Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời tại California

Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời tại California
December 20, 2013

nguoi-viet.com

 

WESTMINSTER (NV) – Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 phút sáng, ngày 20 tháng 12, 2013, sau một cơn trụy tim, tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.

Nhạc sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.

Thân phụ của ông là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long. Ông theo gia đình di tản từ năm 1975, định cư tại các tiểu bang Nebraska, Texas và cuối cùng là California.

Nhà báo Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do cho biết, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng nói với ông rằng, hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu.

Việt Dzũng là tác giả của nhiều ca khúc được đồng bào hải ngoại yêu mến, như “Chút Quà Cho Quê Hương,” “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về”…

Việt Dzũng dẫn chương trình trong chương trình ca nhạc “Ngọc Trong Tim” tại Little Saigon, ngày 20 tháng Năm, 2012. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Việt Dzũng là một người đa tài và có lòng với cộng đồng tị nạn hải ngoại. Ông là một trong những MC chính của tất cả các chương trình của Trung Tâm Asia.

Ông cũng là một nhà báo, là xướng ngôn viên của các đài phát thanh tại nam California, như Little Saigon Radio (1992-1996), Bolsa Radio từ 1996 đến nay.

Trong các sinh hoạt cộng đồng, ông hoạt động tích cực, đấu tranh cho các vấn đề tự do, nhân quyền cho Việt Nam. (H.G.)

Một phép lạ đã xảy ra!

Một phép lạ đã xảy ra!

Một phép lạ đã xảy ra, Ngôi nhà nguyện bên bờ biển Anibong, Leyte thuộc Thành Phố Tacloban, Philippines vẫn đứng vững sau trận bão kinh hoàng tại Haiyan đi qua, mặc dù nơi đây được xem là trung tâm của cơn bão đã chết hàng nghìn người…
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=232125323623627&set=a.198566083646218.1073741828.198547950314698&type=1&relevant_count=1

-Theo: http://instagram.com/p/gif8mOlWF8
-Page: Con Tin Chúa Ơi sưu tầm.

Tại thị trấn ven biển của Tanawan, một bức tượng Chúa Giêsu rất lớn được dựng trên đồi Calvary vẫn còn nguyên vẹn giữa những tàn tích còn lưu lại bởi sự tàn phá của cơn bão Haiyan.Philippines.

Photo: Tại thị trấn ven biển của Tanawan, một bức tượng Chúa Giêsu rất lớn được dựng trên đồi Calvary vẫn còn nguyên vẹn giữa những tàn tích còn lưu lại bởi sự tàn phá của cơn bão Haiyan.Philippines.  - Ảnh: APhttp://thisny.com/this-jesus-statue-survived-typhoon-haiyan-unscathed/ - Page: Con Tin Chúa Ơi Sưu Tầm.

 

Photo: Philippines: Đức Thánh Cha Phanxico gửi viện trợ cho các nạn nhân của cơn bão Haiyan  (Vatican City, 11.11.2013 ) - Đức Thánh Cha đã gửi $ 150,000 thông qua Hội đồng Giáo Hoàng Cor Unum để giúp đỡ nạn nhân của cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippines cuối tuần trước. Cơn bão đã giết chết ít nhất 10.000 người, có nhiều nạn nhân chết đuối, chết do sạt lở đất và do sự sụp đổ của các tòa nhà, đặc biệt là ở các đảo Leyte và Samar. Ở Tacloban, một thành phố trên đảo Leyte, cơn bão đã để lại một cảnh hủy diệt, sau khi quét qua thành phố với vận tốc gió lên đến 315km/h và gây ra con sóng cao tới 6 feet. Khoản tiền ĐTC gửi sẽ được phân phối bởi các Giáo hội địa phương trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cơn bão, để hỗ trợ trong công tác hỗ trợ di dời và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Với cử chỉ này, ĐTC Phanxico trực tiếp thể hiện sự gần gũi về tinh thần của người cha, và khuyến khích người dân và các vùng lãnh thổ bị tàn phá bởi lũ lụt  Nguồn:http://pt.radiovaticana.va/news/2013/11/11/filipinas:_papa_francisco_envia_ajuda_para_as_vítimas_do_tufão_haiyan/bra-745652

From: ThiênKim & Chị Nguyễn Kim Bằng

Michael Võ làm thị trưởng gốc Việt đầu tiên ở Fountain Valley

Michael Võ làm thị trưởng gốc Việt đầu tiên ở Fountain Valley

December 03, 2013

Linh Nguyễn/Người Việt


FOUNTAIN VALLEY, California (NV)
Phó Thị Trưởng Michael Võ vừa tuyên thệ nhậm chức thị trưởng thành phố Fountain Valley lúc 6 giờ chiều Thứ Hai, trước một số đông quan khách và rất đông cư dân và đồng hương người Việt vui mừng tham dự.

Như vậy, ông Michael Võ là thị trưởng gốc Việt đầu tiên của thành phố này.



Ông Michael Võ (trái), đứng cạnh vợ, tuyên thệ nhậm chức thị trưởng Fountain Valley. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Tân Thị Trưởng Michael Võ ngỏ lời cám ơn cư dân, các thành viên Hội Ðồng Thành Phố, cựu Thị Trưởng Larry Crandall, dân cử và song thân của ông hiện diện tại buổi lễ.

“Tôi rất hãnh diện là một nghị viên không sanh ra tại Hoa Kỳ, nhưng được các đồng viện tín nhiệm bầu vào chức vụ thị trưởng,” ông Michael Võ nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

“Sau cùng tôi muốn cám ơn cha mẹ tôi, các con tôi và Catherine, người vợ từng chịu đựng và hỗ trợ tôi suốt 22 năm. Tôi sẽ lạc đường nếu không có em,” ông nói.

Khi ông vừa dứt lời thì mọi người đứng lên vỗ tay.

Sau đó là phần chúc mừng của các vị dân cử trong vùng, như ba vị dân cử tiểu bang là Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Dân Biểu Travis Allen, Dân Biểu Alan Mansoor, và ba vị dân cử của Westminster là Thị Trưởng Trí Tạ, Nghị Viên Sergio Contreras và Nghị Viên Diana Carey, cùng một số thân hữu của vị tân thị trưởng.

Trước đó, cư dân Mỹ và Việt đến ngồi chật phòng họp của Hội Ðồng Thành Phố để chờ đợi giây phút lịch sử của Phó Thị Trưởng Michael Võ và của Fountain Valley, một thành phố 60,000 dân, hiện được coi là “ngoại ô” của Little Saigon.

Ông cũng cho biết “không hẳn cứ là nghị viên thì sẽ tự động trở thành thị trưởng.”

“Sau ba năm làm việc với chức vụ nghị viên và phó thị trưởng, các thành viên của Hội Ðồng Thành Phố nhận xét khả năng và chính kiến của tôi phù hợp với quyền lợi của thành phố nên họ quyết định bầu cho tôi,” vị thị trưởng gốc Việt giải thích.

Ông cho biết có cơ hội tham dự bỏ phiếu trong những dự án lớn của thành phố và cũng từ đó mà ông tạo được sự tín nhiệm của đồng viện.

“Chẳng hạn như công ty xe Huyndai đầu tư $200 triệu để xây cơ sở ở Fountain Valley làm trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Hãng Yakult của Nhật chọn thành phố này là cơ sở đầu tiên ở Bắc Mỹ để sản xuất yogurt. Khu gia cư Civic Center Development với 88 căn nhà mới xây đã bán hết,” ông nói thêm.



Ðông đảo cư dân Fountain Valley đến chia vui cùng tân thị trưởng. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ông nhấn mạnh lý do phục vụ là đặt quyền lợi của thành phố và cư dân lên hàng đầu. Vì thế, những dự án để phát triển kinh tế hay công việc làm, ông đều quan tâm đến.

Ông nói: “Tôi có thể nói thêm những thành quả cho thành phố là bằng chứng hùng hồn nhất cho sự phục vụ của tôi. Khách sạn Ayres với 125 phòng sẽ hoàn tất trong tháng này. Bệnh viện Orange Coast Memorial mới mua thêm hai tòa nhà để phát triển cơ sở và tạo thêm 500 công việc toàn thời gian mà họ sẽ mướn thêm nhân viên.”

“Tôi muốn cho người bản xứ thấy rằng chúng ta không phải chỉ phục vụ riêng cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà chúng ta còn không bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào cộng đồng dòng chính,” ông Michael Võ nói tiếp. “Tôi muốn tạo một gương sáng cho thế hệ trẻ mai sau.”

Khác với các thành phố khác, chức thị trưởng ở Fountain Valley không do cử tri trực tiếp bầu, mà do các thành viên Hội Ðồng Thành Phố chọn.

Thị Trưởng Michael Võ tranh cử nghị viên Fountain Valley lần đầu năm 2010, với nhiệm kỳ bốn năm. Khi đắc cử, ông từ chối không nhận tiền lương và tặng toàn bộ số tiền ấy cho các tổ chức bất vụ lợi.

Ông là chủ nhân Little Saigon Traffic School tại Westminster từ năm 1989, và là chuyên viên bán bảo hiểm cho hãng AGLA và nhận nhiều giải thưởng xuất sắc từ năm 2006. Ông có chương trình phát thanh “Lưu Thông An Toàn và Bảo Hiểm Giá Trị Của Ðời Sống” trên làn sóng 1480 AM của đài Little Saigon Radio gần hai thập niên qua để phục vụ nhu cầu của đồng hương tại Little Saigon.

Ông Michael Võ và vợ luôn có mặt trong những sinh hoạt xã hội và từ thiện trong cộng đồng.

–-
Liên lạc tác giả: [email protected]

Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân

Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương

Một tòa án về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vừa lên án Việt Nam về việc giam giữ luật sư Lê Quốc Quân, một blogger và nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, xem đây là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng của ông.

Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một tòa án được thành lập trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp lần thứ 67, từ ngày 26 đến 30/08/2013, đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân đã trở thành mục tiêu tấn công ( của chính quyền ) do những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và viết blog.

Phán quyết này được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/11/2013.

Nhóm Làm việc kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân hoặc để cho một tòa án độc lập xét lại bản án. Nhóm còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân về thời gian mà ông bị giam giữ tùy tiện như vậy.

Phán quyết của toà án Liên Hiệp Quốc là nhằm trả lời kiến nghị hồi tháng Ba của tổ chức Media Legal Defence Initiative, phối hợp với nhiều tổ chức nhân quyền khác, như Phóng viên không biên giới, Luật sư không biên giới….

Trong thông cáo đề ngày 29/11/2013, tư vấn pháp lý cao cấp của tổ chức Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, cho rằng, do các tòa phúc thẩm của Việt Nam không được độc lập, cho nên, cách duy nhất để Việt Nam tuân thủ phán quyết của Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc là trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Quốc Quân.

Ngày 20/11, Liên hiệp các Luật sư đoàn của Pháp cũng đã ra thông cáo cho biết trong cuộc họp toàn thể vào ngày 15/11 đã nhất trí thông qua kiến nghị đòi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27/12/2012 do bị cáo buộc tội trốn thuế. Trong phiên xử ngày 02/10/2013, ông Lê Quốc Quân đã bị kết án 30 tháng tù giam và bị phạt tiền 1,2 tỷ đồng. Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.

Cảnh sát Thái truy nã hai người Việt

Cảnh sát Thái truy nã hai người Việt

Thứ tư, 4 tháng 12, 2013

Máy rút tiền tự động (ảnh minh họa)

Nhà chức trách ở đảo Phuket của Thái Lan đã ra lệnh truy nã hai người Việt bị tình nghi ăn trộm 1,6 triệu baht (50.000 đôla Mỹ) từ máy rút tiền tự động.

Lệnh này đã được tòa án tỉnh Phuket chuẩn thuận, theo lời Đại tá cảnh sát Sermpan Sirikong nói với báo Bangkok Post hôm thứ Ba 3/12.

Hai người Việt có tên viết tiếng Anh không dấu là Nguyen Thanh Quang và Tran Dang Hoa, 27 tuổi. Họ bị buộc tội trộm cắp.

Cảnh sát cho hay hai người này bị phát hiện đạp xe đạp vòng quanh thành phố, mang theo máy hàn điện.

Được biết lần đầu tiên hai người Việt này bị nghi dùng máy hàn để cắt máy rút tiền tự động (ATM) của ngân hàng TMB là vào đầu tháng 11, tại khu vực Thalang ở Phuket, một nơi nghỉ mát nổi tiếng của Thái Lan.

Tuy nhiên lần đó họ đã không thành công.

Ngày 7/11, hai người này bị cho là đã “ra tay” lần nữa tại máy ATM của ngân hàng Siam Commercial Bank by Vid-Saver\\\0022 “”> tại bến tàu Boat Lagoon và lấy đi 1,6 triệu baht tiền mặt.

Tuy nhiên, cảnh sát Thái cho là hai người Việt này đã rời khỏi Thái Lan.

Từ khi công dân Việt Nam sang Thái Lan không cần visa, con số người Việt ở vương quốc này tăng mạnh, đa phần là đi du lịch.

Tuy nhiên, con số tội phạm người Việt, chủ yếu các tội ăn cắp, ở Thái Lan cũng tăng theo.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật để sửa đổi đạo luật y tế

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật để sửa đổi đạo luật y tế

Dân biểu Raul Labrador (thứ 2 từ trái) và các thành viên của Hạ viện rời Điện Capitol sau khi bỏ phiếu về dự luật mới, 15/11/2013

Dân biểu Raul Labrador (thứ 2 từ trái) và các thành viên của Hạ viện rời Điện Capitol sau khi bỏ phiếu về dự luật mới, 15/11/2013

16.11.2013

Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật để làm yếu đi một bộ phận then chốt của đạo luật mới về chăm sóc sức khỏe, với sự hậu thuẫn của phe đa số thuộc đảng Cộng hòa cùng với một số thành viên trong đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama.

Hôm qua, 39 dân biểu thuộc đảng Dân chủ đã ngã về phía Cộng hòa để bỏ phiếu tán thành dự luật nhằm cho phép các công ty bảo hiểm sức khỏe bán những chương trình bảo hiểm không thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của luật Obamacare.

Hiện chưa rõ Thượng viện sẽ quyết định như thế nào về dự luật này và Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama sẽ phủ quyết nếu dự luật được Quốc hội thông qua.

Tòa Bạch Ốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích kịch liệt của hàng triệu người bị mất bảo hiểm vào ngày 1 tháng 1 tới đây vì luật Obamacare, mặc dù ông Obama đã hứa hẹn với cử tri là họ có thể giữ chương trình bảo hiểm của họ nếu họ muốn.

Hôm qua, ông Obama đã thảo luận với các viên giám đốc của các công ty bảo hiểm trong một cuộc họp mà Tòa Bạch Ốc gọi là một “phiên họp động não” (brainstorming session).

Lá thư gởi con trai

Lá thư gởi con trai
November 10, 2013


Tác giả: 35-015

nguoi-viet.com

Gởi Alex, con trai của má,

Hôm nay con đi thi bằng lái xe, má chúc con gặp nhiều may mắn trong kỳ thi này, con nhé! Thời gian gần đây, nhiều chuyện không vui xảy đến với con. Thấy con buồn, má cũng buồn lây, ngoài việc an ủi con, mong sao cho con sớm được nguôi ngoay, má không biết phải làm gì hơn.

Con ơi, con đang chập chững bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Bắt đầu từ đây, sẽ có nhiều việc đòi hỏi con phải tự suy nghĩ, tự quyết định, và tự vạch hướng đi cho tương lai của con. Cuộc đời của mỗi người được ví như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển, và người thuyền trưởng điều khiển chiếc thuyền không ai khác hơn là chính bản thân người đó. Ðể có thể vượt qua những sóng gió, những nguy hiểm, dẫn dắt con thuyền về đến bến bờ một cách bình yên, người thuyền trưởng phải tự trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, nghị lực, và lòng tự tin.


Con biết không, con đường hai mươi năm lập nghiệp của gia đình mình trên nước Mỹ là một con đường nhiều chông gai. Những gì mình có được ngày hôm nay là thành quả của những ngày tháng gia đình mình đã chịu cực, chịu khó để đi học, đi làm. Những thành quả đó còn được đánh đổi bằng sự xa cách người thân, bằng sự hy sinh của cha mẹ dành cho con, và bằng những giọt nước mắt khóc xa gia đình, xa quê hương của những thành viên trong gia đình mình nữa, con à!

Cách đây hơn hai mươi năm, được sự bảo trợ của cậu, gia đình mình được qua Mỹ định cư. Bước chân lên máy bay ngày đó, trong lòng người nào cũng chất ngất những mối âu lo. Hai mươi bốn giờ đồng hồ trên hai chuyến bay trôi qua thật chậm, như cho mọi người có thêm chút thời gian để gói ghém lại những chuỗi ngày kỷ niệm, để tạm gác qua những ưu tư buồn phiền, và để chuẩn bị cho những thử thách đang đợi chờ phía trước.

Ngày đó, cậu mới học ra trường, sự nghiệp chỉ mới bắt đầu, nhà cậu lại vừa bị cướp. Nhà mình qua Mỹ ngay vào thời điểm cậu đang gặp khó khăn về kinh tế. Không còn cách nào khác, cả nhà phải lao ngay vào tìm cho mình một công việc làm để có tiền sinh sống. Cũng may, vào thời bấy giờ, cộng đồng người Việt nơi gia đình mình cư ngụ, đang phát triển mạnh. Nhiều hãng xưởng, siêu thị đã có người Việt nam làm chủ, những dịch vụ truyền thông báo chí được đăng bằng tiếng Việt. Nhờ vậy mà gia đình mình đã có thể tìm được một việc làm tạm, mà không bị vấn để Anh ngữ làm trở ngại. Công việc làm đầu tiên của gia đình mình trên nước Mỹ là may đồ công nghiệp.

Lúc mình mới qua, lần đầu tiên mọi người nhìn thấy tờ báo Người Việt, do người Việt Nam làm chủ, ai cũng hết sức ngạc nhiên, vì không ngờ rằng ở Mỹ mà vẫn có thể tìm được một tờ báo đăng toàn chữ Việt. Khi đọc đến mục rao vặt, má thật mừng khi biết nhiều shop may gần nhà đang cần thêm thợ. Nhưng cũng lo lắm, vì khi còn ở Việt nam, mặc dù được ông bà Ngoại cho học may và may đồ cho cả nhà mặc, má chưa khi nào mở tiệm để may đồ kiếm tiền.

Vài ngày sau đó, cậu xin nghỉ làm một buổi chiều, lái chiếc xe hơi cà tàng của cậu, đưa cả nhà mình lên shop xin lãnh đồ về may. Ði lãnh đồ may mà tâm trạng người nào cũng phấn khởi, hồi hộp, như lúc mình còn ở bên Việt nam, được đi lãnh hàng do cậu gởi từ Mỹ về vậy. Khi cả nhà bước vào shop may, bà chủ shop may hỏi:

-May được bao lâu rồi?

Sợ rằng nếu nói thật là mình mới qua thì họ không dám đưa đồ về may, cho nên cậu con trả lời:

-Dạ, một năm rồi!

Bà chủ e dè hỏi lại:

-Mới có một năm hả?

Má lầm thầm trong bụng, “Ui trời! Một năm mà mới cái nỗi gì!” Cũng may cậu nói một năm, chứ như lúc nào cũng “Honesty is the best policy” (Thật thà là thượng sách) thì chắc nhà mình về nhà húp cháo nữa! Nhưng hỏi thì hỏi, bà chủ cũng cho đem đồ về may. Vậy là kể từ hôm đó, cả nhà mình từ trên xuống dưới đều trở thành những thợ may bất đắc dĩ!

Vào những năm đầu của thậạp niên chín mươi, đa số người Việt ở vùng Nam Californa đều sống bằng nghề may. Công việc may đồ này cực lắm, con à! Bởi vậy những người trên shop may ưa nói đùa với nhau:

“Ai ơi đừng lấy thợ may
Lưng khòm, bụng bự, đít chai, mắt mờ!”

Mà làm sao mắt không mờ, lưng không khòm khi phải ngồi ở bàn máy may từ sáng sớm đến khuya lắc khuya lơ, đầu tóc quần áo lúc nào cũng phủ đầy bụi vải, tiền kiếm được chỉ là hai ba chục đồng một ngày, trong khi thời gian bỏ ra là mười lăm mười sáu tiếng đồng hồ. Chưa kể lúc gặp người kiểm hàng khó, bắt mình đem nguyên lô áo cả ngàn cái về nhà tháo ra may lại. Những lúc như vậy, mấy ngày công cả nhà mình bỏ ra coi như mất trắng. Má và mấy dì cậu còn trẻ chịu cực đã đành, chỉ tội nghiệp cho ông bà Ngoại, phần thì ngồi cong lưng may cả ngày, phần thì buồn thương cho những đứa con mới qua Mỹ phải chịu cực chịu khổ, phần thì nhớ những đứa con cháu còn lại bên Việt nam, tóc bạc của ông bà Ngoại mỗi ngày một nhiều thêm.

