Du khách Việt bất ngờ ‘tàng hình’ ở Hàn Quốc – Tuấn Khanh

Kimtrong Lam

Tuấn Khanh

3 tháng 12, 2024

Khách du lịch Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc (Vietnamplus)

Ngày 3 Tháng Mười Hai, Hàn Quốc ra thông báo cho biết 38 du khách Việt Nam đã đột ngột “mất tích” ở đảo Jeju, sự biến mất đồng loạt này thần kỳ, được xem là không khác gì có phép tàng hình.

Ba mươi tám du khách Việt Nam được cho là đã mất tích ở Hàn Quốc sau khi đến nước này qua đảo Jeju phía nam vào tháng trước. Sau một thời gian tìm kiếm thất bại, cảnh sát Hàn Quốc đã quyết định công bố thông tin.

Nhóm khách du lịch Việt Nam này là một phần trong nhóm khoảng 90 du khách đến đảo vào ngày 14 Tháng Mười Một. Tuy nhiên, 38 người trong số họ – như đã hẹn trước cùng nhau – mất tích trong chặng dừng chân cuối cùng của hành trình trước ngày chuẩn bị khởi hành về Việt Nam, cảnh sát Hàn Quốc cho biết.

Những thành viên còn lại trong nhóm đã lên chuyến bay trở về, nhưng có 38 người đã không xuất hiện và nhập đoàn để quay về, sự kiện đã được báo cáo “mất tích” với chính quyền.

Khách du lịch nước ngoài tại đảo nghỉ dưỡng Jeju có thể lưu trú tối đa 30 ngày mà không cần thị thực theo chương trình khuyến khích du lịch miễn thị thực của Hàn Quốc. Chương trình này là một phần của Đạo luật đặc biệt về việc thành lập Tỉnh tự quản đặc biệt Jeju, cho phép người dân từ 64 quốc gia lưu trú trên đảo tối đa 30 ngày mà không cần thị thực.

Việc cho phép du khách đến Jeju 30 ngày mà không cần thị thực là bởi đảo này nằm cách biệt với đất liền của Hàn Quốc, du khách không thể đi đến các nơi khác, chẳng hạn như Seoul hoặc Busan, trừ khi họ có thị thực hợp lệ khi xuống tàu vào đất liền. Trường hợp khác có thể là họ được tổ chức bằng tàu riêng thì mới có thể đi vào đất liền mà hải quan Hàn Quốc không biết.

Những khách du lịch mất tích được biết là chỉ được phép ở lại đảo cho đến ngày 14 Tháng Mười Hai theo chương trình miễn thị thực. và sẽ bị coi là khách du lịch bất hợp pháp sau thời hạn đó.

Văn phòng Di trú Jeju cho biết họ đang nỗ lực tìm kiếm những khách du lịch mất tích và xem lại đoạn phim giám sát của khách sạn và các con phố xung quanh.

“Chúng tôi hiện đang phân tích kênh truyền hình kín (CC) để tìm ra nơi khách du lịch Việt Nam mất tích”, một quan chức của Cơ quan Di trú và Ngoại giao Jeju cho biết.

“Chúng tôi dự định thành lập một đội bắt giữ người bỏ trốn từ việc miễn thị thực vào Jeju – mà theo luật pháp Hàn Quốc là trở thành tội phạm – bắt đầu từ sau ngày 14 Tháng Mười Hai cho một cuộc truy bắt toàn diện.”

Đây không phải là lần đầu tiên du khách được báo cáo mất tích trên đảo. Nhiều trường hợp trong số này liên quan đến những cá nhân lưu trú quá thời hạn được phép hoặc cố gắng ở lại đảo bất hợp pháp, lợi dụng chương trình nhập cảnh miễn thị thực của Jeju.

Người Việt Nam được xếp vào hàng tốp đầu khách du lịch đến Hàn Quốc và “mất tích” cá nhân hay tập thể một cách kỳ lạ. Dù bị các thành phần tuyên truyền cực đoan mỉa mai là bọn đu càng mới, tham bơ thừa sữa cặn, không yêu nước… nhưng số lượng người Việt Nam tỏa đi trên khắp thế giới – đặc biệt là các nước tư bản – từ sau năm 1975 đến nay vẫn không giảm đi, và với vô số cách thức không thể ngờ đến.

Năm 2018, đã có trường hợp 9 người đi tham gia Đoàn doanh nhân đặc biệt được tuyển chọn, theo chuyên cơ của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi Hàn Quốc công tác, nhưng rồi bất ngờ 9 người này sau đó biến mất, khiến báo chí thế giới xôn xao.

Năm 2021, người cầm đầu đường dây đưa người lên chuyên cơ này bị xử tội đưa người đi nước ngoài bất hợp pháp. Báo chí lúc đó giải thích giống nhau, y hệt cùng một đoạn văn rằng “Đường dây này do Lê Thị Liễu cầm đầu đã lợi dụng ‘phù phép’, biến những người muốn đi lao động Hàn Quốc thành doanh nhân, để tham gia đoàn doanh nghiệp tháp tùng đoàn chủ tịch Quốc hội đi Hàn Quốc rồi trốn ở lại đây.”

Toàn văn của báo chí nhà nước tố cáo kẻ đưa người bất hợp pháp lên chuyên cơ của bà Ngân đi Hàn Quốc, không có giải thích gì thêm về phương thức “phù phép” hay lợi dụng bằng cách nào, hoặc có ai tiếp tay, để có thể đưa những người muốn trốn ở lại Hàn Quốc, có thể lọt vào danh sách hạn chế, đường hoàng leo lên được một chuyến đi công vụ của quốc gia.


 

Việt kiều Mỹ bị khởi tố vì chém bạn nhậu tại Tiền Giang: Hệ lụy của những cuộc nhậu mất kiểm soát

Ba’o Dat Viet

December 2, 2024

Ngày 1 Tháng Mười Hai, Công an Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, cho biết đã bắt giữ và khởi tố Võ Đức Duy, 33 tuổi, Việt kiều Mỹ, với cáo buộc chém bạn nhậu tại một quán cà phê võng địa phương. Vụ việc không chỉ gây chấn động dư luận mà còn làm nổi bật các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn bạo lực sau những buổi nhậu.

Theo thông tin từ báo VNExpress, bị can Võ Đức Duy từ Mỹ về Việt Nam chơi và tạm trú tại phường 4, Mỹ Tho.

Vào khoảng 10 ngày trước, bị can Duy đi nhậu cùng ông Khưu Hồ Song Toàn, 51 tuổi, tại địa phương.

Sau buổi nhậu, cả hai ghé vào quán cà phê võng Kim Hương để nghỉ ngơi.

Bị can Duy đề nghị ông Toàn tiếp tục đi chơi nhưng bị từ chối.

Hai bên xảy ra cãi vã, và trong cơn nóng giận, bị can Duy chộp lấy con dao trong quán, tấn công ông Toàn nhiều nhát.

Ông Toàn, do đang nằm trên võng, chỉ kịp dùng tay chống đỡ.

Những người chứng kiến ban đầu không dám can ngăn.

Khi con dao văng xuống đất, mọi người chạy đến ngăn cản, nhưng bị can Duy tiếp tục nhặt dao tấn công lần nữa trước khi bỏ đi khỏi hiện trường.

Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tiền Giang trong tình trạng đứt lìa một ngón tay và nhiều vết thương khác.

Những vụ bạo lực tương tự của Việt kiều tại Việt Nam

Trường hợp của Võ Đức Duy không phải là lần đầu tiên xảy ra xung đột nghiêm trọng liên quan đến Việt kiều về nước.

Vụ xô xát tại quán bar ở Sài Gòn

Hồi Tháng Sáu, ba Việt kiều Úc bị bắt và khởi tố vì gây rối trật tự công cộng sau khi xô xát tại quán bar Atmos ở Quận 1, Sài Gòn.

Hai nhóm Việt kiều ngồi bàn riêng đã xảy ra mâu thuẫn khi đang uống rượu, dẫn đến cãi vã và xô xát.

Sau khi bị mời ra khỏi quán, nhóm của Amin Huzaifah tiếp tục đuổi đánh nhóm đối phương tại giao lộ gần đó, gây thương tích nhẹ cho nạn nhân.

Công an Quận 1 bắt giữ nhóm Amin Huzaifah, Anthony Vu Phi Long Pham và Nguyen Michael, khởi tố họ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

Nguyên nhân và bài học từ những vụ việc

Mất kiểm soát do say rượu: Hầu hết các vụ bạo lực liên quan đến Việt kiều xảy ra sau các buổi nhậu, khi các bên không thể kiềm chế cảm xúc.

Thiếu hòa giải: Mâu thuẫn nhỏ dễ bị thổi bùng trong các tình huống không có sự can thiệp kịp thời.

Tâm lý chủ quan: Một số người có thể nghĩ rằng việc gây rối tại Việt Nam sẽ không chịu hậu quả pháp lý nghiêm trọng như ở nước ngoài.

Cẩn trọng trong giao tiếp: Những mâu thuẫn nhỏ cần được giải quyết bằng đối thoại thay vì bạo lực.

Kiểm soát bản thân: Người tham gia nhậu cần tự biết giới hạn, tránh để say xỉn dẫn đến mất kiểm soát hành vi.

Tuân thủ pháp luật: Việt kiều về nước cần ý thức rằng mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị xử lý nghiêm khắc, bất kể quốc tịch hay nơi cư trú.

Vụ việc Võ Đức Duy chém bạn nhậu tại Tiền Giang và các vụ xô xát tương tự của Việt kiều đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về hậu quả của việc mất kiểm soát trong các tình huống xã hội. Dù là người trong nước hay nước ngoài, pháp luật Việt Nam luôn nghiêm trị những hành vi bạo lực, đặc biệt là khi gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người khác.

Việt kiều khi trở về nước cần có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn hình ảnh và tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật để tránh những hậu quả đáng tiếc.


 

Tài xế tông cột đèn, xe chẻ gần như làm hai ở Irvine

Ba’o Nguoi-Viet

December 1, 2024

IRVINE, California (NV) – Một người đàn ông được đưa đi bệnh viện vì trọng thương sau khi tông vào một cột đèn giao thông ở Irvine vào rạng sáng Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Một, cảnh sát cho biết, theo KTLA.

Sở Cảnh Sát Irvine IPD đăng tải một tấm hình trên Instagram cho thấy chiếc xe tông xuyên qua cột đèn giao thông, chẻ ra làm hai gần phân nửa chiếc.

Trong phần ghi chú, IPD cho biết tai nạn xảy ra lúc 1 giờ 03 sáng Thứ Sáu tại ngã tư Modjeska và Still Night ở Irvine.

Xe tông cột đèn rạng sáng 29 Tháng Mười Một, 2024 ở Irvine, California (Hình: Irvine Police Department)

“Chúng tôi tức tốc có mặt cùng Sở Cứu Hỏa Quận Cam OCFA,” IPD viết. “Họ nhanh chóng giải cứu, lôi tài xế ra khỏi chiếc xe và đưa ông đi bệnh viện.”

IPD cho biết tài xế bị trọng thương. “Chúng tôi mong nạn nhân sẽ bình phục,” dòng ghi chú trên Instagram cho biết.

Tính tới tối Thứ Sáu, IPD vẫn chưa cập nhật tình trạng của tài xế.

Tin tức liên quan tới tai nạn còn hạn chế, đồng thời cảnh sát cũng chưa công bố danh tánh tài xế cũng như không cung cấp thêm chi tiết nào về nguyên nhân gây ra vụ đụng xe.

IPD yêu cầu bất kỳ ai có tin tức về vụ xe tông cột đèn vui lòng liên lạc qua điện thư: [email protected](TTHN)


 

Bị gọi đi làm vào ngày nghỉ, nữ nhân viên Walmart trúng số $1 triệu

Ba’o Nguoi-Viet

November 30, 2024 C

CITY OF INDUSTRY, California (NV) – Một nhân viên Walmart ở California trúng số $1 triệu nhờ bị gọi đi làm vào ngày được nghỉ, giới chức xổ số loan báo hôm Thứ Ba, 26 Tháng Mười Một.

Cô Rebeca Gonzalez, nhân viên Walmart ở City of Industry, Los Angeles County, cho hay cô miễn cưỡng đi làm vào lễ Lao Động hôm 2 Tháng Chín sau khi bị công ty gọi, theo thông cáo báo chí Cơ Quan Xổ Số California.

Vé số Single Double Triple. (Hình minh họa: California Lottery)

“Hôm đó là lễ Lao Động và họ chỉ cần tôi ba tiếng. Tất nhiên, tôi muốn ở nhà với gia đình vì chúng tôi dự định làm tiệc nướng,” cô Gonzalez kể với giới chức xổ số.

Khi tới chỗ làm, cô Gonzalez dự định mua vé số vào giờ nghỉ, nhưng vì bận quá nên cô suýt quên.

“Tới lúc ra về vào buổi tối và đi ngang máy bán vé số tôi mới nhớ tôi phải mua vé số,” cô Gonzalez cho hay.

May là cô Gonzalez không quên. Cô mua tờ vé số cào Single Double Triple giá $10 và trúng độc đắc $1 triệu.

Cô Gonzalez dùng tiền trúng số để trả hết nợ và cho biết cô với chồng cô đang hoàn tất hợp đồng mua nhà. Mặc dù trúng số lớn, cô vẫn tiếp tục đi làm ở Walmart.

“Tôi chỉ nói cho một người ở chỗ làm biết. Đó là người quản lý muốn tôi ở lại trễ vào ngày lễ đó,” cô Gonzalez cho hay. “Ông không tin nổi.”

