Tác giả: Phùng Văn Phụng
Chuyện kể rằng: “Trên tuyến xe lửa đi Paris, có một sinh viên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể nào chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:
– Thưa Ông, Ông còn vẫn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?
Cụ già thản nhiên trả lời:
– Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?
Người thanh niên xấc xược trả lời:
– Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những
chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:
– Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?
Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời:
– Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho Ông, rồi Ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.
Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi:
“Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris”.
(Louis Pasteur, nhà bác học người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vaccin trừ bệnh chó dại. Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức quốc tang và trên đường linh cữu ông đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt. Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như thế. Vậy mà nhà bác học vĩ đại này đã say mê tràng hạt mân côi.) Nguồn:
***
Chuyện về Khổng Tử: Khổng Tử sinh ở ấp Trâu, nước Lỗ năm -551 mất ở ước Lỗ năm -479.
“Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Ba ngàn đồ đệ của Khổng Tử đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm. Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi. Chu vi đất quanh mộ của Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc. Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm, cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh. Nguồn:
https://luatminhkhue.vn/mot-so-dac-diem-ve-noi-dung-tu-tuong-quan-ly-cua-khong-tu.aspx
Nguyễn Hiến Lê viết: “Nhưng tôi cũng tin rằng chỉ độ vài chục năm nữa, tinh thần đó sẽ mất hẳn, con cháu tôi sẽ không cúng giỗ nữa và tôi cho như vậy là tự nhiên, thời đại thay đổi thì phong tục phải thay đổi, (trang 239, sách “Khổng Tử và Luận Ngữ” của Nguyễn Hiến Lê – xuất bản năm 2003).
Từ khi có đại dịch covid 19 xảy ra đầu năm 2020 trên toàn thế giới, hạn chế sự gặp gỡ, tập hơp nhiều người, các đám giỗ cũng đã bớt đi nhiều rồi!
Khi người Việt Nam qua Mỹ sinh sống, rồi vì nhu cầu công ăn việc làm, đi khắp nơi, sống ở các tiểu bang khác nhau. Anh chị em khó tập hợp để làm đám giỗ như lúc còn sống ở Việt Nam, các gia đình sống gần nhau trong làng xã nên khi có đám giỗ rất dễ tập hợp, gặp gỡ với nhau.
Tuy nhiên, có nhiều gia đình đông anh chị em nhưng không thương yêu nhau, không thuận thảo với nhau, mỗi gia đình đều tổ chức đám giỗ riêng tại nhà, không tập hợp được, như vậy mất hết ý nghĩa của đám giỗ. Vì đám giỗ có mục đích giúp con cháu gặp gỡ, yêu thương, hoà thuận cùng nhau và giúp đỡ lẫn nhau khi cần.
***
Chết là hết hay có sự sống đời sau:
Vợ anh Nguyễn, mặc dầu có đi nhà thờ đều đặn, nhưng cũng đã nói với anh Nguyễn nhiều lần rằng: “Nếu tôi có chết không cần làm lễ gì cả, đem vất xuống sông, xuống biển hay bỏ vào thùng rác cũng được. CHẾT LÀ HẾT.”
Chết là HẾT có phải vậy không? Đạo Chúa dạy rằng Chết không phải là HẾT. Sau khi CHẾT có sự sống đời sau. Sự sống thay đổi mà không mất đi. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời (Thánh Phanxicô Assisi).
Cho nên con người, sau khi mất, rất cần bạn bè, người thân, con cháu cầu nguyện cho linh hồn người đã mất. Và tang quyến cũng cần sự chia sẽ nỗi đau buồn để bớt cô đơn, bằng sự hiện diện-trong ngày tang lễ-nhiều khi chỉ cần sự hiện diện đã làm vơi đi nỗi buồn rồi.
Hội Thánh cùng thông công, chúng ta cùng cầu nguyện lẫn cho nhau.
Các Thánh ở trên nước Thiên Đàng cầu nguyện cho chúng ta và thân nhân ở nơi Luyện ngục và chúng ta, Hội Thánh chiến đấu (còn đang sống trên dương thế) cũng có thể cầu nguyện cho thân nhân ở nơi Luyện ngục. Vì sao vậy? Vì trong Kinh Thánh có nói: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ (Mt 18, câu 20)
Chính Chúa chọn con chứ không phải con chọn Chúa.? Vì sao vậy? Vì ân sủng của Chúa lôi kéo, tạo điều kiện gặp gỡ quen biết, để càng ngày con càng đến gần với Chúa Giê su hơn.
Để chi vậy? để con được ơn CỨU ĐỘ, để con có được đời sống VĨNH CỬU sau khi mất. Vì “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gioan 3,16). Có vậy thôi.
Đó là niềm tin. Niềm tin vào sự sống Vĩnh Cửu đời sau, niềm tin vào sự sống lại trong ngày sau hết.
Dân số Việt Nam 100 triệu hiện nay, chỉ có khoảng 7, 2 phần trăm là người công giáo, tin vào sự sống đời sau, sau khi mất. Còn đối với thế giới, tính đến năm 2021, người công giáo chiếm 17,67 % mà thôi (Vatican news).
Thành ra, có được niềm tin, đó là ÂN SỦNG của Thiên Chúa, do đó thực sự ĐỨC TIN là một HỒNG ÂN.
Phùng Văn Phụng
Ngày 22 tháng 09 năm 2024