CHỈ LÀ MỘT

CHỈ LÀ MỘT 

LM Nguyễn Cao Siêu

“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly”

Lời của Đức Giêsu đã vang vọng qua hai mươi thế kỷ và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới.  Phải chăng người ta ngầm nhắc nhau rằng ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi vợ chồng?  Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các kitô hữu vẫn tăng.  Sống với nhau suốt một đời trở thành ước mơ khó đạt.

Trong xã hội Do thái giáo thời Đức Giêsu, người phụ nữ không được bình đẳng với nam giới. Người vợ là một thứ tài sản của người chồng, nên chỉ người chồng mới có quyền ly dị vợ, có khi ly dị vì một lý do cỏn con.  Trước câu hỏi: “Chồng có được rẫy vợ không?”  Đức Giêsu kiên quyết nói không.  Ngài bênh vực các bà vợ bị áp chế.  Họ không phải là một món hàng bỏ đi khi không cần.

    Lập trường của ngài đi ngược với nền văn hóa và tôn giáo của thời đó cũng như thời nay.  Điều này khiến các môn đệ của Đức Giêsu có lần bị sốc.  Họ nói: “nếu vậy thì thà đừng lấy vợ thì hơn” (Mt 19, 10).  Hóa ra các ông vẫn cho mình có quyền bỏ vợ nếu muốn.

 Khi người Pharisêu trích sách Đệ Nhị Luật để biện minh cho việc ly dị đúng theo luật Môsê, Đức Giêsu lại trích sách Sáng Thế, để nhấn mạnh đến sự hiệp nhất vĩnh viễn của vợ chồng.  Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.  Điều này nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.  Việc Môsê cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm thời.  Đức Giêsu đến để hoàn chỉnh luật Môsê và khai mở trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa.

 “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp…”  Vậy trong Lễ Cưới, không phải chỉ có hai người yêu nhau, lấy nhau và cam kết suốt đời sống cho nhau.  Hôn nhân không chỉ là bản hợp đồng giữa hai bên.  Còn cần một bên thứ ba là Thiên Chúa, Đấng phối hợp và làm cho hai bên kia nên vợ nên chồng.  Thiên Chúa có mặt trong mỗi Lễ Cưới, và tiếp tục bảo vệ tình yêu, cả khi hai người muốn bỏ cuộc.

 Chung thủy chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.  Khi thịnh vượng, lúc gian nan; khi bệnh tật, lúc mạnh khỏe.  Còn nhiều tình huống khác đe dọa hôn nhân: khi buồn chán và thất vọng về nhau, khi yếu đuối vấp ngã, khi đổ vỡ quá lớn và vết thương quá nặng, khi đời sống vợ chồng trở thành như hỏa ngục…  Những khi ấy, yêu thương và kính trọng nhau thật khó.  Con người bị cám dỗ tìm giải pháp chia tay.

 Chúng ta cầu cho những ai đã và sẽ kết hôn.  Xin cho họ bớt một chút ích kỷ, thêm một chút khiêm tốn, bớt một chút tự ái, thêm một chút phục vụ, bớt một chút tự do đam mê, thêm một chút hy sinh tha thứ…  Nhờ đó họ cộng tác với Thiên Chúa trong việc bảo vệ và tưới bón tình yêu.

 

*****************************************

Lạy Cha nhân ái, từ trời cao, xin Cha nhìn xuống những gia đình sống trên mặt đất trong những khu ổ chuột tồi tàn hay biệt thự sang trọng.

Xin thương nhìn đến những gia đình thiếu vắng tình yêu hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu, những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.

Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.

Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,

những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương

những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,

những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,

những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.

Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ

từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,

từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.

Xin Cha sai Thánh Thn Tình Yêu đem đến hnh phúc cho mi gia đình; nhưng xin cũng nhc cho chúng con nh hnh phúc luôn trong tm tay ca tng người chúng con.  Amen.

 LM Nguyễn Cao Siêu

Cảm động cảnh Giáo hoàng hôn lên đầu cậu bé bại não

Cảm động cảnh Giáo hoàng hôn lên đầu cậu bé bại não
Sáng nay 26/9, khi Giáo hoàng Francis đến Philadelphia- Mỹ, ông đã dừng xe và ra khỏi ô tô để đến hôn lên trán một cậu bé 10 tuổi bị bệnh bại não bên ngoài hàng rào chắn. Một hành động tình cảm và tinh tế của Giáo hoàng khiến người dân ra chào đón ông xúc động trào nước mắt.

Ngay khi thoáng thấy cậu bé Michael Keating đang nằm trên xe lăn phía sau rào chắn, ngài đã yêu cầu dừng xe rồi sau đó bước đến chỗ Michael, xoa đầu rồi hôn lên đầu cậu bé.

  
Giáo hoàng cho dừng xe khi thấy cậu bé nằm trên xe lăn sau hàng rào.

Giáo hoàng cúi xuống hôn và xoa đầu cậu bé.

Chị Kristin Keating, mẹ của Michael, đã khóc nức nở nói lời cảm ơn khi đức Giáo hoàng nắm tay chị và chồng chị, anh Chuck Keating.

Anh Chuck Keating vốn là trưởng ban nhạc trường Trung học Shanahan ở Downingtown. Ban nhạc này đã biểu diễn chào đón Giáo hoàng Francis khi ngài đến Philadelphia trong hành trình cuối cùng của chuyến thăm nước .

“Đó là cảm xúc không thể tin nổi” – Kristin chia sẻ về cảm giác khi được gặp Giáo hoàng và nói rằng chị cảm thấy đã được Giáo hoàng “yêu thương và ban phước lành”.


Kristin Keating, mẹ của cậu bé Michael, khóc nức nở khi nắm tay Giáo hoàng.

Cậu bé Michael Keating được chẩn đoán bị bại não từ khi mới 6 tháng tuổi. Cậu bé bị thiểu năng trí tuệ, có vấn đề về thị lực và thính lực và không thể tự chăm sóc bản thân mình.

Theo tường thuật của CBS News, Michael đã thức dậy từ lúc 2 giờ 15 phút sáng để cùng gia đình đến Philadelphia.

“Khi Giáo hoàng nắm tay con tôi, tôi thấy một nụ cười nhẹ trên gương mặt nó. Với tôi, trong khoảnh khắc ấy có lẽ thằng bé đã cảm nhận được mình đang được ban phước. Còn với cả gia đình chúng tôi, khoảnh khắc ấy thật đẹp và ý nghĩa”- Kristin kể thêm.


Kristin Keating kể rằng đã thấy con trai chị bình tâm và mỉm cười khi được Giáo hoàng ban phước lành. Ảnh: AP

Sau khi gặp Michael, Giáo hoàng Francis cũng đã tiếp tục đến thăm những trẻ em khuyết tật ở Thánh đường nhà thờ Thánh Peter và Paul.

Trong thời gian thăm Mỹ, Giáo hoàng cũng từng gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và có bài phát biểu tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Đã có một sự việc bất ngờ xảy ra khi hôm 24-9 vừa qua, hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Brady đã bị bắt gặp lẻn lên bục phát biểu và lấy trộm ly nước uống thừa của Giáo hoàng Francis đã dùng khi phát biểu trong khi những người khác không để ý vì bận tiễn Giáo hoàng.

Theo tờ Philadelphia Daily News, ông Brady đã cẩn thận mang cốc nước vẫn còn một nửa về văn phòng, uống rồi chia cho vợ và hai nhân viên. Sau đó, ông còn mời thượng nghị sỹ Bob Casey cùng thuộc đảng Dân chủ đến văn phòng mình. Ông Casey cùng vợ và mẹ mình đã nhúng ngón tay vào cốc nước. Sự việc này đã được văn phòng nghị sỹ Casey xác nhận. 

Chi Nguyen Kim Bang goi

Cầu nguyện

Cầu nguyện:
Lạy Cha,
xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau
trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.

Xin cho chúng con đến với nhau
không chút thành kiến,
và tin tưởng vào thiện chí của nhau.

Khi cộng tác với nhau,
xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,
nhờ đó chúng con vượt qua
những tự ái nhỏ nhen,
những tham vọng ích kỷ
và những định kiến cằn cỗi.

Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,
để tìm kiếm chân lý
ở mọi nơi và mọi người,
nhất là nơi những ai khác quan điểm.

Lạy Cha,
xin sai Thánh Thần đến trên chúng con,
để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,
và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.
Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,
xin cho chúng con được triển nở không ngừng
và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.

 
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

Cả gia đình dễ thương quá!

Cả gia đình dễ thương quá! Biểu tượng cảm xúc smile

Ảnh của Hành hương Công giáo.

Hành hương Công giáo với Nguyễn anh tuanNguyen Anh Tuan

“Các con đúng là một lũ điên” là lời mắng yêu cuả ĐTC với gia đình Zemborain, trong khi 4 đưá bé ôm chặt lấy Ngài, không thể rời ra được.
Gia đình anh Catire Walker và chị Noel cùng 4 đứa con đã thực hiện thành công một chuyến du hành dài 13 ngàn dặm (21 ngàn km, 14 lần chiều dài VN từ Bắc xuống Nam 1500km) từ Argentina tới Philadephia để tham dự Ngày Đại Hội Gia Đình Thế Giới. Cuộc du hành kéo dài 194 ngày, vượt qua 12 cửa khẩu biên giới, trên một chiếc xe ‘van’ Volkswagen đã cũ.
Anh Walker tạm nghỉ công việc tiếp thị thực phẩm cho các quán ăn cuả mình, dùng tiền tiết kiệm và vận động quyên góp thêm ở trên Mạng để trang trải chi phí cho chuyến đi. Trên đường, chị Noel lo dạy các đứa con tiếp tục việc học hành theo một chương trình trực tuyến cuả Argentina. Họ đã được hàng chục gia đình mời ở lại nhà.
DTC Phanxicô cho biết Ngài đã biết được chuyến đi cuả họ nhờ đọc bài cuả họ trên trang Facebook.

Trên trang Facebook cuả họ, họ viết như sau:
“Chúng tôi là một gia đình Argentina: Carmin (2 tuổi), Mia (5 tuổi), Dimas (8 tuổi), Cala (12 tuổi), Noël (38 tuổi) and Catire (40 tuổi). Vào tháng 3 2015, chúng tôi đã bắt đầu một cuộc hành hương (trên chiếc xe Kombi VW 1980) từ Buenos Aires, Argentina đi tới Philadelphia, USA, là nơi mà đại hội Gia đình Thế Giới sẽ họp có sự tham dự cuả DTC Phanxicô. Chúng tôi đã quyết định từ lâu là sẽ thực hiện dự án (project) mà chúng tôi mơ ước này khi các đứa con lớn đủ và để làm cho dự án trở thành một kinh nghiệm sâu sa về gia đình. Tại sao vậy?
Tán dương gia đình. Đó là một món quà mà chúng tôi muốn để lại làm gia sản cho các con cuả chúng tôi và để chia sẻ với những người khác. Chúng tôi không phải là đi dự một ngày lễ cũng không phải là tham gia một cuộc đua. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn bước ra ngoài và gặp gỡ các gia đình khác. Nhận biết họ, chia sẻ một phần của cuộc sống của họ, tìm hiểu để nắm lấy sự khác biệt cũng như sự giống nhau của chúng ta và nuôi dưỡng linh hồn chúng tôi bằng những kinh nghiệm sống trên cuộc hành trình này.”
Mặc dù không có hy vọng được gặp riêng DGH, anh Walker cho biết họ nhận được một cú điện thoại vào lúc 06:00 sáng Chúa Nhật, cho biết DTC muốn gặp họ tại đại chủng viện Saint Charles Borromeo, nơi Ngài tạm trú.
“Chúng tôi không thể tin được điều đó. Họ gọi chúng tôi sáng nay (và), chúng tôi đã như bị một cú sốc,” cô Noel cho biết. “Nó giống như là gặp lại với một người bạn cũ,” cô kể lại về cuộc gặp. “Ngài thật là ấm áp. Ngài nói với chúng tôi, chúng tôi là một lũ điên. Ngài đùa như vậy.”
“Còn các đứa bé thì ôm chặt lấy Ngài thật là lâu. Không thể bỏ ra được. Không có lễ nghi gì cả, không có hình thức nào cả, giống như là với một người bạn vậy,” họ cho biết.

Gia đình Zemborain sẽ tiếp tục đi du lịch cho đến tháng mười, rồi sẽ bay về nhà từ Miami. Họ dự định gửi chiếc xe về bằng đường tàu thuỷ, nhưng đã có một người bà con tình nguyện lái chiếc xe từ Florida về Buenos Aires cho họ.

