Hãy đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu

Hãy đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu

Tuyết Mai

Từ muôn thuở Thiên Chúa vẫn yêu thương con người,
Nhìn Trời Đất cùng vạn vật giúp ta nhận biết,
Nhìn con người ta không khỏi dâng lời chúc tụng,
Thiên Chúa Người là Đấng vô cùng quyền năng.

Ôi Thánh Tâm Chúa Giêsu chẳng bao giờ nguội lạnh!
Hằng cháy rực rửa của yêu thương,
Sưởi ấm những tâm hồn băng giá,
Sưởi ấm những tâm hồn vô cảm, cô đơn.

Hỡi con người có trái tim bằng đá!
Hãy siêng năng tìm đến Thánh Tâm Ngài,
Để nhờ Ngài biến đổi trái tim hết chai lạnh,
Để nhờ Ngài biến đổi trái tim nên giống Ngài.

****

Từ muôn thuở Thiên Chúa vẫn yêu thương con người,
Từ thời rất xa xưa Chúa cho các Tiên Tri,
Đến thế gian để dậy dỗ, khuyên con người sám hối, ăn năn.
Nếu không nghe thì hình phạt sẽ rất vô cùng khủng khiếp.

Nhưng con người vẫn cứ trơ trơ mặc cho Lời cảnh báo,
Lại còn tỏ ra thách thức, tỏ ra kiêu ngạo,
Nên trận Hồng Thủy, Thành Trì cháy rụi, cùng mọi hiểm họa,
Giáng trên đầu giết sạch kẻ ngang bướng, chai lì.

Nhìn gương xưa của cha ông chúng ta,
Hãy học khôn, chớ có kiêu ngạo, trở về cùng Chúa,
Nương náu và ở mãi trong Thánh Tâm Ngài,
Để trái tim lạnh cảm luôn được Chúa ấp ủ.

Nhìn mọi thứ trần gian ngày qua đi,
Nhìn mọi sự vật đang dần cạn kiệt,
Không gian kia dần mất đi dưỡng khí tốt,
Nguồn sống thiên nhiên con người ngày càng bị nhiễm độc.

Con người ngày càng có nhiều bệnh lạ,
Mà từ trước đến nay chẳng nghe thấy bao giờ,
Đầu óc con người ngày thêm bấn loạn,
Tội ác gia tăng ở mọi chốn mọi nơi.

****

Thế có khôn ngoan nếu hết thảy tìm ẩn vào Thánh Tâm Chúa?
Vì nhờ Ngài ta mới được ban cho,
Sự sống no thỏa ngay từ bây giờ,
Vả ai cũng biết …. cuộc sống thì mong manh dễ chết.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Để Ngài tha thứ ban cho nguồn mạch sự sống,
Sự sống đích thực của hạnh phúc của muôn đời,
Là sự bình an, là niềm tin, là cậy trông vào Chúa.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Để Chúa mạc khải cho thêm hiểu,
Thế nào là sống thế nào là chết?
Mà để lâu “Trấu hóa bùn” mất cả linh hồn.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Ẩn náu trong Ngài ta sẽ chẳng còn lo sợ chi,
Không sợ lún sâu trong đam mê, tội lỗi,
Vì Chúa cho hiểu cuối đời ai cũng sẽ bỏ lại tất cả.

Thế thì điều gì cản ngăn ta đến với Thánh Tâm Chúa?
Để cuộc đời còn lại ta hết mải vất vả, bận tâm,
Khổ nhọc, lo lắng, bất an, chỉ để
Mua, tậu, sắm sửa cho được những của …. Chóng qua??.

****

Ở đời thì ai cũng dư hiểu,
Hiểu của cải chúng nay ở tay ta, mai ở tay người,
Hiểu tuổi trẻ thì giống ngựa non háu đá,
Già rồi thì ngay cả hơi thở nó cũng khó là.

Thiên Đàng, Hỏa Ngục hai bên,
Ai khôn ai dại chết liền mới hay,
Còn giờ thì còn kịp ta hãy mau chạy đến,
Với Thánh Tâm Chúa để hồn xác được an toàn.

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!
Xin Chúa Cứu Rỗi hết thảy nhân loại chúng con,
Nhận chìm chúng con tận đáy Thánh Tâm Chúa,
Đốt cho sạch tội lỗi trong ngoài chúng con.

Để xứng đáng đứng thẳng trước Tòa Chúa,
Để xứng đáng được đến Cổng của Thiên Đàng,
Để xứng đáng Chúa xót thương và đón nhận,
Tất cả mọi linh hồn khờ dại và đáng thương.

****

Hỡi con người tội lỗi hãy đến với Thánh Tâm Chúa!

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai

(06-27-13)

Cảm nhận của Cô Giáo Tân Tòng

Cảm nhận của Cô Giáo Tân Tòng

Monica

5/29/2015

Sáng nay 30.5.2015, trong Thánh lễ An táng Bà Maria Nguyễn Thị Phỉ, 66 tuổi, Giáo xứ Kim ngọc hân hoan đón nhận thêm 10 Tân Tòng.

Trong 10 học viên ấy, có 8 anh chị đã tốt nghiệp đại học. Có Cô giáo đang dạy học tại Trường Trung học phổ thông, có Chị cử nhân kinh tế làm ở Công ty A, có Anh kỹ sư công nghệ thông tin làm ở Công ty B…

Sau 6 tháng học giáo lý do Cha xứ Thầy xứ các Nữ tu hướng dẫn, các dự tòng có thêm nhiều hiểu biết giáo lý đồng thời mỗi ngày có thêm lòng yêu mến Chúa, Đức Mẹ và Giáo Hội. Họ đón nhận các Bí tích khai tâm trong niềm vui của toàn thể cộng đoàn. Hiệp thông cầu nguyện để đức tin của các Tân tòng này được: “bén rễ trong Đức Kitô, được xây dựng trên nền tảng Đức Kitô và được củng cố trong đức tin” (Cl 2, 7).

Đức tin được bén rễ trong cội nguồn là Bí Tích Thánh Tẩy, làm cho các Tân tòng từ con người trở thành con Thiên Chúa. Các bí tích khai tâm, như chiếc kiềng ba chân giúp các Tân tòng xây dựng đời mình một cách vững chắc trong Đức Kitô. Và một khi được xây dựng bởi hồng ân các bí tích, cách riêng ba bí tích khai tâm, các Tân tòng có thể thay đổi đời sống trong Đức Kitô, sẵn sàng tiếp bước theo Người.

Một Cô Giáo Tân tòng đã có những cảm nhận chân thực sâu sắc muốn chia sẻ với mọi người trong ngày hồng ân của mình và các bạn.

Ngày mai, tôi sẽ được làm con Chúa, cảm giác lúc này thật khó diễn tả, lo lắng có, hồi hộp có nhưng trên hết đó là niềm vui, sự hân hoan. Những cảm xúc, hình ảnh lần lược xuất hiện như một thước phim.

Tôi biết đến Chúa lúc nào nhỉ? Giáng sinh – cái đêm Giáng sinh cách đây lâu lắm rồi khi tôi còn bé tí được anh trai chở đi chơi. Thật đẹp, thật lung linh, thật đông đúc, náo nhiệt – đó là những gì tôi cảm nhận được. Tôi nhớ lúc đó tôi còn được xem một hoạt cảnh về Chúa giáng thế nữa thì phải, xem thì xem vậy thôi chứ chẳng hiểu gì. Đêm đó tôi vui lắm, trẻ con mà, được đi chơi là thích nhất còn gì.

Rồi sau này khi lớn lên, bước chân vào giảng đường đại học, tôi lại có dịp, à không, nói chính xác hơn là tôi bắt buộc phải tìm hiểu về Đạo Công Giáo, về Đức Giêsu Kitô. Vì sao ư ? Vì có liên quan đến môn học của tôi, tôi không muốn bị thi lại đâu, vì vậy tôi phải tìm hiểu thôi, mà cũng chỉ là tìm hiểu trên sách vở. Lúc đấy, Đạo Công Giáo, Phật giáo hay Hồi giáo thì cũng như nhau thôi, chẳng có gì đặc biệt đối với tôi cả.

Nhớ lần đầu tiên khi đọc kinh Lạy Cha trong quyển kinh nhỏ của ông anh ở cùng dãy trọ, tôi đã thốt lên rằng “ Trời ơi, cái gì mà khó đọc, khó hiểu quá vậy nè, làm sao mà thuộc nỗi.”. Ấy thế mà giờ đây kinh Lạy Cha tôi lại thuộc làu, đôi lúc còn đọc trong vô thức. Trong một lần tranh luận với nhóm bạn về tôn giáo, tôi còn hùng hổ tuyên bố không bao giờ lấy chồng đạo (ở đây tôi muốn nói đến Đạo Công Giáo), nghĩ lại cảm thấy buồn cười. Suy nghĩ đó của tôi có thay đổi một tí khi gặp và quen anh – lấy chồng đạo cũng chẳng sao. Tôi sẽ không theo đạo, đạo ai nấy giữ.

Anh không bao giờ bắt buộc tôi phải theo đạo nhưng anh dẫn tôi đi lễ cùng anh, chở tôi đi hành hương Đức Mẹ Tàpao. Anh còn chỉ tôi làm dấu thánh giá, kể cho tôi những mẫu chuyện về Chúa. Lần đầu tiên vào nhà thờ, tôi cảm thấy rất xa lạ, nói đúng hơn là không dám bước vào, cũng không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác sợ. Tôi cảm thấy lạc lõng, không biết làm gì trong khi mọi người đọc kinh, cầu nguyện, chỉ muốn ra khỏi nhà thờ ngay tức khắc nhưng lại không dám.

Nhưng dần dần, tôi lại thích đi lễ cùng anh, cái cảm giác lạ lẫm, sợ hãi ban đầu biến mất. Tôi thích nghe những bài hát được xướng lên trong buổi lễ. Tôi thích nghe Cha giảng về đạo làm con, về tình yêu của Đức Giêsu Kitô, về mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Tôi thích những bài học, những lời chỉ bảo, dạy dỗ mà cha gửi gấm trong từng bài giảng…

Và giờ mặc dù không có anh, tôi vẫn đi lễ, xa lạ thay bằng cảm giác thân quen, không còn cảm thấy lạc lõng. Tôi hiệp lời cầu nguyện và cùng với mọi người hát lên những lời ca ca ngợi Thiên Chúa. Giờ tôi cũng học, cũng tìm hiểu về Đạo Công Giáo, nhưng khác là nếu như trước kia tôi học vì tôi buộc phải học, học để biết, học để thi, thì giờ đây, tôi học với một niềm tin đang lớn dần trong tôi – niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất, muôn loài, tin vào Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, vì yêu thương con người mà chịu đóng đinh, chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ.

Chúa ơi, chỉ sáng mai thôi, con sẽ thực sự là con của Ngài. Con hèn mọn, nhỏ bé và yếu đuối và con cũng xin thú nhận đức tin của con cũng mong manh vô cùng; xin Chúa hãy đón nhận con, yêu thương con và tha tội cho con; xin Chúa hãy mở lòng con để con đón nhận Ngài được trọn vẹn trong niềm hân hoan, xin Chúa ban cho con sức mạnh để tránh xa tội lỗi, sống theo Thánh ý của Ngài, xin Chúa hãy hãy củng cố đức tin trong con.

Đêm nay, tôi sẽ khó ngủ vì cảm giác vừa lo lắng, vừa vui mừng và ngày mai sẽ là một ngày vô cùng đặc biệt đối với tôi.

Cô giáo Mônica

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

“Chỉ có Tình Yêu mới đáp đền Tình Yêu” – Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu

Trong một cuộc phỏng vấn, Mẹ Têrêsa Calculta đã phát biểu như sau:

Trong 20 năm phục vụ người nghèo, càng lúc tôi càng ý thức rằng: Cô đơn là căn bệnh khủng khiếp nhất của con người. Ngày nay, người ta đã tìm ra được thuốc chữa bệnh phong cùi. Bệnh nào cũng có thể có thuốc để chữa. Nhưng nếu người ta không biết chìa bàn tay ra để phục vụ và không có được một quả tim biết yêu thương thì con người sẽ không bao giờ chữa lành được căn bệnh khủng khiếp này.

Ai cũng đã hơn một lần hiểu được thế nào là cô đơn: một đứa bé rời gấu áo mẹ để cắp sách đến trường, một người ngoại quốc đặt chân đến một xứ sở xa lạ, một người bệnh nằm liệt giường lâu năm, một người tàn tật bị hạn chế trong các quan hệ với người khác v.v… Có lẽ không ai thoát khỏi sự cô đơn.

Chính Chúa Giêsu cũng cảm nghiệm sâu sắc niềm đau ấy. Mang lấy thân phận con người, chia sẻ khổ đau với con người, Ngài cũng không thoát khỏi cô đơn. Nỗi niềm ấy đã dâng cao trong nhiều giờ phút cuối đời Ngài khi bị treo lơ lửng trên không, làm trò cười cho những người xung quanh, Chúa Giêsu lại còn cảm thấy như bị chính Chúa Cha bỏ rơi. Ngài đã đi đến tận cùng sự cô đơn của con người. Nhưng cũng chính trong những giờ phút ấy, Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta chân lý tối hậu của Kitô giáo. Chân lý đó là “Thiên Chúa là Tình Yêu.” Qua thái độ tin phục và tín thác, Chúa Giêsu đã tỏ bày cho chúng ta thấy rằng: Chỉ trong Thiên Chúa Tình Yêu, con người mới tìm gặp được bản thân và thắng vượt được sự cô đơn.

***********************

Qúy vị và các bạn thân mến,

Hôm nay lễ Trái Tim Chúa Giêsu.  Năm 1698 – Tám năm sau ngày Thánh nữ Magarita Maria Alacoque, một nữ tu thuộc Dòng Thăm Viếng tại Pháp quốc qua đời, người ta khám phá được một tập sách có tựa đề: Tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu.  Tập sách đã khơi dậy những tâm tình sốt sắng của nhiều người Pháp đương thời đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Năm 1765, theo nhu cầu của hàng giáo sĩ, Giáo Hội tại pháp đã cho thiết lập lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.  Điều đáng ghi nhận là lễ này được phát sinh vào thời kỳ được mệnh danh là Thế kỷ của Ánh sáng.  Ánh sáng mà các triết gia của thế kỷ 18 đề cao chính là ánh sáng của khoa học và lý trí.  Nhiều người nhân danh lý trí để bác bỏ mọi tình cảm đạo đức và ngay cả niềm tin.  Do đó, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là một nhắc nhở cho con người thời đại về Tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu vượt qua mọi lý giải của khoa học và lý trí của con người.  Triết gia Pascal đã nói như sau: “Chính trái tim cảm nhận được Thiên Chúa, chứ không phải lý trí.”  Đức tin là thế đó!  Thiên Chúa cho anh trái tim chứ không phải lý trí để cảm nhận được Ngài.  Phép lạ của Con Một Thiên Chúa chính là trở thành người anh em của chúng ta, với một trái tim nhạy cảm đối với nỗi khổ đau của chúng ta.  Sự mới mẻ mà Chúa Kitô đã mang đến cho nhân loại là đã tỏ bày cho chúng ta một Thiên Chúa với một trái tim biết đập bằng những nhịp đập của trái tim con người.

Đó là tất cả lý do tại sao Giáo Hội không ngần ngại khẳng định trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng rằng: “Vui mừng và hy vọng, khổ đau và thử thách của con người cũng chính là vui mừng và hy vọng, khổ đau và thử thách của Giáo Hội.”  Giáo Hội chỉ có thể trung thành với Chúa bằng cách chia sẻ hoàn toàn cuộc sống của con người mà thôi.  Chỉ bằng một sự cảm thông và chia sẻ như thế, Giáo Hội mới có thể tỏ bày Trái Tim của Chúa Giêsu, hình ảnh trọn hảo của Thiên Chúa.  Trái Tim của Chúa Giêsu là một trái tim biết rung lên những nhịp của lắng nghe và cảm thông.

Với trái tim ấy, Ngài mời gọi chúng ta chờ đợi và nhận biết gương mặt của Thiên Chúa trong mỗi người anh em chúng ta, nhất là những người mà khổ đau làm cho biến dạng.

Với một trái tim ấy, Ngài cho chúng ta hiểu được rằng: Chính Thiên Chúa là Tình Yêu.

Với trái tim ấy, Ngài ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để đáp trả lại Tình yêu của Thiên Chúa bằng chính Tình yêu của chúng ta dành cho người anh em.

Với trái tim ấy, Ngài mời gọi chúng ta đặt tất cả tin tưởng và phó thác vào Tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

***********************

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, Ngài đã cho chúng con một quả tim mới, một Thần khí mới, xin dạy

con biết yêu như Ngài đã yêu để đền đáp lại tình yêu mà trái tim Ngài đã dành cho con.

Sưu tầm

“Này là Máu Ta”

“Này là Máu Ta”

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

Máu cần thiết cho sự sống. Thiếu máu nhiều bệnh nhân sẽ khó sống. Hiến máu đã cứu được nhiều người thoát chết. Hiến máu là tặng ban sự sống. Đó là hình ảnh cuộc hiến mình của Đức Kitô trên thập giá. Trong bữa tiệc ly, Đức Kitô cho biết Người sẽ đổ máu ra để cứu thế giới khi Người cầm chén rượu và nói: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống. Này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội”. Máu để cứu sống, máu để thiết lập giao ước, máu để tha tội, tất cả những ý nghĩa này đã được tiên báo trong Cựu ước.

Máu để cứu sống được diễn tả bằng hình ảnh con Chiên Vượt Qua. Để cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Chúa truyền cho người Do Thái giết một con chiên còn trong sạch, lấy máu bôi lên cửa. Đêm hôm ấy, thiên thần Chúa đến trừng phạt người Ai Cập, nhà nào có máu chiên bôi trên cửa sẽ được cứu thoát. Để tưởng niệm việc được cứu sống và được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, từ đó, hằng năm vào đúng ngày ấy, người Do Thái vẫn giữ tập tục giết chiên mừng lễ. Lễ đó gọi là lễ Vượt Qua. Con chiên bị giết gọi là con chiên Vượt qua. Khi hiến mình đúng vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu trở thành Chiên Vượt Qua mới. Máu Người đổ ra cứu linh hồn ta khỏi nô lệ tội lỗi và khỏi chết. Các thánh Giáo phụ cắt nghĩa rằng: Miệng ta là cửa linh hồn. Người rước Mình Máu Thánh Chúa vào miệng cũng như bôi máu chiên lên cửa nhà, sẽ được cứu sống và được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi.

Máu giao ước được diễn tả qua nghi lễ ông Môsê cử hành dưới chân núi Sinai. Bài đọc thứ nhất hôm nay thuật lại: “Ông Môsê sai các thanh niên trong dân Israel tiến dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò tơ làm lễ hiệp thông tế Chúa. Ông lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: Tất cả những gì Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và sẽ tuân theo. Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy trên dân và nói: Đây là máu giao ước Chúa đã lập với anh em”. Đó là giao ước cũ hay là Cựu ước.

Tại Việt Nam cũng như tại các nước Á Đông có tục “uống máu ăn thề”. Khi muốn giao kết với nhau, mỗi người lấy một chút máu của mình hòa chung vào một chén rượu. Sau đó mọi người chia nhau cạn chén. Việc uống máu ăn thề nói lên sự đồng tâm nhất trí. Những người cùng uống chung chén rượu pha máu trở nên ruột thịt với nhau, cùng sống cùng chết với nhau. Đức Giêsu đổ máu ra để lập một giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa. Máu Đức Giêsu giao hòa con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Máu giao ước đó làm cho con người trở thành con cái ruột thịt của Thiên Chúa và trở nên anh em ruột thịt với nhau. Đó là máu giao ước.

Máu để tha tội được dùng nhiều trong Cựu ước. Khi dâng lễ đền tội, người ta cũng xả thịt một con vật dâng cho Thiên Chúa. Thày cả lấy máu con vật vảy lên tội nhân để ban ơn tha tội. Khi ta rước Mình Máu Thánh Chúa, ta cũng được tha tội vì Máu Chúa không vảy lên thân xác, nhưng vảy vào linh hồn ta.

Những ý nghĩa mà máu súc vật trong Cựu ước tượng trưng nay được hoàn thành viên mãn trong Máu Đức Kitô.

Nhân loại đang rên xiết trong ách nô lệ đã được Người giải thoát. Nhân loại đang xa lìa Thiên Chúa và bất hòa với nhau đã được Người giao hòa thành một gia đình thương yêu thuận hòa, sống chết có nhau. Nhân loại đang sống trong tội lỗi được Máu Người tẩy sạch mọi vết nhơ.

Chúng ta được ân phúc dường ấy là nhờ Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Dòng Máu Người đổ ra đến đâu đem lại sự sống đến đấy. Dòng Máu Người lan tới đâu thì ban ơn tha tội đến đấy.

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy cảm tạ tình yêu vô biên của Người đã hiến mình, đổ máu để cứu chuộc ta.

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy đáp lại tình yêu của Người bằng cách siêng năng đến lãnh nhận và siêng năng đến thờ lạy Đức Giêsu ngự trong phép Thánh Thể.

Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy noi gương Người, biết quên mình, hiến thân phục vụ đồng loại.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1)    Bạn có tham dự Thánh lễ và chịu lễ sốt sắng không?

2)    Mỗi khi chịu lễ, bạn có cảm nghiệm được Đức Giêsu ngự trong bạn không?

3)    Yêu mến Chúa trong phép Thánh Thể, bạn có muốn nên giống Người, biết hiến thân phục vụ đồng loại không?

4)    Trong Kinh Thánh, máu có những ý nghĩa nào?

Mình Máu Thánh Chúa

Mình Máu Thánh Chúa

Tuyết Mai

Mình, Máu Thánh Chúa thật ư!?
Là Mầu Nhiệm Tình Yêu từ Ngôi Lời
Ngài thật là Con Chúa Trời
Xuống thế làm người cho đời bớt khổ

Quả trần đời là bể khổ!
Khổ hơn vì lòng người cô đơn luôn
Tìm lạc thú quên linh hồn
Tìm của chóng qua, phiền muộn muôn thuở

Vì loài người hay than thở!
Hãy tìm đến Chúa Ki tô, rất Thánh!
Thịt Ngài nằm trong chiếc bánh
Cùng Máu Ngài chan hòa tan trong rượu

Ôi Mình Máu Chúa kết tựu!
Là Của Ăn, Uống rất ư nhiệm mầu!
Ta hãy dâng Chúa nguyện cầu!
Hồn an xác mạnh toàn cầu Chúa thương

Con dân của Chúa can trường
Trung kiên, trung tín, theo Đường Chúa ta
Đường hẹp là Đường của ta
Ta về Nhà Chúa Nhà Cha trên Trời

Làm người sống ở trên đời
Sống sao biết Chúa biết người biết ta
Ăn ở ngay thẳng thật thà
Đừng mang lòng dạ gian tà quỷ ma

Hãy yêu người như yêu ta!
Mới đẹp lòng Chúa lòng Cha trên Trời
Mới xứng đáng Rước Con Trời
Linh hồn no thỏa một đời sống vui

Linh hồn ơi hãy đẩy lùi!
Những tham, sân, si, chôn vùi đất sâu
Tìm đến Chúa như hoa mầu
Đượm thắm ân tình Ngài sâu thẳm sâu

Ôi lậy Chúa con thật xấu!
Chẳng xứng đáng Rước Chúa đâu, Chúa ơi!
Nhưng xin Chúa đừng chấp tội
Một hãy biến đổi thay đổi tim con

Xin Chúa thay dạ đổi lòng!
Để chúng con được sống trong quỹ đạo
Của Yêu Thương, của Luật Đạo
Của Đường, của Đấng Sáng Tạo chỉ bảo

Xin Mình Máu Chúa tuôn trào!
Luân lưu trong con để tạo mới luôn
Dưỡng nuôi xác cùng linh hồn
Được bình an được mạch sống yêu thương

Xin Mình Máu Chúa rộng thương!
Ban thế giới bớt nhiễu nhương thảm họa
Khắp nơi hát khúc hoan ca
Để Danh Chúa được tụng ca phụng thờ

Con tin Tim Chúa rộng mở
Thương yêu nhân loại không ngờ không nghi
Dù tội thế gian đen xì
Chúa luôn có cách có gì khó đâu!?

Nhiệm Mầu quá! Quả Nhiệm Mầu!
Chúa yêu nhân loại từ lâu từ đầu
Dậy người tin có Đời Sau
Dậy người luôn sống trước sau chí tình

Trước kính Chúa yêu Thánh Kinh
Sau yêu người như yêu mình thì mới
Đẹp lòng Chúa đẹp lòng người
Là Điều Kiện để Cửa Trời rộng mở

Hỡi nhân gian cúi mình thờ!
Xin Chúa chúc lành để giờ Chúa Gọi
Được đi đến Thế Giới Mới
Một Thế Giới Chúa gọi mời để Đến

Một Thế Giới đầy cảm mến
Người người yêu thương cảm mến ngập lòng
Người người hạnh phúc chờ trông
Sống bên Thiên Chúa cõi lòng ngất ngây

** Xin bấm vào mã số để nghe và hát:

https://www.youtube.com/watch?v=7r2PfC-yoUw

Y Tá Của Chúa,
Tuyết Mai
(06-27-2011)
*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm

HỒNG ÂN THÁNH THỂ

HỒNG ÂN THÁNH THỂ

(Suy niệm Lễ Mình Máu Chúa)

Tác giả: Lm. Inhaxio Trần Ngà

Vào khoảng năm 2007, có một số người cho rằng họ đã nhìn thấy bức tượng thánh Mác-ti-nô đặt phía tiền đình nhà thờ Giáo Xứ Hạnh Trí (tỉnh Ninh Thuận), thuộc Giáo Phận Nha Trang, đột nhiên rung chuyển cách lạ lùng (giáo dân gọi là hiện tượng thánh rung) thì lập tức có rất đông tín hữu từ nhiều nơi cách xa hàng trăm cây số tuôn về để đọc kinh cầu nguyện suốt ngày đêm. Cả khuôn viên nhà thờ rộng lớn hơn cả mẫu tây cũng không đủ chỗ cho các tín hữu từ nhiều nơi tuôn đến cầu nguyện.

Và hôm nay, nếu có nguồn tin cho hay: Đức Mẹ hiện ra tại một nơi nào đó thì cũng sẽ có rất nhiều tín hữu từ khắp nơi sẽ tuôn đến không có chỗ chen chân.

Thế nhưng, có một sự kiện rất lớn lao vĩ đại là việc Chúa Giê-su là Thiên Chúa Ngôi Hai thực sự đang hiện diện và hiến dâng thân mình làm lễ tế trên bàn thờ trong mỗi Thánh Lễ hằng ngày thì rất nhiều tín hữu tỏ ra thờ ơ, hờ hững chẳng chút bận tâm!

Tại sao thế?

Vì phần đông tín hữu lầm tưởng Thánh Lễ chỉ là một nghi thức được lặp đi lặp lại nhiều lần để tưởng nhớ việc Chúa Giê-su chịu chết và sống lại cách đây 2.000 năm, nên họ cho rằng chỉ cần tham dự vài ba lần trong những dịp lễ lớn là đủ.

Hy tế của Chúa Giê-su trên đồi Can-vê và Thánh Lễ hôm nay chỉ là một

Tuy nhiên, Thánh Lễ không chỉ là nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su mà thôi. Thánh Lễ cũng là việc Chúa Giê-su tiếp tục hiến tế thân mình làm lễ tế hiến dâng cho Thiên Chúa Cha để cứu độ muôn người.

Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy rằng: Thánh Lễ hôm nay “hiện tại hoá hy tế Thập giá của Chúa Giê-su” cách đây 2.000 năm. Như thế có nghĩa là “Hy tế của Đức Ki-tô (trên đồi Can-vê năm xưa) và  Thánh Lễ hôm nay chỉ là một.” (GLHTCG số 1366, 1367)

Như vậy, chỉ có một Thánh Lễ do chính Chúa Giê-su cử hành:

– Bắt đầu vào lúc Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly;

– Lên đến cao điểm vào chiều thứ sáu khi Chúa Giê-su hiến tế thân mình trên đồi Can-vê;

– Và tiếp tục trong các Thánh Lễ hằng ngày cho đến tận thế (GLHTCG 1323, 1367).

Vậy thì Thánh Lễ cực kỳ thiêng liêng, cao cả và đáng quý trọng vô cùng chứ không chỉ là một nghi lễ tưởng niệm mà thôi.

Vì thế,

Khi ta tham dự Thánh Lễ là đang hiệp thông vào hy tế thập giá của Chúa Giê-su như Mẹ Maria, như thánh Gioan tông đồ năm xưa, nối gót Chúa Giê-su trên đường thương khó, cùng chịu đau khổ với Ngài.

Khi ta tham dự Thánh Lễ là cùng vác thập giá với Chúa Giê-su như ông Si-môn Ky-rê-nê từng vác thập giá với Chúa Giê-su trên chặng đường thương khó, để thông hiệp vào cuộc thương khó của Chúa và góp phần với Chúa để đền tội cho các linh hồn.

Hồng ân Thánh Thể

Khi chúng ta đi hành hương ở nhiều nơi, kể cả những nơi rất xa xôi và tốn kém, cầu mong được lãnh nhận những ơn thiêng do Chúa và Đức Mẹ thông ban, thì chưa chắc chúng ta có nhận được những ơn mà chúng ta mong ước hay không.

Tuy nhiên, khi đến tham dự Thánh Lễ với tâm hồn thành kính, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những hồng ân rất cao quý do Thánh Lễ mang lại, đó là:

-Được thứ tha tội lỗi

Khi dâng mình làm lễ tế trên đồi Can-vê hôm xưa, cũng là khi dâng mình trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa Giê-su hiến tế thân mình làm hy lễ đền tội cho muôn người để họ được ơn tha thứ và thoát khỏi án chết đời đời. (GLHTCG số 1365, 1366, 1367)

-Được hiệp thông nên một với Chúa Giê-su

Thiên Chúa như đại dương bao la, còn chúng ta như vũng nước nhỏ bên bờ đại dương.  Khi ta rước Chúa vào lòng, ngăn cách giữa ta với Chúa không còn nữa: Ta được tan hòa vào Chúa như ao nước nhỏ tan hòa vào đại dương và nên một với đại dương. Chính Chúa Giê-su đã khẳng định điều này: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).

-Được tiếp nhận sự sống của Thiên Chúa

Vì được hiệp thông hoàn toàn nên một với Chúa Giê-su như ao nước hoà chung với đại dương, như bàn tay nên một với thân mình, nên Sự Sống đời đời của Chúa Giê-su sẽ được thông truyền qua cho chúng ta, châu lưu trong huyết quản chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới được sống đời đời như lời Chúa Giê-su xác nhận: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6,54).

Lạy Chúa Giê-su, Chúa phải trả giá rất đắt, trả giá bằng cả cuộc đời và sinh mạng của Chúa để ban tặng cho chúng con những ân huệ quá đỗi tuyệt vời qua từng Thánh Lễ. Lẽ nào chúng con cứ ngoảnh mặt quay lưng hay tỏ ra thờ ơ hững hờ với những hồng ân cao vời như thế!

Xin cho chúng con siêng năng tham dự Thánh Lễ hằng ngày để cùng hiến tế cuộc đời với Chúa, đồng thời cũng được tận hưởng muôn vàn ân phúc lớn lao.

Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà

Những hiện tượng siêu tự nhiên trong Lễ Phong Chân Phước cho ĐTGM Oscar Romero

Những hiện tượng siêu tự nhiên trong Lễ Phong Chân Phước cho ĐTGM Oscar Romero

Đặng Tự Do

Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời

Khi thánh tích Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero, là chiếc áo sơ mi vấy máu mà ngài mặc khi bị bắn chết được rước lên, và cộng đoàn bắt đầu hát kinh Vinh Danh, bầu trời xám xịt trong một tuần đầy mưa bão đột nhiên như mở ra và mặt trời ló dạng với một vầng hào quang, mà từ chuyên môn gọi là “solar halo”, một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra.

Cha Manuel Dorantes, linh mục thuộc tổng giáo phận Chicago Hoa Kỳ, phụ tá tiếng Tây Ban Nha cho Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho thông tấn xã Công Giáo CNA biết như trên hôm 29 tháng Năm. Ngài xác tín rằng hiện tượng siêu tự nhiên này cho thấy việc phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero “rất đẹp lòng Đức Chúa Trời”.

Quý vị và anh chị em có thể thấy hiện tượng này được ghi lại trong video Vietcatholic đã phát trong tuần qua Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/05 – 27/05/2015: Chân Phước Tổng Giám Mục Oscar Romero, url: http://www.vietcatholic.net/News/Html/137744.htm

Cha Manuel nói: “Thật tình mà nói, đây là hiện tượng siêu tự nhiên đầu tiên tôi chứng kiến trong đời mình”.

Ngài thuật lại rằng sau khi Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh tuyên đọc sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận Đức Tổng Giám Mục là vị tử đạo vì đức tin và tuyên phong Chân Phước cho ngài; sắc lệnh này được đọc lại một lần nữa bằng tiếng Tây Ban Nha trước khi cộng đoàn bắt đầu hát Kinh Vinh Danh và thánh tích của Đức Cha Romero được rước lên cho Đức Hồng Y tôn kính. Lúc ấy, “một hiện tượng rất kỳ lạ đã xảy ra”.

Cha Manuel cho biết tiếp: “Khi thánh tích được rước ra, và chúng tôi đang hát Kinh Vinh Danh, thì bất ngờ, trời như mở ra trên chúng tôi, mặt trời ló dạng. Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời”.

“Ngay khi tôi nói với anh đây, tôi vẫn còn thấy lạnh tóc gáy”. Ngài cho biết, mọi người không ai bảo ai đều nhìn lên.

“Có những linh mục bắt đầu khóc. Tôi cũng khóc, nhiều linh mục khóc. Các Giám Mục đứng trong khán đài có mái che không thấy nên bước hẳn ra ngoài để nhìn cho rõ chuyện gì đã xảy ra.”

Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.

Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.

Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.

Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.

Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.

Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.

Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.

Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.

Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.

Chính vì sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.

Án phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám mục Romero đã vấp phải những quan ngại cho rằng ngài đã bị giết vì tham gia chính trị, chứ không phải vì đức tin của mình. Năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã khai thông mọi bế tắc trong tiến trình phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Ngài nói rằng Đức Tổng Giám Mục Romero “đáng được phong Chân Phước, tôi không bao giờ hồ nghi về điều đó”.

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

LM Giuse Phạm Thanh Liêm

Chúa Nhật thứ hai sau lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.  Đây là lễ rất quan trọng, vì nó diễn tả sự hiểu biết và niềm tin của Kitô hữu vào Đức Giêsu Kitô.

I. Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến tuyệt vời

Khi Thiên Chúa đưa dân Do Thái ra khỏi Aicập, dân đã phải đi trong hoang địa bốn mươi năm trường.  Giữa chốn hoang vu như vậy và không canh tác, làm sao dân có lương thực để ăn?  Thiên Chúa đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân.  Đây là một điều rất lạ lùng trong lịch sử loài người.  Dân Do Thái đã tưởng rằng Môsê là người đã cho dân Manna, nhưng Đức Giêsu đã đính chính: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi đã cho các ông ăn bánh bởi trời…” (Ga 6, 32).

Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, cũng là bữa tiệc Đức Giêsu và các môn đệ làm theo truyền thống Do Thái tưởng niệm lễ Vượt Qua, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là mình thầy, sẽ bị trao nộp vì anh em;” cũng tương tự vậy, Ngài cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra vì anh em” (Mc 14, 23-24).

Bí tích Thánh Thể là sáng kiến tuyệt vời của Đức Giêsu. Bí tích Thánh Thể là biểu tượng tình yêu của Đức Giêsu cho con người, cho thấy Đức Giêsu đã tự nguyện chấp nhận cái chết, điều mà hôm sau như thể Đức Giêsu không thể nào trốn thoát được. Đức Giêsu như tấm bánh được bẻ ra nuôi sống nhiều người.  Đức Giêsu là lương thực, là sự sống cho con người.  “Ai không ăn bánh này, sẽ không có sự sống nơi mình” (Ga 6, 53).

II. Bí tích Thánh Thể hàm chứa một mặc khải sâu xa

“Làm sao một người lại có thể lấy máu thịt mình nuôi sống chúng ta?” (Ga 6, 52).  Người ta dùng cơm bánh để sống chứ không ai ăn thịt uống máu người khác để sống. Quả thực lời nói của Đức Giêsu thật “khó nghe” đối với không chỉ con người đương thời nhưng cả với con người của mọi thời đại.  Đứng trước người phát biểu lời này, người ta sẽ nghĩ, hoặc đây là một người điên, hoặc đây là một người rất đặc biệt.

Đứng trước lời nói “sống sượng” của Đức Giêsu, một số đông dân chúng đã bỏ không đi theo Đức Giêsu nữa.  Cả một số môn đệ xưa nay đi theo Ngài, cũng bỏ Ngài: “Lời chi mà sống sượng thế, ai nghe cho nổi” (Ga 6, 60).  Đức Giêsu cũng nhận ra điều đó; Ngài hỏi nhóm mười hai: “còn các anh, các anh có muốn bỏ đi không?” (Ga 6, 67); và Phêrô đã có một câu trả lời rất đặc biệt: “bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai, Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6, 68).  Thật sự, không thể ngờ rằng Phêrô có câu trả lời rất đặc biệt như vậy.  Không có ơn từ trên, Phêrô không thể có câu trả lời như vậy. Không có ơn từ trên, người ta không thể tin bí tích Thánh Thể được.

Làm sao một người lại có thể là lương thực nuôi sống người khác?  Nếu không phải là người bị khùng điên, thì hẳn phải là một người rất đặc biệt.  Người này phải có một nguồn gốc thần linh.  Những người chấp nhận lời nói này của Đức Giêsu, phải là người được ơn như Phêrô và các môn đệ, nhận ra nguồn gốc siêu vượt của Đức Giêsu.  Nếu chỉ là phàm nhân, thì không thể lấy thịt máu mình nuôi sống người khác.  Đức Giêsu là người thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn.  Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật.  Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể.

III. Bí tích Thánh Thể quy tụ và phát triển Giáo Hội Chúa Kitô

Ngày xưa người Do Thái đã có thói quen tụ họp nhau vào ngày sabát để nghe đọc Lời Chúa.  Chính thánh Phaolô cũng dùng những dịp người Do Thái gặp nhau này để rao giảng Đức Giêsu phục sinh cho người Do Thái.  Với niềm tin vào Đức Giêsu phục sinh, Kitô hữu tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa và cử hành nghi thức bẻ bánh: “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà phán…” (Mc14, 22).  Kitô hữu không chỉ tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, mà còn để ăn thịt và uống máu Chúa, để có sự sống đời đời.

Ngày xưa khi nghệ thuật in ấn chưa phổ biến, việc tụ họp nhau để nghe Lời Chúa và được nghe giải thích Lời Chúa là chuyện cần thiết.  Ngày nay, với phương tiện hiện đại người ta có thể có sách Lời Chúa để đọc hằng ngày, được nghe diễn giải Lời Chúa bất cứ lúc nào người đó muốn, nên nếu chỉ để nghe Lời Chúa, thì người ta không cần đến với nhau nữa.  Tuy nhiên, Kitô hữu vẫn tiếp tục tụ họp nhau, không chỉ để nghe Lời Chúa nhưng còn để tham dự nghi thức bẻ bánh, để tham dự bí tích Thánh Thể.

Hiểu như trên, người ta nhận ra nét đặc biệt của giáo huấn về bí tích tư tế thừa tác nơi Hội Thánh Công Giáo.  Bí tích Thánh Thể qua thừa tác viên tư tế mang tính xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô.  Không phải tất cả mọi người đều có thể cử hành bí tích Thánh Thể.   Bí tích Thánh Thể không chỉ là dấu chỉ mình máu thánh Đức Giêsu Kitô, nhưng là biểu tượng, là dấu chỉ thực, vừa là dấu chỉ vừa là thực tại, là chính mình máu Đức Kitô.  Chức vụ tư tế phổ quát, tư tế vương giả của mọi Kitô hữu, giúp Kitô hữu tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô.  Niềm tin vào bí tích Thánh Thể diễn tả sự hiểu biết sâu xa của Kitô hữu về chính Đức Giêsu, đồng thời củng cố nuôi dưỡng Hội Thánh.  Đức Giêsu không chỉ là con người, nhưng còn là Thiên Chúa nhập thể.  Chính Thiên Chúa xây dựng và củng cố Hội Thánh của Ngài qua bí tích Thánh Thể.  Đức Giêsu Kitô củng cố và nuôi dưỡng Hội Thánh Chúa mỗi ngày.

LM Giuse Phạm Thanh Liêm

Chứng nhân Tín Thác vào Lòng Thương Xót Chúa

Chứng nhân Tín Thác vào Lòng Thương Xót Chúa

Maria Kiều Thơm, Giáo xứ Bà Rịa.

Con là Maria Kiều Thơm, ở Giáo Xứ Bà Rịa. Cách đây hơn 5 năm, được Chị bạn tên là Hoàn, một người đã được cảm nghiệm, biết về LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa, kêu gọi tham gia cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa. Chị Hoàn đi đến với một số cá nhân quen biết và mời con cùng chị cầu nguyện “LÒNG THƯƠNG XÓT” . Con tham gia được một thời gian ngắn thì lòng thương xót Chúa đánh thức con, dù trước đó mang tiếng là người có Đạo nhưng con không biết cầu nguyện trong phó thác, tin yêu, không có đời sống tín thác.

Khi đó con đã cảm nghiệm được LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa, nhờ đến lòng LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa mới biết cầu nguyện và có đời sống cầu nguyện thâm sâu hơn. Mối khi con tìm đến với Lòng Thương Xót Chúa thì tâm hồn an hòa và hạnh phức lắm, được Chúa biến đổi và biết xót thương Anh Em. Chúa cho con nhận ra, đến với LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa mà không đồng cảm với các Bệnh Nhân, cảm thương người nghèo khổ, thương xót người khốn khó thì hóa ra con không thực hiểu, thực biết về LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa.

Từ khi được Chúa mở mắt cho con, thì con đã hành động như sau, dù gia đình khó khăn, nhưng con đi đến các Cộng Đoàn, xin cung cấp nhu yếu phẩm, tặng vật  rồi đem đi phân phát cho người nghèo khó hơn con. Có người hiểu thì cho, còn những người không thông cảm thì  bị họ từ chối không cho, bị khinh bỉ, và xua đuổi, lúc ấy con cảm thấy rất nhục nhã,ê chề lắm nhưng con xin ơn Chúa làm cho con có sức chịu đựng và có thể tiếp tục.

Dù gia đình, chồng con cũng nản, hờn trách và  khuyên can con hãy thôi đi, đừng đi xin thay cho người nghèo nữa vì ít người hiểu được lòng mình. Dù chán nản, nhục nhã nhưng tình yêu từ LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa thúc bách con không thể dừng lại được. Khi con chậy đến xin LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa thì con có sức mạnh để tiếp tục đứng lên và ra đi  chia sẻ với Anh Em đau khổ.

Những khi có các gia đình trong Cộng Đoàn bị hoạn nạn thì chúng con có sáng kiến mời cả Cộng Đoàn đến cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT  Chúa, rồi cùng gia đình các người bị nạn, đau ốm cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT,  làm tuần chín ngày để cầu nguyện cho họ.

Đến nay, con cầu nguyện cho Cả 3 gia đình bị nạn thì họ đều được ơn đúng như lời Chúa hứa.

( Thánh nữ Faustina đã ghi lại lời Chúa hứa trong nhật ký “Lòng thương xót”, như sau:

–          Chúa nhắc lại: “Này con, Ta nhắc cho con nhớ, cứ mỗi lần nghe đồng hồ điểm 3 tiếng, con hãy gieo mình ngụp lặn vào Lòng Thương Xót của Ta. Hãy bái thờ và tôn dương Lòng Thương Xót. Hãy khẩn cầu quyền năng vô hạn của Lòng Thương Xót cho các tội nhân khốn nạn cách riêng. Bởi chính vào giờ điểm này, Lòng Thương Xót được mở rộng cho hết mọi linh hồn. Vào giờ này, con có thể nhận được bất cứ ân huệ nào cho chính mình và cho người khác qua lời cầu xin của con. Đây là giờ ân sủng của toàn thế giới. Lòng Thương Xót vượt thắng cả công lý …)

Gia đình thứ nhất, Anh bị biến chứng bệnh trĩ đã chuyển sang bội nhiễm trùng, giải phẩu đến làn thứ ba rồi, mổ lần chót trong vòng  một tuần lễ, vụn mủ bể ra ở ruột già, hôi thối không thể nào chịu được, Anh đau những cơn đau khủng khiếp, Ai cũng nghĩ là tình trạng không thể nào sống nổi, lành nổi vì bội nhiễm.  Cùng với gia đình, chúng con làm tuần chín ngày,  thế mà sau ba tuần lễ đã khỏi hết, lành bệnh đã ba năm dù các bệnh nhân mổ trĩ nhẹ hơn vẫn có thể bị nhiễm trùng, cũng đã có mấy trường hợp hậu phẫu nhiệm trùng và không qua khỏi.

Gia đình thứ hai, bị Ung thư ruột, cùng với gia đình bệnh nhân, con cùng họ làm tuần 9 ngày. Người Vợ của bệnh nhân  thì rất đạo đức còn người chồng thì không tin. Con mời Cộng Đoàn đến cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa trong ngày đầu mọi người kéo đến, hiệp ý cầu cho Anh khá đông, sau đó cùng với gia đình chúng con làm tuần LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa trong chín ngày cho Anh. Cứ tối đến, con đến với gia đình và cùng cầu nguyện cho Anh. Tình trạng của Anh nay đã rất khả quan, sau khi Hóa trị tám lần, giờ mọi vết chứng Ung thư không còn nữa, mọi tế bào ung thư đều không còn nữa.

Gia đình thứ ba, một cháu bị tai nạn, xe gắn máy của cháu bị xe tải tông vào, tai nạn nghiêm trọng, khi bị đụng người cháu bay lên cao 2 mét, đầu cắm xuống nền đường, theo các người cùng trên đoạn dường đã chứng kiến. Sọ cháu bể và đâm vào phần não trái của cháu, não bị dập và sưng phù lên, cháu hoàn toàn ở trong tình trạng bất tỉnh, hôn mê, bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy giải phẫu ngay khi tiếp nhận Cháu.

Hâu giải phẩu Bác Sĩ nói tình hình không khả quan. Trong lúc cháu bất tỉnh hoàn toàn trong nhiều ngày, cả gia đình chỉ biết khóc trong tuyệt vọng.

Con mời cả cộng đoàn đến rất đông tại nhà Bố Mẹ Cháu để cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa trong buổi tối đầu tiên, sau đó vào các buổi tối kế tiếp, con đề nghị với gia đình hợp ý cùng với con làm tuần Cửu Nhật LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa. Con khyến khích:

–          Cộng Đoàn cầu nguyện LTX Chúa trong 1 ngày đầu, mỗi tối tiếp sau đó, tôi sẽ đến với gia đình để  làm tuần 9 ngày hợp ý cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa để cộng lại sự hiệp thông và càng  gia tăng lòng tín thác vào Chúa. Cứ vững lòng tin.

Gia đình, hàng xóm cùng tham gia cầu nguyện và  càng thêm  lòng trông cậy Chúa trong tuần Cửu Nhật sốt sắng này. Bố cháu vững tin và  tuyên đoán rằng “ đủ chín ngày này là cháu sẽ tỉnh”, ra khỏi tình trạng hôn mê!.

Quả đúng là như vậy, vào ngày thứ 9…cháu tỉnh lại, qua khỏi cơn bất tỉnh và hết hôn mê. Bác sĩ nói tinh thần cháu phục hồi rất nhanh, những người bị hôn mê não và thương tổn não như cháu, thậm chí bị nhẹ hơn cũng không hồi phục nhanh chóng như vậy. Cháu đã qua cơn nguy, tỉnh lại và hồi phục cho đến nay là tròn một tháng, cháu tỉnh và biết hết các sự kiện chung quanh, tay chân cử động được.

Con nghiệm ra một điều là LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa không bao giờ bỏ mình chỉ có mình bỏ Chúa mà thôi.

Nhờ LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa khi đi xin cho người nghèo, con không bao giờ phản ứng lại các lời khinh bỉ, dèm pha, xua đuổi dù rất đau và nhục nhã. Sức mạnh nhẫn nhục này là do cầu nguyện LÒNG THƯƠNG XÓT Chúa. Tình yêu Chúa thôi thúc con ra đi.

–          Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa; chúng tôi có khôn, thì cũng là vì anh em. Tình yêu Ðức Kitô thôi thúc chúng tôi, … (2 Corinto 5: 13-14a)

Bạn có thể nghe trực tiếp Lòi chứng của chị Kiều Thơm qua mạng “Lòng Thương Xót Chúa”,  được  linh hướng bởi Cha Trần Đình Long, bằng cách nhấp chuột vào nối kết  sau đây:

http://thuongxot.net/CHUNGNHAN/daile10.mp3

GENE TỐT TỪ THIÊN CHÚA

GENE TỐT TỪ THIÊN CHÚA

Tuyết Mai

Thật phải khi con người được Chúa cho sinh ra đời thì ai cũng có được gene Chúa ban cho rất tốt đẹp, cứng cáp, mạnh khoẻ, tốt lành và hoàn mỹ theo mắt Chúa.   Điều này thì ai cũng công nhận là đúng nhưng sao có người trong chúng ta thường hỏi nhau là cớ gì mà tôi khi sinh ra đời không được tốt đẹp và bình thường như mọi người khác?.

Nhiều người trong chúng ta chưa có được trưởng thành trong sự cảm nhận về tình yêu Thiên Chúa của chúng ta thì sẽ liền đổ thừa là vì Đấng quyền năng vô song đã sinh ra tôi như thế và Người muốn tôi phải như thế … Nhưng thật ra nếu chúng làm con cái Chúa phải hiểu được điều vô cùng quan trọng này là Thiên Chúa Người yêu con người đến đỗi đã hy sinh mạng sống mình cho con cái Người được sống và sống dồi dào.

Trước tiên chúng ta nên hỏi rằng trong suốt thời gian chúng ta chờ được sinh ra đời thì cha mẹ chúng ta đã làm gì trong thời gian ấy?.   Gây lộn nhau hằng ngày như cơm bữa vì cuộc sống lấy nhau là một sự tính toán thiếu trưởng thành?.   Vì ở với nhau như vợ chồng nên có con ngoài dự tính mà phải lấy nhau trong khi cả hai chẳng có công ăn việc làm?.   Lấy nhau do cha mẹ hai bên bắt ép phải lấy vì môn đăng hộ đối mà cả hai không có chút gì yêu thương nhau?.   Lấy nhau vì bị bán cho người ngoại quốc để trả nợ cho cha mẹ.   Lấy nhau vì tiền, tài và công danh? v.v…

Chưa kể là đàn ông hay đàn bà thì hút thuốc, nhậu nhẹt, chơi bời cả đời nên đẻ con ra chúng không bị bệnh này thì chúng cũng bị bệnh khác.   Chúng sanh ra đời mang nhiều chứng bệnh mà do vợ, hay chồng có CIDA (AIDS) trước khi mang thai.   Có cha hay mẹ dùng thuốc phiện, ma túy, cần xa rồi sanh con ra không biết chúng mang chứng bệnh gì luôn mà cứ lột cả da từ khi sanh chúng ra cho đến khi chúng chết vì bệnh “lạ”, v.v…

Đó là chưa kể những gen (gene) truyền xuống từ đời cha ông của chúng ta.   Sao chúng ta bậc cha mẹ không bao giờ biết có trách nhiệm trên chính bản thân của mình mà lại vô trách nhiệm bằng cách là đổ thừa cho ông Trời quá ác độc đã mang đến cho họ cái họa cả đời là có những người con mang những chứng bệnh quái ác mà đến ngày hôm nay giới y khoa cũng phải bó tay mà không thể biết để chữa được.

Thật lòng mà nói đến ngày hôm nay trong chúng ta ai đã từng là cha mẹ, ông bà mà vẫn còn đổ thừa tất cả mọi sự việc không tốt (xui) cho ông Trời là Thiên Chúa chúng ta, kế đến là đổ thừa cho con cái và đổ thừa trên tất cả mọi sự mà không là do chính mình làm gây ra?.   Ở đời chúng ta học biết có câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” mà nhiều người trong chúng ta chẳng biết xót thương con cái là gì.   Có người chồng muôn đời làm bậy thì đổ thừa trên vợ trên con.   Hay ngược lại các bà vợ bà mẹ cũng làm như thế?.   Xem ra cuộc sống này có được mấy người trưởng thành để biết tự vấn chính mình, xem lại cuộc sống của mình, và mong muốn cho chính mình cùng mọi người trong gia đình ngày được nên tốt lành hơn?.

Bằng cách không ngừng học hỏi, sửa đổi và làm mới hơn tốt hơn cho chính mình và mọi người chung quanh.  Muốn được thế thì xin chúng ta con cái Chúa phải biết dành thời giờ trong ngày để Cầu Nguyện, dâng kinh, tâm sự và chia sẻ mọi vất vả trong ngày lên cho Chúa.   Có thế thì con người luôn yếu đuối của chúng ta mới được Thiên Chúa ban ơn, dõi mắt, gìn giữ, định liệu và lo toan cho mọi thứ.   Để gia đình và xã hội trở nên một nơi đáng để yêu và đáng để sống hơn.

Ấy cái cốt lõi tốt mà chúng ta tạm hiểu là nhờ Thiên Chúa mà chúng ta có sẵn cái cốt lõi tốt từ khi chúng ta được sanh ra đời.   Nó được ví như cái sợi dây ta đeo ở cổ tay mà cha mẹ sắm cho ở ngày Thôi Nôi, nó bằng vàng thì khi lớn lên theo thời gian và có khả năng thì chúng ta sẽ từ từ sắm thêm những mảnh bằng bạc, bằng vàng, hay bằng kim cương để chứng minh rằng chúng ta khá giả và thành công trên đường đời Trần Gian.

Còn ai có cốt lõi không tốt thì ví như được cha mẹ sắm cho sợi dây đeo bằng dây nhợ nhưng khi lớn lên có cơ hội ăn nên làm ra,  mua được những mảnh kết đầy kim cương vào sợi dây nhợ ấy thử hỏi lâu năm sợi dây ấy nó sẽ bị tơi ra và đứt đi chứ, thưa có phải? Y như người xây nhà lầu trên cát vậy!.   Do đó cuộc sống của chúng ta trên cõi đời tạm dung này nếu chúng ta biết sống có Chúa trong cuộc đời thì dù chúng ta có tàn phế nhưng Chúa sẽ luôn ban cho chúng ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời.

Lạy Thiên Chúa xin thương yêu chúng con là những con người yếu đuối luôn cảm thấy mình là người tàn phế thiếu tự tin mà chỉ biết ngửa tay xin xỏ lòng thương hại của người khác.   Vâng, ngay từ trong gia đình là chúng con đã sống thế mà lại không có Chúa trong cuộc đời thì thử hỏi xã hội sẽ như thế nào? Toàn những người vô cảm, vô lương tâm, vô ơn, bội bạc, màu mè và rất đạo đức giả như Chúa từng lên án thành phần Pharisêu, Biệt Phái và nhà thông luật Chúa xưa.

Nguyện xin Thiên Chúa dủ lòng thương ban ơn xuống cho hết thảy chúng con, giúp chúng con có cơ hội trở về cùng Chúa như cuộc sống yên hàn và rất hạnh phúc giữa vị Mục Tử nhân hiền và bầy chiên ngu khờ của Chúa.   Amen.

** Xin bấm vào mã số để nghe và hát:
https://www.youtube.com/watch?v=Fu3Um_yF9_k

(Vui Trên Đồng Cỏ Xanh)

Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
06-01-15
———————————————–
**::* Vui Trên Đồng Cỏ Xanh *::**
*~* Tuyết Mai (25) 10-08-03 *~*

Trời cao mênh mông bao la
Đàn chim tung bay phương xa
Đồi non xanh um mây trắng giăng
Hồ hởi với những bước chân nhịp nhàng
Đưa ta đến đồng cỏ xanh non
Sống thanh bình chỉ cần Chúa mà thôi
Sống bên Ngài hạnh phúc nhất trần đời

Ngài chăn nuôi tôi hôm nay
Ngài lo cho tôi hôm mai
Một tương lai không lo lắng chi
Vậy bạn hỡi! hãy sống cho trọn tình
Luôn tha thiết hòa với anh em
Đem tình Ngài vào cuộc sống bon chen
Tới muôn người cần được biết tình Ngài

ĐK:
Vì yêu Chúa đã hy sinh
Bỏ thân cứu lấy dân chiên
Ngài đã chuốc lấy bao muộn sầu
Trên Thánh Giá trên Thập Tự khổ đau
Cho chiên Ngài được mãi mãi bình an

Về đây dâng muôn câu ca
Ngài ơi, thương con xin tha
Vì con chiên hoang nay trở về
Vì đã chán ngán thú vui thế trần
Hôm nay đến đồng cỏ xanh non
Hứa trọn đời chỉ gần Chúa mà thôi
Sống bên Ngài hạnh phúc nhất trần đời

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi đem đến những phương trời xa để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

Trần Trung Đạo: Tâm bút cùng Trà Kiệu

Trần Trung Đạo: Tâm bút cùng Trà Kiệu

– Tin nổi bật, Bình Luận

Làng Phật Giáo Mã Châu, nơi tôi sinh ra, cách làng Công Giáo Trà Kiệu, nơi Th., bạn tôi, sinh ra, khoảng mười cây số và một con sông. Trong làng tôi, ngoài trừ gia đình người chú họ, sau khi đi làm ăn xa trở về làng cũ, trong hành trang của chú còn có thêm một cây Thánh Giá và bức hình Đức Mẹ, tất cả bà con còn lại đều là Phật Tử. Đoạn đường từ trạm Nam Phước lên đến quận Duy Xuyên chỉ dài hơn năm cây số nhưng đã có đến bốn ngôi chùa. Các ngôi chùa làng rất nhỏ, mái ngói cong, thường xây cạnh những cây đa già. Tuổi thơ tôi lớn lên trong một môi trường Phật Giáo và dưới bóng mát của hồn quê hương đơn sơ chất phác đó.

Phần lớn bạn học các lớp trung học đệ nhất cấp ở trường quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trong đó có cả Th., và Diệp đều là người Trà Kiệu. Ba của Diệp lái xe Lam ba bánh. Cuối tuần tôi thường ra Chợ Quận đứng chờ xe của bác đi ngang là tôi đi theo lên Trà Kiệu chơi với đám bạn. Từ Mã Châu đi Trà Kiệu không xa nhưng phải qua Cầu Chìm, một chiếc cầu nhỏ bắc ngang một trong những nhánh sông Thu Bồn chảy ra hướng Cửa Đại. Vì được xây quá gần với mặt nước nên mỗi khi trời mưa lớn là xảy ra cảnh nước chảy qua cầu. Đám học sinh bên kia sông buổi sáng đi bộ đến trường nhưng buổi chiều nhiều khi phải đi đò về nhà. Bên chân cầu là một chiếc lô-cốt bằng xi-măng, tàng tích của chế độ Thực Dân còn để lại và cũng là một nhắc nhở của vết thương hằn sâu trên da thịt quê hương tôi, làm nhức nhối bao nhiêu thế hệ đã qua và còn mưng mủ cho đến bây giờ.

Trà Kiệu, với diện tích khoảng một cây số vuông, đẹp một cách hùng vĩ và linh thiêng. Phía Tây Trà Kiệu là rặng núi Kim Sơn chạy dài, hút sâu vào dải Trường Sơn trùng điệp. Phía Nam là di tích thành lũy và hoàng cung của một thời vàng son trong lịch sử Chiêm Thành. Theo sử sách ghi lại, đồng bào Công Giáo Trà Kiệu phần lớn từ miền Bắc di cư vào miền Trung, bắt đầu là người ở Kẻ Chợ Hà Đông vào khoảng năm 1684. Họ sống tập trung nhau để dễ bề giữ đạo và giúp đỡ cho nhau. Trong tôi vẫn còn in lại hình ảnh những bậc tam cấp bằng đá của nhà thờ Trà Kiệu, nơi chúng tôi đã ngồi trong những buổi chiều vàng nhìn xuống xóm nhà của các bạn tôi, được dựng bên những thửa ruộng xanh bao vòng quanh chân núi.

Thế nhưng, không phải ai ở quê tôi cũng đối xử với nhau một cách vô tư, hồn nhiên và hòa đồng như tôi và đám bạn Trà Kiệu của tôi. Không ít người dân Quảng, vốn rất tự hào về truyền thống cách mạng, chống Thực Dân Pháp, Địa Linh Nhân Kiệt, Ngũ Phụng Tề Phi, thường nghĩ về Trà Kiệu như là một làng Công Giáo biệt lập. Càng tự hào với truyền thống chống Thực Dân bao nhiêu thì họ lại càng dễ có thái độ khắt khe, xa cách với đồng bào Trà Kiệu bấy nhiêu. Với những người mang nặng định kiến, hẹp hòi và bảo thủ, đồng bào Trà Kiệu, dù sống trên cùng một quê hương nhưng không cùng chung nhau trọn vẹn một chiều dài lịch sử. Sự xa cách đó không phải tự nhiên mà có, cũng không phải chỉ đơn giản là sự cách biệt lương giáo chung chung mà thôi, nhưng những chia rẽ giữa những người đã chôn khúc nhau trên cùng mảnh đất, bắt đầu bằng máu, đổ xuống trong đêm 1 tháng 9 năm 1885 và chảy dài suốt thời kỳ thực dân đầy thù hận, khổ đau, tang tóc.

Đêm đó nghĩa quân thuộc phong trào Văn Thân tỉnh Quảng Nam với khẩu hiệu Bình Tây Sát Tả đã mở liên tục các cuộc tấn công vào làng Công Giáo Trà Kiệu lúc bấy giờ đặt dưới sự lãnh đạo tinh thần của Linh Mục Bruyere, được gọi bằng tiếng Việt là Cố Nhơn, thuộc Hội Thừa Sai Pháp. Trong làng thời đó chỉ có khoảng 370 thanh niên có thể chiến đấu với vỏn vẹn 5 khẩu súng. Họ phải tự rèn gươm giáo, đúc súng đạn, dành dụm từng chút lương khô trong cuộc chiến tranh tự vệ khó khăn và quyết liệt. Sau lưng là núi, trước mặt là con đường độc nhất dẫn ra tỉnh đã bị bao vây. Họ không có đường lui và cũng không còn đường tiến. Cuộc chiến đấu của họ mang trọn vẹn ý nghĩa của “tự do tôn giáo hay là chết”.

Sau 21 ngày tấn công và chống đỡ đẫm máu giữa người Quảng và người Quảng, giữa người Việt và người Việt, giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo và các đơn vị Văn Thân Bình Tây Sát Tả, đã gây ra rất nhiều thiệt hại, mất mát cho cả hai bên. Máu người dân Quảng đã chảy trên đồi Bửu Châu thiêng liêng, xương người dân Quảng đã phơi trên cố đô Chiêm Thành huyền bí.

Cuối tháng 9 năm 1885, sau gần một tháng tấn công không thành công, các đơn vị Văn Thân rút lui. Đồng bào Công Giáo Trà Kiệu tin rằng Đức Mẹ đã hiện ra trong những đêm 10 và 11 tháng 9 năm 1885 để che chở cho con cái của Mẹ và giúp đẩy lui quân đội của cả một phong trào Văn Thân rộng lớn của tỉnh Quảng Nam đông gấp trăm lần. Từ đó, hằng năm vào ngày 31 tháng 5, ngày cuối của tháng Hoa, người dân Công Giáo Trà Kiệu tổ chức lễ cung nghinh Đức Mẹ để ghi ơn Mẹ đã cứu giúp Trà Kiệu thoát khỏi bị tận diệt.

Trong cái nhìn của riêng tôi, đồng bào Trà Kiệu thời bấy giờ không có một chọn lựa nào khác. Họ đã phải chiến đấu trong một hoàn cảnh tự vệ, không những để bảo vệ niềm tin Thiên Chúa mà còn vì mạng sống của chính họ và gia đình họ. Nhiều trong số họ đã ngã xuống cho niềm tin mà họ tôn thờ. Nếu họ thua, có thể làng Công Giáo Trà Kiệu không còn hiện diện trên bản đồ như ngày nay nữa. Niềm tin đã giúp Trà Kiệu đứng vững. Ngày 31 tháng 5, trong bình diện tôn giáo, vì thế, phải được hiểu như là ngày của Niềm Tin hơn là một chiến thắng quân sự chống lại Văn Thân. Niềm tin tôn giáo đó vô cùng cao cả và trong sáng. Đồng bào xứ Quảng thời đó đã sống có niềm tin và đã chết vì niềm tin. Những hy sinh của họ xứng đáng được kính trọng và phải được nhìn từ khía cạnh thuần túy tâm linh.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc ít may mắn. Rất hiếm hoi trong mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta có được một thời bình yên và ổn định đủ dài để xây dựng đất nước hay ít ra đủ kết hợp một tiềm năng, như trường hợp Nhật Bản, đủ sức chống chỏi với các áp lực từ bên ngoài. Sau suốt cả ngàn năm Bắc thuộc là Trịnh Nguyễn phân tranh. Khi cuộc nội chiến vừa yên thì các chiến hạm Pháp cũng vừa thả neo dòm ngó ngoài cửa biển. Nói ra có vẻ cải lương nhưng quả thật dân tộc Việt Nam đúng là một dân tộc đã trưởng thành trong khói lửa.

Tôn giáo tại Việt Nam đã chia xẻ trọn vẹn những bất hạnh chung của dân tộc. Phần lớn các tôn giáo lớn được truyền vào Việt Nam cùng lúc với những biến động lịch sử lớn của đất nước. Theo các quy luật kinh tế đã được các nhà kinh tế thuộc mọi trường phái thừa nhận, chủ nghĩa thực dân là một bệnh chứng tất yếu trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Với hệ thống giáo dục lỗi thời và chính sách đối ngoại vô cùng thiếu ngôn ngoan của triều đình nhà Nguyễn cộng với các kỹ thuật chiến tranh cách biệt quá xa về kỹ thuật giữa tây phương và của các quốc gia khu vực Nam Á thời bấy giờ, dù có hay không có sự xuất hiện của Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam trong giai đoạn đó thì nước ta vẫn mất, nhà ta vẫn tan.

Chỉ tiếc là chúng ta không có những ông vua sáng suốt như Minh Trị Thiên Hoàng (1852-1912) biết nhìn xa hiểu rộng, kịp thời canh tân đất nước. Chúng ta cũng không có được những ông vua như Rama IV (1851-1868) của Thái đủ khôn ngoan để thấy được xu thế chính trị kinh tế của thời đại, ngõ hầu dung hóa các ngoại lực. Thay vào đó, các vua nhà Nguyễn đã theo đuổi chính sách bế môn tỏa cảng để rồi cuối cùng dẫn đến mất nước. Tiếng súng của Đô Đốc Perry đã đánh thức nước Nhật nhưng tiếng đại bác của viên sĩ quan Pháp, Le Lieur, bắn vào Đà Nẵng năm 1856 không lay tỉnh một triều đại ngủ quên trong cái học từ chương, thi phú cung đình. Những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Điều … chỉ là vài giọt nước tan loãng vào biển hủ nho phong kiến. Tương tự, những lời can gián cương trực của hai danh sĩ Quảng Nam, Phó Sứ Phạm Phú Thứ và Binh Bộ Thượng Thư Lê Đĩnh, chẳng đủ công hiệu để giết hết được loại vi trùng định kiến, hoài nghi, bảo thủ, lo sợ mất quyền, mất nước truyền trong máu từ bao đời trước.

Thế nhưng, nói như thế, cũng không có nghĩa, tôi đang trách tổ tiên ông bà chúng ta trong phong trào Văn Thân, Cần Vương kháng Pháp. Thảm cảnh, trong đó hàng vạn người Việt Nam được trang bị bằng dao mác, tầm vông, đã gục xuống như rơm rạ trước nòng đại bác thực dân, đã làm sục sôi máu hờn căm của những người dân Việt đang đau vì vận nước. Ông bà chúng ta thời đó, ngoài giặc Pháp, chẳng còn một nơi nào hay một ai để trút lòng phẩn uất, lửa căm thù của họ, khác hơn là các giáo sĩ Tây phương và những người theo đạo từ Tây phương truyền đến.

Và để nghĩ cho cùng, chúng ta cũng không thể trách các vua nhà Nguyễn đã bế quan trong bốn bức tường thành. Làm sao các vị đó hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới và cho vận nước khi cả đời vùi mài trong tứ thư ngũ kinh. Làm sao các vị đó có được chọn lựa sáng suốt hơn khi mang trong người dòng máu sợ người ngoài như sợ thú dữ, truyền lại từ suốt ngàn năm lệ thuộc Bắc phương.

Trở lại với Trà Kiệu, đồng bào Công Giáo Trà Kiệu thời bấy giờ đã dù bị bạc đãi, dù chịu đựng trấn áp nhưng đã không vì thế mà bỏ rơi đất nước. Các tín đồ Thiên Chúa Giáo Quảng Nam đã không nghe lời Giám Mục Pellerin làm nội gián cho quân của tướng Rigault De Genouilly khi viên tướng nầy đem quân đánh Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 năm 1857. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Phạm Văn Sơn: “Viên Trung Tướng nầy [Rigault De Genouilly] còn thất vọng thêm ở chỗ không thấy có giáo dân nổi lên hưởng ứng nên đã kỳ kèo giám mục Pellerin vì trước đây giám mục đã đoan quyết như vậy. Lúc nầy giám mục cũng theo quân đội (Pháp) và có mặt trên chiếc tàu Némésic. Giám mục vừa xấu hổ vừa tức giận nên bỏ về ở nhà tu Pinang tại Mã Lai“.

Hẳn nhiên không phải ở đâu cũng có những người Việt Nam như thế, không phải nơi nào dân tộc ta cũng may mắn có được những người con biết làm ngơ trước vinh hoa để bảo vệ sự sống còn lâu dài của dân tộc như thế. Trong suốt 40 năm chiến đấu trong gian nan tuyệt vọng để ngăn chận bước chân của thực dân Pháp (1847-1887), bao nhiêu mẩu chuyện đầy bẽ bàng chua xót, bao nhiêu việc làm đáng trách của một số người Việt còn ghi lại trong sử sách.

Nhắc lại những điều đáng ca ngợi hay nêu lên đôi điều đáng trách đó, tôi không có ý định đào sâu những vết thương đã một thời lở lói trong lòng dân tộc. Nhưng để chúng ta cùng nhìn về quá khứ một cách khách quan, chân thành, bao dung và trân trọng, để từ đó biết tránh xa những ổ gà, những hầm hố, những vết xe đổ, trên đường đi tới một tương lai tươi sáng cho đời sau. Không ai muốn giết nhau. Không ai muốn tàn sát nhau. Định mệnh lịch sử đã bẫy dân tộc ta vào một căn hầm không lối thoát, trong đó, các thành phần dân tộc vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng, vừa là đồng lõa và nhiều khi cũng vừa là tội phạm. Đọc lại lịch sử Việt Nam các thế kỷ 17, 18 để thấy ông bà chúng ta đáng thương và tội nghiệp biết bao nhiêu. Cả dân tộc, thời bấy giờ, như một bầy cừu non, không hề chuẩn bị, trước nanh vuốt của Thực Dân Pháp.

Tôi chỉ mong có một ngày những người dân Quảng sẽ cùng về lại Trà Kiệu, cùng nhau lau sạch những bậc đá trên đồi Bửu Châu như lau đi những vết thương hằn sâu nhiều thế kỷ. Tôi vẫn mơ có một ngày cùng nhau xây lại đình làng Ngũ Xã Hoàng Châu và các làng mạc chung quanh Trà Kiệu, nơi đã từng là bãi chiến trường, là biên giới của phân ly, hoài nghi, xa cách. Trà Kiệu, Mã Châu, Thi Lai, Hà Mật, Kỳ Lam, Giao Thủy, Đà Nẵng, Hội An….là những phần thân thể đáng yêu và bất khả phân ly của xứ Quảng. Tôi yêu Trà Kiệu như yêu chính ngôi làng Mã Châu nhỏ bé của tôi.

Chiều hôm qua, đọc bài viết công phu của linh mục Trần Quý Thiện về nhà thơ Công Giáo Hàn Mặc Tử, tôi xúc động và hãnh diện khi biết rằng mẹ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, cụ bà Nguyễn Thị Duy, sinh năm 1881, là người Trà Kiệu. Thân phụ của tác giả Đây Thôn Vỹ Dạ nổi tiếng, cụ Vinh Sơn Phaolô Phạm Toản (1882-1926) vì chống Pháp phải thay đổi họ từ Phạm sang họ Nguyễn. Giọt sữa mẹ và hùng khí quê ngoại Quảng Nam đã góp phần tạo nên Hàn Mặc Tử, nhà thơ lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Chúng ta không thể sửa lại quá khứ, chúng ta không thể làm lại lịch sử, chúng ta không thể xoay ngược bánh xe thời gian, chúng ta cũng không thể nào quên đi quá khứ, nhưng xin hứa với nhau, chúng ta sẽ không sống bằng quá khứ.

Chúng ta sẽ học những bài học đắng cay của cha ông chúng ta một cách nghiêm túc, chân thành và trân trọng. Nhưng không phải học để rồi khóc than thương tiếc, mà để từ đó xây dựng một Việt Nam thương yêu, đoàn kết trong tương lai, kính Chúa nếu là con cái Chúa, kính Phật nếu là đệ tử Phật, tương kính đạo của nhau giữa những người khác đạo, và biết vượt qua mọi khó khăn để gìn giữ căn nhà chung của mẹ Việt Nam.

Các tôn giáo sẽ mãi mãi là những dòng suối của tình thương, những dòng sông của bác ái, hòa vào mạch sống chung của dân tộc, đem lại dòng sinh khí cho quê hương vốn đã bao năm chìm đắm trong hận thù tang tóc. Các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo trong Việt Nam tương lai sẽ là những cột kèo, mái vách gìn giữ cho căn nhà đạo đức Việt Nam mỗi ngày một thêm bền vững. Các ngài sẽ là những bậc thầy đáng kính dạy dỗ cho các thế hệ Việt Nam mai sau được lớn lên trong tình đồng bào ruột thịt, biết yêu thương nhau và che chở cho nhau.

Khoảng cách không phải một sớm một chiều mà xóa hết nhưng vẫn còn đó trong mỗi chúng ta chung một niềm hy vọng. Xin cầu nguyện.

Trần Trung Đạo

http://www.trantrungdao.com/?p=3161

Trong quan tài buồn hồn nghe thêm trống vắng,

“Trong quan tài buồn hồn nghe thêm trống vắng”,
Tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân.
Trong cơn gọi hồn đời nghe xa xôi lắm.
Gót chân đi chưa mòn đường tình nay đã phai dần.

(Lê Hựu Hà – Phiên Khúc Mùa Đông)

(Ga 11: 36/Mt 27: 3-5)

Trần Ngọc Mười Hai

Quan tài buồn? Đã như thế, sao Elvis Phương lại hát: “Hồn nghe thêm trống vắng”? Hát rồi, anh còn thêm lời buồn của tác giả, những là: “Gót chân đi chưa mòn đường tình, nay đã phai dần”.

Vâng. Có thể là như thế. Như thế, tức là bạn và tôi, ta đã đồng ý với ca-từ cùng ý-tứ của người viết lời và nhạc, rất Lê Hựu Hà! Như thế, lại có thể là bạn hoặc tôi, ta chưa nghe câu nào khác, cũng nói về “quan tài buồn”, như câu: “Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ!” Bần đạo đây, cũng không biết câu nào có trước câu nào sau.

Nhưng, có câu nói “trại” mà bần đạo cứ nói đi nói lại với bà chị ruột lâu nay vẫn sống ở Orange County, xứ Bông Kỳ rằng: “Chưa thấy Hoa Kỳ, chưa đổ lệ!” Tội nghiệp. Bà chị của bần đạo thuộc loại chân-phương thứ thiệt cứ tưởng người em rất hay chê Hoa kỳ của chị nên hơi buồn là vì có lần chị cứ hỏi bần-đạo rằng: có nhiều người từng đi đi/về về cũng khá nhiều, mà sao chẳng thấy ai “đổ lệ” hết vậy?

Chỉ đổ lệ xót thương cho thân phận bạn hiền của Đức Giêsu ở truyện Tân Ước cứ hiểu là: hễ thấy quan tài tức ngôi mộ của ai đó bạn bè người thân tự khắc sẽ đổ lệ hơn một lần trong đời, như sau:

“Thấy cô khóc,

và những người Do-thái đi với cô cũng khóc,

Đức Giêsu thổn thức trong lòng và xao xuyến.

Ngài hỏi:

“Các người để xác anh ấy ở đâu?”

Họ trả lời:

“Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.” Đức Giêsu liền khóc.

Người Do-thái mới nói:

“Kìa xem! Ông ta thương anh Lazarô biết mấy!”

(Ga 11: 36)

Đấy. Thấy chưa? Đức Giêsu, dù chưa thấy quan tài đựng xác Lazarô-bạn-hiền, nhưng Ngài vẫn “đổ lệ” mà khóc thương bạn. Có thể, Ngài cũng khóc và cũng thương, như ý/lời trong nhạc-bản ở bên trên, lại hát tiếp:

“Nước mắt ấy đã lau khô rồi.

Đôi môi ấy đã quen tiếng cười.

Cuộc tình lỡ đã phai nhạt rồi.

Người tình cũ đã xa ta rồi.

Tiếc nhớ mấy cũng thêm thừa.

Yêu đương biết nói sao cho vừa.

Cuộc tình đó để em vui đùa.

Đọa đày đó, giờ đã đến mùa.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Bần đạo đây, không mấy chắc người viết nhạc dạo ấy có nghe biết ý-từ “đổ lệ những khóc ròng” ở Tin Mừng chưa, nhưng lời lẽ anh viết không khác ý-từ của câu truyện, do mình viết.

Nhiều tác giả khác cũng nói về hiện-tượng “đổ lệ” của ai đó, khi nghe qua lời kể về tiếng khóc đã nghe thấy, dù chưa giáp mặt quan tài, hay “Bông kỳ” của bầy tôi đây, thế mới lạ. Lạ ở chỗ, như Tân Ước từng ghi-chú rất rõ, như sau:

“Bấy giờ, Giuđa, kẻ đã nộp Người,

thấy Người bị kết án thì hối hận.

Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói:

“Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan.”

Nhưng họ đáp: “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!”

Giuđa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ.”

(Mt 27: 3-5)

Thế nhưng, theo một số nhà chú-giải chuyên nghiên-cứu trình-thuật Tin Mừng lại cho là do cộng-đoàn mang tên Juđa Iscariốt được khai-quật vào năm 2006, đã biện-luận về ý-tứ của Lời Vàng ở trên theo cách khác:

“Lâu nay tôi vẫn ngờ-vực về tính-chất sử-học khi kể về trường-hợp Giuđa Iscariốt trong truyện Tân Ước như một kẻ “bội-phản”. Các ngờ-vực ở trên dựa vào 5 yếu-tố coi như nhu-liệu có thể định-vị được, đó là:

Thứ nhất, đọc Tân Ước nhiều lần cho thật kỹ, ta sẽ thấy rằng ký-ức về người đàn ông mang tên Giuđa hiện-diện trong nội-vi vòng-cung mật-thiết gồm các tông-đồ kề cận Đức Giêsu, lại không phải là quỉ dữ/ác thần và cũng không là kẻ bội-phản nào hết. Tin Mừng thứ tư do tác-giả Gioan ghi, đã qui-chiếu một vị tông-đồ mang tên Giuđa nào đó, chứ không phải Giuđa Iscariốt (đoạn 14 câu 22).

Còn trình-thuật do tác giả Luca ghi, thì trong danh-sách 12 tông-đồ, cộng thêm tên của ông Giuđa Iscariốt là một Giuđa nào khác được định-danh là bào-đệ của tông-đồ Giacôbê thôi (Lc 6: 16). Ông Giuđa này, thay cho ông Tađêo ghi ở danh-sách các tông-đồ do tác-giả Mác-cô thuật ở đoạn 3 câu 14-19; và tác-giả Mátthêu ghi ở đoạn 10 câu 2-4. Cộng thêm vào đó, lại cũng có thánh-thư mang danh-tánh của tác-giả Giuđa nào khác đã viết, lại được tín-hữu thời tiên-khởi đưa thêm vào bộ Tin Mừng ở Tân Ước.

Tác-giả sách này lại cũng mang tên Giuđê, tức cũng được định-vị một cách khác với danh-tánh của Giuđa; và thư này lại gọi ông là “người tôi-tớ của Đức Giêsu và bào-đệ Ngài là ông Giacôbê (Hậu)” (x. Tin Mừng Giuđê 1: 1) Như thế, tức là: các tín-hữu thời tiên-khởi cũng nhớ về một kẻ tin mang danh Giuđa hiện-diện trong nội-vi cung-vòng mật-thiết của Hội thánh vào thời đầu.

Điểm ngờ-vực thứ hai của chúng tôi, đến từ sự-thể bảo rằng: việc bội-phản Thầy mình, là do một thành-viên trong nhóm Mười Hai, nhưng lại không thấy ghi chép trong các cảo-bản do cộng-đoàn tín-hữu thời tiên-khởi cung-cấp. Danh-tánh của ông Giuđa, lần đầu tiên gặp thấy ở trình-thuật các tín-hữu của Đức Kitô do tác-giả Mác-cô được viết vào những năm đầu hồi thập-niên 80s sau Công nguyên.

Trước thời-kỳ này, ta còn có cộng-đoàn Phaolô được biết đến trong những năm tháng kéo dài từ thập-niên 50s đến năm 64, sau Công nguyên. Lại nữa, ta còn có Tin Mừng “Nguồn” với tên gọi là Quelle từng bị thất-truyền lại là nguồn-cội các trình-thuật mà hai tác-giả Mát-thêu và Luca đã rút ra từ đó rồi thêm vào các truyện kể ở trình thuật do tác-giả Mác-cô từng viết sớm hơn khi ấy.

Bản-văn truyện kể do tông-đồ Phaolô viết, ta lại thấy ý-niệm về sự “bội-phản” xuất-hiện trước cả khi Đức Giêsu bị đóng đinh và chỉ dùng như cung-cách định-vị năm tháng ngày-giờ cho bài mình viết chứ không ghi-chú nội dung chi-tiết chút gì hết. Cụm-từ ‘bội-phản’ được đề-cập trong Bữa Tiệc Ly do tông-đồ Phaolô kể, chỉ cốt để nói về chuyện khai-mạc bữa Tiệc Cuối Cùng mà thôi.

Tuy nhiên, khi ghi-chú như thế, tác-giả Phaolô lại đã đưa ra một tự-vựng từng được các dịch-giả bên tiếng Anh hồi thế kỷ thứ 7 sử-dụng và chuyển thành động-từ mang nghĩa “tạo- phản”, nhưng kỳ thực, ý của tông-đồ Phaolô chỉ muốn nói đến việc “chuyển-giao” chứ tuyệt-nhiên không mang mặc một nghĩa ‘tạo-phản’ hoặc ‘phản-tặc’ nào hết.

Cũng nên nhớ: trong toàn-bộ các cảo-bản do tông-đồ Phaolô viết, không thấy có bằng-chứng nào cho thấy rằng: ông từng biết rõ rằng: việc phản-bội ấy đã xảy ra, là do một thành-viên trong Nhóm 12 tông-đồ ra tay làm như thế. Tuy thế, bản dịch tiếng Anh khi viết các truyện kể thời sau đó lại đã chêm thêm ý-nghĩa của việc ‘giao-nộp’ vào trong đó.

Lý-do thứ ba khiến tôi ngờ-vực về tính-cách sử-học của truyện kể về ‘bội-phản’ này, là ở việc: tác-giả Mác-cô lại đã đưa vào trình-thuật do ông ghi, vào khoảng thời-gian từ năm 70 đến 75 sau Công nguyên, qua đó ông có nói rõ việc một người đồ-đệ lại đã nhúng bánh vào chung chén rượu của Đức Giêsu (Mc 14: 20).

Và rồi, tác-giả Mác-cô lại còn kể về việc ‘bội-phản’ này đã xảy ra vào giữa đêm hôm ở vườn Gethsêmani bằng một cái hôn-vào-má Ngài. Đây là lần cuối cùng, ta thấy tên của ông Giuđa được gọi là Iscariôt ở trình-thuật do tác-giả Mác-cô ghi lại.

Lý-do thứ tư khiến tôi ngờ-vực chuyện ‘bội-phản’ nói đây, được dàn-dựng theo cung-cách rất bi-ai/hoành-tráng vào giữa đêm hôm. Chuyện dàn-dựng, được lập nên theo cách rất gọn nhẹ đến độ các tác-giả Tin Mừng đều tin rằng đó là hành động đen tối nhất trong lịch-sử nhân-loại lại đã diễn ra giữa đêm tối đen như mực. Chuyện này trông giống như một nghi-thức phụng-tự nhiều hơn là sự-kiện lịch-sử.

Và lý-do khiến tôi ngờ tính-cách sử-học của bài viết, chính là tên tuổi của kẻ phản-bội được gọi là Giuđa, không là gì khác ngoài lối phát-âm bên tiếng Hy-Lạp của chữ Judah. Trong khi tên của kẻ phản-bội là tên ‘rất riêng’ tại đất nước của người Do-thái. Các lãnh-tụ đảng phái chính-thống ở nước này từng định-danh cho việc thờ-phượng do người Do-thái thực-hiện vào thời-điểm có các Tin Mừng được viết lên, về phong-trào Kitô-giáo ngày càng nổi lên quyết chống-đối mọi địch-thù của mình.

Xem thế thì, cách hay nhất để áp-đặt sự trách-móc/đổ tội cho cái chết của Đức Giêsu là trút-đổ tội này lên Do-thái-giáo ‘chính-thống’ bằng cách nối-kết việc đặt tên kẻ bội-phản với toàn-bộ đất nước Do-thái. Khi yếu-tố kết-hợp nỗ-lực đặc-biệt để miễn lỗi cho thực-dân người La Mã bằng cách mô-tả tính chân-thật của Quan Philatô bằng việc rửa tay sạch rồi nói: “Ta vô-can trong việc tắm máu người này”, thế là việc trách-móc/đổ lỗi đã được bãi bỏ.

Chính người La Mã mới là thủ-phạm giết Đức Kitô, nhưng mãi đến thập niên 80s sau Công nguyên, khi truyện-kể về Sự Thương Khó của Đức Giêsu được viết ra, thì các tác-giả Tin Mừng mới bị thúc-ép phải miễn-lỗi cho công-tố-viện người La Mã, là Quan Philatô và rồi đổ lỗi qui hết mọi tội  cho người Do-thái chính là dân-tộc giết Đức Chúa của mình. Và, đó cũng lại là lúc Giuđa bị gán cho là kẻ ‘bội-phản’ bị/được định-danh là một người trong nhóm Mười Hai từng là đối-tượng kéo dài hàng ngàn-năm sau này từ chủ-trương bài Do-thái qua hành-xử đầy tính bạo-lực bằng vào  việc giết-hại Nhân-vật trọng-đại ở Đạo Chúa.” (xem thêm Tgm John Shelby Spong, The Sins of Scripture, HarperCollins Publishers tr. 199-204)

Lại cũng có một số học-giả chuyên-môn về Kinh Thánh lại đã xác-quyết rất không yếu mềm, rằng:

“Nhiều ngàn năm cho đến nay, các tín-hữu Đức Kitô đều vẽ lên chân-dung của Giuđa Iscariốt hệt như thể ác-thần/sự dữ đã nhập vào người ông. Lại nữa, do động-lực ghét ghen và/hoặc do Satan thúc-đẩy cách sao, ông vẫn bị coi là kẻ bội-phản, thứ người mà triết-gia Dante đặt vào tầng lớp chót cùng nằm dưới đáy hoả ngục.

Tuy nhiên, Tin Mừng của tác-giả Giuđa Iscariốt lại  cho thấy chính tông-đồ Giuđa Iscariốt mới là người cận-kề đáng tin cậy nhất trong nhóm Mười Hai. Bởi, ngang qua ông, Đức Giêsu lại đã bộc-lộ toàn-bộ huyền-nhiệm sâu-sắc nhất cho riêng ông; đồng thời, ông chính là người được Thầy Giêsu có tin-tưởng lắm mới nói trước về cuộc thống-khổ của Ngài sắp diễn ra…” (x. Elaine Pagels & Karen L. King, Reading Judas, The Gospel of Judas and the Shaping of Christianity, Penguin Book 2007 tr. 3-5tt)

Hôm nay, khi được nghe nghệ sĩ đồng thời là người viết nhạc dám hát lên những ca-từ đầy nước mắt này, bần đạo bầy tôi chỉ muốn khóc. Khóc, không vì thương quá bạn hiền của Đức Chúa là Lazarô hoặc tông-đồ Giuđa Iscariốt rất cận-kề Ngài là thế nhưng vẫn bị hiểu lầm, cho bằng còn nhiều người vẫn cứ hát và nói những tiếng giọng ỉ ôi, ôi thôi là sầu buồn.

Đời mình và đời người, quả thật vẫn có các sự/việc rất đáng khóc, nhưng sao vẫn không khóc được mà chỉ hát lên có ba lời trần tình, như sau:

“Tiếc nhớ mấy cũng thêm thừa.

Yêu đương biết nói sao cho vừa.

Cuộc tình đó để em vui đùa.

Đọa đày đó, giờ đã đến mùa.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Hát thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cũng đừng suy-tư nhiều quá để rồi lạ sẽ khóc; mà hãy cùng nhau đi vào vùng trời “truyện kể” rất dễ nể ngõ hầu nay mai mình sẽ không còn khóc nữa mà chỉ suy-tư nhiều về các sự-kiện tuy dễ-khóc nhưng không buồn, như sau:

“Con người sợ những cái gì mập mờ, không rõ ràng. Khi gặp những cái không biết rõ, họ thường hay tưởng tượng, mà xu hướng thường là nghĩ đến những cái đáng sợ nhất.
Cũng có thể do bản năng tự vệ của con người, họ nghĩ ra như vậy để cảnh báo bản thân trước mối nguy hiểm nào đó.

Chuyện cận tử, thân trung ấm, lúc vừa mới chết thì hồn bay lơ lửng đâu đó, rồi vào đường hầm thấy toàn ánh sáng chóa lòa, gặp lại bà con đã chết từ lâu, kêu réo nhau la ới ới, chuyện đầu thai lại, chuyện tái sinh, chuyện ma quỷ, và còn nhiều thứ lắm lắm…có thật hay không có thật chẳng có ai biết được hết. Tin hay không là chuyện riêng của mỗi người.

Có người còn so sánh sự chết cũng không khác gì giấc ngủ mỗi đêm. Tối ngủ, mình chẳng còn biết gì hết, hổng khác gì như mình đã chết rồi. Sáng ra thức dậy như được tái sanh trở lại, sống thêm một ngày nữa. Mừng hết lớn.

Vậy sợ chết là sợ những gì mình không rõ, những gì bí mật mình chưa biết được.
Người ta sợ chết vì sợ thân xác bê bết máu me, nát bấy, xấu xí đi, sình thúi ghê tởm quá.

Trường hợp những giây phút trước khi phi cơ lâm nạn lao xuống đất chắc hành khách phải hãi hùng kinh hoàng tột độ. Đây là một thí dụ rõ rệt nhất về sự kiện sợ chết.
Có cả trăm câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu giải đáp nào hết về sự chết. Mọi người cứ tưởng tượng thế nầy thế nọ cho nên thiên hạ vẫn còn lo và vẫn còn sợ chết.

Người đời thường nghĩ rằng hễ chết là hết, là trống không, là rơi vào vực thẩm âm u, là hư vô, tĩnh lặng. Chết rồi thì mình sẽ đi về đâu sau đó, rồi mình sẽ ra sao? Bởi vậy nên ai ai cũng đều sợ chết lắm.

Ai cũng phải có ngày chết hết. Đây là một sự thật. Chạy đâu cho khỏi. Đây là điều chắc chắn 100%, thật rõ ràng và là lẽ công bằng của trời đất..

Nhà chánh trị Benjamin Franklin (1706-1790) có nói một câu để đời: «Trên cõi đời nầy có hai việc không thể tránh khỏi được, đó là cái chết và thuế má.»

Nhận-định thế rồi, người kể hôm nay, lại nói tiếp đôi điều rất “vô thường” bằng một truyện kể khác, như sau:

“Cuộc đời thật vô thường, vậy phải biết trân quý sự sống. Thù hận, tranh đua, phân biệt, cố chấp, ganh tị, suy bì, hơn thua nhau từng tiếng, từng lời, từng chút một rồi cuối cùng cũng phải chết mà thôi.

Đến lúc đó thì ăn năn hối cải, than khóc, kể lể, luyến tiếc… làm chi cho mất công, muộn màng rồi bạn ơi. Tại sao hồi còn sống không biết sống cho hòa thuận, thương yêu nhau, giao hảo nhau trong tình người,biết thông cảm và tha thứ cho nhau?

Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi.

Tuy biết vậy nhưng vẫn lo, vẫn sợ. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút. Bằng mọi giá họ phải níu kéo sự sống lại. Bỡi lý do nầy mà ngày nay khoa học đã sáng chế ra vô số kỹ thuật để kéo dài thêm sự sống… Nào là kỹ nghệ thuốc trường sanh, nào là kỹ nghệ ngâm xác trong khí lỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục…sống v.v…

Người ta sợ chết vì sợ mất người mình thương, sợ xa lìa người thân, bạn bè, xa lìa vợ con, chồng con, sợ không ai nuôi con mình, sợ rồi đây tụi nó sẽ…sống ra sao?, sợ mất đi cái tôi cùa mình, sợ mất hết tài sản của cải mà mình đã thật sự khổ công tạo dựng được trong suốt cả cuộc đời, cũng như sợ chưa thực hiện được những hoài bão mà mình hằng mong ước, và sợ bị lãng quên, v.v… (trích điện-thư của một bạn khác đạo từng gửi trên mạng rất ê hề, nhiều vô kể)

Biện-luận ra sao cũng đặng. Hát và nói thế nào cũng chẳng sao. Duy có điều, là: có kế hoặc hát nhiều cho lắm, ta cũng nên nhớ lại lời vàng của thánh-nhân hiền lành từng dặn dò mọi người bằng một chú thích, như sau:

“Đức Giêsu liền khóc.

Người Do-thái mới nói:

“Kìa xem! Ông ta thương anh Lazarô biết mấy!”

Có vài người trong nhóm họ nói:

“Ông ta đã mở mắt cho người mù,

lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư?

(Ga 11: 354- 37) 

Có khóc được, hoặc được khóc như Đức Giêsu khi xưa hay không, thiết tưởng ta vẫn nên ca và hát ý/lời của người viết nhạc từng ê a, ca rằng:

“Tiếc nhớ mấy cũng thêm thừa

Yêu đương biết nói sao cho vừa

Cuộc tình đó để em vui đùa

Đọa đày đó, giờ đã đến mùa.”

(Lê Hựu Hà – bđd)

Hát xong rồi, giờ đây hỡi bạn và hỡi tôi, ta cứ hiên ngang đứng thẳng để nghe tiếp những điều như thế diễn ra bằng các sự kiện trong đời, rất con người.

Trần Ngọc Mười Hai

Thật cũng chẳng hơn ai

Nhưng vẫn cứ phiếm để còn nhớ và thương

Những “quan tài buồn”

Thuộc tầm cỡ rất Giuđa Iscariốt.