‘Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng’

‘Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng’

Nam Phong Gửi tới BBC từ Huế

  • 11 tháng 4 2015

Tôi sinh ra và lớn lên sau ngày 30/04. Trong khi phần lớn đất nước chìm trong khó khăn, hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, trong khi phần lớn người dân thiếu ăn, thiếu mặc, đói khổ trong giai đoạn 1980-1990, thì tôi đã sống một cuộc sống đầy đủ và sung túc, vì ông bà tôi là những đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông tôi là một người chân thành và có niềm tin sâu sắc với lý tưởng cộng sản. Ông có một người chị ở phía bên kia, và sau này di tản sang Mỹ. Ông không bao giờ liên lạc với bà, và đó là nỗi ân hận lớn nhất trong những ngày cuối đời của ông.

Là một ‘hạt giống đỏ” tôi lớn lên với niềm tin chân thành về những gì được dạy dỗ, về lý tưởng cộng sản với hình mẫu Pavel Korchagin – Hình mẫu chuẩn mực cho mọi thiếu niên lớn lên dưới mái trường XHCN khi đó.

40 năm rồi, bên chiến thắng vẫn ăn mừng, vẫn diễu binh, vẫn pháo hoa…bên kia vẫn là ngày quốc hận, ngày mất nước..vết thương dân tộc vẩn rỉ máu.

Vì vậy, sự kiện 30/04 đối với tôi và các bạn tôi khi đó là một cái gì đó rất đẹp, rất anh hùng, cũng rất vẻ vang. Với thế hệ chúng tôi, Việt Nam đã đánh bại siêu cường số 1 thế giới làm “chấn động năm châu. rung chuyển địa cầu”.

Nhưng sau sự kiện bức tường Berlin, mẹ tôi trở về Việt Nam (vì là con của cán bộ cao cấp, mẹ tôi và các bác, cậu của tôi đều lần lượt học ở Đông Đức, Liên Xô, Bungari…).

Với những gì đã được chứng kiến ở nước Đức và Đông Âu, mẹ tôi không tán đồng quan điểm với ông tôi. Mẹ tôi từng kể với tôi rằng, những người bạn Đức của bà nói rằng ”Mỹ là những người bạn tốt, cả thế giới muốn chơi với nó mà người Việt Nam mày lại đuổi nó đi.”

Bà kể cho tôi về những người Đức cộng sản và không cộng sản khi thống nhất đất nước đã ôm hôn nhau như thế nào. Bà kể về những người lính biên phòng Đông Đức đã tự sát chứ nhất định không bắn vào những người phía Đông muốn chạy sang phái Tây như thế nào.

Đó là bước ngoặt trong suy nghĩ của tôi! Mỹ mà tốt à? Tại sao người ở phía Đông lại chạy sang phía Tây chứ không phải ngược lại? Thế giới của tôi bắt đầu có nhiều màu sắc hơn, không còn chỉ có hai màu, cộng sản và phản động nữa.

Những ngày tháng cuối cùng của chiến tranh chỉ là giao tranh giữa những người Việt (Trong ảnh là lính VNCH trong trận Xuân Lộc)

Tôi bắt đầu tìm đọc những tác phẩm viết về ngày 30/04/1975. Đọc những tác phẩm bị coi là “phản động” ở Việt Nam. Các tác phẩm của Dương Thu Hương, Trần Độ, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia Kiểng…

Thông tin từ những tác phẩm này đã khiến tôi mở to mắt. Ngày 30/04 làm gì còn người lĩnh Mỹ nào ở Sài Gòn. Vậy sao còn gọi là kháng chiến chống Mỹ? Sao có thể gọi là “giải phóng”?

Và tôi khóc thương cho số phận dân tộc Việt. Khóc thương cho hàng triệu người Việt ở cả hai phía đã ngã xuống trong cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”. Khóc thương cho cả triệu người Việt vĩnh viễn nằm lại gữa biển khơi.

Một ngày nào đó, 30/04 trở thành ngày thống nhất, một ngày lễ cho cả dân tộc. Tổ quốc treo cờ rủ quốc tang cho những người đã ngã xuống ở cả hai phía.

Và tôi khóc thương cho lòng yêu nước nhiệt tình nhưng ngây thơ của người Việt đã bị các cường quốc lợi dụng. Đất nước trở thành bãi chiến trường. Người Việt trở thành sỹ tốt xung phong. Việt Nam thành bàn cờ, nhưng người chơi là người Nga, người Trung Quốc và người Mỹ không phải là người Việt. Một bên chiến đấu để “giải phóng” và “nhuộm đỏ thế giới”. Một bên chiến đấu để bảo vệ “thế giới tự do”.

“Đại thắng mùa xuân” và “giải phóng miền Nam”. Đât nước thành một đống đổ nát, hoang tàn. Trường Sơn thành một nghĩa trang khổng lồ.

Những người mẹ mất con. Khăn trắng trên đầu trẻ thơ. Và một hết thương hằn sâu trong lòng dân tộc. 40 năm rồi, bên chiến thắng vẫn ăn mừng, vẫn diễu binh, vẫn pháo hoa…bên kia vẫn là ngày quốc hận, ngày mất nước… vết thương dân tộc vẩn rỉ máu.

Một ngày nào đó, 30/04 trở thành ngày thống nhất, một ngày lễ cho cả dân tộc. Tổ quốc treo cờ rủ quốc tang cho những người đã ngã xuống ở cả hai phía.

Một tượng đài nhỏ thôi, giản dị thôi nhưng tinh xảo. Và một nghĩa trang của những người lính ở cả hai phía cho thế hệ trẻ có thể tỏ lòng thành kính cho những người đã ngã xuống vì dân tộc. Hy vọng là như thế!

Còn thống nhất lãnh thổ mà không thống nhất được lòng người thì có ích gì? Nhất là khi phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp đang trỗi dậy. Bài học mất nước của Hồ Quý Ly còn đó.

Cam Ranh bay

Cam Ranh bay

– Tin nổi bật, Buôn chuyện

VRNs (01.04.2015) – Sài Gòn – Rượu Mời Không Uống

Có một câu chuyện vui: hai người bạn thân rũ nhau đi dạo trong rừng, một người là sinh viên xuất sắc trong trường, môn nào cũng điểm A, người kia không học hành nhưng hết sức khôn ngoan đường phố. Hai người mãi mê đi và trò chuyện thì thình lình một con gấu/grizzly khổng lồ xuất hiện phía truớc, đứng trên hai chân chờ. Anh sinh viên sợ xanh mặt, run bần bật hỏi “Làm sao? Làm sao bây giờ?” Anh đường phố không trả lời mà ngồi xuống cởi giày ống đi rừng ra, lấy giày bata chạy bộ mang vào. Anh sinh viên thấy vậy hỏi “Bộ mày nghĩ mày chạy nhanh hơn con gấu sao?” Anh đường phố trả lời “Tao không nghĩ tao chạy nhanh hơn con gấu, nhưng tao nghĩ tao chạy nhanh hơn mày”.

Nhưng nếu một người vừa có khôn ngoan đường phố vừa có khôn ngoan học đường thì đó không phải là một người dỡ và ta không nên đánh giá thấp bản lãnh của anh ta. Hai năm còn lại của một tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ thường được xem là vịt què/lame duck, không thể đưa ra được sáng kiến táo bạo hay làm được những việc gì lớn có ý nghĩa. Điều này đúng, nhất là khi cả hai viện quốc hội đều nằm trong tay của đối lập. Cho nên những gì mà TT Obama chưa thông qua được ở quốc hội, nhất là những vấn đề đối nội như di trú, môi trường… hay đối ngoại như Iran, Do Thái, Syria…

Tuy nhiên, trong vấn đề xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thì hoàn toàn khác, vì nó đã được khởi xướng từ lâu và được cả hai đảng nhiệt tình ủng hộ, cho dù sau TT Obama là tổng thống Dân Chủ hay Cộng Hoà. Đơn giản vì tất cả họ coi thế kỷ 21 (TK21) là thế kỷ của CA-TBD và sự giàu thịnh của HK trong TK21 là ở vùng này. Phần lớn lịch sử của TK 21 được viết ở vùng CA-TBD.

Chính ông Obama cũng nói là ông không ngần ngại để có những quyết định mạnh mẽ trong hai năm còn lại, như ông đã làm với Cuba, đang làm với Iran, và ngay trong vấn đề gai góc của đối nội là di trú với lệnh hành pháp cho phép hằng triệu người di trú bất hợp pháp được ở lại HK.

Trong vấn đề xoay trục, rõ ràng ông có hai động lực lớn để làm nhanh, làm mạnh cho nó có kết quả cụ thể khi ông bước xuống cuối năm 2016. Đó là (1) ông cần để lại một điểm son, một chổ đứng tốt/legacy trong lịch sử HK, và (2) tạo sự dễ dàng cho tổng thống tiếp nối ông triển khai, mà không phải lo ngại mất phiếu cử tri, rồi tránh né những quyết định khôn ngoan nhưng nhạy cảm.

Nhiều người có khuynh hướng đánh giá thấp bản lãnh của ông Obama, một người có sự khôn ngoan đường phố thuở thiếu thời và được giáo dục Harvard khi vào đại học. Ông có cả hai thứ và đã hạ gục Bin Laden, đã xoay chuyển nền kinh tế HK, đã giảm mức thất nghiệp, đã khôi phục lại cảm tình của thế giới đối với HK, đã trừng phạt hiệu quả ông Putin và bây giờ đang rất quan tâm đến vấn đề xoay trục, mà ta rất dễ dàng để nhận ra là: nhu cầu sử dụng vịnh Cam Ranh và cách giải quyết.

Ông bộ trưởng quốc phòng HK lúc truớc, Leon Panetta, đầu tháng Sáu 2012 viếng vịnh Cam Ranh không phải để đi chơi. Sách Trắng Quốc Phòng HK đã nêu rõ chủ trương chiến lược cần chổ không xây tổ/places not bases để vừa ít tốn kém vừa tránh những nhạy cảm chính trị với quốc gia sở tại. HK có đội máy bay ném bom B-2 hùng mạnh đồn trú ở Whiteman Airforce Base, tiểu bang Missouri trong nội địa HK nhưng có thể xuất hiện ‘bất cứ lúc nào’ và ‘bất cứ ở đâu’ trên toàn thế giới nên khả năng phóng lực vẫn vậy nhưng nhu cầu căn cứ bên ngoài thì ít nặng nề hơn. Tuy nhiên về hải cảng quân sự, ông Panetta đã nói rõ rằng việc sử dụng được các hải cảng ở Thái Bình Dương là chìa khoá trong chiến lược của HK (reut.rs/19oPhYl).

Người viết từng có dịp sinh hoạt với một viện thinktank về an ninh quốc gia của HK (BENS), khi giao tiếp với các giới chức cao cấp chính trị, quân sự và tình báo, trong câu chuyện riêng tư họ thường nói rằng “HK xem thế giới là một bàn cờ chess vĩ đại và chúng ta phải di chuyển những quân cờ” và “HK là siêu cường lãnh đạo thế giới, do đó chúng ta phải lo việc lãnh đạo, cho dù có nhiều người không thích”.

Khi HK cần ‘di chuyển quân cờ’ và ‘lo việc lãnh đạo’ ở CA-TBD thì trở lực sẽ bị đẩy sang một bên để dọn đường. Các ‘quân cờ’ cần khôn ngoan để lèo lái con thuyền đất nước của mình tiến nhanh khi gió thuận và biết zigzag khi gió ngược để không làm con tốt thí mà làm con tốt qua sông chiếu tướng.

Phi Luật Tân có vịnh Subic Bay và Việt Nam có vịnh Cam Ranh. Nhìn vào vị trí địa chiến lược của cả hai vịnh trong Biển Đông thì nó hết sức có ưu thế tự nhiên, một vịnh ở bìa đông và một vịnh ở bìa tây, và cả hai đều kiểm soát hai đầu nam/bắc. Cam Ranh là một cảng nước sâu thiên nhiên, nằm cạnh các xa lộ hàng hải huyết mạch và quần đảo Trường Sa. Nó được coi như quân cảng số một của Á Châu, kiểm soát vùng nối hai biển Ấn Độ Dương và TBD. Nó có thể chứa vài trăm hàng không mẫu hạm cùng một lúc và nhiều tàu hạng nặng khác. Sau khi HK rút quân và CS chiếm Miền Nam, Nga đã thuê nó năm 1979 với thời hạn 25 năm, nhưng đã rút ra năm 2002, sớm hơn 2 năm.

Ông Robert D. Kaplan trong quyển Chảo Nước Sôi Châu Á/Asia’s Cauldron (p. 62) dẫn lời ông Ian Storey của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore rằng: mong muốn kín đáo của VN trong việc tân trang Vịnh Cam Ranh là “để tăng cường quan hệ quốc phòng với HK và tạo dễ dàng cho sự hiện diện quân sự của HK ở Đông Nam Á như một lực thăng bằng  sức mạnh đang lên của TQ”. Ông Kaplan nói Cam Ranh đóng một vai trò hoàn hảo trong chiến lược cần chổ không xây tổ của Ngũ Giác Đài, nơi mà máy bay và tàu chiến Mỹ có thể thường xuyên viếng các viễn cảng quân sự của nước bạn để bảo trì và nhận tiếp liệu mà không cần phải có căn cứ quân sự chính thức để bị nhức đầu do nhạy cảm chính trị. Theo ông Kaplan, Cam Ranh và Subic Bay của Phi là hai cảng mà HK dùng để thay phiên nhau phục vụ các chiến hạm của HK, có nghĩa là cả hai đều không phải là căn cứ của HK, nhưng cả hai cộng lại làm nên một căn cứ của HK (p. 131).

150330011

Trên chiến hạm USNS Richard Byrd, ông Panetta nói rằng HK và VN “có một mối quan hệ phức tạp, nhưng chúng ta không để lịch sử cột buộc. Chúng ta muốn tìm những cách để mở rộng mối quan hệ,” “các tàu hải quân HK được sử dụng cảng này là một phần chủ chốt” của những mối quan hệ HK-VN. Ông Panetta cũng cho rằng những tàu tiếp liệu của HK sử dụng Cam Ranh và các cơ sở sửa chửa thì không chỉ quan trọng về mặt  tiếp vận/logistic mà còn quan trọng về các ý nghĩa/implications chính trị. Nó sẽ cho phép HK đạt được mục đích ở CA-TBD và đưa quan hệ với VN lên một tầm cao mới (1.usa.gov/1HSb1az).

150330012

Nếu đầu tháng Sáu 2012 ông Panetta viếng VN với các tín hiệu như vậy thì chỉ một tháng sau, tức tháng Bảy, VN đáp lễ bằng cách phái Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đi Nga và cho ra kết quả là Nga được thiết lập cơ sở sửa chửa hải quân ở Cam Ranh. Trong khi TQ cứ lấn sân ở Biển Đông thì Nga ở thế ngư ông, vừa bán hàng cho VN vừa tạo sự hiện diện dù yếu ớt, chẳng giúp gì về an ninh cho VN cả, vì ngu sao mà giúp khi TQ là một khách hàng ngon ăn hơn.

Tháng Ba 2013, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu Shoigu viếng VN, hối thúc đồng nhiệm Phùng Quang Thanh chấp thuận việc xây nhà nghỉ/resort 5 sao cạnh Cam Ranh cho lính Nga, GS Carl Thayer nhận xét “Trong khi Nga trên danh nghĩa không lập căn cứ vì do nhạy cảm từ phía VN, nhưng thực tế là họ đang tạo sự hiện diện lâu dài – và sự hiện diện này đòi hỏi máy bay và tàu chiến thuờng xuyên lai vãng” (bit.ly/19oNAKp).

150330013

Nga đang trong tiến trình xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo-class cho VN, các chuyên viên Nga cần đóng ở Cam Ranh để huấn luyện đội thuỷ thủ tàu ngầm VN. Có lợi thế này, Nga ép VN nhượng quyền đặc biệt tiếp cận Cam Ranh cho họ, trong khi VN cần Nga hơn là Nga cần VN, một sự cần sai chổ.

Tháng Mười Một 2014, Việt Nam ký với Nga một thoả ước để Nga dễ dàng sử dụng vịnh Cam Ranh. Theo đó, các chiến hạm Nga chỉ cần thông báo trước khi vào, không hạn chế bao nhiêu lần, trong khi HK và các nước khác chỉ được vào mỗi năm một lần (bit.ly/19oOyGK). Hơn nữa, các chiến hạm Mỹ trong thời gian qua chỉ cập được cảng Đà Nẵng. Sắp xếp này rõ ràng là có vấn đề.

Sự kiện hôm 11 tháng Ba 2015, HK công khai lên tiếng rằng VN đã cho Nga sử dụng Cam Ranh để máy bay chở xăng Il-78 tanker tiếp xăng trên không trung cho máy bay bomber chiến lược Tu-95MS Bear có khả năng mang bom nguyên tử đe doạ đảo Guam của HK, qua sự xác nhận của tướng Bộ Binh TBD Vincent Brooks (bit.ly/1yg8l1B), thì đó là giọt nước làm tràn ly. Nó làm cho VN, qua Đại Sứ Phạm Quang Vinh trong hội thảo CSIS hôm 24/3/2015, phải thanh minh thanh nga rằng VN không chủ trương cho một nước nào khác sử dụng các căn cứ quân sự của mình để đe doạ một nước thứ ba. Nhưng rõ ràng VN đã vi phạm cái không thứ ba trong chính sách “3 không” mà tướng Nguyễn Chí Vịnh ra rã rao để xoa bóp TQ. Những ứng xử này đi ngược quyền lợi dân tộc, làm chậm tiến trình và phạm vi cộng tác quốc phòng HK-VN.

BT Quốc Phòng Nga xác nhận đã dùng máy bay Il-78 tankers để tiếp xăng cho Tu-95MS Bear bombers, cất cánh ở căn cứ Trung Đông, từ hồi tháng Giêng 2014 và sau đó.

150330014

Tướng Vịnh từng nói ủng hộ sự hiện diện của quân đội HK trong vùng miễn là nó đóng góp vào sự hoà bình của khu vực. Vậy mà Nga hiện diện không hoà bình ở Cam Ranh thì được, còn HK hiện diện hoà bình thì không được, tại sao?

TQ trong kín đáo có vẽ hổ trợ Nga vì có cùng chung mục đích là thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của HK. TQ càng vui hơn khi thấy chuyện máy bay Nga làm phức tạp thêm mối quan hệ HK-VN. Từ sai lầm này qua sai lầm khác, CSVN đang cắn cái tay đem thức ăn đến cho mình.

Chuyến đi HK của TBT Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng Năm 2015 (sau khi đi TQ vào 17-20 tháng Tư) là một chuyến đi không dễ dàng của phe bảo thủ thân TQ, phe này như một sinh vật đang bị đe doạ sắp tuyệt chủng. Bởi vì thân TQ và đi chầu TQ trước để nhận sự chỉ giáo, cho nên Trọng đa phần sẽ không chịu uống rượu mời, không mở Cam Ranh cho HK để làm mất lòng TQ, không dám hạn chế máy bay Nga để làm mất lòng Nga và các hợp đồng mua vũ khí bị trở ngại. Hậu quả trong bang giao là việc HK dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương sẽ không xảy ra, mà chỉ xem xét từng trường hợp một, cùng sự mất trớn trong việc hợp tác quốc phòng HK-VN. Hậu quả trong nội bộ đảng CSVN là phe muốn ngã về HK có thể loại hẳn phe thân TQ trong Đại Hội 12, hay gay cấn hơn, là một sự thanh trừng lẫn nhau. Liệu có ai nghĩ rằng khi siêu cường lãnh đạo thế giới cần di chuyển một quân cờ chiến lược thì sẽ làm gì khi bị cản trở hay không? – Không có giải pháp dễ dàng cho CSVN.

Tác giả Mu Lao trên báo TQ Huanqia hôm 17/3/15 viết rằng Hà Nội đang cầm mồi Cam Ranh lắc qua lắc lại trước mặt hai quyền lực đang thèm chảy nước bọt. Lao cho rằng VN vừa khổ vừa sướng, khổ vì không biết phải giải quyết làm sao với HK, sướng vì dùng vịnh Cam Ranh để mặc cả với Nga và HK. Lao nói rằng TQ cần quan tâm theo sát các động thái của HK và VN trong vấn đề Cam Ranh, dù HK-VN thoả thuận công khai hay kín đáo. Điều này cho thấy phe bảo thủ của ông Trọng không có nhiều khoảng trống chung quanh để xoay trở (bit.ly/1E88R8X).

VN cần xoay 180 độ việc sử dụng vịnh Cam Ranh trong tương quan Nga và HK. Nga là quyền lực đang suy, vùng cận Nga và biên cương còn không giữ nỗi. HK vẫn là siêu cường số một trong thế kỷ 21 và đã định hình vị thế giàu mạnh của họ ở CA-TBD, đã chấm Subic Bay và vịnh Cam Ranh chung lại là căn cứ quân sự của họ. Điều này có lợi cho VN trong việc bảo vệ Biển Đông nói riêng và an ninh đất nước nói chung. Một dân tộc thông minh thì không thể làm những quyết định để gây bất hạnh cho các thế hệ tương lai của nòi giống VN mình.

Lê Minh Nguyên

Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa CS tại Singapore

Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa CS tại Singapore

Trần Trung Đạo

Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2 vì bịnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23/3/2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này.

Các thành tựu kinh tế

Về đối ngoại, hầu hết các chính trị gia thế giới từ Margaret Thatcher của Anh trước đây đến Barack Obama của Mỹ hiện nay đã từng ca ngợi Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông có một tầm nhìn rất xa không chỉ vào tương lai Singapore mà cả chính trị khu vực Á Châu và Thái Bình Dương. Từ đầu năm 1994, Lý Quang Diệu đã thấy trước sự căng thẳng trong vùng biển Đông.

Về đối nội, mặc dù nhiều chính sách cứng rắn của Lý Quang Diệu tạo nên nhiều tranh luận và phê bình, ông có một niềm tin vững chắc vào khả năng lãnh đạo của chính mình và tiềm năng của nhân dân Singapore để cùng đưa quốc gia rất nhỏ bé và bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Ngày nay, Singapore, quốc gia có dân số 5.5 triệu, là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, một trong năm cảng thương mại bận rộn nhất thế giới và có lợi tức đầu người cao thứ ba trên thế giới.

Một danh sách dài của những bảng danh dự mà các thống kê, các tổ chức kinh tế, tài chánh, thương mại quốc tế dành cho Singapore trong nhiều lãnh vực. Chẳng hạn, World Bank xếp Singapore vào hạng nhất trên thế giới về dễ dàng làm thương mại (The ease of doing business) và giữ vị thứ này suốt 7 năm liền; Singapore được xếp hạng ba trên thế giới về quốc gia cạnh tranh nhất (Most competitive country in the world); Singapore đứng hạng nhất về bảo vệ tài sản trí tuệ (The best protection of intellectual property); WHO (World Health Organization) năm 2010 xếp Singapore hạng nhì về tỉ lệ tử vong thấp trong thiếu nhi; Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International: Corruption Perceptions Index) năm 2010 xếp Singapore vào hạng quốc gia trong sạch nhất. Và rất nhiều bảng danh dự quốc tế khác.

Thành tựu lớn nhất của Lý Quang Diệu chưa hẳn là thành tựu kinh tế

Reihan Salam, Chủ bút điều hành của National Review Institute và tác giả nhiều tác phẩm chính trị, trong phân tích và cũng là kết luận Thành Tựu Lớn Nhất Của Lý Quang Diệu Chưa Hẳn Là Thành Tựu Kinh Tế của Singapore (Lee Kuan Yew’s Greatest Accomplishment May Not Have Been Singapore’s Economic Success) đăng trên National Review sáng 23/3/2015 vừa qua.

Theo Reihan Salam, trong những năm trước 1959, xã hội Singapore chịu đựng tình trạng xung đột chủng tộc giữa các sắc dân Ấn, Mã Lai và Trung Hoa không chỉ về kinh tế mà trong cả văn hóa, tôn giáo. Ngoài ra, sự phân liệt trầm trọng diễn ra trong sinh hoạt chính trị với đa số thành phần CS và thân Cộng là người gốc Hoa trong khi đa số thành phần chống Cộng là gốc Mã Lai. Thế nhưng, ngày nay có thể nói không một quốc gia nào mà nơi đó người dân thuộc thành phần thiểu số cảm thấy an toàn hơn tại Singapore và gần một nửa số người đang sống yên ổn tại Singapore vốn sinh ra tại nước ngoài. Sự an toàn, ổn định và hòa hợp đó sẽ không xảy ra nếu quốc gia này nằm trong tay CS. Thành tựu lớn nhất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, do đó, phải là thành tựu ngăn chận được sự phát triển của phong trào CS tại Singapore.

Lịch sử phong trào CS tại Mã Lai và Singapore

Năm 1927, năm cán bộ CS Trung cộng được phái tới Mã Lai để thành lập đảng CS Nanyang (Mã Lai, Singapore) với tầm hoạt động bao gồm cả Thái Lan, Đông Dương và các thuộc địa Đông Ấn thuộc Hòa Lan. Năm 1930, Đệ Tam Quốc Tế CS (1919-1943) tổ chức một hội nghị tại Singapore, giải tán đảng CS Nanyang và thành lập đảng CS Mã Lai. Cùng thời gian này, đảng CSVN cũng thuộc Đệ Tam Quốc Tế được thành lập.

Địa bàn hoạt động của đảng CS Mã Lai bao gồm Mã Lai, Singapore và lan rộng tận Thái Lan. Chương trình hành động của đảng CS Mã Lai gắn liền với điều kiện chính trị tại Trung cộng và đảng CSTQ bởi vì đa số đảng viên CS Mã Lai là người gốc Hoa. Những năm hòa hoãn giữa đảng CSTQ và Quốc Dân Đảng Trung Hoa để chống Nhật, đảng CS Mã Lai có cơ hội hoạt động mạnh hơn. Năm 1939, đảng CS Mã Lai có khoảng 40 ngàn đảng viên với một nửa số đó hoạt động tại Singapore. Tài liệu của đảng CSVN không ghi thống kê của năm 1939 nhưng trong giai đoạn 1935 đảng chỉ có 600 đảng viên. So sánh để thấy, hoạt động của đảng CS Mã Lai lúc bấy giờ mạnh đến dường nào.

Các đảng CS thuộc Đệ Tam Quốc Tế, trong đó có Việt Nam và Mã Lai, thực thi một chiến lược giống nhau do Lenin vạch ra trong Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản được chấp thuận tại đại hội Đệ Tam Quốc Tế lần thứ nhất vào năm 1919 và Luận Cương về Vấn đề Dân Tộc và Thuộc Địa do Lenin đọc tại đại hội của Đệ Tam Quốc Tế CS lần thứ 2 vào năm 1920. Chấp hành đường lối quốc tế đó, đảng CS tại các nước thuộc địa dùng cơ hội hợp tác với chính quyền chống ngoại xâm để phát triển đảng một cách công khai. Mã Lai-Singapore chống Anh, Trung Hoa chống Nhật và Việt Nam chống Pháp. Đảng CS mượn chiếc cầu chống thực dân và lợi dụng lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân để đạt mục đích tối hậu là thiết lập chế độ CS trên phạm vi cả nước.

Lai Teck, Tổng bí thư đảng CS Mã Lai có máu Việt Nam

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, đảng CS Mã Lai tuyên bố hợp tác với chính quyền bảo hộ Anh để bảo vệ Singapore. Nhiều đảng viên CS Mã Lai được Anh huấn luyện quân sự. Lai Teck, Tổng bí thư đảng CS Mã Lai nhưng thực chất là một gián điệp làm việc cho nhiều cơ quan tình báo chống CS. Y có máu Việt Nam với cha là người Việt và mẹ là người Hoa. Lai Teck sinh tại Việt Nam và có tên thật là Trương Phước Đạt. Y từng làm việc cho cơ quan mật thám Pháp và xâm nhập đảng CSVN. Sau khi toàn thành nhiệm vụ Pháp chuyển Lai Teck sang cho tình báo Anh và tình báo Anh chỉ thị y xâm nhập vào đảng CS Mã Lai năm 1935. Lai Teck có một tiểu sử đầy kỳ bí và nhiều câu hỏi về nhân vật này vẫn chưa được ai trả lời thỏa mãn.

Khi Singapore rơi vào tay Nhật, Tổng bí thư Lai Teck bị Nhật bắt và trong giai đoạn này y lại bí mật hợp tác với Nhật. Sau Thế chiến thứ hai, Lai Teck vẫn tiếp tục hoạt động trong đảng CS. Mãi cho đến 1947, khi quá khứ bị phanh phui, Lai Teck bỏ trốn sang Thái. Chin Peng, Tổng bí thư mới của đảng CS Mã Lai yêu cầu các đảng viên CS Thái và CS Việt Nam đang hoạt động trên đất Thái truy lùng Lai Teck. Cuối cùng, một tổ ám sát CS Thái tìm ra và siết cổ y chết tại Bangkok. Xác của Lai Teck được ném xuống sông Chao Phraya năm 1947. Năm đó Lai Teck 44 tuổi.

Cộng sản Mã Lai và Singapore sau Thế chiến thứ hai

Giống như tại Việt Nam, khi Nhật rút lui nhưng Đồng Minh chưa đến, các nhóm CS Mã Lai xuất hiện, nhất là trong các khu người Hoa. Các đảng viên CS này được chào đón như những anh hùng cứu tinh dân tộc. Đảng CS tịch thu vũ khí do Nhật để lại và tuyển dụng đảng viên một cách công khai. Những “trung đoàn” CS trong thời chiến mỗi đơn vị chỉ hơn một trăm lính đã lên đến con số 6 ngàn trong một thời gian ngắn.

Khi chính quyền bảo hộ Anh được tái lập tại Singapore và ra lệnh đảng CS Mã Lai phải giao nạp vũ khí và giải tán các “trung đoàn” CS. Đảng CS buộc phải đồng ý giải tán nhưng cũng giấu đi nhiều vũ khí. Theo lịch sử đảng CS Mã Lai, các “trung đoàn” phải giải tán vì thiếu hàng ngũ cán bộ chính trị viên để nắm vững phần tư tưởng của đảng viên, nhưng dù sao đó cũng là một quyết định sai lầm của đảng. Trong khi đó tại Việt Nam, đảng CS lợi dụng khoảng trống cuối Thế chiến thứ hai để chiếm Hà Nội và vài thành phố khác qua biến cố gọi là “Cách mạng Mùa Thu”.

Sau thời kỳ Lai Teck, Chin Peng, 27 tuổi, một lãnh đạo CS Mã Lai gốc Hoa lên nắm quyền Tổng bí thư và chuyển sang đấu tranh bạo động, bao gồm ám sát và khủng bố. Chính quyền phản ứng mạnh qua các chiến dịch truy lùng các lãnh đạo đảng nhưng Chin Peng trốn thoát. Đảng CS Mã Lai thành lập một tổ chức ngoại vi có tên Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Mã Lai. Chính quyền Mã Lai áp dụng chính sách cắt nguồn tiếp tế cho CS bằng cách đưa dân về các “Khu tân lập” được bảo vệ an ninh chặt chẽ. Sau lần đàm phán thứ nhất để giải quyết xung đột trong hòa bình thất bại, các lực lượng CS rút lui dần về biên giới Thái. Theo ước đoán của Bộ Ngoại giao Mỹ, số đảng viên CS Mã Lai trong giai đoạn này chỉ còn vào khoảng 2 ngàn người. Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Mã Lai ngày 31 tháng 8 năm 1957 nhưng vẫn tiếp tục bảo hộ Singapore.

Lý Quang Diệu và CS Singapore

Năm 1950, sau khi học xong ngành luật tại Fitzwilliam College, Cambridge, Anh, và hoàn tất chương trình thực tập luật, Lý Quang Diệu được nhận vào luật sư đoàn Anh nhưng ông đổi ý định hành nghề ở Anh và về nước. Chàng luật sư 27 tuổi Lý Quang Diệu trở lại quê hương mang theo một tấm lòng yêu nước, lý tưởng công bằng xã hội, ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa vào tương lai Singapore.

Lý Quang Diệu là một trong ba người thành lập Đảng Hành động Nhân dân Singapore (People Action Party, gọi tắt là PAP) vào ngày 21 tháng 11, 1954. Mục đích chính của PAP là bảo đảm an ninh quốc gia mà không phải sử dụng bạo lực và xác định trong tuyên ngôn thành lập “PAP sẵn sàng hợp tác một cách thành thật với các đảng phái chính trị khác để đạt đến mục tiêu độc lập thật sự cho đất nước”.

Trong cuộc bầu cử tháng Năm 1959, PAP thắng lớn. Singapore thành quốc gia tự trị trong khuôn khổ Commonwealth và Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên với Thống đốc Sir William Allmond Codrington Goode là Quốc trưởng. Theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý 1962, Singapore sáp nhập vào Liên Bang Mã Lai. Việc chọn gia nhập Liên Bang Mã Lai phát xuất từ mối lo ngại thiếu tài nguyên và ngoài ra, một số chính trị gia cũng quan tâm đến việc Singapore có thể trở thành một quốc gia CS. Tuy nhiên chỉ trong vòng 3 năm, Quốc hội Mã Lai với số phiếu 126 trên 126 loại Singapore ra khỏi liên bang. Thủ tướng Lý Quang Diệu đứng trước một tương lai Singapore đầy bất ổn. Ngay cả trong nội bộ PAP, vài năm trước, các thành viên sáng lập cũng đã chọn con đường tả khuynh cho riêng họ.

Các thành phần CS và tả khuynh trong lãnh đạo PAP

Hai thành viên sáng lập khác là Fong Swee Suan và Lim Chin Siong có lập trường tả khuynh trong lúc Lý Quang Diệu quyết tâm ngăn chận mầm mống CS phát sinh trong xã hội Singapore. Lý Quang Diệu biết rõ rất đông lãnh đạo và đảng viên PAP bị ảnh hưởng CS và việc chấp nhận sự ủng hộ của cánh CS chẳng khác gì ngồi trên lưng cọp nhưng ông tin tưởng vào khả năng và có một niềm tin kiên định vào mục đích sống của đời mình. Muốn đưa Singapore trở thành một quốc gia cường thịnh, trước hết phải xóa bỏ mọi tàng tích CS còn tồn đọng từ quá khứ và ngăn chận mọi mầm mống phát sinh của ý thức hệ CS tại Singapore. Tất cả chính sách đối nội của Lý Quang Diệu đều tập trung vào mục đích đó.

Đảng PAP tập hợp những thanh niên Singapore trẻ, có tinh thần độc lập và liên kết với các nghiệp đoàn, nhưng như Lý Quang Diệu giải thích, sự liên kết này chẳng khác gì một loại “hôn nhân hợp đồng” vì ông chỉ biết nói tiếng Anh nên cần các đảng viên biết nói tiếng Tàu trong giới lao động thân CS.

Lim Chin Siong, một trong ba người thành lập, có giọng nói hùng hồn và thu hút người nghe đã đắc cử Dân biểu Quốc Hội đơn vị Bukit Timah khi chỉ mới 22 tuổi. Năm 23 tuổi Lim Chin Siong và Lý Quang Diệu đại diện cho Singapore để thảo luận về hiến pháp tại London.

Những hoạt động tả khuynh quá khích của Lim Chin Siong đã làm cho hai lãnh đạo PAP xa nhau rất sớm. Lý Quang Diệu tố cáo Lim Chin Siong là CS và dựa vào Sắc Luật An Ninh Quốc Nội (Internal Security Act) bỏ tù đồng chí sáng lập PAP này nhiều năm không xét xử.

Mặc dù Lim từ chối là CS, các hành vi của y như việc đọc diễn văn trong lễ tưởng niệm Joseph Stalin và kế hoạch lật đổ chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore sáp nhập vào Mã Lai cho thấy chủ trương CS hóa Mã Lai bao gồm cả Singapore nằm trong ý định của Lim và mục tiêu của đảng Barisan Sosialis do y thành lập. Dù sao, sau khi Lim Chin Siong chết ngày 5 tháng Hai 1996, Lý Quang Diệu bày tỏ sự kính trọng về quyết tâm, tận tụy với lý tưởng dành cho đồng chí sáng lập PAP vừa qua đời.

Fong Swee Suan, một thành viên sáng lập khác của PAP cũng có lập trường thân CS. Không giống Lý Quang Diệu học hành đổ đạt, Fong Swee Suan bị trục xuất ra khỏi trường trung học vì tham gia đình công. Fong dành hết thời gian còn lại cho các hoạt động của giới thợ thuyền. Trong thời gian PAP lãnh đạo Singapore, Fong Swee Suan là Bộ trưởng Bộ Lao Động. Tháng Bảy 1961, Lý Quang Diệu yêu cầu Fong Swee Suan từ chức vì có liên can đến việc kêu gọi Singapore tự trị. Fong bị bắt tháng Hai 1963, giam tại Mã Lai và được phóng thích vào tháng Tám 1967. Fong có niềm tin sâu xa rằng giới công nhân là giới bị áp bức bóc lột và nghiệp đoàn là phương tiện để giới công nhân đấu tranh giải phóng áp bức bóc lột. Ông thừa nhận là một người xã hội chứ không phải là CS.

Sau khi giới hạn các thành phần CS và tả khuynh trong hàng ngũ lãnh đạo PAP, và ổn định chính trị quốc nội, Lý Quang Diệu thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ quốc tế. Singapore gia nhập Liên Hiệp Quốc 1965 và ASEAN 1967.

Lý Quang Diệu và Cộng Sản Tàu

Có lẽ không ai có ý thức rõ ràng và sâu sắc hơn Lý Quang Diệu về hiểm họa CS Tàu tại Singapore. Hầu hết, nếu không muốn nói tất cả đảng viên CS hoạt động tại Singapore là người Hoa. Do đó, tách rời Singapore ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng càng xa càng tốt. Ông học về lý thuyết CS tại Anh một cách nghiêm túc và nhiều lần khẳng định chủ nghĩa CS không cần thiết là một phương tiện để giành độc lập và chủ nghĩa CS không thể xây dựng Singapore thành một nước cường thịnh về mọi mặt.

Vào những năm đầu thập niên 1960, trong lúc các nhà lãnh đạo CSVN phải sang chầu Trung Cộng hàng năm để xin súng đạn, Lý Quang Diệu từ chối ngay cả việc thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nước có chủ quyền toàn vẹn. Những biện pháp cứng rắn của chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore ra khỏi Liên bang Mã Lai là nhằm bảo vệ sự tồn tại mong manh của bán đảo này và ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng Sản với hậu thuẩn tích cực của Trung Cộng.

Khi Đặng Tiểu Bình phát động bốn hiện đại hóa, Lý Quang Diệu mở rộng các quan hệ các quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Cộng vì lợi ích của Singapore nhưng vẫn chưa thiết lập các quan hệ chính trị trên tầm mức quốc gia. Mặc dù công khai bày tỏ sự kính phục dành cho Đặng Tiểu Bình và được mời thăm Trung Cộng nhiều lần, mãi đến tháng 10 năm 1990, khi Singapore đủ mạnh về kinh tế và ổn định về chính trị, Lý Quang Diệu mới thiết lập ngoại giao hoàn toàn. Singapore là nước cuối cùng ở Đông Nam Á thừa nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Và mặc dù công nhận Trung Cộng, Lý Quang Diệu đồng thời cũng duy trì một quan hệ tốt với Đài Loan.

Quan hệ thương mại với Trung Cộng, tránh phê bình chế độ chính trị CS tại Trung Cộng không có nghĩa Lý Quang Diệu thừa nhận cơ chế CS là đúng. Lý Quang Diệu hiểu CS hơn nhiều lãnh đạo quốc gia khác vì chính ông đã từng tranh đấu một cách gian nan để ngăn chận CS tại Singapore cũng như đã từng phát biểu về lâu về dài nền dân chủ Ấn Độ sẽ giúp cho quốc gia này vượt qua Trung Cộng.

Một số học giả Trung Cộng như Lu Qi gọi Lý Quang Diệu là hanjian (Hán Gian) khi kết án ông Lý đã buộc người dân Singapore sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính và kết quả làm cho đa số người dân Singapore gốc Hoa ngày nay không biết tiếng Tàu. Nhưng tên học giả này quên rằng Lý Quang Diệu là Singapore chứ không phải là Trung Hoa và lại càng không phải Hán. Quyết định duy trì tiếng Anh làm ngôn ngữ chính ngay từ thời gian mới độc lập là một phần trong tầm nhìn xa của họ Lý để chuẩn bị cho Singapore dễ dàng hội nhập vào thế giới toàn cầu hóa năm chục năm sau.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Lý Quang Diệu và nhiều lãnh đạo sáng suốt ở châu Á đã lợi dụng chính sách chống CS của Mỹ ở châu Á để hợp tác và phát triển kinh tế với Mỹ, nhờ đó, không chỉ nền kinh tế Singapore mà nhiều nước nhỏ khác ở châu Á như Nam Hàn, Đài Loan cũng đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn được thế giới ca ngợi như là những con rồng châu Á.

“Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”

Như Joseph Chinyong Liow, thuộc Viện Nghiên Cứu Brookings, phân tích trong bài bình luận Lý Quang Diệu, con người và giấc mơ hôm 22 tháng 3 vừa qua, chính lý tưởng và tầm nhìn đã giúp Lý Quang Diệu đưa Singapore từ một quốc gia bị trị, phân hóa chính trị, CS hoành hành, xung đột chủng tộc, thiếu thốn tài nguyên thiên thiên trở thành một nước hiện đại, được nhân loại khắp năm châu kính nể.

Lý Quang Diệu, một lần, thừa nhận đã có can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân nhưng như ông biện luận “Vâng, nếu tôi không làm thế, chúng ta có thể không có mặt ở đây hôm nay”. Đúng thế, lịch sử Singapore hiện đại đã chứng minh một cách hùng hồn rằng Lý Quang Diệu có lẽ là lãnh đạo có lập trường quốc gia duy nhất không những tồn tại mà còn xóa bỏ được cả một hệ thống CS tại Singapore và đưa đất nước ông thăng tiến vượt lên trên phần lớn nhân loại.

Trần Trung Đạo

Tham khảo:

– Lee Kuan Yew: The Crucial Years, Alex Josey, Marshall Cavendish International 2012, p10-p15.
– National and Colonial Questions For The Second Congress Of The Communist International, Lenin, 5 June, 1920 (https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/jun/05.htm)
– The Cold War in Asia (1945-1990), National Archives of Australia, 2007
– Malayan Communist Party
(http://en.wikipedia.org/wiki/Malayan_Communist_Party)
– Workers’ Party of Singapore
(http://en.wikipedia.org/wiki/Workers%27_Party_of_Singapore)
– Internal Security Act (Singapore) http://en.wikipedia.org/wiki/Internal_Security_Act_(Singapore)
(http://www.nationalreview.com/article/415871/lee-kuan-yews-greatest-accomplishment-may-not-have-been-singapores-economic-success
– Barisan Sosialis (http://en.wikipedia.org/wiki/Barisan_Sosialis)
– Lim Chin Siong (http://en.wikipedia.org/wiki/Lim_Chin_Siong)
– Lee Kuan Yew, Early Political Career (http://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Kuan_Yew#Early_political_career.C2.A0.E2.80.93_1951_to_195)
– Lee Kuan Yew’s Greatest Accomplishment May Not Have Been Singapore’s Economic Success (http://www.nationalreview.com/article/415871/lee-kuan-yews-greatest-accomplishment-may-not-have-been-singapores-economic-success)
– Fong Swee Suan (http://eresources.nlb.gov.sg/infopedia/articles/SIP_2013-07-29_173512.html)
– Lai Teck (http://en.wikipedia.org/wiki/Lai_Teck)
– Singapore (http://en.wikipedia.org/wiki/Singapore)
– Malaysia (http://en.wikipedia.org/wiki/Malaysia)
– Lai Teck – the traitor of all traitors, Barry Wain, 2011 (http://heresthenews.blogspot.com/2011/01/lai-teck-traitor-of-all-traitors.html)
– Was Lee Kuan Yew an Inspiration or a Race Traitor? Chinese Can’t Agree (http://www.chinafile.com/reporting-opinion/media/was-lee-kuan-yew-inspiration-or-race-traitor-chinese-cant-agree)

Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu

Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu

Hoàng Nguyễn

RFI

media

Tài liệu của cơ quan mật vụ Rumani Securitate được chuyển đến trụ sở Hội đồng Quốc gia Nghiên cứu Tư liệu của Securitate CNSAS gần Bucharest, thủ đô Rumani. Ảnh tư liệu 10/03/2005. Bogdan Cristel/REUTERS

Mới đây, một bộ phim tài liệu mang tựa đề “Trong tầm ngắm của Securitate” – Securitate là cơ quan mật vụ của chế độ Cộng sản Rumani trước đây – đã được công chiếu trên hai kênh truyền hình quốc gia của Hungary. Sự kiện này làm dấy lên trong công luận và truyền thông Hungary những vấn đề về đạo đức và tội ác trong quá khứ vẫn chưa bị trừng phạt.

Từ Budapest, thủ đô Hungary, Thông tín viên Hoàng Nguyễn trước hết nêu bật nội dung bộ phim :

Thông tín viên Hoàng Nguyễn tại Budapest 16/03/2015 – Mai Vân nghe

« Bộ phim đã được quay tại những hiện trường gốc, với sự tham dự của các nhân vật đa phần đã can dự vào những sự kiện có thật xảy ra cách đây ba chục năm, dưới chính thể của thủ lĩnh cộng sản Ceausescu tại Rumani, khi cơ quan mật vụ chính trị Securitate làm mưa làm gió ở quốc gia này.

Chỉ điểm ngay trong gia đình

Bộ phim nói về tấn thảm kịch của một gia đình ở vùng Kolozvár, một mảnh đất từng thuộc Vương quốc Hungary, sau đó bị sáp nhập vào Rumani và vẫn còn một cộng đồng Hung kiều đông đảo sinh sống. Hai vợ chồng nọ, vợ là Tőkés Eszter, chồng là Barta Tibor đều là những bác sĩ, những nhân vật có uy tín và được trọng vọng trong vùng.

Cùng một số gương mặt của giới trí thức vùng Kolozvár, gia đình Tőkés Eszter có xu hướng đối lập rõ rệt. Đặc biệt, thành viên gia đình có mục sư Tin lành Tőkés László là người được coi như thủ lĩnh tinh thần của Hung kiều ở Rumani, và cuộc nổi dậy cuối năm 1989 tại nước này được coi là có cơ nguyên từ hoạt động bảo vệ nhân quyền và tín ngưỡng của ông.

Bản thân bác sĩ răng Tőkés Eszter nhiều lần làm các cuộc phỏng vấn bí mật về tình hình rất nghiêm trọng tại khu vực có đông kiều dân Hung sinh sống, và tìm cách tự mang sang Hungary, hoặc thông qua một người bạn. Nhưng những kế hoạch đó luôn thất bại: tại biên giới, các nhân viên mật vụ đã chờ sẵn để “bắt quả tang” họ.

Một số những bài viết quan trọng, hoặc truyền đơn, tờ rơi với nội dung đối lập mà Tőkés Eszter đã cẩn thận cất giấu kỹ lưỡng vì sợ bị khám nhà, không hiểu sao cũng đều đều lọt vào tay mật vụ chính trị Securitate, và trở thành những bằng cứ mà chính quyền sử dụng để chống lại gia đình bà.

Trong những năm tháng ấy, cố nhiên không ai nghi ngờ người chồng, vị bác sĩ chỉnh hình tài ba, đầy uy tín, một con chiên sùng đạo Công giáo, chơi dương cầm rất điệu nghệ, và sau giờ làm việc còn chữa chạy miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Ông Barta Tibor còn hết sức được lòng hai người con riêng của bà Eszter với người chồng thứ nhất.

Sau biến cố 1989, bác sĩ Barta Tibor sang Hung định cư. Vợ ông, bà Eszter không theo chồng, và tới năm 2004 hai người ly dị. Phải tới gần hai chục năm sau, năm 2007, bà mới nhận được một hồ sơ từ Viện CNSAS (cơ sở xử lý các hồ sơ của mật vụ chính trị Rumani thời kỳ cộng sản), và cay đắng khi được biết sự thật về người chồng trong quá khứ.

Sự thật cay đắng về người chồng điềm chỉ

Theo đó, gần như hàng ngày, chồng bà đã viết báo cáo về hoạt động của đối lập của bà trong 5 năm liền để gửi lên thượng cấp. Thậm chí, bác sĩ Barta Tibor sở dĩ kết hôn với bà năm 1985 cũng là để nhằm thông qua bà, có được mối quan hệ với cả gia đình bà, để thực hiện hoạt động chỉ điểm được Securitate giao phó.

Mang biệt danh “Stelian”, Barta Tibor viết tường trình về tất cả mọi thứ có thể một cách hết sức kỹ lưỡng, kể cả về lễ thành hôn của hai vợ chồng. Ngay sau khi cưới, ông ta đưa vợ và hai con riêng của vợ đi nghỉ ở bờ biển để trong thời gian đó, mật vụ chính trị Securitate có thể đặt thiết bị nghe trộm vào ngôi nhà của họ.

Những bài viết, truyền đơn hoặc tư liệu gửi sang Hungary của bà vợ Tőkés Eszter cũng đều bị ông chồng chuyển tới cho Securitate. Là một kẻ chỉ điểm hết sức chuyên cần, Barta Tibor không bỏ qua bất cứ cuộc gặp mặt gia đình hay xã hội nào của gia đình Tőkés Eszter, để có được thông tin tức khắc cho mật vụ chính trị.

Không chỉ báo cáo về nhà vợ, Barta Tibor còn chỉ điểm rất nhiều nhân vật trí thức quan trọng vùng Kolozvár, trong đó có các chính khách, các nhân vật thuộc giới tăng lữ, các nhà nghiên cứu – nhiều người vẫn coi vị bác sĩ uy tín này là bạn thân có thể chia sẻ được.

Khi cuộc nổi dậy và chính biến 1989 ở Rumani xảy ra, Barta Tibor biến khỏi nhà và trong nhiều ngày ông ta ở lỳ trong trung tâm của mật vụ chính trị địa phương nằm ngay trên tầng trên của trụ sở giáo phận của Giáo hội Công giáo. Khả năng là trong thời gian đó, ông ta đã tìm cách tẩu tán hồ sơ tuyển dụng của mình với biệt danh “Stelian”.

Quá khứ chỉ điểm, di chứng đau đớn của một thời

Dùng mạng lưới chỉ điểm dày đặc để duy trì chính quyền và khiến người dân luôn trong cảnh sợ hãi và phục tùng là một trong những đặc tính của các thể chế cộng sản tại Liên Xô (cũ) và vùng Đông Âu. Trong nhiều thập niên, Stasi của Đông Đức, Securitate của Rumani hay AVH của Hungary là những cái tên kinh hoàng đối với mọi người dân.

Tại Hungary, theo ước tính chưa đầy đủ, đã có chừng hai trăm ngàn “chỉ điểm viên” từng phục vụ thể chế độc tài cộng sản, trong số đó, có cả những “kiều nữ” trẻ thành thạo tiếng Ả Rập và không ngần ngại nếu phải sử dụng thân xác cho “việc lớn”, theo một lãnh đạo Cục Lưu trữ Lịch sử trực thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia nước này.

Trong một phần tư thế kỷ qua, không ít những nhân vật có uy tín – những chính khách, tăng lữ, văn nghệ sĩ, nhà thể thao… – của Đông Âu đã bị lộ diện là những kẻ chỉ điểm. Chỉ điểm trong nội bộ gia đình cũng không phải là quá mới mẻ, đặc biệt như trong trường hợp mât vụ chính trị Stasi của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay KGB của Liên Xô.

Tuy nhiên, tại Rumani, phương pháp “nghiệp vụ” này không hay được cơ quan Securitate áp dụng. Trường hợp của Barta Tibor đặc biệt ở chỗ, nó được kiến tạo và tiến hành hết sức công phu, có chủ ý, đạt hiệu quả cao, và kết quả là đã làm tan nát cuộc đời của nhiều con người khi những giây phút, cảm xúc riêng tư nhất của họ cũng bị phản bội.

Phân tích các “loại hình” chỉ điểm, các nhà nghiên cứu nhận thấy, không ít người bị cưỡng bức và làm công việc này một cách miễn cưỡng, “cho xong việc”. Nhưng cũng có những kẻ làm một cách tích cực, nhiệt tình như thể họ tìm được khoái cảm trong việc chỉ điểm và ngầm làm hại cuộc đời người khác, kể cả đó là người gần gũi nhất với mình.

Một thể chể có thể hủy hoại con người

Thuật lại một câu chuyện ít nhiều đã được biết đến cách đây ít năm, bộ phim “Trong tầm ngắm của Securitate” khiến người xem sững sờ ở chỗ, nó cho thấy một thể chế có thể làm hỏng con người như thế nào. Hoặc giả, nó tạo điều kiện để những bản năng tệ hại nhất của con người được “thả nổi”, trở thành hiện thực.

Về mặt đạo đức, rõ ràng bác sĩ Barta Tibor đã có thể lựa chọn cách khác, và không cần làm hại chính vợ ông ta – và gia đình nhà bà, cũng như những bạn hữu gần gũi và thân thiết – một cách chủ động và tích cực như vậy. Nhưng ông ta đã làm điều đó và ngay cả về sau này, khi bị phát hiện, cũng không hề cảm thấy cần phải sám hối.

Chỉ điểm đã từng được các lãnh đạo Xô-viết thời Stalin ở Liên Xô coi là một “bổn phận công dân”, khi họ hô hào “mỗi người dân đều là một chiến sĩ an ninh”, kỳ thực là những nhân viên mật vụ. Điều này cũng đúng với các nước Đông Âu thời kỳ 1945-1989, khi tất cả mọi công dân chỉ còn là một ốc vít trong cỗ máy vận hành.

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ở các xứ Đông Âu thời hậu cộng sản, khi có cơ hội, đã không dám tìm hiểu những hồ sơ chỉ điểm được bạch hóa, sợ sẽ thấy trong đó những cái tên quen thuộc, hoặc là thành viên gia đình, bố mẹ con cái mình, hoặc bạn bè mình. Những biệt danh trong các hồ sơ mật vụ, nhiều khi vĩnh viễn sẽ không được biết đến.

Trường hợp của bà Tőkés Eszter, được sự hỗ trợ của thân nhân là ông Tőkés László, người hùng của cách mạng Rumani 1989, nay là dân biểu Nghị viện Châu Âu, nên đã được biết đến rộng rãi thông qua báo chí và phim ảnh. Tuy nhiên, người chồng Barta Tibor, hiện vẫn sống và làm việc trên cương vị một bác sĩ có tiếng tại Budapest, thì không hề phải chịu hậu quả gì.

Báo chí Hungary có đặt câu hỏi: đúng vào thời điểm bộ phim được công chiếu, ông Barta Tibor còn có một buổi hòa nhạc tại Vương cung thánh đường Budapest, nơi lẽ ra hàng ngày ông ta phải tới sám hối cho tội lỗi của mình. Tuy nhiên, ông ta đã không hề tỏ ra hối hận, và dùng giấy tờ giả để biện minh, chối bỏ và phủ nhận mọi hoạt động chỉ điểm của mình!

Tư pháp bất lực, dành chỗ cho phán xử đạo đức

Tại các quốc gia cựu cộng sản vùng Đông – Trung Âu, kể từ sau biến cố dân chủ 1989-1990, nhu cầu thiết lập công lý, trừng phạt những tội ác trong quá khứ, để kẻ gieo gió phải gặp bão – nói rộng ra là trong sạch và trực diện triệt để với quá khứ – luôn là ý nguyện của số đông cư dân từng là nạn nhân bị đàn áp, tù đày, hoặc bị theo dõi, chỉ điểm bởi các thể chế độc tài toàn trị.

Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm sau ngần ấy năm không đơn giản, khi rất nhiều nhân chứng không còn sống, những hồ sơ, tư liệu tiêu hủy và thiếu sót, sự buộc tội và chứng tỏ tội trạng rất khó khăn. Nhiều kẻ thủ ác – trong giai tầng lãnh đạo, hoặc đơn thuần là những kẻ thừa hành của bộ máy mật vụ – không hề bị trừng phạt, và có thể sinh sống và ra đi êm thấm.

Báo chí Đông Âu hay nhắc tới ba cái tên Csatáry László, Képíró Sándor và Biszku Béla, ba kẻ thủ ác trong thập niên 40 và 50 thế kỷ trước tại Hungary, cũng chỉ bị xem xét tội trạng trong những năm cuối đời. Hai người đầu, phải chịu trách nhiệm trong những cuộc thảm sát dân Do Thái trong Đệ nhị Thế chiến – rốt cục đều đã thoát tội, và qua đời trong chăn ấm đệm êm ở tuổi 97.

Chỉ có Biszku Béla, Bộ trưởng Nội vụ thời sau cách mạng 1956, kẻ được coi là “nắm đấm cứng nhất” của thể chế độc tài cộng sản ở Hungary, là bị kết án ở tuổi 83 sau mấy chục năm sống yên lành và sung túc tại một biệt thự khu “thượng lưu” ở Budapest, với mức lương bổng gấp bốn lần lương hưu của một người bình thường.

Không chỉ thế, tại Cộng hòa Slovakia, mới đây chính quyền địa phương còn đưa ra một quyết định hết sức bị phản đối nhằm vinh danh một nhân vật cộng sản cộm cán – ông Vasil Bilak, đã mất cách đây một năm ở tuổi 95 – bằng cách phong ông ta làm công dân danh dự và dựng bảng ghi danh tại làng nơi ông ta chào đời.

Giữ chức Bí thư Trung ương đảng trong vòng hai chục năm, ông Bilak từng là một yếu nhân của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, đồng thời là nhân vật quan trọng nhất trong số năm quan chức cao cấp đã ký vào bức thư “mời” Mátxcơva và quân đội khối Hiệp ước Vácxava vào đàn áp Mùa xuân Praha tại Tiệp Khắc năm 1968.

Những năm cuối đời, Vasii Bilak sống tại một biệt thự vào hàng sang trọng nhất ở thủ đô Bratislava. Hành vi “cõng rắn cắn gà nhà” của ông từng bị điều tra vì tội danh “bán nước”, nhưng hồ sơ điều tra của vụ án – lên tới hơn 23 ngàn trang – đã bị khép lại năm 2011. Luôn chối tội, Bilak đã ra đi mà không hề phải đối diện với hành động của mình trước vành móng ngựa.

Tuy nhiên, một khi công lý đến bởi cơ quan tư pháp tạm bất lực, thì người dân đã có cách khác để bày tỏ sự phán xử đạo đức của họ. Những tấm biểu ngữ được giăng trước nhà những nghi can trên, hoặc trong phiên xử của họ, kêu gọi tội ác phải bị trừng phạt, kẻ sát nhân không thể ngủ yên, v.v… chính là bản án của người dân, của những nạn nhân dành cho kẻ thủ ác.

Đối với Barta Tibor, tuy không bị truy tố nhưng tờ nhật báo lớn nhất của Hungary “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) đã có bài bình luận về ông ta với những lời phê phán rất nặng. Tác giả đặt câu hỏi, là một bác sĩ chỉnh hình, thường xuyên phẫu thuật cột sống, nhưng chính ông ta lại là kẻ không hề có xương sống khi chỉ điểm chính vợ mình, gia đình mình trong nhiều năm…

Như thế, khi nền tư pháp bất lực, công luận và người dân sẽ có sự phán xét đạo đức riêng của họ, cho những kẻ đáng bị trừng phạt, và đây là hình phạt cao nhất…

Nghị trường Trung Quốc mở cửa đón những người giầu nhất nước

Nghị trường Trung Quốc mở cửa đón những người giầu nhất nước

Trọng Nghĩa

clip_image002

REUTERS/Petar Kujundzic/Files

Trong tuần này, hai định chế đại biểu nhân dân chủ chốt tại Trung Quốc mở khóa họp thường niên, ngày mai 03/03/2015 là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc – gọi tắt là Chính hiệp – và hai hôm sau đến lượt Quốc hội. Điều đáng chú ý là một yếu tố xuất hiện từ thời Giang Trạch Dân cách nay gần 15 năm, đã tiếp tục được phát huy và lộ rõ nhân hai cuộc họp lần này: Đó là sự có mặt của các doanh nhân giầu nhất nước trong hàng ngũ các đại biểu.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có hơn một phần ba doanh nhân trong danh sách 100 người giầu nhất Trung Quốc là đại biểu của một trong hai định chế kể trên. Danh sách 100 người giầu nhất là một bảng xếp hạng mang tên là Hồ nhuận Bách phú, do tạp chí Hồ nhuận lập ra hàng năm, mô phỏng cách làm của tạp chí Mỹ Fortune hay Forbes.

Như vậy là trong số 10 người đứng đầu danh sách Hồ nhuận Bách phú của năm 2014, có ba đại tỷ phú là đại biểu Quốc hội. Đó là các tên tuổi như Mã Hóa Đằng (Ma Huateng hay Pony Ma), người đứng đầu tập đoàn Internet khổng lồ Tencent, Lôi Quân (Lei Jun), người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn điện thoại thông minh đang vươn lên là Xiaomi, hoặc là ông Tông Khánh Hậu (Zhong Qinghou) ông trùm ngành giải khát tại Trung Quốc.

