Mười ngày hành hương đất Thánh

Mười ngày hành hương đất Thánh

bước theo dấu chân Chúa trên dương thế.

Phái đoàn khoảng 50 người  do Thầy Phó tế Nguyễn Kim Khánh hướng dẫn có hai Cha  là Đức Ông Lê Xuân Thượng và Linh mục Nguyễn Đức Vượng làm Tuyên úy của đoàn.

Người lớn nhất của đoàn 78 tuổi và nhỏ nhất của đoàn hành hương 39 tuổi. Trong 10 ngày hành hương chúng tôi đi rất nhiều nơi bước theo chân Chúa Kitô đã đi qua. Hiện nay chúng tôi đi bằng xe hơi trong khi trước đây hai ngàn năm Chúa chỉ đi bộ mà thôi.

Ngày đầu tiên chúng tôi viếng làng Nazareth nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ Maria sinh sống. Chúng tôi chỉ nhìn được ngôi nhà của Thánh cả Giuse từ bên ngoài hàng rào và nhìn từ bên trên nhìn xuống dưới hầm. Chúng tôi đến nơi có tiệc cưới Ca na nơi hóa nước thành rượu, nhìn thấy được bình rượu bằng đá nơi có dấu tích phép lạ Chúa đã làm.

Ngày thứ hai đến viếng núi Tabor nơi Chúa Giê su gặp gỡ tiên tri Elia và Môsé, nơi các môn đệ là Phêrô, Gioan và Giacobê xin Chúa dựng lều ở lại luôn trên đó vì thấy ánh sáng rực rỡ nơi Chúa và các tiên tri và hạnh phúc bình an tuyệt vời ở trên núi này. Chúng tôi được đi thuyền trên biển hồ Galilêa nơi mà các môn đệ đã từng làm nghề đánh cá để sinh sống. Chúng tôi được dự lễ tại Thánh đường trên đồi Tám Mối Phúc Thật nơi mà Chúa Giê Su đã công bố “Hiến Chương Nước Trời” nền tảng chính của Kitô giáo .

Ngày thứ ba chúng tôi đến viếng thành Jêricô, xem cây Sung cháu mấy đời? nơi mà ông Giakêu trèo lên để nhìn thấy Chúa vì ông vốn lùn. Từ đó ông được Chúa đến nhà dùng bửa và chính ông là người thu thuế là loại người mà dân chúng không ưa. Ông đã sám hối ăn năn, ông hứa sẽ đền bù gấp đôi số tiền ông đã lấy từ dân chúng và dâng cúng đa phần số tiền ông đã lấy từ dân nhờ nghề thu thuế của ông. Và Chúa Giêsu đã nói: “Hôm nay gia đình này đã được cứu độ.” Chúng tôi viếng thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Chúng tôi lên núi cám dỗ nơi Chúa Giêsu nhịn đói 40 ngày đêm bị quỉ dữ cám dỗ nhưng Chúa không rơi vào bẫy của chúng. Chúng tôi nghỉ đêm và xuống tắm ở biển chết, người sẽ tự động nổi lên không cần bơi vì nước biển quá mặn.

Ngày thứ tư đến viếng núi Masada, hang Qumran, làng Bethany và thăm mộ thánh Lazarô.

Ngày thứ năm thăm núi cây dầu, có cây sống đã hơn ba ngàn năm ở nơi đây, nơi Chúa cầu nguyện. Thăm nguyện đường Chúa lên Trời nơi đây Chúa đã lên Trời sau khi Chúa phục sinh và tiếp tục giảng dạy các tông đồ. Thăm Thánh đường Kinh lạy cha, nơi đây có bản văn Kinh Lạy Cha bằng tiếng việt.

 

 

Cây Olive trong vườn cây dầu

Chúng tôi được viếng thăm “Bức tường than khóc” kỹ niệm nơi mà dân Do Thái bị La mã đánh bại, tàn phá thành này vào năm 60 và dân Do Thái mất nước phải đi lang thang khắp nơi trên thế giới mãi đến năm 1948 mới lập quốc được. Nơi đây lúc nào cũng có người Do Thái tay cầm cuốn kinh?  đến đây gục đầu vào bức tường đọc kinh và than khóc.

Chúng tôi được đi lại 14 chặng đường thương khó mà Chúa đã đi qua nhưng bây giờ hai bên đường người ta buôn bán rất sầm uất. Con đường dốc mà Chúa đã vác thánh giá đi lên đồi Golgotha ngày xưa chắc là vừa dốc vừa gập ghềnh mà Chúa còn vác thánh giá nặng nề nữa. Chúng tôi đi thật sớm khoảng 5 giờ sáng nên dân chúng chưa có buôn bán vừa mát mẻ vừa rộng rãi để đoàn chúng tôi vừa đọc kinh vừa suy niệm con đường vác thánh giá chịu đau khổ của Chúa đã trải qua để chuộc tội và cứu rỗi chúng ta.

Chúng tôi viếng đồi Golgotha nơi Chúa bị đóng đinh xem vết tích lỗ cột trong đá còn lưu lại.

Chúng tôi được viếng mộ Chúa đi ngang qua một tảng đá lớn bằng phẳng dài khoảng hai thước ngang 4 tấc, Chúa đã được tắm rửa sạch sẽ ướp dầu thơm trước khi táng xác Chúa. Chúng tôi sắp hàng gần hai giờ mới vào được mộ Chúa, đi từng hai người một xuống nhà mồ, hôn lên mộ Chúa, nên mất rất nhiều thời giờ do đó phải chờ đợi rất lâu.

Chúng tôi cũng được qua thăm thành phố Istanbul của nước Thổ Nhĩ Kỳ, viếng nhà thờ

chánh toà Anthony of Padua và viện bảo tàng Hagia Sophia.

Lược ghi của Phùng Văn Phụng

Mời thưởng thức và suy niệm:

Nhạc Phẩm: Con Đường Chúa Đã Đi Qua – Lm. Nhạc Sĩ Văn Chi – Ca Sĩ Như Ý trình bày

httpv://www.youtube.com/watch?v=N23FhExVgqA

TS Hà Vũ sẽ dự họp báo nhân quyền ở Mỹ

TS Hà Vũ sẽ dự họp báo nhân quyền ở Mỹ

Thứ bảy, 3 tháng 5, 2014

Ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích hồi đầu tháng Tư

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ ‘tham gia phát biểu’ tại buổi họp báo nhân quyền ở Washington, gần một tháng sau khi ông được chính quyền Hà Nội phóng thích và xuất cảnh sang Mỹ.

Cuộc họp báo được Dân biểu Christopher Smith triệu tập tại trụ sở Quốc hội Mỹ với mục đích “đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm vô hiệu hoá những công cụ đàn áp của nhà nước Việt Nam và đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm”, thông cáo báo chí của Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân (BPSOS) ngày 2/5.

Tham gia phát biểu tại họp báo, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tới, còn có cựu Dân biểu Cao Quang Ánh và ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, thông cáo nói thêm.

Buổi họp báo được tổ chức gần một tuần trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 18 được nhóm trong hai ngày 12 và 13/5 tại Washington.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam rằng tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều tối cần cho sự bình ổn, thịnh vượng và an ninh của một đất nước”

Ông Scott Busby, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Trong tuyên bố chính thức sau cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 17 hồi năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hai bên đã “thẳng thắn” trao đổi về những vấn đề liên quan đến “nhà nước pháp quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người khuyết tật, người đồng tính, việc thực hiện khuyến nghị cơ chế báo cáo UPR, tình hình thực thi và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam và Hoa Kỳ.”

“Phía Việt Nam cũng đã chủ động cung cấp thông tin, làm rõ sự thật về những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam,” trang web Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khi đó nói.

Việt Nam năm ngoái cũng nói trong thời gian ở Việt Nam, đoàn của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer đã ‘được tạo điều kiện gặp một số cá nhân phía Hoa Kỳ quan tâm’.

Hoa Kỳ ‘cố gắng rất nhiều’

Phát biểu bên lề một hội thảo hôm 1/5 tại Washington, ông Scott Busby, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, được đài RFA dẫn lời nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên sự quan tâm trong cuộc đối thoại nhân quyền thương niên sắp tới với Việt Nam.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam rằng tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều tối cần cho sự bình ổn, thịnh vượng và an ninh của một đất nước,” ông nói.

Ông Cù Huy Hà Vũ

Ông Cù Huy Hà Vũ tới Washington DC, Hoa Kỳ, hôm 7/4/2014.

“Về mặt thăng tiến nhân quyền cho Việt Nam tôi nghĩ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cố gắng rất nhiều.”