ÁNH SÁNG TRONG MẮT NGƯỜI MÙ

ÁNH SÁNG TRONG MẮT NGƯỜI MÙ

Trich EPHATA 660

httpv://www.youtube.com/watch?v=frtpyWhuWzg

 Tôi đến Nebraska vào đầu mùa Đông giá lạnh. Người đón ở phi trường là một người chưa bao giờ gặp mặt. Tên anh là Thomas. Một vài câu chào nhau lạnh lùng giữa mùa đông lạnh. 

 Lặng lẽ, anh dẫn tôi ra khỏi phi trường và lao mình trên chiếc xe truck trong cơn gió tuyết. Mùa Đông Nebraska quá khắc nghiệt hơn tôi dự đoán. Từng cơn gió tuyết réo rắt đến rợn người. Một màu trắng xoá trải dài, dài như vô tận. Những khu nhà thưa thớt của dân nghèo da đen gần phía phi trường phủ ngập tuyết. Tuyết phủ cao có khi lấp hẳn cả những chiếc xe nằm bất động bên đường. Không gian tĩnh mịch. Trong lòng đơn côi. Tôi hoang mang sợ hãi ! Không biết mình có vượt qua nổi mùa Đông khắc nghiệt này không ? Lần đầu tiên trong đời chạm trán với Mùa Đông Nebraska với mười mấy độ âm.

 Những ngày trước đây còn háo hức cho chuyến thực tập này bao nhiêu thì bây giờ cảm thấy ớn lạnh bấy nhiêu. Nỗi cô đơn xâm chiếm, một hoang mang vây quanh. Tại sao mình lại chọn mảnh đất xa xăm này ? Tại sao lại bỏ gia đình ấm cúng để đi vào trong chốn đơn côi ? Một hoang mang khơi dậy trong hồn.

Về đến nhà trời đã sẫm tối. Đón ở cửa là một người đàn ông mù trạc tuổi 60. Ông có mái tóc bạc trắng đều đặn và một khuôn mặt phúc hậu. Ông mở to đôi mắt, nhưng ông lại chẳng thấy. Lúc đầu chẳng để ý, nhưng khi nhìn ông quờ quạng chiếc gậy dành cho người mù bên cạnh, tôi mới biết ông ta mù. Cái tối ngoài trời, xen lẫn cái tối trong nhà, lại thêm cái tối của một người mù làm cho bầu khí thêm ảm đạm. Rồi một tiếng nói vọng lên trong góc tối và một bàn tay vươn ra để bắt tay: “Tôi là cha Gilick, rất vui được gặp anh.” Ngài tự giới thiệu và nở một nụ cười nồng ấm. “Con là Thảo Nam, rất hân hạnh được gặp cha.” – “Chúc mừng anh đến cộng đoàn này. Tôi là Cha Bề Trên ở đây và sẽ là linh hướng của anh trong thời gian anh ở đây. Hãy coi tất cả như người nhà nhé.” Ngài niềm nở tiếp đón.

  Tôi bối rối tự hỏi: Sao ông mù này lại là cha Bề Trên ở đây ? Chắc cái cộng đoàn này hết người sáng mắt hay sao mà lại đặt một ông mù làm Bề Trên của một cộng đoàn mắt sáng ?

 Thắc mắc. Nghi ngờ. Rồi bắt đầu đón nhận. Một hành trình mới đi vào thế giới người mù. Mỗi một người mù có lối sống đặc biệt của riêng mình. Đây không phải là lần đầu tiên tôi sống với Linh Mục mù. Trước đây tôi đã có dịp chung sống với hai Linh Mục mù khác, và đây là vị mù thứ ba. Chẳng hiểu có bí ẩn gì đây mà sao lại có duyên ‘‘làm bạn’’ với lắm cha mù như thế. Câu hỏi ấy vẫn mãi là một chuỗi suy tư.

 Những ngày ở Việt Nam, tôi giúp lễ nhiều năm cho một Linh Mục mù về hưu tại nhà riêng. Năm giờ sáng, ngài thức dậy. Quờ quạng. Cầu nguyện. Rồi dâng Lễ mỗi ngày. Ngài đã dâng Lễ đều đặn suốt hơn mười năm mù loà như thế. Thánh Lễ trong suốt mười năm là một Thánh Lễ duy nhất: Lễ về Đức Maria. Ngài đã thuộc lòng kinh tiền tụng, không cần sách lễ. Tôi dọn bàn thờ, chọn áo lễ và khoác cho ngài. Rồi hai cha con dâng lễ. Một Linh Mục, một tín hữu suốt bao năm dài đăng đẳng. Những Thánh Lễ êm đềm trong nắng ấm ban mai. Cô quạnh, nhưng cũng tràn đầy ủi an. Có mệt mỏi, nhưng có ân sủng đỡ nâng. Có những ngày muốn bỏ Lễ, nhưng rồi lại tiếp tục vươn lên. Tuổi già, lại thêm mù loà là một thách đố lớn cho đời Linh Mục. Tôi không dâng Lễ, nhưng cảm nghiệm nỗi mệt mỏi trong từng Thánh Lễ của người Linh Mục mù ấy. Tôi ngần ngại. Liệu sau này mình có rơi vào trong cảnh đơn côi này không ?

 Rồi những ngày đến Cali, tôi lại có dịp sống với Linh Mục mù thứ hai. Ngài không mù hẳn, nhưng mắt bị loà. Phải viết chữ thật to ngài mới đọc nổi, và ngài chỉ có thể nhận ra anh em trong nhà qua giọng nói.

Bây giờ, nơi vùng đất xa xăm của Nebraska, vị Linh Mục mù thứ ba này lại đến với tôi như một ngạc nhiên quá lớn. Sững sờ. Rung động. Ngỡ ngàng. Không ai cho tôi biết về người mù này trước khi đến, nên lần gặp gỡ bất ngờ này đã để lại trong tôi một ấn tượng mạnh, một xúc cảm nội tâm sâu xa. Ngài không mù vì tuổi già, nhưng mù từ lúc bé. Vào dòng chỉ ước mong đơn sơ làm ông thầy vĩnh viễn. Rồi tình yêu Chúa nhiệm mầu, lớn hơn cả lòng người ước mong, dẫn đưa ngài đến chức Linh Mục với đôi mắt mù. Ai có thể hiểu nổi những huyền nhiệm trong cuộc đời !

Cộng đoàn ở đây có chừng mười người. Một số cha dạy học, còn lại một số anh em vẫn cắp sách đến trường. Cha mù Bề Trên chuyên lo về linh hướng, chỉ đường thiêng liêng cho anh em sáng mắt. Chao ôi, người mù lại chỉ đường thiêng liêng cho người sáng mắt. Dẫn nhau đi trong u tối cuộc đời để vào ánh sánh huyền nhiệm. Mắt thể xác mù loà, nhưng đôi mắt tâm hồn thì sáng rực. Ngài còn làm Lễ tại Giáo Xứ, và đi giảng tĩnh tâm trên khắp nước Mỹ.

Có lần cha quản lý khuyên tôi: “Nếu có gì thắc mắc thì đến hỏi cha mù ấy, ngài mù nhưng lại thấy nhiều sự lắm.” Mù mà thấy nhiều sự thì chẳng phải là mù. Tật nguyền đôi mắt không làm cản ngăn lối bước đi về chân lý. Hành trình cuộc đời là hành trình tìm về chân lý, nhưng chân lý lại không phải vật chất để đôi mắt thể lý trông thấy, nên ánh mắt tâm hồn mới là đèn soi cho mọi khát khao kiếm tìm. Có đôi mắt sáng chưa hẳn là tìm được lối đi. Nhiều khi ta vẫn đi trong đêm tối tội lỗi với ánh mắt sáng ngời.

 Đã bao năm, tôi vẫn tự hào mình có đôi mắt sáng, nay đối diện với vị Linh Mục mù này tôi mới thấy mình mù loà và cần ngài hướng dẫn, chỉ đường. Cuộc sống vẫn luôn có những nghịch lý thú vị.

 Những ngày đầu gặp gỡ, tôi cảm thấy tội nghiệp và thương tâm cho Ngài. Những ngày sau chung sống, tiếp xúc và học hỏi, tôi lại thấy thương hại cho chính mình, vì mình có đôi mắt sáng mà chẳng thấy những gì cần thấy và đáng thấy. Trong khi vị mù này lại có thể thấy những điều từ đáy sâu thẳm của tâm hồn, thấy được ý nghĩa sâu xa của cuộc sống tâm linh và thân phận con người. Thấy Chúa trên cao. Thấy Chúa trong lòng cuộc sống. Thấy Chúa trong hạnh phúc cũng như trong từng nỗi đau. Mù mà thấy nhiều sự quá !

Văn phòng của ngài ở ngay trong trường đại học của Nhà Dòng. Phải mất khoảng mười phút mới có thể tản bộ tới đó; phải băng qua hai con đường xe chạy tấp nập. Vậy mà ngài đã đi qua về lại trên con đường ấy suốt hai mươi năm qua không hề hấn gì. Tôi vẫn thích tản bộ tới trường với ngài mỗi buổi sáng trên con đường ấy. Ngài vẫn thích có ai đi bên cạnh để chuyện trò, níu vai, để khỏi phải quờ quạng chiếc gậy.

 Có lần ngài nắm vai tôi vừa đi vừa nói: “Có cậu đi bên cạnh thì chiếc gậy mù này thất nghiệp !” Tôi cũng nhẹ nhàng đáp lại: “Vậy từ hôm nay con sẽ là cái gậy của cha mỗi sáng trên con đường này nhé.”

Trong thâm tâm, tôi không nghĩ mình giống chiếc gậy, nhưng giống những con chó đã được huấn luyện để dẫn dắt người mù. Công việc chút xíu như thế cũng có ích cho đời lắm chứ ! Và mình lại thấy vui với ý tưởng đó. Rồi quay lại với ngài tôi tiếp tục bông đùa: “Con thấy mình giống con chó dẫn dắt người mù hơn là chiếc gậy cha ạ, đời con bất tài nên làm công việc này chắc thích hợp đấy.” Ngài cũng tinh nghịch phản ứng: “Phải mất hai mươi lăm ngàn dollars mới huấn luyện được con chó đó, cậu có được bằng giá đó không ?” Rồi cả hai cùng cười khúc khích, biết đùa với nhau là cả một món quà.

 Sống với ngài được một tuần, ngài bắt đầu nhờ tôi chở đi làm Lễ ở một Giáo Xứ vào mỗi sáng Chúa Nhật. Lần đầu tiên ngài nói: “Ngày mai cậu chở cha đi làm Lễ nhé !” – “Thưa cha, Nhà Thờ ở đâu, có xa không ?” Tôi hỏi. “Chừng ba mươi phút lái xe.” Ngài đáp.

 Tôi bắt đầu do dự. Đường sá chưa rành, tuyết phủ khắp nơi, chở người sáng mắt thì người ta còn chỉ đường, chứ chở người mù chắc dẫn nhau ra nghĩa địa quá ! Trong đầu do dự, nhưng lại không muốn từ chối lòng tín nhiệm của ngài. Rồi tôi hỏi: “Cha có bản đồ không ?” Ngài trả lời: “Hình như không.” Hỏi xong tôi thấy mình ngớ ngẩn. Ngài đâu thấy đường đâu mà hỏi bản đồ, và nếu có bản đồ thì ngài cũng chẳng chỉ đường được.

Tôi quay lại nói tiếp: “Nhưng mà con chưa biết đường !” Ngài tự tin trả lời: “Lo gì ! Cha sẽ chỉ cho.” Tôi thấy nghi nghi trong lòng. Làm sao ngài biết đường ? Nhưng rồi tôi cũng đánh liều nhận lời.

Ngày hôm sau, lấy chìa khoá và đề máy xe. Trong lòng run lắm. Ngày Chúa nhật trong nhà đi vắng cả nên chẳng kịp hỏi ai. Lòng nghĩ thầm, ông cha mù này liều quá, dám nhờ mình chở đi đường tuyết phủ ở nơi lạ lẫm thế này.

Đề máy xong, ngài chỉ đường bằng miệng: “Con ra khỏi cổng, quẹo trái; đến stop sign đầu tiên quẹo phải; qua hai đèn xanh đèn đỏ, quẹo phải, rồi vào xa lộ. Và cứ tiếp tục như thế…” Tôi lái xe, ngài chỉ đường; qua bao con đường ngoằn ngoèo để đến Nhà Thờ. Tôi sửng sốt. Làm sao ngài có thể nhớ đường ? Rồi tôi tò mò hỏi: “Làm sao cha biết đường hay vậy ?” – “Cha có bản đồ.” Ngài vừa cười vừa đáp. “Sao cha nói với con là cha không có bản đồ ?” Tôi phản ứng. “Bản đồ ở trong đầu.” Ngài lại cười đùa giỡn. Thì ra, người mù lại có một bản đồ thật chính xác trong đầu.

 Giáo Xứ ngài đến dâng Lễ là một Giáo Xứ giàu. Ngôi Thánh Đường xây bằng gạch đỏ tươi trên một khu đất khá cao. Chung quanh là những khu nhà khá sang trọng, nên nó làm cho ngôi Thánh Đường thêm đẹp. Mùa đông không có những vườn cỏ, cây xanh hoa lá, nhưng nhìn cách chăm nom và trang trí khu vực Thánh Đường cũng đủ biết là dân có tiền nhiều.

 Có lần tôi tinh nghịch hỏi ngài: “Thưa cha, tại sao cha khấn khó nghèo mà cha lại đi giao du với dân giàu ?” Ngài vui vẻ đáp lại: “Có người giàu vật chất, nhưng tâm linh nghèo lắm. Phải học biết chia sẻ thì tinh thần mới giàu. Vật chất là ơn huệ Chúa ban. Biết chia sẻ nó tức là đã sống tinh thần nghèo. Cũng như đôi mắt là ơn huệ. Biết nhìn nhau trong yêu thương là đã mở lối cho chân lý đi về.”

 Rồi một chiều lạnh giá tuyết phủ, ngài đến bên tôi nhẹ nhàng đề nghị: “Ngày mai con chở cha ra phi trường nhé !” – “Cha đi đâu vậy ?” Tôi hỏi. – “Cha đi giảng tĩnh tâm cho một Giám Mục.” Ngài trả lời.

 Tôi sửng sốt tròn xoe đôi mắt nhìn ngài. Hoá ra, ngài vẫn thường xuyên đi giảng tĩnh tâm cho các Giám Mục và Linh Mục Hoa Kỳ ở nhiều Giáo Phận, vì thế sân bay đã trở nên quá quen thuộc đối với ngài. Sau chuyến đi này, sẽ có một Tổng Giám Mục Anh Giáo đến tại cộng đoàn này để xin ngài hướng dẫn cắm phòng. Vị Giám Mục này vẫn đến đây hàng năm để xin kẻ mù này soi dẫn, và họ đã trở nên bạn thân với nhau suốt bao năm qua.

Tôi lặng im. Một xúc cảm mãnh liệt dâng trào. Lạ quá, Chúa vẫn làm phép lạ hàng ngày trong những hạnh phúc đan quyện nỗi đau, trong những lãnh nhận và trong từng mất mát. Ngài vẫn hiện hữu trong từng đôi mắt sáng và trong những ánh mắt mù loà.

 Làm sao có thể nghi ngờ về sự hiện hữu của Thượng Đế khi tiếp xúc với những con người như vị Linh Mục mù này. Lòng tin của tôi thì yếu ớt, nhưng khi gặp Ngài, tâm hồn như được nung lên trong niềm tin. Tôi vẫn mãi suy tư, dưới một cái nhìn nào đó, Thiên Chúa đang dùng một người mù để hướng dẫn bao vị lãnh đạo mắt sáng….

 Hôm sau, tôi tiễn ngài ra phi trường. Ngài ra đi và rồi đã trở lại như bao con người bình thường khác. Dù thế, tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó thật phi thường trong những cái bình thường ấy. Phi thường của tình yêu, sức mạnh, của ân sủng, của tất cả những gì mà Thiên Chúa có thể làm được cho con người và qua con người, ngay cả trong những con người tàn tật nhất.

 Sáu tháng ở Nebraska qua đi thật nhanh. Tôi phải chia tay ngài trong nuối tiếc, trong lòng kính trọng và yêu thương. Vẫn ước mong một ngày nào đó được ghé lại thăm ngài. Có lẽ lần tới khi trở lại, mình sẽ không còn hoang mang lo sợ như lần đầu mới đến, vì biết rằng nơi mảnh đất xa xôi đó, đang rực lên một tia sáng huyền nhiệm trong ánh mắt của một Linh Mục mù.

NGUYỄN THẢO NAM

Tranh luận giữa bà cụ và ba vị tiến sĩ về linh hồn

Tranh luận giữa bà cụ và ba vị tiến sĩ về linh hồn và sự sống sau khi chết

Buổi tuyên truyền thuyết vô thần chuẩn bị kết thúc trong sự thắng lợi, bỗng một bà cụ bước lên sân khấu, nói với người chủ trì: “Tôi có thể hỏi thêm vài câu hỏi được không?” (Ảnh minh họa: Wiki)

bacu

Sau Thế chiến thứ nhất, một nước nọ muốn dùng phương pháp khoa học để tuyên truyền cho thuyết vô thần, họ mong muốn cả dân tộc thoát ly khỏi tôn giáo tín ngưỡng. Một lần chính quyền mời ba vị tiến sĩ lên thuyết giảng trước công chúng ở quảng trường.

Vị thứ nhất là tiến sĩ về Thiên văn, sau khi ông bước lên sân khấu lý giải vô số lý do về thuyết vô thần, cuối cùng ông hô to: “Tôi đã dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ trông thấy thần, vì thế chắc chắn không có thần thánh”. Sau câu nói ông nhận được tràng pháo tay của số đông công chúng.

Vị thứ hai là tiến sĩ Y học, sau khi nói rất nhiều đạo lý cho rằng con người tuyệt nhiên không có linh hồn, ông kết luận: “Tôi từng giải phẫu hàng trăm thi thể, quan sát tỉ mỉ các bộ phận, thế nhưng không phát hiện có nơi nào để linh hồn gửi gắm. Trong tim à? Trong đầu à? Trong máu à? Tôi đều giải phẫu nhiều lần rồi nhưng không thấy gì, vì thế chắc chắn không có linh hồn”. Nói xong lại nhận được tràng pháo tay vang dội.

Vị thứ ba là một nữ tiến sĩ, một nhà luận lý học. Cô từ từ bước lên sân khấu rồi phát biểu: “Người chết giống như cái đèn bị tắt. Chết là hết, tuyệt đối không có cái gọi là Thiên đàng hay Địa ngục để phán xét. Tôi từng đọc qua các sách cổ kim đông tây nhưng không thấy ghi chép gì về chuyện này”.

Sau khi ba vị tiến sĩ thuyết giảng xong, người chủ trì hướng về phía công chúng nói: “Nếu trong tất cả mọi người có ai không thỏa mãn, hoặc muốn tranh luận, đều có quyền lên thảo luận công khai”.

Nhà Quảng Cáo

Sau một lúc lâu nhưng không có ai lên tiếng phản bác, buổi tuyên truyền chuẩn bị kết thúc trong sự thắng lợi. Bỗng một bà cụ bước lên sân khấu, nói với người chủ trì: “Tôi có thể hỏi thêm vài câu hỏi được không?”

Vị chủ trì nói: “Rất hoan nghênh cụ!”

Thế rồi bà cụ nhìn vị tiến sĩ đầu tiên, hỏi: “Anh dùng kính viễn vọng nhìn được hơn 20 năm, thế anh có nhìn thấy gió không? Nó có hình dạng thế nào?”

Vị tiến sĩ trả lời: “Kính viễn vọng sao có thể trông thấy gió được thưa cụ?”

Bà cụ nói: “Trên thế giới có gió không? Anh dùng kính viễn vọng nhìn không thấy gió, lẽ nào anh có thể dùng kính viễn vọng nhìn thấy thần? Anh dùng kính viễn vọng nhìn không thấy thần thì có nghĩa là không có thần sao?”. Vị tiến sĩ chỉ biết im lặng không thể nói lại được.

Thế rồi bà cụ lại nhìn sang vị tiến sĩ thứ hai, hỏi: “Anh có yêu vợ anh không?”

Vị tiến sĩ kia thưa: “Dạ, có yêu thưa cụ”.

Bà cụ tiếp lời: “Vậy anh đưa con dao giải phẫu cho tôi, tôi thử mổ bụng anh xem thử cái gọi là ‘yêu’ đó nằm ở bộ phận nào? Trong gan? Trong dạ dày? Hay trong ruột?”. Bên dưới mọi người cười vang dội.

Tiếp tục, bà cụ lại nhìn sang nữ tiến sĩ hỏi: “Cô đã đọc quyển sách này chưa? Nó gọi là «Kinh thánh». Chẳng phải rõ ràng quyển sách này có nói mọi người sau khi chết đều chịu phán quyết sao? Cô đừng tưởng chết là hết, phải biết rằng việc sau khi chết còn nhiều và dài hơn lúc còn sống rất nhiều! Khi cô còn trong bụng mẹ, nếu có người nói với cô rằng ‘không lâu nữa cô sẽ có mặt trên trái đất, có trời trăng sơn thủy, phải ăn cơm mặc quần áo’, cô có tin không? Thế nhưng hôm nay cô không chỉ tin mà còn thực sự đã đang sống trong thế giới này. Thế giới vĩnh hằng cũng là như thế!”

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

Diễn văn của Đức Phanxicô với các sinh viên trẻ tại Trung Tâm Văn Hóa Félix Varela, Havana

Diễn văn của Đức Phanxicô với các sinh viên trẻ tại Trung Tâm Văn Hóa Félix Varela, Havana
Vũ Van An

Các bạn thân mến,

Tôi rất vui được hiện diện với các bạn tại đây ở Trung Tâm Văn Hóa này, nơi quan trọng xiết bao đối với lịch sử Cuba. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì dịp may này, được gặp mặt rất nhiều bạn trẻ, những người, qua việc làm, việc học hành và huấn luyện của họ, đang mơ về và đang thực sự tạo ra tương lai cho Cuba.

Tôi cám ơn Leonardo vì những lời chào mừng của bạn, và nhất là vì, dù nói tới biết bao nhiêu điều quan trọng và cụ thể như các khó khăn, các mối lo sợ, các niềm hoài nghi của chúng ta, có tính vừa thực chất vừa nhân bản, bạn vẫn đề cập với ta về hy vọng. Bạn ấy đã nói với chúng ta về các giấc mơ và khát vọng từng bén rễ vững chắc trong tâm hồn người trẻ Cuba, vượt lên trên các dị biệt của họ về giáo dục, văn hóa, niềm tin và ý nghĩ. Leonardo thân mến, xin cám ơn bạn, vì khi tôi nhìn tất cả các bạn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi cũng là chữ “hy vọng”. Tôi không thể tưởng tượng được việc một người trẻ lại không có sức sống, không có giấc mơ hay lý tưởng, không khát mong một điều gì đó vĩ đại hơn.

Nhưng ở giờ phút lịch sử này, một người trẻ Cuba nên có loại hy vọng nào? Không có gì hơn hay kém niềm hy vọng của bất cứ người trẻ nào tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì hy vọng nói với ta về một điều gì đó bén rễ sâu trong mọi trái tim con người, độc lập với các hoàn cảnh cụ thể và điều kiện lịch sử của ta. Hy vọng nói với chúng ta về nỗi khát mong, niềm hoài bão, lòng mong mỏi có được một cuộc đời thành toàn, niềm khát vọng hoàn thành những điều cao cả, những điều làm tâm hồn ta ngập tràn và nâng tinh thần ta lên những thực tại cao thượng như chân, thiện, mỹ, công lý và tình yêu. Nhưng nó cũng bao gồm việc chấp nhận rủi ro. Nghĩa là sẵn sàng không để mình bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn hạnh phúc mau qua, giả dối, lạc thú tức khắc và vị kỷ, bởi cuộc sống tầm thường và tự lấy mình làm trung tâm, một cuộc sống chỉ có thể đổ đầy lòng ta bằng buồn bã và đắng đót. Không, hy vọng phải mạnh dạn; nó phải biết nhìn quá bên kia tiện ích bản thân, những an toàn và bù đắp nhỏ mọn chỉ giới hạn chân trời ta; nó phải mở lòng ta cho những lý tưởng lớn lao giúp làm cho đời ta nên tươi đẹp và đáng sống hơn. Tôi muốn hỏi mỗi người trong các bạn: Điều gì lên khuôn đời các bạn? Điều gì đang nằm sâu trong trái tim các bạn? Các hy vọng và khát vọng của các bạn đặt ở đâu? Các bạn có sẵn sàng đặt mình lên tuyến phục vụ một điều gì đó lớn lao hơn không?

Có lẽ các bạn sẽ thưa: “có, thưa cha, con được các lý tưởng đó lôi cuốn mạnh mẽ. Con cảm nhận được lời mời gọi của chúng, vẻ đẹp của chúng, ánh sáng rạng rỡ của chúng trong trái tim con. Nhưng con thấy mình yếu đuối quá, con chưa sẵn sàng quyết định đi theo con đường hy vọng. Mục tiêu thì cao cả đấy nhưng sức con thì yếu quá đi. Tốt nhất là bằng lòng với những điều nhỏ mọn, không cao cả gì nhưng thực tiễn hơn, trong vòng với hơn”. Tôi có thể hiểu được phản ứng này; cảm thấy bị trĩu nặng bởi khó khăn và các điều quá đòi hỏi là chuyện thông thường thôi. Nhưng các bạn hãy ý tứ đừng để mình bị cám dỗ mà nhụt chí là thứ làm tê liệt lý trí và ý chí ta, hay lãnh cảm là hình thức bi quan triệt để trước tương lai. Các thái độ này kết thúc ở chỗ một là trốn chạy khỏi thực tế mà sa vào ảo tưởng vô ích, hai là ích kỷ tự cô lập hóa và hoài nghi bịt tai trước tiếng kêu than đòi công lý, sự thật và tình người đang nổi lên giữa ta và trong chính ta.

Nhưng ta phải làm gì? Làm thế nào tìm thấy các nẻo đường hy vọng ngay trong các hoàn cảnh ta đang sống? Làm thế nào biến các niềm hy vọng thành toàn, chân thực, công lý và chân lý trở thành một thực tại trong cuộc sống bản thân của ta, trong đất nước ta và trong thế giới ta? Tôi nghĩ: có ba ý tưởng có thể giúp duy trì niềm hy vọng của ta luôn sống động:

Hy vọng là một con đường gồm cả ký ức lẫn biện phân. Hy vọng là nhân đức để đi khắp nơi. Nó không đơn thuần là nẻo đường ta theo vì thích nó, nhưng nó có một cùng đích, một mục tiêu rất thực tế và soi dẫn đường ta đi. Hy vọng cũng được nuôi dưỡng bằng ký ức; nó không chỉ nhìn tương lai mà còn nhìn cả dĩ vãng và hiện tại nữa. Để luôn tiến tới trong đời, ngoài việc biết mình muốn đi đâu, ta cũng cần biết ta là ai và ta từ đâu đến. Các cá nhân hay các dân tộc nào không có ký ức và xóa bỏ dĩ vãng của mình đều liều mình đánh mất bản sắc và tiêu diệt tương lai của mình. Thành thử ta cần nhớ ta là ai, và di sản thiêng liêng và luân lý của ta bao gồm những gì. Tôi tin rằng điều này chính là kinh nghiệm và cái nhìn thông sáng của Cha Félix Varela, người Cuba vĩ đại. Biện phân cũng cần thiết, vì điều chủ yếu là cởi mở đối với thực tại và biết giải thích thực tại này mà không sợ thiên kiến. Các giải thích phiến diện và có tính ý thức hệ là điều vô ích; chúng chỉ làm méo mó thực tại bằng cách cố gắng nhét nó vào những khuôn khổ tiên kiến, chỉ tổ gây thất vọng và tuyệt vọng. Ta cần biện phân và ký ức, vì biện phân không mù quáng; nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý vững chắc, giúp ta nhìn thấy điều thiện và điều chính đáng.

Hy vọng là con đường ta cùng người khác tiếp nhận. Một tục ngữ Phi Châu nói rằng: “Muốn đi nhanh, thì đi một mình; muốn đi xa, thì đi với người khác”. Cô lập và sống xa cách không bao giờ phát sinh được hy vọng; nhưng gần gũi và gặp gỡ người khác thì có. Để một mình, ta sẽ không đi tới đâu cả. Mà với loại trừ, ta cũng không thể xây dựng tương lai cho ai được, cho cả ta cũng không. Đường hy vọng đòi phải có nền văn hóa gặp gỡ, đối thoại, một nền văn hóa vốn có khả năng thắng vượt tranh chấp và kình chống khô cằn. Muốn tạo ra nền văn hóa này, điều sinh tử là coi các phương thức suy nghĩ khác nhau không hẳn là nguy cơ mà là phong phú và phát triển. Thế giới cần nền văn hóa gặp gỡ này. Nó cần những người trẻ biết tìm cách biết nhau và yêu nhau, cùng nhau đồng hành trong việc xây dựng xứ sở, một cuộc hành trình mà José Martí từng mơ ước: “với mọi người, và vì lợi ích mọi người”.

Hy vọng là con đường liên đới. Nền văn hóa gặp gỡ tự nhiên sẽ dẫn ta tới nền văn hóa liên đới. Tôi rất thán phục trước điều Leonardo nói lúc đầu, khi bạn ấy đề cập tới tình liên đới, coi nó như nguồn tạo sức mạnh để lướt thắng mọi trở ngại. Không có liên đới, không nước nào có tương lai cả. Vượt lên trên các tính toán và tư lợi khác, ta không những phải quan tâm tới những người có thể là bằng hữu ta, người đồng hành với ta, mà cả những ai suy nghĩ khác với ta, những ai có ý nghĩ riêng nhưng không kém nhân bản và có tính Cuba như ta. Khoan dung không thôi chưa đủ; ta còn phải đi xa hơn thế, từ thái độ nghi ngờ và phòng ngự phải tiến qua thái độ chấp nhận, hợp tác, phục vụ cụ thể và giúp đỡ hữu hiệu. Đừng sợ liên đới, phục vụ và giúp một tay, để không ai bị loại trừ khỏi con đường này.

Con đường sống trên đươc soi sáng bởi một niềm hy vọng cao hơn: đó là niềm hy vọng phát sinh từ đức tin vào Chúa Kitô. Ngưòi tự làm Người trở thành người đồng hành với ta. Không những Người khuyến khích ta, Người còn đồng hành với ta nữa; Người ở bên cạnh ta và giơ bàn tay thân hữu của Người cho ta. Là Con Thiên Chúa, Người muốn trở thành một người như ta, đồng hành với ta trên đường. Niềm tin vào sự hiện diện của Người, vào tình bạn và tình yêu của Người làm sáng lên mọi hy vọng và mọi giấc mơ của ta. Với người cạnh bên, ta học được cách biện phân điều có thực, gặp gỡ và phục vụ người khác, và bước theo con đường liên đới.

Các bạn trẻ Cuba thân mến, nếu chính Thiên Chúa đã bước vào lịch sử ta và trở thành nhục thể nơi Chúa Giêsu, nếu Người đỡ lấy các yếu đuối và tội lỗi của ta, thì các bạn không nên sợ hy vọng, hay tương lai, vì Thiên Chúa ở cạnh bên ta. Người tin tưởng các bạn và Người hy vọng nơi các bạn.

Các bạn thân mến, tôi xin cám ơn các bạn vì cuộc gặp gỡ này. Xin niềm hy vọng nơi Chúa Kitô, người bạn của các bạn, luôn hướng dẫn các bạn trên đường đời của các bạn. Và xin các bạn nhớ cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn.

Trên con đường một mình anh về

“Trên con đường một mình anh về”
nơi chốn tha hương.
Cơn đau xa người còn thấm môi hôn nhớ về ai.
Phút chia tay em nói lời tiễn đưa
Mắt anh buồn nhìn em, thôi đã mất.”
(Hoàng Trọng Thụy – Đoản Khúc Cuối Cho Em)

( Cv 3: 17-20)

Trần Ngọc Mười Hai

“Đoản khúc cuối cho em”, ư? Phải chăng, đây là lời nhắn gửi đến mọi người, hoặc muôn người? Chí ít, là những người lâu nay được đề-cao, nâng nhấc, kích bốc lên tận chín tầng mây trên đó, chốn đạo hạnh?
Sở dĩ bần đạo đây, hôm nay, nói lên những điều khó nói này là vì, vừa qua, bần-đạo đọc được “Bản Tin Giáo Xứ” của một họ đạo ở nước Úc, rất Sydney. Bản tin hôm ấy, tóm gọn chỉ mỗi lời nhắn không theo dạng “Đoản Khúc Cuối Cho Em”, mà là lời nhủ khuyên gửi đến các vị lâu rày lãng quên chuyện hỗ-trợ các bậc vị-vọng nay chìm vào chốn lãng quên, rất như sau:

“Hôm nay, ta thực-hiện quyên góp giúp các Linh mục về hưu có nơi ăn chốn ở, được chăm sóc sức-khoẻ bằng những hỗ-trợ cần-thiết để các ngài có cuộc sống xứng-đáng, khi về hưu.

Chúng ta mắc nợ các linh mục rất nhiều. Các ngài đã cống-hiến cả đời mình để phục-vụ Thiên-Chúa và nuôi dưỡng lòng tin của ta, cũng như đóng góp bằng nhiều cách cho cuộc sống cộng-đoàn. Hỗ-trợ Quỹ Tài trợ Linh mục về hưu, là cung-cách thực-tiễn qua đó ta chứng-tỏ lòng cảm-kích biết ơn các linh-mục thừa-tác từng cho đi chính đời mình hầu phục-vụ tha-nhân và cộng-đoàn niềm tin.” (X.Bulletin of Fairfield Parish 23rd Ordinary Sunday year B, 06/9/2015)

Lý-do khiến bần-đạo trích dẫn “Bản tin Giáo xứ” này, ở đây, không để nhắn bạn đạo nào ở đâu đó rằng: bà con ta đừng quên các linh mục già đầy tuổi tác đang sống ở viện dưỡng-lão đây đó, trên toàn quốc. Nhưng, vì lời lẽ “kích-bốc” theo kiểu “lời vàng” khá cũ của thời trước, nay lỗi thời.
Lỗi thời hơn, là quan-niệm của vị nào đó cứ coi các đấng-bậc thày cả như quan-viên sống trên đầu/trên cổ đám giáo-dân lúc này cũng đã biết nhiều và hiểu nhiều về những chuyện xảy ra trong/ngoài nhà Đạo, nay bê bết.
Lỗi thời mãi, lại là quan-niệm của một số vị cứ tâng-bốc các đấng bậc “thày cả” vẫn tự coi mình là “kẻ cả” có tư-thế và vai-vế hơn hẳn người dưới trướng trong Hội-thánh La Mã, rất Vaticăng.
Nay, quan-niệm “ở trên đầu/trên cổ giáo dân” đã mai-một không còn hợp thời và lẽ đạo nữa, đến độ Đức Phanxicô đã phải nhắn-nhủ con dân trong Đạo, những người vẫn đi đạo và giữ đạo nhưng không biết tình-hình trong Đạo. Lời nhắn-nhủ ấy như thế này:

“Các linh mục phải đồng-hành ngang hàng mọi người, chứ không thể ở trên hoặc ở trước họ.

Hôm 3/9/2015, Đức Phanxicô có chuyển đến các linh-mục thuộc Phong-trào Schoenstatt một lời nhắn cũng rất mạnh rằng: “Linh-mục ở Đạo ta không bao giờ nên ở trên hoặc ở trước mọi người. Thay vào đó, họ phải đồng-hành bên cạnh các vị ấy, mới được…

Thông-điệp, gửi các vị tham-gia buổi hội-thảo hàng năm của Phong-trào Schoenstatt này đây, hôm ấy, Đức Phanxicô có được sự đồng-thuận của những người trong cuộc, nên ngài đã mạnh-dạn trích-dẫn nhận-định của Lm Kentenich của Phong-trào, khi ông bảo: “Mọi người chúng ta, ai cũng nên mở tai mình ra mà đặt vào tâm-can của Chúa và đặt đôi tay lên nhịp đập của thời-đại… Đó là hai cột-trụ của đời sống linh-thao hôm nay, rất đích-thực.”