Siêu thị Walmart nơi cô Gonzalez làm việc và mua tờ vé số may mắn đó được Cơ Quan Xổ Số California thưởng $5,000. (Th.Long) [qd]


 

3,132 người Việt Nam vượt biên qua Anh bằng thuyền, tăng 177% trong 9 tháng của 2024

November 30, 2024

Ba’o Nguoi-Viet

LONDON, Anh Quốc (NV) – Số lượng di dân Việt Nam vượt biên qua Anh Quốc bằng thuyền nhỏ tăng 177% so với cùng thời kỳ năm ngoái, theo số liệu mới về các chuyến vượt biên qua Eo Biển Manche (English Channel).

Số liệu do Bộ Nội Vụ Anh Quốc công bố hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một cho thấy từ Tháng Giêng tới Tháng Chín, hai quốc tịch phổ biến nhất thực hiện hành trình hiểm nghèo băng qua Eo Biển Manche là Afghanistan và Việt Nam, tờ The Independent đưa tin.

So với cùng khoảng thời gian chín tháng vào năm ngoái, số lượng di dân Afghanistan giảm 14%, nhưng ngược lại, số lượng di dân Việt Nam lại tăng không thể tưởng tượng với 177%.

Trực thăng AS365 Dauphin của Hải Quân Pháp cứu nạn một di dân bất tỉnh ở Cap Blanc-Nez, miền Bắc nước Pháp nơi nhiều di dân lậu tìm cách băng qua Eo Biển Manche vào Anh Quốc ngày 7 Tháng Mười Một, 2024 (Hình: SAMEER AL-DOUMY/AFP/Getty Images)

Khoảng 3,132 di dân Việt Nam lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ vượt qua Eo Biển Manche từ Tháng Giêng tới Tháng Chín 2024, tăng mạnh so với 1,306 người trong cả năm 2023.

Năm 2019 nhà chức trách chỉ ghi nhận ba công dân Việt Nam và chỉ bốn người vào năm 2018.

Làn sóng gia tăng này liên quan tới một thỏa thuận cấp thị thực mới mà quốc gia Đông Nam Á này ký kết với Hungary, cho phép dân Việt Nam dễ dàng hơn trong việc đặt chân tới khu vực Schengen thuộc Liên Âu.

Các nguồn tin mà Bộ Nội Vụ Anh Quốc cung cấp cho nhật báo The Times cho biết chặng đường này được di dân sử dụng như một cửa sau để xâm nhập Âu Châu, trong đó các công dân Việt Nam phải đi từ Hungary để tới miền Bắc nước Pháp. Họ chỉ ra rằng có rất nhiều phụ nữ Việt Nam tới Anh Quốc bằng con đường bất hợp pháp, với các viên chức thuộc Lực Lượng Phòng Vệ Biên Giới cho biết họ lo ngại rằng phụ nữ là các nạn nhân trong đường dây buôn người, được đưa tới Anh để làm việc trong ngành buôn bán tình dục.

Các chuyên gia về nạn buôn người tin rằng việc các di dân Việt Nam bất chợt ồ ạt lên đường vượt biên qua Anh Quốc trên thuyền nhỏ cũng có thể là do việc nấp đằng sau xe vận tải dễ bị phát giác hơn.

BBC khởi sự một cuộc điều tra phát giác ra rằng những kẻ buôn người cũng đang cung cấp cho di dân Việt Nam dịch vụ vượt biên “cao cấp” bằng thuyền nhỏ chạy nhanh hơn, giá cả hợp lý hơn. Một kẻ buôn người nói với một phóng viên chìm rằng hành trình vượt biên bằng thuyền nhỏ sẽ tốn 2,600 bảng Anh.

Kẻ buôn người nói rằng nhiều di dân bay từ Việt Nam qua Hungary, trước khi tới Paris rồi sau đó là Dunkirk. Những kẻ buôn lậu di dân Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức và sắp xếp thời gian nhưng phần điều hành các hành trình vượt qua Eo Biển Manche thì do các băng nhóm người Kurd tại Iraq đảm nhận.

Những kẻ buôn lậu người Việt Nam cũng chỉ đưa khách hàng tới miền Bắc nước Pháp khi thời tiết thuận lợi và trong thời gian có kế hoạch vượt biên, giúp giảm thời gian chờ đợi tại các trại tạm thời, theo cuộc điều tra do BBC thực hiện.

Dữ liệu từ Bộ Nội Vụ Anh Quốc cho thấy tổng số lượng thuyền nhỏ vượt biên thành công tính tới Tháng Chín 2024 là 29,851, giảm 21 phần trăm so với năm trước. Tuy nhiên, khi so sánh các số liệu hàng năm, năm 2024 vượt qua năm 2023 về số lượng thuyền nhỏ vượt biên.

Trả lời cho các số liệu công bố Thứ Năm, một phát ngôn viên Văn Phòng Thủ Tướng Anh Quốc đặt tại Downing Street cho biết chính phủ không thể giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhỏ trong một sớm một chiều nhưng đang lập kế hoạch can thiệp.

Phát ngôn viên chính thức của thủ tướng nói với các phóng viên: “Chính phủ của thủ tướng mới chứng kiến khởi đầu tồi tệ nhất trong một năm với số lượng thuyền nhỏ vượt biên ồ ạt, thậm chí còn cao hơn cả kỷ lục năm 2022 đồng thời quy mô của thách thức đó cho thấy chúng tôi không thể giải quyết vấn đề này trong ngày một ngày hai, nhưng chúng tôi đang nỗ lực để giải quyết mô hình buôn lậu di dân xem thường tính mạng con người này.” (TTHN)


 

Nhân viên Amazon đình công từ Black Friday đến Cyber Monday

Ba’o Nguoi-Viet

November 29, 2024

SEATTLE, Washington (NV) – Nhân viên Amazon tại 20 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, công bố đình công từ Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Một, đến Thứ Hai, 2 Tháng Mười Hai, vì cách làm việc không bảo vệ nhân viên và không dân chủ.

Theo đài KTLA hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một, nhân viên Amazon đình công vào giai đoạn nhiều người mua sắm nhất là “Black Friday” và “Cyber Monday.”

Nhân viên Amazon. (Hình minh họa: Ina Fassbender/AFP via Getty Images)

Đây là năm thứ năm mà nghiệp đoàn UNI Global Union dẫn dắt hoạt động “Bắt Amazon Trả Giá” với mục đích kêu gọi tập đoàn đó chịu trách nhiệm vì “vi phạm quyền lao động, làm hư hại môi trường làm việc và gây nguy hiểm cho nền dân chủ.”

Bà Christy Hoffman, tổng thư ký UNI Global Union, cho biết: “Tập đoàn của Jeff Bezos bỏ ra đến mấy triệu đô la để ngăn chặn nhân viên đình công mà không ai biết, nhưng những cuộc đình công sẽ xảy ra khắp thế giới, không ai ngăn chặn được cho thấy nhân viên muốn đòi công lý và có sự đại diện của nghiệp đoàn. Chúng tôi kêu gọi Amazon đối xử với nhân viên công bằng, tôn trọng quyền cơ bản của họ, và không làm hại đến những hệ thống bảo vệ họ.”

