Một câu chuyện thật cảm-động – 48 năm tìm nhau

Một câu chuyện thật cảm-động – 48 năm tìm nhau

Ngã ba Thạch Trụ (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi), 10h47 sáng 18/10, một người đàn ông xuống xe khách ôm chầm lấy một phụ nữ khóc nức nở. Nhiều người đi đường đứng lại và không cầm được nước mắt.

Họ là hai anh em ruột mồ côi, lạc mất nhau đã 48 năm.

Nước mắt của đợi chờ sau 48 năm gian truân, lưu lạc - Ảnh: Hữu Khá

Nước mắt của đợi chờ sau 48 năm gian truân, lưu lạc –

Ảnh: Hữu Khá

Cả đêm hôm trước bà Võ Thị Tới không ngủ. Sáng sớm 18-10, bà cùng chồng ra ngã ba Thạch Trụ chờ chuyến xe chở ông Võ Văn Tiếp từ Đà Nẵng vào. Xe dừng ở ngã ba đường, Tiếp – Tới, hai anh em mồ côi từ lúc mới chào đời, gặp nhau trong nước mắt sau dọc dài gian khó quãng đời lưu lạc…

Cháy nhà… mất em

Chuyến xe hôm ấy từ Đà Nẵng vào Quảng Ngãi như chở cả một đời lưu lạc về với hai anh em. Ông Tiếp bước lên xe tay run run khi điện thoại liên tục nhận được cuộc gọi từ Quảng Ngãi giọng nôn nóng “anh tới chưa”?. “Anh đang gần tới rồi em” – ông Tiếp nói xong, mặt nhìn ra phía cửa xe giấu đi dòng nước mắt đang tuôn dài.

Họ lạc mất nhau năm 1964, chỉ ít lâu sau ngày ba mẹ lìa trần. “Sáng ấy, cha mẹ tôi ra đồng thì bị trúng đạn chết. Lúc này tôi mới chập chững lên ba. Em gái tôi mới biết bò dưới nền đất” – ông Tiếp ngậm ngùi. Sau ngày kinh hoàng đó, hai đứa trẻ lăn lóc về
nhà người cô ruột. Sống cơ cực với người cô chỉ được ít lâu. Một hôm vào ngày
đầu hè, giữa lúc chập choạng tối, Tiếp cầm đèn vào góc nhà tìm em. Dại dột bỏ
đèn bên mép cửa, ngọn lửa bén mái tranh. Hoảng sợ, Tiếp lôi xịch em gái ra núp
ngoài bụi tre. Căn nhà cháy rụi thành tro cũng là phút giây hai đứa chia lìa.

Đêm đó, hai đứa lạc mất nhau. Em gái được bà ngoại ẵm về nuôi nấng. Còn Tiếp lại lăn lóc theo bước đường tha phương cầu thực của người cô về vùng Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ở với cô được một thời gian nữa, Tiếp được cho đi ở đợ chăn trâu. Tiếp lớn lên với mấy đứa bạn chăn trâu hàng xóm. Mười ba tuổi, Tiếp đã vào rừng oằn lưng gánh củi về. Đêm xuống chui vào căn nhà sát chuồng trâu để qua bao mùa gió rét thấu xương.

Ở đợ đến năm 1982, khi ấy Tiếp tròn tuổi 22. Đứa trẻ chăn trâu không cha mẹ đã bắt đầu nhận ra thân phận của mình. Tiếp muốn ra đi, đi khỏi làng. Từ đó, trong căn chòi nhỏ bên mép chuồng trâu không đêm nào Tiếp ngủ được. Giữa đêm dài lạnh buốt với thao thức “đi khỏi làng”. Nhưng đi về đâu và lấy gì mà đi cứ dằn vặt mãi. Càng suy nghĩ, Tiếp càng bế tắc. Thả trâu trên đồng, Tiếp tranh thủ đi mót lúa. Gần năm trời
Tiếp dồn được nửa thùng phuy lúa, đem bán. Chiều hôm trước bán được lúa là sáng
hôm sau anh giã từ bạn bè lên đường không để lại một dấu tích.

Mùa hè năm 1982, con đường vào Nam của Tiếp dừng lại ở vùng Trảng Bom (Đồng Nai). Đến nơi, ngày ngày Tiếp đi làm thuê cho người ta, tối đến căng bạt bên vệ đường nằm ngủ. Như trời sắp đặt, năm năm sau Tiếp gặp một cô gái mồ côi, bén duyên vợ chồng. Họ sống với nhau trong cơn đói khó, có hai mặt con.

“Tôi còn một người anh”

Còn Tới, về sống với ngoại. 16 tuổi, ngoại mất. Tới lên đường đi tìm anh nhưng hành trang mang theo chỉ là cái tên của người anh trai. Ban đầu Tới dạt lên Tây nguyên nhưng không lần ra manh mối. Cô xuôi về vùng núi Tánh Linh (Bình Thuận) làm thuê kiếm tiền nuôi ước mơ tìm anh. Đường đời khốn khó cũng chắp nối những mảnh đời vỡ vụn lại với nhau.

“Anh  ơi, đưa cha mẹ về nhà”
Cha  mẹ ông Tiếp, bà Tới chết không mồ mả. Bao năm nay bát nhang được gửi lên  chùa. “Mấy năm nay, cứ đến ngày 12-6 âm lịch, vợ em làm mâm cơm đặt trước sân  nhà khấn vái rồi khóc ngất” – ông Quang kể với ông Tiếp. “Anh ơi, mai mốt mình đưa cha mẹ về nhà anh. Cha mẹ chết đã không mồ mả, bát nhang để trên chùa lạnh lẽo lắm” – bà Tới đổ nhào vào người ông Tiếp lại khóc.

Tới gặp một chàng trai cũng mồ côi cha mẹ từ lúc 2 tuổi, không anh em, quê ở Quảng Ngãi lạc bước vào Bình Thuận. “Nhiều đêm vợ tôi nằm khóc nức nở. Cô ấy bảo còn người anh trai nhưng không biết sống hay chết. Thương vợ, nhưng cơm con ăn còn chưa đủ biết lấy tiền đâu đi tìm” – ông Quang, chồng bà Tới kể. Thương anh đến cháy lòng, bà Tới không tìm thấy anh nhưng vẫn nuôi hi vọng anh mình còn sống. Có hôm ra xã làm giấy tờ, Tới điền vào lý lịch “tôi còn một người anh”. Khi người công an bảo
phải ghi rõ anh họ tên gì, ở đâu, Tới bảo “không biết” rồi cúi xuống bàn ôm mặt
khóc.

Còn ông Tiếp, cuộc đời nghèo túng và sự mặc cảm cản bước đường ông trở lại xóm chăn trâu. Con đường tìm em xa mịt mù. Đã bao lần ông dự tính tìm em nhưng bất thành. Rồi một hôm, bất ngờ có một người khách lạ xuất hiện. Tiếp đứng sững người, nước mắt trào ra khi trước mặt mình xuất hiện một người bạn. Tiếp gọi lớn “thằng Vân chăn trâu”, rồi hai người ôm chặt lấy nhau. Vân dưới Sài Gòn lên tìm bạn. Thấy ông Tiếp nghèo khó, từ đó mỗi lúc rảnh rỗi ông Vân hay lên xuống Trảng Bom giúp ông
Tiếp. Rồi một ngày đầu tháng 10-2012, ông Vân lên Trảng Bom chơi. Gặp lại bạn,
ông Vân nói: “mình về tìm lại mấy đứa chăn trâu coi thử nó sống chết răng rồi”.
Hai đứa con gái ông Tiếp đứng bên thấy cha khóc, đêm đó động viên ông phải trở
về. Sáng hôm sau đứa con gái lớn chạy đi mua cho cha bộ đồ mới.

Cuộc gặp nghẹt thở

Về chốn cũ xã Hòa Liên (Đà Nẵng), mọi thứ đã đổi thay. Mấy đứa bạn thuở chăn trâu giờ trên tuổi 50. Chiều hôm ấy họ đứng chết lặng nhìn nhau, nhận ra nhau qua vết sẹo trên mặt. Đêm xuống, cạn chén rượu mừng ngày gặp lại. Đến giữa khuya khi chén rượu đã tàn, sương đêm xuống. Bỗng nhiên Tiếp ngẩng mặt lên trời dốc ngược cạn ly rượu, ôm mặt khóc đau đớn: “Tau còn đứa em gái, không biết nó còn hay chết ở phương nào”. Mấy người bạn động viên ông Tiếp giờ đi tìm em cũng như lạc vào đêm tối, bởi người em lưu lạc 48 năm không để lại dấu tích gì, biết bắt đầu từ đâu. Vậy
mà giữa đêm tối như nói trong cơn say, ông Điều, một bạn nối khố thời chăn trâu, vừa khóc vừa nói hồn nhiên như đứa trẻ: “Thôi mi đừng khóc nữa, mai tau dẫn đi tìm…”.

Câu nói như động viên bạn hóa ra lại bắt đầu một cuộc tìm kiếm, gặp gỡ kỳ lạ. Sáng hôm sau, ông Điều chở bạn đến xã Hòa Tiến, bởi hồi chăn trâu nghe loáng thoáng quê ngoại ông Tiếp ngày xưa ở đó. Họ đi tìm em nhưng chẳng có thông tin gì ngoài tên cha mẹ mình đã chết, không di ảnh, không mồ mả.

Đến đầu làng, ông Tiếp dừng xe tấp vào quán nước gặp một bà lão. Ông Tiếp nói với bà lão tên cha mẹ mình. Bất ngờ bà bảo “vợ chồng nhà nó chết trẻ, bỏ lại hai đứa con nhưng không biết hai đứa đó giờ sống chết ra sao”. Ông Tiếp run rẩy mừng rỡ khi nghe bà lão nhắc đến đó, ông hỏi tới tấp: “Vậy giờ bà có biết dưới làng còn ai thân thích không, con là con trai…”. . Bà lão chỉ tay về phía cuối làng nói: “Con đi về
dưới kia, mợ con còn sống”. Giữa trưa nắng Tiếp bỏ chạy một mạch về làng. ông
đứng trước một bà cụ tuổi đã gần 80 nói “con là Tiếp đây”. Bà lão sửng sốt, quệt mắt chằm chằm nhìn vào ông Tiếp rồi bảo: “Tiếp, Tiếp… con còn sống hả con”. Ngay lập tức bà lão nói như sét đánh vào tai ông Tiếp: “Con còn đứa em gái, con Tới nó lấy chồng về sống trong Quảng Ngãi”. Đứng giữa sân nhà giữa trưa đứng bóng, ông Tiếp nhìn lên trời khóc như đứa trẻ.

Tin ông Tiếp trở về, phút chốc đã đến tai người em. Chỉ ít phút sau, máy điện thoại ông đổ chuông với số lạ. Đầu dây bên kia chỉ kịp nói “em Tới đây” rồi khóc, khóc nghẹn ngào. Sáng hôm sau ông đón xe vào Quảng Ngãi. Đứa em gái cũng ra đứng ở ngã ba đường chờ ông. Chiếc xe khách vừa trờ tới ngã ba Thạch Trụ, ông Tiếp bước xuống. Phía bên kia đường một phụ nữ lao ra siết chặt bấu víu vào vai ông khóc ngây dại: “Anh đi đâu mà không tìm em”.

Hữu Khá

nguồn: Chị Helen Hương Nguyễn gởi

 

Con Lu nhà tôi

Con Lu nhà tôi

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Trong ba chú chó mới sinh, bà dì ở Ðà Lạt cho tôi một con và được chọn ưu tiên. Cả ba đều là chó đực nên chỉ cần lựa con nào có bộ lông đẹp nhất là đủ. Khi tôi ngồi sà vào ổ của ba chú chó chưa mở mắt, chợt con có màu lông xám, hai đốm vàng trên lưng ngúc ngoắc đầu đánh hơi bò về phía tôi. Nó đưa cái mõm mũm mĩm, ươn ướt ủi vào bàn chân của tôi. Cái đuôi cũn cỡn ngoe nguẩy như loài chuột xạ…

Hai tuần lễ sau tôi ghé thăm dì. Bầy chó đã mở mắt đang ngậm vú mẹ. Khi nghe
tiếng tôi trốc trốc, chú chó lông xám ấy bỏ vú mẹ bò vào lòng tôi. Dù màu lông
không nổi bật như hai con kia nhưng tôi thích cái tính thân thiện của nó ngay
từ giờ phút đầu.

Mang chó về nhà, con tôi chê màu lông nhớp nhem rồi tự động đặt tên là Lu. Dù
mới một tháng tuổi, nhưng khi rời chó mẹ về nhà tôi, Lu ít khi kêu đêm như
những chú chó con khác. Ban đầu cho Lu bú bằng bình sữa, rồi cho ăn sữa đặc đổ
vào đĩa. Chỉ ba tháng sau là Lu lớn như thổi.

Lai lịch của dòng họ nhà Lu cũng ly kỳ lắm. Jolie là tên mẹ của Lu, giống chó xù Nhật Bản, nhỏ con, chân thấp, dáng đi lũn cũn. Nó hay qua nhà láng giềng đùa giỡn với anh chàng berger to con, tai vểnh, đôi chân sau vạm vỡ. Một hôm, lũ trẻ đến trước nhà Dì tôi kêu giật giọng rằng là con Jolie bị con chó berger của ông Tư Ðợi tha đi khắp khu vườn. Dượng tôi hốt hoảng chạy sang. Những tưởng con berger đã cắn chết con xù của nhà dượng.. Nào ngờ cảnh tượng lạ lùng rất khó tin đã xảy ra: Con berger lẹo với Jolie nhỏ hơn nó gấp mấy lần. Vì là phần kết thúc sau “cuộc mây mưa” của loài chó, cho nên hắn tha con cái còn mắc cứng phía sau đuôi. Hai chân sau của con Jolie bị treo hỏng trên cao chỉ còn cái mõm và đôi chân trước bị kéo lê trên đất. Nàng kêu toáng lên khiến chàng đâm hoảng na chạy khắp vườn như na cái đuôi của mình trở nên nặng chình chịch. Kết quả cuộc tình giữa hai “chủng tộc”, nàng Jolie đẻ ra ba chú chó lai. Nhờ vậy mà đời con của nàng không còn mang dáng dấp thấp lè tè của loài
chó xù nữa.

Con Lu lớn lên bộ lông ngày càng đẹp. Màu xám của mẹ pha màu vàng của bố mướt mượt như nhung. Hai đốm vá màu vàng đậm nằm hai bên hông, thoạt trông như yên ngựa. Dù không to con lớn xác như bố nhưng con Lu cũng vượt trội hơn đám chó nhà. Chân cao, dáng đi oai vệ như loài hổ. Hai vai rộng, u thịt nổi vồng lên khi nó bước đi. Cặp mắt ánh lên màu lửa như có thần lực. Ðàn chó hàng xóm gặp Lu là cụp đuôi chạy dài. Sau này, những lần đi săn giải trí loanh quanh ở những khu đồi còn an ninh, tôi mới nhận biết loài chồn, loài thỏ thấy Lu là hồn xiêu phách lạc, đứng chôn chân tại
chỗ. Mỗi lần con tôi đi học về là dành nhau ôm Lu vào lòng. Tình cảm giữa chó
và người không hề phân biệt. Ngoài cái khứu giác bẩm sinh độc đáo của loài chó
có thể đánh hơi hàng mấy dặm, thính giác con Lu còn phân biệt được tiếng xe
quen thuộc của tôi từ xa. Nó nghểnh mõm, ve vẩy đuôi chạy ra trước sân. Nhìn cử
chỉ đó là nhà tôi đoán biết tôi sắp về đến nhà. Lu cạ vào chân tôi từ lúc xuống
xe đến khi tôi vỗ về âu yếm nó mới chịu đi nơi khác. Lu cũng cảm nhận khá nhạy
bén lúc tôi buồn bực hay giận hờn. Những lúc ấy nó nằm khoanh tròn nhìn tôi với
ánh mắt buồn xo. Ðến khi tôi vui vẻ trở lại là Lu chạy đến cạ lưng vào người và
liếm tay tôi như để hòa đồng niềm hân hoan với chủ.

*

Sau ngày “gẫy gánh 75”, tôi lên đường trình diện ban Quân quản thị xã. Tôi mang theo mười ngày gạo cùng ít đồ dùng, từ biệt vợ con với bao âu lo trong lòng. Khi bước ra khỏi cửa, con Lu cứ luấn quấn cản bước chân, tôi trực nhớ đến nó liền cúi xuống ôm Lu vào lòng. Ánh mắt ươn ướt buồn thiu của nó nhìn tôi chẳng khác gì đôi mắt của vợ tôi rươm rướm lệ. Lu liếm vào mặt tôi như quyến luyến từ biệt chủ phải đi xa lâu ngày. Trong tù, nhớ lại ánh mắt con Lu, tôi hiểu ra rằng loài chó còn có một giác quan đặc biệt, cảm tính rất nhạy bén về thái độ và tâm trạng của người gần gũi nó. Những tưởng mười ngày nửa tháng rồi quay về, nào ngờ cách biệt gia đình với thời gian dài hun hút. Tôi nhớ con Lu cũng tương tự như nhớ các con tôi. Nỗi lo ngại của tôi là lương thực ngày một khó khăn làm sao vợ tôi chạy đủ bữa cho đàn con bốn đứa lại thêm miệng ăn con chó.

Một ngày nọ, nhà tôi lên trại tù thăm, cho biết chú Dương Thái Lân, con của bà cô Út tôi từ Bắc về Nam có ghé thăm gia đình. Chú ấy bảo con Lu có cốt tướng nòi săn, muốn xin nó về đơn vị nuôi để săn mồi cải thiện thịt tươi. Lân là vai em nhưng lớn tuổi hơn tôi nhiều. Ði bộ đội từ trước 1954, sau tập kết ra Bắc được sang Tiệp Khắc học ngành cầu đường. Hiện là thủ trưởng đơn vị Công binh sửa đường ở Cao nguyên. Vợ tôi nhất quyết không cho con chó, lấy lý do phải qua ý kiến của chồng.

Một hôm, quản giáo trại gọi tôi lên văn phòng ban giám đốc. Một anh bộ đội mặc
áo quần đại cán ngồi trong phòng tiếp khách tay cầm một tờ tạp chí cuốn tròn.
Anh cán bộ thấy tôi vào, liền hỏi:

– Nguyễn Tấn đấy à?

Tôi ngập ngừng:

-Thưa vâng.

-Tôi là Dương Thái Lân.

Tôi à lên một tiếng để tỏ rằng mình biết hắn là ai. Thực ra, qua 21 năm ở Bắc
và mấy năm đi bộ đội Vệ Quốc Ðoàn làm sao tôi nhớ nỗi cái khuôn mặt ngày xưa
của thằng em con bà cô Út. Ðưa tờ báo cuốn tròn cho tôi, hắn bảo:

– Ngày trước anh cũng viết sách, làm báo dữ dằn đấy nhỉ?

Tôi mở cuộn báo thì ra là tờ Bán nguyệt san Quyết Tiến. Ðó là tạp chí do tôi trách nhiệm biên tập trước 75 do cơ quan USAID của Hoa Kỳ yểm trợ ngân khoảng
để in ấn phân phát cho các đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân.

Lân bảo:

– Tôi có đọc trong đó truyện dài “Nhật Ký Bích Phương” của anh viết đăng nhiều kỳ về Tết Mậu Thân 68. Viết bạo đấy chứ, theo đúng sách lược tuyên truyền chống cách mạng của Mỹ Ngụy.

Tôi giật mình và cảm thấy bất an.. Hắn đưa tay ra hiệu lấy lại cuốn tạp chí rồi
lên tiếng:

– Tôi có ghé nhà thăm chị Tấn. Giai đoạn này mà trong nhà còn nuôi con chó kiểu
tiểu tư sản. Anh không sợ cặp mắt của quần chúng hay sao?

Tôi than thở:

– Thời gạo châu củi quế,
nhà tôi phải chạy gạo cho bốn miệng ăn, nhưng vì nuôi nó từ lúc mới sinh nên
tình cảm gắn bó như thành viên trong gia đình.

Hắn ngắt lời:

– Tôi có đề nghị với chị cho tôi mang con chó đó về đơn vị để đỡ bớt khẩu phần
ăn cho gia đình nhưng chị bảo phải qua ý kiến anh. Mới nhìn là tôi biết nó thuộc giống chó săn quý hiếm và có thể chống lại cả thú dữ.

Tôi bực mình trước cái lối điếm lỏi, nhưng cố nén giọng:

– Nếu chú thích con chó thì về hỏi nhà tôi, quyền quyết định ở bà ấy.

Tôi đứng lên chào hắn rồi đi thẳng xuống trại.

*

Ðến kỳ thăm nuôi sau, bà xã tôi báo tin chú Lân đến nhà bắt con Lu đi rồi. Bỗng
dưng mắt tôi như nhòa sương, lòng xót thương con Lu vô hạn. Từ ngày vào tù, tôi
nghi ngờ tất cả những gì người ta nói. Giờ đây Lân bảo đem Lu về nuôi hay ăn
thịt chỉ có trời biết. Thấy mắt tôi rưng rưng ngấn lệ, vợ tôi an ủi:

– Lũ con mình cơm không đủ ăn mà phải nhường cho chó một ít, lòng em cũng xót
xa lắm. Nó thiếu ăn nên cả đêm chạy rông kiếm mồi đến sáng mới về nhà. Lông nó
ướt nhớp nháp, đầy bùn. Biết đâu có cơm bộ đội dư thừa thân nó sẽ mập ra. Mình
có giữ lại một thời gian sau cũng bị người ta đập chết làm thịt thôi. Xã hội
bây giờ thiên hạ ghiền thịt chó lắm, anh có biết không?

Hết giờ thăm nuôi, tôi đứng vào hàng. Nhìn đôi mắt nhòa lệ của vợ khiến lòng
tôi xót xa vô cùng. Cả đêm hôm đó hình bóng con Lu cứ chập chờn trong giấc ngủ.
Tôi mơ thấy đôi mắt buồn rười rượi của Lu nhìn tôi trong ngày ra đi như báo
hiệu rằng nó không còn dịp gặp chủ nữa. Cái cảm giác man mác êm êm của lưỡi nó
liếm vào mặt, vào cổ, giờ đây tôi vẫn không quên. Niềm tin gắng gượng nhỏ nhoi
vào lời hứa của thằng em con bà cô là xin con Lu để canh chừng thú dữ và săn
mồi. Vả lại, cái công khó của Lân đã lặn lội đường xa đến trại cải tạo để gặp
tôi nên cũng an ủi phần nào.

 

“Xã hội bây giờ thiên hạ ghiền thịt chó lắm, anh có biết không?”

Nguồn: vietnamaaa.numeriblog.fr

Ba tháng sau, vợ tôi với khuôn mặt hớn hở báo với tôi con Lu không còn ở với chú Thái Lân nữa. Tôi ngạc nhiên hỏi dồn. Nàng kể:

– Cách đây một tuần lễ, chú ấy bất thần đột nhập vô nhà mình không giữ kẽ như những lần trước. Chú dáo dác nhìn trước nhà, nhìn sau nhà, cả cái phòng ngủ của vợ chồng mình chú cũng ghé mắt quan sát. Ðột nhiên Lân hỏi:

– Con Lu có chạy về đây không chị?

Em sững sờ hỏi:

– Nó ở với chú mà?

– Tức lắm chị ơi, Lân ngồi vào cái ghế đặt ngoài hiên, nói tiếp: “Trước khi đi công tác Hà Nội, tôi gởi Lu cho chị nuôi lo ăn hàng ngày. Không ngờ các đồng chí trong đơn vị
lợi dụng lúc tôi vắng nhà, bắt con Lu làm thịt đánh chén. Chúng bỏ con chó vào
bao bố dìm xuống nước. Khi mở bao ra con chó không còn thở nữa. Họ yên chí ngồi
chờ nồi nước đang nấu cho thật sôi để cạo lông. Ca nước sôi đầu tiên tưới vào
lưng con Lu, bất ngờ nó vùng dậy chạy đi mất dạng. Lập tức các đồng chí ấy cầm
súng lùng sục các ven rừng nhưng chẳng thấy nó đâu nữa. Tôi yên chí con Lu sẽ
trở lại nhà chị vì nó vừa khôn vừa có sức mạnh khác thường. Tôi đánh giá thành
tích săn bắt mồi của con Lu rất cao. Nó thường xuyên bắt được chuột đồng, thỉnh
thoảng chồn hoặc thỏ. Mình có chất tươi thêm vào bữa ăn nên tôi quý nó lắm. Kể
xong, Lân đi ra xe xách vào một bao cát đựng đầy gạo, bảo:

– Ðây là số gạo tiêu chuẩn tôi đi công tác còn thừa, chị nhận cho các cháu bồi
dưỡng và thêm phần cho con Lu. Nếu nó có trở về đây xin chị báo tin cho tôi
biết.

Lân ra đi được một ngày.

Hôm sau, lúc chạng vạng tối, cả nhà đang ăn cơm, con Lu không biết từ đâu chạy
xồng xộc vào nhà, mình nó ướt đẫm mồ hôi. Trên lưng một vết phỏng to bằng bàn
tay lột hết lớp lông và đã bắt đầu làm mủ. Lũ con mình ôm con Lu vào lòng mừng
rơi nước mắt. Cả nhà phải nhịn một phần cơm cho nó. Loáng cái là nó vét sạch
đĩa cơm độn sắn. Lu ve vẩy đuôi, đưa lưỡi liếm từng người trong gia đình như để
điểm lại những người thân. Mấy đứa con mang Lu ra giếng chà xát xà phòng, tắm
rửa, bắt sạch ve vắt bám vào da. Em khui bình thuốc Peniciline rắc lên vết phỏng.
Chờ đến tối, em mang Lu về gởi cho ông bà ngoại vì biết thế nào chú Lân cũng
trở lại tìm chó. Ðêm đó, Lu cứ theo chân em đòi về, thằng Doãn phải ngủ nhà
ngoại để giữ con Lu ở lại. Em vuốt ve vỗ về:

– Con phải ở lại đây với ngoại. Lu không được theo mẹ về nhà, người ta sẽ đến
bắt con đi, biết hông?”. Lu vểnh tai nghe lời em dặn nên ngoan ngoãn nằm
trong lòng của Doãn mà không còn hậm hực đòi về nữa.”

Từ đó, hễ thấy người nào mặc áo quần xanh lá cây vào nhà là Lu chui dưới gầm
giường chìa đầu ra, nhe răng gầm gừ. Chỉ cần một cú giậm chân là đủ để nó phóng
ra vồ ngay. Sau lần thoát chết, con Lu nghi ngờ hầu hết mọi người, chỉ trừ gia
đình tôi và ông bà ngoại. Tính thân thiện của con Lu giờ đây không còn nữa.
Loài chó rất trung thành với chủ nhưng khi bị một lần đối xử tàn nhẫn với nó là
bỏ nhà đi luôn.

Gia đình ông bố vợ tôi tuy ở thị trấn nhưng vì là vùng đất đai đã tạo mãi từ trước khi trở thành thị tứ nên nhà cửa vườn tược rộng thênh thang. Tiếp giáp với vườn cây ăn trái là cánh đồng mía, nay thuộc hợp tác xã nông nghiệp. Lu không bao giờ ra trước
đường phố mà chỉ lùng sục trong vườn cây, ruộng mía sau nhà tha hồ bắt chuột,
chim chóc, rắn rít. Nó sống như một tử tù thoát ngục. Nó biết ngoài xã hội loài
người đang nhìn nó một cách thèm thuồng. Họ chỉ chờ cơ hội là biến thân xác nó
thành miếng nhừ, miếng mận.

Ngày ra tù, tôi vào thăm ông bà nhạc gia. Khi vợ chồng tôi vừa đến cổng nhà,
con Lu đánh hơi được từ trong nhà phóng ra chồm lên người tôi. Với sức nặng của
nó đã khiến tôi té ngồi xuống đất. Người nhà ngỡ con Lu tấn công kẻ lạ mặt nên
vội la lên: “Bố đấy Lu, tránh ra!” Nhưng không. Nó xoải hai chân trước đứng trên đùi tôi rồi đưa lưỡi liếm trên khắp mặt mày, tai cổ của tôi. Qua cơn hốt hoảng vì cú ngã bất ngờ, tôi hiểu ra con Lu đang mừng chủ. Tôi liền ôm chầm lấy nó rồi người và chó lăn lộn trên nền sân xi-măng. Cha mẹ vợ tôi vui mừng thấy con rể được ra tù. Hàng xóm đứng nhìn cảnh người vật ôm nhau, họ không tránh khỏi xúc động trong lòng.

Sáu tháng sau, nhà tôi sắp xếp cho tôi và thằng con trai lớn một chuyến vượt
biển. Tôi phải xin hộ khẩu ở nhà bà dì tận làng An Vĩnh gần mũi Ba-Tâng-Gâng.
Tôi có tên trong tổ hợp đánh bắt cá bằng lưới mành với ông dượng và mấy người
em bà con. Tôi dắt con Lu theo để tránh cặp mắt của láng giềng và tránh luôn
chú Lân bất thần đến nhà bắt gặp nó. Trước một ngày tới điểm hẹn, vợ tôi dẫn
thằng Doãn, con trai đầu lòng của tôi xuống nhà bà dì để chuẩn bị lên đường.
Sáng hôm sau, nhà tôi mang con Lu lên xe lam trở về nhà.

Ðêm 30 tháng hai âm lịch, trời không trăng nhưng rừng sao trên trời đủ soi rõ
đường đi trên bãi cát trắng lờ mờ. Hơi nước biển mát lạnh cùng với ngọn gió tây
thổi lồng lộng làm cho đám người trốn trong các bờ bụi rét run cầm cập. Họ cố
dõi mắt về hướng biển. Mười giờ… mười một giờ… đến mười hai giờ ba mươi
khuya, ánh đèn pin từ gành đá chợt nháy sáng báo hiệu ghe con đã đến. Tốp đầu
tiên gồm bốn người lần lượt tiến ra gành đá. Tiếp theo là hai cha con tôi cùng
hai người ở cánh bắc cũng xuất hiện. Cuộc “ra quân” âm thầm nhưng
đúng theo thứ tự ấn định. Còn mười phút nữa mới đến tốp cuối cùng. Bỗng, phía
sau làng có tiếng chân người chạy rầm rập rồi tiếng súng nổ loạn xạ. Toán đầu
quay trở lại chạy tản mác vào xóm. Hai người cánh bắc cũng thế. Riêng tôi chạy
băng qua gành rồi luồn vào lùm cây đước. Thằng Doãn, trước khi đi tôi đã dặn dò
kỹ lưỡng. Nếu họ bắt được là cứ khai đi một mình đừng để liên lụy đến Ba. Toán
du kích chia nhau chạy lùng trong xóm. Một du kích đuổi theo Doãn, đến gần bìa
làng hắn chộp được cổ con tôi. Thằng bé la toáng lên: “Thả tôi ra, thả tôi
ra”. Anh du kích xách thằng bé lên cao. Tay chân nó không ngừng giẫy giụa.
Chợt, một bóng đen từ trong hàng dừa phóng ra nhảy chồm lên bám vào cổ anh du
kích. Con chó! Tôi thầm kêu lên. Nó tấn công khá bất ngờ khiến anh ta đánh rơi
cây súng và buông thằng nhỏ để đánh vật với con chó. Anh ôm đầu con chó nhưng
răng chó càng lúc càng lún sâu vào cổ như con quỷ Dracula đang hút máu người.
Hắn kêu cứu. Một lúc sau mới có đồng đội đến tiếp sức. Con chó cũng vừa nhả ra
chạy vào trong xóm. Một loạt súng của người mới đến bắn đuổi theo. Tôi nghe
tiếng ăng ẳng của chó từ trong xóm vọng ra. Một nghi ngờ thoáng qua, chẳng lẽ
con Lu ? Nhưng tôi yên tâm ngay bởi con Lu đã được vợ tôi dẫn về nhà trong ngày
hôm trước. Núp trong đám cây đước tôi quan sát đầy đủ cảnh chó và người vật
nhau. Con chó xuất hiện trong bóng đêm chớp nhoáng như loài sói vồ mồi. Hình
ảnh con chó ngoạm cổ anh du kích, tôi liên tưởng đến ma cà rồng đội lốt chó để
hút máu người. Nhưng dù ma hay chó tôi cũng thầm cảm ơn nó đã giải cứu cho con
tôi và giải thoát được bao nhiêu người.

Tôi về đến nhà lúc tờ mờ sáng nhờ chiếc xe Honda thồ đi kiếm khách sớm. Tắm rửa thay áo quần xong, chợt nhớ đến con chó. Tôi hỏi vợ:

– Con Lu đâu?

Bà ấy bảo:

– Khi xe lam vừa đến ngả ba quốc lộ, con Lu vọt xuống xe chạy ngược theo con
đường về hướng biển. Em nghĩ nó trở lại với anh và con. Nếu có điều gì không
may xảy ra cho nó thì em biết làm sao bây giờ. Tôi nhìn vợ buông tiếng thở dài:

– Thôi rồi!

Tôi nghĩ ngay đến tiếng kêu đau đớn của chó vang lên sau tiếng súng. Con Lu có thể chết vì loạt đạn bắn theo. Tôi cảm thấy đau xót vô cùng.

Chờ trời tối hẳn, dì tôi mướn xe Honda thồ đưa Doãn về với chúng tôi. Vợ tôi ôm
con vào lòng, khóc thút thít:

– Giờ con đã thoát được về đây với mẹ cùng các em. Từ nay trở đi, đói no, chết
sống mẹ nhất quyết không để gia đình ta chịu cảnh phân ly.

Doãn nhìn tôi hỏi:

– Ba có thấy con Lu không?

Chẳng đợi tôi trả lời, Doãn quả quyết:

– Lúc ông du kích buông con ra, trước khi chạy trốn, con có quay lại nhìn thấy
con Lu đang ngoạm cổ ông ấy.

– Như vậy là con Lu đã chết vì loạt đạn, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi kết luận. Các con tôi đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Tôi an ủi:

– Dù sao thì mình đã dành tình thương và chăm sóc Lu như con trong gia đình. Nó
có chết cũng là cái chết có ý nghĩa, một nghĩa cử vô cùng cao quý của loài chó
không khác gì con người.

*

Cả nhà đang say ngủ. Ðột nhiên, tôi nghe tiếng cào sột soạt vào cánh cửa trước.
Im ắng một hồi lâu, tiếng cào lại nổi lên lần nữa. Ghé mắt nhìn ra ngoài, tôi
chẳng thấy gì cả. Chỉ có bóng đêm bao trùm và sương mù dày đặc phủ đầy trời.
Tôi thiếp đi một chốc. Tiếng sột soạt nổi lên lần thứ ba. Lần nầy lâu hơn và ở
ngay cánh cửa hông. Tôi vội bật đèn lên, hé cửa nhìn ra. Hốt hoảng, tôi kêu
lên:

– Em ơi, con Lu trở về.

Cửa mở toang, Lu đi khập khiễng vào nhà. Tôi ôm Lu vào lòng và nước mắt tôi
tuôn trào. Tôi khóc vì vui mừng và khóc vì thương nó quá đỗi. Bầy con tôi xúm
vào quấn quýt bên Lu. Máu khô bê bết trên mông và đùi trái của nó. Một viên đạn
ghim vào đùi sau, rất may là không đụng xương. Tôi rửa sạch vết thương bằng
rượu cồn, xoa thuốc đỏ rồi băng kín vết thương lại.

Từ năm 1986 chính sách đổi mới, thị trấn quê tôi bắt đầu có sinh khí trở lại.
Chẳng bao lâu sau, nơi đây buôn bán sầm uất. Cửa hàng tư nhân được mở ra tranh
đua cùng với cửa hàng quốc doanh. Ðời sống có phần dễ thở hơn.

Sau trận chiến biên giới Việt Trung năm 1979, Dương Thái Lân và cả đơn vị công
binh được điều động đến vùng thượng du Bắc Việt. Vì thế con Lu sống thoải mái
với chúng tôi không còn lo lắng gì nữa.

Ðến tháng 7 năm 1991, gia đình tôi lên đường đi Mỹ theo diện tỵ nạn HO8. Con Lu
cũng vừa tròn 18 tuổi. Nó đã quá già chỉ lẩn quẩn trong nhà. Nhưng khi có khách
đến là nó vẫn không quên chạy vào gầm giường.

Ngày gia đình tôi vào Sài Gòn để lên máy bay, tôi cho Lu theo đến ga xe lửa
cùng với bà con đưa tiễn. Khi còi tàu hụ từ xa, Lu đứng dậy sủa vang cả khu vực
nhà ga. Trước khi lên tàu, mỗi người trong gia đình chúng tôi đều thay nhau ôm
Lu vào lòng, rưng rưng, lưu luyến. Khi tiếng còi báo hiệu tàu chuyển bánh, con
Lu nhìn đoàn tàu rồi tru lên một tràng dài. Ðây là tiếng tru lần đầu tiên trong
cuộc đời 18 năm của nó. Tôi rùng mình. Tiếng tru thật áo não tưởng chừng như
lời trối trăng vĩnh biệt của Lu nhắn gởi.

Con Lu không chịu về nhà nữa. Nó lẩn quẩn ở khu vực nhà ga cho đến một ngày vào mùa Ðông rét buốt, Lu nằm chết bên đường rầy xe lửa, nơi mà chúng tôi đã ôm hôn nó trước khi bước lên tàu. Nguồn: mt.gov.vn

Khi qua Mỹ rồi, chúng tôi được thư nhà cho biết, con Lu không chịu về nhà nữa. Nó lẩn quẩn ở khu vực nhà ga cho đến một ngày vào mùa Ðông rét buốt, Lu nằm chết bên đường rầy xe lửa, nơi mà chúng tôi đã ôm hôn nó trước khi bước lên tàu.

