From: Suong Quynh
Hạ Đình Nguyên – Phần 1
Thật thú vị, khi tự hỏi: “Ông Trọng thuộc loại người nào?”. Trong khi làm vườn, quét sân, đốt lá, hay nhổ cỏ tôi luôn tự hỏi mình, tôi có thiên kiến, định kiến, thành kiến gì với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chăng, mà cứ nghe ông phát biểu, là tôi bị cảm lạnh hoặc mất ngủ! Mất ngủ mỗi lần nghe ông nói, từ khi ông lên làm Tổng Bí thư cho đến nay. Rồi cố quên ông đi, nhưng mới đây nữa, với Hội nghị Trung ương lần 4 vừa kết thúc, lại phải nhìn ông và nghe ông đọc diễn văn, dù có người bảo, nghe làm gì cho mệt! Vốn là công dân bình thường, rất xa Hà Nội, không quen biết hay quan hệ hay… tư thù cá nhân gì với ông, vậy mà cứ khó chịu. Lại tự hỏi, vì sao ông ấy có thể trở thành Tổng Bí thư của một Đảng có chiều dài lịch sử như thế? Do đâu ông lại được tái nhiệm lần thứ hai? Và vì sao mấy trăm người ở Ban Chấp hành Trung ương lại nhất tề bầu ông? Tôi nghĩ đây là thắc mắc và cũng là nỗi ray rứt của nhiều người, chứ không riêng ai. Có lẽ lời giải đáp mù mờ nhất, mà cũng khả dĩ ổn nhất, ấy là do vận nước đã đến hồi… phải như thế! Có thể ông là nút thắt cuối cùng của một tiến trình suy
sụp “đúng quy trình”? Sự lên ngôi của ông là kết quả của tiến trình đi xuống tiệm tiến 20 năm, và đến ông, liệu là sự kết thúc một thời đại mà ông gọi là “rực rỡ nhất lịch sử”? Và thật là thú vị, khi đọc tựa đề bài viết của tác giả Thuận An cách đây không lâu: “Ông Nguyễn Phú Trọng là loại người nào?“. Đây là một câu hỏi cần thiết, và nó có chút tương ứng cái tính tò mò có sẵn trong tôi về con người nổi tiếng và đặc biệt ấy. Tìm hiểu về ông cũng là điều lý thú, về tính đặc trưng hiếm có ở cá nhân ông, lại bởi ông không phải là người dân đơn thuần, mà là người ở vị trí cầm vận mệnh của đất nước này, theo nguyên tắc ông là người của công chúng. Ngoài cái lý lịch mặt trắng thư sinh(1) từ nhỏ đến lớn ông bám vào con chữ mà nổi lên thành một lãnh tụ số một của Đảng Cộng sản Việt Nam, hẳn ông phải là người thế nào chứ! Ông ấy nổi tiếng về những câu/ý mà ông phát biểu. Nhiều lắm, và rất điển hình. Nhưng chỉ xin dẫn vài điều có thể là đặc trưng về tính cách của ông đang còn gây ấn tượng đậm đà trong dư luận. Đặc điểm 1: Lập trường cách mạng kiên định với tầm thế giới. Sau khi đắc cử chức Tổng Bí thư lần I với lời hứa là sẽ “đột phá” cái gì đó rất lằng nhằng, ông xuất ngoại sang Cuba với bài diễn văn làm chấn động trong chính trường thế giới, đến độ bà Tổng thống Brasil, với vai chủ nhà đứng ra mời khách, đã vùng vằng bực dọc, hủy bỏ chuyến đón tiếp ông mà không xin lỗi tiếng nào. Đoàn đại biểu do ông dẫn đầu phải quay về sớm, chuyên viên trong đoàn phải bở hơi tai đăng ký xin lại lịch trình bay phức tạp qua gần 20 nước. Bài diễn văn độc đáo đã bộc lộ ý chí mãnh liệt của ông: Muốn tái dựng phong trào Cách mạng xã hội chủ nghĩa, ít nhất là ở quy mô các nước đang phát triển, mà Việt Nam đang là tấm gương chiếu sáng (đọc lại bài diễn văn ấy là thấy ngay). Trong khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc rời bỏ chủ nghĩa xã hội để trở thành chủ nghĩa bá quyền mèo trắng mèo đen, ông nuôi tham vọng đưa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông, sớm trở thành ngọn cờ đầu của phe xã hội chủ nghĩa. Bà Tổng thống Brasil quá mừng rằng đã (suýt) được tiếp xúc với một linh hồn từ thế kỷ 19 mới hồi sinh. Sự kiện này tuy đã thành một sự cố gây dư luận ồn ào trong nước và ngoài nước, nhưng nó biểu trưng tínhcách mạng kiên định nơi ông, như ông đã thấm nhuần trong sách giáo khoa của trường Đảng. Dân gian thường nói: kẻ điếc thì “dũng cảm”, vì không nghe được tiếng súng. Ông đã kiên trì đề cao và nâng niu, trang trí lại cái chủ nghĩa mà nhân loại đã sợ chết khiếp gần thế kỷ nay! Đặc điểm 2: Biểu trưng người miền Bắc và có lý luận. Ở tầm nội trị, để chuẩn bị cho sự thành công Đại hội 12 của mình, ông khoanh vùng về việc bầu cử: “Tổng Bí thư phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận”. Và câu nói cũng nổi tiếng: dân chủ đến thế là cùng, vì mọi điều tiếng không hay ông đều bỏ ngoài tai. Buồn cười thật! Đành rằng miền Bắc Việt Nam là có trước miền Nam, dân Việt từ miền Bắc mà Nam tiến theo chiều dài lịch sử mở nước và dựng nước, nhưng đâu đơn giản là kẻ ra đi (Nam tiến) kém hơn người ở lại? Sao ông cả gan dám nói về đề tài mà ông không từng học hành? Tri thức cải biên Lê-Mao của ông không bao gồm môn lịch sử, xã hội học, dân tộc học… Trong lịch sử Việt Nam chưa có một ông vua hay quan nào dám phát biểu như vậy. Trong thời đại này, cái ý tưởng ấy lại càng dị hợm hơn. Nó lạc hậu về mọi loại kích thước. Và lại nữa, phải là người “có lý luận”. Cái lý luận thì xưa nay vốn vô cùng vô tận. Mà thế nào là “có lý luận”? Mà có nhất thiết phải là lý luận Lê-Mao theo cái ông học và cách ông hiểu, mới được gọi là lý luận chăng? Ông muốn kích hoạt cho tinh thần người miền Bắc nhằm tạo vây cánh, hay chỉ muốn loại trừ những người ở phía Nammà lý luận bốc đồng như thế? Đằng nào thì cũng không ổn! Phát biểu ấy, nếu ông sinh hoạt trong một chi bộ nghiêm khắc nào đó, có thể bị kiểm điểm ít nhất là ba ngày chưa xong, và bị hạ tầng công tác, vì ngoài cái tính nói càn, lại mắc phải tội kỳ thị địa phương, gây mất đoàn kết trong bộ Đảng và trong nhân dân. Xóm tôi ở có khối người “có lý luận”, kể cả lý luận Mác-Lê, mà thuộc loại origin nữa, họ học và đọc từ nguyên bản chứ chẳng phải từ sách chế, mà hà tất phải là người Bắc mới có. Mà cũng có cả người Bắc di cư vào từ 1945, 1954, 1975 và liên tục cho đến nay, không thiếu, mà cũng giỏi lý luận lắm. Xác định cái sự “có lý luận” bởi cái bằng “Mác-Lê – Xây dựng Đảng” như ông, thì cũng có người có nốt, tuy ít người thích học, và cũng không dám khoe khoang. Theo ý ông, dù người có lý luận như ông mà không phải là người Bắc là không được, mà dù người Bắc như ông mà không có lý luận – giống như ông – cũng không được. Thì chỉ còn ông thôi, đúng không? Cũng có nhiều người bàn luận về chuyện này, và họ cười ngất trong quán xá và các chỗ vui chơi. Thực tế phải thừa nhận ông là người miền Bắc, và có lý luận – dù cái lý luận ấy ra sao – ông vẫn rất độc đáo và không thể không nổi tiếng: trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, nay mới có một Tổng Bí thư như thế! Đặc điểm 3: Một người không tham vọng quyền lực. Để hướng dẫn/khống chế đại biểu trong chuyện bầu cử Quốc hội, ông đã ra chỉ thị rất ngon lành: “không đưa vào danh sách ứng cử những người có tham vọng quyền lực”. Và cái Chỉ thị 244 do ông đạo diễn đã trắng trợn tước quyền dân chủ của Đảng viên đại biểu: “không được ứng cử, không được quyền chấp nhận đề cử” những ai bị khoanh vùng bởi Bộ Chính trị mà ông là người chủ trì. Đây là chỉ thị để cả Đảng thi hành. Không những chỉ là Quốc hội, ông cũng đã đưa ra tiêu chí này khi tiến hành tổ chức Đại hội Đảng 12. Đi sâu để phân tích cái “Có tham vọng quyền lực” thì tác giả Thuận An đã nói kỹ xin không lặp lại, nay có lẽ cả quan và dân cả nước đang quẩn chân không biết làm sao để chứng minh thế nào là “có tham vọng quyền lực” nằm trong bụng của ai đó để “không bầu vào Quốc hội”? Và không có cái tham vọng ấy thì phải có cái gì thay vào đó chứ? Chắc cái ấy là loại siêu quyền lực xã hội chủ nghĩa vốn rất khó hiểu chăng? Thế mà mọi việc cũng đã xong xuôi. Ông thuyết phục được mọi người trong Đảng, và mọi người trong Đảng đã để cho ông thuyết phục. Điều đáng kinh ngạc lần này là ở cái Đại hội Đảng do ông cầm đầu, đã bầu ông. Liệu có gì bí ẩn bên trong Đảng, hay bên ngoài… biên giới Quốc gia? Chẳng ai tiếc rẻ gì những kẻ ra đi, nhưng lại ngỡ ngàng về người ở lại. Có thể phác họa sơ bộ về ông với bốn điểm đậm đặc sau: – Cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để (cho Thế giới thứ 3) –