“Chúng tôi đã thành công trong việc thuyết phục Việt Nam trả tự do cho một số người bất đồng chính kiến”, quan chức ngoại giao Mỹ được trích thuật nói thêm.

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật được đào tạo tại Pháp và là con trai của nhà thơ Huy Cận, một công thần của chế độ, ông Vũ cũng là con nuôi của thi sỹ Xuân Diệu.

Ông bị bắt ngày 5/11/2010 tại Sài Gòn và bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Hà Vũ được nhà cầm quyền phóng thích hôm 7/4/2014 và tới Washington trong cùng ngày. Trước khi xuất cảnh, ông đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.

Ngay sau diễn biến, Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định này của phía Việt Nam, theo hãng tin AP.

Ca sĩ Celines Diaz đã từ bỏ danh tiếng để thờ phượng Thiên Chúa qua âm nhạc của cô

Ca sĩ Celines Diaz đã từ bỏ danh tiếng để thờ phượng Thiên Chúa qua âm nhạc của cô

Đặng Tự Do

Khi lên 10 tuổi Celines Diaz đã viết bài hát đầu tiên của cô. Kể từ đó, cô đã dành cuộc sống của mình cho sân khấu. Diaz bắt đầu sự nghiệp của mình với việc viết nhạc đời, và vào năm 2001, cô đã ký một hợp đồng thu âm quốc tế.

Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra rằng một cái gì đó đã mất tích trong cuộc sống của cô. Sau khi tham dự một cuộc tĩnh tâm, cô quyết định từ bỏ mọi sự để chỉ hát cho Thiên Chúa thôi.

Celines Diaz tâm sự:

“Tôi đã dành riêng đời mình cho âm nhạc thế tục. Nhưng trong một buổi tĩnh tâm, cảm nghiệm của tôi với Thiên Chúa, với sự tha thứ và tình yêu của Ngài, rất tuyệt vời. Tôi phát hiện ra Chúa Giêsu vẫn sống động. Kể từ lúc đó, tôi muốn dành cho Chúa cuộc sống của tôi, âm nhạc của tôi.”

Tiếng hát Celines Diaz một sớm một chiều tắt ngúm trên các sân khấu đời gây ngỡ ngàng cho nhiều người hâm mộ … và đặc biệt cho các bầu sô.

Nhưng hiện nay người ta gặp gỡ cô dễ hơn. Diaz và ban nhạc của cô lưu diễn trên khắp nước Mỹ và các nước Mỹ Châu La tinh, sử dụng lời bài hát và âm nhạc của mình để truyền bá Lời Chúa.

Celines Diaz cho biết thêm:

“Năm 2014, chúng tôi đang làm việc cật lực để tung ra album thứ hai của mình với tựa đề ‘Chúa luôn trung tín’. Chúng tôi rất vui , rất hạnh phúc để có thể chia sẻ tất cả mọi thứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi trong những năm qua. Chúng tôi muốn sử dụng âm nhạc để chia sẻ những hồng ân đó. “

THẦN ĐỒNG Y KHOA GỐC VIỆT

THẦN ĐỒNG Y KHOA GỐC VIỆT
http://www.sgu.edu/news-events/news-archives12-james-nguyen-wins-prestigious-award.html

James Nguyễn trở thành thần đồng của ngành y khoa Mỹ với nhiều thành tích xuất chúng khi bạn bè cùng trang lứa vẫn còn học phổ thông.
Thần đồng James Nguyễn được Đại học (ĐH) Santa Ana, ở bang California của Mỹ, vinh danh trong bảng vàng nhờ những dấu ấn đáng kinh ngạc. Anh tốt nghiệp trường này khi mới 14 tuổi, năm 16 tuổi trở thành phụ giảng ngành sinh lý học. Trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây qua thư điện tử, James chia sẻ về quá trình học tập và những dự định tương lai.

Từ điểm kém đến siêu thành tích
James có thể kể lại quá trình học tập của mình, tại sao anh chọn ngành y?
Thuở nhỏ, tôi khá nghịch ngợm khi đi học và toàn bị điểm kém. Nhà trường liên tục mời mẹ tôi lên để than phiền. Tôi thường gây chuyện đánh nhau hoặc làm phiền người khác như vẽ lên áo khoác của bạn bè, gấp máy bay giấy rồi phóng lên trong khi giáo viên đang viết trên bảng… Một ngày nọ, tôi về nhà với cánh tay bị gãy khiến mẹ tôi liên tục dò hỏi do ai gây ra. Suốt đêm đó, bà chẳng ngủ để chờ đến khi trời sáng rồi chở tôi đến trường, tìm hiểu nguyên nhân.

Đến nơi, bà lập tức gặp cô hiệu trưởng và yêu cầu được biết ai làm tôi gãy tay. Đáp lại, cô hiệu trưởng nói: “Nếu là bà, tôi sẽ chẳng muốn biết nguyên nhân. Con bà gãy tay nhưng một bạn học của em bị đánh thẳng vào mặt khiến một mắt sưng vù. Mẹ của cậu học sinh đó đang muốn gặp bà để yêu cầu thanh toán hóa đơn thuốc men. Bà có muốn gặp phụ huynh đó không”. Mẹ tôi chẳng biết nói gì rồi ra về. Sau vụ đó, giáo viên xếp tôi ngồi vào một góc và chẳng thèm đoái hoài tới. Sau vài tuần bị phạt như thế, tôi cảm thấy cô đơn, buồn tủi và trở nên chán nản. Tôi nói với mẹ tôi nhiều lần về cảm giác của mình nhưng bà cũng chẳng muốn nghe. Sau đó, tôi giải thích cho mẹ hiểu rằng tôi chẳng muốn đến trường nữa và lý do khiến tôi chẳng muốn đi học là vì không hứng thú với chương trình đào tạo. Cho nên, bà đến lớp để quan sát xem điều tôi nói có đúng hay không.
Quả thực bà đã sốc khi nhận ra điều tôi nói là sự thật, chương trình dạy không tương đương với khả năng của tôi. Mẹ tôi cố gắng thuyết phục cô hiệu trưởng rằng nhà trường đã đặt tôi ngồi “sai lớp” nên tôi chán rồi trở thành nỗi phiền toái của mọi người. Cuối cùng, cô hiệu trưởng cũng đồng ý sẽ cho tôi thử ở một lớp học danh dự để xem tôi có đủ sức theo không trước khi chấp nhận để tôi chuyển sang lớp này. Kể từ đó, tôi toàn đạt điểm loạt giỏi và không còn gây rối nữa. Điều này khiến mẹ tôi vô cùng lấy làm lạ, khi con trai bà chưa bao giờ đạt nổi điểm khá ở lớp thường thì làm cách nào đạt được toàn điểm giỏi trong một lớp danh dự. Mẹ cảm thấy có điều gì đó đặc biệt nên muốn tôi thử sức với những chương trình cao hơn.
Năm 1998, bà tìm đến ĐH Santa Ana và được Chủ tịch Hội đồng quản trị Pete Maddox đồng ý kiểm tra năng lực của tôi. Chỉ với bài đánh giá duy nhất, tôi được phép nhập học và hoàn toàn đạt điểm loại giỏi. Tôi nhập học trường này khi mới 12 tuổi. Đến năm 17 tuổi, tôi tốt nghiệp chương trình sau ĐH của Trường UCI (University of California, Irvine – NV).

Tôi đã chọn ngành y khoa theo đúng mong muốn của mình trước đó khi một bác sĩ cứu sống cha tôi trong một cơn đau tim. Tôi ngưỡng mộ các bác sĩ và muốn nối bước họ chăm sóc sức khỏe cho người khác.
Thần đồng y khoa gốc Việt
James (hàng đầu tiên, thứ 3 từ phải sang) và các nghiên cứu sinh ở Đại học Arizona chụp hình cùng vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: nhân vật cung cấp

Muốn cưới vợ Việt
Công việc của anh hiện tại thế nào và anh có dự định gì trong tương lai?
Hiện nay, tôi còn 6 tháng nữa sẽ hoàn thành chương trình đào tạo về tim mạch tại ĐH Arizona. Tôi sẽ chuyển sang Texas để tham gia khóa đào tạo kéo dài 2 năm về tim mạch can thiệp (interventional cardiology) ở ĐH UTSA (University of Texas, San Antonio).

Tim mạch can thiệp là một chuyên ngành điều trị cho các bệnh nhân bị đau tim do nghẽn động mạch vành. Trong trường hợp đó, tôi sẽ mở lại động mạch vành. Khi hoàn thành khóa đào tạo tại Texas, tôi sẽ quay về và cố gắng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Việt.
James có muốn chia sẻ thêm về cuộc sống của mình?
Tôi rất biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi. Hiện giờ, tôi vẫn đang độc thân nên mong muốn sẽ tìm được một cô gái Việt Nam xinh đẹp để cưới làm vợ, cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống.
Cám ơn anh!
Thần đồng y khoa gốc Việt
Nhân tài xuất chúng

James Nguyễn (30 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Hồi thập niên 1970, gia đình anh đến nước này và định cư tại thành phố Garden Grove thuộc bang California. Thuở nhỏ, James luôn là một học sinh nghịch ngợm và thành tích học khá bết bát. Thế nhưng, sau khi được mẹ phần nào hiểu được năng lực thực sự của anh, James không ngần ngại khẳng định mong muốn chinh phục những đỉnh cao tri thức. Sau gần 20 năm, ông Pete Maddox, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Santa Ana, vẫn chưa thể quên được ấn tượng lần gặp đầu tiên khi James mới 12 tuổi. Ông Maddox nhớ lại: “Ngay lần đầu gặp, James đã nói cậu ấy muốn nhập học ĐH Santa Ana. Cậu chỉ ra những mục tiêu học tập và muốn nhanh chóng làm điều đó. Thế nhưng vấn đề là James chỉ mới 12 tuổi. Kiến thức trung học chưa đủ để cậu từ một học sinh lớp 7 trở thành sinh viên đại học. Chúng tôi thảo luận về mục tiêu của James, về những rắc rối của cậu ở nhà trường phổ thông cũng như khó khăn của bậc ĐH. Thế nhưng, cậu chẳng hề nản chí. James biết rõ bản thân muốn gì, và quan trọng hơn là cậu sẵn sàng vượt qua thử thách để đạt mục tiêu”. James còn trình bày rõ nguyện vọng trở thành bác sĩ tim mạch và đã khiến ông Maddox tin tưởng vào năng lực của anh. Vì thế, ông đưa James gặp một tiến sĩ ở Santa Ana để “kiểm tra chất lượng”. Cuối cùng, James được nhập học tại ĐH Santa Ana vào năm 12 tuổi. Anh không hề khiến ông Maddox thất vọng khi tốt nghiệp trường này vào năm 14 tuổi với thành tích xuất sắc. Sau đó, thần đồng này chuyển sang UCI (University of California, Irvine – NV) để học tiếp về ngành y và lại tốt nghiệp xuất sắc khi mới 16 tuổi. Cũng trong năm này, James trở thành trợ giảng. Năm 19 tuổi, James vào ngành y của ĐH St George và 4 năm sau trở thành bác sĩ nội trú thuộc Bệnh viện khu vực Orlando ở thành phố Orlando, bang Florida. Trong giai đoạn 3 năm làm bác sĩ nội trú tại đây, James hoàn thành một nghiên cứu được đánh giá hạng ưu ở cuộc thi giữa các trường y của nước Mỹ. Trong Hội nghị nội khoa 2009, nghiên cứu này vượt qua 420 bài trình bày khác để giành giải nhất. Năm 26 tuổi, James trở thành bác sĩ nội trú trưởng của khoa nội tại Bệnh viện UMC thuộc ĐH Arizona ở Tucson rồi nghiên cứu sâu về tim mạch tại đây cho đến nay. Năm 2011, phát biểu trong buổi vinh danh James vào bảng vàng của ĐH Santa Ana, ông Maddox tuyên bố: “Chẳng có cơ hội nào lớn hơn cho trường (ĐH Santa Ana – NV) và cộng đồng so với việc chúng ta phát hiện những người trẻ như James Nguyễn để giúp anh ấy theo đuổi con đường học tập cho riêng mình”.
Ahead Of His Time: 28-Year-Old James Nguyen, MD Wins Prestigious Award

James Nguyen
Earning his MD at St. George’s University School of Medicine at just 23 years old was only the first accomplishment of James Nguyen’s professional life in medicine. Dr. Nguyen is now a Fellow in the Department of Cardiology at the University of Arizona Medical Center (UMC) in Tucson, a facility that treats more than 100,000 patients each year.
In December, Nguyen was selectedas one of four recipients of the California Community College Distinguished Alumni Award in 2011. The honor is bestowed upon those who have achieved educational and professional success, provide service to the community, and are deemed exceptional by the Community College League of California. The organization received nominations from more than 100 colleges within its network, including Santa Ana College, where Nguyen enrolled after completing high school at age 12.
It is just the latest in a long line of accolades for the SGU grad who credits his family, teachers, and experience at SGU for his success. “SGU is just as good as any medical school in the United States,” Nguyen said. “My education has been everything I could have hoped for—it’s helped me achieve my goals and gotten me to where I want to be in cardiology.”
He embraced the multiculturalism of the campus both in its student body and faculty. The experience even had extracurricular benefits he didn’t foresee.
“I like to be involved with people from different cultures and backgrounds and to learn more about them,” Nguyen said. “A lot of my friends were people from other islands like Trinidad, Barbados and St. Lucia, and during break, they’d take me home with them.”
Nguyen said his experience at St. George’s University paved the way for him to realize his dream of being a cardiologist. “If you truly want to practice medicine, if that is your dream, you should pursue all options and do whatever it takes to make sure that your dream comes true,” Nguyen said. “I’m thankful for St. George’s University setting the foundation for me.”
James Nguyen, MD Wins Prestigious Award
– See more at: http://www.sgu.edu/news-events/news-archives12-james-nguyen-wins-prestigious-award.html#sthash.hpi2aR3t.dpuf

Lâm Kim Trọng gởi

Câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung

Câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung

Trên trang trực tuyến của CNN ngày Thứ Năm 17 tháng Tư 2014, bản tin kèm hình ảnh tựa đề The images tell a story of anguish and forgiveness do hai phóng viên Josh Levs và Azadeh Ansari của CNN tường thuật đã gây nhiều xúc động.

Bộ ảnh này của nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi của Hãng tin Ba Tư ISNA chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc bình minh vào vài ngày trước đây tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc Ba Tư, gần biển Caspian. Hình thức trừng phạt này vẫn còn được chấp nhận và phổ thông ở Ba Tư.

Theo tin của ISNA, kẻ tử tội tên là Balal. Năm 2007, Balal 19 tuổi, đã đâm chết Abdollah Hosseinzadeh 17 tuổi, trong một trận ấu đả ngoài đường phố.

Nhiếp ảnh gia Arash Khamooshi kể rằng khi tử tội Balal được lôi ra pháp trường, ông thấy bà Koukab, mẹ của tử tội, đang đứng bám tay vào rào ngăn, đã quỵ xuống và ngồi bẹp trên mặt đất vì quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đứa con trai sắp bị hành quyết.

Khamooshi nói: “Bà ấy dường như đã kiệt sức vì đau khổ trước thực tế sắp mất con. Thật thương tâm.”

Tử tội Balal bịt mắt được nhân viên công lực dìu ra, bắt đứng lên ghế và tròng thòng lọng vào cổ. Tử thần gần kề, Balal hét lớn lời cầu nguyện sau cùng rồi im lặng chờ mạng sống kết liễu.

Gia đình của nạn nhân bước ra. Maryam Hosseinzadeh, người mẹ mất con đã 7 năm, được cho phép phát biểu cảm tưởng trước đám đông. Bà cho biết bà đã sống một cơn ác mộng kể từ khi đứa con trai của bà bị đâm chết và khó có thể nào tự cho phép để tha thứ cho kẻ sát nhân.

Thế nhưng sau đó, bà đi về phía Balal và xin một chiếc ghế để đứng. Bước lên ghế cho ngang tầm với tử tội Balal, Bà vung tay tát mặt kẻ đã giết con mình và tuyên bố “Tha tội!” Sau đó, Abdulghani, chồng bà cùng với bà đã tháo thòng lọng ra khỏi cổ kẻ tử tội.

Gia đình của Balal vui mừng vội vàng chạy lại ôm chầm lấy họ và cảm ơn họ đã tha mạng cho Balal.

Nhiếp ảnh gia Khamooshi tâm sự: “Tôi không biết làm thế nào tôi đã ngăn xúc động để chụp được những bức ảnh này. Tôi đoán đó là sức mạnh của chiếc máy ảnh đã khiến tôi phải tập trung. Đó là lý do duy nhất giúp tôi khỏi gục xuống và bật khóc.”

1. Chuẩn bị pháp trường

2. Tử tội bị bịt mắt được nhân viên công lực dìu ra

3. Tử tội được bắt đứng lên ghế trước thòng lọng

4. Mẹ của tử tội khuỵu xuống

5. Cha mẹ nạn nhân

6. Mẹ nạn nhân tát tai tử tội để phạt tượng trưng thay cho tôi chết

7. Cha mẹ nạn nhân tháo thòng lọng ra khỏi cổ của tử tội

8. Mẹ nạn nhân tuyên bố chính thức tha tội cho kẻ sát nhân

 

9. Hai người mẹ chia sẻ niềm đau khổ và khoan dung

Phan Hạnh lược dịch

Nguồn: http://www.cnn.com/2014/04/17/world/meast/iran-execution-photos-mother-forgives/

 

Nữ Việt kiều Mỹ bị bác đơn kiện báo Người Ðưa Tin

Nữ Việt kiều Mỹ bị bác đơn kiện báo Người Ðưa Tin
Monday, April 21, 2014

Nguoi-viet.com
HẢI DƯƠNG (NV) – Người đứng đầu Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra của công an tỉnh Hải Dương vừa ký một văn bản cho hay, đơn tố cáo của bà Phạm Thị Thanh Ngọc, Việt kiều Mỹ nhắm vào báo Người Ðưa Tin là “không có căn cứ.”

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc cũng đã ngay lập tức lên tiếng cho rằng “không phục” lập luận trên và dọa sẽ kiện báo Người Ðưa Tin đến cùng.

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc tại cuộc họp báo ở Hà Nội đầu năm 2014. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Trước đó, bà Phạm Thị Thanh Ngọc đã gửi đơn đến công an tỉnh Hải Dương yêu cầu điều tra vụ báo Người Ðưa Tin tung loạt bài gán ghép cho bà biệt danh “Kiều nữ Hải Dương.”

Bà Ngọc nói rằng báo Người Ðưa Tin đã mô tả bà là một phụ nữ cuồng dâm, đã ép một số tài xế taxi quan hệ tình dục ngoài ý muốn trong thời gian bà lưu trú tại một ngôi biệt thự ở thị trấn Hải Dương.

Ðơn của bà Phạm Thị Thanh Ngọc nói rằng vì lý do này mà bà phải bay đi bay về từ Mỹ và Việt Nam, để đòi làm sáng tỏ loạt bài báo bịa đặt, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của bà.

Bà Thanh Ngọc tố các phóng viên báo Người Ðưa Tin dựng chuyện giật gân bịa đặt khi nói rằng bà, trong bài báo được gọi là “kiều nữ Hải Dương,” dụ dỗ các bác tài được gọi đến tận nhà để đưa đón bà đi công việc. Thay vì lên xe, bà lại tìm cách cho họ uống thuốc kích thích, ép họ “lên giường.”

Báo Tuổi Trẻ cho biết, không chỉ đâm đơn kiện báo Người Ðưa Tin, bà Phạm Thị Thanh Ngọc còn yêu cầu Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam can thiệp để bảo vệ nhân phẩm của công dân mình.

Từ đầu năm nay, trong chuyến về nước, luật sư đại diện của bà Phạm Thị Thanh Ngọc còn trực tiếp đến tòa soạn báo Người Ðưa Tin để khiếu nại, đòi báo này phải cải chính và xin lỗi bà công khai trên báo, đồng thời bồi thường cho bà số tiền 360 triệu đồng, tương đương 18,000 đô la.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi bà Phạm Thị Thanh Ngọc mới đây, Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra của Công an tỉnh Hải Dương nói rằng, loạt bài của báo Người Ðưa Tin không hề nêu đích danh, họ tên, địa chỉ rõ ràng của nhân vật mà họ gọi là “nữ dâm tặc,” “kẻ cuồng dâm.” Vì vậy, theo công an tỉnh Hải Dương, không có căn cứ để cho rằng báo Người Ðưa Tin đăng tin xâm phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của bà Thanh Ngọc.

Theo báo Tuổi Trẻ, bà Thanh Ngọc cho biết, đã nhận được bản thông báo của công an tỉnh Hải Dương. Bà nói “không phục cách trả lời” của công an tỉnh Hải Dương và cho hay sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện để đưa báo Người Ðưa Tin ra tòa về tội vu khống, xuyên tạc. (PL)

 

Chương trình Obamacare vẫn còn nhiều trở ngại

Chương trình Obamacare vẫn còn nhiều trở ngại
Monday, April 21, 2014

Nguoi-viet.com
SACRAMENTO, California (AP) – Chương trình cải tổ y tế của chính phủ liên bang, mục đích cung cấp dịch vụ y tế cho hằng triệu người Mỹ không có bảo hiểm, đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong muốn.

Tuần trước, Tổng Thống Barack Obama loan báo có 8 triệu người đã ghi danh theo chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, tuy nhiên vẫn còn nhiều chướng ngại khiến hằng triệu người trên toàn quốc vẫn chưa nhận được dịch vụ săn sóc y tế.

Tổng Thống Obama. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite)

Có vô số lý do cho thấy tại sao nhiều người vẫn chưa có bảo hiểm sức khỏe của chính phủ.

Một số tuy đủ điều kiện để được mua bảo hiểm giá rẻ nhưng vẫn không đủ khả năng để đóng tiền hằng tháng. Có người thu nhập cao nên không được hợp lệ. Nhiều di dân sống bất hợp pháp cũng bị loại ra khỏi chương trình bảo hiểm chính phủ.

Ngoài ra, hằng chục tiểu bang vẫn chưa chịu mở rộng chương trình Medicaid. Và một số chủ nhân doanh nghiệp giảm bớt giờ làm việc của nhân viên để khỏi phải mua bảo hiểm cho họ như đòi hỏi của chính phủ.

Theo Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ, trước khi đạo luật Affordable Care Act (ACA) được áp dụng, có khoảng 48 triệu người, hay 15% dân số không có bảo hiểm y tế.

Số người mới ghi danh gần đây bao gồm người đã có bảo hiểm từ chương trình khác chuyển sang, hiện chưa rõ bao nhiêu người trước đây không có bảo hiểm nhưng nay đã được vào chương trình.

Số người tuổi trưởng thành không có bảo hiểm giảm xuống còn 15.6% trong ba tháng đầu, so với 17.1% vào cuối năm ngoái.

Các nhà vận động cho chương trình y tế nói rằng công việc của họ vẫn chưa hoàn tất. Ông Anthony Wright, giám đốc điều hành của tổ chức Health Access California nói: “California có nhiều tiến bộ trong chương trình của ACA. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm thêm nữa.” (TP)

 

Du khách Trung Quốc không được hoan nghênh ở Thái Lan

Du khách Trung Quốc không được hoan nghênh ở Thái Lan
Sunday, April 20, 2014 4

Một số nhà hàng buffet than phiền người Hoa vào ăn uống xong còn nhét đầy đồ ăn vào túi mang ra.
Tồi tệ hơn nữa, trang mạng cơ sở du lịch của thành phố lớn thứ nhì Thái Lan này đăng tải bức hình một người Hoa đang đại tiện vào một hào nước cổ của thành phố.

Bà Annette Kunigagon, chủ nhân người Ireland của nhà hàng lâu năm Eagle Guesthouse nhận xét: “Tiếc thay tinh thần bài Hoa ở đây hiện nay rất cao. Sự tình phải tệ hại lắm người dân Chiang Mai mới bày tỏ thái độ quyết liệt đến như vậy vì dân địa phương thường rất khoan dung đối với khách du lịch nước ngoài.”

Tuy nhiên, bà Kunigagon cùng một số người khác bày tỏ rằng, những hành vi khiếm nhã thường có trong các nhóm du khách thay vì những cá nhân, vốn là người trẻ tuổi có học thức và thích ứng với tập quán địa phương.

Trong khi đó, một số chỉ trích cho đây là thái độ đạo đức giả. Chính người Thái là vô địch về xả rác và có thành tích về mức độ tử vong do tai nạn giao thông cao nhất thế giới. (TP)

Xin xem thêm:

LŨ LỢN XỔNG CHUỒNG: BỌN DU KHÁCH TẦU

Đọc xong những điều mà người Hoa làm tại Chiang Mai, người ta thấy bọn heo xổng chuồng chạy sang Việt Nam còn kinh hồn hơn đám du khách đến Chiang Mai rất nhiều. Chúng làm tất cả những gì tàn độc nhất cho nước Việt Nam. Ỉa bậy đái bậy mà đã nhằm nhò gì! Chúng nó đang đầu độc cả dân tộc Việt, tàn phá nền kinh tế, nông nghiệp của người Việt, đưa người vào chiếm đất của nước Việt, chiếm đảo của chúng ta, đối xử tàn ác, khốn nạn, chó má với người Việt, mua người đem về nước chúng bắt làm nô lệ, bắt nạt những người dân đánh cá khốn khổ…

Chứ ngoáy mũi, khạc nhổ, tiểu tiện, đại tiện thì đã ăn thua gì.

Hỡi những người bạn Thái Lan, bọn lợn xổng chuồng quậy phá đất nước của các bạn mà đã ăn thua gì. Hãy nhìn sang nước chúng tôi thì thấy ngay.

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-04-20

ANCT04202014.mp3

sg2-305 

Sài Gòn trước năm 1975. 

File photo

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến ngày đánh dấu cuộc ra đi lớn nhất của những người Việt tị nạn sau biến cố 30/4. Và cũng kể từ thời điểm này, nhiều sáng tác viết về miền đất mẹ của những nhạc sĩ hải ngoại mang âm hưởng bi tráng, trầm buồn pha lẫn những nỗi niềm đau đáu, chất chứa về một tương lai bất định ra đi để trở về hay ra đi là mãi mãi?

Và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi mời quí vị cùng nghe lại một số nhạc phẩm tiêu biểu viết về Sài Gòn của các nhạc sĩ hải ngoại sau năm 1975.

Sài Gòn niềm nhớ không tên

Sài Gòn là chủ đề lớn trong âm nhạc Việt Nam, nhất là sau biến cố 30/4, khi hàng triệu người Việt lưu lạc khắp năm châu bốn bể, khi nỗi nhớ quê nhà càng da diết thì những kìm nén càng dễ tuôn trào, để từ đó có những nhạc phẩm nói lên sự thống thiết, buồn thương về một quá khứ ai cũng từng yêu, từng nhớ. Những ca khúc ghi đậm một quãng đường lịch sử mà chắc hẳn nhiều người Việt xa xứ đều ghi khắc trong tâm khảm, pha chút chạnh lòng, bồi hồi, khắc khoải, tiếc thương như: Khi Xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng, Nắng Paris, Nắng Sài Gòn của Ngô Thụy Miên, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em của Nguyệt Ánh, hay Cho Thành Phố Mất Tên của Phạm Đình Chương và Sài Gòn Sáng Nắng Chiều Mưa, Sài Gòn Vĩnh Biệt Tình Ta của Ngọc Trọng và nhiều series khác viết về Sài Gòn của Phạm Duy hay Trần Chí Phúc… Còn nhiều nhiều lắm những nhạc phẩm để đời, nhưng hình như vang vọng trong ký ức về một khoảng trời xa vắng vẫn là những nỗi nhớ, niềm thương, ray rứt không gọi thành tên:

Nắng bên này buồn lắm anh ơi
Một mình em lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương

Mưa Sài Gòn còn buồn không Em?

nam_loc-250

Nhạc sĩ Nam Lộc trong một lần trình diễn tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt. Screen capture.

Sài Gòn hai mùa mưa nắng, Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở xa vời… những ngày tháng tư, nhớ về Sài Gòn, nhiều người Việt tị nạn hẳn sẽ nhớ về những cơn mưa đến đi bất chợt mỗi chiều hè, nhớ cái nắng hoe vàng trên những con phố nhộn nhịp tiếng còi xe, nhớ những con đường đã đi vào văn thơ, tiểu thuyết: Nguyễn Du, Duy Tân, Lê Lợi… thơ mộng và phồn hoa… nhưng có lẽ hơn cả là nhớ giọng nói của người dân ngọt ngào, mềm mại đến nao lòng.

Với những người Sài Gòn, sẽ rất nhớ nhung khi không còn sống ở Sài Gòn… vẫn biết tương lai tháng ngày còn rất dài nơi đất mới, nhưng lòng vẫn đau đáu, âm ỉ về một quá khứ vàng son. Sau cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, bao người đã ngã xuống trên đất mẹ, bao người đã bỏ mình trên biển cả, bao nhiêu cuộc đời tưởng chừng sẽ là dĩ vãng… nhưng không, chính dòng nhạc viết về Sài Gòn của những nhạc sĩ hải ngoại đã khơi gợi, đã nhắc nhở, đã để cho thế hệ sau biết rằng từng có một trang sử buồn. Và trong dòng nhạc đó, tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt của nhạc sĩ Nam Lộc được xem là đánh dấu cột mốc đầu tiên viết về chủ đề đó.

Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời.

Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời.

Giờ còn đây những kỷ niệm sống trong tôi.

Những nụ cười ngắt trên môi.

Những giọt lệ ôi sầu đắng

Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Viết về Sài Gòn sau ngày 30/4, thường các nhạc sĩ trước hết nói lên chính những suy tâm, hồi tưởng của mình về Sài Gòn, nhưng qua đó các tác phẩm của họ lại đủ sức lay động con tim của những người cùng cảnh ngộ, hầu như những ca từ mà các nhạc sĩ khắc khoải nhớ về cũng chính là những chất chứa mà nhiều người Việt xa xứ, tị nạn muốn thốt lên cho thỏa nỗi niềm, vì thế, những bài hát viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 luôn mang giá trị lan tỏa thật lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Thực sự có sống trong những tháng ngày li loạn ấy mới thấu hiểu được vì sao những nhạc phẩm viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 có giá trị đến như vậy, bởi với những nhạc sĩ như Nam Lộc, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phạm Duy… họ đã kinh qua những giây phút đau thương, được chứng kiến sự sống còn, và thấu hiểu được giá trị thực của sự tự do là thế nào.

Khi quá khứ đã khép lại, cuộc sống của người Việt dù là hải ngoại hay tại quê nhà đều hướng đến tương lai, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.

Vâng, trong những ngày tháng 4, một lần nữa chương trình âm nhạc xin được gửi tới quí vị một chút lắng đọng, một chút hồi tưởng, để tri ân, để nhớ về quá khứ và cũng để vui buồn cùng nhân tình thế thái, thời cuộc hôm nay…

Ca sĩ Hiền Thục

Ca sĩ Hiền Thục

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-04-13

1239842_559469937435480_1283013673_305

Ca sĩ Hiền Thục, ảnh chụp năm 2013.

Courtesy FB Hiền Thục

Cô ca sĩ bé nhỏ với cái tên thật nữ tính Hiền Thục ấy dù tuổi đời mới bước qua 30, nhưng đã đứng trên sân khấu ca nhạc tròn một phần tư thế kỷ. 25 năm thăng trầm với nhiều bước ngoặt, khó khăn chất chồng nhưng dường như những chông gai mà cô nếm trải vẫn không thể hạ gục được nghị lực của người mẹ đơn thân, vì con mà vươn lên tiếp bước. Những biến cố cá nhân khiến cô thành người mẹ đơn thân bất đắc dĩ, cộng dồn việc cha bị tai biến, tiền của dành hết để chữa trị cho ông, tưởng chừng Hiền Thục sẽ gục ngã, thế nhưng không, cô đứng lên làm lại từ đầu với con số 0 tròn trĩnh… và sau hơn 10 năm, giờ đây Hiền Thục thực sự tỏa sáng, cô tỏa sáng vì tài năng, cô tỏa sáng vì nghị lực, cô tỏa sáng vì năng lượng dồi dào và một sự dẻo dai, tươi trẻ, đầy bản lĩnh.

Quãng đường nghệ thuật 25 năm đã đưa Hiền Thục lại gần hơn với khán thính giả ở nhiều thể loại, cô hát rất đa dạng từ pop ballad, trữ tình, nhạc trẻ, quê hương và dân ca… ở thể loại nào cô cũng cố gắng ghi dấu cá nhân bằng những album nhạc hay single riêng của mình, cả thảy, Hiền Thục đã sở hữu khoảng 20 albums CD, DVD với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế huy chương vàng, cup vàng, album vàng, giải bài hát yêu thích, làn sóng xanh… Mặc dù, giới chuyên môn không cho rằng cô hát thiên về kỹ thuật nhưng tình cảm và hồn âm nhạc mà cô cảm nhận và chuyển tải vào bài hát thì được đánh giá rất cao. Mời quí vị cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa Vũ Hoàng và ca sĩ Hiền Thục:

Phù hợp nhiều thể loại nhạc

” Hiền Thục nghĩ rằng bất kỳ ai đã là người nghệ sĩ rồi thì đều giữ phong độ trên sân khấu bởi công việc phục vụ cho khán giả đòi hỏi lúc nào mình cũng phải tươm tất, tươi mới.
-Ca sĩ Hiền Thục”

Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn Hiền Thục đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện hôm nay, Vũ Hoàng được nghe Hiền Thục hát rất rất lâu rồi, hôm nay mới có cơ hội được hỏi chuyện, vì sao Hiền Thục không chọn một loại nhạc để theo đuổi mà lại thích được biến hóa như vậy?

Hiền Thục: Hồi em còn nhỏ, em có được dạy hát rất nhiều thể loại, thầy giáo dạy hát nhạc dân ca, nhạc thiếu nhi, hát giọng Bắc, giọng Nam rất nhiều thể loại, Hiền Thục được nuôi dưỡng trong một môi trường như vậy, và khi càng lớn thì Hiền Thục càng biết cách để làm thế nào để phù hợp với tất cả các thể loại nhạc. Nhưng khi lớn rồi, mình bắt đầu đi hát thì thấy rằng mình đi hát được nhiều thể loại hơn như dân ca mình cũng hát, nhạc trẻ mình cũng hát, nhạc tiền chiến hay thậm chí là một chút xíu nhạc quê hương, hát càng nhiều các thể loại thì khán giả của mình càng nhiều hơn, mình sẽ đến được gần hơn với khán giả, em cho rằng đó là một điều tốt.

487997_575327672516373_63373480_250

Ca sĩ Hiền Thục, ảnh chụp năm 2013. Courtesy FB Hiền Thục.

Vũ Hoàng: Nghe Hiền Thục hát thì thấy rất tự sự trữ tình, nhưng nhìn Hiền Thục thì lại rất trẻ trung, nhí nhảnh, bí quyết nào giúp Hiền Thục có được hình ảnh đó của ngày hôm nay?

Hiền Thục: Dạ, em đi hát từ khi còn 8 tuổi, còn là một em bé thiếu nhi, cho đến nay đã được 25 năm ca hát rồi, với Hiền Thục câu anh nói là một lời khen và Hiền Thục rất cám ơn, nhưng Hiền Thục nghĩ rằng bất kỳ ai đã là người nghệ sĩ rồi thì đều giữ phong độ trên sân khấu bởi công việc phục vụ cho khán giả đòi hỏi lúc nào mình cũng phải tươm tất, tươi mới, đem lại cho khán giả những sản phẩm thật thú vị để khán giả không có thể quên mình.

Vũ Hoàng: Mình rất tò mò vì biết Hiền Thục hát bài Nhật Ký Của Mẹ cực kỳ tuyệt vời và được biết là bé Gia Bảo là động lực để Hiền Thục thực hiền thành công ca khúc này?

Hiền Thục: Gia Bảo là con gái của Hiền Thục, đối với Hiền Thục con gái là tất cả, tất cả những gì mình có. Ban đầu những ngày tháng khó khăn khi mới có con thì thấy chật vật nhưng  Gia Bảo càng ngày lại càng là lẽ sống của mình hơn, nhờ con mình có nhiều động lực để làm việc hơn. Ban đầu em nghĩ rằng nếu mình không có việc để làm, không cố gắng thì con gái mình sẽ không có được cuộc sống tốt. Do đó, mình cố gắng, nhưng dần dần nó mang lại cho mình giống như là thần hộ vệ, một sự may mắn đó! Người ta nói có nhiều điều mình không thể tin được nhưng có khi một đứa con của mình ra đời sẽ mang lại nhiều may mắn cho mình hơn, đứa con gái của em rất mến mẹ, rất tế nhị cho nên là, mình làm điều gì mình cũng nghĩ đến nó, có cái hay là khi mình hát những bài về cha về mẹ về gia đình, trải nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho mình trong việc thể hiện bài hát.

Vũ Hoàng: Được biết là thời gian qua, ngoài thực hiện công việc là ca sĩ, Hiền Thục còn tham gia làm huấn luyện viên chương trình truyền hình thực tế The Voice Kid và The Voice Kid đã rất thành công, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Hiền Thục, Thục có thể chia sẻ đôi chút về việc này?

” Khi mình nhận một bài hát, mình cố gắng thể hiện bài đó thật trọn vẹn, thật là hay, đặt hết tình cảm của mình vào bài hát đó thì em nghĩ đó là thành công riêng của mình.
-Ca sĩ Hiền Thục”

Hiền Thục: Khi nhận lời làm huấn luyện viên của The Voice Kid ban đầu em chỉ nghĩ là bây giờ mình lớn rồi, đây là cơ hội để mình trở lại tuổi thơ của mình, một vé đi về tuổi thơ như vậy là quá hoành tráng, cho nên mình nhận lời làm huấn luyện viên. Ở The Voice Kid mùa đầu, em có cơ hội được nhìn thấy mình từ những lúc còn rất nhỏ, được trải nghiệm hát trên những sân khấu. Bây giờ con nít may mắn hơn nhiều, sân khấu hoành tráng hơn, hiện đại hơn rất nhiều, đó là một cơ duyên, một may mắn và có lẽ đó sẽ là kỷ niệm không bao giờ có thể quên được cho dù là mùa này hay mùa sau thì em cũng sẽ vẫn rất nhớ những gì mình đã trải qua trong Tiếng Hát Việt Nhí mùa đầu tiên.

Vũ Hoàng: Hiền Thục được đánh giá là một ca sĩ thành công, theo Hiền Thục, một ca sĩ Thành Công là người như thế nào?

Hiền Thục: Em nghĩ rằng mỗi một người nghệ sĩ đều có sự thành công riêng của mình, tuy nhiên, với quan niệm của mình thế nào là thành công, thí dụ, ở góc độ của em nhìn thấy nếu mình đã cố gắng thực sự, cố gắng hết sức để làm một điều gì đó, khi mình nhận một bài hát, mình cố gắng thể hiện bài đó thật trọn vẹn, thật là hay, đặt hết tình cảm của mình vào bài hát đó thì em nghĩ đó là thành công riêng của mình. Còn chuyện bài hát đó có được công chúng, khán giả đón nhận hay không thì đó còn tùy vào may mắn. Sự thành công bao gồm nhiều yếu tố như thiên thời, địa lợi, nhân hòa, có khi mình hát bài đó thật hay nhưng khán giả không nghe vừa tai và không thích, thì đối với khán giả bài đó không thành công, nhưng đối với mình nếu đã thể hiện trọn vẹn, đã cố gắng làm hết sức thì đó đã là thành công riêng của mình rồi. Em quan niệm dễ dàng vì em là người dễ hài lòng, những gì mình đã cố gắng hết sức, những gì mình đã làm thật tốt thì kết quả có ra sao thì mình cũng hài lòng với bản thân mình.

Vũ Hoàng: Trước khi chia tay khán thính giả, Hiền Thục có một điều gì gửi tới khán thính giả gần xa không?

Hiền Thục: Hiền Thục cám ơn chương trình của anh đã mang Hiền Thục gần lại hơn với thính giả, không chỉ là những khán giả ở VN mà còn được nói chuyện rộng hơn, phần giao lưu được nhân rộng ra hơn vì là một đài nước ngoài. Hiền Thục cám ơn những gì mà quý khán thính giả đã dành cho mình, không có gì to tát hết, Hiền Thục chỉ mong là quý vị những ai đang nghe Hiền Thục nói, hoặc cả những ai không nghe cũng không sao, Hiền Thục chúc quý vị có một cuộc sống thật thảnh thơi, hạnh phúc, cầu được ước thấy. Bây giờ Hiền Thục thấy cuộc sống của mình tốt vì mình đã có được nhiều những điều mình đã mong ước rồi.

Vũ Hoàng: Cám ơn Hiền Thục rất nhiều và chúc Hiền Thục thành công hơn trên con đường nghệ thuật.

Hiền Thục: Vâng, cám ơn anh.

 

CẢM NGHIỆM NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM TRẠI PHONG

CẢM NGHIỆM NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM TRẠI PHONG

Bồ Câu Trắng

4/1/2014

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên)

Mạn phép nhà thơ Chế Lan Viên khi nói: Có những vùng đất ta không ở nhưng chỉ ghé qua thôi, đi qua thôi nhưng đã đi vào hồn người khiến họ không bao giờ quên được. Cũng thế có những con người tuy chỉ gặp họ một lần nhưng khiến ta nhớ mãi. Đó là những vùng đất chúng tôi đã đến, những con người chúng tôi đã gặp trong những chuyến đi thăm các Trại Phong vào Mùa Chay 2014.

Những chuyến xe vào những ngày Thứ Bẩy của tháng 3 để đi tới những Trại Phong luôn được chúng tôi chờ đợi, mong ngóng. Chị em trong Cộng Đoàn Hàng Bột được tạo điều kiện để trong Mùa Chay, ít nhất mỗi người có một lần được đến Trại Phong. Bốn cuộc hành trình tới các Trại Phong: Quỳnh Lưu-Nghệ An (1/3); Cẩm Thủy –Thanh Hóa (8/3); Văn Môn-Thái Bình, Ba Sao-Hà Nam (15/3); Chí Linh-Hải Dương, Quả Cảm-Bắc Ninh (22/3) đã để lại bao dấu ấn cảm xúc khác nhau trong lòng mỗi người. Mỗi chuyến đi của chúng tôi đều có sự đồng hành của quý Soeur Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột và anh Hòa (một gương mặt rất thân thuộc và đáng mến của những những bệnh nhân phong tại các Trại Phong Miền Bắc).

