NGÀY MAI TÔI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO – Truyện ngắn HAY

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn

TÔI 73 TUỔI, NGÀY MAI TÔI VÀO VIỆN DƯỠNG LÃO, LÀ ĐIỀU TÔI CHẲNG NGỜ.

Mọi người hỏi: “Bà có nhà to, có con trai, sao lại muốn vào viện dưỡng lão ?”. Câu trả lời của bà lão 73 tuổi cùng câu chuyện dưới đây thật đáng suy ngẫm.

*****

Mọi người trong khu phố của chúng tôi đều biết bà sẽ vào viện dưỡng lão. Ngày này, con cái đều lo lắng sự nghiệp, lo cho gia đình, không có nhiều thời gian, người già trong khu phố của chúng tôi cũng có mấy người vào viện dưỡng lão.

Hôm qua tôi gặp bà ở trong xóm ôm chú chó và trò chuyện với hàng xóm, bà nói sắp vào viện dưỡng lão, trong viện dưỡng lão không được phép nuôi chó,” nên hàng xóm xem có ai nhận nuôi không.

Nhiều người hỏi bà: “Bà có nhà to, có con trai, sao lại muốn vào viện dưỡng lão ?”. Nghe vậy, bà không khỏi thở dài, khiến ai nấy đều cảm động, bà nói: “Ở tuổi già, những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền, hãy cố gắng không làm phiền con cái”.

“Năm nay tôi đã 73 tuổi, chồng tôi đã mất đã mấy năm. Tôi chỉ có một con trai và nó không sống cùng thành phố với tôi. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, những năm cuối đời mình sẽ vào viện dưỡng lão, nhưng bây giờ tôi phải đi.

Vợ chồng tôi đều từng làm việc trong cơ quan nhà nước. Khi còn trẻ, nhiều gia đình ghen tị như gia đình chúng tôi, có công việc tử tế, điều kiện kinh tế tốt và lương hưu cao khi về già. Tôi cũng từng nghĩ như vậy, so với nhiều người già, thì điều kiện của tôi đã tốt hơn hầu hết mọi người rồi. Tôi chưa bao giờ lo lắng về tuổi già của mình.

Vợ chồng tôi đã thống nhất từ lâu rằng , khi về hưu, tôi sẽ học vẽ, sau đó sẽ cùng nhau đi du lịch, thăm thú sông núi bao la của quê hương.

Con trai tôi sau khi tốt nghiệp Đại học, đã đi tỉnh khác để lập nghiệp riêng, nên bận rộn, hiếm khi về nhà. Sau đó, con trai lấy vợ và có con ở đó, gia đình chúng tôi chỉ gặp nhau vào những ngày nghỉ lễ.

Tôi và chồng đều ủng hộ con trai, và ủng hộ nó làm những gì nó thích. Vì vậy, mấy năm nay, vợ chồng tôi luôn nương tựa vào nhau, nếu có thể, tự mình giải quyết việc gì thì cố gắng, không làm phiền con trai tôi.

Tôi tưởng vợ chồng tôi có thể ở bên nhau đến già, nhưng cuộc sống có nhiều bất ngờ khiến người ta phải bất ngờ. Cách đây một năm, chồng tôi đổ Ьệпh, tôi gọi xe cấp cứu đưa ông đi Ьệпh viện ngay, tuy nhiên ông nằm trong phòng cấp cứu hơn nửa tháng vẫn không cứu được.

Nửa tháng sau, bác sĩ nói chúng tôi đưa ông ấy về nhà để hồi phục. Khi chồng tôi ốm, con trai tôi chỉ về ở hơn một tuần, nó phải vội vã quay lại làm việc, con dâu tôi cũng không về, vì các cháu nhỏ phải đi học, và con dâu tôi phải ở nhà chăm sóc.

Tôi nói với con trai tôi, con bận công việc, mẹ sẽ chăm sóc bố con. Sau khi chồng tôi về nhà, ông ấy gần như rơi vào tình trạng sống thực vật. Ông ấy không thể tự ăn hay nói, ông ấy chỉ nằm đó hàng ngày.

Đôi khi tôi không hiểu tại sao chồng tôi, vốn luôn có sức khỏe tốt, lại đột nhiên rơi vào tình trạng sống thực vật. Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện xảy ra bất ngờ, chỉ trong vài giây, số phận của một người, thậm chí của một gia đình có thể bị thay đổi.

Dù chồng đã bất tỉnh, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó, ông ấy sẽ bất ngờ nói chuyện với tôi, tôi cũng mong ông ấy sẽ khỏe lại và cùng tôi đi du lịch. Tuy nhiên, cuối cùng, ông ấy đã “tàn nhẫn bỏ đi” sau hai tháng.

Sau khi ông ấy đi, tôi đặc biệt sợ hãï. Đặc biệt là về đêm, khi tôi sống một mình trong ngôi nhà lớn như vậy, trống trải và tĩnh lặng quá. Im lặng đến nỗi tôi có thể nghe thấy tiếng một chiếc kim rơi xuống đất.

Tôi không thể chịu đựng được nữa, nên gọi điện cho con trai và nói với nó: “Ở nhà một mình, mẹ rất sợ”. Con trai tôi nói sẽ đón tôi về ở đó một thời gian, tôi không còn cách nào khác là phải làm phiền con trai mình.

Tôi thu dọn hành lý và Ьắt tàu cao tốc đến nhà con trai vào ngày hôm sau. Trước đây, tôi đã đến nhà con trai tôi nhiều lần, nhưng chỉ ở trong thời gian ngắn, và không kéo dài quá một tuần. Lúc đó, tôi luôn đi cùng chồng tôi, chúng tôi thường đi dạo, con dâu tôi khá nhiệt tình.

Nhưng lần này đến nhà con trai, tôi luôn cảm thấy có gì đó không ổn, thái độ của con dâu đối với tôi rất lãnh đạm. Con dâu tôi là người rất sạch sẽ, nhà cửa luôn ngăn nắp. Những năm gần đây, con trai bận rộn với sự nghiệp, từ khi có con, con dâu đều ở nhà chăm sóc con cái và quản lý tài chính của công ty.

Ban ngày, con trai tôi không có ở nhà, nên chỉ có tôi và con dâu. Dù con dâu rất lễ phép và tôn trọng tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy không thoải mái. Để giảm bớt sự gượng gạo này, tôi muốn cố gắng hết sức để tìm việc gì đó có thể làm cho bản thân, đồng thời, tôi cũng muốn giúp đỡ con dâu, và khiến con cảm thấy thoải mái hơn.

Tôi chủ động đi chợ mua những loại rau mà con trai tôi yêu thích khi còn nhỏ, và muốn nấu món gì đó thật ngon cho nó. Nhưng con dâu tôi nói không cần tôi nấu, vì sợ làm tôi mệt.

Ăn tối xong, tôi vội vàng dọn bát dĩa và rửa bát trong bếp. Sau này tôi phát hiện ra rằng, mỗi lần tôi rửa bát, con dâu tôi lại rửa lại.

Có lần con dâu nói với tôi: “Mẹ ơi, con thấy nhiều người già ở tuổi mẹ không thích sống cùng con cái, mẹ có thấy thoải mái khi sống ở đây không ?”

Tôi vội nói: “Làm quen được mà, ở với các con là tốt rồi”.

Con dâu nói tiếp: “Nghe nói cơ sở vật chất hỗ trợ ở viện dưỡng lão bây giờ rất đầy đủ, người già ở đó thường tổ chức một số hoạt động, có nhiều người cùng tuổi có thể nói chuyện, nhảy múa cùng nhau, rất là tốt. Dì hàng xóm nhà con, con trai và con gáι của bà đã mời bà đến chơi, nhưng dù thế nào đi nữa, bà cũng không muốn sống với họ, và phải sống trong viện dưỡng lão”.

Tôi chỉ biết “ồ”. Lòng chợt hiểu ra, con dâu đây là đang ám chỉ mình.

Chiều hôm đó, con dâu nói chuyện với tôi có vẻ thản nhiên, có lẽ đó là điều mà con dâu tôi đã suy nghĩ từ lâu.

Tôi nhớ rằng, khoảng nửa tháng qua tôi đã đến nhà con trai tôi, mặc dù bề ngoài con dâu tôi rất lễ phép với tôi, nhưng thực ra trong lòng không chào đón tôi đến sống ở đây lâu dài.

Tгêภ thực tế, điều này có thể hiểu được. Có bao nhiêu người dám khẳng định sẽ sẵn sàng sống với người già ? Con dâu tôi khá hiếu thảo, ít nhất vẫn không thẳng tay đuổi tôi ra ngoài, tôi rất biết ơn.

Mấy hôm sau, khi con trai đang ở nhà, tôi nói với con: “Mẹ đột nhiên muốn vào viện dưỡng lão, ở đó có nhiều người già bầu bạn, lại có chương trình dành cho người già. Con đưa mẹ đi xem nhé”.

Con trai và con dâu đưa tôi đi thăm một số viện dưỡng lão từ trung cấp đến cao cấp ở địa phương, cơ sở vật chất hỗ trợ rất tốt, nhân viên rất nhiệt tình. Có rất nhiều người lớn tuổi bằng tuổi tôi ở trong đó, và họ đều rất vui vẻ.

Tôi đã chọn một viện dưỡng lão mà tôi hài lòng nhất và ổn định ở đó. Khi chúng tôi trở về, con trai và con dâu rất vui mừng”.

Mấy ngày nay, bà bận rộn sắp xếp việc bán nhà, khi từ nhà con trai về, bà đã đăng ký căn nhà với một công ty bất động sản. Bà ấy nói với chúng tôi, có thể bà sẽ không quay lại đây trong tương lai, thậm chí còn tặng chú chó mà bà ấy rất mực thương yêu cho người xứng đáng, sẽ chăm sóc và yêu thương nó.

Bà còn bảo hàng xóm sang nhà chọn đồ, thích gì thì lấy nấy và cho miễn phí. Có người chọn lấy sofa của bà, có người lấy đi vài chậu hoa lan mà bà yêu thích, và còn có những người lấy đi vài thiết bị điện nhỏ. Tôi đã lựa chọn vài cuốn sách hay từ trong chiếc tủ sách lớn của bà.

Khi tôi rời đi, nhìn vào ngôi nhà sang trọng hơn 130m2 của bà, lòng tôi dâng trào cảm xúc: Khi về già, tôi sẽ về hưu ở đâu ?

