Khán giả Hà Nôi đón chào nhạc Lê Uyên Phương

  • Giọng hát ở tuổi 70 của Lê Uyên dù không còn mạnh và cao vút nhưng vẫn có sức thu hút  đối với  khán giả Hà Nội
  • nghe Lê Uyên hát, ta cảm thây như có người yêu tha thiết, dịu dàng, thùy mị đang bàng bạc ở đâu đó. Như đang nghe  giọng hát của người yêu vừa mộng mị vừa da diết nghẹn ngào.
  • Văn, Nhạc là người vì chúng biểu tỏ và truyền cảm. Do đó Nhạc Lê Uyên Phương sẽ đi vào lòng khán giả Hà Nội.
  • Vì trong nhạc, trong cách trình bầy có cái sâu lắng có tính  nhân bản, nhân văn và khai phóng của nền văn hóa VNCH.
  •  

Ca khúc "Vũng Lầy Của Chúng Ta" (Lê Uyên Phương) - Một chuyện tình đắm ...

 

Lê Minh Lập sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt. Cha của ông vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ . Mẹ là Công Tôn Nữ Phương Nhi – con gái thứ chín của vua Thành Thái.[1] Do giấy tờ bị thất lạc trong thời chiến tranh nên ông phải làm lại giấy khai sinh hai lần, nhân viên làm giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Nghệ danh Lê Uyên Phương là ông lấy chữ Phương trong tên mẹ, cùng với chữ Uyên tên người bạn gái đầu tiên mà ghép thành.

Bài nhạc đầu tay “Buồn đến bao giờ” được ông sáng tác năm 1960 tại Pleiku.[2]

Lâm Phúc Anh lúc đó mới 15 tuổi, là con của một gia đình thương gia khá giả và nề nếp ở khu người Hoa ở Sài Gòn, được gia đình đưa lên Đà Lạt để học trường Tây nội trú. Nhà Lê Uyên Phương và Lâm Phúc Anh ở sát nhau – số 18 và 22 Võ Tánh, Thành phố Đà Lạt.

Tôi và anh quen nhau khi tôi mới là nữ sinh 15 tuổi lên Đà Lạt học. Chúng tôi đều là tình đầu của nhau. Ngày ấy, nhà tôi và chỗ anh sống chỉ cách một căn. Tôi được nhiều người theo đuổi, còn anh hơn tôi 11 tuổi, trông xấu trai nhưng ánh mắt rất đáng yêu. Anh thường đứng ở gốc mít nhà bên, hay nhìn trộm tôi.

Lâm Phúc Anh kể, tôi cũng nhớ như in buổi tối hẹn hò đầu tiên với anh. Hôm đó, anh đưa tôi đi nghe nhạc, chơi tặng tôi violin bản Con thuyền không bến. Khi anh quay lưng, tôi nhận ra chiếc quần anh có hai miếng vá chằng chịt, to bằng bàn tay.

Lúc đó, tôi nghĩ: “Mình phải yêu người này thôi. Mình là con nhà giàu nhưng lại bất tài, còn anh ấy nghèo, xấu nhưng tài năng biết mấy”. Tôi còn khắc ghi hình ảnh căn nhà ở số 18, Võ Tánh, Đà Lạt sau bao năm xa cách. Vẫn bảng số nhà, màu sơn ấy, vẫn là cây cầu thang ọp ẹp phủ bụi mờ. 

Mặc cho bị gia đình cấm đoán, để chứng minh tình yêu đích thực, trong sáng dành cho thầy giáo, cô trò nhỏ Lâm Phúc Anh đã từng dùng tới thuốc ngủ để được “chết” vì yêu. Còn thầy giáo cũng bị cuốn theo tiếng gọi của tình yêu, từng bỏ cả giảng đường âm thầm về Sài Gòn để gặp người tình bé nhỏ.

Chính thời điểm này, nhạc sĩ đã hiểu được nỗi chia xa khủng khiếp và bởi vậy một loạt các ca khúc đẹp viết về tình yêu được ra đời như: Chiều phi trường, Không nhìn nhau lần cuối, Lời gọi chân mây, Đưa người tuyệt vọng, Vũng lầy của chúng ta, Còn nắng trên đồi…

Tình yêu của hai người đã vượt qua tất cả mọi thử thách, mọi rào cản và trở thành cặp vợ chồng nghệ sĩ mang giọng hát và tiếng đàn đến khắp Sài Gòn và Đà Lạt. Hình ảnh chàng nhạc sĩ với mái tóc bồng bềnh với lãng tử chơi ghita sánh vai với cô ca sĩ có đôi mắt như biển mộng cùng hòa giọng ngọt ngào ấm nồng làm nức nở triệu trái tim yêu nhạc.

Hai người kết hôn vào năm 1968. Hầu hết các ca khúc của Phương từ đây về sau đều tặng vợ.

