Chủ tịch RNC lấy làm tiếc khi để cho luật sư của Trump nói dối
Nghe những lời nói dối liên tục lặp đi lặp lại, nhưng không lên tiếng, để cho những lời nói dối hủy hoại đất nước cũng mặc kệ. Đến khi thấy những lời nói dối đó có nguy cơ hủy hoại đảng mình thì mới cảm thấy hối tiếc.
Đó là bà Ronna Romney McDaniel, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC), nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng, bà rất tiếc khi để các luật sư của Trump, như Rudy Giuliani và Sidney Powell, truyền bá những tuyên bố không đúng về cuộc bầu cử năm 2020 tại trụ sở của RNC.
McDaniel nói, bà nghĩ rằng, thật là sai lầm khi cho phép Giuliani và Powell đưa ra những tuyên bố sai sự thật tại trụ sở của RNC ở Washington, D.C. về gian lận bầu cử, trong những ngày sau bầu cử.
McDaniel nói với báo NYT: “Khi tôi thấy một số điều Sidney nói mà không có bằng chứng, tôi lo ngại rằng, nó đang xảy ra trong tòa nhà của tôi. Có rất nhiều vấn đề mà chúng tôi phải đương đầu với nó – trách nhiệm của RNC là gì, nếu những cáo buộc vô căn cứ này được đưa ra?”
***
Do những lời nói láo được lặp đi lặp lại nhiều lần, dẫn đến việc trụ sở RNC (và cả trụ sở DNC của đảng Dân chủ nữa) bị bọn khủng bố đặt bom hôm 5/1/2021. Cũng may là FBI phát hiện và gỡ bỏ, nếu không thì chắc chắn đã có thêm nhiều người bỏ mạng.
Cũng vì những lời nói láo được lặp đi lặp lại nhiều lần, mà những người có trách nhiệm không lên tiếng, cho nên đảng Cộng hòa bây giờ có nguy cơ bị vỡ làm đôi. Để Trump ở lại thì đảng Cộng hòa cũng sẽ banh, vì những người Cộng hòa tử tế sẽ không thể nào chấp nhận ông ta, còn bỏ ông ta, để ông ta lập đảng khác thì đảng Cộng hòa cũng khó mà sống sót trong những kỳ bầu cử sắp tới.
Tóm lại là, đảng Cộng hòa đã tạo ra con quái vật, bây giờ nó đang quay trở lại ăn thịt đảng này.
Emanuel Jackson, một thanh niên 20 tuổi sống ở Washington, đã bị bắt gặp trên video dùng gậy kim loại để tấn công các tấm chắn mà cảnh sát sử dụng khi họ cố gắng chống đỡ những kẻ bạo loạn xông vào Điện Capitol của Mỹ vào ngày 6/1.
Trong khi đang chờ xét xử tại tòa án liên bang về tội tấn công, Jackson giờ bảo vệ mình bằng cách đổ lỗi cho cựu tổng thống Donald Trump, trích dẫn bài phát biểu của ông tại cuộc biểu tình “Ngăn đánh cắp” (“Stop the Steal”) đã diễn ra ngay trước cuộc tấn công Điện Capitol.
Trong bài phát biểu, ông Trump nói với đám đông rằng “hãy chiến đấu hết sức mình” và “chúng ta sẽ không nhịn nữa”, đồng thời lặp lại những tuyên bố vô căn cứ của ông rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp thông qua gian lận bỏ phiếu.
Ông Trump đã kêu gọi những người ủng hộ đến Điện Capitol. Cuộc nổi loạn sau đó đã làm gián đoạn việc chứng nhận của quốc hội về chiến thắng bầu cử của Tổng thống Joe Biden, khiến các nhà lập pháp phải lẩn trốn và làm cho 5 người chết, trong đó có một cảnh sát.
Luật sư của Jackson, Brandi Harden, viết trong đơn gửi tòa án ngày 22/1 rằng “bản chất và hoàn cảnh của hành vi phạm tội này phải được nhìn nhận qua lăng kính của một sự kiện được truyền cảm hứng bởi Tổng thống Hoa Kỳ”.
Luật sư Harden nói thêm rằng vụ bao vây Điện Capitol “dường như là tự phát và được châm ngòi bởi những tuyên bố được đưa ra trong cuộc biểu tình ‘Ngăn đánh cắp’”.
Ông Harden lập luận rằng Jackson nên được trả tự do trong khi chờ xét xử, nhưng một thẩm phán đã từ chối yêu cầu này vào ngày 22/1.
Trong số 170 người bị buộc tội liên quan đến vụ bao vây Điện Capitol, có ít nhất 6 người đã tìm cách đổ trách nhiệm cho ông Trump khi họ tự bào chữa trước tòa hoặc trước công luận.
Các bị cáo khác sử dụng cách thức này bao gồm Jacob Chansley, người đã đội một chiếc mũ có sừng và sơn mặt trong cuộc tấn công, và Dominic Pezzola, một thành viên của nhóm cực đoan cánh hữu Proud Boys, người bị buộc tội phá vỡ cửa sổ Điện Capitol bằng một tấm chắn trộm được của cảnh sát để những kẻ bạo loạn có thể vào.
“Người chủ đất nước nói rằng ‘Hỡi người dân, hãy bình tĩnh, hãy cho mọi người biết bạn nghĩ gì”, luật sư bào chữa của Pezzola, Michael Scibetta, nói với Reuters. “Suy nghĩ một cách logic thì ônh ấy đã mời gọi chúng tôi”.
Các luật sư vẫn chưa tìm cách bác bỏ các cáo buộc hoặc xin tha bổng trong phiên tòa xét xử dựa trên ý tưởng rằng ông Trump đã kích động khách hàng của họ, thay vào đó đưa ra tuyên bố như một phần nỗ lực nhằm giải thoát khách hàng của họ khỏi bị giam giữ trước khi xét xử.
Jay Town, cựu công tố viên liên bang hàng đầu ở Birmingham, Alabama, cho rằng sẽ không bị cáo nào có thể tránh tội chỉ bằng cách nói rằng họ bị ông Trump xúi giục.
Trước khi xảy ra vụ tấn công, cựu tổng thống Trump đã lên một sân khấu ở gần Nhà Trắng và kêu gọi những người ủng hộ “chiến đấu”, và từ này đã được ông sử dụng hơn 20 lần.
Ông Trump nói với đám đông rằng “mọi người ở đây sẽ sớm diễu hành qua Điện Capitol”.
Khoảng 50 phút sau bài phát biểu, nhiều người trong số họ đã làm điều này.
Cố vấn của ông Trump Jason Miller không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về việc cựu tổng thống bị đổ lỗi. Ông Trump trước đó từng khẳng định bài phát biểu của mình là “hoàn toàn phù hợp”.
QUÂN ĐỘI MYANMA BẮT GIỮ BÀ AUNG SAN SUU KYI- CHUYỆN KHÔNG LẠ.
Việc quân đội Myanma bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi có lẻ chẳng có gì ngạc nhiên lắm trong một nền dân chủ khiếm khuyết như Myanma. Giả sử nước Mỹ là Miến Điện thì Biden cũng sẽ bị quân đội bắt giữ như Aung San Suu Kyi bởi những cáo buộc gian lận bầu cử.Cho nên chúng ta không lạ gì khi phe “cuồng Trump” luôn tung những tin như “thiết quân luật” hay “tát cạn đầm lầy” với hoài vọng Trump sẽ dùng quân đội để bắt giữ toàn bộ đám “thổ tả” và sau đó làm tổng thống trọn đời bởi dân cuồng bao giờ cũng khá đông.
Điều này có lẻ sẽ diễn ra và kéo dài hàng chục năm một khi Việt Nam “lỡ may” giành được dân chủ. Bởi với người Việt Nam một khi có phe nào giành chiến thắng thì phe kia sẽ cáo buộc là thắng do gian lận dù chẳng đưa ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào. Và ngành tư pháp độc lập sẽ luôn bị các dân tộc chậm tiến bỏ vào sọt rác.
Đối với các nước như Myanma, Thái Lan và Việt Nam quân đội luôn thể hiện sức mạnh. Ai nắm được quân đội xem như nắm được chính quyền.
Chỉ có nước Mỹ mới có chuyện quân đội đứng ngoài chính trị để bảo vệ hiến pháp thật sự
Nhà Trắng cảnh cáo Myanmar chớ cố gắng thay đổi kết quả bầu cử và sẽ hành động nếu quá trình chuyển đổi dân chủ bị cản trở sau khi có tin quân đội đảo chính.
“Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar, và sẽ thực hiện hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu những bước đi này bị đảo ngược”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố.
Bà nói thêm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được thông báo ngắn gọn về tình hình. Mỹ là quốc gia thứ hai lên tiếng về tình hình Myanmar sau Australia. Australia yêu cầu quân đội Myanmar lập tức thả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo khác bị bắt trong cuộc đột kích sáng nay của quân đội.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau đó cũng ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi quân đội Myanmar thả toàn bộ quan chức bị bắt.
“Chúng tôi kêu gọi các lãnh đạo quân đội Myanmar phóng thích toàn bộ quan chức chính phủ và lãnh đạo xã hội dân sự, tôn trọng ý nguyện của người dân được thể hiện qua cuộc bầu cử dân chủ hôm 8/11”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết. “Mỹ sát cánh cùng người dân Myanmar trong khát vọng của họ về dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội Myanmar phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức”.
Cuộc đột kích diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đảo chính sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc “gian lận”.
Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước từ chối loại trừ khả năng lên nắm quyền của bà để giải quyết những cáo buộc bất thường trong cuộc bỏ phiếu, tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri. Quân đội đã yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Bà Suu Kyi từng được xem là ngọn hải đăng cho nhân quyền – một nhà hoạt động có nguyên tắc, đã hy sinh tự do của mình để thách thức các tướng lĩnh quân đội tàn nhẫn cai trị Myanmar trong nhiều thập niên.
Năm 1991, bà được trao giải Nobel Hòa bình, trong khi vẫn bị quản thúc tại gia, và được ca ngợi là “tấm gương xuất sắc về sức mạnh của kẻ bất lực”.
Bà Suu Kyi bị giam giữ gần 15 năm từ 1989 đến 2010.
Vào tháng 11 năm 2015, bà lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử công khai đầu tiên của Myanmar trong vòng 25 năm.
Hiến pháp Myanmar cấm bà trở thành tổng thống vì bà có con là công dân nước ngoài. Nhưng bà Suu Kyi, hiện 75 tuổi, được nhiều người coi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar.
Nhưng kể từ khi trở thành cố vấn nhà nước của Myanmar, sự lãnh đạo của bà được định hình bằng cách bà đối xử với người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi của nước này.
Năm 2017, hàng trăm nghìn người Rohingya đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh vì cuộc đàn áp của quân đội, bùng lên bởi các cuộc tấn công chết người vào các đồn cảnh sát ở bang Rakhine trước đó.
Giới ủng hộ bà Suu Kyi trên thế giới cáo buộc bà đã không ngăn chặn việc người thiểu số Rohingya bị hãm hiếp, giết và khả năng bị diệt chủng, bằng cách từ chối lên án quân đội vẫn còn nắm nhiều quyền lực, hoặc thừa nhận đó là các hành vi tàn bạo.
Một số người ban đầu cho rằng bà làm thế vì là một chính trị gia thực dụng, đang tìm cách điều hành một quốc gia đa sắc tộc với một lịch sử phức tạp.
Nhưng việc Suu Kyi lên tiếng bào chữa cho các hành động của quân đội tại phiên điều trần Tòa án Công lý Quốc tế năm 2019 được coi là một bước ngoặt mới, làm mất đi những gì ít ỏi còn rớt lại về danh tiếng quốc tế của bà.
Tuy nhiên, ở quê nhà, bà Suu Kyi vẫn rất được đa số tín đồ Phật giáo, những người không mấy có thiện cảm với người Rohingya, ủng hộ.
Áp lực bủa vây lãnh đạo đảng Cộng hòa và cuộc ‘Nội chiến’ nhấn chìm đảng Cộng hòa thời hậu Trump…
Giữa lúc phe Cộng hòa mất quyền kiểm soát Thượng viện, Mitch McConnell vừa phải đấu tranh vì đảng phái, vừa chịu áp lực xử lý vụ luận tội Trump.
Nhắc tới Mitch McConnell, người dẫn dắt đảng Cộng hòa tại Thượng viện hơn 10 năm qua, phe Dân chủ thường nhớ đến tuyên bố biến Barack Obama thành “tổng thống một nhiệm kỳ” của ông, như một minh chứng cho nỗ lực đối đầu đáng gờm. Trong khi đó, phe Cộng hòa chỉ ra rằng McConnell đã đưa hơn 230 thẩm phán bảo thủ vào hệ thống tư pháp liên bang, cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của ông.
Tuy nhiên, “bộ não chiến lược” của đảng Cộng hòa giờ đây phải đối mặt với tình huống đặc biệt khó khăn mà ông chưa từng gặp trong sự nghiệp chính trị. Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của ba thượng nghị sĩ mới thuộc đảng Dân chủ tuần trước, McConnell trở thành lãnh đạo phe thiểu số, khiến ông buộc phải tìm cách duy trì quyền lực thông qua các cuộc đàm phán về quy tắc hoạt động của Thượng viện hai năm tới với lãnh đạo phe Dân chủ Chuck Schumer.
Thượng viện Mỹ giờ đây phân chia 50-50 ghế giữa hai đảng, nhưng phe Dân chủ chiếm ưu thế nhờ lá phiếu quyết định của Phó tổng thống Kamala Harris, người giữ chức Chủ tịch Thượng viện.
Đánh mất quyền lực của phe đa số, McConnell đang nỗ lực bảo vệ luật “filibuster”, một trong những công cụ có giá trị mạnh mẽ nhất đối với phe thiểu số tại Thượng viện. “Filibuster” là cơ chế lập pháp cho phép các thượng nghị sĩ trì hoãn, thậm chí ngăn cản thông qua dự luật, bằng cách tranh luận không ngừng. Thế bế tắc chỉ bị phá bỏ khi ít nhất 60 thượng nghị sĩ chấp thuận dự luật.
Trong bối cảnh số ghế giữa hai đảng tại Thượng viện gần như không chênh lệch, ngưỡng 60 phiếu thuận dường như quá lớn để các dự luật có thể được thông qua nhanh chóng. Do đó, nhiều đảng viên Dân chủ muốn bãi bỏ luật “filibuster”, khiến McConnell trở nên lo lắng và phải tìm cách đảm bảo phe Dân chủ không thay đổi các quy tắc lập pháp.
Bên cạnh đó, McConnell dường như còn “đau đầu” vì những chính trị gia “nổi loạn” trong đảng Cộng hòa, như thượng nghị sĩ Ted Cruz và Josh Hawley. Hai nghị sĩ này từng thách thức việc xác nhận chiến thắng cho tân Tổng thống Joe Biden, góp sức vào nỗ lực lật ngược kết quả của Donald Trump.
Việc Trump vẫn có sức ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa được cho là khiến McConnell lúng túng về cách xử lý phiên tòa luận tội ông tại Thượng viện, dự kiến khởi động vào ngày 9/2, sau khi Hạ viện nộp điều khoản cáo buộc cựu tổng thống “kích động bạo loạn” hôm 25/1.
McConnell và các lãnh đạo Cộng hòa khác được cho là vô cùng tức giận trước nỗ lực thách thức kết quả bầu cử và vụ bạo loạn chưa từng có trong lịch sử. Những diễn biến này khiến quan hệ vốn không êm ấm giữa McConnell và Trump càng thêm căng thẳng.
Các nguồn tin cho biết McConnell ít nhất đã cởi mở hơn đối với việc luận tội Trump, nhằm ngăn ông trở lại chính quyền một lần nữa.
“Đám đông bạo loạn đã tiếp thu những lời dối trá. Họ bị Trump và những người quyền lực khác kích động”, McConnell phát biểu gần đây.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu phe Dân chủ có tập hợp được ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa để đạt đủ 2/3 số phiếu Thượng viện nhằm kết tội Trump hay không. Bên cạnh đó, những thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ luận tội cựu tổng thống còn có nguy cơ gánh hậu quả khôn lường.
Một số người được cho là đang vận động McConnell cứng rắn với Trump bất chấp loạt thách thức. Tuy nhiên, theo bình luận viên Daniel Strauss của Guardian, ưu tiên của McConnell vẫn là bảo vệ thể chế tại Thượng viện, đảm bảo “filibuster” không bị bãi bỏ.
Quan điểm này được lãnh đạo Cộng hòa thể hiện công khai, cũng như trong các cuộc đàm phán nội bộ với Schumer.
“Cơ chế lập pháp filibuster là một phần quan trọng của Thượng viện. Các lãnh đạo, như chính Tổng thống Biden, từ lâu vẫn luôn bảo vệ nó”, McConnell phát biểu trước Thượng viện hôm 21/1.
Dù trở thành lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, McConnell lại có mối quan hệ tương đối thân thiết với Biden. Hai người từng là đồng nghiệp lâu năm khi Biden còn giữ chức thượng nghị sĩ. Nhiều dấu hiệu cho thấy mối liên hệ giữa họ dường như gần gũi hơn so với bề ngoài.
Hơn nữa, Scott Reed, cựu chiến lược gia cấp cao của Phòng Thương mại Mỹ, cho rằng McConnell có lẽ đang tập trung hơn vào hai vòng bầu cử quốc hội tiếp theo thay vì những vấn đề trước mắt.
“Ông ấy tính đường dài, không phải chỉ trong vài tháng tới”, Reed nhận định.
– Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell phát biểu trước báo giới tại tòa nhà quốc hội Mỹ ở Washington hôm 26/1. Ảnh: Reuters.
Những quyết sách ban đầu của Biden, cùng thái độ cứng rắn của nội các mới, dường như khiến Trung Quốc tiêu tan hy vọng “phá băng” quan hệ.
Gần cuối tháng 11/2020, vài tuần sau khi truyền thông xướng tên Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới gửi điện chúc mừng và bày tỏ hy vọng thúc đẩy quan hệ song phương.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc trước đó đã đánh giá tân Tổng thống và nội các mới của Mỹ sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng hai nước, ít nhất là tốt hơn thời cựu tổng thống Donald Trump.
Tờ Global Times thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nằm trong số những kênh truyền thông phản ứng tích cực với việc Biden đề cử Antony Blinken làm Ngoại trưởng và Jake Sullivan giữ chức cố vấn an ninh quốc gia.
Global Times mô tả hai người này là “những gương mặt cũ” từ thời cựu tổng thống Barack Obama, trong đó Blinken sẽ cư xử “hợp lý và dựa vào thực tế hơn” với Trung Quốc. Giữa lúc ngoại trưởng Mike Pompeo không ngừng tung ra các “đòn giáng” cuối cùng lên nước này vào những ngày cuối nhiệm kỳ, Bắc Kinh có lẽ coi đây là sự thay đổi đáng hoan nghênh.
Tháng trước, Global Times cũng đánh giá cao việc Biden đề cử Lloyd Austin làm Bộ trưởng Quốc phòng, dự đoán ông sẽ tập trung vào vấn đề Trung Đông, đồng thời “xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc”.
Bản thân Tổng thống Biden được truyền thông Trung Quốc đánh giá là một lãnh đạo giàu kinh nghiệm, thấu hiểu những lằn ranh đỏ của Bắc Kinh, ít có khả năng thách thức các lợi ích cốt lõi của nước này, đặc biệt là vấn đề Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan.
Tuy nhiên, Bắc Kinh nhanh chóng bị thất vọng bởi trong phiên điều trần xác nhận trước Thượng viện hôm 19/1, Blinken thừa nhận Trump đã đúng khi thực hiện “cách tiếp cận cứng rắn hơn” với Trung Quốc.
Theo tân Ngoại trưởng Mỹ, Bắc Kinh đang đặt ra “thách thức lớn nhất” đối với những lợi ích của Washington. Ông cũng nhất trí với quan điểm của chính quyền tiền nhiệm về vấn đề Tân Cương, đồng thời cảnh báo bất cứ động thái sử dụng vũ lực nào chống lại Đài Loan cũng sẽ trở thành “sai lầm trầm trọng”.
Bộ trưởng Quốc phòng Austin và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nêu quan điểm tương tự về Trung Quốc trong các phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ của họ. Bà Yellen, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, coi Bắc Kinh là “đối thủ chiến lược quan trọng nhất” của Washington.
Ngay từ ngày nhậm chức hôm 20/1, chính quyền Biden đã gây chú ý với việc mời Hsiao Bi-khim, người đứng đầu Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ, được coi là đại diện trên thực tế của Đài Loan ở Washington, tới dự sự kiện. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979 một phái viên Đài Loan được ban tổ chức lễ nhậm chức tổng thống Mỹ “chính thức mời”.
Chỉ ba ngày sau, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm hộ tống tiến vào Biển Đông để “thực hiện các chiến dịch thường kỳ”. Trung Quốc đáp trả bằng việc điều tổng cộng 28 máy bay quân sự áp sát Đài Loan trong hai ngày liên tiếp, động thái nhanh chóng bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Loạt động thái này đã dẫn đến bài xã luận hôm 26/1 trên Global Times với tiêu đề “Thái độ của chính phủ Mỹ với Trung Quốc khó thay đổi”. Bài báo trích dẫn một phát ngôn gần đây từ thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, rằng Washington “đang cạnh tranh nghiêm túc” với Bắc Kinh.
“Tổng thống Joe Biden cam kết ngăn chặn những hành vi lạm dụng kinh tế trên nhiều mặt của Trung Quốc. Cách hiệu quả nhất để làm điều đó là thông qua hợp tác cùng các đồng minh và đối tác”, Psaki cho biết, nói thêm rằng Trung Quốc “đang thách thức an ninh, thịnh vượng và những giá trị” của Mỹ.
Theo Global Times, những bình luận của thư ký báo chí Nhà Trắng cho thấy “quan điểm và thái độ của chính quyền Biden đối với Trung Quốc gần như tương tự chính quyền Trump”, đồng thời cảnh báo mọi người nên chuẩn bị “đối mặt thách thức trong mùa đông dài” của quan hệ Mỹ – Trung.
Bài xã luận còn đánh giá kỳ vọng của Trung Quốc vào việc cải thiện quan hệ song phương là “cử chỉ thiện chí”, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không cần tới động thái từ chính quyền Biden.
“Nếu Washington không gấp rút thực hiện thay đổi, thì cớ gì Bắc Kinh phải làm như thế?”, bài xã luận có đoạn, thêm rằng việc Biden không điều chỉnh “tư duy chiến lược” của Mỹ với Trung Quốc khiến chính quyền Mỹ giống như “bình mới rượu cũ”.
Hôm 26/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết “hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho đôi bên”, bày tỏ hy vọng “chính quyền Mỹ mới có thể rút ra bài học từ chính sách sai lầm của chính quyền Trump với Trung Quốc”.
Ông Triệu cho rằng với tư cách là hai siêu cường, Trung Quốc và Mỹ nên cùng nhau duy trì hòa bình thế giới, cũng như thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng trên toàn cầu, đồng thời mong muốn Tổng thống Biden sẽ giúp đưa quan hệ hai nước trở lại đúng hướng.
Tuy nhiên, giới phân tích ở Bắc Kinh dự đoán những hành động trong tương lai của tân Tổng thống Mỹ sẽ không được như mong đợi của họ.
– Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Joe Biden, khi đó đang là phó tổng thống Mỹ, tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Ảnh: Reuters.
(NCTG) “Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ thì đến lượt người Việt “phò” Trump một cách mê muội sẽ “tỉnh giấc” và thoát kiếp nạn nhân?”.
Lời Tòa soạn: 20/1 là thời điểm Donald Trump rời Tòa Bạch Ốc để nhường lại vị trí của mình cho người kế nhiệm, Tổng thống thứ 46 Joe Biden. Những gì vị chính khách đặc biệt này đã làm trong 4 năm qua đã làm khuấy đảo nước Mỹ và cả thế giới, nhưng điều lạ lùng là có lẽ lần đầu tiên, một nguyên thủ Hoa Kỳ lại có ảnh hưởng và cả sự mê hoặc lớn đến thế tới cách nhìn nhận và tình cảm của rất đông đảo người Việt.
Di sản và cả hậu quả do Donald Trump để lại, chắc chắn sẽ còn được bàn nhiều bởi giới chuyên môn, bên cạnh cái gọi là Trumpism, một thứ chủ nghĩa, hay có người còn gọi là “Đạo Trump”. Tại sao ông được tôn sùng còn hơn các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc, trong một thời buổi mà chính trị không còn là thứ độc nhất mà người dân để tâm? Bài viết của tác giả Ngọc Lang từ Nam California đưa ra một góc nhìn (NCTG).
Cho tới thời điểm này, Donald Trump là vị tổng thống Mỹ duy nhất bị Hạ viện tiến hành thủ tục luận tội hai lần, và trong lần thứ hai này, khả năng Thượng viện cũng có thể thông qua trong phiên họp khởi đầu vào tháng 2-2021. Khác với lần đầu vào năm ngoái, trong dịp này, đã có 10 nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu cùng phía Dân chủ trong phiên “luận tội” (impeachment – đàn hạch) của Hạ viện trước khi Trump mãn hạn.
Không ai trong Quốc hội bênh vực cho hành động kêu gọi nổi loạn của Trump ngày 6-1, làm tạm ngừng trái tim dân chủ của nước Mỹ trong nhiều giờ. Hai cảnh sát, 4 người ủng hộ Trump thiệt mạng, vài trăm người nổi loạn đã bị FBI điều tra, nước Mỹ rúng động. Đây tất nhiên là một con số rất nhỏ so với hơn 400.000 ca tử vong vì dịch bệnh Covid-19 nhưng họ là biểu tượng của những nạn nhân cho hậu quả của Trumpism.
Trong suốt cuộc đời mình, Donald Trump luôn tìm cách đẩy người khác ra lãnh đạn cho ông. Nhiều thuộc hạ của ông đã bị đi tù hay mất danh tiếng, nghề nghiệp, chỉ vì ủng hộ ông. Điển hình nhất là luật sư Michael Cohen, cánh tay phải của Trump từng tuyên bố sẵn sàng chết về ông. Ông Cohen đã thay mặt Trump hối lộ 130.000 USD cho cô Stormy Daniels để ém miệng cô về quan hệ tình dục giữa cô và ông Trump.
Rốt cục, Cohen phải đi tù thay Trump vì tội che giấu hành động của Trump. Gần đây nhất, cuộc nổi loạn tấn công Tòa nhà Quốc hội Mỹ do ông khích động bằng những lời lẽ bạo lực khiến hàng trăm người cổ vũ ông bị bắt và có thể phải đối mặt với hình phạt nặng nề. Nhưng rồi vì sợ tội, Trump phản bội lại họ, chính thức lên án họ, dù trước đó, ông nói là ông yêu họ. Ngay cả ân xá ông cũng không thực hiện cho họ.
Tổng thống mãn nhiệm đủ khôn để chỉ mém đùa giỡn với pháp luật, để những đom đóm thiêu thân xông vào giành quyền lợi cho bản thân ông. Trump nói ông sẽ đồng hành với người ủng hộ tới Điện Capitol, nhưng thực tế ông về trú ở Nhà Trắng cho an toàn, theo dõi cảnh người ủng hộ nổi loạn tấn công vào Quốc hội một cách thỏa mãn. Sau cuộc nổi loạn, ông tuyên bố là những người nổi loạn sẽ bị xử nghiêm theo pháp luật.
Đó là khi cuộc tấn công bị thất bại và bị toàn quốc lên án, và những lời lẽ của Trump chỉ có ý nghĩa hòng chạy tội cho chính ông, để mặc người khác đã vì ông phải gánh hậu quả. Trước đó, ông đã từng kêu gọi “giải phóng Michigan”, cho những dân quân có vũ trang tấn công Tòa nhà Quốc hội Tiểu bang tại Michigan, và âm mưu bắt cóc bà Thống đốc ở đó. Dân quân âm mưu lật đổ bị bắt, nhưng ông vẫn làm tổng thống.
Hàng triệu người Việt nhờ xã hội dân chủ Mỹ để có được một cộng đồng lớn mạnh. Xã hội Mỹ vận hành dân chủ và nghiêm minh nhờ bộ máy chính phủ, an ninh, đến tòa án hiện hữu từ lúc dựng nước. Nhưng tất cả bộ máy đã từng giúp họ, chỉ vì đi ngược lại quyền lợi của cá nhân Trump, đối với nhiều người Việt ủng hộ Trump một cách cuồng tín, trong mắt họ lại trở thành “chính phủ ngầm”, “phản bội đất nước”.
Những quan chức Cộng hòa chân chính trở thành RINO (từ ngữ nhục mạ ám chỉ người mang bộ mặt Cộng hòa không phải Cộng hòa). Rồi, từ những quan tòa do chính Trump chỉ định, kể cả các thẩm phán Tối cao Pháp viện, đến cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr, đồng minh thân cận của ông, sau cùng đến Phó Tổng thống Mike Pence phải bắt buộc tuân theo Hiến pháp, bị nhiều người “phò” Trump sỉ vả hết lời.
Thuyết âm mưu tràn ngập tiếp cho họ cái phao bám víu vào hy vọng vô căn cứ. Họ tin quân đội Mỹ tấn công “máy chủ gian lận” ở Frankfurt (Đức), hay Trump nắm ván bài cuối cùng để lật ngược vào phút cuối. Ngay đến bây giờ, nhiều người vẫn còn tin Trump sẽ “trở lại”, báo chí “thổ tả” nói sai sự thật, “fake news”, mặc dù bản thân cộng đồng người Việt tại Mỹ đã thoát ách độc tài và không còn bị cấm tự do báo chí.
Những con người ấy tuyệt đối không nhìn lại một mẫu số chung, là tin tức trên các phương tiện truyền thông uy tín và nghiêm túc mà họ gọi một cách miệt thị “thổ tả” hầu hết đã được chứng minh là đúng đắn, còn các thuyết âm mưu mà họ bám vào theo ngày tháng đã không thành sự thật. Suốt quãng thời gian trong phần đời của họ ở Mỹ, qua nhiều đời tổng thống, với họ, đây là lúc nước Mỹ trở nên tệ hại nhất.
Nhiều người Việt trong và ngoài nước ủng hộ Trumpism vì họ thấy Donald Trump có vẻ mạnh bạo đánh thẳng vào Trung Quốc. Nhưng lối đánh một mình của anh chàng vai to, thịt bắp Trump hóa ra không làm Trung Quốc suy suyển. Ngược lại, kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ sớm hơn 5 năm so với dự đoán vì lối điều hành xã hội của Trump, lơ là với đại dịch, bảo hộ kinh tế và quân sự để Trung Quốc lấn sân.
Thay vì cùng các đồng minh bao vây Trung Quốc thông qua Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trump đã xóa bỏ, nước Mỹ thời Trump đã không làm thế, để bây giờ Trung Quốc nối kết các nước, kể cả Việt Nam, hỗ trợ kinh tế của họ qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bỏ Mỹ ra ngoài. Biển Đông bị Trung Quốc vũ trang hóa và mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc không dịu đi.
Với phong cách của một thương gia, bản thân Donald Trump không chú trọng bảo vệ nhân quyền mà chỉ nhằm vào các lợi ích kinh tế. Nên, thấy cái gì có lợi tài chánh trước mắt thì ông làm. Việt Nam đã bị Trump tấn công về kinh tế mà không ngần ngại, cũng như ông tấn công Trung Quốc về kinh tế. Ngược lại, nếu ông thỏa hiệp kinh tế với Trung Quốc rồi thì Việt Nam lập tức ra khỏi trọng tâm và chỉ còn nằm ngoài lề.
Donald Trump, trước khi làm tổng thống, đã được biết đến như một người ái kỷ, chỉ biết sống cho bản thân, luồn lách pháp luật với vô số vụ kiện cáo (*). Một khi đã tin vào một người như thế thì chẳng sớm thì muộn, bản thân mình cũng sẽ bị kéo theo vào ngõ tối. Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ thì đến lượt người Việt “phò” Trump một cách mê muội sẽ “tỉnh giấc” và thoát kiếp nạn nhân?
(*) Donald Trump đã có tới trên ba ngàn vụ kiện trước khi ông là Tổng thống. Ông và gia đình đang bị điều tra tội phạm gian lận thuế tại New York, và có thể bị điều tra liên quan đến vụ nổi loạn. Bức màn dần hé mở cho những mờ ám ông làm khi tại vị.
NHIPCAUTHEGIOI.HU
CÁC NẠN NHÂN VIỆT CỦA TRUMPISM
(NCTG) “Người dân Mỹ đã mở mắt sau vụ nổi loạn này, nhưng bao giờ t
Phép mầu đã không xảy ra! Joe Biden không bị bắt mà vẫn trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ ! « Kế hoạch » đã không được thực hiện, mà thực ra chẳng có kế hoạch nào hết ! Thất vọng tràn trề trong mạng lưới QAnon, những người vẫn trông đợi vào « kế hoạch » do Donald Trump chỉ đạo.
Báo Le Monde (ngày 20/01/2021) nhận định : « Joe Biden nhậm chức: những người ủng hộ QAnon đối mặt với bức tường thực tế khó khăn ». Ông Donald Trump rời Nhà Trắng sáng sớm 20/01 để về khu tư dinh Mar-a-Lago ở Florida, chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống. Đến phút chót, rất nhiều người theo QAnon vẫn động viên nhau phải « tin vào kế hoạch ».
« Bão » đã không nổi
Sáng sớm 20/01, Alexis Cossette-Trudel, một người Canada theo thuyết âm mưu có ảnh hưởng, kêu gọi : « Hỡi những người còn nghi ngờ vào tối nay, hãy nhớ rằng Trump có nhiều năm hào quang hơn các đối thủ của ông như thế nào ». Nhân vật này tự tin : « Sự nối tiếp của cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch tỉ mỉ ít nhất là từ năm 2018 (…) Giờ đến lượt các lực lượng vũ trang Mỹ thay thế. Hooah ! Một thế giới tươi đẹp hơn đang ở ngay trước mắt ».
Họ đợi « bão » nổi lên vào ngày 20/01 nhờ các lực lượng vũ trang. Le Monde nhắc lại, theo thuyết âm mưu QAnon, một cơn bão (storm) sẽ cùng lúc nổi lên nhờ vào hoạt động ngầm của Donald Trump cuốn bay mọi thành viên của băng đảng lãnh đạo bị cho là « tham nhũng ». Từ tổng thống Joe Biden đến bà Hillary Clinton, cựu ứng viên tổng thống năm 2016 cùng với vài chục quan chức thuộc đảng Dân Chủ và rất nhiều người nổi tiếng khác sẽ bị quân đội đồng loạt bắt giữ để buộc họ phải chịu trách nhiệm cho những hành động gây ra : từ tổ chức các mạng lưới ấu dâm đến gian lận bầu cử, theo những lời tuyên truyền của thuyết âm mưu lan rộng Mỹ, đặc biệt trong năm 2020.
PUBLICITÉ
« Bão » sẽ đến ! Rất nhiều lần, tài khoản nặc danh « Q » khẳng định như vậy, kèm theo những chỉ dẫn được mã hóa để định hướng người ủng hộ, nhưng rồi bặt vô âm tín từ giữa tháng 12/2020. Nhiều tuần trước lễ nhậm chức của ông Joe Biden và sau khi chịu hết thất bại này sang thất bại khác trong kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử, rất nhiều người theo QAnon chắc mẩm bão sẽ xảy ra vào ngày 20/01 vì toàn bộ « bè lũ gian lận » tập trung ở Washington.
Suốt cả buổi sáng diễn ra lễ nhậm chức, còn cựu tổng thống Trump đã yên vị ở Florida, những người ủng hộ « Q » vẫn ngồi chờ « Q » trước màn hình, chờ « Q » thông báo đã có hàng loạt vụ bắt giữ. « Q » bặt vô âm tín, như suốt một tháng qua ! Một số người bắt đầu chột dạ : « Nếu là lừa đảo thì sao ? ». « Q » đã lừa họ, lợi dụng lòng tin của họ ? Trên một kênh truyền thông Telegram của QAnon, Anthony thừa nhận với Grey là Donald Trump đã thất bại, « trừ phi đó là kế hoạch ngay từ đầu ».
Khẩu hiệu « tin vào kế hoạch » bắt đầu bị nghi ngờ nhưng họ vẫn cố bám niềm tin vào hình ảnh 17 lá cờ Mỹ được dựng trước chiếc Air Force One chờ đưa cựu tổng thống Trump về Florida. Suốt nhiệm kỳ của ông Trump, họ vẫn tin tổng thống gửi mật mã cho họ mỗi khi ông xuất hiện trước công chúng. 17 lá cờ, ắt phải có thông điệp nào đó vì đúng với thứ tự thứ 17 của Q trong bảng chữ cái !!!
Vô vọng ! Cả ngày hôm đó, lễ nhậm chức của ông Joe Biden vẫn diễn ra như kế hoạch. Nhiều người theo QAnon bắt đầu phẫn nộ, như dòng tin của tài khoản MAGA1771 trên một diễn đàn của QAnon : « Không có kế hoạch nào hết. Biden vừa nhậm chức. Không có bắt giữ hàng loạt. Đã đến lúc thức tỉnh và nhìn vào thực tế trước mắt ».
Phải cam kết « mua thêm vũ khí và đạn » trước khi tham gia diễn đàn
Trong bài diễn văn nhậm chức, tân tổng thống Mỹ nhắc đến « sự trỗi dậy của cực hữu chính trị, của tư tưởng da trắng thượng đẳng và khủng bố trong nước » là mối nguy hiểm cho đất nước.
Những người theo cực hữu và mạng lưới QAnon đã hiểu thông điệp trên. Vài phút sau lễ nhậm chức, một kênh Telegram của những người theo thuyết âm mưu đã đổi tên để ít bị chú ý hơn. Ngoài ra, những người muốn tham gia diễn đàn phải nhấn vào lời khuyến cáo « mua thêm nhiều vũ khí và đạn hơn ». Một diễn đàn lớn khác đã chặn mọi bình luận mới.
Những gương mặt chính của mạng lưới QAnon tiếp tục thuyết phục những người theo họ rằng « vẫn chưa hết ». Ngược với thông điệp của Ron Watkins, cựu điều phối viên diễn đàn 8kun, nơi « Q » từng thường xuyên đăng tin và đã có lúc được cho là người đứng sau tài khoản « Q ». Sau lễ nhậm chức của Joe Biden, Ron Watkins viết : « Giờ chúng ta có thể ngẩng cao đầu và trở lại cuộc sống cách tốt nhất có thể. Chúng ta có tổng thống mới và với tư cách là những công dân, chúng ta có trách nhiệm tôn trọng Hiến Pháp ». Phải chăng đây là thông điệp « gác kiếm »?
Phép mầu đã không xảy ra ! Joe Biden không bị bắt mà vẫn trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ ! « Kế hoạch » đã không được thực hiện, mà thực ra chẳng có kế hoạch nào hết ! Thất vọng tràn trề trong…
Cuộc thảm sát ngày thứ Tư và việc tái lập trật tự hôm thứ Sáu
Sau khi ông Joseph Biden chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ lúc 12 giờ trưa, ngày 20/1/2020, hai tiếng đồng hồ sau, chính phủ mới đã yêu cầu ông Michael Pack, Tổng giám đốc Cơ quan Truyền thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM – U.S. Agency for Global Media), từ chức.
USAGM là cơ quan quản lý các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ sử dụng ngân sách nhà nước như VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ), RFA (Á châu Tự do), RFE (Âu châu Tự do) … Trước đây, các cơ quan này được quản lý bởi BBG (Broadcasting Board of Governors), gồm một hội đồng lưỡng đảng. Hội đồng này không can thiệp vào chuyên môn của báo chí, truyền thông.
Tháng 8/2018, chính quyền ông Trump đã bãi bỏ hội đồng lưỡng đảng này để thành lập USAGM và bổ nhiệm ông Michael Pack, một nhà làm phim tài liệu có quan điểm cực hữu, quản lý các cơ quan truyền thông. Vụ bổ nhiệm ông Pack đã không được Thượng viện chuẩn thuận cho tới tháng 6/2020.
Michael Pack, cựu CEO của USAGM, Nguồn: VOA
Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, ông Michael Pack đã cách chức hàng loạt người đứng đầu các đài VOA, RFA, RFE… rồi đưa những nhân vật chính trị giống như ông vào thay thế. Vụ sa thải này được một số cơ quan báo chí Mỹ gọi là một cuộc thảm sát ngày thứ Tư, ngày 17/6/2020.
Bà Triệu Khắc Lộ (Kelu Chao), CEO mới của USAGM. Nguồn: Twitter của bà Chao
Ngày 20/1/2021, theo yêu cầu của chính phủ mới, ông Pack phải từ chức. Ngay trong ngày nhậm chức, chính phủ Biden đã bổ nhiệm bà Triệu Khắc Lộ (Kelu Chao), thay thế ông Pack, giữ chức Tổng giám đốc USAGM.
Bà Triệu là một nhà báo gốc Đài Loan, từng làm ở VOA suốt 20 năm, trong 40 năm kinh nghiệm làm báo của bà. Hôm thứ Sáu 22/1/2021, bà Triệu đã cách chức hàng loạt nhân vật đứng đầu các đài VOA, RFA… những nhân vật này là đồng minh của ông Trump, do ông Michael Pack cài vào trong sáu tháng qua.
Sức ép tuyên truyền và kiểm duyệt dưới thời Trump
VOA là một cơ quan liên bang, được xem như tiếng nói của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, từ khi VOA thành lập cho đến tháng 6/2020, chính phủ Mỹ không can thiệp vào chuyện chuyên môn báo chí. Dù hoạt động bằng ngân sách nhà nước, nhưng suốt thời gian đó, VOA có những bài viết chỉ trích chính phủ.
Những người đứng đầu VOA, RFA… là các nhà báo chuyên nghiệp, chứ không phải là những nhà chính trị. Việc bổ nhiệm ông Michael Pack làm tổng giám đốc, giải tán hội đồng lưỡng đảng, cũng như đưa những nhân vật chính trị có khuynh hướng cánh hữu, về quản lý VOA, RFA… là một hành động chính trị hóa báo chí, mà các nhà báo của VOA gọi là, biến VOA thành cái loa của Donald Trump.
Michael Pack còn đưa vào USAGM tay bỉnh bút Roger L. Simon. Simon từng là nhân vật “phân tích chính trị” của tờ Epoch Times, liên quan đến Pháp Luân Công. Tờ này chuyên tung tin vịt, được rất nhiều người Việt theo dõi qua phiên bản tiếng Việt của nó, trong đó có tờ Đại Kỷ Nguyên. Roger L. Simon cũng là người ủng hộ các tin vịt và thuyết âm mưu về gian lận bầu cử trên Epoch Times.
Trước khi Michael Pack về làm tổng giám đốc hai ngày, người đứng đầu VOA là bà Amanda Bennett từ chức. Bà Bennett chính là người hồi năm 2017, quyết định cắt bỏ cuộc phỏng vấn trực tiếp ông Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc bị Hoa Lục kêu án tham nhũng, bỏ trốn sang Mỹ. Lý do bà Bennett cắt ngang cuộc phỏng vấn là vì ông Quách nói quá nhiều điều không thể kiểm chứng được. Ông Quách là một đồng minh của ông Steve Bannon, cố vấn chính trị của ông Trump. Còn Michael Pack là đồng chí của Bannon.
Sau khi Michael Pack và đồng minh làm chủ USAGM, các phóng viên VOA và RFA chịu sức ép rất lớn. Ngoài mặt, Pack nói rằng ông ta đẩy mạnh thực hiện báo chí minh bạch, phi đảng phái, nhưng các nhà báo VOA nói rằng, chính ông ta đang đẩy mạnh tính đảng phái để ủng hộ Donald Trump.
Đầu năm tháng 1/2021, trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo nói chuyện với nhân viên đài VOA. Ông nói rằng, VOA không nên chỉ nói cái xấu của nước Mỹ. (Ông ta chơi chữ, gọi VOA là Vice of America – Xấu xa Hoa Kỳ – thay vì Voice of America – Tiếng nói Hoa Kỳ).
Trong cuộc nói chuyện đó, cô Patsy Widakuswara, phóng viên của VOA phụ trách tòa Bạch Ốc, lên tiếng chất vấn ông Pompeo vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội ngày 6/1/2021. Vài ngày sau, cô Widakuswara bị chuyển sang vị trí khác, không cho tường trình ở tòa Bạch Ốc nữa. Sau khi Michael Pack bị cách chức, hôm 22/1/2021, cô Widakusawa được phục hồi công việc cũ.
Cô Patsy Widakuswara, phóng viên đài VOA. Nguồn: VOA
Các phóng viên VOA đã công khai phản đối ông Pack về chuyện ông ta biến VOA thành một bộ máy tuyên truyền, chứ không phải cơ quan báo chí. Họ cũng đã làm đơn kiện Pack, vụ ông ta dùng 2 triệu Mỹ kim, ngân quỹ của USAGM, để thuê một công ty thám tử, tư điều tra các nhân viên, phóng viên nào ông ta muốn đuổi. Người của công ty thám tử này đã từng làm ăn với Pack.
Việc điều hành USAGM của Pack cũng đã bị chỉ trích bởi cả các dân biểu, nghị sĩ lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ.
Đài VOA là nơi phải đưa tin tức và bình luận về những vấn đề xảy ra ở Mỹ, nhưng các đài như RFA và RFE không có trách nhiệm đó. Cho nên dưới thời Trump, họ nhắm vào các vấn đề ở châu Âu và châu Á, để không phải gặp rắc rối với chính quyền Trump, khi tránh đưa tin liên quan đến Trump và các câu chuyện xung quanh ông ta.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là họ không bị áp lực, ảnh hưởng đến công việc báo chí của họ. Nguồn tin riêng từ RFA cho biết, trong thời gian từ khi ông Pack nắm quyền, những quan điểm chỉ trích Trump do phóng viên tường thuật lại từ châu Á, đã bị cắt bỏ.
Chẳng hạn như, một người từ châu Á nói rằng, việc ông Trump không quan tâm đến dân chủ nhân quyền đã ảnh hưởng đến phong trào này tại châu Á, ý này bị cắt bỏ hoàn toàn. Nhưng những ý kiến ca ngợi ông Trump thì được giữ lại.
Việc ra đi của Michael Pack được các phóng viên đài VOA đón nhận bằng cái thở phào, nhẹ nhõm. Một người nói với báo Washington Post rằng, việc Pack ra đi là một bước đầu tiên để công việc báo chí trở về bình thường, cô mong rằng các tay chân của Pack cũng sẽ ra đi. Ý muốn này trở thành hiện thực. Hôm thứ Sáu 22/1/2021, bà Triệu Khắc Lộ đã tái lập lại trật tự.
RFA có thể sẽ không còn bị kiểm duyệt, cắt bỏ những bình luận chỉ trích tổng thống và chính quyền Mỹ. Nỗi sợ của họ đã được bà Triệu lấy đi rồi.
Các nhà lãnh đạo của Thượng viện Hoa Kỳ ngày thứ Sáu đồng ý lùi phiên xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump lại hai tuần, cho phép viện này nhiều thời gian hơn để tập trung vào chương trình lập pháp của Tổng thống Joe Biden và các ứng cử viên Nội các.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer thuộc Đảng Dân chủ nói phiên xét xử sẽ bắt đầu vào tuần bắt đầu vào ngày thứ Hai 8 tháng 2, một thỏa thuận được lãnh đạo thiểu số Đảng Cộng hòa Mitch McConnell tán đồng.
Hạ viện ngày thứ Hai sẽ chính thức chuyển lên Thượng viện bản cáo trạng luận tội cáo buộc ông Trump kích động một cuộc bạo loạn, một hành động mà thông thường sẽ khởi động phiên xét xử trong vòng một ngày. Cáo buộc bắt nguồn từ bài phát biểu của ông Trump trước những người ủng hộ trước khi họ xông vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1, làm trì hoãn việc Quốc hội chính thức chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden và khiến năm người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát viên.
Ông Schumer cho biết thời biểu mới sẽ cho phép Thượng viện nhanh chóng chuẩn thuận những nhân vật chủ chốt được ông Biden bổ nhiệm và các nhiệm vụ khác trong khi cho các nhà lập pháp Hạ viện, những người sẽ truy tố vụ án, và đội ngũ luật sư của ông Trump có thêm thời gian để chuẩn bị cho phiên xét xử.
Thời biểu này là một thỏa hiệp sau khi ông McConnell yêu cầu Hạ viện do phe Dân chủ lãnh đạo trì hoãn gửi cáo trạng cho đến thứ Năm tuần sau, và kêu gọi ông Schumer hoãn phiên xét xử đến giữa tháng 2 để cho ông Trump thêm thời gian chuẩn bị biện hộ.
Theo thời biểu này, những người quản lý tiến trình luận tội của Hạ viện sẽ gửi bản tóm tắt tố tụng trước khi xét xử và nhóm luật sư bào chữa của ông Trump sẽ đệ trình phản hồi cáo buộc luận tội vào ngày 2 tháng 2 và mỗi bên sẽ đối đáp vào ngày 8 tháng 2.
Ông Trump ngày 13 tháng 1 trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần. Thượng viện đã xử trắng án cho ông vào năm ngoái trong phiên xét xử trước đó tập trung vào vụ ông Trump thúc ép Ukraine điều tra Biden và con trai của ông. Nhiệm kì tổng thống của ông Trump đã kết thúc vào ngày thứ Tư tuần này.
Các nhà lãnh đạo của Thượng viện Hoa Kỳ ngày thứ Sáu đồng ý lùi phiên xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump lại hai tuần, cho phép viện này nhiều thời gian hơn để tập trung vào chương trình lập pháp của Tổng thống Joe Biden v…
Nước Mỹ là một nước tự do, dân chủ, có báo chí hoàn toàn tự do. Có tam quyền phân lập: hành pháp, tư pháp và lập pháp. Quốc hội có hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Mỗi tiểu bang cũng có thượng viện và hạ viện của tiểu bang.
Nước Mỹ chấp nhận đa đảng. Hiện nay ở Mỹ có hai đảng chính là đảng Dân Chủ và đảng Cộng hoà, còn một số đảng nhỏ nữa như đảng xanh v.v…
Ai thích theo đảng nào thì theo không bị ép buộc. Lúc trước theo Cộng Hoà rồi chán, không thích, lại qua đảng Dân Chủ hay ngược lại, cũng như người dân có quyền không theo đảng nào. Ở nước Mỹ không có ngụy Dân chủ hay ngụy Cộng Hoà. Thông thường một đảng cầm quyền trong 8 năm hay 4 năm thì đảng đối lập lên thay thông qua cuộc bầu cử.
Hiện nay ở Thượng viện số đại biểu của đảng Cộng Hòa có 50 và đại biểu của đảng Dân chủ cũng 50, số đại biểu ngang ngữa nhau.
Còn ở Hạ nghị viện liên bang có 435 đại biểu, hiện nay số Đại biểu của đảng Dân Chủ nhiều hơn đảng Cộng Hoà, khoảng chừng 11, 12 đại biểu, là một đa số mỏng manh.
Từ ngày qua Mỹ tôi luôn luôn ủng hộ đảng Cộng hoà.
Năm 2016 và 2020 tôi đều bầu cho đảng Cộng Hoà tức là bầu cho Tổng thống Trump vì yếu tố chống Trung quốc. Ngược lại các con cháu tôi lại bầu cho đảng Dân Chủ vì cho rằng Trump không phải là người “good job”, và đảng Dân Chủ lo cho người da màu trong đó có người Viêt Nam. Trong một gia đình ở Mỹ có khi chồng là Cộng Hoà, vợ là Dân chủ, cha là Dân chủ con là Cộng Hoà là bình thường. Ai thích đảng nào thì bầu cho đảng đó. Trong gia đình vẫn hoà thuận, vui vẻ với nhau dầu ý kiến, quan điểm lập trường kh ác nhau.
Nhưng kỳ này Tổng Thống Trump thua ở phiếu phổ thông lẫn phiếu cư tri đoàn. (Joe Biden 306, Trump 232). Tổng thống Trump không chấp nhận kết quả này và tố cáo bầu cử gian lận, rồi thưa gởi ở các toà án và ở Tối cao Pháp Viện tất cả 60 đơn, nhưng bị bác hết 59.
Rồi ngày 06-01-2021 vừa qua, khi quốc hội lưỡng viện làm việc xác nhận kết quả bầu cử thì các Nhóm theo ông Trump như Proud Boys …tràn vào quốc hội làm cho quốc hội phải ngưng họp một thời gian. Trong cuộc xung đột đó, kết quả có 5 người chết, trong đó có một cảnh sát viên của quốc hội. Các người tấn công vào quốc hội đang bị truy lùng và bị bắt.
