Hai câu chuyện thật

“O’ HARE”

O’Hare là tên phi trường quốc tế ở Chicago .

Al Capone,  1 tên gangster khét tiếng một thời ở Mỹ.
–  Easy Eddie là luật sư của Al Capone.

Sau đây là 2 câu chuyện thật :

Có rất nhiều Quân nhân Mỹ can trường trong thế chiến thứ Hai.Một trong những anh hùng đó là Trung Tá Phi Công Hải Quân Butch O’Hare.Trung Tá O’Hare là Phi Công khu trục tùng sự trên Hàng Không Mẫu Hạm Lexington trong vùng biển khu vực Nam Thái Bình Dương.

Chuyện thứ nhất

Một hôm toàn thể phi đoàn của ông được giao phó thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh và gia nhập đội hình bay, liếc nhìn bảng phi cụ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về tầu được. Trung tá O’Hare báo với Phi ĐoànTrưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình của phi đoàn và quay trở lại hàng không mẫu hạm.

Trên đường về tầu, bỗng nhiên, trung tá O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: dưới thấp xa xa trước mặt ông là nguyên một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tìến về hải đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhìệm vụ và hải đội không còn ai bảo vệ cả. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không còn thời gian để báo với hải đội những nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi phá tan và chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.

Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình đoàn oanh tạc cơ Nhật, với bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh đỏ rực, ông tấn công tới tấp bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hải đội Hoa kỳ.

Cuối cùng, đoàn phi cơ Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo lại sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng hùng hồn nhất.Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.

Đó là ngày 20 tháng 2 năm 1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ.

Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường của thành phố Chicago , quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare. Dịp nào đó nếu dừng chân tại phi trường O’Hare, xin hãy đi thăm khu kỷ niệm O’Hare, nhìn tận mắt Huân Chương Danh Dự đã gắn lên ngực áo của ông. Khu lưu niệm này nằm giữa Terminal 1 và Terminal 2.

Chuyện thứ hai

Hơn mười lăm năm trước đó, tại thành phố Chicago có một người mang biệt danh là Easy Eddie. Trong thời gian này, Trùm tội ác Al Capone hầu như làm chủ thành phố. Capone nổi tiếng không do các hành động anh hùng mà vì các việc làm bóc lột, tàn nhẫn và hung ác. Thành phố Chicago , qua Capone, tràn ngập những nơi bán rượu lậu, các động mãi dâm và các vụ giết người không gớm tay.

Easy Eddie là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi. Việc rành rẽ và biết lợi dụng các kẽ hở pháp luật của Eddie đã giúp Capole nhởn nhơ ngoài vòng tù tội. Để tỏ lòng biết ơn, Capole trả công Eddie rất hậu. Không chỉ về tiền bạc mà còn chu cấp về tài sản nữa. Chẳng hạn như gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, kín cổng cao tường và thừa mứa các tiện nghi của lúc đó với kẻ hầu người hạ ngay trong nhà. Lâu đài này lớn đến độ chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago . Dĩ nhiên với cuộc sống giầu có quyền thế của kẻ đương thời, làm sao Eddie có thể nhận và hiểu được những khốn cùng của xã hội chung quanh.

Như mọi người, Eddie có một nhược điểm. Có một con trai và Eddie thương con vô cùng. Cậu bé có đủ thứ ở trên cõi đời, toàn những loại thượng hảo hạng: quần áo, xe cộ ngay cả trường học nồi tiếng vì giá cả tiền bạc không thành vấn đề, không gì có thể ngăn cản được. Mặc dù liên hệ chặt chẽ và chìm ngập trong tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dậy con thế nào là phải và trái.

Vâng, Eddie đã cố dậy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽlà người tốt.. Cho dù giầu có và quyền thế xiết bao nhưng vẫn có hai thứ Eddie không thể cho con được, hai thứ mà chính Eddie đã chót bán cho Capone: làm gương và để lại cho con niềm danh dự.

Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định việc để lại danh dự cho con cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa hơn là cho con cuộc sống giầu có với những đồng tiền từ máu và nước mắt của người khác. Phải thay đổi hoàn toàn những việc làm lầm lỡ trước kia, phải báo với chính quyền những sự thật vế Al Capone. Eddie cố gắng rửa sạch những nhơ nhớp trên cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.

Để hoàn tất mọi chuyện, Eddie phải ra trước toà làm nhân chứng chống lại ông Trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. Hơn tất cả mọi chuyện trên đời, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gưong và niềm danh dự.

Eddie ra trước toà làm nhân chứng, Trùm Al Capone vào tù. Vài tháng sau, Eddie gục ngã trong cơn mưa đạn trên một con đường lẻ loi ở Chicago . Eddie đã để lại cho con trai một món quà lớn nhất trên thế gian này, mua bằng giá cao nhất là sinh mạng của chính mình.

Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau ?    Trung tá phi công Hải Quân Butch O’Hare chính là con trai của Easy Eddie. Ước mong qúy vị cũng ngậm ngùi và cảm khái như tôi khi đọc những dòng chữ này.

Câu chuyện đáng đọc

Câu chuyện đáng đọc

Dưới đây là câu chuyện của một người đàn ông ăn xin đầy xúc động kể lại. Tấm lòng lương thiện của cô gái đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh.

Đang đi trên đường tình cờ một người ăn xin tiến lại gần và xin tiền thì liệu bạn có cho họ không? Hay bạn chỉ cho họ một ít theo sự phản xạ của bản thân. Và có bao giờ, bạn nghĩ sẽ cho người ăn xin đó một chiếc thẻ ngân hàng chứa gần 20 tỉ để họ tự đi rút tiền, càng quan trọng hơn, chiếc thẻ đó không có mật khẩu?

Chắc chắn ai cũng thốt lên rằng: “Không bao giờ xảy ra trường hợp như thế?”. Nhưng bạn hãy dành thời gian đọc câu chuyện này, sẽ có điều bất ngờ trái ngược với suy nghĩ của bạn đấy.

Harris là một nhân viên cao cấp của công ty quảng cáo nổi tiếng thuộc thành phố New York, Mỹ. Vào một ngày tháng 8 năm 2010, cô đang cùng bạn bè ăn trưa tại một nhà hàng thì bỗng một người bạn của cô muốn mua ít đồ dùng, thế là hai người xin đi trước, khi đang đi trên một con đường lớn thì có một người lang thang tiến lại gần bên cô, bằng một giọng nói yếu ớt giới thiệu về mình: “Tôi tên là Valentin, 32 tuổi, thất nghiệp đã 3 năm rồi, chỉ dựa vào việc ăn xin để sống qua ngày.

Tôi muốn nói là liệu cô có thể bằng lòng giúp tôi được không? Ví dụ bố thí cho tôi vài đồng bạc lẻ để tôi có thể mua một chút đồ dùng hàng ngày”. Nói xong anh ta nhìn cô với đôi mắt đầy kỳ vọng.

co-gai

CCô

Cô  động lòng trắc ẩn nhìn anh chàng da đen trẻ tuổi đang đứng trước mặt mình rồi cất lời: “Không vấn đề, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh”.
Cô liền thò tay vào túi áo tìm tiền, nhưng thật không may hôm nay cô lại quên mang theo tiền mặt, và chỉ có duy nhất một chiếc thẻ tín dụng ngân hàng. Cô có chút ngần ngại lấy chiếc thẻ ra nhưng vẫn chưa biết nên ứng xử như thế nào?

Người ăn xin hiểu được sự khó xử của cô, liền nhỏ nhẹ nói: “Nếu cô tin tôi thì có thể để tôi dùng chiếc thẻ này và sau đó sẽ đem trả cô ngay không?” Vốn tính lương thiện và dễ tin người, Harris đưa ngay chiếc thẻ cho người ăn xin.

Sau khi cầm chiếc thể trên tay Valentin không đi ngay mà cầu khẩn Harris: “Ngoài việc mua một số đồ dùng sinh hoạt tôi có thể mua them một bình nước không?”

Harris thoải mái nói: “Hoàn toàn có thể, nếu anh cần hãy cứ dùng tiền trong đó mà mua”.

Người ăn xin đi rồi, cô và bạn quay trở về công ty làm việc. Ngồi làm việc chưa lâu, cô bắt đầu nghi ngờ và có chút hối hận, buồn bã rồi quay sang nói với bạn: “Thôi chết, thẻ tín dụng của mình không những không cài mật khẩu mà trong đó còn có gần 20 tỉ. Người đàn ông đó chắc chắn đã chạy mất rồi. Lần này đúng là xui xẻo hết mức .”

Nghe được lời tâm sự của cô, đồng nghiệp cô trách móc: “Sao cậu có thể dễ dàng tin tưởng tuyệt đối vào một người lạ mặt như vậy được. Là cậu ngây thơ hay ngốc nghếch vậy, đúng là lương thiện quá đáng”.

Cô không còn tâm trạng để làm việc tiếp được nữa, nhờ bạn xin xếp là cô ra ngoài có tý việc rồi cô chạy ngay đến con đường lớn lúc nãy.
Chỗ mà cô đưa chiếc thẻ ngân hàng cho anh chàng ăn xin da đen. Điều mà cô không ngờ tới đó là khi vừa bước chân đến thì nhìn thấy người ăn xin đang đứng đợi ở đó.

Trên tay anh ta vẫn còn cầm chiếc thẻ tín dụng của cô, thấy Harris anh chàng mừng rỡ nở nụ cười rồi tiến lại gần và nói : “Tôi dùng tổng cộng hết 25 Đô, mua một chút đồ và một bình nước, cô đối chiếu xem có đúng không”.

nguoi-xin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối diện với một người thật thà, đáng tin như vậy, Harris có chút cảm động, cô không kiềm chế được và cầm lấy tay anh ta, liên tục nói:
“Cảm ơn anh, cảm ơn anh”. Người đàn ông không hiểu gì, rõ ràng người giúp đỡ anh chính là cô ấy, người phải cảm ơn phải là anh mới đúng chứ, sao cô ấy lại phải cảm ơn anh ta vậy?

Không lâu sau, cô cùng bạn bè đi đến tạp chí New York, đem chuyện vừa xảy ra kể ngay cho họ. Sau khi bài báo về anh chàng Valentin  “đói cho sạch rách cho thơm” được bạn đọc biết đến, nhiều người cảm động và tình nguyện giúp đỡ anh.

Trong đó có một doanh nhân vô cùng thành đạt tại bang Texas đã gửi cho anh 6000 đô để thưởng cho sự trung thực. Nhưng điều khiến anh sung sướng hơn cả là một hãng hàng không tại Wisconsin đã gọi điện và mời anh đến kí hợp đồng làm tiếp viên hàng không của hãng.

Có được quá nhiều sự giúp đỡ như vậy anh thật sự cảm thấy sung sướng: “Từ nhỏ mẹ tôi đã dạy tôi rằng dù nghèo nhưng cũng không được làm điều gì thất đức. Dù không được đi học những cũng không bao giờ được ném giá trị của bản thân xuống dưới đất để người khác dẫm đạp. Sở dĩ tôi được nhiều người giúp đỡ như vậy bởi tôi luôn tin rằng người thành thật ắt sẽ có một kết thúc tốt đẹp”.

Ngoài yêu thương ra, động từ đẹp nhất trên thế gian chính là giúp đỡ, đó là việc làm đáng được ngưỡng mộ nhất trong xã hội. Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người. Cũng giống như câu chuyện ở trên vậy!

From: Nguyễn Kim Bằng

TÌNH CUỐI!!!

TÌNH CUỐI!!!

Ngày xưa (đầu thập niên 60) Ông Bình-Nguyên-Lộc có viết một cuốn truyện “Mối tình cuối cùng!” với câu nói trong bài tựa:”Người ta nói mối tình đầu là đẹp nhất! Nhưng theo tôi (BNL) mối tình cuối cùng mới là đẹp nhất!!!”. Đây là lần thư hai tôi đọc được một bài nói về một mốt tình cuối cùng rất đẹp! Khó ai có được, vì nhiều người đã có “Tình đầu là tình cuối, người ơi” rồi!!!

  Tôi viết truyện này vào ngày sinh nhật thứ 72 (Đúng 6 vòng của 12 con giáp)

. Sở dĩ tôi gọi là tình cuối! Vì tôi biết sau khi người yêu tôi chết, tôi sẽ không thể (còn) yêu ai hoặc được ai yêu nữa!!!
 Thường, người ta hay viết truyện về những mối tình đầu! Vì mối tình đầu là mối tình khó quên nhất!!! Đúng vậy! Ở vào tuổi mới lớn, khi con tim lần đầu biết rung động vì một ánh mắt, một nụ cười, môt tà áo… Làm sao chúng ta có thể quên được những ngày tháng mộng mơ với một người đẹp???

 Cái thuở ban đầu lưu-luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên!!!

(Thế-Lữ)

 Nhưng, tôi là cái thằng thích (nói nôm-na)trật đường rầy! Không thích giống ai, nên mới (ti-toe) viết về mối tình cuối!!!

    Đó là mối tình của tôi với Thúy-Hằng, bắt đầu cách đây hơn 15 năm. Thúy-Hằng thua tôi 7 tuổi, tôi ly-dị vợ, nàng rẽ gánh chia tay chồng! Người đời thường gọi những mối tình như thế là… “Rổ rá cặp lại”!

Mà đúng thiệt! Tôi với nàng là hai cuộc đời bị bể, bể tanh banh, bể tan tành thành nhiều mảnh vụn! Cố gắng lắm, cố gắng mệt nghỉ, cố gắng tối đa mới ráp lại được với nhau thành một cặp!!! Không gọi là rổ rá cặp lai thì gọi bằng cái chi nữa cha (nội)?

Sở dĩ tôi viết là cố gắng lắm, cố gắng tối đa, mệt nghỉ! Vì cuôc tình của chúng tôi ban đầu cũng không suông-sẻ gì cho cam!!!

 Tôi ly-dị vợ thì xong rồi! Trước khi gặp lại Thúy-Hằng thì tôi cũng có (lai-rai) vài mối tình với những người đàn bà (hoặc) chồng chết, (hoặc) ly-dị! Những mối tình đó đã đưa đẩy tôi lang thang qua nhiều tiểu bang của Mỹ-Quốc!!!

Thúy-Hằng ngược lại, sau khi chia tay với chồng thì có người yêu cũ tìm đến!

    Người yêu cũ của nàng vốn là một anh Tàu lai tên Triết, có giấy tờ chứng minh (gốc Tầu)đàng hoàng! Nhờ có giấy tờ, nên anh ta được nhà nước cộng sản Việt-Nam “ưu-ái”cho về nước sau khi chiến tranh Trung-Việt ở biên giới phía Bắc nổ ra!!! Dùng chữ “Cho Về Nước” là chính quyền cộng sản Việt-Nam hí lộng ngôn từ, chứng tỏ tính ưu việt của đảng ta thôi! Thật ra đây là âm mưu nhằm ăn cướp tài sản, nhà cửa, tiền bạc… của người Tàu và tống xuất họ ra khỏi Việt-Nam một cách hợp lý, hợp tình và (cũng) hợp pháp luôn, đi đâu thì đi!!!

 Để được “ưu-ái” Triết phải đóng đủ 12 lượng vàng, – loại vàng Kim-Thành 24 cara, ngôn ngữ bình dân gọi là “cây”! Mặc dù nó chỉ có hình chữ nhật 4×8 cm, mỏng tanh, nặng chừng 37,5 gram, – trước khi bước chân lên những con thuyền nhỏ, mong manh, nhét người chật cứng như cá hộp Sạc-Đin-Nờ, được đẩy ra khỏi hải phân Việt-Nam rồi… muốn trôi đi đâu thì đi, nhà nước cộng sản VN hổng chịu trách nhiệm (à nghen!).

  Nhờ hai gia đình ở gần nhau trong Chợ-Lón, Thúy- Hằng  và Triết quen biết nhau từ lúc còn nhỏ, từ khi…‘Xưa đôi ta bé ta ngu, ta đem dây thung ta quấn con cu…, con cu sưng to ta khóc hu-hu…’ Triết hơn Thúy-Hằng 4 tuổi!

    Cuối năm 1978, khi nghe phong thanh chương trình vượt biên bán chính thức của người Tàu do Triết tiết lộ, gia đình Thúy-Hằng tìm cách “gửi-gấm” nàng theo Triết!

Trong thời gian chuẩn bị, Triết tìm được đường dây làm giấy tờ giả cho Thúy-Hằng. Trong lúc chờ đợi, nàng cũng nhờ Triết dạy cấp tốc một số tiếng Tàu cần thiết để lúc ra đi có bị hạch hỏi cũng dễ dàng lọt thoát phầnnào!

    Triết nhà giàu, khá bảnh trai, ăn nói nhỏ nhẹ! Thấy nhà Triết có piano, sau những giờ học tiếng Tàu, Hằng thường chơi piano cho Triết nghe! Nhờ học đàn piano từ lúc 5 tuổi đến khi Cộng-Sản chiếm miền Nam, nên Thúy-Hằng đánh đàn piano, tài nghệ dù chưa đạt được (đỉnh cao chói-lọi) như Đặng-Thái-Sơn! Nhưng nghe cũng lọt lỗ nhĩ và nếu gặp may (không chừng) có thể trình diễn ở Carnegie Hall, New York City!!!

 Nhưng rồi cuộc gửi gấm Thúy-Hằng không thành, vì chờ đợi lâu quá! Gia đình Thúy-Hằng bèn quyết định tự đóng ghe, mua bến, lo lót công-an, và đi thoát trước khi Triết ra đi!!! Mối tình hai người tan vỡ, vì không còn tin tức, liên lạc được với nhau! Đó là chuyện“Khi xưa đôi ta bé…”!!!

  Trở lại chuyện này, hai cái rổ rá rách teng-beng Triết, Thúy-Hằng cặp lại, không khớp với nhau! Nên bị bung ra chỉ sau một thời gian ngắn chưa tới 2 tháng!!!

Theo lời một người quen (dĩ nhiên là quen, lạ làm sao biết?) của Thúy-Hằng kể lại, Triết biết Thúy-Hằng sau khi chia tay với chồng có được một món tiền, đâu khoảng hơn 100.000 Du-Ét Đi, nhờ bán căn nhà hai vợ chồng mua 15 năm trước, cưa đôi, nên rù-quyến Thúy- Hằng về VN làm ăn, buôn bán chi đó!

Chắc vì sợ rủi ro, bất trắc, mất tiền, hơn nữa qua đọc báo, biết được những vụ người“Việt gốc Ngu” ở hải- ngoại đem tiền về Việt-Nam làm ăn như vua chả giò Trịnh-Vĩnh-Bình hoặc Trần-Trường bỏ về VN làm ăn sau khi ‘chơi bạo lấy tiếng ngu’, treo hình lão già dịch Hồ-Lưu-Manh (Hồ-Chí-Minh)trong tiệm cho thuê Video bị khoảng 50.000 người Việt ở O-Ren-Giờ-Cao-Ti biểu tình chống đối! Nên Thúy-Hằng từ chối kế hoạch làm giàu do Triết vẽ ra! Thế là Triết bất mãn, không mặn mà chuyện cặp lại rổ với nàng nữa!!! Thúy-Hằng buồn bã, vì vừa đá vỏ dưa văng xa hơn 300 thước thì lại đạp (nhằm) vỏ dừa!!!

Đúng vào lúc đó thì tôi gặp lại Thúy-Hằng trong một bữa ăn tối ở nhà một người bạn. Trước đây, tôi và nàng chỉ quen biết nhau nhưng ít khi liên lạc với nhau, vì không thân và ở cách xa nhau!

Sau bữa ăn tối định mệnh (đã an-bài) đó, tôi và nàng liên lạc gọi phôn, chát trên sờ-kai-pê càng ngày càng lâu, thường xuyên hơn. Nàng coi tôi như một cái thùng Rì-sai-cồ, có nơi (đổ rác) kể lể những chuyện đau buồn, khổ sở, không hạnh phúc… với người chồng cũ!

Tôi hiểu tâm trạng Thúy-Hằng nên an ủi nàng, rồi chẳng hiểu ma đưa lối, quỉ dẫn đường, tôi yêu nàng lúc nào không hay! Sau hơn 4 tháng tâm sự (loài cua biển) chán chê, chúng tôi hẹn gặp nhau đi ăn tối (lại ăn tối)rồi đi coi phim, tức là là đi coi hát bóng!

Bữa đó nhằm tối chủ nhật, ăn xong tụi tôi vào rạp AMC ở Eastridge, San Hố-Dề. Chắc nhằm ngày lành, tháng tốt nên rạp vắng vẻ, có đâu chừng 7-8 cặp ngồi rải rác! Tụi tôi chọn hàng ghế trên cùng, không có ai. Ở hàng ghế đó ta có thể thấy địch mà địch sẽ không thấy ta!!! (nếu không quay đầu lại).

  Hai đứa tôi ngồi sát bên nhau! Chẳng hiểu có phải do 2 ly bồ đào tửu (Red Wine) uống trong bữa ăn với nàng hay do mùi nước bông thơm ngọt như đường mía lau của Thúy-Hằng mà khi đèn vừa tắt chừng 10 phút, màn ảnh còn đang chiếu quảng cáo, tôi bạo dạn choàng tay qua ôm vai nàng, ghé sát tai nàng thì thầm:

– Anh thích mùi nước bông em dùng ghê!.

Thúy-Hằng chẳng những không phản đối mà còn quay mặt qua phía tôi cười nhẹ:

– Vậy mai mốt đi với anh, em sẽ xài loại này!

   Mèng ơi! Nghe câu nói ngọt như đường cát, mát như đường phèn của nàng mà tôi sướng đến run rẩy cả người! Hai khuôn mặt kề sát nhau khiến tôi cầm lòng không đặng, thế là chúng tôi mi nhau!!!

Sau bữa đi coi phinh mùi mẫn đó, Thúy-Hằng đề nghị tôi dọn về ở chung với nàng để… chia tiền nhà, tiền điện nước, tiền rác… Tôi xin nàng một tuần lễ để… “động-não”suy tính hơn thiệt!!!

Sau mấy ngày suy nghĩ đến mất ngủ (đêm năm canh chỉ ngủ có canh đầu, bốn canh sau buồn rầu nên ngủ quên!), tôi đồng ý dọn về ở chung với nàng! Sở dĩ tôi nói suy nghĩ vì(bản-tính) tôi là một thằng thích tự do, phải so sánh cái được (lợi), cái mất (hại) khi ở chung với nhau! Cuối cùng, thấy cái được nhỉnh hơn cái mất chút đỉnh nên tôi Ô-kê Sa-Lem!!!

Nhưng cuộc đời không hề đơn giản như đang giỡn, mà vô cùng phức tạp, rắc rối, rắc rối to, rắc rối lớn là khác! Nói rắc rối và phức tạp, vì chưa ở chung thì không thấy! Ở chung rồi, thì mới có những cái pra-bờ-lầm mà cho dù là có tài tiên đoán như Khổng-Minh, có tái thế cũng không có cách chi thấy trước đặng!!!

Như vừa nói ở trên, tôi là thằng thích tự do! Bởi thích tự do nên khi sống mình ên, tôi không sắm sửa nhiều đồ đạc làm chi, tôi lại luôn có phương châm sống, học được sau hơn 6 năm sống dưới chế độ Cộng-Sản Việt-Nam: – “Tăng thu, giảm chi! Tích-cực cầm nhầm!!!”.

    Bởi vậy, bữa sáng tôi dọn đồ đạc về ở với Thúy-Hằng, nàng đã ngạc nhiên tột cùng khi tôi đến bấm chuông cửa nhà, chỉ xách theo có một cái va-li. Nàng nhìn tôi, ngơ ngác!

   – Anh không có đồ đạc gì sao?

Tôi chỉ cái va-li:

– Đây nè! Em không thấy sao?

Thúy-Hằng ngập ngừng:

– Ý em nói là… bàn ghế, đồ trang-trí…“nội-thất“…giường, tủ, sách, báo…

Tôi lắc đầu:

– Không! Anh hay di chuyển đổi chổ ở, nên không sắm gì cả! Còn đồ “nội-thất” toàn của chủ nhà cho thuê!!!

Đến đây cần phải nói rõ thêm. Thời gian đó tôi đang “se phòng” chủ nhà có giao hẹn không được dẫn bạn gái về nên tôi chưa bao giờ hẹn nàng chỗ mình ở! Chúng tôi chỉ hẹn hò, gặp gỡ nhau ở nhà nàng. Sau khi ly-dị, Thúy-Hắng thuê được một áp-pạc-tơ-măng 2 phòng ngủ khang trang ở khu Willow Glen với giá (tình- cảm) khá rẻ, chỉ bằng nửa giá thị trường, của người chị là Bờ-rốc-cờ, có nhiều apartment cho thuê!

  Thúy-Hằng có vẻ suy nghĩ nhưng không nói gì thêm, lẳng lặng dẫn tôi lên phòng ngủ, xếp quần áo của tôi trong cái va li vào chung tủ của nàng!

    Buổi chiều hôm đó, ăn cơm xong, Thúy-Hằng rủ tôi ra quán cà phê Gót Hồng ở đường Tully uống nước, tâm sự! Gọi là tâm sư cho văn vẻ chứ thật ra tôi biết ý nàng muốn nói đến chuyện… “Tiền là tiền nhiều khi không …mà có, tiền là tiền nhiều lúc có… như không…” Đúng như tôi đoán, sau khi”xử-lý, dứt-điểm!” một ly sâm bổ lượng Thúy-Hằng nói:

     – Anh về ở với em, mỗi tháng anh nên phụ em (chút đỉnh) chuyện tài chính! Tôi mỉm cười, không biết cái chút đỉnh của nàng định nói là bao nhiêu?

     – Đương nhiên rồi! Trước đây anh “se phòng” bao nhiêu thì bây giờ anh đưa em bấy nhiêu, cộng thêm tiền chơ nữa!!!

Thúy-Hằng cầm tay tôi:

     – Tiền chợ anh không cần đưa! Anh đi làm trễ, em nhờ anh đưa con gái em đến trường, thay vì thuê người chở cũng tốn kém. Anh giữ tiền đó đổ xăng, đưa đón con gái em đi học! Mọi chi tiêu khác như đi coi phim, ăn nhà hàng, du lịch… mình chai hia! Thúy-Hằng tính toán quá ư hơp lý, hợp tình, hợp đạo nghĩa (góp gạo thổi cơm chung). Tôi đồng ý cái rụp!!!

 Vấn đề gai góc nhất đã được đôi bên

“chủ-động” thỏa thuận êm đẹp, thoải mái, thân thiện, thắm đượm tình đồng-chí, đồng-sàng! Tuy nhiên chỉ ít ngày sau, vài sự cố”nổi cộm” khác mới bị “phát-hiện” mà phải động não cực mới “phát-kiến” giải quyết được vấn đề! Cái sự cố “nổi cộm” đầu tiên là do tôi “sở-hữu” một tật ngáy, ít người có! Thật ra công tâm mà nói, tôi ngáy không lớn lắm, chỉ như là… gọi đò sang sông thôi! Thời gian đầu còn vui vì lửa mới bén, củi, rơm còn đang cháy đỏ… kêu lách tách, Thúy-Hằng không nghe tôi ngáy, nhưng chỉ ít lâu sau nàng trở nên mất ngủ vì tiếng ngáy của tôi!!! Nhiều đêm khoảng 2-3 giờ sáng, bị đánh thức bởi tiếng gọi đò của tôi, không ngủ lại được, nàng đành ôm mền gối ra sa lông ngủ, tôi không biết. Sáng nàng dậy trước, đi làm trước nên tôi không “phát-hiện” được vấn đề!!!

Cho đến một hôm, có lẽ “bức-xúc” quá chịu không nổi, Thúy-Hằng đem chuyện ngáy của tôi ra đấu tố, bắt tôi phải đấu tranh tư tưởng với thế lực phản động chủ tâm phá hoại giấc ngủ (hòa-bình) của nàng! Sau khi trình bày, lật tới, lật lui, lật xuôi, lật ngược…, dùng ánh sáng Mác-Lê soi rọi vào tất cả các vùng kín, vùng sâu, vùng xa của vấn đề, tôi thành khẩn nhận khuyết điểm! Tôi cam kết sẽ không phá rối giấc ngủ của Thúy-Hằng bằng cách… sẽ ra ngủ riêng ở sa lông trừ khi… nàng cho vời!!!

Vấn đề thứ hai là chuyện đưa đón con gái của Thúy-Hằng đi học. Con bé tên Mimi, 15 tuổi, xinh đẹp, thông minh, học giỏi; nhưng có tật ngủ dậy trễ! Thường 8:15g sáng vào học, từ nhà đến trường mất khoảng 15-20 phút, nếu không bị “ùn-tắc” giao thông! Tôi thường chở nó ra khỏi nhà vào lúc 7:45g. Thúy-Hằng dặn đánh thức con bé vào lúc 7:15, cho nó 30 phút sửa soạn vệ sinh cá nhân, làm thức ăn sáng mang theo! Mấy ngày đầu Mimi còn, đúng giờ! Nhưng không hiểu sao chỉ được chừng hơn tuần lễ con bé trở chứng, gọi dậy lúc 7:15g thì phải 20 phút sau nó mới ra khỏi phòng!!! Thành ra bữa nào tới trường, nó cũng vội vã; để rồi quên mang thức ăn sáng theo!!!

  Tôi không phải Bố nó nên không biết giải quyết làm sao? Đem chuyện nói với Thúy-Hằng, nàng nói tôi làm sẵn thức ăn sáng cho nó. Khổ một điều là buổi tối hỏi nó ăn gì để tôi biết mà chuẩn bị, nhưng nhiều lúc tôi cũng quên, nên nhiều khi tôi cứ làm bánh mì kẹp thịt, chả lụa… theo ý mình!

Cho đến môt hôm tôi được nghỉ làm, đi đón Mimi, về đến nhà nó quăng cái backpack lên ghế salon rồi đi vào phòng riêng. Tôi ngồi xuống bên cạnh, chợt ngửi thấy mùi thum thủm, chua chua…, nhìn quanh không thấy gì lạ tôi bèn ghé mũi vào cái cặp đeo lưng của Mimi mới “phát-hiện”cái mùi khó ngửi phát ra từ đó!

 Tôi gọi Mimi ra, nói nó mở ra để xem cái gì bên trong mà bốc mùi như vậy? Hóa ra đó là mấy phần ăn sáng mà nó không ăn nhưng không vứt đi, để lâu quá, lại có cà rốt ngâm dấm nên bốc mùi dữ-dội!!!

Làm sạch, khử mùi cái backpack cho Mimi xong, tôi nói với nó là sẽ không làm thức ăn sáng cho nó nữa, con bé đồng ý!

Cái “nổi cộm” thứ ba cũng ác liệt không kém, nhưng không nằm nơi tôi mà ở Thúy-Hằng, đó là “bệnh hay quên”! Bệnh hay quên của Thúy-Hằng không dính dáng gì đến bệnh Đề-men-ti-a hay An-dờ-hai-mơ hết! Bởi nàng chỉ quên những lúc… cần nhớ nhất như… trả tiền khi đi chợ, sóp-ping, biu điện-thoại…

Tiền nhà, điện nước (cũng may) nàng để cho nhà băng chạc thẳng vào ờ-cao, nên tôi không thắc mắc chi cho lắm! Cái nổi cộm này làm cho tôi khá nhức đầu, mỗi lần đi chợ mua thức ăn, đẩy xe ra tính tiền, khi vừa đến lúc trả tiền là thế nào nàng cũng nói quên một hai thứ để chạy vào trong lấy! Không thể chờ được, nên tôi đành phải móc thẻ nhà băng ra cà! Lúc trở ra, thấy tôi đã đẩy xe ra ngoài, Thúy-Hằng cười hồn nhiên:

     – Ủa? Anh trả tiền rồi hả? Lát về nhà em đưa lại!

   Nhưng cái “lát về” đó chưa bao giờ xẩy ra! Nghĩ tiền chợ không bao nhiêu, nhiều lắm chừng 300 Du Ét Đi mỗi tháng nên tôi cũng(ráng nhịn) không kêu ca gì, coi như… cúng(cô-hồn) rằm tháng bẩy thôi1 Hơn nữa, thỉnh thoảng Thúy-Hằng cũng dành trả tiền tụi tôi đi coi phim, ăn kem, ăn nhà hàng hay đi chơi xa mà không đòi chai hia!!!

Tôi cứ để như thế hơn 2 năm, 7 tháng không nói gì! Cho đến một ngày kia thấy Thúy-Hằng làm quá, chịu hết nổi tôi đành phải đem chuyện “lát về” ra nói. Thúy- Hằng tròn mắt:

     – Ủa? Em cứ tưởng có trả anh lại rồi chứ!

   Nhìn cặp mắt bồ câu, con đậu con bay, ngây thơ vô (số) tội của Thúy-Hằng, tôi cười:

     – Em mới 50 tuổi, chứ có phải 80 đâu mà dễ tưởng vậy?

Thúy-Hằng không nói gì, yên lặng nhìn tôi cả phút đồng hồ rồi bất chợt đứng lên, vào trong phòng ngủ lấy ra một cái hộp hình chữ nhật cỡ khoảng 3 bao thuốc 555 gói giấy vàng, cột nơ thật đẹp và một cái bao thơ lớn, dầy cộm, màu vàng, loại dùng để gửi những bưu kiện nhỏ, đặt xuống trước mặt tôi. Thấy tôi đưa mắt dò hỏi, Thúy-Hằng mỉm cười, trút trong bao thơ ra mấy xấp biu đi chợ, mua hàng được bấm dính với nhau bằng Tắc-cơ. Tôi ngạc nhiên nhìn:

     – Biu gì vậy?

     – Biu anh trả tiền chơ, điện thoại, sóp-ping… chứ biu gì? Em giữ lại hết ở đây, cộng lại, tất cả gần 4 ngàn đô la! Em dùng số tiền đó, mua cho anh cái đồng hồ Omega Speedmaster Professional Moonwatch làm quà sinh nhật cho anh ngày mai. Anh có thể mở ra coi bây giờ!!!

  Tôi cảm động nhìn Thúy-Hằng ngẩn ngơ, không biết nói gì! Hóa ra nàng cố ý không trả lại tiền chợ cho tôi cũng có mục đích!!!

 Từ ngày về chung sống với nhau, thông thường tới sinh nhật của nàng hay tôi, chúng tôi rất ít khi tổ chức, chỉ rủ vài người bạn đi ăn tối cho vui tại một nhà hàng nào đó, cũng không nói trước lý do, sợ họ mua quà tặng thì lại phiền! Chúng tôi chỉ tặng nhau những món quà như sợi dây chuyền nhỏ, cái vòng cẩm thạch, cái cà vạt, chiếc áo pull-over…, những món quà chưa bao giờ có giá trị tới 100 Du-Ét Đi!!!

Hai đứa tôi ngồi yên lặng nhìn nhau đến mấy phút, tôi nắm tay nàng kéo qua ngồi cạnh rồi mới mở chiếc hộp ra! Cầm chiếc đồng hồ luxury đẹp và sang đeo vào tay, thật vừa vặn, vừa như hai cái rổ rách được cặp lại thật khít khao như rổ mới!!!

Tụi tôi ở với nhau tới giờ đã được 15 năm. Con gái nàng đã ra trường, đi làm ở riêng, tụi tôi mỗi đứa một phòng! tối ngủ đóng cửa nên tôi có ngáy cỡ nào Thúy- Hằng cũng chẳng nghe!!!

Tụi tôi đã dùng chung Ờ-Cao, in-côm hai đứa đổ chung vào một mối, không còn so đo, thắc mắc chia hai, hay chai hia nữa! Bởi tôi và nàng đều nhận thấy tiền bạc lúc về già cũng chẳng còn ý nghĩa gì nhiều, không có đủ để sống thì cũng khổ! Nhưng tình cảm quan trọng hơn nhiều!!!

Tuổi già, người ta cần sự thương yêu, chăm sóc cho nhau đến khi xuôi sáu tấm nhiều hơn là tiền bạc, nếu không thiếu thốn thì đừng quan tâm đến nó, cũng đừng nghĩ đến chuyện để dành cho con cái. Chúng nó có đời sống riêng và cũng không cần đến tiền bạc của Cha Mẹ để lại.

Do đó. tôi mới gọi mối tình của tôi và Thúy-Hằng là tình cuối! Nếu một trong hai người ra đi trước, người còn lại chắc cũng khó mà kiếm được cái rổ nào có thể cặp lại với mình! Bởi vì nó đã tả-tơi quá cỡ thợ mộc rồi, khó lòng mà cặp lại được!!!

                      9-2014

   Tác-giả bài viết: Thạch-Đạt-Lang

CÔ LÀ NGƯỜI Ư? CÔ LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN RA ĐÂY XEM NÀO?

CÔ LÀ NGƯỜI Ư? CÔ LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN RA ĐÂY XEM NÀO?

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. – Soát vé

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc: “Ðây là vé trẻ em.”
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp: “Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?”
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi : “Anh là người tàn tật ?”

“Vâng, tôi là người tàn tật.”

“Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.”

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp: “Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.”

Cô soát vé cười gằn: “Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?”
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên: “Anh chỉ còn một nửa bàn chân?”

Cô soát vé liếc nhìn, bảo: “Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật !”

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích: “Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…

Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình. Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…

Trưởng tàu cũng hỏi: “Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?”

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói: “Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.”

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc: “Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.”

Trưởng tàu nói kiên quyết: “Không được.”

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu: “Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.”

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý: “Cũng được.”

Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi: “Anh có phải đàn ông không ?”

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại: “Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ? Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?”

“Ðương nhiên tôi là đàn ông!”

“Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông ? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ?”

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói: “Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?”

Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói: “Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.”

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành: “Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.”

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng: “Cô hoàn toàn không phải người !”

Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé: “Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?”

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói: “Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…”

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa. Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.

Sống ở trên đời cần phải có một tấm lòng đó là lòng yêu thương, lòng hiểu biết, sự vi tha.

Mong mỏi mỗi người chúng nên ngồi lại với nhau để soi gương nhìn lại.

ST

 

-Nước mắt nụ cười qua từng câu chuyện kể-

-Nước mắt nụ cười qua từng câu chuyện kể-


  1. Lương tâm  .
    Con ốm, nhập viện. Làm thủ tục, bác sĩ mặt lạnh tanh. Biết ý, tay mẹ run run dúi trăm nghìn vào túi “lương y”… Bác sĩ thân mật: “Nằm giường này cháu, đừng lo có bác!”. Biết đâu mẹ đang xỉu dần vì bán máu cho con. Lương tâm?

    2. Xứ lạ quê người .
    Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính đẻ mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm.
    Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: ”Suốt ngày tích- cực  lao-ôộng, làm thêm “over time”, đâu rảnh để chơi internet!”

    3. Chung Riêng.
    Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
    Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh… cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa mình sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…

    4. Bàn tay

    Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em… mềm mại.
    Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em… chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
    Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.

    5. Vòng cẩm thạch  .
    Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường…

    Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo. Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười: 
    -Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui. Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.

    6. Ngậm ngùi
    Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh – nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
    Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!

    7. Tết  .
    Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.
    Đã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng ‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?
    “Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”

    8. Nghĩa tình  .
    Bố bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường. Em phải xin nghỉ việc để về nhà phụ mẹ chăm sóc bố. Hơn năm sau, bố mất. Em lại phải đi làm xa kiếm tiền gởi về cho mẹ trả nợ nần, thuốc men. Mãi bươn chải vì chén cơm manh áo, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lập gia đình.
    Anh hai giục mẹ bán nhà ra ở với ảnh, có dâu có cháu cho vui tuổi già. Ngày về căn nhà ngày xưa đã đổi chủ, em chỉ còn biết khóc.

    9. Bóng nắng, bóng râm
    Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
    – Nhà ngoại ở cuối con đê.
    Trên đê chỉ có mẹ, có con
    Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
    – Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
    Con cố.
    Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
    – Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
    Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
    Trời vẫn nắng, vẫn râm…
    … Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

    10. Câu Hỏi  .
    Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
    Cuối buổi học.
    – Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
    – Hát đi cô.
    Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài “Đi học về”.
    – Hát theo cô nè… Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen…
    Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
    – Tao không có ba mẹ thì chào ai?
    – …
    Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

    11. Ba Và Mẹ .
    Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.
    Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
    Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
    Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
    Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.

    12. Tình Đầu .
    Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
    – Ba tìm gì vậy?
    – Tìm tuổi thơ của ba.
    – Chưa tới nhà nội mà?
    – Ba tìm thời học sinh.
    – Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
    – À, ba tìm người… ba thương.
    – Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
    – Ừ, thì cũng … thương.
    – Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
    – Ba cũng không biết.
    Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.

    13. Bão .
    Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
    Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu…
    Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.

    14. Khóc .
    Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
    Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
    Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
    – Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.

    15. Đánh Đổi .
    Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
    Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
    Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.

    16. Mẹ tôi .
    Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
    Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.

    17. Túi khoai thối
    Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.

    18. CHUYỆN CÁI VÉ
    Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
    “Người lớn: $10.00
    Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
    Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
    Đọc xong, ông nói với người bán vé:
    – Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
    – Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
    – Vâng.
    – Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
    – Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

    19. Ba…
    Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
    Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
    Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
    – “Có dư đồng nào không con?”.
    Tôi đáp:
    – “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
    Ba nói tiếp:
    – “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
    Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.

    20. Mẹ và con
    Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
    Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

    21. Anh
    Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
    Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
    Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…”
    Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọai giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
    Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

    22. Cua rang muối
    Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
    – Cua rang muối thật đó mẹ.
    Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
    – Còn răng đâu mà ăn?!

    23. Xa xứ
    Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
    Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
    Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
    Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”

    24. Đi thi
    Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
    … Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
    Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”

    25. THỊT GÀ
    Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
    – Nhà Tý ăn thịt gà.
    Đêm đó, bà Tám chửi:
    – Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
    Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
    Trời đổ mưa.
    Thằng Tý la lớn:
    – Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
    Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
    (Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)

    26. Chỉ có một người thôi
    Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
    – Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
    Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
    Bác làm công trở về gặp người chủ.
    Người chủ hỏi:
    – Ở bên ấy có nhiều người không?
    Bác làm công trả lời:
    – Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
    – Tại sao vậy?
    – Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

    27. Phấn Son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì./.

Giáo sư Nguyễn Phi Phượng gởi

Đại cao thủ và Những chuyên gia

Đại cao thủ và Những chuyên gia

  canh-sat1KIEU TINH

 

 

 

 

 

 

 

Thiếu úy Kiều Tinh là ai trong hình đồng chí có biết?

From: Từ Luong văn

-ĐẠI CAO THỦ-
Tại một ngã tư trọng điểm trong thành phố, vào giờ cao điểm buổi sáng, người và xe len chật như nêm cối, nhích từng tí một.
Bỗng một chiếc xe 4 chỗ sang trọng không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, bất chấp đèn đỏ băng qua đường.
Lập tức, một nữ cảnh sát giao thông xinh đẹp bước tới chặn chiếc xe đó dừng lại, ra hiệu tấp vào vỉa hè.
Nữ cảnh sát chào lái xe theo đúng điều lệnh:
” Chào anh, xe anh không chấp hành tín hiệu giao thông, cụ thể là vượt đèn đỏ, đề nghị anh xuống xe xuất trình giấy tờ xe và bằng lái để kiểm tra”
Người lái xe hạ kính, vẫn ngồi nguyên trên ghế lái nhíu mày:
” Cô có biết trên xe chở ai không? ”
Nữ cảnh sát :
” Tôi không biết”
Lái xe:
” Vậy tôi nói cho cô biết, trên xe là Thủ trưởng Chu và và các đồng chí lãnh đạo“.
Nữ cảnh sát vội bước tới cửa sau chào các Thủ trưởng.
Lái xe nhăn mặt:
” Lần sau để ý tí nhá, mới vào nghề hả”
Nữ cảnh sát:
” Đề nghị anh xuống xe xuất trình giấy tờ xe và bằng lái”
Lái xe:
” Hả? cô điên à ”
Nữ cảnh sát:
” Tôi nhắc lại lần cuối, Đề nghị anh xuống xe xuất trình giấy tờ xe và bằng lái”
Lái xe hậm hực miệng làu bàu bước xuống xe đưa giấy tờ và bằng lái cho nữ cảnh sát.
” Anh đã vi phạm luật giao thông đường bộ, vượt đèn đỏ ” – Nữ cảnh sát nghiêm giọng.
” Tôi sẽ lập biên bản tạm giữ giấy tờ xe và bằng lái của anh “.
Lái xe mắt trợn ngược, mồm há hốc không nói được câu gì. Đúng lúc đó, Thủ trưởng Chu bước ra khỏi xe, tiến về phía nữ cảnh sát.
” Chào cô” – Thủ trưởng Chu nhìn lên phù hiệu trên áo nữ cảnh sát ” Cô là thiếu úy Kiều Tinh ?”
Nữ cảnh sát:
” Chào thủ trưởng! tôi là Kiều Tinh, thiếu úy công tác tại đội 35, được phân công chấp hành nhiệm vụ tại ngã tư này”
Thủ trưởng Chu :
” Chúng tôi đang trên đường đi họp giao ban, cuộc họp rất quan trọng, cô có thể châm chước cho chúng tôi đi ngay để không bị trễ giờ”
Nữ cảnh sát:
” Không được thưa Thủ trưởng, xe của Thủ trưởng vi phạm, buộc phải lập biên bản theo quy định, xe Thủ trưởng sẽ được đi ngay sau khi chúng tôi lập xong biên bản”
Thủ trưởng Chu :
” Tôi xin nhắc lại cuộc họp rất quan trọng”
Nữ cảnh sát Kiều Tinh:
” Chúng tôi không thể làm khác được, trước pháp luật mọi người đều bình đẳng, xin Thủ trưởng hãy chấp hành pháp luật và vui lòng chờ “.
Thủ trưởng Chu không nói thêm câu nào bước vào xe ngồi.
Sau khoảng 20 phút, xe của Thủ trưởng Chu được đi sau khi đã bị lập biên bản và tạm giữ giấy phép lái xe. Mặt đồng chí lái xe đỏ như gấc vì bực tức.
Thủ trưởng Chu đẩy cửa bước vào phòng họp, mọi người đã ngồi chờ đông đủ.
Thủ trưởng Chu :
” Thưa các đồng chí, cuộc họp hôm nay tôi đã đến muộn đúng 27 phút. Lý do là xe của tôi đã bị một nữ cảnh sát giao thông chặn lại và lập biên bản, đây là lần đầu tiên trong đời tôi gặp trường hợp như thế này. Theo tôi được biết, đồng chí nữ cảnh sát đó tên là Kiều Tinh, công tác tại đội 35. Đề nghị cho tôi biết, lãnh đạo đội 35 là ai?
– ” Dạ thưa thủ trưởng, đội trưởng là đồng chí Võ, đội phó trước đây là đồng chí Mạt, nhưng đồng chí Mạt đã được điều động sang đội 36″
Thủ trưởng Chu :
” Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao giao thông trong thành phố ta lại lộn xộn đến vậy, không ai tôn trọng luật giao thông, vào giờ cao điểm thì thực sự hỗn loạn. Các đồng chí có biết vì sao không? Một trong những nguyên nhân chính là do mỗi khi bị xử phạt, người vi phạm lại gây sức ép với cảnh sát giao thông. Tôi đã nhiều lần chứng kiến nhiều vụ vi phạm, cảnh sát giao thông khi biết trên xe có lãnh đạo là cả nể cho qua. Các đồng chí nghĩ sao? Nếu mỗi chiến sĩ của chúng ta đều nêu cao tinh thần trách nhiệm như thiếu úy Kiều Tinh thì tôi xin khẳng định rằng, giao thông trong thành phố này sẽ an toàn, trật tự và văn minh nhất cả nước. Nhân đây, tôi đề nghị khen thưởng đồng chí Võ, đội trưởng đội 35 vì đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nữ của mình tác phong làm việc nghiêm túc, đúng pháp luật. Đồng thời, tôi đề nghị đề bạt đặc cách vào chức vụ đội phó đội 35 đối với thiếu úy Kiều Tinh, đây chính là điển hình gương mẫu để cán bộ chiến sỹ học tập, rút kinh nghiệm. Các đồng chí có ý kiến gì không? ”
Dạ…đồ…ng ý…ạ !
Tối hôm đó, Thủ trưởng Chu đến thẳng khu chung cư cao cấp Paradise, bấm thang máy lên tầng 90, bấm chuông căn hộ 9001. Kiều Tinh ra mở cửa.
Thủ trưởng Chu bước vào, vứt cặp xuống Sa-lon:
” Việc của em xong rồi nhé, thông qua 100%, ngày mai sẽ ra quyết định và gửi các đơn vị”.
Kiều Tinh: ” Vâ…âng, Sếp của em đúng là đại cao thủ…”
– ” Thế có thưởng gì cho anh không đấy?..”
– ” …chụt….chụt… “.

Chiếc loa nhạc đang phát bài ” Đừng xa em đêm nay ” 1 cách du dương…

Chuyện một linh mục

Chuyện một linh mục

Đây là câu chuyện linh mục gỉa vờ đi bán vé số, ăn xin và lượm rác với các em nhỏ để biết thân phận của các em như thế nào và tìm cách cải thiện đời sống của các em

TRE EM

. Linh mục kể:

– Tôi bừng tỉnh và như quên đi cái hôi thối, tôi lao vào trong đống rác như bao đứa trẻ khác. Khoảng hơn hai tiếng, chúng tôi đã “quần nát” cái đống rác. Tôi lượm cũng gần đầy cái bao bố.

Thế là tôi đã lẽo đẽo theo các em để bán vé số và ăn xin trên các đường phố Sài Gòn được hai ngày! Không biết bao nhiêu lần giở khóc giở cười. Có lẽ giờ này nếu bạn bè hay gia đình có gặp tôi thì họ cũng không thể nào nhận ra được. Tôi đã biến thành một người nghèo nàn, đen đủi, đơ dáy và hôi hám như những mảnh đời bất hạnh lê lết hết từ quán ăn này đến quán ăn khác.

Để được theo các em đi ăn xin và bán vé số không phải là dễ. Tôi đã phải lân la làm quen và giúp các em rất nhiều, tôi đã lấy được niềm tin của các em và gia đình các em. Tôi đã ăn và ở chung với họ. Tôi đã cho họ thấy được tôi thực sự muốn sống cảnh màn trời chiếu đất với họ để có thể hiểu và cảm thông nỗi khổ của họ!

Tối hôm nay là tối cuối cùng tôi theo các em, như dự tính ban đầu, hôm nay tôi sẽ không ngủ trong các ngôi nhà bằng giấy, trong thế giới của kẻ chết, mà tôi đã chia sẻ ở trên (Bài “Tôi Đến Thăm Em”) nhưng tôi sẽ theo một nhóm trẻ mồ côi lang thang về ngủ ở khách sạn “ngàn sao” toạ lạc dưới chân cầu Chữ Y bên Khánh Hội. Chiều hôm đó tôi đã được phép theo nhóm trẻ mồ côi lang thang. Dẫu tôi cũng đã biết các em từ trước qua hai ngày đi bán vé số và ăn xin, tuy nhiên trước khi tôi đi cụ trưởng làng dặn tôi:
– Cháu cẩn thận nhé, tụi nó không có hiền giống như tụi nhỏ bên này đâu!

Khoảng 3 giờ chiều, tôi hoà nhập với các em tại công viên bên cạnh Nhà Thờ Đức Bà. Tôi nhập ngay vào với bọn nó một cách dễ dàng. Bọn trẻ đang bàn kế hoạch cho tối hôm nay, chúng quyết định sẽ không đi ăn xin nữa mà sẽ đi lượm ống lon, và ve chai tại đống rác bên quận 4. Nghe chúng nói đến đó tôi đã rùng mình run sợ, tôi thật sự sợ cái mùi hôi thối bốc lên từ rác, nhất là tim tôi thì yếu, không biết có thể sống nổi không. Tôi ngước lên nhìn tượng Mẹ trước nhà thờ đọc một kinh Kính Mừng xin mẹ cầu bầu cùng Chúa cho con..

