“Chúng tôi muốn biết”

“Chúng tôi muốn biết”

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-02

09022014-giaminh.mp3

wordpress.com.jpg

Một số bạn trẻ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’.

Courtesy of worldpress.com

Một số bạn trẻ tại Việt Nam hôm nay đưa lên các trang mạng xã hội hình chụp của họ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’. Sinh hoạt mới này của các bạn trẻ hoạt động lâu nay nhắm đến mục tiêu gì?

Quyền được biết

Theo những bạn công khai hình ảnh và bảng viết với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’ thì công dân có quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách Nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, môi trường… Những người này cho rằng đó là một quyền cơ bản của người dân.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, một trong những người tham gia, cho biết về quyền đó như sau:

Vào 12 giờ đêm ngày hôm qua theo giờ Việt Nam, Mạng lưới Bloggers Việt Nam đã chính thức khởi động phong trào ‘Chúng tôi Muốn Biết’.

Trước hết phải nói sơ một chút là quyền tự do ngôn luận có mối quan hệ rất chặt chẽ với quyền tự do tiếp cận thông tin, bởi vì Mạng lưới Bloggers Việt Nam cho rằng quyền được thông tin là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Ngày 28 tháng 9 là ngày là Liên Hiệp Quốc lấy làm Ngày Quốc tế Quyền Được biết.

Luật pháp và hiến pháp Việt Nam mặc dù chưa thật đầy đủ, nhưng hiến pháp Việt Nam đã quy định người dân được quyền tiếp cận thông tin. Tức trong hiến pháp cũng ghi quyền căn bản của người dân Việt Nam; tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế hầu như sự thật là không hề có quyền tự do ngôn luận hay quyền tự do tiếp cận thông tin.

Bản thân tôi chính là một trong những nạn nhân của chính thể chế này, tôi từng bị bốn năm tù giam bởi vì tôi đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chủ quyền- lãnh thổ hay những vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền khác. Cho nên tôi có đủ tư cách để nói rằng ở Việt Nam không hề có quyền tiếp cận thông tin, không có tự do ngôn luận, không có nhân quyền một cách chính đáng như những gì nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam đã ghi trong hiến pháp và luôn nói với công luận rằng Việt Nam có đầy đủ những quyền đó.

Phong trào ‘”Chúng tôi Muốn biết” xuất phát trước hết từ quyền căn bản của mỗi người, mà động cơ để chúng tôi tham gia phong trào này là những sự kiện liên quan đến đời sống của chúng tôi và của cộng đồng.
– Anh Phạm Văn Hải, Nha Trang

Tôi nhắc lại là quyền tiếp cận thông tin là quyền căn bản của người dân cũng như quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ các quan điểm về các vấn đề xã hội hay đất nước mình. Không có nên mọi người phải biết để giành lại các quyền cho mình. Hôm nay tôi nói ‘Tôi muốn biết’ và tôi có quyền được biết vì không thể có một xã hội tiến bộ nếu người dân không được biết những quyết sách mà can dự đến đời sống của mình, nhất là đến sự tồn vong của dân tộc!

Một người tham gia khác từ Nha Trang là anh Phạm Văn Hải cũng cho biết ý thức về quyền được thông tin và động cơ tham gia phong trào ‘Tôi muốn biết’:

Phong trào ‘”Chúng tôi Muốn biết” xuất phát trước hết từ quyền căn bản của mỗi người, mà động cơ để chúng tôi tham gia phong trào này là những sự kiện liên quan đến đời sống của chúng tôi và của cộng đồng.

Điều muốn được công khai

Hai vấn đề được các bạn tham gia cho hay họ muốn chính quyền Hà Nội và đảng cộng sản cầm quyền hiện nay phải công khai đầu tiên là Công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai và hội nghị Thành đô vào tháng 9 năm 1990 giữa các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.

