Một vụ án rắc rối về DNA

Một vụ án rắc rối về DNA

Người mẹ trẻ ở bang Washington, Mỹ đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau, vì theo xét nghiệm nó không phải là con ruột cô.

“Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?”

Lydia Fairchild, 26 tuổi, sinh nở ba lần. Sau khi sinh đứa thứ ba, cô bị thất nghiệp. Do không đủ điều kiện kinh tế nuôi ba con một mình, Lydia phải viết đơn xin trợ cấp hàng tháng của chính phủ tại địa phương cư trú, tiểu bang Washington. Mọi người trong gia đình cô đều được triệu tập tới Sở Dịch vụ xã hội để chứng minh một số thông tin có liên quan.

Ban đầu, Fairchild nghĩ đó đơn giản là một cuộc triệu tập như thường lệ với một nhân viên xã hội. Nhưng cô không ngờ bị thẩm vấn nghiêm khắc giống như một nghi can tội phạm. Cô chết điếng khi toà tuyên bố bạn trai cô là bố bọn trẻ. Còn cô, người đã sinh ra chúng lại không phải là mẹ, vì DNA của cô không trùng hợp với chúng.

Lydia Fairchild sẽ còn nhớ mãi cái ngày hôm ấy. Nhân viên tòa án gọi cô đến hỏi một cách đầy ngờ vực: “Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?” Ngạc nhiên, Lydia trả lời,: “chúng là con tôi mà, sao lại có chuyện âm mưu gì ở đây?”. Người đó đáp lại lạnh lùng: “Chúng không phải là con cô. Chúng tôi đã xét nghiệm DNA. DNA của cô và bọn trẻ không giống nhau”.

Từ tòa án trở về, Lydia tưởng như sắp phát điên. Rõ ràng cô là mẹ của ba đứa trẻ. Cô đã mang thai và sinh nở bình thường. Tất cả những người thân trong gia đình, hàng xóm và bác sĩ ở nhà hộ sinh đều biết. Thậm chí, mẫu DNA bố của bọn trẻ cũng phù hợp với DNA của cả ba đứa. Nhưng tất cả những cái đó đều vô nghĩa trước tòa. Lý thuyết y học đã khẳng định DNA của mẹ và con phải tương đồng. 100% trường hợp đều như vậy. Ngược lại chỉ có thể là giả mạo.

Nghi ngờ xét nghiệm của tòa có sai sót, Lydia xin thực hiện lại xét nghiệm ở một số phòng thí nghiệm độc lập do chính cô lựa chọn. Kết quả vẫn y nguyên, không có chút sai sót nào. Cô, người sinh ra chúng lại không phải là mẹ. Mặc dù, cả ba đứa trẻ đều khăng khăng khẳng định mẹ chúng chính là Lydia Fairchild – người đang đứng trước mặt chúng.

Tuy nhiên, đó chưa phải là bằng chứng đủ sức thuyết phục. Như vậy, từ chỗ chỉ muốn xin một khoản trợ cấp xã hội hằng tháng để nuôi con, Lydia phải đối mặt với nguy cơ phạm tội: Cô có thể bị buộc tội giả mạo và lạm dụng bọn trẻ, thậm chí là bắt cóc trẻ em. Trong trường hợp đó, lũ trẻ sẽ bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội và Lydia sẽ không bao giờ gặp lại các con mình. “Cô biết đấy. Chúng tôi có thể đón bọn trẻ đi bất cứ lúc nào”, một nhân viên xã hội nói với Lydia trước khi cô rời khỏi phòng.

Có sự nhầm lẫn?

Sau những giờ “thẩm vấn” xót xa, đầy hoài nghi, Lydia bắt đầu hoảng loạn, cô bước đi loạng choạng. Lydia vội vã trở về nhà tìm những bức ảnh siêu âm trong quá trình cô mang thai của từng đứa con một. Vừa nỗ lực lục tìm, Lydia kể với cha mẹ mình về kết quả xét nghiệm DNA  “quái dị” ấy. Cha mẹ Lydia không tin điều đó.

“Lúc đầu, tôi nghĩ rằng, con bé đang nói đùa. Chắc có sự nhầm lẫn nào đó. Chính tôi là người đưa Lydia đến bệnh viện sinh. Rồi cả ba lần sinh, chính mắt tôi nhìn thấy bọn trẻ do Lydia mang nặng đẻ đau. Tôi còn nhẹ nhàng ẵm chúng lên, khoe với mọi người trong gia đình và một số bạn bè”, bà Carol Fairchild, mẹ của Lydia kể lại trong sự ngỡ ngàng và đau khổ.

Tiến sĩ Leonard Dreisbach, bác sỹ khoa sản, người trực tiếp ba lần đỡ đẻ cho Lydia khẳng định, Lydia là mẹ của cả ba đứa trẻ. Ông còn cho rằng, trường hợp kỳ lạ của Lydia chắc chắn có sự nhầm lẫn nào đó trong kết quả xét nghiệm DNA. Ông cũng rất sẵn lòng làm chứng trong phiên tòa về “sự thật” này.

Xét về tình, các thành viên ban hội thẩm cũng tin rằng, Lydia Fairchild là mẹ của cả ba đứa trẻ. Nhưng về lý, Lydia Fairchild không có bằng chứng chứng minh, cô và các con có cùng dòng máu. Lydia có thuê luật sư biện hộ cho cô nhưng không ai nhận. Vì họ biết chắc, họ không thể thắng, kết quả DNA đã cho biết điều đó. Sau cùng, Luật sư Alan Tindell “dũng cảm” nhận lời, bởi theo linh cảm ông tin, Lydia không phải là kẻ bắt cóc chúng, mà cô chính là mẹ đẻ.

Người có DNA từ nhiều nguồn khác nhau (Genetic Chimerism)

Trong thời điểm u ám ấy, một tia hy vọng chợt lóe lên. Luật sư Alan Tindell tìm thấy một bài viết trên tạp chí New England Journal of Medicine, có nói đến một trường hợp ở Boston tương tự như của Lydia. Ông đệ đơn lên tòa xin hoãn xét xử khi các xét nghiệm này có thể thực hiện.

Đó là trường hợp của bà Karen Keegan, một bà mẹ 52 tuổi có hai con trai ở Boston. Xét nghiệm trước ca ghép thận của Karen cũng cho thấy DNA của bà và bọn trẻ không giống nhau. Bác sĩ ở đó, mặc dù biết chắc chắn rằng không hề có sự giả mạo nào, nhưng cũng không thể giải thích nổi điều gì đã diễn ra. Họ tiến hành những mẫu xét nghiệm ở máu, tóc, mô miệng nhưng tất cả đều không có DNA  của con trai bà.

Các bác sĩ đã tìm hiểu kỹ hơn tuyến giáp của Karen. Lý do khiến các bác sỹ chọn tuyến giáp để xét nghiệm AND vì trong 100 ml máu ở người bình thường, có 2 – 2,5 mmol calcium (100 mg/l) và tồn tại dưới 3 dạng là 40% gắn với protein, 5 – 10% ở dưới dạng muối kết hợp với phosphat, bicarbonat, citrat; và 50% còn lại tồn tại dưới dạng ion hóa, để đảm bảo cho hoạt động điện sinh lý của các tế bào.

Mỗi ngày, cơ thể hấp thu vào 25 mmol canxi và thải trừ 20 mmol ra phân + 5 mmol ra nước tiểu. Hormon tuyến giáp có vai trò huy động canxi từ xương ra máu, và vitamin D giúp hấp thu canxi vào cơ thể, đưa đến xương. Karen Keegan gặp một vấn đề khá hiếm trong y học gọi là chimerism.

Hiện tượng này xảy ra ở người hay động vật khi hai trứng được thụ thai, hoặc phôi thai kết hợp cùng nhau trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Mỗi hợp tử mang một bản sao DNA của bố mẹ, vì vậy hợp tử mới có một bộ gene khác biệt. Về cơ bản, đứa trẻ sinh ra là song sinh của chính nó. Chimerism ở người rất hiếm. Trong các thử nghiệm DNA nhằm xác định con ruột của bố mẹ đã phát hiện trường hợp Chimerism khi đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ – nó mang một DNA khác. Lydia Fairchild là trường hợp điển hình sinh ra một chimera. Người mẹ trẻ ở bang Washington đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau.

Trên thế giới có khoảng 30 trường hợp như vậy được ghi nhận. Thực chất đó là trường hợp hai cá thể song sinh tồn tại trong một cơ thể. Nguyên nhân là do có hai trứng cùng được thụ tinh, nhưng khi trong tử cung, đáng lẽ phải phát triển thành hai trẻ song sinh thì chúng lại “hòa lẫn” vào nhau, và trở thành một bào thai hoàn hảo duy nhất, nhưng có hai mã di truyền khác nhau – hai chuỗi DNA khác nhau.

Nói một cách khác, Karen là hai người trong một cơ thể và điều đó không thể quan sát bằng mắt thường, mà chỉ có thể phát hiện nếu xét nghiệm vật chất di truyền. Đó là lý do DNA trên khắp cơ thể bà lại khác với DNA của các con, nhưng DNA ở tuyến giáp lại giống.

Câu chuyện của Karen khiến Lydia có cơ sở thuyết phục quan tòa cho cô thêm thời gian. Cuối cùng, sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ kết luận rằng Lydia cũng là một trường hợp chimerism. Hồ sơ vụ án được khép lại với một kết thúc có hậu: Lydia được công nhận là mẹ đẻ của các con cô và được nhận trợ cấp hàng tháng. Mỗi lần nhớ lại chuyện đã qua, Lydia vẫn thầm cảm ơn Karen: “Nếu không có bà ấy, tôi đã mất con”.

Câu chuyện của Lydia được lưu kỹ lưỡng trong hồ sơ xử án của tòa án tiểu bang Washington. Họ xem đây là “một vụ án y khoa” hiếm gặp. Còn phía y học và các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà chuyên môn nghiên cứu về DNA cả về con người và động vật, họ xem đó là một bước tiến mới.

Bác sỹ người Mỹ nhiễm virus Ebola về nước

Bác sỹ người Mỹ nhiễm virus Ebola về nước

Bác sỹ Kent Brantly (trái) chữa trị cho một bệnh nhân nhiễm virus Ebola ở Liberia.

Bác sỹ Kent Brantly (trái) chữa trị cho một bệnh nhân nhiễm virus Ebola ở Liberia.

02.08.2014

Một bác sĩ nhiễm virus Ebola khi giúp những nạn nhân tại Liberia đã trở về Mỹ, trở thành bệnh nhân Ebola đầu tiên trên đất Mỹ.

Bác sĩ Kent Brantly được chở từ Liberia đến tiểu bang Georgia ở miền nam hôm nay, trên một chiếc máy bay thuê bao được trang bị các dụng cụ y tế đặc biệt.

Sau khi đến một căn cứ quân sự ở Georgia, ông được chuyển sang một xe cứu thương trong một đoàn xe đến Bệnh viện của trường đại học Emory, một cơ sở y tế tại thành phố Atlanta.

Video truyền hình từ bệnh viện cho thấy hai người ra khỏi xe cứu thương mặc bộ đồ bảo hộ màu trắng phủ toàn thân và vào bệnh viện.

Bệnh viện này là một trong 4 bệnh viện duy nhất tại Mỹ được trang bị để chữa trị những trường hợp này.

Bác sĩ Brantly sẽ được chữa trị trong một phòng cách ly hoàn toàn khỏi những khu vực bệnh nhân khác.

Bác sĩ Brantly và một người Mỹ khác là bà Nancy Writebol, là những nhân viên cứu trợ tại Liberia khi bị nhiễm virus Ebola. Virus này đã làm hơn 700 người thiệt mạng tại Tây Phi kể từ tháng Ba năm nay.

Bà Writebol sẽ đến Mỹ trong vòng vài ngày nữa và sẽ được chữa trị tại cùng một bệnh viện ở Atlanta.

Các giới chức y tế sẽ sử dụng cùng chiếc máy bay phản lực để chở bà Writebol. Chiếc máy bay nhỏ này chỉ có thể chở mỗi lần một người bị cách ly mà thôi.

Một bác sĩ Atlanta thuộc toán chữa trị cho bác sĩ Brantly cho biết ông không đồng ý về ý tưởng cho rằng virút Ebola được mang vào Mỹ.

Bác sĩ Jay Varkey nói ông xem bác sĩ Brantly như là một bệnh nhân cần được sự giúp đỡ của toán bác sĩ chữa trị.

 

Một tấm lòng vàng trên đường phố

Một tấm lòng vàng trên đường phố

Anh Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà Huy Tập-Điện Biên Phủ ở quận Thanh Khê

Anh Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà Huy Tập-Điện Biên Phủ ở quận Thanh Khê

Trà Mi-VOA

03.08.2014

Bạn cho là mình chưa đủ điều kiện để làm từ thiện? Hãy nghĩ lại, đặc biệt là khi bạn nghe câu chuyện sau đây về một anh chàng nghèo vật chất-giàu nhân ái ở Đà Nẵng.

Suốt hơn chục năm qua, anh Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà Huy Tập-Điện Biên Phủ ở quận Thanh Khê để nuôi sống gia đình gồm mẹ già, vợ, và 3 con.

Lam lũ dầm mưa dãi nắng 10 giờ đồng hồ trên vệ đường mỗi ngày anh mới kiếm được cao lắm là 120 ngàn đồng đủ chạy cơm hai bữa qua ngày. Thế nhưng, có một điều đặc biệt khiến điểm vá xe vỉa hè của anh trở nên nổi tiếng, nhất là đối với những người nghèo cùng cảnh ngộ: Đây là nơi hiếm hoi, nếu không muốn nói có một không hai, vá xe miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật. Điểm sửa xe của anh có treo tấm bảng to ghi dòng chữ ‘Học sinh-Người Tàn Tật Miễn phí.’

Điểm sửa xe của anh Trần Viết Hùng, miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật.

Điểm sửa xe của anh Trần Viết Hùng, miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật.

Một khách hàng quen thuộc của anh Hùng 3-4 năm nay, chị Nguyễn Thị Gái hành nghề bán hàng rong trên chiếc xe đạp cũ kỹ, nói về anh bạn nghèo tốt bụng trên đường phố:

“Anh là người tốt bụng. Những người nghèo khổ như tôi đây khi xe bị hư anh không lấy tiền. Bao nhiêu người nghèo như tôi đi đường lở bị lủng lốp xe cũng nhờ ảnh. Đôi lúc mình không có tiền, cũng nhờ ảnh mới có phương tiện để đi. Những người trong cảnh nghèo anh đều giúp hết. Những người như anh rất tốt trong xã hội đầy những người lừa lọc, tham ô, ăn cắp, ăn trộm. Em cũng mong sao có được nhiều người như anh Hùng. Nhiều người giàu, có tiền, nhưng cũng này kia kia nọ lắm. Em cũng dạy dỗ con em là ‘nghèo cho sạch, rách cho thơm’, bắt chước theo tấm lòng như anh Hùng đây.”

Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ người đàn ông sống nhờ vỉa hè nhưng rộng lượng giúp đỡ người nghèo khó, Trần Viết Hùng.

Trần Viết Hùng: Gia đình cũng khổ nên em làm nhiều nghề từ xích lô, xe bò, bốc vác, xe thồ và cuối cùng chọn nghề này. Em làm dựa vô vỉa hè của người ta, họ cho mình làm buổi chiều thôi. Em ra làm 2 giờ chiều đến 2 giờ sáng, khi nào đường hết người mình mới về. Hai vợ chồng em có 3 đứa con. Đứa đầu 18 tuổi. Cách đây 3 năm nó bị bệnh phổi, yếu quá, nên giờ ở nhà không đi học nữa. Hai đứa nhỏ còn đi học. Đứa nhỏ nhất học lớp 6. Vợ em buôn bán hàng rong.

Trà Mi: Xuất phát từ cơ duyên nào và từ khi nào anh có ý tưởng bơm vá xe miễn phí cho học sinh và người tàn tật?

Trần Viết Hùng: Mình cũng cực khổ nhiều rồi. Chỗ em làm cách chừng 200 mét có 2 trường học. Mình thấy nhiều hoàn cảnh cũng tội. Nhiều em ra học xe hư dắt bộ ngang qua chỗ mình mà không dám vô. Hùng kêu lại để làm dùm mà các em ngại. Trước tới giờ em bơm vá xe cho các em đã không lấy tiền rồi, nhưng còn nhiều em không biết, nên ngại. Cho nên, em mới để tấm bảng Miễn phí lên cho các em thấy an tâm. Còn người tàn tật, mình không giúp họ thì thôi, lấy tiền họ làm gì. Mình chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.

Trà Mi: Nói tới chuyện làm từ thiện, người ta liên tưởng ngay đến những người dư ăn, dư để. Chuyện người nghèo làm từ thiện cũng hiếm thấy..

Trần Viết Hùng: Giờ nghe người ta nói là mình làm từ thiện thì em mới biết vậy chứ khi đặt tấm bảng lên em chẳng nghĩ gì hết. Em chỉ muốn giúp đỡ những người tàn tật và các em học sinh lỡ đường. Mình nghĩ các em như con mình thôi, chứ không nghĩ là làm từ thiện này nọ. Đó là cái tâm mình thương các cháu như con mình thôi.

Trà Mi: Giữa đời sống bon chen có 1 tấm gương người nghèo làm việc tốt trên đường phố, anh có nghĩ hình ảnh của mình có thể giúp các cháu có cái nhìn và suy nghĩ tốt hơn về xã hội, về chuyện làm việc tốt giúp đời?

Trần Viết Hùng: Lần đầu tiên em được lên báo có các em gửi tin nhắn tới chúc mừng. (Mời quý vị bấm vào phần âm thanh sau đây để nghe toàn bộ cuộc trao đổi với anh Hùng)

Bấm vào để nghe âm thanh toàn bộ cuộc trao đổi với anh Trần Viết Hùng

 

Nghệ sĩ Quỳnh Giao qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Nghệ sĩ Quỳnh Giao qua đời, hưởng thọ 68 tuổi
July 23, 2014

Nguoi-viet.com


FOUNTAIN VALLEY, California (NV)
Nghệ sĩ Quỳnh Giao qua đời sáng sớm Thứ Tư, 23 Tháng Bảy, tại nhà riêng ở Fountain Valley, California, sau một thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 68 tuổi.

Nhà bình luận Nguyễn Xuân Nghĩa, phu quân của bà, cho nhật báo Người Việt biết.



Cố nghệ sĩ Quỳnh Giao. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Quỳnh Giao tên thật là Nguyễn Ðoan Trang, Pháp Danh Như Nghiêm, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.

Khi mới 5 tuổi, thân phụ của bà qua đời, và người mẹ tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Nghệ sĩ Quỳnh Giao nổi tiếng ngay từ lúc thiếu thời, từng hát trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn, trong các chương trình của Ban Nhi Ðồng Kiều Hạnh.

Nghệ sĩ Quỳnh Giao tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm, và được một nhạc sĩ của Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Alliance Française, hướng dẫn về thanh nhạc và opera.

Từ tuổi 15, Quỳnh Giao đã trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, là một trong những ca sĩ quan trọng trong các chương trình của các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Ðội và Tiếng Nói Tự Do.

Trong những năm đầu thập niên 1970, Quỳnh Giao cũng với các em gái là Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa thành lập ban tứ ca Bốn Phương, chuyên hát tại vũ trường Ritz và thu âm cho các trung tâm băng nhạc Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương và Premier.

Bà sang Mỹ năm 1975, định cư đầu tiên tại tiểu bang Virginia, đến thập niên 1990 thì chuyển về sống tại California.

Nghệ sĩ Quỳnh Giao cùng với hai ca sĩ Mai Hương và Kim Tước lập ban Tiếng Tơ Ðồng ở hải ngoại và thu được nhiều thành công.

Ngoài ra, bà luôn luôn hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật trong cộng đồng, và cũng cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ. Nghệ sĩ Quỳnh Giao phụ trách mục Câu Chuyện Âm Nhạc trên nhật báo Người Việt và Người Việt TV trong nhiều năm.

Vài tháng cuối đời, vì sức khỏe yếu, bà không còn viết nữa. Tuy nhiên, chỉ cách đây vài tuần, bà đã viết bài viết – có lẽ là cuối cùng trong đời – về âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, cho số báo đặc biệt kỷ niệm 60 Năm Hiệp Định Geneva, đăng trên Người Việt. (Ð.D.)

 

7 kinh nghiệm kinh doanh thành công của Quốc Việt Foods®

7 kinh nghiệm kinh doanh thành công của Quốc Việt Foods®
July 23, 2014

Nguoi-viet.com

Thiên An/Người Việt

ORANGE, California (NV) – Đầu năm 2002, ông Tuấn Nguyễn quyết định nghiên cứu để sản xuất thực phẩm Việt Nam với phẩm chất cao cho người Việt hải ngoại. Quốc Việt Foods®, công ty đầu tay của ông Tuấn Nguyễn và người thân, nhanh chóng chiếm được thị trường, và ngày một lớn mạnh trong suốt 12 năm hoạt động.

Ông Tuấn Nguyễn và một trong những sản phẩm của công ty. (Hình: Thiên An/Người Việt)

Từ những ngày đầu khi ông Tuấn và vợ, bà Theresa Hương Nguyễn, cặm cụi trong garage, hầm hết nồi phở này sang nồi phở khác nhằm tìm ra công thức nấu hoàn hảo nhất, đến nay, cái tên Quốc Việt Foods® và các sản phẩm cốt thực phẩm của công ty đã phổ biến khắp nơi.

Bắt đầu với ba mặt hàng đầu tiên là Cốt Phở Bò®, Cốt Phở Gà®, và Cốt Bún Bò Huế®, phân phối trong một xưởng rộng chưa đến 900 sq ft, công ty Quốc Việt nay sản xuất hơn 16 loại cốt thực phẩm và hàng chục mặt hàng trà thiên nhiên (organic), cà phê hột/xay, cà phê nước và các loại Cốt Sinh Tố™ trái cây. Hiện nay, xưởng sản xuất của Quốc Việt ở thành phố Orange, rộng hơn 32,000 sq ft và đang trong giai đoạn mở mang lớn hơn.

Giá trị tổng số hàng bán ra ước tính vào khoảng $1 triệu mỗi tháng, sản phẩm Quốc Việt xuất hiện ở tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, hai hệ thống siêu thị của Mỹ là Costco Wholesales® và Albertsons® cũng đang phân phối hàng Quốc Việt. Riêng trong ngành kinh doanh nhà hàng, hàng của Quốc Việt do hệ thống Sysco® Los Angeles và Riverside bán sỉ. Ngoài thị trường Mỹ, công ty phân phối hàng cho nhiều quốc gia khác như Canada, Anh, Na Uy , Hòa Lan, Thụy Sĩ …

“Công ty Quốc Việt tuy là công ty đầu tay của chúng tôi và tuổi đời còn rất mới so với nhiều công ty khác, nhưng chúng tôi có một tham vọng lớn,” ông Tuấn Nguyễn chia sẻ. “Chúng tôi mong rằng, trong một ngày không xa, ai cũng có thể dễ dàng nấu được những món ẩm thực Việt Nam, và chúng ta sẽ có một thương hiệu mà mọi gia đình Việt hay Mỹ đều biết đến và dùng trong bếp để thưởng thức món Việt bất kỳ khi nào họ muốn.”

Ông Tuấn Nguyễn và bà Theresa Nguyễn, hai sáng lập viên và hiện giữ vai trò điều hành của công ty Quốc Việt.(Hình: Thiên An/Người Việt)

Trò chuyện cùng ông Tuấn và bà Theresa, hai sáng lập viên và hiện giữ vai trò điều hành của công ty Quốc Việt, phóng viên ghi lại một số điều mà hai ông bà cho là căn bản để một doanh nghiệp thành công trong thị trường Hoa Kỳ và thế giới.

1-Phải vững kỹ thuật

“Sự khác biệt của Quốc Việt nằm ở kỹ thuật chuyên môn cao,” ông Tuấn nói. Ngoài bằng cao học về Khoa Học Thực Phẩm (Food Science), bản thân ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty thực phẩm tại Hoa Kỳ.

“Những sáng lập viên khác của Quốc Việt cũng là người dày dặn kinh nghiệm trong nghề,” ông Tuấn nói thêm. “Trước khi có hàng bán trên thị trường, Quốc Việt tìm kiếm nhu cầu của thị trường, nghiên cứu và dùng sự hiểu biết về kỹ thuật để tạo ra một sản phẩm hoàn toàn thích hợp với nhu cầu.”

2-Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

“Công ty Quốc Việt hiểu được nhịp sống ở Mỹ. Giới trẻ ngày nay không có thời gian nấu ăn. Họ chuyên về công việc của họ, và không giỏi nấu ăn như một đầu bếp, như bà, mẹ chúng ta ngày xưa. Mà thức ăn lại là nhu cầu quan trọng trong cuộc sống hằng ngày,” ông Tuấn nói.

Ông kể lại những ngày chưa thành lập công ty Quốc Việt: “Đi chợ thấy các hộp gia vị giúp nấu món Việt Nam toàn nhập từ nước ngoài và mình trong nghề, mình biết rằng mình có thể làm các loại nước súp cô đặc cho các loại phở và bún Việt Nam ngon hơn và an toàn hơn.”

3-Nắm rõ các luật liên quan

Vị giám đốc công ty Quốc Việt nhấn mạnh việc phải nắm rõ các luật lệ trước khi bắt đầu các kế hoạch kinh doanh. “Luật của Mỹ, không thể nói ‘tôi không biết’ là xong. Người kinh doanh phải tìm hiểu thật kỹ hoặc tìm trợ giúp từ giới chuyên môn để không phải gặp các rắc rối về luật pháp về sau này,” ông chia sẻ.

Ông lấy ví dụ: “Tất cả những tên như Cốt Phở Bò®, Cốt Phở Gà® của công ty Quốc Việt đã được đăng ký bản quyền cho các loại nước cốt cô đặc.* Bất kỳ những công ty khác đều không được sử dụng những tên này nếu không có phép. Vì những tên này trở nên phổ biến trong những năm qua do Quốc Việt đã bỏ ra một số tiền rất nhiều để quảng bá. Đây không phải là một danh từ chung hay nhóm từ chung như một số khách hàng nghĩ. Hiện nay, Quốc Việt đã đăng ký bản quyền cho hơn 30 tên sản phẩm của Quốc Việt và một số công ty khác phạm lỗi và đang sử dụng mà không biết mình đang vi phạm bản quyền.”

“Việc hiểu rõ các luật lệ và quy định đặc biệt cần thiết khi làm việc với các đối tác lớn,” ông Tuấn nhấn mạnh.

Quốc Việt không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia vào hệ thống bán hàng của Costco Wholesale®.

Ông nói: “Những hệ thống này có quy định gắt gao và giai đoạn kiểm định hàng hóa rất kỹ. Giấy tờ rất nhiều, mình phải tìm hiểu kỹ. Họ sẽ dùng một công ty độc lập đến để kiểm tra trước khi ký hợp đồng, về mọi mặt, từ hàng hóa đến cách chăm sóc nhân viên… Mình phải tuân thủ luật lệ và tất cả các tiêu chuẩn lao động.”

4-Đặt chữ tín hàng đầu

Vị giám đốc cho biết: “Từ ngày thành lập, đường lối kinh doanh của công ty không thay đổi. Nếu hàng bị hư hại vì bất kỳ lý do gì, chúng tôi sẽ đổi cho khách. Chất lượng phải được bảo đảm 100%.”

Có lẽ vì thế mà khi phóng viên hỏi có sự khác biệt giữa khách hàng Mỹ và khách hàng Việt không, ông Tuấn trả lời ngay: “Công ty không phân biệt Mỹ hay Việt hay những sắc dân khác. Khi mình phục vụ, mình phục vụ tất cả. Mình không nghĩ là người Việt thì dễ chịu và Mỹ thì khó. Phải phục vụ tối đa. Muốn cạnh tranh được với tất cả các công ty khác thì cách phục vụ phải bảo đảm cho từng khách hàng đều hài lòng.”

5-Kiên nhẫn để thu phục khách hàng mới

Bà Theresa chia sẻ: “Các ý kiến đóng góp của khách đều phải được lắng nghe. Cách làm việc của chúng tôi tốt hơn cũng nhờ góp ý của khách hàng. Ngay cả sản phẩm cũng vậy, các loại nước súp cô đặc trước khi xuất hiện trên thị trường đều được khảo sát ý kiến ẩm thực của rất nhiều người.”

“Vạn sự khởi đầu nan,” bà nói.

Ông Tuấn kể lại những năm đầu đầy khó khăn khi Quốc Việt mới đưa ra những sản phẩm đầu tay.

“Lúc đầu còn quá mới, công ty phải có quảng cáo ‘demo’ nấu cho khách ăn vào mỗi cuối tuần để giới thiệu sản phẩm cho cộng đồng. Mình phải bình tĩnh giải thích đây không là hóa chất, mà là những nguyên liệu tự nhiên qua công nghệ của các nhà khoa học thực phẩm được chế biến để có thể lưu trữ trong nhiều năm và không dùng hóa chất,” ông chia sẻ.

Ông nói tiếp: “Các bác nói là mấy năm trên kệ mà không hư là phải có chất bảo quản, Quốc Việt phải giải thích khoa học thực phẩm cho các bác. Đó là, vi khuẩn không thể sống mà không có nước, mình tách nước ra khỏi các nguyên liệu thì thức ăn sẽ không hư hại. Mình phải giải thích khoa học sao cho dễ hiểu, rồi mấy bác mới tin được.”

“Tụi này quảng cáo như vậy khoảng gần một năm. Giới trẻ trong độ tuổi đi làm hoặc có con nhỏ, họ chịu thử. Họ thích sản phẩm và sẵn sàng mua và dùng nhiều. Họ chính là người giới thiệu và giải thích lại cho các bác nghe. Sau đó các bác lại giới thiệu cho nhau tìm Quốc Việt để mua. Sau khoảng hai năm đầu, hàng hóa bắt đầu đều đặn được các chợ nhận vào,” ông Tuấn thổ lộ.

Ông thêm: “Khi bắt đầu, các chợ chưa có dạng hàng nước lèo cô đặc như của Quốc Việt. Giá thành nước cốt cô đặc sản xuất ngay tại Mỹ chắc chắn đắt hơn giá gia vị của các nước nhập vào. Ban đầu, các chợ không chịu bán, chê đắt. Nay thì nhiều chợ lại dùng sản phẩm Quốc Việt để bán khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến chợ mình.”

6-Đừng ngại giúp đỡ cộng đồng

Bà Theresa, cũng phụ trách đối ngoại cho Quốc Việt, chia sẻ: “Hàng năm, công ty ủng hộ cộng đồng bằng nhiều cách, giúp nhiều hội đoàn, tham gia vào các sinh hoạt của chùa, nhà thờ… Mình kinh doanh lâu dài mà, đâu phải ngày một ngày hai, quan hệ với cộng đồng rất quan trọng với công ty Quốc Việt.”

Sắp tới, đích thân hai ông bà dùng xe tải của công ty để làm thiện nguyện tại Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Tại đây, công ty Quốc Việt sẽ làm 30,000 ly sinh tố để gây quỹ giúp một ca đoàn thiếu nhi có tiền tham dự sự kiện này. Được biết, ca đoàn gồm gần 100 em nhỏ từ California sang trình diễn nhạc.

“Trước đây cha mẹ các em phải bỏ tiền túi ra. Lần này, Quốc Việt hy vọng gây quỹ đủ để giúp chi phí cho các em. Cho một rồi mai này mình nhận được mười,” bà Theresa nói.

7-Đam mê thực sự

“Khi đó, mấy người chúng tôi có ít vốn lắm. Mấy ai làm kinh doanh mà dám chắc 100% mình sẽ thành công. Nhưng không hiểu sao khi đó chúng tôi không hề nghĩ đến thất bại. Niềm đam mê quá lớn khiến mình chỉ nghĩ đến mục tiêu và tập trung vào làm cho bằng được mới thôi,” ông Tuấn Nguyễn chia sẻ.

“Đi làm hãng Mỹ, cứ cuối tuần là anh Tuấn đi chợ mua cả chục kí thịt và xương nấu phở đến nỗi người bán nói ‘sao nhà mê ăn phở dữ vậy?'” bà Theresa cười, kể. “Cô con gái của chúng tôi khi đó mới một, hai tuổi thôi, rất thích ăn phở và từ bé đến giờ cũng vẫn mê nhất món này. Chúng tôi hay gọi đùa bé là ‘Phở Girl’ của bố mẹ.”


Liên lạc tác giả: [email protected]

*Tất cả các tên công ty và tên nhãn hiệu đã đăng ký và có bản quyền (Registered Trademarks) liên bang Hoa Kỳ nêu trong bài viết là tài sản sáng kiến (Intellectual Property) của công ty Quốc Việt Foods®, Costco Wholesales®, Albertsons® và Syco®.

 

Greenpeace: Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu

Greenpeace: Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu

RFI

DR

Thụy My

Theo một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace được công bố hôm nay 24/06/2013, thì các thảo dược truyền thống được tiêu thụ tại Trung Quốc để chữa bệnh thường bị ô nhiễm thuốc trừ sâu với một tỉ lệ rất cao.

Greenpeace cho biết, một số thuốc trừ sâu có trong Đông dược mà tổ chức bảo vệ môi trường đo lường được cao gấp mấy trăm lần so với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện nay của Liên hiệp châu Âu. Bản báo cáo mang tên “Đông dược Trung Quốc: Thuốc tiên cho sức khỏe hay hỗn hợp thuốc trừ sâu?” ghi nhận rằng các thảo dược dùng trong Đông y, thường gọi là thuốc Bắc, hiện đang được nhiều triệu người trên thế giới sử dụng.

Bà Vương Cẩn (Jing Wang), phụ trách chiến dịch của Greenpeace vì một nền nông nghiệp sinh thái khẳng định: “Kết quả xét nghiệm đã đưa ra ánh sáng các lỗ hổng trong hệ thống hiện nay của một nền nông nghiệp được công nghiệp hóa, bị lệ thuộc rất nhiều vào các hóa chẩt độc hại, gây tổn hại cho sức khỏe con người và cho môi trường”. Bà nhấn mạnh: “Các dược thảo này là một phần tiêu biểu của di sản mà chúng ta phải giữ gìn. Thảo dược Trung Quốc cần phải chữa được bệnh, chứ không làm hại cho bất kỳ ai, và không được nhiễm thuốc trừ sâu”.

Thuốc trừ sâu nếu nhiễm vào cơ thể, có thể làm tích tụ các hóa chất độc hại trong thân thể con người, gây ra các rối loạn về nhận thức, rối loạn chức năng kích thích tố và sinh sản. Greenpeace đã nhận dạng được tổng cộng 51 loại thuốc trừ sâu trong số 65 mẫu dược thảo được phân tích, và 26 trong số đó còn chứa cả các loại thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ngay tại Trung Quốc.

Bản báo cáo này tiếp theo một nghiên cứu khác của Greenpeace được công bố vào tháng Tư, về số lượng rác khổng lồ do kỹ nghệ phân bón phốt-phát thải ra, trong đó Trung Quốc là nước sản xuất hàng đầu thế giới về loại phân bón này. Sản lượng phân phốt-phát đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, đạt 20 triệu tấn mỗi năm.

 

Những Câu Chuyện Tử Tế Chỉ Có Ở Nước Mỹ

Những Câu Chuyện Tử Tế Chỉ Có Ở Nước Mỹ

·        Người di dân đến Hoa Kỳ để mưu cầu một cuộc sống tự do, hạnh phúc và cơ hội thành đạt. Nhân ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4 tháng Bảy, Nguyệt San Reader’s Digest sưu tầm một số câu chuyện để nói lên những đặc điểm tử tế, tinh thần xã hội, chỉ có ở nước Mỹ.

·        Chúng tôi dịch lại một vài câu chuyện điển hình để nói lên sự tử tế có sẵn trong tâm hồn người Mỹ, và cơ hội thành đạt trong xã hội Mỹ.

Tình Nguyện Chùi Dọn Nhà Cửa Cho Người Bị Bệnh Ung Thư

DALLAS, TEXAS:  Bà Debbie Sardone, 55 tuổi, nhớ mãi cuộc nói chuyện qua điện thoại xảy ra cách đây 11 năm rồi. Bà làm chủ một công ty nhỏ chuyên lo việc chùi dọn nhà cửa cho tư nhân và công ty doanh nghiệp. Hôm đó, có một phụ nữ gọi điện thoại đến hỏi thăm về giá cả chùi dọn nhà cửa cho bà ta. Sau khi bà Sardone nói cho khách hàng biết số tiền sẽ phải trả. Người phụ nữ trên điện thoại trả lời: “Tôi không đủ sức trả số tiền đó. Tôi sắp phải đi chữa hoá trị, và xạ trị cho căn bệnh của tôi.”. Nói xong bà ta cúp điện thoại ngay. Bà Sandrone không có loại điện thoại ghi số điện thoại của người gọi, hay caller ID, nên bà không thể gọi lại cho người đàn bà đó được. Bà cảm thấy ân hận, và tự trách mình: Tại sao mình không đề nghị chùi nhà giúp bà ấy, không lấy tiền. Bị ung thư, phải đi xạ trị, chắc là bà ấy mệt lắm.

Chiều hôm đó, bà Sardone triệu tập tất cả nhân viên trong công ty nhỏ của bà, dặn họ rằng từ nay nhóm của bà sẽ tình nguyện chùi dọn cho tất cả phụ nữ bị bệnh ung thư, không lấy tiền.

Ba năm sau, bà Sardone thành lập một tổ chức thiện nguyện lấy tên là “Cleaning for a Reason”- “Giúp Chùi Dọn Nhà Cửa Cho Người Đau Yếu”. Tổ chức của bà phát triển mạnh trên khắp 50 tiểu bang và cả Canada, với số hội viên lên đến 1,085 người. Họ đã tình nguyện chùi dọn cho khoảng 15,000 căn nhà. Một thành viên tình nguyện kể lại kinh nghiệm của bà như sau: “Đó là liều thuốc bổ tinh thần qúi giá cho người đau yếu.”.

Bà Sardone tâm sự: “Tôi không ngờ cống hiến việc mình làm hàng ngày để  kiếm ăn lại đem lại cho tôi nhiều an ủi, hãnh diện đến như vậy.”.

TừMột Người Lao Công Trường Học Trở Thành Hiệu Trưởng

Năm 1979, anh Gabe Sonnier đứng hạng thứ năm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học. Anh ghi danh học ngành kỹ sư khi lên đại học. Nhuưng hoàn cảnh gia đình quá nghèo, cha mẹ anh không có tiền cho anh đi học. Vì thế anh phải bỏ học, đi làm lao công cho một trường học, kiếm tiền giúp cha mẹ nuôi các em còn nhỏ. Từ năm 1982, anh chính thức làm lao công cho trường tiểu học Port Barre Elementary School. Với thái độ làm việc siêng năng, chăm chỉ và lúc nào cũng vui vẻ, anh được ông hiệu trưởng khen ngợi và dành cho nhiều cảm tình. Một hôm, ông hiệu trưởng nóí với anh: “Tôi muốn thấy anh làm thầy giáo, sửa bài cho học trò hơn là lượm rác trong trường.”. Nhưng lúc đó anh Sonnier đã có vợ và hai con. Anh phải đợi 19 năm  sau, khi đứa con nhỏ nhất học xong trung học, năm 2000, anh Sonnier mới có cơ hội cắp sách theo học đại học.

Sau tám năm, ban ngày làm lao công chùi dọn lớp học, buổi tối đi học, anh Sonnier đã học xong cử nhân, và lấy bằng sư phạm. Anh được tuyển dụng làm thầy giáo dạy lớp Ba tại trường Port Barre. Năm 2013, khi ông Hiệu trưởng xin về hưu, ông đề nghị ngươì thay thế ông. Người đó chính là Gabe Sonnier, vì anh là người biết rành rẽ về ngôi trường, từ chuyện nhỏ như sửa chữa nơi nào có nước rò rỉ trong trường, đến việc dạy Toán biểu diễn cho các thầy giáo khác học hỏi.

Năm nay ông Gabe Sonnier được 53 tuổi, song lúc nào cũng nhiệt tình, năng nổ, và vui vẻ nhận lời làm Hiệu trưởng. Ông tâm sự: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mình cũng nên hoàn tất công việc thật chu đáo, và không ngừng tìm cách thăng tiến. Đừng an phận đứng yên một chỗ.”.

Thực vậy, người dịch được xem phóng sự truyền hình trên đài CBS về ông Gabe Sonnier, lúc nào ông cũng vui vẻ, yêu đời, nở nụ cười trên môi. Ông nói với ký giả Steve Hartman trong chương trình “On The Road” ông sẽ cố gắng trở thành Học Khu Trưởng trong thành phố của ông. Ông yêu ngành giáo dục, và muốn dành cả đời mình giúp cho học sinh.

Tinh Thần Tương Trợ Cứu Giúp Nhau

Sau ngày trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, tiểu bang Connecticut, gặp tai biến. Một thanh niên điên khùng, mang súng đến trường sát hại hơn 20 học sinh. Khắp mọi nơi trên nước Mỹ gửi thư phân ưu và tặng vật cứu trợ đến thành phố Newtown.

Bốn tháng sau, một trận gió lốc – tornado-  tàn phá thành phố nhỏ của tiểu bang Oklahoma, gây nhiều thiệt hại về vật chất. Bốn người bạn ở vùng Newtown rủ nhau đi lạc quyên 13,000 pounds đồ cứu trợ đem xuống Oklahoma, gồm có các anh John DiCostanzo, 34 tuổi, Peter Baressi, Bill Faucet, và Howard Wood. Họ chất đồ cứu trợ lên một xe truck, lái hơn 1,500 dậm đến thành phố Moore để tặng cho nạn nhân thiên tai. Trả lời cuộc phỏng vấn của báo NewtownBee anh Baressi nói: “Hồi tháng 12, chúng tôi nhận được rất nhiều sự  trợ giúp, tình thương yêu của mọi người đổ vào thành phố chúng tôi. Bây giờ chúng tôi muốn chia sẻ sự thương yêu đến bà con ở Oklahoma.”

Được biết trong chuyến đi cứu trợ, bốn anh đã phải lái xe trong 40 giờ, hai lần bể bánh xe, và một lần hư thắng.

Một Phụ Nữ Cứu Nguy Cho Cả Thành Phố Tê Liệt Vì bão Tuyết

Tháng Giêng năm nay, thành phố Atlanta bị trận bão tuyết nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử. Nguyên cả thành phố bị tê liệt, ngưng hoạt động vì bão tuyết. Một phụ nữ rành về kỹ thuật liên mạng xã hội, bà Michelle Sollicito đau lòng khi trông thấy thành phố bị chết cứng trong bão tuyết. Bà nghĩ đến những người bị bỏ rơi, bị cô lập với những dịch vụ xã hội, y tế, bà bèn lập ra một nhóm trên Facebook để đi tìm những người bị lạc lõng, bị bỏ rơi, để cung cấp cho họ phương tiện di chuyển, nơi tạm trú, thức ăn, hay khí đốt.

Trương mục bà Sollicito mở trên Facebook gọi là “SnowedOutAtlanta”, được sự yểm trợ của nhóm Good Samaritans (Người Làm Việc Nghĩa Hiệp). Chỉ trong vòng 24 giờ, liên mạng xã hội nhận được sự tiếp tay của 50,000 hội viên. Người này tiếp tay giúp người kia. Kết quả hết sức tốt đẹp: Một phụ nữ mang thai tìm được nơi tạm trú cho bà mẹ và hai đưá con nhỏ. Một người đàn ông bị đột qụi tim, được mang đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, và một bà cụ 71 tuổi bị cóng lạnh giữa bão tuyết được cấp chăn mền, cho uống cocoa nóng, và đem vào nơi tạm trú.

Một cư dân ở Atlanta nói với tờ báo AtlantaJournal- Constitution: “Bà Michelle làm được nhiều việc có ích hơn bất cứ một viên chức nào trong chính quyền thành phố.”

Bà Sollicito, 46 tuổi, tâm sự: “Điều lớn nhất tôi học được trong vụ này là mọi người đều có thể làm một điều gì đó để giúp người khác trong lúc tai biến xảy ra.” .

Nhiều người mang ơn bà Sollicito, muốn đền ơn bà bằng cách gửi quà tặng, đài thọ bà đi nghỉ mát ở Disney, mua xe cho bà. Thậm chí có người còn tặng bà một căn nhà. Bà từ chối tất cả, bà yêu cầu hãy gửi những món quà đó đến tổ chức Hồng Thập Tự.

Nguyễn Minh Tâm dịch theo Reader’s Digest số tháng 7/2014

Lời kêu cứu của một gia đình gốc Việt tại Canada

Lời kêu cứu của một gia đình gốc Việt tại Canada
July 06,  2014

Nguoi-viet.com

CANADA (NV) – Một gia đình gốc Việt, sống tại Canada, phổ biến thư ngỏ, kêu gọi giúp đỡ hiến tủy để cứu một thành viên bị bệnh hoại huyết (leukemia).


Cô Mai Dương. (Hình: Youtube)

Thư ngỏ cho biết, cô Mai Dương, 34 tuổi, từng mắc bệnh hoại huyết lần đầu hồi năm ngoái. Sau vài tháng điều trị, căn bệnh đã lui. Nay, đến đầu Tháng Năm, căn bệnh tái phát, và hy vọng cuối cùng của cô là phải được ghép tủy.

Thư ngỏ, trích lời cô Mai Dương, cho biết, cô hiện đang nằm viện, chịu điều trị “chemo” và đang đợi để được ghép tế bào gốc từ tủy xương hoặc từ cuống rốn trẻ sơ sinh. Phương pháp này đòi hỏi sự thích ứng tối đa giữa người hiến tủy và người nhận tủy.

Mai Dương có một con gái, 4 tuổi, tên là Alice.

Vẫn theo thư ngỏ của gia đình, cơ hội của Mai Dương là “rất mong manh,” vì số lượng người Á Ðông hiến tủy nói chung, và người Việt nói riêng, rất hiếm.

Tủy được hiến, để có thể cứu được mạng sống của Mai Dương, phải từ một người Á Châu, nhất là người Việt Nam hoặc Philippines. Theo các thống kê liên quan đến hiến tủy, có rất ít người Việt hoặc Philippines từng tham gia hành động từ thiện này.

httpv://www.youtube.com/watch?v=1CsqzXpJlnU

Ngoài ra, độ tuổi cần thiết của người hiến tủy phải từ 18 đến 50.

Theo thư ngỏ, việc hiến tủy xương trải qua 3 bước. Ðầu tiên, nếu ngỏ ý muốn hiến tủy, cơ quan y tế sẽ gởi đến nhà một chiếc hộp để đựng mẫu nước bọt. Sau khi có mẫu nước bọt, chỉ cần gởi lại cho cơ quan y tế qua đường bưu điện.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tìm hiểu xem giữa người cho và người nhận có sự tương hợp hay không. Nếu có, người hiến sẽ được gọi để lấy mẫu máu để nghiên cứu sâu hơn.

Cuối cùng, nếu hoàn toàn phù hợp, người hiến sẽ cho tế bào bằng một trong hai cách, từ máu luân lưu ở ngoài hoặc qua một tiểu phẫu để lấy tủy xương.

Người cư trú tại Quebec, Canada, muốn hiến tủy, có thể liên lạc phòng truyền máu Héma-Québec, hoặc gọi số điện thoại 514-832-5000, hoặc xem thêm chi tiết qua trang web
http://www.hema-quebec.qc.ca/index.fr.html

Ngoài vùng Québec, nếu ở Ontario hay các tỉnh bang khác, xin liên lạc Blood.ca: 1-888-236-6283 (tiếng Anh), 1-888-2-DONATE, 1-866-533-6663 (tiếng Pháp), 1-866-Je-Donne.

Người cư ngụ tại Hoa Kỳ, xin xem bethematch.org

Ðể biết chi tiết trực tiếp từ gia đình cô Mai Dương, độc giả có thể liên lạc email: [email protected], hoặc điện thoại: 514-899-5948 & 514-756-8314. (Ð.B.)

 

Sự thăng trầm của tuổi già

Sự thăng trầm của tuổi già

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Ước vọng sống lâu đã là điều mong muốn của con người từ ngàn xưa. Nó đứng trên cả tiền tài, danh vọng, đông con nhiều cháu. Chả thế mà thứ dân khi gặp nhau thì trang trọng chúc bách niên giai lão là thỏa mãn rồi. Còn vị quyền cao phủ chùm đất nước thì không bằng lòng với bách niên, mà đòi dân đen phải tung hô vạn tuế! vạn tuế ! hoặc muôn năm! muôn năm!

Nhưng trăm người trăm ý, cho nên Á Đông ta có quan niệm “đa thọ, đa nhục”.     Chateaubriand ví tuổi già như con tầu đắm.

Horace than phiền: tuổi già buồn nản đang đến, giã từ những nụ cười vui, những tình yêu nồng nàn và những giấc ngủ an lành.

Còn Hippocrate thì so sánh tuổi với  bốn mùa mà già là mùa đông băng giá.

Có lẽ là khi về già, con người, giống như mọi sinh vật khác, đều chịu những thay đổi về cấu tạo, về chức năng, đưa tới đau yếu, bệnh hoạn, mất sinh lực và ý chí.  Vì vậy, người già cho rằng sống lâu mà suy yếu, thiếu thốn, chẳng qua cũng chỉ như  cây tầm gửi, là  gánh nặng  cho  gia đình và xã hội rồi  chuốc cái nhục vào thân.

Rõ thực là:

“Khi vui thì muốn sống lâu,

Khi buồn lại muốn thác mau cho rồi”.

Nhân dịp tuổi thọ sắp tăng thêm một đơn vị, chẳng biết mình nên buồn hay nên vui. Thôi thì để biết người, biết mình, chúng tôi xin cùng quý vị ôn lại vài nét thăng trầm tuổi thọ của con người, lướt qua một phần phong tục tập quán của vài thời đại đã qua.

 

Người Già Việt Nam

Phong tục Việt Nam  vốn trọng người già. Ta thường có câu nói:

“Triều đình thượng tước, Hương đảng thượng xỉ”

Có ý nói là ở  nơi triều đình thì chức tước cao được ngồi trên, còn tại chốn đình trung hương đảng thì người cao tuổi được coi trọng hơn. Vì được quý trọng nên dân ta đã có nhiều tục lệ tốt đối với người già.

Trong gia đình, Tết đến, con cháu tụ họp trước là để cúng bái gia tiên, sau là chúc tuổi thọ ông bà cha mẹ.Tăng thêm một tuổi là thêm thọ, một điều mà ai cũng mừng, cũng nhắc nhở chờ đợi:

Bà lão  nằm tính tuổi sắp thêm nămAnh Thơ.

Trẻ con cũng sốt ruột chờ đợi để được mừng tuổi, bằng tiền mặt phong bao, bằng những lời khen tặng hay ăn, chóng lớn.

Ngoài xã hội, nhất là nơi thôn ấp, các vị cao niên từ 50 tuổi trở lên thì được xếp vào hạng bô lão, trên cả các hương chức quyền thế tại địa phương.

Trong số bô lão, cụ nào cao tuổi hơn cả thì được tôn vinh là các Cụ Thượng, thường là trên 80.

Tuổi 40 được mở tiệc tứ tuần đại khánh;  60 tuổi trở lên thì các cụ đã ăn mừng thọ, từ tiểu thọ, trung thọ rồi đại thọ ở tuổi ngoài 80.

Vì quan niệm tuổi thọ là tuổi Trời ban cho, nên các vị cao tuổi đều được kính trọng.

Ra đường, gặp người già là mọi người phải cúi đầu chào hỏi cho lễ phép, phải nhường bước, phải nhường chỗ ngồi, phải đứng lên khi bô lão xuất hiện, không được ngắt lời bô lão khi thảo luận. Chương trình giáo dục từ lớp Đồng Ấu đã có những bài học Luân Lý chỉ dậy học trò cung cách đối xử với người lớn tuổi.

Trong làng xã thì có những tục rước lão, tiệc yến lão. Người già mặc quần áo đẹp, con cháu ôm cơi trầu, điếu ống theo hầu, được dân làng mang cờ quạt, võng cáng với trống chiêng tới đón mời lên Đình để hương chức và dân chúng chiêm ngưỡng, chúc tụng rồi dự yến tiệc. Mà yến tiệc thì các cụ chỉ dùng một ít, còn lại lấy phần về chia cho người trong tộc họ, hàng xóm để cùng hưởng lộc nhân dân.

Các cụ Ông cụ Bà đều được rước đón, nhưng tại nhiều địa phương, cụ bà không tham dự vì các cụ vẫn theo lời dậy từ ngàn xưa là đàn bà con gái không dính líu vào việc làng, việc nước. Các bà mẹ Việt Nam bao giờ cũng khéo lo xa.

Ngoài ra các cụ còn được làng xã dành cho một số quyền lợi về công điền, địa thổ, được miễn trừ hết sưu dịch. Quan niệm “ kính già , già để tuổi cho ” rất phổ biến. Vả lại, kính lão đắc thọ, mọi người cũng mong là khi mình đạt tới  tuổi thọ đó sẽ được hưởng những vinh dự tương tự.

Cũng như người Trung Hoa, xã hội ta vẫn coi gia đình là một đơn vị nền tảng với tôn ti trật tự rõ rệt.

Chủ gia đình là người cao tuổi nhất, có toàn quyền quyết định về mọi sinh hoạt của thành viên. Con phải tuân theo lời bố, vợ phục tùng chồng, em phải nghe lời anh, và nàng dâu mới về là người chịu nhiều thiệt thòi, hành hạ từ nhà chồng. Nhưng khi đã tới tuổi cao thì uy quyền của bà ta cũng tăng đối với con cháu và có cơ hội hành hạ nàng dâu như bà đã từng bị đối xử khắt khe khi xưa.

Việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn do người cao tuổi sắp đặt: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Khi bố mẹ thất lộc thì người trai trưởng nắm quyền hành: quyền huynh thế phụ.

Nhờ con cái thấm nhuần tư tưởng

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”,

Cho nên người già Việt Nam đều sống với gia đình và được thân nhân chăm sóc, phụng dưỡng cho tơí khi mãn phần. Chỉ khi nào vì quá nghèo lại không có thân nhân thì họ mới phải vào trong các nhà dưỡng lão do chính quyền hay các hội từ thiện tư nhân tài trợ.

 

Hiện Trạng Người Già

Trong thế kỷ vừa qua, vấn đề người già đã là mối ưu tư lớn của mọi người. Sự  gia tăng dân số kèm theo nhiều khó khăn của lớp người này trên thế giới đã được các quốc gia và tổ chức Liên Hiệp Quốc  đặc biệt  lưu tâm tìm biện pháp giải quyết giúp đỡ. Số người trên  60 tuổi đã mau chóng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân cư trên thế giới, mà nhóm người trên  80 tuổi lại tăng lên mau nhất. Điều đáng ngại là sự gia tăng này lại xẩy ra nhiều hơn ở các quốc gia đang mở mang, chưa đủ phương tiện ứng phó.

Hiên nay số người cao tuổi trên toàn thế giới là gần sáu trăm triệu. Tới năm 2020, số này ước lượng có thể sẽ tăng lên một tỷ. Lý do sự gia tăng này gồm có việc giảm số tử vong do các bệnh truyền nhiễm, cải thiện điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng, nhà ở, các phương pháp phòng ngừa bệnh, khám phá ra thuốc kháng sinh. Sự gia tăng tuổi thọ là dấu hiệu của sự tiến bộ cũng như sự hoàn tất sinh học quan trọng trong thế kỷ 20.

Người cao tuổi phải được coi như một nguồn lợi quý giá chứ không phải là gánh nặng cho xã hội, vì họ sẽ còn đóng góp nhiều cho đất nước bằng những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Căn cứ trên  quan niệm đó,  Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi toàn thế giới lưu tâm tới những khó khăn đang ám ảnh người cao tuổi, đồng thời cũng đề nghị nhiều chương trình để bảo đảm sự an toàn về kinh tế, xã hội của khối người quan trọng và cần thiết này, cũng như tạo cơ hội cho họ đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia.

Liên Hiệp Quốc đề nghị một số nguyên tắc để giúp đỡ người cao tuổi như: Họ phải có cơ hội được xử dụng dễ dàng về thực phẩm, nước uống, nhà ở, chăm sóc y tế, việc làm và có một đời sống an toàn; họ phải được xử dụng các dịch vụ pháp lý, các phương tiện giáo dục, văn hóa, giải trí để phát triển mọi tiềm lực; phải được sống trong vinh dự, không bị khai thác, lợi dụng và được đối xử bình đẳng.

Ngoài ra, các quốc gia cũng cần tạo môi trường thuận lợi để khích lệ dân chúng dành dụm tiền  cho tuổi về già; khuyến khích mọi lứa tuổi tham dự  vào các chương trình, cũng như các cơ cấu đầu não có quyền quyết định chính sách chung; tăng cường các biện pháp và cơ chế để bảo đảm là người về hưu không rơi vào tình trạng nghèo khó, vì họ đã có công đóng góp nhiều cho sự phát triển  quốc gia khi trước.

Về phần mình, người cao tuổi có lẽ cũng cần hành xử làm sao để sống cuộc đời cuối với nhiều tích cực hơn.

 

Kết Luận

Trong một dịp luận đàm với vị Thượng Bô Lão 86 tuổi ở thành phố Houston, người viết có hỏi thăm cụ là với bí quyết gì mà cụ nom vẫn phong độ cả về thể xác lẫn tâm hồn; lại mỗi ngày vẫn lái xe đưa người này người khác đi công việc, vẫn tham dự các sinh hoạt chung, đôi khi lại còn đi múa đôi mỗi cuối tuần.

Thì cụ trả lời: “ Nào có bí quyết gì đâu. Ông cứ chịu khó về dở lại những trang sách của cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư, in cách đây nửa thế kỷ, đọc hết chương “Bổn phận đối với bản thân” là có hết. Nào là các bài học về biết trọng linh hồn, phải quý thân thể, về vệ sinh cơ thể, gìn giữ sức khỏe, ăn uống điều độ, vận động cơ thể, tới  những cách đối xử với nhân quần xã hội để sao cho có tâm thân an lạc. Nếu có thiếu họa chăng chỉ thiếu những chỉ dẫn thực tế về nhu cầu sinh lý, tình dục”

Người viết vội vàng vâng lời, tìm đọc sách Luân Lý Giáo Khoa Thư. Rồi thắc mắc: chả lẽ ngày xưa thiên hạ không có nhu cầu sinh lý. Hay là các cụ biết cả rồi, nên chẳng cần viết ra.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Vài hàng giới thiệu : Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos “Sống Vui Sống Khoẻ” của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách “Câu Chuyện Thầy Lang” và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos “Sống Vui Sống Khoẻ” này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.

http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos

Từ : Đặc san Giáo sĩ Việt Nam số 226

Đám cưới của chàng thanh niên trẻ bị ung thư gây xúc động cho cư dân mạng

Đám cưới của chàng thanh niên trẻ bị ung thư gây xúc động cho cư dân mạng

Chuacuuthe.com

1

VRNs (06.07.2014) -Sài Gòn- CNA cho biết, hàng triệu người xem trên toàn thế giới đã xem một video trên YouTube và gửi cho nhau. Video nói về lòng quyết tâm của một người đàn ông trẻ ở Philippines kết hôn với tình yêu của đời mình chỉ vài giờ trước khi chết do bị ung thư giai đoạn cuối.

Vào đầu năm nay, Rowden và Leizel quyết định kết hôn. Họ lên kế hoạch cho đám cưới vào ngày 08 tháng 7, nhưng Rowden, chàng trai 29 tuổi, được chẩn đoán bị ung thư thận nặng vào cuối tháng năm.

Biết rằng bệnh ung thư của anh đã vào giai đoạn cuối, ước muốn cuối cùng Rowden là kết hôn với Leizel. Cặp đôi này đã chuyển ngày và quyết định “đưa nhà thờ” về với anh tại bệnh viện, khi anh không còn có thể đi ra ngoài được nữa.

Sau 12 giờ chuẩn bị cho đám cưới, anh đã có thể thực hiện ước mơ của mình.

Rowden qua đời vào ngày 11 tháng 6, chỉ 10 giờ sau khi kết hôn với Leizel. Video thuật lại câu chuyện của họ đã được đăng trên YouTube do anh trai của anh thực hiện.

Trong vòng hai tuần, đoạn video đã được xem hơn 10 triệu lần.

Trong mô tả kèm theo video, gia đình Rowden cho biết họ muốn “cảm ơn Người Bạn Chí Cốt – Chúa Giêsu Kitô vì Người đã an bài câu chuyện đầy xúc động này. Và đã cho chúng tôi đủ thời gian để cho Rowden thực hiện điều anh muốn và Chúa đã cho anh thấy mình được yêu thương như thế nào.

Pv. VRNs

 

Đan Mạch bỏ tù băng cần sa người Việt

Đan Mạch bỏ tù băng cần sa người Việt

Thứ năm, 3 tháng 7, 2014

Một tòa án ở Đan Mạch vừa ra mức án nặng cho một nhóm nhỏ tội phạm chuyên sản xuất, buôn lậu ma túy do một người gốc Việt cầm đầu, trang mạng Bấm Berlingske theo khuynh hướng trung hữu có nhiều ảnh hưởng tại Đan Mạch nói.

Theo Berlingske, chín người, gồm tám nam giới và một phụ nữ, hầu hết là người gốc nước ngoài, phải ra hầu tòa Kolding hôm 2/7 trong vụ án lớn về chất gây nghiện.

Từng bị cáo bị kết tội liên quan tới hoạt động sản xuất cần sa quy mô lớn và buôn lậu chất gây nghiện từ nước ngoài vào Đan Mạch.

Người bị cho là cầm đầu đường dây này là một người gốc Việt, 32 tuổi, thường trú tại vùng Kolding. Ông ta bị kết tội điều hành 13 trại trồng cần sa ở Jylland và Fyn, với tổng công suất cho ra được gần một tấn sản phẩm bất hợp pháp này.

Ông này có một công ty tại Kolding chuyên bán phân bón hóa học và các thiết bị làm vườn, và thực hiện hoạt động trồng cần sa thông qua công ty này.

Ông ta cũng bị kết tội buôn lậu 10kg chất amphetamines hồi tháng Giêng 2013 và 4,9kg hồi tháng Hai 2013.

Mức án dành cho bị cáo chủ chốt này là 16 năm tù và trục xuất vĩnh viễn khỏi Đan Mạch.

Hai đồng phạm là các công dân Đan Mạch, 46 và 66 tuổi, bị mức án nhẹ hơn, một người 13 năm, một người 11 năm, và cũng bị trục xuất vĩnh viễn.

Hai người đàn ông khác, cùng 27 tuổi và cùng thường trú tại Kolding, mỗi người bị tám năm tù và trục xuất vĩnh viễn.

Một người đàn ông nữa, 34 tuổi, được xác định là cư trú bất hợp pháp tại Đan Mạch, bị án tù một năm và trục xuất vĩnh viễn.

Người phụ nữ 32 tuổi chung sống với bị cáo cầm đầu đường dây bị án tù sáu năm.

Hai bị cáo cuối cùng, một công dân Đan Mạch, một công dân Hà Lan, được tha bổng.

Các thị trấn biên giới Texas giúp di dân

Các thị trấn biên giới Texas giúp di dân

Nhà thờ Thiên Chúa giáo Sacred Heart, ở McAllen, Texas, cho di dân tạm trú

Nhà thờ Thiên Chúa giáo Sacred Heart, ở McAllen, Texas, cho di dân tạm trú

Greg Flakus

03.07.2014

Hàng vạn di dân từ Trung Mỹ đã vượt biên giới Mexico sang tiểu bang Texas của Mỹ trong những tháng gần đây và các nhân viên liên bang đã tăng cường những nỗ lực để thanh lọc những người không có lý lịch tội phạm và cho phép họ được ở lại với gia đình tại Mỹ trong khi chờ ngày ra tòa. Theo tường trình của Thông tín viên Đài VOA từ Houston, Texas, Greg Flakus, các cộng đồng địa phương đang ra sức giúp đỡ cho những di dân kiệt sức và đói khác này.

Tuần này, sở cảnh sát quận Hildago, Texas phát hiện tử thi rữa nát của một bé trai trong một bụi rậm gần Sông Rio Grande, phân chia ranh giới với Mexico.

Nhờ những  thông tin được viết nguệch ngoạc trên dây nịt của cậu bé, các nhân viên cảnh sát tiếp xúc với một người đàn ông tại Guatemala tự nhận là cha của nạn nhân. Cảnh sát viên Eddie Guerra nói ông này cung cấp những tin tức giúp xác định lý lịch của cậu bé.

“Một phần của lời khai của người được xem là cha của cậu bé đã chết, đã cho cho chúng tôi biết những chi tiết rõ ràng về áo quần của em này.”

Theo giấy khai sanh thì em bé xấu số này chỉ có 11 tuổi, nhưng theo các thân nhân trong gia đình thì em đã được 15 tuổi.

Trong những tháng gần đây, làn sóng di dân từ Trung Mỹ đến phía nam Texas đã tăng mạnh. Nhà chức trách liên bang câu lưu các thiếu niên không có cha mẹ đi kèm, nhưng họ đã thanh lọc và trả tự do cho hàng trăm người với trẻ em đi cùng đến các nơi khác trong nước Mỹ nơi họ có thân nhân.

Nhiều người đến trạm xe buýt tại thị trấn McAllen, Texas, nơi hiện phải vất vả đối phó với một số lượng đông đảo di dân.

Ông Teclo Garcia, phát ngôn viên của thị trấn McAllen, nói nhà cầm quyền địa phương, các nữ tu, và những người tình nguyện địa phương đang cung cấp dịch vụ tại bãi đậu xe của nhà thờ Thánh Tâm. Ông cho biết:

“Quận đã dựng các lều tạm và các sơ đang làm việc để đảm bảo là những người đến đây được nuôi ăn và chăm sóc, và những nhân viên y tế của quận đã khám sức khỏe và những di dân này sau đó lên xe buýt đi các nơi khác.”

Ông Garcia nói thành phố đã tiêu hết 58.000 đô la cho dịch vụ khẩn cấp này, nhưng ông nói thêm là cuối cùng có thể phải tốn nửa triệu đô la vào cuối năm nay nếu tình hình không được cải thiện. Ông nói:

“Trong khi chúng tôi đối phó với tình hình hiện nay, chúng tôi muốn chính phủ liên bang chịu tránh nhiệm. Chúng tôi không gây ra tình trạng này, chúng tôi chỉ muốn đối xử với mọi người một cách nhân đạo. Nhưng chúng tôi tự hỏi và chúng tôi lo ngại là không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi không muốn tiêu 500.000 đô la tiền thuế cho hoạt động này hàng năm.”

Hoạt động tại nhà thờ ở McAllen và một hoạt động khác được thực hiện cách đây vài ngày tại Brownsville được Hội Từ Thiện Công Giáo đảm trách. Bà Brenda Riojas, đại diện của hội, nói hoạt động cứu trợ do các cư dân địa phương bắt đầu.

Họ để ý thấy có nhiều người đến trạm xe buýt cần được giúp đỡ, do đó từ các thùng xe của họ, họ trợ giúp cho các di dân và khi con số người mới đến quá đông, trạm xe buýt nói rằng nơi đây không phải là nơi để làm việc này.”

Bà Riojas nói nơi tạm trú của nhà thờ cung cấp cho di dân thực phẩm, nơi tắm rửa, giường ngủ trong vài ngày và những sự trợ giúp khác trước khi họ đoàn tụ với thân nhân, đôi khi ở những nơi xa như New York hay California. Bà nói những người tình nguyện cũng cho họ những vật phẩm cần thiết để đi đường:

“Chúng tôi cũng cung cấp cho họ một hành trang đi đường. Chúng tôi muốn đảm bảo là họ có tả cho trẻ em, thức ăn cho các em bé và nước uống.”

Một số người cho rằng những trợ giúp như thế là giúp đỡ những người vi phạm luật pháp và khuyến khích thêm những người vượt biên giới bất hợp pháp. Tuy nhiên, bà Riojas nói nhà thờ và những tổ chức từ thiện khác ở nam Texas chỉ trợ giúp nhân đạo cho những người đã có mặt tại đây và cần được giúp đỡ.

Một số dân biểu, nghị sĩ Quốc hội Mỹ cũng chỉ trích việc thả những di dân bất hợp pháp và kêu gọi nhanh chóng trả họ về nước để làm nản lòng những người khác muốn đến Mỹ một cách bất hợp pháp.