Đức Phanxicô, sau đó, đã rời buổi hội-thảo của Phong-trào nói trên nhưng không quên để lại đề-nghị khẩn-cấp để bảo rằng: “Chúng ta nên dâng-tiến chính mình để giúp đỡ các gia-đình, đặc biệt là gia-đình nào đang trong cảnh bức-bách, khó khăn, khổ sở. Đồng thời, cũng nên bỏ giờ ra mà ngồi toà cáo-giải nghe hối-nhân xưng-thú lỗi/tội của họ, đặc biệt trong năm thánh mừng vui này. Còn một điều nữa, cũng nên quan-tâm đến, là: ta hãy cầu-nguyện thêm cho Đức Giáo-Hoàng nữa.” (Xem News: Priests must walk alongside others, not in front: Pope”, trên tờ The Catholic Weekly ngày 13/9/2015 tr.10).

Đức Giáo-Hoàng nói thế, tức bảo rằng: nay là lúc con dân dưới trướng nên giúp giùm/đùm bọc lẫn nhau, chứ không nên kẻ trước/người sau, cứ thế mà giành nhau vị-thế trên dưới/trước sau, với người thường? Phải chăng, vì thế không nên cứ coi giáo dân như kẻ ở dưới trướng, cần đe nẹt?
Nói như Đức Giáo-Hoàng nhà mình, là nói theo kiểu nhà Đạo, lúc nào cũng hỗ-trợ nhau về mọi cách, chứ không thể đi đằng trước /bước lên trên rồi lại yêu-cầu người đi sau hoặc đi dưới cứ thế yểm trợ bằng công sức, tiền bạc và lời cầu nguyện kéo dài mãi không ngừng.
Nói như Đức Giáo-Hoàng, là cứ nói và nhớ lời bậc thánh hiền khi xưa từng nhủ khuyên/khuyên-nhủ các vị được đề-bạt hoặc thăng quan tiến chức, rất ở trên, bằng những lời rằng:

“Thưa anh em,
giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết,
cũng như các thủ lãnh của anh em.
Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện
những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước,
đó là: Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình.
Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa,
để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em.
Như vậy thời kỳ an lạc mà Đức Chúa ban cho anh em sẽ đến,
khi Người sai Đấng Kitô Người đã dành cho anh em,
là Đức Giêsu.”
(Cv 3: 17-20)

Nói theo kiểu các đấng bậc ở chốn chóp bu nhà Đạo thì như thế. Còn, nói và hát theo kiểu con dân ngoài đời, rất nghệ-sĩ, thì như sau:

“Đêm hôm nào mùa trăng thu chờ em đến bên tôi
Vùi thân rã rời hình bóng em theo chăn gối này
Thoáng hương xưa thôi cũng đành
Nói cho nhau lời cuối cùng
Dấu chân em rời căn gác buồn tênh.

Và ngày em đi, anh đưa môi tìm lên môi son cũ
Dấu vết ái ân tan theo như lời nói khi lìa nhau
Bàn tay như cố kéo những ước mơ đã mãi xa rồi
Nhìn tháng năm tàn phai, hình bóng thôi còn ai.
(Hoàng Trọng Thụy – bđd)

Thật ra thì, làm đấng bậc thủ-lãnh trong Đạo, là phải sống như một Kitô-khác, tức: rất giống Đức Kitô là Đấng nhân-hiền thánh hoá. Chí ít, là đấng bậc “thày cả” của “cả-và-thiên-hạ”.
Thật ra thì, làm thủ-lãnh đấng bậc ở Đạo Chúa, tức: không những phải chối-từ chuyện ngồi chiếu trên hay luôn đi trước đám giáo-dân trong đó nhiều người còn rành rẽ, thánh-thiện và khiêm-tốn hơn cả “thày cả”, nữa.
Thật ra thì, làm thủ-lãnh đấng bậc trong Đạo, là bắt chước Đức Kitô và/hoặc tuân-thủ Lời Ngài khuyên-dạy để sống xứng-đáng chức-năng/vai-trò bé nhỏ mà Đấng bậc nọ ở Sydney mới đây lên tiếng bằng một nhận-định ngắn gọn, như sau:

“Khi xưa Đức Giêsu Kitô làm tất cả mọi việc và nói tất cả mọi lời, Ngài đều nói và làm qua câu hát.

Nhiều lần, Ngài ra tay chữa trị hoặc “chữa lành” người tật/bệnh, Ngài lại còn cất tiếng hát khe khẽ, nhẹ êm trong đó có lời ca toàn là những yêu thương, trìu mến rất đầy đặn.

Nhiều khi, Ngài kể cho những người đi theo Ngài đôi ba câu chuyện hay ho/nho nhỏ, Ngài cũng lại cất lên giai-điệu tuyệt vời, tức: thứ âm-giai nhẹ mà khi nghe rồi, người nghe sẽ không còn quên lãng. Đó, là giai-điệu mà ta thường ngâm-nga suốt ngày không cần biết mình đang làm gì, sẽ ra sao.

Rất nhiều lần, khi Ngài bênh-vực quyền-lợi của người thấp bé/nghèo-hèn, thì tiếng giọng của Ngài lớn mạnh đầy quyền-uy, cho đến đoạn cuối kết thúc bằng cái chết thập-giá, trên đó Ngài lại hát mạnh hơn đến độ tiếng giọng của Ngài ngân-vang cùng khắp xuyên suốt vũ-trụ.

Môn-đồ nghe Ngài hát, lại cứ nghĩ: đây là bài ca họ chưa từng nghe bao giờ hết. Và, khi Ngài về với Cha Ngài, họ cũng bắt đầu hát như thế cho hết mọi người trong/ngoài nhóm/hội của mình. Dù bắt chước Ngài nhiều lần và nhiều cách, môn-đồ Ngài lại cũng không hát được những lời Đức Giêsu khi xưa từng hát. Đôi lúc, môn-đồ Ngài quên cả lời ca cùng sức-lực đến bể giọng. Tuy thế, về sau này, đồ-đệ Ngài vẫn cố hát hết mình. Và dù tiếng giọng của họ có yếu đi nhiều, thì chúng-dân tuy không nghe rõ tiếng các vị hát, vẫn nghĩ rằng đó là bài ca hay nhất họ từng biết.

Bài ca do môn-đệ hát, vẫn lan-tràn từ Giêrusalem sang đất miền khác đến độ: các bậc mẹ cha ở đây đó lại cũng hát vang cho con mình; và cứ thế lan-truyền xuống thế-hệ kế tiếp suốt nhiều thời.

Nhiều lúc, trong cuộc sống của các bậc thánh-hiền lớn/nhỏ, rất nhiều bài ca được hát bằng tiếng giọng tuyệt-vời. Cũng có khi, các vị lại hát sai/hát quấy do bởi lời ca/tiếng nhạc ở trong đó mạnh đến độ nhiều vị sử-dụng sức mạnh của nó để ra đi gây chiến, đè bẹp và khuynh-loát nhiều người khác.

Thành thử, người ta lại cứ bàn-cãi, đấu-tranh, giành quyền sở-hữu bài hát ấy, rồi còn bóp méo và phủ lên nó bằng những tầng dầy do con người thêm-thắt vào. Và, con người dù có làm tất cả mọi sự để được thế, họ vẫn không bắt chụp được chúng-dân khi tính giản-đơn, mỏng dòn và nhẹ êm nơi bài ca cho phép họ hát mãi như thế, suốt mọi ngày.

Một trong những chốn miền mà bài ca đạt tới, là đất miền cùng tận ở phía Nam mang tên Úc-Đại-Lợi. Ban đầu, bài ca này được hát vẫn không đạt, bởi nét đẹp của bản ca bị nhận chìm bên dưới âm thanh mạnh bạo của lằn roi vọt đập lên lưng tội-phạm đến từ Anh-quốc và rồi, do tiếng than khóc của Thổ-dân thấp cổ/bé họng sống ở đây. Duy có bài ca còn cao cả hơn người hát, vẫn được ca và hát trong nhà ở hoặc nguyện-đường làm bằng gỗ, cùng thánh-đường nguy-nga, khi ấy lan rộng sang tận đất miền khô khan và rộng lan.

Cuối cùng, bài hát ấy đã đến với tôi theo cách nhẹ êm, yêu thương xuất từ miệng mẹ cha cùng người thân-thuộc. Giống nhiều triệu người sinh sống trước thời của tôi, cả tôi nữa cũng bị lôi-cuốn/mê hoặc bởi bài ca mà tôi vẫn muốn hát, muốn vui say/nhảy mừng với cả thân mình của tôi.

Bài ca nay không thể dừng lại ở thế-hệ của chúng tôi được nữa rồi. Đổi lại, chúng tôi cũng phải trao ban nét đẹp tuyệt-vời của nó cho những người đến sau tôi. Và khi làm như thế, chúng tôi sẽ luôn nhớ, rằng: bài ca này có hai đặc-trưng/đặc-thù, rất khác-biệt.

Thứ nhất, là: trong khi chúng tôi hát bài ca ấy một cách bết-bát/tệ-hại, thì dù gì đi nữa, ta vẫn hát cho hết khả-năng của mình. Và, người khác cũng sẽ nghe được dù không chỉ mỗi tiếng-giọng yếu-ớt của ta mà thôi, nhưng phía sau ta và ngang qua ta, họ sẽ còn nghe được tiếng giọng mạnh mẽ và chắc-chắn hơn, vì đó là chính tiếng giọng của Ngài, Đức Giêsu Kitô của ta.

Hai nữa, là: ta sẽ luôn hát hoài, hát mãi bài ca ấy cho hay-ho nhiều hơn nữa, mỗi khi ta học hát với nhau –không chỉ một tiếng giọng ở đây đó, mà sẽ cùng hát những lời khác hẳn giai-điệu ta từng hát trước đây, nhưng cùng chung một tiếng, một giọng, thế mới tuyệt. Bởi, rồi ra, toàn-thể thế-giới sẽ thực-sự biết rằng: vẫn còn bài ca đẹp đẽ, tuyệt-vời nhất mà họ chưa từng nghe biết.” (X. Gm Geoffrey Robinson, 2015 Synod, the Crucial Questions: Divorce and Homo-sexuality, ATF Press Australia 2015, tr. 6-8)

Vâng. Ở ngoài đời, cũng có bạn trẻ nọ từng nhận-định về chuyện hát hò ở trong đời, có những lời như sau:

“Cuộc đời, là những tiếng hát mà mỗi người chúng ta sẽ tự hát lên theo cách riêng của mình: có tiếng trong veo, vút cao, có tiếng khàn đục, trầm lắng. Cụ thể hơn, cuộc đời còn là sự song-hành của một chuỗi những buồn/vui, được/mất mà mỗi người sẽ tự hát lên, kể từ lúc bản thân mình bắt đầu nhận thức được về thế giới chung quanh, cho đến khi thấy mình nhẹ tênh như một chiếc lá lìa cành, tìm về đất mẹ. Và bên cạnh ngàn vạn tiếng ca với những âm-sắc bộn-bề buồn/vui, được/mất khác nhau ấy, ai cũng có một khoảng bình-yên ru hồn nương náu, nơi mà “địa đàng còn in dấu chân, bước quên”. (X. Anthony Trần, Du Ký Đi Tây Duc in Altum số 86 Quý 2/2014, www.giadinhanphong.com)

Chính thế. Cả đời ta và đời người, cùng đời của đấng bậc vị vọng là “thày cả” ở thế-giới này cũng như đám dân đen bên dưới rồi ra cũng sẽ hát lên bài ca yêu-thương đồng-hành cạnh bên nhau. Sẽ không còn cảnh trên dưới/trước sau nữa. Bởi, ta và người trước/sau như một, sẽ cùng ca và cùng hát chỉ mỗi bài ca yêu-thương, là tất cả.
Và tất cả, đều sẽ sướng vui với giai-điệu đằm-thắm ấy như bậc thánh-hiền xưa nay từng khẳng-định và nhủ-khuyên.
Để minh-hoạ điều này, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào vùng trời truyện kể có ý/lời sau đây:
“Truyện rằng:
Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Roll Royce sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói: xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá không đi được nữa. Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa trang:
– Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô-la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng, tôi không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời như sau:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:
– Tại sao lại lấy làm tiếc về cử chỉ đẹp như thế?
Người thanh niên giải thích:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa!
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:
– Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
– Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, các bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.
Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trên chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế mở máy. Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, một nụ cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:
– Chú đã có lý, tôi mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhung người thực sự hạnh phúc chính là tôi. Cac bác sỹ không biết được bí quyết làm tôi khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

Và người kể, nay thêm đôi lời bàn Mao Tôn Cương, đã nói rằng:

“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình”. Đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Thượng đế “cho thì có phúc hơn là nhận lãnh”. Bởi vì, trao ban cho người tức là trao ban cho mình. Một ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: “điều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”. Đó là lý luận của tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban. Có biết yêu thương thì con người mới thực sự triển nở, và tìm gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới biết vui sống, và tìm được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống.

