì nóng, ra đường thì đầy khói bụi, kẹt xe, công việc thì buồn tẻ, thu nhập lại thấp, sếp thì khó tính, chưa kể còn cô đơn… Nhưng sự thật là chúng ta có quyền lựa chọn cảm xúc của mình đối với sự việc đã và đang xảy ra. Hay nói cách khác, sống một cuộc đời vui vẻ hay buồn chán thì đó là quyết định ở chính chúng ta cả thôi.

Trăm năm đời người vốn chỉ trong cái nháy mắt, vậy tại sao chúng ta lại lãng phí thời gian chỉ để phàn nàn những điều nhỏ nhặt? Chẳng phải vui vẻ, hạnh phúc sẽ tốt hơn sao? Nó không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn, mà còn khiến cuộc sống của bạn thăng hoa hơn, có nhiều mối quan hệ tích cực hơn.

Lời nhắn gửi:

Trong tác phẩm kinh điển Nhà Giả Kim của Paulo Coelho, có một đoạn đối thoại giữa nhà vua xứ Salem và anh chàng chăn cừu như sau: “Vận mệnh chính là điều ta luôn muốn đạt được. Khi còn trẻ ai ai cũng biết vận mệnh của mình. Trong đoạn đời này mọi sự đều đơn giản và người ta mơ mộng đủ thứ về những điều họ muốn làm trong đời. Nhưng rồi, theo thời gian, một sức mạnh bên ngoài sẽ tìm cách thuyết phục rằng con đường ta mơ ước sẽ không thể nào thực hiện được đâu.”

Bạn thân mến, bạn có đang là một trong những người bị “sức mạnh” bên ngoài áp đảo? Bạn có bao giờ tự hỏi: ta là ai, tại sao ta sinh ra trên đời này, tại sao ta không trở thành người như ta muốn… Nếu đã đọc qua bài viết này, đâu đó có thể bạn sẽ nhận ra rằng, cuộc đời này là của chính bạn và chỉ chính bạn mới biết được mình cần gì cho cuộc sống vốn dĩ trôi qua rất nhanh.

Trần Anh (theo Guardian)

ĐÀN BÀ HAY ĐÀN ÔNG ĐỀU NÊN ĐỌC BÀI VIẾT NÀY

ĐÀN BÀ HAY ĐÀN ÔNG ĐỀU NÊN ĐỌC BÀI VIẾT NÀY

Đọc để ngẫm, để thấm, để hiểu

  1. Hãy nhớ người ở cạnh bạn lúc khó khăn, mới là người thương bạn nhất.
    Người mà chỉ vui khi bạn giàu có, chỉ là người yêu tiền của bạn thôi.
    Người ở cạnh bạn ngay lúc bạn xấu xí nhất mới là người yêu bạn nhất.
    Người chỉ hớn hở khi thấy bạn xinh đẹp, chỉ là người muốn “ngủ’ với bạn thôi!

    2. Đàn bà dù có giỏi giang và thành đạt đến nhường nào. Đến khi rũ bỏ lớp quần áo trên người xuống, vẫn chỉ là bờ vai gầy guộc bị mài mòn theo bão giông của cuộc đời. Vậy nên hãy đối xử tốt, yêu thương vợ mình, trân trọng mẹ mình

    3. Đàn ông biết bênh vợ là đàn ông khôn. Đối với đàn bà, ngàn lời chê trách của thiên hạ cũng không bằng một lời chê của chồng

    4. Đàn ông thường không trân trọng người phụ nữ mình đang có
    Mà chỉ tập trung dòm ngó những người phụ nữ không thuộc về mình.
    Đến lúc hối hận cũng không kịp

    5. Đời phụ nữ …
    Tim là của bố mẹ
    Thân xác là của chồng
    Thời gian là của con
    Chỉ có nếp nhăn là của mình mà thôi!

    6. Chẳng ai sinh ra mà đã hợp nhau
    Một chút nhường nhịn, một chút chịu đựng
    Thêm một chút nhẫn nại
    Và có cả một chút hy sinh vì nhau nên
    Tình yêu mới bền vững

    7. Quen biết một người là do duyên phận
    Hiểu được một người là do kiên trì
    Chinh phục được một người dựa vào trí tuệ
    Có thể ở bên nhau dài lâu hay không
    Thì phải dựa vào sự bao dung

    8. Không phải cứ bộc lộ ra mới là có chuyện. Người luôn giữ trong lòng luôn là người tổn thương sâu sắc nhất. Dù sao, khi đã chọn sự im lặng cũng là lúc khoảng cách dần tăng và con người ta không còn muốn gần nhau nữa… Đừng để người phụ nữ của mình im lặng

    9. Tình cảm sẽ chết đi khi niềm tin không còn tồn tại. Tình yêu sẽ khép lại khi không còn hai chữ QUAN TÂM

    10. Vợ đẹp mà bạc tình thì tan nát cả gia đình. Chồng giàu mà vô trách nhiệm thì chỉ là ung nhọt của vợ con

    11. Nhà không thể tự sạch
    Cơm không phải tự chín
    Con không thể tự trưởng thành
    Vì vậy, dù có “ chức cao” cũng đừng xem thường người vợ ở nhà của bạn

    12. Con người ai cũng có lúc rung động “ngoài vợ ngoài chồng” nhưng phải đủ tỉnh táo nhận ra đâu là thoáng qua và đâu mới là yêu thương thực sự.

    13. Phụ nữ thông minh đánh phấn không đánh ghen
    Phụ nữ hiện đại kiếm tiền không kiếm chuyện
    Phụ nữ khôn vừa giữ sắc vừa giữ chồng

    14. Sau này cưới ai hay nhận lời yêu ai cũng vậy:
    – Chọn vội sẽ nhầm
    – Làm vợ chứ không làm bồ
    – Làm người duy nhất chứ đừng ham thứ nhất
    – Hôn nhân có thể trễ nhưng không có quyền sai…

    Lele Pham

 From: Lucie 1937

Tâm Sự Của Một Người Việt Vừa Làm Kết Hôn Giả Để Đi Mỹ

Tâm Sự Của Một Người Việt Vừa Làm Kết Hôn Giả Để Đi Mỹ

Hôm qua, trên mạng xã hội Facebook, NTH đã chia sẻ câu chuyện của một người bạn bỏ 50.000 USD làm giấy kết hôn giả…. để sang định cư Mỹ. Câu chuyện nhanh chóng nhận được số lượng lớn lượt thích và chia sẻ.

“Đứa bạn vừa chạy xong suất kết hôn giả để đi Mỹ với giá 50.000 đô, hoàn thành giấc mơ trở thành công dân của đất nước cờ hoa mà nó ấp ủ bấy lâu nay.

Nó phân bua với tôi, với ngần ấy tiền, ở Việt Nam tau được gọi là tỷ phú, có thể sống phè phởn khi nhà cửa có sẵn, công việc ổn định nhưng tau vẫn phải đi. Mày biết vì sao không?

Đơn giản là qua Mỹ với giá đó, tau có thể chỉ là một thợ nail bình thường nhưng con cái tau sau này sẽ được thụ hưởng nền giáo dục Mỹ miễn phí, thứ mà mày phải mất gần 20 nghìn đô mỗi năm nếu như muốn con mày có nó ở Việt Nam.

Tau cũng sẽ chỉ mua một chiếc Lexus RX 350 có hơn 50 nghìn đô, thứ mà mày cũng phải mất gấp 3 để nó lăn bánh ở Việt Nam trong khi đường sá thì như shit, xăng, dầu, thuế, phí lại ở trên trời.

Ngoài ra tao và gia đình tao sau này sẽ được hưởng một môi trường trong lành, một bãi biển sạch để tắm, một chế độ an sinh hợp lý, một nguồn thực phẩm sạch đã qua kiểm nghiệm kỹ càng, và quan trọng là tau có thể nói bất cứ gì tau muốn mà không sợ ngồi tù… Những thứ này thì dù mày có là đại gia ở Việt Nam, mày và gia đình cũng không bao giờ được thụ hưởng.

Bỏ ra 50.000 đô, hơn một tỷ ông cụ để làm được điều đó, tính ra tao lãi lớn chứ có lỗ đâu mày.

Cái đất nước này giờ đã tan hoang, biển thì chết, môi trường lại ô nhiễm nghiêm trọng, ăn uống thì toàn hoá chất độc hại, thuế, phí thì hơn cả thời Pháp thuộc, chất lượng cuộc sống thì ngày càng đi xuống… báu gì nữa mà lưu luyến mày ơi.

Nghe nó nói xong tôi chỉ biết lặng im cúi đầu. Cái thằng, nói đúng thế thì lấy gì để bắt bẽ nó đây. Trước khi đi nó còn bồi thêm câu, mày ở lại xây dựng xã hội chủ nghĩa cho tốt nhé, tao qua xứ giãy chết cho bọn nó bóc lột đây.

Kiểm ra ai đểu hơn thằng này cũng khó. Thôi mày đi vui vẻ, tao cũng đang gắng để được như mày đây!” Heheheeeee

Image may contain: one or more people

CÓ AI HIỂU KHÔNG?

Ngo Thu

CÓ AI HIỂU KHÔNG?

Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước (quả đấm thép) đã nợ lên đến 1.454.668 tỷ đồng, tương đương với 63 tỷ USD.

Đây là số tiền mà chính phủ phải đứng ra bảo lãnh để nước ngoài cho doanh nghiệp vay. Nếu đến hạn mà các “quả đấm thép” không trả được, thì chính phủ phải tăng giá, tăng thuế, nạo vét thêm tài nguyên khoáng sản, đưa thêm người đi XKLĐ….mới có mà trả cho họ, chứ bọn nước ngoài đó có biết thằng nào là Vi-na-sin, thằng nào là Vi-na-lai, thằng mô là EVN, TKV, PVN…. mà đi đòi?

Việt Nam hiện có khoảng hơn 24 triệu hộ gia đình. So với số nợ trên thì bình quân mỗi hộ phải gánh tầm 60 triệu (# 1 năm lương của CBCNVC) hic!

Đọc báo, thấy Thụy Sĩ phát không cho dân của họ mỗi người 50 triệu/tháng mà không cần phải làm gì. New Zealand thì sẽ xem xét cấp tiền định kỳ hằng tháng cho dân, bất kể tình trạng lao động của họ như thế nào. Còn Na Uy thì mỗi người dân được hưởng 4,6 tỷ từ lợi nhuận của nhà nước. Nghe phát thèm!

Thế quái nào bọn đó không có lãnh tụ vĩ đại, không có ông bác nào để học tập và làm theo tấm gương, chả có ánh sáng Mác – Lê soi đường chỉ lối, không có tư tưởng bác đếch nào làm kim chỉ nam, chả có đảng sáng suốt quang vinh tài tình nào lãnh đạo…..thế mà sao dân nó sướng dữ vậy trời? Còn xứ Vệ ni có đầy đủ tất cả mà tổng công ty, tập đoàn nhà nước rờ vô đâu là lỗ đến đó. Tài nguyên đào lên bán cũng lỗ, Thủy điện dùng nước trời miễn phí cũng lỗ, xăng dầu tăng giá liên tục cũng lỗ, thậm chí đến in tiền cũng lỗ…..để dân đen phải gánh nợ công, gánh luôn cả nợ doanh nghiệp, là sao?

Móa! Đéo hiểu nổi!

https://www.facebook.com/100003019675969/posts/2289314531179180/

No photo description available.

Tin nóng: Cảnh sát Anh tin rằng 39 nạn nhân trong xe container đều là công dân Việt Nam

Đài Á Châu Tự Do
Tin nóng: Cảnh sát Anh tin rằng 39 nạn nhân trong xe container đều là công dân Việt Nam

Hôm thứ Sáu ngày 1-11-2019, Trợ lý cảnh sát trưởng hạt Essex, Anh Quốc – Tim Smith viết trên Twittter cho biết họ tin tường rằng 39 người tử nạn trong thùng xe container hôm 23-10 vừa qua đều là người Việt Nam.

“Lúc này, chúng tôi tin rằng tất cả nạn nhân đều là công dân Việt Nam, và chúng tôi đang liên lạc với chính phủ Việt Nam.

Chúng tôi cũng đang liên hệ trực tiếp với một số gia đình ở Việt Nam và tại Anh Quốc, và chúng tôi tin rằng mình đã xác nhận được danh tính cho gia đình một số nạn nhân”, hãng tin Reuters trích lời ông Tim Smith cho biết.

No photo description available.

Nhục Quốc Thể Là Đây

Nhục Quốc Thể Là Đây

Cách đây chưa lâu, cô Lạc Lạc du khách Đài Loan và người bạn đến Sài Gòn ( Thành phố Hồ Chí Mình) đi du lịch, cô kể rằng nhân viên sân bay đã làm tiền trắng trợn hai cô khách lạ (cô Lạc xinh xắn dễ thương như tiểu thư Hồng lâu mộng).

“Chào mọi người! Tôi tên là Lạc Lạc, tôi đã trở về Đài Loan rồi.

Trong lúc chờ xe khách, tôi xin được chia sẻ với mọi người những việc không thuận lợi xảy ra ở Việt Nam.

Dưới đây là những chuyện có thật bản thân tôi đã trải qua, chứng kiến trong chuyến đi sang Thành phố Hồ Chí Minh lần này, nhằm giúp mọi người đề cao cảnh giác khi sang Việt Nam.

CHUYỆN ĐẦU TIÊN,

khi chúng tôi mới sang Việt Nam, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, bạn tôi xếp hàng làm thủ tục hải quan. Bạn tôi để visa của cô ấy trong túi, kéo xăng tia bất cẩn làm rìa trên của tấm visa bị tróc một góc, hoàn toàn không ảnh hưởng đến nội dung viết trên tấm visa, cuốn hộ chiếu cũng không bị rách. Hải quan nói với cô ấy rằng visa đã bị hỏng, không thể sử dụng được nữa, nên muốn nhập cảnh phải đưa tiền cho anh ta. Cô bạn tôi rất lo lắng, không biết phải làm thế nào thì viên công an hải quan đòi lấy 1000 Đài tệ. Bạn tôi chỉ còn cách đưa tiền để được nhập cảnh.

Thật kỳ lạ, chính phủ Việt Nam có nhận Đài tệ không, tại sao không nhận Đô la Mĩ hoặc đồng Việt Nam mà đòi nhận Đài tệ ? Tôi rất hoài nghi là viên công an hải quan này muốn tự nhận đút lót, chứ không phải chính phủ quy định.

Đó là chuyện thứ nhất.

CHUYỆN THỨ HAI

cũng xảy ra ở sân bay. Sau khi nhập cảnh chúng tôi gọi Taxi Grab đi ra khách sạn, nhưng sân bay quá lớn, taxi không tìm thấy chúng tôi ở đâu. Lúc đó ở sân bay có một nhóm người ập đến bảo rằng có taxi đưa chúng tôi đi, chúng tôi thỏa thuận xong giá tiền, họ kéo hành lý chúng tôi đi nhanh, chúng tôi sợ mất hành lý nên chạy nhanh theo họ. Họ kéo đến một góc vắng người, ở đó đều là người của họ, rồi để hành lý lên xe, chúng tôi cũng lên xe ngồi.

Tài xế mới bảo rằng trả tiền trước khi đi, chúng tôi bèn lấy ví tiền ra, anh ta vừa thấy ví tiền của chúng tôi bèn thò tay giật lấy tiền, cô bạn tôi cố sức giữ mà không được, vì trời tối quá nên không biết đã mất 1 triệu.

Sau đó anh ta đòi chúng tôi cho tiền típ, chúng tôi bảo không có, anh ta bảo chúng tôi xuống không chở nữa.

Lúc đó có một người khác đến, cũng là người của họ cả, đòi chở chúng tôi như giá thỏa thuận ban đầu mà không cần tiền típ.

Về đến khách sạn, chúng tôi phát hiện ra đã mất 1 triệu. Chính phủ của họ hình như không quan tâm quản lý mấy chuyện này?

CHUYỆN THỨ BA

cũng xảy ra ở sân bay, khi chúng tôi quay trở về Đài Loan. Tôi đến quầy làm thủ tục check in, làm xong nhân viên hãng hàng không đưa trả lại cho tôi hộ chiếu có kẹp vé bay trong đó. Chúng tôi bèn đi vào trong xếp hàng làm thủ tục hải quan, khi anh công an hải quan mở hộ chiếu ra chỉ còn thấy vé bay chứ không thấy tờ visa nữa. Tôi nghĩ tờ visa của mình đánh rơi ngoài quầy check in, vì họ kiểm tra thấy visa mới cấp cho tôi vé bay. Tôi bèn chạy trở lại quầy check in báo với họ, lúc này bạn bè của tôi đều làm xong thủ tục xuất cảnh. Nhân viên hãng bay nói cô không thấy visa tôi ở đó, bảo tôi đến tìm công an hải quan của sân bay nhờ giúp đỡ.

Tôi đến tìm gặp công an, họ dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ, sau đó đóng cửa lại nói chuyện với tôi. Anh ta hỏi tôi muốn về Đài Loan không ? Dĩ nhiên là tôi muốn về rồi, thật là một câu hỏi ngu ngốc. Anh ta nói với tôi có 2 phương án lựa chọn, một là trở lại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh tìm Sở Ngoại vụ báo cáo sự việc, đợi họ trong 1-2 ngày làm việc cấp lại visa khác, hai là tôi đưa tiền cho anh ta, anh ta sẽ giúp tôi xử lý nhanh gọn để lập tức đáp máy bay về Đài Loan luôn. Trong lòng tôi nghĩ mình không muốn ở lại nơi ma quỷ này chút nào nữa nên chọn phương án 2.

Trong túi tôi lúc này còn 100 Đô la Mĩ, tôi bèn đưa cho anh ta, anh ta bảo vẫn chưa đủ. Nhìn thấy trong ví tôi còn khoảng 3000 Đài tệ, tiền này tôi định giữ lại về đến Đài Loan còn phải trả tiền taxi, anh ta bảo tôi đưa luôn 3 tờ tiền màu xanh lam mới chịu giúp tôi tìm lại visa. Rốt cuộc tôi phải đưa anh ta tất cả 100 Đô la Mĩ và 3000 Đài tệ.

Sau đó anh ta đi ra khỏi phòng, chừng 2 phút sau quay trở lại mang theo tờ visa của tôi. Rốt cuộc thì tôi đã tìm thấy visa của mình, mà không phải tôi tìm thấy, là anh ta giúp tôi …tìm thấy. Anh ta bảo đã giúp tôi xử lý xong sự việc.

Tôi đã nhận lại được visa, nhưng tiền của tôi đã không nhận lại được. Tốt thôi, ít nhất là tôi không phải xếp hàng làm thủ tục hải quan nữa, mọi người đang xếp hàng rất dài, anh công an đó dắt tôi đi ra cửa sau, không cần kiểm tra visa nữa mà trực tiếp đi ra máy bay.

Xin hỏi, chỉ cần có tiền là được xuất cảnh, vậy còn phải cấp visa làm gì nữa? Đây là đất nước ma quỷ gì vậy?

Tóm lại, chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh 4 ngày 3 đêm của chúng tôi, 3 sự cố ngoài ý muốn đều xảy ra ở sân bay, tôi nghĩ sân bay Tân Sơn Nhất là nơi nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn trong thời gian đi chơi ở trong nội thành, những người chúng tôi gặp đều rất thân thiện. Lúc sắp sang đây mọi người bảo cẩn thận trong thành phố vì hay có nạn giật đồ, nhưng tôi thấy sân bay mới là nơi đáng sợ nhất.

