Tìm ra cụ già Úc chết trong nhà 7 năm

Tìm ra cụ già Úc chết trong nhà 7 năm

Thứ năm, 6 tháng 2, 2014

Bản đồ Úc

Bà Natalie Wood sống ở Sidney, Đông Nam nước Úc.

Một cụ bà người Úc chết ở nhà riêng trong suốt khoảng bảy năm mới được tìm thấy thi thể, theo một cuộc điều tra hôm thứ Năm.

Cảnh sát tìm thấy thi thể của bà Natalie Wood trong nhà của bà ở Sydney vào tháng 7/2011.

Bà được cho là đã qua đời vào năm 2004.

Cảnh sát nói có thể bà bị chết sau khi té ngã.

Thế nhưng khoảng thời gian kể từ khi bà qua đời cho tới khi mất đã làm cho việc điều tra hình sự xác định nguyên nhân tử vong trở nên “bất khả thi”.

Bà Wood từng được truyền thông địa phương mệnh danh là “người phụ nữ bị Sydney lãng quên”.

Bà sinh năm 1924.

‘Sống thu mình’

“Bà Wood sống thu mình cho đến một ngày bà ra mở cửa đáp lại một tiếng gọi đặc biệt”

Cảnh sát Úc

Một sĩ quan cảnh sát nói với Tòa án Glebe Coroners rằng”bà Wood sống thu mình cho đến một ngày bà ra mở cửa đáp lại một tiếng gọi đặc biệt”.

Các đồ tư trang như nhẫn và các vật có giá trị trong ngôi nhà đã không bị đụng chạm.

Mặc dù vậy, trong nhà đã không còn có TV, tủ lạnh, nệm hoặc ví tiền.

Mạng nhện chăng khắp nhà và một cây ở bên ngoài đã lan vào tầng trên của ngôi nhà của bà.

Người em dâu của bà Wood, bà Enid Davis, nói lần cuối cùng bà trông thấy bà Wood là từ cửa sổ một chiếc xe bus vào tháng 1/2004.

“Không có lý do gì [để chúng tôi dừng lại để nói chuyện] vì là khi ấy chồng tôi đang mắc bệnh mất trí nhớ và đã rất ốm yếu,” bà Davis nói.

Bà Davis và một số anh em họ hàng khác của bà Wood đang làm thủ tục thừa kế ngôi nhà của người phụ nữ từng bị coi là mất tích.

Obamacare: Sẽ Cắt 2 Triệu Công Nhân Vì Hãng Cắt Giờ Làm Tránh Mua Bảo Hiểm

Obamacare: Sẽ Cắt 2 Triệu Công Nhân Vì Hãng Cắt Giờ Làm Tránh Mua Bảo Hiểm

(02/05/2014)

Luật chăm sóc y tế của Tổng Thống Barack Obama sẽ làm giảm lực lượng lao động Mỹ tương đương 2 triệu công nhân làm toàn thời từ nay tới năm 2017, theo Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội cho biết hôm Thứ Ba, khiến cho các nhà Cộng Hòa vẽ ra hình ảnh xấu đối với nền kinh tế về đạo luật này.

Trong tổng kế tài chánh Mỹ mới nhất, Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội không đảng phái nói rằng luật y tế sẽ làm giảm công nhân, đặc biệt những ai với mức thu nhập thấp, hạn chế giờ làm việc của họ để tránh mất tài trợ liên bang mà Obamacare cung cấp để giúp trả bảo hiểm y tế và các phí tổn chăm sóc sức khỏe khác.

Các viên chức Bạch Ốc cho rằng việc giảm giờ làm việc là phản ánh các chọn lựa mới đối với nhân công. Các viên chức Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội chỉ ra các công nhân lớn tuổi như là thí dụ điển hình, nói rằng một số người gần về hưu có thể quyết định giữ giờ làm việc ít hơn để duy trì tài trợ chăm sóc sức khỏe cho đến khi họ có đủ điều kiện nhận Medicare.

Ảnh hưởng lớn nhất sẽ bắt đầu vào năm 2017, theo Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội, bởi vì nhiều điều khoản quan trọng của luật, gồm việc nới rộng chương trình Medicaid cho người nghèo trong 25 tiểu bang tại Hoa Kỳ, sẽ mất. Các viên chức Phòng Ngân Sách Quốc Hội còn cho biết rằng sẽ có sự giảm nhẹ giờ làm việc trước đó.

Giờ làm việc bị giảm tương đương với 2.5 triệu việc làm vào năm 2024, theo một cơ quan, mà trước đây tiên đoán tương đương 800,000 việc làm vào năm 2021.

Trong khi đó một bản tin khác của báo The Wall Street Journal hôm Thứ Ba cho biết rằng có 7.8 triệu người Mỹ đang làm việc bán thời gian những người muốn có việc làm toàn thời, gồm nhà hàng cắt bới giờ làm việc để tránh Luật Bảo Hiểm Y Tế.

 

Chuyện những người tử tế

Chuyện những người tử tế

Việt-Long, viết lại từ news.yahoo.com/blog
2014-02-04

tyler

Tyler Gedelian, manager tiệm Goodwill ở Monroe, Michigan

Courtesy of aol.com/news

Là quản trị viên của tiệm bán hàng từ thiện Goodwill ở Monroe, Michigan, Tyler Gedelian thường kiểm soát những quần áo cũ của khách đem hiến tặng, để tìm tiền lẻ còn sót trong đó, đem nạp vào quỹ của công ty.

Thường thì anh chỉ thấy những tiền xu, đôi khi dăm đồng bạc lẻ, những dúm biên lai hay tờ ghi hàng vặt cần mua, nhất là những giấy chùi tay Kleenex, trong những quần áo thường là của người già, được con cháu, họ hàng đem hiến tặng cho Goodwill.

Nhưng hôm thứ tư (29 tháng 1, 2014), Gedelian cùng người đồng nghiệp làm chung, Laura Pietscher, không thấy những thứ đó, mà là một chiếc phong bì màu xanh, nằm trong túi một bộ suit cũ và một chiếc áo khoác ngoài.

Gedelian cho biết:”Tôi được cho rất nhiều quần áo hiến tặng, và khi kiểm soát qua các túi như thường lệ, tôi thấy một phong bì màu xanh ló ra khỏi túi một chiếc áo choàng. Lấy ra, tôi vẫn nghĩ trong đó toàn là giấy rác “

Anh nói tiếp với báo Detroit News :”Nhưng khi mở phong bì, thì lạ thay, tôi thấy nhiều xấp giấy 100 đô la cột riêng với nhau.”

Tổng cộng đếm được  43 ngàn đô la. Không chút do dự, Gedelian gọi cảnh sát.

Điều tôi lo nhất là làm sao trả lại tiền cho đúng người chủ của nó” Người quản trị viên nói với báo Monroe Evening News, “Tôi không thể tưởng tượng mình ra sao nếu mất món tiền lớn như vậy. Tôi thấy áy náy quá khi giữ số tiền lớn như vậy của người khác”

May là tìm được một cái bóp trong những xấp tiến giấy trăm đó, cảnh sát tìm ra ngay người chủ sở hữu món tiền. Người này, yêu cầu không nêu tên, cho biết ông dọn dẹp để bỏ bớt đồ đạc trong tủ của một thân nhân cao niên, và đem quần áo cũ trong đó để cho Goodwill, không hề biết có tiền trong những quần áo ấy.  Ông tỏ ra kinh ngạc khi biết người thân có nhiều

money

Xấp tiền 43 ngàn đô la

tiền cất giấu như vậy, và nói Gedelian quả thật rất lương thiện khi tìm ra số tiền.

”Tôi thấy những người ở Goodwil đó thật đáng hãnh diện. Tôi cảm thấy rất vui khi có những người như vậy ngoài xã hội, nhất là trong thời gian hiện tại”

Ông nói sẽ sớm đích thân đến cám ơn Gedelian và Pietcher. “Thời buổi này không có nhiều những người lương thiện như vậy. Tôi muốn cảm tạ họ từ đáy lòng. Trong thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay, ta cần có thêm nhiều những con người và đức tính như thế.”

Hồi năm ngoái, 2012, có một ông đem tặng đôi giày cũ cho Goodwill mà không biết vợ ông đã dấu tiền tiết kiệm cả đời, khoảng 3 ngàn 300 đô la, trong đôi giày đó. Tiệm Goodwill để dành riêng số tiền đó ra, hy vọng chủ nhân sẽ tới lấy. Và họ đã tới.

Bên dưới bài báo, người ta gặp nhiều câu chuyện kể của người đọc, chứng tỏ những người lương thiện với tinh thần danh dự như vậy không phải là hiếm có trong thời nay, như người được lấy lại 43 ngàn đô la đã quan ngại.

Bà Lori F kể rằng người ông 92 tuổi của bà đánh rơi cái bóp ở tiệm Price Chopper cạnh bên nhà, trong đó có tất cả số tiền an sinh xã hội ông vừa đổi check lấy tiền mặt.

Một cô làm công 16 tuổi của tiệm đó nhặt được, đem đưa tới phòng dịch vụ cho khách hàng. Với số lương nhỏ nhoi của cô, cô bé nếu có rút lấy một ít tiền trong đó thì cũng chẳng ai biết, nhưng cô không làm thế. Tiệm Price Chopper gọi điện thoại cho người ông của bà Lori, lúc đó vừa về tới nhà và nhận ra bị mất bóp. Ông cụ cảm kích sự lương thiện của cô gái, và dù thu nhập nhỏ nhoi bằng tiền an sinh xã hội, ông rút một tờ 50 đô la ra cho cô. Cô không nhận, nhưng ông cụ nhất định phải đưa, không chấp nhận sự từ chối. Bà Lori kết luận, ông cụ và cô gái đều là những người đáng được luôn luôn kính trọng.

Một người với bút danh Seen Enough kể chuyện ông nhận cú điện thoại từ một người lượm được cái bóp của vợ ông rơi bên đường. Bà vợ để chiếc bóp trên nóc xe lúc rời khỏi thương xá, rồi quên, cứ thế lái đi. Điều thú vị, ngoài việc về người lương thiện đã nhặt được nó, là chiếc bóp nằm trên mui xe chạy tới hơn 2 miles (hơn 3 km) rồi mới rớt xuống đường, bà không hề hay biết. Chiếc bóp được trả lại với tất cả tiền mặt và thẻ tín dụng, không sót một đồng. Seen Enough viết rằng không một ai quên đi những điều tử tế, và ông luôn luôn nhớ lại chuyện này mỗi khi lái xe ngang qua nơi bà vợ rơi bóp!

Có tới hơn 2 ngàn 200 người đọc góp chuyện quanh câu chuyện của bài báo, mỗi người kể một chuyện tương tự về lòng danh dự của mình và của người khác, khi tìm đúng người để trả lại số tiền mà người đó làm mất. Có thư nói rằng bài báo trên kể một câu chuyện với nhiều tình tiết đặc biệt khiến người ta nghĩ đó là chuyện hiếm hoi, như người mất tiền và lấy lại được cũng nghĩ như thế. Thực ra thư góp chuyện của người đọc cho thấy những con người lương thiện vẫn có mặt khắp nơi, trong mọi thời gian, tuy rằng cũng có câu chuyện kể lại về một người khoe anh ta nhặt được mấy trăm đô la trong bóp có giấy tờ, nhưng đem quăng bóp đi mà không hề tìm cách trả lại tiền cho khổ chủ. Người kể lại chuyện này cho biết anh từ bỏ và không ngó mặt người bạn kia từ khi đó.

store

Cửa tiệm Goodwill ở Monroe, Michigan

Một người đọc kể lại một câu chuyện mà qua đó cô nhắn gửi là “Phải cẩn thận khi làm việc thiện”.

Có lần Janet thấy một bà mở bóp lấy đồ gì đó, làm rơi một tờ 20 đô la xuống đất mà không biết. Cô bước tới lẳng lặng nhặt lên, đưa cho bà kia và nói bà đã làm rơi tiền. Nhưng bà nọ liền dùng cái bóp đánh cô, la lên cô là kẻ móc túi. Một bà bán hàng ngay đó chạy tới giải cứu Janet. Hai người đành cười với nhau. Janet không nói bà kia có xin lỗi hay không.

Ở trên đất Mỹ người ta phải rất thận trọng khi đi đứng gần những bà già Mỹ. Người viết bài này có lần xếp hàng chờ đưa toa thuốc ở một pharmacy, đứng sau một người thanh niên người Hispanic, người này đứng sau lưng một bà Mỹ, cách chừng hơn 1 mét. Bà này đeo một cái bóp lớn ở dưới thắt lưng, xế ra phía sau. Khi quay lại nhìn thấy người thanh niên, bà già liền trợn mắt rất dữ tợn, và xoay ngoắt cái bóp ra đằng trước…

Bạn gặp trường hợp đó bạn sẽ làm gì? Vui lòng viết email trong mục góp ý cuối bài này. Tôi sẽ kể cho bạn biết người thanh niên kia làm gì vào lúc đó.

Tổng thống Obama ‘lạc quan đôi chút’ về triển vọng cải cách di trú

Tổng thống Obama ‘lạc quan đôi chút’ về triển vọng cải cách di trú

Người biểu tình ủng hộ luật cải tổ di trú của Tổng thống Obama tụ tập tại Điện Capitol ở Washington, 10/4/2013

Người biểu tình ủng hộ luật cải tổ di trú của Tổng thống Obama tụ tập tại Điện Capitol ở Washington, 10/4/2013

01.02.2014

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết có thể ông sẽ thỏa hiệp với phe Cộng hòa về luật cải tổ di trú.

Trong hai cuộc phỏng vấn hôm thứ sáu, ông Obama nói rằng ông có thể sẽ không nhất định đòi luật này phải bao gồm một con đường dẫn tới chỗ nhập quốc tịch cho khoảng 11 triệu người đang cư trú bất hợp pháp ở Mỹ.

Ông Obama cho biết như vậy một ngày sau khi các nhân vật lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Hạ viện đưa ra một tuyên bố về các nguyên tắc cải tổ di trú, cho phép hàng triệu người lớn ở Mỹ bất hợp pháp thủ đắc qui chế hợp pháp sau khi đóng tiền phạt và các khoản thuế còn thiếu. Kế hoạch của phe Cộng hòa không có một con đường nhập quốc tịch, một việc mà một số nhân vật thuộc phe bảo thủ xem là ân xá.

Tổng thống Obama đã chờ từ năm ngoái để Hạ viện xem xét luật cải tổ di trú sau khi Thượng viện thông qua một dự luật bao gồm con đường nhập quốc tịch phải mất ít nhất 13 năm.

Ông Obama cho biết ông cảm thấy “lạc quan đôi chút” về triển vọng đạt được một thỏa thuận với phe Cộng hòa.

Nhiều người thuộc phe Cộng hòa xem việc thông qua luật cải tổ di trú là một cơ hội để họ lôi cuốn các cử tri người gốc Châu Mỹ La Tinh, là khối người đã dồn phiếu cho ông Obama và đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử năm 2012 và 2008.

 

Giám đốc giả ăn mày cho tiền người đi đường.

Giám đốc giả ăn mày cho tiền người đi đường.

Vào đêm giáng sinh, ông Jonnie Wright, giám đốc điều hành của công ty tư vấn bán hàng The Buyosphere, bang Iowa, Mỹ đã ăn mặc như một người đàn ông vô gia cư và tặng tiền những người đi đường.

Ông Wright bất chấp đêm giáng sinh giá lạnh ngồi ở đường phố như một ông lão ăn xin và cho tiền ngược lại những ai có ý định giúp ông lão.
Ông Wright trao cho những người đi đường muốn giúp đỡ ông một phong bì một bức thư có chữ kí của ông, và kèm theo 100$ hay 10$ như là phần thưởng.
Vị giám đốc tốt bụng này cho biết đã chuẩn bị 50 chiếc phong bì với tổng tiền 1000$ và ông nhận được từ người đi đường 363.02$, 3 bánh mì xúc xích, 2 chiếc bánh, một quả táo và một đôi vớ.
Rob Taylor, một người dân thành phố Des Moines cho hay, anh đã không thể tin được khi mở chiếc phong bì ra. Lập tức anh gọi vợ mình và kể cho cô nghe về điều kỳ diệu.
Để giải thích cho hành động kỳ lạ này, ông Wright cho biết đây là cách để ông vinh danh những con người có tấm lòng nghĩa hiệp, và ông đã có ý định này từ lâu.
Wright viết trên Facebook của mình . “Sẽ không bao giờ phai trong trái tim tôi khoảnh khắc hào hiệp và tình thương yêu đồng loại, những khuôn mặt yêu thương nhẹ nhàng khi họ đặt những đồng tiền khó khăn kiếm được vào tay tôi”.

Tất cả số tiền mà vị giám đốc nhận được từ người đi đường, ông đã nhân đôi nó lên và dành tặng cho hội Bethel Mission hội những người vô gia cư địa phương.

Con gái tài phiệt cầu xin cha

Con gái tài phiệt cầu xin cha

Thứ tư, 29 tháng 1, 2014

Cô Gigi Chao (phải) đã cưới người tình đồng tính của mình hồi 2012 tại Pháp

Con gái của một nhà tài phiệt Hong Kong trong một lá thư ngỏ đã kêu gọi cha mình hãy chấp nhận cô là người đồng tính, sau khi ông đề nghị chi hàng triệu đôla để kiếm chồng cho con.

Cô Gigi Chao nói ông Cecil Chao hãy chấp nhận bạn tình của cô và “đối xử với cô ấy như một con người bình thường, có nhân phẩm”.

Cô Chao, 33 tuổi, đã cưới người bạn tình lâu năm Sean Eav tại Pháp hồi 2012, cũng nhấn mạnh: “Có nhiều người đàn ông tốt trên đời, nhưng có điều họ không phải là để dành cho tôi.”

Hồi tuần trước, ông Chao được cho là đã tăng gấp đôi lời đề nghị của mình lên 65 triệu đôla.

Hong Kong không công nhận hôn nhân đồng giới, tuy việc quan hệ đồng tính đã không còn bị coi là tội phạm kể từ 1991.

Ông Chao, một nhà tài phiệt chuyên về bất động sản và vận tải biển, người chưa từng kết hôn, nói với BBC hồi năm ngoái rằng con gái ông cần “một người chồng tốt”.

“Sự thực là họ không hiểu rằng con sẽ luôn tha thứ cho cha về việc đã có suy nghĩ như vậy, bởi con biết cha cho rằng cha đang làm mọi thứ tốt nhất cho con.”

Khi đó ông nói lời đề nghị trao tiền cho người đàn ông theo đuổi con gái mình đã khiến ông nhận được nhiều hồi âm từ các chàng trai tiềm năng.

Lá thư của cô Chao, một nữ doanh nhân và là một gương mặt nổi tiếng trong giới thượng lưu, được đăng tải trên ít nhất hai tờ báo Hong Kong.

Trong thư, cô nói cô lấy làm tiếc là mọi người đã nói “những điều thiếu tế nhị” về cha cô.

“Sự thực là họ không hiểu rằng con sẽ luôn tha thứ cho cha về việc đã có suy nghĩ như vậy, bởi con biết cha cho rằng cha đang làm mọi thứ tốt nhất cho con,” cô viết.

“Là con gái của cha, con không muốn gì hơn là khiến cho cha hạnh phúc. Nhưng trong các mối quan hệ, những mong muốn của cha về con và thực tế con là người thế nào lại không kết gắn gì với nhau.”

Cô nói thêm rằng cô không trông đợi cha và bạn tình của mình “trở thành những người bạn tốt”.

Nhưng cô nói “với con, sẽ đáng giá như cả thế giới này nếu cha không kinh sợ cô ấy đến vậy, và đối xử với cô ấy như một con người bình thường, có nhân phẩm”.

“Con xin lỗi vì đã khiến cha hiểu lầm rằng con rơi vào mối quan hệ đồng tính chỉ bởi ở Hong Kong không có đủ những người đàn ông tốt, xứng đáng,” cô viết thêm.

Cô Chao kết thư bằng dòng chữ: “Con gái đầy kiên nhẫn của cha.”

 

Từ nghiện ngập trở thành linh mục giúp người nghiện ma túy

Từ nghiện ngập trở thành linh mục giúp người nghiện ma túy

Peter Thái Hùng

1/10/2014

Món quà từ sự trở về của linh mục Phanxico xavie Trần An!

Cảm nhận từ cuộc gặp gỡ với “người cha” của Trung Tâm Hướng Thiện – La Vang

Trong một con người ta sẽ luôn tìm thấy món quà vô giá mà Thiên Chúa ban tặng, đó chính là sự sống. Sự sống vẫn luôn triển nở cho dù con người có nhận ra và trân trọng điều đó hay không. Có những người tự vùi dập món quà mà Chúa ban tặng. Để rồi, họ sống mà như đã chết. Tồn tại mà như ở trong cõi hư vô. Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng hết mực yêu thương vẫn luôn quan phòng gìn giữ sự sống mà Ngài đã thông ban. Bởi thế, Ngài vẫn dùng tình yêu của mình để cảm hóa những cuộc đời còn đang chìm lạc trong bóng tối của u mê khờ dại vì buông mình theo thế gian. Ngài dẫn đưa họ về với ánh sáng của Chân Lý, dẫn đưa họ về với tình yêu và để cho họ cũng trở thành những chứng tá cho tình yêu.

Xem Hình

Trong đời sinh viên của mình, tôi cũng từng suy nghĩ rất hạn hẹp. Cuộc sống vẫn cứ trôi trong cái dòng chảy không biết điểm dừng chân, không biết đích đến. Nhưng rồi, một cuộc gặp gỡ đã khiến tôi hồi tâm và dừng lại trong chính bản thân để suy gẫm về món quà của Thiên Chúa ban tặng. Suy gẫm về cuộc đời và về sự sống. Đó là cuộc gặp gỡ khiến tôi thay đổi về cả cách sống cũng như cách nhìn về một con người.

Theo cách thông thường, chúng ta thường đánh giá người khác qua lăng kính chung: Địa vị, danh vọng, tiền bạc,… hoặc tốt hơn một chút ta đánh giá cái đạo đức, cái tính tình, cái thể hiện ra bên ngoài. Qua lăng kính đó đôi lúc khiến ta quên mất cái chính yếu nhất trong một con người: nhân vị! Qua cái lăng kính đó ta quên rằng: con người mà ta đang nhìn đến đang mang trong mình hình ảnh và tình yêu mà Thiên Chúa đặt để. Chính việc nhìn vào sự thay đổi của một con người bằng xương bằng thịt mà tôi có cách nhìn nhận trọn vẹn và sâu sắc hơn. Chính sự thay đổi của một con người từ trong vũng bùn của tội lỗi, của sự tha hóa biến chất trở thành một vị Linh mục, thành một mẫu gương cho người khác mà tôi mới biết tình yêu Thiên Chúa dành cho con người thật vô tận và chương trình của Ngài thật không thể nào suy thấu. Câu Kinh Thánh: “Như trời cao hơn đất bao nhiêu thì tư tưởng của Ta vượt trên tư tưởng của các người bấy nhiêu” (Isaia 55:8-10) thật ứng với tôi lúc này.

Cha An cầu nguyện với những người đang cai nghiện

Có một con người đã thay đổi như thế. Một chàng thanh niên từ cảnh giàu sang đến sự thấp hèn vì lối sống buông thả. Từ cảnh được mọi người ngưỡng mộ đến lúc phải trốn chạy sự dèm pha của người đời. Bởi chìm trong lạc thú, bởi sa đọa trong những thói hư tật xấu, bởi tự vùi dập mình trong tệ nạn chích hút hoang đàng. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã đánh thức lương tri nơi con người ấy. Ngài đã giúp cho khao khát sống, khao khát tự do trong tình yêu nơi con tim chàng trở nên mãnh liệt. Để rồi, chàng trai đã trở về sống đời công chính. Chàng trai ấy đã trở thành một vị linh mục của tình yêu. Hơn nữa, từ sự tha hóa đến lúc trở về của chàng thanh niên ấy Thiên Chúa đã hoạch định một chương trình cho biết bao con người khác. Qua cuộc đời của chàng thanh niên rất nhiều cuộc đời đã đổi thay, rất nhiều con người đã tìm lại sự sống thật. Chính chàng trai, chính cuộc đời của vị linh mục đó cũng đã đánh thức con tim và cho tôi một cách nhìn mới về tha nhân. Vị linh mục mà tôi muốn nhắc đến ở đây là cha Phanxicô Xaviê Trần An, linh mục Đan viện Thiên An – Huế.

Sinh ra trong một gia đình thuộc loại khá giả thời bấy giờ ở giáo xứ Cầu Rầm, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cha Phanxicô Trần An được sống trong cảnh bao bọc yêu thương của những người cha, người mẹ đạo hạnh. Lớn lên, giỏi dang trong học tập và được sự yêu mến của mọi người chung quanh. Nhưng rồi cậu thanh niên Trần An đã thay đổi từ một quyết định của tuổi trẻ, của sự tự do và trong sự tin tưởng của cha mẹ. Một khoản vốn đã được cha mẹ chấp thuận khi cậu muốn tách riêng để làm ăn kinh doanh: làm nghề vàng và buôn bán vàng bạc. Bằng tài năng của mình, chàng trai đã rất thành công và gây dựng được danh tiếng mà không phải ai ở độ tuổi của cậu cũng có được. Rất nhiều người ngưỡng mộ, rất nhiều người yêu mến bởi vì dù thành công An vẫn luôn tỏ ra là một con người lịch sự, lễ phép và sống chân thành với người khác.

Thế nhưng, chuyện gì đến cũng sẽ đến. Sống trong một xã hội của một thành phố Vinh nổi tiếng chất chứa nhiều cạm bẫy, nhiều sự lôi kéo vào con đường ăn chơi, hưởng thụ. Cũng yếu đuối, cũng nông nổi, cũng ham muốn như bao người trẻ khác, hơn nữa, trong cảnh đầy đủ và thành công ban đầu dễ khiến Trần An bị cuốn vào vòng xoáy của lớp thanh niên đương thời. Ăn chơi, tiêu phá hết tất cả những gì đã gầy dựng. Sa vào bất mãn và mong muốn gỡ lại những gì nhận từ phụ mẫu. Trần An đã sai lại càng thêm sai. Chán nản, buồn bã Trần An lại càng lâm vào vui chơi hoang đàng, sa đọa trong men đắng tình trường, trong nghiện ngập chích hút. Cuộc đời và những người bạn xấu đã đẩy Trần An đến việc lỗi phạm đức công bằng, đưa Trần An đến chỗ thân tàn ma dại và ra vào vòng lao lý.

“Giữa cuộc đời tha hương lữ thứ

Tôi đi tìm lạc thú niềm say

Khi cuộc tình khi chén rượu cay

Khi quân bài hay khi khói thuốc…

Bỗng đâu chiếc còng người cảnh sát

Dẫn tôi đi vào chốn quạnh hiu

.. ….” (Trần An, 10.1995)

Thế nhưng, tình yêu của người mẹ, lời cầu nguyện và nước mắt của bà, cũng như chương trình của Chúa dành cho cậu thật quá ư vĩ đại. Được thức tỉnh và muốn làm vui lòng cha mẹ, Trần An đã được gửi đến Đan viện Thiên An để tĩnh tâm, để cai nghiện. Trải qua bao thăng trầm của một cuộc sống thật quá ư xa lạ, Trần An đã thành công và còn dâng hiến đời mình cho Chúa. Chàng muốn dâng cả thân xác và linh hồn mình để một đời thân mật với Chúa, đáp lại ân huệ yêu thương mà Chúa đã dành. Để rồi, bây giờ không ai không biết đến một vị linh mục mang cái tên rất đỗi thân thương và chứa đựng nhiều ý nghĩa: Phanxicô Trần An hay thường gọi là “Tràn Ân”.

“……….

Con xin cảm tạ Chúa nguồn yêu

Đã thương ban tặng biết bao điều

Từ vũng bùn nhơ Ngài thánh hiến

Đưa về chung sống bến “Trời yêu”

.. ….” (Trần An, 28.5.1995)

Không dừng ở đó, cha Trần An còn đã và đang thực hiện một công việc mà đối với cuộc đời từng trải như cha thật không mấy người có thể thay thế. Cha đã xin phép và được bề trên chấp thuận để lập một trung tâm giúp đỡ cho những thanh niên từng lâm vào cảnh nghiện ngập trở về. “Trung tâm Hướng Thiện” do cha An sáng lập và điều hành đã được xây dựng ngay phía sau linh địa Đức Mẹ La Vang (Quảng Trị), nơi mà Đức Mẹ không ngừng kêu gọi ăn năn hoán cải. Đến nay, dù thời gian chưa đầy hai năm, nhưng đã có hàng trăm con người sa ngã đã đến và được cha Trần An hướng dẫn tĩnh tâm. Trong số đó, đã rất nhiều người trở về lại với gia đình, thành công trong công việc kinh doanh. Hơn nữa, có 6 người tại Trung Tâm Hướng Thiện đã bước theo con đường của cha An để dâng mình cho Chúa trong các tu viện và đan viện, 6 người anh chị em từ trung tâm đã được hồng phúc lãnh nhận phép rửa để trở thành con cái của Thiên Chúa. Tôi cũng từng có may mắn được viếng thăm và sinh hoạt cùng những con người nơi Trung tâm Hướng Thiện mà cha An đã gầy dựng nên. Những con người mà có lẽ khi nghe nói về họ, về quá khứ nghiện ngập, trường trại và lối sống buông thả mà họ đã từng chúng ta sẽ có một cảm giác sợ hãi hay khinh thường… Thế nhưng, nơi Trung tâm Hướng Thiện những con người ấy lại trở nên thu hút một cách lạ kỳ. Nơi ấy đầy ắp tiếng cười và như một cộng đoàn dòng tu thực thụ với lối sống kỷ luật, tự giác. Họ đã không còn bị tiền bạc chi phối khi chấp nhận sống mà không giữ tiền riêng. Họ đã trở nên những con người có nề nếp khi chấp nhận một lối sống mới đúng giờ giấc, đúng lịch trình sinh hoạt hằng ngày. Họ đã trở về với Chúa và đến với Ngài mỗi ngày trong các giờ kinh phụng vụ, các thánh lễ bên người cha yêu quý của họ. Những con người đã quen với lối sống giành giật, trộm cắp, phung phí, chích hút…nay lại đổ mồ hôi hằng ngày để lao động, để làm việc. Họ đã bị đánh động bởi một cuộc đời đổi thay để rồi cũng thay đổi chính mình. Họ đã bị tiếng đàn, tiếng hát, hay những lời thơ chứa đựng bao niềm cảm xúc, chứa đựng bao tâm tư và cũng là nhật ký của một con người mang tên Trần An đánh động. Từ những người xa lạ với Thiên Chúa, xa lạ với đời sống Đức Tin thế mà giờ đây họ đang nếm hưởng những mật ngọt của tình Chúa. Họ đã và đang dần nhận ra Chúa nơi chính bản thân và nơi người khác để rồi biết tôn trọng món quà quý giá mà họ được lãnh nhận nơi Ngài.

Thật là một câu chuyện cảm động về kế hoạch yêu thương mà Thiên Chúa đã hoạch định. Dù Trung Tâm Hướng Thiện của vị linh mục “Tràn Ân” còn gặp nhiều khó khăn và thách đố, nhưng tin tưởng rằng: Chúa đang cùng cha An đồng hành để đưa tin vui đến cho nhiều gia đình, đưa niềm hy vọng đến cho nhiều phận người sa ngã, khổ đau.

Peter Thái Hùng

Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lương tâm VN

Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lương tâm VN

Ảnh chụp bà Trần Thị Ngọc Minh ngày 15/1/14 trước cổng đài VOA

Ảnh chụp bà Trần Thị Ngọc Minh ngày 15/1/14 trước cổng đài VOA

Trà Mi-VOA

16.01.2014

Một cuộc điều trần về tình trạng của tù nhân lương tâm ở Việt Nam và các nước trên thế giới diễn ra hôm nay (16/1/2014) tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.

Cuộc điều trần đầu tiên trong năm của Ủy Hội Nhân quyền Tom Lantos quy tụ phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và từ Việt Nam có bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, cô gái trẻ đang thọ án 7 năm tù về tội ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động cổ xúy dân chủ, giúp dân oan khiếu kiện đất đai và tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA một ngày trước khi ra điều trần, bà Ngọc Minh nói bà sẽ phơi bày trước quốc tế tình trạng khắc nghiệt của tù nhân lương tâm Việt Nam với mong muốn thế giới tăng áp lực buộc Hà Nội cải thiện nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.

Bà Ngọc Minh nhấn mạnh: “Tù nhân lương tâm của Việt Nam là những người yêu nước, đứng lên chống bất công, bạo quyền. Thay vì lắng nghe, nhà nước đàn áp, đánh đập, xử án oan, hành hạ, phân biệt đối xử, và dùng mọi biện pháp đẩy họ vào tù.”

“Việt Nam thường rêu rao, lừa dối thế giới rằng Việt Nam không có tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị. Nhưng thực tế trong nước, tù nhân lương tâm rất nhiều. Họ là những người không hề ‘vi phạm pháp luật’. Họ vì lương tâm, trách nhiệm với dân tộc, Tổ quốc mà đứng lên cất tiếng nói để tranh đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội.”

“Tù nhân lương tâm và nhân quyền là hai vấn đề liên kết với nhau.”

“Trong cuộc điều trần ngày mai (16/1), tôi đề nghị Hoa Kỳ và quốc tế bằng vị thế và ảnh hưởng của họ, dùng mọi biện pháp áp lực nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, nhất là giữa lúc Hoa Kỳ đang thương thảo Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam.”

Dòng Tên VN kỷ niệm 400 năm loan báo tin mừng trên đất Việt

Dòng Tên VN kỷ niệm 400 năm loan báo tin mừng trên đất Việt

Chỉnh Trần, S.J.

01/11/2014

Dòng Tên Việt Nam cử hành Năm Thánh kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng trên Đất Việt

Cách đây gần 400 năm, vào ngày 18.01.1615, ba nhà truyền giáo Dòng Chúa Giêsu (Dòng Tên) là linh mục Francesco Buzomi – người Ý, linh mục Diogo Carvalho – người Bồ Đào Nha và tu huynh António Dias – người Bồ Đào Nha đã đặt chân đến Đất Việt tại vùng biển Cửa Hàn – Đà Nẵng. Ý định ban đầu của họ là chăm sóc thiêng liêng cho một cộng đoàn Công Giáo người Nhật, những người đã chạy trốn khỏi các cuộc bách hại và đến sống ở Hoài Phố – Hội An.

Nhờ bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, các nhà truyền giáo Dòng Tên đã khám phá ra một cánh đồng truyền giáo bao la và phì nhiêu nơi vùng đất Con Rồng Cháu Tiên. Khởi đi từ biến cố này Tin Mừng của Chúa Kitô đã dần dần được loan báo rộng rãi tại cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài và đã đâm hoa kết trái phong phú tại quê hương Việt Nam. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, với phép của Tòa Thánh, Tỉnh Dòng Tên Việt Nam sẽ cử hành Năm Thánh mừng kỷ niệm 400 năm Loan Báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam từ ngày 18.01.2014 đến ngày 18.01.2015.

Trong một cuộc phỏng vấn do truyền thông Dòng Tên thực hiện, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam, cho biết mục đích của Năm Thánh là để “Canh tân thiêng liêng cho anh em Dòng Tên Việt Nam; canh tân thiêng liêng cho (một số) tín hữu Công Giáo; khơi động tinh thần truyền giáo nơi (một số) giáo dân Công Giáo Việt Nam; giúp (một số) người Công Giáo Việt Nam biết về lịch sử truyền giáo tại quê hương; giúp (một số) người Việt Nam, ngay cả người không Công Giáo, biết về sự đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho văn hóa dân tộc nhà (chữ quốc ngữ); cổ vũ ơn gọi Dòng Tên.”

Đức Thánh Cha Phanxicô, qua sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đã cho phép Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục phó Tổng Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, quyền ban phép lành Tòa Thánh cùng với ơn Toàn xá khi long trọng cử hành Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh vào lúc 8 giờ 30 sáng thứ bảy ngày 18 tháng 01 năm 2014 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Tòa Ân Giải Tối Cao cũng xác định các nhà thờ và nhà nguyện do Dòng Tên phụ trách được nhận ơn Toàn Xá gồm:

– Nhà thờ Hiển Linh (Thủ Đức),

– Nhà thờ Thiên Thần (Quận 2),

– Nhà nguyện cộng đoàn Đắc Lộ (171 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tp. HCM),

– Nhà thờ Tạo Tác (Đà Lạt), nhà thờ Hoa Lư (Pleiku),

– Nhà thờ giáo họ Ngọc Mạch (Hà Nội)

– Nhà nguyện thánh Phanxicô Xaviê (Viêng Chăn, Lào).

Cũng theo cha Giuse Phạm Thanh Liêm, Dòng Tên sẽ tổ chức tĩnh tâm hằng tháng một ngày hoặc nửa buổi trước Thánh Lễ hằng tháng để lãnh nhận ơn Toàn xá; Thánh Lễ hàng tháng với chủ đề và bài giảng được chuẩn bị chu đáo, nhằm canh tân đời sống thiêng liêng của giáo dân và tu sĩ Dòng Tên; những khóa Linh Thao cho các thành phần dân Chúa ở những nơi và thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, Dòng Tên sẽ tổ chức các cuộc hội thảo, nhằm học biết và cổ võ cách thức loan báo Tin Mừng thích hợp với thế giới và con người ngày nay, qua việc nhìn lại lịch sử Loan Báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng có được tinh thần và nhiệt huyết truyền giáo của các bậc cha anh khi nhìn ngắm các ngài trên cánh đồng truyền giáo. Qua những hội thảo chuyên đề về chữ quốc ngữ, chúng tôi cũng hy vọng giúp giáo dân Việt Nam, và cả những người không Công Giáo, nhận ra những đóng góp của người Công Giáo vào nền văn hóa dân tộc Việt,” cha Giám tỉnh Dòng Tên nói.

Ngoài ra, nhà Dòng cũng tổ chức các cuộc hành hương Phú Yên (nơi sinh của Chân phước) và Phước Kiều (nơi chân phước Anrê Phú Yên tử đạo), với ao ước giúp những người tham dự, được ơn hoán cải, ơn canh tân đời sống, và ơn trở nên những tông đồ nhiệt thành như chân phước Anrê Phú Yên.

Để chuyển tải những thông tin liên quan đến Năm Thánh và đặc biệt để hưởng ứng lời kêu gọi của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô cũng như Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, truyền thông Dòng Tên Việt Nam đã thiết lập trang web Loan báo Tin Mừng tại địa chỉ: www.loanbaotinmung.net Trang web này sẽ là nơi cung cấp những bài viết về thời đầu Dòng Tên đến Việt Nam, những bài viết về việc Loan Báo Tin Mừng và về chữ quốc ngữ, những hình ảnh cùng những slideshows về Năm Thánh, Hội Thảo, và Hành Hương…

Tưởng cũng nên nhắc lại, đặc sủng của Dòng Tên là bước theo Chúa Giêsu vác thánh giá, trung thành với Giáo Hội và sẵn sàng để được vị đại diện của Người là Đức Giáo Hoàng sai đi đến bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì theo các giá trị Tin Mừng nhằm Tôn Vinh Thiên Chúa Hơn và giúp ích cho con người hôm nay hơn, theo tinh thần chiêm niệm trong hoạt động.

Đặc sủng này được thể hiện qua sứ mạng phục vụ đức tin nối kết với thăng tiến công bình của Nước Thiên Chúa trong đối thoại với các nền văn hoá và các tôn giáo khác. Trong bối cảnh của một thế giới đang bị ảnh hưởng bởi trào lưu toàn cầu hóa, dẫn tới gia tăng những mâu thuẫn và xung đột, sứ mạng này được thực hiện ngang qua nhiều sứ vụ như giảng Linh Thao, giáo dục, tông đồ xã hội, mục vụ giới trẻ, suy tư và giảng dạy triết học và thần học, truyền thông… nhằm thiết lập những nhịp cầu hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau và với môi trường thiên nhiên.

Về ơn gọi, cho đến năm 2013, tổng số tu sĩ Dòng Tên trên toàn thế giới là 17,287 tu sĩ, trong đó có 12,298 linh mục, 1,400 tu huynh, 2,878 học viên (ứng viên linh mục) và 711 tập sinh và đang phục vụ tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, riêng tại Việt Nam, số tu sĩ còn rất nhỏ bé. Vào thời điểm 01/06/2013, số tu sĩ Dòng Tên (kể cả tập sinh) là 197 (gồm 01 giám mục, 46 linh mục, 99 học viên, 18 tu huynh, 33 tập sinh). Vì thế hoạt động của Dòng Tên tại Việt Nam còn rất giới hạn. Ngoài công tác huấn luyện, công việc chính yếu của tỉnh Dòng là giúp Linh Thao cho mọi tầng lớp Dân Chúa, giúp linh hướng trong hai đại chủng viện, dạy thần học và linh đạo trong một vài học viện của các dòng, làm việc trong cánh đồng truyền giáo, làm tông đồ xã hội giúp người nghèo, đồng hành với các nhóm như sinh viên và công nhân, mục vụ giáo xứ…

Dòng Tên Việt Nam hân hoan chào đón các bạn trẻ có lòng ao ước phụng sự Chúa, phục vụ con người trong Giáo Hội theo linh đạo Dòng Tên. Các bạn có thể liên lạc với linh mục Antôn Nguyễn Cao Thắng, S.J., Giám đốc nhà Ứng sinh qua địa chỉ email: [email protected]

Chỉnh Trần, S.J.

Cô gái Công giáo Lizzie làm xôn xao cộng đồng mạng

Cô gái Công giáo Lizzie làm xôn xao cộng đồng mạng

chuacuu the.com


VRNs (12.01.2014) – Sài Gòn – Những ngày gần đây, một video trên trang mạng youtube đang gây sốt cộng đồng mạng với gần 2.5 triệu lượt xem. Video chiếu lại một buổi nói chuyện của Lizzie Velasquez để truyền lửa cho thế giới do TedTalk tổ chức.

Cô Lizzie Velasquez

Cô Lizzie Velasquez

Lizzie Velasquez được cộng đồng mạng đặt cho một cái tên khá ấn tượng vì nó không hề nói lên hình dáng bên ngoài của cô: ‘người phụ nữ đẹp nhất thế giới”.

Là một trong 3 người duy nhất trên thế giới mắc chứng bệnh lạ bẩm sinh từ khi còn trong bụng mẹ, Lizzie không thể phát triển và cơ thể cô gầy đến độ chỉ con da bọc xương. Chưa bao giờ cô tăng cân quá 26kg và còn mang một con mắt bị mù bẩm sinh.

Điều đáng nói, Lizzie là người Công giáo và chính cô xác nhận rằng: Đức tin đã giúp cô chiến thắng hoàn cảnh vô cùng khó khăn của mình.

Khi chuẩn bị rời khỏi ghế nhà trường, cô phát hiện một video nói về mình trên trang youtube, thu hút tới 4 triệu lượt truy tại cập thời điểm đó với cái tên “Người Phụ Nữ Xấu Nhất Thế Giới”.

Không biết ai đã phổ biến video ác nghiệt này, nhưng chủ nhân quyết không gỡ bỏ khỏi trang mình.

Thay vì giận dữ, tuyệt vọng hay trầm cảm, Lizzie đã vượt qua, tốt nghiệp đại học và 3 tập sách của cô viết đã được xuất bản sau đó, truyền cảm hứng cho rất nhiều độc giả.

Giờ đây, Lizzie đã trở thành một diễn giả nổi tiếng tại Mỹ, xuất hiện ở nhiều nơi và trên nhiều chương trình truyền hình. Với thân hình nhỏ bé của mình, Lizzie cũng tích cực hoạt động chống lại nạn bắt nạt trong học đường.

Tâm sự với mọi người, cô nói:  Niềm tin vào Thiên Chúa như tảng đá vững chắc giúp tôi vượt qua tất cả mọi thứ, chỉ cần ngồi một mình cầu nguyện và nói chuyện với Chúa và biết rằng Ngài ở đó là vì tôi.

Lizzie cũng có kế hoạch đi du lịch bất cứ nơi nào để làm chứng cho câu chuyện về sự kiên trì và đức tin của mình trong năm 2014 này.

httpv://www.youtube.com/watch?v=c62Aqdlzvqk#t=271

Thăm Làng Homeless và Người Bất Hạnh Không Nhà Gốc Việt

Thăm Làng Homeless và Người Bất Hạnh Không Nhà Gốc Việt

Tác giả : Lê Bình

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-74_4-218721_15-2/

Ở giữa những hàng cây trụi lá, hoặc bên cạnh một giòng suối có nước lững lờ trôi có những chiếc lều màu xanh da trời sáng rực lên, hoặc trên chiếc cầu bắt ngang con suối có người thiếu nữ đang ngồi giặt áo… Thật hữu tình, rất thơ mộng và thậm chí như cảnh thiên đàng, như vườn lộc uyển… Khi nhìn vào những tấm hình chụp từ xa; nhưng, đến gần, đến thật gần thì đó là những chiếc lều vải sắp rách nát, là những tấm bạt ny-long chùm lên những tấm cát-tông xiêu vẹo…Đó là những mái nhà, là “mái ấm” của hàng trăm gia đình đang sống giữa lòng thành phố trong ngày Giáng Sinh 2013. Họ là Những Kẻ Không Nhà.

Con suối mang tên Coyote Creek bắt nguồn từ Gilroy hay Morgan Hill, hoặc từ xa hơn nữa đâu đó trong rặng Santa Cruz Mountain bạt ngàn thông xanh vi vút. Con suối đó đi ngang qua thành phố San Jose để nhập chung vào với giòng Guadaluppe River. Chỗ “giáp nước” đó nằm dọc xa lộ 280 South có con đường Story Rd. chạy theo hướng Đông Tây, và ở đó có khu rừng cây um tùm rậm rạp. Khi lái xe ngang qua đường Story, nơi ngã ba Senter Rd. một bên là sở thú Happy Hallow Zoo, và một bên là ngôi làng.

Theo chân đoàn ủy lạo của CĐVN Bắc California đến thăm những người bất hạnh lâm vào cảnh không nhà. Đoàn Ủy Lạo đến địa điểm vào lúc 11:00am ngày thứ Ba 24/12/2013, có 4 chiếc xe bán thức ăn trưa, Lunch Catering Truck, và nhiều chiếc bàn dài với những bọc quần áo cũ. Tham dự trong công tác từ thiện, phát quần áo, chăn, mền còn có Phật tử Chùa Đại Nhật Như Lai. Trước đó lúc 10:00am, đã có nhiều người đến chuẩn bị địa điểm, sắp xếp bàn ghế, và chuẩn bị thức ăn. Anh Hào Thái, Ủy Viên CĐVN Bắc California, Nhiệm Kỳ 5, đã bảo trợ cho công tác nầy. Anh Hào Thái là chủ một chiếc xe lunch Porkys SJ kêu gọi thêm 3 xe khác cùng cộng tác với anh để cung cấp bữa ăn trưa cho người không nhà vào dịp lễ Giáng sinh. Trong phái đoàn ủy lạo có Ông Nguyễn Ngọc Tiên, Ông Nguyễn Hữu Nhân, Ông Nguyễn Thiếu Nhẫn, Ông Võ Văn Sĩ, Ông Trần Mai, Ông Nguyễn Bữu và nhiều anh chị em làm thiện nguyện.

Khu đất trống nhộn nhịp như một ngày hội chợ, người sa cơ lỡ bước đã đến để dùng bữa ăn trưa, nhận quần áo. Thức ăn có cơm trắng, thịt nướng, rau trộn và trái cây, nước uống, v.v… Những người không nhà vui vẻ chuyện trò và tỏ lòng cảm ơn cộng đồng Việt Nam. Anh Hào Thái cho biết: “Việc làm nầy nhằm chia xẻ một chút khó khăn khi họ gặp cảnh khổ.”

Hình ảnh thăm làng homeless, nơi có nhiều người gốc Việt.

Đi một vòng xuống khu rừng cây hai bên bò suối. Dòng suối có nước chảy róc rách, cây khô trụi lá, những căn lều bạt đủ màu sắc giăng kín khu rừng. Trong đó có nhiều người độc thân, người có gia đình, đàn ông, thanh niên, phụ nữa và em bé. Cuộc sống có khó khăn và bất tiện. Không nước, không điện, không nhà, không có cả những phương tiện tối thiểu để nấu ăn. Những căn lều tạm bợ cất lên dưới những tàng cây bằng vật liệu kiếm được từ những đống rác, hoặc xin từ nhà thờ. Có rất nhiều chiếc xe đi chợ (cart) bỏ lăng lóc chung quanh, và những đống bao ny-long, vật liệu phế thải, v.v… Những người sống nơi đây kiếm tiền bằng cách đi xin, hoặc lượm rác, bao bị, võ chai….bán cho các công ty thu mua phế liệu tái chế biến (recycle).

Cuộc sống tuy có khó khăn nhưng họ vẫn cố tạo cho đời sống những tiện nghi tối thiểu, và cố gắng sống một đời sống bình thường. Ngày lễ đến, cũng có cây thông Giáng Sinh, có hang đá, có giây kim tuyến trang hoàng trên các cành cây. Đều khó khăn nhất nơi đây là nước uống, nước tắm giặt, và việc chăm lo sức khoẻ. Có người cho biết tắm giặc ở nơi vòi nước công cộng, hoăc trong mùa mưa dùng nước dưới suối. Cuộc sống tuy cam go khổ cực, nhưng họ vẫn có những tôn trọng sự riêng tư; không phải tất cả xuống đây đều xô bồ hổn độn. Cũng có những nơi “màn che trướng phủ” có những riêng tư và không muốn ai xâm phạm. Không phải tất cả đều đến nhận thức ăn ủy lạo trong ngày lễ; họ cũng có lòng tự trọng, và không muốn tiếp xúc với người lạ.

Có khoảng trên dưới 200 người sống trong khu rừng nầy, trong số đó có khoảng 10 người Việt Nam. Ông John, mới đến cư trú nơi nầy khoảng vài tháng, ông đến từ San Diego. Ông nói “Tôi lưu lạc đến đây không bạn bè không người thân” Hỏi lý do đưa ông đến nơi nầy, ông trả lời bằng nụ cười buồn. Anh Richard, anh Sam đến đây được vài tháng, chỉ chiếc lều nói “Gia tài của tôi là 8 chiếc mền. Đủ ấm rồi.” Họ không muốn đề cập đến lý do đưa đầy họ vào cảnh khốn cùng.

Hình ảnh thăm làng homeless, nơi có nhiều người gốc Việt.

Người Việt Nam chiếm riêng một góc rừng, dưới chiếc cầu sắt. Nơi đây hơi ẩm thấp và thiếu ánh nắng. Khi tôi đến, anh Nguyễn Phúc Ân đang phơi những chiếc mền, và trang trí gốc cây nơi anh chọn làm “nhà” bằng những cành cây kết nối với nhau thành chiếc cổng hình vòng cung. Phúc Ân cho biết: “Cháu ở Mỹ được 26 năm. Đến Hoa Kỳ với bà nội lúc 8 tuổi.” Ân noí thêm “Ở đây là khổ rồi. Nhưng mà phải chịu vậy thôi. Mỗi con người có một số phận khác nhau.” Em tâm sự có gia đình ở VN, có mồ mả ông bà cũng muốn về thăm một lần nhưng chưa được. Anh Nguyễn Văn Bê, trên 30 tuổi, chưa có gia đình sống trong “làng” vài năm nay, không có việc làm. Anh ít nói. Với Nguyễn Phúc Ân thì cởi mở hơn. Ân tâm tình “Đừng nghĩ rằng tất cả những người sống dưới suối là hút xách, bậy bạ đâu. Cũng có một ít thôi..” em chỉ một căn lều trên triền dốc “Đó là thằng quậy nhất ở đây. Nó hút, nó say, nó làm bậy… nhưng số đó không nhiều. Mình ở đây phải lo giữ gìn. Có ai muốn xuống đây đâu. Cháu nói là mỗi người có mỗi cảnh đời khác nhau…” Ân cho biết Ân sẽ rời nơi đây sớm nếu có cơ hội. Em đã khóc khi tâm tình. Và dường như em có điều chi đó khó giải bày. Thân thể Ân hơi ốm, cao, có xâm hình chi đó trên ngực phía trái. Ân nói tiếng Việt tiếng Anh lẫn lộn và rất rõ ràng mạch lạc. Qua câu chuyện, có thể cho thấy em có chút bất mãn đời sống, em nói nhiều, nhưng em có niềm tin vào đấng thiêng liêng.

Cũng trong khu rừng nầy, con người muốn vươn lên để thoát ra khỏi “cơn bĩ cực”. Trên chiếc vĩ sắt bắt ngang dòng suối, có một cô gái bận chiếc áo đầm trắng, lịch sự đang ngồi rửa mặt và trang điểm, có thể cô ta có một cái hẹn trong đêm Noel chăng? Không biết cô ta đang nghĩ gì, nhưng qua cách phục sức, và cách chăm sóc sắc đẹp, có thể trong lòng cô cũng có ước mơ rất bình thường như những con người khác. Một tình yêu, một cuộc sống tươi đẹp…?

Ở Hoa Kỳ có hàng triệu con người vô gia cư. Có hàng triệu cảnh đời khác nhau. Và có bao nhiêu người là có bấy nhiêu lý do để đưa họ đến cảnh khốn cùng. Dù sung sướng, hay đau khổ. Con người là một tạo vật của Thượng Đế. Ngày hôm nay, cách đây hơn 2,000 năm Chuá Giáng Sinh làm người là muốn chuộc tội cho thiên hạ. Cầu xin Giáng Sinh nay nay sẽ có ít người chịu cảnh khổ.

https://groups.google.com/forum/#!msg/soc.culture.vietnamese/h99WS73wIEw/mCh5onZJ6-oJ