Hay tin Lu chết, con tôi ôm nhau khóc. Nước mắt chảy ròng ròng như khóc thương
một người thân đã ra đi vĩnh viễn. Riêng tôi thầm nghĩ: “Cũng may là nó đã
quá già yếu, thân chỉ còn da bọc xương nên được chết toàn thây. Dù muốn dù
không nhân viên nhà ga cũng phải chôn xác Lu ở một nơi nào đó trong lòng đất.
Ðất mãi mãi ấp ủ thân xác nó và ngàn vạn năm sau biết đâu bộ xương của Lu sẽ
hóa thạch tồn tại mãi trên mảnh đất Việt Nam .”

Tôi khóc âm thầm trong đêm như khóc cho đứa con của tôi còn để lại quê nhà nay
không còn nữa. Suốt mấy đêm liền tôi nghĩ về Lu như nghĩ về một con người quả
cảm và thủy chung.
nguồn: Anh Nguyễn văn Thập gởi

nguồn: motgocpho

Người Con Gái Sông Hương

Người Con Gái Sông Hương
Một thời để yêu
Cuộc chiến Việt Nam đã để lại biết bao nhiêu cuộc tình éo le sầu thảm. Một thời để yêumột thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về , em đã đem con qua Mỹ và
đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.
Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa Vỏ Bị của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc.
Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972. Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Truong Vo Bi Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.
alt
Cô Lan Hương
Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế… và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.
Cô Lan Hương
Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.
Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.
Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.
Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.
Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận, trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi… tưởng như trong phim ảnh.
Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm
nhập vào da thịt.
alt
Lan Hương với quân phục Thủy Quân Lục Chiến
Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 , Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta, quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.
Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường. Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn
mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ !
Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.
Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email :
“Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay”.

30 Tháng Tư, ngày định mệnh.

Mặc dù là bạn cùng khóa, nhưng tôi không hề biết về gia cảnh của trung tá Nguyễn. Hai tuần trước ngày 30 tháng 4-1975, tôi có dịp đi cùng người anh của Nguyễn lên chiến trường miền Ðông để thăm trung đoàn tại Bến Cát. Anh của Nguyễn là trung tá Tâm, cùng làm việc với chúng tôi tại  Tổng Tham Mưu
QuanLucVNCH.Xem tình hình tại chỗ, thấy hoàn cảnh của Nguyễn, với trách nhiệm chỉ huy tại chiến trường, rõ ràng là việc di tản hoàn toàn không có điều kiện.
Sáng 30 tháng 4-1975, chúng tôi đi bằng tàu quân vận tại Khánh Hội, theo sau đoàn tàu Hải quân. Gia đình anh Tâm chạy theo chúng tôi, lại có cả cô em dâu và 1 đứa con 3 tuổi. Cô em dâu lại đang mang bầu, chính là Lan Hương của trung tá Nguyễn. Người con gái sông Hương của thủy quân lục chiến và đứa con trai là thằng bé ra đời trong thời gian mùa hè 72 tại Quảng trị.
Mang bầu đứa con thứ hai, với thằng bé 3 tuổi, chạy theo anh chị, xuống tàu ra khơi. Lúc đó, thực sự tất cả chúng tôi cũng mơ hồ không biết đi đâu. Có thể về miền Tây, ra Phú Quốc, ra Côn Sơn theo Hải quân hay chờ tàu Mỹ vớt. Nhiều gia đình hy vọng thoát cơn hồng thủy, nhưng Lan Hương tan nát trong lòng.
Biết thế này em ở lại Saigon chờ anh Nguyễn.
Sau cùng, trải qua chuyến hải hành đầy nước mắt, mẹ con theo anh chị đến đảo Guam thì cô quyết định xin ghi danh theo con tàu Việt Nam Thương Tín để trở về. Tuy nhiên vì sắp đến ngày sanh, lại thấy những người xin về có những hoạt động đấu tranh quá dữ dội nên sau cùng cô ở lại. Khóc thì vẫn khóc !
Qua đến miền đông nước Mỹ, Lan Hương sinh đứa con trai thứ nhì trong trại tỵ nạn Fort Chaffee đặt tên là thằng Việt.Họ Ðạo miền Trung Mỹ bảo trợ cho Lan Hương nuôi con. Hai đứa bé còn thật nhỏ. Những bà vú Hoa Kỳ tình nguyện thay phiên đến trong nhà, trông con để mẹ đi học. Xứ Huế với dòng sông Hương, gia đình cha mẹ, các em vẫn xa tít mù khơi. Không có tin tức gì về anh Nguyễn. Nào biết còn sống hay chết. Ðã đi tù hay mất tích (?)!
Những buổi tối mùa đông của miền băng giá, cô vẫn lặn lội đi học. Xa cách những vùng có đông người Việt. Gia đình anh chị bên nhà Nguyễn cũng bận rộn về sinh kế. Những đứa con còn nhỏ dại. Cô sinh viên văn khoa của sông Hương lầm lũi trở thành bà mẹ trẻ học trò tỵ nạn trong kiếp sống cô đơn.
Lỡ bước sang ngang
Trong hoàn cảnh đó, trải qua gần 5 năm hấp thụ nền văn minh Mỹ quốc, Lan Hương gặp ông giáo sư dạy
chương trình điện toán. Ông thầy Mỹ cũng đã ly dị vợ từ lâu đem lòng thương yêu cô gái Việt và xin cưới.
Trung tá Tâm, anh của Nguyễn, điện thoại cho chúng tôi nói rằng 2 người đến nói chuyện để xin phép được lập gia đình. Tuy là vai anh chồng và là bác của những đứa con nhưng làm sao trả lời được.
Ai mà có thể quyết định Yes hay No.
Nếu không đồng ý thì cũng không ngăn cản được. Vả lại, nếu cô Hương ở vậy, làm sao nuôi con thành người . Những đứa nhỏ sắp sửa vào trường. Rồi trung học, đại học. Tin nhà không có. Biết Nguyễn sống chết ra sao và sẽ chờ đến bao giờ…!Hơn nữa cũng chẳng phải thuần túy vì sinh kế. Cô gái sông Hương ngày xưa đã có một thời nhiệt tình để yêu. Ðã có can đảm bỏ nhà đi theo sư đoàn thủy quân lục chiến.
Ngày nay nàng đã tìm thấy hơi ấm tình yêu mới bên cạnh ông thầy đại học vào những lớp tối mùa đông. Cô ở vào tuổi 30 khi gặp anh chàng người Mỹ, cũng cao lớn đẹp trai vững vàng như trung tá Thủy quân lục chiến của mùa hè Quảng Trị ngày xưa. Ngày cưới đã ấn định. Tháng 7 năm 1980. Hai đứa con trai nhỏ vô tư vui vẻ làm quen với người cha Hoa Kỳ bao dung và tận tụy.
Nhưng số mệnh vẫn còn nhiều cay đắng. Ba ngày trước khi làm đám cưới, Lan Hương nhận được thư nhà từ Huế gửi qua. Kèm theo là mẩu giấy nhỏ nhắn tin của Nguyễn, còn sống, vẫn ở tù, chẳng biết ở đâu. Không biết còn sống được bao lâu. Nhưng còn sống.Lan Hương nhớ lại, những ngày xa xưa của năm 80, gần 30 năm về trước là những giờ phút hết sức trăn trở. Vui mừng cho 2 đứa con vẫn còn bố. Nhưng bẽ bàng cho duyên phận. Sau cùng, đám cưới vẫn tiến hành qua những ngày đầy nước mắt.
Rồi ngày tháng trôi qua, cuộc sống trên đất Mỹ với người chồng yêu thương, hết sức quân tử đã tạo thành 1 gia đình kiểu mẩu. Lan Hương có nhiều cơ hội giúp đỡ cha mẹ và các em. Gửi quà về tiếp tế cho Nguyễn trong trong trại tù từ Bắc vào Nam.
Từ trong trại, anh Nguyễn mơ hồ biết là vợ con đã qua Mỹ nhưng không có nhiều tin tức. Sau hơn 13 năm “ lao động cải tạo “ người anh hùng TQLC một thời được trở lại Saigon. Biết tin vợ con hạnh phúc trong gia đình mới. Anh tìm lại người vợ cũ, làm hồ sơ HO đưa tất cả qua Hoa Kỳ. Ðịnh cư tại miền Trung Mỹ. Tuy giấy tờ là 1 gia đình nhưng Nguyễn vẫn sống độc thân như thời kỳ trước 75 . Gia đình mới của Lan Hương bây giờ đã dọn qua sống tại miền Tây.
Anh trở về, dang dở đời em…!
Mùa xuân năm 1991, cô gái sông Hương giờ đây đã 40 tuổi, đem 2 con qua miền Ðông gặp bố lần đầu tiên. Trước khi đi, người chồng Mỹ cầm tay Hương mà nói rằng: “Em hãy đi và thử hỏi lòng mình 1 lần cho rõ ràng. Nếu đây là lần chúng ta chia tay, anh cũng đành chấp nhận. Chuyện của chúng ta sau 10 năm, đến đây là đoạn cuối. Nhưng nếu em trở lại, thì xin nói lời chia tay rõ ràng với Mr. Nguyễn. Ðối với anh, Nguyễn luôn luôn là 1 người anh hùng. Nếu cần thì anh cũng phải hy sinh. Cảm ơn em đã cho
anh một gia đình trong 10 năm hạnh phúc.
Tiếp đến, cuộc gặp gỡ đầy đau thương của vợ chồng và bố con ông HO. Trời mùa đông Hoa Kỳ hình như có cả cơn gió Lào thổi về Quảng trị. Nguyễn cũng có tâm trạng ước mong đoàn tụ nhưng rồi chợt biết là đã ngàn trùng xa cách. Nàng đã có gia đình mới. Mẹ con thấm nhuần văn hóa Mỹ. Anh không thể và cũng không có khả năng phá vỡ được bức tường ngăn cách đã xây dựng từ 15 năm qua.
Ðành để cho định mệnh đóng vai trò quyết định. Dự trù ra đi 1 tuần nhưng 4 ngày sau Lan Hương đã đem con trở về với ông bố Mỹ. Và 1 lần nữa người cha Hoa Kỳ sung sướng đón mẹ con Việt Nam trong vòng tay mở rộng. Gia đình Lan Hương sống tại San Francisco nên có cơ hội gần gia đình chúng tôi như cô em gái. Chúng tôi biết hết gia cảnh, và cô cũng vui lòng kể hết chuyện đời.
Cay đắng nở hoa…
Tháng 5 năm 2002, chúng tôi nhận được thiếp mời đi dự đám cưới cháu Việt tại Arizona. Bác sĩ Việt 27 tuổi lấy cô vợ Mỹ, bạn học thời sinh viên tại nơi tiểu bang đồng khô cỏ cháy nhưng mang đầy truyền
thống hết sức Hoa Kỳ.
Gia đình nhà vợ giàu có và bề thế. Bạn bè anh chị em nhà cô dâu Mỹ rất khích động ồn ào khi đón được chú rể bác sĩ Việt Nam đẹp trai độc đáo như tài tử Kong Fu Bruce Lee. Lễ cưới cử hành long trọng tại nhà thờ. Ông bố vợ đại diện gia đình nhà gái chào mừng nhà trai và quan khách. Nhà trai của bác sĩ Việt gồm cả 2 quốc gia Hoa Kỳ-Việt Nam từ bốn phương kéo về.
Ông bố chồng Hoa Kỳ đứng lên giới thiệu ông bố chồng Việt Nam là trung tá Nguyễn của chúng ta. Vị giáo sư điện toán của đại học nói rằng đây là người anh hùng Thủy quân lục chiến Quan Luc Việt Nam Cong Hoa`, đã chiến đấu 20 năm cho miền Nam tự do từ Tết Offensive 68 cho đến Easter Offensive 72. Ðã trải qua hơn 13 năm làm tù binh trong trại tù cộng sản. Mr. Nguyễn là anh hùng của ngày xưa và là anh hùng của ngày hôm nay.
alt
Hình 3 người cha của bác sĩ Việt, Cha nuôi, Cha ruột và Cha vợ
Với tư cách là bạn bè và là khách của nhà trai, tôi có dịp lên tiếng nhắc lại những ngày Nguyễn chiến đấu tại Quảng Trị, những ngày anh ở lại Bến Cát cho đến khi Tư lệnh sư đoàn tự vẫn và ông bị bắt vào tù. Mrs. Nguyễn mang bầu đi cùng chúng tôi ra khơi, được tàu Mỹ vớt, sinh cháu Việt trong trại tỵ nạn. Ðặt tên Việt để nhớ mãi về quê hương. Và hôm nay… Không khí cảm động và hơi căng thẳng, nên chúng tôi tìm cách kết luận nhẹ nhàng,… và hôm nay, Dr. Việt bỏ người cha Marine Corps Việt Nam và cả người cha giáo sư đại học Hoa Kỳ để về ở rể với người cha vợ Arizona, chỉ vì cậu bác sĩ của chúng tôi đi theo tiếng gọi của ái tình…
Tiếp theo, MC là em gái của cô dâu giới thiệu bà mẹ Lan Hương đi lên chứng kiến lễ cưới của con trai. Ông chồng cũ Việt Nam đi 1 bên, ông chồng hiện tại Hoa Kỳ đi 1 bên. Cô gái sông Hương khoác tay cả 2 chàng đi lên bàn thờ. Quan khách vỗ tay tán thưởng còn nhiều hơn là dành cho cô dâu chú rể.
Trong đời chúng tôi, chưa từng dự 1 đám cưới nào như vậy. Chú rể mới chụp hình kỷ niệm với 3 ông bố. Bức hình là một di tích lịch sử của gia đình.
Họp khóa mùa Xuân
Tháng 3 năm 2004, kỷ niệm 50 năm của 1 khóa quân trường VoBi Dalat. Anh em chúng tôi vào trường Ðà lạt tháng 3 năm 1954. 50 năm sau, anh em gặp lại tại Orange County, điểm danh xem ai còn ai mất.
Cô Lan Hương đến dự, đi cùng gia đình chúng tôi. Anh Nguyễn độc thân từ miền Ðông về gặp anh em. Ði cùng gia đình trung tá Tâm, chúng tôi đều là những ông già 70 tuổi.
Riêng cô gái sông Hương vẫn còn trẻ như ngày xưa. Anh em họp mặt hết sức cảm động. Giới thiệu  từng trung đội của năm 1954 xa xôi. Thời gian đó, chúng tôi xa Hà Nội năm lên 18 chưa từng biết yêu. Ðến năm 1975 thì bao nhiêu mộng đẹp bay ra thành khói tan theo mây chiều !
Tiết mục sau cùng là người đẹp trao vòng hoa chiến thắng một đời cho các chiến sĩ cao niên. Chị Thiều, nữ sinh Sài Gòn, trao vòng hoa cho nhẩy dù Ngô Quang Thiều như chuyện tình năm xưa của thời chiến dịch Hoàng Diệu. Lan Hương của xứ Huế trao hoa cho anh Nguyễn, thủy quân lục chiến.
Bây giờ anh Thiều và một số bạn khác đã ra đi, nhưng Nguyễn và Lan Hương vẫn còn đây. Vẫn là cha mẹ của những đứa con, là ông bà của các cháu, nhưng chàng trai Hà Nội và cô gái xứ Huế chỉ còn biết nhau trong tình bạn.
Vì đây là chuyện thật nên vào tháng 10 năm nay 2009, nếu các bạn tò mò muốn biết mặt những nhân vật từ trong tiểu thuyết bước ra cuộc đời, thì xin đến San Jose. Khóa chúng tôi họp mặt lần cuối, kỷ niệm 55 năm kể từ khi ra trường tháng 10 năm 1954.
Sau này, có lẽ lực bất tòng tâm. Năm 2014 kỷ niệm 60 năm nhập ngũ, anh em chúng tôi sẽ tổ chức tại gia. Nhà ai nấy làm. Chỉ có thể mời cô Lan Hương đến dự. Vì cô gái sông Hương mãi mãi tuổi 20 ./.
nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Câu chuyện về 1.000 con Hạc giấy

Câu chuyện về 1.000 con Hạc giấy
Ngày xưa, có một chàng trai yêu tha thiết một người con gái. Chàng trai lãng mạn gấp 1.000 con hạc giấy làm quà  tặng người yêu. Lúc ấy, anh chỉ là một nhân viên quèn, tương lai không quá sáng sủa, nhưng anh và cô gái ấy, họ đã rất hạnh phúc. Cho tới một ngày…
Người con gái nói với anh rằng cô sẽ đi Paris. Không bao giờ trở lại. Cô còn nói không thể tưởng tượng được một tương lai nào cho cả hai người. Vì vậy, hãy đường ai nấy đi, ngay lúc này… Trái tim tan nát, anh đồng ý.
Khi đã lấy lại được tự tin, anh làm  việc hăng say ngày đêm, không quản mệt nhọc cả thể xác lẫn tinh thần chỉ để làm một điều gì đó cho bản thân. Cuối cùng với những nỗ lực phi thường và sự giúp đỡ của bạn bè, anh thành lập được công ty của riêng mình. “Tôi phải thành công trong cuộc sống” – Anh luôn tự nói với bản thân – “Và sẽ không bao giờ thất bại trừ phi không còn cố gắng”.
Một ngày mưa, khi đang lái xe, anh nhìn thấy đôi vợ chồng già đang đi dưới mưa cùng chia sẻ với nhau một chiếc ô mà vẫn ướt sũng. Chẳng mất nhiều thời gian để anh nhận ra đó là bố mẹ bạn gái cũ của mình. Trái tim khao khát trả thù mách bảo anh lái xe chầm chậm bên cạnh đôi vợ chồng, để họ nhìn thấy mình trong chiếc ô tô mui kín sang trọng. Anh muốn họ biết rằng anh không còn như trước, anh đã có công ty riêng, ô tô riêng, nhà riêng… Anh đã thành đạt.
Trước khi anh có thể nhận ra, đôi vợ chồng già đang bước tới một nghĩa trang. Anh bước ra khỏi xe và đi theo họ. Và anh nhìn thấy người bạn gái cũ của mình, một tấm hình cô đang mỉm cười ngọt ngào như đã từng cười với anh, từ trên tấm bia mộ.
Bố mẹ cô nhìn anh. Anh bước tới và hỏi họ tại sao lại xảy ra chuyện này. Họ giải thích rằng cô chẳng tới Pháp làm gì cả. Cô bị ốm nặng vì ung thư. Trong trái tim, cô đã tin rằng một ngày nào đó anh sẽ thành đạt, nhưng cô không muốn bệnh tật của mình cản trở anh… Vì vậy cô chọn cách chia tay. Cô đã muốn bố mẹ đặt những con hạc giấy anh tặng bên cạnh cô, bởi nếu một ngày số phận mang anh về, cô muốn anh có thể lấy lại một vài con hạc giấy. Anh khóc
Cách tồi tệ nhất để nhớ một ai đó là ngồi ngay bên cạnh họ… nhưng biết rằng bạn không thể nào có được họ… và sẽ không bao giờ được nhìn thấy họ nữa.
Tiền là tiền còn tình yêu thì thiêng liêng. Trong cuộc tìm kiếm sự giàu có vật chất, chúng ta hãy dành thời gian để tìm kiếm khoảnh khắc bên những người yêu thương. Bởi biết đâu, một ngày nào đó, tất cả chỉ còn là hoài niệm.
From : Phước Nguyễn
và Từ Nguyễn Thập gởi

CON CHỒN và VƯỜN NHO

CON CHỒN và VƯỜN NHO

 

Tác giả: Thanh Thanh

Chuyện ngụ ngôn kể rằng: Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn
nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng
không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách: nhịn đói để gầy bớt đi.

Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua
lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Sau khi ăn uống no nê,
con chồn mới khám phá rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở
lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa.

Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ: “Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi
để được gì?Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai
bàn tay trắng”.

Khi bước vào trong trần thế này, con người muốn mở rộng bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Khi nhắm mắt xuôi tay cũng đành phải ra đi với hai bàn tay trắng mà thôi.

………….

Một nhà vua kia trước khi chết dặn rằng: “Lúc chết, khi đặt vào quan tài, thì
nhớ khoét hai lỗ và để hai bàn tay của Trẫm ra bên ngoài nhé, để cho mọi người
thấy là ta không đem theo được thứ gì cả”.

Ai chẳng biết thế, nhưng không hiểu sao mọi người cứ tích góp thật nhiều. Đến
độ phải dành dật, mất cả tình nghĩa, đến cả sát hại lẫn nhau nữa.

Cuộc sống con người đáng lẽ phải hưởng được thật nhiều hạnh phúc, thì lại bận
tâm cho sự đời. Lòng trí trở nên rối bời, khắc khoải, chờ đợi, tìm kiếm, nắm
giữ, mất đi, buồn khổ, thất vọng, chán đời, trách Chúa.

Thiên Chúa không dựng nên con người để hành hạ, đoạ đày, nhưng là để hưởng, như
Ađam Eva xưa. Thế mà con người đâu có hài lòng, lại muốn hơn muốn nữa, cuối
cùng chính họ tự làm khổ mình. Và “cái đang có cũng bị lấy đi”. Chúa dạy
là:“Hãy làm giàu kho tàng ở trên trời, nơi mối mọt không làm gì được”.

Dường như cái tâm lý chiều sâu cũng là định luật bù trừ thì phải. Xưa nguyên tổ
đánh mất, thì nay ta tìm cách lấy lại. Lấy lại bằng bất cứ giá nào. Nên càng cố
ra sức tích tích trữ thật nhiều. Và coi đó như một bảo đảm cho đời mình. Và khi
con người vất vả gom góp, thì lúc phải chia sẻ, lìa bỏ càng khó và đau xót hơn
nhiều.

Thánh Phaolô tông đồ nói: “Thưa anh em, thời gian chẳng còn bao lâu nữa. Vậy từ
nay ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui
mừng như chẳng vui mừng; ai mua sắm hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng
của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi”
(1Cr 7,29-30).

Về đạo đức, ta được động viên là hãy làm thật nhiều việc thiện, lập nhiều công
đức để được Chúa thưởng công.

Nhưng về mặt tu đức, ta lại được nghe rằng hãy gỡ bỏ mọi thứ hành trang, để
mình trở về số không. Số không nguyên tuyền tốt lành thuở ban đầu khi Thiên
Chúa dựng nên. Chính lúc này ta thực sự nhận lãnh mọi sự tốt lành Chúa đã sắm
sẵn.

Như Đức Giêsu, Ngài có tất cả, nhưng rồi lại tháo gỡ tất cả. Từ là Chúa, quyền
uy, oai phong, hoàn hảo, tốt lành, giàu có, đến sức sức khoẻ, thời gian, tài
đức, và cuối cùng là sự sống. Ngài đã thực sự trở nên số không khi bị treo trên
thập giá. Và chính lúc này, Thiên Chúa Cha tỏ cho biết thế nào là vinh quang,
thế nào là tất cả.

Nếu con người biết cái thực thực ảo ảo của thế gian, mà can đảm đi ngang qua
tất cả, thì sẽ gặp được Thiên Chúa, Đấng là tất cả.

Thanh Thanh

 

=====

BÀN TAY PHẢI CỦA CHÚA GIÊSU

Tại một nhà thờ bên Tây ban nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh
tay trái của Chúa Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ, nhưng cánh tay phải thì rời ra và
đưa đến phía trước trong tư thế ban phép lành.

Người Tây ban nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Có một tội
nhân đến xưng tội với cha xứ ngay dưới cây thánh giá. Như thường lệ, mỗi khi
giải tội cho tội nhân có quá nhiều tội nặng, Linh mục này tỏ ra rất nghiêm
khắc. Ngài ra việc đền tội nặng cũng như ngăm đe nhiều điều.

Tội nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng. Nhưng tính nào tật ấy, không bao lâu,
người đó sa ngã lại. Lần này, sau khi anh xưng thú tội, vị Linh mục lại đe dọa
như sau: “Đây là lần cuối cùng tôi giải tội cho ông”.

Nhiều tháng qua đi, tội nhân lại đến quì dưới chân Linh mục cũng bên dưới cây
thánh giá và lại xin ơn tha thứ một lần nữa. Nhưng lần này, vị Linh mục đã dứt
khoát, và trả lời: “Ông đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội
cho ông nữa”.

Nhưng lạ lùng thay, khi vị Linh mục vừa khước từ tội nhân, thì bỗng ông nghe
một tiếng thì thầm từ bên thánh giá. Bàn tay phải của Chúa Giêsu bỗng được rút
ra khỏi thánh giá và ban phép lành cho hối nhân. Vị Linh mục nghe được tiếng
thì thầm như sau: “Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người này, chứ không phải
ngươi”.

Từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu cứ ở mãi trong tư thế ấy, như không ngừng
mời gọi con người đến để ban ơn tha thứ.

(Trích trong sách Lẽ sống)

Nhìn vào thập giá, con thấy tội trần gian. Nhìn vào thập giá, con thấy tội của
con. Chối từ hồng ân, tuôn tràn từ Thiên Chúa, sống trong đam mê, chống lại
tình yêu. Đan tâm phản nghịch, đóng đinh Chúa từ nhân (lời bài hát Tình yêu
Thập giá).

Nhìn vào thập giá, ta biết Thiên Chúa đã chứng tình yêu vĩ đại thế nào.

Nhìn vào thập giá, ta biết rõ tình yêu lớn lao vô cùng của Chúa và biết rõ cái
phũ phàng của nhân loại.

Nhìn vào thập giá, ta biết được Thiên Chúa không bỏ rơi con người, mà còn mở
đường và cho ta cơ hội trở về. Vì thế, ta đừng sợ hãi, mà hãy can đảm nhìn lên
Chúa Giêsu, không phải để than phiền, trách móc hay thất vọng, nhưng là hối lỗi
ăn năn, và đừng đóng đinh Chúa lần nữa.

Nhìn vào thập giá, với cánh tay dang rộng, thì biết rằng dù con người có giết
Ngài, Ngài vẫn không khép kín từ tâm, đóng cửa bịt lối, mà tiếp tục dang rộng vòng
tay yêu thương để ôm lấy nhân loại.

Nhìn vào thập giá, ta sẽ cảm nếm được thế nào là ơn tha thứ của Ngài.

Nhìn vào thập giá, lời mời gọi khẩn thiết của Chúa là các con hãy tha thứ cho
nhau. Càng tha thứ nhiều, ta càng cảm nếm được ơn tha thứ của Chúa nhiều.

Nhìn vào thập giá, ta biết rằng chính Ngài là Đấng đổ máu ra vì con người, Đấng
duy nhất có quyền kết án hay tha bổng, chứ không phải do bác ái của con người.

Nhìn vào thập giá con thấy được tình yêu. Nhìn vào thập giá con người thấy được
hồng ân. Chúa từ trời cao, quên mình là Thiên Chúa. xuống nơi dương gian sống
vì tình yêu. Hy sinh thân mình chứng minh Chúa tình yêu. (lời bài hát Tình yêu
Thập giá)

Nhìn vào thập giá, ta biết đường đi lối về của mình trong hành trình tìm kiếm
Tình Yêu.

Nhìn vào thập giá, ta biết được sức mạnh của tình yêu. Đàng sau thập giá là
hình bóng của vinh quang. Muốn có vinh quang phải đi xuyên qua thập giá.

Nhìn vào thập giá, ta thấy bầu trời tình yêu được mở ra cho mọi người chiêm
ngắm và đi vào.

Nhìn vào thập giá, con đường tuyệt vọng biến thành hy vọng, sự chết biến thành
sự sống, thất bại trở nên thành công, khờ dại trở thành khôn ngoan, tương đối
biến thành tuyệt đối, bất hạnh biến thành hạnh phúc, lo sợ trở thành vững tin,
nhút nhát trở thành can đảm, khép kín trở nên cởi mở, ích kỷ thay bằng vị tha,
cố chấp thay bằng bao dung, lười biếng thay bằng hăng say, và sẵn sàng chiến
đấu vì chân lý và sự thật, nhờ sức mạnh của cây thập giá.

Nhìn vào thập giá, ta biết được sức mạnh của sự dữ đã bị bẻ gẫy tan tành.

Nhìn vào thập giá, ta biết trời cũ đất cũ thay bằng trời mới đất mới. Nơi toàn
là ánh sáng vinh quang. Nơi không còn bất cứ áp lực nào có thể đe doạ ta được.
Nơi không còn phải lo miếng cơm manh áo hay nhà cửa, tiền bạc hay nghề nghiệp,
bệnh tật hay chết chóc… Vì mọi thứ tốt lành vĩnh cửu đã được dành sẵn cho ai
bước vào.

Nhìn vào thập giá, ta biết cửa hoả ngục bị đập tung, và cửa thiên đàng đã mở
toang.

Thì này con đây khấn xin khấn xin nơi Ngài. Xin Ngài dủ thương tha thứ muôn tội
khiên, và dìu đưa con vào suối nguồn hồng ân.

Vì thế, nói đến thập giá là nói đến Chúa Giêsu. Nói đến Chúa Giêsu là nói đến
thập giá.

Nếu ta đi tìm một Giêsu không thập giá, ta sẽ gặp toàn thập giá, mà không thấy Giêsu.
nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

 

 

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá.  Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.

Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta.  Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây.  Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu”. Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”.

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc.  Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự.  Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá  thư.  Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.

love
Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi.  Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm  nó trước mặt.  Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.

Thư của Bill, tháng 12 năm 2000

“Vợ yêu quý của anh,

Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết.  Nhưng anh cũng đủ may
mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước
đây.

Anh yêu em, em yêu ạ.  Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá!  Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta.  Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc.  Anh đã có thể luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc.  Nó không bao giờ làm anh thất vọng.  Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó.  Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.

Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng
than thở khi mệt mỏi trở về nhà.  Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em.  Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè…  Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em.  Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoảng tiền sửa chữa nó.  Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.

Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một
chiếc xe mới.  Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em.  Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó.  Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết.  Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.

Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời
cầu nguyện của em luôn theo anh.  Nhưng lần này những lời đó không đủ.  Anh đang đau quá.  Anh đang trên chặng đường cuối cùng.  Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây.  Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.

Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ,
cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình
vì anh đang đâu đó trên đường.  Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào.  Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe.  Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con.  Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng. (Vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,…).  Luôn luôn có một lý do nào đó!  Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dỡ hàng ở Florida.

Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định
đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.

Cơ thể anh đang đau.  Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều.  Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau.  Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi.  Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi.  Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây.  Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh.  Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em.  Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.

Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều . Anh sợ phải ra đi quá nhưng
giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều.  Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời.  Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.

Anh yêu em!

Bill.”

“…Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong ngày hôm nay?  Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những giây phút hiếm hoi  còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm…

…Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì
thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào…”

Thụy Khanh dịch

(Theo Chicken Soup Daily).

nguồn: Anh chị Thụ & Mai gởi

Đừng hỏi vì sao em buồn và đừng hỏi vì sao em vui

Đừng hỏi vì sao em buồn và đừng hỏi vì sao em vui

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Trên thế giới không có một nước nào có một hệ thống pháp luật đa dạng và phức tạp như pháp luật của quốc gia Hoa Kỳ. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì Hoa Kỳ là một nước tạp chủng, bao gồm mọi sắc dân trên thế giới đến đây sinh sống và lập nghiệp, mà người ta gọi quốc gia này là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America).

Đó là lý do làm cho luật pháp Hoa Kỳ trở nên đa dạng và phức tạp nhất trên thế giới. Hơn thế nữa, để bảo vệ cho tất cả các sắc dân đang sinh sống tại quốc gia này được hưởng
quyền lợi một cách đồng đều và công bằng, nên Luật Di Trú Hoa Kỳ lại càng phức
tạp, mỗi khi phải áp dụng luật di trú, để cứu xét từng trường hợp cho phép những đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ hay những người cư ngụ bất hợp pháp, phải bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.  Đây là một vấn đề nan giải và nhức nhối nhất cho Hoa Kỳ từ ngày lập quốc cho tới hiện tại. Nan giải và nhức nhối chỉ vì Luật Di Trú Hoa Kỳ nói riêng, được áp dụng dựa trên 3 yếu tố: Chính Trị, Nhân Đạo và Tôn Giáo tại các Tòa Án Di Trú, khác hẳn với luật hình sự và dân sự được áp dụng tại các Tòa Án Tiểu Bang và Liên Bang Hoa Kỳ.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trình bầy đến quý độc giả về 2 trường hợp xẩy  ra, có liên quan đến Luật Di Trú như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Qua sự giới thiệu trung gian của người anh họ ở Việt-Nam, anh Tùng về Việt-Nam làm Lễ Đính Hôn với cô Thu, kém tuổi hơn Thu tới 12 tuổi nhưng nhìn vào bề ngoài cứ tưởng cô Thu và anh Tùng bằng tuổi nhau, nhiều lúc trông cô còn trẻ hơn anh Tùng vài tuổi. Có
lẽ nhan sắc và nét mặt của cô trông trẻ hơn tuổi đời của cô vì cô Thu chưa bao giờ lập gia đình, cộng thêm lại được sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, có tiền của nên cô không phải lo lắng cho kế sinh nhai hàng ngày, mà cô chỉ biết cắp sách đi học năm thứ hai ngành quản trị thương mại tại một đại học tư; còn anh Tùng đang sinh sống tại Hoa Kỳ, thì ban ngày phải làm việc cực nhọc vất vả để nuôi Mẹ già và nuôi thân, ban tối phải đi học thêm 2 năm nữa để lấy bằng kỹ sư điện, nên trông anh già hơn trước tuổi đời của anh, cộng thêm với nét mặt anh lúc nào cũng buồn rầu như đưa đám ma vì đã một lần bị vợ bỏ để đi lấy chồng khác nhưng chưa có con với anh. Có thể vì tuổi tác hai người chênh lệch nhau
khá nhiều, nên cô Thu bị rớt tới 2 lần cuộc phỏng vấn và phải chờ tới gần 2 năm
sau, mới đậu cuộc phỏng vấn lần thứ 3, để được phép qua Hoa Kỳ theo diện hôn
thê (Fiancee) với anh Tùng.

Cô Thu sang tới đây được 2 tháng thì anh Tùng đưa cô Thu đi làm giấy hôn thú, vì nếu anh Tùng không làm giấy hôn thú với cô Thu trong vòng 3 tháng, kể từ ngày cô đặt chân đến Hoa Kỳ, thì cô Thu phải quay trở về nguyên quán, và ngay sau khi nhận được giấy hôn
thú, anh Tùng liền lập thủ tục bảo trợ mẫu I-130 cho vợ với sở di trú, để cô Thu sẽ được mời đi phỏng vấn và sẽ được lãnh nhận thẻ thường trú (Permanent Resident Card).

Sống chung với nhau chưa đầy 6 tháng, bỗng dưng anh Tùng bỏ nhà ra đi không một lời từ giã vợ và đồng thời cô Thu nhận được thư mời cả hai vợ chồng đến Sở Di Trú để được phỏng
vấn. Tới ngày hẹn phỏng vấn, cô Thu một mình đến trình diện Sở Di Trú và cô đã  kể rõ hết sự việc là chồng mình âm thầm bỏ nhà ra đi đã mấy tháng nay, không một lời từ biệt với cô, nên cô cũng không biết chồng cô bây giờ đang ở đâu. Tuy nhiên người giám khảo Immigration Examiner) đã cho cô biết trước là cô vẫn được chấp thuận cấp phát Thẻ Thường Trú với điều kiện, có giá trị tạm thời trong vòng 2 năm (2-year Conditional
Permanent Resident Card), vì hành động vô trách nhiệm của người chồng (Irresponsible
husband) bỏ chốn  nhà ra đi, mà  không cho người vợ biết lý do và trong vòng 2 năm nếu cô Thu không vi phạm tội hình sự (Criminal) nào, có công ăn việc làm, đóng thuế lợi tức
cho chính phủ, thì sau 2 năm, cô sẽ được cấp lại Thẻ Thường Trú không còn điều kiện gì hết.

Theo luật di trú của Hoa Kỳ, nếu 2 người lấy nhau mà không ăn ở với nhau chung một nhà như vợ chồng hoặc ly dị nhau trong vòng 2 năm, thì người vợ hoặc người chồng có thể bị trục xuất trả về nguyên quán. Nhưng trường hợp của cô Thu không bị trục xuất trả về
nguyên quán, vì lý do vừa được nêu ở trên đây. Ít lâu sau cô Thu nhận được lá thư của chồng từ Tiểu Bang khác gửi tới cho cô và trong thư anh xin cô hãy tha thứ cho hành động bỏ trốn cô ra đi một cách âm thầm của anh. Vì người vợ anh đã bỏ anh để đi lấy một  người Mỹ trẻ tuổi hơn anh, đẹp trai hơn anh, lại là một kỹ sư điện tử và để đáp lại hành động cư xử tàn nhẫn của người vợ anh đối với anh, anh đã ăn ở với một cô gái Mỹ, tóc bạch kim, trẻ đẹp ngây thơ như một nàng tiên giáng trần, mới 22 tuổi. Anh có kể cho nàng nghe câu chuyện anh cưới em làm vợ từ Việt-Nam và anh yêu cầu nàng hãy chờ đợi cho đủ 2 năm nữa, anh sẽ
nạp đơn xin ly dị em, thì nàng và anh sẽ làm giá thú với nhau. Anh giải thích cho nàng hiểu nếu anh làm đơn xin ly dị em ngay bây giờ, em sẽ có thể bị trục xuất trả về nguyên quán theo luật di trú, điều này anh hoàn toàn không muốn có hành động bất nhân như vậy đối với em và cô nàng Mỹ này cũng đồng ý với đề nghị của anh đưa ra.

Đọc xong lá thư của chồng, cô Thu khóc suốt cả tuần lễ, cạn hết nước mắt, vì thực sự cô yêu anh Tùng bằng hết cả tâm hồn lẫn thể xác, đây chính là mối tình đầu của cô, tuy lấy
chồng hơi muộn màng, nhưng chưa bao giờ cô biết  yêu ai ngoài anh Tùng ra. Có một số người nằm trong hoàn cảnh tương tự như trường hợp của cô, họ đều tỏ ra nỗi vui mừng vì không bị trục xuất trả về nguyên quán, còn bị chồng bỏ thì đi lấy chồng khác, hoặc lấy chồng người Mỹ lại càng dễ dàng hơn. Nhưng riêng trong trường hợp của cô Thu, dù có được cấp thẻ thường trú để ở lại Hoa Kỳ làm việc, nhưng cô vẫn cảm thấy đau buồn vì mất người mình yêu, hơn thế nữa, lấy chồng trẻ tuổi hơn mình là một điều hạnh phúc lớn lao cho cô, mà cô cảm nghiệm thấy chồng trẻ vợ già là tiên trên đời. Những người quen biết cô thấy cô lúc
nào cũng buồn, đều đặt câu hỏi với cô vì sao cô buồn, thì cô trả lời họ rằng: Đừng hỏi vì sao em buồn, em không thể nói ra được.

Trường hợp thứ hai:

Anh Rick (đổi tên Việt sang tên Mỹ khi nhập tịch) về Việt-Nam lấy cô Hương làm vợ và lập hôn thú tại Việt-Nam. Anh Rick hơn cô Hương tới 16 tuổi và khi cô Hương sang tới đây thì
mấy tháng sau là nhận được Thẻ Thường trú. Vì vợ còn quá trẻ và lại có nhan sắc, sợ vợ mình dễ bị người khác dụ dỗ, nên anh Rick không cho vợ đi làm hoặc không được tiếp xúc với bất cứ ai, cần đi đâu mua gì thì anh lái xe chở vợ đi. Cô Hương đến Hoa Kỳ đã hơn 6 tháng, chưa được gặp mặt hay nói chuyện với người Việt kiều nào ở đây hết, ngoại trừ chỉ được phép nói chuyện với những anh em, bà con họ hàng thân thuộc trong gia đình của anh mà thôi. Tình trạng của cô chẳng khác nào như một tù nhân bị quản thúc tại gia vô hạn định. Lẽ dĩ nhiên, chuyện gì phải đến nó sẽ đến, không ai biết được ngày mai sẽ ra sao, tốt hay xấu, chỉ có Thượng Đế mới biết trước được những gì sẽ xẩy ra mai sau.
Trong số những bà con thân thuộc với chồng của cô Hương, có một người hiểu khá rành về luật di trú và cảm thấy bất bình về cách đối xử của chồng cô đối với cô như một kẻ bị nô lệ
tình dục, và đã có lần chồng cô nổi cơn ghen tương, đánh đập cô, nên người bà con này đã giải thích cho cô nghe về luật di trú là: Dù lấy nhau chưa đủ 2 năm, hoặc vợ chồng chung sống với nhau bất kể thời gian lâu hay mau, nếu người vợ có bằng chứng xác nhận mình là nạn nhân bị bạo hành bởi người chồng, hoặc bị chửi  bới, đe dọa đến mạng sống của mình từ người chồng, đều có thể xin Tòa Án Di Trú xét xử, thu hồi lệnh trục xuất trả về nguyên quán nếu có, mà luật di trú đã qui định.

Một hôm anh Rick lại nổi cơn ghen, đánh đập vợ có thương tích, nên cô gọi số điện thoại 911, chỉ 5 phút sau cảnh sát tới nơi cô cư ngụ và đưa cô đến nơi trú ẩn (Shelter), đồng
thời còng  2 tay người chồng, đưa về trại tạm giam chờ ngày ra tòa xét xử. Tòa phán quyết bản án dành cho anh Rick 9 tháng tù ở và 2 năm án treo về tội bạo hành trong gia đình. Còn cô Hương được quyền ly dị chồng mà không bị trục xuất trả về nguyên quán, mặc dù cô mới đoàn tụ với chồng tại Hoa Kỳ chưa đủ 1 năm, nhưng vì cô là nạn nhân làm nô lệ tình dục và bị bạo hành bởi người chồng, nên Tòa Án Di Trú xét xử, cho phép cô được duy trì tình trạng thường trú tại Hoa Kỳ như trước đây.

Thế là cô Hương như một con chim sổ lồng, kể từ nay cô được hoàn toàn tự do, muốn đi đâu thì đi, muốn tiếp xúc làm bạn bè với ai thì làm, không còn phải lo sợ bị chồng chửi mắng đánh đập như một đứa con gái hư thân mất nết bị Bố chửi mắng đánh đập nữa. Chỉ vì muốn sang Hoa Kỳ được hưởng đời sống tự do no ấm, nên cô mới chấp nhận đi lấy ông chồng già, đáng tuổi Bố của mình, hơn nữa cô cứ tưởng lấy chồng già sẽ được chiều chuộng như đứa con gái cưng của Bố, đâu có ngờ lấy chồng già là đeo gông vào cổ. Những người quen biết cô, không biết chuyện đau khổ trong cuộc đời  tình ái quá khứ của cô và thấy cô lúc nào cũng vui tươi cười đùa như một đứa con nít vô tư, thì lấy làm ngạc nhiên và đều hỏi cô: Này cô Hương ơi, tới cái tuổi trên 30 mùa xuân của cô rồi, tại sao cô lúc nào cũng vẫn còn vui tươi nhí nhảnh như cô con gái hãy còn xuân vậy, thì cô trả lời: Đừng hỏi em vì sao em vui, nguyên do quá tế nhị, làm em không thể nói ra đây được.

PT Nguyễn Mạnh San

nguồn: Baomai.blogspot.com

Khúc ca tri ân

Khúc ca tri ân

Toc ngan k1

 

WGPSG — “Bộ phim Occurrence at Owl Creek Bridge (biến cố xảy ra ở cầu Owl Creek) kể lại chuyện một người đàn ông sắp bị treo cổ.

Bọn lính phía đối địch của anh dẫn anh ra một chiếc cầu bắc ngang qua sông Owl Creek. Chúng lấy một tấm ván đặt một phân nửa lên cầu còn phân nửa kia để lòi ra khỏi thành cầu. Đoạn một tên lính đứng lên nửa tấm ván trên thành cầu, còn người tử tội bị dẫn ra đứng trên nửa tấm để lòi ra khỏi thành cầu. Kế đó, người ta cột chặt tay chân người tử tội, đoạn
thòng một sợi dây từ đỉnh cầu xuống quấn vào cổ anh ta. Khi mọi sự đã sẵn sàng, viên chỉ huy ra hiệu lệnh thì người lính nhảy ra khỏi tấm ván, lập tức người tử tội bị hất xuống phía dưới với sợi dây siết vào cổ anh.

Ngay bấy giờ một điều kỳ lạ đã xảy ra. Sợi dây bị đứt và người tử tội rơi tõm xuống lòng sông. Anh ta chìm sâu dưới nước. Lúc bấy giờ anh ta ý thức được mình vẫn còn sống và anh
cố gắng tháo gỡ dây trói nơi tay và chân ra. Thật kỳ diệu thay, anh đã tự cởi trói cho chính mình được. Thế rồi khi nhận ra mình có cơ may sống sót, anh ta bắt đầu lặn sâu xuống.

Sau đó, anh bơi ngang qua một cành cây đang bềnh bồng trên mặt nước. Anh xúc động vì vẻ đẹp của những tàu lá cây. Anh sững sờ vì những đường gân phức tạp nơi tàu lá. Một lúc sau, anh nhìn thấy một chú nhện đang giăng lưới. Anh lại xúc động trước vẻ đẹp của màng nhện và những giọt nước bám vào đó lấp lánh không khác gì những hạt kim cương. Anh cảm thấy mình sũng nước, anh liền ngước lên nhìn vào bầu trời xanh biếc, đối với anh, chưa bao giờ thế giới lại xinh đẹp thế!

Bỗng nhiên đám lính đứng trên cầu bắt đầu nhả đạn xuống. Anh liền cố gắng lướt tới dưới làn mưa đạn, bơi nhanh nhẹn như một chú rắn nước băng qua nhiều ghềnh thác. Cuối cùng, anh cũng bơi được vào bờ và hoàn toàn kiệt sức. Anh ngã xuống cát, lăn qua lăn lại. Khi ngước nhìn lên anh trông thấy một bông hoa. Anh liền bò tới đưa mũi ngửi và thầm nhủ: “Ôi! Mọi sự sao mà đẹp thế! Được sống sót quả là một điều vĩ đại biết bao!” Nhưng ngay sau
đó có tiếng đạn rít qua các tàn cây; anh vội đứng lên và bắt đầu co giò chạy tiếp.

Anh chạy hoài chạy mãi tới khi đến được một căn nhà có hàng rào trắng bao quanh. Những cánh cổng bỗng mở ra một cách kỳ diệu. Anh không thể nào tin vào mắt mình: thế là anh đã về được đến nhà bình an. Anh gọi tên vợ anh và nàng vội chạy thật nhanh ra cổng giang tay chào đón anh.

Ngay khi họ vừa ôm nhau, máy quay phim mang khán giả trở lại chiếc cầu Owl Creek. Bây giờ, khán giả lại không thể tin được vào mắt mình khi nhìn thấy xác của anh tử tội bị treo thòng xuống đang đong đưa qua lại với sợi dây siết quanh cổ. Thì ra anh đã chết rồi!”

Khán giả xem phim cảm thấy bị sốc khi thấy cái kết bi thương của người tù. Nhưng với nhãn quan của một Kitô hữu, chính những chi tiết: bầu trời xanh biếc, giọt nước lấp lánh như kim cương, một bông hoa thơm… nhắc chúng ta hãy biết tận hưởng vũ trụ xinh đẹp Chúa dành cho chúng ta mà dâng lên lời cảm tạ Đấng Sáng Tạo khi đang còn sống, chứ đợi đến giờ chết
thì sẽ không còn kịp nữa.

Mười người cùi trong Tin Mừng thánh Luca còn bi thảm hơn, với căn bệnh đang mang, họ sống mà như đã chết. Điều kỳ diệu đã đến khi họ được gặp gỡ Chúa Giêsu, họ được lành sạch hoàn toàn. Nhưng chỉ có một người Samari mới thật sự cảm nhận được hồng ân
này: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa (Lc 17,15).

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, khi chúng con không biết tạ ơn Chúa và sống trọn vẹn từng giây phút của đời sống, chúng con không khác gì bệnh nhân phong, vì mất cảm giác nên không biết được bao thứ xấu đang rúc rỉa thân mình. Xin Chúa giúp chúng con được lành sạch và biết hát khúc ca tri ân khi bình minh đến cũng như lúc chiều tà. Amen.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

 

Niềm hy vọng

Niềm hy vọng

TRẦM THIÊN THU

Đây là câu chuyện có thật do chính tác giả kể lại. Mời bạn cùng cảm nghiệm…

Tôi là Carlos Sievert Callejo, 63 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư gan hồi tháng 1-1999. Sau một năm buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng, tôi lại tin vào THIÊN CHÚA. Tôi thoát “án tử” mà bác sĩ đã tiên báo. Tôi vui sống và kể lại “kinh nghiệm đau thương” cho các bệnh nhân ung thư nghe để họ không tuyệt vọng về cái chết được báo trước. CHỈ CÓ THIÊN CHÚA BIẾT MỌI SỰ.

Hồi trẻ, tôi rất khỏe mạnh và đầy sức sống. Tôi là đội trưởng đội bóng rổ và bóng đá Don Bosco, tôi khá hầu hết các môn thể thao và các hoạt động ngoại khóa.

Giữa năm 1998, vợ tôi thấy có điều gì đó khác ở tôi và nói tôi lưu ý. Nàng cảm thấy tôi không còn như trước nên nhận biết khi tôi sụt cân, yếu sức và hay cáu gắt. Vợ tôi cương quyết bắt tôi đi xét nghiệm.

Năm 1986, tôi phát hiện mình bị tiểu đường, di truyền từ mẹ tôi. Trong 2 năm đầu, hằng ngày tôi đi châm cứu và uống 1 chén nước dưa đắng (ampalaya) để kiềm chế đường máu. Suốt 10 năm tôi dùng các loại thảo dược mà bác sĩ kê toa, mức đường trung bình khoảng 200 mg. Rồi tôi được bác sĩ khuyên tiêm insulin (Humulin N) vì ít phản ứng phụ và biến chứng.

Năm 1996, sau vài lần xét nghiệm và siêu âm, tôi lại phát hiện bị sạn thận. Tháng 3-1997, bác sĩ khuyên phẫu thuật lấy sạn trước khi chứng tiểu đường nặng hơn. Tuy nhiên, chứng nôn mửa, choáng váng và bao tử khiến tôi khó chịu sau khi nội soi bụng (laparoscopy), bác sĩ nói tôi sút cân vì tiểu đường chứ không phải sạn thận làm tôi khó tiêu hóa. Năm 1998, tôi vẫn sụt cân nhiều trong vòng 6 tháng. Bác sĩ nói không sao vì tôi cần giảm thuốc. Nhưng vợ tôi không đồng ý với bác sĩ và muốn tôi xét nghiệm lại.

Tháng 1-1999, bác sĩ nói tôi phải phẫu thuật mở dạ dày (gastroscopy), nhưng không thấy có vấn đề gì. Vợ tôi khăng khăng bắt bác sĩ xem lại. Vẫn không phát hiện được gì. Vợ tôi không tin là tôi không có vấn đề và bắt tôi phải chụp CT bụng. Rõ ràng tôi có khối u 4 cm x 3,1 cm ở lá gan bên phải. Tôi phải hóa trị 5 lần (trên mức bình thường). Khối u ác tính được xác định và tôi được chụp CT để xem có phải là ung thư di căn tới phổi và các bộ phận khác hay không. Nếu dương tính, bác sĩ sẽ cố gắng hết sức và tôi chỉ còn chờ tử thần đến. Nhưng sau vài lần xét nghiệm để xác định di căn (metastasis), bác sĩ thấy ung thư vẫn chỉ ở gan chứ không di căn tới các nội tạng khác. Tôi được giới thiệu tới một bác sĩ chuyên khoa ung thư. Bác sĩ hỏi tôi có uống rượu nhiều hay hút thuốc nhiều không, có bị tiêu chảy, siêu vi hoặc gia đình có ai bị ung thư không. Họ hỏi vậy để cố gắng tìm nguyên nhân gây ung thư của tôi. Tôi chỉ uống rượu hoặc hút thuốc khi xã giao thôi. Siêu vi, tiêu chảy và lịch sử bệnh ung thư đều “âm tính”. Tôi không biết rõ nguyên nhân, tôi nghĩ có thể do thực phẩm.

Sau vài lần xét nghiệm và được tư vấn của các bác sĩ ở Trung tâm Y khoa Makati, tôi được phẫu thuật cắt khối u ác tính. Bác sĩ nói cuộc phẫu thuật phải kéo dài từ 4 tới 6 giờ. Tôi nhập viện ngày 4-1, và được ấn định phẫu thuật ngày 5-1-1999. Vì tôi yếu gan, máu khó đông. Bác sĩ không dám mạo hiểm trong trường hợp của tôi và quyết định để máu tôi đông ít nhất 70 tới 80% mới rạch dao mổ, vì họ không muốn tôi chảy máu nhiều mà chết. Sau 4 ngày dùng thuốc để cải thiện việc đông máu, tôi được phẫu thuật lúc 7 giờ sáng ngày 8-1-1999.

Thật ngạc nhiên, tôi tỉnh lại và hỏi vợ nhiều câu hỏi. Vợ tôi không trả lời. Tôi nghi vợ muốn giấu tôi nên bảo tôi đợi bác sĩ đến giải thích. Tôi nghi có điều gì đó bất ổn.

Họ lấy chất dịch trong gan để làm sinh thiết. Khối u xấp xỉ 10,5 cm x 4,2 cm ở lá gan bên phải, lớn hơn so với lần chụp CT. Tôi cần dùng liệu pháp khác cho bớt đau đớn. Tôi nghe bác sĩ cho vợ tôi biết rằng tôi chỉ còn sống thêm được 4 tới 6 tháng. Tôi được hóa trị mỗi tháng 3 lần trong 6 tháng (tổng cộng 18 lần), chi phí là 1 triệu peso Philippines (gần 500 triệu VNĐ). Một số tiền quá lớn đối với gia đình tôi. Cơ may hồi phục chỉ từ 5 tới 20%. Tôi bảo vợ để dành tiền cho gia đình. Nhưng vợ tôi cứ xin tôi hóa trị bằng mọi giá, chỉ mong tôi sống sót. Tôi tuyệt vọng. Tôi không muốn gặp bất kỳ ai. Tôi đến với CHÚA, với những lời cầu nguyện và niềm tín thác mới vào Ngài, xin Ngài ban sức mạnh cho tôi chịu đựng chứng ung thư. Trong 2 tuần tôi cầu nguyện như chưa bao giờ cầu nguyện để nài van Ngài can thiệp và giúp đỡ.

Tôi bắt đầu chấp nhận và dâng mọi sự cho Chúa. Tôi làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Baclaran. Tôi tới Baclaran vào các ngày thứ Tư trong cơn đau nhức. Tôi cố gắng giành lại sự sống. Tôi hoàn toàn tín thác vào Chúa. Tôi làm các tuần cửu nhật kính các vị thánh khác cùng với bạn bè và người thân.

Tôi phải hóa trị 10 ngày sau lần phẫu thuật không thành công như đã nói, nhưng vợ tôi muốn tôi phẫu thuật lại vào ngày 5-3-1999, sau khi chờ cho tôi hồi sức.

5:30 sáng, BS Angelito Tingcungco bắt đầu phẫu thuật. Tôi thấy một người mặc áo trắng bước vào. Chưa đầy 10 giây, bác sĩ gọi tên tôi. Tôi nghĩ là có sự can thiệp của Chúa. BS Tingcungco xem bệnh án và ảnh chụp CT và nói tôi có thể sống thêm 10 tới 15 năm. Tin vui nhất đời tôi. BÁc sĩ hẹn ngày 5-3-1999 tôi hóa trị đợt đầu. Hai tháng một lần.

Sau đợt hóa trị lần hai, tôi lo bao tử tôi sẽ nặng hơn, vì bác sĩ bảo ung thư đã di căn tới bao tử. Người em họ mời tôi tới Tuguegarao dự lễ khánh thành Thánh đường Minore dâng kính Đức Mẹ ở Piat vào ngày 22-6-1999. Hôm đó tôi cảm thấy không đau nhức. Tôi biết Đức Mẹ đã giúp tôi để tôi có cơ hội tới chỗ này chỗ nọ, như Đức Mẹ ở Manaoag, Đức Mẹ khóc ở Baguio và Zamboanga. Tôi cầu nguyện trong nhà thờ, và cơn đau càng lúc càng giảm. Nhờ ơn Chúa giúp, nhờ lời cầu nguyện của gia đình và bạn bè, khối u của tôi giảm còn 2,5 cm. Đúng là phép lạ. Tôi được hẹn hóa trị 4 đợt, lần cuối vào tháng 10-1999.

Các bác sĩ Hoa Kỳ không thể tin tôi có thể sống thêm được 8 tháng. Họ nói tôi may mắn gặp được bác sĩ giỏi ở Philippines và lời cầu nguyện của tôi đã giúp tôi, vì thế tôi nên tiếp tục cầu nguyện. Nhưng họ vẫn không có kết luận chính xác, và họ muốn làm sinh thiết lại. Sau 3 tuần, người ta xác định được đó là ung thư biểu bì gan (Hepatocellular Carcinoma).

Khi ở Hoa Kỳ, tôi đến nhiều nhà thờ, tham quan cả “chiếc cầu thang kỳ lạ” của nhà nguyện Loretto, nhà thờ Sanctuario Chimayu, Hang Lộ Đức ở Maryland, nhà thờ Thánh Tâm ở Washington và nhiều nơi khác để xin Chúa thương giúp. Tôi cầu xin ơn Chúa gần 30 năm. Tôi trở nên nhạy cảm và dễ khóc khi cầu nguyện với Chúa, tạ ơn Ngài đã ban cho tôi cuộc sống thứ hai.

Tôi tới Đức Mẹ ở Piat vào ngày 22-6-2000 và tới Đức Mẹ ở Manaoag để tạ ơn cùng với các vị thánh khác đã nguyện giúp cầu thay cho tôi. Tới nay, tôi vẫn chân thành cầu nguyện và tạ ơn Chúa vì bao ơn lành Ngài đã ban cho tôi.

Nỗi thất vọng và sự u sầu là kẻ thù nguy hiểm. Hãy để Chúa chăm sóc bạn. Ngài không bao giờ để bạn thất vọng nếu bạn thật lòng kêu xin Ngài giúp đỡ. Hãy ghi nhớ Lời Chúa: “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt:7-8; Lc 11:9-10). Các bác sĩ “bó tay” và nói tôi sắp chết, tôi chỉ còn biết cậy trông Chúa. Tôi cầu nguyện bằng chính lời của Chúa Giêsu: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39), và tôi tâm sự với Chúa: “Lạy Chúa, con xin dâng đau khổ của con cho Chúa và xin để đau khổ trở thành cách con nói rằng CON YÊU CHÚA”.

Bây giờ tôi làm việc tông đồ bằng cách thăm viếng các bệnh nhân ung thư ở Trung tâm Y khoa Makati và tới gia đình của các bệnh nhân. Tôi nói với họ về kinh nghiệm của tôi, an ủi họ và khuyên họ đừng tuyệt vọng mà hãy tín thác vào Chúa.

Ngài luôn sẵn sàng giúp bạn nếu bạn kêu xin Ngài. Tôi kể ra điều này để nói với bạn hãy hoàn toàn tín thác vào Chúa và cầu nguyện với Ngài, vì nhờ cầu nguyện và tin tưởng tuyệt đối vào Ngài thì Ngài sẽ không bao giờ để bạn thất vọng. Điều đó đã xảy ra với tôi thì chắc chắn cũng sẽ xảy ra với bạn!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận
đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay,
tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một
nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với
chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi
đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một
người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho
công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi
dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịchviên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo.Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu
cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!

Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện
nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và
đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng
là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

 

Khánh Hưng

 

Một câu chuyện cảm động

Một câu chuyện cảm động
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.

Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ
hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.
Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi
thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

06.12.11

tn
Nguồn: Anh Thập gởi

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT EM BÉ TÁM TUỔI

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT EM BÉ TÁM TUỔI

Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! “Ðấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em. “Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!”

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: “Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!”. Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

“Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị” Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có “cha” là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), “cha” Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt ỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt “20 tháng 10, 12 giờ đêm”.

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện ong Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: “Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!”.

 

BỐ CỦA XA DIỄM   Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Ðàn ông một mình làm bố, không có sữa
mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Ðằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Ðôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được… Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!

Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.
Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều “Vết châm kim đỏ”. Bác sĩ nói, “Mau lên bệnh viện khám ngay!”, đến được bệnh viện Thành Ðô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp – acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng. Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: ‘Cha ơi, con muốn được chết…”

Ðôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: “Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?”

“Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi…”

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: “Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm”.

“Em tự nguyện từ bỏ!”
Ðứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

“Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: “Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh”.

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNÐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra…

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ “Thành Ðô buổi chiều”, thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo “Ðứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự” được đăng, cả thành phố Thành Ðô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại
được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Tờ “Thành Ðô buổi chiều” có đăng bài về em
Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: “Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng…”

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Ðô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường của đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến “ho” một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em “không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám”.

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ.
Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: “Xa Diễm, làm con gái bác đi!” mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: “Mẹ!”. Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: “Con gái, ngoan lắm!”

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.

Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào
Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa “Quỷ môn quan”, sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá… lần nào cũng “hung hoá cát”. Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: “Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?”

“Bởi vì họ đều có lòng tốt!”

“Dì ơi, con cũng làm người tốt.”

“Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương.”

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: “Dì ơi, đây là di chúc của con…”

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Ðây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang “Di chúc”. Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là “Dì Truyền Diễm”, kết thúc là “Tạm biệt dì
Truyền Diễm”. Suốt cả bức thư, chữ “Dì Truyền Diễm” xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều “nhờ vả dì làm hộ” khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên “cảm ơn” và “tạm biệt” với cả thế giới.

“Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn…”

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em “ăn vụng”, em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em…

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước
mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. “Ðau lòng đến không thể thở được” sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: “Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi..”

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Ðông của thành phố Thành Ðô chật ních những người dân Thành Ðô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những “người cha, người mẹ” của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Ðể đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết… không còn cô đơn nữa. Rất nhiều “Cha-mẹ” đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức
ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia
chỉ ghi vỏn vẹn: ” Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)”

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: “Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ.”

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí
từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: “Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: “Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!”