Nhà hoạt động trẻ Nguyễn Anh Tuấn vừa đến định cư tại Canada dưới sự bảo trợ của một tổ chức châu Âu chuyên bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền gặp hiểm nguy trên thế giới.
Nguyễn Anh Tuấn từng được biết đến với biệt danh “sinh viên tự thú” khi vào năm 2014, lúc còn là một sinh viên ở Việt Nam, trong một hành động nhằm phản đối việc Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bị đưa ra toà xét xử vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, anh đã gửi đơn cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố mình vì cũng có “tàng trữ” tài liệu mang nội dung chống đối Nhà nước.
28-04-2011, Một sinh viên Việt Nam, anh Nguyễn Anh Tuấn, vừa gửi đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tự thú việc “tàng trữ” một số bài viết của TS Cù Huy Hà Vũ.
“Từ sau chuyện Đồng Tâm hồi tháng Giêng 2021. Chuyện bắt đầu là khi đó có những rủi ro về mặt an ninh. Do đó, tôi phải tạm lánh trong Việt Nam. Nay đây mai đó, lúc thì chỗ này lúc ở chỗ khác để tránh rơi vào tầm kiểm soát của bên cơ quan an ninh. Và chuyện kéo dài trong suốt hai năm, hơn hai năm, ngay cả trong thời gian dịch bệnh”, Nguyễn Anh Tuấn kể lại với VOA.
“Sau đó khi có những chuyện riêng của gia đình, tôi trở ra lại Hà Nội và phải sống dưới sự kiểm soát rất chặt của bên phía cơ quan an ninh. Tôi có nhớ một lần lúc đó con còn nhỏ và phải đi mua thuốc. Hôm đó trúng vào ngày Chủ nhật có sự kiện thánh lễ cầu nguyện cho Ukraine, được tổ chức ở nhà thờ Cửa Bắc Hà Nội, tôi nhớ là như vậy. Nhưng khi tôi bước ra khỏi căn hộ của mình thì người an ninh chặn lại, người ta cấm cản không cho tôi đi mua thuốc. Những cái chuyện như vậy càng lúc diễn ra càng nhiều hơn và khi bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng là tôi có thể bị bắt, tôi đã quyết định rời khỏi Việt Nam”.
Nguyễn Anh Tuấn là một trong những gương mặt trẻ khá nổi bật trong giới hoạt động tại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc chuyên ngành Hành chính Công vào năm 2012, Tuấn bắt đầu đi khắp thế giới, với hơn 20 nước trong vòng 3 năm, để học tập và vận động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Anh từng cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang và một số nhà hoạt động khác tham dự buổi Kiểm định định kỳ phổ quát về Nhân quyền của Việt Nam ở Geneva, Thuỵ Sĩ, vào năm 2014, tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền quốc tế, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc… để báo cáo tình hình thực tế và thúc đẩy cho nhân quyền tại Việt Nam.
Để đi đến quyết định rời khỏi Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn cho VOA biết anh đã mất nhiều thời gian suy nghĩ mới đi đến quyết định khó khăn này.
“Chính quyền người ta cũng thay đổi chính sách. Người ta coi mỗi người hoạt động, mỗi tù nhân chính trị như một món hàng để trao đổi. Do đó, người ta muốn giữ lại chứ không muốn ai đi đâu. Tôi hiểu tất cả những chuyện đó nên sau một thời gian dài suy nghĩ, tôi quyết định là phải chủ động tìm cách cho mình. Mình không muốn bị rơi vào hoàn cảnh như vậy. Thực sự nếu mình vẫn còn ở Việt Nam thì trước sau gì cũng bị bắt bớ, giam cầm và bị đưa vào hoàn cảnh là bị coi như một ‘món hàng’ thì đó là điểm mà chính mình không chấp nhận được”.
Nguyễn Anh Tuấn cho biết lúc đầu anh chỉ định tạm lánh khỏi Việt Nam một thời gian.
“Sau khi qua nơi tạm lánh được khoảng mươi ngày, vợ con tôi cũng định bay sang để ở cạnh nhau thôi, nhưng khi ra sân bay thì bị cấm xuất cảnh. Khi làm việc, họ nói rõ là họ giữ vợ tôi lại để tôi trở về nước trình diện với họ, làm việc với họ”.
Trong thời gian ở đất nước tạm dung, một tổ chức đối tác đã từng làm việc nhiều năm với Nguyễn Anh Tuấn là Protect Defenders EU, có trụ sở đóng tại Brussels, Bỉ, biết được tình trạng của anh nên giới thiệu với chính phủ Canada.
“Họ là một tổ chức nhân quyền có ký biên bản ghi nhớ với Chính phủ Canada cho một chương trình tái định cư đặc biệt gọi là chương trình tái định cư toàn cầu dành cho người bảo vệ nhân quyền gặp rủi ro, do đó chính phủ Canada đã chấp nhận hồ sơ của tôi và cho gia đình tôi tái định cư tại Canada”, Tuấn cho biết thêm.
Nói thêm về lựa chọn “đi” hay “ở” của các nhà hoạt động tại Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn cho rằng không có một “mẫu số chung” cho quyết định liên quan đến cuộc đời và hoàn cảnh của mỗi cá nhân người hoạt động.
“Tôi tin tưởng chuyện là mỗi người hoạt động ở mỗi thời điểm trong cuộc đời của họ, họ sẽ biết được đâu là việc cần làm, nên đưa ra quyết định như thế nào để vừa có thể đảm bảo được an toàn để tiếp tục hoạt động, tranh đấu, và như thế nào để cho việc hoạt động tranh đấu đó có hiệu quả nhất có thể vào mỗi giai đoạn cụ thể. Nó sẽ khó có một câu trả lời cho tất cả, khó có một mẫu hình nào cho việc hoạt động, mà mỗi người hoạt động, mỗi cá nhân sẽ phải tự cân nhắc vì đó là cuộc đời của họ”, Nguyễn Anh Tuấn giải thích.
Khi được hỏi về bức tranh có vẻ “ảm đạm” hiện nay về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhà hoạt động trẻ vẫn nuôi một cái nhìn tích cực và đầy hy vọng vào khoảng không gian hẹp nhỏ nhoi trên không gian mạng ở Việt Nam so với tình trạng bị kìm kẹp hoàn toàn ở nước láng giềng Trung Quốc.
“Tự do thông tin dù rất là nhỏ bé ở Việt Nam hiện tại bây giờ thì tôi nghĩ nó vẫn nở ra rất là nhiều hoa trái tốt tươi cho xã hội trong khoảng thời gian vừa qua, nếu không muốn nói rằng là những cái gì mà Việt Nam chúng ta có được có được là một cộng đồng, những người hoạt động tranh đấu có được một cái thế ít nhất là được nhắc đến sự hiện diện trong xã hội, trong các cuộc thảo luận công cộng, tôi nghĩ nó có công rất lớn của sự tự do thông tin dù là nhỏ bé và nó nằm ngoài sự mong muốn của chính quyền trong khoảng thời gian 10-15 năm qua. Tôi nghĩ chừng nào những không gian đó vẫn được duy trì, những sự tự