Trong bóng đêm, cảnh đống rác thật hãi hùng, cao như dãy núi. Tiếng người cười nói, tiếng cãi nhau, tiếng chửi rủa hoà lẫn vào nhau, cả hàng trăm người cứ như là những bóng ma di động. Mùi hôi thối nồng nặc, tôi rùng mình run sợ. Lại đọc thêm một kinh Kính Mừng. Thấy tôi tỏ vẻ ngần ngại, con bé đứng cạnh tôi thét lên:
– Nhảy vô đi cha nội, đứng đó là đói, lấy gì ăn.!

Tôi bừng tỉnh và như quên đi cái hôi thối, tôi lao vào trong đống rác như bao đứa trẻ khác. Khoảng hơn hai tiếng, chúng tôi đã “quần nát” cái đống rác. Tôi lượm cũng gần đầy cái bao bố.

Bọn trẻ đã tập họp lại với nhau và bắt đầu khoe những thứ mà chúng đã lượm được. Ngoài những cái bọc nylông thông thường, có đứa khoe lượm được cái chân gà, hay một món đồ ăn được gói kỹ. Bỗng dưng có con bé khoảng 10 tuổi la to:
– Hôm nay nhà tao không phải đói rồi.!

Nói xong nó lôi trong cái bao của nó ra một cái đầu chó! Tôi đứng đó mà nước mắt tuôn trào, cứ như là trong mơ. Đến phiên tôi, tôi không kể gì mà chỉ đưa cho thằng bé “trưởng nhóm” cái bao bố và nói là cho hết tụi nó.

Em vẫn cười tươi bên… rác

Chắc cũng khoảng nửa đêm, khi chúng tôi trở lại chân cầu chữ Y bên Khánh Hội. Các em chắc mệt mỏi, lăn ra ngủ ngay. Riêng tôi không biết vì quá mệt mỏi hay là quá xúc động không tài nào ngủ được. Tôi cứ nằm nhìn trăng chiếu xuyên qua các khe hở của thành cầu. Trăng đêm nay sáng quá, nhưng đời các em thì thật tối! Đêm nay là đêm đầu tiên trong đời tôi hiểu được ý nghĩa của “màn trời chiếu đất”. Tôi trằn trọc, nước mắt cũng không còn để mà rơi. Tôi muốn thét lên, thét lên thật to, nhưng lại dằn lòng đau xót.

Sáng hôm sau, tôi thật sự mỏi mệt và kiệt sức. Tôi đứng dậy, lê từng bước nặng nhọc ra khỏi gầm cầu, đón taxi để quay về Khách Sạn, nhưng không một chiếc nào ngừng. Nỗi mệt mỏi và đau nhức trong thể xác tôi, không tài nào so sánh với nỗi đau tinh thần, nước mắt tôi cứ tuôn trào. Nếu như mọi khi, tôi ăn mặc lịch sự thì Taxi đã nối dài thành hàng để chào mời tôi rồi, nhưng hôm nay tôi tiều tụy và nghèo nàn. Cũng chẳng trách gì được những anh lái Taxi, vì họ cũng làm thuê cả mà. Cuối cùng tôi cũng đã thuyết phục được một cụ già chạy Honda ôm chở tôi về.

Honda dừng trước cửa khách sạn, tôi vừa bước xuống đã bị anh bảo vệ xua đuổi, nhưng khi nhận ra tôi là khách quen, anh ta cười bẽn lẽn và xin lỗi. Cụ già đứng ngoài chờ tôi vào Khách Sạn lấy tiền. Tôi đến bàn tiếp tân, xin chìa khoá phòng 205. Cô tiếp tân mọi ngày niềm nở với tôi lắm, bỗng dưng hôm nay cáu gắt lạ thường, cô nói và liếc nhìn tôi thật khó chịu:
– Ông tìm ai! Chủ nhân phòng 205 đi ra ngoài rồi!!

Tôi giở chiếc mũ lụp xụp ra, mùi hôi bốc lên, và mỉm cười nói với cô bé:
– Thưa cô, tôi là chủ nhân của căn phòng 205 đây!!

Cô nhìn tôi, tí nữa thì té lăn ra khỏi ghế, cô đứng bật giậy và hỏi tôi:
– Anh Thông, anh có sao không? Bị cướp giật à?!

Tôi nói cho cô biết tôi không sao, chỉ mệt mỏi và muốn lên phòng nghỉ. Cô cầm chìa khoá phòng và còn dẫn tôi lên đến tận cửa… Tôi nhờ cô lấy 50 ngàn trả cho cụ già chạy xe ôm. Tôi lao vào phòng cởi quần áo và lăn ra ngủ! Một giấc ngủ bình yên và hạnh phúc!

Lạy Chúa, không có khoảng cách nào lớn hơn giữa lòng người với người, giữa các con tim của nhân loại. Cái hố sâu ngăn cách giữa giàu sang và nghèo đói đã làm cho lòng người chai đá, làm cho con tim họ dửng dưng trước những đau khổ và bất hạnh của người khác. Xin Chúa hãy thay thế quả tim bằng đá khô cằn của chúng con bằng quả tim bằng da bằng thịt, trái tim với những vòng chảy không ngừng của những giọt máu yêu thương. Xin cho chúng con biết chia sẻ với anh em những ân huệ chúng con lãnh nhận từ Chúa, Amen.

LM Martino Nguyễn Bá Thông

“Vạ miệng”, sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn qua

“Vạ miệng”, sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn quan

 Trần Quỳnh

Tiếng thơm vang mãi đến ngàn đời sau nhưng sử gia trứ danh của Trung Quốc Tư Mã Thiên đã phải trải qua những năm cuối đời trong bi kịch khó tin.

"Vạ miệng", sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn quan

Cách đây hơn 2000 năm, dưới thời nhà Tây Hán, Trung Hoa có một vị quan chép sử vô cùng lỗi lạc. Đó không ai khác chính là Tư Mã Thiên – tác giả của “Sử ký”.

Nhờ những đóng góp to lớn của mình, Tư Mã Thiên từng được mệnh danh là “ông tổ của nghề chép sử”, thậm chí còn được ví von là “sử gia sải bước qua nhiều thời đại”.

Nhưng ít ai biết rằng, vị sử gia lừng danh ấy lại là cái gai trong mắt Hoàng đế lúc bấy giờ, thậm chí bị biến thành thái giám chỉ vì… “vạ miệng”.

“Ông tổ” của nghề chép sử Trung Hoa

Tư Mã Thiên tự là Tử Thường (145 – 87 TCN), vốn là người huyện Long Môn (Hán Thành – Thiểm Tây – Trung Quốc) vào đời Hán Vũ Đế. Phụ thân ông là nhà văn nổi danh Tư Mã Đàm – người từng giữ chức Thái sử trong triều đình nhà Hán.

Tư Mã Thiên từ sớm đã bộc lộ vẻ thông minh trời phú, lại chuyên cần, chăm chỉ. Năm lên 10 tuổi, ông đã tinh thông cổ văn, tới năm 20 tuổi liền đi chu du khắp nước để nghiên cứu văn hóa, phong tục, địa lý, mở mang kiến thức về vùng miền.

Vạ miệng, sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn quan - Ảnh 1.

Tư Mã Thiên từ sớm đã bộc lộ tài năng hơn người. (Tranh minh họa).

Năm 108 TCN, Tư Mã Đàm qua đời. Người cha này trước khi mất có để lại di huấn cho Tư Mã Thiên:

“Nếu cha có qua đời, con hãy nối tiếp chí cha để tâm vào việc soạn sử. Cái đạo hiếu của con người là phải thờ vua, thờ cha nhưng việc trọng yếu lớn hơn là phải làm một việc gì có ích cho đời, sau để cho cha mẹ được tiếng thơm lây …”

Trước đó, Tư Mã Thiên từng giữ chức Lang trung (hầu cận của vua). Sau này, ông nối chức Thái sử của cha mình, bắt đầu sắp xếp tài liệu và chuẩn bị cho công việc biên soạn “Sử ký”.

Tai họa bắt nguồn từ… “vạ miệng”

Sinh thời, Tư Mã Thiên không mấy thân thiết với Tướng quân Lý Lăng. Theo như lời của ông, thì mối quan hệ với Lý Lăng chỉ đơn giản là “đều ở dưới môn hạ chúa thượng, vốn cũng không quen thân nhau, chí hướng khác nhau, chưa từng nâng chén rượu, vui vẻ ân cần.”

Vậy nhưng, vị tướng quân này lại trở thành nguyên nhân chủ yếu khiến Tư Mã Thiên phải trở thành thái giám và sống trong khuất nhục tới lúc cuối đời.

Vạ miệng, sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn quan - Ảnh 2.

Chân dung Hán Vũ Đế – ngươi coi Tư Mã Thiên như cái gai trong mắt. (Tranh minh họa).

Lúc bấy giờ, Hán triều đối mặt với sự xâm lấn của tộc Hung Nô ở vùng biên cương. Hán Vũ Đế trước tiên sai anh rể là Lý Quảng Lợi dẫn đầu đoàn quân chủ lực tiến đánh Hung Nô.

Tiếc thay thế địch quá mạnh, Lý Quảng Lợi bị bao vây, phải gửi viện binh về cầu cứu. Vũ Đế lại sai Lý Lăng dẫn đầu 5000 quân chi viện để giải cứu anh rể.

Con số 5000 này so với 8 vạn binh của Hung Nô chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Sau khi giải cứu thành công Lý Quảng Lợi, tới lượt Lý Lăng rơi vào tay địch.

Để bảo toàn lực lượng và chờ thời cơ, Lý Lăng thực hiện kế hoãn binh, vờ quy hàng Hung Nô. Chủ tướng của quân địch thấy vị tướng này khí chất hơn người, liền ngỏ ý muốn gả con gái cho Lý Lăng.

Tin này vừa về tới triều đình, Lý Lăng lập tức bị vu vạ trở thành phản đồ. Hán Vũ Đế hạ lệnh tru di cửu tộc nhà họ Lý. Quan lại trong triều ai ai cũng hùa theo ý Thiên tử, chẳng xét đúng sai, đổ mọi tội lỗi cho Lý Lăng, phủ sạch mọi công lao của Lý gia từ khi lập quốc.

Lúc bấy giờ, chỉ có mình Thái sử Tư Mã Thiên là lên thanh minh cho nỗi oan của vị tướng họ Lý.

Theo Tư Mã Thiên, “thân Lăng (chỉ Lý Lăng) tuy hãm vào cảnh thất bại nhưng xem ý ông ta là muốn lập công để báo ơn nhà Hán. Việc đã đành như thế rồi nhưng kể công đánh bại quân địch của ông ta, cũng đủ tỏ với thiên hạ.”

Hán Vũ Đế thấy vậy, cho rằng Tư Mã Thiên biện hộ cho Lý Lăng là có ý chê trách Lý Quảng Lợi (Lý Quảng Lợi là em sủng phi của Hán Vũ Đế), liền nổi giận : “Nhà ngươi dám bao che cho kẻ đã đầu hàng kẻ địch, chẳng phải là có ý chống lại triều đình?”

Vạ miệng, sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn quan - Ảnh 3.

Chỉ vì một lời nói bênh vực Lý Lăng, Tư Mã Thiên bị Hán Vũ Đế tống ngục, giao cho đình úy thẩm vấn.

Thân là một quan chép sử trung thành với sự thật, bản thân Tư Mã Thiên từng nhiều lần thẳng tay vung bút ghi lại những tật xấu của nhà vua, khiến Vũ Đế từ sớm đã không vừa mắt. Bởi vậy, vụ việc của Lý Lăng trở thành một cái cớ hoàn hảo để Vũ Đế “xử đẹp” vị quan này.

Bị khép vào tội “coi thường nhà vua”, Tư Mã Thiên vốn phải nhận án tử hình. Ông chỉ có đường sống nếu như đủ tiền chuộc mạng hoặc chịu án cung hình (thiến).

Chưa hoàn thành di huấn của người cha năm xưa, Tư Mã Thiên không đành lòng chịu chết. Nhưng tiền bạc trong nhà xoay sở thế nào cũng không đủ, ông đành phải chịu án cung hình.

Chết thảm trong ngục vì “đụng chạm” Hoàng đế

Vì di huấn của cha và cũng vì khát khao lưu lại thành tựu cho hậu thế, vị quan chép sử này can đảm nhận lấy hình phạt, kiên nhẫn nằm trong ngục tù, dùng những ngày tháng sau đó để hoàn thành tác phẩm để đời là “Sử ký”.

Nhưng ngay cả khi đã bị tước đi quyền lợi của một người đàn ông, sử gia tài ba này vẫn bị Hán Vũ Đế tìm cách hạch sách.

Vạ miệng, sử gia trứ danh TQ Tư Mã Thiên bị thiến như hoạn quan - Ảnh 4.

Trở thành một thái giám là điều sỉ nhục ghê gớm đối với tài năng và lòng tự trọng của Tư Mã Thiên. (Ảnh minh họa).

Trong “thư trả lời Nhâm An”, Tư Mã Thiên từng đề cập tới “chúa thượng” – tức Hán Vũ Đế:

“Ông cha tôi không có công được chẻ phù phong tước, viết chữ son để lại, nghề viết văn, viết sử, xem sao, xem lịch thì cũng gần với bọn thầy bói thầy cúng. Chúa thượng vẫn đùa bỡn, nuôi như bọn con hát, còn thế lực thì vẫn coi thường .”

Hán Vũ Đế vin vào bức thư này, cho rằng Tư Mã Thiên có ý hạ thấp Thiên tử, cố ý khép ông vào tội đại nghịch bất đạo. Tư Mã Thiên bị nhà vua bỏ ngục lần thứ hai, chịu đủ mọi nhục hình rồi qua đời trong lao tù.

Cho tới nay, người ta vẫn không rõ Tư Mã Thiên qua đời năm nào. Chỉ biết rằng, bút tích cuối của ông là “thư trả lời Nhâm An” được viết vào năm sử gia này 53 tuổi.

Theo Vương Quốc Duy trong “Thái sử công hành niên khảo”, Tư Mã Thiên qua đời ở độ tuổi 60.

Là một nhân tài lỗi lạc với những cống hiến để đời cho hậu thế, nhưng Tư Mã Thiên cuối cùng vẫn phải nhận một kết cục bi thảm chỉ vì “không vừa mắt Hoàng đế”.

Phạm Lãi công thành, thân thoái.

Phạm Lãi công thành, thân thoái.

Trong quá trình Ngô Việt tranh bá, Phạm Lãi là người đã giúp cho Việt vương Câu Tiễn thành công. Nhưng sau khi Việt Vương lên ngôi làm bá chủ, Phạm Lãi còn biết làm gì nữa! Ông không vì địa vị cao cả của mình, mặc sức tự kiêu vì công lao mà lặng lẽ ẩn mình, từ đó rời xa nước Việt.

Phạm Lãi cuối cùng để lại một phong thư cho người bạn hôm sớm, đồng cam cộng khổ của mình là Văn Chủng, đại ý nói:

–         Chim chết thì đem cung đi cất, thỏ chết thì chó bị giết. Điều này thì thật rõ ràng. Câu Tiễn là người miệng nhọn mà cổ dài, tướng người như thế, chỉ có thể cùng hoạn nạn chứ không thể chung hưởng lạc. Ông làm sao không mau mà bỏ đi?

Văn Chủng đọc thư, bèn cáo  bệnh, không vào chầu.

Lúc này, Việt vương Câu Tiễn bắt đầu nghi ngờ Văn Chủng có mưu phản, cho người mang đưa Văn Chủng một thanh kiếm, ý muốn ông tự sát. Văn Chủng nhìn thanh kiếm, cũng giống như Phù Sai muốn giết Ngũ Tử Tư, ngửa mặt lên trời, không ngăn được tiếng thở dài, hối hận vì đã không nghe lời Phạm Lãi, đành phải tự sát.

Theo truyền thuyết, Phạm Lãi  qua nhiều nơi, đến một nơi gọi là đất Đào. Ông nghĩ những con đường của thiên hạ luôn thông với nhau, mà hàng hóa không thông, sao không lợi dụng điều này để trở nên giàu sang. Vì thế ông đã mua bán ở khắp nơi, từ hàng có giá 10 đồng, kiếm được lợi nhuận một đồng, không lâu trở nên tiền bạc như nước, gia đình trở nên cự phú, thiên hạ gọi ông là Đào Chu Công. Đào Chu Công trở thành thần bảo hộ cho thương nhân về sau này. Đó cũng là người kinh doanh thương nghiệp đầu tiên của Trung Quốc được ghi lại.

Ở đất Đào, Phạm Lãi sinh được một người con trai. Khi người con này lớn, một người con khác của Phạm Lãi ở nước Sở giết người, bị tống giam. Đào Chu Công (Phạm Lãi) nói:

– Giết người đền mạng, tất nhiên là như thế. Nhưng nhà ta giàu có, tiếng tăm thế này, mà phải chết như thế thật là thê thảm.

Vì thế, ông bảo người con bé mang hai nghìn lạng vàng sang nước Sở cứu anh. Người con cả của ông muốn đi nhưng ông không cho, nói:

–         Con trưởng là cột trụ ở trong nhà. Nay việc cứu em cha không bảo con đi, lại bảo em con đi, nhất định con không xứng mặt làm anh cả nữa.

Nói xong muốn cầm dao tự sát.

Người mẹ ngăn lại, nói với Đào Chu Công:

–         Con út cũng chưa chắc đã cứu được anh hai, việc này chỉ khổ thằng cả! Ông để cho nó đi!

Không còn cách nào, ông đành để cho anh con cả đi, lại viết một bức thư gửi cho Trang Sinh, một người bạn cũ. Trước khi đi, ông dặn dò anh con cả:

–         Đến nơi, sau khi đưa vàng cho Trang Sinh, mọi việc để cho ông ấy lo liệu, con không cần bàn bạc gì với ông ấy.

Người con cả lên đường còn mang theo hai trăm lạng vàng của mình. Đến nước Sở, người con cả của Phạm Lãi phát hiện Trang Sinh vốn là một nhà nghèo rớt ở ngoại ô. Người con đem một nghìn lạng vàng giao cho ông ta. Trang Sinh nói:

–         Được rồi, anh cứ về đi, không được ở lại nước Sở. Em của anh sẽ được tha, không cần phải hỏi ta vì sao.

Sau khi  ra về, người con cả không nghe lời Trang Sinh, vẫn ở lại nước Sở, lại đem tiền của mình hối lộ người phụ trách việc này của nước Sở.

Ai ngờ, Trang Sinh tuy nghèo nhưng là người trong sạch nhất nước Sở, trong mọi việc, ông đều toàn tâm toàn ý, vô tư không vì lợi riêng nên được tôn làm thầy. Đào Chu Công đưa tiền cho ông, ông nhận chỉ là để cho Đào Chu Công yên tâm, rồi chờ khi việc xong sẽ đem trả lại. Nhưng con cả của Đào Chu Công không biết.

Trang Sinh thấy có cơ hội, liền đến gặp vua nước Sở, nói:

–         Nhìn ngôi sao Tương thấy đại vương có họa.

Vua Sở vốn rất tín nhiệm Trang Sinh, hỏi:

–         Phải làm thế nào?

Trang Sinh nói:

–         Chỉ có làm việc thiện họa mới có thể mất.

Vua Sở nói:

–         Ta biết rồi, ta sẽ làm theo lời của khanh.

Không lâu sau, Sở vương tuyên bố đại xá.

Các quan đã nhận hối lộ của con cả Đào Chu Công nói với anh ta:

–         Đại vương đã tuyên bố đại xá, em anh được cứu rồi.

Người con cả của Đào Chu Công nghe tin vô cùng sung sướng, cảm thấy số tiền đưa cho Trang Sinh là phí, không kìm được, tới nhà Trang Sinh. Thấy anh ta, Trang Sinh rất ngạc nhiên, hỏi:

–         Anh chưa về ư?

Người con Đào Chu Công nói:

–         Tôi chưa đi vì lo cho em; nhưng nay em tôi không cần phải cứu, đã được tha tội. Cho nên tôi đến để chào ông.

Trang Sinh nghe, hiểu ý người con cả Đào Chu Công muốn đòi lại số vàng đã đưa trước đây, bèn nói với anh ta:

–         Tiền của anh vẫn ở trong nhà này, tôi chưa động đến, anh cầm lấy.

Người con cả của Đào Chu Công liền vào nhà, lấy vàng đem đi, trong lòng không khỏi vui mừng vì may mắn.

Trang Sinh tự cho mình là tài cao đức trọng, nay lại bị một kẻ hậu sinh vô cớ nghi ngờ, cảm thấy vừa xấu hổ, vừa tức giận. Ong đến gặp vua Sở, nói:

–         Mấy hôm trước có việc ngôi sao Tương, đại vương đã vì đức, làm việc thiện mà đại xá. Nhưng hôm nay tôi vừa ra cửa đã nghe người ta nói con của Đào Chu Công, người giàu nhất thiên hạ giết người đã bị tống giam ở nước Sở, nhà ông ta dem nhiều tiền tài hối lộ các trọng thần của đại vương. Đại vương vì thương xót mà đại xá cho dân chúng, nhưng không nên  đại xá cho con của Đào Chu Công.

Vua Sở nghe nói, nổi giận:

–         Ta đường đường là vua của một nước, cần gì một chút tiền của Đào Chu Công mà tha tội cho con của hắn!

Liền hạ lệnh hành hình con của Đào Chu Công trước, đợi đến ngày hôm sau mới bắt đầu xá tội. Người con cả của Đào Chu Công đành mang xác của em trở về.

Về tới nhà, anh con cả thấy người trong nhà và hàng xóm láng giềng than khóc đau thương, duy có Đào Chu Công chỉ cười. Ông nói:

–         Ta đã biết thằng hai không thể sống được. Thằng cả không phải là không yêu em nó, nó chỉ quá coi trọng tiền bạc. Khi còn nhỏ, nó trắng tay lập nghiệp, cày cuốc vất vả, biết kiếm được đồng tiền không phải việc dễ cho nên tiếc tiền. Thằng út sinh ra khi gia đình đã giàu có, ngày ngày chỉ biết cưỡi ngựa quý nghìn vàng đi săn thỏ, làm sao biết tiêc tiền bạc. Ban đầu ta đã muốn để thằng út đi, vì nó không sợ phí tiền bạc. Thằng lớn đi, ta đã biết thằng hai không thể sống mà về được. Lý lẽ là như thế, cũng không có gì phải đau xót, từ sớm, ta đã báo tang rồi.

Phạm Lãi từ nước Việt đi sang nước Tề, lại từ Tề đến Đào, đến đâu cũng làm nên nghiệp lớn.

Cậu bé và cây cổ

 Cậu bé và cây cổ

CAU BE VA CAY CO

Cách đây rất lâu rất lâu, một cây cổ thụ vừa cao vừa lớn. Có cậu bé nọ, mỗi ngày đều đến bên cây, cậu leo trèo hái quả ăn và nằm ngủ dưới bóng cây. Cậu yêu cây cổ thụ, cây cổ thụ cũng thích được chơi đùa cùng cậu. Về sau, cậu bé đã khôn lớn, không còn chơi đùa hàng ngày như trước nữa. Một ngày nọ, cậu lại đến bên cây, dáng vẻ rất là sầu khổ. Cây cổ thụ muốn được chơi đùa cùng cậu, nhưng cậu bé nói:

“Không được, mình đã không còn nhỏ nữa, không thể chơi đùa cùng cậu như trước được nữa, mình muốn có đồ chơi, nhưng lại không có tiền để mua.”

Cổ thụ nói:
“Thật đáng tiếc, mình cũng không có tiền, nhưng mà cậu hãy hái tất cả hoa quả của mình xuống rồi đem đi bán, không phải sẽ có tiền rồi sao?”

Cậu bé vô cùng kích động, liền hái hết tất cả số trái trên cây, vui vui vẻ vẻ đi mất. Sau đó, cậu bé trong một khoảng thời gian dài không còn ghé đến nữa. Cây cổ thụ rất đau lòng………
Cậu có thể chặt hết cành cây của mình xuống, rồi đem đi dựng nhà…
Rồi một ngày kia, cậu bé cuối cùng đã đến, cổ thụ hăng hái rủ cậu chơi đùa như trước. Cậu bé nói:

“Không được, mình không có thời gian, mình còn phải làm việc nuôi gia đình nữa, chúng mình rất cần một căn nhà, cậu có thể giúp mình không?”

“Mình không có nhà, nhưng cậu có thể cưa chặt hết tất cả cành cây của mình, rồi đem đi mà dựng nhà,” cổ thụ nói.

Thế là cậu bé cưa chặt hết tất cả cành cây, vui vui vẻ vẻ chuyển đi dựng nhà. Nhìn thấy cậu bé vui mừng, cây cũng vui theo. Từ đó, cậu bé lại không còn đến nữa. Cổ thụ rơi vào trạng thái cô đơn và buồn bã. Mùa hè một năm nọ, cậu bé lại quay lại, cây cổ thụ mừng rõ:
“Đến đây nào bạn, hãy cùng chơi với mình đi.”

Hãy chặt lấy thân cây của mình, đem đi làm chiếc thuyền vậy…
Cậu bé lại nói:
“Tâm trạng mình không tốt, mỗi ngày một già thêm, mình muốn giương buồm ra biển, thả lỏng một chút, cậu có thể cho mình một chiếc thuyền không?”
Cổ thụ nói:
“Hãy chặt lấy thân cây của mình, rồi đem nó đi đóng thuyền đi!”
Thế là cậu bé đã chặt thân cây cổ thụ xuống, chế tạo một chiếc thuyền, rồi lên thuyền ra biển khơi, rất lâu đều không thấy trở về.

Cây cổ thụ rất lấy làm vui mừng, nhưng …..
Bạn à, mình đã không còn gì để có thể cho bạn nữa rồi…
Rất nhiều năm đã qua đi, cậu bé cuối cùng đã trở về, cổ thụ nói:
“Xin lỗi, bạn à, mình đã không còn gì có thể cho bạn nữa rồi, mình cũng không còn trái cây nữa.”
Cậu bé nói:
“Răng của mình đều rụng hết cả rồi, không còn ăn trái cây được nữa.”
Cổ thụ lại nói:
“Mình cũng không còn thân cây, để cho cậu leo trèo như xưa nữa.”
Cậu bé nói:
“Mình đã già quá rồi, không còn sức để leo nữa.”
“Mình không còn có gì có thể cho cậu nữa……., chỉ còn lại bộ rễ đang dần dần chết khô đi,” cổ thụ nước mắt lưng tròng nói.

Cậu bé nói:
“Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi, bây giờ tớ cảm thấy mệt mỏi lắm rồi, cái gì cũng không cần nữa, chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi thôi.” “Được thôi! Cội rễ là nơi thích hợp nhất để ngồi nghỉ, đến đây, hãy ngồi xuống cùng mình nghỉ ngơi đi!”
Cậu bé ngồi xuống, cổ thụ mừng đến chảy nước mắt……….

Bạn có thấy câu chuyện ấy quen thuộc không, đây chính là câu chuyện của bất kì ai, cây cổ thụ trong câu chuyện này chẳng phải chính là cha mẹ của chúng ta.

Lúc còn nhỏ, chúng ta thích được chơi đùa cùng cha mẹ… Sau khi lớn lên rồi, chúng ta liền rời xa họ, chỉ những lúc cần có điều gì đó hoặc khi gặp phiền não, chúng ta mới trở về bên cạnh họ. Vậy mà cha mẹ chúng ta vẫn như cây cổ thụ kia, sẵn sàng đón nhận chúng ta, sẵn sàng cho đi tất cả những gì của bản thân để cố gắng hết sức khiến chúng ta vui lòng.

Bạn có thể cho rằng cậu bé đối với cái cây thật rất tàn nhẫn, nhưng phải chăng đây cũng chính là cách mà chúng ta đối đãi với cha mẹ mình? Đời người quả thật là như vậy. Xin các bạn hãy trân quý quãng thời gian ở cùng với cha mẹ, bởi vì sẽ có lúc: “Cây muốn yên mà gió chẳng ngừng, con muốn hiếu dưỡng nhưng cha mẹ đã không còn nữa rồi!”

“Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi..”.

Trích từ Mạng Internet
Tâm Hoa

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm

 Tác giả: D.L (sưu tầm)

LAU NHAU CHANG DANG

 Lần đầu gặp anh , chị mới 16 tuổi , nhỏ xíu , tóc bó đuôi gà , đôi môi mỏng lém lĩnh . Hôm ấy , Ba chị đưa về một thanh niên trẻ người Mỹ , giới thiệu người phụ tá của mình với gia đình , anh đã nhìn chị không chớp mắt , … đến khi chị vênh mặt hỏi … ” Tôi có chỗ nào không ổn ” .. Anh mới ngượng ngùng sực tỉnh lí nhí …nói câu xin lỗi ….!

Không biết sao anh bị chị thu hút , đến mất hồn mất viá , Còn chị thì tỉnh rụi , chẳng để ý gì đến anh chàng người Mỹ đồng nghiệp của ba mình. Sau đó anh hỏi Ba chị thuê hẳn một tầng lầu trên cùng để ở , thì chị và anh gặp nhau mỗi ngày ..
Sống chung nhà , nhưng đường ai nấy đi , đối với chị , anh là bạn của Ba , người lớn rồi , nên chị không coi anh như bạn bè của mình, nhưng rồi chị cũng biết anh mới 24 tuổi , đến từ Washington DC , nhiệm sở ở VN này là công việc đầu tiên của anh . Tuy còn bỡ ngỡ với xã hội VN , nhưng lạ một đều là anh nói tiếng việt giọng bắc rất chuẩn , và lưu loát như được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng .

Anh ít nói nghiêm nghị , nhưng mỗi lần gặp chị , anh lúng túng , mặt mày đỏ gay , làm chị nỗi tính nghịch ngợm , muốn trêu cho anh …,

.. Có lần trong bữa ăn , chị đưa cho anh quả ớt tròn đỏ , rất đẹp , chị bỏ nguyên trái vô miệng , nói ngon lắm , và đưa cho anh một trái , bảo ăn thử …, anh cũng tưởng thật , bắt chước chị , bỏ vô miệng nguyên trái , nhai rốt rột , rồi anh sặc , anh ho , anh khóc, còn chị , nhả trái ớt ra , ôm bụng cười ngặt nghẽo . Anh cay quá , có ý giận , cầm cốc nước bỏ lên lầu một mạch …

Đến tối không thấy anh xuống , thấy cũng tội nghiệp , chị sai thằng em , bưng lên cho anh ly nước đậu nành tạ tội , nhưng thằng em xuống nói , Anh ấy không có ở trên lầu , đi đâu rồi ?? ,

Chị có ý đợi , muốn thử coi sau khi ăn trái ớt , mặt mũi anh ra sao ?? . Nhưng mấy ngày liền anh không về , nghe Ba nói với mẹ , anh đi công tác …
Cả tuần không gặp , chị thấy thiếu thiếu , chị nghĩ có lẽ tại mình chơi ác với người ta nên mình thấy có lỗi .. áy náy đó thôi .

Tuần sau Anh về , bước vô nhà thấy chị , còn tức nên vờ như không thấy , anh xách va li đi thẳng lên gác , từ đó anh luôn giữ vẻ mặt lạnh lùng .. làm chị thấy .. tự ái ghê gớm luôn …

Một hôm chị đang học thi tú tài bán , ban đêm ở trường thầy Hai Ngô về , từ đường Nguyễn Huệ đạp xe về tới nhà chị cũng khá xa , vừa tới góc ngã ba hơi tối , xe chị tự nhiên trở chứng , phải dắt bộ về , đường tối chị thấy sợ ma ..
Vừa đi vừa run , vậy mà xui khiến sao gặp anh , đang lái xe đi ngang mặt , tài thật anh nhận ra chị ngay , và de xe ngược lại . Dù đang giận , nhưng chị cũng để anh giúp , đem xe về nhà . Trên đường về anh không nói , chị cũng không …( đang hờn mát mà .)

Gần tới nhà , Anh quay qua nhẹ giọng hỏi chị :… ” sao em ghét tôi quá thế?? ” .
… Bị hỏi thình lình , Chị ấm ớ : ” Tôi có ghét anh đâu ?.”
Anh nhìn vào mắt chị , ( trời ạ , tối thui , sao mắt anh ấy sáng thế , xanh biếc như hai vì sao … ) 
” .. thế sao em vẫn muốn tôi khóc , để em cười … ? “
Tự nhiên chị thấy lúng túng , …. May quá tới nhà rồi , chị cảm ơn , rồi vội vã xuống xe vào nhà , để anh ngẩn ngơ nhìn theo ….

Đêm ấy lạ ghê , không ngủ được , chị cứ thấy đôi mắt như hai ánh sao của anh chập chờn trước mặt , lần đầu tiên chị mất ngủ về một chàng trai … 
Sáng ra , trước khi đi học , chị có ý chờ xem có gặp anh không, nhưng không gặp , đến giờ , chị phải lên lớp thôi . Chiều về chị cũng không gặp. Ba chị nói , anh về nước có chuyện gấp.

Mấy ngày anh không có nhà, chị như người mất hồn, chị cứ ra vô, ăn ngủ không yên …Lạ nhỉ , sao tâm trạng mình bất ổn như vậy ??

Đến khi anh về , vừa thấy anh bước vô từ cửa , chị mừng như bắt được vàng , ánh mắt long lanh , chị cười nói huyên thuyên . Anh bỏ va li xuống , rạng rỡ nhìn chị , âu yếm lắng nghe , và cuối cùng hỏi chị một câu …:

” Em nhớ tôi lắm hả ??? … “

Câu hỏi bất ngờ , làm chị khựng lại mấy giây , đỏ mặt … như ăn trộm bị bắt quả tang. Xấu hổ quá , ( sao anh ta có thể đọc được ý nghĩ của mình thế nhỉ ??? …) , chị vờ có việc …
kiếm cớ bỏ đi.

Sinh nhật 17 tuổi của chị , chị mời bạn bè tới nhà chơi , một đám choai choai con nít , nói cười ầm ỉ.. Tới tối tiệc tan , lúc về phòng ở lầu hai , chị thấy anh đứng đó , trong bóng tối , chìa ra cho chị một bó hoa hồng , rồi anh bỏ đi.

Ôm bó hoa , chị hồi hộp… Về phòng , cả đêm chị cứ ngắm bó hoa , từng cánh nhung mềm mại , đẹp ơi là đẹp , mở ra , trong cánh thiệp mỏng có bức thư ngắn kèm theo:
” Em của tôi .
Lần đầu gặp em đẹp như một bức tranh,
Lần thứ hai gặp , em tinh quái như một con mèo,
Lần thứ ba gặp , con mèo đánh cắp trái tim tôi ..
Bây giờ, tôi bắt đền …em để trái tim tôi ở đâu ??? 
Tôi muốn xin em trả lại …! “

Trời đất! phải làm sao đây , đọc xong bức thư , chị tái mặt … lại cả đêm trằn trọc , sáng ra chị không dám ra khỏi phòng , lỡ gặp anh chàng thì biết ăn nói làm sao ..?? ..
.
Mối tình của chị bắt đầu như vậy, dễ thương , nhẹ nhàng.

