Ngày 11.09.2012 vừa qua đã xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại một xưởng may tại
Nga khiến 14 công nhân Việt Nam thiệt mạng. Trong ảnh là cậu bé Nguyễn Ngọc
Minh (10 tuổi, quê Nghệ An) khi đi nhận di hài của mẹ tại sân bay. Cậu bé ngồi
gục trên sàn, một tay cầm di ảnh của mẹ, một tay ôm mặt khóc nức nở. Sau 5 năm
xa cách, Minh “đón” mẹ về nước nhưng mãi mãi không được gặp mẹ nữa.
5. Bà cụ mù nép mình bên ghế đá kiếm tiền nuôi con
Giữa đêm Hà Nội mưa lạnh, một bà cụ mù đã gần 90 tuổi ngồi khép nép bên ghế đá ở Hồ Gươm, trên người chỉ có bộ quần áo mỏng và chiếc áo mưa đã sờn rách. Cụ vừa tránh mưa vừa mong bán thêm được chút hàng để kiếm tiền nuôi những đứa con tàn phế và không nghề nghiệp.
6. Hai anh em mồ côi ngủ trên bậc cầu thang
Đây là hình ảnh hai em nhỏ mồ côi ôm nhau ngủ vội bên bậc cầu thang, quần áo
đen bẩn, rách rưới, bên cạnh chỉ có một bình nước nhỏ. Nỗi mệt mỏi, nhọc nhằn
còn hằn sâu trên khuôn mặt của hai em khiến người xem không khỏi xót xa.
7. Nghị lực sống của người đàn ông không tay, không chân
Một người đàn ông không còn tay, không chân và chỉ có thể di chuyển trên tấm trượt. Hoàn cảnh của người đàn ông này khiến nhiều người thương cảm, nhưng nghị lực sống phi thường của anh khiến không ít người phải ngưỡng mộ.
8. Em nhỏ ăn thức ăn thừa trên đường
Thêm một bức ảnh khiến nhiều người rơi nước mắt vì nỗi cực khổ của những em nhỏ lang thang, cơ nhỡ. Trong ảnh là một em nhỏ trong bộ quần áo cũ rách đang nhặt nhạnh thức ăn thừa mà người ta rơi vãi trên đường để ăn vội qua cơn đói khát.
9. Em nhỏ bị bỏ rơi trên lan can đường
Bức ảnh này có thể khiến bất cứ ai bật khóc. Một người mẹ nhẫn tâm nào đó đã bỏ rơi đứa trẻ và đặt trên bụi cây ven đường khi trên người chỉ quấn mảnh vải mỏng. Đáng thương hơn, em nhỏ đã bị côn trùng bò kín khắp người.
Sáng hôm thứ Sáu, tôi phải đi máy bay qua tiểu bang khác có chút việc, chiều
tôi phải bay về lại Cali. Tôi chán cái cảnh đi vào phi trường, qua cửa kiểm tra
an ninh, tôi phải tháo dây thắc lưng, điện thoại, đùm chìa khóa xe, bỏ tất cả
vào cái khay để nó chạy qua cái máy dò đồ, ghét nhất là phải cởi đôi giầy
ra…bỏ vào cái khay…, ôi cảnh trạng sao tệ thế? Cách đây hơn mười năm tôi đi
vào phi trường đâu có phải làm những “thủ tục” như thế này đâu. Tôi
đi qua cái cửa kiểm tra, nó không phát tín hiệu gì có nghĩa là tôi “trong
sạch”, mừng quá! Tôi vừa lụi hụi xỏ chân vào đôi giầy vừa chửi thầm:
“Tổ cha mấy thằng khủng bố!”.
Vào phòng đợi, nhìn đồng hồ còn hơn 40 phú nữa mới tới giờ lên phi cơ, thế là tôi mở Iphone đeo earbuds nghe nhạc và cùng lúc tìm kiếm trên mạng những món đồ ở tiệm nào đang onsale, để cuối tuần sẽ đi mua làm qùa cho gia đình, cho những người thân…Tôi rất trân trọng mùa Giáng Sinh, vì là những ngày lễ được nghỉ cuối năm sau một năm dài bươi chải cho cuộc sống. Là môt thông lệ, anh em trong gia đình tôi mỗi năm thay phiên nhau tổ chức ăn uống, đại khái gọi cho xôm tụ là một “bữa tiệc” cho đại gia đình, có ông bà, bà con và anh chị em tụ tập bên lò sưởi củi, chưng diện bằng những bộ quần áo mặc mùa Đông, tụ lại chụp hình, ăn uống, xong là đi tham dự lễ khuya mừng ngày Chúa Hài Đồng giáng sinh cách đây hơn hai ngàn năm. Sau Thánh lễ thì đại gia đình kéo nhau về nhà quây quần bên cây thông “Giáng Sinh”, xung quanh cây thông có đèn chiếu chớp chớp lung linh, có cả trăm món quà được gói bằng đủ loại giấy màu sắc, quà của ông bà nội cho cháu, quà của cháu cho ông bà, quà cho vợ, quà của vợ cho chồng, quà của anh chị em cho qua cho lại, có cả quà cho con chó Chihuahua…, có gói qùa cũng đắc tiền, có gói qùa chỉ đáng giá 50 xu, vậy mà lúc mở qùa ra…thì vui ơi là vui…Ngày lễ Giáng Sinh, hay còn gọi là lễ Noel, là dịp đại gia đình tôi tụ tập lại, tôi cảm thấy hạnh phúc, vui tuơi và an lành. ..
Ngồi chờ ở phi truờng, tôi nghe nhạc và dán mắt “dạo phố” trên cái iphone trong tay, bổng chợt tôi ngẩn đầu lên thì nhìn thấy đông người tụ lại theo dõi ở các nơi có treo tivi, họ chăm chú theo dõi một tin tức gì đó, khuôn mặt của họ tỏ ra bàng hoàng. Tôi liếc mắt đảo quanh, thâý những người đang ngồi ở những dãy ghế, đang xếp hàng lên máy bay, đang ngồi ở những quày ăn uống, tất cả đều theo dõi tin tức trên tivi, một tin mới xảy ra ở tiểu bang Connecticut, một breaking news – 28 người bị thiệt mạng!, trong số đó có 20 trẻ em dưới 10 tuổi – là học sinh của trường tiểu học Sandy Hook Elementary school, một nguời thanh niên mang súng đột nhập vào truờng…., hàng chữ cứ chạy dài trên tivi, tôi thật bàng hoàng!
Tôi buớc vào trong máy bay, tìm số ghế, ngồi vào ghế lặng thinh nhìn qua cửa sổ, sáng nay thứ Sáu trời có mây đen âm u với những giọt mưa lẻ tẻ…Phi cơ cất cánh, âm thanh phát ra từ động cơ của chiếc phi cơ mà sao tôi nghe như tiếng thét của ai đó. Khi phi cơ bay ở tọa độ cao, nhìn qua cửa sổ thấy mây đen bao phủ, tôi có cảm tuởng như linh hồn của các nạn nhân sáng nay đang bay lơ lững trong không trung, họ như bị bơ vơ lạc lỏng trong mây đen dày đặc và tôi có cảm tưởng như những đứa trẻ đang thét lên hoảng sợ quơ tay tìm kiếm cha mẹ chúng nó trong bầu trời tối đen lạnh lẽo. Tôi cứ suy nghĩ về những nạn nhân, gia định của họ, mùa Giáng Sinh. ..và gia đình nạnh nhân sẽ có còn quây quần ăn uống đón mừng lễ Giang Sinh. Tôi tự hỏi gia đình tôi có còn gói quà cho nhau nếu một nạn nhân sáng nay chính là con của tôi?
Khi những đứa con tôi còn nhỏ, chúng nó mong mở quà Giáng Sinh, chúng nó đếm
từng ngày, mong Thánh lễ Giáng Sinh mau chóng kết thúc để về nhà mở qùa. Những
ngày trước Giáng Sinh, tụi nó hay lê la bên cạnh cây Giáng Sinh ngắm những món
quà, dò xem gói qùa nào có dán tên của nó, tụi nó húi đầu vào nhau lắc lắc gói qùa đóan ông bà, ba mẹ gói cái gì trong đó, có những lúc tôi lén nhìn tụi nó, thấy được tuổi thơ thật vô tư, hồn nhiên…
Chiều đáp chuyến bay trở về nhà, tôi vừa bước vào nhà, cây Giáng Sinh đã lên đèn, con tôi tuy không còn bé nhưng vẫn còn ngây thơ, chúng mừng thấy ba nó về nhà, chúng nó hỏi “Ba có mua qùa Giáng Sinh cho con chưa?”. Câu hỏi của chúng nó tôi cảm thấy sao dể thương quá, vô tư quá! Tôi nhìn cây Giáng Sinh, đèn chớp lung linh, có vài gói quà của ai đó đã bày ở dưới góc cây thông Giáng Sinh.
Tôi nhìn hai đưá con, tôi còn tất cả! Tôi thầm cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi có thêm một ngày ấm cúng của mùa Giáng Sinh, đại gia đình tôi sẽ quây quanh bên nhau để mở quà, tiếng cười ngây thơ của con tôi sẽ pha với tiếng cười của ông bà, sẽ nhìn con trẻ tôi vội xé nát bao gói qùa, chạy tới ôm ba mẹ, ôm ông bà.
..
Gia đình tôi thì an lành, nghĩ lại cho gia đình nạn nhân. Những gia đình nạn nhân tại trường tiểu học Sandy Hook Elementary School sẽ có vui hưởng ngày Giáng Sinh năm nay không? Những món qùa dự định mua sẽ có đi mua không? Những món qùa gói cho con họ đang nằm phía dưới cây Giáng Sinh trong nhà của họ sẽ. ..sẽ mãi mãi gói kín?
Sự việc kinh hoàng, một bi thảm xảy ra trong chớp nhoáng. Một người thanh niên
20 tuổi sau khi bắn mẹ chết, tức khắc mang súng tới một trường tiểu học, khoảng
vào lúc 9:30 sáng, đã xông vào các lớp học, chỉ trong khoảng 3 phút bắn chết 26
nguời tại trường học, nạn nhân là thầy cô giáo và 20 học sinh, sau đó người thanh niên ấy tự sát. Thật là kinh hoàng – một hành động đã làm cả nước Mỹ bồi hồi, rung động và đau buồn, đến nổi tổng thống Obama ra lệnh toàn quốc hạ cờ Mỹ xuống một nửa, biến cố là một cái tang cho cả quốc gia Hoa Kỳ.
Những đứa học trò trẻ thơ vừa mới được cha mẹ đưa tới trường trong ngày hôm ấy,
những nụ hôn cha mẹ mới hôn con, mới dẫn con vô lớp và hứa là sẽ quay lại đón
chúng về nhà, thế nhưng chỉ vài chục phút sau, chúng hoảng sợ la hét khi thấy
có người mang súng vào lớp học, chỉ trong phút chốc chúng ngã gục lên nhau, mãi
mãi xa lià cha mẹ của chúng, mãi mãi sẽ không thấy hay sẽ không bao giờ mở được
món quà Giáng Sinh mà chúng đang mong đợi trong mùa Giáng Sinh năm nay. Nghĩ
tới chúng, tôi chỉ biết trách xã hội, chỉ biết cầu nguyện.
“Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Thưa Chúa, 20 đưá trẻ thơ tóc còn xanh lắm, chúng chỉ biết cuời đùa, tuổi của chúng không đủ hiểu “thiện tâm” là gì, nhưng chúng là những đưá trẻ vô tội, con suy nghĩ mãi mà vẫn không hiểu tại sao chúng phải vĩnh viễn ra đi về bên kia thế giới? Tại sao không cho chúng hưởng thêm một mùa Giáng Sinh nữa? Tại sao không cho những đứa trẻ này mở những món qùa Giáng Sinh mà chúng hằng mơ uớc? Chẳng lẻ quà Giáng Sinh của chúng năm nay là những viên đạn ác nghiệt…? Con cũng không hiểu nổi tại sao mùa Lễ Giáng Sinh mà người ta lại chúc “bình an” cho nhau?
“Bao giờ mẹ cho con mở gói quà Giáng Sinh hả mẹ?”…
Xin cầu nguyện cho các linh hồn nạn nhân, xin cầu nguyện cho gia đình nạn nhân.
“Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”
Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.
Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.
Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.
Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.
Sang để ‘chấn chỉnh’ lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi,
coi thường của ‘đồng chí đàn anh’ – dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.
Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.
Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam
War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten
Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.
Các đoạn về quan hệ Trung Xô hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa gia thời gian qua như cuốn ‘Revolution
1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).
Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng
sản’ vẫn được giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.
Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.
Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới
cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.
Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước
ngày hôm nay.
Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983
Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.
Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến ‘Bên Thắng Cuộc’ không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore
trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.
‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận
khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.
Cố bám víu vào một sườn dốc thẳng đứng bên một bờ vực sâu thẳm, bé sư tử con đang kêu gào thảm thiết để cầu cứu…
Mẹ chú nghe được, chạy đến bên vực, thấy con trong lúc vui chơi bị sa bước, mạng sống như chỉ mành treo chuông!
Mẹ đến ngay bờ vực sâu, cùng với 3 sư tử cái khác,và một sư tử đực. Những sư tử cái xúm lại bên nhau, nhưng xem chừng ai cũng sợ đến phiên mình nếu ra tay xuống cứu,
cũng có thể gặp chuyện chẳng lành, nên toan tiến rồi lại thoái, không biết bao nhiêu lần!!! Sau cùng chỉ có một con quyết định, được thúc đẩy bởi cái gọi là tình mẫu tử!
Từ từ từng bước, trong một dáng vẻ khắc khoải như nín thở, mẹ chú rón rén, dùng hết sức lực để giương những vuốt nhọn, bám chặt vào thành vực mà xuống… Chỉ cần một sẩy chân, cả hai mẹ con sẽ bị nát thây dưới lòng vực sâu thẳm.
Ngay vừa lúc sư tử con sắp sửa kiệt lực, mẹ chú đã lượn được xuống phía dưới, há rộng được miệng để ngoạm lấy con.
Rồi cũng bội phần nguy hiểm trên đường đi lên! Đúng là Trời còn thương: vài phút sau, cả hai mẹ con đã đến bến an toàn, để mẹ còn ban cho con một cử chỉ âu yếm!
Cảnh cứu mạng đầy kịch tính ở trên đã được nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã Jean-Francois Largot, thâu được vào ống kính máy ảnh, trong khi anh đi thăm viếng một khu rừng bảo vệ hoang thú tại xứ Kenya ở châu Phi.
VRNs (05.12.2012) – Sàigòn – Sau 3 bài giảng sám hối vào Mùa chay năm 1990 tại Đền Đức Mẹ HCG Sàigòn, cha Stêphanô Chân Tín, DCCT đã bị nhà cầm quyền quản thúc 3 năm tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Chính trong thời gian khó khăn tại đây, Thiên Chúa đã chọn ngài cho một sứ vụ mới.
Trong thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ An Thới Đông tại huyện Cần Giờ (27.3.2004), trong bài diễn văn, cha Stêphanô Chân Tín kể lại như sau: “Đầu thập niên 80, một người trong xã thuộc ấp An Hòa là anh Nguyễn Văn Bạc bị đưa đi học tập cải tạo. Trong trại anh gặp những người Công giáo tốt. Anh được giới thiệu đến DCCT Sàigòn. Tại đây, cha Bạch Văn Lộc cùng thầy Đỗ Minh Hạo đã nhận giúp anh học Giáo lý. Sau đó, các anh chị Legio từ Sàigòn tới An Thới Đông để chia sẻ, nâng
đỡ đời sống đức tin của anh và tiếp tục dạy giáo lý cho gia đình anh, cho bà mẹ
và vợ chồng con cái người em trai của anh tất cả là 13 người. Con đã ban bí tích Rửa tội cho họ vào tháng 6.1993. Sau đó, cùng một hai thầy DCCT và một số anh chị em Legio xuống chia sẻ với bà con giáo dân vào mỗi Chúa nhật hàng tuần. Công việc phân chia một cách đơn giản. Con thăm hỏi chung mọi người và cử hành phụng vụ tại nhà anh Bạc. Các thầy phụ trách giáo lý dự tòng trong một gia đình khác. Các anh chị Legio thì tới từng gia đình để thăm hỏi, tiếp cận và giúp đỡ mọi chuyện trong chừng mực có thể được.
Tới đầu năm 1997, chính quyền địa phương phát hiện ra công việc hoạt động của con và các anh chị Legio. Công việc dạy giáo lý và cử hành phụng vụ với phẩm phục tại gia bị nghiêm cấm. Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi cho phép không mang lễ phục để dâng lễ.
