Đức tin là gia sản quý giá nhất

Đức tin là gia sản quý giá nhất

Vietvatican.net

Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta, sáng thứ 5 ngày 04.02 – OSS_ROM

VATICAN. “Gia tài quý giá nhất mà chúng ta có thể để lại cho các thế hệ mai sau chính là đức tin.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, ngày 04.02, tại nhà nguyện thánh Marta. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng chúng ta đừng sợ hãi, vì đằng sau cái chết sự sống vẫn mãi tiếp tục.

Suy nghĩ về cái chết sẽ giúp soi sáng cho cuộc sống hiện tại

Được gợi hứng từ bài đọc một trích sách các Vua thuật lại sự ra đi của vua Đa-vít, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải trải qua những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Suy nghĩ này khiến chúng ta chẳng mấy vui thích. Vì thế, chúng ta thường tránh đi và không muốn nhắc đến. Nhưng cái chết lại là một thực tại hiển nhiên của kiếp sống nhân sinh. Khi biết suy xét đúng đắn về ‘cuộc vượt qua cuối cùng’ này sẽ mang lại ánh sáng cho cuộc đời chúng ta. Sự chết chính là thực tại mà ai cũng phải đối diện.

Trong những buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ tư hàng tuần, có lần tôi đã gặp một nữ tu lớn tuổi với gương mặt chan chứa niềm vui và bình an, đang ngồi giữa những bệnh nhân và người đau yếu. Tôi hỏi soeur: ‘Năm nay soeur bao nhiêu tuổi rồi?’ Soeur trả lời tôi với một nụ cười rất tươi: ‘Dạ, thưa Đức Thánh Cha, nay con được 83 ạ. Con đang hoàn tất những chặng đường cuối cùng trong cuộc hành trình dương thế này và bắt đầu một cuộc hành trình khác bước đi cùng với Thiên Chúa. Con bị ung thư tuyến tụy, Đức Thánh Cha ạ.’ Và như thế, trong an bình, vị nữ tu này đã sống hết mình trong một cuộc đời hiến dâng. Soeur đã chẳng hề tỏ ra sợ hãi trước cái chết, vì như soeur đã nói ‘con đang hoàn tất cuộc đời này để bước vào một cuộc sống mới với Đức Kitô’. Đó là một sự chuyển tiếp. Và sự chuyển tiếp này rất cần thiết với chúng ta.

Đức tin – gia sản quý giá nhất

Vua Đa-vít đã trị vì Ít-ra-en được 40 năm. Khi thấy mình đã gần đất xa trời, vua truyền dạy Sa-lô-môn con mình phải biết tuân giữ các huấn lệnh của Đức Chúa, các luật pháp và chỉ thị của Người như đã ghi trong luật Mô-sê. Trong đời mình, vua Đa-vít đã phạm nhiều tội lỗi, nhưng ngài cũng đã biết nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa. Và ngày hôm nay, mỗi lần nhắc đến ngài, Giáo hội đều dùng tước hiệu ‘thánh vương Đa-vít’. Ngài là tội nhân nhưng cũng là một vị thánh. Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, vua đã để lại cho con trai một gia sản quý giá và đẹp đẽ nhất, một gia sản mà ai cũng có thể để lại cho con cái mình, đó chính là đức tin, là lòng tin tưởng.

Khi viết di chúc, người ta thường nói: tôi để lại cái này cho người này, cái kia cho người kia, cái nọ cho người nọ, ….vân vân và vân vân. Điều ấy tốt thôi. Nhưng gia sản quý giá nhất mà một người có thể để lại cho con cháu của mình chính là đức tin. Vua Đa-vít ghi nhớ lời Thiên Chúa hứa và vẫn hằng tin tưởng vào những lời hứa ấy. Cuối cùng vua đã truyền lại lòng tin tưởng ấy cho con trai mình. Thế nên, hãy để lại đức tin cho con cháu như một gia sản thừa kế.

Khi cử hành nghi thức Thanh Tẩy, chủ tế trao nến phục sinh cháy sáng cho các bậc phụ huynh và nói những lời tương tự như thế này: ‘Ánh sáng này được trao phó cho anh chị em chăm nom. Hãy làm bừng sáng nơi con cái của anh chị em và hãy truyền lại ánh sáng ấy cho con cái như một gia sản quý giá.’

Để lại đức tin cho con cháu như một gia sản. Đây là điều mà chính vua Đa-vít đã làm và cũng là một bài học cho mỗi người chúng ta. Vua đã qua đời cách bình thường và đơn sơ như bao nhiêu người khác, nhưng vua lại biết truyền dạy và để lại cho con thứ gia tài quý giá và quan trọng nhất. Gia tài đó không phải là ngôi vua, là vương quốc nhưng chính là đức tin.

Thiên Chúa trung tín, là người Cha không bao giờ khiến con cái thất vọng

Như vậy thật là hữu ích nếu mỗi người chúng ta cũng hãy tự hỏi mình rằng: ‘Khi ra đi, tôi sẽ để lại gì cho con cháu? Tôi sẽ trao cho những người thừa kế gia sản gì?’

Chúng ta hãy xin Thiên Chúa hai điều. Thứ nhất, xin ơn đừng sợ hãi trước cái chết. Hãy xin ơn để được giống như vị nữ tu mà tôi đã nhắc đến trong buổi tiếp kiến chung – ‘Con đang hoàn tất cuộc hành trình dương thế để bắt đầu một chặng đường mới với Đức Kitô’ – đừng hoảng sợ. Và điều thứ hai, xin ơn để mỗi người chúng ta có thể để lại cho đời, để lại cho con cháu, cho thế hệ mai sau một thứ gia sản quý giá nhất, đó chính là đức tin, là lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa Thành Tín. Vị Thiên Chúa ấy luôn bên cạnh chúng ta. Ngài chính là người Cha không bao giờ khiến cho con cái mình phải thất vọng.”

Vũ Đức Anh Phương, SJ

CHÚA CHE CHỞ VÀ Ở GẦN KỀ

CHÚA CHE CHỞ VÀ Ở GẦN KỀ

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Chính Chúa Là Đấng Vẫn Chở Che, Người Luôn Luôn Ở Gần Kề!

Cha Alfonso là Linh Mục cộng tác viên và là bạn thân của Linh Mục Giám Đốc một Cô Nhi Viện ở miền Bắc nước Ý. Cha Alfonso kể lại câu chuyện sau đây.

Nơi Cô nhi viện có Giuliano là thiếu niên 13 tuổi rất hung dữ và cộc cằn. Cậu bé có một niềm vui ác-quỉ là rất thích đập vỡ kính các xe lửa đang chạy trên đường rầy. Cậu lượm đá rồi canh chừng khi xe lửa chạy qua thì ném mạnh vào các kính xe. Cậu như muốn trả thù và trả thù. Dù không biết trả thù ai!

Giuliano không bao giờ chịu làm bài và học bài. Cậu chỉ chấp nhận học duy nhất các bài giáo lý, trong đó có kể chuyện Cuộc Đời Chúa Cứu Thế. Giuliano thường nói với các bạn:

– Tao thích học Phúc Âm vì thấy Đức Chúa GIÊSU cũng bị người ta cư xử tàn tệ như tao!

Đầu tháng 5 năm 2004, Cha Giám Đốc Cô Nhi Viện nói với các thiếu niên:

– Viện sẽ tổ chức một cuộc tĩnh tâm 3 ngày do Cha Alfonso hướng dẫn. Cuộc tĩnh tâm có mục đích chuẩn bị tâm lòng các con lãnh bí tích Giải Tội và Rước Lễ lần đầu. Ai muốn thì ghi tên tham dự.

Và Cha Giám Đốc ngạc nhiên biết bao khi thấy tên của Giuliano cũng nằm trong danh sách. Cha Giám Đốc hóm hỉnh nói với tôi:

– Thật hú hồn! Chúc bạn can đảm! Còn chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi đôi chút!

Nghe Cha Giám Đốc nói, lòng cảm thấy hơi lo lo. Nhưng tôi phó thác tất cả trong bàn tay yêu thương dẫn dắt của Đức Chúa GIÊSU, Vị Thầy Chí Thánh Chí Nhân Chí Ái.

Ngày đầu tiên diễn tiến bình thường. Không có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra. Các buổi cầu nguyện không kéo dài lâu. Trái lại các trò chơi thể thao được chú ý nhiều hơn. Giuliano là tướng lãnh dẫn đầu các cuộc chơi. Sang ngày thứ hai có vài chuyện đáng tiếc xảy ra nhưng không lớn lao và trầm trọng cho lắm. Đức Chúa GIÊSU đang ở giữa chúng tôi. Sang ngày thứ ba tôi thử chơi ván bài cuối cùng. Tôi chọn lựa thời điểm thuận tiện nhất trong ngày. Tôi nhẹ nhàng nói các thiếu niên về Đức Chúa GIÊSU. Tôi dùng lời nói và cách nói thật ngọt ngào. Tôi nói như rót mật vào tai. Tôi nói với trọn tâm lòng của một Linh Mục. Tôi kết thúc buổi nói chuyện như sau:

– Đức Chúa GIÊSU KITÔ yêu thương chúng ta với trọn những ưu và khuyết điểm của chúng ta. Ngài tha thứ và quên đi những lỗi lầm chúng ta đã làm. Ngài ban cho chúng ta một niềm vui mới lạ. Niềm vui chưa từng hưởng nếm.

Tôi để ý thấy Giuliano chăm chú lắng nghe. Cậu thiếu niên ngồi im như uống từng lời tôi nói. Tôi long trọng tuyên bố khởi đầu việc lãnh ơn tha thứ của Đức Chúa GIÊSU qua bí tích Hòa Giải. Tôi nói:

– Bây giờ Cha ngồi tòa giải tội. Ai trong các con sẵn sàng thì bắt đầu trước!

Tôi vui mừng khi thấy Giuliano giơ tay nói lớn tiếng:

– Thưa Cha, con xin xưng tội trước!

Thế là các thiếu niên khác xếp hàng nối đuôi sau Giuliano.

Nơi tòa giải tội, tôi lặng lẽ cầu nguyện. Tôi van xin THIÊN CHÚA Nhân Từ viếng thăm và thay đổi tâm lòng các thiếu niên đã trải qua quá nhiều thử thách: hoặc mồ côi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi .. Xưng tội xong Giuliano ghé sát vào tai tôi thầm thì:

– Thưa Cha, Đức Chúa GIÊSU nói với con mấy điều. Ngài không nói bằng lời, nhưng nói với con vài điều. Tuy nhiên, giờ đây con không thể nói cho Cha biết là điều gì!

Tối hôm ấy các thiếu niên tỏ lộ nét vui mừng. Mọi người lên giường ngủ, không gây tiếng động, không lời nói ồn ào. Ngày kế tiếp tất cả trở lại Viện Mồ Côi và chuẩn bị cho cuộc Rước Lễ lần đầu vào sáng hôm sau. Thật là một đại lễ. Các thiếu niên mau mắn lên giường ngủ sớm. Thế nhưng chiếc giường của Giuliano lại trống trơn! Cha Giám Đốc lo lắng giơ tay than trời:

– Thôi rồi, cậu bé lại bỏ trốn một lần nữa!

Riêng tôi, tận thâm tâm không tin chuyện có thể xảy ra. Tôi thầm thì van xin Đức Chúa GIÊSU cứu giúp. Tôi đi một vòng để tìm Giuliano. Tôi đến nhà nguyện. Trong bóng tối tôi trông thấy một khối trắng. Đó là Giuliano đang quì cầu nguyện. Giuliano lại thầm thì với tôi:

– Chúa GIÊSU nói với con mấy điều. Ngài không nói bằng lời, nhưng quả thật Ngài nói với con.

Tôi hỏi:

– Chúa nói gì với con?

Cậu bé đáp:

– Xin Cha đợi một chút để con hỏi Chúa có bằng lòng con nói cho Cha biết không. Chúa nói được. Con có thể cho Cha biết. Chúa nói Ngài sung sướng vì con bằng lòng tiếp rước Ngài ngày mai. Nhưng Ngài, Ngài còn hài lòng hơn con vì được ngự vào lòng con.

Nói đến đây, hai hàng nước mắt chảy dài, Giuliano cảm động vừa khóc vừa nói:

– Thật là chuyện khó xảy ra. Bởi lẽ con là một đứa trẻ dữ dằn, không ai thương con hết!

Tôi chậm rãi giải thích:

– Chính vì thế mà Đức Chúa GIÊSU yêu thương con nhất, yêu hơn mọi người khác.

… ”Xin Chúa gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Người chớ ngủ quên. Đấng gìn giữ Israel, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành! Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn, chính Chúa là Đấng vẫn chở che, Người luôn luôn ở gần kề. Ngày sáu khắc, vầng ô không tác họa, đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi. Chúa gìn giữ bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới, từ đây cho đến mãi muôn đời” (Thánh Vịnh 121(120),3-9).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, n.21, 29 Maggio 2005, trang 29)

 Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

CÓ THỂ LÀ TỘI NHÂN, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC LÀ KẺ HƯ HỎNG

CÓ THỂ LÀ TỘI NHÂN, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC LÀ KẺ HƯ HỎNG

ĐGH Phanxicô

“Chúng ta hãy tha thiết nài xin Thiên Chúa để dẫu chúng ta có yếu đuối phạm tội nhưng đừng bao giờ trở thành những kẻ hư hỏng (corrotti), không cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa nữa.”  Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ sáu, ngày 29.01, tại nguyện đường thánh Marta.

Khởi đi từ bài đọc một trích sách Sa-mu-en, thuật lại chuyện vua Đa-vít và bà Bát Se-va, Đức Thánh Cha đã phân biệt giữa tội nhân và kẻ hư hỏng.  Khác với những người hay phạm tội nhưng biết ăn năn, kẻ hư hỏng không còn cảm thấy cần sự tha thứ của Thiên Chúa nữa.

“Con người có thể hay phạm tội nhưng luôn biết chạy đến với Thiên Chúa để chân thành nài xin sự tha thứ.  Chân thành nài xin chứ không bao giờ nghĩ rằng tự sức mình có thể đạt được sự tha thứ ấy.  Nhưng khi con người bắt đầu trở nên hư hỏng, không còn cảm thấy cần sự tha thứ; thì vấn nạn mới thực sự phát sinh.”

Tôi không cần Chúa

Đây là thái độ mà vua Đa-vít vướng phải khi vua say mê bà Bát Se-va, vợ ông U-ri-gia, một sỹ quan quân đội đang chiến đấu trên tiền tuyến.  Sau khi vua Đa-vít ăn nằm với bà Bát Se-va và biết rằng bà đã có thai, vua đã nghĩ ra những mưu kế để che dấu hành vi ngoại tình của mình.  Vua truyền cho ông U-ri-gia từ chiến trận quay về nhà để nghỉ ngơi và có thời gian gần gũi với vợ.  Nhưng ông U-ri-gia lại nghĩ rằng không nên về với vợ mà nằm ở cửa đền vua với tất cả các bề tôi của chúa thượng ông.  Kế hoạch không thành, Vua Đa-vít chuốc rượu cho ông U-ri-gia đến say khướt, nhưng âm mưu vẫn thất bại.

Như thế, vua Đa-vít đã rơi vào một tình huống khó khăn.  Nhưng chắc chắn rằng, vua vẫn có thể tự nói với mình: “Ta sẽ giải quyết được việc này.”  Vua đã viết thứ cho ông Giô-áp và gửi ông U-ri-gia mang đi.  Trong thư, vua viết rằng: “Hãy đặt U-ri-gia ở hàng đầu, chỗ mặt trận nặng nhất, rồi rút lui bỏ nó lại, để nó bị trúng thương mà chết.”  Vua Đa-vít nhất định khiến ông U-ri-gia phải chết.  Người lính can trường và trung thành này – trung thành với lề luật, với dân tộc, tổ quốc – đã phải mang lấy án tử bởi chính vị vua mà ông hết mực trung thành.

Tính “an toàn” của sự hư hỏng

Vua Đa-vít là thánh nhân nhưng cũng là tội đồ.  Vua đã sa ngã vì sự thèm muốn và khao khát nhục dục, nhưng Thiên Chúa vẫn rất yếu mến vua.  Vua Đa-vít cảm thấy an tâm, vì quốc gia đang hưng thịnh. Sau khi ngoại tình, với quyền lực của mình, vua đã làm mọi cách để đẩy người tôi trung đến cái chết, khi bỏ nó lại chiến trường nơi mặt trận nặng nhất.  Và cái chết vì gươm đao là chuyện vô cùng bình thường của nhà binh.

Sự kiện này xảy ra trong cuộc đời của vua Đa-vít khiến chúng ta cũng phải xem xét lại đời sống của mình: Liệu tôi có đang chuyển từ tội nhân đến một kẻ hư hỏng không?  Vua Đa-vít đã bước một chân lên nấc thang đầu tiên dẫn đến sự hư hỏng rồi.  Vua có quyền lực.  Vua có sức mạnh.  Và chính vì lý do đó, sự hư hỏng rất dễ xảy ra với chúng ta là những người có quyền lực, cho dù đó là uy quyền trong Giáo hội, tôn giáo hay trong kinh tế, chính trị…  Bởi vì, ma quỷ sẽ khiến chúng ta an tâm và tự nhủ: “Tôi có thể làm được.  Tôi sẽ giải quyết được mọi sự.”

Tội nhân, có thể chấp nhận; nhưng kẻ hư hỏng thì không

Sự hư hỏng – nhờ ân sủng Chúa, vua Đa-vít đã được giải thoát khỏi tình trạng này – đã làm thương tổn tâm hồn chàng thiếu niên anh dũng, người đã đối diện với tên Gô-li át khổng lồ và hạ hắn bằng một dây phóng đá cùng năm hòn đá cuội nhặt dưới suối.  Bởi vậy, hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh với anh chị em một điều thôi:  Đôi khi chúng ta phạm tội hay đời sống của chúng ta quá an toàn, chắc chắn, chúng ta cảm thấy ổn vì có nhiều quyền lực; chính lúc đó sự hư hỏng sẽ bắt đầu.  Một trong những điều tồi tệ nhất mà sự hư hỏng gây ra là khiến người ta không còn cảm thấy cần sự tha thứ của Thiên Chúa nữa.

Bởi vậy, chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện cho Giáo hội, cho Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, linh mục, các nam nữ tu sĩ và tất cả mọi tín hữu: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con.  Xin cứu vớt chúng con khỏi sự hư hỏng.  Chúng con là tội nhân, nhưng lạy Chúa, xin đừng để chúng con trở thành những kẻ hư hỏng, không cần đến sự tha thứ của Chúa nữa.” Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ân sủng này.”

ĐGH Phanxicô

Chuyển ngữ:  Vũ Đức Anh Phương, SJ

LƯỢNG TỪ BI CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

LƯỢNG TỪ BI CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 Tuyết Mai

Nghĩ thật kỹ thì ra con người của chúng ta ai cũng sống thật là ích kỷ vì chúng ta làm gì thì cái kết cuộc nó cũng đều phải có sự trao đổi hay thưởng ban từ việc chúng ta làm.   Đó là sự đền bù, là sự trả công đích đáng dù đó là cho một chút khoái cảm, cho sự hưởng thụ của lạc thú để sung sướng và để thỏa mãn cái tấm thân hay chết này chớ chúng ta có làm điều ích lợi gì cho ai đâu, thưa có phải?.

Ngay trong gia đình của chúng ta đây ngoài cha mẹ ra thì có ai tự động, tự nguyện làm một việc gì bao giờ mà không buông lời thở than, không tỏ lộ cái bộ mặt ủ rũ mày châu hay không buông lời cằn nhằn khiếm nhã làm mích lòng người nghe lắm lắm vậy.   Có phải vì lỗi từ nơi cha mẹ ngay từ đầu đã dạy cho con cái cách sống vô trách nhiệm đối với người trong gia đình, họ hàng và chòm xóm láng giềng? … Vì mọi thứ chúng cần hay không cần đều có sẵn để hưởng dùng mà chúng không cần phải động đến móng tay.   Cả khi rất cần nhờ đến chúng giúp làm việc gì thì cha mẹ lại hứa cho tiền, hoặc hứa cho chúng những gì mà chúng thích, v.v…

Do đó thường những đứa trẻ trong gia đình khá giả chúng hỗn hào hơn nhiều so với những con cái con nhà nghèo.   Vì con nhà nghèo thì chúng sớm học hiểu biết tinh thần trách nhiệm của chúng là phải trông em, lo chuyện bếp núc, nấu nướng, giặt dũ, trông sóc gia súc để cha mẹ chúng cần phải ra đồng, ra ruộng hay bán bưng ở ngoài chợ mới có tiền mà mua gạo và mua thức ăn để có mà nuôi bao nhiêu cái miệng ăn.

Nhưng thưa đấy là cuộc sống nơi Trần Gian này dù là người nghèo hay người giầu có thì đều phải tìm cách sống phù hợp cho qua ngày đoạn tháng, tuy cách sống của từng người thì khác xa nhau nhiều lắm.   Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần lắm để sống cuộc đời tốt lành từ khi chúng ta còn trẻ, còn có thời gian, còn có cơ hội để Chúa làm việc trên khối óc, trái tim và trên chi thể của chúng ta … Thì đó mới là quan trọng và là thiết yếu cho linh hồn sống đời của chúng ta.

Vả ai nấy trong chúng ta cũng đều hiểu rằng Lòng Chúa Thương Xót đều đón nhận và gọi mời tất cả con cái tội lỗi của Ngài vào; để được Chúa Giêsu nhận chìm tất cả trong trái tim có máu và nước là một đại biển hồ rộng lớn vô đáy cho con cái nào biết chạy đến cầu cứu với Lòng Chúa Thương Xót thì đều được Chúa bảo toàn từ tánh mạng cho đến Linh Hồn sống đời, không bị sa vào Hoả Ngục muôn đời.   Nhưng hẳn chúng ta đâu có ai muốn linh hồn của mình phải bị ở lâu nơi Lửa Luyện Ngục?.

Và đã là con người thì không một ai mà dám tự phụ rằng chúng ta sống tốt đến độ không cần đến Lòng Chúa Thương Xót vì trong mắt Chúa tất cả chúng ta đều là kẻ có tội.   Và thưa tội gì là tội làm buồn lòng Thiên Chúa nhất? Có phải đó là tội vô cảm của con người đối xử với con người hằng ngày đó không?.

Từ sự lãnh đạm và vô cảm của chúng ta đã dễ dàng làm cửa ngỏ cho quỷ dữ chúng vào ngự trị, khống chế và điều khiển mọi suy nghĩ, mọi việc làm và dần chúng lấy mất linh hồn của chúng ta tự lúc nào mà chẳng ai hay ai biết.   Nên chúng ta cần phải luôn thức tỉnh mà cảnh giác, mà đề phòng kẻo sau này cửa lòng của chúng ta đóng chặt đến đỗi chúng ta quay lưng lại với Chúa thì thật quá là muộn màng và phũ phàng thay.

Lạy Chúa của Lòng Thương Xót, xin thương ban cho hết thảy chúng con luôn sống trong sự chuẩn bị, đề phòng, thức tỉnh mà đừng để cho giống như 5 cô trinh nữ dại khờ đã bị Chúa từ chối tiếp rước vì cửa đã đóng hay như nhà phú hộ giầu có nhưng đã vô cảm với cuộc sống khổ nghèo ghẻ chốc của người anh em là Lazarô sống trước nhà ông.   Chỉ vì sự thờ ơ và vô cảm ấy mà Chúa đã phạt ông xuống Hỏa Ngục bị lửa nung đốt đời kiếp kiếp.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

23 tháng 1, 2016

Chút tâm sự về đón nhận tình yêu thương xót Chúa

Chút tâm sự về đón nhận tình yêu thương xót Chúa

  1. Mấy ngày nay, Chúa hay hỏi tôi điều này: “Con có thực sự muốn đón nhận tình yêu thương xót Chúa không?”.

Tôi đã trả lời: “Chúa biết điều đó hơn con. Xin Chúa dạy con. Bởi vì đón nhận tình yêu thương xót Chúa, chính là ơn gọi Chúa dành cho con. Ơn gọi đó là của Chúa và do Chúa. Đó là một bí mật của Chúa về con”.

Và Chúa đã trả lời tôi: “Đón nhận tình yêu thương xót Chúa là một ơn gọi không phải để đáp ứng những sở thích của con, và những tính toán của con, mà là để đáp lại tình yêu thương xót Chúa, một tình yêu xót thương muốn cho con nên tốt”.

  1. Với những soi sáng đó, đột nhiên tôi hiểu: Chúa kêu gọi tôi đón nhận tình yêu thương xót Chúa là để đổi mới tôi và để tôi góp phần đổi mới Hội Thánh của tôi.

Tôi cần được đổi mới. Hội Thánh Việt Nam cũng cần được đổi mới ở một số lãnh vực và ở một số nơi.

Nhận thức đó giúp tôi có một hướng rõ rệt trong năm mới này.

  1. Đấng đổi mới tôi là chính Chúa. Tôi cộng tác vào bằng sự đón nhận ơn Chúa.

Con đường cộng tác được tóm tắt vào Lời Chúa dạy: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38).

Tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ, là những việc tôi thực hiện hằng ngày, hằng giờ, bằng nhiều cách khác nhau.

  1. Càng thực hiện những việc đó, tôi càng thấy rõ: Đổi mới bản thân tôi là một việc đào tạo phải thường xuyên, lúc nào cũng cần, lúc nào cũng mới.

Bởi vì đổi mới nói đây là từ bên trong. Bên trong nội tâm tôi càng ngày càng phải hình thành chân dung của Chúa Giêsu, với những nét căn bản của Người, đó là hiền lành, khiêm nhường, yêu thương, luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha. (x Mt, 11,29. Ga 10, 11. Mc 14, 36).

  1. Kinh nghiệm cho tôi thấy: Để được như vậy, tôi phải sống mật thiết với Chúa Giêsu, phải ở lại trong Người và Người ở lại trong tôi. (Ga 15,4). Tôi coi đây là cách tốt nhất để đón nhận nhiều tình yêu thương xót Chúa.
  2. Ở đây, tôi xin tâm sự một kinh nghiệm riêng, đó là suốt đời, tôi coi sự sống mật thiết với Chúa Giêsu và sự ở lại trong Người là niềm vui lớn nhất của tôi.
  3. Khi sống những giờ phút đó, tôi cảm thấy rất vui với cái nhìn về mình:Mình là rất bé nhỏ, mình là kẻ hèn mọn, mình là kẻ tội lỗi, mình là kẻ nghèo nàn. Thế mà mình lại được Chúa xót thương.
  4. Tôi rất vui với cái nhìn về Chúa.Người rất xa, mà lại rất gần. Người rất cao sang, mà lại coi sự ở với kẻ bé mọn, là một hạnh phúc. Tôi tin Chúa rất yêu thương tôi. Chúa đã chia sẻ sự sống của Người cho tôi.
  1. Tôi rất vui với cái nhìn về sự Chúa ở trong tôi.Chúa ở trong tôi là Người đến trong lòng tôi, để chờ tôi dâng lên Người tình yêu của tôi. Tình yêu, mà Chúa ưa thích nhất nơi tôi là lời “Xin vâng”,như Đức Mẹ xưa.
  2. Tôi hay diễn tả lời xin vâng đó bằng kinh phó thác theo cha Foucauld: “Lạy Cha, con xin phó thác con cho Cha. Xin Cha làm nơi con những gì Cha muốn. Con đặt hồn con trong tay Cha. Con dâng nó cho Cha với tất cả tình yêu của con. Vì Cha là Cha của con”.
  3. Tôi rất vui với cái nhìn mình được đổi mớido Chúa là tình yêu thương xót ở lại trong tôi. Tôi cảm thấy ngọt ngào được có Chúa ngự trong tôi.
  4. Tuy nhiên, có một điều tôi cũng phải nói ra ở đây, đó là sự tôi được đổi mới như vậy tuy có đem lại cho tôi niềm vui lớn, nhưng cũng đem lại cho tôi nỗi lo không nhỏ. Đó là sự Chúa báo cho tôi biết, sự đổi mới đó đòi tôi phải sẵn sàng chịu nhiều đau khổ và hy sinh. Tôi được chia sẻ sự vinh quang của Chúa Giêsu phục sinh “thì cũng phải thông phần những đau khổ của Người”(Pl 3,10).
  5. Tôi sẽ được thông phần những đau khổ của Chúa Giêsu, đó là điều tôi hết lòng cầu xin Chúa thương giúp tôi. Vì tôi biết mình rất yếu đuối.

Do vậy, tôi sẽ phải bỏ đi những ảo tưởng cho rằng tình yêu thương xót Chúa sẽ chỉ đem lại cho tôi toàn là những hoa hồng, mà không có gai.

  1. Càng ngày, tôi càng xác tín điều này: Điều quan trọng nhất trong việc sống Tin Mừng lòng thương xót Chúa là biết sống theo thánh ý Chúa.
  2. Ở đây, tôi nhớ lại những lời nghiêm khắc của Chúa Giêsu đã phán xưa: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.

Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Thầy mà nói tiên tri, nhân danh Thầy mà trừ quỷ, nhân danh Thầy mà làm nhiều phép lạ đó sao?

Và bấy giờ, Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi, xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác” (Mt 7,21-23).

  1. Những lời Chúa phán trên đây cảnh báo cho tôi phải rất tỉnh thức và cầu nguyện trong Năm Thánh Lòng thương xót Chúa.Đừng ảo tưởng cứ nhân danh mục đích làm vinh danh lòng thương xót Chúa, rồi làm những chuyện lẫy lừng, hoành tráng, coi đó như những phép lạ phi thường. Nhưng trước mặt Chúa không những tôi sẽ chẳng được Chúa công nhận là tốt, mà còn bị Chúa coi như kẻ làm tội ác. Vì sai thánh ý Chúa. Chúa không sai tôi làm những việc đó. Trong năm Thánh này, tôi phải tỉnh thức lắng nghe nhiều cảnh báo của Chúa.
  2. Tôi nghĩ là tôi có thể có những sai lầm, nhưng tôi tin Chúa là tình yêu giàu lòng thương xót sẽ cứu tôi, vì tôi hết lòng tin tưởng nơi Chúa. Để được thế, tôi cần phải rất khiêm nhường, tuyệt đối trao phó mình cho Chúa. Bằng lòng chết đi cho mình, để được thuộc trọn về Chúa. Chính Người sẽ dùng tôi theo Thánh ý Người trong việc phục vụ Hội Thánh và đồng bào yêu dấu của tôi.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp con biết đón nhận tình yêu thương xót Chúa, bằng lời Xin Vâng khiêm nhường, phó thác, tạ ơn và mở lòng mình biết xót thương những người khác. Dù vui, dù buồn, con tin Mẹ vẫn ở bên con.

ĐGM GB Bùi Tuần

CẢM TẠ ƠN CHÚA THÁNH THẦN

CẢM TẠ ƠN CHÚA THÁNH THẦN

Tuyết Mai

Ơn Chúa Thánh Thần nếu kể ra thì thật tình không mấy ai có thể kể ra cho hết được bởi vì Người ban ơn cho mỗi người cách đặc biệt tùy theo khả năng của người ấy nữa!. Ta có thể biết được điều này nếu trước kia ta không thể làm được gì hữu ích ngay cả cho chính cá nhân ta mà nay bởi đâu ta lại có thể làm được những điều lạ lùng như thế?. Đặc biệt hơn nữa là những khả năng ấy phải được dùng trước tiên cho sự hữu ích của linh hồn sống đời của chúng ta và của anh chị em ta. Như Chúa muốn chúng ta hết thảy phải có trách nhiệm chung với nhau là cùng đem nhau về Trời chứ không chỉ muốn lên một mình.

Còn khả năng mà làm hại cho chính linh hồn mình hay cho anh chị em mình thì đó là khả năng của sự tối tăm, của ma quỷ chúng đang cố gắng hướng dẫn chúng ta đến gần Hỏa Ngục ngày một hơn. Nên chúng ta phải thật cẩn trọng và đề phòng nhiều hơn nữa để khỏi sa chước cám dỗ và để không mất linh hồn!.

Để nghiệm ra được những ơn mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta điều cần thiết nhất là chúng ta phải luôn có sự liên lạc và liên hệ với Thiên Chúa hay với Mẹ Chúa là Đức Trinh Nữ Maria qua chuỗi Mân Côi của Mẹ. Điều rõ ràng để cảm nhận nhất vẫn là sự Bình An mà Người ban cho chúng ta, từ đó ta sẽ nhận thấy rất rõ ràng là Người muốn chúng ta làm những công việc gì cho Người. Rồi thì Người sẽ ban cho chúng ta khí cụ để chúng ta có thể làm được những gì Người muốn trên khả năng dư thừa mà trước đây chúng ta chưa bao giờ có khả năng để làm.

Cảm tạ Chúa nhất vẫn là sự bình an mà ngày qua ngày chúng ta nhận được từ Thiên Chúa ban cho chúng ta rất nhưng không. Cảm nhận ấy thật rõ ràng hơn nữa khi chúng ta biết dâng lên Người tất cả mọi lo lắng, muộn phiền, buồn giận, và sợ sệt. Biết nhường nhịn, khiêm nhường, thông cảm, hy sinh, bác ái, và tha thứ cho người cách dễ dàng hơn.

Biết phân tích những lời chê bai của người. Tại sao họ lại có thể nói vậy hoặc họ muốn mình đau buồn? Khi ta biết rằng vì họ chưa từng biết cách đối xử với người cách lịch sự bao giờ và chưa từng có một ngày đến trường. Nhờ ơn Chúa ta sẽ tự biết sửa đổi chính mình và sống trong hòa thuận với anh chị em. Biết nhìn nhận cái sai của ta và xin lỗi ngay. Biết cách sửa đổi người trong lời ăn tiếng nói thật nhã nhặn và thật tử tế của ta, mà không làm người xấu hổ hay bị mất mặt cách không cần thiết.

Người được Chúa thay đổi thì từ thường dân cho đến mọi phẩm trật trong Giáo Hội, không ai còn có lòng tự cao tự đại trong họ nữa. Điều này cũng cho ta thấy rất rõ ai có ơn Chúa hay không. Bởi nên giống Chúa Giêsu và bước theo con đường của Chúa đi mà không có lòng khiêm hạ, không có tinh thần sống khó nghèo, sống bác ái, biết thông cảm, dễ tha thứ, hăng hái trong công việc làm hy sinh, hay muốn được phục vụ anh chị em mình, thì không chóng thì chầy cũng làm ô danh Thiên Chúa và bị trục xuất khỏi cộng đoàn cách ngoài y muốn của ta. Nên mới có câu “chiếc áo dòng không làm nên thầy tu” là vậy, dù là ta theo đạo nào.

Con người trần thế thì không ai xa lạ trong vấn đề muốn cho được nổi nang, giầu có, tiếng tăm, và càng thâu vào ngân hàng nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu bởi ai cũng có cái túi tham không đáy ấy!. Nhưng với ơn Chúa Thánh Thần thì như một chiếc đũa thần giáng trên đầu chúng ta thì ngay lập tức ta không còn muốn hay giữ những của cải mà nguyên thủy không phải của ta ấy!.

Điều này thì người trần gian khó có ai có thể cắt nghĩa cho được là tại sao một người từ giầu có ăn chơi trác táng nay lại muốn bỏ tất cả mà đi theo Chúa?. Có thể vì sự cầu thay nguyện giúp của ai đó thật mãnh liệt mà Chúa Thánh Thần không thể từ chối lời cầu nguyện ấy chăng như cha mẹ của ta hay chính là của ta rất liên lỷ rất tha thiết?. Như chuyện thay đổi khá đặc biệt cuả Thánh Phaolô trở lại, Thánh Phanxico Assasi khó nghèo của chúng ta và rất nhiều những Thánh nam nữ khác. Hoặc đó là duyên tiền định mà Thiên Chúa muốn chúng ta là … hay trở thành người khá hơn ở ngay giai đoạn đời đó, phải được sửa đổi hay phải được thực thi ấy?.

Điều thay đổi con người toàn diện của chúng ta thật không thể cắt nghĩa cho xuông mà chỉ có thể hiểu rằng Thiên Chúa muốn cho chúng ta được sửa đổi như thế là do Thiên Thần Thiên Chúa muốn cho chúng ta đóng góp với Người một bàn tay?. Bởi người thì đông mà nhân sự và nhân tài thì thiếu!?. Như “lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt” chẳng hạn!. Điều này cũng cho chúng ta hiểu rằng sự gì Thiên Chúa muốn, thì Người sẽ làm. Vả có phải đó là điều may mắn lắm thay khi Chúa cần đến chúng ta?. Thiên Chúa luôn muốn trong mọi thời đại phải có những con người dâng hiến trọn vẹn cho Chúa để nhu cầu làm cho thế giới biết Danh Thánh Chúa và tình yêu của Người ngày càng được lan rộng và đi xa tới mãi tận cuối chân trời?.

Con người chúng ta bình thường thì ai cũng yếu đuối và rất làm biếng khi phải làm gì cho ai hay ngay cả làm cho chính mình. Nhưng khi ta được ơn Chúa Thánh Thần tự nhiên con người của ta biến đổi cách lạ lùng, cách ngạc nhiên mà ai cũng có thể nhận biết. Như cười với người nhiều hơn. Vui tươi cách rất tự nhiên, nhiều sinh lực dù thiếu ăn thiếu ngủ, yêu người và hăng say trong những công tác thiện nguyện, luôn nghĩ cách giúp người trong khả năng. Rõ nhất là biết chấp nhận đời dù đời có đối xử với ta không đẹp, v.v….. Luôn biết cảm tạ Thiên Chúa vì biết rằng Người sẽ định liệu tất cả, cho ta những gì là tốt đẹp và thích hợp với ta nhất. Cho ta chịu được những thích ứng thật bất ngờ với người, với đời, và với công việc chưa từng bao giờ biết làm hay ứng xử bao giờ.

Do đó ai có được ơn Chúa Thánh Thần chúng ta phải luôn cảm tạ Người và an tâm với những gì Người ban, nhất là an tâm cho linh hồn sống đời của ta, vì Người luôn gìn giữ và phù trợ cho ta luôn mãi. Chúc tụng Thiên Chúa của chúng ta đến muôn đời, vì không có Người trong cuộc đời thì chúng ta chẳng làm được điều chi cho có hữu ích mà không là thành phần vô dụng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt anh chị em. Amen.

** Xin bấm vào mã số để hát theo:
http://www.youtube.com/watch?v=2tZRdg0FdNw
(Tình Yêu Chúa Thánh Thần)

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
(01-17-13)

CHẲNG VỊ THÁNH NÀO KHÔNG CÓ MỘT QUÁ KHỨ, CŨNG CHẲNG TỘI NHÂN NÀO KHÔNG CÓ MỘT TƯƠNG LAI

CHẲNG VỊ THÁNH NÀO KHÔNG CÓ MỘT QUÁ KHỨ, CŨNG CHẲNG TỘI NHÂN NÀO KHÔNG CÓ MỘT TƯƠNG LAI

 Vũ Đức Anh Phương, SJ

Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ ba, ngày 19.01, tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ rằng: “Chẳng vị thánh nào không có một quá khứ, cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai.  Thiên Chúa không bao giờ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài mà luôn nhìn sâu vào tận tâm tư cõi lòng của con người.”

Khởi đi từ bài đọc một, kể lại việc Thiên Chúa đã tuyển chọn cậu bé Đa-vít để sau này trở thành vua của Ít-ra-en, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Ngay cả những vị thánh, trong cuộc đời của mình, cũng đã gặp phải những cám dỗ và tội lỗi, giống như cuộc đời của vua Đa-vít vậy.

Thiên Chúa đã gạt bỏ vua Sa-un vì vua có một tâm hồn đóng kín, chiều theo ý dân chúng hơn là vâng phục Thiên Chúa.  Thiên Chúa đã quyết định chọn cho dân Ngài một vị vua khác.

Thiên Chúa đã chọn Đa-vít.  Sự chọn lựa ấy nếu dựa theo tiêu chuẩn của con người sẽ chẳng thể nào hiểu được, vì Đa-vít chỉ là một đứa trẻ và lại còn là đứa con nhỏ nhất của ông Gie-sê.  Nhưng Thiên Chúa đã phán rất rõ ràng với tiên tri Sa-mu-en rằng Ngài không xét theo hình dáng bên ngoài và những tiêu chuẩn theo kiểu người phàm.  Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Thiên Chúa thì thấy tận đáy lòng.

Chúng ta thường bị chi phối bởi dáng vẻ bề ngoài và tự cho phép chúng ta theo đuổi những dáng vẻ ấy.  Nhưng Thiên Chúa là Đấng biết sự thật và những điều kín ẩn bên trong.  Ông Gie-sê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, nhưng Thiên Chúa không chọn ai trong số họ.  Sa-mu-en cảm thấy khó khăn, bối rối và nói với ông Gie-sê: “Đức Chúa không chọn những người này.  Các con ông có mặt đầy đủ chưa?”  Ông Gie-sê trả lời: Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên.”  Trước mắt người đời, đứa trẻ này không được tính, không đáng để quan tâm đến.

Đứa bé chẳng có gì khiến người ta phải lưu ý, nhưng Thiên Chúa đã chọn cậu và truyền cho Sa-mu-en xức dầu tấn phong cậu.  Và Thần Khí Đức Chúa ở với Đa-vít từ ngày đó trở đi.  Trọn cuộc đời của Đa-vít là cuộc đời của một người được Thiên Chúa xức dầu, được Thiên Chúa tuyển chọn.

Nhưng ngay lúc đó, Thiên Chúa có biến cậu Đa-vít thành một vị thánh không?  Câu trả lời là không.  Mặc dù vua Đa-vít là một thánh vương, điều này là sự thật, nhưng ngài chỉ trở thành thánh sau khi sống một thời gian lâu dài.  Trong cuộc sống đó, ngài cũng phạm tội, cũng vướng mắc bao lỗi lầm.

Vua Đa-vít là một vị thánh và cũng là một tội nhân.  Ngài là người có khả năng lãnh đạo con cái Ít-ra-en thống nhất đất nước, nhưng lại yếu đuối để rơi vào cám dỗ.  Không chỉ phạm tội, ngài còn là kẻ sát nhân.  Để che dấu ham muốn, dục vọng của mình (tội ngoại tình), vua Đa-vít đã mưu sát người khác.  Khi Thiên Chúa sai tiên tri Na-than đến chỉ cho vua thấy tội lỗi mà vua đã phạm – vì quả thực ngài không ý thức hết sự tàn ác, man rợ trong thủ đoạn của mình – vua Đa-vít đã ăn năn thú tội và nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa.  Vua Đa-vít đã không lợi dụng Thiên Chúa cho những tính toán riêng tư của mình.  Khi bị truy đuổi buộc phải chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem, ngài đã gởi trả lại Hòm Bia Giao Ước, vì không muốn dùng Thiên Chúa như vật thế thân cho mình.  Và sau này, khi bị xúc phạm, ngài cũng khiêm nhường thú nhận: “Tôi đáng bị như vậy.”

Vua Đa-vít cũng thật hào hiệp và trượng nghĩa.  Có thể hạ sát vua Sa-un nhiều lần, nhưng ngài đã không ra tay.  Ngài là một thánh vương và cũng là một đại tội đồ, nhưng đã ăn năn sám hối.  Tôi thực sự được đánh động khi nhìn ngắm cuộc đời của con người này.  Và cuộc đời ấy cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về chính cuộc sống của mình.  Tất cả chúng ta đã được Thiên Chúa tuyển chọn qua Bí Tích Thánh Tẩy, để được thuộc về Đoàn Dân Chúa, được trở nên những vị thánh.  Tất cả chúng ta đã được thánh hiến nhờ Đức Giêsu Kitô, để trở nên tinh tuyền, thánh thiện.  Khi đọc lại cuộc đời của vua Đa-vít từ khi còn là một chàng trai trẻ cho đến lúc tuổi già, chúng ta nhận thấy ngài đã làm nhiều điều tốt, nhưng cũng có những điều chẳng tốt lành gì.  Điều ấy khiến tôi xác tín rằng, trong hành trình của người Kitô hữu, cuộc hành trình mà Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta đảm đương lấy, chẳng vị thánh nào không có một quá khứ và cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai.”

 Vũ Đức Anh Phương, SJ

Nguồn: R. Vatican

CHĂM LO CHO LINH HỒN MÌNH

CHĂM LO CHO LINH HỒN MÌNH

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Lợi ích gì nếu được cả thế gian mà phải đau khổ vì mất linh hồn mình?

Chúa Giêsu đã dạy chúng ta như thế, và tôi ngờ rằng chúng ta thường không nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của lời này.  Chúng ta thường hiểu những lời của Chúa Giêsu như thế này: Có gì tốt khi ai đó được giàu có, danh tiếng, khoái lạc, và vinh quang rồi chết đi và xuống hỏa ngục?  Có gì tốt nơi vinh quang và khoái lạc trần gian, nếu chúng ta lỡ mất sự sống đời đời?

Đúng, lời dạy của Chúa Giêsu chắc chắn có ý như thế, nhưng có những bài học quan trọng khác nữa trong lời dạy này, chỉ cho chúng ta biết về sức khỏe và hạnh phúc ngay ở đời này.  Chúng ta đánh mất linh hồn mình như thế nào?  “Đánh mất linh hồn” ngay trong thế gian này nghĩa là gì?  Linh hồn là gì, và làm sao có thể mất linh hồn?

Do bởi linh hồn là vô hình và thiêng liêng, nên không thể họa ra được.  Chúng ta phải dùng các khái niệm mơ hồ để cố hiểu được linh hồn.  Các triết gia, từ thời Aristotle, đã có khuynh hướng định nghĩa linh hồn như một nguyên tắc đôi trong mọi đời sống.  Với họ, linh hồn vừa là nguyên tắc sự sống và năng lượng trong chúng ta, vừa là nguyên tắc của sự kết dính thấm nhập.  Về căn bản, linh hồn là hai sự: Là ngọn lửa bên trong, cho chúng ta sự sống và sinh lực, và linh hồn cũng là chất keo kết dính chúng ta lại với nhau.  Trong khi điều này có vẻ mơ hồ, nhưng không phải thế, bởi chúng ta đã được cảm nghiệm mắt thấy tai nghe về ý nghĩa của linh hồn.

Nếu có bao giờ bạn ở bên một người hấp hối, bạn biết chính xác lúc nào linh hồn rời bỏ thân xác.  Bạn biết khoảnh khắc đó, không phải bởi bạn thấy có sự gì đó thoát ra khỏi thân xác người đó, nhưng đúng hơn là một phút trước, bạn thấy một con người, đầy đấu tranh và đau đớn, có sinh lực và ngọn lửa trong mình, rồi một phút sau, thân xác đó hoàn toàn trơ ra, hoàn toàn không có sinh lực và sự sống.  Không còn sinh khí nữa.  Thân xác đó trở thành một xác chết.  Cũng vậy, dù già nua hay bệnh tật, thì cho đến trước giây phút cái chết, thân xác đó vẫn là một cấu thành hợp nhất.  Nhưng ngay giây phút cái chết, thân xác đó không còn là một cơ thể, nhưng chỉ là một loạt sinh hóa bắt đầu phân rã.  Một khi linh hồn ra đi, thì mọi sự sống và kết dính cũng ra đi.  Thân xác không còn bất kỳ sinh khí nào cũng như không còn gắn kết với nhau nữa.

Và bởi linh hồn là một nguyên tắc đôi, làm cho chúng ta hai sự, thì cũng có hai con đường song song tương ứng của việc mất linh hồn.  Chúng ta có thể khiến cho sức sống của chúng ta chết đi, hay chúng ta có thể trở nên xa cách tách rời, trong cả hai trường hợp, chúng ta đều đánh mất linh hồn mình.

Nếu thật như thế, thì điều này gợi lên một chất vấn khác về cách chúng ta làm sao để chăm lo cho linh hồn mình.  Thức ăn bổ dưỡng cho linh hồn là gì?  Ví dụ như, tôi đang xem truyền hình, điều gì tốt cho linh hồn tôi?  Một kênh tôn giáo?  Kênh thể thao?  Một bộ phim hài vô nghĩa?  Kênh về thiên nhiên?  Một talk-show đả phá tôn giáo nào đó?  Điều gì là lành mạnh cho linh hồn tôi?

Đây là một câu hỏi chính đáng, nhưng cũng là một câu hỏi gài bẫy.  Chúng ta mất linh hồn theo một cách đối lập hẳn, và do đó việc chăm lo cho linh hồn như một thuật giả kim tinh xảo, phải biết lúc nào thêm lửa lúc nào cho nguội bớt.  Xác định những gì là lành mạnh cho linh hồn tôi, dựa nhiều vào những gì tôi đang phải đấu tranh ngay lúc đó.  Tôi có đang đánh mất linh hồn, vì tôi đang mất đi sức sống, năng lượng, hi vọng, và lòng nhân từ trong đời?  Tôi có đang ngày càng cay đắng, khắc nghiệt, cằn cỗi, trở nên một con người đau đớn hay không?  Hay ngược lại, tôi có đầy sinh lực nhưng lại quá đầy, đến nỗi tôi đang rời xa, phung phí, đánh mất ý thức về bản thân mình hay không?  Tôi có đang bị tê liệt hay tan rã dần hay không?  Cả hai đều là mất linh hồn.  Trong dạng thứ nhất, linh hồn cần thêm lửa, một sự gì đó thổi bùng sinh khí trở lại.  Trong dạng sau, linh hồn đã có quá nhiều lửa, cần phải dịu bớt và thêm chất kết dính.

Sự căng thẳng này giữa nguyên tắc của sinh lực và nguyên tắc kết dính, bên trong linh hồn con người, cũng là một trong những căng thẳng điển hình giữa tự do và bảo thủ.  Nói một cách tối giản, nhưng dễ hiểu, sự thật là những người theo chủ nghĩa tự do có khuynh hướng bảo vệ và thúc đẩy cho nguyên tắc sinh lực, còn người theo chủ nghĩa bảo thủ lại có khuynh hướng bảo vệ và thúc đẩy cho nguyên tắc chung hiệp, chất keo kết dính.  Cả hai đều đúng, cả hai đều cần thiết, và cả hai đều cần phải tôn trọng bản chất của người kia, bởi linh hồn là một nguyên tắc đôi, và cả hai nguyên tắc đều cần được bảo vệ.

Sau khi chết, chúng ta có thể vào thiên đàng hay hỏa ngục.  Đây cũng là một cách nói về việc đánh mất hay cứu được linh hồn mình.  Nhưng thần học Kitô giáo dạy chúng ta rằng, thiên đàng và hỏa ngục đã có ngay lúc này.  Ngay ở đây, trong đời này, chúng ta có thể làm suy yếu hay hủy hoại sự sống Thiên Chúa ban trong chúng ta, bằng cách làm tê liệt hay tan rã sự sống đó.  Chúng ta có thể đánh mất linh hồn mình bằng việc không có đủ lửa mến hay không đủ kết dính chung hiệp.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Linh hồn nhẹ nhàng khi ‘thoát xác’

Linh hồn nhẹ nhàng khi ‘thoát xác’

Cuối tháng 4 / 1987, người ta chở bà Mary Houghton, 68 tuổi vào bệnh viện Boston vì chứng đau tim. Bệnh nhân ngưng thở lúc 6 giờ tối, mọi cứu chữa đều vô hiệu và bác sĩ tuyên bố bệnh nhân đã chết. Xác bà được tạm đặt trong một căn phòng riêng chờ thân nhân đến làm giấy tờ tẩm liệm. Khoảng 11 giờ đêm, bà Houghton tỉnh lại bấm chuông gọi y tá. Bác sĩ trực đến khám và xác nhận bà lão đã hồi sinh.

Trường hợp bệnh nhân tắt thở vài giờ sau lại sống dậy không có gì lạ lùng với y giới nhưng bà Houghton đã nhớ lại những diễn tiến sau khi chết và kể lại như sau:

“Tôi đang ngồi ở nhà đọc báo thì thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày và tự nhiên hôn mê. Khi tỉnh dậy tôi cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát, chung quanh tôi là một lớp sương khói dày đặc khiến tôi bỡ ngỡ không biết mình đang ở đâu. Tôi lên tiếng gọi nhưng vô hiệu.

Tôi mò mẫm đi trong lớp sương mù đó được một lúc thì nhận thức rằng có lẽ mình đã chết. Tôi biết mình mắc chứng đau tim đã lâu, bác sĩ nói rằng tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa nên tôi không lấy thế làm buồn.

Ðiều bất ngờ là khi vừa chấp nhận điều này thì tôi thấy mình đang đứng ngay bên cạnh giường quan sát thân thể của tôi nằm bất động trên đó. Sau một lúc xúc động tôi cố gắng trấn tĩnh và tự chủ rằng mình sống như thế cũng là đủ rồi. Trong khi xúc động thì luồng ánh sáng bao quanh tôi trở nên đen tối, khó chịu, tôi có cảm giác như bị lôi kéo vào một vũng bùn nhầy nhụa, hôi hám. Tôi bèn lên tiếng cầu nguyện thì thấy trong mình dễ chịu lạ thường, lớp ánh sáng bao quanh dần dần trở nên quang đãng hơn.

Một lúc sau tôi thấy thân thể nhẹ hẫng như có thể bay bỗng lên được. Tôi bèn để cho nó tự nhiên và thấy mình lơ lửng trên không nhìn xuống phía dưới. Lúc ở trên cao nhìn xuống, tôi thấy có một chùm chìa khoá màu đỏ của ai để trên nóc tủ thuốc.

Tôi thầm nghĩ ai lại để chìa khoá ở đó làm chi ?

Ðang suy nghĩ vẫn vơ thì tôi thấy mình đã đi xuyên qua trần nhà để lên lầu trên và thấy hai người y tá đang xem một trận đấu bóng rỗ trên ti-vi, trận đấu vừa kết thúc khi đội Los Angeles Lakers thắng Boston Celtics, và một người y tá đánh cuộc thua phải trả cho bạn đồng nghiệp 20 mỹ kim. Tôi thong thả đi dọc theo hành lang bệnh viện và gặp rất nhiều người như tôi cũng đang lướt đi, không ai nói với ai lời nào.

Ða số có vẻ vội vã, có người hoảng hốt là đàng khác. Tôi thấy một thanh niên đang đứng cạnh xác mình một cách đau khổ, tôi lên tiếng an ủi nhưng có lẽ anh không nghe được lời khuyên bảo của tôi. Vì một lý do gì không rõ, tôi hiểu ngay sự bận tâm của anh ta vì đã không hoàn tất được một số việc. Anh ta cố sức chui lại vào cái xác đã lạnh cứng nhưng vô hiệu.

Anh đâm ra hoảng hốt khiến tôi cũng mất bình tĩnh theo nên tôi đành bỏ anh ta ở đó mà đi chỗ khác. Tôi nghĩ đến các con của tôi và lập tức thấy mình đang đứng trước mặt đứa con gái lớn. Con gái tôi đang khóc. Tôi muốn ôm lấy nó nhưng tiếng khóc của nó làm tôi thấy khó chịu.

Mỗi khi trong người khó chịu thì lớp ánh sáng bao quanh tôi lại chuyển sang một màu đen tối, nhầy nhụa khiến tôi sợ hãi. Tôi cố gắng trấn tĩnh tâm hồn và nghĩ đến hai đứa con trai thì thấy mình đang đứng ngay bên cạnh chúng. Hai đứa đang bàn việc chôn cất cho tôi.

Thằng Michael phàn nàn về việc tôi đã không chịu mua bảo hiểm nhân thọ.. Cả hai chỉ nghĩ đến số tiền mà chúng sẽ phải chi ra hơn là nhớ thương đến mẹ của chúng. Tôi không hiểu tại sao tôi lại có thể đọc rõ tư tưởng của các con tôi như vậy. Càng đứng đó tôi càng bực bội vì hai đứa cứ cãi nhau mãi về việc chôn cất và việc phân chia gia tài nên tôi lại bỏ đi.

Tôi không biết sẽ đi đâu. Tôi chẳng có thân nhân hay bạn bè nào cả. Ðến lúc đó tôi mới bắt đầu nghĩ lại cuộc đời của mình. Hình như tôi đã sống một cách ích kỹ, không giao thiệp với ai và cũng không có ai là bạn thân thiết. Cả một quá khứ bỗng hiện ra trước mắt tôi như người đang xem phim chiếu bóng.

Tôi thấy rất rõ những quyết định của mình, những lỗi lầm mà tôi đã tạo ra. Những việc mà tôi nghĩ là tầm thường, không đáng kể đều hiện ra rõ rệt và phản ảnh tâm trạng của tôi khi đó; vì sao tôi đã hành động như vậy; tại sao tôi lại làm việc đó… Hơn bao giờ hết tôi thấy mọi sự việc một cách khách quan vô tư chứ không chủ quan như trước. Tôi không hiểu tại sao mình lại có thể bình tĩnh nhận xét như thế được.

Tôi bắt đầu cầu nguyện và tự nhiên thấy lớp ánh sáng bao quanh bỗng sáng chói một cách lạ lùng. Tôi thầm nghĩ phải chăng tôi có thể hành động khác khi xưa khi biết rõ những nguyên nhân, hậu quả việc làm của mình. Tất cả có thể quy về một điều duy nhất: Tôi là một người quá tự hào về mình, quá hãnh diện về những giá trị viển vông, tạm bợ mà không hề biết rằng những điều đó hoàn toàn vô giá trị khi người ta từ bỏ cõi sống này.

Chính vì tự hào mà tôi đã khoác lên mình những mặc cảm tự tôn, coi thường người khác, bất chấp dư luận và nghĩ rằng tôi luôn luôn có lý trong mọi công việc. Hậu quả là tôi có một đời sống khô khan, không bạn bè thân thiết, ai ai cũng muốn xa lánh tôi, ngay cả những đứa con của tôi nữa. Phải chăng tôi có thể chuộc lại những điều đã làm? Chưa bao giờ tôi lại có ý nghĩ lạ lùng như vậy. Lần đầu tiên tôi hối hận một cách chân thành và tự nhiên tôi lên tiếng cầu nguyện.

Tự nhiên tai tôi bỗng ù đi, luồng ánh sáng bao quanh tôi trở nên sáng chói một cách lạ lùng, tôi thấy bình tĩnh như có một sự an ủi lớn lao nào đó vừa đến với tôi, và tôi cương quyết rằng tôi sẽ chuộc lại những lỗi lầm khi xưa. Tôi chắp tay cầu nguyện Thượng Ðế hãy cho tôi một cơ hội nữa và luồng ánh sáng chung quanh tôi tự nhiên sáng chói một cách mãnh liệt khiến tôi phải nhắm mắt lại và bất chợt tôi nghe được các âm thanh quen thuộc. Tôi thấy mình đang nằm trên giường bệnh viện… Tôi đã tỉnh lại”.

Lời khai của bà Houghton đã được bác sĩ Elizabeth Kubler Ross kiểm chứng rất kỹ. Hai nhân viên trực trong bệnh viện xác nhận họ có đánh cuộc với nhau về trận bóng rỗ, kết quả trận banh xảy ra đúng như lời bà Houghton đã thuật lại.

Hai đứa con trai của bà Houghton cũng xác nhận họ đã cãi nhau về việc bảo hiểm và tiền chôn cất.

Ðiều bất ngờ là một bác sĩ trực đánh mất chùm chìa khoá xe hơi màu đỏ từ mấy tuần trước, nhờ lời khai của bà Houghton mà ông nhớ rằng trong lúc vội vã, ông đã ném đại nó lên nóc tủ thuốc.

Chiếc tủ này rất cao, gần chạm đến trần nhà, một người đúng dưới đất không thể nhìn thấy nó được nên mặc dù tìm kiếm mãi mà vẫn không ai thấy… trừ khi họ đứng trên trần nhà nhìn xuống.

S.,T.

Anh giơ tay ra!

Anh giơ tay ra!

Cầu nguyn:

Lạy Chúa,
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn đuợc mở rộng đến vô cùng
và trái tim đuợc lớn lên mãi.

Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.

Chúng con thích Chúa
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đua chúng con lên cao.

Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

ƠN CHỮA LÀNH

ƠN CHỮA LÀNH

Tác giả:  Lm. Trần Việt Hùng

LÒNG THƯƠNG XÓT.

Bác sĩ tâm lý Blenton chia sẻ rằng ông đã học hỏi Kinh Thánh mỗi ngày, các bệnh nhân của ông quá ngạc nhiên. Ông nói Kinh Thánh là sách giáo khoa vĩ đại nhất được góp nhặt để trình bày về các phẩm hạnh của con người. Nếu có đủ số người học hỏi, thấm nhuần và khởi sự sống lời Kinh Thánh thì hầu hết các bác sĩ tâm lý sẽ thất nghiệp. Cho thí dụ, ông nói về dụ ngôn ‘người con phung phá’ và những ai thật sự tin vào cốt lõi của câu truyện về lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa vĩ đại vô biên hơn bất cứ lỗi lầm nào mà chúng ta có thể lỗi phạm, thì tất cả các bệnh nhân và tâm bệnh đang mang cảm giác tội lỗi, đều có thể được chữa lành và bước đi một cách tự do.

Tổ tiên của loài người là ông Adong và bà Evà. Ông bà tổ tiên đã đi lạc hướng từ thuở ban đầu. Tội lỗi đã nhập vào thế gian bởi sự bất tuân phục của ông bà. Cho nên tất cả chúng sinh đều mang thân phận nặng nề yếu đuối và tâm linh dễ hướng về đường xấu. Sự hoàn hảo của loài người từ lúc ban sơ không còn trọn vẹn. Con cái loài người đã phải chịu đau khổ, bệnh tật và chết chóc. Vì yêu thương, ngay sau khi tổ tiên phạm tội, Thiên Chúa đã hứa sẽ cứu vớt con người khỏi ách của sự dữ: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.”(Stk 3, 15). Tội lỗi như một thứ vi khuẩn lây lan khắp cả. Con người hoàn toàn bị lệ thuộc vào xác thịt vật chất của luật tự nhiên và môi trường sống chung quanh. Trí khôn phải lần mò tìm kiếm ý nghĩa của đời sống tâm linh và tri thức. Thân xác tro bụi yếu đuối phải đối diện với các thứ bệnh tật, đau yếu, già nua và chết chóc.

Thiên Chúa ban cho con người có trí khôn, khả năng và tài trí để phấn đấu và chinh phục thiên nhiên, nhưng vẫn còn quá nhiều giới hạn. Quyền năng của Thiên Chúa là tuyệt đối. Vì Lòng Xót Thương, Thiên Chúa đã can thiệp để giúp con người vượt lên trên những sắp đặt tuần tự của luật tự nhiên. Tiên tri Giêrêmia đã diễn tả sự chữa lành của Thiên Chúa: Nhưng, Ta sẽ mang lại cho nó một phương thuốc điều trị, sẽ chữa lành, sẽ tỏ cho chúng thấy một cảnh thái bình và một nền an ninh lâu dài. (Giêr 33, 6). Tác giả thánh vịnh trình bày sự chữa lành cả tinh thần lẫn thể xác: Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi (Tv 103, 3). Thiên Chúa yêu thương băng bó những tâm hồn dập nát đau thương: Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho lành (Tv 147, 3) và Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa còn được thể hiện: Người chăm nom khi liệt giường liệt chiếu, lúc bệnh hoạn, Người chữa cho lành (Tv 41, 4).

Khi ra rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã tỏ lòng từ bi nhân hậu với tất cả những người cùng khốn, khổ đau và bơ vơ lạc lõng: Thế rồi Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân (Mt 4, 23). Chúa đã dong duổi khắp các làng mạc, núi đồi, ruộng đồng, bãi biển và các hang cùng ngõ hẻm để kiếm tìm và đưa về những con chiên bị xa lạc, chữa lành những kẻ đau yếu tật nguyền, xua trừ ma quỷ, cho kẻ chết sống lại và làm các dấu lạ để minh chứng quyền năng của Ngài: Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm (Ga 6, 2). Chúa đã kêu mời những người thấp cổ bé miệng, những kẻ đơn sơ thất học, kẻ tội lỗi, gái điếm, những người thu thuế và những người bị xã hội loại trừ. Chúa đã khai mở, dẫn dắt và chữa lành cả tâm hồn lẫn thể xác.

Khi chữa lành bệnh họan tật nguyền về thân xác, Chúa ban ơn bình an trong tâm hồn. Trong rất nhiều trường hợp, Chúa đã cứu nhiều người khỏi vòng xấu xa tội lỗi và tuôn đổ ân sủng canh tân tâm hồn, như câu truyện của người đàn bà ngoại tình bị bắt qủa tang, người đàn bà xa lạc ra múc nước tại giếng, người đàn bà tội lỗi xức dầu thơm chân Chúa, ông Giakêu trưởng ban thu thuế và ông Matthêô thu thuế… Chúa nhìn thấu tận đáy tâm hồn và lòng tin yêu của họ. Chúa đã cứu chữa. Niềm tin vào Chúa là động lực mạnh mẽ giúp người ta thóat khỏi những ràng buộc của tội lỗi và bệnh họan. Người đàn bà bị bệnh lọan huyết đã âm thầm sờ vào gấu áo của Chúa với lòng tin được chữa lành: Đức Giêsu nói với bà: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy đi bình an.”(Lc 8, 48).

Rất nhiều người hằng ngày nghe Chúa giảng dạy, tuy nhiên, tâm hồn bị đóng kín. Có nhiều luật sĩ, biệt phái, trưởng lão và cả các thượng tế đền thờ đã ra mặt chống đối, bắt bẻ, ngăn cản và hằn học thù ghét. Họ đã không gặp gỡ được Chúa, mà họ còn gây khó khăn cho việc rao giảng Tin mừng Nước Trời. Chính họ đã bị mất cơ hội nhận lãnh ân sủng. Chúa đã luôn tỏ lòng thương xót đối với những kẻ khiêm cung biết chạy đến với Chúa xin ơn chữa lành: Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. (Mc 6, 5). Chữa lành là một ân sủng ngoại thường do quyền năng của Chúa. Chúa không cần thời gian, các phương tiện khoa học hay thuốc thang, Chúa chỉ cần lòng tin và sự phó thác của chúng ta vào tình yêu của Chúa.

Khi sai các tông đồ ra đi rao giảng Tin Mừng, Chúa trao ban quyền chữa lành: Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân (Lc 9, 2). Chúa ban cho các tông đồ quyền năng một cách nhưng không. Các tông đồ vui mừng vì làm cho danh Chúa được rạng sáng. Đây là quyền năng từ trên ban cho con người vượt ngoài luật tự nhiên. Các phép lạ là dấu chỉ Nước Thiên Chúa đã đến gần: Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10, 8). Dõi theo bước chân của Chúa, các tông đồ đã ra đi khắp nơi mang tin vui và thực hiện các dấu lạ kèm theo: Các ông ra đi, rảo qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi (Lc 9, 6).

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn một Logo (Huy hiệu) với Motto (Châm ngôn), Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Logo là tác phẩm của linh mục Dòng Tên người Slovenia cha Marko Ivan Rupnik. Diễn tả hình ảnh Chúa Kitô vác trên vai một con người yếu đuối lầm lạc, Ngài là Mục Tử Nhân Lành đã chạm vào da thịt của con người để chia sẻ tình yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại. Chúa Kitô, Mục Tử đầy Lòng Thương Xót, đang mang trên mình cả nhân loại. Trong hình Logo có hai khuôn mặt cận kề với ba con mắt, con mắt của Chúa nhìn nhân loại bằng con mắt của Adam và nhân loại nhìn bằng con mắt Chúa Kitô. Mắt Chúa và mắt nhân loại hòa quyện vào nhau. Mọi người sẽ khám phá ra trong Chúa Kitô, một Ađam mới, bản tính nhân loại của Ngài và tương lai hướng về phía trước, suy niệm, trong sự chiêm ngắm của Ngài, tình yêu của Chúa Cha.

Thiên Chúa yêu thương nhân loại đã ban chính Con Một để hy sinh chuộc tội cho mọi người. Chúa còn muốn chia sẻ những đặc sủng cho các tông đồ, môn đệ, tư tế và các thừa tác viên sống động để bày tỏ tình Lòng Thương Xót của Chúa cho loài người. Để canh tân lòng người và bộ mặt trái đất, Chúa Thánh Thần đã ban cho con người những ơn cần thiết: Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ (1 Cor 12, 9-10). Tất cả các ơn huệ được trao ban để sinh ích lợi chung trong Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Để xứng đáng lãnh nhận ơn chữa lành hồn xác, mỗi người chúng ta hãy tin tưởng, siêng năng đọc kinh cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, tham dự các giờ kinh phụng vụ, làm việc bác ái, lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Hòa giải, Thánh Thể và Xức Dầu. Lạy Chúa, xin củng cố lòng tin của chúng con. Xin Chúa chữa lành và băng bó thân tâm chúng con thoát khỏi mọi khổ đau, tội lỗi và tật nguyền. Chúng con kính lạy Lòng Thương Xót Chúa đến muôn đời.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

LÀM SAO ĐỂ XỨNG ĐÁNG HƯỞNG LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA ?

LÀM SAO ĐỂ XỨNG ĐÁNG HƯỞNG LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA ?

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

Hỏi : xin cha giải thich rõ về  thương xót  của Chúa, và phải làm gì để xứng đáng được Chúa thương xót?

Trả lời :

Khi công bố  Năm Thánh Lòng Thương xót Chúa cho toàn thể Giáo Hội , Đức Thánh Cha Phanxicô đã mong muốn cho mọi người chúng ta suy niêm sâu xa thêm về lòng thương xót của Chúa dành cho hết mọi người chúng ta, để từ đó thêm biết yêu mến Chúa hơn để đáp lại lòng thương xót của Người.

Thật vậy, chỉ vì thương xót mà Thiên Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Cứu Thế Giêsu, Đấng cũng vì yêu thương con người mà đã hạ mình xuống trần gian làm Con Người để  “hy sinh hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người” ( Mt 20:28)

Nghĩa là Thiên Chúa tuyệt đối không có lợi lộc gì mà phải tạo dựng và cứu chuộc con người. Người tạo dựng và cứu chuộc con người chỉ vì thương xót vô vị lợi mà thôi. Người thương xót vì bản tính của Người là yêu thương, và vô cùng nhân hậu. Chúa Giê-su Kitô chính là hiện thân của lòng thương xót vô vị lợi đó. Chúa đến trần gian , vác thập giá quá nặng và chết thê thẩm trên đó cùng chỉ vì yêu thương nhân loại tội lỗi, nên đã vui lòng chịu mọi khốn khó để đền tội thay cho con người. Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã không thốt ra một lời oán trách những kẻ đã hành hạ, xỉ nhục và đóng đanh Người. Trái lại, Chúa còn cầu xin và tha thứ cho chúng nữa: “ Lậy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” ( Lc 23: 34)

Chúng đánh cho nhừ tử, lấy vòng gai đội lên đầu , lột hết quần áo ra và đóng đanh chân tay vào thập giá như vậy mà Chúa còn bênh vực cho chúng là chúng không biết việc mình thì quả thật là quá yêu thương , tha thứ không bờ bến,

Thử hỏi : còn tình thương và lòng thương xót nào cao cả và lớn hơn tình thương của người đã hiến mạng sống mình vì bạn hữu.” ( Ga 15:13)

Chúa coi tất cả mọi người chúng ta là bạn hữu nghĩa thiết của Người, mặc dù chúng ta là người tội lỗi và không  hề có công trạng và lợi lộc gì cho Chúa khiến Người phải cầu cận chúng ta như vậy. Đó là điều chúng ta phải tin chắc để không bao giờ có thể nghĩ là Chúa được lợi lộc gì khi yêu thương và chết thay cho nhân loại.

Phải xác tín điều này thì mới thấy lòng thương xót của Chúa dành cho loài người chúng ta sâu thẳm biết chừng nào. Và chắc chắn chúng ta không thể đền đáp lại cách cân xứng tình yêu và lòng thương xót ( love and mercy) ấy của Thiên Chúa thể hiện cụ thể nơi Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng chịu khổ nạn thập giá cách nay trên 2000 năm để hòa giải con người với Thiên Chúa Cha và cho chúng ta hy vọng được cứu rỗi để vào Nước Trời vui hưởng hạnh phúc bất diệt mai sau.

Phải nói là có hy vọng thôi chứ không bảo đảm chắc 100%, không phải vì công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô chưa  dủ cho ta được cứu rỗi, mà vì con người còn có ý muốn tự do ( free will) mà Thiên Chúa đã ban tặng và tôn trọng cho

Con người  xử dụng. Nghĩa là nếu ta dùng tự do này để sống theo đường lối của Chúa và bước đi theo Chúa Kitô là “ Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” ( Ga 14 : 6) thì chắc chắn ta sẽ được cứu rỗi để sống đời đời với Chúa trên cõi vĩnh hằng. Ngược lại, nêu ai dũng tự do để khước từ Thiên Chúa và tình thương của Người, để sống theo ý muốn riêng của mình, đầu hàng ma quỉ và thỏa hiệp với thế gian vô luân vô đạo, thì Chúa sẽ không can thiệp, ngăn cản , nhưng kẻ đó sẽ phải chịu mọi hậu quả của việc tự do lựa chọn này.

Cụ thể, những kẻ đang làm những sự dữ như giết người, giết thai nhi rồi đem bán các cơ phận của thai nhi như những món hàng thương mại mà bọn Planned Parenthood ( tổ chức chuyên  giúp phá thai hợp pháp ở Mỹ)  đang làm ở Mỹ, bọn quá khich Hồi Giáo ( ISIS) đang chắt đầu con tin, hiếp dâm phụ nữ và trẻ em, bắt cóc và thủ tiêu những Kitô hữu thiểu số ở Trung Đông, cùng bọn buôn bán phụ nữ và trẻ nữ để cung cấp cho bọn ma cô tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn…thì làm sao chúng có thể được hưởng lòng thương xót của Chúa và được cứu rỗi để vào Nước Trời,  nếu chúng không kíp sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi, gian ác nói trên.

Lại nữa, những kẻ tham quyền cố vị, cố bám lấy quyền lực cai trị để vơ vét của cải, tiền bạc trong khi duy trì sự bất công, bóc lột  thống khổ, nghèo đói  cho đa số người dân chẳng may rơi váo vòng cai trị độc ác của chúng thì làm sao bọn này có thể được cứu rỗi nếu chúng không kíp ăn năn và từ bỏ tham vọng cai trị gian ác của chúng ?

Thiên Chúa là tình yêu và giầu lòng thương xót. Nhưng chắc chắn tình yêu và lòng thương xót này không thể bao che cho những kẻ làm những sự dữ trên đây.

Mặt khác, công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sẽ trở nên hoàn toàn vô ích cho những ai cứ dùng tự do của mình để làm những sự dữ mà không hề biết sám hối và từ bỏ cách sống tội lỗi của họ.

Tội lỗi là một thực thể không ai có thể phủ nhận được ở trần gian này. Tội là cản trở duy nhất cho con người đến cùng Thiên Chúa là Đấng gớm ghét mọi tội lỗi, vì nó xúc phạm nặng nề đến bản chất tốt lành, thương xót và thánh thiện của Người.

Cũng vì tôi của con người mà Chúa Kitô đã phải chịu mọi khốn khó, vác thập giấ quá nặng và chết thê thảm trên đó để đền tội thay cho nhân loại.

Nhưng công nghiệp cứu chuộc vô giá này của Chúa cùng với lòng thương xót vô biên của Chúa Cha vẫn trở nên vô ích cho những ai không cố gắng xa tránh tội lỗi,  từ  bỏ  ma  quỉ, là kẻ thù luôn cám dỗ cho con người phạm tội mất lòng Chúa và mất hy vọng được cứu rỗi. Nghĩa là lòng thương xót của Thiên Chúa và công nghiệp cực trọng của Chúa Kiitô không thể bao che hay dung thứ  cho con người cứ ngoan cố phạm tội, cứ làm sự dữ, cứ chạy theo quyến rũ của ma quỉ và thế gian.

Nói khác đi, không thể  lấy cớ là Chúa thương xót, tha thứ hết nên không cần phải làm gì nữa về phía con người. Chúa thương xót và giầu lòng tha thứ : đúng. Nhưng con người vẫn cần phải tỏ thiện chí muốn sống theo đường lối của Chúa qua quyết tâm từ bỏ tội lỗi đến từ ma quỉ và thế gian. Nếu không có quyết tâm này thì Chúa không thể cứu ai được, dù Chúa là tình thường và Chúa Kitô đã chết để đền tộ thay cho con người . Chính vì con người còn có tự do như đã nói ở trên, nên ai dùng tự do này để yêu mến Chúa trên hết mọi sự và thành tâm xa tránh tội lỗi thì sẽ được chúc phúc và cứu độ. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa đã than trách dân Do Thái xưa kia trong thời Cựu Ước như sau:

” Suốt bốn mươi  năm dòng giống này làm Ta chán ngán

Ta đã nói: đây là dân tâm hồn lầm lạc

Chúng nào biết đến đường lối của Ta”

Nên Ta mới thịnh nộ thề rằng:

Chúng sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Ta.” ( Tv 95: 10-11)

Thiên Chúa  than trách vì dân Do Thái đã mau quên ơn Người đã, qua tay ông Mô Sê,  giải phóng cho họ khỏi ách nô lệ bên Ai Cập, trở về quê hương để vào Đất Hứa tràn đầy “ sữa và mật ong”. Nhưng trong khi chờ đơi để được chiếm hữu Đất Hứa, họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa và phạm nhiều tội khiến Chúa phải than trách họ như trên. Nếu Chúa không cần sự cộng tác và vâng phục của họ, thì Chúa đã không trách mắng họ như thế.

Cũng vì lý do đó mà Ông Mô-sê đã đưa ra lời khuyên dạy sau đây cho dân Do Thái khi họ đang sống trong hoang địa xưa kia:

“ Hãy xem, hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn : hoặc được chúc phúc hay bị nguyền rủa,  Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh mà tôi truyền cho anh em hôm nay. Anh em sẽ bị nguyền rủa nếu không vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA..( Đnl 11: 26-28)

Khi Chúa Giê su đến trần gian rao giảng Tin Mừng Cứu độ, Chúa cũng nói với các môn đệ Người như sau:

“ không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào Nước Trời cả dâu, mà chỉ ai hành ý muốn cùa Cha Thầy, Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi. “ ( Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa là tuân giữ và thực thi Mười Điều Răn của Chúa, tóm gọn trong hai diều răn lớn nhất là mến Chúa và yêu người  để chứng minh lòng yêu mến Chúa thật sự hầu được chúc phúc, như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ xưa:

“ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy

Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy

Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy,” (Ga)

Nói rõ hơn, không thể viện cớ Chúa thương xót để tự do làm những điều trái nghịch với lòng thương xót của Chúa , thì chắc chắn sẽ không đẹp lòng Chúa và xứng đáng được hưởng lòng thương xót ấy.

Dụ ngôn :  “ Người Cha nhân hậu  ” trong Tin Mừng Thánh Luca cho ta thấy là người cha mở rộng vòng tay ôm lấy đứa con đi hoang trở về. Nhưng ông cũng thầm nói với con là cha tha cho con lần này và mong con đừng đi hoang thêm lần nào nữa. Hãy ở yên trong nhà cha để được yêu thương và hạnh phúc.

Đó là lý do tại sao sau khi tha thứ cho một phụ nữ ngoại tình bị bọn biệt phái dẫn đến để xin Chúa Giêsu ném đá, Chúa đã nói với chị kia như sau:

“ Tôi cũng vậy, Tôi  không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” ( Ga 8: 11)

Như thế đủ cho ta thấy là Chúa đầy lòng yêu thương tha thứ, nhưng ta không được lợi dụng lòng thương xót nhân từ của Chúa để đi hàng hai là nửa muốn yêu mến Chúa,  nửa đi theo thế gian và ma quỉ với mọi sự sang trọng, vui thú chúng tinh quái bày ra để lôi kéo ta vào con đường hư mất đời đời.

Ai có thái độ sống như vậy thì hãy nghe lời cảnh cáo nghiêm khắc sau đây của Chúa Kitô ghi  trong Sách Khải Huyền:

“ Ta biết các việc người làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lanh. Phải chi ngươi nóng hẳn hay lạnh hẳn đi. Nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa người ra khỏi miêng Ta.” ( Kh 3: 15-16) )

Nếu Chúa không cần sự cộng tác của con người vào ơn cứu độ, và để mặc cho ai muốn sống sao cũng được, thì Chúa đã không nói những lời ngăm đe trên đây.

Chúng ta đang sống trong Năm Thánh Lòng Thương xót” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức mở ra trong toàn Giáo Hội từ ngày 8 tháng 12 vừa qua.

Mục đích của Năm Thánh này là mời gọi mọi người tín hữu chúng ta suy niệm thêm về lòng thương xót bao la của Thiên Chúa thể hiện cụ thể nơi Chúa Giê su-Kitô, Đấng đã đến trần gian để chịu mọi khốn khó đau khổ và chết nhục nhã trên thập giá để cứu chuộc cho muộn người khỏi chết đời đời vì tội. Suy niệm thêm để thêm lòng yêu mến Chúa,  hay trở về để đón nhận lòng thương xót tha thứ của Chúa, nếu đang đi hoang, xa lìa tình thương của Chúa.

Ngoài ra, mọi người tín hữu chúng ta cũng được mong đợi thực thi lòng thương xót của Chúa đối với anh chị em đang bất hòa với mình ở trong gia đình và trong tương giáo với người khác bên ngoài gia đình. Đây là thời điểm thích hợp để làm hòa và tha thứ cho nhau như Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta.

Nhưng phải hiểu rõ là lòng thương xót của Chúa Cha và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô không bao giờ là cái bình phong cho ai ẩn núp để cứ sống theo những đòi hỏi bất chính của bản năng, những lôi kéo mạnh mẽ của ma quỉ và những mời mọc của thế gian vô luân vô đạo.

Nếu không có quyêt tâm sống phù hợp với lòng thương xót của Chúa và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô, thì chắc chắn Chúa sẽ không thể cứu ai được như đã nói ở trên,

Tóm lại, Thiên Chúa nhân từ và hay thương xót.  Công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là quả đủ cho con người được cứu rỗi để sống hạnh phúc vĩnh cứu với Chúa trên Nước Trời mai sau. Nhưng tình thương và công nghiệp ấy không tự động áp dụng cho hết mọi người mà không cần đòi hỏi ai phải làm gì thêm để được hưởng lòng thương xót và công nghiệp ấy. Làm gì thêm có nghĩa là cộng tác với ơn Chúa để sống theo đường lối của Người mà đoạn tuyệt với tội lỗi xuất phát từ bản năng yếu đuối, đến từ ma quỉ và thế gian không tin có Chúa và hạnh phúc Nước Trời.

Năm Thánh Lòng thương xót được mở ra để mời gọi mọi người tín hữu trong Giáo Hội đón nhận lòng thương xót của Chúa và mang lòng thương xót ấy đến với người khác, đặc biệt là những người đang bất hòa với mình.

Xin Chúa của tình thương và giầu lòng thương xót giúp chúng ta sống xứng đáng với lòng thương xót của Người. Amen.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.