Kể thế rồi, nay mời bạn mời tôi, ta lại sẽ hiên ngang hướng về phía trước, cứ thế ngâm nga đôi lời ca được người nghệ-sĩ viết lên vào thời trước, những hát rằng:

“Trên con đường một mình anh về nơi chốn tha hương.
Cơn đau xa người còn thấm môi hôn nhớ về ai.
Phút chia tay em nói lời tiễn đưa,
Mắt anh buồn nhìn em, thôi đã mất.”
Đêm hôm nào mùa trăng thu chờ em đến bên tôi,
Vùi thân rã rời hình bóng em theo chăn gối này.
Thoang hương xưa thôi cũng đành.
Nói cho nhau lời cuối cùng,
Dấu chân em rời căn gác buồn tênh.
Và ngày em đi, anh đưa môi tìm lên môi son cũ.
Dấu vết ái ân tan theo như lời nói khi lìa nhau,
Bàn tay như cố kéo những ước mơ đã mãi xa rồi.
Nhìn tháng năm tàn phai, hình bóng thôi còn ai.
(Hoàng Trọng Thụy – bđd)

Hát thế rồi, nay mới thấy: cứ “nhìn tháng năm tàn phai, hình bóng thôi còn ai”, nay anh có đồng-hành ở bên trên hay phía trước hết mọi người, rồi ra cũng chẳng là gì hết. Bởi, nếu không cùng cất tiếng hát “Tình thương yêu mến mộ”, hoặc nếu không yêu thương, nhường nhịn và tương kính nhau, thì có giành giựt cho lắm từ danh vọng đến chức quyền đi nữa, tất cả cũng chỉ là phù-vân, chóng hết, rất tầm thường.

Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng có tâm-tư trầm lắng
Rất như thế.

Mãi vui tìm cành hoa trên cánh bướm

“Mãi vui tìm cành hoa trên cánh bướm”

Ai đưa ta lạc đến nước non này.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc tử)

Mai Tá lược dịch

Câu nhận-định trên cũng từa-tựa một nhận-định ở đây, lúc này, trong trình-thuật.

Trình thuật thánh Máccô hôm nay hẳn sẽ làm người đọc hài lòng, không ít. Hài lòng, theo cách thế mà con dân đi Đạo, vẫn kiếm tìm. Hài lòng, chẳng phải vì ta đã có được Lời vàng rất thánh, Ngài bảo ban. Mà, từ nay ta sẽ không đọc và hiểu Lời Ngài theo nghĩa đen tuyền, thể-chất nữa.

Bởi, nếu tất cả những người anh, người chị trong Giáo Hội chỉ biết đọc và hiểu Lời Chúa một cách đen tuyền thể chất như thế, ắt hẳn rồi ra ai cũng tự biết mình sẽ phải làm gì, khi đọc xong văn bản. Đọc Tin Mừng –như bài trình thuật hôm nay vừa kể- mà lại hiểu theo nghĩa đen, e rằng ai cũng sẽ phải móc mắt, chặt tay liệng bỏ mọi cơ duyên lòng-thòng tội lỗi, khiến cuộc đời trở nên ô-trọc.

Sự thật, không phải thế. Có điều chắc, là: người đời vẫn ngang-nhiên cứ muốn sống. Cứ yêu và thở, dù đã làm những điều quái gở, rất nhiều lần. Vẫn sống, mà chẳng thấy mối mọt đục khoét đôi bàn tay, hoặc cả chuyện lửa cháy đêm đen vùng luyện tội, cũng thế.

Làm con dân Đức Chúa, ta tin rằng Ngài mặc-khải cho ta nhiều sự việc, rất đích-thực. Ngài mạc-khải ơn cứu-độ. Mặc khải Tình thương-yêu dạt-dào, chứ không phải lời sấm quả-đoán, rất tương-lai. Quả thật, Đức Chúa quyền-năng là Đấng truyền-đạt hiệp-thông, rất khéo léo. Như bậc Thầy trên bục giảng, Ngài sử-dụng ngôn-từ, ảnh-hình để diễn-tả cảnh-tình, Ngài muốn dạy.

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu sử-dụng hình-ảnh sự dữ/ác thần một cách nghiêm-chỉnh. Và, thánh Mác-cô còn viết về sự dữ/ác thần cứ quẩn-quanh bên Chúa như thể-chất, xuất từ bên trong con người. Và, cả những thành-phần hữu-thể, thoát xác ra bên ngoài, nữa.

Trình thuật hôm nay khuyên ta nên dừng lại. Biết chấm-dứt hành-vi xấu xa tồi-tệ, vẫn cản-ngăn ta về với tình thương-yêu Đức Chúa. Hành-vi lỗi-phạm thường rơi vào hai đặc-thù chính-yếu ở nhân-trần, đó là: lề-thói thân-quen và thói-tục o-ép, thúc-giục.

Lề-thói thân-quen là chuyện thường tình, dễ gặp. Cũng có thể, đây là thói thường tình mà ta năng gọi là: thói quen tốt. Có lề thói như thế, cũng chẳng có gì khiến ta bận-tâm. Tựa hồ như: biết nói lời “xin vui lòng” và  “cảm ơn”. Cũng có thể, là những tập-quán tốt, khi khởi-sự thì rất đẹp, rất có lý. Phải đạo. Nhưng đến hồi kết-thúc, vẫn thôi-thúc ám ảnh, khôn nguôi. Tựa hồ như: lề-lối trau-chuốt cho thân thể, rất hợp tình. Thói-tật thân-quen thường xảy đến, có thể là: hành-động dối-trá, bất lương hoặc trộm cắp, khó bỏ. Hành-vi này, thường dẫn đến kết-cuộc tồi-tệ, suy sụp.

Cùng một lúc, hành-vi o ép/thúc-giục, lại thuộc một trật-tự khác. Đây là những hành-vi lập đi lập lại, cứ thế không dứt. Như: cố tật cờ bạc rượu chè, chè chén say sưa, rong chơi mua sắm, hút sách bạo động. Mê làm việc, nhậu nhẹt phá phách. Chích choác kích-dâm, đỏ đen/cá độ hoặc chuyện trò trên mạng liên-hồi không dứt. Nhất nhất, đều là biểu-hiện thời thượng của hành vi o ép, thúc giục.

Các lề-thói nghiện-ngập nói trên, vẫn dày vò tâm-can con người thời-đại, không ít. Điều này chứng-tỏ, đã có ảnh-hưởng lên sự tự tin, lòng quả-cảm. Hoặc, bản chất di truyền, của bản thể. Một trong những câu nói diễn-tả trạng-huống khó tả của lề-thói o-ép, thúc-giục, là: tâm-tình hát lên thành tiếng “không biết vì sao tôi buồn”…Buồn tình, buồn đời nên vội tìm đến chốn không ngủ yên. Cứ thế bế-tắc rồi lại rơi vào bế-tắc, trầm-luân lại tìm chốn trầm-luân.

Chính vì thế, chẳng lạ gì khi có nhiều người tự thấy vẫn cô đơn, bơ vơ, đơn lẻ. Dù, trên thực tế, họ đang ở giữa chốn phồn-hoa, vui nhộn. Thậm chí, có người còn tìm cách phá hủy vài cơ phận trong người mình, để lẩn tránh cô-đơn. Không tìm ra đoạn kết, của mọi việc.

Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh, rằng: ta phải chấm dứt hành-vi tự-hủy và tìm đến giải-pháp chữa chạy, bằng ba phương-án tích-cực.

Trước hết, làm những gì có ích, có lợi để giữ mình. Có người lại tìm đến những giải-pháp khác thường. Quyết hàn-gắn cuộc đời bằng những gì thuộc phần sầu-lắng, nội-tâm. Khả dĩ sắp xếp lại mảnh vụn đời mình, về với nhau. Không cần biết việc ấy có được người khác chuẩn thuận hay không. Có thích hợp với niềm tin đi Đạo, hay không. Miễn là giải pháp ấy không đưa họ về với lề thói hủy hoại, là được rồi. Phương án này tựa như lập trường Chúa nói: “ai không chống ta là ủng hộ ta”. Ai không phản ta, là bạn ta.

Thứ đến, là phương-án chấp-nhận để người khác giúp mình. Chẳng ai lại có thể đơn-thương/độc mã, chiến-đấu mãi cả một đời người. Đây, là giải-pháp áp-dụng hiên-ngang 6 bước trong tiến-trình điều nghiên cai rượu, cai thuốc. Phương-án này được hiểu là thái-độ chia sớt gánh nặng. Để, chấm-dứt lề-thói không hay, của nhau. Bạn bè, người thân chẳng thể nào hiểu được hết những khúc-mắc nơi thái-độ của mình, nếu người ấy không có kinh-nghiệm chuyên-môn, để giải-quyết.

Bởi vậy, người mắc thói-tật nghiện-ngập vẫn cần lời khuyên thích-đáng của chuyên-viên, nhà nghề. Cũng cần nghe theo lời khuyên của những người có kinh-nghiệm chữa-trị. Và, sự giúp đỡ cũng như nương-tựa, đỡ-nâng nhận được từ người đạo-đức/chức-năng, rất chuyên-môn, như chén nước tươi mát được Chúa nói đến ở trình-thuật.

Thế kỷ 16, thánh I-Nhã thành LoyÔLa từng khuyên-dặn: nếu ta biết tự kiểm-điểm để xem tại sao, ở đâu, khi nào, làm cách nào và mình có thói-quen nào, hay theo ai, khiến mình dễ rời xa tình thương yêu của Đức Chúa, thì khi đó ta mới tìm được lý-do: sao ta làm thế? Và nhờ vậy, mới chuyển đổi thói quen đúc sẵn.

Thành thử, nếu cứ ngồi đó mà than “tình đời thay trắng đổi đen”, thì e rằng sẽ còn quá nhiều nước, để mãi mãi sẽ không kịp tát.

Và, nếu như ta cứ mải nói “không” với mọi chuyện, ta sẽ chẳng còn biết ra được chính mình, như là mình. Biết mình như là mình, hoặc biết mình là ai, chứ không phải: mình muốn mình là ai, mình muốn mình ra sao, cũng mặc!

Và, nếu cứ nóĩ  “không” với hết mọi chuyện, kể cả chuyện có được phương-án tích-cực, để giải-quyết yêu-đương hoặc thói-tật o-ép, ta sẽ không còn cơ-hội chọn-lựa cho cuộc sống được tốt hơn. Một chọn-lựa khả dĩ biết đặt sự sống lên trên mọi hủy-họai, chết-chóc. Và, cuộc sống sẽ đưa đời mình đi vào ngõ cụt khác.

Thành thử, vào với Tiệc thánh hôm nay, ta quyết-tâm tìm cho được phương-án tích-cực. Tích-cực hơn, để không còn nói  tiếng “không”, như thế nữa. Nhưng, sẽ tích-cực mà chọn-lựa cuộc sống, đặt lên trên hết mọi sự dữ/ác thần.

Trong cảm-nghiệm như thế, nay tạ hát lại lời thơ ngâm mãi vẫn ở trên, rằng:

“Mải vui tìm cành hoa trên cánh bướm,

Ai đưa ta lạc đến nước non này.

Mùi cỏ lạ thơm như mùi nhụy chớm,

Cùng tiếng tiêu đồng hợp-chất nồng say.”

(Hàn Mặc Từ – Duyên Kỳ-ngộ)

Duyên kỳ ngộ, hay “cành hoa trên cánh bướm, (đưa nhà thơ) lạc bước nước non này”, đều là tâm-tưởng của con người có được hạnh-phúc chốn nồng say, đầy những duyên. Vẫn mong rằng người nhà Đạo chúng ta cũng sẽ tìm được mối phúc hạnh ra như thế, ở trên đời.

Lm Richard Leonard sj biên soạn

Mai Tá lược dịch

Tin Mừng (Mc 9:38-43, 45:47-48)

Khi ấy, ông Gioan nói với Đức Giêsu:

Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.

Đức Giêsu bảo:

Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.

Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.”

ĐỜI TÔI TIẾN BƯỚC NHƯ MỘT CON LỪA

ĐỜI TÔI TIẾN BƯỚC NHƯ MỘT CON LỪA

Văn Hào, SDB

Nhà văn Bossuet đã viết: “Ai trong chúng ta không có thói tự kiêu, người đó là thượng đế.”  Câu nói của nhà văn ngụ ý rằng, tự bản chất con người chúng ta ai cũng có cái tôi ích kỷ, thích được người khác nể trọng và thán phục.  Trong xã hội ngày nay, chúng ta thấy nhan nhản những khẩu hiệu, như “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân” hoặc sống “Yêu thương để phục vụ”… nhưng trong thực tế, nhiều khi đó chỉ là những khẩu hiệu lý thuyết, và lắm lúc những khẩu hiệu xem ra đao to búa lớn ấy chỉ là những sáo ngữ rỗng tuếch.  Tuy nhiên, nếu can đảm và thẳng thắn nhìn lại cách sống của chính chúng ta là các Kitô hữu, đặc biệt nơi các anh em linh mục, chúng ta sẽ thấy rất rõ cái tôi của mình, qua cung cách trịch thượng hoặc qua lối hành xử hách dịch mà chúng ta rất hay biểu tỏ ra bên ngoài.

Lời Chúa hôm nay nhắc lại cho chúng ta tiêu chí căn bản để trở nên môn đệ Đức Giêsu: “Ai muốn làm đầu phải làm người rốt hết, và làm kẻ phục vụ mọi người” (Mc 9, 35).  Khiêm tốn để phục vụ là bài học căn bản mà chúng ta phải học, học mãi, học cho tới suốt đời, để sao chép lại cách sống của chính Đức Giêsu như Ngài đã từng nói: “Anh em hãy học nơi tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29).

Khiêm nhường, khởi đầu của mọi nhân đức.

Thánh Tôma Aquinô diễn tả có vẻ hơi cường điệu.  Ngài nói: “Khi chúng ta chết đi, cái tôi của chúng ta sau 15 phút mới chết hẳn.”  Cái tôi ích kỷ và kiêu căng vẫn luôn đeo bám dai dẳng nơi tất cả mọi người.  Tội đứng đầu trong bảy mối tội chính là tính kiêu ngạo.  Đây chính là tội đầu tiên đã du nhập vào trần gian, và đó cũng là tội mà Thiên Chúa ghét bỏ nhất.  Adam đã sa ngã vì kiêu ngạo muốn trở nên ngang bằng với Thiên Chúa.  Tháp Babel cũng là biểu tượng của sự kiêu căng khi con người muốn nổi loạn chống lại Thiên Chúa.  Luxiphe là một thiên thần biến chất cũng chỉ vì quá tự phụ.  Quả thật, khuynh hướng kiêu ngạo đã ăn sâu nơi bản tính con người, và trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đấu tranh liên lỉ để vượt thắng.  Trong thư gửi giáo đoàn Rôma, thánh Phaolô đã viết: “Vì một người duy nhất đã không vâng phục Thiên Chúa mà muôn người trở nên tội nhân” (Rm 5, 19). Con người đó chính là Adam.  Tội Adam hay gọi là tội nguyên tổ, khởi đầu của các giống tội, chính là kiêu ngạo và bất tuân.  Tính kiêu ngạo đã ăn sâu vào bản tính nhân loại nơi chúng ta.

Có một câu ngạn ngữ tây phương đã viết: “Cái tôi thì đáng ghét” (le moi est haissable).  Ai trong chúng ta cũng biết điều này, nhưng không phải giản đơn nếu chúng ta muốn khuất phục cái tôi đáng ghét đó.  Thánh Phêrô cũng khuyên dạy các tín hữu: “Anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho ai khiêm nhường.  Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa (1P 5, 5-6).  Qủa thật, khiêm nhường chính là cửa ngõ dẫn đưa chúng ta đi vào sự thánh thiện, bởi vì khiêm nhường chính là mẹ sản sinh các nhân đức khác (tư tưởng của Tennyson).

Khiêm nhường: linh đạo Thập giá.

Sự khiêm nhường mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay không chỉ đơn thuần là một đức tính nhân bản, nhưng đây chính là linh đạo Thập giá.  Đó là con đường trọn lành mà Đức Giêsu đã gợi mở để mời gọi chúng ta dấn bước vào: “Ai muốn theo tôi, hãy bỏ mình vác thập giá mình mà theo” (Mc 8, 34).

Hai ngàn năm trước, Đức Giêsu đã đến trần gian để thực hiện sứ mạng cứu thế.  Ngài đã khởi đầu cuộc hành trình tại máng cỏ Bêlem và kết thúc sứ mạng nơi đỉnh cao Thập giá.  Bêlem và Golgôtha là hai thông số của một thực tại duy nhất: Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.  Để diễn bày tình yêu, Thiên Chúa cao cả đã tự nguyện mang lấy kiếp người hèn hạ.  Một Thiên Chúa đầy uy quyền và dũng lực lại ẩn dấu trong dáng dấp của một bé thơ mỏng manh và yếu ớt.  Một đứa trẻ mới sinh ra chưa có thể làm được điều gì.  Nó cần đến vòng tay che chở của cha, cần những giọt sữa yêu thương của mẹ để được lớn lên.  Trẻ Giêsu còn cần đến cả những hơi thở của những con bò con lừa giữa đêm khuya lạnh giá.  Vì thế, trong bài Tin mừng hôm nay, để nói về sự khiêm tốn, Chúa mượn lại hình ảnh của một đứa bé như một chuẩn mẫu: “Ai tiếp đón một em bé như em này vì danh thầy, là tiếp đón chính thầy” (c.37).  Một đứa trẻ trong xã hội Do thái khi xưa hoàn toàn không có một giá trị gì về mặt xã hội.  Nhưng Đức Giêsu luôn yêu quý trẻ thơ.  Ngài còn đề cao các em nhỏ và mời gọi các môn đệ phải nên giống trẻ thơ.  “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở nên như trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào nước trời.  Vậy ai tự hạ và nên như trẻ nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong nước trời” (Mt 18, 2-4).  Đứa bé còn là hình mẫu về sự nghèo khó mà Chúa nói đến.  Một đứa con nít không có vị thế gì trong xã hội.  Chúng chẳng bao giờ dám mơ tưởng sẽ làm ông này hay bà nọ.  Chúng cũng nghèo xác nghèo xơ, không có tài sản hay tiền bạc trong túi.  Tinh thần nghèo khó chính là mối phúc đầu tiên trong tám mối phúc mà Chúa Giêsu đã công bố trong bài giảng trên núi, và đây cũng chính là linh đạo thập giá, đi đôi với sự khiêm tốn nội tâm mà Chúa nói tới trong Tin mừng hôm nay.

Viễn ảnh thập giá xem ra rất mù tối đối với các học trò của Chúa Giêsu.  “Con người sẽ bị nộp vào tay người đời.  Họ sẽ giết chết Người, và sau ba ngày Người sẽ sống lại.”  Thánh Marcô xác nhận: “Các ông không hiểu lời nói đó (Mc 9, 32), bởi vì con đường theo Đức Giêsu còn rất nhiều trầy truột và gian nan.  Đối diện trước cái chết, Đức Giêsu đã bị người đời chửi rủa, mạt sát, và coi khinh.  Ngài vẫn không cự cãi một tiếng, không chống trả một câu.  Sự thinh lặng của Ngài không phải là một sự câm nín thụ động, nhưng đó là ngôn ngữ phong phú nhất để dạy chúng ta bài học khiêm tốn.  Trong bài đọc thứ nhất, tác giả sách Khôn ngoan cũng phác vẽ trước viễn ảnh Thập giá này: “Ta sẽ hạ nhục nó và tra tấn nó để biết nó hiền hòa làm sao, và để xem nó nhẫn nhục tới mức nào.  Nào ta sẽ kết án cho nó chết một cách nhục nhã” (Kn 2, 19-20).  Mầu nhiệm Thập giá hàm ngậm sự tự hủy luôn luôn là một thách đố đối với các học trò của Chúa Giêsu năm xưa cũng như đối với mọi người chúng ta hôm nay.  Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Philip cũng vạch dẫn con đường này, và Ngài mời gọi chúng ta nhìn vào linh đạo Thập giá như là khung căn bản định hình sự khiêm tốn nội tâm: “Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên Thập tự (Phil 2, 6-8).

Vì vậy, sự khiêm tốn không chỉ đơn thuần là một đức tính nhân bản, nhưng chính là linh đạo Thập giá.  Chúng ta học sống khiêm nhường không phải theo gương của vị vĩ nhân này hay lối sống của nhà hiền triết nọ, nhưng chúng ta được mời gọi nhìn vào chính Đức Giêsu chịu đóng đinh để sao chép lại lối sống và tiếp bước dấu chân của Ngài.  “Anh em hãy học nơi tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng”.

Đời tôi tiến bước như một con lừa.

Đây là tựa đề một quyển sách Đức Hồng y Etchegarey đã viết khi suy tư về hành trình ơn gọi của mình.  Ngài vay mượn hình tượng một con lừa để mô tả.  Người đời vẫn thường nói: “Ngu như bò và dốt như lừa.”  Nhưng bò và lừa lại là hai vị thượng khách được ưu tuyển để đến cung chiêm Vua Trời đất khi Ngài mới hạ sinh.  Đức Hồng y cũng mượn lại hình ảnh con lừa chở Chúa tiến vào Giêrusalem để nói về hành trình ơn gọi của Ngài.  Người dân hai bên đường vỗ tay reo hò, trải áo và cầm cành lá trên tay để nghinh đón.  Con lừa vẫn không vênh mặt lên để tự mãn, vì những lời tung hô đó dành cho Chúa chứ không phải cho nó.  Nó mãi mãi cũng chỉ là một con lừa mà thôi.  Đường vào Giêrusalem đầy sỏi đá làm chân nó đau nhức, nó vẫn không một lời kêu than.  Con lừa vẫn cứ âm thầm lặng lẽ mang Chúa trên vai, và tiến bước một cách ngoan thuần.  Nó khiêm tốn bước đi để Chúa hướng dẫn, và suốt đời nó mãi mãi vẫn chỉ là một con lừa mà thôi.  Cuộc hành trình ơn gọi của mỗi người chúng ta cũng phải giống như vậy.  “Đời tôi tiến bước như một con lừa” chính là như thế.  Thái độ căn bản chúng ta cần phải có là khiêm tốn để Đức Giêsu hướng dẫn đời mình.  Chính Đức Giêsu đã nêu gương cho chúng ta, như Ngài đã thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, này con xin đến để thi hành thánh ý Cha.” Khi đi vào trần gian, Ngài đã đến “không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20,28).

Chủ nghĩa ‘cha chú’ (paternalism)

Thánh Phanxicô Assisi là gương mẫu cho chúng ta về tinh thần khiêm tốn và nếp sống khó nghèo.  Ông Stalin, một lãnh tụ vô thần, cho dù không tin vào Thiên Chúa, nhưng  khi đọc tiểu sử của thánh nhân đã thốt lên: “Nếu tôi có trong tay 10 người như Phanxicô, tôi sẽ làm thay đổi cả bộ mặt thế giới.”  Con người chúng ta ít nhiều ai cũng có bệnh sỹ diện, thích phô trương cái tôi của mình.  Căn bệnh trầm kha này không phải chỉ có nơi giáo dân, nơi các ông trương ông trùm, nhưng có ngay cả nơi các anh em linh mục.  Một Cha già đã chia sẻ rằng, khi các linh mục được mọi người kính trọng và gọi bằng cha, rất dễ quên đi ơn gọi làm con nơi mình.  Ngài nói tiếp “Nhiều cha lại cứ thích ‘chơi cha’ thiên hạ, qua lối hành xử trịch thượng và hống hách, thậm chí còn dùng tòa giảng để chửi bới giáo dân.  Đó là lối sống theo chủ nghĩa cha chú (paternalism) mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết án rất mạnh mẽ khi Ngài nói với giáo triều Rôma dịp Noel năm ngoái (ngày 22/12/2014).  Điều nhận xét trên không phải mang tính cách vơ đũa cả nắm, nhưng rất cần thiết cho mọi người, nhất là các anh em linh mục, để chúng ta biết can đảm và thẳng thắn nhìn lại chính mình khi thi hành tính năng mục tử.

Kết luận : Tôi tớ của các tôi tớ

Sau hết, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria như là khuôn mẫu nội tâm để chúng ta học nơi Ngài bài học khiêm nhu.  Mẹ vẫn luôn coi mình chỉ là “tôi tớ” của Thiên Chúa.  Bí quyết duy nhất của Đức Maria khi thực hành sự khiêm tốn và vâng phục là luôn thưa lời “xin vâng”, tuyệt đối để Thiên Chúa hướng dẫn đời mình.  Mẹ đã cảm nghiệm rất sâu lắngsự khiêm tốn ấy khi cất lên bài ca Magnificat: “Chúa hạ bệ những kẻ kiêu căng, Người nâng dậy những ai khiêm nhu.”  Bắt chước Đức Maria, người nữ tỳ (serva) của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Gioan 23 và Đức Phaolô đệ lục khi chuẩn nhận các văn kiện công đồng Vatican II luôn luôn đặt bút ký tên của mình với hàng chữ “servus servorum” (tôi tớ của các tôi tớ).  Còn các Kitô hữu, cách riêng các anh em linh mục, chúng ta đã hành xử và thực thi quyền bính được trao phó cho chúng ta, “những tôi tớ của các tôi tớ” như thế nào?

Văn Hào, SDB

Lạy Chúa, Con Đây!

Lạy Chúa, Con Đây!

Cao Gia An, S.J.

Lạy Chúa
mỗi khi có dịp bước chân vào nhà thờ
rất nhiều bạn bè không công giáo hay hỏi con:

Tại sao ở giữa lòng ngôi thánh đường đẹp đẽ như thế
lại là cây Thập Giá, treo một con người chết trần trụi?
tại sao ở nơi trang trọng và tôn nghiêm như thế
lại đặt hình ảnh tột cùng của sự khổ đau
của thất bại, của nát tan, của cái chết?…

Thập giá là hình ảnh lý tưởng
của một sự từ bỏ hoàn toàn và mất mát vĩnh viễn
của một lời một mời gọi và chất vấn không ngừng
cho những người dám bước theo Chúa.

Lạy Chúa, con đã làm gì, con đang làm gì,
và con sẽ phải làm gì cho Chúa?
Xin dạy con chiêm ngắm không ngừng
Đấng chịu đóng đinh trên Thập Giá
Đấng đã dám liều mình chết đi vì yêu con,
để từ nơi cội nguồn Thập Giá
con không chỉ học được cách sống
mà còn học được cách chết,
chết để cho nhiều người khác được sống.

Xin cho con đủ can đảm và trung thực để nhận ra:
nếu Thập Giá của Chúa không được đặt ở trung tâm
của trọn vẹn đời sống đức tin của con thì việc bỏ mình

vác thập giá mình mà theo Chúa chỉ là một lý thuyết

bóng bẩy và đẹp đẽ, nhưng lại chẳng có một âm hưởng thực tế nào!
Ước gì cách con đón nhận Thập Giá mỗi ngày
là một lời chứng sống động và hữu hiệu
về tình yêu, về giá trị cứu độ của Thánh Giá Chúa.

Cao Gia An, S.J.

ĐỨC MẸ SẦU BI

ĐỨC MẸ SẦU BI

LM Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.J.

Hôm nay, chúng ta cử hành lễ nhớ “Đức Mẹ Sầu Bi”.  Như thế, trong đời sống của Đức Mẹ, cũng có những điều sầu bi, như trong đời sống của tất cả mọi người chúng ta.  Trong suốt năm phụng vụ, chúng ta có nhiều lễ tôn vinh Đức Maria, Mẹ của chúng ta, nhưng hầu như luôn luôn là vì những ân huệ lớn lao Thiên Chúa ban cho Mẹ (chẳng hạn ơn vô nhiễm, ơn lên trời, ơn làm Nữ Vương…), hay vì những biến cố đặc biệt trong cuộc đời của Mẹ (Sinh Nhật, Truyền Tin, Thăm Viếng…)  Chính vì thế mà, lễ Đức Mẹ Sầu Bi là một ngày lễ rất đặc biệt, bởi vì lễ này mời gọi chúng ta tôn vinh Đức Mẹ, với một khuôn mặt rất đời thường, và vì thế rất gần gũi với chúng ta: Đức Mẹ Sầu Bi, và chúng ta cũng sầu bi, không phải một lần, nhưng nhiều lần trong cuộc đời!

Vậy chúng ta đã có và đang có những sầu bi nào?  Tuy nhiên, trong ngày lễ hôm nay, chúng ta được mời gọi hướng về Đức Mẹ và “suy chiêm” những đau khổ của Mẹ.  Bởi vì, những đau khổ của Mẹ sẽ làm cho chúng ta hiểu biết Mẹ hơn và như thế, yêu mến Mẹ nhiều hơn.  Ngoài ra, những đau khổ của Mẹ còn soi sáng và dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống đầy khổ đau này.

Bảy sự đau khổ của Đức Mẹ

Như chúng ta đều đã biết, Truyền Thống của Giáo Hội thích dựa vào các Tin Mừng, để kể ra những đau khổ của Đức Mẹ, và Giáo Hội kể ra được bảy đau khổ; vì thế, ngày lễ hôm nay, còn được gọi là lễ “Đức Mẹ Bảy Sự”.  Con số “bảy” cũng thật là ý nghĩa, bởi vì số 7 đối với người Do Thái, là con số hoàn hảo, cũng giống như số 9 đối với chúng ta.  Điều này làm cho chúng ta nhớ lại các con số bảy của bài một Tin Mừng theo thánh Mát-thêu: bảy lần; bảy mươi lần bảy (x. Mt 18, 21-35); bảy giỏ (x. Mc 8, 8).  Sau đây là “bảy sự” của Đức Mẹ:

1.     Lời của cụ ngôn sứ Simêon về Đức Maria (Lc 2, 25-35), là bài Tin Mừng chúng ta có thể đọc trong ngày lễ hôm nay, theo sách Phụng Vụ các bài đọc.

2.     Trốn sang Ai-cập (Mt 2,13-15)

3.     Lạc mất Đức Giê-su (Lc 2,41-52)

4.     Đức Mẹ nhìn Đức Giê-su vác thập giá (Lc 23,27)

5.     Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá (Ga 19, 25-27), là bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay.

6.     Đức Mẹ đón nhận thân xác đã chết của Đức Giê-su (Ga 19,38-40)

7.     Đức Mẹ ở bên mộ Đức Giê-su (Ga 19,41-42)

Điều phải đánh động chúng ta, khi đọc qua danh sách bảy sự đau khổ của Đức Mẹ, đó là mọi sự đau khổ của mẹ đều có liên quan đến Đức Giê-su, con của Mẹ; một cách cụ thể, những đau khổ của Mẹ đến từ biến cố Giáng Sinh, đến từ đời sống ẩn dật, đến từ sứ mạng rao giảng Nước Trời, đến từ cuộc Thương Khó, đến từ Thập Giá, và sau cùng đến từ cái chết của Ngài.

Như thế, chính khi Đức Mẹ thưa “xin vâng”, đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, để đón nhận Đức Giê-su, Con Thiên Chúa vào trong cuộc đời của mình, và chính khi Đức Mẹ sống lời xin vâng của mình mỗi ngày và sống cho đến cùng, đến tận chân Thập Giá và cho đến hết cuộc đời, thì tất yếu đau khổ xẩy ra cho Mẹ.  Bởi vì, như chúng ta có thể nhận ra trong bảy đau khổ của Mẹ: Đức Mẹ sinh ra Đức Giê-su, nhưng Đức Mẹ lại được mời gọi không nuôi nấng và dưỡng dục Ngài theo ý riêng của mình, theo chương trình hay kế hoạch riêng của mình, nhưng là để cho Ngài lớn lên theo chương trình của Thiên Chúa; Đức Mẹ đón nhận Đức Giê-su vào cung lòng và vào cuộc đời mình, nhưng Mẹ lại được mời gọi, như tất cả chúng ta cũng được mời gọi, đi theo Đức Giê-su trên con đường của Ngài; mà con đường của Đức Giê-su là con đường dẫn đến Thánh Giá.

Những đau khổ của Mẹ đến từ việc Mẹ đi theo Đức Ki-tô, Mẹ gắn bó thiết thân với Đức Ki-tô, Mẹ trở nên một với Đức Ki-tô, nhất là với “Đức Ki-tô chịu đóng đinh”.  Và tất cả chúng ta đều có cùng một kinh nghiệm này, giống như Đức Mẹ.  Thật vậy, từ khi chúng ta trở thành Ki-tô hữu, và nhất là từ khi chúng ta đáp lại tiếng gọi đi theo Đức Ki-tô trong ơn gọi gia đình hay trong ơn gọi dâng hiến, và cố gắng sống ơn gọi của chúng ta mỗi ngày, chúng ta phải cho đi chính mình, cho đi thời gian, cho đi tất cả những gì rất thiết thân đối với chúng ta, đó là quyền làm chủ, giới tính và tình cảm, ý muốn…, thì tất yếu sẽ có nhiều đau khổ.  Nhưng tại sao chúng ta lại mang vào mình những đau khổ, nếu không phải là muốn noi gương Đức Mẹ?

Thật vậy, như Đức Mẹ, vì tình yêu đối với Đức Ki-tô, chúng ta ước ao trở nên nữ tì, trở nên tôi tớ của Ngài, chúng ta ước ao sống theo Lời của Ngài.  Và chính tình yêu và lòng ước ao này làm cho chúng ta hạnh phúc bất chấp những đau khổ, và ngay trong những đau khổ, bởi vì có một niềm hạnh phúc đặc biệt, đó là hạnh phúc đau khổ vì tình yêu.  Như thánh Augustino nói: “Trong tình yêu không có đau khổ, và nếu có đau khổ, thì đau khổ này đã được yêu rồi.

Đau khổ thứ năm: Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá

Hình ảnh Đức Mẹ đứng dưới chân Thập Giá, mà bài Tin Mừng mời gọi chúng ta chiêm ngắm trong ngày lễ hôm nay, nói lên sự nghịch lí này của Tin Mừng và của mầu nhiệm Vượt Qua.

Dưới chân thập giá, Mẹ sầu bi, nhưng Mẹ vẫn đứng vững chứ không ngã quị.  Chúng ta nên đi lại hành trình của Mẹ Maria, từ biến cố truyền tin, để hiểu được tại sao Mẹ đứng vững.  Chúng ta cũng cần đi theo Đức Kitô như Mẹ, để có thể đứng vững dưới chân thập giá.  Và không cần phải đợi đến biến cố phục sinh, nhưng ở tột đỉnh của sự trao ban, nghĩa là trao ban đến không còn gì, chúng ta được mời gọi nhận ra sự sống mới phát sinh, phát sinh thật đồi dào, phát sinh từ Lời sự sống của Đức Giêsu được thốt lên ngay nơi chết chóc và lúc Ngài đang chết đi.  Thật vậy, ngay trong đau khổ của sự chết, một Gia Đình mới phát sinh: Đức Giê-su, nhìn Mẹ, và nói:

–       Thưa Bà, đây là con của Bà.

Như thế, chính lúc Mẹ đang mất đi người con này, mẹ trở thành Mẹ của người con khác; và từ người con này, dưới sức mạnh của Đấng Phục Sinh, sẽ trở thành đông đúc, trong đó có cả con trai lẫn con gái.  Chính lúc Mẹ bình an dâng hiến người con Duy Nhất, Mẹ nhận lại gấp trăm, nơi Người Môn Đệ Đức Giê-su thương mến.  Và Mẹ cũng không mất đi Người Con Duy Nhất của Mẹ, vì Ngài sẽ hiện diện ở nơi anh chị em mới của Ngài.

Từ hi sinh thập giá, giữa cơn thử thách, ngay trong sự chết, một nhân loại mới phát sinh: những gì của con là của Mẹ; những gì của Thầy là của anh.  Cái chết của Đức Giêsu đã làm phát sinh sự sống:  Mẹ trở thành Mẹ của Người Môn Đệ Đức Giêsu yêu mến, đại diện cho tất cả các môn đệ thuộc mọi thời; khi dâng hiến người con duy nhất, Mẹ không mất đi, nhưng nhận lại Ngài nơi các môn đệ, nơi cả một đàn con đông đúc.  Bởi vì, Đức Giêsu sẽ đi vào sự sống mới và hiện diện bên cạnh, ở giữa và bên trong các môn đệ nam nữ.

Xin Chúa cũng ban cho chúng ta có cùng một kinh nghiệm của Đức Mẹ: dưới chân thập giá đau thương của cuộc đời, của hành trình ơn gọi, xin chúng ta cảm nhận với niềm vui và hạnh phúc, sự sống mới của Đức Ki-tô đang phát sinh ngay hôm nay, và phát sinh thật dồi dào.

LM Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.J.