Nếu mọi người có đến Việt Nam du lịch, tôi khuyên mọi người đề cao cảnh giác, chú ý giữ kỹ đồ đạc tùy thân của mình, các loại xe trong sân bay cần tránh xa, nếu muốn đi thì nên đi Taxi màu trắng (có lẽ là Vinasun) hoặc gọi Grab.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm du lịch của tôi, hy vọng có thể giúp đỡ mọi người”.

Fb Nguyễn Thành

Image may contain: 3 people, text

KHÔNG CHỈ 39 NGƯỜI

Lê Vi
KHÔNG CHỈ 39 NGƯỜI

Fb Huỳnh Ngọc Chênh

Nếu chỉ có 39 người, hay 100 người, hay cả 1000 người bằng mọi giá, kể cả sinh mạng, bỏ quê hương xứ sở ra đi tìm đất sống thì cũng không có gì để nói, ngoài chuyện thương xót cảm thông với họ.

Nhưng chỉ kể từ ngày mở cửa ra làm ăn với thế giới, từ ngày đất nước đã thoát ra khỏi đêm đen bao cấp, đến nay, chưa thống kê đầy đủ cũng ước tính đến hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi vì lý do nầy, lý do khác. Chưa nói là ngay vào thời kỳ hiện tại, thời kỳ mà ông Trọng đánh giá “đất nước chưa bao giờ phát triển rực rỡ như thế này”, dòng người bỏ xứ ra đi vẫn không hề giảm xuống. Thì cần phải đặt ra câu hỏi: Tại sao như thế?

Tui về vùng quê ở Hải Dương, thấy hầu như nhà nào cũng có con cái đi xuất khẩu lao động. Trước đây ba năm, cùng nhóm anh em trong Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng về Quảng Bình cứu trợ, chúng tui tìm hiểu cũng thấy rằng đa phần thanh niên ở đó đi xuất khẩu lao động.

Dòng người tìm đường mưu sinh ở nước ngoài bằng con đường xuất khẩu lao động và lấy chồng ngoại là đông nhất. Không ít những người đó, ngay từ khi bước chân đến xứ người đã trốn ra ngoài làm chui, sống chui nhủi bất hợp hợp pháp để tìm đường ở lại. Có người sau khi hoàn tất hợp đồng cũng tìm cách trốn ở lại. Có người đã về nước lại tìm đường ra đi trở lại, cô gái xấu số đáng thương Trà Mi chết ngạt trong container ở Anh là một ví dụ. Những người lấy chồng Hàn quốc, Đài Loan, Tàu cộng… không ít người phải chịu làm kiếp nô lệ tình dục để cứu giúp gia đình.

Dòng người ra đi đông đúc thứ hai, tạm gọi là đi định cư hợp pháp, đó là những người ra đi thông qua hôn nhân (thật và giả), du học (thật và giả), đầu tư nước ngoài (thật và giả)… Dòng người nầy phần lớn nằm trong phân khúc giàu có là gia đình doanh nghiệp, là gia đình quan chức tham ô, là quan chức nghỉ hưu… họ ra đi mang theo hàng tỷ đô la kiếm được. Scandal ầm ĩ mới nổ ra trong phân khúc giàu có này là 9 người “đi nhờ” chuyên cơ của bà Kim Ngân rồi trốn lại Hàn Quốc.

Dòng người thứ ba là những người bất đồng chính kiến, nạn nhân bị đàn áp vì hoạt động tôn giáo, hoạt động công đoàn, hoạt động nhân quyền, bị cướp nhà đất… Hiện đang có hàng ngàn đồng bào đang tị nạn ở Thái Lan, sống lây lất, chờ nước thứ ba đón nhận. Đó là đồng bào Thượng ở Tây Nguyên, đồng bào H’mông Tây Bắc, đồng bào Cồn Dầu bị cướp đất, tìn đồ Tin Lành, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, anh chị em hoạt động xã hội dân sự bị truy bắt, người tham gia các cuộc biểu tình chống Tàu cộng bị áp bức…

Tại sao sau hơn 40 năm hòa bình, sau gần 30 năm mở cửa làm ăn, thoát đêm đen bao cấp, mà dòng người ra đi vẫn tấp nập và không có dấu hiệu giảm xuống? Cái gì phải làm họ lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn thiêng liêng đối với họ để lưu lạc xứ người xa lạ, trong đó có nhiều người chấp nhận sống chui, chấp nhận lao động chui cực nhọc, chấp nhận làm nô lệ tình duc…?