Cô Phạm Thanh Nghiên nói về điều này:

Trước tình hình mối quan hệ rất đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam rất đặc biệt. Đặc biệt (mối quan hệ đó) can dự tiêu cực đến đời sống của người dân Việt Nam. Như chúng ta biết Hội nghị Thành Đô năm 1990, người dân Việt Nam hoàn toàn không được biết, không được tiếp cận thông tin. Một nhóm lãnh đạo Việt Nam nhân danh đảng và nhà nước Việt Nam đã ký kết hiệp định Thành Đô. Mặc dù không được biết nhưng trên thực tế thông tin cho hay sau năm 1990 đảng cộng sản Việt Nam hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào đảng cộng sản Trung Quốc và gây một ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến vận mệnh của người dân Việt Nam, của tổ quốc Việt Nam. Đó là chưa nói đến Công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Sau sự kiện hồi tháng 5 vừa rồi khi Trung Quốc cắm giàn khoan HD981 trong vùng biển của Việt Nam,một số báo chí, thông tấn của Trung Quốc tiết lộ phần nào nội dung của Mật ước Thành Đô. Chính vì thế Mạng lưới Bloggers Việt Nam cũng như nhiều người dân Việt Nam cũng rất lo lắng về vấn đề liên quan mật ước Thành Đô.

Hôm nay tôi nói ‘Tôi muốn biết’ và tôi có quyền được biết vì không thể có một xã hội tiến bộ nếu người dân không được biết những quyết sách mà can dự đến đời sống của mình, nhất là đến sự tồn vong của dân tộc!
– Cô Phạm Thanh Nghiên

Mạng lưới Blogger Việt Nam và nhiều người đấu tranh tại Việt Nam nhận thấy đây là vấn đề cần phải lên tiếng.

Anh Phạm Văn Hải cũng nêu ra thắc mắc về những hành xử của nhà cầm quyển Việt Nam trong các vấn đề liên quan:

Chuyện Trung Quốc kéo giàn khoan qua cách đây mấy tháng và cách cư xử của nhà cầm quyền, cách ứng xử của họ không bình thường, không xứng đáng là của một quốc gia có chủ quyền. Từ đó chúng tôi đặt thắc mắc vì sao có những ứng xử không phù hợp như vậy. Chúng tôi muốn biết đằng sau có cái gì, vì sao mà một quốc gia luôn tuyên bố có chủ quyền mà lại ứng xử như vậy. Phải có cái gì đó đằng sau chứ?

Đánh giá về đáp ứng của chính quyền

Một khi công khai lên tiếng đòi hỏi quyền được thông tin nêu lên như thế, các bạn tham gia mong mỏi hoạt động đó phần nào tác động được đến chính quyền, dù rằng khà năng đáp ứng không mấy cao.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên phát biểu:

Dù có đòi, nói thẳng ra đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đáp ứng; tuy nhiên nó rất khác với việc chúng ta không làm gì, chúng ta không bày tỏ. Tôi xin nói thêm chút nữa, cách đây vài năm khi tôi nói đến Công hàm Phạm Văn Đồng thì tôi phải trả giá 4 năm tù giam. Từ năm 1958 đến năm 2014 là mấy chục năm đảng cộng sản Việt Nam không hề nói đến công hàm Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên khi có sự kiện HD 981 thì đảng cộng sản Việt Nam phải bắt buộc công nhận có công hàm Phạm Văn Đồng. Dẫu thế họ diễn giải theo một cách khác.

Có thể không có kết quả trước mắt, nhưng chúng ta cứ kiên trì, tôi tin sẽ có kết quả. Ngày hôm nay, mặc dù tôi tin đảng cộng sản Việt Nam sẽ không đáp ứng; nhưng chỉ khi chúng ta gây một sức ép chính đáng, thì sự thật sẽ phải được trả về với sự thật.

Anh Phạm Văn Hải cho rằng hoạt động đòi quyền được biết mà các bạn tham gia có thể gặp khó khăn, tuy nhiên các bạn chấp nhận mọi rủi ro để mọi quyền công dân phải được tôn trọng.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay