Buổi ra mắt sách ‘Con Gái Thợ Nail’ đầy cảm xúc về gia đình Mỹ gốc Việt

 Ba’o Nguoi-Viet

May 3, 2024

Thiện Lê/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) – Đông người dự buổi ra mắt của sách hồi ký “The Manicurist’s Daughter” (Con Gái Thợ Nail) ở Little Saigon vào tối Thứ Năm, 25 Tháng Tư, nói về nhiều điều liên quan đến văn hóa của người Mỹ gốc Việt.

Tác giả Susan Liễu (thứ hai từ trái) chụp hình với những người có mặt tại buổi ra mắt sách. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Buổi ra mắt sách được tổ chức tại trường thẩm mỹ Advanced Beauty College ở Garden Grove. Với chủ đề nói về gia đình trong ngành nail, có thể nói không có nơi nào thích hợp hơn vì đây là trường đào tạo rất nhiều thợ nail ở Little Saigon.

Ông Tâm Nguyễn, chủ nhân Advanced Beauty College, chào mừng quan khách có mặt để dự buổi ra mắt sách của tác giả Susan Liễu, một nhà soạn kịch kiêm diễn viên kịch.

Cô được sinh ra trong một gia đình làm nghề nail, từng có chương trình kịch độc diễn có nội dung tự sự là “140 LBS: How Beauty Killed My Mother” tại 10 thành phố khắp Hoa Kỳ, được nhiều tờ báo như The Los Angeles Times, đài NPR, và tạp chí American Theatre đánh giá rất cao.

Chương trình kịch này nhận được nhiều giải thưởng, và còn được chiếu tại nhiều chương trình văn hóa, trong đó có Viet Film Fest ở Little Saigon, và cô từng được mời thuyết trình tại mấy chục đại học khắp nước.

Tác giả Susan Liễu đọc một đoạn trong sách. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Để lan truyền câu chuyện về cái chết của thân mẫu, về câu chuyện của gia đình, cô Susan quyết định viết quyển sách đầu tay là “The Manicurist’s Daughter.” Sách này là một hồi ký đầy cảm xúc nói về câu chuyện của một người con gái thuộc gia đình Việt Nam tị nạn tìm nhiều câu trả lời về cái chết của mẹ mình vì giải phẫu thẩm mỹ.

Gia đình cô đến Hoa Kỳ vào thập niên 1980 sau năm lần vượt biên không thành công. Khi đến được Hoa Kỳ, mẹ cô là người dẫn đầu gia đình, mở được hai tiệm nail thành công và là người đứng sau mọi thành công của gia đình. Đến khi cô được 11 tuổi, bà quyết định đi giải phẩu thẩm mỹ thắt chặt bụng, nhưng sau đó cuộc giải phẫu thất bại, và bà qua đời sau vài ngày hôn mê. Sau tang lễ, không ai trong gia đình được nói về mẹ mình hay những gì đã xảy ra.

Trong 20 năm tiếp theo, cô Susan quyết định tự đi tìm câu trả lời, muốn biết tại sao người hoàn hảo nhất trong gia đình lại muốn sửa đổi thân thể, và tại sao không ai nói cuộc sống của mẹ mình ở Việt Nam ra sao.

Bìa sách “The Manicurist’s Daughter.” (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Một câu trả lời khác mà cô muốn biết là tại sao bác sĩ kia làm mẹ mình mất mạng vẫn được hành nghề và vẫn tiếp tục nhắm vào cộng đồng gốc Việt. Qua nhiều đau đớn, nhiều khó khăn, và thậm chí phải qua các vấn đề về tâm linh, cô phát hiện được nhiều điều về thân mẫu, về bản thân và vẻ đẹp lý tưởng gần như không ai có được.

Đó là nội dung của “The Manicurist’s Daughter” mà cô Susan Liễu muốn trình bày với độc giả ở Little Saigon, Orange County.

Buổi ra mắt sách là một cuộc đối thoại giữa tác giả với người dẫn chương trình là cô Elizabeth Ái, đạo diễn kiêm nhà sản xuất của phim tài liệu “NEW WAVE,” nói về văn hóa của người Mỹ gốc Việt trong thập niên 1980, cũng như đối thoại với những người tham dự.

Cô mở đầu buổi trò chuyện bằng cách kể lại cái chết của mẹ khi mình mới 11 tuổi vào năm 1996, và bà qua đời chỉ ở tuổi 38 sau khi bị mất khí oxy trong não bộ sau khi vào phòng mổ hai tiếng, sau đó hôn mê năm ngày rồi qua đời. Cô cho hay sau đó mới biết người bác sĩ giải phẫu cho mẹ mình lúc đó đang bị treo bằng, không có bảo hiểm sai suất trong y tế, bị kiện 19 lần, những vẫn quảng cáo trong cộng đồng Việt Nam ở vùng vịnh San Francisco.

Tác giả Susan Liễu (phải) và người dẫn chương trình Elizabeth Ái. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Trong 20 năm, gia đình cô không hề đề cập đến người mẹ tuy bà luôn được coi như là sao Bắc Đẩu của gia đình. Điều đó khiến cô muốn đối mặt với nhiều điều cấm kỵ trong gia đình, cũng như trong cộng đồng gốc Việt, và cho rằng mẹ mình thật sự không còn trên cõi đời này nữa nếu không ai nhắc đến bà.

Cô kể cô phải tìm đủ mọi cách để vượt qua nỗi đau, thậm chí còn tham gia một giáo phái về yoga của người Nam Hàn, rồi quyết định đối mặt với quá khứ bằng chương trình kịch độc diễn “140 LBS: How Beauty Killed My Mother” để kể lại câu chuyện của gia đình, rồi biết được hàng ngàn khán giả đến xem đều có những nỗi đau mà họ giấu kín trong lòng.

Tác giả Susan Liễu còn nói về nhiều tranh cãi với gia đình trong 20 năm về cái chết của mẹ mình, kể lại cô cố gắng làm hài lòng gia đình qua học vấn vì cô tốt nghiệp hai đại học danh tiếng là Harvard University và Yale University. Cô còn kể về những chuyện khó tin xảy ra vào ngày cưới từ thời tiết thay đổi thất thường, đến những chuyện tâm linh trong gia đình như đi coi bói và lên đồng.

Cô kể cô sinh con vào ngày 30 Tháng Ba, 2020, lúc Hoa Kỳ đang đóng cửa mọi thứ vì đại dịch COVID-19, và không thể kiếm tiền bằng diễn kịch được nữa, nhưng sau đó may mắn có hợp đồng viết sách, và trong mấy năm vừa qua, cô bỏ nhiều công sức viết “The Manicurist’s Daughter.”

Ngoài mục đích tìm câu trả lời cho bản thân, cô Susan nói quyển sách này còn là một cách hàn gắn các thế hệ, chia sẻ nhiều câu chuyện với nhau để giúp thế hệ sau có cuộc sống tốt hơn.

Buổi nói chuyện đầy những chủ đề có thể khó nghe đối với nhiều người, nhưng với cách ăn nói đầy cuốn hút và hài hước của tác giả Susan Liễu làm mọi chủ đề dễ nghe hơn. Cô còn thể hiện nhiều cảm xúc rất thật, làm ai lắng nghe cũng thông cảm được, và đó là những cảm xúc mà cô muốn gửi đến độc giả trong 300 trang sách của “The Manicurist’s Daughter.”

Cô Susan Liễu ký tặng sách cho một độc giả. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Qua những cảm xúc đó, quyển hồi ký đầu tay của cô được khen ngợi rất nhiều, như tờ báo The Los Angeles Times đánh giá là một trong sáu sách phải đọc cho Tết Nguyen Đán. Tạp chí Goodreads and Elle đánh giá đó là một trong những sách đáng trông đợi nhất của năm 2024. Tạp chí V đánh giá “đó là một hồi ký dũng cảm, đầy cảm xúc đến mức không thể buông ra được.”

Với chủ đề về gia đình trong nghề nail, về văn hóa và những điều cấm kỵ trong gia đình Việt Nam, “The Manicurist’s Daughter” có thể là một sách vô cùng đáng đọc với nhiều độc giả người Mỹ gốc Việt. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: le.thien@nguoi-viet.com


 

 Vụ vượt ngục Orange County: Tù nhân gốc Việt được xóa tội

 Ba’o Nguoi-Viet

May 2, 2024

SANTA ANA, California (NV) – Tòa kháng án xóa bớt tội cho một tù nhân gốc Việt trong số ba tù nhân tham gia vụ vượt ngục táo bạo ở Orange County năm 2016, theo hồ sơ tòa án, MyNewsLA.com đưa tin hôm Thứ Tư, 1 Tháng Năm.

Hôm Thứ Ba, Tòa Kháng Án Số 4 của California xác nhận ông Bắc Tiến Dương, 51 tuổi, phạm tội bắt cóc, nhưng hủy tội giam giữ trái phép.

Từ trái: Tù nhân Hossein Nayeri, Jonathan Tiêu và Bắc Tiến Dương. (Hình: Orange County Sheriff’s Department)

Ngày 8 Tháng Bảy, 2022, ông Bắc bị kết án 20 năm tù. Ông hội đủ tiêu chuẩn tạm tha vào năm 2030, theo hồ sơ nhà tù.

Tại phiên tòa xét xử năm 2021, ông Bắc được tha tội đại hình bắt cóc để cướp của nhưng bị kết tội bắt cóc. Sau đó, ông cũng được xóa tội đại hình cướp xe.

Tháng Bảy, 2022, ông Bắc đồng ý với thỏa thuận nhận tội do tòa đưa ra, trong đó ông nhận tội mưu sát, tấn công bằng súng, đột nhập và bắn vô nhà có người, tất cả là tội đại hình, và bản án có thể tăng nặng vì gây thương tích nghiêm trọng và dùng súng.

Ông Bắc thú nhận bắn ông Michael Thiêm Lê tại sòng bài ở Santa Ana ngày 18 Tháng Mười Một, 2015, theo hồ sơ tòa án.

Ngày 22 Tháng Giêng, 2016, ông Bắc rủ hai bạn tù, ông Hossein Nayeri, 45 tuổi, và anh Jonathan Tiêu, 28 tuổi, trốn khỏi nhà tù Central Jail Complex ở Santa Ana. Họ leo đường ống nước lên nóc nhà tù rồi cột ra giường lại làm dây để tuột xuống đất.

Sau đó, họ thuê tài xế taxi Long Mã đến đón họ ở Santa Ana rồi chở họ đi Rosemead và ở khách sạn quanh thành phố này vài đêm trước khi ba kẻ vượt ngục cướp xe van ở Los Angeles rồi lái đi San Jose và San Francisco.

Trong lúc ở vùng Bay Area, xích mích xảy ra giữa ba kẻ vượt ngục. Ông Nayeri bị cáo buộc muốn giết tài xế Long, còn ông Bắc cố gắng bảo vệ anh ta. Cuối cùng, ông Bắc thắng, bỏ đi cùng tài xế này rồi lái về Santa Ana và ra đầu thú cảnh sát. Ông Nayeri và ông Jonathan bị bắt ở San Francisco hôm sau.

Vụ vượt ngục gây chấn động cả nước Mỹ và khiến cảnh sát ráo riết truy lùng cả tuần.

Ông Nayeri bị kết tội vượt ngục và cướp xe nhưng được tha tội bắt cóc trong lúc cướp xe, bắt cóc, cướp xe và giam giữ trái phép. Ông hiện đang ngồi tù chung thân không ân xá trong vụ án khác.

Tháng Tư năm ngoái, anh Jonathan nhận tội và bị kết án tám năm tù, bằng với thời gian bị giam. (Th.Long)


 

30-4 – Tưởng Niệm Thuyền Nhân và nhu cầu bảo tồn di sản tỵ nạn

Hai Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1954 và 1975

67 năm (gần hai phần ba thế kỷ) qua, thế giới đã chứng kiến hai cuộc di cư của dân tộc Việt Nam trên diễn trình xây dựng một cuộc sống tự do, một chế độ dân chủ. Họ sẵn sàng liều mạng để bảo đảm một nếp sống tự do và tiến bộ cho con cháu. Sự quyết tâm bi thảm này đã đánh thức lương tâm nhân loại.

Cuộc Di Cư Vĩ Đại 1975

Trong những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4 năm 1975, khoảng 140.000 người Việt Nam có liên hệ mật thiết với chính quyền miền Nam Việt Nam cũ đã được di tản khỏi Việt Nam và tái định cư tại Hoa Kỳ. Thuyền nhân tự ra đi bắt đầu xảy ra, cuối năm 1975, khoảng 5.000 người Việt Nam đã đến Thái Lan, 4.000 người đã đến Hồng Kông, 1.800 người đã đến Singapore và 1.250 người đã đến Philippines.

Tháng 7 năm 1976, chính quyền Hà Nội bắt tay vào chương trình tái định cư dân thành thị về nông thôn, được gọi là ‘vùng kinh tế mới’.

Hơn một triệu người bị đưa vào các “trại cải tạo”. Nhiều người đã chết trong khi hàng trăm nghìn người vẫn bị giam cầm trong khổ ải vào cuối những năm 1980 sang đầu thập niên 1990.

Vào đầu năm 1978, các biện pháp chính thức đã được thực hiện để chiếm đoạt các cơ sở kinh doanh của các doanh nhân tư nhân, hầu hết trong số đó là người Việt gốc Hoa.

Thuyền Nhân

Năm 1977, khoảng 15.000 người Việt Nam đã ra khỏi nước và xin tỵ nạn tại các nước Đông Nam Á. Vào cuối năm 1978, số người chạy trốn bằng thuyền tăng gấp bốn lần; 70 phần trăm những người xin tỵ nạn này là người Việt gốc Hoa. 

Trong hơn một thập niên, những người Việt Nam đến trại do UNHCR quản lý đã được hưởng quy chế tỵ nạn sơ bộ và được trao cho cơ hội tái định cư ở nước ngoài. 

Vào giữa năm 1979, trong số hơn 550.000 người Đông Dương đã xin tỵ nạn ở Đông Nam Á kể từ năm 1975, khoảng 200.000 người được tái định cư và khoảng 350.000 người ở lại các nước tỵ nạn đầu tiên trong khu vực. 

Ngày 20 và 21 tháng 7 năm 1979, 65 chính phủ đã đáp lại lời mời của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Tham dự hội nghị quốc tế về người tỵ nạn Đông Dương tại Geneva. Các cam kết quốc tế mà họ đã thực hiện được rất đáng kể:Cho tái định cư trên toàn thế giới tăng từ 125.000 lên 260.000.

Từ tháng 7 năm 1979 đến tháng 7 năm 1982, hơn 20 quốc gia – dẫn đầu là Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Canada – đã tái định cư tất cả là 623.800 người tỵ nạn Đông Dương. Từ năm 1980 đến 1986, khi lượng người đến tái định cư ngày càng giảm thì sự lạc quan của các quan chức tỵ nạn về việc giải quyết cuộc khủng hoảng khu vực ngày càng gia tăng.

Xe VinFast ở Mỹ bốc cháy làm chết 4 người, báo Việt Nam đăng rồi gỡ

Theo Đài RFACác Báo Hoa Kỳ

RFA, 2024.04.29
 
 

Một chiếc xe điện của hãng VinFast ở Mỹ đâm vào gốc cây ven đường rồi bốc cháy, cả bốn người trong một gia đình đều thiệt mạng nhưng báo đài Nhà nước im lặng trước thông tin này.

Đài NBC ở Vùng Vịnh (NBC Bay Area) hôm 28/4 cho hay, gia đình bốn người ở thành phố Pleasanton, miền bắc tiểu bang California đi trên một chiếc xe điện hướng về đường Foothill gần Stoneridge Drive vào khoảng 9 giờ tối 24/4/2024 thì gặp nạn.

Cảnh sát cho biết tài xế dường như đã mất lái và va chạm với một cây sồi lớn, sau đó chiếc xe bốc cháy.

Hiện trường vụ tai nạn ở Pleasanton. Một gia đình bốn người đã thiệt mạng. (Tháng Tư 25, 2024)© Cung cấp bởi NBC Bay Area
 

Cảnh sát xác định chiếc xe là xe điện VinFast nhưng không cho biết ngay đó là mẫu xe nào. Cảnh sát cho biết tốc độ có thể là một yếu tố gây ra vụ tai nạn này, nhưng cuộc điều tra của họ vẫn đang tiếp tục.

Các nạn nhân được xác định là Tarun George, 41 tuổi và hai con trai của ông, Rowan George, 13 tuổi và Aaron George, 9 tuổi. Việc xác định danh tính nạn nhân thứ tư, được cho là vợ và mẹ, vẫn đang chờ xác nhận chính thức.

 

Tuy nhiên, những người có mặt tại lễ tưởng niệm những người đã mất hôm Chủ nhật xác định các nạn nhân là Tarun và Rincy George, hai đứa con của họ, Rowan George, học lớp 8 tại trường trung học cơ sở Hart, và Aaron George, học sinh lớp hai tại trường tiểu học Donlon.

Xe VinFast ở Mỹ bốc cháy làm chết 4 người, báo Việt Nam đăng rồi gỡ

Chiếc xe điện VinFast VF8 ra mắt tại nhà máy ở Hải Phòng năm 2022, ảnh Reuters

Trong khi đó, tạp chí điện tử Người Đưa Tin có cơ quan chủ quản là Hội Luật gia Việt Nam hôm 27/4 đưa tin tức về vụ việc với tiêu đề “Kết quả điều tra ban đầu vụ xe ô tô chở 4 người gặp tai nạn ở Mỹ”. Ngày 29/4, phóng viên truy cập vào đường dẫn trên thì bài viết đã không còn, thay vào đó tờ báo này dẫn người đọc tới một bài viết khác về Ukraine.

Đài NBC vùng vịnh

Cảnh sát cho biết các nạn nhân – một người mẹ, người cha và hai đứa con dưới 15 tuổi – đã chết tại hiện trường. Danh tính của họ vẫn chưa được công bố chính thức vào đầu giờ chiều thứ Sáu.

Cảnh sát xác định chiếc xe là xe điện VinFast, nhưng họ không cho biết ngay mẫu xe nào.

NBC Bay Area cho biết Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia đã triệu hồi một số mẫu xe VinFast 2023 vì lỗi đồng hồ tốc độ và đèn cảnh báo.

Các tài xế cũng đã nộp đơn khiếu nại với cơ quan này về các vấn đề về tay lái và chệch làn đường với các phương tiện, nhưng không rõ mẫu xe nào.

Công ty VinFast đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của NBC Bay Area.

 

Cư Dân Thương Tiếc các Nạn Nhân đi xe VinFast
tuong trình của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ - VOA

Chồng gốc Việt châm lửa đốt vợ, cả hai chết cháy ở Houston

Ba’o Nguoi-Viet

April 29, 2024

HOUSTON, Texas (NV) – Sáng sớm Thứ Hai, 29 Tháng Tư, một người đàn ông châm lửa đốt vợ và chính mình trong một vụ giết người tự sát, Sở Cảnh Sát Quận Harris cho hay.

Vào khoảng 1 giờ 40 sáng, chuyện xảy ra căn nhà ở dãy số 6500 đường Desert Rose Lane, gần ngã tư Antoine Drive và Fallbrook Drive, phía Bắc Quận Harris. Tiến Trịnh, 62 tuổi, sống trong căn nhà đó ngắt điện trong đêm giữa lúc một người con trai của đôi vợ chồng đang học bài thi, Cảnh Sát Trưởng Ed Gonzalez thuật lại.

Túy Bạch Hồ, người vợ 58 tuổi của ông, yêu cầu chồng mở điện lên, hai người cãi nhau. Họ tiếp tục cãi nhau sau khi hai người con trai, 28 và 21 tuổi, đã đi ngủ.

Cảnh Sát Quận Harris, Texas (Hình: Harris County Sheriff’s Office)

Bỗng tiếng gào thét của người mẹ đánh thức hai người con dậy. Khi ấy, bà đã bị chồng mình châm lửa đốt. Hai cậu con tìm cách tạt nước vào người mẹ để dập lửa nhưng bất thành.

Lửa bén nhanh, hai người con trai phải bỏ chạy thoát thân ra ngoài. Khi ra tới ngoài đường, họ nghe tiếng la thất thanh của cha. Ông đã khóa trái cửa của nhà để xe và tự thiêu bên trong.

Khi lính cứu hỏa tới nơi, tìm cách vào nhà thông qua nhà để xe nhưng không được vì nguyên cái garage đã cháy đỏ, Gonzalez cho biết.

Hai vợ chồng chết tại chỗ. Hai người con trai không bị thương.

Căn nhà chính không bị thiệt hại nhiều, trừ nhà để xe nơi mọi sự diễn tiến nhanh chóng.

Gia đình nói với cảnh sát rằng vợ chồng này thường hay cãi lộn, và bạo hành gia đình khiến cảnh sát phải can thiệp vào Tháng Mười Hai 2023 cũng như hồi Tháng Giêng. Một lần đó, cảnh sát được gọi đến vì ông Tiến Trịnh bị khủng hoảng tinh thần.

Ông Tiến Trịnh từng bị cho là có sử dụng ma túy, theo cảnh sát được biết.

Gonzalez cho biết bà Túy Bạch Hồ làm việc ở một tiệm làm móng gần nhà, còn ông Tiến Trịnh đã nghỉ hưu.

Giới chức đang tiếp tục điều tra vụ án.

“Tôi chia buồn với những người con trai trong gia đình,” Gonzalez nói. “Thật khó để mất một đấng sinh thành, mà đây là mất cả hai và còn phải chứng kiến cảnh tượng ấy nữa, quá kinh khủng.” (TTHN)

Tin đăng lúc 9:20 PT, cập nhật lúc 19:07 PT.


 

Với tôi, ai cũng nên đọc bài này 1 lần…

 

Mến chào các bạn trẻ. Tôi xin phép được xưng hô như vậy vì con tôi nói chắc tôi là thành viên lớn tuổi nhất tham gia Facebook ở đây. Tôi hiện đã là bà nội, bà ngoại trên 70 tuổi rồi.

Mấy hôm nay nhóm NVCL (Người Việt Cali) có cuộc thi Ảnh Xuân tôi thích lắm, tôi được ngắm rất nhiều hình đẹp của các bạn đi du Xuân, đi chợ Tết, áo dài thướt tha… Tuổi trẻ tự đã đẹp, đẹp vì nét trẻ trung. Khi các bạn đến tuổi xế chiều sẽ hiểu.

Một cháu admin nhắn tin cho tôi, kêu bác Hà ơi bác tham gia thi đi. Như tôi đã nói, ai cũng có một tuổi trẻ tươi đẹp. Thời của tôi đã qua, tất cả chỉ còn là hoài niệm. Thôi bây giờ tôi xin tham gia cho vui bằng những câu chuyện lan man của người già nhé.

Hồi xưa ở Việt Nam tôi là Dược Sĩ làm trong phòng thí nghiệm. Thời của tôi ở quê con gái ít được học cao. Nhưng tôi may mắn có người cha là thầy giáo, thấy tôi ham học nên ông hết lòng nuôi tôi ăn học đến khi ra trường. Trong cái hay có cái dở, khi mới qua Mỹ tôi không thể nào tìm được việc làm vì từ nhỏ không quen việc chân tay. Thấy chồng con mới chân ướt chân ráo tới xứ người, tiếng Anh chưa rành mà ai cũng phải lao vào guồng máy chóng mặt ở đây để mỗi tháng đối phó với gánh nặng tiền nhà, tiền điện nước, tiền bảo hiểm, một núi hóa đơn! Tôi xót lắm, nên tôi cũng đọc báo rao vặt và xin đi làm. Nhà hàng, quán ăn, quán nước nào cũng xin lỗi nói tôi chậm. Và tôi quá hiền, nghe trong bếp nhân viên cãi nhau to tiếng bằng những lời lẽ mà xin lỗi, tôi không thể kể lại ở đây, là tôi càng hoảng hồn! Cho nên tôi nói trong cái hay có cái dở là vậy, người trí thức mà qua Mỹ khi lớn tuổi cũng khổ, vì đi học lại cũng không xong, mà đi làm việc chân tay cũng không hợp.

Cho đến một hôm, tôi may mắn đọc thấy mẩu tin cần tìm người chăm sóc bà cụ, mà lạ lùng là cụ đang nằm trong nursing home. Đã vô nursing home thì có người chăm sóc 24/24 rồi, sao gia đình họ lại thuê thêm người phụ để làm gì? Các bạn ơi, khi đã vào nursing home tôi mới hiểu. Một cái nursing home dù hiện đại hay mắc tiền đến cỡ nào, nó cũng thiếu. Thiếu cái tình! Tình là nguồn sống, nguồn an ủi cuối cùng của những cụ già. Vào nursing home thì cái phần xác người ta được chăm sóc, nhưng phần hồn sẽ chết dần chết mòn, tôi nhận thấy như vậy đó. Con cái của cụ này quá bận rộn hay sao mà cũng không có thì giờ vào thăm cụ, nhưng họ vẫn còn lòng hiếu thảo để nghĩ đến việc bỏ tiền ra thuê người vào thay. Công việc của tôi khá đơn giản, có thể nói là nhàn hạ. Mỗi sáng tôi ghé khu Việt Nam mua đồ ăn cho cụ, xin tờ báo. Cả ngày tôi ngồi bên cụ, đọc sách đọc báo, kể chuyện hay nghe cụ kể chuyện, đút cụ ăn đồ Việt, vì đồ Mỹ trong đó cụ luôn để nguyên cho hộ lý bưng đi, không hề đụng tới. Khi con cái gởi cha mẹ mình vào nursing home thì trong lòng rất yên tâm vì tin rằng ông bà sẽ được chăm sóc. Tôi không trách nhân viên trong nursing home, họ làm đúng công việc của mình. Đúng giờ họ bưng mâm đồ ăn tới, đúng giờ dìu đi vệ sinh, đi tắm, cho uống thuốc. Hết!

Đúng vậy, hết. Chuyên nghiệp, trách nhiệm, thao tác thành thục. Nhưng họ không thể nào san sẻ cái tình của con cái, của gia đình cho từng cụ. Cụ bỏ ăn, họ không thể ngồi hàng giờ để dỗ dành. Tới giờ đi vệ sinh mà cụ không đi, họ không thể kiên nhẫn ngồi chờ. Họ đâu có rảnh ngồi nghe cụ kể về con về cháu, về thời xưa… Rồi dần dần, các ông bà sẽ trở nên câm lặng, ánh mắt vô hồn nhìn vào khoảng không, sống như một cái cây vô tri không cảm giác. Đối với người già, thiếu cái tình của gia đình nó khủng khiếp lắm các bạn trẻ à. Bà cụ tôi chăm sóc thời trẻ đẹp lắm, nhìn hình cụ treo trên tường, cụ mặc áo dài, đeo kính mát to bản, đứng kế chiếc xe hơi, thời đó là sang trọng kiểu cô Ba Sài Gòn.

Nằm cùng phòng là một bà cụ người Hoa, trên tường cũng treo hình chụp với con cháu xung quanh rất đông… Ai cũng ăn mặc có vẻ sang trọng, hình chụp trong một ngôi nhà rất rộng, khang trang. Vậy mà suốt cả năm trời ở đó, tôi chưa hề thấy một người nào trong hình vào thăm. Bà nằm đó vò võ suốt ngày, Tivi bật mà không nhìn, thỉnh thoảng bà lẩm bẩm vài câu tiếng Tàu cho chính bà nghe hay bà đang nói chuyện với một người thân tưởng tượng, tôi cũng không rõ.

Hằng ngày khi đẩy bà cụ của tôi vào phòng sinh hoạt chung để thay đổi không khí, tôi hay bắt gặp một cụ ông, tuy ngồi xe lăn nhưng tay chân khá dài, tôi đoán khi còn trẻ chắc ông cũng to cao, phong độ lắm. Ông quơ tay múa chân, nói tiếng Anh huyên thuyên, bất kể có ai nghe hay không. Tôi nghe một cô điều dưỡng kể rằng ngày xưa ông từng là sĩ quan không lực, phòng ông có treo hình mặc quân phục phi công rất đẹp trai!

Thời gian đó, mỗi ngày vào nursing home, tôi thấy bao nhiêu ưu phiền, lo lắng, căng thẳng vì cuộc sống ngoài kia dường như phai nhạt hết. Vì tôi thấy cõi đời này quá vô thường. Giận dữ, bon chen, sân si… chả có nghĩa lý gì cả. Rồi đến một ngày tuổi già sức yếu, ai cũng sẽ đến lúc phải nằm bất động trên giường, xung quanh bao nhiêu hình đẹp thời trẻ, bằng khen, huy chương… treo đầy về một thời oanh oanh liệt liệt. Những thứ ấy đều trở nên phù du mà thôi.

Tết này các bạn đi chùa, đi hội chợ Tết, đi hội hoa Xuân, có ai có người quen đang nằm trong nursing home không? Các bạn tạt qua một chút thôi, để thăm hỏi, chúc Tết. Đối với chúng ta là những việc rất bình thường, nhưng đối với những ông bà vì tuổi già phải ở trong đó đến cuối đời, thì đó là một niềm vui không tưởng, một hạnh phúc vô biên giúp họ bừng sáng quãng đời còn lại…

LeVanQuy share từ Ha Tang – trang FB Người Việt Cali.


 

MỘT TÂM HỒN VĨ ĐẠi! Với hình ảnh và link nguồn.

Tôi có thói quên hay chuyển bài viết hay email nào hay với hình ảnh vả link của nguồn để kiểm chứng.

     Xin được gửi lại để tin tức về con người với một tâm hồn đáng ngưỡng mộ này càng được rõ hơn.

Dạ Hương- diễn đàn Hoài Hương

   

HOW A HOLLYWOOD MOGUL FOUND TRUE HAPPINESS

https://www.cambodianchildrensfund.org/stories-news/hollywood-mogul-found-true-happiness

MỘT TÂM HỒN VĨ ĐẠi!

Ở tuổi 45, Scott Neeson có đủ thứ mà một con người mơ ước: chức vụ Chủ tịch hãng phim XX Century FOX, biệt thự sang trọng, xe hơi thể thao và danh sách những người nổi tiếng trong đám bạn bè. Song, ở trên đỉnh vinh quang của sự nghiệp, bất ngờ với tất cả, anh đã bỏ ngành kinh doanh điện ảnh, bán đi tất cả tài sản và mãi mãi biến mất, không dây dưa với thế giới điện ảnh.

Scott tâm sự:” tôi có thể làm việc ở hãng phim đến cuối đời. Một điều quá đơn giản. Tôi không nghĩ là tôi bất hạnh hơn ai đó trong số các nhà sản xuất thành công ở Hollywood. Nếu bạn nhìn tôi từ bên ngoài thì nghĩ là tôi hạnh phúc. Nhưng bản thân mình, tôi không nghĩ như vậy”.

Scott ngẫu nhiên đến Phnom Penh, thủ đô của Campuchia trong đợt nghỉ phép đầu tiên trong 12 năm làm việc không có ngày nghỉ. Anh chỉ muốn nhìn thấy chùa chiền Châu Á và Campuchia chỉ là một chặng dừng chân trong dự kiến vài nước cần đến. Một lần, ngồi uống cà phê vỉa hè, khi Scott cho tiền một đứa trẻ ăn xin thì một vị khách ngồi kế bên bỗng nói “nếu ông muốn giúp trẻ em thật sự thì hãy đến bãi rác thành phố”. Rồi không hiểu sao, anh nghe theo lời khuyên này

“Những gì tôi nhìn thấy là cú sốc khủng khiếp. Khoảng 50 đứa trẻ bới các thùng rác để tìm đồ ăn thừa sống qua ngày. Tôi có thể sờ được mùi rác thải… Chỉ có mình tôi, không có dịch vụ xã hội nào bên cạnh. Tôi nghĩ phải làm gì đó hoặc đành để đám trẻ bơ vơ bên thùng rác.Tôi có thể quay đi và làm bộ không nhìn thấy gì. Nhưng rồi tôi bỗng cảm thấy mình phải có nghĩa vụ ở đây… “. – Scott nhớ lại.

Ngay hôm đó, anh thuê phòng cho 2 đứa trẻ vô gia cư tá túc, cách xa bãi rác, rồi lo chữa bệnh cho chúng. Scott nói tiếp ” để đảm bảo cuộc sống cho một đứa trẻ vô gia cư ở Campuchia chỉ cần có 40 đô. Nói ra điều đơn giản này tôi thấy xấu hổ với bản thân…”

Trên đường về lại Mỹ, Scott nghĩ ngợi cách giúp đám trẻ tội nghiệp và anh thấy thiên chức của mình là ở mảnh đất đầy đau thương này. Và vào năm sau, anh sắp xếp lịch làm việc trong tháng với thời gian biểu 3 tuần làm ở Hollywood, 1 tuần ở Phnom Penh.

Scott nhớ lại có lần, 1 trong 5 diễn viên được trọng vọng nhất ở Hollywood đã gọi điện than phiền bữa trưa hãng chiêu đãi không được “sang trọng, đúng tầm vóc”. “Tôi nổi điên. Anh ta đến bằng máy bay riêng và than vãn một bữa ăn “không ra gì”, trong khi tôi đứng đối diện với những thùng rác, nhìn những đứa trẻ đang chết dần chết mòn vì đói. Cuộc đời tôi ở Hollywood chỉ là trang trí, giả dối. Tôi phải bỏ hết và bay sang Campuchia”.

Dù nhiều người khuyên can, Scott Neeson đã bán tất cả tài sản ở Mỹ để có số tiền đủ nuôi ăn học cho 200 đứa trẻ trong 8 năm.

Anh đã lập ra tổ chức Cambodian Children’s Fund giúp trẻ cơ nhỡ để thu hút thêm tiền giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Đến nay, số trẻ được ông giúp ăn học, chăm lo y tế, chỗ ở đã lên tới 2000 trẻ.

Scott không có con riêng và anh bộc bạch:” tôi chưa bao giờ lấy vợ và cảm thấy điều đó là không cần thiết. Là đàn ông độc thân khi kinh doanh điện ảnh ở Hollywood là cuộc sống quá tốt. Ở Los Angeles, không thiếu những phụ nữ tuyệt vời, nhưng trong những giấc mơ điên rồ nhất, tôi không hình dung mình có thể cưới ai. Giờ đây, tôi đã có những đứa con phải chăm bẵm. Sau 10 năm nữa, chúng sẽ lo lại cho tôi, còn tôi sẽ là ông của chúng”.

Trước đây, ở Hollywood, vào ngày nghỉ, Scott thích chèo thuyền và chơi bóng bàn với bạn bè, còn giờ, cựu Chủ tịch của hãng phim lớn nhất thế giới ngày ngày ở bãi rác bên những đứa trẻ “quy hoạch còn dài, tương lai còn mù mịt”. Và anh thốt lên “tôi không nghĩ là sẽ về lại Los Angeles”

From: haiphuoc47 & NguyenNThu


 

Bắt giữ Phạm Thái Hà, ‘tay hòm chìa khóa’ của Vương Đình Huệ

Ba’o Nguoi-Viet

April 21, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Vào trưa 22 Tháng Tư, các báo ở Việt Nam đồng loạt đưa tin về vụ bắt ông Phạm Thái Hà, 48 tuổi, trợ lý Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, kiêm phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội CSVN.

Theo tờ Tuổi Trẻ, ông Hà bị bắt với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” do liên quan vụ án tập đoàn Thuận An.

Ông Phạm Thái Hà, trợ lý ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, khi bị bắt. (Hình: Tuổi Trẻ)

Chi tiết về cáo buộc nêu trên không được làm rõ.

Vụ bắt giữ mới nhất cũng xác nhận tin đồn trước đó trên mạng xã hội rằng ông Hà bị đã bắt ngay tại phi trường Nội Bài hôm 12 Tháng Tư, sau khi đi cùng chuyến thăm Trung Quốc của ông Vương Đình Huệ.

Việc Bộ Công An CSVN bắt giữ cán bộ hoặc đầu mối liên quan cán bộ cao cấp rồi nhiều ngày sau mới công bố đã có tiền lệ.

Đơn cử là vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch tập đoàn Thuận An, và được cho là “sân sau” của ông Huệ, xảy ra từ một tuần trước khi Bộ Công An chính thức công bố hôm 15 Tháng Tư.

Cũng theo tờ Tuổi Trẻ, ông Phạm Thái Hà từng trải qua các chức vụ: thư ký Tổng Kiểm Toán Nhà Nước, thư ký bộ trưởng Tài Chính, hàm vụ trưởng, thư ký của trưởng Ban Kinh tế Trung Ương, trợ lý phó thủ tướng, trợ lý bí thư Thành Ủy Hà Nội.

Ông Hà được xem là người thân tín, “tay hòm chìa khoá” của ông Vương Đình Huệ vì ông Huệ lần lượt giữ các chức vụ là sếp trực tiếp của ông Hà, trước khi ông Hà được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội kiêm trợ lý ông Vương Đình Huệ từ hồi Tháng Năm, 2022.

Theo giới quan sát, vụ bắt ông Phạm Thái Hà là nước cờ “chiếu bí” của Bộ Công An nhắm vào ông Vương Đình Huệ, để tạo áp lực khiến ông này phải làm đơn “xin thôi chức vụ,” tương tự kết cục của ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước, hồi tháng trước.

Vài ngày trước khi Bộ Công An xác nhận vụ bắt ông Hà, một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng số tiền mà ông này nhận hối lộ và có thu nhập bất chính từ tập đoàn Thuận An lên đến “một ngàn tỷ đồng” ($39.3 triệu) và ông Vương Đình Huệ không thể nào “vô can” trong sai phạm của thuộc cấp thân cận.

Vụ bắt ông ông Phạm Thái Hà diễn ra trong bối cảnh Quốc Hội CSVN loan báo lịch nhóm họp dự trù từ ngày 20 Tháng Năm đến 28 Tháng Sáu, cùng lúc Sài Gòn và các tỉnh, thành khác xác nhận “rà soát” những hợp đồng thầu liên quan đến tập đoàn Thuận An.

Ông Phạm Thái Hà (trái), cùng ông Vương Đình Huệ (ngồi phía sau), trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng này. (Hình: Đại Biểu Nhân Dân)

Nhiều khả năng tại kỳ họp lần này, các đại biểu Quốc Hội sẽ phải bầu hai trong số chức danh “tứ trụ” là chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội theo chỉ định ghế của đảng.

Hiện chưa rõ ứng viên nào sẽ được chọn vào ghế trống của ông Thưởng và cả ông Huệ, nếu như ông này chính thức mất chức. (N.H.K)


 

VinFast và cuộc đua xe điện-Nguyễn Huy Vũ

Ba’o Tieng Dan

Nguyễn Huy Vũ

22-4-2024

Cuộc đua xe điện ở Trung Quốc đang tới hồi khốc liệt. Tesla đã giảm giá xe, đưa mẫu Model 3 bán ở Trung Quốc xuống còn 32.000 đô la Mỹ. Trong khi đó, Xiaomi cũng vừa cho ra mắt mẫu xe điện mới của mình SU7 dựa theo mẫu xe sang của Porsche Taycan, với giá dưới 30.000 đô la Mỹ. Một lần sạc của SU7 được quảng cáo có thể đi tới 800 cây số.

Mẫu xe SU7 được giới thiệu có những tính năng ngang ngửa với các xe điện mạnh nhất thế giới hiện nay. Số vòng trên phút (RPM) là 21.000; hai mô tơ tạo ra từ 299 cho tới 374 mã lực, mô men xoắn có thể đạt tới 635 Nm, tốc độ cao nhất, tuỳ mô hình, có thể đạt từ 210 Km/h cho tới 265 Km/h.

Với mức giá này Xiaomi có thể không có lời, nhưng họ chấp nhận bán lỗ để giới thiệu mẫu xe đến với khách hàng. Họ làm được vậy vì Xiaomi có tiền để chi và cũng vì họ đã có sẵn thương hiệu. Xiaomi cũng đã lên kế hoạch để cho ra một mẫu xe mới V8 vào năm sau 2025, với tầm hoạt động 1.200 cây số cho mỗi lần sạc.

Trong khi đó, mẫu xe rẻ nhất của VinFast là VF6 giá hiện tại là từ 30.000 đô la Mỹ, tức gần ngang ngửa Tesla Model 3, và cao hơn cả Xiaomi SU7. Mẫu xe đắt tiền nhất của VinFast là VF9 với mức giá từ 81.000 đô la Mỹ.

Mẫu xe VF6 của VinFast dù có giá đắt hơn Xiaomi SU7 nhưng chất lượng máy móc thì rất thấp, ít nhất là theo quảng cáo. Cụ thể là quãng đường hoạt động của VF6 chỉ 400 cây số cho mỗi lần sạc, tức chỉ bằng một nửa của Xiaomi SU7. Động cơ của VF6 cũng chỉ có 174 mã lực, tức khoảng chừng một nửa của SU7. Còn momen xoắn của VF6 chỉ có 250 Nm, tức chưa tới một nửa của Xiaomi SU7 với 635 Nm.

Hơn nữa, Xiaomi SU7 còn cung cấp một loạt các tính năng lái tự động kèm hệ thống camera độ phân giải cao, cảm biến siêu âm, cảm biến Lidar, định vị, hơn hẳn VF6.

Với mức định giá như vậy, trên cơ sở uy tín chưa có và khả năng hậu mãi vẫn còn là một câu hỏi, thì rõ ràng xe của VinFast không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

Giá của cổ phiếu VinFast hiện ở mức 2,5 đô la Mỹ và giá trị thị trường ở mức 5,9 tỉ đô la Mỹ. Đó là một mức giá vẫn còn quá cao. Nếu giá trị của VinFast là 1 tỉ đô la thì giá cổ phiếu của VinFast sẽ chỉ ở mức 40 cents. Với một chiến lược kinh doanh như hiện nay, có lẽ sang năm sau giá trị cổ phiếu của VinFast sẽ đạt đến ngưỡng đó. Và sau đó là nó có thể sẽ bị rút khỏi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trước khi đóng cửa.

______

Hình ảnh tác giả kèm theo bài viết:

Vinfast VF6

Cổ phiếu VinFast về 2 đô, nhà máy ở North Carolina bị đình trệ

Ba’o Dat Viet

April 18, 2024

Cổ phiếu Vinfast đang về 1 đô la

Việc xây dựng nhà máy trị giá 4 tỷ đô la ở bang North Carolina theo kế hoạch của VinFast bị đình trệ sau 9 tháng kể từ ngày động thổ ở gần thị trấn Moncure và hãng đệ trình kế hoạch mới lên chính quyền Quận hạt Chatham trong bang, theo đó sẽ giảm 20% diện tích móng.

Mỗi cổ phiếu của VinFast chỉ bằng 2,72 đô la, thấp nhất từ lúc lên sàn đến nay, khi thị trường Nasdaq ở Mỹ chốt phiên giao dịch hôm 17/4. Cùng ngày, một số trang tin Mỹ cho hay việc xây nhà máy của VinFast ở bang North Carolina bị đình trệ, hãng tính thu nhỏ quy mô.

So với ngày hôm trước, cổ phiếu mã VFS của VinFast mất đi hơn 11% giá trị và là phiên thứ tư liên tiếp bị giảm điểm.

Hôm 11/4, VFS vẫn còn ngấp nghé ngưỡng 4 đô la/cổ phiếu, như vậy, chỉ sau vài ngày ngắn ngủi đã bay hơi gần 33%. Tỷ lệ mất giá lên đến gần 67% nếu tính từ phiên giao dịch đầu tiên của năm nay, theo thông tin mà VOA có được.

Mức vốn hóa thị trường của hãng xe ngày càng co lại, rớt xuống thấp kỷ lục vào ngày 17/4, chỉ còn là gần 7,2 tỷ đô la.

Con số đó thể hiện cú rơi tự do tới 92% kể từ ngày đầu tiên hãng lên sàn vào tháng 8/2023, với mức giá chốt phiên hôm đó là hơn 37 đô la/cổ phiếu và vốn hóa đạt khoảng 85 tỷ đô la. Khi đó, nhiều tờ báo, trang tin Việt Nam ca ngợi hãng xe non trẻ của ông Vượng “vượt qua” cả những hãng xe lâu đời, danh tiếng của Mỹ và thế giới.

Đà đi xuống của VFS diễn ra trong bối cảnh có nhiều thông tin không thuận lợi gồm nhu cầu chung về xe điện toàn cầu chậm lại, các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc tăng hoạt động ở Việt Nam, bản thân VinFast lỗ và nợ nhiều tỷ đô la và ít nhất 5 công ty luật Mỹ theo đuổi vụ kiện VinFast.

Giờ đây lại có thêm tin là việc xây nhà máy của hãng ở Mỹ bị đình trệ và hãng tính thu nhỏ quy mô.

Hai trang The News&Observer và WRAL, đều có trụ sở tại bang North Carolina, đưa tin hôm 17/4 rằng việc xây dựng nhà máy trị giá 4 tỷ đô la ở bang này theo kế hoạch của VinFast bị đình trệ sau 9 tháng kể từ ngày động thổ ở gần thị trấn Moncure và hãng đệ trình kế hoạch mới lên chính quyền Quận hạt Chatham trong bang, theo đó sẽ giảm 20% diện tích móng.

Phần móng mới sẽ rộng gần 7,3 hectare so với mức ban đầu lên đến hơn 9,2 ha được duyệt hồi tháng 7/2023, theo The News&Observer và WRAL.

Hai trang tin Mỹ mô tả rằng ở thời điểm hai ngày 16 và 17/4, dường như không có gì được hoàn tất thêm tại địa điểm xây nhà máy kể từ lễ động thổ. Quận hạt Chatham nói rằng không có hoạt động xây dựng nào được tiến hành cho đến khi có giấy phép mới cấp cho việc điều chỉnh móng.

(Theo VOA)