Năm ấy , chị thi tú tài IBM lần đầu ở Qui nhơn . Tràn đầy tự tin , chị xúc tiến thủ tục đi du học …

Nhưng một sáng mùa hè , năm 75 , Anh đi SG họp khẩn cấp và không trở về … toàn bộ nhân viên Ngoại giao được lệnh rút khỏi VN , Anh gọi điện thoại cho Ba chị , Xin Ông đưa cả gia đình đi , anh sẽ sắp sếp chuyến bay , nhưng ba chị không chịu . 
Anh lại xin Ba chị cho cưới để đem chị theo , nhưng ba chị cũng không chịu , đời nào ông để con gái ông lấy Mỹ ?.

Những chi tiết này chị không hề hay biết , thấp thỏm chờ , và lòng chị có ý trách , sao anh nỡ bỏ đi không một lời từ giã …
Biến cố 75 ập tới , Ba chị đi tù , ( Là nhân viên cao cấp Bộ ngoại giao ) , nhà cửa toàn bộ bị tịch biên hết , giấc mộng du học của chị vỡ tan .
Cả gia đình chị tan tác như chiếc lá rơi rụng cuối mùa , chị buồn đau một thời gian dài …

Rồi chị cũng gượng dậy giúp mẹ bôn ba , buôn bán nuôi đàn em dại . Và chị lấy chồng, hai vợ chồng tương đối hạnh phúc , nhưng lại gặp phải mẹ chồng khắc nghiệt , nên làm chị kiệt quệ tinh thần lẫn thể xác . Chị thất vọng về chồng mình , vì thấy anh rất sợ mẹ, không giúp gì được cho chị , dù bụng mang dạ chửa, chị cũng phải quần quật không khác gì con ở , nên với chồng chị có phần oán trách , và tình cảm chị dành cho chồng , do đó phai nhạt ít nhiều .

Đứa con gái ra đời , cũng không cứu vãn được vấn đề. Mẹ chồng lúc nào cũng chì chiết , hà khắc , chị cô đơn trong gia đình chồng , đến nổi có lần chị xin chồng ly dị , vì thấy mình khổ quá quá không chịu nỗi. Nhưng rồi … chị phát giác mình mang thai đứa con thứ hai ..

Đành vậy , có những lúc buồn , chị ôm con mà nhớ quay quắt về anh , với những thương yêu cũ , sau này chị đã biết rõ câu chuyện do ba chị trước khi đi tù , đã kể lại với giọng ân hận … ” …. Biết vậy Ba gả con cho nó ..” ,

Khi chị biết anh đã tìm đủ mọi cách có thể để đưa chị đi . Nhưng tình trạng hỗn loạn lúc đó , anh không làm sao hơn được , chị tin chắc anh cũng đau lòng như chị , khi phải đành phải xa nhau …và chị chấp nhận số phận , không còn oán trách anh nữa.

Sau đó không lâu , có một người lạ mặt tới đưa cho má chị ít tiền và địa chỉ & số điện thoại của anh bên Mỹ . Chị cầm đọc , mà hai hàng nước mắt chảy dài , chẵng biết để làm gì , nhưng chị vẫn cất kỹ số điện thoại và địa chỉ của anh , để thỉnh thoảng lấy ra nhìn , mà buồn vời vợi …
Mang thai lần này chị yếu hẳn , thai 7 tháng mà bụng chị nhỏ xíu , chị gầy , khô như que cũi , nhìn vô gương chị không nhận ra mình , đứa con gái xinh đẹp , nhí nhảnh , năng động năm xưa đâu rồi nhỉ ?.

Thình lình , một tối chồng chị về , mẹ con rầm rì to nhỏ, có chuyến đi vượt biên . Mẹ chồng muốn mẹ con chị ở lại , để chồng chị đi một mình . Nhưng anh không chịu , đi thì phải đi cùng , lần đầu tiên chị thấy anh cương quyết, cuối cùng mẹ chồng nhượng bộ. Vậy là vợ chồng , con cái chị , dắt díu nhau ra khơi .

Tàu gặp bão , giông tố tưởng đã nhấn chìm con tàu mấy lượt , vậy mà trời thương , may sao chiếc tàu rách nát vẫn còn tiếp tục chạy. Nhưng mấy hôm sau nữa thì máy hư , hết nước , hết thức
ăn , lênh đênh vô định trên biển …

Môi nứt nẻ , rướm máu , sức làn lực kiệt. Mấy lần chị hôn mê tưởng chừng không bao giờ tỉnh lại , trong cơn mộng mị, chị thấy mình về lại ngày mới lớn , vui tươi , nhí nhảnh bên anh , những ngày lãng mạn, tươi đẹp, nhuộm xanh cả bầu trời.

Hình như giấc mơ đã giúp cho chị thêm chút sức lực , và trời thương , đã có lúc chị thấy mình mở mắt , để thấy đứa con gái bé bõng ngủ vùi trong lòng mình , và đứa con trong bụng có lúc quẫy đạp .

Có lẽ nhờ đó, mà ý chí phải sống trong chị trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng tới lúc gặp được tàu cứu thì chị một lần nữa chìm sâu vào hôn mê …

Không biết bao lâu , khi chị tỉnh dậy , thấy mình đang nằm trong bệnh xá xa lạ , tâm trí hoang mang , mơ hồ , chị hỏi đây là đâu ? . Qua người y tá bản xứ , chị biết đây là một đảo thuộc Mã lai .
Biết mình đã tới bến tự do , nhưng quá yếu , chị lại hôn mê , trước khi ngất , không hiểu sao trong tiềm thức , như một lời trăng trối , chị rút cái địa chỉ , dấu trong lai áo , đưa cho cô y tá , nhờ đánh dùm điện tín cho người này , nói chị đang ở đây

Qua hôm sau , trong cơn thập tử nhất sinh , cái thai có triệu chứng sinh non , mà chị lại quá yếu , Bác sĩ đang lo lắng , không biết có cứu nỗi cả mẹ lẫn con không ? .. 
Trong cơn mê , chị nghe tiếng khóc của chồng , và cảm giác hơi ấm bàn tay nhỏ nhắn của đứa con gái bé bõng vuốt ve trên mặt, chị như được được hồi sinh lần nữa …
Bác sĩ quyết định mổ

Như cơn gió lốc..
Anh của những ngày tháng cũ , vẫn cao gầy , dáng thư sinh , tuy khuôn mặt bơ phờ , mái tóc nâu rối bời , và cặp mắt xanh lơ , giờ đã không còn sáng như hai vì sao nữa , bởi từ lúc nhận được điện tín , liên lạc được với Liên hiệp quốc để xác minh , anh đã không hề chợp mắt 
..
Chuyến bay tốc hành đã đưa anh tới đảo nhỏ này , và giờ đây, đứng nhìn chị bé bỏng, hôn mê trên giường bệnh .

Trước khi đi qua đây , trong đầu anh không hề nghĩ tới chị đã có chồng , con , và một đứa nữa sắp chào đời …

Đứng đó nhìn chị, anh đau đớn , xót xa, đầu óc Anh tràn đầy xúc động, anh véo tay mình mấy lần , để chắc , đây không phải là một giấc mơ .

Khoảnh khắc , đau đớn , ngỡ ngàng rồi cũng qua đi , Anh thảo luận với bác sĩ , nói chuyện với chồng chị , giới thiệu sơ về mình , và anh khẩn cấp liên lạc bệnh viện lớn nhờ giúp đỡ .

Ngay ngày hôm đó chị được trực thăng , chuyển về benh viện lớn ở thủ đô Kuala Lumpur, với sự chăm sóc đầy đủ nhất . Chị được cứu sống , cả mẹ lẫn con .

Biết chị đã vượt qua cơn nguy hiểm , lòng anh rộn rã . Đứng bên ngoài phòng , nhìn đứa bé gái sinh non , nhỏ như con chuột , ngo ngoe trong lồng kính , cảm giác tràn ngập thương yêu như chính con mình . Anh ngỏ lời với chồng chị , xin làm cha đỡ đầu của đứa bé ..

Trước hôm về lại Mỹ , Anh & Chị lần đầu nói chuyện trực tiếp với nhau ở bệnh viện , khi chị đã tỉnh táo. Bên giường bệnh, nhìn chị , ốm xanh như chiếc lá . Ánh mắt yêu thương , anh như ngàn lời muốn nói, nhưng anh biết , có rất nhiều điều cần phải giữ lại cho riêng mình.

Chị nhìn anh cảm kích ? , biết ơn ?. Những thứ này có nghĩa gì với những đều chị đang chất chứa trong lòng , Nhưng cũng như anh , chị biết mình không thể nói , hay biểu lộ ra những gì mình đang nghĩ … , tự nhủ lòng … phải quên thôi … !

Ánh mắt nhìn nhau thăm thẳm như biển sâu , chị chỉ nói được một câu ” Em xin lỗi …..”

Có những niềm riêng một đời dấu kín .. 
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi …

Trước lúc chia tay , anh trao riêng cho chồng chị một phong bì , bên trong có một xấp tiền mặt . Chồng chị tự ái , không nhận , nhưng Anh cứ bắt chồng chị phải nhận , anh nói :
” cứ coi như tôi cho mượn , sau này , anh có thì trả lại cho tôi …”

Bốn tháng sau , giữa năm 80 gia đình chị chính thức định cư ở San jose , Ca …

Thời gian qua nhanh, hai năm sau đó , chị có thêm một thằng cu Tí ra đời , nhìn ba đứa con , ngày mỗi lớn , Chị giờ đã bình thản hơn , sóng gió trong lòng đã dịu đi nhiều . 
Mổi năm đến ngày lễ lớn , hay sinh nhật của từng đứa con chị , Anh đều gửi thiệp , gưi quà . Nhưng hai bên không ai nói chuyện trực tiếp , chị thấy vậy cũng tốt , thôi thì … cố coi như ” .. chỉ là giấc mơ qua “.. !

Hai vợ chồng chị đều đi học lại , có nghề nghiệp ổn định và đời sống kinh tế vững vàng . Món tiền 7 ngàn dollars năm xưa , chồng chị gởi trả lại cho Anh sau 3 năm tới Mỹ ..
… Nợ tiền đã trả được … nhưng nợ tình thì sao ??.

Có một đều làm chị bứt rứt là anh không lấy vợ , 40 tuổi anh vẫn sống độc thân …công việc của anh đi nhiều , và anh lấy công việc , bận rộn làm vui ..

Mẹ anh thỉnh thoảng nói chuyện với chị qua điện thoại , Bà thương chị như con , dù chưa bao giờ gặp, tuy nhiên bà biết mặt chị , qua tấm ảnh trong phòng anh .
Những gì bà ấy nói , thường làm chị buốt nhói trái tim , làm chị cảm động đến khóc được , và qua bà , chị biết được toàn bộ cuộc sống của anh …
Hai người đàn bà , cùng nắm giữ trái tim một người đàn ông . Chị gọi bà bằng Mẹ , các con chị gọi bà là bà Ngoại

Một chiều mùa thu , Bà gọi cho chị biết Anh đang ốm nặng .
Chị muốn đi thăm lắm , nhưng vì công việc làm không thể nghỉ, hơn nữa có những lý do tế nhị , chị không đi được . Chị chỉ có thể gởi một bình hoa thật đẹp vào bệnh viện cho anh .
Hôm biết anh xuất viện , chị gọi điện thăm , nhưng anh còn yếu , chưa nói chuyện được . Mẹ anh , vừa khóc , vừa nói vớí chị :

Con biết không ? Họ hàng , bạn bè , đồng nghiệp gửi hoa tới bệnh viện rất nhiều , nhưng cho đến lúc xuất viện , ngồi trên xe lăn , còn rất yếu, mà nó chỉ ôm khư khư bình hoa của con , đem về nhà, để trên đầu giường”

Chị khóc !
Hai năm sau đang giờ làm việc mẹ anh gọi báo tin anh hấp hối, cuộc giải phẫu tim không thành công .
Chị bỏ hết công việc lên thăm anh lần cuối , đi cùng chị có con bé giữa , đứa bé năm nào nhờ anh mà được sống sót …

Nhìn anh thoi thóp trên giường bệnh , chị khóc như chưa bao giờ được khóc , lần đầu cũng là lần cuối , chị khóc thương cho tình yêu của Anh và của chị . Khóc thương cho người đàn ông , đã yêu chị bằng một tình yêu bền bỉ , không bao giờ ngưng nghỉ, chưa hề đòi hỏi ở chị một đều gì ..!

Trong một lúc hiếm hoi , tỉnh táo , anh bình thản , nhìn chị với ánh mắt tràn ngập thương yêu … Anh cười , bảo chị đừng buồn , đời sống có sinh , có tử . Anh cám ơn thượng đế , đã cho anh gặp và yêu chị Chị đau đớn nghẹn lời , cũng chỉ nói được một câu ” Em xin lỗi ..”

Ánh mắt xanh lơ , cái nhìn đằm thắm , anh thu hết tàn lực nói với chị rằng :

Nếu có kiếp sau , em đừng nói câu xin lỗi ..”
Đám tang anh vào một ngày đầu đông ….. buồn . Anh ra đi ở tuổi 46 tuổi.

Chị trở về cuộc sống thường ngày , thế gian này từ nay thiếu vắng anh … nhưng trong lòng chị , anh vẫn có một chỗ …. đặc biệt dành riêng.

Ba tháng sau đám tang anh , chị nhận được thư mời của luật sư, sẵn dịp chị bay lên thăm mẹ anh , bà đã già đi nhiều sau cái chết của con trai. 
Hôm mở di chúc của anh , chị mới biết , cả ba đứa con chị , đều có phần trong tài sản của anh để lại , số tiền không nhiều , nhưng dư đủ cho cả ba đứa , vào học những trường đại học danh tiếng nhất

Chiều tàn, bên ngôi mộ anh , chị lặng lẽ thầm thì những lời thương yêu mà lúc anh còn sống , chị đã không thể nói . Theo gió chị gửi tới anh , những lời của một tình yêu , mà chị biết , kiếp này và… cho tới kiếp sau chị vẫn ao ước được có , cũng như được gặp lại.

Văng vẳng bên tai chị nghe có tiếng anh thì thầm “Nếu có kiếp sau , xin em đừng nói câu ” Xin lỗi “….

(D.L sưu tầm)

LAY NHAU

Cuộc Trùng Phùng Bi Thảm – Phạm Tín An Ninh

Cuộc Trùng Phùng Bi Thảm – Phạm Tín An Ninh

nuoc măt

 

 

 

 

 

 

 

Theo đoàn quân tiếp thu Sài gòn mà lòng ông Hai Chi rối như tơ vò. Ông và hầu hết các đồng chí của ông ngơ ngác tưởng như chuyện mộng mị không thể nào xảy ra. Chính đơn vị của ông bị đánh tan tác gần như phải xóa sổ trong mùa hè 1972, đến nay vẫn chưa bổ sung xong, và đám bộđội còn sống sót cũng chưa kịp hoàn hồn. Vậy mà Ban Mê Thuột mất, Tây Nguyên, Vùng 2, đến Vùng 1 có lệnh bỏ, đểrồi cả miền Nam thất thủ chỉ trong vòng bốn mươi lăm ngày. Có lẽ những người ngồi trong Bộ Chính Trị ngoài Hà Nội cũng còn bất ngờ, huống hồ Hai Chi, chỉ mang quân hàm thiếu tá, làm sĩ quan hậu cần của một sư đoàn nằm tận vùng rừng núi Tây Nguyên heo hút..

Từ ngày vào bộ đội, ông Hai Chi luôn bị điều về những đơn vị chiến đấu. Nhờ phước đức mấy đời nên còn sống cho đến ngày tàn cuộc chiến. Không chết, nhưng trên người, và có thể cả trong lòng ông còn mang nhiều thương tích. Vết thương nặng nhất khi đơn vị ông bị B.52 dội bom trong trận Hạ Lào. Tiểu đoàn do ông làm thủ trưởng chỉ còn lại dưới 50 người. Nhờ thương tích ấy ông được điều về Sư Đoàn 320 làm cán bộ hậu cần. Mùa hè năm 1972, cả sư đoàn từng mang danh là Sư Đoàn Điện Biên hay Sư Đoàn Thép này gần như bị xóa sổ, khi tướng Hoàng Minh Thảo tung vào trận địa Kontum với ý đồ chiếm lấy Tây Nguyên, làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng. Nhờ làm việc ở hậu cần nên ông Hai Chi sống sót để cuối tháng 4/75 có mặt trong đoàn quân ngơ ngác về tiếp thu Sài gòn.

Hai Chi chỉ là bí danh. Tên thật của ông là Nguyễn Công Chính, con cả của một gia đình gốc tiểu tư sản. Quê ở Hải Phòng. Trước 54 gia đình làm chủ một tiệm bán xe đạp và sản xuất găm bánh xe. Bố mẹ sinh được năm người con, nhưng cả ba cô con gái mất sớm, chỉ còn hai cậu con trai, Hai Chi và người em út, nhỏ hơn đến mười một tuổi. Khi ông đang học Y khoa ở Đại Học Hà Nội, thì trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc với sự thắng lợi của phe Việt Minh đểPháp phải ký Hiệp Định Genève, chia đôi đất nước. Từ vỉtuyến 17 trở ra cả miền Bắc thuộc về Cộng Sản. Làn sóng di cư đổ xô về Hải Phòng, quê ông, nơi có những chiếc tàu há mồm chở họ vào Nam. Bị lực lượng Việt Minh tìm mọi cách ngăn chặn, nên khi ông về đến được Hải Phòng, thì nhà cửa đã bị tich thu, không tìm được bố mẹ và người em trai của mình. Ông phải bỏ Hải Phòng, bỏ cả con đường trở thành bác sĩ, lên sống với một bà dì trên Ý Yên, Nam Định.

