ĐTC: Con người phải đặt ở vị trí trung tâm chứ không phải tiền bạc

ĐTC: Con người phải đặt ở vị trí trung tâm chứ không phải tiền bạc

Chuacuuthe.com 1

VRNs (17.11.2014) Sài Gòn- theo zenit- Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng để công việc, nghề nghiệp trên thế giới được thăng tiến người ta phải dựa trên Lời Chúa và phải biết thường xuyên cầu nguyện.

Đó là lời phát biểu của ĐTC hôm 14.11 nhân dịp Đại hội các nhà kinh tế thế giới hàng năm tại Rome. ĐTC nhắn nhủ họ rằng có một “cám dỗ lớn” là hay đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích chung.

ĐTC nhắc họ nghĩ đến một thực tế của những người thất nghiệp: “Theo điều tra mang tính chuyên môn, các bạn đã thấy rõ một thực tế là hiện nay có rất nhiều người công việc bấp bênh, và số khác thất nghiệp; nhiều người trẻ vất vả tìm việc”.

Đức Thánh Cha mời gọi các chuyên gia kinh tế rằng hãy đặt lợi ích chung của mọi người trên lợi ích riêng của mình.

Điều này “Đòi buộc nơi tất cả mọi người”, đặc biệt là những người làm việc trong các lĩnh vực kinh tế tài chính”, nhằm đóng góp một cách tích cực trong vai trò xây dựng cuộc sống hằng ngày, dẫu biết rằng có những điều lệ, lịch sử và khuôn mặt riêng.”

Để làm điều này, cần phải có đời sống cầu nguyện và sống Lời Chúa đồng thời phải biết “đi ra” gặp gỡ và giúp đỡ những người nghèo, người bị bỏ rơi.

Chống lại cách sống thực dụng

ĐTC nói rằng nền kinh tế và tài chính là những chiều kích hoạt động của con người, và là những cơ hội để “gặp gỡ, đối thoại, hợp tác, nhận ra những giá trị chân thật, phục vụ không đòi đền đáp và thăng tiến phẩm giá công việc.” ĐTC nhấn mạnh rằng nhân phẩm con người phải được ở trung tâm chứ không phải là tiền bạc.

Tiền không thể trở thành cứu cánh và nguyên do cho mọi hoạt động.

Nếu để tiền bạc làm cứu cánh thì người ta sẽ sống “thực dụng”, và không còn “tôn trọng con người”, hậu quả dẫn đến “sự sụp đổ sâu rộng các giá trị như sự đoàn kết và tôn trọng người khác.”

ĐTC khuyến khích các chuyên gia kinh tế hãy có “sự lựa chọn để thúc đẩy kinh tế và phúc lợi xã hội cho toàn thể nhân loại, giúp tất cả mọi người có cơ hội phát triển khả năng riêng của mình.”

ĐTC kêu gọi họ luôn có trách nhiệm trong hành động, thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp, nuôi dưỡng lòng trung thành, công lý và tình huynh đệ, để giúp “giải quyết các vấn đề nơi người nghèo với lòng can đảm đặc biệt.”

ĐTC nói thêm: “vấn đề chính không phải là giải quyết hết được các thách đố về kinh tế nhưng làm sao khơi lên và nuôi dưỡng một nền đạo đức trong kinh tế, tài chính và công việc. Cần thiết để gìn giữ các giá trị của tình đoàn kết qua việc thể hiện lưu tâm đến các nhu cầu của người khác.”

ĐTC nói: “Nếu chúng ta muốn trao tặng cho thế hệ tương lai một môi trường cải thiện, một di sản kinh tế, văn hóa và xã hội tốt đẹp thì chúng ta phải đồng trách nhiệm làm việc có tính toàn cầu hóa trong tinh thần đoàn kết.”

Hoàng Minh

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay