Vợ chồng gốc Việt bị bắt tội nhốt con tự kỷ trong ‘chuồng’

Vợ chồng gốc Việt bị bắt tội nhốt con tự kỷ trong ‘chuồng’
July 02, 2014

Nguoi-viet.com


Ngọc Lan, và T.A., K.N./Người Việt


ANAHEIM (NV) –
Một cặp vợ chồng gốc Việt bị cảnh sát bắt giữ tại nhà riêng ở Anaheim vào chiều tối Thứ Ba, 1 Tháng Bảy, 2014, sau khi người hàng xóm gọi điện thoại báo cho nhà chức trách hay một cậu bé đang bị giam trong “cái cũi lớn dành cho chó.”

Theo tin từ Sở Cảnh Sát Anaheim, người vợ tên là Tracy Trang Le, 35 tuổi, chồng là Loi Vu, 40 tuổi. Đứa con có liên quan là một cậu bé 11 tuổi bị bệnh tự kỷ, là con lớn của gia đình. Ngoài ra, cặp vợ chồng này còn hai đứa con nhỏ hơn, một trai, một gái.

Người vợ tên Tracy Trang Le, 35 tuổi. (Hình: Sở Cảnh Sát Anaheim cung cấp)

 

Người chồng tên Loi Vu, 40 tuổi. (Hình: Sở Cảnh Sát Anaheim cung cấp)

Trả lời phỏng vấn của Nhật Báo Người Việt vào trưa Thứ Tư, 2 Tháng Bảy, cảnh Sát Bob Dunn, thuộc Sở Cảnh Sát Anaheim, cho biết: “Hai người này đã được thả ra. Tiền tại ngoại là $100,000/người. Hiện họ có về nhà hay ở đâu khác thì không nằm trong thẩm quyền của chúng tôi.”

Trong một thông cáo báo chí, ông Dunn tường thuật: “Lúc 6 giờ 15 phút tối Thứ Ba, cảnh sát cùng Sở Xã Hội Orange County đến dãy nhà 1300 đường Garrett sau khi nhận tin báo có một cậu bé đang bị nhốt trong cái cũi, gần giống như một cái nhà cho thú nuôi.”

Cũng theo thông cáo này, cảnh sát đã gặp những người ở trong nhà, cũng như nhìn thấy một “chuồng chó lớn.” Cái chuồng này có giường nệm bên trong và được đặt trong nhà.

Theo mô tả của tờ Orange County Register, chiếc chuồng này cao 6”, dài 5” và rộng khoảng 3 hoặc 4”, là một không gian đủ rộng để đứng lên được trong đó.

Trở lại bản thông cáo, cảnh sát nói họ tìm gặp cậu bé tự kỷ 11 tuổi, và hai người em của cậu, một gái, một trai. Toàn bộ ba đứa trẻ  hiện được bảo vệ trong khi cảnh sát và các điều tra viên của Sở Xã Hội Anaheim xem xét vụ bạo hành trẻ em này.

Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy cha mẹ của nạn nhân có lẽ đã dùng “chuồng chó” để kiểm soát các hành vi liên quan đến bệnh tự kỷ của con mình.”

Tuy nhiên, cũng theo cảnh sát thì “Nạn nhân vẫn khỏe mạnh và có vẻ được cung cấp các nhu cầu căn bản.”

Ngôi nhà của hai vợ chồng gốc Việt hiện có rất nhiều đài truyền hình bao quanh. Cửa nhà đóng, rèm che kín các cửa sổ. Không thấy dấu hiệu nào cho thấy còn người ở lại trong nhà.

Xe của các đài truyền hình lớn túc trực bên ngoài ngôi nhà của cặp vợ chồng gốc Việt. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Người Việt chiều ngày Thứ Tư, 2 Tháng Bảy, Anh Bart Gomez, một trong những người hàng xóm chạy ra theo dõi vụ việc từ khi xảy ra, cho biết: “Trước giờ tôi vẫn thấy nhà này có gì kỳ kỳ, tôi cũng vẫn rất bất ngờ khi cảnh sát ập vào nhà họ.”

Gomez giải thích: “Tôi ở đây mười mấy năm rồi. Sau này họ dọn đến, tôi thấy đứa trẻ đó phá lắm, nó có gì đó ‘kỳ kỳ’. Bất ngờ là vì tôi không ngờ là họ lại nhốt con vào chuồng chó. Nhà hay mở cửa, tôi cũng thấy cái chuồng này, nhưng tôi không thể nào tưởng tượng ra là họ dùng nó để nhốt con mình.”

Ba thanh niên khác đang đứng cùng anh Gomez cũng bày tỏ sự ngạc nhiên về tin vừa xảy ra.

Một người đàn ông da trắng lớn tuổi không muốn nêu tên đến bắt chuyện với phóng viên Người Việt và cho biết ông ở ngay sau lưng nhà của cặp vợ chồng này. “Họ ở đây cũng lâu lắm rồi. Họ sống rất lặng lẽ, không giao tiếp với ai vì họ không biết tiếng Anh, chỉ có ra vào thì nói ‘Hello’, ‘How are you’ thôi.”

Trả lời câu hỏi của Người Việt “Ông nghĩ gì khi biết câu chuyện này”, người đàn ông này nói, “Là một người có con có cháu, tôi rất cảm thông với họ. Phải làm như thế nào đây khi đó là một đứa trẻ bị bệnh, phá phách, hung hăng? Tôi rất thấu hiểu điều đó. Nhưng dĩ nhiên vẫn cần phải tìm hiểu thêm những gì xảy ra bên trong.”

Cũng theo người đàn ông này thì ông “đã nhiều lần trông thấy cậu bé này chơi ở sân sau nhà. Nhìn nó cũng khỏe mạnh, bình thường.”

“Không biết câu chuyện này sẽ đi đến đâu, tôi cứ thấy xe báo đài đến rồi đi rồi đến cả ngày.” Ông nói.

Theo lời chỉ dẫn của những người chung quanh, phóng viên Người Việt tìm đến nhà ông Trần Trung Nhơn, một người gốc Việt sống cách đó vài căn. Ông Nhơn hoàn toàn không hề hay biết gì về tin này, mặc dù rất nhiều xe của các đài truyền hình Mỹ và Hispanic đang đậu quanh đó, cùng một số người hàng xóm không phải gốc Việt lân la kéo đến nhìn ngó, bàn tán.

Ông Nhơn bày tỏ: “Tôi không hề hay biết chuyện bị bắt giữ này. Gia đình họ dọn tới đây khoảng mười năm trước. Tôi tuy không thân quen nhưng có biết, từng thấy vợ chồng họ, và biết họ cũng là người Việt.”

“Nếu con họ có hoàn cảnh như vậy thì cần được giúp đỡ chứ sao lại bắt.” Ông Nhơn xót xa. Tuy nhiên, theo ông Nhơn, “ở Mỹ, mình không thể dùng sự thông cảm để giải quyết được. Ở đây thì phải nuôi con theo luật ở đây. Dù gì thì tôi nghĩ mình phải tìm hiểu coi sự việc thực sự là thế nào.”

Viên cảnh sát Bob Dunn cho rằng “cha mẹ nạn nhân có thể sẽ bị kết án tù vì tội đe dọa trẻ em” và “sự vụ vẫn còn trong quá trình điều tra.”

Sở Cảnh Sát Anaheim chưa thể khẳng định rằng cậu bé này bị giam giữ bao lâu trong cái chuồng dành cho thú nuôi này.

Cả hai vợ chồng này đều không nói được tiếng Anh nên cần có người thông dịch.

Theo những người sống ở đây, khu vực này không có nhiều người Việt Nam, nhưng cũng khá đa dạng về các chủng tộc sắc dân.

Liên lạc: Ngoclan@Nguoi-viet.com

 

KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO : MÙA WORLD CUP TẠI NAM MỸ 2014

KỂ CHUYỆN TRUYỀN GIÁO : MÙA WORLD CUP TẠI NAM MỸ 2014

Lm. Anton Trần Xuân Sang, SVD.

Thế là mùa World Cup đã đi qua đúng 15 ngày và vừa kết thúc vòng I với kết quả thật bất ngờ vì phần lớn các đội bóng mạnh Âu châu như Tây Ban Nha, Anh, Italia, Bồ Đào Nha… đều phải xách va-li về nước sớm trong tiếc nuối, và có lẽ những người thua đậm nhất trong mùa này là những người cá độ bóng đá. Trong 16 đội được đi tiếp vòng II thì có đến 8 đội của châu Mỹ nhưng 7 đội bóng thuộc Châu Mỹ La-tinh là Brazil, Argentina, Colombia, Uruguay, Chile, Mejico và Costa Rica. Nói như thế để chứng tỏ rằng tuy là giải bóng đá thế giới nhưng các châu lục khác dù dân số đông như Trung Quốc, Ấn độ hay các quốc gia giàu có và văn minh như các nước châu Âu cũng không thể qua mặt được các anh chàng da đỏ thuộc châu Mỹ La-tinh, và nhất là Nam Mỹ.

Hình như bóng đá đã ăn vào máu người dân châu Mỹ La-tinh nên đối với họ dù là dân Công Giáo chiếm đa số (tính bình quân thì người Nam Mỹ có khoảng 85% người Công Giáo) nhưng họ mê bóng đá hơn tôn giáo và bóng đá được xem là thứ tôn giáo mới của họ. Họ có thể bỏ tiền và công việc để đi xem bóng đá mà không hề hối tiếc nhưng chuyện thực hành nghĩa vụ tôn giáo thì là một chuyện chẳng đặng đừng.

Trong hơn hai tuần vừa qua tính từ ngày khai mạc, người dân Nam Mỹ đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của và giờ giấc để xem các trận bóng đá và nhiều người đã bỏ cả công ăn việc làm để dán mắt vào các trận đấu mỗi ngày từ 3 đến 4 trận. Có lẽ người thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ, là những người mẹ, người vợ vì trong khi những ông chồng và mấy đứa con xem bóng đá quên cả giờ giấc thì họ vẫn phải làm việc và lo mỗi ngày 3 bữa ăn. Những người ham mê bóng đá ấy lại thêm cái tật là vừa xem, vừa ăn nhậu, vừa cá độ nên xảy ra những chuyện lục đục trong gia đình và đã có những điều đáng tiếc xảy ra. Những vụ trộm cắp, giết người, cướp của cũng đã xảy ra trong mùa World Cup này thật thương tâm do nguyên nhân là thua độ bóng đá hay do nhiều nguyên nhân khác nữa cũng liên quan đến việc xem bóng đá.

Hôm 17/6 vừa qua tại cộng đoàn nơi chúng tôi phụ trách lại xảy ra một vụ án mạng thật thương tâm. Một người mẹ trẻ trên đường về nhà từ công ty cấp thoát nước khi trời vừa chập tối khoảng hơn 18h.00, chỉ cách nhà vài chục mét thì bị 2 tên cướp đi Mô-tô chặn lại và đâm tới tấp rồi cướp đi chiếc điện thoại và túi xách của chị ta vì chị đi bộ. Người mẹ đơn côi này đã chết tại chỗ và để lại đứa con thơ 5 tuổi thật tội nghiệp. Chiều ngày hôm sau chúng tôi cử hành nghi thức an táng cho chị trong tiếc thương vì mới hôm qua chị còn nói cười vui vẻ nhưng nay trở thành người thiên cổ vì luật Paraguay chỉ cho phép để xác người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

World Cup 2014 đang đến hồi căng thẳng và đây là cơ hội cho những kẻ nghiện ngập, cướp giật và tội phạm tung hoành. Chỉ thương cho những người vô tội tự nhiên trờ thành nạn nhân bất đắc dĩ không biết mình bị tấn công bất kỳ lúc nào.

Mấy ngày nay người dân ở đây tổ chức cuộc tuần hành hòa bình để yêu cầu chính quyền bảo vệ sự bình an cho người dân vô tội. Xin Chúa thương đón nhận linh hồn người mẹ trẻ vừa mới qua đời và xin cho đất nước nhỏ bé này được bình an và bớt đi những cái chết đáng tiếc.

Thật tình mà nói, bóng đá chẳng có tội tình gì và những người hâm mộ bóng đá cũng không có gì là xấu xa vì ngay cả Đức Giáo Hoàng đương kim từng là một cổ động viên nhiệt thành của câu lạc bộ San Lorenzo khi ngài còn ở Argentina. Chính bản thân chúng tôi cũng là fan hâm mộ của đội tuyển Manchester United, Anh quốc nhưng không phải là người quá cuồng nhiệt để rồi mất ăn, mất ngủ vì bóng đá và quên đi nhiệm vụ. Người ta thường nói bất cập hay thái quá đều không tốt nhưng cần phải chừng mực và điều độ trong các hoạt động và giải trí của mình thì có thể giữ được thăng bằng trong cuộc sống. Chúng tôi có đứa em ruột nghiện thuốc, nghiện rượu từ lúc 15 tuổi rồi từ đó sinh ra nhiều tật xấu và đến giờ đã ngoài 30 mà không thể nào thay đổi được. Bản thân chúng tôi cũng rất buồn vì trong gia đình mình có người như vậy và đôi khi thầm trách Chúa là tại sao Ngài không nhậm lời cầu khẩn của người Mẹ quá cố và ngay bản thân chúng tôi đã liên lĩ cầu nguyện cho đứa em ngỗ nghịch này. Nhưng ngẫm nghĩ lại chúng tôi thấy hình như Chúa muốn thử thách lòng tin và sự kiên nhẫn của chúng tôi đến đâu vì nếu trong gia đình mình tất cả đều hoàn hảo thì dễ sinh ra kiêu căng và an phận. Chính bản thân chúng tôi nhận thấy mình tội lỗi, nhiều thành viên trong gia đình chúng tôi cũng trong tình trạng bất toàn nên đây là cơ hội để chúng tôi mỗi ngày phải phấn đấu nhiều hơn trong việc thánh hóa bản thân vì trong một cuộc chiến mà không có thương vong thì cuộc chiến chẳng vinh quang gì mấy.

Chủng viện và các cộng đoàn nơi chúng tôi đang phụ trách mấy tuần qua cũng sôi nổi bàn tán về các trận bóng đá vì các em tu sinh đến từ các nước Ecuador, Argentina, Brazil, Mejico, Colombia, Chile, Bolivia và Paraguay xem bóng đá và cổ động khá cuồng nhiệt cho các đội bóng quốc gia của mình. Là những nhà huấn luyện Á châu nhưng chúng tôi cũng phải nhập gia tùy tục và để các em xem một số trận tiêu biểu vì cấm cản các em không phải là điều hay ho và bị cho là thiếu hội nhập. Các giáo dân cũng đi lễ thưa thớt vì các trận bóng hấp dẫn đều rơi vào những ngày cuối tuần. Thời tiết mấy ngày nay lại bị mưa bão và hệ thống thoát nước cũng như đường xá ở Paraguay không mấy ngon lành nên đâu đâu cũng bị ngập lụt và nhiều người phải di dời trong cảnh màn trời, chiếu đất. Chỉ có những gia đình giàu có mới được yên phận trong khi những gia đình nghèo thì lại càng te tua hơn. Nhìn những con đường nhà quê bị ngập lún đến nỗi xe đò cũng không thể qua được mà thấy chạnh lòng cho những dân nghèo vừa thiếu thốn tinh thần lẫn vật chất.

Mấy ngày qua trong những giờ rãnh rỗi, chúng tôi có vào Internet để xem một Show tiếng Việt của VTV6 với chương trình “Người Giấu Mặt 2013” do một người bạn gởi đường link. Tuy không được xem trọn chương trình vì thời giờ bị động, chúng tôi nhận thấy đây là một chương trình khá hay để chuyển tải những thông điệp cho giởi trẻ trong việc sống và làm việc chung. Phần thưởng của chương trình này nghe nói là một ngôi nhà trị giá khoảng 2 tỉ đồng tiền Việt Nam, một phần thưởng khá lớn nhưng không phải dễ để nhận được giải thưởng này vì trước khi bước vào “Ngôi Nhà Chung” này thì nghe nói hơn cả ngàn thí sinh thuộc thuộc Ba Miền của đất nước phải qua vòng sơ khảo và chỉ chọn được 12 người xứng đáng để bước vào “Ngôi Nhà Chung” để sống trong vòng 65 ngày cách biệt với thế giới bên ngoài với sự giám sát và hướng dẫn của một nhân vật được gọi là “Người Giấu Mặt”. Cứ tưởng tượng xem trong 12 người sống trong “Ngôi Nhà Chung” ấy gồm 6 nam và 6 nữ thuộc thế hệ 8x và 9x, tuổi đời trẻ nhất là 21 và lớn nhất là 30 rất xinh xắn với nghề nghiệp ngon lành lại phải sống trong điều kiện không điện thoại, không Internet dù “Ngôi Nhà Chung” rất đẹp nhưng lại hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài và mỗi cử chỉ, lời nói, cảm xúc đều “bị” Ca-ma-ra và “Người Giấu Mặt” theo dõi từng chi tiết. Các thí sinh ấy đều là người Việt Nam, tuy chỉ có một em là Việt kiều nhưng cá tính, giọng nói, suy nghĩ lại hoàn toàn khác nhau thì không mấy dễ dàng hội nhập. 65 ngày so với đời tu thì chẳng là gì vì đã có rất nhiều linh mục, tu sĩ đã sống đến 70 năm trong đời tu, nhưng đối với các bạn trẻ thế hệ 8, 9x thì đây là một thời gian khá dài dù các em biết rằng sau 65 ngày ấy các em sẽ nhận được một phần thưởng quí giá. Chúng tôi rất thích chương trình này trong cách giải quyết các vấn đề khi nhân vật được cho là “Người Giấu Mặt” không hề ép buộc và ra lệnh những thí sinh ‘phải’ làm điều này hay điều kia để giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nhưng chỉ đưa ra những lời hướng dẫn và để chính các thí sinh tự chọn những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề trong đời sống chung.

Gần 6 năm trong tư cách là nhà huấn luyện các linh mục truyền giáo tương lai ở một đất nước và văn hóa xa lạ đã giúp chúng tôi khám phá ra nhiều điều mới lạ dù công việc “trồng người” không mấy dễ dàng chút nào. Ở bên này những nhà đào tạo là những người đồng hành và hướng dẫn những người được đào tạo và để các em tự giải quyết vấn đề vì chính các em sau này sẽ là những người thay thế chúng tôi và có thể làm bề trên chúng tôi nữa, nên không có khoảng cách giữa người đào tạo và người thụ huấn.

Tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su và hôm nay là ngày cao điềm để tôn kính Thánh Tâm Chúa. Xin Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng uốn lòng trí chúng con nên giống như Chúa. Xin loại bỏ sự kiêu căng, hiểm độc khỏi lòng trí chúng con và thay vào đó là sự hiền lành và khiêm nhường của Chúa để qua đó chúng con biết yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương người thân cận như chính mình. Amen.

Paraguay, 27/6/2014 – Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su,

Lm. Anton Trần Xuân Sang, SVD.

Người gốc Việt làm toàn quyền Nam Úc

Người gốc Việt làm toàn quyền Nam Úc

Thứ năm, 26 tháng 6, 2014

Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang.

Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.

Ông Lê Văn Hiếu sẽ lên thay Chuẩn Đô đốc Kevin Scarce vào tháng Chín, thủ hiến Jay Weatherhill của bang Nam Úc thông báo.

Thủ hiến Weatherhill cho biết ông Hiếu sẽ là vị toàn quyền thứ 35 của tiểu bang này và là di dân châu Á đầu tiên đảm nhận cương vị này.

Ông Hiếu hiện là phó toàn quyền tiểu bang – một vị trí mà ông đã nắm giữ từ năm 2007.

Ông đến Úc hồi năm 1977. Ông nói với các phóng viên rằng ông cảm thấy khiêm nhường và vinh hạnh

“Tôi đặt chân đến Úc 36 năm trước khi còn là một ‘thuyền nhân’ còn trẻ. Khi đó tôi không có gì trong tay ngoài một chiếc va li vô hình chất đầy những ước mơ,” ông nói.

“Đó là giấc mơ được sống ở một xứ sở yên bình, an lành và tự do và sống một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa.”

“Nhưng được ban cho vinh dự lớn nhất đời và đặc ân được giữ chức toàn quyền chắc chắn là điều mà trong giấc mơ hoang đường nhất tôi cũng không dám nghĩ đến,” ông nói thêm.

Ông nói vai trò mới này của ông đặt ông vào vị trí phù hợp để có thể nói về tình hình người tỵ nạn của Úc.

Dân Việt ‘nghèo mà chơi sang’

Dân Việt ‘nghèo mà chơi sang’

Nguoi-viet.com

VIỆT NAM (NV) Dân Việt “nghèo mà chơi sang,” theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Báo mạng Trí Thức Trẻ trích dẫn kết quả cuộc khảo sát trên trang web của Maritime Bank cho rằng, người Việt Nam có khuynh hướng “thể hiện bản thân,” qua việc mua sắm các vật dụng cá nhân và phương tiện đi lại đắt tiền.


Một cửa hàng bán đồ hiệu Chanel tại khu vực trung tâm Sài Gòn. (Hình: Getty Images)

Cuộc khảo sát này cũng nói rằng, chỉ có 12.24% số người được hỏi ý kiến nói “đợi đủ tiền mới mua sắm một món hàng có giá trị tương đối lớn.” Số người còn lại thì cho biết, hoặc vay ngân hàng, hoặc vay của bạn bè, người thân để mua cho được món hàng đang chuộng.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên viên kinh tế tại Sài Gòn, cuộc khảo sát trên cho thấy tâm lý thích hưởng thụ ở người dân Việt Nam rất mạnh. Ông Hiếu nói rằng, gần 90% người dân Việt không muốn chờ đợi để dành đủ tiền, mà sẵn sàng “vung tay quá trán” khi quyết định mua sắm một vật dụng cần thiết hoặc một chiếc xe làm phương tiện đi lại. Ða số này, cuối cùng thường tìm đến các công ty tài chính để xin vay, với điều kiện tương đối dễ dàng so với các ngân hàng thương mại.

Ông Hiếu cũng cảnh cáo rằng, các hợp đồng vay tiền được soạn thảo theo khuynh hướng có lợi cho công ty tài chính. Còn khách hàng thì có vẻ như không nhận biết gánh nặng nợ nần, cho tới khi bị thúc trả nợ, mới bật ngửa ra. Theo ông, người vay tiền cứ nhắm mắt ký tên bừa cốt sớm được nhận tiền, chẳng khác người tự “đeo gông vào cổ,” và tự làm khổ mình suốt đời.

Ông Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo người dân Việt nên cần biết “kềm chế sự ham muốn” trước các cuộc mời gọi của đại diện các công ty tài chính. Ông nói rằng, chỉ khi thật sự cần kíp, và không còn sự lựa chọn nào khác thì mới đi vay tiền cho nhu cầu mua sắm cá nhân. (PL)

 

Hoa hậu Việt bị 3 năm tù tội trồng cần sa

Hoa hậu Việt bị 3 năm tù tội trồng cần sa
June 21, 2014

Nguoi-viet.com

BOTHELL, Washington (NV) – Một hoa hậu người Việt ở tiểu bang Washington vừa bị tuyên án ba năm tù vì tội trồng và phân phối cần sa, theo báo mạng seattlepi.com, dựa trên hồ sơ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Đó là cô Trish Trâm Bùi, còn có tên Bùi Nguyễn Thị Trâm, 28 tuổi, cư dân thành phố Bothell, Washington, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012 (Mrs. Vietnam Global 2012).

Trish Trâm Bùi, Hoa Hậu Phu Nhân Việt Nam Toàn Cầu 2012. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Cô bị tố cáo cùng chồng, tên Keith K. Lý, một bác sĩ về nắn xương, trồng cần sa tại ba căn nhà ở khu vực ngoại ô phía Bắc Seattle.

Cả hai bị truy tố hồi Tháng Bảy, 2012, và cô vừa bị toà liên bang tuyên án hôm Thứ Sáu. Riêng người chồng sẽ bị xử sau.

Trish Trâm Bùi đăng quang hoa hậu phu nhân do MFC Media (Media Film Company) tổ chức tại Pala Casino Spa & Resort ở San Diego, California, ngày Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Một, 2012.

Tuy nhiên, vì đang mang thai, cựu hoa hậu người Việt được Chánh Án John Coughenour cho phép trình diện nhà tù liên bang vào Tháng Hai năm tới, một tháng sau khi sanh con.

Theo hồ sơ, công tố viên Sarah Vogel viết rằng vụ trồng cần sa này sử dụng điện một cách gián tiếp, để tránh bị công ty điện lực để ý.

Luật Sư David Gehrke, đại diện cho cô Trâm, mô tả đây chỉ là một trường hợp “trồng cần sa kiểu bắt chước.”

Hồi Tháng Hai, 2012, trong lúc lái chiếc Mercedes 2005, cô Trâm bị cảnh sát chặn lại và phát hiện một pound cần sa giấu sau ghế tài xế, cùng với $8,900 tiền mặt. Hai vợ chồng cô và đồng phạm Langhak Eung nói với cảnh sát là họ mang cần sa cho người bị bệnh sử dụng.

Sau đó, cơ quan bài trừ ma tuý King County bắt đầu theo dõi hai vợ chồng nghi can, và phát hiện hệ thống trồng cần sa trong nhà.

Tháng Năm, 2012, cảnh sát bắt được 700 cây cần sa trồng trong một căn nhà ở Renton, sau một vụ cháy vì bị chập dây điện.

Cảnh sát cũng bắt được tổng cộng 1,189 cây và 29 pound cần sa trong một căn nhà ở Shoreline, do cô Trâm làm chủ, và tại một căn nhà khác ở Marysville, theo công tố viên Sarah Vogel.

Cần sa trồng trong nhà do cô Trish Trâm Bùi làm chủ. (Hình: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)

Cũng theo hồ sơ toà, cô Trâm đến Hoa Kỳ bằng diện hôn nhân, nhưng ly dị người chồng trước khi có quốc tịch.

Sau đó, cô làm việc tại các sòng bài, làm người mẫu, thi hoa hậu, và bán một số lượng lớn cần sa.

Căn nhà ở Renton, Washington, một trong ba nơi trồng cần sa. (Hình: Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ)

Nghi can hiện trong tình trạng có thể bị trục xuất, vì thế, rất khó được hưởng chương trình quản chế tại gia đối với tù nhân có con nhỏ, chỉ dành cho công dân Mỹ, và có thể phải nuôi con ở trong tù. (Đ.D.)

Tự thiêu ở Mỹ để ‘phản đối giàn khoan’?

Tự thiêu ở Mỹ để ‘phản đối giàn khoan’?

Thứ hai, 23 tháng 6, 2014

Biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ (hình minh họa)

Tin cho hay một người gốc Việt ở bang Florida, Mỹ, hiện đang trong tình trạng nguy kịch sau khi tự thiêu, để lại thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc.

Báo Bradenton Herald ở quận Manatee, tiểu bang Florida, hôm 21/6 đăng Bấm bài tường thuật vụ một người đàn ông 71 tuổi tự thiêu bất thành vào một hôm trước đó.

Tờ báo này dẫn lời giới chức địa phương nói người đàn ông không nêu danh tính đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu.

Một cặp vợ chồng đi ngang qua đó thấy ông này nằm trên cỏ, người bốc cháy và bên cạnh là một can xăng. Họ đã dập lửa cứu người đàn ông, trong khi ông ta được nói đã kêu gào: “Tôi muốn chết, hãy để cho tôi chết”.

Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.

Cảnh sát cho hay ông đã để lại trên bảng chỉ đường vào trung tâm cộng đồng Silver Lake hai tờ giấy “có viết tiếng nước ngoài”.

Hình chụp một tờ đăng trên Bradenton Herald cho thấy đây là tiếng Việt, được viết bằng tay với nội dung: “Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng”, đi kèm chữ ký.

Hiện chưa rõ đây có phải lý do chính khiến người đàn ông tự thiêu hay không.

‘Phật tử tự thiêu’

Cách đây một tháng, một nữ Phật tử tại TP HCM cũng đã tự thiêu với một số biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được phép hoạt động ở trong nước, đã châm lửa tự thiêu ngay trước Dinh Thống nhất ở trung tâm thành phố ngày 23/5.

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 được báo Thanh Niên dẫn lời nói sau đó rằng “theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

Xin xem thêm:

Một người Việt ở Mỹ tự thiêu phản đối giàn khoan của TQ ở Biển Đông(VOA)

Cách đây một tháng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau khi tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để đòi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.

Cách đây một tháng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau khi tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để đòi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.

Xin xem thêm:

Florida: Cụ ông gốc Việt tự thiêu phản đối giàn khoan Trung Quốc (Nguoi-viet.com)

Hiểu lầm chính sách, vị thành niên Trung Mỹ ào ạt vượt biên vào Mỹ

Hiểu lầm chính sách, vị thành niên Trung Mỹ ào ạt vượt biên vào Mỹ
June 14, 2014

Nguoi-viet.com

WASHINGTON (Washington Post) Hiện đang ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự tăng vọt hàng chục ngàn trẻ vị thành niên từ vùng Trung Mỹ vượt biên giới Mexico để vào Texas đang xảy ra phần lớn vì cho rằng sẽ được ở lại Mỹ theo chính sách mới về di trú của Tổng Thống Obama.



Một sĩ quan tuần tra biên giới khám một di dân bất hợp pháp tại biên giới Mexico và Texas. (Hình: Scott Olson/Getty Images)

Các giới chức chính quyền liên bang Mỹ, khi trước đã hoàn toàn bác bỏ các báo cáo này, nay phải có phản ứng bằng cách cảnh cáo giới cha mẹ ở các quốc gia khác đừng gửi con cái vượt biên bất hợp pháp, trong khi giới hữu trách đang hết sức vất vả để nuôi giữ hàng chục ngàn trẻ hiện đã ở Texas.

“Những người vượt biên giới trái phép, ngay cả trẻ em, sẽ không được vào quốc tịch,” Bộ Trưởng Nội An Jeh Johnson tuyên bố tuần này. “Những người bị chặn bắt ở biên giới Mỹ sẽ có ưu tiên trục xuất… bất kể là hạn tuổi nào.”

Cuộc khủng hoảng về di trú hiện nay là một vấn nạn chính trị mới cho Tổng Thống Barack Obama và là cơ hội để phía Cộng Hòa chỉ trích dự luật cải tổ di trú ông muốn thông qua.

Phía chính phủ Obama từng giải thích rằng sự tăng vọt trong số trẻ tràn vào Mỹ là do tình hình bạo động băng đảng ở Guatemala, Honduras và El Salvador. Số trẻ vị thành niên bị chặn bắt trong chín tháng qua chỉ riêng từ ba quốc gia này đã lên tới 34,611 người, tăng 31.5 lần so với cả năm 2012.

Năm 2012 là năm ông Obama lần đầu tuyên bố sẽ không trục xuất trẻ di dân bất hợp pháp từng được cha mẹ mang theo vào Mỹ trước năm 2007.

Một văn thư nội bộ của cơ quan Biên Phòng Mỹ hồi tháng qua ước lượng rằng khoảng 90,000 trẻ sẽ bị chặn bắt năm nay và tăng lên 142,000 trong năm tới.

Không chỉ phía Cộng Hòa, ngay cả nữ Nghị Sĩ Dianne Feinstein, Dân Chủ, tiểu bang California cũng cho hay rằng nhân viên văn phòng bà có được bằng cớ cho thấy gia đình các trẻ nhỏ được thành phần đưa người vượt biên bất hợp pháp hứa hẹn chúng sẽ không bị trả về vì đây là chính sách mới của chính phủ Obama. (V.Giang)

 

KẺ THÙ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

KẺ THÙ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

(Bài do một trí thức Trung Quốc viết)

Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.

Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương – thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: “Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa”. Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn.

Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận.

Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!

Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn “chối tai”, có một người đứng dậy nói: “Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?”. Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: “Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!” Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: “Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!” Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: “Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!”

Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú

Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace và Lorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao.

Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế?

Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?

Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên:

“Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi! Đi học bài đi!”

Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: “Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử”. Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào?

Người ta thường nói: “Mình nắm tương lai mình trong tay mình”. Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác.

Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa.

Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: “Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu”. Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí.

Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì ? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn.

Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn?

Nguyên do vì sao?

Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh.

Có người sẽ bảo: “Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!”. Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng “Quần ma” (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: “Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?” Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta.

Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ!

Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: “Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!” (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: “Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?” Cô ta đáp: “Làm sao nổi!”

Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn.

Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: ” Chúng tôi đang thì thầm với nhau”.

Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế?

Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau.

Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch.

Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20.

Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư.

Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi – nơi không cần quan hệ với người khác – thì lại có thể phát triển tốt.

Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau.

Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: “Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!” Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng.

Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau.

Ở Trung Quốc có câu: “Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống”. Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết.

Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học – anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước… –

Ngày hôm sau tôi bảo:

“Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!”. Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: “Anh đưa tôi đi một lát nhé!”. Anh ta bảo: “Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!”.

Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng.

Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau.

Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa.

Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: “Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?”. Người kia bảo: “Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?”

Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.

Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói “người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù”. Điều này phải chia làm hai phần:

Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ “Tứ nhân bang” (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi.

Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: “Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau”, nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử.

Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền.

Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: “Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!”

Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ.

Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: “Chết cũng không chịu nhận lỗi”. Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: “Việc này tôi đã sai lầm rồi!” Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng.

Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: “Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!” Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.

Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: “Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm” (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương.

Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: “Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!”. Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu?

Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa.

Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v…Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét.

Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu “Em yêu, em cưng” [Bá Dương dùng chữ “đường mật” và “ta linh” để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là “kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc” (sát thiên đao đích).

Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: “Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?”

Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: “Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!”. Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là “Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!” Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời.

Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: “Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!” Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu.

Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi.

Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi.

Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?

Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.

Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: “Bỏ qua cho rồi!”

Mấy chữ “bỏ qua cho rồi” này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn.

Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi.

Xem thêm: soha.vn

CÁC LINH HỒN LINH THIÊNG

CÁC LINH HỒN LINH THIÊNG

Kim Hà

Sáng ngày 29/5/2014 vào ngày lễ Thăng Thiên, tôi được nghe hai cảm nghiệm của các anh chị em trong Huynh Đoàn Đa Minh kể. Vừa nghe mà tôi nổi da gà vì lời cầu bầu của các linh hồn ở luyện ngục thật là linh thiêng.

-Cảm nghiệm thứ nhất:

Cách đây ít lâu có một cô gái trong Huynh Đoàn của chúng tôi lái xe ra công viên Mile Square Park để dắt chó đi bộ. Khi cô vừa mở cửa xe thì con chó nhỏ vội chạy ra khỏi xe. Cô hốt hoảng sợ mất chó nên vội vàng đuổi theo con chó nhỏ mà quên rằng mình chưa khoá cửa xe hơi. Khi cô trở lại xe thì cái bóp của cô bị kẻ gian ăn cắp mất. Tuy trong bóp ấy chỉ có 80 đô la nhưng cô mất hết giấy tờ quan trọng và các thẻ tín dụng (credit cards).

Suốt trong mấy tuần cô gái buồn bã và cầu nguyện xin các linh hồn giúp đỡ cho cô tìm ra cái bóp.

Ngày 28/5/2014, cô nhận được một gói đồ gửi qua bưu điện về địa chỉ nhà của cô. Trong gói đồ là cái bóp của cô, tờ 100 đô la và một lá thư viết nguyệch ngoạc bằng tiếng Việt với nhiều lỗi chính tả, nội dung như sau:

“Tôi là một kẻ nghiện cần sa ma tuý và đã bỏ đạo Công giáo hơn 20 năm. Tôi lấy cái bóp của cô nhưng ban đêm, các linh hồn hiện về bắt tôi phải trả lại cái bóp cho cô. Mẹ tôi chết đã lâu nhưng bà cũng hiện về bắt tôi phải tìm cách trả cái bóp cho cô. Tôi sợ quá nên gửi trả lại cho cô số tiền nhiều hơn số tiền mà tôi đã lấy của cô. Đây là số tiền 100 đô la. Bây giờ tôi rất tin là có Chúa và có các linh hồn luôn giúp đỡ người ta. Tôi quyết định trở về với Chúa. Xin cô cầu nguyện cho tôi. “

-Cảm nghiệm thứ hai:

Một ông trưởng ca đoàn trồng rau ngót (bồ ngót) để bán. Thế mà một buổi tối nọ có kẻ tinh quái đã nhổ sạch hơn 40 cây bồ ngót của nhà ông. Ông buồn quá và bắt đầu cầu nguyện xin các linh hồn giúp đỡ ông để kẻ cắp trả lại các cây rau bồ ngót cho ông.

Ít ngày sau, kẻ cắp trả lại các gốc cây bồ ngót và viết thư xin lỗi ông. Nội dung thư cũng nói rằng:

“Tôi đã bị các linh hồn hiện ra ban đêm và bắt tôi trả lại cho ông những gì thuộc về ông. Tôi xin lỗi ông.”

Xin các linh hồn cầu bầu cho chúng con và nhất là cho những ai luôn cầu nguyện và xin Thánh lễ cầu nguyện cho các ngài. Xin giúp đỡ chúng con tìm lại những của  đã mất. Chúng con xin hậu tạ bằng các Thánh lễ cầu nguyện cho các ngài. Amen.

Kim Hà
29/5/2014

BỐN “CHUYỆN LẠ” Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm

BỐN “CHUYỆN LẠ” Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm

1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

2./ “No noise” – không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3./ Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4./ Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
(Sưu tầm)

Tâm sự của một VK đã sống trên đất Nhật…(Huỳnh Vũ)

Tâm sự của một VK đã sống trên đất Nhật…(Huỳnh Vũ)

Huynh Vu

Người Việt trên TV Nhật.

Anh Khuê kính,

Xin cám ơn anh về link anh gửi

Tôi không bênh vực những tiếp viên hàng không bằng lí do ngô nghê là họ phải đút lót để đựơc có việc làm trong Air VN nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để gỡ vốn
Tôi thực sự thương hại họ, vì ” Quít trồng Giang Nam thì ngọt, trồng Giang Bắc lại chua”
Ngay khi chào đời, họ đã bị sinh ra trong một bệnh viện “ăn cắp”, bác sĩ, tá “ăn cắp” phong bì của bệnh nhân, “ăn cắp” thuốc tiêm chủng ngừa bằng cách chia phân lượng thuốc tiêm ra nhiều phần, không đủ tiêu chuẩn, “ăn cắp” thủy tinh thể nhân tạo của Mĩ và tha thế bằng sản phẩm Ấn Độ để “ăn cắp” giá tiền sai biệt

Khi lớn lên, họ lại đi học trong những trường học “ăn cắp”, giáo sư “ăn cắp” công trình trí tuệ của người khác, học sinh, sinh viên “ăn cắp” bảng điểm, “ăn cắp” bằng cấp bằng phong bì.
Khi bắt đầu bước vào xã hội, bước đầu tiên, họ đã bị lãnh đạo “ăn cắp” tiền đút lót để được có việc làm, nên họ phải tiến vào quĩ đạo ăn cắp, họ ăn cắp dự án, ăn cắp đất của nông dân, họ ăn cắp tiền phạt giao thông, họ ăn cắp sinh mạng của người dân bằng tra tấn, nhục hình
Anh Khuê ơi,

Vì vậy , khi tôi nhìn thấy những cô ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, vênh váo khoe khoang quần áo, túi xách, giầy dép hàng hiệu, xe khủng , nhà khủng, tôi thương hại họ quá, họ cũng bị “ăn cắp” trinh tiết, bị “ăn cắp” phẩm giá, anh ạ . Tôi có con gái, và con gái tôi may mắn, được giáo dục tại trường học phân biệt điều phải, điều trái, được tôn trọng nhân phẩm.
Khi về VN, nhiều lần, xe người bạn chở tôi đi, bị công an thổi còi, rồi công an vòi vĩnh , xòe tay cầm tiền hối lô. Tôi rơi nước mắt, họ còn nhỏ tuổi hơn con trai tôi. Con trai tôi có công ăn việc làm, nuôi con cái bằng chính sức lao động của mình, dạy con, làm gương cho con bằng chính nhân cách của mình . Những người công an trẻ đó cũng bị “ăn cắp” lương tâm , phải không anh?

Khi những người công an, đánh người, giết người, họ được bố thí trả công bằng vài bữa ăn nhậu, chút đồng tiền rơi rớt.

Khi những phóng viên, bẻ cong ngòi bút, viết xuống những điều trái với lương tâm, sự thật để được bố thí trả công bằng những nấc thang chức vị, những đồng lương tanh tưởi, nhà văn Vũ Hạnh đã gọi đó là “Bút Máu” đấy anh ơi

Khi những quan tòa, đổi trắng thay đen, cầm cán cân công lí có chứa thủy ngân như trong truyện cổ Việt Nam, họ cũng bị “ăn cắp” nhân tính mất rồi.
Trong xã hội, toàn là “ăn cắp”, vậy thì kẻ cắp là ai? Ai cũng biết, nhưng giả vờ không biết, Vì ăn hóa “giả vờ” là đồng lõa cho xã hội ăn cắp.

Cán bộ lãnh lương 200 đô la một tháng, xây nhà chục triệu nhưng giả vờ” đó là công sức lao động tay chân và trí tuệ hay quà tặng của cô em “kết nghĩa”. Tôi muốn xin cô em đó cho tôi được làm “con kết nghĩa ” của cô ta quá. Thế mà có những lãnh đạo, ủy viên Trung Ương Đảng, Đại biểu Quốc Hội, Ban Nội Chính, UỶ Ban Diều Tra, Quan Tòa “Thiết Diện Vô Tư”, Phóng viên Lề phải, Thành Đoàn, Quân Đội Nhân Dân, Chiến sĩ Công An, Trí thức Yêu Nước, Việt Kiều Yêu Nước sẽ sẵn sàng giả vờ tin vào quà tặng của “cô em kết nghĩa” đó!
Còn có thể trong tương lai, sẽ có nhiều quan chức sẽ nhận được nhà khủng, quà tặng của ông anh kết nghĩa, bà chị kết nghĩa, ông bố kết nghĩa, ông cố nội kết nghĩa, khi không tìm ra con người nữa, sẽ tiếp theo con chó kết nghĩa, con trâu kết nghĩa…

Công chúa mặc áo đầm hồng ưỡn ẹo trên đôi giày cao gót hồng đi thị sát công trường xây dựng, theo sau là một đoàn chuyên viên già tuổi tác, thâm niên công vụ, nhưng ai nấy vui vẻ, hớn hở, giả vờ công chúa là một chủ tịch tài năng thiên phú, không cần đi học, không cần kinh nghiệm.

Toàn đảng đều “giả vờ” tin rằng các Hoàng tử, Công chúa đều là thiên tài không đợi tuổi, mặt trẻ ranh mà nhảy lên ngồi trên đầu các nhà cách mạng lão thành, và ai nấy đều “giả vờ” tán tụng khen thơm.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn
“Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì thì Nó “Thank you”

Anh Khuê ơi,

Tôi buồn lắm, có đôi khi quá tuyệt vọng, tôi tự hỏi, mình có nên quên mình là người VN như con đà điểu vùi đầu trong cát, như quả chuối ngoài vàng, trong trắng, vì tôi yêu nước Mĩ quá rồi. Nước Mĩ chưa, và có lẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng ở đây, ít nhất không ai có thể “ăn cắp” lương tâm, phẩm giá và nhân tính của tôi. Tôi được sống như một “CON NGƯỜI” không phải chỉ “giả vờ ” “làm người” đang sống

Cám ơn anh Khuê đã chia sẻ và cho tôi cơ hội đươc chia sẻ
Liên Hoa, Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Nếu có thì giờ xin các anh chị coi link dưới đây mà tôi vừa nhận được.
Miễn bàn. (hình như trên đài TBS lúc 6 giờ chiều chủ nhật 30/3)
Khuê

https://www.youtube.com/watch?v=1INR9-A7B8o

ベトナム人窃盗団を追う(日)