Ở Mỹ, bây giờ mọi sự đều đã xong, đều trở lại sinh hoạt bình thường, chờ 4 năm nữa lại có bầu cử Tổng Thống.
tháng 01/2021
Phùng Văn Phụng
Xem thêm:
Giải thích đơn giản về hệ thống chính trị Mỹ (BBC)
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi hôm 21/1 cho hay sẽ tham khảo ý kiến của các thành viên đảng Dân chủ về việc liệu Thượng viện có sẵn sàng bắt đầu phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Donald Trump hay chưa. Ông Trump bị cáo buộc kích động cuộc bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1.
“Tôi sẽ nói chuyện với các cấp quản lý để xem khi nào Thượng viện sẵn sàng mở phiên xử cựu Tổng thống Mỹ về vai trò của ông trong việc xúi giục một cuộc nổi dậy ở Điện Capitol của Hoa Kỳ,” bà Pelosi nói với các phóng viên.
Một nguồn thạo tin cho hay bà Pelosi có thể gửi điều khoản luận tội lên Thượng viện sớm nhất là thứ Sáu tuần này, 22/1. Ông Trump của Đảng Cộng hòa bị ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11. Ông Biden đã tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1/2021.
Trong một cuộc biểu quyết tại Hạ viện vào tuần trước, ông Trump trở thành vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội hai lần. Ông bị cáo buộc là đã kích động cuộc tấn công vào điện Capitol vào ngày 6/1 trong một âm mưu bất thành tìm cách ngăn cản Quốc hội chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden.
Bây giờ, Thượng viện sẽ quyết định liệu ông Trump có bị kết tội như cáo buộc luận tội hay không. Các đảng viên Dân chủ, đã nắm quyền kiểm soát Hạ viện, nay cũng dành quyền kiểm soát sít sao tại Thượng viện hôm thứ Tư. Tuy nhiên, muốn kết tội ông Trump phải có sự tán thành của ít nhất 2/3 trong tổng số 100 nghị sĩ tại Thượng viện.
Theo các quy định tại Thượng viện, phiên xét xử sẽ bắt đầu một ngày sau khi Hạ viện giao điều khoản luận tội cho Thượng viện. Tuy nhiên hiện không rõ quy trình này có thể được hoãn lại hay không, như một số đảng viên Đảng Dân chủ gợi ý, để tập trung vào chương trình nghị sự và các nỗ lực nhằm chuẩn thuận các nhân vật được ông Biden chọn vào các chức vụ quan trọng trong chính phủ mới.
Một số thành viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện lập luận rằng Quốc hội không nên xét xử một cựu Tổng thống và làm như vậy càng gây chia rẽ đất nước hơn nữa.
Nhưng Chủ tịch Hạ viện Pelosi không đồng ý:
“Chỉ vì ông ấy đã rời khỏi chức vụ – tạ ơn Chúa – cũng không nên nói với một Tổng thống rằng ‘Cứ làm chuyện gì ông muốn trong tháng cuối cùng tại vị, bởi vì ông sẽ được tha bổng, không phải vào tù’.”
“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ có thể đoàn kết mọi người khi nói rằng “Thôi, hãy quên đi để hướng tới tương lai.” “Đó không phải là cách giúp chúng ta đoàn kết,” bà Pelosi nói.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc vn3000.info để vượt tường lửa)
Phó Tổng Thống Harris mở ra trang sử mới trong nền chính trị Mỹ
WASHINGTON, DC (AP) – Phó Tổng Thống Kamala Harris khi tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Tư, 20 Tháng Giêng, đã phá vỡ một rào cản chính trị Mỹ, vốn được duy trì từ hơn hai thế kỷ nay, để chỉ cho nam giới ở chức vụ quyền lực hàng đầu tại quốc gia này.
Bà Harris trở thành vị nữ phó tổng thống đầu tiên của Mỹ, và là phụ nữ da đen đầu tiên, cũng là người có gốc Nam Á đầu tiên, giữ chức vụ này.
Phó Tổng Thống Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức. (Hình: Erin Schaff/The New York Times via AP, Pool)
Hình ảnh bà Harris đưa tay tuyên thệ, trước sự chứng nhận của nữ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Sonia Sotomayor, là một sự kiện đầy những ý nghĩa lịch sử. Bà được cảnh sát viên Quốc Hội Eugene Goodman, hộ tống đến bục tuyên thệ. Ông Goodman là người đã can đảm dẫn dụ đám người nổi loạn rượt theo ông, tránh không đi về nơi ẩn náu của các thượng nghị sĩ, trong cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng. Cho ngày lễ trọng đại này, bà mặc y phục do hai nhà vẽ kiểu trẻ tuổi, người da đen, sáng tạo.
Sự thăng tiến trong của bà Harris trong chính trường Mỹ cũng mở rộng cơ hội cho những người thiểu số khác, và cũng cho thấy những gì có thể đạt được trong lãnh vực chính trị Mỹ, nhất là đối với phụ nữ thiểu số.
Nhưng một điều ý nghĩa khác cũng không kém phần quan trọng, là bà Harris nhậm chức trong lúc mà nước Mỹ phải đối phó với tình trạng kỳ thị chủng tộc, được coi là vẫn còn sâu đậm, và trận đại dịch COVID-19, trong đó các cộng đồng da đen và da nâu chịu nhiều tổn thất hơn cả.
Bà Lateefah Simon, một nhà tranh đấu dân quyền và là người hướng dẫn, cũng là bạn, của bà Harris từ lâu nay, nói: “Nhiều người trong cộng đồng chúng tôi đã từng đối diện tình trạng phân cách chủng tộc trong xã hội Mỹ. Nay bạn thấy có một phụ nữ da đen vào Tòa Bạch Ốc, không là một người khách, mà là nhân vật chỉ huy hàng thứ nhì của thế giới tự do.”
Bà Simon nói rằng Phó Tổng Thống Harris, con của cặp vợ chồng di dân, bà mẹ kế của hai đứa con, và là vợ của một người đàn ông theo Do Thái Giáo, “mang theo mình câu chuyện của sự kết hợp, đan xen, mà rất nhiều người dân Mỹ chưa hề được nghe hoặc nhìn thấy.”
Bà Harris, 56 tuổi, trở thành phó tổng thống chỉ bốn năm sau khi bà đến Washington trong tư cách tân thượng nghị sĩ đại diện California, sau khi là bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang và là biện lý San Francisco.
Sau buổi lễ tuyên thệ, bà Harris và ông chồng Emhoff đưa tiễn cựu Phó Tổng Thống Mike Pence và vợ của ông là bà Karen Pence, ra trước bậc thềm Quốc Hội. Trước đây, thường chỉ có các tân và cựu tổng thống tiễn nhau như vậy. Nhưng ông Trump không dự lễ tuyên thệ nhậm chức. Hai tân, cựu phó tổng thống, cùng người phối ngẫu của họ, trò chuyện thân mật trong mấy phút đồng hồ, trước khi hai vợ chồng ông Pence rời đi.
Tổng Thống Biden, trong bài diễn văn nhậm chức, nhắc lại cuộc tuần hành năm 1913 để đòi phụ nữ có quyền đi bầu, diễn ra ngay trước ngày có lễ nhậm chức của Tổng Thống Woodrow Wilson, để nói rằng: “Hôm nay, chúng ta chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống đầu tiên của một phụ nữ trong lịch sử Mỹ, Phó Tổng Thống Kamala Harris. Chớ ai nói với tôi rằng đất nước này không thể thay đổi.”