“Chế độ vô trách nhiệm đẻ ra những con người vô trách nhiệm!”

“Chế độ vô trách nhiệm đẻ ra những con người vô trách nhiệm!”

GNsP

Cha Giuse Phan Đình Trung nói: “hầu như năm nào ở đây cũng bị lũ! Đó là điều bình thường nhưng lũ đợt này là bất thường. Trời mưa thì bình thường nhưng con người lãnh đạo thì bất thường.”

Cha Giuse là người sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh và nay đang là linh mục Chánh xứ Thịnh Lạc, Huyện Hương Khê nơi rốn lũ, đã nhận định về cơn lũ tuần qua như trên.

Cha tiếp tục nhấn mạnh: “Họ đã xả lũ đập thủy điện Hố Hô nhưng đã không thông báo trước vài ngày. Chiều hôm đó (13/10), trong cơn mưa lớn, lúc 5g họ mới thông báo xả lũ thì không cách chi bà con kịp trở tay để di chuyển đồ và súc vật. Người di chuyển được bò bê thì bị mất lúa gạo. Người di chuyển được lúa gạo thì bị trôi thứ khác…”

Cha cho biết thêm: “Vùng này nếu có mưa lớn đến hai ngày cũng không thể ngập lụt được, chỉ ngập khi có đợt xả lũ bất thường từ những người bất thường mà thôi!”

Phải chăng đây là một việc làm vô trách nhiệm và có thâm ý bên trong vì cùng dịp này tại Giáo xứ Phú Yên, nơi cha Antôn Đặng Hữu Nam đang tái khởi kiện Formosa, nhà cầm quyền muốn lái dư luận sang một hướng khác?

Nói về hậu quả của việc vô trách nhiệm cha Giuse Trung cực lực lên án: “Chế độ vô trách nhiệm đã đẻ ra những con người vô trách nhiệm!”

Đúng là một chế độ vô trách nhiệm khi đồng bào mình đang trong cơn lũ thì những người đứng đầu đất nước đang “thao thức” một kế hoạch khác cho riêng mình. Ví như, Trung ương 4 khóa 12 đang họp một cách bình thường về sự tồn vong của Đảng, ông Tổng bí thư Trọng vẫn ung dung ra chỉ đạo chỉnh đốn Đảng và sau đó những người đứng đầu như Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vẫn điềm nhiên đi làm những công việc riêng của họ, như bà Ngân vui vẻ diện áo dài tham dự lễ hội áo dài Hà Nội 2016 v.v… Những hình ảnh như thế không thể biện minh cho việc giới lãnh đạo đã vô trách nhiệm hoặc thờ ơ trước hiện tình khốn khổ của đồng bào mình.

Cha Giuse Trung cũng nói rằng, từ trước đến nay nhà nước chưa hề có một hành động nào thiết thực để giúp bà con giải quyết hậu quả sau cơn lũ như dọn dẹp vệ sinh, giúp bà con ổn định lại cuộc sống.

Cha nói rằng khi nước lũ rút đã phải huy động bà con tín hữu từ Giáo xứ Làng Truông lân cận, nơi không bị ngập đến, để dọn dẹp và vệ sinh ngôi thánh đường của mình bị ngập hơn 1 mét.

clip_image002

Cha Giuse Phan Đình Trung, chánh xứ Thịnh Lạc (bên trái) tại ngôi thánh của ngài vừa được dọn vệ sinh xong sau cơn lũ.Pv. GNsP

Cha cho biết: “gia đình nào cũng bị ngập và họ phải lo dọn dẹp và vệ sinh cho ngôi nhà của họ nên không còn người để làm việc chung cho nhà Chúa”.

Một bạn trẻ trong Giáo xứ cho biết: “chỉ có những người dân mới lo cho nhau và giúp nhau vệ sinh môi trường thôi chứ chưa thấy một tổ chức nào của nhà nước đến để giúp cho dân cả”.

Vệ sinh môi trường sau hậu quả của cơn lũ đều do người dân huy động nhau cùng thực hiện.

Trở lại với việc xả lũ thủy điện Hố Hô, ông Tổng cục phó năng lượng Đỗ Đức Quân nói: “Việc nhà máy thủy điện Hố Hô mở hoàn toàn cửa van xả lũ trong tình huống trận mưa vừa qua là chấp nhận được. Bởi nếu không làm vậy, sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn hồ đập”

clip_image004

Bà con tự huy động nhau để giải quyết hậu quả của lũ, chưa thấy một hội đoàn nhà nước nào đến trợ giúp. Pv. GNsP

Vậy thử hỏi ông tổng cục phó năng lượng rằng, việc lo cho cái hồ an toàn hay tính mạng của người dân cũng như tài sản của họ được an toàn thì điều nào quan trọng hơn?

Hơn nữa ông này còn phán một câu hết sức “bất bình thường”: “việc mở cửa van là tuân thủ quy trình. Việc nhà máy thủy điện Hố Hô mở hoàn toàn cửa van xả lũ trong chỉ đạo xử lý tình huống công trường tại trận mưa vừa qua là chấp nhận được”. (trích từ bài: Tổng cục phó Năng lượng: Thủy điện Hố Hô xả lũ ‘chấp nhận được’ của vnexpress đăng ngày 18/10)

Vậy thử hỏi, khi xây dựng đập thủy điện này, công trình đã không tính đến kế hoạch điều tiết nước trong trường hợp mực nước hồ dâng cao hay sao? Hay nếu xả thì lũ thì phải trong “quy trình an toàn” cho tính mạng người dân sao?

clip_image006

Vệ sinh môi trường là điều cấp bách để trách dịch bệnh sau cơn lũ, nhưng điều này là do bà con tự bỏ công ra mà làm. Pv. GNsP

Nguồn: http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/10/22/che-do-vo-trach-nhiem-de-ra-nhung-con-nguoi-vo-trach-nhiem/

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay