A! Này bé, con dế nó đậu cành tre,

Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Chúa Nhật 3 Phục Sinh năm C 10/4/2016

 “A! Này bé, con dế nó đậu cành tre,”

Em bắt đem về, hát xẩm mà nghe.

Đừng bắt đem về, đánh lộn làm chi.

Loài giun dế nó mang tội tình gì???”

(Phạm Duy – Bé Bắt Dế)

(Mt 28:18-19)           

            Trần Ngọc Mười Hai

Úi chu choa! Cái gì mà, “loài giun dế nó mang tội tình gì?” Thế còn loài người? Có tội có tình gì không thế?

Để trả lời câu hỏi, như em bé. Hãy cứ nghe câu hát tiếp, hạ hồi sẽ rõ:

A! Này bé, con dế nó nằm lỗ sâu,

            Đào lỗ đem vào cho ở hộp cao.

            Đừng bắt dế nghèo đánh bể đầu nhau,

Để nó phải buồn rầu.

 A! Này bé, con dế nó tội tình chi?

A! Này bé, con dế nó tội tình gì???

 A! Này bé, con dế nó ở đồng quê

Chinh chiến lan về, nó phải tản-cư.

Nó sống trên vỉa hè quanh-quẩn ngoại ô,

Làm thân sống nương ở nhờ!!!

 

A! Này bé, con dế nó cùng chị ve,

Trong mấy tháng hè nó chỉ hoà ca.

Mưa nắng thuận-hoà cho đẹp ruộng ta.

Con dế hát đẹp ngày mùa…

 A! Này bé, con dế nó ở miền quê!

A! Này bé, con dế nó ra kinh-đô…”

(Phạm Duy – bđd)

Chưa đâu, thân phận con dế bé nhỏ, còn bọt bèo hơn nữa, khi ta biết được rằng:

“A! Này bé, con dế nó ở nhà em,

Nên nó cũng thèm coi truyền-hình đêm.

Nó thấy phi-thuyền lên tận mặt trăng

Mà không thấy đâu chị Hằng!!!

 A! Này bé, con dế cúi đầu phục lăn.

Nó hát khen rằng: Con Người Giỏi Dang!

Nhưng vẫn chê rằng: thiếu hẳn tình thương

Lòng vẫn chứa đầy bạo cường…

 A! Này bé, Này bé! Mau thuộc bài đi,

A! Này bé! Cho dế nó coi Tivi!!!

(Phạm Duy – bđd)

Ấy! Ví thử ta thay thế cụm từ “em bé” và “con dế” bằng những chữ rất khác như: “linh mục”, Hội thánh”, hay sao đó, hẳn sẽ có người sẽ thêm vào đó cả triệu câu truyện kể rất dễ nể như sau này:

“Truyện rằng:

Hồi ấy, vào thời nước Nga còn thuộc khối Liên-Xô có đảng Cộng-sản do ông Stalin nắm trọn quyền-hành. Một hôm, ông Stalin quyết định ra đi thăm dân để biết sự tình về cuộc sống của tầng-lớp lao-động rày ra sao. Nên, ông ăn vận thật bình-thường như người dân ở huyện rồi ra khỏi điển Cẩm-Linh. Sau một ngày dài, ông trờ tới rạp chiếu bóng để xem dân chúng vui sống ra sao.

 Sau khi bộ phim kết-thúc, trên màn ảnh hiện ra hình-ảnh lãnh-tụ Stalin giơ tay vẫy chào từ biệt bà con lao-động và quốc ca Liên-xô trổi lên. Tất cả mọi người đều đứng dậy và hát theo, riêng chỉ có mỗi ông Stalin là không đứng.

 Khi ấy, có người đàn ông đứng ở phía sau hàng ghế của ông ghé vào tai ông Stalin rồi nói: “Đồng chí à, tôi cũng biết rằng: chúng ta đều nghĩ giống như nhau, nhưng để cho an-toàn hơn, tôi đề-nghị đồng chí cứ đứng lên là xong ngay! Và nghe thế, ông Stalin lưỡng-lự trong giây lát, rồi cũng đứng, chắc để… mình tiễn-biệt mình!” (Truyện kể về “Tiếu-Lâm Liên-xô” nhưng chắc gì đã đúng thật)

             Ấy chết, đừng vội nhận-định, bàn-luận hoặc nói năng sớm như thế mà làm gì. Hãy cứ nghe câu hát tiếp cũng rất hay như sau này:

“A! Này bé, theo dế ra tận bờ đê

Đất sét đem về ta nặn đồ chơi.

Nặn những tay người hay nặn bàn chân

Tặng cho những ai tàn tật.

 A! Này bé, theo dế ra trại định-cư

Coi những ông già phá rừng trồng hoa

Chia sớt ngọt bùi với trẻ mồ côi

Đời mới chúc người phục hồi…

 A! Này bé, Con dế xin vài hòn bi!

A! Này bé, Đem biếu những em xa quê!…

            (Phạm Duy – bđd)

Và những câu cuối của bài hát, còn đáng để bạn và tôi suy-nghĩ, bàn luận hoặc ít là cứ phiếm, rất như sau:

A! Này bé, thôi nhé dế còn phải đi

            Đi hát câu vè, trên nẻo đường xa…

            Đi tới quê mẹ, nối lại tình cha!

            Và, ca hát câu giải hoà.

 A! Này bé, có lẽ dế về miền sông,

Có lẽ lên rừng hát cùng loài công.

Hay xuống cát vàng hát cùng hàng thông,

Ở giữa cõi đời mịt mùng…

 A! Này bé, con dế đến mùa phải đi…

A! Này bé, rồi sẽ có ngày trở về…

(Phạm Duy – bđd)

Vâng. Đúng thế. Dế hay bé, rồi cũng có ngày phải đi. Vì khôn lớn, hơn loài thường. Vâng. Chính thế. Bạn đạo hay người đời, có ngày cũng vẫn ra đi. Đi mà tìm về nguồn để học hỏi những lời vàng rằng:

“Đức Giê-su đến gần, nói với các tông-đồ rằng:

“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.

Vậy anh em hãy đi

và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,

làm phép rửa cho họ

nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”

            (Mt 28: 18-19)

Vâng. Lời vàng đầy ý-nghĩa như thế. Nhưng, xem ra thực-tế vẫn như thể: nhiều người còn thắc mắc chuyện này nọ, hoặc chưa am-tường ý-nghĩa của lệnh-truyền ấy có dành cho mình hay không, hoặc chỉ cho mỗi các tông-đồ thời đó, nhấc chân đi theo Đức Giêsu mà thôi.

Ngày nay, ở ngoài đời hay trong Đạo, cũng có những sự-kiện/hiện đáng để bạn và tôi, ta quan-tâm bàn luận, cũng rất nhiều.

Một trong các chuyện đáng bàn và đáng phiếm vẫn là chuyện Đạo ở đời, trong đó có ý-kiến về chuyện: ta có nên cùng với bạn-đạo Chính thống hoặc Cốp-tích Ai Cập định-vị lại ngày tháng cho lễ Phục Sinh hay không, như sau:

“Tổng Giám Mục Justin Welby của Canterbury, Anh Giáo hôm 16/1/2016 có loan-báo: Giáo-hội Anh sẽ tham-gia cuộc bàn luận diễn-tiến giữa Đức Phanxicô và lãnh-đạo Giáo hội Cốp-tích để định ngày tháng thống-nhất tổ-chức Lễ Phục Sinh cho hai Đạo…

 Ông nói: ông muốn được thấy thời-điểm tổ-chức Ngày Lễ này sao cho đơn-giản, đồng-thuận có lợi cho mọi người kể cả trường-học, bậc cha-mẹ đưa đón con em, các doanh-thương cũng như kỹ-nghệ du-lịch thay vì mỗi năm cứ phải xê-dịch ngày thánh, có năm có khi cách nhau đến 35 ngày. Riêng Giáo-hội Chính-thống Đông-phương lại tính toán ngày tháng cho lễ Phục Sinh cũng khác hẳn khi chức-sắc trong Đạo lại dùng lịch cũ của Julian.       

 TGm Welby còn xác-nhận là: các nhà lãnh-đạo Anh-giáo trên thế-giới cũng đã họp bàn và đồng-thuận tham-gia bàn-luận với các Giáo-hội khác, để định ngày thống-nhất. Nhưng ông cũng nói tiếp: thay-đổi thời-gian cho Lễ này cũng phải mất 5 đến 10 năm mới đưa vào hiện-thực được.

 Riêng Đức Phanxicô năm ngoái có thông-báo: ngài cũng muốn bàn-thảo với các nhà lãnh-đạo Giáo-hội Cốp-tích mà số đông tín-hữu của giáo-hội này sống ở Châu Phi và Trung Đông, để tìm ra ngày tháng thống-nhất cho sự-kiện này.” (x. tin trên Courier Mail của Queensland , Chúa Nhật 17/1/2016 tr. 11)   

 Ít hôm sau đó, Tuần báo Công-giáo ở Sydney là tờ The Catholic Weekly cũng loan tin giống như trên, nhưng lại kết thúc bài viết bằng giòng nhận-định bảo rằng:

“Phát-ngôn-viên Giáo-hội Chính-thống thuộc Nga có nói rằng: Thượng-Phụ Mạc-Tư-Khoa hân hoan nghênh-đón ý-kiến về việc cùng nhau cử-hành chung một ngày Lễ, bao lâu quyết-định này phù-hợp với lịch của Chính-thống-giáo.

 Theo linh-mục quản-hạt Nikolai Balashov phó giám-đốc thường-vụ Đại-kết thuộc Toà Thượng-phụ Mạc-Tư-Khoa nói ông đang chờ được nghe chi-tiết đề-nghị từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi nói rằng:

“Giả như Giáo Hội La Mã có ý-định hủy bỏ ngày lễ Phục Sinh tính theo lịch Grêgôriên được đưa ra vào phụng-vụ giờ lễ kể từ thế kỷ thứ 16 về với lịch cũ, sử dụng lúc Giáo-hội Đông và Tây Phương hợp-nhất dùng ngày tháng cố-định do Giáo-hội Chính-thống thiết-lập, thì chúng tôi hoan-nghênh ý của ngài. Thế nhưng, nếu thiết-lập một ngày nhất-định cho Phục Sinh là việc không thể chấp-nhận hoàn-toàn được.” (xem Catholic Weekly News ngày 24/1/2016 tr. 10)

             Xem thế mới biết: muốn định việc gì cho thống-nhất mà không chịu nhượng-bộ từ phía mình, dù là Giáo-phái hoặc Giáo-Hội đã thánh-hoá cách nào đi nữa, cũng là việc khá khó. Khó, thực-hiện. Khó, tạo niềm tin-tưởng vào nhau, rất thân-thương, nhịn nhường là chuyện rất đời thường.

Từ ý-tưởng ấy, đã nảy sinh nhiều ý-kiến có liên-quan đến chuyện đời/việc Đạo ở đâu đó, dù là xó-xỉnh, góc chợ hay bục cao chót vót của thánh hội.

Nói thế rồi, nay ta đi vào sự-kiện khác cũng đáng phiếm, như chuyện khác-biệt chánh-kiến cả về thần-học, lẫn thánh kinh giữa các giáo-phái/giáo-hội cùng thờ một Đức Chúa, ở nhiều nơi. Như, vấn-đề hoặc câu chuyện do đấng bậc nọ đề ra ở trong sách. Thế nhưng, trước khi đi vào thực-tế của chuyện đạo, mời bạn và tôi, ta trở lại câu hát cũng rất “dế” ở trên, mà hát rằng:

“A! Này bé, thôi nhé dế còn phải đi

            Đi hát câu vè, trên nẻo đường xa…

            Đi tới quê mẹ, nối lại tình cha!

            Và, ca hát câu giải hoà.

 A! Này bé, có lẽ dế về miền sông,

Có lẽ lên rừng hát cùng loài công.

Hay xuống cát vang hát cùng hàng thông,

Ở giữa cõi đời mịt mùng..

 A! Này bé, con dế đến mùa phải đi…

A! Này bé, rồi sẽ có ngày trở về…

(Phạm Duy – bđd)

Đi tới quê mẹ, nối lại tình cha! Và, ca hát câu giải hoà”, làm sao được như thế, khi mà nhiều đấng bậc và nhiều người không chịu lắng tai nghe đấng bậc khác, người khác có nhận-định khá sâu-sắc như sau:

“Tính-cách bộ-tộc của Thượng-đế ở đạo-đức Do-thái-giáo đang lớn mạnh. Thuyết duy-vũ-trụ đang ló rạng. Thượng-đế đây khi xưa vẫn là còn như thế cho đến khi Đức Giêsu biến-đổi thành Đức Chúa trước tiên đi vào hiện-hữu và rồi thành Đấng Thánh-hoá cho đi sự sống có thẩm-thấu bộc-lộ cho mọi người thấy được thực-chất của mọi hữu-thể.

 Đức Giêsu sai-phái tông-đồ Ngài ra đi mà đến với thế-gian (Mt 28: 16-20). Các tông-đồ được lệnh vượt lằn ranh biên-giới của nước mình, bộ-tộc mình và đặc-biệt hơn, vượt khỏi đạo-giáo của mình nữa.

 Khi các ngài, cuối cùng, không thể nào thoát khỏi mọi lằn ranh nằm bên trong nhân-loại nay trải rộng và cởi mở, các ngài được lệnh rao-giảng Tin Mừng, tức là: tình thương-yêu vô bờ bến của Thiên-Chúa với mọi người mà Chúa đã thực-hiện, một tình-thương vốn không chấp-nhận một lằn ranh cách biệt nào hết.

 Tình-thương không ranh giới sẽ yêu thương cả những người khi xưa tìm cách đóng đinh Tình-Yêu của Chúa vào thập-giá. Nó bao gồm mọi loài, mọi cây cỏ, mọi hành-tinh, mọi bộ-tộc mọi người.

 Tất cả đều được Chúa chọn. Không một ai là người ngoại-cuộc, ngoài hành-tinh. Không ai bị chia-cách khỏi Chúa. Ta sống trong Chúa. Chúa sống trong ta. Ta là nhân-chứng ở Giêrusalem, Giuđêa, Samaria và “cho đến mút cùng của trái đất” (Cv 1: 8). Tên của Đức Giêsu nay đã là Emmanuel, có nghĩa: Thiên-Chúa ở cùng chúng ta (Mt 1: 23).

 Và, khi Ngài phán: “Này, ta sẽ ở với các anh mãi.” (Mt 28: 20) tức là Ngài đã nói lên danh-xưng Emmanuel là tính-cách rất thực. Và, khi Thiên-Chúa tự-do như Thần-khí, mọi lằn ranh cách-biệt giữa quốc-gia và thể-chế, biểu-trưng bằng các ngôn-ngữ khác-biệt, thì lằn ranh ấy bị tẩy/bỏ và mọi người được ơn Thánh-thần và bắt đầu nói thứ ngôn-ngữ của tình thương-yêu (Cv 2: 1-4). Và, thần-khí ấy thông-chuyển ngang qua lịch-sử, thì lằn ranh biên-giới lại ngã đổ.

Rồi, khi Phêrô nghe tiếng Chúa trong giấc mộng bảo rằng: “Những gì Thiên-Chúa đã tẩy sạch thì ngươi không được gọi là ô-uế” (Cv 10: 9-16) Phêrô mới trổi dậy từ thị-kiến ấy và đã tẩy/rửa cho Cornêlius, người ngoài Đạo. Sử-thi của Do-thái-giáo đã phá đổ mọi rào-cản rồi đi vào với vũ-trụ trở thành anh-hùng-ca của nhân-loại.” (x. Tgm John Shelby Spong, Jesus beyond religion, the sign of Kingdom of God, The Sins of Scripture nxb HarperCollinsPublishes 2005 tr. 295-298)

Thi-sử hay anh-hùng-ca của nhân-loại nay dàn-trải khắp mọi nơi. Trong mọi người. Thiên-sử ấy gọi là tình thương-yêu. Là Đạo-lý của đạo-giáo rất Kitô. Là, gì nữa thì bạn và tôi, ta cũng nên suy-tư mà nhận–định như thế.

Suy-tư/nhận-định không theo kiểu nghe qua rồi bỏ. Nhưng là nhận-chân ra sự thật ở đời dù nhiều khác-biệt, vẫn cứ là ảnh-hình của một sự thật tình-yêu được người diễn-tả qua văn-chương/nghệ-thuật cùng âm-nhạc, cùng mọi thứ.

Trong cảm-nhận sự khác-biệt trong yêu-thương đoàn-kết cũng rất Đạo, mời bạn mời tôi, ta vào với lối diễn-tả nhè nhẹ ở truyện kể như sau:

“Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.

Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.

Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé đáng thương.

Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi với tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không?

Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? Và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:

– Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…

Tôi hỏi tiếp:

– Còn con có đi học không ?

Thằng bé nói:

– Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…

Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân nhau lắm.

Có lần thằng bé hỏi tôi:

– Chú làm nghề gì vậy hả chú?

Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là “Chú đang làm thinh”.

Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày.

Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cữ sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chỗ ngồi mà không bữa nào vắng tôi.

Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang giấu giếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài.

Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ. Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều.

Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi.

Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.

Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm, một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ – cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tần tảo nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn.

Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa.

Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm.

Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.

Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa.

Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.

Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết!

Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.

Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó.

Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nổi.

Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia đình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”.

Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé”…

Đời này cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney.

Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.

Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. (Truyện kể do Sưu Tầm siêu tầm)

             Đó chỉ là một trong muôn ngàn câu truyện đời nói điều gì đó, mà thiên hạ đời thường vẫn cứ nói và cứ kể. Kể đây, có thể để nói lên lòng bác ái/yêu thương của cá-nhân hoặc tổ-chức giúp người kém may mắn.

Về các trích-dẫn ở trên về các Đạo để tìm ra một ngày lễ chung cho Phục Sinh, là vấn đề kết-hợp/đại-kết, còn là và vẫn là kết và hợp với tất cả mọi người, không phân-biệt tôn-giáo, già/trẻ, gái/trai, tức: hết mọi người. Tất tần tật.

Kết và hợp trong đại-kết hoặc nối-kết với người khác, đạo khác, tổ-chức khác vv.. còn là và sẽ là kết và hợp hoặc kết rồi hợp trong tinh-thần nhín nhường, dành ưu-tiên cho người khác, ở trên và ở trước mình. Ưu-tiên cả trong quyền-hành, tiền bạc và/hoặc chổ đứng lẫn vị-thế ở đâu đó.

Kết và hợp còn là và sẽ là sống cuộc đời rất Đạo ở nhà đạo hay ngoài đời. Sống như thế, còn có nghĩa đem Đạo vào đời người trong khiêm-tốn, cởi mở rất hết mình.

Trong tình-thần đó, mời bạn và tôi, ta lại sẽ hát mãi bài hát có con dế mèn và em bé đơn sơ, hiền hoà, chân-chất, rất như sau:

“A! Này bé, theo dế ra tận bờ đê

Đất sét đem về ta nặn đồ chơi.

Nặn những tay người hay nặn bàn chân

Tặng cho những ai tàn tật

A! Này bé, theo dế ra trại định-cư.

Coi những ông già phá rừng trồng hoa

Chia sớt ngọt bùi với trẻ mồ côi

Đời mới chúc người phục hồi…

A! Này bé, Con dế xin vài hòn bi!

A! Này bé, Đem biếu những em xa quê!…

            (Phạm Duy – bđd)

             Hát thế rồi, nay ta cứ thế mà sống tinh-thần thân-thương, chân-chất của các bé em hiền-lành ở đời.

                        Trần Ngọc Mười Hai

            Vẫn muốn sống

Như bé em

Chỉ chơi dế.

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh năm C

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh năm C 17/4/2016

 Tin Mừng (Ga 10: 27-30)

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các người Do thái rằng:

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không AI cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không AI cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một.

Mai Tá lược dịch. 

 Thông điệp Chúa Chiên Lành hôm nay, có gốc gác rất xưa cổ, thời Cựu Ước. Đặc biệt là sách Êzêkiel, trong đó sáng ngời hình ảnh vị Chúa Chên có “tình cho đi mà chẳng có về”. “Tình cho đi” của Chúa Chiên hôm nay, là sự đỡ nâng đùm bọc, đầy lòng thương xót. Lòng xót thương hai chiều giữa chiên đàn mà Ngài chăn dắt và Vị Chủ Chăn, rất Nhân Hiền. Ở chiên, luôn có sự tự nguyện dấn bước theo chân vị chủ chăn với lòng trọn vẹn tin tưởng. Ở chủ chăn, đó là “lòng kêu gọi mãi”, dù chẳng AI nghe.

Về chăn chiên, các chủ chăn ở Palestine – Trung Đông có thói quen chăn dắt chiên đàn nơi đồng cỏ xanh tươi, bằng đôi chân bước. Chủ chăn chẳng cần đến đàn chó hoặc ngựa cỡi, để lùa chiên như ở Tô Cách Lan, hay nước Úc. Chủ chăn Do Thái, luôn ở phía trước dẫn đường cho chiên con. Và cứ thế, chiên con nghe tiếng chủ kêu gọi mà bước theo sau, rất tin tưởng. Chiên là thú đàn rất hay lo. Dễ hốt hoảng, cách vô lý. Chiên âu lo, nhớn nhác chạy hỗn độn chẳng nguyên cớ. Bất kỳ chuyện tình cờ nào xảy đến, chiên đàn cũng hốt hoảng, chạy tứ tán. Tìm chủ chăn. Và, khi tìm được chủ chăn, thì chiên con cứ răm rắp bước theo đàn, về cùng hướng. Với chiên, chỉ cần nhận Ra lời kêu gọi của chủ chăn, là đã đủ.

Là thú bầy nhút nhát, hay lăng xăng tò mò. Dễ tổn thương. Âu lo. Nên, chiên đàn luôn hãi sợ. Không khôn ngoan cũng chẳng sáng ý như thú loài, nào khác. Chiên quen nghe tiếng chủ, nên khi nghe chủ gọi, chiên không chần chừ, biết tụ tập ngay thành nhóm, thành đàn, tuân lệnh chủ. Không chậm trễ. Chủ biết tính chiên. Chiên biết tính chủ.

Dựa vào đức tính này, thánh Gioan so sánh tâm lý của vị chủ chăn với chiên bầy dễ bảo. Và, thánh sử ví Đức Kitô như Chúa Chiên Nhân Hiền luôn chăm sóc chiên con, nơi đàn bầy. Đây là biểu tượng mà Hội thánh sử dụng để nói về Ơn Gọi trong nhà Đạo: hãy có quyết tâm tham gia trở thành chủ chăn dẫn dắt đàn chiên ngoan đạo.

Lời mời gọi của Hội thánh hôm nay cũng trở nên cấp thiết, khi dữ liệu cho thấy có sự thiếu cân bằng về số lượng và vai trò của các chủ chăn, trong cộng đồng Giáo hội. Chí ít, là Giáo hội ở phương Tây. Ở nhiều nơi, Giáo hội đang bắt đầu dung nạp các ứng viên cho vai trò của chủ chăn từ các nuớc mà trước đây là cánh đồng truyền giáo, đầy những chiên. Bởi thế, cần suy tư nghiên cứu phương pháp và cấu trúc trong đào tạo chủ chăn. Nói cách khác: với Phụng vụ Chúa nhật Chúa Chiên Lành, Hội thánh trở về với Ơn Kêu Gọi làm chủ chiên, lo chăn dắt linh hồn chiên đàn, tin vào Đạo.

Bàn về Ơn Gọi làm chủ chăn trong Hội thánh, là bàn về sự quan yếu của tình thân thương mật thiết trong cộng đồng dân Chúa. Trước nhất, là sự mật thiết giữa chiên con và chủ chăn, tức Đức Kitô rao giảng, vẫn được coi như sự thân mật linh thánh giữa các thành viên cùng nhà, tức Hội thánh Chúa. Gia đình Hội thánh Chúa ở đây được hiểu theo nghĩa gia đình hợp nhất. Hợp nhất không chỉ hiểu theo hệ cấp thần quyền bên trên. Mà là, sự thân mật giữa mỗi người và mọi người. Vì, tất cả thành viên trong gia đình Hội thnh đều là chi thể có cùng một thân mình, cùng não bộ chỉ huy; và, cùng nhịp đập con tim, tạo sức sống.

Sự mật thiết thân thương giữa thành viên trong Hội thánh không là sự thân thiết mang tính chai lì, thụ động. Thụ động, như thái độ vẫn thấy nơi dân thường trong hệ cấp chính quyền, ở ngoài đời. Với thế quyền ngoài đời, người dân chỉ biết có đóng thuế. Và, thi hành luật pháp, thế là đủ. Trong đạo, thực thi luật pháp và thi hành lệnh cũng tựa như giữ các điều răn, giới luật của Hội thánh. Như thế chưa đủ. Còn phải biết dấn thân hơn nữa. Tức là đáp lại lời kêu gọi mất thiết của Hội thánh.

Hội thánh thân thương mật thiết kêu gọi con dân nhà Đạo hãy luôn nguyện và cầu. Nguyện cầu cho Ơn Gọi, trong Hội thánh. Kêu gọi mỗi thành viên tham gia trở thành thừa tác viên cho công tác mục vụ của Hội thánh. Công tác này có thể là vai trò của vị chủ chăn, như linh mục, tu sĩ hoặc nữ tu. Cũng có thể là thừa tác giáo dân trong vai trò cộng tác với các linh mục tu sĩ ấy.

Hội thánh hôm nay vẫn tiếp tục kêu gọi mọi thành viên trở nên linh mục tu sĩ lo việc tu đức trong cộng đồng dân Chúa. Nhưng gọi như thế, không có nghĩa Hội thánh lọai bỏ sự trân trọng về nhu cầu cần thiết, nơi vai trò của giáo dân trong công trình hợp tác xây dựng Nuớc Chúa. Ngày nay, có lẽ nên hiểu Ơn Gọi chăn dắt đàn chiên theo nghĩa phổ cập. Nghĩa là, mỗi người một hoàn cảnh và vị thế, tất cả thành viên đều có thể hoàn thành hợp tác với Hội thánh trong công trình chăn dắt đàn chiên con Giáo hội. Mặc dù, nhu cầu trở thành linh mục/tu sĩ, hoặc nữ tu vẫn được nhấn mạnh và coi là ưu tiên hàng đầu.

Tham gia đáp ứng Ơn Gọi chăn dắt đàn chiên còn là nhận biết lời mời gọi ấy nay gửi đến chính mình, mỗi thành viên. Không phân biệt giới tính, tuổi tác hay sắc tộc. Nhận biết lời Mời Gọi của Hội thánh, đại diện Chúa Chiên Hiền Lành, cũng phải được cân nhắc theo hoàn cảnh của mỗi thành viên và Giáo hội địa phương.

Lời mời gọi của Chúa Chiên Lành, còn là quà tặng riêng lẻ mỗi người đều có thể sử dụng để làm lợi cho người khác. Thành viên khác. Trong cộng đồng Giáo hội, tức các Kitô hữu. Điều này có nghĩa: trên thực tế, ta hãy cùng nhau thực hiện công tác chung của cộng đoàn tình thương là Giáo hội. Công tác xây dựng cộng đoàn tình thương của Đức Chúa, là Chúa Chiên Lành, vẫn đang chờ sự đáp trả của mỗi thành viên. Thành thử, cầu nguyện cho Ơn Gọi, còn có nghĩa là cầu nguyện cho ta, cho người khác, cho bạn bè người thân cùng có Ơn Gọi, chứ không chỉ mình ta. Cầu cho Ơn Gọi, là cầu cho mọi người nghe được tiếng kêu. Tiếng gọi. Của vị chủ chăn đang khẩn thiết kêu mời tất cả dân con trở thành thừa tác viên – tông đồ cho cánh đồng truyền giáo chung.

Cầu, là cầu cho mỗi người. Ở một vị thế. Ta chung lưng đấu cật, cùng nhau thực hiện sứ vụ dựng xây Cộng đoàn tình thương là chính Hội thánh thân thương, ta đang sống. Cầu, là cầu cho toàn thể cộng đoàn biết nghe tiếng gọi của Chủ chăn. Biết tính của chiên đàn, đang lắng nghe tiếng gọi của người chăn dắt.

Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta hãy để ra nhiều khoảnh khắc mà suy tư nguyện cầu về lời gọi mời của Chúa Chiên Hiền Lành, biết ý chiên con. Nguyện cầu cho lời gọi mời của Chúa Chiên gửi đến mỗi chiên con, đem lại kết quả. Với đáp ứng của chiên con. Trong Hội thánh. Nguyện và cầu cho chiên con biết đáp lại bằng hai tiếng “Xin Vâng”. Xin vâng, theo thánh ý Chúa mà lãnh nhận bất cứ vai trị nào để phục vụ Hội thánh. Xin vâng, để nếu không làm linh mục, tu sĩ, nữ tu, ta cũng làm thừa tác viên; hoặc phó tế mở mang Nước Trời. Ở trần gian.

Lm Richard Leonard, sj biên soạn

Mai Tá lược dịch. 

GẶP CHÚA TRÊN ĐƯỜNG

 GẶP CHÚA TRÊN ĐƯỜNG

Các bạn trẻ thân mến,

Không biết có điều gì thay đổi về vẻ bề ngoài của Chúa Giêsu hay không, nhưng rất nhiều người, dù có một tương quan gắn bó rất chặt chẽ với Ngài cũng không thể nhận ra Ngài sau khi Ngài sống lại từ cõi chết.  Đầu tiên là bà Maria Madalena.

EMAU

Buổi sáng ngày đầu tuần, bà cùng một số phụ nữ khác kéo nhau ra mộ, dự định là sẽ dùng dầu thơm để xức xác Chúa, nhưng không thấy xác Chúa đâu.  Bà đứng bên ngoài mà khóc, vì ngỡ là người ta đã nhẫn tâm mang xác Chúa đi giấu ở đâu rồi.  Thầy Giêsu hiện ra đứng sau lưng gọi tên bà, bà cứ ngỡ là người làm vườn.  Mãi đến khi Chúa Giêsu gọi bà bằng cái tên thân thương, bà mới thật sự nhận ra đó chính là Chúa.

Hai môn đệ Emmaus cũng vậy.  Họ đang lê bước về quê nhà sau một thời gian rong ruổi theo Chúa. Cái chết của Thầy dường như là một cú sốc rất lớn với họ.  Họ liên hồi bàn thảo với nhau những chuyện liên quan đến Ngài.  Chúa Giêsu bước tới, giả vờ hỏi han.  Họ chẳng hề nhận ra, còn trách “người khách lạ” sao vô tâm với những chuyện động trời vừa xảy ra ở Giêrusalem trong những ngày vừa rồi.  Thấy họ vẫn còn mê muội chưa hiểu chuyện gì, Chúa Giêsu lên tiếng dạy dỗ họ, giải thích cho họ hiểu ý nghĩa của Thánh Kinh và những lời tiên tri nói về Đấng Mesia.  Lòng họ như bừng cháy, nhưng vẫn chưa nhận ra.  Cho đến khi Chúa Giêsu được họ mời vào nhà và làm những cử chỉ hệt như trước kia là bẻ bánh trao cho mọi người, họ mới nhận ra người đã đồng hành với mình từ chiều đến giờ là Thầy Giêsu chí thánh.

Tại bờ hồ Tiberia cũng vậy.  Suốt một đêm cực nhọc đánh cá, các tông đồ, dù là những tay ngư phủ cừ khôi một thời, chẳng bắt được con cá nào.  Khi ngày vừa lên, họ mỏi mệt chèo chiếc thuyền vào bờ trong tâm trạng của những người thất bại.  Bỗng đâu xuất hiện trên bãi biển một người đàn ông lạ mặt, hỏi han các ông về thành tích lao nhọc của đêm qua.  Họ thật thà trả lời là mình tay trắng mà không hề nhận ra người hỏi đó là ai.  Nghe theo lời chỉ dẫn của người này, họ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền như một hy vọng cuối cùng, vớt vát được chút đỉnh.  Quả nhiên, mẻ cá thu được mới kinh khủng làm sao.  Mọi người tất bật lo kéo lưới để thu lượm cá bắt được, thì chỉ có một người trong số đó nhận ra chính Thầy là người đang đứng trên bãi biển kia.

Các bạn trẻ thân mến,

Nhận ra Chúa hiện diện bên chúng ta là điều không dễ tí nào.  Ngay cả các môn đệ, những người đã từng sống chung với Chúa một khoảng thời gian dài cũng không ngay lập tức nhận ra Ngài khi Ngài hiện đến, huống gì những con người xa lạ như chúng ta.

Chúa Giêsu đã phục sinh, và chắc là sau khi phục sinh, Ngài vẫn là Ngài, nhưng cũng có gì đó khác trước.  Cuộc sống với biết bao khó khăn che khuất đôi mắt của ta bằng những giọt lệ buồn như Madalena, những tranh luận như hai môn đệ Emmaus, hay những chán chường, thất vọng như các tông đồ, khiến ta không còn nhìn thấy Chúa hiện diện ngay bên chúng ta.  Những tư tưởng buồn lại nối tiếp tư tưởng buồn.  Hễ cứ gặp một chuyện không vui là ta tiếp tục suy diễn ra những hoàn cảnh khác tệ hại hơn, khiến cho tâm trí ta chỉ toàn những hố sâu của u buồn và chán nản.  Chúa ở ngay đó, nhưng có mấy khi ta nhận ra Ngài.

Maria Madalena đã được Chúa gọi đích danh mình bằng giọng nói thân quen ngày nào.  Nhờ thế mà bà như bừng tỉnh và được giải thoát khỏi những giọt nước mắt tang thương.  Các môn đệ Emmaus thấy nơi Chúa những lời giáo huấn tuyệt diệu thiêu đốt tâm tư và cử chỉ bẻ bánh mà Ngài vẫn hay làm.  Còn các tông đồ thì nhận ra Ngài qua phép lạ mẻ cá.  Ngày đầu tiên khi Giêsu kêu gọi Phêrô, Ngài cũng thực hiện một phép lạ tương tư như vậy.  Làm từ không ra có, hóa ít ra nhiều, chỉ có thể là Thầy Chí Thánh của mình mà thôi.  Chúa sẽ để lại những dấu chỉ để người ta nhận ra Ngài.  Hai người yêu thương nhau luôn có những ký ức về nhau mà chỉ cần nhìn hay nhớ đến ký ức ấy, là trọn vẹn hình ảnh của người kia sẽ được nhận ra.

Đối với chúng ta, có lẽ Chúa cũng để lại muôn vàn dấu ấn như thế để ta có thể nhận ra Ngài.  Hình ảnh về Ngài là hình ảnh của những người nghèo đang cần hơi ấm, cần chút cơm.  Hình ảnh về Ngài là hình ảnh của những người đi tha hương cầu thực, của những ông già bà lão bơ vơ, hình ảnh của những em bé ngây thơ thiếu thốn tình cảm, nơi những bệnh nhân hay những người bị gạt ra bên lề cuộc sống.  Người ta sẽ nhận thấy Chúa trong ta khi ta cũng biết gọi tên người khác bằng một giọng ấm áp yêu thương, khi ta biết dùng những lời dịu ngọt để vỗ về những con tim khô cứng, biết sống một cuộc đời sẻ chia, nâng đỡ, biết an ủi người khác và làm gia tăng những niềm vui nho nhỏ của mọi người.

Các bạn thân mến, giữa các bạn và Chúa Giêsu có dấu hiệu gì của riêng nhau không để khi bạn nhìn vào đó, bạn có thể gặp được Chúa Giêsu?  Có một ký ức nào về Chúa Giêsu hằn in trong trái tim bạn không?  Chúa Giêsu vẫn đang ở đó, chờ đợi bạn đến gặp Ngài.

Pr. Lê Hoàng Nam, S.J.

langthangchieutim gởi

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong suốt tuần Bát Nhật, từ đêm Vọng Phục Sinh tới hôm nay, Chúa nhật 2 Phục Sinh, các bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Đức Kitô Phục Sinh hiện ra.  Từ những lần thấy Đức Kitô Phục Sinh hiện ra ấy, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:

  1. Cảm nghiệm đầu tiên là, Đức Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường

LTXot

Đức Kitô Phục Sinh không còn bị giới hạn trong không gian.  Người có thể cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau.  Người xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người.  Người xuất hiện bên bờ hồ, nơi các môn đệ đang chài lưới.  Người xuất hiện ở làng Emmau, cách Giêrusalem một quãng đường dài.  Người xuất hiện trong phòng đóng kín cửa, nơi các môn đệ tụ họp.  Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syrira, nơi Phaolô lùng bắt người theo đạo.  Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài.  Không gian khép kín không ngăn được bước Ngài.  Đức Kitô Phục Sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống.

Đức Kitô Phục Sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian.  Người xuất hiện với Maria khi trời còn đẫm sương khuya.  Người xuất hiện bên bờ hồ với các môn đệ khi bình minh vừa ló rạng.  Người xuất hiện trong phòng tiệc ly ngay giữa ban ngày.  Người xuất hiện ở Emmau khi trời sụp tối.  Trong mọi lúc của cuộc đời, Đức Kitô luôn có mặt.  Không có thời gian nào Người không ở bên ta.

Đức Kitô Phục Sinh không còn bị giới hạn, trong một cảnh ngộ cuộc sống nhất định.  Trong vườn, Người xuất hiện như người làm vườn.  Bên những người chài lưới, Người xuất hiện như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của đàn cá.  Trên đường Emmau, Người xuất hiện như một khách hành hương, đồng hành với hai linh hồn buồn bã, e ngại đường xa.  Người xuất hiện để khích lệ các môn đệ đang lo buồn sợ hãi.  Người xuất hiện để soi chiếu niềm nghi ngờ tăm tối của Tôma.

  1. Cảm nghiệm thứ hai là, Đức Kitô Phục Sinh khơi dậy niềm bình an, tin tưởng

Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bấn loạn sau cái chết của Thầy, Đức Kitô Phục Sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con.”  Người còn thổi hơi vào các ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần.”

Cử chỉ thổi hơi nhắc cho ta nhớ lại việc sáng tạo.  Khi ấy vũ trụ còn là một khối hỗn mang, vô định hình.  Rồi Thần Linh Chúa bay là là trên mặt nước.  Nhờ đó mọi vật dần dần có hình hài vóc dáng, đi vào trật tự, ổn định.

Sau cuộc khổ nạn của Đức Kitô, tâm hồn các môn đệ cũng tan nát như một khối hỗn mang, vô định hình.  Đức Kitô thổi hơi ban Thánh Thần trong một tạo dựng mới, đem lại trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy bình an của Chúa Thánh Thần.  Sau khi gặp Đức Kitô Phục Sinh, Maria buồn bã trở nên vui tươi, hai môn đệ Emmau u sầu tuyệt vọng trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới mệt mỏi rã rời được hồi phục sức lực, các môn đệ sợ sệt bối rối ẩn núp trong phòng được bình an, Tôma nghi nan bối rối được vững niềm tin mến.  Đức Kitô phục sinh chính là niềm bình an cho các ông.

  1. Cảm nghiệm thứ ba, cũng là cảm nghiệm quan trọng nhất, Đức Giêsu Phục Sinh làm cho cuộc đời có ý nghĩa

Sau khi Đức Kitô bị hành hình, cả một bầu trời sụp đổ.  Các môn đệ tuyệt vọng.  Họ sống trong lo sợ, buồn bã, chán chường.  Không, họ không còn sống nữa vì cuộc đời đối với họ chẳng còn ý nghĩa gì.  Họ như đã chết với Thầy.  Chỉ còn nỗi lo sợ, nỗi buồn, niềm tuyệt vọng sống trong họ thôi.  Đức Kitô là linh hồn của họ.  Linh hồn đã ra đi.  Xác sống sao được.

Khi Đức Kitô Phục Sinh trở lại, những xác chết bỗng hồi sinh, những bộ xương khô bỗng chỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp người, những trái tim nguội lạnh trở lại nhịp đập, ánh mắt nụ cười lại rạng rỡ tươi vui, vì cuộc sống từ nay có một linh hồn, cuộc sống từ nay có một ý nghĩa.

  1. Cảm nghiệm cuối cùng là, Đức Kitô Phục Sinh sai họ đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh

Đức Giêsu Phục Sinh đã biến đổi toàn bộ cuộc đời các môn đệ.  Đức Kitô Phục Sinh là Tin Mừng lớn lao trọng đại đem lại ý nghĩa cho cuộc đời.  Nên các môn đệ không thể không loan báo Tin Mừng lớn lao đó.  Maria lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, mời Phêrô và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ Emmau lập tức trở về Giêrusalem bất chấp trời đã tối đen.  Phêrô chạy bay ra mồ dù còn sáng sớm và còn bị nỗi sợ người Do Thái ám ảnh.  Và sau này, Phaolô, sau khi ngã ngựa, đã trở thành một người loan báo Tin Mừng không biết mệt mỏi.

Hôm nay chính Đức Kitô Phục Sinh nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.”

Tất cả những người đã thấy Đức Giêsu Phục Sinh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh.  Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng.  Vì Đức Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ.  Vì lệnh sai đi của Đức Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng.  Như Thánh Phaolô sau này đã nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.”

Hôm nay Đức Giêsu Phục Sinh cũng đang hiện diện bên ta.  Người luôn ở bên ta trong mọi thời gian. Từ buổi bình minh khi ta mới chào đời cho đến lúc mặt trời chói lọi của tuổi thanh niên.  Từ lúc xế chiều của đời xế bóng cho đến lúc bóng đêm tuổi già phủ xuống đời ta.

Người vẫn ở bên ta trong mọi không gian: Trong nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải trí, trong gia đình, trong chòm xóm.

Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời.  Người ở bên em bé mồ côi đang khóc đòi vú mẹ.  Người ở bên em học sinh đang miệt mài đèn sách.  Người ở bên cô thiếu nữ đau buồn vì bị tình phụ.  Người ở bên chàng thanh niên lạc hướng giữa ngã ba đường.  Người ở bên ngưỡng cuộc đời bế tắc không lối thoát.

Chỉ cần quay đầu, dừng bước là gặp được Người.  Hãy khao khát đón chờ Người.  Hãy tỉnh thức lắng nghe tiếng bước chân Người.  Bước chân Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào.  Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Người.

Gặp được Người, lòng ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ hồi sinh, cuộc đời ta sẽ sống, sống mãnh liệt, sống phong phú, sống dồi dào.

Lạy Đức Kitô Phục Sinh, con đang chìm trong cái chết dần mòn.  Xin hãy đến và cho con được Phục Sinh với Người.

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

PHỤC SINH LÀ GÌ?

PHỤC SINH LÀ GÌ?

PHUC SINH

Phục Sinh là người chết sống lại, hay là sự sống lại từ cõi chết (chứ không phải luân hồi hay đầu thai kiếp khác).  GLGHCG điều 997 định nghĩa: “Sống lại là gì?  Trong sự chết, linh hồn lìa xa thân xác, xác con người ta sẽ hư nát trong khi linh hồn tới gặp Thiên Chúa và chờ đợi tới lúc tái hiệp nhất với thân xác được tôn vinh của mình.  Với sức Toàn năng của mình, Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn trả lại sự sống bất diệt cho thân xác của chúng ta bằng cách kết hiệp chúng với linh hồn của chúng ta do quyền năng của Chúa Giêsu Phục Sinh.”

Công đồng Latêranô thứ tư (1215) dạy rằng khi Thiên Chúa trở lại lần thứ hai tất cả mọi người, dù đang ở trong địa ngục cũng sẽ đuợc sống lại cùng với thân xác của họ, để chịu sự phán xét của Thiên Chúa về những việc họ đã làm khi còn sống (lúc này chưa có tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, đến 08-12-1854 mới có).  Theo ngôn ngữ của tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính thì sự sống lại được gọi là sự sống lại của thân xác, vì hai lý do.  Thứ nhất, linh hồn được phát xuất từ Thiên Chúa nên bất tử, do đó không thể gọi là sống lại; thứ hai, theo lạc thuyết mà Thánh Phao-lô đã chỉ trích: “Trong số những người đó có Hy-mê-nê và Phi-lê-tô.  Hai người này đã đi trệch đường chân lý, khi nói rằng sự phục sinh đã xảy ra rồi và như vậy họ phá đổ đức tin của một số người” (2Tm 2:17-18).  Lạc thuyết này cho rằng theo Thánh Kinh thì sự sống lại không phải là thân xác được sống lại, nhưng là sự sống lại của linh hồn từ sự chết trong tội, và linh hồn ấy được vào trong sự sống của ân sủng.  Chúng ta phải loại trừ lạc thuyết này, vì nó sai trật hoàn toàn với tín điều xác loài người ngày sau sống lại của Giáo Hội Công Giáo chúng ta.

Đối với Chúa Giêsu, Ngài có hai bản tính.  Dĩ nhiên với bản tính thần linh làm sao sự chết có thể đụng đến được.  Ngài sống lại vì bản tính, thân xác loài người của Ngài.  Chính thân xác loài người của Ngài sống lại là bảo đảm và bằng chứng rõ ràng cách tuyệt đối cho niềm tin của người Kitô hữu chúng ta. Ngài đã chứng tỏ có uy quyền trên mọi sự dữ, tội lỗi và kể cả tử thần.  Ngài sống lại và sau đó về trời, ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, nghĩa là Ngài rất quyền uy và đã đem theo cả thân xác phàm trần lên Thiên quốc.  Trước kia Chúa phán “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3:13), nhưng nay thân xác phàm trần hèn hạ, ô uế của chúng ta cũng sẽ được diễm phúc tiến vào Thiên quốc, vì Ngài đã hứa: “… vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.  Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:2-3).

Vào thế kỷ 13, Thánh Tôma A-qui-nô (Tiến Sĩ Hội Thánh) được chỉ định để giải thích ý tưởng thần học của Kinh Tin Kính.  Căn cứ từ Thư Thứ I Corintô 15: 42-44 của Thánh Phaolô Tông Ðồ, Ngài đã nêu lên nhiều đặc tính sau khi sống lại.  Bốn trong số đó là:

1/ Không bị chi phối bởi cảm xúc (Impassibilitas): Không biết đau đớn; không cần những nhu cầu cho thể lý như ngủ nghỉ, lương thực.

2/ Sự trong suốt sáng láng (Claritas): Sự trong suốt sáng láng hoàn hảo của linh hồn được thể hiện trên những nét đặc trưng của thân xác.  (Có lẽ đây là lý do khiến các tông đồ không thể nhận ra Chúa ngay, đòi hỏi phải có thời gian mới quen mắt).

3/ Sự nhanh nhẹn (Agilitas): Có thể di chuyển nhanh như sự suy tưởng, nghĩa là nghĩ đến nơi nào là xuất hiện tại nơi đó tức thì.  Chúa Kitô đã đến hoặc đi trong tích tắc.

4/ Tính huyền ảo (Subtilitas): Có khả năng đi xuyên qua các vật thể cứng mà không để lại dấu vết.  Chỉ có Thiên Chúa mới biến đặc tính này thành phép lạ: Đó là Ngài có thể ăn uống, đụng chạm đến người khác bằng xuơng bằng thịt thật sự.

Nhân tiện xin nêu thêm một đặc điểm về tuổi tác khi sống lại.  Thánh Tôma-A-qui-nô viết: “Tất cả đều được sống lại ở độ tuổi hoàn hảo, lý tưởng, đó là tuổi ba mươi hai hoặc ba mươi ba.  Bởi vì những ai chưa đạt đến độ tuổi này, tức là chưa có những đặc tính hoàn hảo, lý tưởng của độ tuổi đó, và những người già cả thì đã bị mất đi những đặc tính này.  Do đó trẻ em và những người trẻ tuổi sẽ được bổ sung những đặc điểm họ thiếu, còn những người già cả sẽ được phục hồi những đặc tính đã mất: “Cho tới khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Ðức Kitô” (Eph 4:13).  Ðiều này có lẽ đã được chứng minh mỗi lần Ðức Mẹ hiện ra như ở Lộ Ðức, Fatima và các nơi khác v.v… đều được chứng thực là một phụ nữ trẻ, đẹp (khi Ðức Mẹ từ trần cũng đã già lắm, it ra cũng 60 hay 70 tuổi chứ không còn trẻ đẹp).

Tóm lại, chính Thần Khí của Thiên Chúa đã làm cho Đức Giêsu sống lại, thì cũng chính Thần Khí ấy sẽ làm cho chúng ta sống lại.  Và nếu Thiên Chúa đã đem cả thân xác nhân loại của Ngài vào Thiên quốc, thì chúng ta cũng tràn ngập hy vọng, hân hoan, chắc chắn sẽ được gặp và ở với Ngài trên Thiên quốc như Ngài đã hứa.

Sưu tầm

http://www.dccthaingoai.com

***************************************

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,

Xin ban cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.

Xin ban cho con bình an của Chúa, bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.

Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.

Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.

Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.

 

Đưa bé đến trường bằng xe anh đạp.

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 2 Phục sinh năm A 10/4/2016

 “Đưa bé đến trường bằng xe anh đạp.”

Khi bước ra đường bình minh mới lên.

Ba má đã khuyên mình nên đi sớm.

Em hãy leo lên để anh đi liền!”

(Phạm Duy – Đức Bé Đến Trường)

 (Năm xưa trên cây xồi, Mẹ Maria ôi thôi!)

  Trần Ngọc Mười Hai

Bần đạo đây, mỗi lần viết chuyện phiếm, thường trích-dẫn rất nhiều nhạc bản tình-ca ướt-át, hoặc nhạc đồng quê, sinh-hoạt thật không thiếu. Duy, có nhạc trẻ nhỏ như hôm nay, thật cũng ít.

Chính vì ít, nên bần đạo cũng chẳng bận tâm nhiều đền âm-giai, tiết-điệu mà nhiều lần chỉ chú ý đến ca-từ/lời lẽ sao cho thích hợp với chủ-đề mình muốn bàn mà thôi. Thú thật thì, nhạc đời về tình yêu-đương đôi lứa, thấy rất nhiều. Còn về tình đời bé nhỏ của trẻ em, thật rất ít. Ít-oi, như các lời ở dưới vẫn ca rằng:

 Đưa bé đến trường từ nơi xóm hẹp.

Qua những con đường vòng quanh đã quen.

Ra tới công viên ngựa xe như nước.

Len giữa đám đông chật như đóng nêm.
Trên xe, trên xe em nói huyên thuyên.

Bao nhiêu, bao nhiêu chuyện cổ tích tiên,

anh tuy nghe luôn, anh vẫn quên liền.

 Thôi em, thôi em con dốc nghiêng nghiêng.

Anh đang leo lên nghẹt thở đứng tim.

Xin em im đi cho anh gắng anh đạp!
Xe lăn bon bon chuông bấm kinh coong.

Đang đi em xin ngừng lại gốc soan,

cho em giơ tay em hái hoa đẹp.

 Thôi em, thôi em ta hãy đi mau.

Không ai, không ai chờ đợi bé đâu.

Anh nghe như chuông nơi mái trường reo. “

(Phạm Duy – bđd)

 Thú thật với bạn đọc, rằng thì là: viết phiếm mà không kèm giòng nhạc êm ái, có tiết-điệu diễm-kiều/ủy mị, thì rất khó. Khó là bởi, viết mãi rồi thấy mình toàn những nói và nói, chẳng để người đọc lắng nghe. Mà, người đọc nào chịu nghe nếu không có giòng âm-nhạc ướt-át/trữ-tình cơ chứ. Thế nên, hôm nay, trước khi đi vào chi-tiết cần viết phiếm, xin mời bạn ta nghe thêm ít câu nữa:

Xe đi loanh quanh, mưa xuống nhanh nhanh.

Chân anh, chân em tràn ngập nước văng.

Anh em ca lên cho đỡ run lạnh.

Ca lên, ca lên câu hát anh em.

Ta thương yêu nhau, đời là cõi tiên.

 Nay mai xa nhau, kỷ niệm chẳng quên!
Đưa đón em bằng một xe móp mẹp.

Đưa đón em bằng tình anh với em.

Đưa đón em sao mà vui tha thiết.

Đưa đón em như là đưa người tình.
Mai mốt em thành người trong xã hội.

 Chức lớn sang giầu, nổi danh khắp nơi.

Em có đi chơi bằng xe hơi mới.

Xin chớ cán xe đạp của anh, bé ơi!

Xin chớ cán xe đạp của anh, bé ơi!

(Phạm Duy – bdd)

Nói gì thì nói. Viết gì thì viết. Viết cho lắm, cho nhiều mà không nghe người đọc phản-hồi, thì hỏng bét, đấy bạn ạ. Bởi thế nên, hôm nay, bần đạo đã từng nghe người đọc có bạn phản-hồi về chuyện hôm trước bần đạo nói về việc tôn-sùng Đức Maria, vẫn chưa đủ ý, đủ lời.

Thật vậy, nay bèn xin phép bạn đọc, ta nghe thêm đôi điều về chuyện này. Trước nhất là lời lẽ của đấng bậc thày dạy, rất thần-học, rằng:

 “Thật ra thì, lối bắt-chước Thiên-Chúa một cách trực-tiếp như thế, lại vắng bóng ở thư đích-thực do ông Phaolô soạn. Bởi lẽ, ông cũng có khuyên những ai dõi bước theo chân ông hãy sao/chép gương lành của Đức Kitô mà thôi.

 Thế nhưng, do bởi ta chỉ hiểu biết rất ít về Đức Giêsu do ông Phaolô trưng-dẫn tựa như lời ông dặn tín-hữu dân ngoại: hãy theo mẫu gương của chính ông hoặc các cộng-sự-viên gần ông nhất, là thứ mẫu và gương họ tạo về Phaolô như lời lẽ trong thư thứ nhất Côrintôi đoạn 11 câu 1 từng tuyên-bố: “Anh em hãy bắt chước tôi, cũng như tôi đối với Đức Kitô.”

 Và, đoạn 4 câu 16 trong thư này, ông còn thôi-thúc tín-hữu nhiều hơn nữa về chuyện bắt-chước như sau: “Vậy, tôi khuyên anh em hãy biết theo gương tôi.”

 Theo cách các nhà mô-phạm vẫn tỏ-bày, thì điều này có vẻ như lời khuyên-bảo về Đạo gửi đến tín-hữu ở Côrintô, ông Phaolô đề-nghị họ hãy sống và làm như ông từng thiết-lập quan-điểm mới về đạo-lý trong đó tín-hữu thấy mình trước nhất có được trạng-huống này là từ Đức Kitô; thứ đến là do Thiên-Chúa mà ra.

 Với một Người Cha ở rất xa và một Đức Kitô không diện-mạo rõ ràng, thì lời khuyên của ông Phaolô đưa ra là dành để cho các tín-hữu mới tòng-đạo còn nhút-nhát khiến họ có thể xem những người gần-gũi với họ xem có ai khiến họ tin-tưởng được hay không, mà thôi.

 Xem như thế, đã bắt-đầu thấy có xu-hướng rất dễ thấy nơi các vị theo Công giáo hoặc Chính-thống-giáo tạo khuôn-mẫu, những người môi-giới và trung-gian hoà-giải giữa các kẻ tin và Thiên-Chúa. Các người trung-gian khi xưa, là: Đức Kitô và ông Phaolô. Và sau này, nhờ nguồn hứng của cộng-đoàn Phaolô khi ấy, là: Đức Maria, Mẹ của Đức Giêsu Đấng-bậc trong một số nguồn-cội của Đạo Chúa lại có khuynh-hướng được đối-xử gần như nữ-thần, ít ra là Đấng Thứ Tư trong Bốn Ngôi Thần Thiêng Thánh ái.

 Vào các thế-kỷ đầu của Hội thánh, các Đấng được các thánh tử-vì-Đạo gộp chung lại làm một và từ đó, một số các thánh khác ngày càng làm như thế. (Xem Gs Geza Vermes, Khuôn Trăng Diện mạo Ngài thay đổi: Đức Giêsu và cuộc sống trọn lành theo ông Phaolô,

www.giadinhanphong.blogspot.com 14/3/2016)

Những giòng suy-niệm trên đây đại-ý muốn bảo rằng: Đạo của ta cũng đã tạo hình-tượng để dân con mọi người tôn-thờ và bắt chước Đức Maria là mẹ hiền của Hội-thánh luôn thương-yêu, che chở và cầu bàu cho con cái của Mẹ. Tuy nhiên, chừng như ta lại cứ tôn-sùng/phụng thờ Mẹ quá độ, đến là thế.

Tôn-sùng Mẹ đến như thế, như thể nghệ-sĩ già họ Phạm đã đưa lên thành ca-khúc, rất như sau:

“Đón bé ra trường, chiều mưa hoang lạnh.

Manh áo tơi trùm cả em, lẫn anh.

Thương chiếc xe xanh, nhỏ xinh ướt át.

Nhưng ấm trong tim hồi chuông giáo đường.
Đón bé ra trường, chiều mưa xám xịt.

Đi giữa hai hàng đèn đêm đứng im.

 Em bé co ro ngồi ôm tay lái.

Anh cũng so vai còng lưng tiến lên.
Nhưng em không quên em nói, em khoe.

Hôm nay cô cho mười điểm, thích ghê!

Nhưng đôi tai anh đâu có nghe gì.

 Thôi em, thôi em khi nước mưa tuôn,

xe đang đi trên đường hẹp đất trơn.

Em im đi cho anh gắng anh đạp!

(Phạm Duy – bđd)

Tôn-sùng hay phụng-thờ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ loài người, cũng là biểu-tượng của sự tôn-trọng và cảm-kích tình mẫu-tử trong đời người. Kể nhiều về tình này, chắc mỗi người và mọi người đều kích-động, mủi lòng, như truyện kể dài ở bên dưới để minh-hoạ cho bài phiếm hôm nay.

Truyện, là truyện như thế này đây:

“Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc valy nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù rằng đã ở cái tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy. Bà mừng rỡ vẫy lại. Tôi cười khi mẹ đến gần:

-Chào mẹ!

Mẹ buông rơi chiếc va ly, mở vòng tay ôm ghì lấy tôi. Tôi cũng ôm xiết mẹ mà sao không cảm nhận chút nồng ấm nào.

 Từ khi chưa đầy một tuổi, ba mẹ tôi đã đành đoạn bỏ rơi tôi. Thôi nôi, ngoại cúng kiến van vái. Lên ba, ông ngoại mất. Lên năm, bà ngoại lìa đời. Cậu mợ tôi thừa hưởng gia sản nên… thừa hưởng luôn việc săn sóc dưỡng dục tôi. Vì vậy mà khi khôn lớn, tôi hầu như quên hẳn mình còn đủ cha đủ mẹ.

 Tôi lái xe vào trung tâm thủ đô, chạy vòng vòng cho mẹ xem phố xá rồi quẹo sang đường Constitution. Tôi chỉ mẹ xem đài tưởng niệm Washington, tòa Bạch ốc và hứa một ngày khác sẽ đưa mẹ vào xem tận bên trong. Mẹ nói mẹ muốn ưu tiên gặp em của mẹ, còn việc tham quan chừng nào cũng được. Tôi cho mẹ biết cậu mợ đang chu du Âu châu, hai tuần nữa mới về. Sợ mẹ hiểu lầm, tôi giãi bày:

-Cậu mợ ghi tên đi chơi trước ngày mẹ báo tin qua đây nên không hủy bỏ được. Con đã xin nghỉ một tháng. Trong tháng đó mình sẽ đi một vòng sơ khởi nước Mỹ. Mẹ sẽ gặp em trai mẹ vào tuần lễ thứ ba…

 Tôi ngưng nói khi thấy mẹ xoay mặt về khung cửa kính. Nhân lúc xe qua cầu, tôi cất cao giọng:

-Đây là sông Potomac . Đi xuôi dòng sẽ trông thấy một phần hình ảnh rất đẹp của thủ đô. Nhà của con phía thượng dòng cách đây độ nửa giờ.

 Mẹ vẫn nhìn quang cảnh thành phố, chỉ có tiếng “thế à” hờ hững vang lên. Tôi nhìn đồng hồ và mừng là đã tới giờ cơm chiều. Tôi nói nhỏ nhẹ:

-Suốt ngày đêm trên máy bay, chắc mẹ thèm cơm. Khu thương mại Eden của người Việt vùng này có một nhà hàng nấu món canh chua cá bông lau, cá kho tộ ngon lắm!

Bà nói giọng mệt mỏi:

-Nói chung thì mẹ thèm một tô phở.

Một cái gì nghẹn ngào đột ngột trào dâng trong tôi. Hai mươi năm tập kết ra Bắc mẹ đã bị đồng hóa. Không chỉ thay đổi cả giọng nói, ngôn từ mà lơ là luôn cả món ăn ưa thích của miền Nam . Tôi ngờ rằng bà không phải là người sinh ra tôi… Tôi đưa mẹ vào tiệm Phở Xe Lửa và gọi tô đặc biệt. Mẹ khen ngon hơn phở ở Sài Gòn. “Nhưng vẫn thua phở Hà Nội”, tôi nhanh nhẩu tiếp lời. Mắt mẹ thoáng chút ngạc nhiên rồi lặng lẽ quan sát xung quanh…

 Tôi cũng quan sát bà. Tôi giống mẹ lạ lùng. Chắc chắn nhìn chúng tôi, không ai nghĩ khác hơn là mẹ và con. Mà giống mẹ để làm gì khi tâm hồn chúng tôi không có chút gì hòa điệu… Tôi nhấn một chiếc nút trên trần khi xe sắp quẹo vào driveway và lái thẳng vào garage. Trong khi tôi mở cóp nhấc xuống các hành lý, mẹ đi ra phía trước đường. Tôi bước đến bên mẹ khi bà ngắm nghía ngôi nhà, trầm trồ:

-Nhà của con đây hả? To và đẹp quá, ngoài tưởng tượng của mẹ. Quang cảnh cũng thật sáng sủa tươi mát.

Tôi cười buồn:

-Chúng con mới mua năm ngoái và chắc cũng sắp bán…

Giọng mẹ thảng thốt:

-Tại sao thế?

Tôi nắm cánh tay mẹ dìu đi:

-Mẹ vào nhà nghỉ ngơi. Từ từ rồi mẹ sẽ biết…

Tôi bấm số liên hợp và mở toang cánh cửa. Mẹ bước vào, đứng sững người trên tấm thảm nhỏ mang chữ welcome. Dường như mẹ không tin những gì mẹ đang thấy. Mẹ ngập ngừng bước đi, mắt dừng lại từng vật trang trí ở phòng khách, phòng gia đình, miệng lẩm bẩm lời tán thưởng. Khi mẹ hướng về khu bếp, tôi biết mẹ sẽ ở đây lâu hơn nên lặng lẽ trở ra ngoài mang hành lý vào nhà.

 Khóa cửa xong, tôi đảo mắt tìm mẹ. Bà đang ở trong phòng đọc sách, đứng lặng yên trước bàn thờ. Mẹ không nhìn các tượng Phật rất đẹp tôi thỉnh tận Thái Lan. Mắt mẹ đang đăm đăm nhìn di ảnh của Huy. Anh mặc áo tiểu lễ hải quân với dây biểu chương, trên một nắp túi là chiếc huy hiệu hạm trưởng và bảng tên Lê Quang Huy. Bên kia là hai hàng huy chương nhiều sắc màu khác biệt. Và Huy đang tươi cười… Mẹ nói bằng giọng ngạc nhiên mà bình thản:

-Sao con không nói gì với mẹ?

Tôi lắc đầu:

-Để làm gì? Mẹ có biết gì về ảnh đâu và chắc cũng không ưa ảnh!

 Mười lăm năm trước, khi về chịu tang ba tôi, tôi đã từ chối trả lời mọi câu hỏi của mẹ. Tôi muốn cho thấy khi bà đã có can đảm bỏ rơi tôi thì tôi cũng có can đảm coi như đời tôi không dính dáng gì tới bà. Mãi gần đây, khi mẹ ngỏ ý muốn qua thăm chúng tôi, Huy khuyên tôi nhận lời, dù gì bà cũng là người sinh thành ra mình. Tôi nghe lời khuyên nhưng chỉ một mình tiếp đón mẹ. Huy chết bất thần vì cơn đột quỵ. Mẹ nhìn khắp bàn thờ rồi quay phắt sang tôi:

-Sao không thấy con thờ ba con?

-“Thờ ba? Tại sao con phải thờ ba?

 Mặc dù đã tự nhủ, tôi vẫn không dằn được cơn bực tức bùng vỡ.

Mẹ quay đi, lặng lẽ thắp nén nhang cắm vào lư hương, nhìn Phật Bà, nhìn Huy rồi thở dài lặng lẽ bước lên thang lầu. Tôi đã từng nghe nhiều tiếng thở dài tương tự của mẹ trong suốt thời gian mười ngày về dự đám táng ba tôi. Tôi đã cho bà thấy tôi không chỉ dửng dưng với người chết mà còn lạnh lùng với cả người còn sống. Liệu có ai cư xử khác tôi khi suốt quãng đời dài gần bốn mươi năm mà chỉ vài lần được nghe nhắc đến mẹ cha mình bằng lối bông đùa.

 Năm tôi lên mười bốn, sau trận Mậu Thân khói lửa khắp Chợ Lớn Sài Gòn, một bữa, lần đầu tôi nghe cậu nhắc tới ba mẹ.

 Trong bộ đồ trận rằn ri mang lon trung tá, cậu ra vẻ trịnh trọng:

-Nè, Phượng! Con có biết là suýt nữa con đã có dịp trùng phùng ba mẹ con không?

Trong khi tôi tò mò lắng nghe, cậu tỉnh bơ tiếp:

– Nhưng vì cậu thấy họ không xứng đáng làm bậc cha mẹ, cậu đã đuổi họ về mật khu rồi!

Tôi thường cười với mỗi cợt đùa của cậu nhưng lần đó tôi mím môi muốn khóc. Năm hai mươi mốt tuổi, khi tôi đưa Huy về nhà giới thiệu nhân buổi tiệc mừng cậu thăng cấp tướng, cậu nói nhỏ vào tai tôi:

-Chà chà! Như vầy là kẹt cậu rồi! Con mà chọn tên hải quân đó làm chồng thì cậu khốn khổ với chị cậu. Tuy nhiên, nếu con… năn nỉ cậu, cậu cũng liều cho con làm… bà thiếu tá.

 Tôi vẫn cười thầm về chuyện này vì bốn tháng sau, sự thể đảo ngược. Chính cậu lại là người phải “năn nỉ” tôi để cả gia đình được lên tàu của Huy rời khỏi Việt Nam.Chúng tôi thành hôn ở Mỹ. Huy trở lại đại học, tôi đi làm ngày đêm. Rồi lần lượt hai đứa con ra đời. Huy ra trường đi làm. Tôi vào đại học. Vất vả mà hạnh phúc. Tôi quá bận rộn để nhớ về quê cha đất tổ, cho tới mười năm sau tôi mới lại nghe tin tức ba mẹ. Lại vẫn do cậu đưa tin. Cậu tôi cho biết đã liên lạc được với chị của mình.

 Không lâu sau đó tôi liên tiếp nhận được thư ba mẹ tôi bày tỏ lòng khao khát mong nhận được thơ tôi và hình ảnh gia đình. Và tiếp đến là những lá thư mong mỏi tôi về Việt Nam . Tôi nhận thư, tôi đọc, lòng ngơ ngẩn, bâng khuâng nhưng không có chút hứng thú trả lời. Thậm chí nhiều năm sau, cái tin ba tôi đau nặng cũng chỉ được đón nhận với lòng dửng dưng. Huy bảo tôi nên về. Cậu mợ gọi điện bảo tôi phải về. Tôi thưa với cậu mợ rằng tôi không có cha mẹ nào khác ngoài cậu mợ nhưng cậu mợ tiếp tục thúc bách và giảng đạo lý. Tôi rủ cậu mợ cùng về. Cậu bảo cậu không muốn giỡn mặt với chính quyền cộng sản.

 Cuối cùng tôi khăn gói một mình lên đường. Thời điểm này chúng tôi còn nghèo nên Huy đành ở lại với hai con. Nhưng đoạn đường quá xa để ba tôi không thể chờ. Ông vĩnh viễn ra đi vài giờ trước lúc tôi bước vào ngôi nhà xưa. Dù vậy tôi vẫn còn kịp nhìn mặt ba tôi. Nhìn chỉ một lần mà vẫn đủ để khuôn mặt già nua, khắc khổ, hoàn toàn xa lạ đó theo tôi về tận xứ Mỹ.

 Thỉnh thoảng nhân một liên tưởng về dòng họ ai còn ai mất, khuôn mặt của ông lại hiện ra cùng với những tiếng thở dài của mẹ. Thế mà tuyệt nhiên, tôi không hề nghĩ đến việc thờ phượng ông…Mẹ nằm trong buồng riêng suốt đêm ngày, mãi đến tối hôm sau mẹ mới tươi tỉnh hẳn. Tôi rủ mẹ đi ăn đồ biển. Mẹ ăn tự nhiên, ngon lành. Nếm đủ tôm cua nghêu sò ốc hến. Luôn cả hào tươi. Lâu lắm mới có dịp ăn ngoài, tôi cũng tận lực nuốt. Trên đường về nhà, mẹ hỏi:

-Cậu bảo con có hai thằng con trai. Chúng nó đâu mà mẹ chưa gặp?

-Tụi nó đều đã lập gia đình. Mỗi đứa ở mỗi tiểu bang khác nhau, khá xa. Đứa lớn ở Georgia, có hai con, đứa nhỏ ở Texas, đang chờ con đầu lòng. Con đã sắp xếp để mẹ đến chơi với chúng nó, mỗi đứa vài ngày, sau khi mẹ gặp cậu mợ.

Mẹ nhìn tôi, dò hỏi:

-Con ở đây một mình sao?

Tôi gật đầu:

-Vì vậy mà con có ý muốn bán nhà này về sống với mấy đứa nhỏ, luân phiên mỗi đứa một thời gian. Tụi nó đang năn nỉ con về ở chung.

Giọng mẹ ngập ngừng:

-Phải thú nhận rằng mẹ vừa trông thấy căn nhà này là mê ngay. Nếu con bán thì bán cho mẹ. Mẹ con ta sẽ ở đây, mãi mãi tới ngày mẹ chết…

 Tôi đăm đăm nhìn mẹ. Tôi đã biết từ lâu là mẹ rất giàu, chỉ ngạc nhiên về ý cuối. Nó đến quá bất ngờ như là một nhánh gai quẹt vào người. Tôi nghe xót đau, khó chịu. Tôi không chuẩn bị việc này, cũng không muốn nó xảy ra. Đầu óc tôi đông cứng. Chợt hình ảnh Huy hiện ra, miệng cười cười. Ba tháng nay, từ ngày anh mất, khi tôi gặp điều gì khó xử là anh lại hiện về. Nụ cười của anh luôn luôn giúp tôi tìm giải pháp. Tôi thấy bao nhiêu phiền phức nếu cho mẹ ở chung.

 Tôi đã quen với cuộc sống không có mẹ. Chỉ mới hai mươi bốn tiếng đồng hồ “có mẹ” mà tôi đã chịu đựng biết bao gượng ép. Mẹ nhìn tôi dò hỏi. Tôi nói:

-Con mới mất anh Huy. Con cần một thời gian yên tĩnh.

-Mẹ cũng cần có thời gian sắp xếp mọi việc ở Việt Nam . Năm tới mẹ trở qua sống hẳn với con. Con đồng ý chứ?

 Tôi không biết nói gì hơn. Tôi như nghe tiếng Huy văng vẳng:

-Đừng làm mẹ buồn!

Tôi cố nhìn vào bóng đêm loang loáng tìm hình bóng Huy nhưng chỉ thấy ánh đèn đỏ vừa bật ở ngã tư…

Sau năm ngày dạo chơi phố xá và ngắm cảnh Nữu Ước, chúng tôi dành hai đêm thử thời vận ở sòng bạc Atlantic City . Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, cả hai mẹ con thắng lớn. Chúng tôi về đến nhà, tẩy rửa xong lớp bụi đường thì trời tối hẳn. Tôi thấy mệt mỏi nhưng mẹ tỉnh bơ đề nghị để mẹ nấu ăn ở nhà. Tôi nói sẽ ăn ở nhà nhưng mẹ khỏi nấu. Mẹ không tỏ gì ngạc nhiên khi tôi gọi thức ăn bằng điện thoại. Bà ngồi thoải mái trong bộ ghế êm ái, xem truyền hình đưa tin thế vận hội. Tôi sắp đặt chén đũa, khăn ăn và nước ngọt rồi ngồi xuống cạnh mẹ.

 Chợt mẹ quay sang tôi, giọng ngập ngừng thiếu tự nhiên:

-Mẹ phải nói với con chuyện này. Em trai con muốn nhờ mẹ hỏi con giúp nó một việc.

Em trai tôi? Tôi từ từ hình dung đứa em trai của mình. Tôi đã nhớ ra một hình dáng hiền hòa thường quanh quẩn gần tôi. Cũng như cậu và mẹ, em tôi nhỏ thua tôi năm tuổi. Nhưng nó khác với tất cả chúng tôi là đã không chào đời ở miền Nam .

Tôi nhìn mẹ chờ đợi. Giọng mẹ đều đều:

-Đứa con gái út của nó học rất giỏi. Năm tới lên đại học. Nó muốn nhờ con giúp cháu qua học bên này. Nó không muốn cho cháu ở nội trú. Nó xin cho cháu ở với con. Cơ bản là con không phải tốn kém gì hết. Mẹ sẽ lo đi chợ, nấu ăn cho cả nhà…

 Cơn giận chợt ứ lên ngực làm tôi khó thở. Tôi hít vào một hơi thật sâu. Tôi biết là mở miệng lúc này tôi sẽ nói ra lời cay độc. Tôi nhìn ra ngoài trời đang đổ mưa với những ánh chớp liên hồi. Tôi nhớ tới những cơn mưa đầy sấm sét trong căn nhà thênh thang thuở lên mười. Thuở đó cậu tôi đổi đi đơn vị xa và mợ theo cậu. Người giúp việc thì ngủ gần bếp, xa căn buồng riêng biệt của tôi. Tôi đã vô cùng sợ hãi và từng ước ao có được một đứa em. Bây giờ tôi đâu còn cần. Tôi nói chầm chậm:

-Thì ra mẹ qua đây không phải vì con mà vì tương lai cháu nội của mẹ!

Bà nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:

-Con nói gì lạ vậy. Tất nhiên mẹ qua đây là vì con, bởi vì mẹ muốn bù lại thời gian ba mẹ bỏ bê con. Mẹ không hề vì cháu nội. Nó chỉ ngỏ lời sau khi biết ý định của mẹ.

Mẹ đưa tôi lá thư cầm sẵn:

-Đây là thư nó gửi cho vợ chồng con.

Tôi hững hờ nhận.

Mẹ tiếp:

-Thật ra nó cũng đã hỏi các thủ tục xin ở nội trú. Không có con ở đây, con của nó vẫn qua đây học. Mẹ thấy điều quan trọng là có người ruột thịt cận kề, coi sóc, nhắc nhở.

Tôi cười chua xót, không còn ngăn được lời mai mỉa:

-Ruột thịt? Có là ruột dư với thịt thừa! Và mẹ đã từng cắt bỏ không thương tiếc!

Mẹ nhìn tôi đăm đăm:

-Con vẫn còn giận mẹ đến thế sao? Lần con về, mẹ đã hết lời giải thích…

-Con vẫn nhớ các lời giải thích đó: Ba mẹ đâu có muốn xa con, chẳng qua chỉ vì muốn góp phần giành độc lập, thống nhất đất nước.

-Thì đất nước đã độc lập thống nhất, sao mẹ và cháu nội không ở Việt Nam mà hưởng. Mẹ buông tiếng thở dài. Tôi cũng chợt nhận ra mình vừa buông lời xỉa xói hỗn hào. Tôi trầm giọng:

-Con xin lỗi. Hễ nhớ đến những ngày con bị bỏ rơi là cứ muốn nổi xung thiên…

-Mẹ phải làm gì để được con tha thứ, quên đi chuyện cũ. Con nghĩ lại đi. Ba mẹ đâu có gửi con cho ai xa lạ. Người đó chính là ba mẹ ruột của mẹ. Con lúc nào cũng nhận được trọn vẹn tình thương và chăm sóc…

 Tôi cố giữ giọng bình thường:

-Ba mẹ ruột của mẹ chớ đâu phải ba mẹ ruột của con! Suốt tuổi thơ của con, con bị bạn bè cười nhạo là đứa trẻ mồ côi, là con không cha không mẹ!

 Nước mắt tôi tự dưng ứa ra, rơi dài xuống. Mẹ đứng lên, bước lại ôm choàng lấy tôi. Tôi khóc nức nở trên vai mẹ. Khi muộn phiền đã dịu xuống, tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ:

-Mẹ không thấy là mẹ không công bằng sao? Lúc con ở cái tuổi rất cần sự săn sóc của ba mẹ thì ba mẹ bỏ đi biền biệt. Còn bây giờ, khi mẹ muốn ở gần con thì mẹ đã bước vào cái tuổi gần đất xa trời, cái tuổi mẹ cần con chớ con không cần mẹ. Thật lòng mà nói, cho tới giờ phút này, con không một mảy may cảm thấy chút gì thương yêu mẹ, thì nói chi thương yêu cháu.

 Mẹ ôm mặt, thân hình thả rơi lên ghế. Tôi nghe tiếng nấc của mẹ và nghe lòng chùng xuống. Tôi nói nhanh như sợ không còn nói được:

-Nhưng có điều chắc chắn là con cũng không thể chối bỏ mẹ không phải là mẹ của con. “Chừng nào mẹ muốn ở với con, mẹ cứ ở. Chừng nào mẹ muốn đi, mẹ cứ đi.” Điều em con muốn, cháu con muốn, con khó mà nói được lời từ chối!

 Mẹ vẫn ngồi yên, thút thít khóc. Đúng lúc tôi muốn ngồi xuống ôm lấy mẹ thì tiếng chuông reo. Tôi thở hắt ra, bước về phía cửa nhận thức ăn mang tới…Rời San Francisco trên chiếc xe chở khách chúng tôi ôn lại những địa điểm đã viếng thăm qua ba ngày ở vùng vịnh. Mẹ tỏ vẻ hài lòng đã được chính mắt chiêm ngưỡng chiếc cầu nổi danh Golden Gate . Mẹ cũng yêu thích cái công viên cùng tên với khung cảnh nên thơ thanh bình mà mẹ gọi là hồ Tịnh Tâm.

 Hai ngày ở San Jose, ấn tượng nhất đối với mẹ là những hình ảnh sinh động, huy hoàng và lạ mắt của vô số loài sống dưới nước hiển hiện ngay trước mắt trong Monterey Bay Aquarium. Khi chúng tôi về tới quận Cam . Cậu và các con cháu đón chúng tôi ở bến xe, chỉ thiếu có mợ.

 Khi tôi thông báo mẹ sẽ sang thăm gia đình cậu, cậu nói sẵn sàng gặp mẹ nhưng từ chối cho chúng tôi tạm trú. Nhà cậu mợ rất rộng, nhiều buồng ngủ. Vợ chồng con cái tôi mỗi khi qua Cali là ở nhà cậu mợ hà rầm. Cậu mợ hẳn phải đau lòng khi lần này để tôi ở khách sạn chỉ vì… có mẹ!. Mợ không muốn chứa mẹ trong nhà. Hai đứa em trai của mợ đều bị tập trung, một bỏ xác trong rừng Yên Bái.

 Mỗi ngày trong suốt một tuần, cậu lái xe đến khách sạn đón chúng tôi đi viếng thăm hết nơi này đến nơi khác. Ngày đầu, cậu dành cho khu Little Saigon . Mẹ thú nhận là rất ngạc nhiên về mức phát triển quy mô và sự phồn vinh sang giàu của người Việt tỵ nạn. Những ngày kế dành cho danh lam thắng cảnh. Có ngày chúng tôi bay khỏi thành phố đỏ đen Las Vegas về phía Bắc để chiêm ngưỡng Grand Canyon vô cùng kỳ vĩ ngoạn mục. Cậu thường dùng khoảng thời gian di chuyển để hỏi mẹ về gia đình và dòng họ ở quê nhà. Cậu cũng kể về cuộc đời của cậu trong suốt nửa thế kỷ không gặp chị. Tôi vô cùng thú vị được nghe hai chị em nhắc lại những kỷ niệm thời họ sống bên nhau…

 Đêm chót trước khi rời Quận Cam trở lại Maryland chúng tôi được cậu mời một bữa tiệc cá 7 món, đặc sản Cali . Khi chúng tôi đến nhà hàng, tôi thật sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy có cả mợ hiện diện. Mợ đứng lên vui vẻ chào hỏi và mời mẹ ngồi bên cạnh. Mợ vốn hoạt bát, nên mẹ lúc nào cũng cười tươi. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Lúc chờ tính tiền cậu hỏi mẹ bao giờ về Việt Nam . Mẹ bảo còn lâu, khoảng sáu tháng nữa. Và năm tới có thể là qua ở luôn. Cậu gật gù nhìn mẹ rồi nhìn tôi.

 Tôi tưởng cậu tán thành quyết định của mẹ nhưng cậu chậm rãi nói:

-Phải nói là rất ngạc nhiên khi nghe chị tính qua Mỹ ở luôn. Chị biết không, khi xưa nhiều người chủ-trương đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Mấy chục năm qua, Ngụy đã nhào Mỹ đã cút thế mà giờ đây có người từng đánh đuổi Mỹ lại cứ muốn … “cút” theo Mỹ!

 Tôi bật cười nhưng kịp hãm khi thấy mặt mẹ sa sầm… Về Maryland, theo dự trù chúng tôi nghỉ ngơi ba ngày trước khi bay xuống Georgia và Texas . Nhưng chỉ mới qua đêm, buổi sáng mẹ buồn rầu đổi ý. Mẹ muốn về ngay Việt Nam . Tôi ngỡ ngàng. Nhưng tôi chợt hiểu ra. Câu trêu chọc của cậu đã chạm tự ái mẹ.”

Truyện kể thì như thế. Chẳng có ý tuyên-truyền chính-trị quốc/Cộng, cũng chẳng muốn phổ biến thói quen tôn sùng Đức Mẹ đến độ thờ lạy. Có nhớ, có lần bần đạo chợt nhận ra ca-từ ở bài hát mình vẫn cùng hát với cộng-đoàn tình-thương đến 60 năm trong đó có câu:

 “NĂM XƯA TRÊN CÂY SỒI

LÀNG FATIMA XA XÔI,

CÓ ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI

HIỆN RA UY LINH SÁNG CHÓI.

MẸ NHẮN NHỦ NGƯỜI ĐỜI

HÃY MAU ĂN NĂN ĐỀN BỒI,

HÃY TÔN SÙNG MẪU TÂM ,

HÃY NĂNG LẦN HỘT MÂN CÔI.

MẸ MARIA ƠI! CON VÂNG NGHE MẸ RỒI,

SỚM CHIỀU TỪ NAY THỐNG HỐI.

MẸ MARIA ƠI! XIN MẸ ĐOÁI THƯƠNG NHẬM LỜI

CHO NƯỚC VIỆT XINH TƯƠI,

ĐỨC TIN SÁNG NGỜI.

Thôi, chết thật rồi, các cụ ạ! Xin gì không xin lại đi xin cho đất nước Việt Nam , ôi thôi! “đức tin sáng ngời” là thứ, là điều chỉ có Chúa mới cho thôi. Còn Đức Maria, dù là Mẹ Việt Nam hay Mẹ quốc tế, chỉ là Đấng hộ-phù, cầu bàu cùng Đức Chúa, mà thôi.

Nghĩ thế rồi, nay mời bạn mời tôi, ta cứ thế hiên ngang ngẩng đầu về phía trước, không phải để xin xỏ điều gì với Mẹ hiền rất Maria, mà để hát với lũ trẻ bài đồng ca mà rằng:

“Mai mốt em thành người trong xã hội.

Chức lớn sang giầu, nổi danh khắp nơi.

Em có đi chơi bằng xe hơi mới.

Xin chớ cán xe đạp của anh, bé ơi!

Xin chớ cán xe đạp của anh, bé ơi!

(Phạm Duy – bdd)

 Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn muốn hát thật nhiều

Cho vui cuộc đời mình và đời người

Chứ không để xin xỏ, điều gì

Với một ai.

Từng ngọn nến ta thắp lên ngàn ánh sáng,

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Hai Phục Sinh năm C 03/4/2016

 Tin Mừng (Ga 20: 19-31)

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Một người Dtrong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!

Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người

“Từng ngọn nến ta thắp lên ngàn ánh sáng”,

Nguyện cầu xin cho thế gian mãi vui”

(Dân từ thơ Quốc Vượng)

 Thắp sáng ngọn nến, để thế-gian mãi vui, còn là thắp sáng cả niềm tin-tưởng của dân gian trần thế, chốn người phàm. Thắp sáng ngọn nến tinh-thần đầy tình thương còn là ý-tưởng được diễn tả ở trình thuật, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, ghi lại giòng kể rất thông thoáng những điều dính dấp đến niềm tin của TôMa. Là môn đệ một lòng yêu Chúa, nhưng thánh nhân vẫn tỏ ra hơi cứng tin. Vẫn tuyên bố một lập trường, nghe khá quen. Lập trường: chỉ tin khi được phép sờ vào vết thương đau Thầy Chí Thánh, nay sống lại.

Tôma là hình ảnh của rất nhiều con dân nhà Đạo, ở khắp nơi. Những người có thói quen phản ứng theo cung cách của chốn đời thường. Chí ít, là nơi các kẻ tin cậy và thương mến Đức Kitô, những thành viên dấn bước theo chân Chúa, xưa cũng như nay. Có thể gọi họ là những người có niềm yêu không thay đổi. Nhưng, niềm tin như thế cũng chẳng nên “viết trrên giấy có kẻ giòng”, ngày Chúa sống lại.

Trình thuật tuần Chúa sống lại, là Tin Mừng mới mẻ về một niềm yêu, và cả về niềm tin. Mới mẻ là bởi, trên hết mọi sự, niềm tin phải là tin vào Đức Kitô sống lại. Và, niềm yêu cũng cũng vẫn là lòng thương mến Đấng Nhân Hiền đã dạy đàn con thân yêu phải như thế. Ngài yêu thương loài người rất bền bỉ, cả lúc chết lẫn khi sống lại. Khi sống lại, Ngài hoàn tất sứ vụ Thiên Sai, Cha đã trao.

Tin Mừng Chúa đã sống lại nay hiện diện với Tôma thánh nhân, cũng mang dáng dấp của một thuật truyện khá thần bí. Thần bí với Tôma là đại diện cho nhiều dân con nhà Đạo. Khá thần bí, vì dân con nhà Đạo không hiểu rằng sứ vụ Thiên Sai chỉ kết thúc bằng và qua sự Sống lại của Đúc Chúa; để nhờ đó, Ngài mới về với Thiên tính, hòa hợp cùng Chúa Cha.

Trình thuật hôm nay còn nhắm gửi đến cộng đoàn Êphêsô, là hội thánh đang hoang mang và hãi sợ. Hoang mang, vì cộng đoàn dân Chúa đã kinh qua nhiều thử thách. Hãi sợ, vì Người Do thái vẫn dè chừng, dòm ngó, chẳng để yên. Hoang mang và rất sợ, còn vì người ngoài cuộc chẳng tin là Thầy mình đã sống lại.

Bàn về niềm tin và niềm yêu của người dân đi Đạo, trình thuật hôm nay cũng nhấn mạnh đến sự hiện diện và quyền năng của Đức Kitô Phục Sinh. Đức Chúa Phục Sinh nay ở giữa chúng ta, những kẻ cứng tin như thánh Tôma. Và từ lúc đó, việc tin Chúa Phục sinh đã phổ biến rất nhanh, như lời kể trong sách Công Vụ: “Càng ngày có nhiều người tin theo Chúa, cả đàn ông đàn bà rất đông” (CV 5: 12b)

Về niềm tin của cộng đoàn dân Chúa tuy có hãi sợ, lúc ban đầu: “Nơi các môn đồ ở, các cửa đều đóng kín.” (Ga 20: 19). Nhưng với lời chúc phúc của Thầy Chí thánh đã sống, niềm hãi sợ giờ này đã tan đi:  “Bình an cho anh em” (Ga 20: 27).

Với chúc phúc của Đức Chúa, thánh Tôma và dân con nhà Đạo từ nay đã trở về với cung lòng yêu thương của Đức Chúa. Về với niềm tin đích thực, không đổi thay. Được Chúa Nhân Hiền chúc phúc, loài người từ nay được Chúa ờ cùng. Ở với đàn con nay đã có niềm tin và niềm yêu, không đổi thay. Với niềm tin –yêu không còn thay đổi, thánh tông đồ nay đã mở mắt để nhận ra Thầy mình đích thực là Đức Chúa, Đấng Thiên Sai do Cha gửi đến: “Lạy Chúa  con! Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20: 29). Thành thử, lòng cứng tin của thánh Tô ma tông đồ cũng là cơ hội để Chúa Cha chúc phúc cho mọi người. Đứng đầu là thánh nhân.

Qua tuyên xưng của thánh nhân tông đồ, con dân nhà Đạo nay không còn cứng tin nữa. Nhưng, nhận ra Thiên tính của Thầy Chí Thánh, Đấng Nhân Hiền. Và, đây còn là thông điệp đậm nét mà thánh sử Gio-an, người môn đệ “được Chúa thương yêu”, muốn bày tỏ. Thuật lại niềm tin yêu và hãi sợ của Tô-Ma tông đồ, thánh Gio-an cũng minh chứng: đây không đơn thuần chỉ là cuộc xum họp gia đình môn đệ của Đức Chúa, mà thôi.

Nhưng, đây còn là thông điệp mang xác chứng của một lệnh truyền: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20: 21). Là Đức Chúa sống lại, nay Thầy sai anh em ra đi để rao truyền niềm yêu và niềm tin “không còn thay đổi” đến với mọi người. Với lệnh truyền của Đức Chúa Phục sinh được chứng xác, đồ đệ kẻ tin nay được đảm bảo có Thánh Thần Chúa ở cùng. Rồi từ đó, các vị được quyền thứ tha lỗi lầm của anh em cùng niềm yêu và tin, nhưng chưa tha thứ.

Quyền uy tha thứ mọi lỗi phạm của anh em, không chỉ là quyền hòa giải giữa các người anh em với nhau, nhưng còn là một giảng hòa sâu đậm giữa con người với Đức Chúa, nữa. Với lệnh truyền hòa giải, nay  dân con nhà Đạo sẽ trở nên một. Một người con có Cha Chung là Đức Chúa, đã sống lại. Một cộng đoàn gồm những người có niềm yêu và niềm tin. Những người con yêu được ở trong Chúa. Và với Chúa.

Xem như thế, xác định về niềm yêu và tin của mọi dân con Đức Chúa, từ nay được “viết trên giấy có kẻ giòng”, “không đổi thay”. Từ nay, mọi con dân nhà Đạo sẽ không còn cứng tin như Tôma tông đồ, vào dạo trước. Và từ nay, các Tô-ma đương đại sẽ không còn hoang mang, hãi sợ. Vì được Đấng Nhân Hiền Chí Thánh chúc phúc: “Bình an cho anh em!” .

Các Tôma thời đương đại, chung cuộc rồi ra cũng nhận biết được dung mạo của Thầy Nhân Hiền đã sống lại, nơi người anh, người chị của mình tại các xóm nghèo thành thị. Và, những người em còn ở chốn nhân gian đầy kinh sợ. Sợ nghèo, sợ đói. Sợ cả dân gian chưa có được niềm tin. Sợ đến độ chẳng còn biết “tin” vào ai. Nói gì đến niềm yêu “không đổi thay”.

Và nếu con dân nhà Đạo vẫn còn những đồ đệ chưa xác tín, vẫn hãi sợ mông lung, thì này đây thêm một khẳng định, nơi trình thuật: “Những điều được chép ở đây, là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa.

Và, để nhờ tin mà được sống nhờ danh Nguời.” Nói cho cùng, mấu chốt cơ bản của Đạo Chúa không là gì khác ngoài những TIN và YÊU. Một niềm yêu và niềm tin không đổi thay. Và các niềm ấy, không chỉ “viết trên giấy có kẻ giòng”, thôi. Mà, còn được ghi tạc nơi phần sâu thẳm của tâm can mỗi người. Nơi mọi người.

Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cầu mong sao niềm tin của ta vẫn mãi trong sáng. Không hãi sợ. Không sợ cả người ngoài hay kẻ xấu.

Cầu và mong sao, khi được Chúa chúc bình an và sai đi loan truyền niềm yêu không đổi thay, ta sẽ vững tin hơn, mà lên đường. Vững tin, để rồi với lời chúc phúc bình an của Đức Chúa, ta sẽ nhận ra Ngài nơi mọi người, người trong Đạo cũng như ở ngoài.

 Lm Richard Leonard, sj biên soạn

Mai Tá lược dịch.

BA CÁCH ĐÓN NHẬN CÁI CHẾT KHÁC NHAU

BA CÁCH ĐÓN NHẬN CÁI CHẾT KHÁC NHAU

Chúa Giêsu đã từng nói: “Được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, nào có ích gì”.  Thực vậy, có những người khi sống đã được cả thế gian, nhưng cuối đời họ đã đánh mất tất cả.  Mất cả danh dự.  Mất cả bổng lộc.  Mất cả người thân và cuối cùng là mất cả mạng sống.

Cuối năm 2006, toàn thể thế giới đều nghe nói về ba cái chết của ba nguyên thủ ba quốc gia.  Ba người ba cá tính, ba cung cách lãnh đạo khác nhau.  Trước cái chết của họ, có kẻ khóc, có người vui. Có kẻ ngậm ngùi thương tiếc, có kẻ khai rượu ăn mừng.  Điểm chung của họ là được cả thế gian nhưng rồi họ cũng ra đi tay trắng như bao người khác.

Người thứ nhất đó là tổng thống Chilê, Ausgusto Pinochê đã qua đời ngày 10/12/2006.  Ông đã cai trị nước Chi Lê từ năm 1973 đến 1990.  Các tổ chức nhân quyền của Chi Lê đã ước lượng dưới quyền thống trị của ông, có ít nhất 2,100 người bị xử tử vì lý do chính trị, hơn 1,100 tù nhân bị mất tích và khoảng 10,000 tù nhân bị tra tấn trong những trại tù bí mật ở trong nước.  Ông đã bị toà án quốc tế truy tố năm 1998 về tội diệt chủng.  Ngày an táng của ông, Đức Hồng Y Karmelic đã cầu xin Thiên Chúa “quên đi những lầm lỗi của Augusto Pinochê”.

Người thứ hai đó là tổng thống Geral Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ.  Ông đã an nghỉ vĩnh viễn vào ngày 26/12/2006.  Cuộc đời ông không có gì vẻ vang, không có chiến tích đánh đông dẹp tây, nhưng ông được nhìn nhận là người ôn hoà.  Ông đã có một hành động thật phi thường là tha thứ cho cựu tổng tống Nixon khỏi bị truy tố.  Ông đã nói rằng: Ông tha thứ cho Nixon vì quốc gia Hoa Kỳ chứ không phải vì bản thân Nixon.

Cuối cùng là cái chết của nhà độc tài Sadam Hussen, cựu tổng thống Iraq.  Ông đã bị kết án treo cổ tử hình vì tội giết người vô tội.  Ông là một người đã được trời ban cho mọi vinh hoa phú qúy trần gian, nhưng khi chết chỉ có một dây thòng lòng quốn quanh cổ.  Dù rằng, ông không chấp nhận bản án, không chấp nhận cái chết nhục nhã này, nhưng định mệnh đã lấy đi mạng sống của ông khỏi trần gian.

****************************************

Ba nhân vật này đã đi vào cái chết khác nhau.  Có người bình thản ra đi.  Có người ra đi nhưng vẫn ôm trong lòng những ray rức lương tâm.  Có người ra đi trong bất mãn tột cùng.  Và như vậy, cuộc đời chỉ có giá trị khi mình biết sống để phục vụ sự sống.  Cuộc đời sẽ bị người đời khinh chê nếu chỉ biết gieo vãi sự chết chóc và kinh hoàng.  Sự ra đi trong thanh thản bình an hay lo âu sợ hãi cũng tùy thuộc vào cuộc sống của chúng ta: nhân đức hay tội lỗi, công bình hay giả dối, hiền lành hay gian ác.

Cách đây hơn hai ngàn năm, trên đồi Golgôtha, có ba tử tội đã bị kết án tử hình trên thập tự giá.  Ba tử tội, tuy sinh không cùng năm nhưng lại chết cùng ngày, cùng tháng.  Ba tử tội đã đi vào cái chết thật khác nhau.

Người thứ nhất bên tả đã oán hận phận số của mình.  Cuộc đời của anh chỉ biết giết người và cướp của.  Cuộc đời anh chỉ lo gom góp cho bản thân, chỉ nhằm phục vụ bản thân, cuối cùng anh đã ra đi tay trắng trong uất hận đau thương.

Người thứ hai bên hữu đã đón nhận cái chết trong khiêm tốn, ăn năn. Anh đã hoang phí cuộc đời để chạy theo ảo ảnh trần gian. Thế nhưng, anh đã kịp ăn năn về cả một quá khứ lầm lạc.  Anh đã chấp nhận cái chết khổ hình như một hình phạt xứng với tội lỗi của mình.  Anh ra đi trong an bình của người biết sám hối ăn năn.

Ở chính giữa là thập giá Chúa Giêsu.  Chúa đi vào cái chết như của lễ đền tội cho nhân sinh. Chúa chấp nhận cái chết vì loài người và để cứu rỗi loài người.  Chúa đã chịu khổ hình không do lầm lỗi của mình mà vì vâng phục thánh ý Chúa Cha.  Chúa đã chết vì tình yêu đối với nhân loại, đến nỗi đã trở thành khuôn mẫu cho mọi tình yêu.  Vì “không có tình yêu nào cao qúy hơn tình yêu dám chết thay cho bạn hữu”.

****************************************

Hôm nay thứ sáu tuần thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu.  Khi mang thân phận của một con người như chúng ta, Chúa Giêsu đã sống một đời để phục vụ con người, và Ngài cũng đón nhận cái chết vì con người.  Thế nên, tình yêu của Ngài đã thành bất tử trên trần gian.  Thập giá không còn là nỗi ô nhục mà là một cuộc khải hoàn vinh quang.

Đó chính là sứ điệp ngày thứ sáu tuần thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta, muốn trở nên môn đệ của Chúa hãy vác khổ giá mà buớc theo Chúa.  Hãy sống một đời biết cho đi.  Hãy biết dùng khả năng của mình mà phục vụ sự sống cho đồng loại.  Và hãy biết hiến thân mình để đem lại hạnh phúc cho tha nhân, vì chưng: “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?”  Amen!

Trích từ Veritas

ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT (ĐẠI LỄ PHỤC SINH NĂM THÁNH 2016)

  ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT (ĐẠI LỄ PHỤC SINH NĂM THÁNH 2016)

Cv 10,34a.37-43; 1Cr 5,6b-8; Lc 24,13-35

Tác giả:  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Lời Chúa hôm nay nói về những con người mới. Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô trở nên người mới sau khi gặp Chúa Phục Sinh. Tin mừng trình bày chi tiết hai môn đệ buồn phiền chán nản đến tuyệt vọng: Bỏ Giê-ru-sa-lem; Bỏ lý tưởng; Bỏ cộng đoàn; Bỏ Chúa. Họ đi vào đêm đen, tâm hồn chìm trong bóng tối, không lối thoát. Họ đang chết. Nhưng, Chúa đã đến. Chúa làm ấm lên cõi lòng băng giá; Chúa làm sáng lên đêm đen; Chúa làm sống lại hi vọng. Họ trở lại: với Chúa, với anh em, với lý tưởng và với sự sống.

Chúa Giê-su đã phục sinh các tâm hồn nhờ những phương thuốc thần diệu sau:

1.Chúa phục sinh. Họ chết vì nghĩ rằng Chúa đã chết. Họ sống lại ngay khi biết Chúa sống lại. Nhưng để phục sinh Chúa đã phải trải qua khổ nạn, trải qua cái chết, trải qua nhục nhã, trải qua thất bại.

 2.Chúa đi tìm. Con người cô đơn và buồn phiền. Đi trên con đường tăm tối bất định. Họ không thể tìm Chúa nên Chúa đi tìm họ. Chúa đến gặp họ, ngay trên đường họ đi, ngay trong nỗi buồn của họ.

3.Lúc trời đã tối. Buổi tối là lúc nghỉ ngơi. Chẳng ai làm việc buổi tối, nhất là phải ra đường thì rất nguy hiểm. Nhưng Chúa đã lên đường lúc trời tối vì  Chúa thương những tâm hồn tăm tối hơn bóng tối.

4.Chúa chia sẻ. Chúa đến chia sẻ những ưu tư lo lắng của họ. “Các anh có chuyện gì mà buồn thế”? Chúa để họ chia sẻ nỗi niềm. Họ được dịp giãi bầy. Chúa lắng nghe. Chúa giải nghĩa Thánh Kinh suốt chặng đường dài mấy giờ đồng hồ.

 5.Chúa trở nên người bạn. Từ người xa lạ Chúa đã trở thành thân thiết. Đến nỗi họ không muốn rời xa Chúa nữa, vì Chúa hiểu họ và giúp họ.

Đó chính là Lòng Thương Xót của Chúa. Lòng Thương Xót nhìn thấu nỗi cô đơn tuyệt vọng; Quan tâm đi tìm những tâm hồn lạc lõng bơ vơ; Chiếu sáng và sưởi ấm giữa đêm đen lạnh lẽo; Cảm thông chia sẻ với những tâm hồn cô đơn; Chữa lành những tâm hồn bị thương tích; Phục sinh những tâm hồn đang chết dần mòn.

Thế giới hôm nay tràn đầy những con người như thế: buồn sầu, tuyệt vọng nhưng chẳng có ai cứu giúp. Vì con người ngày nay quá bận rộn, chỉ chú ý đến bản thân, không có thời giờ cho người khác. Mỗi con người đang trở thành một con đường cô đơn đi về sự chết, cần có Chúa, cần có Lòng Thương Xót để đường Em-mau trở thành đường yêu thương gặp gỡ, đường sự sống. Ta hãy thực hành những gì Chúa đã làm. Đó là:

Hãy đi tìm. Biết bao anh em đang cô đơn lạc lõng giữa ngã ba đường, đang khao khát được gặp gỡ, được chia sẻ.

Hãy khẩn cấp lên đường. Dù giữa đêm khuya. Biết bao người sắp chết đang chờ đợi ta.

Hãy trò chuyện. Hãy lắng nghe. Biết bao nỗi lòng cần được giãi bầy, cần được cảm thông.

Hãy làm bạn. Một người bạn sẵn sàng chia vui sẻ buồn, sẵn sàng hiện diện. Có mặt dù chỉ để cảm thông, chỉ để ăn một bữa cơm, chỉ để nói một câu chuyện, hoặc giản đơn chỉ để ở bên nhau dù không làm được gì.

Nhưng trước hết và trên hết ta hãy phục sinh chính mình. Thánh Phao-lô mời gọi ta hãy chết cho con người cũ để “sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa” được tỏ hiện. “Đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ”.

Hãy đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa Phục Sinh. Hãy đem Lòng Thương Xót gieo rắc khắp nơi để bất cứ con đường nào ta đi cũng trở thành Đường Em-mau, Đường của Lòng Thương Xót; để bất cứ ai gặp ta cũng gặp được Lòng Thương Xót, gặp được lòng tốt, gặp được sự cảm thông chia sẻ, gặp được một người bạn.

Lạy Chúa, hằng ngày Chúa đi bên cạnh con mà con không nhận biết Chúa. Xin cho con nhận ra Chúa trong những người anh em sống chung với con, đi bên cạnh con, cùng làm việc với con. Amen.

+ TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt

Đan viện Châu Sơn – 2016

ĐỨC GIÊSU VẪN SỐNG

ĐỨC GIÊSU VẪN SỐNG

LM Giuse Phạm Thanh Liêm

DUC GIESU

Sáng ngày thứ nhất trong tuần, khi đến thăm mồ Đức Giêsu, chị Maria Magdala phát hiện không có xác Đức Giêsu trong đó.  Chị cho rằng có ai đã lấy xác Đức Giêsu và quăng đi đâu đó, vì có lẽ chị không biết mồ nơi an táng Đức Giêsu là tài sản của ông Giuse Arimathia.  Chị chạy về báo tin cho các tông đồ, cụ thể là cho Phêrô và Gioan.  Hai môn đệ này tới, và cũng nhận thấy xác Đức Giêsu không còn trong mồ nữa.  Tin mừng Gioan cho thấy “người môn đệ đến trước,” đã thấy và đã tin (Ga 20:8); tuy nhiên tin mừng lại không cho thấy ông tin điều gì.  Theo tin mừng Maccô, không có tông đồ nào tin Đức Giêsu Phục Sinh khi các chị phụ nữ báo tin Đức Giêsu đã phục sinh (Mc 16:9-14).

Tất cả các tông đồ chỉ tin Đức Giêsu Phục Sinh, khi các ông gặp gỡ Ngài.  Trong lần hiện ra đầu tiên cho các tông đồ, Thomas không ở đó nên không thấy, nên ông đã không tin Đức Giêsu phục sinh cho dù các tông đồ khác và các chị phụ nữ loan tin cho ông.  Tám ngày sau, khi Chúa Phục Sinh hiện ra với ông, ông mới tin.  Phục Sinh, là điều vượt trên kinh nghiệm bình thường của con người, nên các tông đồ không tin Đức Giêsu Phục Sinh, cũng là điều dễ hiểu.  Đã đành các tông đồ có kinh nghiệm người chết sống lại như trường hợp con trai bà góa thành Naim, con gái ông Giairô, Lazarô em của Matta và Maria, nhưng Đức Giêsu Phục Sinh khác với những người khác sống lại.  Ngài vẫn sống nhưng người ta không giữ Ngài lại được.  Ngài hiện ra và biến đi, không gì ngăn cản được Ngài.

Những người được Đức Giêsu phục sinh như Lazarô, con trai bà góa thành Naim, ai muốn gặp có thể tới để gặp họ.  Đức Giêsu Phục Sinh thì không như vậy.  Chỉ người nào Ngài muốn, người đó mới được gặp Ngài mà thôi.  Trong khoảng 40 ngày, các tông đồ còn có thể gặp Ngài (Cv 1:3); nhưng sau thời điểm này, không ai được diễm phúc gặp gỡ Đức Giêsu Phục Sinh nữa.  Ai tin Ngài, là ngang qua những chứng nhân để tin vào Ngài.  Đức Giêsu Phục Sinh là một biến cố mà người ta phải tin để biết.  “Phúc cho những ai không thấy mà tin.”  Bao nhiêu người tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, đều là những người được ơn đức tin.  Tin Đức Giêsu Phục Sinh, là hồng ân lớn lao.  “Không ai có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa mà không nhờ Thần Khí” (1Cor 12: 3).

Tin Đức Giêsu Phục Sinh, là một hành vi tự do.  Những lý chứng cho thấy Đức Giêsu Phục Sinh, không đạt được tính buộc người ta phải chấp nhận như luận chứng toán học 2+2=4.  Người ta vẫn tự do để tin Đức Giêsu Phục Sinh hay không.  Tin cũng là biết.  Hai anh chị yêu nhau, người này nói yêu người kia, và người kia cần tin.  Tin vào người khác, là một cách biết người đó.  Tin ai đó, cho rằng những điều người đó nói hay làm chứng là đúng, và nếu không tin thì không thể biết được vậy.

Tất cả các tông đồ chỉ tin Đức Giêsu Phục Sinh, sau khi các ngài đã được thấy Đức Giêsu Phục Sinh.  Sau đó những ai tin vào Đức Giêsu Phục Sinh đều phải tin qua lời chứng của các tông đồ.  Các tông đồ đã dùng chính mạng sống của mình để làm chứng rằng những gì các ngài nói là sự thật.  Từ ngữ tử đạo (martureô) có nghĩa là làm chứng.  Lời chứng đáng tin nhất, là lời chứng của người dám dùng chính mạng sống mình để bảo đảm rằng điều mình khẳng quyết là sự thật.  Tất cả các tông đồ đều tử đạo trừ tông đồ Gioan.

Không tin Đức Giêsu Phục Sinh, đây là điều bình thường.  Tin Đức Giêsu Phục Sinh, là một ơn vô cùng lớn.  Kitô hữu không ngạc nhiên khi người ta không tin Đức Giêsu Phục Sinh.  Kitô hữu cũng biết rằng họ muốn người khác chia sẻ niềm tin với họ, là để người đó hạnh phúc hơn.  Tuy nhiên, đức tin là một hồng ân, là điều vượt khả năng của Kitô hữu.  Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban hồng ân ấy cho người ta.  Muốn tin Đức Giêsu Phục Sinh, Kitô hữu phải cầu xin Chúa ban ơn ấy cho người đó. Không phải vì người Kitô hữu giảng hay, dạy tốt mà người đó tin vào Đức Giêsu Phục Sinh.  Tin Đức Giêsu Phục Sinh, không phải là chuyện con người có thể làm được.  Đó là hồng ân của Thánh Thần.

Để có thể đón nhận đức tin, để có thể biết như người của Thiên Chúa, người đó phải có đời sống có thể đón nhận đức tin.  Nếu một người có đời sống bất lương, nếu người đó chỉ tin vào mình, thì cũng khó có thể tin Đức Giêsu Phục Sinh.  Tin Đức Giêsu Phục Sinh, đòi người đó phải đổi đời, phải có đời sống mới, phải sống lương thiện.  Không sẵn sàng đổi đời để thành người lương thiện, người đó sẽ tìm mọi cách để biện luận từ khước tin vào Đức Giêsu Phục Sinh.

Kitô hữu không là những người mê tín, nhưng là những người ý thức mình được ơn đặc biệt.  Tin Đức Giêsu Phục Sinh, là hồng ân vô cùng lớn.  Niềm tin này làm Kitô hữu có cái nhìn mới về thế giới, về Thiên Chúa, và về con người.  Tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, Kitô hữu nhận ra mình được Thiên Chúa yêu thương vô cùng.  Và một khi biết Thiên Chúa yêu thương mình, mình có thể phó thác đời mình trong tay Thiên Chúa, Đấng yêu thương mình vô cùng, Ngài sẵn sàng làm tất cả mọi sự để được mình.

LM Giuse Phạm Thanh Liêm

 

Lịch sử và ý nghĩa cuả nghi lễ Rửa Chân

Lịch sử và ý nghĩa cuả nghi lễ Rửa Chân

Những năm vừa qua, nhiều người đã bỡ ngỡ khi nhìn thấy ĐGH rửa chân cho tù nhân, cho phụ nữ và cho cả những người ngoại đạo nữa (một cô gái Hồi Giáo). Thế rồi năm nay một sắc lệnh đã ban ra là từ nay các giáo xứ có thể rưả chân cho phụ nữ, trẻ em vv…

GH RUA CHAN

Có ngươì đã than phiền rằng ĐGH đi quá đà, quá ‘cấp tiến’!

Căn cứ vào bài phúc âm được đọc trước nghi thức Rửa Chân, kể lại việc Chuá Giêsu rửa chân cho 12 môn đệ, thì rõ ràng là cha xứ, đại diện cho Chuá Giêsu, rửa chân cho 12 chức sắc quan trọng cuả giáo xứ, là đại diện cho 12 môn đệ!

Các môn đệ đều là đàn ông, cho nên một phụ nữ lạc lõng vào danh sách 12 vị này, thì khó coi làm sao!

Thực ra những than phiền đó, dù là được nói ra hay chỉ là thầm kín ở trong lòng, thì cũng chỉ là do ngộ nhận mà thôi, và có thể được giải toả nếu nhìn đến hai khía cạnh sau đây: ý nghĩa và lịch sử cuả nghi lễ Rưả Chân.

I- ý nghĩa.

Xã hội Việt Nam không có tục lệ rửa chân, và hầu như mọi người ngày nay không có ai còn nhớ về những lễ nghi trước năm 1955, là trong một thời gian dài khoảng 400 năm, nghi lể rửa chân đã bị tàn lụi. Năm 1955 Giáo Hội tái lập lại ‘nghi thức Rửa Chân’ với một hình thức là sau khi đọc bài Phúc âm cuả thánh Gioan (John 13:1-7 ), vị thày cả cửi áo choàng và rửa chân cho 12 người.

Cho nên chúng ta hiểu về nghi lễ rửa chân qua bài Phúc âm mà Chuá rửa chân cho 12 môn đệ, do đó dễ dàng nghĩ rằng nghi lễ mà các cha xứ cử hành là việc diễn lại sự tích rửa chân cuả Chuá.

Nhưng nghi lễ rửa chân không phải là việc ‘diễn lại một sự tích’!

***Chúng ta đều biết rằng trước giờ chiụ nạn, Chuá đã để lại cho các môn đệ 2 lệnh truyền. Lệnh truyền thứ hai nhưng lại cao trọng nhất là bí tích Thánh Thể “Này là Mình Ta…Này là Máu ta… Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”.

Nhưng trước đó Chuá đã ban cho một lệnh truyền khác, đó là sau khi rửa chân cho các môn đệ xong, Chuá nói “Các ngươi có hiểu ta đã làm gì cho các ngươi không? …Vậy nếu Ta là Thầy, là Chuá, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau…”

Chuá nói “các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau” chứ không nói “hãy diễn lại sự tích này” hay là hãy “thay mặt Ta mà làm việc này”.

Cho nên khi một vị linh mục rửa chân cho giáo dân, là chính vị linh mục đó thực hiện nghĩa cử bác ái yêu thương và nhân đức khiêm nhường, chứ không phải chỉ tạm thời đóng vai cuả Chuá qua một nghi lễ.

Nghĩ thấu đáo về ‘lệnh truyền’ ấy, thì mọi giáo dân cũng phải rửa chân cho nhau nữa. Có một số giáo phái Tin Lành đã làm như vậy.

Do đó ‘nghi lễ rửa chân’ không chỉ là rửa chân theo vẻ bề ngoài mà phải là ‘thi hành lệnh truyền cuả Chuá về đức bác ái, thương yêu và khiêm nhường’. Mà thực thế, sách Phụng Vụ cuả Giáo Hội không gọi nghi lễ này là ‘Rửa Chân’ như người Việt Nam ta, mà goị là ‘Mandatum,’ nghĩa là ‘thực hành điều Chuá ra lệnh’.

Nhưng để cho dễ hiểu, chúng tôi vẫn xin dùng từ ngữ quen thuộc là ‘Rửa Chân’ nhưng xin được hiểu hai chữ đó là ‘việc thực hành lệnh truyền cuả Chuá’ (Mandatum).

II lịch sử cuả Rửa Chân.

Có nhiều bằng chứng ghi chép về sự thực hành này ngay từ thuở sơ khai cuả lịch sử Giáo Hội, có bằng chứng là rõ ràng vì được ghi chép là ‘rửa chân’ nhưng cũng có những bằng chứng thuộc loại ‘gián tiếp’ , nghĩa là chúng ta phải giả sử là đúng vì không có cách giải thích nào khác hơn.

-Bằng chứng đầu tiên là trong Thư Thứ Nhất gửi cho Timothê, thánh Phao lô đề cập đến việc ‘rửa chân cho các thánh’ (ghi chú: Thánh Phaolô gọi các giáo hữu là thánh) khi giảng dậy về các nhân đức cuả các bà goá (cf. 1 Tim. 5:10). Chúng ta có thể kết luận rằng việc rửa chân đã được thực hiện như là một nhân đức, nhưng chưa phải là một nghi lễ, do đó không có ghi chép về nghi thức một cách rành mạch rõ ràng.

-Khoảng năm 381-384, một khách hành hương đến Jerusalem tên là Egeria đã ghi chép một ngày lễ đặc biệt tưởng niệm Bữa Tiệc Ly cuả Cộng đoàn Kitô hữu ở đây. Egeria cho biết việc tưởng niệm Bữa Tiệc Ly được tổ chức tới 3 lần trong một ngày, lần thứ nhất vào buổi sáng, lần thứ hai lúc 4g chiều, và lần thứ 3 lúc 7g tối. Một cách gián tiếp chúng ta có thể biết rằng việc ‘rửa chân’ là một sự việc rất quan trọng (vì cử hành làm một buổi lễ 4g chiều) trong ngày Thứ Năm Phục Sinh.

-15 năm sau đó lại có tài liệu cuả thánh Augustinô, đề cập đến 2 lễ nghi trong ngày Tiệc Ly (thư thứ nhất gửi cho Januarius). Thánh Augustinô viết rằng lễ thứ hai thì quan trọng hơn, vì là lễ Truyền Phép Thánh Thể sau bữa ăn tối. Tuy không nói rõ lễ thứ nhất có mục đích rửa chân nhưng chúng ta có thể ‘gián tiếp’ tin là việc rửa chân đã được thực hành trong lúc này.

-Sau Thánh Augustinô, thì có việc xuất bản hai cuốn sách Lễ goị là Armenian Sacramentary (in năm 450) và Capitulary of Wurzburg (in năm 675.) Cả hai cuốn sách lễ đã thay bài thánh kinh Thứ Năm Tuần Thánh từ Tin Mừng cuả Thánh Matthew thành tin mừng cuả Thánh Gioan (giống như ngày nay). Như vậy thì ‘lệnh truyền rửa chân’ đã được ‘nhấn mạnh’ thêm lên vì chúng ta đều biết rằng chỉ trong tin mừng cuả thánh Gioan mới có câu chuyện Chuá rửa chân cho các môn đệ.

-Vào năm 694, vua Egica cuả dân Visigoth đã triệu tập Công Đồng Toledo (ngày xưa các Công đồng đều do các hoàng đế triệu tập). Trong 8 điều luật mà công đồng tuyên bố thì có điều sau đây: “Việc rửa chân trong ngày lễ Tiệc Ly đã bị bỏ bê ở nhiều nơi, vậy từ nay phải được thực hiện lại ở khắp mọi nơi.” Điều luật trên cho thấy ‘tục lệ’ rửa chân vẫn là ‘hằng có,’ nhưng sự thực hành đang bị bê trễ, cho nên Công Đồng nhìn thấy nhu cầu cần phải ra lệnh bắt buộc.

Dầu sao thì cho tới đây, ‘Rửa Chân’ vẫn chỉ được coi là một tục lệ hay là một nhân đức chứ chưa được nâng lên thành một nghi lễ có nghi thức rành mạch rõ ràng. Phải đợi tới thế kỷ thứ 7 người ta mới tìm thấy những chứng cớ chắn chắn là việc Rửa Chân đã trở thành một nghi lễ.

-Vào thế kỷ thứ 7, thì cuốn luật có tên là “Roman Ordo in Coena Domini” (Luật La Mã trong lễ Tiệc Ly) có ghi chép những nghi thức cuả Giáo Hoàng rửa chân cho các người giúp lễ như thế nào.

Lúc này thì dòng Biển đức đã toả rộng ra khắp âu Châu, và có nhiều học giả đã cho rằng nghi thức Rửa Chân đã được hình thành theo cách thức cuả các dòng Biển đức.

Theo bộ luật dòng cuả thánh Biển đức (năm 529), thì người đan sĩ đang thi hành nhiệm vụ đầu bếp trong tuần nên thực hiện việc rửa chân cho các đan sĩ khác vào mỗi thứ Bảy; bộ luật cũng chỉ thị rằng vị đan viện trưởng và những vị đồng nhiệm cũng phải rửa chân cho những người được coi là khách. Việc rửa chân này là một nghi thức đạo đức và phải đi kèm với những lời kinh nguyện và những bài hát thánh thi, bởi vì, bộ luật nói thêm “chính ở nơi người khách mà Chúa Kitô được tôn vinh và được nhận ra”. (trích dẫn Bách Khoa Tự Diện Công Giáo (The Catholic Encyclopedia) )

Sang đến thế kỷ thứ 8 thì có sự việc các nhà dòng Biển Đức ở bên Anh Quốc viết lại bộ luật lấy tên là Constitutions of Lanfranc of Canterbury, mục đích là để cho các việc thực hành ở bên Anh được ăn khớp với nhửng thực hành cuả các dòng Biển Đức ở bên đất liền (Pháp), nhờ có bộ luật này mà chúng ta biết thêm về những thực hành cuả việc Rửa Chân lúc đó như sau:

Trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, một nhóm người nghèo sẽ được dẫn vào đan viện và đặt ngồi thành một hàng. Các đan sĩ sẽ đi vào đứng trước từng người một, còn vị đan viện trưởng thì đứng trước 2 người nghèo. Vị đan sĩ niên trưởng sẽ đập lên một thanh khắc 3 lần, và các đan sĩ sẽ quì gối xuống trước người nghèo, tuyên xưng việc Chuá Kitô đang hiện diện nơi họ. Rồi rửa chân cho họ, hôn chân, và lấy khăn lau khô. Sau cùng các đan sĩ sẽ gập mình xuống, khấu đầu vào chân người nghèo. Những người nghèo được dâng lên trà nước và được tặng 2 đồng bạc pences. Buổi lễ kết thúc với lời chúc lành cuả vị đan viện trưởng.

Nghi lễ Rửa Chân ở một đan viện vẫn chưa kết thúc ở đó, sau khi các người nghèo đi về rồi, các đan sĩ sẽ tụ họp trong nguyện đường để thực hiện một lễ rửa chân thứ hai. Vị đan viện trưởng và đan sĩ niên trưởng, mặc áo thô, sẽ quì trước từng đan sĩ mà rửa chân, lau khô và hôn chân họ. Sau đó hai vị đan viện trưởng và niên trưởng sẽ rửa chân cho nhau.

Việc rửa chân 2 lần như thế đã ảnh hưởng lên các nghi lễ áp dụng cho giáo hoàng. Từ thế kỷ thứ 11 cho tới thế kỷ thứ 14, sách lễ cuả giáo hoàng (Roman pontifical liturgy) ấn định 2 việc rửa chân, một cho giáo sĩ (clerical Mandatum) và một cho người nghèo (Mandatum of the poor). Trước tiên, vị giáo hoàng sẽ rửa chân cho các vị đồng tế (subdeacons) trong một buổi lễ công cộng, sau đó tại phủ giáo hoàng, ngài rửa chân cho 13 người nghèo trong một khung cảnh riêng tư.

Tới thế kỷ 15 thì không hiểu vì lý do gì, nghi thức rửa chân cho người nghèo không còn được đề cập đến nữa, nhưng tới năm 1600 thì sách lễ cuả giáo hoàng, được gọi là ‘Ceremoniale Episcoporum of 1600’ (Nghi lễ cuả Giáo Hoàng năm 1600) ấn định rằng từ nay có thể ‘tuỳ chọn’ 13 người nghèo hoặc là 13 giáo sĩ cho buổi lễ công cộng.

Có học giả cho rằng chính các đan sĩ Biển Đức đã cải biến tục lệ rửa chân trở thành một nghi lễ phụng vụ. Ông Boniface, sáng lập ra trang web Unam Sanctam Catholicam, lập luận rằng vì ảnh hưởng cuả dòng Biển đức lan toả ra khắp Châu Âu và họ có nhiều giám mục cũng như giáo hoàng nổi tiếng về văn học và biện luận, như thánh Augustino Canterbury và Thánh Giáo Hoàng Gregory I (còn gọi là Gregory the Great). Nhưng xin ghi nhận đây chỉ là một giả thuyết mà thôi.

-Nhưng dù lịch sử có như thế nào chăng nữa thì từ đầu thế kỷ thứ 8, năm 700, đã có tài liệu về ‘nghi lễ rửa chân’ áp dụng vào sách lễ giáo dân, nghĩa là không còn là một nghi lễ dành riêng cho Giáo Hoàng mà thôi, đó là hai cuốn sách Lễ tên là Gelasian Sacramentary và Gregorian Sacramentary, đều có nghi thức rửa chân trong Lễ Thứ Năm Tuần Thánh.

Nhưng dù được đưa vào sách lễ, lúc đó Giáo Hội vẫn cho phép các nơi được tuỳ chọn chứ không bắt buộc, do đó mà nghi thức ‘Rửa Chân’ (Mandatum) còn cần một thời gian nhiều thế kỷ nữa trước khi được phổ biến rộng rãi ra khắp mọi giáo xứ.

III Những áp dụng và lạm dụng

Trong nhiều thế kỷ, nghi lễ rửa chân đã gợi hứng cho nhiều triều đình cuả các nước Kitô giáo.

-Vua Robert II cuả nước Pháp (trị vì 996-1031) có lần thực hiện một lễ rửa chân cho 160 giáo sĩ.

-Nữ thánh Elizabeth cuả nước Hung Gia Lợi (nữ vương), mỗi năm rửa chân cho 12 người cuì.

      Nhưng ngoài những hành vi thánh thiện, cũng có những sự thực hành rửa chân chỉ mang tính cách phô trương mà thôi.

Tác giả James Monti trong cuốn sách The Week of Salvation đã diễn tả một cảnh huy hoàng cuả một lễ rửa chân trong triều Tây Ban Nha vào lúc gần tàn như sau (1874 – 1885):

Sau khi dự lể tại nguyện đường trong cung điện xong, vua và hoàng hậu ngự giá qua phòng đại sảnh có tên là Hall of Columns, thường là vào khoảng 2 giờ chiều. Vua Alfonso XII mặc áo đại triều với đầy đủ huân chương trong khi hoàng hâu Maria Christina với chiếc áo lông và áo choàng gợn sóng, một khăn phủ đầu trắng tuốt và vuơng niệm nạm kim cương chiếu sáng lóng lánh.

Ở giửa đại sảnh là hai cái thềm; một cái ngồi 12 ông lão nghèo, đã được nhà vua may cho áo mới; Trên chiếc thềm khác ngồi 12 bà lão, cũng trong những bộ áo mới do hoàng hậu ban cho.

Có một chiếc bàn thờ nhỏ với Thánh Giá và hai ngọn nến. Đức Giám Mục, chức vụ tổng giám mục vùng biển Indies, bước tới bàn thờ và đọc bài Phúc âm cuả Thánh Gioan, nói về việc Chuá rửa chân cho các môn đệ.

Sau phúc âm, người ta cột một dây lưng cho đức vua, một chiếc dây nạm vàng óng ánh để biểu hiệu cho chiếc khăn mà Chuá cột vào mình. Rồi đức vua bước lên thềm, với một người phụ tá bưng theo một chiếc bình vàng (đựng nước) và một thau vàng hứng nước. Vua bèn quì xuống trước từng ông lão, rửa chân, lau chân và hôn chân ông ta.

Cũng vậy, hoàng hậu cũng quì và rửa chân cho những bà nghèo. Người ta kể lại ngày xưa khi Nữ Hoàng Isabella II (trị vì 1833-1868) đã làm rớt một chiếc vòng ngọc xuống thau nước, và người phụ nữ được rửa chân đã vội vớt nó lên mà dâng lại, nhưng nữ hoàng nói :”Dơ bẩn dơ bẩn, giữ lấy nó đi, đó là điềm may mắn cuả bay.”

Sau đó nhà vua dẫn 12 lão già tới một chiếc bàn có dọn sẵn một bữa tiệc hải sản 15 món, có 15 loại tráng miệng và một hũ rượu. Cũng vậy hoàng hậu dẫn 12 lão bà tới một chiếc bàn khác và cũng đãi họ như nhà vua. Sau khi ăn xong, tất cả đồ ăn còn thừa, cùng với chén bát muỗng đĩa loại đắt tiền, được gói vào trong 24 cái giỏ lớn để cho mỗi người có thể mang về làm cuả, đồng thời mỗi người còn nhận được một túi tiền có 12 đồng vàng nữa.

IV Sự mai một và tái lập

Cũng vì những lạm dụng chỉ nhằm vào việc phô trương như thế mà Martin Luther đã cực lực chế nhạo đó là một hình thức giả hình. Rồi phong trào Thệ Phản ra đời, và như thế từ năm 1600 cho đến đầu thế kỷ 20 thì những nghi lễ rửa chân ‘tuỳ chọn’ dần dà bị người ta ‘tránh né’ đi. Tới năm 1900 thì hầu như không có giáo xứ nào còn cử hành nghi lễ này nữa.

Và Giáo Hội lại phải ‘tái lập’ nghi lễ đó vào năm 1955 như đã nói ở trên.

Tóm lại, qua ý nghiã và lịch sử cuả nghi thức Rửa Chân, đã không có khi nào mà những người được rửa chân được coi là đại diện cho các thánh tông đồ cả, và cũng chưa khi nào thể thức chỉ được dành riêng cho nam giới hay cho người có đạo mà thôi. Việc chúng ta rửa chân cho những người tù, người nghèo, đàn bà mang thai, phụ nữ Hồi Giáo vv… thì không có gì là ngược với giáo huấn cuả hội thánh hay ngược với ý nghĩa hoặc thể thức cuả ‘Lệnh Truyền’ cả, và như thế thì việc các giáo xứ chọn những người được rửa chân làm sao cho có sự phản ảnh cuả thành phần dân Chuá cũng là một sự hợp lẽ nên làm.

(Trần Mạnh Trác, VCN 21.03.2016)

Anh chị Thụ & Mai gởi