Bên cạnh các tỷ phú đại biểu Quốc hội đó, một số gương mặt khác trong danh sách 10 người giầu nhất nước cũng đã trở thành đại biểu của Chính hiệp, một cơ quan tham vấn tương tự như Mặt trận Tổ quốc tại Việt Nam. Có thể kể đến Lý Hà Quân (Li Hejun), ông trùm của ngành năng lượng mặt trời, vừa được tập chí Hồ nhuận đôn lên vị trí đầu danh sách, hoặc là Lý Ngạn Hoành (Li Yanhong hay Robin Li), chủ nhân công cụ tìm kiếm Baidu.

Theo tờ báo Trung Quốc Tân Văn hóa, nếu mở rộng ra thêm, thì trong danh sách 100 người giầu nhất Trung Quốc, có đến 15 người là đại biểu Quốc hội, và 21 người là thành viên của Chính Hiệp.

Theo tờ báo, tài sản của 36 người này cộng lại lên đến 1 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 190 tỷ đô la, một con số còn cao hơn cả GDP của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết là vào năm 2014, Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam chỉ tương đương với 184 tỷ đô la mà thôi.

Việc các doanh nhân nói chung, và những người giầu nhất nói riêng, được bầu vào các cơ chế tạm gọi là dân cử như Quốc hội hay Chính hiệp, bắt nguồn từ một học thuyết gọi là “Ba đại diện” do cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân sáng tạo vào năm 2001, theo đó các cơ chế Đảng hay Nhà nước phải mở ra cho doanh nhân và các “lực lượng sản xuất” khác, chứ không chỉ dành riêng cho 4 thành phần truyền thống là nông dân, công nhân, trí thức và quân đội.

Đấy được xem là một quyết định chính trị cần thiết trong bối cảnh kinh tế xã hội Trung Quốc chuyển đổi mạnh qua cái gọi là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”.

Tuy nhiên, sự hiện diện của những người giầu có trong Quốc hội hay Chính hiệp Trung Quốc không phải không có vấn đề. Theo chính tờ Tân Văn hóa, cả hai định chế này luôn luôn nhấn mạnh quyết tâm chống lại tình trạng bất bình đẳng về của cải, và cam kết giúp đỡ những người nghèo nhất, sự hiện diện của hàng chục tỷ phú trong số các đại biểu đã bị chỉ trích. Nhiều người lo ngại rằng các nhân vật này có thể lợi dụng vị thế của mình để vận động hành lang phục vụ cho lợi ích kinh doanh của họ.

T.N.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/20150302-tq-dai-gia//

Nhà văn Dương Thu Hương: 40 năm, nhìn lại về ngôn từ

Nhà văn Dương Thu Hương: 40 năm, nhìn lại về ngôn từ

Tường An, thông tín viên RFA
2015-03-11

Nhà văn Dương Thu Hương: 40 năm, nhìn lại về ngôn từ Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

  • DTH-tai-vp-RSF.jpg

Nhà văn Dương Thu Hương tại văn phòng RSF

Photo by Tuong An

Your browser does not support the audio element.

Trong hồi ức 40 năm, đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện nhà văn Dương Thu Hương về quan điểm của bà về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến Bắc-Nam cũng như những hệ luỵ của nó.

Tường An: Thưa bà, cách đây đã lâu, trong một bài viết, bà có nói ngày 30/4, vào đến miền Nam bà đã ngồi trên vỉa hè và khóc. Nhân đây bà có thể giải thích về những giọt nước mắt ngày 30/4, 40 năm về trước không ạ ?

Dương Thu Hương: Vào miền Nam tôi khóc vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn, vì họ có thể văn minh hơn vì văn hoá nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự.

Sau này tôi mới hiểu tôi cũng ngây thơ tôi khóc thế thôi. 30/4 tôi còn khóc vì một lý do khác nữa là vì chúng tôi bị lừa. Chúng tôi đi không nghĩ ngày về, nhưng mà  chúng tôi tưởng chiến thắng quân ngoại xâm nhưng thực sự hoàn toàn là không phải. Và tất cả tuổi trẻ của chúng tôi đã bị tiêu huỷ đi. Và vì vậy mà tôi khóc, trong những giọt nước mắt của tôi có cái phần chung cho dân tộc và có phần riêng của chúng tôi, của những người bạn tôi đã chết và của bản thân tôi đã hy sinh tuổi xuân một cách vô ích.»

Tường An: Thưa bà, cuộc chiến dài 21 năm mà miền Bắc gọi là «Chống Mỹ cứu nước» đã chấm dứt vào ngày  30/4, bà có nhận xét gì về cái ngày mà Việt Nam ngưng tiếng súng, ngày mà đại tướng Văn Tiến Dũng gọi là «thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX » ạ?

” Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại?
–  Bà Dương Thu Hương”

Dương Thu Hương: Đối với tôi ngày 30/4 có 2 phía : phía những người Việt ở miền nam thì gọi là ngày «Quốc hận», phía những người Việt ở miền Bắc thì gọi là «ngày Giải phóng của dân tộc» thì tất cả 2 cái đó thì tôi cho là cần phải xét lại ngôn từ , bởi vì ngôn từ nó cũng bấp bênh và nó cũng chao đảo với thời gian, nói tuỳ theo quan niệm con người , tuỳ theo cách nhìn con người để mà thay đổi.

Về phía những người miền Bắc tưởng rằng đó là một sự sung sướng, một chiến công lừng lẫy, một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Bây giờ nhìn lại tôi thấy nó chỉ là một ánh đèn loé lên trên một chặng đường, mà cái chặng đường ấy phía sau khi ánh đèn ấy loé lên  thì nó đã dần dần trôi vào bóng tối. Thắng lợi ngày 30/4 là một thứ mà người ta gọi là « illusion » tức là một ảo ảnh. Bởi vì sau cái ảo ảnh ấy thì có những thực tại chồm đến và người Cộng sản ngập trong những cái thực tại ấy.

Sự thất bại liên tục của họ trên tất cả những chính trường, trên ngoại giao cũng như là đối nội.

Tường An: Bà có thể giải thích tại sao từ một chiến thắng mà người Cộng sản gọi là «cuộc kháng chiến thần thánh » họ lại trở nên thất bại sau này như bà nhận định ?

Dương Thu Hương: Cái sự chiến thắng đó đem cho họ một lòng kiêu hãnh quá độ. Cho nên cái chiến thắng ấy là mở màn cho tất cả những thất bại sau này. Và bây giờ, mặc dù họ còn giữ được chính quyền nhưng cái thất bại thì rõ ràng không ai có thể chối cãi được là họ đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều đình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả nh người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác.

Chiến thắng 30/4 khiến cho những người Cộng sản có món mồi bở béo giống như ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn «Viết cho Mẹ và Quốc hộ » – tôi cho ông Nguyễn văn Trấn là một người rất chính trực – ông ấy nói : nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v… và tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người mà đã chiến bại.

Họ đã thực hiện phương sách của Mao Trạch Đông, tức là «Toạ sơn quan hổ đấu» tức là để chọ người Việt đánh nhau với người Mỹ, một cuộc chiến tranh sức tàn lực kiệt để mà dễ biến thành một thứ thuộc địa nghìn năm Bắc thuộc lần thứ hai.

Tường An: Tại sao bà cho là phải xét lại chữ «Quốc hận” của những người miền Nam, những người đã thua trong cuộc chiến này,  thưa bà ?

Dương Thu Hương: Về mặt những người miền Nam mà gọi là « Quốc hận » thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao ? Tại sao lại là « Quốc hận » Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ . Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ?  Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? Cái đó phải xét lại.

Tường An: Từ khi sang Pháp năm 2006 cho đến nay, có vẽ như bà ít tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại, phe chống Cộng cũng như phe thân Cộng, chắc là phải có lý do nào đó có phải không ạ?

” Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như  một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc.
– Bà Dương Thu Hương”

Dương Thu Hương: Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước . Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình.

Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ. Cho nên cái tinh thần chống Cộng của tôi cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ.»

Tường An: Từ sự phân tích những tiêu cực của  phe Cộng sản cũng như phe chống Cộng, bà có kết luận gì về cuộc đấu tranh trên chiến trường mới này ạ ?

Dương Thu Hương: Tóm lại, tôi thấy cần phải chống Cộng, nhưng trước hết cần phải soi lại bản thân mình. Thế còn người Cộng sản nhìn lại ngày 30/4 như  một điều hãnh diện thì tôi đó là sự ngu ngốc . Bởi vì bây giờ, cái đứa ngu nhất thì cũng hiểu là họ đang bán nước và sẽ còn bán nước một cách trầm trọng hơn. Và nếu không có một sự kiện nào có thể thay đổi được vận mệnh quốc gia thì chắc chắn 1000 năm Bắc thuộc lần thứ hai sẽ diễn ra. Không phải với một đoàn quân phương Bắc kéo sang nữa mà là một sự khống chế toàn bộ về mặt chính trị và kinh tế bắt đầu từ đảng Cộng sản Trung quốc đối với đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là hai nhà nước cùng một hệ thống mà tôi gọi là một thứ phong kiến trá hình.

Tường An: Xin cám ơn bà đã dành thì giờ cho đài Á Châu Tự Do.