Nhờ có trình độ học vấn và phấn đấu liên tục để giấu đi gốc gác con nhà tiểu tư sản, ông được cho theo học khóa sĩ quan. Nhưng sau này, khi hầu hết bạn bè cùng khóa lên đến cấp đại tá, thiếu tướng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội hay công an, có người còn lọt vào Bộ Chính Trị, thì ông Hai Chi cứ vẫn là thiếu tá tiểu đoàn trưởng và cuối cùng, sau khi bị thương, được điều về làm cán bộ hậu cần của một đơn vị bại trận, cần thời gian để “biên chế”, bổsung.

Giữa tháng 3/75 Ban Mê Thuột mất, rồi Quân Đoàn II và Quân Đoàn I gần như xóa sổ, sau những kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sữ chiến tranh, để cuối cùng ngày 30/4/75 cả miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

Sư Đoàn 320 từ Tây Nguyên cũng được tăng cường cho đoàn quân tiến về Sài gòn, khi Cộng quân bị các đơn vịVNCH chặn đánh tại tuyến Long Khánh gần hai tuần lễ gây tổn thất khá nặng nề. Chiến tranh kết thúc, ông Hai Chi được chỉ định bổ sung cho đoàn cán bộ tiếp thu Tổng Kho Long Bình của QLVNCH bỏ lại. Sau thời gian quân quản, ông là một trong số những cán bộ may mắn được “biên chế”ở lại miền Nam. Nhiệm vụ của ông là kiểm kê và tổ chức chuyển hàng trong các kho về miền Bắc. Từng đoàn xe liên tục từ Nam ra Bắc suốt ngày đêm, chở theo các loại chiến lợi phẩm, không những đã tịch thu được của Quân Đội hay Chính Phủ mà của cả dân chúng miền Nam, nhất là sau kếhoạch “Đánh Tư Sản”. Lúc này trong dân gian truyền miệng một câu nói khá đau lòng mà lý thú: Đất nước thống nhất đểmiền Nam thì nhận họ, còn miền Bắc thì nhận “hàng”. Nhưcon chuột gầy sa hủ nếp, ông Hai Chi trở nên giàu có. Ngôi biệt thự tại thành phố Biên Hòa tịch thu từ gia đình một tưsản gốc Hoa được cấp cho ông, cũng là nơi để ông cất giấu hàng ngàn cây vàng kiếm được. Một năm sau, vợ và đứa con trai của ông cũng từ ngoài Bắc được chuyển vào ở với ông. Học đòi một chút vương giả, bà vợ muốn có người ở, phụ bà lau nhà rửa bát và để cho bà có người sai vặt. Nhưng ngại nếu thuê mướn một người lớn, chuyện “làm ăn” và cả sinh hoạt trong nhà dễ bị “tai vách mạch rừng” lọt ra ngoài, nên sau khi bàn tán kỹ lưỡng, vợ chồng Hai Chi quyết định đi xin một đứa con nuôi. Vừa có một đứa đầy tớ không mất tiền thuê, vừa được tiếng nhân từ, giữ “truyền thống đạo đức cách mạng”.

Vợ chồng ông Hai Chi tìm đến các viện cô nhi để tuyển lựa “đối tượng”. Ông bà muốn có một đứa con gái khoảng 7-8 tuổi, khỏe mạnh và mặt mày sáng sủa. Cuối cùng vợ chồng cũng được như ước muốn. Khi bà sœur “quản nhiệm” Cô nhi viện Biên Hòa dắt con bé ra giao, bà chỉ cho biết con bé tên Phượng, 8 tuổi. Bố mẹ đã chết trong trận đánh Long Khánh. Có người thấy nó ngồi khóc trên vỉa hè nên mang vềnhà nuôi. Một thời gian sau “giải phóng” gia đình này trởnên túng quẩn, không có đủ cơm ăn, đúng lúc con bé lại bệnh hoạn không sai bảo gì được, nên đã mang cháu đến giao cho cô nhi viện. Lúc ấy cô nhi viện cũng lâm vào cảnh khốn khó, nhưng các sœur không nở chối từ, chia bớt phần ăn của mình, lo chữa trị và nuôi dưỡng cháu lành bệnh, ngày một khỏe mạnh, xinh xắn.

Thực ra, thì sœur quản nhiệm biết bố của Phượng là lính Cộng Hòa, qua lời kể dù không rõ ràng lắm của cháu, nhưng trong thời buổi nhá nhem còn đầy không khí hận thù lúc ấy, sœur luôn dặn dò Phượng phải giấu kín điều này không cho ai biết. Ông Hai Chi làm khai sanh cho con bé, đặt tên Nguyễn Thị Hồng Phượng, để nhớ tới thành phố “Hoa Phượng Đỏ” Hải Phòng, quê hương ông.

Những năm 1978 – 1979, bọn cầm quyền cộng sản muốn đuổi những người Viêt gốc Hoa ra khỏi nước nhằm cướp hết tài sản của họ, bày ra chiến dịch quái đản, được người ta đặt tên là “Ra đi bán chính thức”. Nhờ biết tiếng Hoa và có nhiều kinh nghiệm trong các đường giây mua bán, ông Hai Chi lại được “đồng chí” Mười Vân ( tên trên giấy tờ là Nguyễn Hữu Giộc) , Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai móc nối vào tổ chức “đen”, vừa đi tìm những người Việt gốc Hoa giàu có (và cả những người không phải gốc Hoa nhưng chịu chi nhiều vàng để nhận hồ sơ Hoa kiều giả), vừa cho đám đàn em lập ra những toán “lâm tặc” chiếm cứ, làm chủ các khu rừng, chặt hết gỗ quý đóng tàu bán với giá rất cao cho các nhóm người Hoa “ra đi bán chính thức”. Bọn họ mởnhiều xưởng cưa, nhiều cơ sở đóng tàu. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hai Chi đã trở thành đại gia, một nhà tư bản đỏđầy quyền lực.

Bé Hồng Phượng lớn lên theo nhịp độ phát đạt của gia đình ông Hai Chi cùng nỗi cơ cực của một ô-sin. Điều may mắn duy nhất, cũng có thể do ông bà Hai Chi muốn tránh tiếng xấu, Phượng được cho đi học lớp đêm, và nhờ vào tính thông minh cần mẫn, Phượng học rất giỏi.

Điều may mắn khác, nhưng lại trở thành tai họa cho Phượng, là càng lớn Phượng càng xinh đẹp. Năm lên 16, nhan sắc của Phượng đã làm si mê bao cậu học trò. Và người say mê nhất lại là Diệp, thằng con trai duy nhất của ông bà Hai Chi. Diệp lớn hơn Hồng Phượng 3 tuổi và khi ấy đang là sinh viên của Trường Đại Học Bách Khoa. Mỗi lần Phượng ra ngoài, Diệp tìm mọi cách đi theo, ngăn chặn bất cứ gã con trai nào muốn tán tỉnh Phượng, lấy cớ là anh trai của Phượng. Ở nhà, Diệp thường bênh vực Phượng, trách cứmẹ đã bắt cô em nuôi phải làm quá nhiều công việc.

Chưa bao giờ Diệp tỏ ra mình là một ông anh nhân từ tốt bụng như lúc này. Hơn nữa cậu ta cũng nể nang, tôn trọng nết na hiền thục cùng sự khôn ngoan của Phượng. Bà Hai Chi vốn nuông chiều cậu quí tử nên không dám làm Diệp buồn lòng. Điều này làm bà khó chịu, nhưng đó không phải là điều mà bà quan ngại. Điều lo âu nhất của bà chính là ông Hai Chi, mỗi lần bà bất ngờ bắt gặp đôi mắt của ông chồng say đắm nhìn cô con gái nuôi trong tuổi dậy thì xinh đẹp, cũng là con bé ô-sin của nhà bà.

Ngày xưa, sau khi kết thúc chiến tranh, ông cũng nể nang cái tình bao năm chờ đợi và thương cảm cảnh khổ của bà, nhưng kể từ ngày kiếm ra nhiều tiền, ông tỏ ra uy quyền và lơ là chăn gối với bà. Bà tìm mọi cách để giữ chồng. Nhờngười giới thiệu một số bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ tiếng tămở Sài gòn, chịu bỏ ra một số tiền khá lớn, bà là một trong những người Hà Nội 75 sửa sắc đẹp sớm nhất. Nhờ tài năng của mấy ông bác sĩ miền Nam còn sót lại, nhan sắc của bà có khá hơn nhiều lắm, nhưng so với những cô gái miền Nam, thì bà vẫn chỉ thuộc loại hàng phế thải được “tân trang” phần bên ngoài. Không đủ hấp dẫn ông chồng đang trên đà “đổi mới tư duy”

Vốn là con gái của một gia đình cộng sản, và sống bao nhiêu năm dưới chế độ tàn ác man rợ này, bà đã học được biết bao mưu chước và thủ đoạn để hại người. Trước mắt chồng con, bà luôn tỏ ra thương yêu nhỏ nhẹ với Phượng, nhưng trong đầu đang bày mưu tính kế để hãm hại cô bé mồ côi tội nghiệp này.

Ban đầu bà tính tạo cơ hội cho Diệp, thằng con trai duy nhất của bà cướp đi đời con gái của Phượng, để cho ông chồng già chứng kiến, bỏ cuộc, rồi lấy cớ đuổi Phượng đi, nhưng ngẫm nghĩ thấy mưu kế này có thể là con dao hai lưởi, không chừng thằng quý tử của bà mê luôn Phượng và quyết lấy Phượng làm vợ thì quả là tai họa, gậy bà lại đập đúng lưng bà! Không thể nào để con trai một của cán bô đại gia đi lấy con ô-sin. Cuối cùng bà nghĩ tới tay đàn em thân tín của ông. Bà để ý mỗi lần đến nhà, thấy Phượng là anh chàng này như kẻ mất hồn, nhìn chăm chăm vào Phượng rồi bất ngờgiật mình, sượng sùng quay đi chỗ khác. Hắn e ngại vì dù gì Phượng cũng là con gái nuôi của ông Hai Chi. Hắn tên Đạt, thượng úy công an, tay chân đắc lực của gã Mười Vân, giám đốc công an tỉnh, được “đặc phái” tới làm việc bên cạnh ông Hai Chi trong tổ chức “đen”, móc nối đưa người Hoa ra đi và phá rừng lấy gỗ.

Đạt có vợ, một con mang từ miền Bắc vào. Nghe nói cô vợ, trước kia là một “bộ đội gái”, từng mấy năm ở trạm giao liên trên miệt Trường Sơn trong thời “chống Mỹ”, phục viên khi chiến tranh kết thúc, nhưng con vi trùng bệnh sốt rét rừng vẫn còn mai phục trong máu, nên trông khá xanh xao vàng vọt.

Bà Hai Chi biết Đạt mê mệt cả nhan sắc lẫn thân hình của cô con gái nuôi đang độ dậy thì, nên đã dễ dàng dụ chàng ta vào kế hoạch. Hắn ta bất ngờ như trúng số độc đắc cặp mười, đưa tay thề xin hứa sau này sẵn sàng làm bất cứ mệnh lệnh nào của bà. Bà đích thân ra chợ trời tìm mua mấy gói thuốc ngủ. Tổ chức buổi cơm cuối tuần, gọi Đạt đến nhậu nhẹt cùng chồng như mọi khi. Trong bữa ăn, ông Hai Chi, Đạt và cả thằng Diệp thi nhau uống rượu ngoại. Chỉ có bà và Phượng uống nước cam vắt do chính tay bà làm. Trong bếp, bà đã lén bỏ vào ly nước của Phượng mấy gói thuốc ngủ mà bà đã tán nhỏ ra bột. Khuya hôm đó sau khi thấy Phượng thắm thuốc, ngủ say, bà mở cửa gọi Đạt vào để hiếp Phượng. Bà giả vờ vào phòng nằm với chồng, chờ tiếng ho, như là một ám hiệu của Đạt, sau khi đã thỏa mãn cơn dục tình thèm khát bấy lâu nay. Bà chuẩn bị lấy giọng để la lên cho cả ông Hai Chi và thằng Diệp chứng kiến cảnh Phượng đang lõa lồ sau khi ân ái với thằng đàn em thân tín của ông. Bỗng dưng bà nghe nhiều tiếng động và sau đó là một tiếng súng nổ chát chúa từ phòng của Phượng. Không cần gọi, tất cả ông Hai Chi, thằng Diệp và bà vội vàng chạy ùa vào. Một cảnh tượng kinh hoàng. Đạt nằm trần truồng trên vũng máu, còn Phượng nép vào góc phòng hai tay còn cầm chặt khẩu súng K54 sẵn sàng nhả đạn tiếp.

Ông Hai Chi năn nỉ dụ dỗ mãi, Phượng mới đưa khẩu súng cho ông. Nhưng thằng Diệp vội vàng giật lấy khẩu súng từtay cha với ý định xử tội Đạt. Trong lúc giằng co, một phát đạn nổ, may mắn không gây thêm thương tích. Tay thượng úy Đạt bị thương rất nặng ở vùng bụng, được xe cứu thương chở vào bệnh viện Biên Hòa cứu chữa, sau khi ông bà Hai Chị vội vã mặc áo quần vào cho hắn. Thằng Diệp hò hét chạy theo đòi giết hắn ta. Bà Hai Chi thì rất đỗi ngạc nhiên, cứnghĩ rằng mấy gói thuốc như vậy, nhất định sẽ làm Phượng say ngủ mê man tới sáng, tại sao lại có thể giật súng bắn thằng Đạt. Sau này, bà nhờ bác sĩ thử nghiệm, kết quả: bình thường. Hóa ra thuốc bán ngoài chợ trời chỉ là thuốc giả.

Tuy Đạt thoát chết nhưng bị cắt đi một khúc ruột và mất khá nhiều máu. Phượng bị bắt giam. Thằng Diệp đòi ra công an làm chứng, tố cáo Đạt chủ động hiếp dâm và Phượng chỉtự vệ. Nhưng ông bà Hai Chi vừa quyết liệt ngăn cản vừa năn nỉ. sợ mang thêm tai họa. Bà Hai Chi lo lắng bị lộ ra cái quỷ kế ác độc của bà. Còn ông Hai Chi thì nghĩ Đạt là đàn em thân tín của tay Mười Vân, giám đốc công an tỉnh, quyền uy như ông vua một cõi. Đến các “đồng chí” phó bí thư, ủy viên thành ủy còn bị hắn ta lập kế bắt giam năm ngoái. Vảlại tay Đạt cũng chưa làm gì được thì đã ăn đạn rồi. Hắn ta chủ quan, cứ tưởng là Phượng đã say thuốc ngủ. Trút bỏ hết áo quần và cả khẩu “súng ngắn” để trên giường, trước khi đưa hai bàn tay sàm sở lên người Phượng. Chưa kịp bàng hoàng khi bất ngờ bị Phượng đạp mạnh xuống giường thì một phát súng đã nổ vào bụng. Cuối cùng Phượng bị tạm giam để đưa ra tòa án nhân dân, với cái tội “phản động”đã định sẵn. Các báo Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên cho đăng tải tin tức này theo chỉ thị: “tàn dư Mỹ Ngụy dùng mỹ nhân kế ám sát cán bộ cách mạng”

****
Trận chiến Long Khánh, dưới tài chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo, đại quân CS bị các đơn vị VNCH chặn đánh tan tác. Đặc biệt hai quả bom CBU được thả xuống địa điểm “tập kết” của địch, giết cả hai trung đoàn “sinh Bắc tử Nam”. Mang hận thù này, nên sau khi chiếm được Long Khánh, bọn chúng đã bắn giết dã man bao người dân vô tội, trong đó có mẹ của Phượng. Khi xông vào nhà, thấy tấm ảnh của bố Phượng treo trên vách, mang quân phục và cấp bậc VNCH, chúng đã bắt trói mẹ Phượng dẫn đi. Phượng chạy theo khóc kể, rồi lạc vào một nơi xa lạ đầy những xác người, sợ hãi, không còn biết đường về. Bố của Phượng là sĩ quan thuộc một Liên Đoàn Biệt Động Quân từ Vùng 3 tăng phái cho Vùng 2, bị bắt lúc bị thương trên đường di tản theo Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku vào giữa tháng 3.75. Ông bị cầm tù qua rất nhiều trại. Nhiều năm sau không hề biết được tin tức vợcon, ông nghĩ là tất cả đã chết vì biết có những trận đánh lớn tại Long Khánh trước ngày mất nước.

Ngày 2/ 9 năm 1984, ông được thả. Ra tù, ông vội vã tìm vềLong Khánh. Ngôi nhà của cha mẹ để lại, nơi vợ con ông đã sống từ ngày sinh ra Phượng, đã bị “cách mạng” tịch thu. Người chủ mới là một gã công an. Khi nghe ông hỏi thăm vợcon mình, những người chủ đích thực của căn nhà này, gã công an trợn mắt nhìn chằm chặp vào ông rồi thốt ra mấy tiếng cộc lốc, lạnh lùng: “tôi không biết, hỏi làm gì?”, bằng giọng đặc sệt Nghệ Tĩnh rất khó nghe. Khi đến trình diện công an xã, ông bị chỉ định về trình diện chính quyền trong một Khu Kinh Tế Mới nằm sâu trong núi để được tạm trú và quản chế. Một nơi ông hoàn toàn xa lạ, không có bất cứ một người thân quen nào.

Ông đón xe đi Biên Hòa, nơi có trại gia binh nằm bên cạnh doanh trại của đơn vị ngày xưa. Chắc chắn là trại gia binh đã bị tịch thu, nhưng hy vọng tìm được người tài xế và vài người lính cũ có thể còn ở lại gần đâu đó. Họ là những người thân thiết cuối cùng còn lại trong đời ông. Ông muốn đến thăm và tìm hiểu tình hình hầu tìm một con đường sống.

May mắn, anh tài xế vẫn còn ở căn nhà cũ phía ngoài trại gia binh. Căn nhà tôn mà trước kia vợ chồng anh đã hốt hai đầu hụi và mượn thêm cả một tháng lương của ông để mua với giá rẻ, mở cái quán nước nhỏ, bán cho anh em lính. Bây giờcái quán không còn, nhưng anh hành nghề xe ôm với chiếc Honda từ đời 70 còn lại, nên cuộc sống cũng đáp đổi qua ngày. Thầy trò gặp nhau bất ngờ như từ cõi chết trở về, vừa vui mừng vừa cảm động. Anh tài xế ôm chầm lấy ông, bảo hết mình lo lắng cho ông Thầy. Anh bảo vợ và thằng con trai lớn chạy đi báo tin, gọi thêm hai anh em cùng đơn vị cũ cònở lại trong vùng. Mỗi người góp một tay, làm mấy món nhậu uống mừng được gặp lại ông Thầy.

Men rượu ngà ngà, nước mắt ông cũng đầm đìa vì cảm kích cái tình huynh đệ, và nhớ tới những anh em đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại trên con đường 7 B oan nghiệt, tất cả đều chết trong tức tưởi. Bỗng tất cả im lặng hướng về chiếc máy truyền hình nhỏ để trên tủ thờ trước mặt, khi nghe giọng nói sắc máu của người nữ xướng ngôn viên thông báo trực tiếp phát sóng: Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đồng Nai xét xử một cô gái mang tội “phản động, âm mưu ám sát cán bộ cáchmạng”. Ông há hốc miệng, đôi mắt ráo hoảnh, khi nhìn thấy cô con gái đứng trước vành móng ngựa, hai tay bị còng, phía sau là một đám công an cả nam lẫn nữ mặt mày đằng đằng sát khí. Cô bé giống vợ ông như đúc. Khuôn mặt hiền lành xinh đẹp này ông đã gặp bao nhiêu lần trong giấc mộng, suốt hơn chín năm tù. Không kịp giải thích, ông bảo anh tài xế tìm mọi cách giúp chở ông thật nhanh đến tòa án Biên Hòa, nơi phiên xử mới bắt đầu.

Chỉ hơn 10 phút sau anh tài xế và ông đã có mặt. Phiên tòa đang tiếp tục phần “buộc tội” của một bà được gọi là đại diên Viện Kiểm Sát Nhân Dân. Ông giật mình khi nghe tên cô con gái “thủ phạm” là Nguyễn Thị Hồng Phượng. Đứa con gái duy nhất của ông có tên Nguyễn Lê Tuyết Phượng. Chưa kịp hình dung trọn vẹn hình ảnh người vợ và đứa con gái năm tuổi, khi ông được ba ngày phép về nhà đưa cháu vào bệnh viện mỗ tim rồi vội vàng chia tay lần cuối cùng đểra đơn vị, thì một điều bất ngờ khác làm ông bàng hoàng hơn: Người nhân chứng được gọi lên cung khai có tên là Nguyễn Công Chính, trùng tên với ông anh cả, đã thất lạc trên ba mươi năm, sau ngày ông cùng bố mẹ di cư vào Nam. Khi nhìn kỹ Nguyễn Công Chính bước lên vị trí nhân chứng, ông sững sờ nhận ra ngay, đó đúng là người anh ruột của mình. Dù dung mạo có đổi thay, nhưng ông không thể nào nhầm lẫn được. Với con mắt hơi lồi và hàm răng vễnh của bao năm trước. Lúc còn bé, ông anh còn có tên gọi trong nhà là cu Tun. Ông đứng bật dậy, định gọi lớn tên anh mình, nhưng kịp nhớ ra đang ở trong phiên tòa, và bản thân mình cũng là người tù chưa trình diện nơi quản chế. Lòng dạ rối bời, ông chưa kịp trấn tỉnh để nghe nhân chứng vừa nói điều gì, thì bỗng có tiếng la từ hàng ghế phía trước. Một cậu thanh niên đứng bật dậy, hét to:

-Tôi là Nguyễn Công Diệp đã đủ tuổi để xin làm nhân chứng. Tôi chứng kiến tận mắt, ông thượng úy Đạt định hiếp Phượng, cô em nuôi của tôi. Em tôi chỉ phải tự vệ bằng chính khẩu súng của ông Đạt.

Bất chấp tiếng búa gõ và phản đối ra lệnh ngồi xuống của chủ tọa phiên tòa, cậu thanh niên vẫn tiếp tục:

-Khi bị bắn, ông Đạt nằm trần truồng ngay dưới giường ngủcủa em tôi, chứ không phải mặc nguyên áo quần công an như bố tôi vừa nói. Tôi phản đối.

Tất cả nhốn nháo. Có lệnh tạm ngưng phiên tòa, buổi chiều sẽ nghị án. Ông Trực vội vàng chạy tới Phượng, nhưng chưa kịp nói điều gì thì mấy gã công an đã đẩy Phượng đi. Ông chạy ra hành lang tìm gặp Hai Chi. Ông ta bỏ đi trước một mình khi vợ và đứa con trai đang còn lớn tiếng cãi nhau

Khi thấy có người đập mạnh trên vai, ông Hai Chi quay lại, nhưng chưa kịp nhận ra ai. Nước mắt ràn rụa, giọng nói dường như nghẽn lại, ông Trực cố gắng lắm mới thốt ra lời:

-Anh Cu Tun ơi! Em là Trực, Nguyễn Công Trực, em út của anh đây. Cháu Phượng là con gái của em!

Ông Hai Chi khựng lại, sững sờ, trố mắt nhìn. Trời đất nhưquay cuồng trước mặt khi ông vừa nhận ra đứa em thất lạc đã gọi đúng cái tên cúng cơm của mình mà cả vợ con ông cũng chưa hề biết. Ông kéo tay ông Trực ra xa, đến dưới một bóng cây bên kia đường vắng. Trời đang vần vũ một cơn mưa. Cả hai đều chưa biết tung tích của nhau, nhưng riêng ông Trực thì đã đoán ông anh của mình phải là một cán bộ cộng sản cao cấp, với cái vẽ bệ vệ của ông cùng sựsang trọng của bà vợ và đứa con trai. Một cảm giác rờn rợn lẫn một chút xót xa thoáng qua trong đầu ông Trực. Ông Hai Chi căn dặn Trực tạm thời đừng tiết lộ điều gì với vợ và con trai ông. Bởi vợ ông là một người cộng sản thực thụ, có thểgây bất lợi cho em mình. Ông sẽ bảo vợ, Trực là một đàn em thân tín nhưng hoạt động trong bí mật.

Đưa Trực về nhà. Cả một buổi trưa, ông Hai Chi tưởng mình như đang rơi xuống chín tầng địa ngục. Ngoài trời mưa tầm tã, nhưng trong lòng ông nóng còn hơn lửa đốt. Ông nhắm mắt ngữa mặt lên trần nhà khi nghe người em của mình cho biết:

-Bố mẹ đã chết trong Tết Mậu Thân do pháo kích của các anh. Em bị các anh bắt giam cầm hành hạ hơn 9 năm trời, tưởng đã bỏ xác trong tù, vợ em có lẽ cũng bị các anh giết tập thể ở Long Khánh, và cháu Phượng là đứa con duy nhất của em, mới mấy tuổi đầu mà phải bị ức hiếp tù đày.

Là một người Cộng sản “theo thời thế”, ông Chính vẫn còn ít nhiều cái gốc tiểu tư sản. Một chút lương tâm còn sót lại bỗng làm ông bật khóc. Thực ra thì ông cũng đã từng bao lần khóc thầm, khi suýt bỏ mạng ở các chiến trường Hạ Lào, Tây Nguyên, chứng kiến những cái chết kinh hoàng và vô nghĩa của hàng vạn thanh niên nam nữ từ miền Bắc bịcưỡng bách đi B. Vài lần thoáng hiện trong đầu ông hai chữ“hồi chánh”, nhưng phân vân vì khi ấy vợ con ông ở ngoài Bắc, chắc chắn sẽ phải khốn khổ với đám cường quyền. Ý tưởng chưa ngã ngũ thì chiến cuộc kết thúc nhanh chóng đến bất ngờ. Ông tiếp tục “nín thở qua sông”, cố đóng cho thật khéo vai trò “đảng viên trung kiên”, để hưởng cho tròn cái lợi danh của người “bên thắng cuộc”.

Buổi chiều, phiên tòa tái nhóm. Ông Hai Chi xin được phản cung, thay đổi lời khai nhân chứng. Là một đảng viên có chức quyền, lại là bạn thân của “đồng chí” Mười Vân giám đốc ông an tỉnh, ông cũng được mấy ông bà “quan tòa” vị nễ. Nhưng tất cả đều ngỡ ngàng khi nghe ông tuyên bố:

-Lời nói của cậu con trai tôi sáng nay là đúng. Chính đồng chí thượng úy Đỗ Hữu Đạt đang thực hiện ý đồ hiếp dâm cháu Nguyễn Thị Hồng Phượng, là con gái nuôi của chúng tôi, còn đang tuổi vị thành niên. Với tư cách là một đảng viên và cán bộ nhà nước, tôi cam kết những lời xác nhận này là hoàn toàn chính xác. Sáng nay, vì muốn giữ danh dự cho chiến sĩ ngành công an, tôi có ý che giấu cho anh Đạt, nhưng rồi tôi đã kịp nghĩ ra, làm như vậy trước tòa là phạm pháp, có tội với đảng, với nhân dân.

Bà Hai Chi tròn mắt ngạc nhiên, tức giận, trước thái độ thay đổi bất ngờ của ông chồng.Tay thượng úy Đạt được tòa gọi đứng lên đối chất. Hắn ta không phản biện, vì biết tội đã quá rõ ràng, nhưng lại trút tội lên đầu bà Hai Chi. Hắn ta khai ra tất cả kế hoạch bỉ ổi của bà. Nội vụ lại chuyển sang một hướng khác, hoàn toàn ngoài dự trù của Viện Kiểm Sát. Phiên tòa tạm ngưng để tiếp tục điều tra.

Không khí trong nhà ông Hai Chi trở nên ngột ngạt, nhưng ông Trực cố nán lại đây để mong được sớm gặp con gái của mình và cũng tránh bị xét hỏi giấy tờ. Ông Hai Chi đích thân làm đơn bảo lãnh Phượng được tại ngoại. Cha con gặp nhau trong ngỡ ngàng. Phượng không nhận ra cha mình. Nhưng huyết thống phụ tử rất nhiệm màu, hơn nữa khi nghe ông Trực bảo “phía dưới ngực bên trái của con có một vết sẹo dài khi con mỗ tim”, Phượng òa khóc và ôm chặt lấy cha. Trong lòng Phượng như vừa mới nở ra một đóa hoa tươi thắm nhất.

Giữa tháng 10/ 1984, khi phiên tòa chưa tái nhóm thì tại tỉnh Đồng Nai xảy ra một biến cố lớn, làm xôn xao cả nước, đặc biệt đối với dân chúng miền Nam, sau hơn chín năm vẫn chưa kịp nhận ra hết bộ mặt thật của những người cộng sản:

Mười Vân Nguyễn Hữu Giộc, đảng viên cao cấp, con hùm xám Nam Bộ một thời, đang là Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai bị bắt. Đích thân “đồng chí” bộ trưởng công an, âm thầm đưa cả một lực lượng công an chuyên nghiệp và tin cẩn từ Hà nội vào Sài gòn lập kế bắt Mười Vân ngay trong phòng họp. Lục soát tư dinh và nhiều nơi khác, công an tịch thu hơn hai ngàn cây vàng và cả trên 500 kg vàng cùng hột xoàn các loại.

Ngày 1.11.1984, một phiên tòa đặc biệt được khẩn cấp triệu tập tại thành phố Biên Hòa, dưới sự “chủ trì” và xét xử của Viện Kiểm Sát Nhân Dân và Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Phiên tòa đặt dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của “đồng chí” Trần Quyết, Bí Thư Trung Ương Đảng, Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.

Mười Vân bị xử tử hình. Bản án sơ thẩm cũng là chung thẩm, được thi hành cấp kỳ sau một tuần tại trường bắn Long Bình.

Lần đầu tiên báo chí tại Sài gòn được đăng tải tin tức phiên tòa mà thủ phạm là một ông lớn, đảng viên cao cấp. Người ta cũng biết được có những chiếc tàu chở người Hoa đã bịbỏ đói, nhận chìm, ngoài bờ biển Cát Lái, Rạch Giá ,Phú Quốc và vài nơi khác ở miền Trung, làm chết rất nhiều người. Và khắp cả nước bàn tán về chuyện cướp bóc, tham nhũng, ăn chia không đều giữa những người cộng sản!

Sau đó nhiều phiên tòa đặc biệt khác được tiếp tục, xửnhững người đồng lõa, trong đó có cả mấy ông bà trong Tòa án nhân dân Đồng Nai. Nhờ đó, vụ án của Phượng bị bỏquên, không còn ai nhắc tới. Nhưng ông Hai Chi và cả tay thượng úy công an Đỗ Hữu Đạt lại dính vào vụ án lớn. Bởi cả hai đều là cánh tay đắc lực của gã Mười Vân.

Biết không thể nào vượt qua số phận, ông Hai Chi tự động đến trình diện trưởng ban điều tra của “ban chuyên án”, và xin giao nộp 800 cây vàng, ông khai là Mười Vân nhờ giữhộ. Và cũng nhờ ông khai thêm những đường giây làm ăn của Mười Vân, nên ủy ban bắt thêm một số đàn em, trong đó có thượng úy công an Đỗ Hữu Đạt, tịch thu thêm cả ba ngàn cây vàng, gồm cả 800 cây được giấu kỹ dưới hồ nước sau nhà một đàn em thân tín của Mười Vân, phải điều xe cần trục câu lên.

Tất nhiên với dạn dày kinh nghiệm, ông Hai Chi kịp thời tẩu tán một số vàng. Ông vội vàng móc nối một đường giây quen biết cũ, tung vàng ra để gởi cha con ông Trực, dắt theo Diệp, thằng con trai duy nhất của ông vượt biển khẩn cấp ra khỏi nước.
Nhờ tàu Cap Anamur cứu vớt trên biển, bố con ông Trực và Diệp được đến định cư tại Tây Đức.

****
Mùa Hè năm 1990, trong một dịp sang thăm người bạn thân cùng tù Hoàng Liên Sơn lúc trước, tôi được gặp anh Nguyễn Công Trực, một cựu sĩ quan Biệt Động Quân, là bạn láng giềng thân thiết với người bạn tù của tôi. Anh đã kể cho tôi nghe về những ngày cuối cùng của đơn vị anh trên Tỉnh Lộ7B – từ Pleiku di tản xuống Tuy Hòa, và cả câu chuyện trùng phùng bi thảm này. Tôi cũng được nói chuyện với cháu Phượng, cô con gái hiền thục xinh xắn của anh, vừa mói tốt nghiệp dược sĩ. Chúng tôi cũng đến thăm cậu Diệp, con trai của ông bà Hai Chi, cũng là cháu ruột của anh. Diệp đang sống chung với cô vợ người Đức và đứa con trai hai tuổi.

Tôi cũng được biết ông Hai Chi, nhờ “thành khẩn khai báo”, nên được hưởng khoan hồng với hai mươi năm tù. Vợ ông, bà Hai Chi bị án sáu năm tù về tội đồng lõa và tàng trữ vũ khí, vàng bạc phi pháp. Bà chết trong tù sau hai năm thụ án, do chính tay công an Đỗ Hữu Đạt, người bị giam cùng trại, đánh lén bằng cuốc trong giờ lao động, để trả mối thù xưa. Hắn ta nghĩ rằng chính bà đã lập mưu để hại hắn, chứPhượng không hề bị bà cho uống thuốc ngủ. Hắn ta cũng nghi ngờ ông Hai Chi đã khai hắn là tay chân đắc lực của Mười Vân, đã từng giết người bịt miệng, nên nhà cửa bị tịch thu cùng với bản án bốn mươi chín năm tù.

Và sở dĩ có phiên tòa và vụ án làm xôn xao cả nước thời ấy, hoàn toàn không phải chống tham nhũng mà chỉ vì bọn chúng không ăn chia đồng đều. Tay Mười Vân đã dành riêng cho mình một số vàng quá lớn, và từng làm mưa làm gió, qua mặt đám đàn anh, không còn xem trung ương ra thểthống gì.

Về sau tôi còn biết thêm: Sau khi ông Hai Chi giảm án ra tù, được con trai bảo lãnh sang Đức. Nhưng ông đã quẫn trí, thường ngồi thẫn thờ nhìn lên trời cao, lúc khóc lúc cười. Ông qua đời năm 2006.

Phạm Tín An Ninh