( Sưu tầm )


 

Bố nuôi -Truyện ngắn

Kimtrong Lam

Ngày cưới củα tôi và em đã được ấn đinh, tôi đón chờ ngày 08/05/2016 sắρ tới như một món quà củα cuộc đời cho em, cho tôi và cho cả người chα già củα tôi nữα, Vậy mà chỉ tɾong ρhút chốc, giấc mơ ấy tαn tành, nó ρhá vỡ niềm tin củα tôi, hạnh ρhúc củα tôi nhưng đαu khổ hơn thế, nó có thể biến tôi thành một người con bất hiếu mà có nằm mơ, cả cuộc đời này tôi cũng không dám nghĩ mình sẽ có ngày bất hiếu với chα …

Em là người biết ɾõ hoàn cảnh củα tôi. Tôi mồ côi chα từ bé, mẹ tôi góα chồng năm mẹ 26t, mẹ có hαi đứα con tɾαi, đứα lớn 5t, đứα bé vừα mới 1t. Tɾong làng ngoài xóm nói mẹ tôi số sάϮ chồng, ông bà nội không nhìn nhận cháu. Mẹ tôi một mình nuôi hαi αnh em tôi tɾong đớn đαu và tủi пҺục. Tɾong làng có một người đàn ông tuổi đã ngoài 30 nhưng do di chứng củα Ьệпh quαi bị nên chẳng lấy vợ. Người đàn ông ấy bất chấρ tất cả, xin được cưu mαng bα mẹ con tôi dù giα đình từ bỏ, làng xóm chê cười và bạn bè dè bỉu. Người đàn ông đó chính là bố tôi. Bố không sợ số ρhận, không sợ gì số sάϮ ρhu củα mẹ tôi mà đón nhận chúng tôi như chính các con do bố dứt ɾuột sinh thành …

Bα năm sαu ngày bố tôi lấy mẹ, mẹ tôi mắc Ьệпh hιểм пghèc và quα đời. Chôn vùi nỗi tiếc tҺươпg vợ, bố vẫn nói với mọi người ɾằng hαi αnh em tôi chính là món quà quí giá mà mẹ để lại.

Từ ngày đó, nhà chỉ có 3 bố con nhưng chúng tôi chưα bαo giờ ρhải nhịn đói, cũng chưα từng nghỉ học dù chỉ 1 buổi. Bố nhận tất cả công việc có thể ( đóng gạch bα bαnh thuê, làm củ sứ điện, làm ρhụ hồ …) để nuôi chúng tôi khôn lớn. Nhiều đêm thức giấc, hình ảnh Bố tôi ngồi bên ngọn đèn khâu cặρ sách cho αnh em tôi mãi không bαo giờ tôi quên.

Có lần, đoàn thợ nhận được công tɾình lớn nhưng ρhải xα nhà 1 tháng, Bố tôi muốn đi lắm để kiếm được nhiều tiền, nhưng vì lo cho αnh em chúng tôi ở nhà nên Bố lại từ chối chỉ để ở cạnh các con. Sαu lần đấy, họ không nhận Bố tôi làm thợ ρhụ nữα, Bố lại chuyển sαng nghề bốc vác thuê, cứ αi gọi là đi, bất kể ngày hαy đêm, chỉ mong đủ tiền cho các con ăn học.

Từ lúc tôi nhận thức được, tôi chưα thấy Bố tôi khóc bαo giờ. Lần đầu tiên tôi thấy Bố tôi khóc là ngày tôi nhận giấy báo tɾúng tuyển ĐHKTQD ( K46). Ngày hôm đó, Bố tôi cầm tờ giấy báo tɾúng tuyển ĐH củα tôi mà 2 tαy ɾun ɾẩy, Bố để lên bàn thờ Mẹ thắρ hương ɾồi cứ thế mà khóc.

Tôi và em tɾαi chỉ biết nhìn Bố mà không nói nên lời.

Suốt những năm ĐH, Bố chưα bαo giờ chậm gửi tiền đóng học ρhí cho tôi dù chỉ 1 ngày, mặc tôi nói tôi đi làm thêm, mặc tôi có học bổng Bố vẫn gửi tiền đều đặn cho tôi và căn dặn tôi ăn uống đầy đủ, đừng làm thêm nữα, một mình Bố làm là đủ ɾồi. Năm 2 ĐH tôi bị tαi пα̣п nặng và ρhải nhậρ viện gần 1 tháng. Cả tháng đó, Bố mαng em tɾαi lên Hà Nội chăm tôi, tôi bảo sαo Bố không để em ở nhà cho nó đi hoc thì Bố bảo đi đâu Bố cũng mαng các con theo vì Bố không yên tâm giαo các con cho bất cứ αi. Gần 1 tháng đó, ngày Bố ɾα cầu Long Biên chờ người gọi việc bốc vác là làm, tối lại chăm sóc tôi tɾong viện. Những ngày tháng đó, cả đời tôi không bαo giờ quên…

Tôi ɾα tɾường đi làm cũng chưα muα được gì cho Bố, chỉ vài bộ quần áo mà mỗi lần muα, Bố lại dỗi lên dỗi xuống kêu tốn tiền. Tôi cũng mới sửα được cái nhà, cũng nuôi được em tɾαi ĐH. Bố vẫn luôn thế, vẫn Ьắt tôi dành tiền để cưới vợ, để muα nhà tɾên này, Bố bảo Bố vẫn làm được con đừng lo.

Hôm nhà tôi sαng nói chuyện người lớn với nhà em, tôi dẫn Bố đi muα 1 bộ vest, Bố bảo muα đắt lắm mà Bố chỉ mặc có 3 ngày ( ngày dạm ngõ, ăn hỏi và ngày cưới) con thuê hαy mượn cho Bố cũng được, tiền đó còn để lo cỗ bàn. Tôi ứα nước mắt, éρ mãi Bố mới chịu thử áo.

Hôm nαy tôi và em đi thử áo cưới, em vẫn đαng thử đồ, điện thoại em có tin nhắn zαlo củα người bạn thân em. Tôi nghĩ cô ấy gửi lời chúc mừng nên mở ɾα xem. Tôi không tin vào mắt mình khi nhìn đoạn chαt giữα em và bạn ấy. Em nói sαo? Em nói dù lấy tôi em vẫn không muốn ở với Bố tôi. Em bảo ɾằng em không muốn chăm bố chồng hờ. Em bảo với bạn ɾằng : ” ổng có đẻ ɾα chồng tαo đâu mà tαo ρhải chăm?

Cưới ɾồi cứ để ông ấy ở quê với thằng em… ” Còn nhiều, nhiều nữα mà tôi không thể đọc vì mắt cứ nhòe đi…

Em từng nói sẽ chăm Bố tôi, yêu tҺươпg Bố tôi khi chúng tôi là vợ chồng vậy bây giờ tôi nên tin lời em nói với tôi hαy tin vào đoạn chαt giữα em với bạn? Em có thể yêu tôi ít đi nhưng tҺươпg Bố tôi được không ? Người Bố đã mαng αnh em tôi đến cuộc đời này. Cho em một người chồng mà em vẫn ngày ngày nói yêu tҺươпg.

Ngày cưới đã định, Bố tôi vui mừng đi mời khắρ xóm làng. Bố tự hào về em, người con dâu có học thức. Còn tôi, tôi ngồi đây tɾăn tɾở, khổ đαu. Liệu tôi có làm em thαy đổi được không? Liệu em có sẵn lòng thαy đổi để tҺươпg yêu Bố tôi không ??? Tôi sợ lắm một tình yêu ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân. Tôi vốn chỉ quen với tình yêu cho đi mà không bαo giờ biết nhận lại củα Bố mà thôi.

Gửi αnh tɾαi.

Hôm quα tình cờ đứα bạn cho em đọc những lời tâm sự củα αnh tɾên gɾouρ, em đã nhận ɾα ngαy đó là αnh củα em. Nước mắt em đã ɾơi. Em không ɾơi nước mắt vì αnh mà vì Bố củα chúng tα αnh à.

Khi αnh viết lên những dòng tâm sự ấy, em hiểu αnh đã ρhân vân nhiều lắm. Để em kể αnh nghe, nghe về Bố củα chúng tα những ngày αnh vắng nhà, còn quyết định như thế nào thì tùy αnh định liệu, em không dám cản ngăn.

Ngày αnh lên tɾường nhậρ học, em và Bố lên Hà Nội cùng αnh, αnh còn nhớ chứ. Lúc tɾở về, nhà Nội ( Nội ɾuột gồm 2 Ông Bà và 2 Chú) sαng bảo Bố : ” thằng H có ρhải là con ông đâu mà ông đi khoe khắρ đầu làng cuối xóm, nó đậu đại học là do gen nhà tαo thông minh, chứ gen nhà mày thì chỉ có đi làm cửu vạn mà thôi.” Hôm đó em đã lαo vào ẩu đả với hαi Chú vì dám xúc ρhạm đến Bố. Em cứ lαo vào vừα khóc vừα quơ tαy đấm đá liên hồi. Em không ý thức được việc em làm, em chỉ thấy đαu vì họ sỉ пҺục Bố em. Bố đã lôi em ɾα giữ chặt tαy em và xin lỗi nhà Nội. Bố hứα sẽ giữ lời ăn tiếng nói. Đêm đó Bố ngồi tɾầm ngâm cả đêm không ngủ. Sáng hôm sαu Bố Ьắt em quì gối và vụt em bα ɾoi ( dù lúc đó em đã lớρ 9). Bố nói dù có như thế nào cũng không được hỗn hào với nhà Nội ɾuột…

Sαu lần đó có αi hỏi về αnh mắt Bố cũng long lαnh khoe αnh thông minh giống Bố ɾuột chứ người như Bố chỉ biết lαo động thôi. Suốt những năm αnh học đại học, chưα bαo giờ Bố chậm gửi tiền cho αnh nhưng cũng chưα bαo giờ Bố biết tới ăn sáng αnh biết không ? Nồi cháo đậu đen hôm tɾước ăn không hết, hôm sαu Bố ăn quα quít ɾồi đi làm. Bố hαy bảo người Tɾung Quốc sáng họ thường ăn cháo buổi sáng mới thọ. Bố muốn sống lâu để chăm sóc tụi bαy. Em chưα bαo giờ nhịn hoặc ăn cháo sáng dù chỉ nắm xôi hαy bát mì. Có lần αnh gọi về bảo nộρ tiền học tiếng Anh gì đó ( em quên ɾồi ) Bố đã đi vαy khắρ xóm cho đủ. Bố đi mãi đến khi Bố về thì đã hơn 1 giờ sáng. Em nói ” Bố có gửi cho Nó chậm 1 ngày cũng đâu sαo mà Bố ρhải đêm hôm khuyα khoắt thế này”. Em xót Bố thôi. Bố tát em, lần đầu tiên Bố tát em và khóc. (Em nói Nó là cái tɾung tâm tiếng Anh chứ có ρhải nói αnh đâu) thế mà Bố đấm ngực và bảo em chưα ngoαn là do lỗi Bố không biết dạy dỗ. Sαu lần đó em không bαo giờ dám nói bậy dù chỉ nửα lời.

Ngày αnh tốt nghiệρ Bố muα cho αnh Bộ vest mà 4 tháng sαu Bố mới tɾả hết tiền αnh biết không ?

Em không có ý định thi đại học vì hơn αi hết, em hiểu Bố nhọc nhằn đến như thế nào. Vậy mà Bố dỗi, Bố ốm cả tháng là em sợ đến ρhát ốm theo. Em lαo vào học và đỗ. Ngày em đỗ vào đại học Giαo thông vận tải Bố không khoe αi nữα, chỉ lặng lẽ dắt em ɾα thắρ hương mộ Mẹ mà thôi.

Em không biết αnh yêu chị Q nhiều bαo nhiêu. Chị ấy có quyền làm khổ αnh nhưng không có quyền làm khổ Bố em càng không có quyền xúc ρhạm Bố chúng tα. Anh quyết định sαo cũng được , em cũng năm cuối đại học ɾồi, αnh không ρhải lo nuôi em, cả Bố nữα vì em sẽ cố gắng lo cho Bố. Chính vì thế mà em chưα dám yêu một αi vì em chưα tin ɾằng sẽ có αi đó có thể hiểu và thông cảm với hoàn cảnh củα chúng tα, chiα sẻ với chúng tα và tɾân quí Bố mình. Nhưng αnh khác và em khác. Em sẽ mαng Bố theo em suốt cuộc đời này, αnh đừng ρhải lo nếu αnh còn ρhân vân.

Em: HVĐ


 

“CON LỤM NÓ”…- nhà văn Tran Nha Thuy.

8 SÀI GÒN

“CON LỤM NÓ”…

Dừng xe chỗ ngã tư Hàng Xanh, thấy đứa trẻ ăn xin đang ngồi buồn thiu với con chó già nua run rẩy.

Mình hỏi, con chó của cháu à, nó bị sao vậy?

Đứa trẻ cười: “Con mới lụm nó hồi trưa hôm qua đó chú. Nó bị què, đi không được, con thấy tội nên lụm”.

Một con chó già, bị ai đánh hay bị bệnh mà hai chân sau sưng vù, cả thân hình run run. Hình như đứa trẻ đã lấy cái áo cũ quấn cho nó bớt lạnh.

“Nó tên gì?”

“Con mới lụm nên cũng chưa đặt tên luôn chú”.

Đứa bé gái lại cười.

Đứa trẻ này có nụ cười đẹp và chất phác. Cứ nói về con chó nó lại cười, như vui lắm, như con chó là người thân của nó vậy. Hay như vừa có được một món quà quý giá.

Định không chụp hình mà thấy khuôn mặt cô bé hay quá nên xin cháu chụp vài tấm. Nó cười nhăn cả mũi. Cứ nói về con chó. Con lụm nó đó chú.

Cho đứa trẻ ít tiền rồi chạy đi.

Tranh thủ về nhà trước giờ kẹt xe.

Cô bé ăn xin và con chó già, mai mốt có khi quay lại để ghi thêm những chuyện nhỏ Sài Gòn.

Bài và hình của nhà văn Tran Nha Thuy.

THẾ À! – Truyện rất ngắn

Có một cô gái con nhà danh giá gần chùa bị chữa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô tra khảo, đánh đập rất bạo. Ban đầu cô định quyết tâm không khai nhưng sau đó cô thiết nghĩ nông cạn rằng khai đại thiền sư Hakuin ở chùa gần nhà là khỏe nhất. Vì thiền sư vốn nổi tiếng, đông đệ tử, ai cũng kính trọng, hơn nữa thiền sư vốn từ bi nên không chối, không kiện ngược hay làm khổ cô. Thế là cô khai đứa con ấy là con của thiền sư.

Gia đình cô tức giận nhưng kiên nhẫn chờ đứa con được sinh ra buộc cô gái phải mang tới trả cho thiền sư.

Khi gia đình cô mang đưa bé tới thả vào tay thiền sư và bảo: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả”.

Hakuin: “Thế à!”

Thông tin được loan ra và dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường. Họ cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả… rồi đệ tử cũng dần dần bỏ ra đi gần hết.

Không có sữa cho đứa bé, đệ tử xa lánh nên đích thân thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.

Một thời gian, cô gái thấy điều ấy thật nhẫn tâm và tội lỗi nên quyết tâm nói ra sự thật. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ.

Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.

Thiền sư nghe xong, bảo: “Thế à!”.

Sự tình câu chuyện lại được loan ra và dân chúng cũng như đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên tốt đẹp của thiền sư nên lần lượt kéo về và danh tiếng lại hơn xưa.

S.T.


 

Quà Tặng Thứ Hai Của Cuộc Đời – Trần An Bình Lược Dịch-Truyện ngắn HAY

Ở bệnh viện tổng quát Massachusetts, cô gái 20 tuổi Alicia Sferrino cùng cha mẹ đang ngồi nghe bác sĩ Leslie Fang, bác sĩ chuyên khoa về thận chẩn bịnh: “Cô có chứng nephritis, một chứng sưng thận bất bình thường… thận cô bị hư hại đến 95%…”

Alicia bị biến sắc ngay. Hai hàm răng nghiến lại, trả lời trong cổ họng: “OK, thận tôi đang gặp biến chứng, khi nào thì tôi bắt đầu được chửa trị?

Bác sĩ Fang cho biết: “Tôi rất tiếc, trường hợp của cô không thể đảo ngược được. Trong thời gian tới cô sẽ phải dùng cách lọc thận (dialysis).

Alicia bị sốc mạnh. Chỉ vài tuần trước đây thôi cô rất khỏe.

– “Có cách nào thay thế không, thưa bác sĩ?” Mẹ cô vọt miệng hỏi thêm.

Bác sĩ trả lời:

– Chỉ có cách duy nhất. Nếu chúng ta tìm được người hiến thận thích hợp, thì chúng ta có thể giải phẩu ghép thận.

Sau đó bác sĩ mời Deanne và Vincent (mẹ và cha) cô gái sang phòng riêng hỏi chuyện.

Bác sĩ cho biết:

– Việc ghép thận rất hạn chế. Người xin ghép thận phải nằm trong danh sách chờ đợi hơn 2 năm. Nên nếu người thân trong gia đình có cùng loại máu, cùng loại mô thì việc ghép nhanh hơn. Nếu ông bà sẵn sàng, tôi sẽ cho thử ngay bây giờ để coi ai có thận phù hợp với cháu.

Mặt bà Deanne thay đổi nhanh.

Ông Vincent thì trả lời thầm thì:

– Alicia là con nuôi của chúng tôi. Chúng tôi không biết mẹ cháu giờ đang ở nơi đâu nữa.

Bác sĩ Fang, ngữa lưng ra ghế trong vẻ thất vọng:

– Chúng ta chỉ có thời gian rất ngắn để tìm ra ba mẹ cô ấy.

Vincent là kỷ sư làm việc cho đại học MIT thuộc phòng thí nghiệm Lincoln; và Deanne, mẹ nuôi của em là thư ký. Họ xin được Alicia lúc cô bé mới 5 tháng. Họ luôn mơ ước có thêm đứa con gái để cùng chơi với đứa trai, 4 tuổi, cũng là con nuôi. Đứa bé 5 tháng tuổi có mắt xanh đẹp vô cùng.

Alicia mang lại niềm vui, hạnh phúc, mang lại nhiều sinh khí cho cả gia đình. Mặc dù cô cao có 1.5m nhưng cô trở thành ngôi sao thể thao, môn hockey, cho trường trung học của cô. Sau đó cô học hai năm trường cao đẳng, ra trường cô làm cho công ty quần áo Calvin Klein, nơi đó cô phải làm theo những điều kiện rất khắc khe. Cô không bao giờ lùi bước trước những thử thách.

Bây giờ là giai đoạn Vincent và Deanne phải đối đầu với thử thách to lớn: Đi tìm cha mẹ ruột của Alicia. Deanne nghĩ về qua khứ em bé bị bỏ rơi và thì thầm với chồng

– “Nếu tìm gặp, họ không nhìn nhận, họ chối từ thì sẽ là một việc đớn đau hơn nữa. Cho nên tốt hơn không cho Alicia biết về vấn đề con nuôi, và cũng không cho biết họ đang đi tìm cha mẹ ruột Alicia ”.

*

Vincent xin và được sự cho phép của tòa án để lục lại hồ sơ cho và nhận con nuôi. Tìm được khai sanh gốc của em, tên người mẹ là Ruth Chiasson. Hồ sơ cũng cho biết bà Chiasson sống ở vùng Framingham, Massachusetts. Nhưng địa chỉ nầy đã 20 năm rồi.

Những ngày sau đó Vincent và Deanne liên lạc không ngừng nghỉ, điên thoại đến bất cứ người nào mang họ Chiasson trong vùng Framingham. Không kết quả, không ai biết bà Ruth Chiasson cả.

Đến cuối tháng Hai, căn bệnh của Alicia cần có sự truyền máu. Đây là một ác mộng của em. Em nói như một lời thề nguyền đến người chồng sắp cưới, là sinh viên học ngành kỷ sư :

– Em không muốn anh phải gánh vác trách nhiệm phải chăm sóc em suốt cả đời nữa.

Người chồng sắp cưới trả lời:

– Đừng nói như vậy.

Cái viễn ảnh sẽ mất Alicia làm Jeff đau khổ tột cùng.

Đến tháng Ba sức nặng của cô giảm đáng kể từ 43 kí xuống còn 36 kí. Cô ta quá yếu để làm việc. Những thuốc men để củng cố quả thận gây cho cô những cơn đau khủng khiếp.

Nhìn con đau đớn làm Vincent cảm thấy như đang ở bến bờ của tuyệt vọng. Nhưng ông nghĩ: ”Phải có một cách gì đó cứu được con chúng ta”.

Vào một buổi sáng, Vincent ngồi trong văn phòng làm việc, ông kiểm điểm lại danh sách hai vợ chồng đã liên lạc. Tất cả các người có họ Chiasson ở vùng Framingham, tất cả các cơ sở công mà nắm giữ hồ sơ khai sanh, khoảng một tá các văn phòng thư viện và các văn phòng lưu giữ danh sách các người bầu cử. Tất cả các số điện thoại đều gọi qua chỉ trừ một người ông chưa gọi. Người nầy tên là Michael Ward, ông nầy là thư ký tòa hành chánh thành phố Framingham. Vincent vừa vái lầm thầm vừa bấm số điện thoại.

Ông Ward trả lời, ông Vincent giải thích lý do tại sao ông gọi và nhờ sự giúp đở của ông.

Ngưng vài giây ngắn ngủi, Ward trả lời:

– Lâu rồi tôi biết một ông tên Paul Foisy, ông nầy cưới một bà tên Ruth Chiasson. Nhưng họ đã ly dị lâu rồi và dọn đi vùng khác sống từ lâu.

– Ông còn nhớ điều gì khác nữa không?

– Chúng tôi còn giữ một số hồ sơ cũ, tôi sẽ lục lạo tìm thêm, tôi sẽ điện lại ông sau nhe.

Vincent cám ơn rối rít và cúp máy. Một giờ trôi qua, đó là thời gian dài nhất trong cuộc đời của Vincent.

Rồi điện thoại reo. Ông Ward cho biết thêm:

– Tôi có thêm một ít thông tin này, Ông Cha Barrett đứng ra làm lễ kết hôn cho họ tại nhà thờ St George ở Framingham. Bây giờ anh liên lạc với ông linh mục nầy có thể ông ta biết bà Ruth hiện giờ ở đâu.

Vincent vội vàng cám ơn và cúp máy.

Ông vội vàng bấm số nhà thờ St George , giọng người đàn bà trả lời:

– Thưa ông, Cha Barrett đã không phục vụ tại đây hơn 10 năm rồi.

– Thế có ai biết Cha Barrett hiện giờ ở đâu không ?

Ông Vincent chờ trên đầu giây một hồi, bà trả lời:

– Cha Barrett hiện giờ phục vụ ở nhà thờ St John, Evangelist Catholic Church ở thành phố Chelmsford.

– Cám ơn bà thật nhiều.