Chuyện học giáo lý cũng vẫn được tiếp tục, số người xin gia nhập dự tòng mỗi ngày một gia tăng. Chính quyền không cho tụ tập đông người thì bà con tụ tập học giáo lý tại các gia đình ngoài Công giáo. Một thời gian sau, đến lượt các gia đình này cũng xin theo Đạo khi họ nhận ra niềm vui của những người dự tòng và giáo lý tốt đẹp của Chúa. Sự khó dễ của chính quyền lại hóa ra duyên cớ khiến hạt giống đức tin được gieo vãi trên diện tích rộng hơn và số người đón nhận đức tin mỗi ngày một gia
tăng.” (Lịch sử DCCT, Lm. Rôcô Nguyễn Tự Do)
Với nhiều người, cha Stêphanô Chân Tín là một linh mục trí thức có những tư tưởng phản biện sâu sắc, luôn lên tiếng bênh vực Giáo hội, bảo vệ quyền con người trước những bất công, trước việc phẩm giá con người bị xúc phạm dù trong bất cứ chế độ nào. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều anh chị em giáo dân, đặc biệt là những anh chị em giáo dân tại An Thới Đông biết tới cha như là một linh mục tận tụy với những công việc dạy giáo lý, ban các Bí tích cho những người muốn tin theo Chúa.
Đường lối của Thiên Chúa thật kỳ diệu. Trong những năm tháng tưởng chừng như khó khăn nhất của cuộc đời, Thiên Chúa lại xếp đặt để cha Stêphanô Chân Tín có thể loan báo Tin Mừng một cách trực tiếp như Hiến pháp của Dòng mời gọi.
Trong bài giảng thánh lễ nhập quan cho cha Stêphanô Chân Tín, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên tu viện DCCT Sàigòn nói: “Người trí thức xem cái tước tiến sĩ thần học là đỉnh cao của cuộc đời cha Chân Tín. Còn trong Nhà dòng xem vị trí Giáo sư thần học và chức Giám đốc Học viện DCCT ở Đàlạt là đỉnh cao của đời tu của ngài. Nhưng Thiên Chúa không xét xử dựa trên những chuyện đó. Có lẽ đỉnh cao của cuộc đời ngài là thời gian ngài bị quản thúc ở Cần Thạnh. Vì chính thời gian đó mở đầu cho công cuộc truyền giáo của ngài ở vùng An Thới Đông. Từ chỗ chỉ một vài người theo Đạo,
đến nay vùng truyền giáo này đã có hơn 500 anh chị em theo Đạo. Như thế, chúng
ta mới thấy ơn Chúa đã làm nơi ngài trong thời gian mà người ta cho là tù ngục.”
Giáo phận Sàigòn tự hào về điểm truyền giáo An Thời Đông mà Thiên Chúa đã dùng cha Stêphanô để khởi đầu
Họ không chỉ duy trì cuộc sống như 1 người bình thường mà còn xây dựng được những thành tích phi thường. Lưu ý quý đôc giả Những người cụt tay này không phải là thương phế binh VNCH
1. Tài xế xe ôm không tay
Anh Liu – một tài xế hành nghề “xe ôm” tại Jimo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã
bị các nhân viên cảnh sát cảnh cáo vì không hề có giấy phép lái xe và điều
khiển xe gắn máy khi đã bị cụt hai tay. Các sĩ quan cảnh sát đã buộc anh Liu
phải dừng xe khi thấy anh chở khách quá tải, nhưng họ thật sự sốc khi thấy anh
đã bị cụt cả hai tay mà vẫn có thể điều khiển xe một cách dễ dàng.
Anh Liu đã bị cụt cả hai tay khi mới 10 tuổi do điện giật. Bố mẹ anh đã gửi anh tới
một rạp xiếc địa phương để “học nghề”, và tại đó anh đã được đào tạo để có thể
điều khiển xe gắn máy mà không cần phải có đầy đủ cả hai tay. Tại cơ quan cảnh
sát, anh Liu thừa nhận rằng rạp xiếc trước đây anh từng làm đã giải tán và anh
buộc phải quay sang làm nghề lái xe chở khách để kiếm sống, và hơn 10 năm nay,
anh chạy xe trong khi không hề có bất cứ loại giấy phép nào. Các sĩ quan cảnh
sát đã quyết định không phạt tiền, nhưng họ buộc anh Liu phải dừng ngay công
việc này, bởi nó có thể gây nguy hiểm cho anh và cho cả các hành khách nữa.
2. Không tay vẫn trở thành vận động viên bắn cung
Mark Stutzman – cư trú tại Richland, bang Washington, Mỹ, đã bị cụt cả hai tay kể từ
khi mới sinh, song điều đó không ngăn cản được người đàn ông 28 tuổi này trở
thành một tay bắn cung thiện xạ. Mark đến với bộ môn bắn cung từ năm 16 tuổi và
từ đó đến nay anh luôn luôn có mặt trong tất cả các giải bắn cung được tổ chức
tại Mỹ.
Khi thi đấu, anh ngồi trên ghế, giữ cây cung bằng chân phải, và sử dụng hàm
răng của mình để căng dây cung. Mark không bao giờ tự ti rằng mình là một tay
cung khuyết tật, và khi kết thúc giải đấu, anh thường chụp chung ảnh kỷ niệm
với các tay cung khác. Khả năng “thiện xa” của Mark không hề kém bất cứ tay
cung bình thường nào, và anh hoàn toàn có khả năng sẽ trở thành một ứng cử viên
trong đội tuyển bắn cung Mỹ tại Olympic 2012 tới.
3. Không tay chơi piano cực đỉnh
Lưu Vĩ, 23 tuổi, người Trung Quốc, là một chàng trai tật nguyền, anh không có tay
như những người bình thường khác vì lúc 10 tuổi anh chạm tay vào điện cao thế
khi đang chơi với bạn, và cánh tay của anh đã mất đi vĩnh viễn từ khi đó. Nhưng
với nghị lực và lòng quyết tâm của mình, Lưu Vĩ hàng ngày tập luyện làm mọi thứ
bằng đôi chân của mình và một trong những việc đó là đánh đàn piano.
Vào tối 10/10/2010 vừa qua, tại vòng chung kết của cuộc thi China’s Got Talent,
diễn ra tại sân vận động Thượng Hải, Trung Quốc, chàng trai Lưu Vĩ chơi đàn
piano bằng chân đã giành giải nhất cuộc thi.
Anh chia sẻ hồi mới bị tai nạn anh rất đau khổ và đã khóc rất nhiều, nhưng rồi
anh nhận ra rằng khóc mãi chỉ làm mình mệt mỏi và anh đã luôn tự nói với mình:
“Mất tay, thì đã sao nào?” Sau đó anh quyết định trở thành một nhạc sĩ và tự
học chơi piano bằng chân. Bằng nỗ lực của chính mình anh đã vượt lên tất cả và
tìm ra cách chơi đàn bằng những ngón chân.
4. Viết thư pháp bằng chân
Đã từng là một đầu bếp tại một nhà hàng ở Bắc Kinh, song vụ nổ ga đã khiến người
đàn ông này bị thương nghiêm trọng và đã cụt cả hai tay. Để tiếp tục kiếm sống
và nuôi dưỡng bố mẹ già, anh đã nỗ lực luyện tập viết thư pháp bằng chính đôi
chân của mình.
5. Đô vật không tay
Ngay từ khi mới lọt lòng, Kyle Maynard đã không có đủ chân tay như những người bình thường, song nhờ sự kiên trì và tài năng thiên bẩm, anh đã trở thành một tay
vật có tên tuổi tại tiểu bang Washington nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung.
Tháng 8/2004, Kyle ghi danh vào Trường đại học Georgia, và vẫn tiếp tục tham
gia câu lạc bộ đô vật. Anh muốn học ngành tâm lý thể thao, để có thể trở thành
một huấn luyện viên thể thao hoặc làm quản lý một trung tâm sức khỏe.
Hiện tại Maynard làm phát ngôn viên cho Ủy ban tuyên truyền của bang Washinton,
phụ trách về mảng các bài phát biểu động viên tinh thần. Anh cũng là tác giả
của cuốn sách “The True Story of a Congenital Amputee Who Became a Champion in
Wrestling and in Life” (Tạm dịch: Câu chuyện có thật về một người tật nguyền đã
thành công trong bộ môn đấu vật và trong cuộc sống)
6. Vận động viên golf cụt tay vô địch thế giới
Tommy McAuliffe – sinh năm 1893 tại Buffalo, New York, từng được biết đến là “vận
động viên golf cụt tay vô địch thế giới”. Cả hai cánh tay của ông đã bị cắt bỏ
sau vụ tai nạn tầu hỏa kinh hoàng tại Mỹ vào năm 1902. Tommy McAuliffe đã cố
gắng để có thể viết chữ bằng cách giữ một chiếc bút chì trong miệng.
Khi còn là sinh viên, ông làm thêm tại một sân golf gần nhà và đã cố gắng học
chơi bằng cách giữ cây gậy đánh golf giữa cổ và vai của mình. Sau khi kết thúc
đại học, Tommy đã khuyến khích anh trai của mình, ông Walter, một tay golf
chuyên nghiệp, cùng tổ chức show diễn “Trick Shot” (tạm dịch: những pha đánh
golf điệu nghệ như xiếc) tại New York. Chương trình của ông đã nhanh chóng trở
nên phổ biến, và ông đã tới tất cả 48 tiểu bang tại Mỹ, Canada và Úc để biểu
diễn. Những tay golf cự phách cùng thời với ông chỉ có thể ghi được trung bình
85 điểm trên sân golf 18 lỗ, nhưng đối với Tommy, thì con số này là 92. Với khả
năng phi thường đó, ông đã được gọi là “vận động viên golf cụt tay vô địch thế
giới”.
7. Không tay vẫn lái máy bay bình thường
“Người chiến thắng không làm gì khác thường. Họ thực hiện chúng theo cách khác
thường”. Nhận định trên hoàn toàn chính xác trong trường hợp của cô gái
người Mỹ, Jessica Cox. Từ khi sinh cô không có tay nhưng ở tuổi 28 cô gái này
đã trở thành nữ phi công không tay đầu tiên trong lịch sử. Cô đã có thể bay
trên nền trời chỉ nhờ vào chân của mình.
Jessica tin rằng với khả năng sáng tạo, kiên nhẫn, tự tin thì không có gì là
không thể. Cô tốt nghiệp khoa tâm lý tại đại học Arizona. Cô có thể viết, sử
dụng máy vi tính, điện thoại di động, chải tóc, trang điểm, thậm chí gắn lông
mày… bằng chân. Cô gái người Mỹ này còn là một vũ sư và là võ sinh Tae
Kown-Do đai đen nữa đấy các bạn ạ.
8. Không tay vẫn trở thành nghệ sĩ guitare
Tony Melendez là nhạc sỹ guitar, nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Nicaragua. Anh sinh năm 1962 nhưng không có hai cánh tay do người mẹ khi mang thai dùng thuốc
Thalidomine. Tuy nhiên, lòng say mê âm nhạc đã thôi thúc anh học guitar bằng
một cách mà không ai nghĩ anh có thể làm được: dùng chân.
Tony bắt đầu biểu diễn từ năm 1985 tại Los Angeles. Năm 1987, anh đã biểu diễn
bài “Never be the same” chào mừng Giáo Hoàng John Paul II đến thăm
Los Angeles. Giáo hoàng đã nói khẽ với Tony rằng: “My wish for you is that
you continue to give hope to others and continue in what you are doing”
(Tạm dịch: Tôi mong rằng anh sẽ tiếp tục thắp sáng niềm hi vọng cho mọi người
và hãy tiếp tục công việc mà anh đang làm). Lời nói đó đã khích lệ anh rất
nhiều để quyết tâm theo con đường âm nhạc đến ngày nay.
9. Vận động viên thể hình
Bị mất đi cả hai cánh tay trong một vụ tai nạn khi mới 2 tuổi, cô Barbie Guerra.
