DIỄN GIẢI CHÍNH TRỊ MYANMA MỘT CÁCH DỄ HIỂU NHẤT.

 

DIỄN GIẢI CHÍNH TRỊ MYANMA MỘT CÁCH DỄ HIỂU NHẤT.

1/Aung San Suu Kyi bị chính quyền quân phiệt(quân đội) bắt giam trong 15 năm.

2/ Aung San Suu Kyi chiến thắng chế độ độc tài quân phiệt, được bầu lên bởi nền dân chủ non trẻ năm 2015.

3/Aung San Suu Kyi ngó lơ và biện minh cho quân đội đàn áp người Rohingya, một sắc dân thiểu số Hồi giáo.

4/ Aung San Suu Kyi vẫn được sắc dân chiếm đa số Phật giáo tin tưởng và bỏ phiếu cho.

5/ Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt giữ trong cuộc bầu cử năm 2020 bởi quân đội trong khi vẫn được đa số dân theo Phật giáo tin tưởng.

Từ đây nảy sinh vấn đề :

– Aung San Suu Kyi có phải là lãnh đạo độc tài không ?

– Ai chịu trách nhiệm chính trong việc đàn áp người Rohingya?

Câu trả lời :

– Aung San Suu Kyi không phải là nhà lãnh đạo độc tài vì Myanma có 2 phe đối lập nhau : quân đội và NTD.

– Phe quân đội mới là kẻ chịu trách nhiệm chính trong vụ đàn áp người Rohingya, Aung San Suu Kyi chỉ là kẻ không lên tiếng bảo vệ sắc dân này.

Từ đây nảy sinh ra mâu thuẫn :

– Nếu cho rằng Aung San Suu Kyi độc tài đáng bị lật đổ thì lại trao chính quyền về tay quân đội, những kẻ chịu trách nhiệm chính trong vụ đàn áp người Rohingya chứ không phải bà Aung San Suu Kyi . Như vậy những người phản đối bà Aung San Suu Kyi đang giao trứng cho ác.

– Nếu bảo vệ bà Aung San Suu Kyi thì họ cho rằng có lỗi với dân Rohingya, đi ngược với tiêu chí nhân quyền của thế giới. Nhưng không đứng về phía bà Aung San Suu Kyi thì càng phản bội lý tưởng nhân quyền hơn.

– Nếu thừa nhận quân đội bắt bà Aung San Suu Kyi mà không cần thông qua ngành tư pháp độc lập thì phản bội các giá trị dân chủ,pháp trị.

Đặt lên bàn cân qua , cân lại thì thấy ủng hộ bà Aung San Suu Kyi có giá trị cân nặng hơn. Tuân thủ dân chủ và ít phản bội nhân quyền hơn .

Tóm gọn : Hiện tượng bà Aung San Suu Kyi và Myanma là hiện tượng phổ biến của một nền dân chủ khiếm khuyết. Bà Aung San Suu Kyi có đầy đủ ưu khuyết của một lãnh đạo dân chủ chứ không phải là thần thánh như trong chế độ độc tài.

Bà Aung San Suu Kyi nếu không thôn tính quyền lực, đàn áp đối lập để tạo nên một chính quyền độc đảng thì vẫn phải được công nhận bởi đa số người dân Myanma đã bầu nên bà chứ không phải quân đội.

Vấn đề của người Rohingya phải được tách ra và sẽ được các chính phủ phương Tây gây sức ép lên các chính sách của bà sau này.

Một nền dân chủ khiếm khuyết vẫn hơn một chế độ độc tài quân phiệt.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay