LUYỆN HÌNH – NƠI CHỐN VẪN CÒN TÌNH YÊU

LUYỆN HÌNH – NƠI CHỐN VẪN CÒN TÌNH YÊU

  Trần Đình Phan Tiến

“Hãy chiếu soi lửa hồng vào đêm tối sâu thẳm hồn con, lửa tình yêu, lửa huyền siêu, Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều thánh ân” (Phanxicô).

Vâng, đây là Điệp khúc của bài hát, do nhạc sĩ Phanxicô sáng tác, mà ai cũng biết.  Để gợi hứng cho bài chia sẻ Lễ Các Linh Hồn, xin được mượn lời bài hát ý nghĩa nầy.  Thật ra, lời bài hát là về Chúa Thánh Thần, nhưng cảm nhận phù hợp với lễ các Linh Hồn, vì chính Chúa Thánh Thần tác động đến.  Vâng như vậy có thể minh định rằng: “Lửa tình yêu, lửa huyền siêu” nầy đang tác động đến luyện hình, nơi các linh hồn đang được thanh luyện vì chính Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều thánh ân.  Vâng Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều thánh ân cho người trần thế, và nơi các linh hồn trong luyện hình.  Để minh chứng cho điều nầy chúng ta hãy cùng suy niệm về “Luyện Hình.”

“Luyện hình” là nơi dùng hình thực thanh luyện, có nghĩa là “bị phạt.”  Nhưng “phạt” có thời gian, không như hỏa ngục, nơi “phạt” đời đời.

Như vậy, nơi “phạt” luyện hình vẫn còn tình yêu.  Thiên Chúa vẫn yêu thương các linh hồn nơi luyện hình, như yêu con người dương thế.  Bởi vì luyện hình mặc nhiên không phải là nơi luận phạt vĩnh viễn.  Như chúng ta biết Giáo Hội Công Giáo có ba thành phần, Chiến Đấu (Lập Công), Chiến Thắng (Khải Hoàn), Đau khổ (Đền Tội).  Như vậy chỉ có thành phần Giáo Hội Khải Hoàn mới hoàn toàn chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Quốc.  Còn thành phần Giáo Hội Lữ Hành và Giáo Hội Đền Tội là hai thành phần chưa được chiêm ngắm Thánh Nhan Thiên Chúa.  Bởi vì hai thành phần nầy chưa hoàn toàn tẩy trắng áo mình trong Máu Con Chiên vì vậy thành phần Giáo Hội Đau Khổ cũng như thành phần Giáo Hội Lữ Hành đều có chung một niềm khao khát như nhau, đó là còn xa cách Thánh Nhan Thiên Chúa.  Chỉ khác nhau ở một điểm là: Giáo Hội Lữ Hành là thành phần còn điều kiện lập công, còn giáo hội Đau Khổ thì mất “quyền” lập công.  Vì vậy các ngài cần đến sự trợ giúp của chúng ta, nói cách khác, các ngài là những cầu thủ bị “việt vị”, tức “liệt vị”, không còn “cựa quậy” gì nữa.  Nên chi từ đó “sự chết” theo tín lý công giáo là như vậy, một là lên Thiên Đàng, hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa, đó là các thánh, Giáo Hội Chiến Thắng.  Hai là vào luyện hình, nơi chờ đợi để thanh luyện.  Xin miễn bàn nơi thứ ba.  Vì vậy, Lửa thánh luyện cũng chính là: “Lửa Huyền Siêu, Lửa Tình Yêu”, do chính Thánh Ân của Chúa Thánh Thần.  Theo đó, lửa luyện hình vẫn là hình thức yêu thương, nhưng nơi đó, tình yêu “bị động”, có nghĩa là chỉ hưởng nhờ , chứ không được chủ động “lập nên” như chúng ta, ví dụ như đọc kinh, lần hạt, hay làm việc bác ái, v.v…  Nên chi lửa tình yêu, lửa huyền siêu chiếu vào chỉ một việc là thanh luyện.  Dù là Thánh Ân, nhưng giống như “mất quyền tự do”, nên chi các ngài phải chịu thua thiệt.  Tình yêu của Thiên Chúa nơi các linh hồn cũng là vô biên, nhưng hữu nhiên tình yêu Thánh Ân không phải là “hai chiều” giống như trần thế.  Đó là lý do, người ở trong luyện hình cần đến chúng ta, Giáo Hội lập công.

Như vậy, trần gian không phải là Thiên Đàng, cũng vậy, không phải là Luyện Hình.  Nhưng trần gian có vị thế của trần gian.  Theo đó, trần gian thì hạnh phúc hơn Luyện Hình, Thiên Đàng hạnh phúc hơn trần gian.  Hiểu như vậy, chúng ta phải yêu mến các Đẳng linh hồn, bằng cách cầu nguyện, dâng việc lành, hy sinh để đền thay, cầu thay cho các ngài, đó là bác ái Kitô giáo cho người đã khuất mà chưa được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa.  Đây là một hành động cao đẹp, đồng thời là nghĩa cử cứu độ.  Mặc nhiên, quyền xét đoán là duy mình Thiên Chúa, nhưng việc bác ái đối với các linh hồn thì chính là như việc truyền giáo vậy.  Thương người có 14 mối, thì bảy mối thương linh hồn, như vậy, hồn xác bằng nhau.  Nay các linh hồn không còn trong thân xác, thì các ngài được yêu thương trong linh hồn.  Vì linh hồn mà được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa, thì không gọi là linh hồn, mà được gọi là thánh.  Khi các ngài được cứu độ trọn vẹn thì các ngài ở trên thiên đàng, thì mặc nhiên các thánh là các ngài sẽ cầu bàu cho chúng ta.  Theo đó, Luyện Hình là nơi được “Lửa Hồng” chiếu soi, lửa huyền siêu, lửa tình yêu, Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều Thánh Ân.

Dù rằng lời ca từ không dành cho các linh hồn trong Luyện Hình, nhưng từng lời ca từ trong bài hát cho chúng ta một sự kết nối đầy ý nghĩa Công Giáo.  Vì vậy lễ các linh hồn, xin chia sẻ theo ý tưởng nầy, hầu mang đến tính hiệp thông trong Giáo Hội.  Nếu như khi còn trên dương thế, trong thân xác hữu hạn, nhưng ý thức được tính huyền siêu bởi lửa tình yêu thì hạnh phúc cho tất cả chúng ta.

Mong rằng “Lửa Huyền siêu” mà Thánh Linh Thiên Chúa luôn chiếu soi trên các linh hồn nơi Luyện Hình chính là “Lửa Tình Yêu” duy nhất, mà Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều xuống trên các linh hồn.

Chúa Giêsu Kitô đã dùng cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người để cứu rỗi các linh hồn, thì chính là các linh hồn trong Luyện Hình.  Vì phàm nhân nơi trần thế hoặc sẽ là các thánh, hoặc sẽ là các linh hồn.  Còn nếu ở trong Hỏa Ngục, thì xin miễn bàn.

Vì, “Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện cho họ để được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2 Mcb 12, 45).  Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.”  (Trích Lịch Phụng Vụ).

Lạy Chúa Thánh Linh, Ngôi Ba Thiên Chúa xin tiếp tục tuôn đổ Thánh Ân trên các linh hồn nơi Luyện Hình, để chính lửa hồng mà Chúa chiếu soi là “Lửa Tình Yêu, Lửa Huyền Siêu trên các linh hồn.  Vì các linh hồn cũng chính là thành phần đáng được hưởng công nghiệp Máu Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô.  Amen!

 Trần Đình Phan Tiến

From: Langthangchieutim

Mass and Purgatory.jpg

CHUẨN BỊ CHO SỰ VỘI VÃ ĐỘT NGỘT RA ĐI

CHUẨN BỊ CHO SỰ VỘI VÃ ĐỘT NGỘT RA ĐI

(Tháng cầu cho các linh hồn)

Tuyết Mai

Chúng ta ai cũng có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, chồng/ vợ, con cháu hay bạn rất thân nếu bất ngờ được báo cho biết là họ bị ung thư ở giai đoạn cuối, bị tai nạn xe cộ hiện nằm ở nhà thương đang trong cơn hấp hối. Hay bị nhiễm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành ở khắp toàn thế giới cùng những cái chết không thể biết trước, v.v… Nếu chúng ta luôn sống cách buông thả, không cần biết đến ngày mai thì có khủng hoảng, kinh hãi lắm không khi đột ngột chúng ta đang nằm chờ chết? Thì lúc bấy giờ chúng ta mới ra hoảng hốt, sợ hãi và mới tìm đến Chúa, Mẹ cứu giúp hay xin được một phép lạ chữa lành bệnh. Hoặc khẩn khoản, lạy lục và nài van xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi đã phạm từ trước đến giờ.

**

Chúng ta nên hiểu cho rằng Thiên Chúa Người là đấng nhân lành, luôn xót thương con người nhưng chúng ta vẫn bị xử phạt do tất cả những tội lỗi chúng ta đã làm khi còn sống ở trần gian này … cho đến đồng xu cuối cùng. Ấy là chúng ta nói đến những món nợ tiền thì cũng còn dễ để trả vì chúng ta còn con còn cháu, còn cha mẹ hay anh chị em có thể trả giúp dùm cho chúng ta qua việc cúng tiền để giúp nhiều nơi.

**

Nhưng còn thưa cái nợ tình liên lụy với người thì sao? Có vô cùng khó để trả hay không? Như tội giết thai nhi là con ruột của mình cho những biện hộ nghe rất ích kỷ, rất cá nhân. Hay thành phần đẻ con ra rồi chối bỏ chúng, đem con bỏ chợ, cho vào cô nhi viện và rồi chẳng cần biết chúng còn sống hay đã chết?. Cánh mày râu thì dùng những lời nói dụ ngon, dụ ngọt hại đời trinh tiết người ta rồi làm vô cảm trước những thai nhi không được chào đời?. Hoặc những cha mẹ sống thiếu trách nhiệm, đẻ con cho thật nhiều để không có khả năng nuôi nổi chúng. Rồi mặc tình để cho chúng con cái nheo nhóc, thiếu ăn, thiếu mặc và không được đến trường để đi học; chẳng những thế mà còn bắt chúng phải đi làm ở tuổi rất bé.

**

Khi chúng ta sắp chết thì giống như cái bình dưỡng khí báo động sắp hết Oxy để thở, thiết nghĩ ai cũng phải khiếp sợ và còn hoảng sợ hơn nữa khi thấy chung quanh giường có lũ quỷ chúng đang vờn thân xác chúng ta. Chúng kéo chân, chúng cười lộ nguyên hàm răng dài ghê gớm mà có rất nhiều người thấy được khi họ sống cuộc sống đầy tội lỗi mà thường là họ phạm nhiều tội trọng.

**

Phàm làm người thì ai cũng sợ chết cả chứ ít có ai dám nói ngon, nói nổ nhưng nếu chúng ta sống có biết chuẩn cho ngày lìa đời của mình thì ở gần giờ chết thay vì chúng quỷ đến quấy rầy thì thật hạnh phúc lắm thay là chúng ta sẽ thấy được sự hiện diện của thiên thần bản mệnh cùng nhiều anh chị em mà khi họ ở Luyện Ngục chúng ta đã xin Lễ cầu, siêng năng dự Thánh Lễ, đọc kinh Mân Côi và làm việc bác ái để cầu nguyện cho họ được lên Trời hưởng Nhan Thánh Chúa. Nay họ được ơn Chúa xuống để an ủi chúng ta ở giờ phút cuối của cuộc đời.

**

Như khi chúng ta nhỏ đến tuổi học giáo lý, “Xưng Tội Rước Lễ lần đầu” đều được quý cha hay quý sơ phát cho tấm hình của người chết lành và người chết dữ để dạy chúng ta tập sống tốt lành ngay từ tấm bé. Một bên là sự chết dữ của người bệnh đang bị chúng quỷ đen đủi có đuôi dài chờ chực để lấy linh hồn của ông ta. Còn một bên là sự chết lành của người bệnh được thiên thần bản mệnh và linh hồn anh chị em hiện diện để trấn an và giúp ông ta chuẩn bị để lên diện kiến tôn nhan Chúa.

**

Trong tháng 11, tháng cầu cho các Linh Hồn mong tất cả chúng ta mở rộng tấm lòng và rộng lượng mở hầu bao để xin Lễ cầu cho các linh hồn mồ côi cùng tất cả mọi linh hồn hiện đang sống ở Luyện Ngục sớm được lên Nước Chúa và chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên ơn chúng ta đâu. Việc làm bác ái vì yêu thương anh chị em còn sống cũng như đã qua đời đều nằm trong Giới Răn quan trọng của Chúa được tóm gọn qua hai điều là “Kính Chúa và yêu người”. Vì đó là mục đích tốt lành và khôn ngoan nhất mình làm cho chính mình (khi còn sống). Cố gắng làm giúp cho người nhiều bao nhiêu thì mai này họ sẽ trở lại giúp chúng ta gấp bội lần; ngay cả khi chúng ta đang còn sống đây.

**

Để khi chúng ta trên giường nằm chờ chết, chờ sự thay đổi từ cửa này đến cửa kia (Luyện Ngục) sẽ không làm cho chúng ta sợ hãi tột độ nhưng sẽ cảm thấy thoải mái hơn để trông đợi được lên Trời diện kiến tôn nhan Thiên Chúa. Một Thiên Chúa vô cùng sáng láng, thánh thiện, vinh hiển, uy nghi và vô cùng quyền năng nhưng rất yêu thương con cái của Người. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

30 tháng 10, 2020

** Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:

TIẾNG NÓI CỦA SỰ THINH LẶNG

TIẾNG NÓI CỦA SỰ THINH LẶNG

Gm. G.B. Bùi Tuần

    Sự gì phải đến sẽ đến.  Sự thinh lặng là điều tất nhiên phải đến với bất cứ ai. Tôi đón chờ nó.  Thánh ý Chúa muốn vậy.
Tôi đón chờ bằng tâm tình tạ ơn.

 Tôi tạ ơn Chúa về mọi ơn lành Chúa đã ban cho tôi.  Một trong những ơn tôi phải tạ ơn đặc biệt, đó là ơn sống đức tin.
Đức tin mà tôi đã lãnh nhận cũng giống đức tin Chúa ban cho mọi con cái Chúa.  Nhưng tôi sống đức tin ấy trong nhiều tình tiết khó khăn.  Những khó khăn ấy xem ra nhiều tín hữu cũng đã trải qua.  Nhưng họ không nói ra.

 Nếu hôm nay, tôi nói ra đôi chút, thì thiết tưởng đó cũng là tiếng nói chung của sự thinh lặng.  Sự thinh lặng như một hiện diện làm chứng và hiệp thông của tôi và của nhiều người.
Nhìn lại con đường sống đức tin trong lòng Quê Hương và Hội Thánh, tôi thấy đức tin của tôi và của nhiều người đã mang mấy điều sau đây.

1. Một đức tin mang dấu ấn sự sợ hãi
  Sự sợ hãi trong đời sống đức tin của nhiều người chúng tôi là một sự thật nên nói ra.  Bởi vì tin trong sợ hãi là điều xấu.
Ta hãy nhớ lại sự sợ hãi của Tiên tri Êlia.  Vì sợ bà hoàng hậu Ideven, Tiên tri Êlia đã đi trốn.  Ban đầu ông trốn vào sa mạc, rồi đi suốt 40 ngày đêm cho tới núi Khôrep.  Lúc thì ông ngủ dưới gốc cây, lúc thì ông ngủ trong hang (x. 1 V 19,3-9).  Êlia là tiên tri, mà còn sợ hãi đến mức đó.

Nếu cần thêm một minh chứng nữa về sự sợ hãi trong đức tin, chúng ta có thể nhìn lại các Tông đồ Chúa Giêsu.  Ở vườn cây dầu, khi thấy Thầy mình bị bắt, các ngài quá sợ, đã chạy thoát thân (x. Mc 14,50).  Sau khi Chúa phục sinh, các Tông đồ vẫn còn sợ.  Họ họp nhau trong phòng đóng kín cửa (x. Ga 20,19).
Còn chúng ta, khi gặp nhiều trường hợp khó khăn, có người như cảm thấy mất hết các điểm tựa quen thuộc.  Đức tin bấy giờ như chiếc xuồng nhỏ trôi giữa biển cả sóng cao gió mạnh.  Trong sợ hãi đức tin chúng tôi đã chỉ còn biết tìm về một mình Chúa mà thôi.  Và Chúa đã đến như Đấng Cứu Độ đầy tình thương xót.

2. Một đức tin mang dấu ấn sự đau khổ

Đức tin của chúng tôi không những đã trải qua nhiều sợ hãi, mà cũng đã nếm nhiều đau khổ.  Những đau khổ lớn nhất là do thử thách về sự vâng phục ý Chúa.
Để dễ hiểu khía cạnh này, chúng ta có thể nhắc đến trường hợp ông Abraham.  Ngài được Chúa dạy phải sát tế con mình là Isaac (x. St 22,1-19).  Một gương vâng lời nữa gây nhiều đau khổ là trường hợp Đức Mẹ Maria.  Mẹ vâng lời Chúa, nhưng vâng lời đó sẽ là một lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn Mẹ (x. Lc 2,35).

Vâng lời của nhiều người chúng tôi cũng đã gây nên những mất mát.  Chúng tôi vâng lời, mà không biết sự gì sẽ xảy ra, và mình sẽ được lợi gì.  Phép lành của Chúa không được hứa hẹn.  Cái hợp lý không xuất hiện với những lý luận tự nhiên.  Sự vâng lời như dồn mình tới tận cùng giới hạn sự am hiểu, mà mình cho là sáng suốt.
Nhưng khi đức tin chịu vâng phục ý Chúa với sự chấp nhận hy sinh, thì con người chúng tôi đã khám phá ra rằng: Đời sống đức tin không thể tách rời khỏi sự vâng phục ý Chúa.  Đó là một mầu nhiệm.  Chính ở điểm đó mà nhiều người chúng tôi mới trở thành chứng nhân âm thầm của đức tin.

3. Một đức tin mang dấu ấn sự cô đơn
  Ngoài đau khổ và sợ hãi, đức tin của chúng tôi còn mang dấu ấn của sự cô đơn.
Hình ảnh sống động nhất về sự cô đơn là hình ảnh Chúa Giêsu trên Thánh giá.  Lời Người kêu thảm thiết: “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc 15,34) diễn tả một sự cô đơn khủng khiếp.

Trong các người tin theo Chúa, không thiếu người đã trải qua những trường hợp cô đơn ghê sợ.  Hoài nghi tiếp nối hoài nghi.  Nhưng hoài nghi lại nuôi đức tin.  Rồi đức tin lại nở sinh những hoài nghi mới.  Con người sống đức tin như bị rơi vào con đường hầm tăm tối.  Họ cầu nguyện, nhưng cảm thấy quá khô khan.  Họ tìm Chúa, nhưng cảm thấy như Chúa vắng mặt.  Họ nhìn xung quanh xem có ai tin được, nhưng hình như mọi người đều dửng dưng xa tránh.
Nếu ai hỏi họ tại sao đức tin họ lại cô đơn, thì họ không cắt nghĩa được.  Và đó là cảnh cô đơn mênh mông rùng rợn.  Nếu hỏi họ cô đơn nào nguy hiểm nhất?  Thì đôi khi họ chỉ nói trống là: Từ nội bộ.  Và đó là sự nghịch lý chua chát, mà Thánh Gioan đã nói ngay ở đầu Phúc âm của Ngài (x. Ga 1,11).
Xã hội và Giáo hội là chiến trường giữa thiện và ác.  Khi não trạng coi trọng của cải danh vọng hơn đức tin đức ái phát triển mạnh ở đó, thì những ai đi ngược lại sẽ bị cô đơn.  Sự cô đơn của đức tin thường hay bén nhạy.  Nó cũng dễ đưa con người tới những suy tư về ý nghĩa cuộc đời và các biến cố.  Những suy tư như thế là cửa mở ra về cõi đời đời.
Với “Tiếng nói của sự thinh lặng” trên đây, tôi muốn nói lên cảm tưởng này của tôi là: Đức tin ví được như một viên ngọc quý Chúa ban.  Viên ngọc quý này sẽ phải được giữ gìn, và sẽ được sáng lên nhờ những thử thách.  Có nhiều thử thách, nhưng nên để ý nhiều hơn đến sợ hãi đau khổ và cơ đơn.  Vì thế, việc mà Chúa muốn chúng ta thực hiện không phải là tránh được những thử thách đó.  Hành trình sống đức tin như thế sẽ phác họa lại lời Thánh Tông đồ Phaolô xưa:
“Kho tàng ấy, chúng ta lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.  Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt.  Chúng tôi luôn mang trong thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống cũng biểu lộ nơi thân mình chúng tôi” (2 Cr 4,7-10).
Với nhận thức trên đây, tôi xin tạ ơn Chúa vì hành trình đức tin.  Dù trong thing lặng, hành trình ấy chính là những vượt qua, nhờ cuộc thương khó của Chúa Giêsu là mục tử nhân lành.  Người luôn ở trong đời sống chúng ta.

Xin âm thầm tạ ơn Chúa trong cõi thinh lặng.
Xin âm thầm tạ ơn Chúa với những người thinh lặng.

Gm. G.B. Bùi Tuần

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

05 - Solitude 46.jpg

KIÊN NHẪN CHỊU ĐỰNG KHIÊM NHƯỜNG CẦN HỌC TỪ CHÚA GIÊSU NHÂN LÀNH

KIÊN NHẪN CHỊU ĐỰNG KHIÊM NHƯỜNG CẦN HỌC TỪ CHÚA GIÊSU NHÂN LÀNH

Tuyết Mai

Thỉnh thoảng chúng ta có cảm tưởng rằng sự chịu đựng của mình đã quá mức, quá sức thì mình sẽ chọn giải pháp và quyết định như thế nào để đối phó cách khôn ngoan, cách ổn thỏa cho mọi tình huống đây?. Nếu không khôn ngoan, khôn khéo thì chắc hẳn sẽ có xẩy ra chiến tranh ngay. Và bảo đảm liền sau đó sẽ cho chúng ta cả đôi bên một cái kết không hay, không đẹp đẽ tí nào cả đâu.

**

Bạn bè thì cũng chẳng còn là bạn bè gì nữa tuy dù chơi với nhau suốt từ nhỏ và sẽ trở thành thù địch của nhau một cách rất đáng tiếc. Gia đình giữa vợ chồng và con cái cũng sẽ để lại vết thẹo thật sâu hoắm và thật chậm lành trong trái tim của mọi người có liên hệ. Trong công xưởng hay trong công ty đối với xếp trên thì bảo đảm chúng ta nên đi tìm nơi khác mà xin việc, còn không thể thì phải nhờ người đi cửa hậu dùm, cộng lời xin lỗi cho phải phép hay phải lạy lục nếu cần.

**

Do đó có phải cách khôn ngoan nhất trong mọi tình huống thì chúng ta nên chọn thái độ im lặng, chịu đựng, nhịn nhục và ráng dằn cơn giận xuống. Như Thiên Chúa luôn chọn thái độ chậm giận với tất cả con cái hư hỏng của Người. Kẻo không thì trái đất sẽ bị nổ tung thành những miếng vụn vì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sẽ giáng trên đầu của chúng ta cách rất xứng đáng.

**

Vì nếu chúng ta tập được tánh chậm giận và chịu đựng thì lâu dần sự luyện tập ấy sẽ cho chúng ta một đức tánh nhẫn nại rất tốt và là gia tài rất quý báu để lại gương tốt lành cho con cháu sau này chúng được nhờ. Vì sự chậm giận và chịu đựng là đức tánh tuyệt vời của tất cả mọi người, cho những ai muốn trở nên Thánh trong cuộc đời này. Với tánh tình hiền lành, hòa nhã và khiêm nhường của cha mẹ nữa thì mọi thành phần trong gia đình chúng ta sẽ nên thánh và là điều Thiên Chúa rất hài lòng, rất đáng để được Thiên Chúa thưởng ban – Đó là hồng ân dồi dào mà chúng ta được lãnh nhận hằng ngày từ Thiên Chúa ban cho.

**

Ai cũng biết rằng nói thì dễ nhưng thực hành mới là điều rất khó để làm vì đã làm người thì ai mà không dễ nổi giận, không nóng tánh, không tự ái, không là cái rốn của vũ trụ … nhưng vì hiểu được Thánh Ý Chúa muốn nên chúng ta cố gắng bắt chước theo Chúa Giêsu là học chịu nhịn nhục, chịu đựng, chịu khổ để có thể vác Thánh Giá đời mình theo Chúa Kitô và sống làm gương cho những thế hệ tiếp nối sau này.

**

Chẳng phải làm con người trần gian mà tự nhiên có sẵn những đức tánh tốt đó nhất là sau nhiều năm lăn lộn với đời; nếu có chăng là vì nhiều người may mắn đã được học sẵn một số bài học tốt lành từ cha mẹ; luôn sống làm gương tốt lành cho chúng con cái, học bắt chước theo suốt thời gian con cái còn ở với cha mẹ. Còn lại chăng là các ngài tu sĩ nam nữ có được cơ hội để học hỏi, tham vấn, thời giờ đi tĩnh tâm và cầu nguyện nên đã thu thập được các đức hạnh từ các bậc thầy nơi các dòng tu hay các chủng viện. Mà Thầy cao cả nhất không ai khác hơn là gương sống động của Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa nhân lành của hết thảy chúng ta.

**

Chúng ta phải rất hãnh diện là người Công Giáo vì chỉ có ông Thầy Giêsu cùng là Chúa đã yêu thương nhân loại bằng cách chết cho tội lỗi của con người; Ngài đã chết trên Thập Giá cách rất thương tâm trong một thân xác không còn lành lặn. Mà từ trước đến nay trên thế giới không có ai khác ngoài Thầy Giêsu rất nhân lành đã luôn yêu thương con cái Ngài cách vô điều kiện như thế.

**

Chúng ta hãy vì một Thiên Chúa nhân lành nên đừng có chần chờ gì nữa mà không liền trở về, chạy đến ngồi xuống chân của Thầy Giêsu để chúng ta được học hỏi những bài học lạ lùng, thánh thiện và thực thi cho được Giới Răn mới từ Ngài ấy là chúng ta hãy yêu thương nhau … thì kẻ ấy kể như đã sống trọn lề luật của Thầy. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

27 tháng 10, 2020

LOẠI NHÀ NÀO CÁC CON MUỐN XÂY CHO TA?

LOẠI NHÀ NÀO CÁC CON MUỐN XÂY CHO TA?

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Điều gì đúng và điều gì không đúng?  Chúng ta đấu tranh rất nhiều về các vấn đề đạo đức, thường là với một biện minh cho mình.  Và đa số chúng ta rơi vào tình trạng tự cho mình là đúng mỗi khi tranh luận về tội.  Điều gì cấu thành tội và điều gì cấu thành tội trọng?  Các phái Kitô giáo và các trường phái tư tưởng khác nhau dựa trên nhiều loại lý luận Kinh Thánh và triết học để cố gắng giải quyết vấn đề này, thường là có các bất đồng gay gắt và tạo ra nhiều tức giận hơn là đồng thuận.

Phần nào đó là chuyện hẳn nhiên, vì các vấn đề đạo đức phải tính đến sự bí ẩn của tự do con người, các hạn chế vốn có trong tình huống ngẫu nhiên và số lượng các tình huống tồn tại khác nhau giữa người này với người kia.  Trong bất kỳ tình huống cụ thể nào cũng không dễ dàng phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, thậm chí còn khó hơn để phân biệt đâu là tội và đâu là không.

Dù không có ý định xúc phạm đến các tiếp cận các vấn đề đạo đức một cách kinh điển của các giáo hội và các nhà tư tưởng đạo đức của chúng ta, tôi nghĩ rằng có một cách tốt hơn để tiếp cận lành mạnh hơn, xét đến tự do, đến các giới hạn của con người và hoàn cảnh hiện sinh đặc biệt của từng cá nhân.  Cách tiếp cận không phải của riêng tôi, mà là cách tiếp cận được tiên tri Isaia đưa ra, ngài đưa ra câu hỏi này của Chúa cho chúng ta: Các ngươi sẽ xây cho Ta ngôi nhà nào?  (Isaia 66, 1) Câu hỏi này là nền tảng cho tinh thần môn đệ và tất cả các lựa chọn đạo đức của chúng ta.

Các ngươi sẽ xây cho Ta ngôi nhà nào?  Giáo dân có đức tin nói chung đã hiểu điều này theo nghĩa đen, và vì vậy từ thời cổ đại cho đến ngày nay, họ đã xây đền thờ, nhà thờ chính tòa, vương cung thánh đường, các đền thánh nguy nga tráng lệ để thể hiện đức tin của họ vào Chúa.  Điều đó thật tuyệt vời, nhưng lời mời mà tiên tri Isaia nói, trước hết và quan trọng nhất, là loại ngôi nhà mà chúng ta có ý định xây dựng bên trong lòng mình.  Làm thế nào để chúng ta giữ hình ảnh và sự giống Chúa trong cơ thể, trong trí tuệ, trong tình cảm, hành động của chúng ta?  Loại “nhà thờ” hay “thánh đường” nào trong con người chúng ta?  Đó là câu hỏi sâu hơn về lối sống đạo đức.

Vượt lên trình độ sơ đẳng, việc chúng ta có quyết định về mặt đạo đức không còn được hướng dẫn bởi câu hỏi đúng hay sai, điều này có tội hay không.  Thay vào đó, nó nên được hướng dẫn và thúc đẩy bởi một câu hỏi cao hơn: Các ngươi sẽ xây cho Ta ngôi nhà nào?  Tôi muốn sống hết nhân tính và tư cách môn đệ của tôi ở mức độ nào?  Tôi muốn tự phục vụ bản thân nhiều hơn hay tôi muốn quảng đại hơn?  Tôi muốn hèn hạ hay cao quý?  Tôi muốn tự thương hại hay có tâm hồn cao thượng?  Tôi muốn thực hiện các cam kết của mình hoàn toàn trung thực hay tôi cảm thấy thoải mái khi phản bội người khác và chính tôi một cách ẩn giấu?  Tôi muốn nên thánh hay muốn tầm thường?

Ở mức độ trưởng thành trong tư cách môn đệ (và trong sự trưởng thành của con người), câu hỏi không còn đặt ra nữa, điều này có đúng không?  Đó không phải là câu hỏi của tình yêu.  Câu hỏi của tình yêu là, làm thế nào tôi có thể đi sâu hơn?  Tôi có thể sống tình yêu, sự thật, ánh sáng và lòng chung thủy ở mức độ nào?

Tôi xin đơn cử một ví dụ đơn giản dễ hiểu để minh họa điều này.  Chúng ta hãy xem vấn đề khiết tịnh tình dục: thủ dâm có sai và tội không?  Tôi đã từng nghe một giáo sư đạo đức có quan điểm về điều này, ông phản ánh sự thách thức của tiên tri Isaia.  Ở đây, trong một cách diễn đạt, ông đã đưa ra vấn đề: “Tôi không nghĩ việc ngữ cảnh hóa câu hỏi này, cũng như các văn bản thần học đạo đức cổ điển là hữu ích, khi nói rằng đó là một rối loạn nghiêm trọng và tội nghiêm trọng.  Tôi cũng không nghĩ sẽ hữu ích khi nói những gì nền văn hóa và phần lớn tâm lý học đương đại đang nói, rằng đó là sự thờ ơ về mặt đạo đức.  Tôi nghĩ, một cách hữu ích hơn để tiếp cận vấn đề này là không nhìn nó qua lăng kính của đúng hay sai, tội hay không.  Thay vào đó, hãy tự hỏi mình câu hỏi: tôi muốn sống ở mức độ nào?  Tôi muốn thực hiện đức khiết tịnh, lòng trung thành và sự trung thực của tôi ở mức độ nào?  Vào lúc nào trong cuộc đời, tôi muốn chấp nhận gánh thêm căng thẳng mà trong tư cách môn đệ và nhân tính của tôi đòi hỏi tôi?  Tôi muốn trở thành người như thế nào?  Tôi muốn trở thành người hoàn toàn minh bạch hay người có những thứ phải che giấu?  Tôi có muốn sống trong sự tiết độ hoàn toàn không?”  Tôi muốn là “đền thờ” nào?  Tôi có thể xây loại nhà nào cho Chúa?

Tôi tin đây là cách lý tưởng mà chúng ta nên có, trước các lựa chọn đạo đức trong cuộc đời.  Chắc chắn đây không phải là linh đạo dành cho những người có sự phát triển đạo đức quá kém hoặc bị suy giảm đến mức họ vẫn còn đấu tranh với các đòi hỏi căn bản nhất của Mười Điều Răn.  Những người như vậy cần trợ giúp khắc phục và điều trị và đó là một trách vụ khác (dù rất cần thiết).

Và một điểm nữa, sự lựa chọn luân lý này đến với chúng ta, cũng như tất cả các lời mời từ Chúa, như một lời mời, chứ không như một mối đe dọa.  Chính qua tình yêu chứ không qua đe dọa mà Chúa mời gọi chúng ta vào đời sống và làm môn đệ, Ngài luôn nhẹ nhàng hỏi chúng ta: loại nhà nào con muốn xây cho Ta?

Rev. Ron Rolheiser, OMI

on-my-knees-in-prayer-rick-wolfryd.jpg

GỞI ĐỨC MẸ MARIA TRỌN NỖI NIỀM

GỞI ĐỨC MẸ MARIA TRỌN NỖI NIỀM

Tuyết Mai

Lạy Mẹ Maria, chúng con hiện đang nghĩ đến hết thảy mọi người và cầu nguyện cho anh chị em biết nghĩ đến cuộc sống ở Đời Sau; biết quý linh hồn sống đời của mình. Thưa nhất là mọi phẩm trật trong hàng ngũ của Giáo Hội Mẹ mà hiện nay chúng con có được ngài Giáo Hoàng Francisco đương kim, đang cố gắng để làm gương tốt lành cho hết thảy con cái Chúa trên trần gian này mà suốt bao đời Giáo Hoàng luôn gặp bao khó khăn và bao thử thách.

  • Xin anh chị em cho một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh để cầu xin Mẹ Maria ban cho hết thảy mọi người biết tìm kiếm Nước Trời để linh hồn chúng ta sẽ được sống muôn đời trong hạnh phúc Chúa Trời ban.

**

Lạy Mẹ Maria! Chúng con đang nghĩ đến những thai nhi không được chào đời vì những người (già, trẻ) đang sống buông thùa, thác loạn, vô luân, vô lương tri và vô lương tâm. Họ sống cách vô trách nhiệm và xuất thân từ những gia đình sống thiếu vắng Chúa hiện diện (hay trong gia đình là vô thần); do không hề được dạy dỗ cho sống đạo đức mà lại còn làm gương mù gương xấu cho chúng con cái nữa – Nên mới tàn nhẫn đang tâm giết con vô tội của mình.

  • Xin anh chị em cho một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh để cầu xin Mẹ Maria ban cho hết thảy mọi người biết xa tránh mọi cám dỗ của cuộc đời. Cho mọi người biết sống có trách nhiệm hơn để cho thai nhi có được cơ hội sống và chào đời.

**

Chúng con cũng đang suy nghĩ đến những linh hồn còn sống ở Luyện Ngục đang chờ vào sự cầu nguyện, xin Lễ từ chúng con để xin Mẹ thương cho lên Trời ngoài việc siêng năng đọc kinh Mân Côi và thực thi đức bác ái (qua nhiều cách trong trong khả năng Chúa ban cho). Vì chúng con biết Mẹ rất yêu quý từng linh hồn của con cái Mẹ ngay cả những linh hồn tưởng đã hư nát nhưng ở ngay phút giây sau cùng của cuộc đời mà còn biết mở lời cầu cứu đến Mẹ, dốc lòng ăn năn thì Mẹ cũng rất khoan dung mà cứu vớt để linh hồn người khỏi bị sa Hỏa Ngục.

  • Xin anh chị em cho một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh để cầu xin Mẹ Maria ban cho hết thảy mọi người hiện đang ở Luyện Ngục sớm được về Nước Trời hưởng nhan thánh Chúa; được sống hạnh phúc viên mãn đến thiên thu vạn đại.

**

Lạy Mẹ Maria! Chúng con cũng đang nghĩ đến những anh chị em đang đau khổ trong một thân xác có trí óc còn minh mẫn nhưng toàn thân đã bị chết, sống như loài thực vật cùng những anh chị em có bệnh phong cùi, khiếm thị, khuyết tật, bệnh điên và những trẻ em sống lạc loài ngoài chợ đời, v.v….

  • Xin anh chị em cho một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh để cầu xin Mẹ Maria ban cho hết thảy mọi người đang sống cảnh tù đầy trong một thân xác bệnh tật không tự lo cho mình được. Xin cho tất cả biết chấp nhận và sống vui vẻ trong ơn nghĩa Chúa.

**

Lạy Mẹ Maria! Chúng con cũng đang nghĩ đến những anh chị em luôn bị người đời kỳ thị vì khác mầu da, khác chủng tộc và khác tôn giáo; là người đồng tính, người nghèo bệnh tật dơ dáy bị xã hội ruồng bỏ sống ngoài chợ đời, v.v… Luôn bị người người kỳ thị, hiếp đáp, bắt bớ và giết chết. Xin Mẹ giúp chúng con hiểu được rằng Thiên Chúa Người dựng nên tất cả con cái Người và cho sống bình đẳng như nhau; như anh em có cùng một CHA chung trên Trời – cớ sao lại luôn có tư tưởng phải giết hại nhau chỉ vì quyền lợi cá nhân?.

  • Xin anh chị em cho một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh để cầu xin Mẹ Maria ban cho hết thảy mọi người biết yêu thương nhau dù cho bao nhiêu sự khác biệt mà Thiên Chúa đã tác tạo ra từng người chúng ta; mỗi người đều có mục đích riêng để cùng sống chung nhau trên trái đất này!.

**

Sau hết là xin Mẹ Maria ban cho hết thảy chúng con có cùng nguyện vọng là ở cuối đời xin cho chúng con hết thảy được lên Trời hưởng phúc đời đời bên ba ngôi Thiên Chúa, Mẹ Maria hiền mẫu , các đạo binh, các Thánh cùng tất cả anh chị em trên Trời. Amen.

 Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

16 tháng 10, 2020

TÌNH YÊU LÀ LẼ SỐNG 

TÌNH YÊU LÀ LẼ SỐNG  

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

Đã có lần Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận từng nói với Bill Gate rằng: “Sự văn minh đích thực là không để ai ở lại phía sau.”  Và Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolo II cũng nói: “Sự văn minh đích thực là phục vụ sự sống.”  Thế nhưng, “những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”  Một thế giới quá chênh lệch giầu nghèo.  Một thế giới quá đề cao đồng tiền mà quên cả lương tri con người.  Một thế giới lấy kinh tế làm đầu nên đã làm đảo lộn biết bao thuần phong mỹ tục, và những giá trị đạo đức truyền thống của các tiền nhân.  Khoa học tiến bộ, nhưng đạo đức và phong hoá xuống cấp trầm trọng.  Sự tiến bộ của khoa học dường như đang giúp sức cho sự dữ gia tăng.  Khoa học tiến bộ đang phục vụ cho văn hoá sự chết hơn là phục vụ cho văn hoá sự sống.  Người ta tìm muôn nghìn cách thức để lừa đảo, gian manh và truỵ lạc.  Đứng trước viễn cảnh đen tối của xã hội hôm nay, Sĩ Phu Bắc Hà đã đúc kết thành bốn câu thơ:

Nhân phẩm từ đây giảm giá rồi

Chỉ còn lương thực tăng giá thôi

Lương tâm bán rẻ hơn lương thực

Chân lý chân giò một giá thôi!

Một thế giới thượng vàng hạ cám đã làm lệch đi rất nhiều những giá trị của cuộc sống.  Một thế giới xem ra những nghĩa cử yêu thương thật hiếm hoi.  Đó chính là một thách đố cho người Kitô hữu chúng ta.  Liệu rằng chúng ta có dám sống triệt để giới răn mến Chúa yêu người giữa một xã hội loại trừ Thiên Chúa và thiếu thốn tình người hay không?  Liệu rằng chúng ta có dám chịu thiệt thòi để người khác hưởng thụ trên lòng quảng đại của chúng ta hay không?  Liệu rằng chúng ta có dám yêu người khi mà người ta đang chơi xấu, đang lợi dụng, đang làm hại chúng ta?  Đây là một thách đố và cũng là đòi hỏi triệt để, vì căn tính của người môn đệ Chúa là “yêu mến tha nhân như chính mình.”  Vì tình yêu là lẽ sống, là hơi thở của người Kitô hữu.  Không có tình yêu thì sức sống của người tín hữu đã không còn.  Không có lòng quảng đại thì không còn là nhân chứng cho Tin mừng Nước Trời của Chúa.  Chúng ta không thể nói yêu Chúa mà trong lòng vẫn còn thù ghét anh em của mình.  Chúng ta phải vượt lên trên lòng ích kỷ, sự hẹp hòi của nhân thế để làm chứng cho một tình yêu nhân ái, bao dung và vị tha.

Đây chính là sứ điệp mà Tin Mừng hôm nay muốn loan báo.  Chúa mời gọi chúng ta hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự.  Đồng thời Ngài cũng đòi buộc chúng ta phải yêu mến tha nhân như chính mình.  Chính Thầy Chí Thánh Giêsu đã làm gương cho chúng ta.  Chính Ngài khi bị treo trên thập tự giá đã giới thiệu cho nhân thế một tinh yêu tinh ròng đến nỗi “dám chết cho người mình yêu.”  Ngài đã chọn thập tự giá làm biểu tượng cho tình yêu tự hiến của mình.  Với thanh dọc, Chúa chấp nhận cực hình để tôn vinh Chúa Cha.  Với thanh ngang, Ngài muốn ôm trọn nhân loại trong tình thương của Chúa.  Người Kitô cũng được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy Giêsu khi chúng ta sống tôn vinh Chúa Cha, và yêu mến anh em như chính mình.

Chính tình yêu đó sẽ giúp chúng ta vượt thắng những tham lam bất chính, những thói hại người hại đời để tìm tư lợi riêng cho bản thân mà người đời vẫn đang sống.  Có thể là người, chúng ta cần địa vị, cần danh vọng nhưng vì lòng yêu mến Chúa chúng ta không thể bán rẻ lương tậm, không làm hại đồng loại.  Có thể chúng ta cũng cần của cải để sinh sống, nhưng vì Chúa, chúng ta biết sống quảng đại để mua lấy hạnh phúc Nước Trời.  Có thể đồng loại, vẫn mưu toan làm hại chúng ta, nhưng vì Chúa chúng ta nhịn nhục và nhẫn nại với nhau trong yêu thương và tha thứ.

Như vậy, chỉ có ở trong tình yêu Chúa, chúng ta mới dám sống yêu thương đồng loại như chính mình.  Chính nhờ tình yêu Chúa, sẽ giúp chúng ta trao ban sự sống sung mãn cho nhân thế qua những nghĩa cử yêu thương, bác ái và vị tha.  Chính tình yêu đối với Chúa, sẽ giúp chúng ta sống nhân ái và bao dung với tha nhân là hình ảnh của Ngài.

Ước gì giữa một thế giới đang băng hoại về tình người, chúng ta hãy thắp lên ngọn lửa của yêu thương, để sưởi ấm cho những ai đang cô đơn, thất vọng vì thiếu vắng tình thương, sự cảm thông và nâng đỡ của anh em.  Ước gì giữa một thế giới đang bán rẻ lương tri, người Kitô hữu hãy biết sống tôn trọng lẫn nhau, biết sống cho tình người cao quý, hơn là những của cải vật chất tầm thường.  Ước gì người Kitô hữu chúng ta, đừng vì danh lợi thú mà đánh mất nhân phẩm con người là hình ảnh Thiên Chúa.  Ước gì giữa một xã hội mà chân lý bị vùi giập, chúng ta dám sống cho sự thật, cho dẫu rằng, có bị nghi kỵ, hiểu lầm, kết án và tẩy chay.  Giữa một thế giới mà người ta có thể nhân danh quyền lợi của mình để giết hại người khác một cách phi nhân, ác đức, đặc biệt là các thai nhi vô tội, chúng ta hãy sống theo gương Thầy Giêsu dám chết cho người minh yêu, dám sống mình vì mọi người, và dám trở nên mọi sự cho mọi người như Thầy Giêsu.

Nguyện xin Chúa là tình yêu, xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim yêu thương của Chúa.  Amen!

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền

(Trích trong ‘Cùng Nhau Suy Niệm’)

From: Langthangchieutim

httpv://www.youtube.com/watch?v=M6OstB6eRKo

Nếu Chỉ Còn Một Ngày Để Sống, Sẽ Ước Mong Chi? Kịp Làm Gì?-Cha Micae Phạm Quang Hồng

CHÚA CÓ THIÊN VỊ KHÔNG?

CHÚA CÓ THIÊN VỊ KHÔNG?

  Rev. Ron Rolheiser, OMI

Chúa có thương một số người nào đó nhiều hơn những người khác không?  Chúa có thiên vị không?  

Đây là vấn đề tranh cãi từ hàng thế kỷ nay: Liệu có một chủng tộc nào được Chúa chọn?  Có phải một số người nào được định trước sẽ lên thiên đường hay xuống địa ngục không?  Có phải Chúa thương người nghèo hơn người giàu?  Có phải Chúa thương người có tội hơn người ngay thẳng?  Có phải Chúa thương người trinh tiết hơn người lập gia đình?  Ít nhất là nhìn bề ngoài, có vẻ như thánh kinh nói rằng Chúa thương một số người hơn những người khác.  Nhưng có đúng như vậy không?

Khó mà trả lời được câu hỏi này, vì phần nào đó là một câu hỏi sai lầm.  Thông thường, bất cứ khi nào chúng ta dựng lên những kiểu đối lập như thế (Có phải Chúa thương người này hơn người kia?), thì chúng ta đang lập ra một lối đi trên một con đường sai:

Ví dụ, khi Chúa Giê-su nói cả thiên đàng vui mừng khi có một người trở lại hơn là vui với chín mươi chín người không cần hối cải; thì không phải Chúa khẳng định thương người có tội sâu đậm hơn người ngay thẳng.  Đối với Chúa Giê-su, khi nói trong hoàn cảnh cụ thể này, là không hề ngụ ý nói tới người ngay thẳng.  Chỉ đang nói với kẻ có tội (những người cảm thấy cần phải trở lại) và những người tự cho là mình ngay thẳng (những người có tội nhưng chưa hiểu mình cần ăn năn hối lỗi).  Hối cải, ít nhất trong bối cảnh đặc biệt này, không phải là một điều kiện tiên quyết cho đời sống Ki-tô hữu.  Không hề có ngụ ý về người ngay thẳng ở đây, chỉ những người có tội, và hành trình Ki-tô luôn luôn là một hành trình của trở lại, một sự quay về ràng, như đàn chiên quay về chuồng.  Chúng ta mở lòng ra để nhận tình thương yêu của Chúa bất cứ lúc nào chúng ta nhận ra điều đó.  Chúa thật sự thiên vị những kẻ có tội, nhưng những kẻ có tội bao gồm tất cả chúng ta.

Điều này cũng đúng đối với chuyện có phải Chúa thương người nghèo hơn người giàu hay không.  Một cách xác quyết, Giê-su nói rằng Chúa ưu ái người nghèo, nhưng như vậy có phải là Chúa thương người giàu ít đi không?

Thêm một lần nữa, chúng ta phải cẩn trọng trong cách chúng ta đặt những phạm trù này tương phản với nhau: nghèo tương phản với giàu.  Điều được khẳng định ở đây không phải là khi chúng ta nghèo thì Chúa thương chúng ta hơn so với khi chúng ta giàu.  Mà đúng hơn, ý ở đây là Chúa thương chúng ta trong cái nghèo nàn của chúng ta, và khi chúng ta chấp nhận mình nghèo thì dễ dàng mở lòng ra để được yêu thương và dễ dàng bày tỏ lòng biết ơn hơn.  Đối với Chúa Giê-su, chỉ có hai loại người: những người nghèo và những người chưa tiếp xúc với cái nghèo nàn của mình.  Và cũng không phải là Chúa thích chúng ta nghèo và thương chúng ta hơn khi chúng ta nghèo.  Mà đúng ra, chính là khi chúng ta nghèo và tiếp xúc với cái nghèo của mình thì chúng ta dễ dàng mở lòng ra với tình thương hơn, kể cả tình thương của Chúa lẫn tình thương của người khác.  Chúa thật sự thiên vị người nghèo, nhưng, giá như chúng ta hiểu đúng tình trạng của mình, rằng những người nghèo bao gồm tất cả chúng ta.

Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng đối với các vấn đề chung quanh vấn đề thiêng liêng và vấn đề tình dục.  Có phải Chúa thương chúng ta hơn khi chúng ta chưa trọn vẹn về mặt tình dục so với khi trọn vẹn không?   

Phúc âm nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, được chôn trong một nấm mồ chưa từng chôn ai, và vì thế, chúng ta được mời gọi để có một trái tim trinh trắng.  Bởi điều này mà trên con đường thiêng liêng Ki-tô cũng như trong các truyền thống linh đạo của mọi tôn giáo lớn trên thế giới, từ xưa đến nay vẫn luôn luôn có một dòng tư tưởng cho rằng cách nào đó Chúa ban phước cho những ai sống đời độc thân hơn những người lập gia đình, rằng sự trinh trắng là tình trạng tinh thần được ưu ái hơn.  Có phải Chúa thương chúng ta hơn nếu chúng ta là những người trinh trắng?

Chúng ta lại phải cẩn trọng trong cách đặt những phạm trù này tương phản với nhau: trinh trắng và không trinh trắng.  Lời dặn ở đây là Chúa thương những gì là trinh trắng trong bản thân chúng ta.  Mối quan hệ tương phản ở đây không phải là giữa những ai ngủ một mình và những người không ngủ một mình, mà là giữa những người bảo vệ những gì trinh trắng trong bản thân, và những người không làm như vậy; giữa những người có thể đổ mồ hôi máu để tiếp tục chịu đựng căng thẳng khi sống mà không tuyệt đích thoả mãn (tất cả mọi loại) và những người không làm như vậy.  Chính khi chúng ta bảo vệ những gì trinh trắng trong bản thân và khi chúng ta không bỏ qua những giai điệu thầm kín chính đáng của cuộc sống vì những căng thẳng của mình là lúc chúng ta mở lòng ra hơn để tiếp nhận tình thương yêu, tình thương yêu của Chúa và tình thương yêu của con người.

Chúa thật sự thiên vị những người trinh trắng, nhưng, nếu chúng ta sống với lòng khiêm cung và nhẫn nại đúng mực, thì những người trinh trắng đó gồm tất cả chúng ta.

Cũng có thể nói như vậy về việc Chúa Giê-su trân trọng trẻ con như những con người lý tưởng.  Không phải Người dạy rằng Chúa thương trẻ con hơn người lớn.  Sự tương phản này không phải là giữa trẻ con và người lớn, mà là giữa những ai, giống như trẻ con, biết họ cần được giúp đỡ, và những người vì kiêu căng hay vì tổn thương đã không còn thừa nhận họ cần Chúa hay cần ai khác.  Chính khi chúng ta thừa nhận sự thật sâu xa rằng chúng ta không thể tự mình mà đầy đủ thì chúng ta mới mở lòng ra để Chúa và người khác ưu ái.  Chúa thật sự thiên vị những ai giống như trẻ con, nhưng, hy vọng là trẻ con bao gồm tất cả chúng ta.

Chúa có đối xử thiên vị hay không?  Có, nhưng không phải là giữa những người khác nhau, mà là giữa những trạng thái khác nhau trong chính tâm hồn chúng ta.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Jesus and his disciples.jpg

CHÚA BAN CHO MỌI NGƯỜI THẬT SỰ GIÀU CÓ NẾU ĐƯỢC KỂ RA CŨNG KHÔNG HẾT

CHÚA BAN CHO MỌI NGƯỜI THẬT SỰ GIÀU CÓ NẾU ĐƯỢC KỂ RA CŨNG KHÔNG HẾT

Tuyết Mai

Quả thế gian là nơi mà tất cả mọi người đều có những khát vọng, ao ước và mơ mộng để muốn mình trở thành những con người thành công giàu có, kế đến là muốn cả danh tiếng để cả thế giới biết đến!?. Nếu được giàu có thì hẳn không có một ai biết đói khát là gì, biết rách rưới hôi hám là gì và biết đau khổ là gì đâu. Vì sự giàu, nghèo như câu: “Người ăn không hết, kẻ lần không ra”. Có người khi sinh ra đời đã sống trong nhung lụa, nôi vàng, mền bằng lông thú mắc tiền nhưng ngược lại có rất nhiều người khi sinh ra đời lại quá nghèo khổ và thiếu thốn đủ điều. Có người họ giàu có từ đầu đời cho đến cả cuối đời và thân xác của họ cũng được nâng niu đưa xuống huyệt mộ với cả hàng trăm người hiện diện; hàng trăm chiếc xe đẹp đẽ bóng láng đậu kín mít bãi đậu xe, hoa được phủ đầy.

**

Nhưng có phải nếu chúng ta là con cái của Chúa thì sự giàu có nó khác xa và đối nghịch nhau nhiều lắm!?. Vì sự giàu có để được theo Chúa và muốn có được Nước Trời thì chúng ta cần phải học nhịn nhục, kiên nhẫn và chờ đợi dù thời gian nó có kéo dài bao lâu (hơn 100 năm?). Dù con người của chúng ta chẳng thấy được rõ ràng cuộc sống thật sự ra sao để có được Nước Trời nhưng nếu tất cả chúng ta siêng năng chịu đọc Lời Chúa, học gương sống của Chúa, thì ta sẽ được Người cho hiểu rõ ràng Con Đường ấy sẽ đi cách gian khổ như thế nào?. Như con đường Chúa đã đi qua.

**

Nếu chúng ta quyết liệt để được mục tiêu (là chiếm đoạt Nước Trời) thì phải tập ngay bây giờ. Kẻo như anh giàu có đã sống giữ luật Chúa cả đời nhưng vì anh không thể Từ Bỏ sự giàu sang và của cải của anh nên Nước Trời cũng còn nằm xa tầm tay với của anh lắm. Hoặc chuyện của anh nhà phú hộ giàu có với Lazaro nghèo khổ kia, cả hai cùng chết một ngày. Nhưng anh phú hộ thì bị đầy xuống Hoả Ngục đời đời chỉ vì cái tội làm ngơ chẳng để ý đến Lazaro. Còn anh Lazaro nghèo ghẻ chốc lại được Chúa ban thưởng cho Nước Trời vì anh đã vâng theo Thánh Ý Chúa mà chịu khổ đến ngày cuối đời.

**

Nhưng có phải cuộc đời trần gian là ta lựa chọn được đâu. Nếu được phép lựa chọn thì trái đất này không còn một ai là nghèo đói khổ cực nữa cả. Không còn những con người sống trong những ổ chuột dơ dáy, cầu cống, núi rác của thành phố và người bệnh tật nằm la liệt đầy ngoài đường phố chắc cũng đã được chấm dứt từ lâu. Có phải như thế thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn hay không?. Và sao Thiên Chúa không làm thế để tất cả mọi người trần gian luôn có hạnh phúc và no ấm?.

**

Câu hỏi này đã có biết bao nhiêu thế hệ con người đã hỏi Chúa là tại sao Chúa lại để cho con người nghèo khổ, đau thương và mất mát nhiều quá như thế? Nhưng vì sự hiểu biết của con người rất có giới hạn cho nên chúng ta chỉ có thể hiểu được khi nào Chúa mạc khải cho biết thì ta sẽ biết. Để sẽ chọn cuộc đời tạm bợ nơi trần gian này hay chọn Nước Trời với sự sống muôn đời?. Chỉ khi ấy chúng ta mới được Chúa dạy cho rằng Người mới chính là nguồn sống đích thực, là nguồn sinh lực, là sức sống mãnh liệt, là hơi thở cần thiết nhất mà Thiên Chúa ban cho tất cả con cái của Người cách rất nhưng không. Nhất là trong thời gian đại dịch Covid-19 này thì máy trợ thở là cứu cánh cần kíp nhất cho bệnh nhân thở; không có thì bệnh nhân sẽ phải chết trong vài phút đồng hồ là điều chắc chắn.

**

Thế gian này nghĩ cho cùng thì người giàu có đến người nghèo khổ, ai ai cũng đều có bệnh và ai ai cũng sẽ lần lượt đến cửa Chết. Người giàu thì có bệnh riêng của người giàu. Người nghèo thì có bệnh riêng của người nghèo nên người khôn ngoan cần biết tìm kiếm Chúa để được Người chữa bệnh cho. Nhất là xin Chúa chữa cho tất cả mọi người khỏi cái bệnh tham lam, gian xảo, lừa lọc, giết người và ngay cả tự giết chết mình. Ai siêng năng tìm kiếm Chúa thì Người sẽ dần biến đổi hết thảy chúng ta có tình yêu thương, tương thân tương ái như người dân miền Trung đang gặp nạn, đang rất cần sự giúp đỡ của cả người lương lẫn giáo.

**

Ai trong chúng ta từng được Chúa chữa cho khỏi bệnh đều cảm nhận được một điều là sau đó tự trong tâm hồn của ta được Chúa biến đổi hoàn toàn để nên giống Chúa: Là sống thánh thiện hơn, bác ái hơn và chấp nhận Thánh Giá đời mình trong mọi hoàn cảnh. Con mắt đức tin sẽ dễ chóng nhận diện những con người cùng khổ. Đôi bàn tay tự động sẽ mở rộng hầu bao. Đôi chân cũng nhanh chóng chạy đến những nơi cần được sự giúp đỡ. Nhất là trái tim nhạy cảm cùng đập những nhịp yêu thương mà không cần phải cố gắng. Nhất là sự suy nghĩ của chúng ta không còn có những ý nghĩ tối tăm tội lỗi như trước đây nữa!. Luôn cảm nhận được sự Bình An trong tâm hồn và đó có phải là món quà quý, giá trị nhất Chúa ban cho để sống trên trần gian này hay không?. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

22 tháng 10, 2020

ĐỨC MẸ MARIA BAN SỰ BÌNH AN CHO TOÀN THỂ CON CÁI MẸ

ĐỨC MẸ MARIA BAN SỰ BÌNH AN CHO TOÀN THỂ CON CÁI MẸ

Tuyết Mai

Người con ngoan hiền của Mẹ Maria thì đều cảm nhận được sự bình an và sự hiện diện của Mẹ y như con cái bệnh tật luôn được mẹ trần gian trông nom và chăm chút cho vậy. Vì con cái Mẹ nhút nhát, hèn kém, tự ti mặc cảm, thiếu học và vì không có bằng cấp, có sự nghiệp bảo đảm để đi vào đời. Nên cách khôn ngoan nhất là chọn sống bám vào Mẹ Maria của mình để luôn được Mẹ che chở, bảo bọc và đỡ nâng. Không nhìn đâu cho xa mà ngay chính gia đình của chúng ta đây là mỗi nhà luôn có người con bị bệnh trong thân xác hay tinh thần yếu đuối không làm điều gì mà cha mẹ cảm thấy an tâm.

**

Còn con cái bình thường mạnh mẽ của chúng ta thì sao? Nhất là trong cái tuổi ham chơi “Ăn chưa no, lo chưa tới”; học đòi lại rất trèo cao khi trong tay chưa làm ra được đồng nào, chưa có bằng cấp hay chưa có sự nghiệp để tự nuôi sống bản thân. Để tạo cho con cái có niềm tin vững mạnh thì khuyên cha mẹ trẻ ráng nhớ đeo chuỗi Mân Côi hay áo Đức Bà khi chúng còn nhỏ để luôn được Đức Mẹ Maria gìn giữ. Tập cho chúng quen và tin tưởng vào Đức Mẹ tới độ không sợ bạn học hay ai cười chê nhất là chúng ở tuổi teens.

**

Nhân tháng 10 là tháng Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta là người Công Giáo nên rất hãnh diện cho mọi người thấy rằng chúng ta luôn tin tưởng vào Mẹ Đức Chúa Trời vì Mẹ luôn yêu thương và hiện diện khi chúng ta kêu cầu đến Mẹ. Sẽ có nhiều người hỏi vì sao chúng ta lại không đến thẳng, không nhờ vào quyền phép của Chúa Cha hay Chúa Con duy nhất?. Vì một lẽ rất dễ hiểu chỉ vì chúng ta có Mẹ Maria quyền phép có thể đạp đầu con quỷ Satan và bè lũ của chúng và bởi Mẹ luôn bênh vực cho hết thảy con cái của Mẹ và vì Thiên Chúa cho phép Mẹ.

**

Điều này phận làm con ai cũng hiểu rất rõ. Vì trong gia đình thì hầu hết chúng ta làm lỗi thì rất thường phải chạy đến người mẹ để cầu cứu nhất là con trai hay phạm lỗi tầy đình mà biết rõ rằng người cha không thể tha thứ cho được như lấy cắp tiền của gia đình đi nướng hết sạch vào các sòng bài. Hẳn 10 lần lỗi phạm thì người mẹ luôn là chịu chở che cho chúng ta đủ đến 10 lần. Và rất nhiều lần vì che chở cho con cái khỏi lằn roi thịnh nộ của người cha mà mẹ phải bị cha quất trúng đến chảy máu.

**

Vâng, không nhờ tình yêu thương mà Đức Mẹ dành cho chúng ta thì trái đất này chắc một mảnh vụn cũng không còn và Thiên Đàng cũng chẳng có bóng dáng của chúng ta trên đó đâu. Thương cho Đức Mẹ của chúng ta vô cùng. Mẹ cũng vì tội lỗi của chúng ta mà khóc không ngừng chảy máu mắt. Mẹ hằng khuyên răn chúng ta ngày đêm hãy siêng năng đọc Kinh Mân Côi dẫu ban đầu có cho chúng ta cảm thấy khô chán, lời kinh lập đi lập lại và rất buồn ngủ.

**

Hẳn vì Kinh Mân Côi là bửu bối tối cần mà Thiên Chúa cho phép các con của Mẹ dưới trần gian siêng năng đọc thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ tội. Hoặc Kinh Mân Côi mỗi khi có ai đọc lên sẽ làm cho Thiên Chúa vui lòng khôn tả. Chắc hẳn Kinh Mân Côi luôn làm dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa nhiều và nhanh nhất. Điều này đã được chứng minh qua bao thời đại là Kinh Mân Côi đã từng cứu chữa và giảm bớt những cơn đại nạn mà lẽ ra thế giới con người sẽ phải chịu khổ đau hơn gấp nhiều lần nữa. Kinh Mân Côi đã từng chứng minh qua bao ngàn năm, từng giúp nhiều quốc gia trên thế giới chấm dứt chiến tranh, có được hòa bình và tự do. Như bức tường Bá Linh đã bị sụp đổ. Nước Cộng Sản càng ngày càng ít đi và dần bước vào chế độ Dân Chủ Tự Do hơn khi thế hệ người lãnh đạo già chết đi.

**

Bao lâu con cái của Mẹ dưới trần còn ngân nga Kinh Mân Côi thì toàn cõi địa cầu sẽ có ngày có được Tự Do đích thực. Chỉ khi ấy Danh Tiếng Giêsu Con Mẹ sẽ được tỏa lan trên không gian và cùng khắp cõi địa cầu. Chỉ khi ấy con người mới được sống trong hạnh phúc, trong hòa bình, no ấm và có công lý. Chỉ khi ấy Thiên Đàng thật sự ở ngay trên trần gian này. Có dễ dàng lắm thay khi ấy tất cả con cái Chúa và Mẹ sẽ tay trong tay, nắm chặt vòng tay trong Chuỗi Kinh Mân Côi liên kết; nối bện chặt nhau tiến về Nước Trời mà không một sự dữ nào có thể cắt đứt cho được.

**

Lạy Mẹ Maria, toàn thể nhân loại chúng con hiểu rằng khi chúng con sống xa Mẹ thì chúng con sẽ chết; chết dần chết mòn, tiêu tan cả hồn lẫn xác. Dù chúng con có đang sống nhưng từ tâm hồn đến thể xác chúng con như thiếu hẳn nguồn sinh lực của sự sống tốt lành và thánh thiện. Thiếu hơi thở trong lành, thiếu nguồn xanh tươi của thiên nhiên, thiếu nước sạch, v.v… cùng thiếu nguồn trợ lực tâm linh của Thiên Chúa. Xin giúp chúng con tập làm quen với Kinh Mân Côi chỉ vì mục đích là chúng con muốn có được sự sống muôn đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa và rất muốn được Mẹ yêu chúng con mãi mãi, thưa Mẹ Maria rất dấu ái của chúng con. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

20 tháng 10, 2020

HÌNH AI ĐÂY?

HÌNH AI ĐÂY?

Mỗi người chúng ta đã được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài có lý trí, có ý chí.  Có lý trí để hiểu biết và có tâm tình để yêu mến.  Trước khi dựng nên loài người, Thiên Chúa phán: “Ta hãy dựng nên con người như hình ảnh Ta và giống Ta…và Thiên Chúa đã thực hiện dự định ấy: Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa.”  Cái hình ảnh ấy con người mang trong mình từ khi được thụ thai trong lòng mẹ, con người có những đức tính giống Thiên Chúa, nếu mỗi ngày biết trau dồi phát triển thêm, thì con người càng trở nên giống Chúa hơn.  Tư tưởng ấy Chúa Kitô đã nhắc lại cho chúng ta hôm nay trong dịp tranh luận với nhóm Pharisêu.

Chúa là sự thật hiện thân, là chân lý vĩnh cửu, nên Ngài rất ghét những kẻ giả hình: bề ngoài thơn thớt nói cười mà bề trong nham hiểm giết người không gươm.  Họ định đến gài bẫy để bắt lỗi Chúa thế mà họ chỉ dùng toàn những lời tâng bốc xu nịnh: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật… chẳng vị nể ai…”  Chúa không thể chịu được cái giọng dối trá ấy, vì đối với Ngài thì “có phải nói là có, không thì nói là không, còn những cái quá trớn đều là xấu xa.”  Vì không thể chịu được nên Chúa đã phải gọi họ là bọn giả hình, và Ngài đã cho họ biết những mánh lới quỷ quyệt của họ không làm gì nổi Ngài.  Chúa bảo họ cho Ngài xem một đồng tiền vẫn đóng thuế.  Thời ấy ở Palestine, dân chúng tiêu dùng hai thứ tiền: khi đóng thuế vào đền thờ thì bắt buộc phải dùng tiền Do Thái, bởi vì theo luật Do Thái, không một hình ảnh sinh vật nào được đưa vào khu vực đền thờ, mà tiền ngoại quốc lại thường có hình người hay vật, còn tiền Do Thái chỉ có số và niên hiệu mà không có hình ảnh gì.  Trái lại, khi nộp thuế cho chính phủ bảo hộ thì phải dùng tiền Rôma, tiền của Xêda.  Ai đổi lấy tiền ấy, tức là bằng lòng đóng thuế.  Chúa bảo đưa Chúa xem không phải là Chúa không biết thứ tiền ấy, mà Ngài chỉ muốn đưa họ vào chính cái bẫy mà họ đã gài định mưu hại Chúa.  Nghĩa là Chúa làm cho họ thú nhận bằng lời nói và việc làm rằng họ muốn hay ít nữa bằng lòng đóng thuế cho Xêda rồi.  Chúa sẽ không trả lời câu họ hỏi có nên hay không nên nộp thuế mà Ngài chỉ nói: “Của Xêda thì trả về Xêda”, nghĩa là các ông đã có tiền của Xêda tức là các ông đã sẵn sàng đóng thuế cho Xêda rồi, còn hỏi làm gì nữa?  Hãy đưa cái của nợ ấy mà hoàn lại cho Xêda, thế là xong.  Câu trả lời của Chúa còn bao hàm một ý nghĩa về quyền lợi của chính phủ hay chính quyền hợp pháp, “Quyền hành hợp pháp là do Thiên Chúa.”

Thánh Phaolô đã viết như thế cho giáo đoàn Rôma và Ngài còn thêm: “Những gì ta nợ ai thì phải trả cho người ấy”, mắc sưu thì trả sưu, mắc thuế thì trả thuế, mắc tôn trọng thì trả tôn trọng, mắc yêu mến thì trả yêu mến.  Những cái đó cũng là những món nợ: nợ vật chất và tinh thần.  Chúng ta phải thanh toán tất cả những món nợ ấy với những ai có quyền đòi hỏi ở chúng ta.  Nhưng không phải chúng ta chỉ nợ nhau, nợ loài người mà thôi, mà còn nợ cả Thiên Chúa nữa.  Để làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, Chúa Giêsu đã không ngần ngại thêm: “Và hãy trả về Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.”  Chúng ta nợ Chúa những gì?  Chúng ta nợ tất cả.  Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Côrintô: “Ngươi có cái chi mà ngươi đã không nhận được?  Nếu ngươi đã nhận được ở chỗ khác thì sao lại hãnh diện như là không.”  Ngoài những đức tính, những khả năng tự nhiên của bản tính loài người: linh hồn, lý trí, ý chí, những cái chúng ta nhận được khi thụ thai, những cái làm cho chúng ta nên giống Thiên Chúa một phần nào, Chúa còn in vào trong tâm hồn chúng ta, trao cho chúng ta nhiều hình ảnh, nhiều vốn khác nữa.

Lúc chịu phép rửa tội, Chúa đã in vào trong tâm hồn chúng ta một hình ảnh Con Chúa, hình ảnh Chúa Kitô, một hình ảnh thật tốt, không thể tẩy xoá đi được, nhưng chưa được rõ lắm.  Không những chúng ta có nhiệm vụ bảo tồn hình ảnh ấy được nguyên vẹn, mà chúng ta còn có bổn phận tô điểm bức ảnh ấy cho thêm rõ ràng, tươi đẹp.  Hình ảnh ấy không thể chỉ là bức hoạt họa hay hí họa.  Bức họat họa chỉ làm trò cười cho thiên hạ thôi.  Bức hình ấy phải là bức ảnh truyền thần tô mầu, đúng chân dung Chúa Kitô: Chúa là Đấng đáng yêu mến, quý trọng… thì hình ảnh của Ngài cũng phải gợi lên được những tâm tình ấy, nghĩa là chúng ta phải làm thế nào để người khác trông vào nơi chúng ta là hình ảnh của Chúa, họ phải cảm thấy sự đáng yêu mến quý trọng của Ngài, nếu không, chúng ta chỉ là bức hí họa của Chúa.

Những người mới tập vẽ hay những họa sĩ kém khi vẽ một bức chân dung xong, cho dù cố gắng mấy vẫn còn phải đề tên người được vẽ ở dưới, không thì người xem bức hình ấy sẽ không biết là ai.  “Hình này là hình ai đây?”  Câu ấy có thể là một câu mà Chúa muốn đặt ra cho chúng ta chăng?  Có biết bao tín hữu đều là những bức hình cần phải đề tên rõ ở dưới, nghĩa là nếu không có một mẫu ảnh, một tấm áo hay một huy hiệu nào trên người họ thì người khác không thể biết được họ là tín hữu.  Trên cổ họ có lẽ lúc nào cũng cần phải đeo một tấm bảng nhỏ ghi: “Đây là một tín hữu”, bởi vì họ không mang trên mình họ, trong con người họ, trong tư tưởng, trong lời nói, trong hành động của họ một nét nào là nét Chúa nữa.

Hôm nay, Chúa đòi và mong muốn chúng ta sẽ mang lại cho Chúa hình ảnh mà Chúa đã trao cho chúng ta khi chúng ta được thụ thai cũng như khi chúng ta chịu phép rửa tội, và không những chỉ một hình ảnh y nguyên như lúc chúng ta nhận được nơi Chúa, mà còn phải là một hình ảnh đẹp gấp bội nữa, bởi vì nén vàng nén bạc trao cho chúng ta cần phải sinh lời ra nữa, bức hình trao cho chúng ta cần phải tô điểm thêm nữa.  “Hình ai đây?”  Hằng ngày chúng ta hãy tự cảnh tỉnh mình như thế: tôi làm việc này, tôi nghĩ ngợi như thế, tôi ăn nói như vậy có giống Chúa không?  Hành động này, tư tưởng ấy, lời nói kia là hình ảnh ai đó?  Chúa hay Xêda?  Hãy trả ngay cho Xêda những gì là của Xêda.  Và nhất là hãy giữ lại để trao về cho Chúa những gì là của Chúa.

Sưu tầm

From: Langthangchieutim

2.JPG

Giận Dữ

Giáo xứ Cần Giờ – DCCT

Giận Dữ

Người giận dữ cũng giống như con rối, họ không biết mình nói gì làm gì, bởi vì ma quỷ đã khống chế họ hoàn toàn.

Giận dữ là một cảm xúc của linh hồn khiến chúng ta bất nhẫn vì những gì gây thương tổn hay làm phật lòng chúng ta.

Cảm xúc này đến từ ma quỷ: điều đó cho biết rằng chúng ta đang ở trong tay ma quỷ; nó là chủ nhân của linh hồn chúng ta; nó nắm giữ tất cả những dây cương, điều khiển chúng ta nhảy múa làm trò tiêu khiển cho nó. Người giận dữ cũng giống như con rối, họ không biết mình nói gì làm gì, bởi vì ma quỷ đã khống chế họ hoàn toàn. Họ nhảy qua phải, qua trái, tóc thì dựng đứng như lông nhím, mắt thì lòi ra giống con bò cạp hay con sư tử dữ tợn.

Tại sao chúng ta lại cho phép mình ở trong một tình trạng khốn khổ như thế? Điều đó đáng tội nghiệp không? Thật đáng tội nghiệp thay! Bởi vì chúng ta không yêu mến Thiên Chúa. Lòng trí chúng ta thuộc về thằng quỷ kiêu ngạo, lúc nào cũng giận dữ vì nghĩ mình bị coi thường; lòng trí chúng ta thuộc về thằng quỷ tham lam, lúc nào cũng gắt gỏng vì bị mất mát điều gì; lòng trí chúng ta thuộc về thằng quỷ trụy lạc, lúc nào cũng căm phẫn vì bị người khác cản trở con đường bất chính của mình.

Không lẽ chúng ta bất hạnh để mình trở thành trò chơi cho ma quỷ sao? Chúng làm mọi cách để khiến chúng ta trở nên trò vui cho chúng; chúng bày ra cho chúng ta những chuyện như: nói xấu, vu khống, căm giận, trả thù; chúng còn lèo lái chúng ta đến chỗ giết chết những anh chị em xung quanh nữa. Các con hãy xem câu chuyện Cain giết chết em trai mình là Abel vì quá ghen tị; vua Saul muốn hãm hại David; Theodosius gây ra cuộc thảm sát dân chúng trong thành Thessalonica chỉ vì muốn trả thù cho sự sỉ nhục cá nhân. Nếu chúng ta không giết chết người khác thì cũng giận dữ với họ, chúng ta không tiếc lời chửi rủa thậm tệ, chúng ta muốn ma quỷ đến bắt họ, hay chỉ mong sao cho họ chết phứt đi cho rồi. Khi giận dữ, chúng ta nói những lời lẽ xúc phạm đến Thánh Danh Chúa, chúng ta lên án Đấng Tạo Hóa. Quả thật chúng ta hung dữ và bất hạnh biết bao!

Điều đáng trách hơn nữa là khi chúng ta bị lôi kéo đến những tội ác này chỉ vì những chuyện nhỏ mọn, chỉ vì một lời nói vu vơ, hay chỉ vì một chút bất công! Đức tin của chúng ta ở đâu? Lý trí của chúng ta ở đâu? Chúng ta thường chữa mình rằng vì nóng giận nên tôi mới chửi thề; nhưng tội này không thể nào bào chữa cho tội khác. Thiên Chúa công bằng lên án sự giận dữ và những hậu quả khác do tội đó gây ra. Chúng ta đã làm buồn lòng Thiên Thần bản mệnh biết bao! Người luôn ở bên cạnh để soi sáng cho chúng ta những ý nghĩ tốt lành, và người cũng đau lòng chứng kiến chúng ta phạm tội. Nếu chúng ta sống theo gương lành của thánh Remihius chúng ta sẽ không bao giờ giận dữ. Một lần nọ, cha tu viện trưởng coi sóc những vị ẩn sĩ sống trong sa mạc hỏi thánh nhân làm cách nào để luôn giữ mình trong trạng thái bình thản, ngài trả lời: “Con thường nghĩ về Thiên Thần bản mệnh luôn ở bên cạnh, người hằng giúp đỡ con mọi nhu cầu cần thiết, dạy con biết những gì phải làm, phải nói, và ngài ghi lại mỗi hành động của con, tâm tình và cách thức mà con làm việc thế nào.”

Hoặc chúng ta sống theo gương lành của Vua Philip II nước Tây Ban Nha, một đêm nọ ngồi mấy tiếng để viết một bức thư dài cho Đức Thánh Cha, viết xong nhà vua trao bức thư cho người cận vệ đóng dấu và niêm phong. Đang lim dim buồn ngủ, thay vì đóng dấu, anh ta lại làm đổ mực lên bức thư. Trong lúc anh ta lo lắng và hối hận, nhà vua biết chuyện xảy ra đã đến gặp anh và nói một cách bình tĩnh rằng: “Không có gì nghiêm trọng đâu, chỉ cần viết lại lá thơ khác là được rồi!” rồi vua Philip thức hết đêm đó để viết lại bức thư khác mà chẳng một chút khó chịu nào với người lính cận vệ của mình.

Thánh Gioan Maria Vianney

Image may contain: 1 person, standing