Nhưng mất cái này được cái kia. Nghề may tuy vất vả nhưng không đòi hỏi người thợ phải đi làm đúng giờ về đúng giấc, vì may cái nào tính tiền cái đó, miễn sao đừng giao hàng trễ ngày. Vì vậy mấy anh em má có thể sắp xếp thời gian để vừa may vừa đi học. Những em nhỏ chừng bảy tám tuổi, sau khi tan trường về, ở nhà giúp ba mẹ làm những công việc lặt vặt như lộn túi áo, cổ áo, cắt chỉ, vân vân. Nhiều gia đình người Việạt Nam, sau vài năm làm nghề may, đã mua được nhà, con cái học thành bác sĩ, kỹ sư. Tất cả là nhờ vào bản tính chịu cực chịu khó của người Việt Nam mình đó con!

Thật cám ơn tờ báo Người Việt và nghề may thời đó, nhờ họ mà gia đình mình đã có được một công ăn việc làm ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân đến Mỹ, và cũng nhờ đó mà mấy anh em má được có cơ hội trở lại trường học.

Sống và lớn lên ở Mỹ, chắc con cũng đồng ý với má là nước Mỹ tạo mọi điều kiện dễ dàng cho người dân có cơ hội đến trường. Có lẽ chưa khi nào con nghe nói về chuyện học sinh dưới mười tám tuổi phải nghỉ học ở nhà vì cha mẹ không có tiền đóng tiền trường hoặc nghỉ học để phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Ở đây, những học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp còn được miễn tiền ăn sáng và ăn trưa. Học sinh nào học yếu được nhà trường kèm thêm ngoài giờ, không nhất thiết phải tốn tiền đi học thêm. Chương trình học ở Mỹ không quá căng thằng, các con có thể vừa hoàn thành việc học ở trường, vừa có thời gian vui chơi, hoặc tham gia những hoạt động ngoài giờ học như thể thao, hướng đạo.

Vào đại học bên Mỹ không gay go như vào đại học bên Việt nam. Lý do là vì đại đa số trường đại học cộng đồng ở đây không đòi hỏi học sinh phải trải qua một kỳ thi đại học một đậu chín rớt mới có thể vào được. Má nhớ hồi xưa, học sinh đi thi đại học thường nghêu ngao đọc bài thơ con cóc:

“Giám thị nhìn em giám thị cười
Em nhìn giám thị lệ tuôn rơi
Cổng trường đại học cao vời vợi
Mười người leo, chín người rớt rồi!”

Nếu không được qua Mỹ định cư, có lẽ con đường học vấn của má đã không thành, cuộc sống của má có thể cũng bấp bênh như bao nhiêu người nghèo còn đang sống bên Việt Nam.

Nhờ được ông bà Ngoại cho học tiếng Anh khi còn ở Việt nam, đến khi qua Mỹ được tiếp tục sống chung với ông bà Ngoại, má có được mọi điều kiện thuận lợi để đi học trở lại. Lúc đang học ở đại học cộng đồng được hơn một năm, má lập gia đình về sống với ba con, bà Nội và cô. Hành trang má mang theo là lời dặn dò từ ông bà Ngoại phải ráng học để có bằng cấp, đi ra ngoài làm việc, ăn mặc đẹp với người ta. Nghe lời ông bà Ngoại, về nhà ba con hôm trước, hôm sau má đã vô trường nộp đơn xin học, không bỏ một ngày nào. Khi má mang thai con, cái thai hành má lắm, bởi vậy mỗi khi vào lớp học, má thường tìm dãy ghế chót, bên cạnh cửa ra vô để ngồi, để khi bị buồn nôn thì má có thể chạy kịp vô nhà vệ sinh. Sau khi con ra đời, má nghỉ tạm một mùa học để ở nhà chăm sóc con. Ðó cũng là lúc má vừa hoàn tất chương trình học hai năm và chuẩn bị chuyển lên trường đại học.

Hai năm ở trường đại học là thời gian má vất vả nhất trong suốt hơn hai mươi năm ở Mỹ. Mỗi ngày, năm giờ sáng, má chở con, lúc đó mới sáu tháng tuổi, đến nhà bà Lan nhờ bà trông chừng con, sau đó má đi làm. Ðến mười giờ má vô trường học, học về ghé rước con, lo cơm nước, dỗ con ngủ. Sau khi con yên giấc, má mới yên tâm ngồi vào bàn học bài. Mặc dù vất vả như vậy, trong suốt thời gian đi học, má chưa khi nào có ý định bỏ cuộc. Ngày má ra trường, ông bà Ngoại và gia đình mấy cậu dì qua dự lễ. Má vui lắm, cảm động lắm! Bồng con trên tay chụp hình lúc ra trường, bao nhiêu niềm vui sướng hạnh phúc cứ dồn về. Trong lúc làm lễ ra trường, nhìn những người lên lãnh bằng thạc sĩ, má ước mơ có một ngày mình cũng nhận được tấm bằng thạc sĩ đó. Nhờ có ba và hai con phụ má việc nhà để má có thời gian học hành, vài năm sau đó, má cũng đã đạt được ước mơ của mình.

Trong vấn đề học tập, sự động viên và khuyến khích của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng, con à! Má may mắn có được gia đình lúc nào cũng ủng hộ việc học của má. Má sẽ noi theo gương đó, sẽ luôn ủng hộ và giúp đỡ các con trên bước đường học vấn. Má cũng hy vọng những ai được may mắn qua Mỹ sẽ cố gắng hết khả năng của mình để đi học cho có bằng cấp. “Kiến thức là một nguồn vốn mà đi buôn không bao giờ sợ lỗ”, câu nói này từ một người bạn của má, mà mỗi khi suy ngẫm, má đều thấy điều đó đúng vô cùng.

Ðối với việc chọn ngành nghề, những ai không bị trở ngại về Anh ngữ, như con và em của con, có thể theo đuổi bất cứ ngành nghề nào mà họ yêu thích. Còn đối với những người lớn lên ở Việt nam, khi vào học ở Mỹ, vấn đề nghe và nói tiếng Anh luôn là một trở ngại lớn. Lựa chọn những ngành nghề nào ít sử dụng kỹ năng nói trong công việc, học mau ra trường, có nhiều cơ hội tìm được việc làm để có tiền giúp đỡ gia đình là con đường mà nhiều người Việt nam mình đã lựa chọn và đi theo.

Như con đã biết, bằng cử nhân ở Mỹ đỏi hỏi thời gian học trung bình là bốn năm, nếu học toàn thời gian, một mùa con phải học mười lăm hoặc hoặc mười sáu unit. Người nào liên tục đổi ngành, hoặc vừa học vừa chơi, học một mùa chỉ vài unit, hoặc học đứt đoạn thì ngày tốt nghiệp, ngoài việc được trao cho tấm bằng đại học, còn được tặng thêm cây gậy và lá đơn để chống đi xin tiền già! Má tin rằng con của má sẽ không vướng vào con đường này!

Thỉnh thoảng con và em con hỏi má về chuyện xin việc làm ở Mỹ. Ở trường má học hồi xưa, mỗi năm đều có những công ty đến để phỏng vấn những sinh viên sắp ra trường. Hầu hết sinh viên đều mượn cơ hội này để ghi danh phỏng vấn tìm việc làm. Sinh viên đậu phỏng vấn sẽ được ký hợp đồng và có thể bắt đầu làm việc ngay sau khi ra trường. Trường của má vào những tuần lễ này vui lắm, sinh viên đi học mặc đồ đẹp, giống như những người làm việc chuyên nghiệp. Những sinh viên Mỹ trắng cao ráo đang học năm thứ ba, sau khi phỏng vấn vài lần đã có công ty ký hợp đồng mướn, còn những sinh viên nói tiếng Anh không rành hoặc học không giỏi thì sau khi tốt nghiệp, vẫn còn phải đọc báo tìm việc làm.

Trong vấn đề xin việc làm ở Mỹ, có thể nói hay không bằng hên. Khi con may mắn nộp đơn vào được những công ty đang cần người gấp, thì cho dù cho con không có nhiều kinh nghiệm, công ty vẫn mướn con, chỉ cần con tỏ ra nhiệt tình, chứng mình cho họ thấy là con thích làm và con sẽ sẵn sàng học hỏi thêm. Ðến khi con đã có nhiều kinh nghiệm trong công việc thì vấn đề xin việc sẽ được dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi đi xin việc, nếu con nắm vững ưu thế thì con có thể đưa ra những điều kiện như điều chỉnh giờ giấc làm việc theo thời khóa biểu của con, hoặc xin thêm ngày phép. Ðể được như vậy, con cần phải giỏi và làm được việc, đem lại lợi ích cho công ty.

Những chỗ má làm xưa nay, không có chuyện cấp dưới nịnh hót cấp trên. Mặc dù chuyện phe đảng nơi công sở là có xảy ra, nhưng không lộ liễu. Những người có quen biết rộng bao giờ cũng có ưu thế hơn trong vấn đề tìm việc làm và thăng chức. Việc này có lẽ ở đâu cũng vậy. Mặc dù nước Mỹ là một nước tự do bình đẳng, nhưng sống trong đất nước đó vẫn là những con người bình thường như bao nhiêu người khác, tính tham sân si là không thể không tránh khỏi. Nhưng nếu con là người hoạt bát cởi mở, chịu khó làm việc thì đi đến đâu cũng sẽ được nhiều người quý mến.

Má may mắn được qua Mỹ lúc còn ở độ tuổi đến trường, được tiếp nhận nền học vấn của Mỹ, được đi làm cho công ty của Mỹ. Các con của má được sống trong một đất nước tự do với những điều kiện tốt nhất, ông bà Ngoại được chính phủ lo về đời sống và sức khỏe. Ðối với má, tất cả đã quá đủ, má không còn gì để đòi hỏi thêm nữa. Má luôn biết ơn nước Mỹ, biết ơn những người đi trước, và luôn thầm cám ơn sự giúp đỡ từ những người thân và bạn bè đã giúp gia đình mình trong suốt thời gian đầu mới qua Mỹ.

Con trai của má, qua câu chuyện về cuộc hành trình lập nghiệp của gia đình mình, má muốn con hiểu được một điều là trên đời này, việc gì cũng có cái giá của nó. Muốn được thành công thì mình phải nỗ lực. Những điều tốt đẹp không tự nhiên đến với mình, mình phải biết tận dụng cơ hôi, biết tạo dựng, và biết giữ gìn. Ðã đến giờ con vào thi rồi, hãy cố gắng lên con nhé! Trên con đường đời đang mở rộng phía trước, con sẽ còn trải qua rất nhiều kỳ thi. Kỳ thi càng cam go bao nhiêu thì nó sẽ càng giúp cho con có thêm bản lãnh, thêm nghị lực, và thêm lòng tự tin bấy nhiêu. Nhưng dù ở bất kỳ cuộc thi nào, con đều hãy nhớ rằng, ba má luôn ở bên cạnh con để giúp đỡ con , ủng hộ con, và cầu chúc may mắn cho con.

Má của con

Người việt không xếp hàng vì đã mất niềm tin vào sự công bằng

Người việt không xếp hàng vì đã mất niềm tin vào sự
công bằng

httpv://www.youtube.com/watch?v=wux_RlMcRRs

Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, giành giựt, của hàng nghìn người để thưởng thức sushi
miễn phí tại một cửa hàng mới khai trương tại Hà Nội; hay cảnh các bạn rẻ xô đẩy
để giành lấy phần quà về mình tại trung tâm hội nghị triển lãm tại TP.HCM vừa
qua đã khiến nhiều người dân bức xúc, đa số lắc đầu ngán ngẩm
.

Điều kỳ diệu của tạo hóa

Điều kỳ diệu của tạo hóa

Con người, có lẽ chính là kiệt tác nghệ thuật hoàn hảo nhất của tạo hóa. Mỗi cá nhân chúng ta lại là một bản thể riêng biệt, không giống bất kỳ ai.

.

Trẻ em chính là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho cuộc sống này. Là trái ngọt cho tình yêu của người cha & người mẹ. Mỗi đứa trẻ giống như một công trình khoa học đồ sộ. Điều khác biệt là trong “dự án” này, sai sót là điều không bao giờ được phép xảy ra. Bạn đã bao giờ tự hỏi, trẻ em được hình thành như thế nào? Hay chính xác hơn là bạn được hình thành như thế nào? Đoạn clip dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó cho bạn.

httpv://www.youtube.com/watch?v=Ah_RGa8-J0A

Hàng ngàn thanh niên Hà nội xô đẩy giành ăn sushi miễn phí gây sốc cộng đồng mạng!

Hàng ngàn thanh niên Hà nội xô đẩy giành ăn sushi miễn phí gây sốc cộng đồng mạng!


Đỗ văn Hiền

10/28/2013

Tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?
Xem hình và vài bài viết này mà thấy nhục nhã do dân mình… Thanh niên sinh viên dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, đi biểu tình chống TC thì không dám đi, nhưng đi giành ăn miễn phí thì hăng say như thế này, hỏi rằng tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu???. Phải chăng đây là kết quả của 38 năm dước nền giáo dục Cộng Sản Việt Nam? Xem giới trẻ bây giờ như thế này có nhục không!!!


Hàng ngàn thanh niên Hà nội xô đẩy giành ăn sushi miễn phí gây sốc cộng đồng mạng!

Cảnh tượng các bạn chen lấn xô đẩy nhau quả thật hãi hùng. Có nhất thiết vì miếng ăn mà các bạn phải chen lấn xô đẩy, thậm chí chửi bới dọa nạt nhau thế này không?

HÀ NỘI – Ngày 24/10/2013, hàng nghìn người chen lấn xô đẩy nhau để được thưởng thức sushi miễn phí tại một cửa hàng mới mở tại Hà Nội khiến dân mạng bức xúc. Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy lẫn nhau để giành phần ăn diễn ra hàng giờ liền trên con phố Đoàn Trần Nghiệp khiến cho giao thông tắc nghẽn. Nhiều người đi qua nhìn thấy cảnh tượng trên đã lắc đầu ngán ngẩm trước sự “hy sinh vì miếng ăn” của các bạn trẻ.

Bức ảnh chụp lại vụ việc này do một bạn trẻ có nick Jenny tung lên, khiến nhiều dân mạng lên tiếng bức xúc.

Hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy để giành ăn sushi miễn phí tại Hà Nội. Ảnh:Jenny

Bạn đọc Minh Thành, sinh viên Học viện Ngân hàng, người tự nhận có mặt tại buổi phát sushi miễn phí nói: “Mình tò mò nên đến để xem nhưng nhìn cảnh các bạn chen lấn xô đẩy nhau quả thật hãi hùng, không dám vào nữa. Có nhất thiết vì miếng ăn mà các bạn phải chen lấn xô đẩy, thậm chí chửi bới dọa nạt nhau thế này không?”.

Bác Vũ Tiến Đông, sống ở khu phố gần đó hài hước: “Bác không được sống ở thời có nạn đói năm 1945 nhưng hôm nay đã được các bạn trẻ tái hiện lại một cách chân thực, sinh động”.

Nickname Nhocty phát biểu: “Ông bà mình nói ko có sai bao giờ cả “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu. Nhưng theo mình, bây giờ nên sửa lại là “Miếng ăn là miếng nhục” thì đúng hơn. Toàn là người trẻ tuổi, chắc đều có thể làm ra tiền. Thử hỏi bạn, 1 bữa bạn ăn hết 180 nghìn, vậy bạn chỉ việc bỏ ra 2 ngày đi phát tờ rơi là đi ăn được rồi. Thế mà có cả nghìn người, một con số không tưởng, tụ tập chen chúc chỉ vì miếng ăn, cứ như là sắp chết đói, thật không thể tưởng tượng được”.

Một hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội bày tỏ: “Đang dẫn khách Tây đi thăm thú phố phường thì gặp đúng cảnh tượng này, họ hỏi mà mình không biết phải trả lời thế nào. Người Việt mình đừng tự làm xấu hình ảnh đất nước trong mắt quốc tế.”.

Người Việt bị cấm vào cửa hàng Kaufland ở Praha!

Hôm nay 23-10-2009 đi qua bến đợi xe buýt thấy cửa hàng thực phẩm mới mở. Tò mò, tôi vào xem và tiện mua luôn đồ ăn cho gia đình. Đó là cửa hàng của hãng Kaufland từ Đức đang chiếm lĩnh thị trường Séc bằng những chiêu bài riêng của mình. Việc nhân viên và lãnh đạo loại cửa hàng này kỳ thị người Việt tôi nghe đến nhiều, nhưng hôm nay mới được trực tiếp chứng kiến và vấp phải.

Vị trí khá đẹp nằm ngã tư phố Spojovací, Praha 3 – Žižkov, cửa hàng này khai trương ngày 22/10/2009. Tôi kiếm xe đẩy vào để mua hàng. Vừa bước vào cửa, một tay bảo vệ to lớn như bị thịt, mặt hầm hầm chắn ngay xe của tôi lại và lên giọng “anh chị” không cần ngữ pháp:

– VIETNAMCI ZAKÁZAT!

Với bộ mặt đó thì chỉ có thể hiểu là “Cấm bọn Việt Nam vào”

Lặng người một lát, tôi hỏi lại lý do tại sao. Hắn chẳng cần giải thích dài dòng mà chỉ dằn giọng “mày không được vào”!

Thật là choáng và đắng cay làm sao. Cay đắng, bực, tức, nước mắt tôi tưởng chừng trào ra không kìm nổi. Nhưng không hiểu sao tôi lại có đủ can đảm mà hét vào mặt hắn: “tại sao tôi không được vào?”.

Hắn lại quát to hơn:

– Mày có im đi không? Nếu không tao sẽ gọi cảnh sát đến bây giờ!

Có lẽ ban lãnh đạo cửa hàng Kaufland thuê thằng hộ pháp vô học này chủ yếu để doạ những người Việt nam cần cù nhỏ bé, hiểu ít luật và không thích va chạm. Hắn nghĩ rằng người Việt nào cũng sợ cảnh sát cả! Tôi thách thức:

– Mày cứ gọi ngay cảnh sát đến đi và nhớ gọi luôn cả vedoucí (người phụ trách cửa hàng) nữa.

Mấy “khọm Tây” đi qua lại thêm lời “bài thị” người Việt làm không khí thêm căng thẳng. Trong khi đó tay bảo vệ thứ hai thì khẳng định:

– Bọn Việt Nam không được vào…

Chờ một lúc thì người phụ trách cũng đến. Ông ta hỏi tại sao chúng tôi lại cãi nhau. Tôi liền nói:

– Nếu các ông không muốn người Việt mua hàng tại cửa hàng của các ông thì hãy viết bảng to mà treo lên – CẤM NGƯỜI VIỆT VÀO MUA HÀNG.

Bằng một giọng “xoa dịu” sau những cú “đấm” của tay bảo vệ vô học ông ta phân bua như đã tính toán trước tình huống:

– Nhưng người Việt vào mua hàng nhiều lần quá!

Tôi cự lại:

– Ông cần làm theo luật. Tôi đến đây lần đầu và cần phải mua đồ ăn cho gia đình. Nếu ông không cho tôi vào thì sẽ không xong đâu.

Tay phụ trách xuống nước và đồng ý cho tôi vào, nhưng lúc đó tôi lại không còn tâm trạng nào mà vào cái cửa hàng đó nữa nên bèn quay ra. Bênh cạnh lại diễn ra cảnh tượng tương tự của ngã bảo vệ với một vài người Việt Nam khác: Chặn lại và đuổi ra ngoài.

Ôi! Nhớ lại câu của ai đó viết: Dấn thân làm kiếm con người.. . Làm người Việt Nam càng cay đắng làm sao nhất là nơi đất khách quê người. Kiện ư? Nhờ các cơ quan can thiệp ư?

Nếu các bạn bị tên bảo vệ vô học kia hách dịch, quay đầu xe không cho vào chỉ vì bạn là người Việt Nam, thì bạn sẽ biết cảm giác “dâng trào” đến tận cổ như thế nào…

Praha, ngày 23/10/2009

Ngọc Anh