Mùa xuân năm 1970, nhà thơ Đỗ Quý Toàn từ Sài Gòn lên Đà Lạt họp với anh em hướng đạo sinh. Người thân của Lê Uyên Phương cho ông Toàn nghe một băng cassette mà Lê Uyên Phương thu tại nhà. Ông Toàn giật mình nói với người thân rằng làm sao thu xếp để ông Toàn gặp Lê Uyên Phương vào ngày hôm sau. Lần gặp ấy, ông Toàn nói với anh: “Bất cứ lúc nào anh xuống Sài Gòn thì gặp tôi”. Trong kỳ nghỉ Tết, Lê Uyên Phương cùng vợ xuống Sài Gòn và gặp lại Đỗ Quý Toàn. Đỗ Quý Toàn giới thiệu Lê Uyên Phương cho nhà báo Đỗ Ngọc Yến, một người hoạt động phong trào văn nghệ sinh viên. Ông Yến tổ chức cho Lê Uyên Phương buổi biểu diễn đầu tiên tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ.

Lúc đó, có nhiều phóng viên hỏi Lê Uyên Phương là ai? Ông buột miệng chỉ vợ rồi nói: “Đây là Lê Uyên. Còn tôi là Phương”. Từ đó Lâm Phúc Anh gắn liền với nghệ danh Lê Uyên. Lúc hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.

Trong vòng 19 ngày, Lê Uyên Phương biểu diễn liên tục các show cho sinh viên Văn khoa, Luật khoa, Sư Phạm, Y Khoa, rồi tới Đài Truyền hình Việt Nam lẫn quán cà phê Con Nai Vàng của nhạc sĩ Cung Tiến.

Từ Đà Lạt đến, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã đem một luồng gió mới đến cho âm nhạc miền Nam vào những năm mà cuộc chiến bước vào thời kỳ khốc liệc qua các bài hát song ca cùng người vợ trẻ Lê Uyên. Giới trẻ sinh viên, học sinh đã đón nhận cặp song ca này nòng nhiệt.

Nhờ vậy, Lê Uyên Phương có được hợp đồng biểu diễn tại 5 phòng trà Sài Gòn, mỗi đêm hát thù lao là 5000 đồng cho mỗi điểm biểu diễn 3 bài (lương giáo viên của anh hồi đó là 5, 6 ngàn/tháng) trong vòng bốn năm.

Từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên Phương đã đem đến một luồng gió mới cho tân nhạc Việt Nam với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải và đôi khi bàng bạc, triết lý như “Bài ca hạnh ngộ”, “Dạ khúc cho tình nhân”, “Lời gọi chân mây”, “Vũng lầy của chúng ta”… được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt.

Mỗi ca khúc của Lê Uyên Phương đều mang cảm thức hạnh phúc lẫn chia lìa. Bởi theo Lê Uyên Phương, tình yêu của một chàng trai 27-28 tuổi mang trong mình căn bệnh quái ác không biết ra đi lúc nào, với cô gái phơi phới mới lớn như Lâm Phúc Anh, đối với ông là quá lớn.

Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương vượt biên sang đảo Pulau Bidong, đến định cư tại Miền Nam California, Hoa Kỳ. Đây là nơi ra đời hai cô con gái Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

Năm 1984, Lê Uyên bị trúng đạn lạc từ hai băng đảng thanh toán nhau nên phải ngừng biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc hải ngoại. Khoảng thời gian sau tai nạn đó, cả hai lặng yên sắp xếp lại cuộc sống chứ không phải chia tay như nhiều lời đồn thổi. Mãi đến năm 1990, Lê Uyên mới trở lại sân khấu với tiết mục trong chương trình Paris By Night số 11.

Lê Uyên Phương mất vì bệnh ung thư phổi ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine).

Sau khi Lê Uyên Phương qua đời năm 1999, Lê Uyên đã đứng ra thực hiện được hai CD gồm một số ca khúc của Lê Uyên Phương. CD thứ nhất là Yêu nhau khi còn thơ gồm những nhạc phẩm đầu tay của Lê Uyên Phương sáng tác từ đầu thập niên 1960, phần lớn được ra đời ở Pleiku là nơi Lê Uyên Phương đã từng dạy học một thời gian, trước khi trở về Đà Lạt. CD thứ hai nhan đề Tình như mây cõi lạ, gồm 9 nhạc phẩm trong tổng số trên 40 bài nhạc phổ từ thơ của Lê Uyên Phương.

Tại Việt Nam đến ngày hôm nay của năm 2023, Phương đã đạt di nguyện rằng âm nhạc của ông trải dài từ Đà Lạt xuống Sài Gòn và không hề mai một trong lòng khán giả. Quan trọng hơn, khán giả chỉ thừa nhận Lê Uyên Phương qua việc Lê Uyên không thể hát nhạc ai khác ngoài nhạc của chồng. “Ngay cả khi Phương ra đi thì âm nhạc vẫn cứ phải là Lê Uyên Phương, hai người không thể tách khỏi nhau”, ca sĩ Quang Thành nhận xét.

Le Uyen Phuong - Tinh Khuc Cho Em | Thông Tin về như hoa đem tin ngày ...

 

Lê Uyên Phương và Đà Lạt - Sự gắn kết định mệnh

Những tác phẩm thuộc về  một nền văn hóa khai phóng

Tranh minh họa của Đinh Cường

Được xem 94 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay