Ông Robert Funseth và ngưòi tù chính trị Việt nam.

Ông Robert Funseth và ngưòi tù chính trị Việt nam.

Tác giả: Phùng văn Phụng 

Theo tin từ báo Người-việt :

“Ông Robert L. Funseth, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được xem như là một ân nhân của chương trình H.O vừa mất sáng nay, Thứ Sáu ngày 25 Tháng Chín, 2015 lúc 10 giờ 20 tại bệnh viện ở Arlington, Virginia. Hưởng thọ 89 tuổi”.

“Ông bị té từ ngày Labor Day, té trong nhà, không ai biết. Vài ngày sau thân nhân mới biết ra, và cảnh sát đến nhà, mở cửa. Vì hàng xóm không thấy báo picked up trước nhà nên hàng xóm mới gọi con cháu của ông ở xa và họ kêu cảnh sát đến, cảnh sát mở cửa thì mới thấy ông té trong nhà chắc cũng 1,2 ngày rồi.”

Funsett

 

 

 

 

Di ảnh ông Robert  L. Funseth

Ông Robert Funseth từng giữ chức Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam.

Với nỗ lực không ngừng của ông Funseth, sau bảy năm, kể từ năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã ký xong bản thỏa hiệp vào ngày 30 Tháng Bảy năm 1989 đồng ý đưa 300,000 tù nhân chính trị, những cựu quân nhân VNCH cùng gia đình họ, đến định cư tại Hoa Kỳ theo Chương trình H.O (Humanitarian Operation).

Ông là người “được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư (báo Nguoi-viet)

Ông Robert Funsett nhớ lại: Khi tôi được đề cử về làm việc cho văn phòng Đặc trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao kế hoạch cứu tù chính trị được đạt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hổ trợ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc .

Năm 1982 tôi gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Hà Văn Lâu và đưa đề nghị cho thân nhân của những người đang cư ngụ tại Mỹ và thành phần tù chính trị được nộp đơn định cư “

Gặp gỡ rất nhiều lần khác nữa mãi đến ngày Ngày 30/07/1989, Phụ tá Robert Funsett và thứ Trưởng Vũ Khoan ra thông báo chung loan báo hai bên thoả thuận về ” một chương trình tái định cư tại Hoa Kỳ những người được thả ra từ các trại “cải tạo” và gia đình mà có ý muốn di cư sang Hoa Kỳ”

Tâm Tình Tri Ơn

Sau năm 1975, đa số viên chức, quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa “thơ ngây” đi trình diện, rồi ở tù khổ sai trong các trại cải tạo miền rừng núi Bắc Việt (Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng…hay ở trong các miền rừng núi âm u của miền Trung , hay nhiều trại cải tạo ở vùng xa vùng sâu ở miền Nam v.v..). Sống trong trại cải tạo, trong nhà tù của cộng sản, bị đói triền miên, còn phải lao động vất vả cuốc đất, trồng khoai, cày bừa, trồng lúa dưới trời nắng như đổ lửa vào mùa hè, trời lạnh thấu xương dưới những cơn mưa phùn gió bấc hai ba tháng liên tục vào mùa đông, sống chết không biết ngày nào, lúc đó mới biết hy vọng được đi Mỹ từ trong các trại cải tạo là nguồn an ủi vô biên, động viên cho anh em lý do hy vọng để tiếp tục sống.

Đến khi được về với gia đình, họ đâu có được tự do, luôn luôn có người theo dõi, kiểm soát, kềm kẹp .

Mỗi sáng thứ hai phải trình diện công an, trong tuần qua làm gì, gặp ai, nói gì.

Đi đâu khỏi phường, khỏi quận cũng phải xin phép công an.

Khi cần họ bắt chúng tôi, những tù chính trị, đào đất, làm mương, đấp đường đi, cơm nước phải tự túc mang theo .

Nếu không có ông Funsett thì cuộc đời của tù chính trị và con cháu ngày hôm nay sẽ ra sao?

Tất nhiên ai cũng biết là rất khổ sở, con cái không được học hành tới nơi tới chốn. Làm ăn lam lũ, không đủ sống. Còn bị công an theo dõi trông chừng kiểm soát, đâu có làm ăn gì được.

Khó khăn, nghèo đói, khổ sở là tất yếu.

Đa số những tù nhân chính trị có trình độ lớp 11 trở lên vì có Tú Tài I mới được đi sĩ quan Thủ Đức, mang cấp bậc chuẩn úy. Ngày xưa, trước năm 1975 muốn đậu Tú Tài I rất khó khăn thường kết quả các kỳ thi chỉ khoảng 30 phần trăm thi đậu, còn 70% thi rớt.

Thành phần đi tù sau năm 1975 thông thường là thành phần ưu tú của người miền Nam. Thành phần này cộng sản không dung, mà nhà nước cộng sản còn muốn tống xuất tất cả những quân nhân, công chức có trình độ, có khả năng dưới chế độ VNCH ra khỏi Việt Nam (khoảng 300,000 người)

Vì sao vậy? vì họ dùng “ hồng hơn chuyên” hầu như đa số người tài được đào tạo từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa hay ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc đều bị loại trừ vì nghi ngờ, không tin cậy họ. Thành phần ưu tú này khi ra nước ngoài họ đã đem tài năng, sức lực đóng góp rất nhiều cho các nước mà họ định cư, các nước đã cưu mang họ trong bước đầu khó khăn và con cái của thành phần ưu tú này đã rất thành công trong môi trường mới nếu không tốt nghiệp Đại Học thì cũng làm ăn khá giả hơn so với đất nước mà họ đã sinh ra, đã loại trừ họ, không cho con cái họ học hành vì thuộc thành phần “ ngụy quân, ngụy quyền”.

Còn ở trong nước cùng dòng máu da vàng, cùng ngôn ngữ, cùng huyết thống nhưng do lòng căm thù, nghi ngại họ đã bị phân biệt đối xử, không phải chỉ công chức, quân nhân dưới chế độ cũ mà ngay cả thành phần làm ăn khá giả cũng bị loại trừ bị đánh tư sản và con cháu ba đời của họ cũng bị loại trừ không cho học hành và không được làm nghề nghiệp đúng với khả năng của họ.

Định cư ở đất nước văn minh, họ tìm thấy được sự tự do, bình an và hạnh phúc thực sự vì họ không bị kỳ thị cũng như bị làm khó dễ, kiểm soát, canh chừng như ở Việt Nam.

Khoảng ba trăm ngàn H.O. thành phần ưu tú miền Nam bị tống xuất đi Mỹ chưa kể số người ưu tú khác như kỹ sư, bác sĩ, kỹ nghệ gia, thương gia giỏi thành công ở miền Nam đều tìm các trốn chạy khỏi chế độ cộng sản như vậy có phải :

Đó là một hiện tượng “chảy máu chất xám” vĩ đại chưa từng có bao giờ trong lịch sử Việt nam.

Lòng khoan dung của người Mỹ

Nếu không căm thù lấy sự khoan dung để đối xử với người miền Nam thì ngày nay chắc chắn chẳng có ai sống lưu vong ở nước ngoài, cùng nhau chung lo xây dựng đất nước, tài năng họ được trọng dụng thì ai lại bỏ đi . Nếu học được bài học khoan dung của người Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc của Mỹ bắt đầu vào ngày 12 tháng 04 năm1861. Bốn năm sau ngày 9 tháng 04 năm 1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc. Tướng bại trận và binh lính miền Nam được đối xử tử tế, không có ai bị đi tù mà mồ mả của tử sĩ miền Nam cũng được tôn trọng .

Nếu lấy tình thương đối xử với nhau thay vì lấy căm thù, phân biệt đối xử thì ngày hôm nay đất nước đã phát triển đâu có thua gì Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan…mà sự chia rẻ trong dân tộc cũng đã được hòa giải từ lâu rồi.


Tượng vị tướng Robert E Lee

Tại sao người Mỹ đã đối xử với đối phương có lòng khoan dung và tha thứ như vậy, nhờ đó mà nước Mỹ đã đoàn kết được dân tộc và giữ vai trò lảnh đạo thế giới như ngày hôm nay. Phải chăng họ đã thấm nhuần tinh thần Ki tô giáo: “ Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ đã ngược đãi anh em” (Mt 5 câu 44)

Tác giả: Phùng Văn Phụng 

10/2015

Đọc bài dưới đây mới thấy sự hoà hợp, hòa giải thực sự đúng nghĩa.

Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc của Nguyễn Hòa Bình

Robert Funseth, ân nhân của HO, qua đời ( báo Nguoi-viet.com)

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay