Vài ghi nhận sau chuyến Hành Hương : Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi và Rôma

Vài ghi nhận sau chuyến Hành Hương : Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi và Rôma

Gioan Phùng Văn Phụng ghi nhận

Phái đoàn gồm có 89 người do Linh mục Nguyễn Ngọc Thụ, Giáo Xứ Chánh Toà Thánh Tâm, hướng dẫn, rời Houston ngày 22 tháng 9 và trở về Mỹ ngày 2 tháng 10 năm 2014.

Hai ngày đầu tiên chúng tôi ghé Tiệp Khắc tham quan lâu đài lớn nhất thế giới (570 m x 130 m) có từ thế kỷ thứ 9, kính viếng nhà thờ  chánh tòa Thánh Vitus

Kính viếng nhà thờ Đức Mẹ khải hoàn xây dựng năm 1611-1613 có tượng Chúa Hài Nhi (chữa lành) rất linh thiêng. Thăm công trường cổ kính nơi có chiếc đồng hồ thiên văn nổi tiếng tản bộ qua chiếc cầu lịch sử Charles xây năm 1357 bắt ngang qua sông Vltava.

Ngày 25 tháng 9, chúng tôi đi xe bus sang quốc gia Ba Lan (Poland) thăm thành phố Wadowice nơi chào đời và thời thơ ấu của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Tu viện Thánh Bênêdícto. Đến thăm ngôi nhà của gia đình ông bà cố, hiện nay là bảo tàng viện di tích gia đình Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Ngôi nhà rất đơn sơ. Phái đoàn xem chỗ nghĩ ngơi, chỗ làm việc, nhà bếp, phòng cầu nguyện của ông bà cố.

Phái đoàn tiếp tục đến Krakow (Kinh thành Rôma của Ba Lan) tham dự thánh lễ tại nhà thờ Thánh Florian (Quan Thầy của những người lính chữa lửa) nơi đây Đức Gioan Phaolô đã thi hành việc mục vụ trong thời kỳ Ngài làm tuyên úy cho sinh viên.

Phái đoàn tham quan quảng trường của Lâu Đài Hoàng gia có từ thế kỷ 16 và viếng thăm nhà thờ chánh tòaWawel là nơi an táng nhiều vị vua Ba Lan qua nhiều thế kỷ.

Phái đoàn cũng đến thăm Hang Mỏ Muối (thành phốWieliczka) đã sản xuất muối từ hơn 700 năm qua. Chiêm ngắm ngôi thánh đường trong Hang, có bàn thờ và những pho tượng rất mỹ thuật do các công nhân đạo đức người Công Giáo Ba Lan của hầm mỏ muối này thực hiện bằng tay rất công phu.

Tượng Thánh Gioan Phaolô II trong hang Mỏ Muối

Phái đoàn kính viếng Đại Vương Cung Thánh Đường Lòng Thương Xót Chúa mới xây dựng cùng với Thánh tích của Thánh nữ Maria Faustina Kowalska người đã được nhìn thấy Chúa với những luồng sáng tình thương chiếu từ Thánh Tâm Chúa.Thánh nữ Maria Faustina Kowalska sinh ngàỵ 25 tháng 8 năm 1905 và qua đời ngày 5 tháng 10 năm 1938 tại Krakow, hưởng dương 33 tuổi.  Thánh nữ được Đức Giáo Hoàng Giaon Phaolô 2 phong hiển thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000. Chúng tôi tham dự thánh lễ tại một trong những nguyện đường của Đại Vương Cung Thánh Đường này sau đó từng người đi lên hôn kính thánh tích của Thánh Nữ Faustina. Nơi đây tôi đã xin khấn và cầu nguyện cho những nhu cầu của người bạn và đứa cháu đã nhờ tôi cầu nguyện trong cuộc hành hương này

Ngày 27 tháng 9, phái đoàn đến Trại Tập Trung Auschwitz  nổi tiếng của Đức Quốc Xã viếng thăm phòng giam của Thánh Maximilian Kolbe (1), người đã hy sinh chịu chết cho bạn tù. Trong chuyến tông du lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã viếng thăm phòng giam này. Chúng tôi đi xem các phòng giam nay là di tích còn sót lại của các tù nhân như giày, kiếng đeo mắt, tóc chứa nguyên một phòng rộng chừng 4 mét x 8 mét, dụng cụ muổng nĩa, chén ăn cơm còn sót lại của tù nhân đa số là người Do Thái.

Chúng tôi cũng được đi vào phòng hơi ngạt, nơi đây có thể  giết chết 700 tù nhân cùng một lúc.

Cảm giác rùng rợn về cách giết người của Đức Quốc Xã, nơi đây đã không biết bao nhiêu người già có, trẻ con 6, 7 tuổi có, đã kêu gào, la hét thất thanh, khóc lóc thảm thiết  trước khi chết ở trong phòng hơi ngạt này.

Phái đoàn tiếp tục đến Czestochowa, thăm tu viện Jasna Gora nơi có Đền Thánh kính bức tranh nổi tiếng Đức Bà đen (Black Madonna)- Nữ Hoàng của Ba Lan ( bức tranh này được coi là di tích linh thiêng nhất của quốc gia Ba Lan và rất nhiều phép lạ từ bức tranh này)

Ngày 28 tháng 9 xe bus rời Krakow đi ngang qua biên giới nước Slovakia để đến thành phố nổi tiếng Budapest của quốc gia Hungary (Hung Gia Lợi). Du thuyền trên sông Danube về ban đêm ngắm nhìn các lâu đài với ánh sáng muôn màu, rực rở vào ban đêm dọc hai bên bờ sông Danube này cũng như đèn điện sáng choang màu sắc rất đẹp trên các cây cầu bắc qua sông Danube.( Đến đây tôi chợt nhớ tới Thái Thanh hát bản Dòng sông xanh (Danube Blue) mà tôi rất ưa thích)

Ngày 29 tháng 9 thăm lâu đài Buda, viếng ngôi thánh  đường cổ kính Gothic kính Thánh  Matthêu xây dựng từ thế kỷ 13-15.

Kính viếng và dự thánh lễ  tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stephen có ngọn tháp cao nhất Budapest (96 mét) được xây dựng để vinh danh vua Stephen (975-1038) Vị Hoàng Đế đầu tiên của Hung Gia Lợi.

Ngày 30 tháng 9 phái đoàn đáp máy bay từ phi trường Budapest đến Rôma (Ý Đại Lợi)

Phái đoàn kính viếng và dâng thánh lễ trong Đại Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành nơi có chân dung của 265 vị Giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo (từ Thánh Phêrô đến vị đương nhiệm)

Ngày 01 tháng 10, tham dự buổi triều kiến Đức Thánh Cha Phanxicô tại quảng trường Thánh Phêrô . Chúng tôi đến thật sớm để tìm chỗ ngồi. Theo chương trình Đức Thánh Cha sẽ làm lễ lúc 10 giờ. Nhưng Ngài đến sớm hơn vào khoảng 9 giờ sáng. Chúng tôi được nhìn thấy Đức Giáo Hoàng qua hai màn ảnh rất lớn ở hai bên. Có khoảng gần 100,000 giáo dân đến tham dự  buổi lễ ngày thứ tư này. Nơi đây tôi tiếp tục cầu nguyện cho ý chỉ của bạn bè nhờ tôi cầu nguyện, cũng như tôi câu nguyện cho gia đình, những người thân yêu và cho đất nước Việt Nam cũng như cho hoà bình thế giới.

Sau đó kính viếng Nhà Thờ Thánh Tâm tại Rôma nơi còn cất giữ nhiều dấu tích các linh hồn ở luyện tội đã hiện về xin cầu nguyện


Dấu tích từ các linh hồn ở Luyện tội hiện về.

Khi nhìn thấy những dấu tích này chúng ta càng cũng cố niềm tin vào Thiên Chúa, tin rằng con người có linh hồn sau khi mất.

Tôi không bao giờ dám nghĩ và ước mơ tới, trong đời tôi, được đến Rôma hai lần, trong vòng 4 năm, may mắn gặp được hai Đức Giáo Hoàng. Năm 2010 tôi đứng gần đường đi của Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô, nên khi Ngài đi qua tôi chụp được hình Đức Giáo Hoàng  rất rõ. Lần này ( năm 2014) đứng sau lưng một người nên khi chụp hình chỉ chụp được tay người vẫy chào hoan hô Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà thôi.

Tạ ơn Chúa. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Gioan Phùng Văn Phụng ghi nhận

(1) Cha được Đức Thánh Cha Paul VI tôn phong Chân Phước ngày 17 tháng 10 năm 1971 và Đức Giáo Hoàng John Paul II đã chính thức ghi tên cha vào sổ các thánh tử vì đạo của lòng nhân ái của Giáo Hội ngày 10 tháng 10 năm 1982.

Xin xem thêm :Tiểu sử Thánh Maximilian Kolbe

Xin xem thêm: Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô :

Thiên Chúa ban cho chúng ta các đặc sủng khác nhau để mưu ích cho tất cả mọi người.

Hình 1:Lâu đài bên bờ sông Danube về đêm

Hình 2: Quang cảnh Trại Tập Trung Auschwitz

Hình 3:Giày của người Do Thái còn lưu lại

Hình 4 : Bà xã tôi đứng dưới Hình của Đức Bà Đen

Hình 5, 6: Quang cảnh công trường Thánh Phêrô

 

 

 

 

 

 

 

 

Một y tá Australia bị nghi nhiễm Ebola

Một y tá Australia bị nghi nhiễm Ebola

Nhân viên y tế lấy mẫu từ cơ thể của một người bị nghi là đã chết vì virus Ebola trên đường phố ở Freetown, Sierra Leone, ngày 8/10/2014.

Nhân viên y tế lấy mẫu từ cơ thể của một người bị nghi là đã chết vì virus Ebola trên đường phố ở Freetown, Sierra Leone, ngày 8/10/2014

09.10.2014

Một y tá người Australia đang được xét nghiệm y khoa sau khi biểu hiện các dấu hiệu có thể bị nhiễm Ebola giữa lúc cộng đồng quốc tế tiếp tục các nỗ lực khống chế bùng phát virus này.

Người đứng đầu ngành y tế bang Queensland, bà Jeanette Young, cho biết y tá 57 tuổi bị sốt nhẹ sau khi trở về từ Sierra Leone, nơi y tá này đã chăm sóc các bệnh nhân bị Ebola.

“Lúc trở về nước sức khỏe của bà hoàn toàn tốt, không có triệu chứng gì, không có sốt. Chỉ mới sáng nay bà mới bắt đầu sốt nhẹ. Bà chưa đi đâu ra khỏi cộng đồng ở Cairns. Bà đang tự cách ly ở nhà, tự theo dõi kiểm tra sức khỏe cho mình.”

Dự kiến kết quả xét nghiệm sẽ được công bố vào ngày mai. Bà Young nhấn mạnh cho dù y tá này bị nhiễm Ebola cũng không có lý do gì khiến dân chúng phải lo ngại về bùng phát dịch.

Tin này xảy ra 1 ngày sau khi bệnh nhân Ebola đầu tiên được chẩn đoán ở Mỹ tử vong ở thành phố Dallas, bang Texas.

Các giới chức bệnh viện Presbyterian ở Texas thông báo ông Thomas Eric Duncan thiệt mạng 10 ngày sau khi được nhập viện. Nạn nhân này tới Dallas hôm 20/9 từ Liberia, trung tâm dịch của đợt bùng phát Ebola ở Tây Phi.

Bệnh nhân Ebola đầu tiên ở Hoa Kỳ đã chết

Bệnh nhân Ebola đầu tiên ở Hoa Kỳ đã chết
October 08, 2014

Nguoiviet.com

DALLAS (AP) Bệnh nhân Ebola đầu tiên tại Hoa Kỳ chết sáng Thứ Tư, 8 tháng 10 tại bệnh viện ở Dallas, Texas, và giới  hữu trách ở thành phố này đã phải tìm cách trấn an nhiều người dân tỏ ra hoảng sợ.

Tất cả mọi người chỉ có thể đi ngang bên ngoài hàng rào khu Ivy Appartments, nơi người bệnh Ebola đã cư ngụ và hiện nay hoàn toàn bị phong tỏa cách ly. (Hình: AP/Tony Gutierrez)

Thomas Eric Duncan, 42 tuổi được đưa vào điều trị tại bệnh viện Texas Health Presbyterian Hospital  ngày 28 tháng 9, sau khi phát bệnh do nhiễm vi khuẩn từ quê hương ở Liberia. Hơn một tuần sau, bệnh trạng chuyển biến xấu đến tình trạng không thể qua khỏi.

Đương sự không có triệu chứng gì khi xuất ngoại và đã qua kiểm tra ở phi cảng Monrovia, thủ đô Liberia. Từ đây Duncan bay qua Brussels, Bỉ, và phi cảng Dulles, Washington D.C., trước khi tới Dallas ngày 20 tháng 9 để thăm thân nhân.

Ngày 25 tháng 9 Duncan lên cơn sốt nóng,  đau bụng,  được đưa tới bệnh viện Texas Health Presbyterian Hospital. Nhưng nơi đây cho về nhà sau khi khám nghiệm cấp thuốc, do lúc đó bệnh nhân chưa có triệu chứng đặc biệt đáng chú ý tiêu chảy và nôn mửa. Ba ngày sau, bệnh phát nặng, Duncan phải trở lại bệnh viện và được xác định  mắc Ebola.

Mặc dầu nhiều lần đưa ra nhiều lời giải thích, bệnh viện vẫn bị phê phán nặng nề về những sự sơ suất. Hồ sơ nhập viện đã ghi là Duncan đến từ Tây Phi, nhưng chi tiết quan trọng này không được chú ý đúng mức và thông tin cho các bác sĩ.

Ngay khi xác nhận là bệnh Ebola, các giới chức y tế đã kiểm tra tất cả những ai đã từng có tiếp xúc với Duncan, gồm 10 người trong đó 7 nhân viên y tế, 38 người khác có thể tiếp cận trong chừng mực khác nhau, và 4 người nữa sống cùng trong căn hộ ở khu Ivy Appartments với Duncan. Tất cả đều được cách ly ít nhất 3 tuần lễ là thời gian ủ bệnh của vi khuẩn Ebola.

Cư xá Vickery Meadow, nơi cư ngụ của hàng ngàn di dân nghèo Afghanistan, Phi Châu đến Mexico tỏ ra bình tĩnh hôm Thứ Ba. Trẻ con đi học và các phụ nữ đến trạm xe bus vẫn đi ngang đường phố bên ngoài khu Ivy Apartments có cảnh sát canh gác và giăng giây phong tỏa.

Tuy nhiên có những dấu hiệu về tình hình căng thẳng. Nữ nghị viên hội đồng thành phố Jennifer Staubach Gates cho biết 3 người ở cư xá Vickery Meadow được chủ nhân cho nghỉ việc vì sơ mang theo vi khuẩn. Tại Heart House,  nhà giữ trẻ sau giờ học trong khu này, khoảng 20 nhân viên thiện nguyện không tới làm việc như bình thường.

Các bác sĩ được đưa tới giải thích cho dân chúng bảo đảm rằng họ không bị nguy hiểm. Ebola không lây nhiễm qua không khí, chỉ có thể qua tiếp xúc với các loại dung dịch từ người bệnh. Tuy nhiên tại thương xá NorthPark Shopping Center gần đó, khi có người ho là những người khác tìm cách tránh xa. Một số bệnh nhân có hẹn trước tại Texas Health Presbyterian Hospital xin đổi ngày hoặc hủy bỏ hẹn.

Bác sĩ Tom Frieden, giám đốc Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) ở Atlanta, bảo đảm rằng Hoa Kỳ đủ điều kiện và  khả năng ngăn chặn sự lây lan Ebola. Ông nói thêm: “Chúng ta không bao giờ nên quên rằng kẻ thù là vi khuẩn. Đó là Ebola chứ không phải dân chúng, cộng đồng hay quốc gia”.

Chỉ trong 7 ngày 3 người bạn ra đi

Chỉ trong 7 ngày 3 người bạn ra đi

Nguyễn Xuân Hoàng và Văn Quang 10 năm trước

Chỉ trong vòng 7 ngày vừa qua, ba người bạn tôi “ra đi”. Tất cả đều kém tuổi tôi, thậm chí có ông mới chỉ 58 tuổi mới ra đi ngày 20-9, một ông 76 ra đi ngày 12-9 và một ông 77 ra đi ngày 13-9. Trong khi ngày 21-9 là ngày sinh nhật thứ 82 của tôi. Lẽ ra trong số những người này, tôi phải là kẻ ra đi trước tiên mới đúng… luật “già trẻ”. Nhưng trên đời này bao giờ cũng có những “ngoại lệ” đau lòng.

Ở đây, tôi không phân biệt “văn nghệ lớn hay văn nghệ nhỏ” và với tôi cũng chẳng có thứ hạng nào trong văn học nghệ thuật cả. Ông nào làm được gì cứ làm, suy tính làm gì tới những chuyện vớ vẩn đó. Chuyện đáng nói là anh sống với mọi người ra sao, thế thôi. Đã là bạn, ông nào tôi cũng kính trọng và thương nhớ dù là tướng hay là lính cũng là con người cả thôi. Văn hay võ, chẳng có gì quan trọng. Miễn là họ đã sống với tôi và trong tôi như thế nào. Một anh bạn tù, đôi khi tôi chẳng còn nhớ anh ta làm nghề gì, ở đâu, nhưng vẫn có những phút giây khiến tôi nhớ mãi đến một thái độ, một hành động, một câu nói ân tình của người đó.
Tôi hy vọng chia sẻ bài này với bạn đọc đã từng phải vĩnh viễn chia tay với những người bạn thân trong đời. Nhưng chỉ trong một tuần lễ, vỏn vẹn 7 ngày mà có tới 3 người bạn thân ra đi trong khi mình ở cái tuổi gần đất xa trời hơn thì làm sao tránh khỏi chạnh lòng, bỗng cảm thấy cuộc đời ngắn ngủi và vô thường quá chừng!

Về người ở xa, anh Nguyễn Xuân Hoàng

Với ba người bạn vừa ra đi, mỗi người đi một cách khác nhau. Tôi muốn kể đến người ở xa trước. Đó là anh Nguyễn Xuân Hoàng 77 tuổi ở San Jose. Anh kém tôi 5 tuổi và thật sự tôi không thể nhớ quen biết anh từ bao giờ. Trước năm 1975, tôi và anh chưa quen biết bởi mỗi người làm việc trong một môi trường khác nhau. Anh là nhà giáo “chính hiệu”, còn làm báo đối với anh lúc đó chỉ là nghề tay trái. Còn tôi, làm việc trong quân đội. Tôi nhớ khi mới gặp nhau lần đầu ở Sài Gòn, có lần Nguyễn Xuân Hoàng hỏi tôi:
– Hồi xưa (trước năm 1975) anh đã từng làm chủ bút mấy tờ báo Quân Đội, lại là sĩ quan trừ bị, anh có đủ điều kiện xin giải ngũ, ra Bộ Thông Tin, xin cái giấy phép làm tờ nhật báo rồi lao vào nghề hoặc cho thuê manchette cũng được vài trăm ngàn một tháng, tha hồ sống khỏe mà chẳng phải làm gì.
Tôi phải giải thích:
– Đáng lẽ tôi được giải ngũ theo luật định, nhưng lại cũng theo luật định, tôi được giữ lại Quân Đội vì lý do “sĩ quan chuyên môn không có trường đào tạo”. Thời kỳ đó Quân Lực VNCH có đủ các trường như Pháo Binh, Thiết Giáp, Truyền Tin… nhưng không hề có trường nào dạy báo chí và truyền thông. Thế là cứ ở với quân ngũ dài dài và suốt đời vẫn chỉ là sĩ quan trừ bị. Vả lại sau một thời gian phục vụ trong quân đội, tôi thấy yêu cuộc đời quân ngũ và bằng lòng với tuổi trẻ của mình.
Hoàng cười:
– Và cũng tại hồi đó các cô gái Sài Gòn đều là “em gái hậu phương thương anh trai tiền tuyến”, đúng không?
Tôi không phủ nhận tâm trạng này nhưng chỉ là một phần trong đời sống của tôi.
Sau này, khi anh NX Hoàng làm Tổng Thư Ký cho tờ báo Việt Mercury ở Mỹ, tôi bắt đầu hợp tác với báo anh làm. Từ đó chúng tôi hiểu nhau và dễ dàng thông cảm với nhau. Đôi khi có dịp về Sài Gòn, không lần nào anh không tìm gặp tôi cùng vài người bạn. Có buổi chiều chúng tôi đi bộ trên những con đường đầy bóng cây cổ thụ, anh nói:
– Không bao giờ ngờ lại có ngày đi với Văn Quang trên con những con đường xưa như thế này.
Anh dốc bầu tâm sự về đủ thứ chuyện, kể cả chuyện tình cảm riêng tư, có lẽ tôi là người hiểu rõ anh hơn hết những người bạn ở đây. Tôi không nhớ anh về Sài Gòn bao nhiêu lần, có lần anh và chị Trương Gia Vy, vợ anh, cùng về và cùng đến nhà tôi ăn vài món gia truyền của gia đình tôi. Chị Vy là “con cháu nhà đại gia” mà tôi biết khi thân phụ chị là một vị dân biểu rất nổi tiếng ở Hạ Nghị Viện VNCH mà phóng viên của Đài Phát Thanh Quân Đội có vài lần phỏng vấn. Phải nói thật là chúng tôi cũng tìm cách vận động để ngân sách của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đưa ra Quốc Hội được ông cùng một số dân biểu ủng hộ, không bị cắt xén như những tổng cục khác. Chị Vy có đặc tính của phụ nữ miền Nam, thật thà, đôn hậu, thực tế trong khi Nguyễn Xuân Hoàng lại có tính lãng mạn của mấy anh nghệ sĩ với những mơ ước tưởng như không bao giờ với tới được. Có lẽ chính vì vậy họ hợp thành một cặp rất đẹp đôi cho đến cuối đời.

Đằng Giao, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Xuân Hoàng ở quán Cà Phê Ân Nam Sài Gòn

 



Chị Vy, Ng Xuân Hoàng cùng bạn bè ở nhà Văn Quang năm 2004

Những ngày sau cùng

Khi anh Hoàng và chị Vy làm tờ báo Việt Tribune riêng của mình, tôi vẫn hợp tác, ngoại trừ thời gian tôi bị “hỏi thăm sức khỏe,” bị “cấm viết ra nước ngoài” và bị phạt vì tội “vi phạm internet,” cái thứ tội mà tôi không thể hiểu rõ đó là tội gì. Hoàng điện thoại hỏi thăm nhưng thời gian đó điện thoại và internet nhà tôi bị cắt hết, anh hỏi thăm qua bạn bè. Hoàng rất thông cảm nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn. Sau đó, tôi lại tự mình đứng lên, “tự mình tha tội cho mình” và lại tiếp tục con đường tôi phải đi.
Hoàng lại giục tôi gửi bài cho báo anh. Bài hàng tuần tôi viết cho khá dài nên tôi nói Hoàng cứ “tự do” xén bớt cho hợp với báo của mình. Tôi hoàn toàn tin ở anh. Có điều rất lạ là Hoàng thường tỏ ra buồn chán, tôi không thể hiểu hoàn toàn lý do nào. Sau một thời gian tôi mới biết Hoàng bị bệnh khá nặng.
Trong thời gian vài năm sau này, thỉnh thoảng tôi nhận được một cái mail của Hoàng, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa của một căn bệnh “chán chường”. Thỉnh thoảng tôi điện thoại thăm hỏi, anh còn nói chuyện được năm ba phút. Nhưng lần sau cùng, cách đây khoản hơn một tháng, khi tôi gọi, Hoàng bắt máy, nhưng chỉ nói được đúng một câu sau cùng “Tôi mệt quá anh ơi.” Tôi vội vàng cúp máy và thăm dò bệnh tình Hoàng qua những người bạn ở San Jose. Và điều tôi hiểu là Hoàng sẽ phải vĩnh viễn từ giã cuộc đời trong một ngày không xa.
Tôi hồi hộp chờ đợi một tin buồn sẽ đến, một thứ tin buồn được báo trước. Rồi tôi cũng nhận được điện thoại của người bạn ở San Jose báo tin này ngay sau khi Hoàng từ trần vào lúc gần 11g sáng ngày 13-9. Tôi chỉ kịp gửi đến chị Vy vài hàng chia buồn bởi tôi biết lúc này chị chẳng còn thì giờ,chẳng còn tâm trí đâu mà đọc.
Hàng ngày vào internet, tôi đọc được rất nhiều lời phân ưu, thương tiếc của rất nhiều bạn bè anh ở khắp nơi trên thế giới. Có lẽ ít có người nào dù ở bất kỳ thành phần nào được bạn bè yêu quý đến thế, ngoại trừ những ông “chính khách” thì toàn là những thủ tục chia buồn cho đúng phép xã giao, buồn đấy mà chưa chắc đã là buồn hay vui nữa. Với Nguyễn Xuân Hoàng, bạn “mày tao” cũng có, bạn xưng là anh, xưng là em cũng có, đàn ông đàn bà, già trẻ đủ cả trên khắp các trang báo, các trang web, các diễn đàn… Một người ra đi như thế thật hiếm. Anh phải sống như thế nào mới được tiễn đưa như thế.
Hoàng sống chân thật, chan hòa với bản tính điềm đạm, bình dị và nhún nhường, chưa bao giờ tỏ ra mình là một “nhà văn lớn” hay “một cái gì đó” quan trọng trong xã hội. Ở Hoàng, tôi nhận thấy anh luôn tỏ ra “Tôi chỉ là một con người rất tầm thường.” Đó chính là phong cách làm nên một nhà văn lớn.
Nhiều lần tôi đã định viết về anh nhưng đã có quá nhiều bạn anh viết về anh rồi, nhất là cuộc đời và tác phẩm của anh. Cho nên tôi vẫn ngần ngại. Nhưng cuối cùng, đến hôm nay tôi cảm thấy cần phải viết đôi dòng về anh với những cảm xúc không thể cưỡng lại và nỗi tiếc thương sâu sắc. Ở đây tôi chỉ nói đến tình cảm anh chia sẻ cùng tôi suốt chặng đường dài. Tôi mất một người bạn đúng nghĩa, vĩnh biệt Nguyễn Xuân Hoàng nhưng tôi biết chắc rằng trong cuộc đời còn lại của tôi luôn có hình ảnh anh ở bên.

Về Hoàng Vũ Đông Sơn


Di ảnh Hoàng Vũ Đông Sơn

Có lẽ cái tên ấy còn xa lạ vời nhiều bạn đọc. Anh không sáng tác nhiều và cũng không hẳn là một nhà văn nhà thơ thường xuyên góp mặt trên các trang báo. Sự nghiệp sáng tác của anh chỉ rộ lên từng thời kỳ, tùy hứng. Hay nói cho đúng hơn là vì thiếu “đất dụng võ” nên anh không có nhu cầu phải viết nhiều. Vẫn có những con người như thế. Thiếu “đất dụng võ” nên cũng không thúc đấy được hứng thú làm việc. Đành cứ “được đến đâu hay đến đó”. Trong cuộc đời tôi đã từng gặp khá nhiều người quen biết như thế. Có tài, có khả năng nhưng vì một lý do nào đó để tài năng chết yểu. Hoàng Vũ Đông Sơn thì hơi khác. Anh cố gắng song chẳng “trụ” được ở nơi nào lâu. Tuy vậy anh không bỏ cuộc như những người khác, suốt cuộc đời anh vẫn sống cho văn chương và thơ phú. Lâu lâu anh gửi cho tôi đọc vài bài của anh.
Nhưng rồi anh cũng vào ra bệnh viện vài lần cùng thời gian với tôi. Cho nên chúng tôi không thể đến thăm nhau.
Thề rồi buổi sáng ngày 12 tháng 9, chị Đông Sơn điện thoại cho tôi báo tin “Nhà em vừa mất lúc 9 giờ sáng nay rồi bác ơi”. Tôi sững sờ, gọi cho Hàm Anh, lúc đó cô đang trên đường tới bệnh viện đưa thi hài người bạn về nhà. Một căn nhà cũ trong chung cư Thanh Đa siêu vẹo, anh chị vẫn sống ở đó cùng người con trai duy nhất từ nhiều năm nay. Nó còn thê thảm và hiểm nguy rình rập hơn cả cái chung cư tôi đang ở. Tôi báo tin cho Uyên Thao, Hoàng Song Liêm, Thanh Thương Hoàng ở Mỹ, tất cả đều bàng hoàng thương tiếc. Năm nay anh 76 tuổi, một người bạn cam chịu với số phận, không thích tranh đua.
Trong số những tác phẩm của anh, tôi còn giữ được một vài bài. Mời bạn đọc một đoạn trong bài thơ của anh sau đây có thể là một tượng trưng cho đường lối sáng tác của anh:

Thưa với người đi
Ta cứ chôn chân mãi đất này
Tứ thời bát tiết nhìn mây bay
Ruồi nhặng vo ve quấy đảo quá!
Gay …

HVĐS
Người đi vạn ngả sông hồ
Có hay “thóc giống một bồ” ngả nghiêng
Lời thề sông Hát còn thiêng?
Văn Thân Sát Thát đâu riêng thời nào
Đinh Lê Lý Nguyễn… anh hào
Trần Lê Hồ Mạc vẫn gào quốc dân
Bảo vệ cương vực xa gần
Tấc suối phân đất ta cần bảo lưu
*
Tâm trong sáng – óc trí mưu
Sẽ biện biệt rõ: ân, cừu, thế nhân
Trong cốt cách Việt tinh thần
Bình Nam – kháng Bắc góp phần dựng xây
Mặt trời đâu mọc hướng Tây
Cường thù hăm hở cứ bày cuộc chơi
Gớm thay cho lũ con trời
Còn hang Dấu Gỗ muôn đời giặc đau
*
Ngô Quyền Hưng Đạo trước sau
Và còn sau nữa cùng nhau tiếp dòng
Quốc vận sao lắm long đong
Những trang quốc sĩ an lòng được sao…
Hoàng Vũ Đông Sơn 7/7/2012

Người bạn thứ ba, trẻ nhất vừa ra đi

Lương Quang Khôi và những trẻ am nghèo tại Campuchia

Đó là anh Lương Quang Khôi, năm nay mới 58 tuổi. Khôi không viết văn làm thơ, nhưng anh lại là một con người luôn gắn bó với những anh em “làm văn nghệ”. Nhất là những công việc từ thiện của bất cứ hội đoàn nào, anh cũng nhiệt tình tham gia. Trong khoảng 5-7 năm gần đây, khi tuần báo Văn Nghệ Úc mang quà của Mái Ấm Tình Thương của bà con người Việt ở Úc về Việt Nam giúp đỡ rất nhiều gia đình nghèo khổ từ Nam chí Bắc và sang cả Biển Hồ Campuchia giúp nhiều gia đình người Việt rất khốn khổ ở xứ người, anh Khôi là một trong số người tình nguyện đi theo cả tháng trời. Anh không nề hà mang vác những thùng quà nặng trĩu, thức đêm, dậy sớm, anh làm việc như một “phu khuân vác” chính hiệu.
Tôi đã từng đi nhiều nơi cùng anh và đi cả Biển Hồ ở Campuchia với đoàn từ thiện Mái Ấm Tình Thương. Trong cả đoàn, anh là người trẻ tuổi nhất, xông xáo và tận tâm lo cho từng gia đình. Anh đã từng ôm những đứa trẻ con từ chiếc thuyền nan cũ nát sang chiếc bè giữa biển khơi và phát cho chúng những gói quà mà chúng tưởng như chẳng bao giờ có được giữa trời nước mênh mông ở xứ Chùa Tháp này, những thân phận dường như chẳng ai thèm đoái hoài đến.

Anh có cái dáng dấp lực sĩ, bảnh trai của một Ronaldo, tôi ví von như thế là quá đáng, nhưng để bạn đọc dễ hình dung ra con người này. Anh luôn giúp đỡ tôi khi phải mang hành lý lên máy bay hoặc xuống những con thuyền tam bản nhỏ xíu giữa những con suối chạy dài trong hệ thống kinh rạch chằng chịt của miền Tây Nam Bộ. Có khi chúng tôi ngồi hàng nửa ngày trong lòng ghe chật hẹp, chui qua những cái cầu khỉ cheo leo, đôi bờ đầy lau lách. Người đầu tiên khuân vác hàng quà lên đi vào các xóm nghèo chính là Hoàng Trọng Khôi. Bản tính anh rất hiền lành, yêu “văn nghệ” và con người làm văn học nghệ thuật bằng những hành động thiết thực, chan chứa tình nghĩa mà chẳng bao giờ nói ra.
Ở Sài Gòn, hồi sau này, biết tôi sức yếu không đi đâu nên thỉnh thoàng anh đi xe gắn máy lên đón tôi đi cà phê, ăn sáng. Mới vài ngày trước đây thôi, chúng tôi ăn sáng và ngồi ở quán café mới mở ngay trong chung cư. Anh vẫn điềm đạm, ít nói và còn hẹn nhau đến thàng 12 này, tòa báo Văn Nghệ Úc lại về làm từ thiện. Tôi nói chắc kỳ này không thể đi được, anh cố nài nỉ tôi đi cùng anh em đến một địa điểm nào gần Sài Gòn thôi hoặc đi máy bay lên Đà Lạt phát quà cho mấy trại tâm thần rồi để tôi nghỉ ngơi. Tôi vẫn lắc đầu vì sợ tôi chỉ làm phiền cho các anh thôi nếu tôi… lăn đùng ra đó. Khôi có vẻ buồn không thuyết phục được tôi.
Thế mà, chiều ngày 20-9 vừa qua, Thanh Sài Gòn điện thoại báo tin sét đánh “Khôi ra đi lúc 6g chiều rồi anh ơi”. Tôi hỏi nguyên nhân, chỉ là vì bị đột quỵ, máu đã tràn ra khắp đầu, các bác sĩ giỏi nhất đành bó tay. Cái thứ bệnh khó có ai ngờ trước được.
Buổi chiều này 21-9- 2014 vừa qua, cũng là ngày sinh nhật thứ 82 của tôi, chúng tôi đến nhìn anh lần cuối cùng. Trong số tất cả anh em ở tuần báo Văn Nghệ Úc đến những anh em ở Sài Gòn, người trẻ tuổi nhất lại ra đi trước bỏ lại người góa phụ còn trẻ cùng hai đứa con thơ.
Trong cuộc đời chúng ta, chẳng phải chỉ có những người thân trong gia đình, trong cùng sự nghiệp mới là bạn mà cạnh đó còn những con người đã dành cho chúng ta một thứ tình cảm thầm lặng cũng rất đáng trân trọng khiến chúng ta không bao giờ quên.

Khôi (từ phải qua) và Đoàn Dự, Văn Quang, Thanh Sài Gòn sau một chuyến đi làm từ thiện ở Đà Lạt

TRÀNG HẠT MẦN CÔI, TRƯỜNG HỌC TIN CẬY MẾN

TRÀNG HẠT MẦN CÔI, TRƯỜNG HỌC TIN CẬY MẾN

(THƯ MỤC TỬ SỐ 2 – THÁNG 10/2014)

Kính gởi anh em linh mục,

các nam nữ tu sĩ, chủng sinh,

và toàn thể anh chị em giáo dân.

 

Anh chị em thân mến,

1. Chúng ta bước vào tháng Mân Côi, rất quan trọng đối với lòng đạo đức bình dân trong Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam. Tôi muốn nhân cơ hội này ngỏ lời với anh chị em về ý nghĩa sâu xa và đặc tính thực tế của việc lần hạt Mân Côi. Với ước mong từ nay về sau, anh chị em sẽ thực hành tốt hơn việc đạo đức được ưa chuộng và rất hữu ích cho đời sống đạo của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều là những Tín Hữu Kitô, những người tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Niềm tin ấy là một hồng ân, không phải ai cũng có, mà chỉ những người được Chúa ban cho và mở lòng đón nhận. Là một hồng ân rất lớn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta, như lời sứ thần Gabriel chào Đức Mẹ: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng!” (Lc 1,28). Hay lời của bà Elisabeth nói với Mẹ: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).

Đức tin ấy được ban cho ta nhờ Chúa Thánh Thần, vì chính Thánh Thần khơi dậy đức tin nơi chúng ta như lời thư 1 Côrintô: “Không ai có thế nói Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí ” (lCr 12,3). Chúa Thánh Thần không chỉ khơi dậy đức tin nơi chúng ta một lần duy nhất, rồi bỏ đó, nhưng Ngài không ngừng khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin của chúng ta bằng nhiều cách thức khác nhau.

2. Một trong những cách mà Ngài ưa thích là tràng hạt Mân Côi của Mẹ Maria, vì đó là cách mà người tín hữu dễ thực hành để cộng tác với ơn Chúa. Nhờ cách này mà những mầu nhiệm chính trong Đạo của Chúa Giêsu được khơi dậy trong lòng chúng ta để chúng ta tin, những nét chính yếu của cuộc đời và con người Chúa Giêsu được giới thiệu để chúng ta chiêm ngắm cùng với Mẹ Maria. Nhờ tràng hạt Mân Côi đức tin không những được khơi dậy, mà còn ‘được củng cố’ vững bền nơi tâm hồn chúng ta. Các mầu nhiệm đức tin được tuần tự nhắc lại ở mỗi đầu chục kinh Kính Mừng, sẽ thấm dần vào tâm hồn nhờ các kinh Kính Mừng như những nốt nhạc đệm linh thiêng đưa các mầu nhiệm của Chúa Giêsu vào trong tâm trí chúng ta.

Các mầu nhiệm ấy là Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô được thu gọn, là nội dung tóm tắt của Lời Chúa, có kèm theo ánh sáng và sức mạnh của tác giả là Chúa Thánh Thần, sẽ nuôi dưỡng đức tin của chúng ta cách tốt đẹp và sâu xa nhất. Sau khi đã hướng chúng ta đến chiêm ngắm mầu nhiệm, Giáo hội còn dạy cách thực hành đức tin, gợi ý cho chúng ta cầu xin những điều hết sức đơn sơ nhưng cơ bản, như “xin ơn khiêm nhường, yêu người, khó nghèo”. Cuối cùng chúng ta cũng đươc Chúa Thánh Thân thúc giục truyền bá đức tin, cùng với Mẹ Maria và các Kitô hữu khác, loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô cho mọi người.

3. Tràng hạt Mân Côi của Mẹ Maria không những là trường học đức tin, mà còn là trường học lòng mến. Mặc dù bên ngoài có vẻ như hướng về Mẹ Maria, thực sự việc lần hạt Mân Côi hướng lòng chúng ta đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta dâng trái tim và lòng trí chúng ta cho Chúa Giêsu, ước ao chiêm ngắm và kết hợp với Người. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng vừa cầm xâu chuỗi và bắt đầu lần hạt, ta đã được “thêm lòng yêu mến Chúa” rồi. Cầm tràng hạt mà lòng ta nghĩ tới Chúa và gắn bó với Chúa, thì đã đạt mục tiêu của đời sống Kitô hữu. Có gì tuyệt diệu bằng!

Chúng ta nên biết rằng giới răn thứ nhất “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn” (Mt 22,37) là điều quan trọng nhất trong Kitô giáo và cũng là điều khó nhất. Mẹ Maria là người đã đạt đến tuyệt đỉnh của tình yêu sẽ giúp ta, chỉ cách cho ta. Có ai yêu mến Chúa bằng Mẹ Maria? Lòng mến Chúa của chúng ta làm cho Đức Mẹ vui sướng. Mẹ cầu xin cùng Chúa Thánh Thần cho ta. Và chỉ có Chúa Thánh Thần, Đấng vừa là Tình yêu của Thiên Chúa, vừa là ‘ơn thông hiệp’, mới có thể gắn bó chúng ta với Chúa Giêsu, để chúng ta cùng với Chúa Giêsu gắn bó với Chúa Cha trên trời.

Tràng hạt Mân Côi còn là trường học đức ái dành cho tha nhân. Chính tràng hạt Mân Côi sẽ giúp chúng ta noi gương bác ái của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, giúp ta đạt ước nguyện sâu xa của người Kitô hữu biểu lộ trong kinh hoà bình của thánh Phanxicô: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

4. Lần hạt Mân Côi đều đặn cũng là một cách nuôi dưỡng niềm hy vọng Kitô giáo. Chúng ta tập trông cậy vào Chúa, tập tin tưởng vào Chúa nhờ thường xuyên tiếp xúc với Chúa. Tràng hạt Mân Côi của Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta kiên trì, và như lời Chúa nói, “ai kiên nhẫn đến cùng sẽ được cứu rỗi”, được giải thoát khỏi ách nô lệ ma quỷ, thế gian và xác thịt, đạt tới sự sống viên mãn đời đời trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cầm tràng hạt mà lòng hướng về Mẹ Maria, tâm hồn của chúng ta sẽ được bình an, vì Mẹ là ‘Nữ Vương ban sự bình an’, Mẹ sẽ giúp cho chúng ta phó thác mọi sự vào trong tay Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Kinh Mân Côi vừa là kinh nguyện của người nhỏ bé, hèn mọn, yếu đuối nhất, vừa là kinh nguyện của tâm hồn chiêm niệm sâu xa nhất.

5. Anh chị em thân mến, tôi được Tòa Thánh mời sang Rôma để tham dự Thượng Hội Đồng ngoại thường của các Giám mục thế giới về Đời sống gia đình đang gặp nhiều thử thách nghiêm trọng. Thượng Hội Đông cần lời cầu nguyện của anh chị em. Đức Thánh Cha và các Giám mục chúng tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em. Khi lần hạt Mân Côi, anh chị em hãy thương cầu nguyện cho tôi, người Mục tử còn rất nhiều thiếu sót của anh chị em.

Kính chào anh chị em.

Tác giả: TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc

Người đàn ông sống lại sau 25 năm bị chôn vùi dưới băng

Người đàn ông sống lại sau 25 năm bị chôn vùi dưới băng

Một vận động viên leo núi gặp nạn, bị chôn vùi dưới đống tuyết lở suốt 25 năm đã tình cờ được phát hiện và cứu sống kỳ diệu.

Vụ việc hy hữu nói trên xảy ra với anh Vail người Thụy Sĩ. Cụ thể, năm 1962, anh Vail cùng đoàn thám hiểm leo núi ở dãy Alps thì gặp tai nạn và bị chôn vùi dưới đống tuyết lở suốt 25 năm.

Mãi tới năm 1987, một nhóm thám hiểm tình cờ phát hiện cơ thể đóng băng của Vail, và đưa về Viện nghiên cứu y học Nise (Pháp).

Người phụ trách dự án nghiên cứu này tiến sĩ Dandume cho biết: “Ban đầu chúng tôi không có ý định cứu sống anh ta, nhưng chúng tôi thấy mọi chức năng trên cơ thể Vail​ đã được bảo quản một cách hoàn hảo. Thế là chúng tôi mạnh dạn thử nghiệm”.

Tiến sĩ Dandume cùng với cộng sự tiến hành giã đông cơ thể Vail, sau đó hút máu để làm nóng rồi lại bơm vào.

Chỉ vài ngày sau, mạch Vail bắt đầu đập một cách yếu ớt, rồi não bộ cũng dần dần phục hồi hoạt động. Vail đã sống lại một cách kỳ diệu sau 25 năm chôn vùi dưới băng.

Hiện tại, anh đã 52 tuổi nhưng vẫn trẻ trung như hồi 27 tuổi.

Theo Khoevadep

Những Thần Đồng Gốc Việt Nổi Tiếng

Những Thần Đồng Gốc Việt Nổi Tiếng

James H. Nguyễn – Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổi
James H Nguyen

James H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi, đang là bác sỹ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi.
James H. Nguyễn lên đại học University of California, Irvine, năm 14 tuổi và mỗi học kỳ anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000-2002 và cho đến khi được nhận vào trường Đại học y St. George’s, anh làm phụ giảng môn sinh lý học tại Đại học Santa Ana.
Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion) với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp.

ntkhANGNguyễn Tường Khang, cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12

Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11-19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi.”
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.

Tường Khang cùng các thí sinh trong cuộc thi hùng biện.

Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD.
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.

Nam Nguyễn – 12 tuổi và danh hiệu vô địch trượt băng nghệ thuật Canada

nam nguyen
Nam Nguyễn được Canada ca tụng là thần đồng và niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa Đông 2018 của làng trượt băng nghệ thuật nam Canada.
Nam Nguyễn đã đoạt danh hiệu vô địch Canada đầu tiên dành cho lứa tuổi nhi đồng vào năm 2007 khi mới 8 tuổi. Hai năm sau đó, Nam Nguyễn ẵm tiếp hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn trong khuôn khổ giải vô địch trượt băng nghệ thuật Canada là Pre-Novice rồi Novice. Đây là vận động viên nam trẻ tuổi nhất ở Canada giành được danh hiệu vô địch ba năm liên tiếp.


Đất nước Canada đang bị cuốn hút theo từng vũ điệu của đôi chân Nam Nguyễn.
Nam Nguyễn sinh ngày 20/5/1998 tại Ottawa, Canada.
Ngày 20/1/2011 tại Giải vô địch trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia, Nam Nguyễn đã trở thành nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12.
Cùng với những thành tích ở các giải đấu, Nam còn được mệnh danh là nghệ sỹ biểu diễn trượt băng nghệ thuật chỉ 35kg nhưng dạn dĩ và thu hút nhất trên sân băng. Nam Nguyễn đã từng biểu diễn chung với những vận động viên tầm cỡ thế giới như Even Lysacek – Vận động viên Mỹ đạt huy chương vàng Olympic 2010, vô địch thế giới 2009; Patrick Chan – Vận động viên 3 lần vô địch Canada.

Đinh Đình Hải Hoàng – Huy chương vàng Karate quốc tế lứa tuổi 13
Sinh năm 1995, cậu bé Đinh Đình Hải Hoàng ở bang Mecklenburg, Đức, đã giành được huy chương vàng karate quốc gia khi mới 8 tuổi. Năm 2007, Hoàng giành huy chương vàng karate thế giới dành cho lứa tuổi U13. Năm 2009 cậu giành huy chương bạc karate thế giới U15.

Chàng trai vàng của thể thao nước Đức.

Sau nhiều lần kiểm tra sát hạch, Hải Hoàng được cấp chứng chỉ đai đen khi tròn 13 tuổi. Hải Hoàng được công nhận là huấn luyện viên karate trẻ nhất Đức.
Thành tích của Hải Hoàng khiến cậu được nhiều báo Đức đưa tin. Hình ảnh của cậu cũng được in trong danh sách các võ sỹ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng. Hoàng đang học lớp 9 và là thành viên của đội tuyển quốc gia Đức. 

Wendy Võ – thần đồng âm nhạc thông thạo 11 ngôn ngữ

wendy vo

Bé Wendy Võ được mọi người gọi là thần đồng bởi bé đã biết tự soạn nhạc cho riêng mình từ năm lên 6 tuổi. Tới nay bé đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Bé cũng đã được mời làm hội viên danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sỹ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa Kỳ vào năm 2007.
Bé Wendy Võ tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, bé sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina.
Ngoài năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, bé Wendy rất thích học ngoại ngữ và có thể nói lưu loát được 11 ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nhật, Bồ Đào Nha, Nga…
Bé Wendy được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 10 thiếu niên kiểu mẫu vào năm 2008. Theo Forbes, những thiếu niên được chọn trong danh sách các nhân vật kiểu mẫu của họ ở độ tuổi từ 8-18. Đó là những cá nhân chăm chỉ, có tính cống hiến, và không chỉ làm điều gì đó chỉ để thu hút sự quan tâm của báo chí hay tìm kiếm danh lợi mà họ được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ hơn.

Jacquelyn Ngô – họa sỹ thiên tài tí hon của châu Úc

hoa si

Ông Stven Alderton, giám đốc Trung Tâm Mỹ Thuật Casula Powerhouse cho biết: ”Tôi nghĩ là các bức tranh nhỏ có thể bán với giá hàng trăm USD trong khi các bức tranh lớn có thể bán với giá hàng nghìn đôla.” Đó chính là những lời đánh giá cho tài năng của Jacquelyn, một cô bé người Australia gốc Việt.

Tác phẩm của Jacquelyn Ngô đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều chuyên gia hội họa.
Jacquelyn đã từng đoạt giải thưởng Hội họa dành cho nhi đồng của thành phố Liverpool. Các tác phẩm của thần đồng này sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của hội đồng thành phố Liverpool cùng các tác phẩm sơn dầu của 29 họa sỹ nhí nổi tiếng khác.
Các chuyên gia tin rằng Jacquelyn sẽ có một tương lai hứa hẹn và có thể đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Australia.
Trúc Linh (BizLive)

Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất

Mẹ tôi trong Cải cách ruộng đất

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) – Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan, (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói (bố tôi đang bị đảng – đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo…

Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là khi đi qua nhà đứa bạn gái cùng học vỡ lòng – con ông đội trưởng xóm tôi, thấy nó đang ngồi bắt rận, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo: thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói…

Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của con gái nhà ông cán bộ… Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng: con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò (bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói…

Hôm đó khoảng gần 12 giờ trưa tôi về nhà sau khi đã được trả công gần hai lon gạo vì bắt rận thuê cho hai gia đình cán bộ thôn thì nghe nhà tôi có biến. Đám người bần cố nông quá đông đúc kéo đến nhà tôi dỡ nhà, dỡ bếp bởi họ được đội cải cách chia cho mọi tài sản trong nhà tôi từ cái thìa cái đũa đến cái bát, cái mân, cái nồi con dao cái thớt…

Tôi khiếp đảm thấy mẹ tôi vừa khóc vừa chửi bọn chúng và hai tay cầm hai con dao bầu nhọn hoắt đang xông vào đâm ông Xoan, ông Chúc (hai ông bần cố nông này được chia cái nhà chính của ông nội tôi đã di cư để lại), hai ông tí chết vì hai nhát dao đâm sẩy của mẹ tôi. Hình như mẹ tôi điên rồi, vừa chửi vừa quyết sống mái với bọn đến dỡ nhà cướp của. Mẹ tôi vừa khóc vừa dứ dứ hai con dao quyết lao vào đâm bọn dỡ nhà, khiến một tên vừa leo lên mái sợ quá đã ngã xuống gãy chân. May mà có mấy người bà con hàng xóm đến hỗ trợ mẹ tôi. Tôi bỏ gói gạo trong lá khoai xuống đất, hai tay cầm hai cục gạch đứng bên mẹ nói: tao thề chết bảo vệ mẹ tao, chúng mày ác Chúa phạt liền đó, thấy chưa, ngã xuống đất gãy chân kìa… Mẹ tôi lên cơn rồi, bà quyết sống chết bảo vệ căn nhà chính mà không đủ sức bảo vệ cái bếp đang bị mấy người bần cố nông khác dỡ mất, phá cướp sạch rồi…

Mẹ tôi vừa khóc vừa múa dao kể rằng: bớ bọn ác nhân kia, bố chồng tao đêm nào cũng đi cất vó, ngày nào cũng ra đồng cày bừa với ông Mục cày thuê cho hai mẫu ruộng sao địa chủ được. Chúng mày cứ xông vào cướp, xông vào dỡ nhà đi, tao sẽ đâm chết hết chúng mày rồi có bị Hồ chủ tịch cắt lưỡi, xẻo vú cũng cam lòng… Nào thằng kia, con kia, leo lên mái nhà thử coi, tao đâm chết ngay thằng Xoan, thằng Chúc liền này…

Lão Xoan, lão Chúc gọi dân quân đến với súng ống lên đạn cạch cạch nghe chết khiếp… Tôi nghĩ phen này chúng nó bắn mẹ mình rồi, hai tay tôi vẫn cầm hai cục gạch chạy đến đứng trước bụng mẹ. May mà có ông Bính bí thư làng (người chuyên làm nghề ăn trộm ăn cắp) đến kịp nói nhỏ vào tai lão Thảnh đội trưởng đội dân quân một lúc thì đội dân quân du kích rút đi… Sau này mới biết ông Bính (người từng mê mẹ tôi khi mẹ chưa lấy bố tôi) nói với dân quân rằng: “Nhà thằng Ký Sinh (ông nội tôi đã di cư) và con là thằng Hiền chồng con điên kia đã nằm trong danh sách sửa sai xuống thành phần…”

Lão Xoan lão Chúc hai tên bần cố nông chuyên ăn trộm thấy tình thế không thể dỡ nhà mang đi được vì sợ con mẹ điên cầm dao đang quyết đâm chúng nếu không có mấy bà con giữ tay can gián, bèn lủi mất… Mẹ tôi gục xuống đống gạch vụn của căn bếp ba gian vừa bị chúng cướp phá dỡ mang đi từ hòn gạch, khóc rồi ngất luôn, không còn thời gian đâu ra ngăn bà Y đang phá cổng nhà tôi lấy gạch…

Chiều đó, mẹ tôi vẫn phải ra đồng bắt cá về cho ba đứa con ăn với cháo do thằng Hảo bắt rận thuê mà có được tí gạo. Khi mẹ về, giỏ cá đã mất, vì bị bọn ông bà ông nông dân chăn trâu cướp mất giỏ cá, lại bị chúng dùng roi trâu quất lên mặt mẹ ba con lươn đỏ như máu bởi mẹ quên khoanh tay cúi chào, bọn trẻ trâu đang cưỡi trâu trên đường theo quy định của đảng – bác – đội rằng: con vợ địa chủ Hiền, con dâu địa chủ đại gian đại ác Ký Sinh đã theo giặc vào Nam kính chào kính lạy ông bà ông nông dân cưỡi trâu ạ…

Chuyện về mẹ tôi còn dài, viết một cuốn tiểu thuyết về bà cũng không hết, kỳ sau xin kể tiếp…

Sài Gòn 14 – 9 – 2014

Trần Mạnh Hảo

danlambaovn.blogspot.com

Ca sĩ Giang Tử qua đời, thọ 70 tuổi

Ca sĩ Giang Tử qua đời, thọ 70 tuổi
September 16, 2014

Nguoi-viet.com
Ðức Tuấn/Người Việt

HOUSTON, Texas (NV)Ca sĩ Giang Tử vừa qua đời lúc 3 giờ 35 phút, giờ địa phương, tại bệnh viện LBJ Houston, Texas, hôm Thứ Ba, hưởng thọ 70 tuổi, cô Trang Nguyễn, con gái người quá cố xác nhận với nhật báo Người Việt.

Giang Tử trong ca khúc Kẻ Ở Miền Xa. (Hình: Chụp từ video của Trung Tâm Thúy Nga)

Ca sĩ Giang Tử, tên thật Nguyễn Văn Giang, sanh ngày 1 Tháng Hai, 1944 tại Hải Phòng.

Sở dĩ ông có nghệ danh là Giang Tử, vì con người ông không muốn ngồi yên một chỗ.

Ông thích đi lang bạt khắp nơi, vì vậy, từ cụm từ “Giang hồ, lãng tử” ông lấy chữ đầu “Giang” là tên thật của ông, ráp nối với chữ cuối là chữ “Tử,” thành nghệ danh “Giang Tử.”

Hai tuần trước, ca sĩ Phương Hồng Quế kể với nhật báo Người Việt rằng, “Sau khi mổ cổ họng vì bị ung thư, bác sĩ cấm anh hát liền, nhưng vì yêu nghề, yêu khán giả quá, nên anh vẫn cố gắng đi hát, đến nỗi bệnh trở nặng, không thể nói chuyện nhiều hay hát hò được nữa.”

Hôm Chủ Nhật, MC Trần Quốc Bảo cho biết, vi trùng ung thư đã lan sang gan của ca sĩ Giang Tử, còn ca sĩ Phương Hồng Quế kể gia đình ông cho biết vi trùng đã chạy vào xương, nhưng vì không muốn ông buồn nên giấu kín.

Ca sĩ Giang Tử bắt đầu sự nghiệp ca hát rất sớm, từ những năm cuối thập niên 1950.

Năm 1963, ông gia nhập quân ngũ, công tác tại Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH.

Ông sang Hoa Kỳ lần đầu tiên thăm con gái năm 2007, mãi đến năm 2011, ông chính thức định cư ở Texas.

Những ca khúc gắn liền tên tuổi của ca sĩ Giang Tử là Kẻ Ở Miền Xa, Trăng Tàn Trên Phố, Lời Ðắng Cho Cuộc Tình, Yêu Người Như Thế Ðó…

Người Amish ở Hoa Kỳ.

Người Amish ở Hoa Kỳ.

Người Amish ở Hoa Kỳ không tiêm vaccine cho con cái của họ

Họ theo đuổi một lối sống đơn giản, khiêm tốn, hiếu hòa, kiên nhẫn, nhường nhịn, quên đi bản thân, hết lòng vì cộng đồng. Kiêu ngạo và chủ nghĩa cá nhân là những thứ tối kỵ đối với người Amish. Họ không dùng điện, không làm chủ xe hơi, điện thoại,…Cuộc sống của họ bây giờ và 300 năm trước không khác nhau bao  nhiêu.


NGƯỜI AMISH LÀ AI? VÌ SAO HỌ DI CƯ SANG CHÂU MỸ?

Vào thế kỷ 16, nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Châu Âu tham gia phong trào Anabaptist Movement vốn chủ trương không rửa tội cho trẻ em, mà chỉ rửa tội cho người lớn- khi mà họ đã có thể chủ động chọn lựa đức tin của họ. Họ ngược đãi, bị phân biệt đối xử, một số người bị giết. Nhiều người trốn vào vùng rừng núi của Thụy Sĩ và miền nam nước Đức, và cộng đồng Amish được hình thành ở đó. Amish chính là giáo phái Tin Lành tách ra từ một giáo phái Tin Lành đã hình thành trước đó, Mennonites. Đầu thế kỷ 18 để có tự do tôn giáo, cộng đồng Mennonites và Amish di cư sang Châu Mỹ.

alt

HỌ THEO ĐUỔI NHỮNG GIÁ TRỊ NÀO?

Họ theo đuổi một lối sống đơn giản, khiêm tốn, hiếu hòa, kiên nhẫn, nhường nhịn lẫn nhau, quên đi bản thân, hết lòng vì cộng đồng. Kiêu ngạo và chủ nghĩa cá nhân là những thứ tối kỵ đối với người Amish. Cảnh xây dựng một nhà kho chứa nông sản của người Amish.. Những hình ảnh như thế này là biểu tượng về sự tương trợ lẫn nhau của người Amish. Ngày làmnhà kho giống như ngày hội. Mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng, đến ngày dựng lên thì cả cộng đồng cùng làm, và nguyên tắc là trong một ngày nhà kho phải được hoàn tất. Trong ngày này, đàn ông thì lo công việc, phụ nữ thì nấu các món ăn ngon để chiêu đãi, còn trẻ em thì vui chơi thỏa thích.

ĐIỀU LẠ LÙNG NHẤT VỀ NGƯỜI AMISH LÀ GÌ?

Điều lạ lùng nhất là họ từ chối các tiện nghi do khoa học kỹ thuật mang lại. Họ không dùng điện, không làm chủ xe hơi, điện thoại,…Cuộc sống của họ bây giờ và 300 năm trước không khác nhau bao  nhiêu.

ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI AMISH LÀ GÌ?

Ưu tiên số một là thờ phượng Chúa. Sống là khoảng thời gian chờ đợi để trở về với Chúa. Kế đến là gia đình, nông trại, và cộng đồng. Phần lớn người Amish sống bằng cách làm nông. Các buổi  lễ và cầu nguyện của họ được luân phiên tổ chức trong các gia đình, không tổ chức trong nhà thờ.

CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI AMISH ĐANG SỐNG Ở MỸ?

Khoảng ba trăm ngàn người, nhiều nhất là ở tiểu bang Ohio, kế đến là tiểu bang Pennsylvania. (Một số ít sống ở Canada). Họ có lối ăn mặc riêng, với loại vải trơn, không có sọc hoặc hoa hòe, hình ảnh…

NGƯỜI AMISH NÓI THỨ TIẾNG GÌ?

Ở nhà thờ và trong gia đình, họ nói tiếng Đức. Khi đi học, họ dùng tiếng Anh. Tiếng Đức cũng được dạy trong nhà trường.

TRẺ EM AMISH ĐI HỌC Ở ĐÂU?

alt

Lớp học của trẻ em người Amish

alt

Nam sinh Amish trên đường đến trường

alt

Nữ sinh Amish trên đường đến trường

Họ tự hình thành và quản lý một loại trường riêng, được gọi là one-room schoolhouse, loại trường chỉ có 1 phòng học duy nhất nằm ở nhiều địa bàn khác nhau trong cộng đồng.  Thường các em chỉ học tới lớp 8 thì dừng lại.Một trường học loại one-room schoolhousetrong cộng đồng người Amish

alt

Xe scooter

TẠI SAO NGƯỜI AMISH KHÔNG DÙNG ĐIỆN?

Người Amish không dùng điện vì cho rằng điện đưa đến những tiện nghi của đời sống hiện đại, và sự cám dỗ của những tiện nghi này có thể làm hủy hoại các giá trị tôn giáo và đời sống gia đình.  Giá trị mà họ theo đuổi chính là sự đơn giản, khiêm tốn trong cuộc sống. Càng sống đơn giản, con đường giải thoát sau này càng rộng hơn.

HỌ CÓ SỞ HỮU CÁC LOẠI XE HƠI KHÔNG?

Không. Họ chỉ có xe ngựa (buggy). Họ muốn tạo dựng và duy trì một cộng đồng trong đó mọi người sống hòa hợp, chia sẻ với nhau, có mức sống gần như nhau, không có sự chênh lệch giàu nghèo. Việc sở hữu các tiện nghi đắt tiền sẽ phá vỡ trật tự của cộng đồng, dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo, tạo điều kiện cho tính kiêu căng, hợm hĩnh phát triển. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống, họ có thể đi xe buýt, xe lửa, taxi, hoặc thuê xe, nhưng làm chủ một chiếc xe thì không.

alt

Xe ngựa (buggy) của người Amish

alt

Xe ngựa (buggy) của người Amish

HỌ CÓ SỞ HỮU ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

Phần lớn các gia đình không có điện thoại. Họ sử dụng điện thoại công cộng và ngày nay một số ít bắt đầu dùng cell phone.

HỌ CÓ DÙNG GAS  KHÔNG?

Có. Thứ gì có thể thay thế cho nguồn điện thì họ vẫn dùng, vì nó tiện lợi hơn, nhưng không ảnh hưởng đến lối sống đơn giản của họ. Ví dụ, hệ thống sưởi, bếp gas, tủ lạnh chạy bằng gas, đèn thắp sáng… vẫn được chấp nhận.

alt

Đèn thắp bằng gas trong nhà của người Amish

CÁC WEBSITES CỦA HỌ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Chính những người Amish không làm ra những websites này  vì họ không dùng điện và không sở hữu computers. Các websites này được làm ra bởi những cá nhân hoặc tổ chức có mối quan hệ với cộng đồng người Amish nhằm chuyển đến thế giới bên ngoài những thông tin chính xác về người Amish và lối sống của họ.

NGƯỜI AMISH CÓ CHỤP HÌNH KHÔNG?

Không được chụp hình cá nhân, vì Thánh Kinh của họ xem chụp hình là điều cấm kỵ. Họ quan niệm, “người ta chết để tiếng”, chứ không phải cái diện mạo bên ngoài: mỗi người đến rồi cũng phải đi, cái còn lại là cái tâm, cái đức như thế nào để mọi người nhớ đến. Người Amish không cho phép du khách chụp hình cá nhân của họ.

TẠI SAO ĐÀN ÔNG AMISH ĐỂ RÂU CẰM (BEARD)VÀ KHÔNG ĐỂ RÂU MÉP (MOUSTACHE)?

Một bộ râu cằm dài là dấu hiệu của sự trưởng thành. Họ bắt đầu để râu cằm sau khi lập gia đình. Người Amish không chấp nhận chiến tranh, mà râu mép lại được giới quân sự ưa chuộng nên họ không phù hợp và không để râu mép.Những người đàn ông Amish.Họ luôn luôn đội chiếc mũ rộng vành khi ra khỏi nhà.

alt

Họ bắt đầu để râu cằm sau khi lập gia đình.

TẠI SAO PHỤ NỮ AMISH LUÔN ĐỘI KHĂN TRÊN ĐẦU?

Phụ nữ không được phép cắt tóc. Có như thế nào cứ để như thế đó. Họ đội khăn giữ búi tóc cho gọn nhằm thuận tiện trong khi làm việc.

alt

Phụ nữ và trẻ em Amish

alt

Một bà mẹ Amish dẫn con đi dạo chơi

NGƯỜI AMISH CÓ ĐÓNG THUẾ KHÔNG?

Những sản phẩm họ làm ra mang tinh chất tự cung, tự cấp thì được miễn thuế. Tuy nhiên, họ vẫn có nghĩa vụ đóng thuế bất động sản, thuế thu nhập, và các loại thuế khác.

HỌ CÓ NHẬN CÁC PHÚC LỢI TỪ CHÍNH PHỦ KHÔNG?

Không. Họ chủ trương gia đình của họ lo liệu mọi chuyện, nếu quá khó khăn cộng đồng của họ sẽ giúp đỡ. Họ không nhận các phúc lợi từ Social Security Benefits, Unemployment Benefits, Welfare Funds…

NGƯỜI AMISH TRỒNG NHỮNG THỨ GÌ Ở CÁC NÔNG TRẠI CỦA HỌ?

Bắp, lúa mì, thuốc lá, đậu nành, khoai tây, lúa mạch, rau, hoa quả… Họ dùng ngựa để làm sức kéo.

alt

Trong nông nghiệp, người Amish dùng ngựa làm sức kéo

HỌ CÓ ĐI KHÁM BỆNH KHÔNG?

Họ chủ trương “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vạn bất đắc dĩ họ mới tìm đến bác sĩ hay bệnh viện. Tuy không có bảo hiểm y tế nhưng họ thanh toán các chi phí chữa trị một cách sòng phẳng, vì cộng đồng của họ sẵn sàng giúp đỡ nếu như cá nhân không tự lo liệu nổi.

GIỚI TRẺ AMISH CÓ CHẤP NHẬN LỐI SỐNG  NHƯ VẬY KHÔNG?

Đại đa số chấp nhận, vì họ đã quen như vậy. Một số rất ít bỏ đi, tìm đến những nơi khác. Thực tế, dân số trong các cộng đồng Amish không giảm đi, mà càng ngày càng tăng, cho thấy niềm tin tôn giáo và những giá trị mà họ theo đuổi vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ .  Các bạn đoán xem cậu thanh niên Amish trong hình đã có vợ hay còn độc thân.

alt

Cậu ta đang băng qua đường bằng một loại ván trượt gắn phía dưới đôi giày.

CÒN BẠN THÌ SAO? NGƯỜI AMISH VÀ CHÚNG TA, AI KHỔ HƠN AI?

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón người đàn ông bị liệt đã bất chấp mọi sự để nhìn thấy ngài

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón người đàn ông bị liệt đã bất chấp mọi sự để nhìn thấy ngài

Chuacuuthe.com

VRNs (13.09.2014) – Một người đàn ông bị liệt từ cổ trở xuống đã tham dự buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, nói rằng ông đã di chuyển một cách cực kỳ nguy hiểm vì muốn tự trải nghiệm tính độc đáo của Giáo hoàng.

Salvatore D’Argento nói với CNA ngày 10 tháng 9 rằng ông đến với buổi tiếp kiến chung vì “nhân cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài không phải là một giáo hoàng bình thường. “

Bị nằm trên giường từ khi 24 tuổi do một tai nạn trong khi tập judo, người đàn ông Ý năm nay 42 tuổi này là người đầu tiên được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào đón khi ngài xuất hiện từ cửa Vatican đón khách hành hương.

ĐTC đã ra khỏi xe để xuống chúc lành cho D’Argento nằm liệt giường, Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần anh, ngài nhẹ nhàng đặt tay trên đầu anh và trao đổi vài lời với anh ta trước khi chào hỏi mẹ của anh và ban phép lành cho họ.

140912-DTC

Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón anh Salvatore D’argento hôm 10/9/2014. Credit: Alan Holdren/CNA.

D’Argento chỉ nhấp nháy môi mà không phát ra âm thanh. Mẹ của anh giải thích rằng “không có lời nào thích hợp để diễn tả” khi được gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô. “Ngài là một người cần phải gặp. Một con người hiệp nhất.”

D’Argento sống ở nhà tại Chieti, Ý từ năm 1995 và chỉ rời khỏi phòng của anh hai lần kể từ sau vụ tai nạn vì việc đó rất nguy hiểm đối với anh. Đây là lần thứ hai anh đến để được gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Ông Achille Cavallo, bác sĩ cấp cứu của anh cũng có mặt với anh tại Quảng trường Thánh Phêrô, giải thích với CNA rằng: “Tôi biết anh ta từ vụ tai nạn. Việc quan trọng của anh ta ở đây là để được nói. “

Bác sĩ giải thích rằng họ thức dậy lúc 3:30 sáng và đến đây bằng xe cứu thương. Vị bác sĩ nói: “Rất nguy hiểm khi đưa anh ta ra ngoài … (nhưng) việc này thật chính đáng.”

Achille nói khi lần đầu tiên D’Argento bày tỏ mong muốn gặp Đức Thánh Cha, ông rất lo lắng vì những khó khăn liên quan đến việc di chuyển của anh ta.

Bác sĩ Achille cho biết trước khi bị tai nạn, d’Argento đang theo học công nghệ thông tin.

Mặc dù đời sống của anh hiện nay bị giới hạn trong phòng, nhưng d’Argento lại là một lập trình viên bằng Linux với “một khối óc tuyệt vời.”

Hiếu Minh

” XIN ĐỪNG QUÊN TÔI- phận nữ Kim Hoa

” XIN ĐỪNG QUÊN TÔI- phận nữ Kim Hoa

CHÚNG TA CÙNG BỚT CHÚT THỜI GIAN CHÚA BAN MÀ CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN CHỊ MARIA. ĐỌC XONG BÀI CHIA SẼ NÀY KHÔNG CẦM ĐƯỢC NƯỚC MẮT.

Maria Phương Uyên đã thêm 5 ảnh mới — với Vũ Soi18 người khác.

Xin hãy đọc, đừng lướt qua, ta sẽ biết ta còn hạnh phúc đến chừng nào… CÁM ON CHỊ đã là sự hy sinh cho những ai cảm nghiệm và nhìn lại cuộc đời mình quá khứ, hiện tai và biết chấp nhận cám ơn tất cả những gì đến với mình ở tương lai HANH PHÚC= NỖI ĐAU thì ta mới BÌNH AN được.

” XIN ĐỪNG QUÊN TÔI- phận nữ Kim Hoa
Đó là tên một loài hoa màu xanh vẫn được trồng trên những ngôi mộ để nhắc nhở người thân đừng quên họ. Nhưng ở đây là phận nữ đầy sóng gió vùi dập, cô đã gần như bị bỏ lại sau lưng, bị lãng quên trong trần đời bon chen, giả dối.

Cô tên là Nguyễn Thị Kim Hoa, sinh năm 1987. Cô là con gái duy nhất của gia đình. Mọi thành viên trong gia đình yêu thương chăm sóc cho nhau. Đến năm 2000 người cha đã bỏ 2 mẹ con ở nhà đi với người phụ nữ khác, Kim Hoa trở thành mồ côi cha ngay khi ông vẫn đang còn sống. Cô đi vào đường tình đầy mộng mơ trong sáng, cuộc tình nóng vôị không chọn lựa này cũng chia tay sau đó vì cô phát hiện anh là dân bác sĩ (chích sì ke). Thất vọng với mối tình đầu, nhưng có một mất mát lớn hơn rất lớn mà cô không biết, cô đã bị lây nhiễm HIV, căn bệnh ủ lại trong cô.

Cuộc tình thứ hai của cô có kết quả, họ đã yêu nhau, đã lấy nhau và có với nhau được 2 người con. Cuộc sống tuy có khó khăn một chúc nhưng chắc chắn hơn. Căn bệnh quái ác nổi lên, cô cứ mệt mỏi, sốt. người ta đề nghị cô đi xét nghiệm và biết mình đã bị nhiễm HIV. Thật phũ phàng và tuyệt vọng. Mọi người trong nhà cũng được đề nghị xét nghiệm : 2 đứa con của cô âm tính như một điều hiếm hoi của cuộc sống dành cho cô, chồng cô cũng âm tính như một phép mầu. Cô và mọi người thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng tai hoạ lúc này mới ập đến thực sự. Chồng và gia đình chồng lấy lý do để bảo vệ bản thân và con cái nên đã ly dị và bắt 2 đứa con theo bố luôn. Cô bị đẩy ra khỏi nhà, trở thành vô gia cư, không con cái, không tiền bạc. Cuộc đời còn lại chỉ còn cô và mẹ, 2 mẹ con cuốn lấy nhau sống qua ngày trong các phòng trọ rẻ tiền. Đau khổ và tuyệt vọng cứ bám lấy, cô xuống sức rất mau lẹ, nhà trọ cũng không còn khả năng trả nên đành phải vào bệnh viện Da Liễu Đồng Nai, nơi dành cho người HIV sống chờ chết.
Tôi được giới thiệu đến để chăm sóc và cũng để thực hiện ước muốn của cô là đi theo Chúa. Sáng Chúa nhật hôm nay 7/9/2014 tôi thăm viếng và vui trung thu cho bệnh viện tâm thần Biên Hoà với 1000 phần quà, bệnh viện ung bướu Trung Cao Biên Hoà với 100 phần và bệnh viện Da Liễu gặp cô.

Một người phụ nữ 27 tuổi chỉ còn mỗi da bọc xương nằm trên giường, miệng luôn kêu la vì đau đớn, đau từ đầu đến chân, cô có dấu hiệu nấm não. Cô sợ rằng mình chết sẽ không có hòm để chôn, cô sợ rằng không biết có nơi nào cho cô yên giấc ngàn thu, cô sợ nhất là chết rồi sẽ đi về đâu, có ai tha thứ, có ai đón nhận và giúp mình không? Một nỗi sợ sâu thẳm trong hồn.

Đây là sở trường của tôi, nghề của chàng mà. Tôi nói rằng chúng tôi sẽ đồng hành với cô về vật chất cũng như tinh thần. Chúng tôi làm việc này hoàn toàn do niềm tin vào Đức Kitô phục sinh và tình thương thúc đẩy. Cô đã đón nhận được cả hai từ chúng tôi khi cô tuyên xưng vào Đức Kitô và kêu lên “Lạy Chúa Giêsu xin cứu con”. Tôi đã rửa tội, ban bí tích Thêm Sức và xức dầu cho cô, tôi cũng cho cô rước Mình Thánh Chúa để cô được sức mạnh và sự sống của Chúa. Sau đó cô lịm dần và 4 tiếng sau cô đã trút hơi thở cuối cùng.
Tôi vào thăm viếng cô lúc 10g00 sáng, cử hành bí tích cho cô với tên thánh là Maria, khoảng 4 tiếng sau cô đã trút hơi thở. Tôi bàng hoàng vì thấy sự quan phòng của Chúa kỳ diệu đã không bỏ rơi phận người này. Chúng tôi đã kêu cho cô chiếc quan tài, trại hòm Ông Bản giáo xứ Hà Nội tẩm liệm cho cô thật chu đáo, lấy giấy báo tử và đưa về nhà vòm nghĩa trang Tây Hải ở tạm đây qua đêm nay. 4g30 sáng mai cộng đoàn chúng tôi cử hành lễ an táng cho cô và đưa đi hoả thiêu, sau đó cô sẽ được về nơi đặt kim tĩnh tại nghĩa trang thai nhi Tây Hải. Mọi sự tôi hứa với cô sẽ được thực hiện với tất cả niềm tin và tình thương của tôi và chúng ta.
Kim Hoa con thân mến, con là loài hoa dễ bị tổn thương, cuộc đời đầy sóng gió đã lấy đi của con quá nhiều. Ngay cái chính đáng nhất, căn bản nhất của một người phụ nữ là được làm vợ, làm mẹ cũng đã bị lấy đi. Ngày mai lễ an táng của con có cha, có cộng đoàn, có mẹ của con, còn chồng và con của con không có mặt. Nhưng đối với con cũng không quan trọng lắm vì con đã có Chúa là gia nghiệp, nên con đã đón nhận tất cả, chịu đựng tất cả, yêu thương tất cả và tha thứ tất cả. Con thật can đảm. Hy vọng con được toại nguyện và đón nhận tấm lòng của cha và mọi người làm con, con nhé.

Xin Chúa thương đến phận nữ tỳ đầy đau khổ này của Chúa. Cô đã tuyên xưng Chúa, cô đã kêu cầu Chúa cứu, chúng con không quên cô, thì chúng con tin tưởng tình yêu của Chúa cũng sẽ không bao giờ quên cô.

Lạy Chúa xin cho linh hồn Maria Nguyễn Thị Kim Hoa được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên linh hồn ấy.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho người phụ nữ này, forget-me-not, Xin đừng quên tôi.
Lm Giuse Nguyễn Văn Tịch ”

Từ Facebook Mỹ Liên & Maria Phương Uyên