Đến bất kì Trại Phong nào, ai cũng như ai, chúng tôi đều cố gắng hết sức để các bệnh nhân cảm nhận được niềm vui của trên khuôn mặt mỗi người, qua các vũ điệu ca khúc tràn đầy niềm vui, tình yêu thương, hơn thế là giúp các bệnh nhân cảm nhận được sự gần gũi, tình yêu thương, và sự quan tâm của mọi người với mình. Chúng tôi ra đi nhưng thực sự đó như một cuộc trở về, như những đứa con trở về thăm ông bà, cha mẹ mình bởi thế ai cũng cảm thấy những mảnh đất này sao quen thuộc và những con người sao thân thuộc gần gũi đến lạ. Đến bất kì Trại Phong nào chúng tôi đều được đón tiếp với niềm vui và sự thân thiện… Chúng tôi đến mang theo những phần quà là những thùng mì tôm, những cân giò- Đó món quà của những tấm lòng, là sự quan tâm, và bàn tay yêu thương của biết bao người: Cha Phaolô Tuấn và những tín hữu Công Giáo ở Vùng Bắc Đức nơi cha đảm trách, tại Lincoln bên Mỹ, gia đình Anh Chị Hòa, một nhóm các chị ngoài Công Giáo ở Hà Nội qua bác sĩ Giao và biết bao những ân nhân xa gần khác. Món quà tuy không to lớn nhưng luôn luôn đều đặn mỗi năm, những món quà ấy tuy nhỏ bé nhưng lúc nào làm ấm lòng cho bao bệnh nhân nơi đây- những con người đã từng bị xã hội và cả gia đình của họ xa lánh ruồng bỏ và không thể hòa nhập được với xã hội- để họ luôn cảm thấy mình được yêu thương, quan tâm và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Sau mỗi buổi gặp gỡ tại hội trường chung, giao lưu văn nghệ và phát quà, chúng tôi lần lượt đến thăm phòng từng bệnh nhân, trò chuyện với họ đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh nặng không thể đi đâu được, ngoài việc chỉ quanh quẩn bên chiếc giường nhỏ. Trò chuyện với họ thì thấy mỗi người có một hoàn cảnh riêng: Có người có gia đình, có người chỉ có một mình, có người đã 60 năm mà chưa 1 lần được người thân đến thăm. Tôi không quên hình ảnh ông cụ ở Trại Phong Quả Cảm. Chúng tôi đến khi ông đang ngồi trên giường, lấy chân mò mẫm tìm những viên thuốc đánh rơi trên sàn. Trong căn phòng ẩm thấp, ông ngồi trên giường đôi mắt đục và đỏ ngầu vì không còn nhìn thấy gì nữa, cuộc nói chuyện cũng không liền mạch vì ông nghe không rõ nữa. Thời tiết miền Bắc vào tháng 3 vẫn còn lạnh, chỉ một chiếc áo cánh, thi thoảng ông ngồi bật rét run lên từng cơn. Chúng tôi ngỏ ý nhắc ông mặc áo nhưng ông nói không muốn vì mắt ông lòa tìm được cái áo thì khó khăn và vất vả mà mặc vào cũng chẳng dễ gì, khi tháo ra thì càng khó hơn bởi mắt thì không thấy gì mà tay thì khó mà cầm nắm được vật gì thế nên ông nhất định chịu rét dù chúng tôi nói muốn giúp ông mặc áo. Đôi chân ông cũng chỉ còn một bên. Cuộc trò chuyện chốc lát ám ảnh mãi trong tôi hình ảnh một ông cụ bệnh tật, cô đơn, ốm đau và rét run lên từng đợt, tâm trạng lúc nào cũng băn khoăn, lo lắng một điều gì đó. Có những gia đình bệnh nhân mà người cha già 85 tuổi phải ngồi bón cơm cho người con gái 30 tuổi bị bại não bẩm sinh, ngồi quay mặt vào tường là người vợ già cách đó vài năm đã bị tâm thần. Một bà lão cầm tay chúng tôi mà nhắn nhủ: “Các con cầu nguyện cho bà chóng chết đi để đỡ phiền lụy đến mọi người xung quanh, xấu hổ lắm, để thân già này thoát khỏi những đau đớn…”. Chúng tôi nghẹn ngào “Không, chúng con không dám đâu, Chúa còn muốn bà sống để cầu nguyện cho chúng con và mọi người ..” Bà lại mỉm cười và hẹn chúng tôi đến thăm trong những lần sau.

Mỗi người là một cuộc đời, mỗi số phận khác nhau, những cuộc đời và số phận mang chứa biết bao nước mắt: Nước mắt đau khổ của bệnh tật, nước mắt của sự tự ti mặc cảm, nước mắt cô đơn của tuổi già. Tôi nhớ đến Hàn Mặc Tử chàng thi sĩ đã mắc căn bệnh quái ác ở tuổi còn rất trẻ, mới 24 xuân và những vần thơ đầy mặc cảm, quằn quại và đau đớn của ông. Nhưng đến nơi đây , chúng tôi cũng bắt gặp biết bao những nụ cười vui vẻ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc, được nghe những bài hát yêu đời từ những bệnh nhân và cả các cụ bà. Chúng tôi gặp những con người đầy nghị lực sống, khao khát cố gắng vượt lên hoàn cảnh để tiếp tục lao động chăm sóc gia đình. Chỉ cần nhìn thấy nụ cười trên môi của bất kì ai nơi đây chúng tôi đã cảm thấy một nghị lực sống mạnh mẽ của họ rồi. Trong bệnh tật, những tổn thương về thể xác và tinh thần họ vẫn vươn lên cố gắng sống mỗi ngày.

Chúng tôi thầm cám ơn những bệnh nhân, họ đã trao cho chúng tôi những món quà tinh thần đầy quý giá về nghi lực, khát vọng và tình yêu cuộc sống. Còn chúng tôi – những người không bao giờ cảm nhận được cảm giác bị hắt hủi, xa lánh, sự bất lực thậm chí tuyệt vọng – thì chúng tôi có biết mình đang quá hạnh phúc và biết cố gắng sống cho có hữu ích hơn không.

Đến với những Trại Phong chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những người nữ tu nhỏ nhắn đang âm thầm, tận tình chăm sóc và lo lắng cho bệnh nhân cả về thể xác và tinh thần. Đó là hình ảnh một Giê-su sống động giữa đời mà chúng tôi đang nhìn thấy. Một vẻ đẹp cao cả của sự hi sinh thầm lặng.

Mỗi chuyến đi đều để lại một dư âm khác nhau trong lòng mỗi người. Chúng tôi thầm cám ơn Chúa về những hạnh phúc mà mình đang được sống, cám ơn Chúa vì Chúa đã không bỏ rơi những con người đáng thương và tội nghiệp khi gửi đến cho họ những ân nhân xa gần với tấm lòng quảng đại và tình yêu thương đã và đang luôn giúp đỡ họ về vật chất và hẳn cũng không quên họ trong lời cầu nguyện, khi gửi đến cho họ những con người biết hi sinh thầm lặng để giành lấy những hạnh phúc nhỏ bé của những người bất hạnh. Xin Chúa luôn chúc lành cho những con người quảng đại cho đi ấy và chúc lành cho mọi công việc của họ.

Lạy Chúa, chúng con xin cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa ban trong cuộc sống của chúng con, chúng con xin cám ơn Chúa về những chuyến đi Trại Phong trong Mùa Chay 2014 cho con có được những trải nghiệm về hạnh phúc, hiểu được tình Chúa yêu thương con người thế nào, và Chúa muốn chúng con trở nên những cánh tay nối dài của Chúa thế nào bằng đời sống dâng hiến chúng con lựa chọn. Xin Chúa cho chúng con luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống của chúng con và biết dấn thân trong con đường ơn gọi dâng hiến – một con đường dấn thân theo Chúa mang đến niềm hạnh phúc cho bao người bất hạnh.

Bồ Câu Trắng Hàng Bột

(Hình ảnh: Xuân Hòa

Chuyện tình đẹp nhất ở Australia – Sưu Tầm

Chuyện tình đẹp nhất ở Australia – Sưu Tầm

Turia Pitt bị bỏng nghiêm trọng trong một vụ cháy rừng, những vết bỏng tưởng chừng như có thể giết chết cô. Dù phải tập đi, tập nói, tập cầm nắm mọi thứ trong đau đớn như một em bé sau hàng trăm ca phẫu thuật, cô đã hồi phục một cách đáng kinh ngạc nhờ vào quyết tâm sắt đá của chính mình cũng như tình yêu dịu dàng và sự hỗ trợ không mệt mỏi của người bạn trai, người yêu – anh Michael Hoskin.

Turia Pitt trước khi bị tai nạn.

Biến cố khủng khiếp

Turia và 5 vận động viên khác tham gia một giải chạy việt dã bị mắc kẹt trong một đám cháy quét qua vùng Kimberly thuộc miền Tây nước Úc vào ngày 2/9/2011.
“Tôi nhớ khi mình đang chạy lên một ngọn đồi và nghe tiếng la hét hỏa hoạn. Tôi trèo xuống một đám đất trũng và kéo áo khoác kín người, nhưng nó mau chóng nóng rẫy và tôi bắt đầu nhảy lên cho đỡ bỏng thì khi đó lửa bắt vào người. Tôi nhìn xuống đôi tay đang bốc cháy và chỉ biết sợ hãi kêu cứu”.
Sau khi chờ đợi 4 giờ đồng hồ để được giải cứu, trực thăng đưa Turia đến khoa Bỏng, bệnh viện Hoàng gia của Darwin. Michael Hoskin – bạn trai của Turia – lúc đó đang làm việc ở Sydney đã đón chuyến bay sớm nhất để đến bên cạnh bạn gái.
Khi anh tới nơi, Turia trong suy nghĩ của nhiều người đang nằm chờ chết. Trong tình trạng hôn mê, 64% cơ thể bị bỏng sâu, Turia như bị sưng phồng và gần như không thể nhận ra cô ấy sau nhiều lớp băng bó.
“Ý nghĩ Turia đang nằm chờ chết quá sức chịu đựng của tôi. Tôi cứ tự nói với bản thân mình rằng, cô ấy còn sống, đó là tất cả. Nếu có ai đó, người có thể vượt qua nghịch cảnh như thế này, người đó chính là Turia. Tôi cũng biết rằng cô ấy cần tôi tin tưởng vào điều đó. Tôi phải lạc quan vì cô ấy nhiều nhất có thể và cho cả chính bản thân mình”.

Michael và Turia.

Niềm tin của Michael đã được đền đáp. Sau ca phẫu thuật thập tử nhất sinh, tình hình của Turia dần dần ổn định. Các bác sĩ nói với anh rằng, cô chắc chắn sẽ sống nhưng sẽ là một hành trình dài đầy đau đớn để có được bất kỳ sự hồi phục nào
Turia đã trải qua 18 ca đại phẫu thuật, hàng chục ca cấy ghép da. Cô cũng có hơn 100 tiểu phẫu khác nhau và trải qua hơn 6 tháng liên tục trong bệnh viện và vẫn đang trong giai đoạn phục hồi chức năng.
Cô mất hầu hết các ngón tay, mất mũi và vùng da cấy ghép cô sử dụng trong những lần phẫu thuật thường xuyên đau đớn.

Tình yêu dịu dàng
Trước tai nạn, Turia có một cuộc sống dường như là hoàn hảo. Sau khi tốt nghiệp trung học, Turia bắt đầu học đại học, với sự chăm chỉ của mình cô trở thành học giả Rio Tinto và tốt nghiệp loại giỏi. Cô từng làm người mẫu. Vào thời điểm tai nạn xảy ra, Turia đang là kỹ sư làm việc cho mỏ kim cương Argyle.

Turia sau khi bị bỏng.

“Tôi xinh đẹp, thông minh, có một người yêu tuyệt vời, những người bạn tốt. Tôi có một công việc tốt với mức lương không tồi. Cũng phải mất khá lâu tôi mới biết điều gì thực sự xảy ra với mình. Tôi phải học lại từ đầu để quay về cuộc sống – tập đi, tập nói. Tất cả những điều tôi coi là đương nhiên mình biết thì giờ dường như trở thành những nhiệm vụ bất khả thi. Phải hai năm sau vụ tai nạn, tôi mới đủ tự tin để lộ khuôn mặt và cánh tay trước mọi người. Tôi nhận ra rằng: người ta có thể thất vọng trong chốc lát, nhưng không thể mang đau đớn theo mình mỗi ngày. Cuộc đời có thể chia cho bạn những quân bài xấu, nhưng chơi với chúng như thế nào mới là quan trọng”, cô nói.
Đó là tinh thần không gì dập tắt được vẫn song hành cùng Turia. Và động lực cho sự hồi phục kỳ diệu của Turia chính là mối tình với Michael.
Tình yêu của Michael dành cho người bạn gái của mình rõ mồn một trong từng khoảnh khắc. Từ cách Michael dịu dàng nâng khuôn mặt dày sẹo của Turia trên đôi tay mình, vén những lọn tóc tối màu để nhìn sâu vào đôi mắt mở to, màu xanh lá cây – nơi duy nhất trên khuôn mặt của Turia ngọn lửa đã không thể chạm tới.
Khi anh nói về bạn gái của mình: “Đôi mắt của Turia thật đẹp. Mỗi khi tôi nhìn sâu vào đôi mắt ấy, tôi nhìn thấy cô gái mình yêu thương, cô gái mà sức mạnh, sự kiên cường đã khiến tôi kinh ngạc. Với tôi, cô ấy có nghị lực hiếm thấy của con người”.
Cả khi anh chăm sóc Turia. Michael đã ở bên cạnh Turia trong suốt cuộc chiến sinh tử để giành lại sự sống cho cô sau biến cố khủng khiếp. Anh đọc thơ, đọc tiểu thuyết kinh điển cho cô nghe khi cô hôn mê sâu. Không một phút nào anh nghĩ sẽ từ bỏ tình yêu, sự hỗ trợ và hy sinh dành cho cô gái trẻ đang đối mặt với thách thức khủng khiếp, một bi kịch hằn lên cơ thể cô ấy những vết sẹo nhiều đến mức người quen không còn nhận ra cô ấy là ai.
Không khi nào anh dao động niềm tin rằng họ sẽ ở bên nhau như bao cặp đôi khác. “Cô ấy vẫn là Turia. Cô ấy vẫn là con người. Làn da của cô ấy bị biến dạng những cô ấy vẫn là người con gái mà tôi yêu”.
“Tôi vẫn có những tháng ngày cảm thấy mình xấu xí và cảm giác ấy quật ngã tôi. Nhưng may mắn thay tôi có Michael. Những lời yêu thương dịu dàng của Michael luôn được tôi chờ đợi và chúng như lời thần chú vậy. Anh ấy ở bên cạnh tôi, từng phút một, từng ngày một, giúp đỡ, khuyến khích, khen ngợi. Ngay cả khi trải qua những tháng ngày đen tối nhất trong bệnh viện, tự hỏi “Tại sao lại cứu sống tôi?” thì tôi biết rằng, anh ấy ở đó là vì mình.
Tương lai là đám cưới và những đứa con
Turia chia sẻ: “Tôi yêu cách “chúng tôi không bao giờ cãi vã nhau”. Điều đó không phải để nói rằng, nó thật dễ dàng hoặc chúng tôi không bất đồng lúc này lúc khác nhưng chúng tôi luôn cố gắng để giải quyết mọi việc.

Mọi người nói, chúng tôi có một tình yêu tuyệt vời và tôi nghĩ là họ đúng nhưng đầu tiên và quan trọng nhất nó phải dựa trên một sự thật rằng cả hai là những người bạn. Tất nhiên, chúng tôi yêu nhau. Nhưng tình bạn đã cùng chúng tôi đi qua những ngày gian khó. Michael là người bạn tốt nhất. Tai ương có thể giúp con người đến thật gần nhau hoặc đẩy họ ra xa nhau. Đối với chúng tôi, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết”, cô chia sẻ.
Michael và Turia đã bàn đến đám cưới và nó được đặt trong danh sách những ưu tiên hàng đầu. Hiện tại, họ tập trung vào phục hồi chức năng và giành lại một vài điều bình thường của cuộc sống trước đây.
Gia đình và những đứa trẻ, cả hai đều nằm trong kế hoạch tương lai của họ.
“Tôi có thể tức giận. Nhưng tôi biết rằng, nó chẳng dẫn mình đến bất cứ đâu. Tôi biết nó cũng chẳng thể thay đổi những điều đã xảy ra hoặc trả lại cho cơ thể ban đầu. Nhưng tôi mạnh mẽ hơn mỗi ngày và càng cảm thấy giống Turia của ngày xưa. Tôi có cả một cuộc đời phía trước. Tôi đang sống cuộc đời đó – ngay thời điểm hiện tại này đây – với Michael”, cô khẳng định.

BT: Vương Chi Lan