Phát ngôn viên Eileen Hards của Amazon cho rằng UNI Global Union đang đưa ra nhiều thông tin sai trái.

“Amazon trả lương thỏa đáng, cho phúc lợi và nhiều cơ hội tốt từ ngày đầu tiên cho nhân viên. Chúng tôi đã tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm khắp thế giới và đang tiếp tục tạo ra nhiều việc làm nữa. Chúng tôi còn tạo ra môi trường làm việc an toàn và tân tiến cho những người làm việc tại văn phòng hay các nhà kho,” bà Hards cho biết.

Theo UNI Global Union, nhân viên Amazon sẽ đình công tại các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, Đức, Anh, Nhật và Brazil. (TL) [qd]


 

NGƯỜI SÁNG TẠO RA ÁO DÀI VIỆT NAM HÔM NAY

Họa sỹ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) chính là cha đẻ của chiếc áo dài Việt Nam.  “

Từ kiểu áo Lemur của Nguyễn Cát Tường, chiếc áo dài tiếp tục được cải tiến và dần dần trở thành trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ nước ta.
Thế nhưng, ít ai biết rằng, một trong những người đầu tiên góp công phô diễn chiếc áo dài của họa sỹ Nguyễn Cát Tường, chính là vợ ông – bà Nguyễn Thị Nội
Họa sỹ Nguyễn Cát Tường sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây – Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, họa sỹ Nguyễn Cát Tường cộng tác với báo Phong Hóa do nhà văn Nhất Linh làm chủ biên.
Bằng con mắt liên tài, nhà văn Nhất Linh nhận ra chàng họa sỹ trẻ ấy ngoài vẽ tranh minh họa còn có khả năng đưa ra những ý kiến bỏ ích để tư vấn làm đẹp cho phái nữ.
Vì vậy, trên báo Phong Hóa số 85 ra ngày 11/2/1934, nhà văn Nhất Linh mở chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà, các cô” và giao cho họa sỹ Nguyễn Cát Tường phụ trách.

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường

Sau 4 số báo nhẩn nha phân tích về trang phục phụ nữ Việt, họa sỹ Nguyễn Cát Tường nhấn mạnh:

“Quần áo tuy dùng để che thân thể, nhưng nó có thể như tấm gương phản chiếu trình độ trí thức của một nước. Bộ quần áo rồi sẽ phải như thế nào? Trước hết, nó phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân hình mỗi bạn.
Sau nữa, nó phải gọn gàng, giản dị, mạnh mẽ và có vẻ thẩm mỹ lịch sự. Nhưng dù thế nào, nó cũng phải có cái tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi nhầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tàu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn”.

Với quan niệm ấy, trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23/3/1934, họa sỹ Nguyễn Cát Tường đã công bố bản vẽ chiếc áo dài đầu tiên, đặt tên là áo dài Lemur.
Nhà văn Thạch Lam đã lên tiếng ủng hộ áo dài Lemur rất nồng nhiệt: “Sự cải cách y phục của phụ nữ ta có thể bởi cái nguyên nhân sau: cái dáng điệu tự nhiên của thân thể người ta mà các họa sỹ biết thưởng thức. Biết sự mềm mại tha thướt của dáng điệu, rồi làm thế nào cho cái ống quần, cái tà áo theo cái mềm mại tha thướt đó, để làm tăng vẻ đẹp của thân hình cô thiếu nữ trẻ trung”.
Để chiếc áo dài Lemur bước từ trang báo ra cuộc đời, họa sỹ Nguyễn Cát Tường đã hợp tác với hiệu may Cử Chung ở số 100 phố Hàng Bông – Hà Nội và hiệu may Phạm Tá ở số 23 phố Bờ Hồ – Hà Nội. Đích thân họa sỹ Nguyễn Cát Tường đã đi tìm những phụ liệu nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn cho chiếc áo dài.
Và một lần ra ga Hàng Cỏ để gặp một ông chủ xưởng dệt ren ở Bắc Ninh lên, họa sỹ Nguyễn Cát Tường đã nhận được món quà nhân duyên lớn nhất đời mình!

Bà Nguyễn Thị Nội – sau này trở thành vợ họa sĩ Cát Tường

Khi tàu từ Bắc Ninh vào ga Hàng Cỏ, nhưng họa sỹ Nguyễn Cát Tường chờ mãi không thấy ông chủ xưởng dệt ren đã có hẹn với mình. Đang mắt trái mắt phải ngó nghiêng kiếm tìm, họa sỹ Nguyễn Cát Tường sửng sốt khi phát hiện một cô gái đi ngang. Không trang điểm, trên đầu lại chít khăn xô đại tang, nhưng nhan sắc của cô gái làm họa sỹ Nguyễn Cát Tường ngơ ngẩn.
Sau mấy phút choáng váng, họa sỹ Nguyễn Cát Tường hoàn hồn và chạy theo cô gái. Lễ nghi lúc ấy không cho phép trai gái làm quen sỗ sàng, họa sỹ Nguyễn Cát Tường dò la biết được cô gái ấy tên Nội cũng ở Bắc Ninh và là con gái một chủ xưởng dệt ren vừa qua đời.
Họa sỹ Nguyễn Cát Tường xã giao với người kéo xe của Nội để nhờ đưa thư.
Sau mấy lần thư đi thư lại và thưởng không ít bạc cho người kéo xe, họa sỹ Nguyễn Cát Tường được thông báo rằng cô Nội hẹn ông ở chuyến tàu Bắc Ninh – Hà Nội dịp cuối tuần.
Đúng giờ, họa sỹ Nguyễn Cát Tường chưng diện bảnh bao để đứng đợi cô Nội ở ga Hàng Cỏ.
Cô Nội xuống tàu thật, với hai chiếc va li thật to . Họa sỹ Nguyễn Cát Tường nhào đến, cúi chào cô Nội rất điệu đàng kiểu quý ông. Cô Nội hơi ngơ ngác nhưng vẫn không tỏ thái độ gì, chỉ nhìn xuống… hai cái va li.
Dù không phải loại người khỏe mạnh, nhưng họa sỹ Nguyễn Cát Tường cũng tỏ ra ga- lăng, hai tay nhấc bổng hai cái va li lên.

Cứ thế, nàng nhẹ nhàng đi trước, chàng hổn hển theo sau.
Ra khỏi cổng ga, nàng đi thẳng vào… đồn cảnh sát. Hơi khó hiểu, nhưng chàng cũng vào luôn và… hồn xiêu phách tán khi nghe nàng tố giác tội phạm: “Ông này lấy cắp hai cái va li của tôi!”.

Nhân chứng và vật chứng đều có đủ, họa sỹ Nguyễn Cát Tường không biết cách nào biện hộ cho bản thân, đành lấy mấy lá thư của cô Nội mà mình lúc nào cũng mang bên mình để chứng minh cả hai có quan hệ với nhau.

Những mẫu áo dài do họa sĩ Cát Tường vẽ

Cô Nội khăng khăng “không phải chữ của tôi”, và mượn giấy bút của cảnh sát để biểu diễn chữ viết hoa mỹ gấp trăm lần thứ chữ viết mà họa sỹ Nguyễn Cát Tường nhận được.
Trời đất như sụp đổ dưới chân họa sỹ Nguyễn Cát Tường.
Cô Nội thì nhận lại hai cái va li để đi xa rồi, còn họa sĩ Nguyễn Cát Tường phải ngồi ở đồn cảnh sát để tường trình sự việc và chờ người của báo Phong Hóa đến bảo lãnh.
Tất nhiên, lúc ấy nhà văn Nhất Linh – chủ báo Phong Hóa cũng là nhân vật có quyền lực, nên họa sỹ Nguyễn Cát Tường nhanh chóng thoát nạn.
Bấy giờ, họa sỹ Nguyễn Cát Tường mới vỡ lẽ bị người kéo xe giở trò lừa đảo.
Cái gọi là thư của cô Nội, đều do người kéo xe tự viết để mong có mấy đồng tiền thưởng từ họa sỹ Nguyễn Cát Tường.
Oan gia ngõ hẹp, mấy ngày sau họa sỹ Nguyễn Cát Tường nhận được trát của tòa án.
Lý do, cô Nội về nhà kể lại cho mẹ nghe những điều đã xảy ra trên Hà Nội. Và bà góa chủ xưởng thêu ren ở Bắc Ninh quyết không buông tha kẻ đã bôi nhọ thanh danh con gái cưng của mình bằng sự vu vạ “viết thư cho trai”.
Thủ phạm là người kéo xe bị vạch mặt, nhưng họa sỹ Nguyễn Cát Tường vẫn thua kiện và phải “bồi thường một đồng danh dự” cho cô Nội!
Hình ảnh cô Nội ngỡ đã tan thành mây khói trong giấc mộng của họa sỹ Nguyễn Cát Tường, thì cái câu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” lại ứng nghiệm.
Tuy chồng đã qua đời, nhưng cam kết cung cấp nguyên liệu cho việc may áo dài vẫn được người vợ thừa kế xưởng dệt ren thực hiện, Họa sỹ Nguyễn Cát Tường được mời xuống Bắc Ninh gặp mặt cho một thương vụ êm thắm.

Đám cưới của họa sĩ Cát Tường (đứng bên trái, đang giang tay) và bà Nguyễn Thị Nội (mặc áo dài trắng đang đi bên phù dâu). Tất cả dâu và phù dâu đều mặc áo dài Lemur.

Thật bất ngờ, cô gái của bà chủ xưởng thêu ren thay mẹ rót trà mời khách, không ai khác chính là cô Nội.

Không giống như sự giận dữ trước đây đối với kẻ xúc phạm cô gái mình, mẹ của cô Nội hết sức khen ngợi tài năng của họa sỹ Nguyễn Cát Tường và không giấu giếm ý muốn nhận họa sỹ Nguyễn Cát Tường làm con rể.
Cuối năm 1936, sau khi mãn tang thân phụ, Nguyễn Thị Nội xuất giá. Đám cưới được tổ chức tưng bừng ở Bắc Ninh, và trong ngày vu quy, cô dâu Nguyễn Thị Nội mặc chiếc áo dài do tân lang Nguyễn Cát Tường thiết kế.
Vốn có gien kinh doanh của gia tộc, Nguyễn Thị Nội đã giúp chồng phát triển thương hiệu áo dài Lemur rất thịnh vượng tại Hà Nội. Hiệu may Lemur với đặc sản áo dài được mở tại số 16 phố Lê Lợi, trở thành địa chỉ nổi tiếng nhất về y phục phụ nữ.
Bà chủ Nguyễn Thị Nội không chỉ khéo léo chiều chuộng khách hàng, mà còn là người mẫu thuyết phục nhất để người ta yêu thích chiếc áo dài.��

Phu nhân họa sỹ Cát Tường (đội mũ trắng) trong một mẫu áo dài Lemur (1940)

Cũng nhờ người mẫu Nguyễn Thị Nội, họa sỹ Nguyễn Cát Tường có cảm hứng sáng tạo rất nhiều mẫu áo dài, để in thành cuốn sách “50 mẫu y phục phụ nữ Lemur” do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành.
Năm 1939, hiệu may Lemur chuyển về số 14 phố Hàng Da. Và tại địa chỉ này, bà Nguyễn Thị Nội đã mở phòng trà Thiên Hương quy tụ những nghệ sỹ lừng lẫy nhất thủ đô hội ngộ hàng đêm.
Bà Nguyễn Thị Nội sinh cho họa sỹ Nguyễn Cát Tường cả thảy 5 người con, 3 trai 2 gái.

Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách)

Ngày 17-12-1946, họa sỹ Nguyễn Cát Tường qua đời, hiệu may Lemur cũng đóng cửa. Sau này,bà Nguyễn Thị Nội đưa gia đình vào Sài Gòn, và một mình làm lụng nuôi các con khôn lớn.
Sưu tầm.

From: Anh Dang & KimBang Nguyen


 

Giải Nhân quyền Việt Nam 2024 vinh danh ba tù nhân lương tâm: Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận, và Đặng Đăng Phước

Ba’o Dat Viet

November 19, 2024

Ngày 18/11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố ba khôi nguyên của Giải Nhân quyền Việt Nam 2024, gồm các tù nhân lương tâm Đỗ Nam Trung, Bùi Văn Thuận và Đặng Đăng Phước. Cả ba được trao giải vì những đóng góp của họ trong việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam, dù hiện đều đang thụ án tù với tổng cộng 26 năm cho tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”

Bà Trịnh Thị Nhung, vợ ông Bùi Văn Thuận, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA):

“Đây là một món quà tinh thần to lớn dành cho anh Thuận và gia đình. Phần thưởng này như sự công nhận những đóng góp của anh Thuận cùng hai khôi nguyên khác trong những năm qua.”

Theo bà Nhung, sự kiện này là nguồn động viên không chỉ cho gia đình mà còn cho các tù nhân lương tâm khác, khi những nỗ lực của họ được cộng đồng quốc tế và người dân ghi nhận.

Giải Nhân quyền Việt Nam năm nay đi kèm phần thưởng trị giá 3.000 USD cho mỗi người. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban điều hành MLNQVN, nhấn mạnh rằng giá trị tinh thần của giải thưởng quan trọng hơn phần vật chất.

Cả ba tù nhân lương tâm được vinh danh đều có những hoạt động gây tiếng vang trong lĩnh vực nhân quyền:

Đỗ Nam Trung, một nhà hoạt động trẻ tuổi, bị bắt và kết án vì các bài viết chỉ trích chính sách của nhà nước trên mạng xã hội.

Bùi Văn Thuận, một giáo viên và nhà bất đồng chính kiến, nổi bật với các bài viết về các vấn đề chính trị – xã hội, đã tuyệt thực cùng bạn tù tại Trại giam số 6 để phản đối điều kiện giam giữ hà khắc.

Đặng Đăng Phước, nhà giáo và nhà hoạt động vì quyền con người, thường xuyên lên tiếng về các vấn đề môi trường và công lý xã hội.

Các cơ quan truyền thông nhà nước lên tiếng chỉ trích giải thưởng này. Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) trong một bài viết hồi tháng 11/2023 gọi đây là “một trò lố,” cho rằng việc vinh danh những người bị kết án vì “chống phá Nhà nước” đi ngược lại tiêu chuẩn pháp luật quốc tế.

VOV lập luận rằng MLNQVN đã chọn “những đối tượng có tư tưởng bất mãn” để trao giải, từ đó kích động sự chống đối và làm ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia.

Trong suốt 22 năm qua, Giải Nhân quyền Việt Nam đã trao thưởng cho 63 cá nhân và 6 tổ chức có đóng góp vào việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam. Đây là một giải thưởng độc lập, thường được trao cho những người đang phải đối mặt với áp lực hoặc bị giam cầm vì hoạt động nhân quyền.

Việc MLNQVN tiếp tục trao giải cho các tù nhân lương tâm cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với các tiếng nói bất đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực từ phía nhà nước cũng phản ánh căng thẳng kéo dài giữa các tổ chức dân sự quốc tế và chính quyền về vấn đề nhân quyền tại quốc gia này.

Giải thưởng năm nay không chỉ tôn vinh những nỗ lực cá nhân mà còn nêu bật thách thức của phong trào nhân quyền tại Việt Nam. Dù bị chỉ trích, giải thưởng này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận và các giá trị dân chủ.

Dư luận tiếp tục chờ đợi phản hồi từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong bối cảnh các tổ chức nhân quyền quốc tế theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền tại quốc gia này.


 

Nhà báo Phạm Đoan Trang được Văn Bút Hoa Kỳ vinh danh tại Hội luận Ngày Nhà văn Bị Cầm Tù

Ba’o Dat Viet

November 17, 2024

Nhân Ngày Nhà văn Bị Cầm Tù (15/11), PEN America đã tổ chức một hội luận đặc biệt nhằm tôn vinh các nhà văn và nhà báo trên thế giới bị giam cầm vì bảo vệ tự do ngôn luận. Năm nay, sự kiện tập trung vào trường hợp của Phạm Đoan Trang, nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng đang thụ án chín năm tù tại Việt Nam. Bà vừa được trao Giải thưởng Tự do Viết PEN/Barbey năm 2024 để ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận.

Theo thông cáo báo chí từ PEN America, trường hợp của bà Phạm Đoan Trang được chọn để làm nổi bật cam kết mạnh mẽ của bà đối với quyền tự do ngôn luận bất chấp sự đàn áp khắc nghiệt.

Ông Mike Abramowitz, Giám đốc PEN America, nhấn mạnh:

“Bà Trang là biểu tượng của lòng can đảm và ý chí kiên cường trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, nơi mà tiếng nói độc lập phải đối mặt với sự đàn áp không ngừng nghỉ”.

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị Công an Việt Nam bắt giữ vào năm 2020 và bị kết án chín năm tù vào năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Trước khi bị bắt, bà từng là phóng viên cho nhiều tờ báo lớn tại Việt Nam và là tác giả của các cuốn sách bị cấm như Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù.

Hội luận của PEN America năm nay có sự tham gia của hai diễn giả gốc Việt nổi bật là Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật Khoa Tạp Chí, và Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).

Ông Trịnh Hữu Long chia sẻ:

“Phạm Đoan Trang không chỉ là một nhà báo dũng cảm, mà còn là người tiên phong phá bỏ các rào cản trong việc đưa tin về bất công xã hội và nhân quyền tại Việt Nam. Bà đã biết trước những rủi ro nhưng vẫn kiên định theo đuổi lý tưởng của mình”.

Trong đoạn video được chiếu tại hội luận, bà Phạm Đoan Trang từng nói:

“Làm báo mà không theo định hướng, vượt ra ngoài khuôn khổ là có hậu quả. Trở thành nhà hoạt động thì hậu quả càng lớn hơn nữa”.

Bà Trần Quỳnh Vi thì gọi bà Trang là “người tự do nhất Việt Nam” dù đang bị giam giữ:

“Trang đã giải phóng tâm trí mình và mong muốn mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu rằng tự do là điều cần đấu tranh để bảo vệ”.

Các diễn giả tại hội luận cũng lên án tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ đối với các nhà báo, blogger và người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Họ cảnh báo rằng tình trạng bất ổn chính trị trong nước có thể khiến môi trường hoạt động tự do ngôn luận trở nên khó khăn hơn.

Bà Trần Quỳnh Vi nhấn mạnh:

“Năm 2024, Việt Nam có Chủ tịch nước thứ tư chỉ trong thời gian ngắn. Trong một hệ thống chính trị bất ổn, tôi không chắc mọi thứ sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn đối với những người viết lách, nhưng tôi hy vọng chính phủ hiểu rằng quyền tự do ngôn luận là một giá trị được bảo vệ trên phạm vi quốc tế”.

Ông Dinaw Mengestu, nhà văn và Phó Chủ tịch PEN America, cũng khẳng định tầm quan trọng của sự kiện này:

“Đây là cách chúng tôi gửi thông điệp rằng các nhà văn bị cầm tù trên thế giới không bao giờ cô đơn. Chúng tôi sát cánh cùng họ”.

Trước khi bị bắt, Phạm Đoan Trang đã có một sự nghiệp đầy ấn tượng với nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, bao gồm:

Giải Người Phụ nữ Can đảm (2022) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Giải Tự do Truyền thông (2022) của Anh và Canada.

Giải Homo Homini (2017) của People In Need, Cộng hòa Séc.

Giải Tự do Báo chí Quốc tế (2019) của Phóng viên Không Biên Giới (RSF).

Giải thưởng Martin Ennals (2022).

Tại đêm gala trao giải PEN/Barbey 2024 ở New York, PEN America gọi bà là “một nhà văn, nhà hoạt động tiêu biểu trong cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam”.

Thông qua hội luận, PEN America và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã một lần nữa kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang và các nhà văn, nhà báo đang bị giam cầm trên khắp thế giới.

Sự kiện không chỉ tôn vinh lòng dũng cảm của bà Trang mà còn nhắc nhở cộng đồng quốc tế về trách nhiệm bảo vệ những giá trị tự do cơ bản.

5 người Việt bị nhóm đồng hương bắt cóc, tra tấn, giết chết ở Cambodia

Ba’o Nguoi-Viet

November 11, 2024

AN GIANG, Việt Nam (NV) – Năm người Việt Nam sau khi bị lừa sang Cambodia đã bị nhóm đồng hương bắt cóc, tra tấn dã man buộc gia đình gửi tiền sang “chuộc mạng.”

Theo báo VNExpress hôm 11 Tháng Mười Một, Công An Tỉnh An Giang đã đề nghị truy tố bị can Lê Duy Cường, 24 tuổi, ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, về tội “giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.”

Các bị can trong vụ bắt cóc tống tiền đồng hương. (Hình: VNExpress)

Ngoài ra, các bị can Nguyễn Khắc Mạnh, 34 tuổi, quê Nghệ An; Nguyễn Văn Khoa, 29 tuổi, quê Nghệ An; Hoàng Văn Thanh, 24 tuổi, quê Thanh Hóa, và Nguyễn Ngọc Thảo, Phan Sỹ Dũng (cùng 27 tuổi) cũng bị đề nghị truy tố về tội “cướp tài sản” và “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.”

Liên quan vụ án, một số nghi can đang bỏ trốn, công an đang truy bắt để tiếp tực xử lý sau.

“Đây là vụ án có tính chất ‘đặc biệt nghiêm trọng,’ kẻ gây án và nạn nhân đều là người Việt Nam. Các nghi can đã tra tấn nạn nhân bằng cách thức dã man, tàn độc,” Công An Tỉnh An Giang cho biết.

Theo điều tra, chiều 24 Tháng Tám, 2023, nhóm năm người quê Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa, được đưa xuất cảnh lậu sang Cambodia bằng đường mòn ở khu vực biên giới cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang.

Họ bỏ ra số tiền $6,500 một người để đi theo đầu mối đã liên hệ từ trước với lời hứa qua Cambodia sau đó “đi chui” sang Đài Loan kiếm việc làm.

Tuy nhiên, ngay khi đặt chân tới Cambodia, cả năm người trên bị nhóm Khoa, Mạnh, Thanh lên kế hoạch khống chế, bắt giữ.

Các nạn nhân sau đó bị gí súng, dao, gậy vào người lấy hết tài sản gồm tiền, điện thoại di động… rồi trói tay đưa về nhà trọ của ông Thanh thuê tại xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Cambodia.

Tại đây, nhóm Thanh, Dũng, Thảo cùng một số người đã tra tấn, đánh đập dã man các nạn nhân.

Toàn bộ việc này được ông Thanh dùng điện thoại quay clip ghi hình, gửi cho người nhà các nạn nhân, yêu cầu họ chuyển tiền “chuộc mạng” người thân.

Quá hoảng sợ, người thân của các nạn nhân đã nhiều lần chuyển tiền với tổng số tiến gần 500 triệu đồng ($19,752) nhưng nhóm côn đồ này vẫn không thả người.

Hình ảnh cắt từ video mà nhóm bắt cóc quay cảnh tra tấn, hành hạ nạn nhân để gửi về cho gia đình đòi tiền “chuộc mạng.” (Hình: An Ninh Thế Giới)

Riêng nạn nhân HVM, quê Hải Dương, do gia đình không chuyển tiền chuộc nên bị nhóm bắt cóc dùng báng súng đánh vào đầu gây chấn thương sọ não và chết sau đó.

Đến hôm 25 Tháng Tám, 2023, sau khi gia đình của ba trong số năm nạn nhân chuyển gần 500 triệu đồng, nhóm của Khoa bỏ đi. Bốn nạn nhân còn lại tự cởi trói rồi bỏ chạy, nhập cảnh lậu ngược về Việt Nam qua khu vực tỉnh An Giang, cầu cứu lực lượng hữu trách.

Qua điều tra, công an xác định nghi can Khoa và đồng phạm đã chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của người thân các nạn nhân và hơn 70 triệu đồng ($2,765) tài sản bị cướp.

Liên quan vụ án, trước đó, hồi Tháng Bảy vừa qua, nhóm năm người khác vì đưa các nạn nhân vượt biên trái phép đã bị Tòa Án Tỉnh An Giang tuyên phạt từ năm đến sáu năm rưỡi tù về tội “tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.” (Tr.N) [kn]


 

ĐỪNG NÓI GÌ KHI NÓNG GIẬN

Thao Teresa

  1. Nhiều người cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà là thiếu giáo dục.
  2. Lời nói ra như bát nước hất đi không bao giờ lấy lại được, đừng nói cho sướng mồm rồi tự mình làm khổ mình, tự mình làm mất cơ hội của bản thân, tự mình hủy hoại đi mối quan hệ của mình.
  3. Cũng đừng xuề xòa nghĩ rằng người ta sẽ mau quên thôi mà thích nói gì thì nói. Có thể bạn mau quên nhưng chạm vào nỗi đau thì chẳng ai quên được đâu. Đừng vô tư thái quá mà thiếu tế nhị.
  4. Ngàn vạn lần đừng quyết điều gì khi nóng giận. Bình thường chẳng chuyện gì còn chẳng nghĩ suy thấu đáo huống chi là khi con tim đang “to mồm”. Hành động ngu xuẩn khi nóng giận chả khác nào đặt não xuống mông đâu.
  5. Người bản lĩnh sẽ biết chế ngự được cảm xúc biết điều gì phải điều gì là không nên, còn người mà nóng giận dễ dàng bộc lộ ra ngoài, dễ dàng buông lời mạt sát người khác thì suy cho cùng cũng chỉ đang thể hiện bản năng phần “con” của mình thôi.
  6. Học cách ngậm miệng, lắc não trước khi nói hay hành động bất kỳ điều gì không bản thân không vui. Đừng để tay nhanh hơn não mà đẩy mọi chuyện đi xa, rồi than thở xin lỗi. Nhiều cái lỗi không xin được nổi đâu.

Đừng nghĩ xin lỗi là xong chuyện, và cũng đừng nghĩ cứ bù đắp là được. Nó không thể hiện bạn hối lỗi đâu mà chỉ thể hiện bạn là người thiếu nhẫn nại.

  1. Nếu cảm thấy mình không thể kiềm chế được mà dễ nói ra những lời không hay thì đứng lên đi ra ngoài, thoát ra khỏi không gian khiến bản thân ngột ngạt. Thay đổi trạng thái sẽ khiến bạn tốt hơn.
  2. Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, đừng biến mình thành nô lệ của cảm xúc, chế ngự được cảm xúc mới là bản lĩnh. Còn nếu không có được bản lĩnh đấy thì hãy nghĩ đến hậu quả sau khi nói. Và cũng nhớ rằng bạn không phải cái tâm của vũ trụ mà thích phát ngôn gì cũng được.

(Theo HBR Business School)


 

 Dì ghẻ’ Nguyễn Phương Hằng phá nát tương lai chính trị của con chồng-Trần Anh Quân/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

November 7, 2024

Trần Anh Quân/SGN

Ông Huỳnh Uy Dũng có được ngày hôm nay hoàn toàn là nhờ mối quan hệ bên nhà vợ cũ. Con trai cả của ông Dũng và vợ cũ cũng đang đi theo con đường bên nhà ngoại vạch ra: một chân kinh doanh, một chân chính trị. Đây cũng là cách mà ông Dũng từng được bên vợ dẫn dắt. Nhưng có lẽ con ông Dũng sẽ gặp nhiều trắc trở với bà dì ghẻ Nguyễn Phương Hằng.

Chiến thuật chân trái chính trị, chân phải làm kinh doanh của Huỳnh Trần Uy Long

Với căn bệnh vĩ cuồng, hoang tưởng của bà Nguyễn Phương Hằng, có lẽ không còn gì để bàn nữa. Cũng đừng mong một kẻ trọc phú biết nhục nhã hay tự thấy được liêm sĩ là gì. Ông Huỳnh Uy Dũng cũng không hơn gì vợ. Nhưng các con của ông Dũng với người vợ cũ thì khác.

Vợ cũ ông Dũng là bà Trần Thị Tuyết, con gái của ông Ba Thu, giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Cũng nhờ cưới được con nhà quan lớn nên ông Dũng đã tiến thân thần tốc. Từ một kẻ chưa học xong trung học, được cha vợ giới thiệu vô làm ở phòng hậu cần Công An Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé, mà ông Dũng một bước lên trời.

Chính từ các mối quan hệ của bên vợ cũ, đầu thập niên 90 ông Dũng được điều làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ (Thalexim – công ty nhà nước). Sau đó Dũng còn được bầu làm chủ tịch Hiệp Hội Điều Việt Nam Khóa II Nhiệm kỳ 1994 – 1996, rồi trở thành đại biểu Quốc Hội Việt Nam khoá 1997-2002. Có thông tin Dũng được chủ tịch nước thời đó là ông Nguyễn Minh Triết nhận làm con nuôi. Từ giai đoạn này ông Dũng hầu như thao túng toàn bộ nền kinh tế Bình Dương với việc xây dựng lần lượt ba khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2, 3, và Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Con trai cả của ông Dũng với bà Tuyết là Huỳnh Trần Phi Long, sinh năm 1982, bây giờ cũng đang một chân chính trị, một chân kinh doanh, là đại biểu Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) tỉnh Bình Dương, thành viên Ban Kinh Tế – Ngân Sách HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2021 – 2026); kiêm chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ tỉnh Bình Dương (2022-2027); phó chủ tịch Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Đồng thời, ông Hội Đồng Long này còn đang làm kinh doanh với các chức vụ gồm: chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Công ty TNHH Huyndai Bình Dương; chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng Thần; phó tổng giám đốc Công ty TNHH Hoàng Gia Cát Tường.

Huỳnh Trần Phi Long và cha, Huỳnh Uy Dũng. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Huỳnh Trần Phi Long được gia đình nhà ngoại vạch rõ con đường kinh doanh phải đi song song với đường chính trị để cân bằng và tiến thân một cách bền vững. Đây cũng là chiến thuật mà nhiều đảng viên CSVN đang đi, khi vừa là chính trị gia, vừa có doanh nghiệp làm kinh tế bên ngoài.

Như trường hợp ông Huỳnh Uy Dũng, hoặc bà Châu Thị Thu Nga, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập Đoàn Đầu Tư Xây Dựng Nhà Đất. Bà Nga từng khai trước toà rằng đã bỏ $1.5 triệu mua chức đại biểu Quốc Hội (nhiệm kỳ 2011-2016) để tiện bề làm ăn, xây dựng mối quan hệ. Bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch Tập Đoàn Tân Tạo cũng từng kiêm chức đại biểu Quốc Hội khoá 2011-2016.

Quốc Hội khoá này thì có Nguyễn Như So, ĐBQH kiêm chủ tịch Tập Đoàn Dabaco; ĐBQH Nguyễn Quang Huân, chủ tịch HĐQT Halcom; Phạm Đức Ấn (Agribank), Lê Minh Chuẩn (TKV), Đỗ Thị Thu Hằng (Sonadezi),… Và hàng ngàn doanh nhân khác trên khắp Việt Nam cũng vừa làm kinh tế, vừa có chân trong Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã…

Bà mẹ ghẻ gây đại hoạ cho Đại Nam

Chân trái chính trị, chân phải làm ăn, cứ ngỡ là vững, nhưng với tình thế hiện nay thì Huỳnh Trần Phi Long đang bị bà mẹ kế làm rối tung con đường quan lộ. CSVN vốn là một tổ chức coi trọng lý lịch, hình thức, thể diện, bộ mặt cán bộ đảng viên. Các quan chức cộng sản thường kín tiếng và che giấu rất kỹ chuyện đời tư để tránh ảnh hưởng tới sự nghiệp. Vì hầu như ông nào cũng có sai phạm, tham nhũng, hối lộ, vợ bé, con ngoài giá thú… Nhứt là những ông vừa làm chính trị vừa có doanh nghiệp kinh doanh.

Thêm nữa là công ty Đại Nam, khu công nghiệp Sóng Thần, hoặc hệ thống doanh nghiệp dưới tay Huỳnh Uy Dũng, Huỳnh Trần Phi Long thì có sạch sẽ gì đâu. 30 năm nay đã bị lộ ra nhiều tình tiết vi phạm pháp luật, bị rất nhiều bài báo nhà nước đã vạch trần vô số sai phạm. Từ vi phạm luật đất đai, sử dụng đất sai mục đích, tới trốn thuế, làm từ thiện để rửa tiền, phá hoại môi trường, không xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân…

Vậy mà Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng tới mức tai tiếng. Để rồi đi đâu người ta cũng biết bà này là mẹ kế của ông Hội Đồng Long. Gà chết bởi tiếng gáy, bà Hằng rõ ràng là vật cản lớn nhất trong sự nghiệp của Phi Long. Có lẽ không phải phía công an, hay những người bị bà Hằng bôi nhọ, mà chính ông Hội Đồng Long này mới là người đầu tiên muốn bà mẹ ghẻ phải vô tù, hoặc làm mọi cách để bà ta im lặng, chẳng hạn bỗng dưng bà Hằng đổ bệnh không rõ nguyên nhân.

Đại hoạ mà bà Hằng tạo ra cho gia tộc Huỳnh Trần đó là gây thù chuốc oán với các thế lực chính trị hiện nay. Mặc dù bà này cố ra vẻ nịnh bợ nhà cầm quyền cộng sản không khác gì dư luận viên, nhưng phải hiểu rằng nội bộ đảng cộng sản hiện nay đã chia ra rất nhiều phe phái, có nhiều phe phía bắc vốn dĩ chẳng ưa gì cái thói khoe khoang lươn lẹo của bà Hằng. Mà Đại Nam và khu công nghiệp Sóng Thần lại là món mồi béo bở mà thế lực nào cũng muốn nuốt chửng.]

Lúc trước thì ông Huỳnh Uy Dũng và thế lực Nguyễn Minh Triết vẫn còn mạnh, nội bộ đảng cộng sản cũng chưa chia rẽ như bây giờ. Nhưng với tình hình chính trị diễn biến bất thường như thời gian gần đây, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Càng khoe của, càng gây chướng mắt thiên hạ, càng tạo nhiều kẻ thù thì càng dễ lâm nạn. Kiếp nạn này có khi Huỳnh Trần Phi Long lãnh đủ!