Barb đã tìm được niềm cảm hứng cho riêng mình: luyện tập để trở thành một vận
động viên thể hình.
Nhìn ngắm tấm thiệp Giáng sinh đẹp đẽ trên đây, ít người có thể tưởng tượng rằng
chúng được vẽ bằng chân. Đây là các tác phẩm của Peter Longstaff (48 tuổi), một
nghệ sĩ Anh đã bị cụt cả hai tay. Những tấm thiệp của Peter Longstaff được anh
thể hiện rất sinh động, lúc thì mô tả những ngọn nến lung linh, khi lại mang
hình ảnh một con hươu ở xứ sở thần thiên trong mùa đông lạnh giá…
Nhàthờ Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức
Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tiếng Anh: Immaculate
Conception Cathedral Basilica, tiếng Pháp: Cathédrale
Notre-Dame de Saïgon) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Sàigòn. Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này.
Lịch sử
Tượng đồng Giám mục Adran và Hoàng tử Cảnh
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho người Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Vì ngôi nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một nhà thờ khác bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn” (còn gọi là kinh Charner, địa điểm là trụ sở Tòa Tạp Tụng thời Việt Nam Cộng hòa). Cố đạo Lefebvre tổ chức “Lễ đặt viên đá đầu tiên” xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của Dinh Thống Đốc cũ, về sau cải thành trường học Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gotich đã được chọn. Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi:
Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, tức vị trí tòa
Lãnh sự Pháp).
Ở khu Kinh Lớn (tại vị trí nhà thờ cũ, nay thuộc đường Nguyễn Huệ).
Vị trí hiện nay.
Sau cùng vị trí hiện nay đã được chọn.[1]. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng nhà thờ và cũng chính kiến trúc sư này là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật cấp cao thời ấy. Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, nghi thức cung hiến và khánh thành do cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất đều do Soái phủ Nam Kỳ đài thọ, với số tiền 2.500.000 franc Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Ban đầu, nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Nhà Nước vì nó do nhà nước Pháp bỏ tiền xây dựng và quản lý.
Dòng chữ Latin nơi cổng chính cho biết năm khánh thành Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Hai tháp chuông vươn cao nhìn từ phía sau Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng “hai hình” để phân biệt với tượng “một hình”, là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (nay là cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên.
Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú Cường, giờ đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2
năm 1959. Sau đó, công ty Société d’Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
Tượng Đức Mẹ Hòa bình và hai tháp chuông nhà thờ Ngày 5 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ “xức dầu”, tôn phong Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn lên hàng tiểu Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
Năm1960, Tòa Thánh thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chinh tòa của vị Tổng giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay.
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắtthép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh
làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy của nhà thờ đã bị bể gần hết trong thế chiến thứ 2. Trên trán tường của cửa chính
nhà thờ có hàng chữ Latinh:
DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIA VIRGIN IMMACULATOE
Nghĩa là: Thiên Chúa tối cao đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Còn trên trán tường của cửa vào bên phải có những hàng chữ bằng tiếng Hoa, thật ra đó là hai câu đối: “Nhà thờ Thiên Chúa đầy ân đức – Thánh mẫu vô nhiễm nguyên tội“. và hàng chữ nói tới năm khánh thành nhà thờ 1880.
Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện. Ngay phía trên cao phía cửa chính là “gác đàn” với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3 m, ngang khoảng 1 m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của
kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785kg, la: 5.931kg, si: 4.184kg, đô: 4.315kg, rê: 2.194, mi: 1.646kg), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, do, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng(1.840kg) được gắn
trên mỗi trái chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895kg.Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 4.184kg, chuông la nặng 5.931kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg, đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giao thừa Âm lịch.Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông re vào lúc 16g15. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Re và Do ( đúng ra là hợp âm ba chuông
Mi, Do và Sol, nhưng vì chuông Sol qua nặng nên thay thế bằng chuông Do). Vào đêm Giao thừa thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim bay.Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống bao giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6
m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu
nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (mà hiện nay, đầu con rắn đã bị bể mất cái hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh:
REGINA PACIS – ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX
Nghĩa là: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959
Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng,
được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.
Trong cuộc bầu cử chức vụ Tổng Thống Hoa kỳ cũng như Thượng Hạ Viện liên bang ngày 6 tháng 11, 2012 vừa qua, có thêm hai tiểu bang Connecticut và Massachusetts đã hợp thức việc dùng cần sa trong mục đích y học. Như vậy là hiện nay có 18 tiểu bang Hoa Kỳ và Washington D.C. cho phép dùng cần sa để trị bệnh. Trước sự việc này, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy e ngại vì con em mình sẽ có thêm cơ hội để hút cần sa.
Tại nhiều quốc gia, trẻ em bắt đầu thử với cần sa ngay từ khi còn ở lớp 8, lớp
10. Trẻ em ghiền dễ đưa tới những hành động vô ý thức, những tổn thương cơ thể
do tai nạn hoặc dính líu vào hành động tình dục không muốn và không an toàn.
Chúng cũng hay mang vũ khí nhỏ và hay đánh lộn hơn là trẻ không dùng cần sa.
Sớm khám phá để hỗ trợ, cứu giúp là điều cần thiết ngõ hầu tránh được những hậu
quả không tốt cả về thể xác, tâm thần và xã hội cho con trẻ.
a-Những dấu hiệu dùng cần sa ở tuổi trẻ
Trẻ em dùng cần sa đều rất dễ dàng nói dối để phủ nhận có vấn đề khi cha mẹ căn
vặn. Nhiều khi nói chỉ hút chứ không hít vào. Cho nên các bậc cha mẹ đều cần đề
cao cảnh giác, để ý những dấu báo hiệu dùng thuốc ở con mình.
Dấu hiệu sớm nhất thường là thay đổi thái độ và hành động của chúng.
Học hành đang chăm chỉ tiến bộ, trở thành chểnh mảng, có điểm xấu, hay trốn học
hoặc đi học trễ, bị đuổi; tính tình thay đổi, kém tập trung, mau quên.
Tác phong bất thường có thể là tự cô lập, thu mình không giao tiếp với ai, buồn
rầu, cáu gắt với anh chị em trong nhà, bỏ những giải trí thường ưa thích, đôi
khi ăn cắp vặt để có tiền mua thuốc.
Các em ăn ngủ thất thường, hay than phiền chóng mặt, mệt mỏi, bước đi không
vững, mắt đỏ hoe. Nhiều em trở nên hoang tưởng, hoảng hốt một cách vô cớ. Trên
quần áo, trong phòng ngủ có mùi cần sa.
b-Những nguy cơ đưa đến tuổi trẻ dùng cần sa
Hầu hết người dùng cần sa đều nói là để có cảm giác thoải mái và yêu đời. Với
trẻ em thì có rất nhiều lý do khiến các em hút rồi ghiền cần sa.
– Nhiều em thấy người khác hút, tò mò thử coi xem sao, sau nhiều lần thấy thích
rồi thành thói quen và ghiền.
– Có em thì bị bạn bè ép dụ hoặc tình nguyện dùng khi muốn được chấp nhận vào
băng nhóm.
– Nhiều khi các em dùng vì sống trong gia đình có người ghiền rượu, thuốc ma
túy.
– Các em dùng để giải tỏa buồn bực, khó khăn xảy ra trong gia đình như bố mẹ
bất hòa, vắng mặt thường xuyên, tính tình bất nhất lúc khó khăn lúc buông thả.
– Các em gặp trở ngại trong việc học, không được hướng dẫn cho tương lai, trốn
học.
– Có nghiên cứu cho thấy gene di truyền cũng có vai trò trong việc dùng cần sa
và các thuốc khác.
c-Tác dụng của cần sa
Cần sa có tác dụng khác nhau trên cơ thể tùy theo cách dùng, có dùng chung với
rượu hay các thuốc khác, nhất là có chứa nhiều hay ít hoạt chất cannabinol.
Có cháu sau khi dùng trở nên như mất cảm giác, tê dại. Nhưng đa số lại thấy
tinh thần lên cao do đó có chuyện lạm dụng. Cháu cười nói huyên thuyên nhưng
không gẫy gọn, mạch lạc. Chúng như bị thu hút bởi những cảm giác, âm thanh, mùi
vị thông thường và thấy những sự việc vụn vặt trở nên hấp dẫn, khêu gợi. Với
các cháu, khái niệm về không gian không còn, chúng như bị phân đôi và thời gian
như lắng đọng, chậm lại.
Các cháu cảm thấy khát nước và đói. Tim tăng nhịp đập, miệng khô, đi đứng
nghiêng ngả mất thăng bằng, cử động chậm chạp, cặp mắt đỏ ngầu, con ngươi mở
to. Huyết áp lên cao, nhất là khi dùng cần sa chung với các thuốc kích thích
khác hay với rượu.
Sau đó khoảng vài ba giờ thì triệu chứng phai lạt dần và người phi thuốc
cảm thấy rã rượi rồi đi vào giấc ngủ triền miên.
d-Diễn biến sự lạm dụng
Cũng như đối với các hóa chất có thể lạm dụng khác, người dùng cần sa sẽ trải qua
mấy giai đoạn:
– Nghe nói cần sa làm tinh thần phấn khởi, yêu đời, nên muốn thử cho biết.
– Sau vài lần thử thấy hay hay, hấp dẫn bèn thử nữa.
– Ám ảnh với cảm giác thích thú kích động bèn dùng thường xuyên hơn và dùng mọi
thủ đoạn để có thuốc.
– Giai đoạn cuối là dùng bất cứ thuốc nào khác thay thế để thỏa mãn cảm giác
mong muốn.
Đó là điểm nguy hại vì khởi đầu từ cần sa các cháu có thể đi tới nghiện các
loại thuốc khác độc hại hơn như là hồng phiến, bạch phiến, rượu mạnh, các hóa
chất kích thích tâm thần khác.
e-Để ngăn ngừa con em dùng cần sa
Thực ra không có phương cách toàn hảo nào để ngăn ngừa việc con người mắc vào
các tật ghiền, nghiện ngập. Hơn nữa thuốc gây nghiền lại hiện diện khắp nơi,
tương đối mua dễ dàng lại luôn luôn quyến rũ người không có nghị lực, không có
quan niệm sống lành mạnh.
Cho tới nay, chưa có dược phẩm nào để chữa người nghiền cần sa, ngoại trừ cố
vấn, đối thoại, giải thích.
– Sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè đóng vai trò rất quan trọng.
– Điều cần là cha mẹ phải sống gần gũi với con cái, hỗ trợ, theo dõi sinh hoạt
hàng ngày của con mình.
– Bắt đầu nói chuyện với con cái về ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của
cần sa và các loại thuốc gây nghiền ngay khi còn bé.
– Cho con cái hay là chúng có thể thảo luận các vấn đề khó khăn với mình bất cứ
lúc nào và trong tinh thần cởi mở, hiểu biết.
– Luôn luôn đề cao cảnh giác: khi nghi là con cái dùng cần sa thì phải hành
động ngay để cứu chữa.
– Đừng ngần ngại do dự khi thấy cần sự giúp đỡ các nhà chuyên môn về ghiền hút.
– Có nhiều chương trình phục hồi dành riêng cho giới trẻ nghiện ngập. Nơi đây
các em sống hoàn toàn nhịn thuốc đồng thời học hỏi cách thức đối phó với các
vấn đề khó khăn về cảm xúc, hành vi, thể xác gây ra do cần sa.
– Quan trọng hơn cả là chính các em phải ý thức được vấn đề và muốn thay đổi.
Kết luận.
Vấn đề dùng cần sa trong trị bệnh đang còn được tranh luận. Phe ủng hộ cũng
nhiều mà phe chống đối cũng không phải là ít. Nhưng việc dùng cần sa để trở
thành ghiền của các em thiếu niên đang là một vấn nạn cho nhiều gia đình và xã
hội. Việc con cái dùng cần sa hoặc các chất gây ghiền khác là mối quan tâm lớn
của các bậc làm cha mẹ.
Tại nhiều quốc gia, trẻ em bắt đầu thử với cần sa ngay từ khi còn ở lớp 8, lớp
10. Trẻ em ghiền dễ đưa tới những hành động vô ý thức, những tổn thương cơ thể
do tai nạn hoặc dính líu vào hành động tình dục không muốn và không an toàn.
Chúng cũng hay mang vũ khí nhỏ và hay đánh lộn hơn là trẻ không dùng cần sa.
Khám phá ra sớm để hỗ trợ, cứu giúp là điều cần thiết ngõ hầu tránh được những
hậu quả không tốt cả về thể chất lẫn tâm thần và xã hội cho con trẻ.
Hình ảnh người anh bế em mình ngồi trên bãi rác, nhìn vào khoảng không tuyệt vọng khiến mọi người không cầm được nước mắt.
Hai anh em ôm nhau thật chặt, đang cùng tìm sự sống trong nỗi tuyệt vọng trước bãi rác thải mênh mông ở Kathmandu , Nepal . Bao trùm lên nét buồn thảm của hai anh em là không khí ô nhiễm, ảm đạm, thiếu hơi thở của sự sống ở vùng Kathma này.
Bức ảnh từng lọt vào Top 10 bức ảnh ấn tượng nhất thế giới năm 2011, và đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng với thông điệp: “Sống chậm một chút, làm việc chậm một chút, yêu thương nhiều một chút để thấy rằng cuộc đời này không trôi qua một cách vô nghĩa. Đôi khi bạn chỉ cần nhắm mắt lại, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần ngừng chạy, chỉ vài phút thôi, bạn có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống…”.
Nhiếp ảnh gia Hồng Kông, Chan Kwok Hung tâm sự, hai anh em trong bức ảnh này đang sống cùng bà ngoại ở khu vực gần đó. Hằng ngày người anh cõng em đi tìm trong đống rác khổng lồ, cố gắng tìm ra những vật hữu ích có thể bán được để mua thức ăn sống qua ngày
Tượng Đức Mẹ duy nhất con lại sau vụ cháy và bão Sandy ở Queens, New York
Mai Vy
11/4/2012
New York – Tượng Đức Trinh nữ Maria là thứ còn lại duy nhất của một gia
đình bị phá sập vì hỏa hoạn trong cơn bão Sandy, ở Breeze Point, Queens,
New York City hôm 30 tháng 10, 2012. Trên gần 100 căn nhà bị phá hủy và
bốc cháy vào đêm 29.
Theo báo cáo, đến ngày 30/10 có ít nhất 15 người đã thiệt mạng do cơn bão Sandy tại Hoa Kỳ, trong lúc có hàng triệu người ở miền Đông Hoa Kỳ bị mất điện trong một phạm vi lớn, ngập lụt và cây gẫy. Thành phố New York bị thiệt hại nặng nề nhất do bị mất điện lan rộng và ngập lụt đáng kể ở nhiều nơi.(Spencer Platt / Ảnh Getty)
Ít ai nghĩ rằng người đàn ông già đi trên đường phố Manhattan để ăn xin và
bán báo lại là một diễn viên hài kịch đang sở hữu tòa nhà trị giá khoảng 3,5
triệu USD.
Ông Irwin Corey (97 tuổi) hàng ngày vẫn đi ăn xin trên đường phố Manhattan
để gom tiền mua thuốc cho trẻ em Cuba.
Người đàn ông đó là Irwin Corey (97 tuổi), đã ăn xin trong suốt 17 năm qua, đều đặn cả 7 ngày trong tuần. Điều lạ là ông làm điều đó không phải vì kiếm tiền cho bản thân, bởi ông không phải người vô gia cư, mà có hẳn một căn nhà sang trọng ở New York có trị giá khoảng 3,5 triệu USD. Người ta cho rằng đó cũng là cách để ông thoát khỏi sự cô đơn, từ khi bà vợ yêu quý qua đời. Tất cả số tiền mà ông Corey kiếm được đều dành để mua thuốc
cho trẻ em ở Cuba. Có ngày “cao điểm” ông kiếm được tới 250 USD từ bán báo và ăn xin.
Ông Corey bán báo để kiếm tiền làm từ thiện.
Tòa nhà sang trọng có giá khoảng 3,5 triệu USD mà ông Corey đang ở.
Trong cuộc đời làm diễn viên của mình, ông Corey đã từng làm việc với Jackie Gleason, Woody Allen và David Letterman. Thực tế, hiện tại ông vẫn thỉnh thoảng biểu diễn nghệ thuật. Ông chia sẻ với tờ New York Times rằng, tuần trước ông mới bay tới Chicago để biểu diễn hai tối ở một câu lạc bộ.
Về việc từ thiện ở Cuba, ông Corey đã tự bay tới đó. Ông kể rằng ông đã từng chụp ảnh với Fidel Castro trong chuyến từ thiện của mình.
Ông Corey đã từng chụp ảnh với Fidel Castro khi làm từ thiện ở Cuba.
Khi ông ăn xin trên đường phố, một số người nhận ra ông là diễn viên hài kịch, nhưng đa số cũng nhìn nhận ông giống như những kẻ ăn xin khác. Những điều đó dường như chẳng hề quan trọng với ông Corey, đơn giản ông chỉ muốn làm để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
Ông Corey đang gom những đồng tiền kiếm được trong ngôi nhà sang trọng