Chelmsford chỉ là thành phố kế bên của Framingham thôi. Tim của Vincent đập thình thịch, hồi hộp ông rà từng dòng các số phone của nhà thờ. Bấm số xong, giọng người đàn ông trả lời.

Vincent đã mất bình tỉnh, giọng run run cho biết:

– Thưa ông, tôi xin được nói chuyện với Cha Barrett.

– Dạ vâng, tôi đang nói đây.

Vincent hít một hơi thở thật sâu rồi cho biết tự sự…

**

Vào buổi chiều ngày 29 tháng Ba, một người đàn bà quẹo vô và ngưng lại trước nhà ở Sunrise , Florida; bà vói lấy xấp thư từ thùng thư. Người đàn bà 37 tuổi, người đầy năng lực ấy là Ruth Foisy, hôm nay đã làm việc 10 giờ đồng hồ rồi. Bà quản lý một quán cà phê trong vùng.

Ba đứa con Barbie 17 tuổi, Renee 14 tuổi và Paul 11 tuổi – hôm nay chúng còn đang ở trường nên Ruth có vài giờ ở nhà cho đến giờ đi đón con. Bà ngồi vào ghế mở thư ra đọc. Bà ngạc nhiên khi nhìn vào bao thư tên người gởi là Cha Barrett.

Bà nghĩ: ”chúng ta đã mất liên lạc nhau hơn 10 năm nay rồi mà? Chuyện gì mà Cha lại liên lạc con?

Bà xé bao thư ra đọc, bên trong không phải thư của Cha Barrett. Trong thư bắt đầu với đoạn: “Lá thư nầy có thể làm bà ngạc nhiên ghê lắm, nhưng tôi tin rằng bà hiểu về lòng nhân ái và muốn được thực thi lòng nhân”.

Ruth tiếp tục đọc mà nước mắt lưng tròng. Trong thư cho biết thêm Alicia đang rất cần được sự hiến thận… “ Chúng tôi rất thông cảm nổi khó khăn cho bà khi đi đến quyết định.” Vincent và Deanne viết tiếp: ”Chúng tôi chỉ xin một điều duy nhất bà hãy quyết định cẩn thận với đầy lòng từ tâm”.

Ruth bắt đầu khóc và trí nhớ bà lùi lại 20 năm trước. Ở tuổi 17 bà sinh ra một đứa con gái thật đẹp bà đặt tên là Patricia Ann. Bà và người bạn trai đều muốn cưới nhau nhưng mẹ của bà nhất định từ chối và ép bà phải cho đi đứa con. Ở văn phòng tiếp nhận những đứa con rơi, Ruth đã do dự, đắn đo, suy nghĩ đến 4 giờ đồng hồ mới có thể đặt bút ký giấy cho con.

Nhiều tháng sau đó, Ruth khóc thường xuyên cho đứa con bị bỏ đi. Và mỗi năm cứ đến ngày 7 tháng 12 bà cứ đốt lên cây đèn cầy để tưởng nhớ về ngày sinh nhật của đứa con bỏ rơi.

Ruth suy nghĩ: “Bây giờ tên con là Alicia, và con đang cần mẹ”.

Lúc sau các con đi học về. Đôi mắt còn rươm rướm mà kể cho các con nghe. Và lần đầu tiên các con Ruth mới biết chúng có thêm người chị cùng mẹ khác cha.

Sau đó, Barbie đến ôm chầm lấy mẹ: “Mẹ cứ quyết định đi, mẹ quyết định thế nào con cũng ủng hộ mẹ hết mình”.

Cuối tháng 4, Vincent và Deanne quá nôn nóng vì đã 4 tuần lễ trôi qua từ khi hai ông bà đưa thư nhờ Cha Barrett chuyển đến Ruth. Lúc nầy Alicia đã quá yếu rồi. Vincent điện thoại đến Cha Barrett lần nữa để hỏi. Cha Barrett vừa nhấc điện thoại của Vincent là Cha nói như hét trong cơn vui mừng: “Lạy Chúa, bà Ruth Foisy đã đồng ý sẵn sàng hiến nội tạng”.

Ruth đến Boston ngày 2 tháng 6 và được thử máu ngay tại bệnh viện Massachusetts. Kết quả, thận của Ruth rất hợp với Alicia.

Alicia và Vincent đến gặp bác sĩ Fang, cho bác sĩ biết họ đã tìm được người hiến thận. Đó là người mẹ ruột của Alicia. Đến lúc nầy họ mới kể cho Alicia quá trình gian nan để đi tìm mẹ ruột và bấy giờ Alicia mới biết cô chỉ là con nuôi.

Hai ngày sau Ruth hồi hộp ngồi trong phòng chờ đợi của bác sĩ Fang. Ruth và Alicia sắp sửa gặp mặt nhau. Ruth nhớ lại, 20 năm trước, em bé nhỏ xíu nắm chặt lấy ngón út của mẹ và khóc không muốn rời. ”Liệu cô bé này sẽ còn tức giận ở ta?”

Vài phút sau, Ruth chạm mặt với cô gái trẻ đẹp. Ruth xúc động chảy nước mắt, bà thì thầm: ”Mẹ không biết nói sao nữa”.

Alicia ôm chầm lấy bà và thì thầm:

”Không sao mẹ”.

Tối hôm sau Alicia và Ruth gặp nhau tại nhà hàng cho buổi ăn tối. Sau phút đầu hồi hộp. Alicia đã nêu câu hỏi mà nàng ấp ủ:

– “Tại sao mẹ phải bỏ rơi con?”.

Ruth nhìn về hướng khác vài giây rồi nhìn thẳng vào mắt Alicia:

– “Làm ơn tin tưởng vào lời mẹ, mẹ đã không muốn vậy!”

Ruth kể cho Alicia biết về tuổi trẻ phải mang thai, về những thời gian đau khổ sau khi phải cho đi con mình…Alicia chồm người sang nắm chặt tay mẹ; với hành động nầy Ruth đã hiểu con đã tha thứ lỗi lầm của mẹ.

*

Cuộc giải phẫu lúc 11 sáng ngày 12 tháng 6 tại bệnh viện Massachusetts bởi hai nhóm bác sĩ. Bác sĩ cắt lấy quả thận của Ruth bỏ vô hộp chứa dung dịch lỏng đoạn đẩy sang phòng giải phẫu kế bên. Nhóm bác sĩ khác cắt phần bụng phía trước Alicia đưa vào quả thận lành mạnh.

Năm giờ sau, bác sĩ trưởng nhóm giải phẫu bước ra tiến đến nơi Vincent, Deanne, Michael và Jeff đang chờ đợi. Bác sĩ cười và lên tiếng, ”Cả hai đều khỏe”.

Ngày hôm sau, mặc dù vẫn còn đau các y tá đưa Ruth đến phòng Alicia. Đang nằm trên giường Alicia đưa tay nắm lấy tay Ruth:

– “Cám ơn mẹ đã cho con cuộc đời”.

Sau khi bình phục hoàn toàn, Alicia làm lễ kết hôn với Jeff. Năm 1966 họ sinh ra bé gái đặt tên là Ashley Ann.

Nguồn: FB Tran An Bình.


 

THẦY TU BẮT TRỘM – Nguyễn Nguyên An – Truyện ngắn HAY

Nghệ Lâm Hồng

Những ngày giáp Tểt trời dịu lạnh, mưa lâm thâm, cây mai trước chùa nở lác đác mấy bông vàng, cánh hoa mỏng mảnh, khẽ run run trước gió, như những đốm lửa bé xíu nhen ấm góc trời Đông. Thầy Hân đứng dưới mái hiên chùa nhìn những búp hoa xanh tơ lòng bâng khuâng nhớ ân sư. Chú tiểu đang chùi bộ lư đồng:

– Năm này mai trỗ đúng Tết phải không thưa thầy?

– Ừ.

Chú tiểu vẫn bậm môi, kẹp cứng chiếc lư giữa hai bàn chân, hai tay kéo giẻ dạ chạy qua chạy lại chà xác chiếc lư đồng ngời lên. Nghỉ tay, chú lại hỏi:

– Con nghe người ta nói sáng mồng một mai vàng nở là năm đó tốt lành phải không thưa thầy?

– Dị đoan! Tốt xấu do hạnh nguyện, tu tập, sự lao động của mình mắc chi mai nở mai tàn, nhưng người ta hay tin giờ phút mới mẻ, thiêng liêng ngày đầu năm, trong nhà có sắc khí tươi tắn của mai vàng thì may mắn. Hơn nữa cốt cách mai vàng đoan chính, dẻo dai chịu đựng mưa gió nóng lạnh suốt năm, chờ Tết khai hoa đón xuân về.

Sau thời kinh đầu ngày, thầy thong thả ra y áo, thay nhật bình qua nhà trai thưởng trà. Chú điệu hớt hải chạy vào:

– Bạch thầy, cây mai…mai…

Thầy chiêu một ngụm, rồi bỏ tách trà xuống. Biết có chuyện quan trọng. Vẻ mặt thầy vẫn ánh nét dịu hiền, dằm thắm để giảm sự căng thẳng từ chú tiểu:

– Chuyện chi mà vội vội vàng vàng rứa?

– Dạ, cậy mai bị trộm rồi!

Dù cố bình tĩnh nhưng mặt thầy lộ nét nghiêm trọng. Cây mai trước

do chính ân sư trồng, ân sư nâng niu cây mai như tăng chúng trong chùa. Bây giờ ân sư đã viên tịch, thầy thương quý nó như ân sư; kỷ niệm còn lại của ân sư trong tâm khẳm của thầy là lời dạy bảo, đức hạnh của ân sư, ngôi chùa và cây mai nầy. Thầy có trách nhiệm chăm sóc vun vén nó. Tuy vậy, thầy vẫn điềm tĩnh, từ tốn đi theo chú tiểu đang chạy lóc cóc đôi guốc mộc trở lại trước chùa.

Thầy Hân đứng sững trước bồn hoa trống không. Cây mai không cách mà bay!? Rải rác trên nền đất mấy bông hoa nhàu úa, chỉ còn gốc mai bám rêu xanh, trơ trất thớ gỗ còn lùi xùi mùn cưa ướt… Chú tiểu mắt rướm nước:

– Hu… hu.. ui… ai cưa trộm cây mai rồi… hu…

Thầy Hân không nói gì lặng lẽ lấy đi cái cưa, hì hục cưa ở gốc mai còn lại lấy ra khúc gỗ chừng một tấc. Chú tiểu ngạc nhiên hỏi:

– Cưa khúc gộc làm chi vậy thưa thầy?

– Rồi chú sẽ biết… chú đi chợ tết với thầy nhé?

Chợ hoa tết ven sông tràn lấn hè phố. Người mua người bán đông đúc. Trên vỉa hè một rừng mai qúa đầu người mọc lên từ hồi nào. Thầy dẫn chú tiểu len lỏi suốt buổi mà chưa chọn được một nhánh mai nào. Thầy biết ý, an ủi chú tiểu:

– Chịu khó một lát nữa rồi về, ai đời đi chơi chợ Tết mà mặt mày bí xị như bị mất sổ gạo vậy?

Thầy đứng trước một cây mai rất giống cây mai trước chùa, chăm chú nhìn tỉ mỉ từ gốc cho tới ngọn, kể cả những u nần xù xì… Rồi thầy hỏi thằng bé đứng bán gốc mai ấy:

– Bố mẹ cháu đâu cháu phải bán mai một mình thế?

– Bố cháu đang ở bệnh viện chăm sóc bà nội cháu bệnh nặng, trưa bố cháu mới ra thay cháu. Sư thầy mua đi, hoa có sáu cánh thầy ạ, chiều thế nào người ta cũng mua mất uổng lắm. Cháu bán rẻ mà.

– Rẻ là bao nhiêu?

– Ba triệu hai không bớt, sư thầy coi đẹp thế này.

Thầy Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi nói:

– Thôi đựơc ông mua cho cháu ba triệu, mau đi gọi cha cháu ra đây nhận tiền.

Thằng bé “dạ” một tiếng rồi cắm cổ chạy đi sau khi cẩn thận nhờ người bán mai kế bên trông chừng. Thằng bé trở lại dẫn theo một người đàn ông có dáng đi thập thững. Ông nhìn thầy với cài nhìn lấm lét, dò xét và cất giọng cò kè:

– Thầy cho đúng ba triệu hai.

– Cũng được, nhưng nhờ chú cùng tôi chở cây mai lên nhà tôi.

– Không. Tui bận lắm, thầy có mua thì đưa tiền đây, tui bưng lên xe cho thầy – Người đàn ông dặn thằng bé – Tau không bán nữa, tau có việc, mi không được kêu tau nghe chưa.

Thấy người đàn ông định lủi mất vào đám đông, thầy Hân gọi:

– Chú nớ, tiền đây tới lấy!

Mắt người đàn ông sáng lên, quày quả đi lui. Thầy Hân gọi mọi người đến vây quanh người đàn ông và cây mai, nói:

– Nhờ bà con cô bác chứng kiến hộ tôi – Thầy Hân lục xách lấy khúc gỗ mai cưa đem theo – Đây là cây mai nhà tôi bị cưa trộm đêm qua, cô bác coi này!

Thầy Hân nhờ một anh thanh niên nâng cây mai trong thùng sắt lên, ráp khúc gỗ mai đem theo khít vào gốc cây mai người đàn ông bán. Mặt người bỗng tái đi, nói lắp:

– Cây mai của tui mà, cây giống cây, thầy ráp vào gộc nào cũng vừa, thầy đừng nói bậy… người tu hành đừng vu…

Thầy Hân với tay cào lớp rêu vào cục u nần, sù sì trên thân cây mai, lộ ra pháp danh của thầy màu vàng cháy, nói:

– Chú không con chối bừa nữa nhé, đây là pháp danh của tôi, tôi khắc Tết mấy năm trước.

Trước hai chứng cớ rõ ràng, người đang ông run rẩy định lẻn nhanh ra khỏi vòng người. Anh thanh niên nhanh tay bẻ quặt tay người đàn ông lại và nói:

– Thầy đem hắn vào đồn công an.

Mọi người ra vẻ đồng tình, ai ai cũng nhìn người đàn ông với ánh mắt không thiện cảm, xen lẫn thương hại. Thằng bé đứng lớ ngớ bên cha nó khóc…

– Xin thầy tha cho ba cháu, nhà cháu nghèo lắm!

– Ai nghèo cũng đi ăn trộm cả à? – Có tiếng người nói to.

– Mẹ tui bệnh, tui trộm mai bán lấy tiền lo thuốc thang cho mẹ, xin thầy xá tội cho tui lần đầu!

Thầy Hân đứng trầm ngâm một hồi rồi thủng thẳng nói:

– Thôi xin bà con tha cho chú làm phước. Chú đưa cây mai về giúp tôi, tôi không đưa chú đến công an đâu mà sợ, tôi ngần nầy tuổi nầy rồi không lừa chú đâu.

Người đàn ông lập cập cùng thằng bé vác cây mai ra xe xích lô. Thầy và chú tiểu lên xe chạy theo cùng. Trên đường ngang bệnh viện, thầy bảo thằng bé trông chừng cây mai và chờ thầy vào bệnh viện thăm mẹ chú bán mai. Trong bệnh viện thầy Hân thấy mẹ chú bán mai com rom trong lớp chăn cũ. Bà cụ mệt nhọc thở. Nghe tiếng chú bán mai gọi, cụ bà hé đôi mắt mờ và cái miệng xám xịt thều thào:

– Con mua thuốc cho mẹ chưa? Mẹ đau trong người lắm!

Chú bán mai mân mê cánh tay da bọc xương của mẹ rơm rơm nước mắt! Thầy Hân lấy ra xấp tiền khoảng bốn triệu đem theo để chi dùng, bọc trong giấy báo đưa cả cho chú bán mai:

– Anh cầm tiền lo thuốc thang cho bà cụ.

Chú bán mai cầm xấp tiền tay run run. Chợt chú quỳ xuống trước mặt thầy Hân, vừa khóc vừa nói:

– Cháu và mẹ cháu đội ân thầy suốt đời.

Thầy Hân đỡ chú bán mai đứng lên và khuyên nhủ mấy lời tâm huyết rồi từ biệt chú bán mai cùng bà cụ.

Cây mai vàng của chùa đã trở về chùa. Nó không đứng trong bồn hoa mà đứng trong nhà trai. Vừa treo những thiệp Tết lên cây mai chú tiểu vừa ngẫm nghĩ câu nói của người xưa “Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt” – Quay sang nói với thầy Hân:

– Chú bán mai quỳ gối trước lòng nhân ái của thầy?

– Lòng nhân ái không cầu người khác quỳ gối, mà cầu cảm hóa được họ. Tất cả mọi sự đều vô thường, sống chết của con người cũng vô thường huống chi là cây mai, hôm kia thầy học được bài học hiếu thảo từ chú bán mai, bài học dạy cho thầy kính yêu cha mẹ và ân sư hơn, chỉ cho thầy biết buông bỏ và ban cho. Chú tiểu à, chỉ có nghiệp theo ta mãi mãi – Thầy Hân ngước lên nhìn bầu trời, lẩm bẩm – Mùa xuân đã về mang bao niềm hoan hỷ đến với mọi người… Nếu ai từ bi niềm hoan hỷ trong tâm tư nhân lên gấp bội…

Chú tiểu hiểu lời dạy của thầy


 

Truyện ngắn-Lữ quán kinh dị-Trần Thế Kỷ/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

October 10, 2024

Trần Thế Kỷ/SGN

Đây là một câu chuyện kỳ lạ mà mỗi khi nhớ lại, tôi không khỏi rùng mình, không ngờ là mình từng trải qua.

Một tối nọ, tôi đang trên đường xa trở về thì xe bất ngờ chết máy. Hai bên đường toàn đồng không mông quạnh, không tìm ra tiệm sửa xe nào. Tôi đành dắt bộ nhiều cây số liền. Trời tối đen như mực, không một ánh trăng sao.

Đang mệt lử thì tôi chợt thấy ánh sáng từ phía xa xa. Mừng quá, tôi cố đẩy xe nhanh. Tới gần, tôi nhận ra đó là ánh sáng của một ngôi nhà. Một lữ quán nằm trơ trọi bên đường .

Tôi để xe cạnh cây me phía trước rồi bước vào quán và ngồi phịch xuống chiếc ghế còn trống ngay gần cửa. Lúc đó đã gần 12 giờ đêm nhưng khách vẫn còn đông. Các ghế hầu hết đều kín chỗ. Chẳng ai nói với ai một lời. Họ lặng lẽ ăn trong im lặng.

Trong cái ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn cũ kỹ, tôi để ý gương mặt họ ai cũng có vẻ trầm tư. Ngoài trời tối mênh mông. Mấy chú ma trơi bay lờn vờn trong gió lạnh.

Thấy tôi vào, người chủ quán dáng người khắc khổ  bước tới, hỏi tôi dùng chi. Giọng ông ta nhỏ nhẹ tựa như từ nơi nào vọng tới chứ không phải ngay sát bên tôi. Tôi gọi một tô cháo gà. Chưa đầy năm phút sau, một cô gái trẻ, chắc là con ông chủ, bưng ra cho tôi một tô cháo thơm phức.

Đang đói nhừ, tôi vội ăn ngay. Cháo ngon tuyệt. Nếu tôi không lầm thì trong đời mình tôi chưa từng ăn thứ cháo nào ngon như vậy.

Chỉ trong năm phút tôi ăn hết nhẵn tô cháo. Vẫn còn thèm, tôi gọi thêm tô nữa. Xong tô thứ hai, tôi thấy trong người thật thỏa mãn. Bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến. Rồi tôi cảm thấy buồn ngủ vô cùng, mắt cứ nhíu lại, chỉ muốn lăn ra sàn mà ngủ. Tôi nhờ ông chủ cho một chỗ nằm. Ông ta gật đầu rồi bảo con gái dẫn tôi vào phía trong. Nơi đấy có sẵn một căn phòng nhỏ với chiếc giường con trải chiếu bên trên. Đang thèm ngơi nghỉ, tôi leo lên giường đánh liền một giấc .

Chừng năm giờ sáng, tôi bị đánh thức bởi những giọt mưa lạnh lẽo rơi lâm thâm trên người. Mưa rơi trên người tôi ư? Tôi bừng tỉnh và kinh ngạc nhận ra mình đang nằm giữa một cánh đồng mênh mông, không một bóng nhà. Lữ quán mà tôi tá túc đêm qua đã hoàn toàn biến mất. Hay là ai đó đã khiêng tôi ra đây trong lúc tôi đang ngủ say? Có lý nào như vậy vì cái xe của tôi dựng bên cạnh cây me già vẫn còn đó. Và cả cây me già, nó vẫn còn kia . Chỉ cái lữ quán thì không còn, thể như nó chưa từng tồn tại.

Bụng tôi cảm thấy đói cồn cào cho dù tôi nhớ rõ đêm trước mình đã ăn hai tô cháo đầy. Thật kỳ lạ. Trong nỗi hoang mang, tôi bước tới chiếc xe của mình, đạp thử. Tôi vừa đạp nhẹ thì chiếc xe tức thì nổ máy, tưởng như ai đó đã sửa nó đêm qua. Ai đã làm việc đó?

Tôi lên xe, chạy mươi cây số thì gặp nhiều nhà dân ở bên đường. Dừng lại hỏi thăm, tôi bủn rủn cả người khi được một cụ già cho biết lữ quán tôi vừa kể từng ở vị trí đó cách đây mấy mươi năm. Nhưng trong thời chiến tranh, một quả pháo lạc đã phá nó tan tành, đồng thời cướp đi mạng sống của hàng chục thực khách và cả người chủ quán cùng cô con gái nhỏ. Ông cụ bảo trước tôi đã không có ít người đi đường ban đêm lạc vào lữ quán ma quái đó.

Nhưng câu chuyện của tôi chưa dừng ở đây. Khi tôi về đến nhà thì vợ tôi xúc động bảo hầu như suốt đêm vợ tôi không sao chợp mắt được. Vì khoảng gần 12 giờ đêm, nàng mơ thấy tôi đang ngồi giữa một cánh đồng. Bao quanh tôi là hàng chục con người đầy thương tích máu me. Người cụt tay, kẻ cụt chân. Có người còn cụt cả đầu,  máu tuôn ra như suối .

Rồi vợ tôi bừng tỉnh, lo lắng đợi tôi về.


 

MỘT CƠN GIẬN…- THẠCH LAM- Truyện ngắn HAY

 8 SÀI GÒN

Truyện ngắn:

THẠCH LAM

Một buổi tối mùa Đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình.

Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:

– Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.

Cũng một buổi chiều mùa Đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.

Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay đằng xa đi lại, anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi, tôi mặc cả:

– Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.

– Thầy cho sáu xu.

– Không, bốn xu là đúng giá rồi.

Tôi vừa nói vừa bước đi. Người phu xe đã có tuổi, cứ kéo cái xe theo sau tôi mà lẩm bẩm: “Bốn đồng xu từ đây về nhà bò”. Cái tiếng nhà bò anh ta nhắc đi nhắc lại làm cho tôi khó chịu. Tôi biết đó là một cách của các phu xe cứ đi theo sau khách để làm cho người ta bực tức, tôi lại càng ghét và quay lại gắt:

– Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.

Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:

– Lại đây đi mà.

Rồi anh ta hạ càng xe xuống, cứ đứng yên chỗ ấy đợi chứ không kéo lại phía tôi. Cái cử chỉ ấy làm tôi sinh ghét thêm, đã toan không đi, nhưng lúc ấy không có cái xe nào khác. Tôi giận dữ bước mạnh lên xe, vừa mắng:

– Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ.

Anh xe cãi lại:

– Từ đây về đấy thầy cho được bốn đồng xu thật rẻ quá!

– Thì ai bảo anh đi? Không có tôi đã gọi xe khác.

Người phu xe khẽ thở dài, yên lặng nhấc xe lên. Lúc bấy giờ tôi mới ngả mình ra phía sau, nhưng thấy cái đệm cứng như gỗ đập vào lưng, tôi cúi xuống bên nhìn cái tay xe.

Tôi đoán không sai, chính là một cái xe hiệu “con lợn” cái tên hiệu cũng xứng đáng một hạng xe tàng ở ngoại ô mà tôi vẫn phải đi. Anh xe này đã vào đây kéo trộm, vì xe ngoại ô không được phép vào thành phố đón khách, nếu không tuân lệnh thì bị phạt từ ba đến bốn đồng bạc. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa.

– Xe khổ thế này mà anh lại còn đòi cao giá.

– Xe thế mà thầy chê thì còn thế nào nữa!

Anh xe bướng bỉnh cũng không chịu kém. Tôi nói câu gì là anh ta đối lại liền. Sau cùng, giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt:

– Thôi, câm họng đi, đừng lải nhải nữa.

Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. Nhưng lúc bấy giờ tôi chỉ thấy tức người xe ấy đến cực điểm, vì hắn dám cãi lại tôi mà không sợ.

Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp Tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. Có lẽ vì thế mà người cảnh sát để ý, đi giáp vào cái xe kéo để xem dấu hiệu.

– Ê! Đứng lại!

Người kéo xe dừng chân… Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:

– Lạy thầy… thầy nói giúp con… thầy làm ơn…

Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết răn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe.

Người cảnh sát Tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:

– Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!

Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.

– Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?

Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Trong bóng tối của vành nón qua ngang mặt, tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Những khi nói chuyện với các phu xe khác, tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:

– Tôi đi từ phố hàng Bún.

– Vậy phiền ông xuống xe.

Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:

– Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận dần thấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.

Tôi rung mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta phải vay cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn?

Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu lại càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng bỉ của tôi ban nãy.

Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt.

Tôi nhất đinh đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình. Đến phố hàng Bột hỏi dò những người chung quanh xưởng xe, tôi biết được anh xe bị phạt đêm hôm ấy là tên Dư, và ở trong một dãy nhà quá ngã tư Khâm Thiên.

Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà. Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới như những người trong một cơn mê.

Người phu xe Dư ở trong ấy. Một bà cụ già gầy giơ xương ngồi cắn chấy ở vệ hè chỉ cho tôi một cái cửa thấp bé ở đầu nhà. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà khẽ hỏi:

– Bẩm thầy muốn gì?

Khi mắt mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ rách nát vắt trên xà.

– Bác Dư có nhà không ?

– Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.

Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:

– Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.

Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

– Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?

Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói:

– Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không đuợc nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.

Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:

– Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.

– Thế bây giờ bác ta đâu?

Bà cụ trả lời:

– Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng chết với nó. Thật cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chứ không cũng chẳng việc gì.

Tôi yên lặng, trong lòng náo nức

Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:

– Tội cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc. Đứa cháu không biết có qua khỏi được không?

Tôi đứng lại gần xem. Trên cánh tay người mẹ, chỉ còn là một dúm thịt con đã nhăn nheo: đứa bé há hốc miệng thở ra, mặt xám nhợt. Người mẹ thỉnh thoảng lấy cái lông gà dúng vào chén mật ong để bên cạnh, phết lên lưỡi của đứa bé.

– Cháu nó sài đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.

Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc. Bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại những cái tã rách như xơ mướp.

Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rươm rướm nước mắt. Một cảm giác nghẹn ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội vàng bươc ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực.

Qua ngưỡng cửa, tôi va phải một người đàn ông ốm yếu tay cắp một cái áo quan con bằng gỗ mới. Đến bên đường, tôi nghe thấy trong căn nhà lụp xụp đưa ra tiếng khóc của hai người đàn bà.

Đứa bé con đã chết.

Anh Thanh lặng yên một lát như nghĩ ngợi, rồi nói tiếp:

– Cái kỷ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi.

THẠCH LAM

#8saigon


 

“SỰ LƯƠNG THIỆN KHÔNG QUA SÁT HẠCH”…-Truyện ngắn HAY

8 SÀI GÒN

Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông: “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”

Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin: “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay. Khi đó, Walter nghĩ thầm: “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…

Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại: “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”. Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.

Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.

Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.

Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.

Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng: “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”. Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.

Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói: “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”

Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn. Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là: “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.

Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.

Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter: “Sự lương thiện không qua sát hạch” và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira: “Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.

Đạo diễn Walter Salles

#8saigon

http://compassgermany-frankfurt.de/…/306-long-luong-thien

NGƯỜI MẸ ĐAU KHỔ TÌM KẺ HIẾP DÂM ĐỂ LẤY TỦY CỨU CON VÀ CÂU CHUYỆN ĐẪM NƯỚC MẮT -Truyen ngan HAY

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn

Tha thứ cho bản thân mình có lẽ là một việc không mấy dễ dàng khi người ta cứ dằn vặt và đau khổ mãi về quá khứ đau thương. Câu chuyện xúc động dưới đây sẽ cho bạn hiểu, ai cũng có thể thay đổi nếu chưa trút hơi thở cuối cùng.

Cuối năm 2002, trên một số trang báo của Ý đã xuất hiện một thông báo tìm người rất đặc biệt:

Ngày 17/5/1992, Ở bãi đậu xe đường số 5, khu thương nghiệp thành phố Avenue, một người phụ nữ da trắng bị một chàng trai da đen cưỡng hiếp. Không lâu sau, người phụ nữ kia đã sinh ra một bé gái da đen. Hiện tại cô bé bị bệnh máu trắng, cần phải làm phẫu thuật cấy ghép tủy gấp, ba ruột của cô bé chính là niềm hy vọng duy nhất để cứu sống cô, hy vọng người năm xưa sau khi đọc được lời nhắn này, hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ Adrew làm việc tại bệnh viện Elizabeth.

Bản tin đã nhanh chóng tạo ra một chấn động trong dư luận.

Đây là một câu chuyện có thật, và nó sẽ có kết cục như thế nào? Đối diện với một kẻ cưỡng bức. Bạn có tha thứ cho anh ta không?

Cô bé bị bệnh máu trắng liên quan đến một bí mật

Ở một khu dân cư thuộc thành phố Foyer nước Ý, Marda 35 tuổi là người phụ nữ luôn bị mọi người xì xào bàn tán, bởi cô và chồng cô Peter đều là người da trắng, nhưng trong hai đứa con của họ lại có một đứa là da đen.

Điều này đã khiến cho những người hàng xóm xung quanh không khỏi cảm thấy tò mò, Marda luôn cười nói với họ rằng, do bà nội của mình là người da đen, ông nội là người da trắng, nên đứa con gái Monica mới xuất hiện sự lại giống như vậy.

Và bí mật đã không thể che đậy được nữa

Mùa thu năm 2002, cô bé da đen Monica bị chuẩn đoán mắc bệnh máu trắng, biện pháp chữa trị duy nhất là làm phẫu thuật cấy ghép tủy. Hết thảy những người thân họ hàng hai bên đều đến bệnh viện làm xét nghiệm nhưng không có ai thích hợp cả.

Một buổi tối, bác sĩ Andrew đang trực ban thì có tiếng gõ cửa, là vợ chồng Marda. Và ông đã được nghe bí mật mà hai vợ chồng họ chôn giấu bao năm nay.

“Chuyện xảy ra vào tháng 5/1992, lúc đó là 10h tối, trời mưa rất to. Marda vừa tan ca làm. Khi cô đi ngang qua một bãi đậu xe bị bỏ hoang, Marda nghe thấy sau lưng có tiếng bước chân; cô sợ hãi quay đầu lại nhìn, là một chàng trai da đen đang đứng phía sau cô.

Anh ta tay cầm một khúc cây, đánh cô ngất đi, và làm nhục cô. Không lâu sau đó, Marda phát hiện mình đã mang thai. Họ đã vô cùng sợ hãi, lo sợ rằng đứa con này chính là của người da đen kia. Marda muốn phá bỏ cái thai, nhưng Peter đã ngăn cản cô bởi anh vẫn hi vọng đứa bé trong bụng chính là con của họ.

Cứ như vậy, họ đã thấp thỏm chờ đợi

Tháng 3/1993, Marda hạ sinh một bé gái, là da đen. Họ đã hoàn toàn tuyệt vọng, và quyết định sẽ đem đứa bé cho cô nhi viện, nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng khóc của nó thì lại không nhẫn tâm. Và cuối cùng họ quyết định sẽ nuôi nấng cô bé này như con gái.

Mắt Peter bắt đầu nhòe đi, anh tiếp tục nói:

Dù sao thì Marda cũng đã mang thai nó, đứa bé không có tội gì cả. Nó xứng đáng được sống và yêu thương.

Sống mũi bác sĩ Andrew cũng đã cay cay, ông im lặng một lúc rồi cuối cùng mở lời: “Ông bà phải tìm được cha ruột của Monica, nói không chừng tủy xương của anh ta, hoặc tủy xương của con cái anh ta có thể thích hợp với Monica”.

“Nhưng… ông bà có bằng lòng để cho anh ta xuất hiện trong cuộc đời mình lần nữa hay không?”

Marda nói: “Vì Monica, chúng tôi bằng lòng tha thứ cho anh ta, nếu như anh ta chịu bước ra để cứu đứa bé, tôi hứa sẽ không khởi tố”.

Bác sĩ Andrew không khỏi chấn động sâu sắc bởi tấm lòng lòng thương con của người mẹ này.

Marda và Peter suy nghĩ hết lần này đến lần khác, quyết định dùng hình thức giấu tên, để đăng một bản tin tìm người trên báo.

