Hospice, nơi nghỉ chân cuối đời – Hà Vũ – VOA

Hà Vũ – VOA

Tiến sĩ Cao Thị Lễ, giáo sư trường đại học George Mason nay đã nghỉ hưu, trong một bài nghiên cứu về Hospice với tựa đề ‘An dưỡng cuối đời’ đăng trên tạp chí “Hành chánh Miền Đông” số 18 năm 2013, cho biết:

“Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng. Hospice ngược lại là nơi săn sóc những người bệnh ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, tức là chỉ còn 6 tháng trở lại. Những người này đã bị các bệnh viện từ chối điều trị. Bệnh viện yêu cầu đưa về nhà để lo việc hậu sự. Khi đem về nhà nếu không có Hospice hay dịch vụ Hospice thì con cái phải thay phiên nhau săn sóc, phải mời bác sĩ tới rồi thành ra có nhiều rắc rối, lại gây ra nhiều công việc cho người nhà. Khi có hậu sự người nhà cũng phải tự lo liệu lấy. Các cơ sở Hospice sẽ săn sóc hết, một cách toàn diện, một cách nhân bản, tức là săn sóc về thể xác bằng cách làm bớt đau đớn, săn sóc về tình cảm, an ủi, săn sóc về tâm linh, có đại diện của các tôn giáo đến để nói chuyện, để an ủi. Ngoài việc giúp gia đình khỏi phải chăm sóc 24/24 mà còn giúp gia đình lo về hậu sự nữa.”Chia sẻ trên Tw

Ông Vũ Bá Hoan có mẹ trong chương trình Hospice. Mẹ ông mất cách đây 10 năm lúc bà cụ 99 tuổi. Ông xác nhận:

“Bà cụ tôi vẫn nằm trong viện dưỡng lão nhưng lúc đó, lúc cuối đời, bà cụ sắp sửa đi, bác sĩ biết là chữa không được, nên bác sĩ, y tá của Hospice đến chăm sóc giúp bà cụ ra đi thoải mái, dễ dàng không thấy đau đớn.”

Tuy nhiên, cũng có những người không chấp nhận thực tế là người thân của mình sắp mất với quan niệm là còn nước còn tát, như trường hợp cô Ann Phạm. Bố cô mất lúc hơn 90 tuổi.

“Hospice rất ngạc nhiên, họ nói ông già tôi chịu khoảng một tuần lễ là sẽ chết. Rồi họ cho những người lại kiếm chỗ mai táng nhưng ông già tôi kéo được 2 tháng, chính tay tôi săn sóc ổng. Lần thứ hai tôi đổi công ty khác tôi nghĩ là tốt hơn. Công ty này để người săn sóc ông bố tôi cả đêm ở trong nhà. Tôi mệt quá tôi ngủ. Tôi không hiểu suốt cả đêm đó họ cho uống thuốc gì, có lẽ có chất morphine gì đó. Chỉ có hai ngày ông bố tôi càng yếu, ông bị ho. Rồi sáng đó, họ cho uống thêm một chút nữa thì tim ông ngừng đập.”

Cô Lê Thi, người chăm sóc bệnh nhân trong các Viện Dưỡng Lão và Hospice đã 15 năm nay tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, cho rằng:

“Cái đó là tùy vào mỗi một trường hợp và trong di chúc của ông cụ đó ông muốn cái gì. Tôi biết có nhiều người không muốn sống. Tôi chăm sóc một cụ bị ung thư. Mỗi lần tôi đi vào thay đồ hay thay tã cụ đều nắm tay tôi và nói cụ muốn chết. Cụ nói với tôi rằng tôi không biết cụ đau đớn như thế nào đâu, nhưng người con của cụ được ủy nhiệm toàn quyền quyết định sự chết và sự sống của cụ theo di chúc của cụ. Người con của cụ không muốn cho cụ chết thì chúng tôi phải chăm sóc.”

Hospice cung cấp dịch vụ 24/24, 7 ngày một tuần. Hiện có 3 loại Hospice. Một là chăm sóc tại nhà. Cơ sở Hospice sẽ gởi người đến tận nhà, nhưng trong trường hợp này phải có một người trong gia đình đứng làm người săn sóc chính. Ngoài ra, có một số viện dưỡng lão cũng có khu dành riêng cho Hospice. Một dạng nữa là có những cơ sở Hospice biệt lập, chuyên về Hospice.

Giáo sư Lễ cho biết thêm:

“Thật ra họ không chú trọng đến việc chữa trị, chỉ làm sao cho người bệnh được có một khoảng thời gian thỏai mái cuối đời thôi. Thường thường trong việc chăm sóc có một toán chuyên viên gồm có bác sĩ để theo dõi, để kiểm soát chương trình chăm sóc. Có y tá để chích thuốc, để cho thuốc giảm đau. Có phụ tá lo về vệ sinh cá nhân. Có nhân viên xã hội để khuyến khích, giúp đỡ gia đình tìm các phương tiện tài trợ hay giúp đỡ gia đình trong việc an táng. Có đại diện tôn giáo. Có nhân viên vật lý trị liệu để xoa bóp hay tập cho người bệnh. Có cố vấn về tang lễ để giúp việc tang lễ. Ngoài ra còn các tình nguyện viên để giúp đỡ. Nếu ở nhà thì họ có thể giúp đỡ đi mua sắm, mua thức ăn, làm công việc nhà hay nấu ăn.”

Điều kiện vào Hospice không phân biệt tuổi tác, miễn là có hai bác sĩ chứng nhận là bệnh nhân không còn điều trị được nữa và bệnh viện yêu cầu đem về. Khi bệnh viện từ chối không chữa trị nữa thì công ty bảo hiểm y tế không trả viện phí, do đó phải đem bệnh nhân về nhà. Và khi đem về nhà cũng không sử dụng chương trình chăm sóc tại nhà (home care) được. Nếu có Medicare thì được sử dụng trong 20 ngày. Sau 20 ngày, Medicare không chi trả nữa. Tuy nhiên, nếu vào chương trình Hospice thì Medicare trả.

Giáo sư Lễ giải thích rõ về chi phí Hospice:

Chi phí của Hospice rất cao, nhưng nếu săn sóc tại nhà thì Medicare đài thọ chi phí, còn Medicaid thì tùy tiểu bang, nhưng đa số tiểu bang có đài thọ. Nhưng nếu tại cơ sở Hospice thì Medicare không trả tiền phòng và tiền ăn, chỉ trả những chuyện khác thôi. Cũng có nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe có đài thọ khoảng này. Ngoài ra, các nhân viên xã hội có thể giúp gia đình tìm các nguồn tài trợ khác. Thường thường họ cũng giúp được chớ không phải khó khăn lắm.”

Những người bệnh đến giai đoạn cuối của cuộc đời và chỉ còn sống trong một thời gian ngắn, nếu còn sáng suốt thì tự lựa chọn, hoặc do thân nhân trong gia đình chọn hay ủy nhiệm cho luật sư chọn được chăm sóc Hospice tại nhà hay trong viện dưỡng lão.

Cô Lê Thi tiếp lời:

“Hospice sẽ đem một cái giường dành cho người sắp mất, còn sống một hai tháng nữa. Đây là một cái giường đặc biệt có thể nâng lên hạ xuống tùy theo trường hợp của từng người. Có những người không thể nằm ngủ được, phải ngủ ngồi vì lưng hay cổ có vấn đề. Hoặc những người ăn bằng ống chuyền vào bụng thì bắt buộc phải ngồi lên để bơm thức ăn vào. Giường bình thường, giường gỗ không sử dụng được. Hospice có thể đem giường đến nhà hoặc viện dưỡng lão. Đó là quyền lựa chọn của mình, người ta không bắt buộc mình. Nếu đầu óc của mình còn minh mẫn hoặc tất cả những gì mình viết trong di chúc thì người ta cứ như vậy, người ta làm theo.”

Thường người ta cho rằng những người vào Hospice hay được chăm sóc Hospice chỉ sống được một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng, nhưng theo cô Thi, nhiều khi việc này tùy thuộc vào tinh thần của người bệnh:

“Tôi chăm sóc một cụ đó, cụ không ăn được nữa, và Hospice nói cụ chỉ sống được 3 tháng, nhưng mà rồi tui thấy bà sống 2 năm, rất là vui vẻ. Việc này tùy thuộc vào tinh thần của người đó đối diện với hoàn cảnh. Tôi cũng chăm sóc một bà cụ không đi được nữa, bà chỉ nằm một chỗ, nhưng bà vẫn vui vẻ. Tôi hỏi bí quyết nào, cách nào mà tôi thấy lúc nào bà cũng vui vẻ, mặc dù bà không đi được, nhiều khi bà phải chờ đợi để được chăm sóc. Bà nói bà cầu nguyện, bà có Chúa, Chúa biết điều gì tốt nhất cho bà.”

Khái niệm về Hospice được du nhập từ Anh quốc vào Mỹ trong những năm 1970 và phát triển rất nhanh. Theo phúc trình năm 2012 của Tổ chức National Hospice and Palliative Care, có đến 66% bệnh nhân sử dụng Hospice tại nhà và 26,1% nằm trong các cơ sở Hospice. Thống kê này cho thấy cứ ba người Mỹ thì có một người lìa đời qua dịch vụ này.

From:TU-PHUNG


 

Phá lấu- Tác giả: Đoàn Xuân Thu

 Diễn Đàn Nhân Bản- Re:Phá lấu- Tác giả: Đoàn Xuân Thu

Phá Lấu

Phá lấu là một món ăn ở Miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc từ bên Tàu. Dân Sài Gòn, trong đó có tui, ít nhứt có một lần trong đời hẩu xực phá lấu gần hãng xuất nhập cảng Viễn Đông, ngã tư Lê Lợi và Pasteur, Quận Nhứt, gần bót Cảnh sát Lê Văn Ken trên đường phố thủ đô VNCH thân yêu ngày chưa bị bọn CSBV vâng lịnh quan thầy Nga Hoa cưỡng chiếm.

Phá lấu có nhiều loại như phá lấu gà, phá lấu vịt. Nhưng ngon bá chấy bù chét là phải kể tới phá lấu heo (mấy đứa theo đạo Hồi không ăn). Còn phá lấu bò, Mohamad đều quất láng! Món phá lấu xuất phát từ ẩm thực của người Triều Châu (Chaozhou) hay Tiều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có “r” (rờ hay không rờ cũng rứa). Trong tiếng Tiều, từ “phá lấu” với “lấu” mang nghĩa là kho hoặc hầm; còn “phá” ám chỉ bộ đồ lòng của động vật như lòng, ruột, bao tử. CSBV vô gọi bộ đồ lòng nầy là nội tạng. Nội tạng là các cơ quan bên trong cơ thể của động vật, bao gồm các bộ phận như gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, thận … Gan làm món gan xào, pate gan. Tim nấu canh hoặc xào. Phổi hầm hoặc xào. Dạ dày (bao tử) như phá lấu, bao tử hầm tiêu. Ruột (lòng) trong các món như lòng xào dưa, lòng nướng.

Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng đã từng nhiều lần kêu la thảm thiết các đồng chí hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó mới có vụ Bảo sanh viện Từ Dũ thành Xưởng Đẻ, “Thuỷ quân lục chiến”, là tiếng Hán Việt, biến thành “Lính thuỷ đánh bộ” nửa hán (không g) và tiếng Nôm. Bộ đồ lòng heo, bò nói bà con Miền Nam mình ai cũng hiểu là: tim, gan, tì, phế, thận. Bày đặt nội tạng rồi Tây Tạng? Món ăn này đã được người Quảng Đông (Cantonese) thêm thắt và phổ biến khi họ di cư đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, phá lấu đã trở thành một món ăn đường phố quen thuộc và được nhiều người khoái khẩu, đặc biệt ở miền Nam.

Món này thường được làm từ bộ đồ lòng của heo, bò, hoặc vịt, bao gồm lưỡi, tai, ruột, và bao tử. Các nguyên liệu được ướp với ngũ vị hương, quế, hồi, và các loại thảo mộc, sau đó hầm trong nhiều giờ để tạo hương vị đậm đà. Phá lấu ăn với bánh mì, cơm, hoặc bún. Em yêu của tui vốn Tiều lai (mười hai … bến nước) thường làm phá lấu, mồi nhắm cho tui những ngày nước rong, nước lớn, dịp trăng 16, rủng rỉnh xu hào, uống rượu mạnh, whiskey hoặc bourbon của Scotland, Ireland. Bourbon được sản xuất tại Mỹ, chủ yếu ở khu vực Kentucky. Còn trong những ngày nước kém, ít xu, tui uống beer lon. Dù rượu mạnh hay beer lon nếu gặp bữa ông lên bà xuống, uống nhiều đều phát biểu linh tinh.

Ngã Tư Lê Lợi – Pasteur 

Cách chế biến phá lấu.

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lưỡi heo, sách bò rửa sạch với nước muối để khử mùi hôi. Sau đó, chà với 1 muỗng bột baking soda và rửa lại nhiều lần cho đến khi nước trong. Ngâm nguyên liệu trong nước có pha 2 muỗng canh giấm khoảng 30 phút, rồi rửa sạch. Gừng cạo vỏ, giã nhỏ, trộn với 3 muỗng canh rượu. Lưỡi heo được rửa sạch và cạo hết phần nhớt. Gan bò cũng rửa sạch và để ráo.

– Bước 2: Luộc nguyên liệu. Đun sôi nước, cho sách bò vào luộc cùng một ít gạo để sách giòn ngon. Thêm nửa hỗn hợp rượu gừng và lưỡi heo, luộc trong 15 phút. Sau đó, vớt ra và ngâm trong nước đá lạnh. Gan bò cũng được luộc trong 15 phút rồi vớt ra.

– Bước 3: Ướp nguyên liệu. Lưỡi heo và gan bò được thái miếng vừa ăn. Trộn đều sách bò, gan, và lưỡi heo với hành, tỏi băm, bột ngũ vị hương, bột nghệ, ớt bột, cùng các gia vị khác (muối, đường, bột nêm, tiêu). Ướp ít nhất vài giờ để gia vị thấm đều.

– Bước 4: Hầm phá lấu. Phi thơm hành khô, sau đó cho nguyên liệu vào đảo đều. Thêm 1 lít nước dừa và 1 lít nước lọc, đun sôi. Có thể thêm hoa hồi hoặc quế để tăng hương vị. Hạ nhỏ lửa, hầm trong 1 giờ cho đến khi mềm. Cuối cùng, thêm 1 lít nước cốt dừa, nêm nếm lại và đun thêm 10 phút.

– Bước 5: Làm mắm me. Phi hành tỏi, sau đó trộn cùng đường, nước me, nước mắm, khuấy đều. Có thể thêm ớt và rau răm tùy khẩu vị. Nước mắm me dùng để chấm phá lấu khi ăn.

Chuyện phá lấu ở Melbourne.

Ở Footscray, Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Châu, nơi tôi đang sinh sống, đang ăn, đang nhậu và đang nói dóc có một tiệm bán phá lấu của chú Tiều, người chuyên chặt thịt quay và vịt quay. Chú bán phá lấu heo trong một khay inox hình chữ nhật. Tiếc rằng cô bán hàng ở tiệm chú Tiều chẳng bao giờ cười, dù tôi là khách quen hay dê sảng!

Thỉnh thoảng, tôi mua một hộp phá lấu 10 đô để làm món nhắm với bia VB (Victoria Bitter), mà dân mình hay gọi vui là ‘Bia Vợ Bỏ”. Tôi không hiểu sao nhiều người sợ vợ bỏ đến vậy? Riêng tôi, nếu vợ bỏ, tui còn mừng! Về Việt Nam rước một em bằng tuổi con mình qua cho nó ỏn ẻn nâng khăn móc túi tiền già còm cõi của mình hỏi không sướng lắm ru? Nhưng khổ nỗi, vợ tôi lại không chịu bỏ tôi mới “chết cửa tứ”.

Nhớ về phá lấu Sài Gòn. Nhớ lại, tôi thường ghé chú Tiều bán phá lấu gần ngã tư Lê Lợi và Pasteur ở Sài Gòn. Đã 30 năm trôi qua mà tôi chưa thể về quê để thưởng thức lại món ăn quen thuộc ấy. Tâm hồn tôi vẫn bùi ngùi, lưu lạc, nhớ nhung những ký ức xưa.

Nếu có ngày trở lại, tôi e rằng không tìm được chỗ bán phá lấu cũ, hoặc nếu có, khẩu vị của tôi cũng đã đổi thay rồi. Tôi thấy mình như Từ Thức (trong văn học Việt Nam) và Rip Van Winkle (trong văn học phương Tây) trở lại trần thế. Từ Thức sống trong tiên cảnh, còn Rip Van Winkle chìm vào giấc ngủ thần kỳ. Khi trở về, cả hai đều thấy mình không còn thuộc về nơi chốn cũ, tượng trưng cho sự phù du của thời gian và nỗi bất lực trước những thay đổi của cuộc đời. Thôi thì, tôi sẽ nhịn ăn phá lấu để giữ lại trong tâm hồn mình cái “hồn ma cũ” ấy. Phá lấu ơi!

Tác giả: Đoàn Xuân Thu

From: TU-PHUNG


 

Vụ nổ súng gây chấn động tại Hội Chợ Xuân Ất Tỵ ở New Orleans

Ba’o Dat Viet

February 5, 2025

Tại hội chợ Xuân Ất Tỵ diễn ra ở New Orleans East, thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, một vụ nổ súng đã xảy ra vào tối thứ Bảy, ngày 1 tháng 2, khiến hai người đàn ông phải nhập viện với các vết thương nghiêm trọng. Theo thông tin từ các đài truyền hình địa phương như Fox 8, WDSU và NOLA, hai nghi phạm gốc Việt đã bị bắt giữ liên quan đến vụ việc này.

May be an image of fireworks and text that says 'NewOrleans New Orleans Today 6:36PM Today6:36PM PM M o O o o O'

Vụ nổ súng được báo cáo xảy ra khoảng 9h30 tối tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam trên Đại lộ Dwyer. Trong một bài đăng trên Facebook, giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam đã xác nhận sự việc và bày tỏ nỗi đau trước vụ việc. Họ cho biết: “Chắc hẳn mọi người đều đã nghe về vụ việc xảy ra tại hội chợ Tết của chúng tôi tối nay. Chúng tôi vô cùng đau buồn trước những gì đã xảy ra và đã tổ chức hội chợ Tết tại MQVN hơn 40 năm như một cách giới thiệu cộng đồng và văn hóa của mình ở New Orleans.”

May be an image of 8 people

Theo cảnh sát New Orleans, hai nghi phạm và một nạn nhân đã xảy ra xô xát, dẫn đến việc một nghi phạm, Timothy Nguyen, 19 tuổi, rút súng và bắn hai nạn nhân. Nghi phạm thứ hai, Christopher Nguyen, 25 tuổi, cũng đã bị bắt giữ với hai tội danh hành hung cấp độ 2 nghiêm trọng.

Hai nạn nhân hiện vẫn đang được điều trị tại bệnh viện, tuy nhiên cảnh sát chưa tiết lộ tình trạng sức khỏe cụ thể hay danh tính của họ. Vụ việc được cho là đã xảy ra gần cổng vào lễ hội, trước một trong các gian hàng của hội chợ.

May be an image of 4 people, crowd and text

Sau vụ nổ súng, giáo xứ đã quyết định tiếp tục tổ chức hội chợ Tết vào ngày 2/2 với các biện pháp an ninh được tăng cường, bao gồm việc bổ sung nhân viên an ninh, kiểm tra túi xách và sử dụng máy dò kim loại cho mọi người tham gia hội chợ.

May be an image of 6 people

Hội chợ xuân hàng năm tại giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam là một sự kiện lớn, thu hút hàng ngàn người tham gia với nhiều tiết mục văn nghệ mừng xuân, múa lân và trò chơi dân gian, cùng các gian hàng ẩm thực mang đậm văn hóa Việt.


 

Cuộc đời đầy xót xa của nữ ca sĩ Kim Anh: 2 lần kết hôn đều vì mang ơn, 10 năm bặt tin con

Cuộc đời đầy xót xa của nữ ca sĩ Kim Anh: 2 lần kết hôn đều vì mang ơn, 10 năm bặt tin con

Ca sĩ Kim Anh sinh năm 1953 tại Lai Vung, Sa Đéc, Đồng Tháp. Năm 16 tuổi, Kim Anh sang Mỹ du học. Kim Anh từng làm phiên dịch cho một nhà hàng. Một lần, Kim Anh ngẫu hứng hát vài bài, nhờ giọng hát đẹp mà gây chú ý rồi trở thành ca sĩ chính của nhà hàng.

Kim Anh nổi tiếng với album “Mùa thu lá bay” gồm 11 bài hát, gây sốt ở cả thị trường hải ngoại lẫn trong nước ở đầu thập niên 80. Bản hit cùng tên đã từng mang về cho nữ ca sĩ mười mấy nghìn đô mỗi tuần.

Ngày xưa tôi đi hát, tiền thù lao toàn quy ra vàng, riêng bài Mùa thu lá bay cứ mỗi tuần mang về cho tôi mười mấy nghìn USD”, nữ ca sĩ kể trên tờ Vnexpress.

Ca sĩ Kim Anh thời trẻ.

Vậy nhưng đằng sau ánh hào quang, cuộc đời Kim Anh tràn ngập nỗi buồn, sự bi thương. Năm 1978, Kim Anh gặp tai nạn bão tuyết ở Mỹ. Vụ tai nạn khiến Kim Anh phải nằm viện gần 3 năm trời. Chân tay bị liệt, mặt chằng chịt vết thương và toàn thân chịu gần 300 mũi khâu.

Để cắt cơn đau, Kim Anh lạm dụng thuốc lá và morphine mà không lường được rằng, bản thân trở thành… con nghiện. Suốt nhiều năm sau đó, Kim Anh vật vã với ma túy. Năm 1984, nữ ca sĩ quyết định đi Pháp cai nghiện.

Năm 1985, Kim Anh phát hiện bị bệnh gan. Nữ ca sĩ được giới thiệu vào bệnh viện chuyên mổ về gan. Bác sĩ sau khi thăm khám đã nói rằng, phải cắt 8/10 phần lá gan thì may ra tỷ lệ sống là 40%. Vì không muốn làm “con ma mổ bụng” mà Kim Anh về uống một lần 21 chai rượu để chờ chết nhưng rồi cũng không chết.

Nhưng rồi từ đó, nữ ca sĩ ngày nào cũng lấy rượu làm bạn. Mấy chục năm qua, ngày nào Kim Anh cũng uống rượu. Và điều kỳ lạ là, mỗi lần uống rượu, Kim Anh hát càng hay, tiếng hát như có men say, vừa nồng nàn vừa khiến người khác mê đắm.

Kim Anh lúc chưa bị đột quỵ.

Thời điểm nữ ca sĩ bị đột quỵ

Kim Anh tâm sự trên tờ Vnexpress rằng, hai cuộc hôn nhân mà bà trải qua đều là vì tình nghĩa, sự mang ơn, trân quý hơn là tình yêu nam nữ. Nữ ca sĩ có 2 người con trai, người sống ở Nhật, người định cư tại Mỹ, còn Kim Anh một mình về Việt Nam (năm 2007) sau biết bao thăng trầm nơi xứ người.

Từ khi về nước, Kim Anh thuê một căn phòng ở khách sạn tại quận 10 để ở lâu dài. Nữ ca sĩ đi hát phòng trà, sự kiện, một số buổi tiệc mang tính chất riêng tư và đặc biệt là những chương trình từ thiện ở vùng sâu vùng xa, người già neo đơn, người khuyết tật.

Với catse từ 15 đến 30 triệu đồng một show, cùng khoản tiền lương hưu ở Mỹ nên Kim Anh sống khá thoải mái. Nữ ca sĩ vẫn có thể chu cấp cho con.

Kim Anh từng dự định về già sẽ vào viện dưỡng lão để không phiền tới con cháu vậy nhưng hồi năm 2021, Kim Anh bị đột quỵ, đứt mạch máu não, tưởng chết. Dù qua cơn nguy kịch nhưng nữ ca sĩ bị méo miệng, liệt chân tay và phải ngồi xe lăn suốt thời gian dài.

Năm 2023, Kim Anh vẫn không thể đi lại bình thường mà vẫn phải có dụng cụ hỗ trợ vì bàn tay co quắp, khó cầm nắm. Dù ở hoàn cảnh vô cùng tồi tệ nhưng nữ ca sĩ không bỏ cuộc mà kiên trì tập vật lý trị liệu.

Tôi bò trên sàn, tự tập đi dù có té ngã. Tôi nhớ mỗi lần té lại gạch vào giấy để ghi lại. Tổng cộng tôi đã té 126 lần trong lúc tập đi”, Kim Anh chia sẻ trên tờ Ngôi Sao.

Kim Anh trong quá trình điều trị, tập vật lý trị liệu sau cơn đột quỵ.

Hiện tại, sức khỏe của nữ ca sĩ đã tốt hơn rất nhiều.

Có lẽ điều duy nhất Kim Anh “được” từ lần đột quỵ là kết nối lại được với con trai út. Bởi trước đó, nữ ca sĩ và con trai út mất liên lạc suốt 8 năm trời.

Thời điểm nữ ca sĩ bị đột quỵ, ca sĩ Quang Thành chia sẻ trên Vietnamnet rằng: “Ca sĩ Kim Anh làm mẹ đơn thân hơn 30 năm qua. Con trai cả lập gia đình hiện đang sống tại Nhật và mất liên lạc đã 10 năm. Con trai út lần cuối cùng liên lạc cách đây 1 năm lúc đó sống tại Reno, mùa dịch hơn 1 năm qua không biết chuyện gì xảy ra mà đến nay vẫn bặt vô âm tín.

Vì không gia đình, anh em ruột, con cái, nhà cửa, tài chính… nên chị được hỗ trợ từ chính phủ trong việc cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, sắp tới là trung tâm phục hồi chức năng cho đến khi tình trạng sức khỏe tốt hơn”.

Sau khi thông tin ca sĩ Kim Anh bị đột quỵ được đăng tải trên truyền thông cũng như mạng xã hội, con trai út liên lạc và tìm về sống chung để chăm sóc mẹ già.

Nữ ca sĩ kể trên tờ Ngôi Sao rằng, con trai rất thương, lo lắng cho mẹ nhưng anh cũng nặng gánh vì phải lo cho vợ và 3 con nhỏ. Vì thế, Kim Anh luôn chủ động trong sinh hoạt, cố gắng làm những gì có thể để chia sẻ áp lực với con.

Sau 4 năm điều trị di chứng của đột quỵ, hiện tại, Kim Anh đã có thể nói chuyện và sinh hoạt bình thường. Nữ ca sĩ sống cùng con trai út ở bang California, vẫn duy trì dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.

MÙA THU LÁ BAY | Lời Việt: Nam Lộc | KIM ANH | ASIA 

From: TU-PHUNG

 

Bệnh hoang tưởng của Đoàn Văn Báu-Kim Văn Chính

Ba’o Tieng Dan

Kim Văn Chính

30-1-2025

Báu là tiến sĩ tâm lý học nhưng đời rất trớ trêu đã đưa anh vào hoàn cảnh để anh phát ra căn bệnh tâm lý rất phổ biến là tâm thần phân liệt thể hoang tưởng, luôn nghĩ mình bị ai đó làm hại.

Chuỗi dài ngày làm việc rất áp lực của anh đã đẩy anh đến căn bệnh quái ác này. Tính cách nóng nảy, ngạo mạn, hiếu thắng của anh càng làm anh nhanh mắc bệnh. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt ngày nắng, đêm lạnh và ngủ ngoài trời dù có túi ngủ và lều trại cũng góp phần rất quan trọng.

Điều kiện xã hội của đoàn hành khất gồm 6 nhóm người: Sư Minh Tuệ (trung tâm); các sư đi theo; nhóm hộ pháp; nhóm youtubers; nhóm dân chúng phật tử và các nhân vật tương tác vòng ngoài; người chỉ huy giấu mặt ở Hà Nội… tạo ra các mối quan hệ xã hội khá rắc rối và phức tạp mà trung tâm xử lý thông tin và quan hệ không ai khác là chỉ có anh…

Biểu hiện bệnh của anh xuất hiện khá lâu rồi (từ khi ở Lào). Nhưng đến đêm giao thừa thì nó mới bùng phát toàn tập…

Anh trở nên nghi ngờ và quy tội rất nhiều người xung quanh, kể cả các nhân vật cốt cán của tăng đoàn mới mâu thuẫn với anh lần đầu và sự việc rất nhỏ nhoi…

Anh sửng cồ kết tội họ với các tội danh rất ghê người như tội phá hoại tăng đoàn; tội sân si; tội âm mưu xin tỵ nạn chính trị…

Anh còn dọa sẽ tống cổ ba sư phải rời khỏi tăng đoàn (mà không biết anh dùng quyền gì, biện pháp gì để đuổi họ khỏi tăng đoàn nếu bản thân họ không muốn). Nói chung hiện nay Báu trở thành nhân tố gây rối loạn tăng đoàn.

TRIỂN VỌNG

Bệnh của anh Báu rất khó chữa. Nó có xu hướng ngày càng nặng chứ không thỏa hiệp được.

Có thể cấp trên sẽ phải thay Báu khi chưa quá muộn. Việc bổ sung gấp anh Lam cũng là người thuộc CA và đã quen với công việc của tăng đoàn, và hình như anh ấy còn biết tiếng Lào/ Thái có thể là chỉ dấu cấp trên sẽ thay thế Báu.

Có thể sự kết thúc việc khất thực của tăng đoàn sẽ diễn ra sớm hơn mọi dự định và kế hoạch (như Báu đã lộ một phần: Từng bước gây sự và đuổi các sư nhỏ về nước; còn lại sư Minh Tuệ, họ có cách xử lý theo kiểu chuyên ngành của họ)…

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/01/Doan-Van-Bau-1.mp4?_=2

***

Võ Xuân SơnAi nhốt con nai? Theo dấu chân nai để làm gì?

“Trước đây thầy là một con nai bị nhốt trong cũi. Và chúng tôi đã đưa thầy đến một khu bảo tồn. Nhưng con nai đó vẫn chưa được tự do, chưa được thoải mái. Thì bây giờ chúng tôi sẽ đưa đến một khu rừng rộng lớn. Và chúng tôi sẽ theo dấu chân nai”.

Trên đây là những lời anh Báu nói. Là một tiến sĩ tâm lý, anh có hiểu bất cứ con nai nào cũng cần phải được tự do hay không? Ai chỉ đạo cho anh (hay “chúng tôi” của anh) đưa “con nai” vô “khu bảo tồn”? Bây giờ, anh đòi theo dấu “con nai” để làm gì?

Tại sao cứ phải kiểm soát sự tự do, rồi kể công?

***

Kim Văn ChínhTại sao anh Báu luôn nói sẽ theo Minh Tuệ đến cùng?

Nhiệm vụ của anh Báu rất rõ ràng, trong đó có việc quan trọng nhất là bảo vệ Minh Tuệ, giám sát Minh Tuệ khi ra nước ngoài, không để Minh Tuệ bị các thế lực chống phá lợi dụng, lôi kéo hoặc bắt cóc thoát khỏi tầm khống chế của Việt Nam.

Và ngay dịp tết này, Báu đã tung hoả mù về kịch bản có thế lực đang tìm cách xin tỵ nạn chính trị cho sư Minh Tuệ; xin quốc tịch khác cho Minh Tuệ..

Báu doạ sẽ có đối sách tương xứng nếu đối thủ vô hình hoặc hữu hình ra tay trước…

Chuyện cứ như kiếm hiệp…

Minh Tuệ cũng rất kém ở chỗ chưa biết quản cái hộ chiếu của chính mình và cách làm các thủ tục xuất cảnh và xin visa khi cần để sao đi được tới Ấn Độ!

Để qua biên giới Myanmar và xin visa Ấn Độ, không phải là việc quá khó! Nhiều người đã đi, trong đó có Giáp!

Và cũng không biết lựa chọn trong các fans của mình rất nhiều để chọn ra vài người thực sự tin cậy và trung thành hỗ trợ về thủ tục visa nếu mình không biết tự làm!

Vẫn phải lệ thuộc vào anh Báu công an và làm việc cho chính quyền Việt Nam (Báu đã thừa nhận) lại đang bị khủng hoảng tâm lý như kẻ điên khùng…

Thật bi kịch cho cả hai người.


 

Chúc Mừng Năm Mới 2025

Chúc Mừng Năm Mới Ất Tỵ 2025

- An Khang - Hạnh Phúc - Thành Đạt - Như Ý

 

 

 

50+ Câu đối tết 4 chữ hay và ý nghĩa nhất Xuân

 

 


Năm mới,

Ất Tỵ 2025,



Kính chúc

Quý độc giả thân mến,

Các bạn đọc yêu quý,

được nhiều sức khỏe,

vui tươi, bình an trong tâm hồn,

luôn lạc quan trong cuộc sống.



BBT - Kẻ Đi Tìm

 

Nếu tôi chọn suy nghĩ hạnh phúc, tâm trạng của tôi sẽ hạnh phúc sướng vui. Nếu tôi chọn suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng của tôi sẽ trở nên tồi tệ. Suy nghĩ của tôi tạo ra tâm trạng. Điều đó thật đơn giản, hãy thử bạn nhé.

S.T.

*********

Phạm Lan Phương: Bốn ngàn đồng và 500 ngàn đồng

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Đàn Chim Việt

24/01/2025

“Yêu nữ” quỵt tiền và xua em trai, người yêu, bạn ra đánh chết shipper. Ảnh mạng xã hội

Một người shipper đã bị giết ở Hoà Vang khi anh đến đòi lại số tiền mà anh nhận thu hộ khi giao đơn hàng cho cô Trần Thanh Thảo.

Anh để lại một người vợ, một con gái 5 tuổi quỳ lạy ảnh của anh trước quan tài.
Cô Thảo sau khi đã nhận gói hàng gồm nước lau sàn, thảm, khăn ướt, trị giá 375.000 đã không chuyển tiền thu hộ lại cho anh.

Cô đánh giá anh 1 sao và bắt anh đến xin lỗi mình. Công ty chuyển phát hàng của anh Thành “gọi điện cho chị hỏi lý do, gửi lời xin lỗi và đề nghị rút lại đánh giá để anh Thành không bị phạt 500.000 đồng.” (Vnexpress viết).

Nếu giao đơn hàng này suôn sẻ, anh kiếm được 4.000đ tiền công. Để kiếm được 4.000đ cho đơn hàng này, anh Thành đã hai lần bị đẩy vào thế yếu trong một phương thức làm việc hoàn toàn bất công với người lao động tay trắng.

  1. 1. Anh phải thu hộ được tiền từ tay người nhận hàng, nếu không thu được, gần như hàm nghĩa anh sẽ phải đền số tiền này cho bên bán hàng. Anh Thành chỉ là một case trong hàng ngàn shipper chúng ta đã coi trên mạng, khi những người khách bom 20 ly trà sữa hay 10 hộp cơm.

Ở đây bạn có thể tự hỏi: “Ồ sao lại dại dột nhận một công việc mà lợi thế đàm phán không thuộc về mình, mình nắm dao đằng lưỡi như thế?

Shipper – nghề trong ngành kinh tế gig- dành cho những người vốn đã luôn nắm dao đằng lưỡi và chẳng có quyền thoả thuận gì ngoài việc bào sức khoẻ lấy tiền. Đương nhiên (hoặc các cơ quan quản lý lao động xem là đương nhiên), đơn vị tạo ra cái app hay công ty vận tải không cần phải chịu trách nhiệm gì phụ với anh shipper nếu anh bị bom hàng.
Trong nền kinh tế gig thần thánh mà chúng ta vô cùng ca ngợi, những công ty startup hào nhoáng như Grab, Uber, Lyft… đang ngồi trên cổ của người giao hàng vì pháp luật lờ họ đi (như một ưu thế).

  1. Công ty chuyển phát trên sẽ phạt anh Thành 500 ngàn nếu khách hàng đánh giá 1 sao. Lần thứ hai, anh Thành nắm thêm một lưỡi dao.

Giả định người nhận hàng vẫn trả đủ tiền nhưng đ.é.o vui và đánh giá anh một sao, thì dù anh đã hoàn thành nhiệm vụ giao hàng, thu đủ tiền hàng cho bên bán và công ty chuyển phát (nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ lao động, bỏ công sức đi làm). Anh kiếm được bốn ngàn. Sau đó anh sẽ bị trừ 500 ngàn vì có người không cuối. Túm lại, hôm đó anh sẽ mất 496 nghìn đồng nếu lỡ đi làm và gặp khách hàng hãm lol.

Tới đây chúng ta đều thấy người shipper đã nắm cả hai lưỡi dao cả hai tay, không có gì bảo vệ họ để họ làm việc lương thiện.

Bạn nghĩ gì nếu mình chỉ kiếm được bốn ngàn đồng và bị phạt 500 ngàn đồng? Bạn có thể mưu sinh không?

Nhưng câu hỏi trên nặng mùi đạo đức quá, thôi bạn không cần hỏi. Giờ mình thử tìm xem luật lao động nói gì.

Theo Điều 127, Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, và trong đó có cấm “Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.”
Đồng thời Khoản 3, Điều 19, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP cũng ghi rõ nếu công ty thuê người lao động “dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động” thì sẽ bị phạt tiền 20 – 40 triệu đồng nếu họ là chủ lao động cá nhân, nếu họ là công ty, thì công ty sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 40-80 triệu đồng.

Đến đây, tôi không tìm được bài báo nào nêu tên công ty đã thuê anh Thành là shipper là ai trên hầu hết các trang báo tôi đọc. Nếu bạn biết công ty chuyển phát đó là công ty nào, bạn có thể cho tôi biết không?

Tại sao một bên có tác động vô cùng quan trọng đến sinh mạng của người shipper này (mức phạt khốc liệt, gọi điện thoại dỗ dành chị Thảo bỏ đánh giá 1 sao) lại có thể được phép ẩn nấp và vô danh khi vụ án nghiêm trọng và kinh khủng thế này khiến mọi người bàng hoàng?

Tại sao công ty này không phải trả lời trước dư luận rằng nó lấy quyền gì để phạt anh Thành 500 ngàn đồng nếu anh bị đánh giá 1 sao? Tại sao không một tờ báo nào ghi rõ nơi làm việc của anh Trần Thành là ở đâu? Nhà sử dụng lao động đã làm gì để khiến anh đêm hôm phải quay lại đi đòi công bằng vì bị phạt 500 ngàn.

Công ty chuyển phát đã làm sai luật lao động bằng cách phạt tiền người lao động. Hay nó đã tự “làm đúng” bằng cách gọi tên anh Thành là “cộng tác viên”, tức không phải người lao động, không có hợp đồng, không phải nhân viên, phủi tay cực dễ.

Dù anh Trần Thành đã bỏ mạng khi làm shipper trong cơ chế thưởng phạt vô nhân tính của công ty ship hàng, kết hợp cùng bàn tay giết người của nhóm người nhà chị Thảo, và nước mắt mong muốn người yêu và em trai được tha bổng về ăn Tết của chị Thảo, chúng ta vẫn không hiểu vì sao những công ty chuyển phát “kinh tế gig” đang sử dụng người lao động yếu thế nhất trong xã hội để làm giàu cho chính nó, lại có thể tàn nhẫn đến mức ấy.

Và chúng vẫn được phép núp bóng, vô danh, lẩn đi, khi người lao động bị thương tật trên đường tác nghiệp.

Phải giao bao nhiêu đơn hàng anh Thành (nếu còn sống) mới kiếm được một sao trị giá 500 ngàn của chị Thảo?

Là 125 quốc xe.

Hoặc bỏ mạng.

(Facebook Pham Lan Phuong)


 

Hai phụ nữ Việt bị bắt tại Nhật vì gian lận thi tiếng Nhật

Ba’o Dat Viet

January 18, 2025

Ngày 17.1, cảnh sát tỉnh Osaka thông báo bắt giữ hai phụ nữ Việt Nam với cáo buộc giả mạo danh tính trong bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật cơ bản. Đây là một phần trong cuộc điều tra nghi vấn có tổ chức liên quan đến gian lận thi cử để xin tư cách lưu trú tại Nhật.

Theo báo Mainichi, hai nghi phạm là Nguyen Thi Dieu (30 tuổi, không có việc làm và địa chỉ cố định) và Luong Thi Hue (30 tuổi, sống tại Kusatsu, tỉnh Shiga).

Dieu bị cáo buộc giả danh Hue để tham gia kỳ thi tiếng Nhật cơ bản tại thành phố Osaka vào tháng 12.2024. Cảnh sát nghi ngờ cả hai liên quan đến việc tạo và sử dụng trái phép dữ liệu điện tử cá nhân nhằm thực hiện hành vi gian lận.

Ngoài ra, vào tháng 12.2024, Dieu đã bị bắt và khởi tố vì vi phạm Đạo luật kiểm soát nhập cư và công nhận tị nạn, khi sử dụng thẻ cư trú của một phụ nữ Việt Nam khác để tham gia kỳ thi tương tự. Cô này được cho là đã thực hiện hành vi thi hộ nhiều lần từ mùa hè năm 2024, với mức phí dịch vụ hàng chục nghìn yen (khoảng vài trăm USD) cho mỗi lần thi.

Khi bị thẩm vấn, Dieu khai rằng:

“Tôi muốn giúp người Việt Nam”, thể hiện mục đích hỗ trợ đồng hương đạt được chứng chỉ cần thiết để xin tư cách lưu trú tại Nhật.

Bài kiểm tra tiếng Nhật cơ bản là một trong những yêu cầu cần thiết để xin tư cách lưu trú dạng “lao động có kỹ năng đặc định” tại Nhật Bản. Tư cách này cho phép người lao động nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực thiếu nhân lực tại Nhật như xây dựng, nông nghiệp, và điều dưỡng.

Cảnh sát nghi ngờ hành vi mạo danh này nhằm giúp những người không đủ trình độ tiếng Nhật đạt được chứng chỉ, từ đó mở ra cơ hội làm việc tại Nhật.

Cuộc điều tra còn phát hiện khả năng có một mạng lưới trung gian hỗ trợ cho hoạt động gian lận thi cử. Các nhà chức trách đang tiếp tục điều tra để xác định liệu có sự tham gia của các tổ chức hay cá nhân khác trong việc cung cấp thẻ cư trú, tổ chức thi hộ, và nhận phí dịch vụ.

Vụ việc này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng người Việt tại Nhật mà còn làm tăng thêm sự giám sát của chính quyền đối với lao động nước ngoài. Nhật Bản, vốn đang nới lỏng các quy định nhập cư để thu hút lao động, có thể sẽ siết chặt quy trình kiểm tra sau vụ việc.

Hành vi gian lận không chỉ vi phạm pháp luật Nhật Bản mà còn làm giảm giá trị của những chứng chỉ hợp lệ, ảnh hưởng đến cơ hội của những người lao động chân chính. Đây là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với những người có ý định thực hiện các hành vi tương tự trong tương lai. 


 

‘Vua rác’ David Dương và con trai bị truy tố tội hối lộ

Ba’o Nguoi-Viet

January 17, 2025

OAKLAND, California (NV) – Ông David Dương, thường được biết đến với tên “vua rác,” và con trai ông, Andy Dương, vừa bị một đại bồi thẩm đoàn truy tố tội hối lộ giới chức thành phố, theo các công tố viên liên bang công bố hồ sơ trong một cuộc họp báo ở Oakland, California, hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng.

Cùng bị truy tố với hai cha con ông David Dương là bà Sheng Thao, cựu thị trưởng Oakland, và ông Andre Jones, người sống cùng nhà với bà.

Ông Andy Dương (trái), con trai ông David Dương (phải), bước vào tòa án liên bang ở Oakland hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng. (Hình: Chụp từ X của Dan Noyes và VTC News)

Tại cuộc họp báo, ông Patrick Robbins, công tố viên liên bang, khẳng định: “Đây mới chỉ là tố cáo. Mọi bị cáo đều được coi như vô tội cho tới khi bị kết tội một cách chắc chắn.”

Ông Robbins mô tả âm mưu hối lộ và tham nhũng của những người liên quan giống như trong phim mafia, trong đó, các tay anh chị “đút lót” cho giới chức để có lợi cho mình.

Theo hồ sơ truy tố dài 22 trang, đề ngày 9 Tháng Giêng, trước và sau cuộc bầu cử thị trưởng năm 2022, bà Sheng Thao và ông Andre Jones có dính tham nhũng liên quan đến ông David Dương và ông Andy Dương.

Bà Sheng Thao bị tố cáo, trong vai trò thị trưởng, sẽ hành động có lợi cho hai cha con ông David Dương. Đổi lại, cha con ông David Dương sẽ có lợi từ bà Sheng Thao và ông Andre Jones.

Bà Sheng Thao hứa sẽ mua những căn nhà tiền chế của cha con ông David Dương, kéo dài hợp đồng thu gom rác trong thành phố, và bổ nhiệm giới chức cao cấp thành phố do cha con ông David Dương và “Đồng Phạm số 1” chọn. “Đồng Phạm số 1” là một doanh gia địa phương và là một cộng sự lâu năm của ông David Dương và ông Andy Dương.

Hai cha con ông David Dương hứa và chi ra $75,000 để quảng cáo chống lại đối thủ của bà Sheng Thao trong cuộc bầu cử, và đưa cho ông Andre Jones $95,000 và hứa sẽ đưa thêm nữa, tổng cộng là $300,000 để “đút lót” cho bà Thao và ông Jones.

“Vua rác” David Dương là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc California Waste Solutions, một công ty thầu rác ở Oakland và San Jose. Ông cũng là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Gia Việt Mỹ (VABA), một tổ chức có mục đích vận động, hỗ trợ, và liên kết các doanh nhân gốc Việt. Ông David Dương cũng là chủ tịch kiêm sáng lập viên và đồng sở hữu chủ công ty nhà tiền chế.

Hồi Tháng Tám, 2023, ông David Dương là người thuyết phục và sắp xếp cho bà Sheng Thao và phái đoàn doanh gia Oakland thăm Việt Nam, được ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, và ông Hà Kim Ngọc, thứ trưởng Ngoại Giao, đón tiếp tại Hà Nội. Trong phái đoàn còn có ông Andre Jones.

Bà Sheng Thao bị cử tri Oakland bãi nhiệm trong cuộc bầu cử ngày 5 Tháng Mười Một, 2024.

Hồ sơ tài chính cho thấy, trước khi ông Andre Jones nhận tiền hối lộ, bà Sheng Thao trả toàn bộ hoặc chia đôi tiền nhà với ông. Tuy nhiên, bắt đầu từ Tháng Giêng, 2023, sau khi ông Andre Jones nhận tiền của cha con ông David Dương, ông này trả toàn bộ tiền nhà.

Ngoài ra, bắt đầu từ Tháng Giêng, 2023, ông Andre Jones gia tăng đóng góp, hoặc trả toàn bộ chi phí, trong nhà – ví dụ như tiền điện, gas, nước, và điện thoại – sống với bà Sheng Thao.

Các bị cáo bị tố cáo thực hiện một số hành động để che giấu âm mưu hối lộ. Ví dụ, theo chỉ thị của bà Sheng Thao, số tiền hối lộ đưa ông Andre Jones để tránh sự liên lụy của bà. Ngoài ra, các bị cáo còn tạo một công việc “giả tạo” cho ông Andre Jones ở công ty nhà tiền chế để che giấu số tiền hối lộ. Họ còn tạo ra ngân phiếu giả để công ty California Waste Solutions trả tiền cho ông Andre Jones. Tất cả các khoản tiền này đều không được khai báo theo luật bầu cử.

“Công chúng được quyền công khai biết những gì xảy ra tại thành phố. Khi dân cử đồng ý nhận ‘đút lót’ để có lợi cho mình, thay vì làm việc có lợi cho cử tri, họ đã làm mất lòng tin của người dân,” công tố viên Robbins nói tại cuộc họp báo. “Truy tố này tái khẳng định quyết tâm của Bộ Tư Pháp xóa bỏ, điều tra, và truy tố tham nhũng trong chính quyền địa phương.”

Hồ sơ truy tố bà Sheng Thao, ông Andre Jones, ông David Dương, và ông Andy Dương. (Hình: Người Việt)

Bản tin của đài truyền hình ABC cho biết cả bốn người đã trình diện Chánh Án Kandis Westmore tại tòa liên bang ở Oakland lúc 10 giờ 30 phút sáng Thứ Sáu.

Bà Sheng Thao không nhận tội, được thả, và bị giới hạn du lịch. Nếu bị kết tội, bà có thể bị tối đa 95 năm tù. Sau đó, bà có tham dự một cuộc họp báo với luật sư của bà là ông Jeff Tsai bên ngoài tòa án.

Hiện chưa biết tình trạng của ba người còn lại ra sao.

Hình ảnh đài ABC cho thấy ông Andy Dương mặc một bộ veston màu trắng đi vào tòa án.

Nếu bị kết tội, ông David Dương và con trai có thể bị mỗi người tối đa 35 năm tù. Riêng ông Andy Dương có thể bị tối đa thêm năm năm tù vì tội nói dối nhân viên liên bang.

Hôm 20 Tháng Sáu, 2024, nhân viên liên bang khám nhà của những bị cáo này tại Oakland và vùng lân cận.

-Nhà của ông David Dương và vợ là bà Linda Dương trên đường Skyline Boulevard.

-Nhà của ông Andy Dương, trên đường View Crest Court trong khu Ridgemont. Ông Andy Dương là giám đốc California Waste Solutions.

-Văn phòng California Waste Solutions ở khu Embarcadero.

-Nhà bà Sheng Thao, lúc đó là thị trưởng Oakland, trên đường Maiden Lane trong khu Oakland Hills.

Cuộc điều tra do ba cơ quan liên bang tiến hành gồm FBI, Bưu Điện Hoa Kỳ (USPS), và Đơn Vị Điều Tra Tội Phạm của Sở Thuế (IRS-CI). (Đ.D.)


 

Nhà Văn Phạm Tín An Ninh & tình chiến hữu-Vương Trùng Dương 

Ba’o Nguoi-Viet

January 12, 2025

Vương Trùng Dương 

“Con người sống không có tình yêu thương cũng giống như vườn hoa không có ánh mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”

(Nhà văn Victor Hugo)

Nếu bạn có thể kể chuyện, tạo nhân vật, nghĩ ra các sự cố xảy ra và có sự chân thành và đam mê thì việc bạn viết như thế nào cũng không thành vấn đề.”

(Nhà văn Somerset Maugham)

Tác phẩm Drei Kameraden (Three Comrades) năm 1936 của văn hào Đức, Erich Maria Remarque (1898-1970) Tâm Nguyễn dịch với tựa đề Chiến Hữu, nhà xuất bản Kinh Thi ấn hành năm 1972, gồm 28 chương dày bảy trăm trang.

Đệ Nhất Thế Chiến, Remarque ở tuổi 19, bị động viên vào Quân Đội Hoàng Gia Đức, thuyên chuyển về Mặt Trận Miền Tây (The Western Front), bị thương vì các mảnh đạn bắn vào chân trái, tay phải và vào cổ, nên được tản thương về bệnh viện, điều trị cho đến khi chiến tranh kết thúc rồi được giải ngũ khỏi Quân Đội Đức. Sau khi chiến tranh chấm dứt Remarque bị ám ảnh bởi các cảnh tàn phá của chiến tranh, thân phận con người, người lính trong và sau giai đoạn bi thương của lịch sử. Đó cũng là chất liệu và đề tài qua các tác phẩm nổi tiếng của ông như Shadows in Paradise (Các Bóng Tối Của Thiên Đường), Arch of Triumph (Khải Hoàn Môn), All Quiet on the Western Front, (Phạm Trọng Khôi khi phục vụ ở Trường Đại Học CTCT Đà Lạt dịch tựa sách: Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh)… Vì vậy văn hào Remarque được nhiều độc giả ở miền Nam Việt Nam biết đến.

Với tác phẩm Chiến Hữu, kể về cuộc sống nước Đức thời kỳ hậu chiến. Phác họa nhiều khía cạnh cuộc sống cơ cực của tầng lớp nghèo hèn nhất trong xã hội, những con người bị coi là hạng cặn bã phải chịu hậu quả ghê gớm của chiến tranh, trong khi đó kẻ cầm quyền tha hồ trục lợi. Hình ảnh ba cựu chiến binh giữa bên thắng và bên thua, bạn bè đã mất, lại lâm vào nghịch cảnh như nhau trong cảnh lầm than đó đã sống bên nhau, chia sẻ từng miếng ăn. Họ sửa chữa xe cũ, sống lay lắt qua ngày. Những lúc buồn chán bù khú rượu chè an ủi cho nhau, giống như đang trong hầm trú ẩn của chiến tranh, và bên ngoài đối với họ vẫn là chiến trường ác liệt. Họ phải chịu tất cả nỗi đau, mặc cảm mà xã hội không ai hiểu và thông cảm cho họ, trừ những người cũng ở đáy của tầng lớp nghèo hèn như họ. Họ cô độc và phải sống với cái cô độc đó.

Truyện của nhà văn Phạm Tín An Ninh cũng đã đề cập nhiều đến hình ảnh chiến hữu trải dài qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử mà chính tác giả là nạn nhân và cũng là nhân chứng.

Phạm Tín An Ninh, hiền thê, các con chụp lần cuối cùng với thân phụ vào đầu năm 1974. Đây là tấm ảnh lưu niệm cuối cùng trân quý nhất vì sau đó anh không bao giờ còn được gặp lại thân phụ của mình. (Hình: tác giả cung cấp)

Nhà văn Phạm Tín An Ninh, sinh năm 1943 tại Khánh Hòa, theo học tại Trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang. Nhập ngũ Khóa 18 SQ Trừ Bị Thủ Đức. Tháng 3/1965 ra trường, phục vụ tại Sư Đoàn 23 Bộ Binh, từ cấp trung đội đến trung đoàn. Tháng 3/1975 đảm trách một phần hành ở Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 44/SĐ 23 BB. Sau biến cố tang thương năm 1975, bị 8 năm tù cho đến tháng 9/1983. Năm 1984 vượt biển, tị nạn ở Na Uy. Cuộc vượt biên của anh:

“Chiếc thuyền nhỏ chở theo 52 người, gần một nửa là đàn bà và con nít, ra khơi hai ngày thì gặp bão. Cả bầu trời phủ kín mây đen. Những ngọn sóng bạc đầu từ trên cao phủ xuống, như muốn nuốt chửng con thuyền nhỏ mong manh. Mệnh số 52 con người chỉ còn biết phó thác cho trời nước mênh mông. Bóng tối tử thần bủa vây khắp phía. Con thuyền bây giờ như cánh bướm nhỏ rơi giữa dòng thác lũ, chìm xuống ngoi lên tả tơi, thoi thóp. Chưa khi nào con người lại quá nhỏ bé và bất lực trước thiên nhiên như lúc này đây…” May mắn gặp chiếc tàu thuộc Vương Quốc Na-Uy (Kingdom of Norway) đang trên hải trình công tác chở dầu từ Nhật sang Singapore cứu vớt trước một cơn bão bắt đầu ập đến. 

Hai ngày đêm trên tàu với chúng tôi là cả một thiên đường. Mặc dù bên ngoài, cơn bão cấp sáu nhiều lúc làm con tàu lắc lư, nhưng trên tàu chúng tôi cảm thấy thật yên ả hạnh phúc… Nếu không có chiếc tàu Na-Uy này cứu vớt, chắc chắn 52 người chúng tôi đã bỏ mình trên biển khơi, cũng giống như hàng trăm ngàn người bất hạnh khác, không một ai hay biết…

Chúng tôi được gởi vào trại tị nạn Hawkins Road, một doanh trại cũ của quân đội Anh tại Singapore, một thời gian được chuyển sang trại chuyển tiếp Bataan, Phi Luật Tân,… Sau tám tháng, chúng tôi lần lượt được đưa sang định cư chính thức tại Na-Uy, một đất nước thanh bình, xinh đẹp và giàu lòng nhân đạo… Gia đình tôi lúc ấy có 10 người, gồm vợ chồng tôi, 6 đứa con và 2 đứa cháu, đến phi trường Fornebu Oslo vào buổi chiều cuối hè.”

Vì muốn trốn thoát khỏi “Quần đảo ngục tù” (Quần đảo GULAG, tựa đề tác phẩm của nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn) anh chấp nhận hiểm nguy không những cho bản thân mà cả gia đình!

“Được theo học một khóa Thông Dich Viên và sau đó là Ngân Hàng Bưu Điện. Hơn 30 năm làm việc, may mắn được sắp xếp làm ở những chi nhánh rất gần nhà…”

Sau khi ổn định cuộc sống nơi xứ lạnh, anh bắt đầu sáng tác. Cuộc đời anh quá bất hạnh:

“Mẹ mất hồi tôi mới lên ba, cha tôi chết cuối năm 1976 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và mãi năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn.”

Nhưng trong cuộc vượt biên, may mắn được sống còn để chia sẻ với nhau nỗi đau nầy! Trong gần hai thập niên qua, Phạm Tín An Ninh – là một trong những nhà văn gốc lính – sáng tác đều đặn và nhiều nhất đã ấn hành các tác phẩm Ở Cuối Hai Con Đường, Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân, Sau Cuộc Biển Dâu, Những Nén Hương Thắp Muộn, Vệt Nắng Cuối Chiều, Vẫn Còn Vương Tơ (viết chung với GS Võ Doãn Nhẫn)…

Sự xuất hiện của nhà văn đã được nhiều cây bút đề cập khá nhiều vì anh đã viết lại quãng đời từ cố hương thuở học trò, trong quân ngũ, trong lao tù, mảnh đời tị nạn với nhiều góc cạnh của cuộc sống, tình chiến hữu, tình người, tình quê hương, đất nước…

Trích dẫn vài nhận xét: “Những câu chuyện được viết bằng một giọng văn hòa ái, giản dị nhưng không kém phần trau chuốt, cốt chuyện thì rất mạch lạc, với kết thúc bất ngờ, trọn vẹn và nhiều ý nghĩa, gợi lên trong lòng độc giả một niềm thương cảm sâu xa” (GS Nguyễn Thanh Liêm).

“Phạm Tín An Ninh nhận định về việc ông được mến mộ một cách rất khiêm nhượng. Theo ông, ở thế hệ chúng ta, ai cũng phải trải qua nhiều mất mát, thăng trầm. Vì thế khi đọc ông, hầu hết độc giả đều thấy sự đồng cảm, và do đó, đã dành cảm mến cho tác giả. Ông được coi như đã “viết hộ”, “nói ra hộ” nhiều người không có cơ hội cầm bút, hoặc năng khiếu vận dụng ngòi bút”…

“Trên một khía cạnh khác, dù có nhiều từng trải, nhưng nếu người trải qua cảnh ngộ không có một cái “tâm” đồng cảm thì câu chuyện chưa chắc được lưu ý đúng mức để có thể viết ra”. (GS Trần Huy Bích).

“Tác giả Phạm Tín An Ninh đã trở thành một nhà văn ngoài dự liệu của bản thân ông. Ông viết truyện để giải tỏa những trăn trở và gửi gắm đến độc giả một thông điệp. Thông điệp đó là chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quý giá và tồn tại với thời gian… Đọc Phạm Tín An Ninh, ai cũng có thể tìm thấy mình trong đó để mà tiếc nuối, hờn tủi, trách cứ, phẫn nộ và thương xót cho đất nước, cho dân tộc, cho bạn bè, cho vợ con và cho chính bản thân mình” (Nhà báo Nguyễn Linh Giang).

“Phạm Tín An Ninh, chỉ kể chuyện thôi, những chuyện thật, liên quan đến ông, dính dáng đến ông, ông đã trải qua, hay nhìn thấy. Nhưng ông đã làm sáng lên được cái Đạo gồm các sự hy sinh, tận tâm, chí khí, tròn trách nhiệm, giữ danh dự, không vị kỷ, tận tình tận nghĩa, của những con người sống theo cung cách và phong thái của hơn 4000 Văn Hiến đã tồn tại cho đến ngày mất nước…

Những chuyện Phạm Tín An Ninh kể, là những thí dụ điển hình. Nếu không muốn nhớ tiêu đề của mỗi truyện, ta có thể hiểu tất cả chỉ là những chương trong một truyện dài: “Miền Nam Trường Hận”… (Bảo Anh Trần Tường Vi)

Nhà văn Đỗ Trường sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Sau thời gian theo học tại đại học ngoại ngữ, nghỉ học đi buôn và rồi theo lao động xuất khẩu sang CHDC Đức. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, ở lại và định cư tại thành phố Leipzig, CHLB Đức. Là người không liên quan đến thời Việt Nam Cộng Hòa đã nhận định:

“Nhà văn Phạm Tín An Ninh đi lên từ một sĩ quan trẻ chỉ huy cấp trung đội. Mười một năm dài đằng đẵng lăn lộn khắp các chiến trường miền Trung, Cao Nguyên và ông trở thành một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Những ngày tháng gian khổ, bi thương ấy, như nhát dao đâm nát hồn người. Bởi, hằng ngày, hằng giờ ông phải chứng kiến cái chết, không chỉ của những người lính (trẻ cùng một dòng máu) ở bên kia chiến tuyến, mà còn phải vuốt mắt cho đồng đội, người thân của mình. Nỗi ám ảnh ấy, thường trực đeo bám ông. Và chỉ khi ngồi đối diện với ngòi bút và trang sách, thì dường như gánh nặng tâm hồn ông mới trút bỏ. Do vậy, ta có thể thấy, tính hiện thực xuyên suốt những tác phẩm của Phạm Tín An Ninh…

Có thể nói, đọc Phạm Tín An Ninh mở ra cho tôi nhiều kiến thức, cái nhìn (đa chiều) về cuộc chiến tàn khốc nhất của dân tộc mà ông, thế hệ ông đã đi qua. Tôi nghĩ, với lăng kính, cái nhìn khách quan như vậy, trang viết của ông không chỉ giá trị về mặt văn học, mà còn có giá trị về lịch sử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chân dung nhà văn Phạm Tín An Ninh”.

Đỗ Trường đã sống thời gian trong nước có lẽ đã đọc sách vở trong nước và khi ờ trời Âu đã viết nhiều bài về các nhà văn, nhà thơ thời VNCH, nhưng đặc biệt “đọc Phạm Tín An Ninh mở ra cho tôi nhiều kiến thức” nói lên giá trị và ảnh hương của tác giả Phạm Tín An Ninh.

“Truyện” của PTAN hầu hết là “hồi ký” với nhân vật tôi (tác giả) lồng vào đó những dòng hư cấu xoay quanh câu chuyện cho sống động. Vì vậy, với tôi, đây là truyện ký, tự truyện trong ký ức của anh được xây dựng từng mẩu chuyện nhỏ góp nhặt lại thật tài tình.

Vào thời tiền chiến, vài nhà văn đã thành công trong những tác phẩm truyện ký… Tiêu biểu như Đêm Sông Hương (Tam Lang), Nhà Nghèo, Cỏ Dại (Tô Hoài), Vang Bóng Một Thời (Nguyễn Tuân), Ba Người Bạn, Những Trẻ Khốn Nạn (Nam Cao), Tắt Đèn (Ngô Tất Tố), Gió Đầu Mùa, Sợi Tóc (Thạch Lam)… Với bối cảnh trong xã hội thực tại qua từng nhân vật trong cuộc sống được cảm nhận, chứng kiến để sáng tác trong hoàn cảnh “Lò cừ nung nấu sự đời. Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” (Cung Oán Ngâm Khúc). Và “bức tranh vân cẩu” đó đã bàng bạc trong truyện ký của PTAN.

Từ những mẩu chuyện năm 2008 như Ba Dòng Nước Mắt, Trên Chiến Trường Xưa, Những Đàn Chim Thiên Di,  Ở Cuối Hai Con Đường… Năm 2009 với Lá Rụng Không Về Cội, Vĩnh Biệt Một Con Đò, Tiếng Sáo … Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân (2010)… đến những truyện gần đây như Người Góa Phụ Giờ Thứ 25, Tuy Hòa Một Thời Gió Cát, Người Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku, Nỗi Buồn Cuối Đời Của Một Người Lính Già Lưu Lạc… Theo tôi biết khoảng tám mươi bài viết nhưng anh với tính tình điềm đạm, khiêm nhường, tế nhị trong những lần phát biểu ra mắt tác phẩm, trong những cuộc phỏng vấn.

Theo Quỳnh Đào, Úc Châu: “Trong những cuộc phỏng vấn, Phạm Tín An Ninh nói rằng anh không hề muốn là một nhà văn, mà chỉ muốn viết để vơi bớt những đớn đau dằn vặt trong lòng mình, đặc biệt là để chia sẻ những nỗi đau thương mất mát với đồng đội của mình. Thế nhưng anh đã đạt được những thành công vượt ra ngoài dự tính trong những buổi ra mắt sách tại Hoa Kỳ cũng như tại Úc Châu.

Các truyện ngắn của anh đã tạo nên tiếng vang tại nhiều nơi trên thế giới, và được sự đón nhận và cảm thông đến từ mọi thành phần độc giả, kể cả thế hệ trẻ, bao gồm thế hệ một rưỡi ở nước ngoài như cá nhân người soạn bài viết này, và ngay cả nhiều độc giả rất trẻ ở trong nước. Điều này cho thấy ngòi bút của Phạm Tín An Ninh có sức rung động vượt ra khỏi giới hạn của những hồi tưởng dành riêng cho những người lính, vì`nó đã phản ảnh được những gì rộng lớn hơn, đó là số phận bi thảm của cả một đất nước và một dân tộc từ sau ngày miền Nam thất thủ, và những long đong của thân phận con người”.

Ngoài tình chiến hữu huynh đệ sống chết một thời, PTAN cũng luôn nặng lòng với thầy cũ, bạn xưa của thời cắp sách. Tập truyện Vẫn Còn Vương Tơ anh đã viết chung với cựu GS Võ Doãn Nhẫn, vị thầy dạy Triết lớp Đệ Nhất C của anh thời trung học ở trường Võ Tánh Nha Trang, trong một trường hợp đặc biệt rất cảm động, như  “Lời Thưa” anh đã viết ở trang đầu tập truyện:

“Thầy Võ Doãn Nhẫn là giáo sư dạy môn Triết khi tôi đang học lớp Đệ Nhất C  trường trung học Võ Tánh – Nha Trang. Khi ấy thầy còn rất trẻ, có lẽ cũng vừa tốt nghiệp sư phạm từ Viện Đại Học Đà Lạt. Còn tôi là một đứa học trò không có gì đặc biệt. Học lực trung bình, kể cả môn Triết của thầy, và cũng không nghịch ngợm phá phách lắm. Vì vậy mà sau này thầy không còn nhớ.

Rời trường một vài năm, tôi vào lính. Cuộc chiến càng lúc càng khốc liệt, cuốn tôi theo như cơn lốc xoáy.

Mùa Hè năm 2008, từ Bắc Âu sang Cali ra mắt tập truyện Ở Cuối Hai Con Đường, tôi bất ngờ gặp một cô bạn học cũ, cho biết thầy đang sống ở thành phố San Diego. Tôi gởi biếu thầy tập truyện với lòng biết ơn của một đứa học trò xưa, mà những bài viết hôm nay ít nhiều đã được thừa hưởng từ sự chỉ dạy của Thầy.

Tôi nhận được lá thư với nét chữ run run, không thẳng hàng, lời lẽ thật cảm động, ngợi khen và khích lệ. Thầy cho biết trước đó cũng đã có đọc qua một số truyện ngắn của tôi, nhưng không biết tác giả là học trò của mình ngày trước.

Điều làm tôi cảm động hơn khi biết sức khỏe của thầy không mấy tốt. Thầy bị tai biến mạch máu não cách đây gần mười năm. Bây giờ liệt nửa người, chỉ quanh quẩn trong nhà với chiếc xe lăn. Bao dự tính, ước mơ có lẽ vĩnh viễn không còn thực hiện được.

Chúng tôi, một nhóm bạn cùng lớp rủ nhau xuống thăm thầy. Một buổi trưa hè cháy nắng, thầy ra ngồi trước hiên nhà hơn một tiếng đồng hồ để đợi đón đám học trò xưa. Lòng tôi thật cảm động. Nói năng hơi khó khăn, nhưng thầy rất thích bàn luận về triết học, văn chương.  Những lúc như thế, tôi thấy đôi mắt của thầy sáng lên rồi bỗng dưng trở nên u uẩn. Tôi nghĩ là thầy đang tiếc nuối những chữ nghĩa, những tình tự văn chương vẫn còn lãng đãng ở đâu đó trong ký ức của thầy. Thầy đang sống những tháng ngày buồn bã. Trường lớp, đồng nghiệp, học trò cùng phấn trắng bảng đen đã là một quá khứ mịt mờ xa – một quá khứ mơ hồ như thuộc về ai đó chứ không phải của thầy.

Tôi năn nỉ xin thầy viết lại. Dù thầy chỉ còn một bàn tay hoạt động được, và tất nhiên trí óc thầy cũng khá nặng nề, mệt mỏi, nhưng tôi tin là ký ức của thầy sẽ trỗi dậy mãnh liệt, trái tim của thầy sẽ rung động hơn khi thầy viết ra những gì đang còn đè nặng trong lòng. Và dù thầy có viết được như ngày xưa, khi thầy còn mạnh khỏe hay không, tôi hình dung những lúc ngồi trước máy vi tính, đưa một ngón tay chậm chạp gõ từng mẫu tự trên bàn phím sẽ là những giây phút hạnh phúc nhất của thầy.

Để có người đồng hành trên con đường có nhiều bông hoa nhưng cũng khá gập ghềnh ấy, tôi xin hứa sẽ cùng đi theo thầy, viết với thầy, và in chung thành một một tác phẩm kỷ niệm.  Và đó là lý do để tập truyện ra đời, mang ý nghĩa Vẫn Còn Vương Tơ, như cái tựa mà chính thầy đã chọn.

Bên cạnh những bài viết mang ít nhiều tính triết học sâu sắc của một vị thầy là những câu chuyện kể bình dị, với văn phong non nớt của một đứa học trò. Ước mong được độc giả đón nhận với sự cảm thông và lòng độ lượng.”

(Hình: tác giả cung cấp)

Nhà thơ Quan Dương khi viết về nhà văn đồng hương PTAN cho biết: “Bà xã anh Phạm Tín An Ninh tên Trương Gia Thức và tôi là bạn học cùng lớp cùng trường thời trung học tại trường Trần Bình Trọng Ninh Hòa”… Hai anh em tôi vốn đã thân lại càng thân nhau hơn. Từ sự thân thiết này nên cũng chính tôi là người xúi giục anh cho ra đời tác phẩm đầu tay Ở Cuối Hai Con Đường mà hiện nay đã từng lấy nhiều nước mắt của người đọc. Có một điều hơi tiếu lâm là mặc dù tôi và bà xã anh Ninh đã lên chức nội ngoại hết rồi nhưng nói chuyện với nhau tôi vẫn gọi bạn tôi bằng bà xưng tui giống như 50 năm về trước khi còn đi học… Bà xã anh Ninh tiến bộ hơn không gọi tôi bằng mày xưng tao như lúc xưa nữa mà cũng đã gọi tôi bằng ông xưng tui cho đúng phép lịch sự… Truyện nào của anh cũng đầy tính nhân bản không chứa hận thù nhưng không quỵ luỵ và nhất là không có sự thoả hiệp với cái ác mà đám cộng sản trong nước đang nhân danh để khủng bố người dân. Bên cạnh trong những tác phẩm của anh viết về đời lính, tình chiến binh, tình đồng đội sẵn sàng hy sinh cho nhau mà chúng ta thường bắt gặp vẫn còn có những câu chuyện anh kể về một nửa kia của đời mình”.

Một điều đặc biệt khác, là tất cả các tác phẩm ra mắt tại Hoa Kỳ và Úc Châu, anh Phạm Tín An Ninh đều ủy quyền cho Ban Tổ Chức gây quỹ yểm trợ anh em Thương Binh đang còn khốn khổ ở trong nước, và anh cũng không nhận lại bất cứ một chi phí nào.

Với riêng tôi, sau khi ra trường, thời gian phục vụ ở Tiểu Đoàn 20 CTCT (Pleiku), cuối năm 1970 thuyên chuyển về Nha Trang và lập gia đình ở nơi chốn nầy. Bà xã di cư từ Hà Nội vào Nha Trang năm 1954, niên khóa 1965-1966 theo học lớp Đệ Nhất A tại Trường Trung Học Võ Tánh (học Triết với thầy Võ Doãn Nhẫn), coi anh Phạm Tín An Ninh như lớp đàn anh, Khóa Nguyễn Trãi I Trường ĐH.CTCT, tốt nghiệp vào tháng 5/1969, có 12 tân sĩ quan (Thiếu Úy hiện dịch) về phục vụ tại Trung Đoàn 44 ở Sông Mao, cùng đơn vị với anh, tuy chỉ trong 2 năm (sau đó đa số đã chuyển ngành) nhưng tình “huynh đệ chi binh”, tình chiến hữu  vẫn có biết bao hình ảnh đẹp từ đó đến hôm nay.

Trong bài viết của anh PTAN: “Trung Đoàn 44 BB đồn trú tại trại Lý Thường Kiệt, Sông Mao. Bản doanh của Sư Đoàn 5 BB, từ thời Đại Tá Tư Lệnh Voòng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 Chiến Thuật. Sông Mao là một thị trấn nhỏ nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 70 cây số, cách Quốc Lộ 1 về hướng Tây gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đã từng theo chân Đại Tá Voòng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dã Chiến từ vùng Mống Cái vào đây sau Hiệp Định Genève năm 1954, để sau đó biến cải thành SĐ5 BB, một trong những sư đoàn đầu tiên và thiện chiến của thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Phía dưới, về hướng Đông, nằm dọc theo Quốc Lộ 1 là quận Phan Lý Chàm (Chợ Lầu). Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà công chúa cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào, và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong rộng lớn nổi danh của VC. Phía trên là dãy Trường Sơn với mật khu Bá Ghe, nơi trú ẩn của một số đơn vị VC địa phương, đặc biệt có cả một đại đội nữ…

Đây là một vùng khô cằn sỏi đá. Mùa hè, nắng cháy, thỉnh thoảng có vài ngọn gió Nam thổi đến, xoáy theo những đám bụi mù trời… Nhưng một hôm bỗng dưng như có những cơn gió mát làm dịu bớt cái không gian rất “lính” này. Không phải gió từ biển thổi lên, mà từ cao nguyên Lâm Viên và từ tận thủ đô Sài Gòn mang tới. Cùng lúc với mười hai chàng trai tuấn tú từ trường Đại Học CTCT Đà Lạt khăn gói về đây trình diện, là một bông hoa tài sắc từ trường Xã Hội Quân Đội: Thiếu Úy Đinh Thiên Kim (mẩu chuyện nầy được kể tiếp rất thú vị). Trung Đoàn đón tiếp những chàng “Nguyễn Trãi 1” và vị nữ lưu này với niềm vui đặc biệt: hy vọng sẽ có những luồng gió mới trong sinh hoạt của đơn vị hầu mang lại những thành quả, chiến công, trước nhất là thực thi hoàn hảo Kế Hoạch Chân Trời Mới được Quân Lực tin tưởng giao phó”.

Anh đánh giặc cũng thuộc loại “cừ”, dạn dày trong lửa đạn từ khi ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy (3/1965) Trung Đội Trưởng đến khi sĩ quan Khóa NT I gặp anh đã mang cấp bậc Đại Úy, trong Ban Tham Mưu Trung Đoàn (tháng 6/1969).

Từ trước đến nay, chỉ có nhà văn PTAN nhắc đến Kế Hoạch Chân Trời Mới với các sĩ quan CTCT ra trường được áp dụng tại đơn vị nầy. Năm 1971, trong cuộc hội thảo của Khóa NT I  tại Tổng Cục CTCT, có sự phê bình, phản đối vì sau 28 tháng quân trường, được đào tạo rất công phu, chu đáo trong ngành nhưng không được sử dụng đúng mức ở các đơn vị tác chiến, nên sau đó đa phần được đặc biệt thuyên chuyển về phục vụ trong ngành CTCT ở các Quân chủng Hải Quân và Không Quân. (Khóa NT I về 4 Sư Đoàn BB: SĐ 2 có 13 sĩ quan, SĐ có 13 sĩ quan, SĐ 23 có 13 sĩ quan và SĐ 5 với 39 sĩ quan trong tổng số 168 sĩ quan tốt nghiệp).

Có dip gặp anh tôi hỏi “Sao anh không viết về những chiến công đã từng tham dự?”. Anh tế nhị trả lời “Là người lính xông pha ngoài trận mạc phải làm tròn bổn phận và có những chiến hữu đã dũng cảm hy sinh cho Tổ Quốc đáng trân trọng và vinh danh hơn bản thân mình”. Trong bài Một Thoáng Pleiku, anh viết: “Ba năm hành quân ở Kontum và Pleiku, nhiều đồng đội, bạn bè tôi đã nằm lại nơi này. Võ Anh Tài, Đặng Trung Đức, Trần Công Lâm, Dương Đình Chính, Đỗ Bê… những tiểu đoàn trưởng nổi danh, những người anh, người bạn thân thiết như tình huynh đệ cùng một đơn vị từ ngày tôi vừa mới ra trường, đã vĩnh viễn ở lại với Kontum, với Pleiku… Ngày ấy, tôi là thằng lính bộ binh, một thứ lính “hạng bét”, chỉ có khốn khổ gian truân và chết chóc. Tháng năm lặn lội trong núi rừng, chỉ còn biết có súng đạn và mục tiêu trước mặt”.

Không phải chỉ với những người bạn chỉ huy, mà anh cũng luôn nhắc nhớ đến chiến công hào hùng của những người lính.

Trong bài Chuyện Một Người Lính Trinh Sát, anh viết: “Trong số này có một anh rất trẻ, đã lập khá nhiều chiến công lẫm liệt, luôn được vị đại đội trưởng đề nghị cấp trên khen thưởng sau mỗi cuộc hành quân. Thành tích xuất sắc nhất là khi anh tình nguyện một mình ôm lựu đạn bò vào tiêu diệt cái chốt của địch gồm nhiều ổ súng phòng không, nằm trong một hốc đá kiên cố trên đỉnh núi Chư Pao. Chính cái chốt quỷ quái này đã gây cho các đơn vị ta nhiều thiệt hại và đe dọa không nhỏ đối với các phi cơ bao vùng, đổ quân và chiến đấu”.

Anh đúng là một cấp chỉ huy luôn gần gũi yêu thương đồng đội dưới quyền, nên luôn nhận được sự kính mến, ngay cả lúc đã tan đàn rẽ nghé. Mở đầu tác phẩm “ Những Nén Hương Thắp Muộn” anh đã có những lời bộc bạch:

“Ra trường, được bổ nhậm về một đơn vị tác chiến lưu động. Trải qua nhiều chức vụ, tôi cũng chẳng phải là một cấp chỉ huy đảm lược, những chiến công hầu hết là nhờ vào máu xương của anh em binh sĩ. Không nhớ tôi đã hướng dẫn họ được những gì, nhưng chắc chắn tôi đã học được ở họ sự trung thành, lòng can đảm và nhiều kinh nghiệm chiến trường. Trong hơn mười năm chiến trận, tôi từng được thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận và nhận một số huy chuơng tưởng thưởng. Nhiều lúc trầm tư, tôi phân vân không hiểu đó có phải thực sự là công trạng của mình, khi hình dung đến khá nhiều khuôn mặt đồng đội dưới quyền đã hy sinh, trong lúc mình vẫn đang còn sống? Tôi không bao giờ quên được những ánh mắt của họ đã nhìn tôi trước khi trút hơi thở cuối cùng. Không biết họ muốn trăng trối, gửi gắm hay oán trách điều gì. Tôi thường dành phần để được vuốt mắt họ khi tình hình có thể, như muốn thay một lời tạ lỗi, ít nhất là đã không bảo vệ được họ. Lời người xưa bao giờ cũng đúng “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Tôi không hề dám mơ tưởng đến chuyện làm tướng bao giờ, nhưng dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, tôi cũng đã mắc nợ khá nhiều xương máu của đồng đội anh em, mà chắc chắn sẽ không bao giờ còn trả được.”

Năm 2008, khi đảm trách nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, đọc bài viết của PTAN tôi rất thích. Khi họp khóa, Nguyễn Mạnh Vỹ cho biết về anh và từ đó những bài viết của anh đều đăng trên trang báo nầy. Và những tác giả viết về nhà văn PTAN đều được đăng trong mục Văn Nghệ của tờ báo. Với Nha Trang, trước đó là nhà văn Điệp Mỹ Linh (tự nhận người lính không có số quân), kế tiếp là nhà văn PTAN, gây được nhiều thiện cảm của độc giả qua nhiều sáng tác.

Nhà văn PTAN có trí nhớ rất tốt từ tuổi thơ ở quê nhà, bạn học, bạn cùng đơn vị, những vị thầy khả kính, bạn tù, những hiền thê của người lính, cấp chỉ huy… cả những mẩu đối thoại với nhau cho đến nơi chốn, địa danh được ghi lại rất tường tận. Nhà văn PTAN với cái tâm, nhân bản và đạo lý của người cầm bút nên nhiều sáng tác của anh khi đọc xong cảm thấy xúc động.

Với tình chiến hữu không những ở đơn vị mà sau khi ra tù tìm đường vượt biên. Trong bài viết Bạn Tôi – Những Người Lính Biệt Động Quân: “Nói về bạn bè Mũ Nâu, thì tôi có khá nhiều, từ quan tới lính. Ngay anh em trong gia tộc tôi cũng có hơn một trung đội (đầy đủ theo bản cấp số), đa số đã nằm lại ở các chiến trường. Bạn cùng khóa thì cũng trên bảy mươi chàng chọn Biệt Động….

Một anh bạn gốc BĐQ, trước 75 là một Hạ sĩ 1, tài xế, nhưng về sau này mới bất ngờ gặp và quen nhau lúc tôi vừa ở tù ra với cuộc đời vô cùng khốn khó, còn anh là tài xế của một chiếc xe đò nhỏ chạy đường Nha Trang – Ban Mê Thuột . Biết tôi cũng từng là một cấp chỉ huy nên anh luôn gọi tôi là ông thầy, và hết lòng giúp tôi những gì có thể. Anh đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và một niềm ân hận khôn nguôi, vì nghĩ mình đã không xứng đáng với tấm lòng của anh, không giữ được lời hứa với anh trước khi anh mất…

Gia đình anh gồm vợ và 2 đứa con nhỏ sống ở Ban Mê Thuột. Biết tôi có ý định vượt biên, anh ngỏ ý tha thiết cùng đi với vợ con.Tôi tổ chức chuyến vượt biên cùng với một nhóm bạn cùng tù. Chuyến đi khó khăn sắp thực hiện, tôi ra bến xe mấy lần tìm anh, không gặp. Tôi lên Ban Mê Thuột, và rất bất ngờ được biết xe anh vừa bị tai nạn trên đèo M’Drak, anh bị thương nặng đang nằm trong bệnh viện. Tôi đến thăm, mình mẩy còn quấn đầy băng trắng, cả hai chân bị gãy, vừa mới được giải phẫu, còn treo lên thành giường. Nước mắt tôi ứa ra, chỉ ôm nhẹ vai anh mà không nói được lời nào…

Khi đưa vợ con và bạn bè xuống tàu vượt biển, lòng tôi rất buồn vì thiếu gia đình anh, người bạn BĐQ rất có lòng và chí tình với tôi”.

Bài viết Về Cái Chết Oan Khuất Của Nhạc Sĩ Minh Kỳ với tình người bạn tù đã in sâu vào tâm khảm: “Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết…

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết…

Một đêm, cuối tháng 8/75… Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra…

Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát Nha Trang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen…”

Ngoài ra với tình gia đình, anh thiếu tình mẹ từ nhỏ nên rất trân trọng tình mẹ của người vợ lính, người vợ tù, góa phụ nên khi đọc cảm thấy bùi ngùi, xúc động

Không thể nào trích hết những đoạn văn trong các bài viết của anh PTAN. Các bài viết đã lưu trữ trên blog cá nhân của anh, nhiều websites và trong các tác phẩm của anh đã được ấn hành. Đất nước trải qua thời kỳ đen tối của lịch sử ảnh hưởng đến những hệ lụy của thế hệ chúng tôi “sinh bất phùng thời” từ khi sinh ra, lớn lên và cả tuổi già!

Bài thơ Ba Kiếp Lang Thang của thi bá Vũ Hoàng Chương với hai câu cuối: “Ba kiếp lang thang, ngồi chụm lại. Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau”. Nay sống trên xứ người, nhờ những sáng tác của các văn thi hữu coi như “chứng tích” của một thời, một đời người nổi trôi theo vận nước cho thế hệ hiện tại và tương lai, trong đó có nhà văn Phạm Tín An Ninh.

(Little Saigon, January 2025)