Công bằng mà nói trong dòng người ra đi, không phải tất cả đều vì bị áp bức bất công, bị đàn áp chính trị, có thể hơn phân nửa là vì lý do kinh tế. Nhưng lý do kinh tế nào không từ nguyên nhân cơ bản là chính trị. Nhà cầm quyền cai trị đất nước như thế nào mà sau hơn 40 năm hòa bình vẫn để kinh tế bê bết đến nỗi người dân phải bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực?

Ông Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu với cử tri đã giành phần yêu nước, giành phần trách nhiệm và luôn tự hào “chưa bao giờ đất nước phát triển rực rỡ như ngày hôm nay” có khi nào tỉnh táo lại, tự vấn lương tâm, để trả lời câu hỏi trên hay không?

Ở vị trí lãnh đạo, yêu nước là yêu tất cả người dân, trách nhiệm với toàn dân, phải biết xót thương đến từng số phận đau khổ của từng người dân, không phân biệt đối xử, phải thấy trách nhiệm của mình trước những người dân thiếu đói, trước những số phận bị áp bức phải vô gia cư, phải lưu lạc xứ người. Không biết cá nhân ông và trung ương đảng 200 người của ông có ai đang thật sự đổ nước mắt vì 39 đồng bào mình chết ngạt trong container đông lạnh ở Anh?

Đương nhiên nhà cầm quyền cộng sản không vô can trong cái chết thảm thương của 39 đồng bào, nhưng chúng ta, tất cả người dân Việt Nam thất phu hữu trách cũng không vô can trong án mạng thảm khốc gây chấn động cả thế giới này.

Chúng ta hèn nhát nên để một nhà cầm quyền như thế tồn tại quá lâu.

Chú thích hai ảnh: 8 thằng ăn cướp trên một mét vuông tại bến xe và 9 nhân viên an ninh trên một mét vuông tại nhà dân lành.

Image may contain: 1 person
Image may contain: 3 people, people standing, people walking and outdoor

Gần nửa dân số Mỹ nghèo đói và sống bấp bên? Á Đù…

Image may contain: one or more people, people sitting and text
Ngô Trường AnFollow

Á ĐÙ !

Tôi gọi điện hỏi cô em bên Mỹ:
– Lúc này gia đình em làm ăn thế nào? Thu nhập có giảm nhiều không?
Nó trả lời:
– Dạ, cũng ổn định anh. Chồng em mới được tăng lương thì thu nhập tăng hơn chứ giảm sao được?
– Ôi, may quá! Thế mày chạy đến nhà chú 8, dì 6 với con út xem tận mắt thử bà con mình sống thế nào rồi báo cho anh biết nha!
– Sao? Có điều gì mà anh lo lắng vậy? Anh định quyên góp tu sửa mộ phần ông bà phải hôn?
– Ồ không! Tại vì anh vừa đọc báo, nghe nói bên Mỹ có gần nửa dân số nghèo đói và cuộc sống bấp bênh, tình trạng rất đen tối…
…..
Bà mẹ! Tôi chưa kịp nói hết câu, thì nó đã quát lên:
– Đến bây giờ mà anh còn nghe cộng sản nói hả? Nước Mỹ nghèo đói, cuộc sống bấp bênh, vậy bọn lãnh đạo chúng nó đưa con cái qua đây làm gì? Thời đại nào rồi mà anh còn tin vào những lời dối trá, bịp bợm như thế? Ngu vừa thôi. Tít..tít….
– Alo, alo!!! Á đù! Nó cúp máy mẹ rồi kìa! Mày dám chửi anh mày ngu hả con kia? Móa nó!