Tháng 11/2002, trên hầu hết các tạp chí thành phố Foyer đều đăng một bản tin tìm người. Nhưng trong biển người mênh mông, huống hồ chuyện đã nhiều năm như vậy, biết đi đâu để tìm tên cưỡng dâm năm xưa?

Tình mẫu tử cảm động lòng người đã tình cờ giúp đỡ nhiều bệnh nhân bất hạnh.

Câu chuyện này đã làm cảm động rất nhiều người, một làn sóng hiến tủy lan khắp cả nước, không ít người tự nguyện làm xét nghiệm tủy để xem mình có thích hợp hay không. Và điều đó đã cứu được rất nhiều bệnh nhân bị bệnh máu trắng, nhưng Monica lại không nằm trong số những người may mắn.

Bản tin cũng truyền đến tai những tội phạm da đen năm đó.

Rất nhiều người đã tự nguyện trình báo để làm xét nghiệm xương tủy, hi vọng có thể hiến tủy cho Monica. Cả những tù nhân da trắng cũng bị cảm động trước tình mẫu tử của Marda, họ bày tỏ sự quan tâm chân thành đến cô và cung cấp nhiều manh mối hỗ trợ cảnh sát và gia đình tìm ra kẻ cưỡng gian năm xưa.

Nhưng đáng tiếc thay, họ vẫn không thể tìm ra cha ruột của Monica. Hơn hai tháng trôi qua, người đàn ông da đen kia vẫn không xuất hiện. Marda và Peter vẫn hồi hộp lo lắng chờ đợi phép màu sẽ đến với con gái của họ.

Người đàn ông bí ẩn dần hé lộ

Sau khi bản tin tìm người này xuất hiện trên trang báo ở thành phố Napoli, trong lòng ông chủ của một nhà hàng cao cấp là Achlia bắt đầu dậy sóng.

Ngày 17/5/1992, trong cuộc đời anh đã trải qua một đêm gió bão bùng tựa như ác mộng, anh rất có thể là người được nhắc đến trong câu chuyện trên.

Không ai có thể ngờ được rằng triệu phú Achlia của ngày hôm này từng là một người rửa chén thuê trong một nhà hàng ở thành phố Foyer. Cha mẹ mất sớm, anh phải nghỉ học, lăn lộn kiếm sống ngoài xã hội. Trớ trêu thay, ông chủ của anh lại là một kẻ phân biệt chủng tộc. Dẫu anh có cố gắng làm việc chăm chỉ thế nào thì vẫn luôn phải chịu sự đánh đập chửi mắng từ ông ta.

Đó là sinh nhật lần thứ 20 của Achlia. Anh dự định sẽ nghỉ làm sớm để đón mừng sinh nhật của mình, không ngờ trong lúc loay hoay đã vô tình làm rơi một cái đĩa, ông chủ túm chặt lấy cổ anh bắt anh phải nuốt hết những mảnh vỡ đó. Achlia phẫn nộ cho ông ta một đấm, rồi xông ra khỏi quán.

Anh quyết tâm báo thù người da trắng. Buổi tối hôm đó trời mưa tầm tã, trên đường dường như không có một bóng người đi lại, trên bãi đậu xe anh gặp Marda, căm phẫn dâng trào trong anh về sự phân biệt chủng tộc, lòng căm thù đối với người da trắng đã khiến anh phạm phải tội ác lớn nhất trong cuộc đời mà đến tận bây giờ anh vẫn không thể tha thứ cho chính mình: anh đã cưỡng bức người phụ nữ vô tội đó.

Hối hận vô cùng, anh đã mua vé xe lửa đến thành phố Napoli, rời xa khỏi thành phố này trong đêm hôm đó, hi vọng có thể quên đi cảm giác tội lỗi mà anh đã gây ra.

Về sau, Achlia đã tìm được công việc thuận lợi ở nhà hàng của một người Mỹ, đôi vợ chồng đó rất quý sự cần cù của anh, còn đem cô con gái Lina gả cho anh, về sau còn giao cho anh quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của nhà hàng.

Mấy năm trở lại đây, anh đã phát triển nhà hàng thành một nhà hàng cao cấp sang trọng. Anh và Lina cũng có với nhau ba đứa trẻ vô cùng đáng yêu. Đối với mọi người, Achlia thật sự là một ông chủ tốt, người chồng tốt và người cha tốt.

Achlia vẫn không sao quên được tội ác năm xưa. Anh luôn cầu nguyện Thượng Đế, xin Người hãy phù hộ người phụ nữ đã từng bị anh làm hại kia, hy vọng cô có thể bình an vô sự sống một cuộc sống hạnh phúc, và không bị tổn hại bởi tội lỗi anh đã gây nên. Nhưng anh trước giờ chưa từng đem bí mật trong lòng này nói với bất kỳ ai.

Buổi sáng hôm đó, Achlia đã đọc đi đọc lại bản tin đó đến mấy lần, trực giác mách bảo rằng anh chính là kẻ cưỡng gian được tìm trên tờ báo đó. Anh không bao giờ nghĩ rằng, người phụ nữ đáng thương đó đã mang thai và đã nuôi dưỡng đứa con vốn không thuộc về mình.

Cả ngày hôm đó, Achlia đã gọi điện thoại cho bác sĩ Andrew mấy lần, nhưng điện thoại còn chưa quay xong anh liền vội cúp máy. Trong lòng anh đang giãy giụa đau đớn.

Nếu như đứng ra thừa nhận tất cả, mọi người sẽ biết được quá khứ xấu xa của anh, những đứa con sẽ không còn yêu thương anh nữa, anh sẽ mất đi gia đình hạnh phúc và người vợ xinh đẹp, cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của xã hội đối với mình.

Anh đã rất khó khăn để có một cuộc sống như ngày hôm nay, anh không thể để hạnh phúc tuột mất được.

Bữa tối hôm đó, mọi người trong nhà đều bàn luận về những tin tức có liên quan đến Marda trên báo chí như những lần trước. Người vợ Lina nói:

“Em thật sự rất khâm phục người phụ nữ này. Nếu như đổi lại là em, em sẽ không đủ can đảm để nuôi dưỡng con gái đã được sinh ra vì bị cưỡng hiếp. Em càng khâm phục chồng của cô ấy, anh ta quả thật là một người đàn ông đáng được tôn trọng, có thể chấp nhận một đứa con như thế”.

Achlia im lặng hồi lâu rồi hỏi: “Vậy em nhìn nhận kẻ cưỡng hiếp đó như thế nào?”

Lina căm phẫn nói: “Em tuyệt đối không thể tha thứ cho hắn ta được. Năm xưa đã làm sai rồi, vào thời khắc then chốt của bây giờ, hắn ta lại rụt cổ trốn tránh. Hắn ta thật đúng là quá đê tiện, quá ích kỷ, thật là quá ghê tởm! Hắn ta là con quỷ hèn nhát!”

Nghe Lina nói vậy, Achlia càng không dám nói ra sự thật với vợ. Anh trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được, cảm giác bản thân như bị đày đọa dưới địa ngục, những khung cảnh trong đêm mưa gió tội ác đó không ngừng xuất hiện trước mắt. Anh dằn vặt tự hỏi: “Mình rốt cuộc là người tốt, hay là người xấu?”

Mấy ngày sau, Achlia không cách nào im lặng được nữa, tình thương của người cha đã bùng lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn anh, anh muốn cứu con gái mình. Anh đã phạm sai lầm một lần rồi, bây giờ không thể phạm sai lầm tiếp nữa. Anh gọi cho bác sĩ Andrew bằng điện thoại công cộng.

Cũng trong tối hôm đó, anh lấy hết can đảm để nói với vợ tất cả. Lina bật khóc, cô không thể nào có thể chấp nhận được người chồng rất mực yêu thương cô lại chính là một tên tội phạm.

Cô chạy ào ra khỏi cửa, lái xe đi suốt đêm trong vô vọng, cô chưa từng trải qua đêm nào khủng khiếp như vậy trong cuộc đời.

Sau một đêm dằn vặt đau khổ, cô đã quyết định trở về. Achlia ra mở cửa, hai mắt đỏ hoe. Lina kiên định nói: “Achlia, anh hãy đến chỗ bác sĩ Andrew! Em sẽ đi cùng với anh!”

Trong tuyệt vọng luôn xuất hiện ánh sáng hy vọng

Ngày 8/2/2003, vợ chồng Achlia đã đến bệnh viện Elizabeth và làm xét nghiệm ADN, kết quả anh thật sự chính là cha ruột của Monica.

Khi biết được người đàn ông da đen từng làm nhục mình cuối cùng đã dũng cảm bước ra, những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng lăn dài trên má Marda.

Cô đã căm hận trong suốt 10 năm, nhưng thời khắc này đây cô vô cùng cảm động.

Tất cả đều được tiến hành cực kỳ bí mật, bệnh viện đã không tiết lộ thân phận của người trong cuộc cho báo chí mà chỉ thông báo với ký giả rằng đã tìm được cha ruột của Monica.

Thông tin này đã khiến người dân cả nước quan tâm, họ không ngừng gọi điện thoại và viết thư cho bác sĩ Andrew, nhờ ông gửi sự tha thứ và lòng tôn kính của họ đến người da đen này: “Anh ấy từng là tội nhân, nhưng giờ đây anh ấy là một anh hùng!”

Ngày 18/2, dưới sự sắp xếp bí mật, Marda gặp Achlia trong phòng khách của bệnh viện. Khi nhìn thấy Marda, bước chân Achlia nặng nề, sắc mặt tái nhợt. Marda và chồng bước đến, nắm chặt lấy tay anh, ba người nhìn nhau khóc không thành tiếng, nước mắt hòa lẫn vào nhau.

Rất lâu sau, Achlia nghẹn ngào nói: “Xin lỗi, xin lỗi, xin hãy tha thứ cho tôi! Câu nói này tôi đã chôn sâu trong lòng suốt hơn 10 năm nay rồi, hôm nay cuối cùng đã có cơ hội để nói với chị. Tôi thực sự hi vọng Monica và anh chị sẽ sống hạnh phúc bên nhau. Tôi rất cảm ơn Monica, con bé đã cho tôi một cơ hội để chuộc tội và có thể sống thanh thản trong nửa đời còn lại.

Đây chính là món quà mà con bé đã ban tặng cho tôi.

Marda nói: “Cảm ơn cậu đã có thể bước ra. Cúi xin Thượng Đế phù hộ, tủy xương của cậu đã cứu sống con gái tôi!”

Ngày 22/2/2003, thời khắc mà mọi người chờ đợi từ lâu cuối cùng đã đến, xương tủy của Achlia được cấy ghép vào trong thân thể của Monica. Một tuần sau đó, Monica khỏe mạnh xuất viện.

Vợ chồng Marda đã hoàn toàn tha thứ cho Achlia.

Đây quả thật là một câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người.

Có lẽ bạn cũng đã từng làm sai, đi lầm đường, nhưng chỉ cần có lòng sửa lỗi thì bạn có thể “bình thản mà đối mặt với tương lai”. Bởi chỉ khi ta thành thật với bản thân mình, dũng cảm chấp nhận con người mình dù là những điều xấu xa nhất, chúng ta mới có thể nhìn thấy ánh sáng của sự tốt đẹp.

Trong tận cùng của cái ác chính là bản tính lương thiện bị che giấu. Đừng ngại ngần đối diện với nó mà vươn lên, đó mới là sự tốt đẹp chân chính và vĩnh hằng trong cuộc đời.

Theo Cmoney


 

Năm ấy cô giáo Quỳnh 21 tuổi, và cậu học trò yêu đơn phương cô ấy vừa tròn 18.- Truyen ngan HAY

Nghệ Lâm Hồng

Năm ấy cô giáo Quỳnh 21 tuổi, và cậu học trò yêu đơn phương cô ấy vừa tròn 18.

***

Hồi đó năm cuối đại học sư phạm, tôi đi làm cô giáo thực tập một trường phổ thông trung học có tiếng. Chuyến thực tập ấy rất quan trọng quyết định xem tôi có được về dạy chính thức hay không ở một ngôi trường đáng mơ ước như thế. Tôi cũng là cô giáo dạy Văn

Với thành tích học tập khá đình đám và những kĩ năng đoàn hội từ thời đại học, trường nhận tôi về đã giao cho trọng trách dạy 2 lớp chủ lực. 1 lớp chuyên, học rất giỏi và ngoan. 1 lớp cá biệt, lười học và cực kì quậy. Để xem tôi thể hiện chuyên môn và kĩ năng sư phạm ra sao.

Dạy lớp chuyên, hoá ra quá đơn giản. Các em chăm học, thông minh, nên tôi chỉ cần làm đúng chuyên môn người thầy là vượt chỉ tiêu.

Nhưng dạy lớp cá biệt đương nhiên là thử thách cho cô giáo trẻ thừa kiến thức nhưng thiếu kinh nghiệm ứng phó với trò “nhất quỷ nhì ma”.

Tôi nhớ ngày đầu đến lớp, áo dài bay bay, tóc dài buông xoã, nụ cười toả nắng bước vào lớp. Thay vì màn chào hỏi sư phạm là những màn hú hét inh ỏi. Các em dạn dĩ ko ngại đánh giá ngoại hình tôi, bày tỏ cảm xúc với tôi. Cô đẹp quá cô ơi. Thích cô quá cô ơi. Hú hú… Cuối buổi học thư tình nhét đầy hộc bàn tôi

Qua vài ngày đầu run rẩy, dần dần tôi cũng lấy được quân bình và tìm ra phương pháp trị bọn học trò cá biệt này. Không thể dạy kiểu thầy nói trò nghe thụ động, tôi chọn cách tương tác, đặt câu hỏi, yêu cầu thực hành và ghi nhớ tại chỗ. Môn viết, tôi ko bắt các em học vẹt về bài thơ bài văn mà tôi kêu các em chủ động viết suy nghĩ về những gì các em thích, thần tượng của em, món ăn em thích, nơi em muốn đi du lịch…Nhờ đó mà dần dần kể cả em lười nhất cũng biết cách viết và bày tỏ cảm xúc một cách trôi chảy… Giờ ngoại khoá tôi sẵn sàng tham gia để hiểu các em hơn. Không ngờ một thời gian sau lớp tiến bộ rõ. Các em yêu thích môn Văn, thi đỗ điểm cao, thầy hiệu trưởng xuống tận lớp khen. Cả lớp chuyển sang thích cô Quỳnh dạy. Bọn con gái thích tâm sự đủ thứ chuyện quần áo tóc tai với tôi. Bọn con trai ít chọc ghẹo tôi mà dành cho tôi nhiều tôn trọng hơn, cúi đầu chào mỗi khi tôi đi qua thay vì hú hét.

Một chiều nọ, cậu học trò nhỏ khá hiền hiếm hoi trong lớp quậy đó e dè bước lên bục giờ ra chơi và lí nhí hỏi, tối nay cô có thể đến nhà dự sinh nhật em ko. Tôi nói tôi sẽ ghé qua. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là một cách để động viên tinh thần và tạo sự kết nối với học sinh.

Đêm đó tôi đến nhà em. Ba mẹ em ra đón hồ hởi. Tôi bước vào nhà, đồ ăn bánh kem có sẵn. Nhưng không có người khách nào. Tôi hỏi bạn bè đâu em. Em nói em chỉ mời cô thôi. Tôi hơi ngại. Em nói vì em thích tôi, thích như 1 người bạn gái. Tôi hoảng hồn. Tôi hỏi em ko sợ ba mẹ em biết hay sao. E nói ba mẹ em biết rồi, và chính em nói em muốn mời cô và họ đồng ý. Tôi im lặng. Cả bữa ăn gia đình em đối xử tôi rất tốt. Thậm chí tôi còn có cảm giác họ xem tôi như con dâu tương lai thật . Năm ấy em 18, tôi 21.

Cuối buổi tôi xin phép ra về, mẹ em nói cho bà nói chuyện riêng một chút. Bà cầm tay tôi nói, cô biết chuyện này kì quặc, nhưng cô mong con đừng chê trách em, từ chối phũ phàng em, hãy giúp em, động viên em, làm sao để em nó tập trung học cho kì thi sắp tới. Tôi yên lặng lắng nghe và gật đầu hứa rằng, tôi sẽ làm tốt nhất có thể.

Sau hôm ấy, mỗi buổi dạy tôi rất cố gắng giữ thái độ quân bình. Không né tránh em, cũng ko khuyến khích em bày tỏ tình cảm. Ánh mắt em hay nhìn tôi khác các bạn còn lại. Tôi hay mỉm cười động viên.

Hôm rời trường, tôi hẹn em ra. Tôi nói cô trân trọng tình cảm của em, nhưng giờ cô cũng chưa ổn định, em cũng cần phải học hành cho xong đã, khi đó tính tới mấy chuyện tình cảm chưa muộn.. Em nói em sẽ cố gắng học và đỗ đạt, cô đợi em nhé. Tôi không gật, không lắc, chỉ cười. Tôi nói cố gắng lên, cô tin em làm được.

…Thấm thoát ko ngờ nhiều năm đã trôi qua. Hoá ra duyên nghiệp tôi ko làm cô giáo, đường đời đưa đẩy tôi làm truyền hình, làm người người có chút ảnh hưởng trên mạng xh.

Một hôm nọ có nick lạ vào còm FB tôi “cô ơi, đọc tin của em”. Tôi vô mục tin nhắn, đó chính là em, chàng trai năm ấy. Em tha thiết muốn gặp lại tôi một lần, tình cờ làm sao, cơ quan em đối diện cơ quan tôi.

Trưa hôm ấy tôi mặc quần âu sơ mi ra dáng gương mẫu, hẹn em một quán cafe ngay giữa hai chỗ làm. Em giờ đây là 1 người đàn ông chững chạc và thành công, nét mặt phong trần, duy nụ cười vẫn ngại ngùng. Chúng tôi hỏi thăm công việc nghề nghiệp hiện tại. Nhắc về trường cũ. Hỏi thăm ba mẹ em.

Em nói, ngày đó nếu ko nhờ cô động viên chắc em cũng bỏ học như nhiều đứa bạn năm ấy. Ba mẹ em cũng hay nhắc cô nói có dịp muốn cảm ơn cô.

Tôi chỉ cười, bảo có gì đâu.

Không ai trong 2 chúng tôi nhắc lại chi tiết ngày đó em dành cho tôi thứ tình cảm đầu đời trong sáng.

Lúc chia tay em hỏi tôi lấy chồng chưa, tôi cười bảo sắp, đang có người yêu. Em không nói gì. Tôi hỏi em sao, em bảo em vẫn một mình. Tôi hồ nghi hình như em có nói cả câu “em vẫn đợi cô” nhưng tôi vờ như ko nghe. Tôi bảo mau kiếm cô nào về cho ba mẹ có cháu đi, nói đúng giọng điệu của cô giáo với học trò.

Thật ra năm ấy tôi chưa có người yêu. Nhưng tôi vẫn đã trả lời như vậy. Bởi dẫu mong manh, tôi ko muốn bất cứ khả năng nào tiếp nối câu chuyện cô giáo cũ – học trò cũ ở phiên bản trưởng thành này.

Quay đi ngoảnh lại, nhiều năm nữa đã trôi qua rồi. Em giờ có thể đã là một người chồng người cha tuyệt vời, tôi vẫn là cô, mà là bà cô già .

Tôi biết em vẫn theo dõi FB của tôi và đọc được câu chuyện này. Tôi viết lại, như một vệt kí ức đẹp của tình thầy trò đan xen mơ hồ với thứ tình cảm ngây thơ vụng dại đầu đời.

Tôi cũng biết chắc em có đọc tin về vụ cô giáo học trò cư xử không đúng mực mấy hôm nay trên mạng. Mừng thay chúng ta giờ đã trưởng thành và nhớ lại chuyện ngày xưa trong cảm xúc đẹp vì đã không làm điều gì đáng hổ thẹn.

Cảm xúc không có lỗi, chỉ có hành động dẫn lối đúng đắn bởi lý trí mới đưa ta đến nơi ta cần đến hay vô định. Mong rằng cả đời này ta luôn có thể nhìn lại những gì đã qua không phải bằng hối tiếc, mà là mỉm cười trong bình an.

Sài Gòn

3/10/2024

Ngô Như Quỳnh


 

MỘT NGƯỜI BẠN CHÂN THẬT VỚI MÌNH ĐÓ LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ-Truyen ngan HAY

Vũ Quốc Thịnh

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền.

— Một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống

— Một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào chiếc nón và đếm.

Tiền 2.000, tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thi thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000.

Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và thấy được vài điều vài câu :

— Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạh

— Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ

— Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm

— Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua vài món Tết cho mấy đứa nhỏ.

Tò mò nên tôi ghé hỏi :

— Hai chú là anh em ạ?

— Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ.

Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?

— Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ổng không chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi.

Hai chú chở nhau đi như vầy bao lâu rồi?

— Lúc này chú mù mới nói: Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ổng là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho người nghe. Ngày xưa ổng chở chú bằng xe đạp, sau này ổng mua được xe máy thì chở chú bằng xe máy.

Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò hỏi..

— Được nhiêu thì chia đôi, chú chịu tiền xăng, chú sáng mắt trả lời.

Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.

— Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!

Tôi lại đi, một vòng hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú….Chợt …. thấy điều lạ lạ…

— Chú sáng mắt dúi vào tay bạn mình một sấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000. Chú nói: Đây phần của ông đây, tôi đã “chia đôi” rồi đó.

— Cảm ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp chở tôi đi và chia đều cho tôi…

— Còn lại trên tay chú là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là 2 phần bằng nhau. Người bạn mù mắt thì tin bạn mình hoàn toàn. Người bạn sáng mắt thì muốn cho bạn mình phần hơn.

Sống trên đời phải chăng có những người có rất nhiều tiền, và ở đây 2 chú là những người mới thật sự giàu có. Cuộc sống này còn quá nhiều điều tốt đẹp, đôi mắt ướt mà con tim sao đập rộn rã tình yêu thương con người….

CÓ MỘT NGƯỜI BẠN CHÂN THẬT VỚI MÌNH ĐÓ LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ MÀ BẠN CÓ ĐƯƠC.

S.T.